PDA

View Full Version : Các phương pháp chuẩn độ


tieulytamhoan
04-02-2008, 10:13 AM
Các thắc mắc về pp chuẩn độ hãy post vào đây!

Các thầy cô & các a chị cho em hỏi khi chuẩn độ acid-base tại sao mình ko cho chất nằm trên buret là acid ? mà phải để chất trên buret là base ?
VD: khi chuẩn độ lại dd NaOH bằng H2C2O4 hoặc HCl chuẩn ta cho NaOH trên buret, acid ở erlen rồi chuẩn với chỉ thị mà ko sắp xếp ngược lại acid ở trên, NaOH ở dưới ?
Mong mọi người giải đáp giúp e. Merci par avance tout le monde! :hun (

huy_hpt
04-02-2008, 10:19 AM
Cái bài TN này giống 1 bài TN trong thi olympic hóa học lần trước quá. Nếu đúng thì vì thuận lợi trong quá trình làm thí nghiệm (thí nghiệm có tính liên hoàn và nối tiếp nhau). Pha acid oxalic có nồng độ chính xác, mẫu NaOH, mẫu HCl. Chính vì thế khi cho NaOH lên buret sẽ chuẩn độ H2C2O4 tính được nồng độ NaOH, tiếp tục lấy NaOH này chuẩn độ để xác định nồng độ HCl. Nếu cho kiềm lên buret thì bạn phải rửa và tráng buret 2 lần để nạp dung dịch lên. Có lẽ vậy thôi, chứ cho kiềm hay acid ở trong bình nón rồi chuẩn độ cũng không là vấn đề.

1 bài thí nghiệm khác: để xác định nồng độ KMnO4 ~0,05N, người ta sử dụng dung dịch chuẩn H2C2O4 0,05N trong môi trường H2SO4, TN được tiến hành bằng cách lấy 10,00ml H2C2O4 vào bình nón, thêm H2SO4 6N, đun nóng ~70 độ C chuẩn độ bằng KMnO4 tới khi xuất hiện mầu hồng nhạt. Hỏi có thể để H2C2O4 trên buret và KMnO4 dưới bình nón k0? Tại Sảo

tieulytamhoan
04-02-2008, 10:37 AM
Nhưng thầy ơi, có lần em thử "chơi" ngược lại, tức là hoán đổi vị trí của NaOH & H2C2O4 trên buret & erlen thì kết quả thể tích chuẩn độ giữa 2 cách ra sai khác nhau đến 0.3 ml lận :mohoi (. Em hỏi CB trẻ gác thực tập thì nhận dc câu trả lời rằng ko ai làm và ko bao giờ làm việc như em đã làm. Như vậy, có nghĩa là có 1 nguyên tắc nào đó trong phép chuẩn độ này chứ ko fải là do tính liên hoàn trong thí nghiệm như thầy nói...:cuoi (

amour de chimie
04-02-2008, 11:17 AM
Nhưng thầy ơi, có lần em thử "chơi" ngược lại, tức là hoán đổi vị trí của NaOH & H2C2O4 trên buret & erlen thì kết quả thể tích chuẩn độ giữa 2 cách ra sai khác nhau đến 0.3 ml lận :mohoi (. Em hỏi CB trẻ gác thực tập thì nhận dc câu trả lời rằng ko ai làm và ko bao giờ làm việc như em đã làm. Như vậy, có nghĩa là có 1 nguyên tắc nào đó trong phép chuẩn độ này chứ ko fải là do tính liên hoàn trong thí nghiệm như thầy nói...:cuoi (
hehe, hồi học phân tích 2 ,đệ có biết đến sai số chuẩn độ

cho NaOH ở trên thì sẽ dư OH- khi chuẩn độ ,ở pH =10 huynh sẽ thấy chất chỉ thị có mầu hồng , sai số chuẩn độ ở đây là sai số OH- khá nhỏ nếu cho H2C2O4 ở trên thì dẫn tới dư H2C2O4 khi chuẩn, ở pH =8 mất mầu hoàn toàn, sai số ở đây là sai số HA , tương đối lớn,
Vậy nên cho NaOH ở trên
ah , huynh có gửi đệ bài giảng của thầy nguyễn đức nghĩa về X-ray , đệ cảm ơn nhé, nhưng sao đệ không down được nhỉ

tieulytamhoan
04-02-2008, 11:24 AM
hehe, hồi học phân tích 2 ,đệ có biết đến sai số chuẩn độ

cho NaOH ở trên thì sẽ dư OH- khi chuẩn độ ,ở pH =10 huynh sẽ thấy chất chỉ thị có mầu hồng , sai số chuẩn độ ở đây là sai số OH- khá nhỏ nếu cho H2C2O4 ở trên thì dẫn tới dư H2C2O4 khi chuẩn, ở pH =8 mất mầu hoàn toàn, sai số ở đây là sai số HA , tương đối lớn,
Vậy nên cho NaOH ở trên
ah , huynh có gửi đệ bài giảng của thầy nguyễn đức nghĩa về X-ray , đệ cảm ơn nhé, nhưng sao đệ không down được nhỉ

Đấy là tui ví dụ 1 trường hợp thông thường. Nếu ta ko chuẩn độ acid-base nữa mà chuẩn độ oh-khử hay chuẩn độ kết tủa...vv..., ko dùng phph nữa mà dùng chỉ thị pT, chỉ thị SSA, NET ...v.v.... thì sao nhỉ ? :cuoi (
Về nguyên tắc, sự đổi màu sắc của các chỉ thị đều là sự đổi dạng acid-base liên hợp, nghĩa là phụ thuộc vào pH, chỉ thị pT cũng phụ thuộc vào pH. Vậy khi ta làm ngược lại đối với chỉ thị pT, nghĩa là đổi vị trí các chất trên buret & erlen thì sao nhỉ ? Liệu kết quả có vấn đề j ko ?

amour de chimie
04-02-2008, 11:29 AM
Huynh xem cct đấy có pT bằng bao nhiêu , xem nếu cho chất nào ở trên thì dẫn tới sai số gì (H+, OH- , HA hay MeOH ) sau đấy tính sai số chuẩn độ xem có lớn hay không,rồi tùy huynh (hehe).HUynh học hóa pt rồi chứ,đệ không nói lại cách tính nữa nhé

tieulytamhoan
04-02-2008, 11:41 AM
Tui ko nhớ dzụ này nằm ở đâu trong sách :mohoi ( (đầu óc hư hết rùi, chắc bữa nào phải đi format lại wé...hix hix...). Bạn nói rõ dc hem ? Merci par avance! :hun (

amour de chimie
04-02-2008, 11:55 AM
Tui ko nhớ dzụ này nằm ở đâu trong sách :mohoi ( (đầu óc hư hết rùi, chắc bữa nào phải đi format lại wé...hix hix...). Bạn nói rõ dc hem ? Merci par avance! :hun (
sai số HA hay sai số MeOH(sai số do dư acid yếu hay bazo yếu) được tính theo công thức [H+]/ka hoặc [OH-]/kb
sai số H+ hay OH- (sai số do dư acid mạnh hay bazo mạnh ) được tính theo (số mol dư)/(số mol đã dùng)

huy_hpt
04-03-2008, 09:54 AM
Nhưng thầy ơi, có lần em thử "chơi" ngược lại, tức là hoán đổi vị trí của NaOH & H2C2O4 trên buret & erlen thì kết quả thể tích chuẩn độ giữa 2 cách ra sai khác nhau đến 0.3 ml lận :mohoi (. Em hỏi CB trẻ gác thực tập thì nhận dc câu trả lời rằng ko ai làm và ko bao giờ làm việc như em đã làm. Như vậy, có nghĩa là có 1 nguyên tắc nào đó trong phép chuẩn độ này chứ ko fải là do tính liên hoàn trong thí nghiệm như thầy nói...:cuoi (

Hix, quái lạ nhỉ mình thử như bạn 5ml H2C2O4 0,05M chuẩn bằng NaOH 0,1M (nồng độ hơi lệch nhưng vì tiện sẵn hóa chất mà) kết quả chuẩn độ trên máy đo pH với điện cực màng thủy tinh. Kết quả: NaOH (trên buret), H2C2O4 (dưới) máy báo V tương đương 4,94ml
Khi chuẩn ngược lại máy báo 4,90ml (như vậy phép chuẩn độ không có sự chênh chệch đáng kể) (với các hóa chất như thế kết quả đúng phải =5,0ml). Còn chuẩn độ với chất chỉ thị và quan sát bằng mắt bề cong của mức dung dịch thì trùng nhau luôn 5,0ml. là việc lựa chọn chất chỉ thị hoàn toàn phụ thuộc vào bước nhảy pH, một cách gần đúng khi tính pH tại điểm tương đương (nấc 2 của pứ do nấc 1 là không rõ thậm chí ở nồng độ bé không thấy xuất hiện bước nhảy) của pứ này = 8,3. Như vậy việc lựa chọn pp là rất hợp lý do khoảng đổi mầu 8-10. Tất nhiên trong chuẩn độ này bước nhảy pH cũng không thật (thẳng) đứng như acid mạnh và base mạnh, thêm nữa bạn có thể băn khoăn về sự đổi màu của chất chỉ thị ở 8 hay ở 10 khi đổi ngược các hóa chất chuẩn độ, tuy nhiên sai số này hoàn toàn nằm trong sai số của phép chuẩn độ trên đường định phân. Sự dụng chỉ thị PP thì cần phải cho 1 lượng tương đối lớn, nếu cho không đủ sẽ bị mất mầu trước điểm tương đương. Nếu có điều kiện TN tiếp bạn thử cho nhiều hơn chất chỉ thị xem sao (8-10 giọt chẳng hạn)
Còn với những bài thí nghiệm tại ĐHBKHN thì toàn cho axit lên trên buret thôi (xác định nồng độ HCl bằng Na2B4O7 và xác định nồng độ NaOH, xác định hỗn hợp NaOH+Na2CO3 bằng HCl) Tất nhiên BKHN là trường CN không đào tạo chuyên ngành phân tích, môn pt chỉ là môn cơ bản học chung toàn khóa thôi.

Thực sự câu hỏi khá hay, không có nhiều sv có những thắc mắc trong khi TN như bạn. bạn tiếp tục trao đổi với các thầy cô trong đó xem sao và thông tin tiếp nhé. THÂN.

bicycle2007
04-04-2008, 02:50 AM
bi thấy vụ này cũng rất rắc rối. Các thầy nói với bi là do ảnh hưởng của sự hấp thụ CO2 sẽ mạnh hơn nếu để nó trong ác len gì đó. Vì thế mà có thể làm cho bước nhảy chuẩn độ bị lài ra thành thử kết quả kém chính xác hơn. Hic nhg bi chưa biết bước nhảy chuẩn độ là gì và cũng hổng đồng tình lắm với cách giải quyết này vì nếu có hấp thụ CO2 thì cũng tạo ra muối carbonate thui, mà muối này trước sau gì hổng phản ứng với acid nhỏ xuống?

tieulytamhoan
04-04-2008, 07:13 AM
bi thấy vụ này cũng rất rắc rối. Các thầy nói với bi là do ảnh hưởng của sự hấp thụ CO2 sẽ mạnh hơn nếu để nó trong ác len gì đó. Vì thế mà có thể làm cho bước nhảy chuẩn độ bị lài ra thành thử kết quả kém chính xác hơn. Hic nhg bi chưa biết bước nhảy chuẩn độ là gì và cũng hổng đồng tình lắm với cách giải quyết này vì nếu có hấp thụ CO2 thì cũng tạo ra muối carbonate thui, mà muối này trước sau gì hổng phản ứng với acid nhỏ xuống?
Bạn bi quên 1 điều về pH tại điểm tương đương trong phép chuẩn độ & khoảng pH đổi màu của chỉ thị. Trong trường hợp chỉ thị là pp thì pH đổi màu khoảng 8.3; khi đó, Na2CO3 đã p/ứ với H+, dừng lại ở nấc phân ly:
(CO3)2- + H2O <---> (HCO3)- + OH-
Sai số từ đó mà ra, nghĩa là "OH- thực sự của NaOH" p/ứ với H+ của acid là ít hơn so với thể tích dd base ứng với "điểm tương đương lý thuyết"...

Temple
04-15-2008, 10:11 PM
hình như theo em biết thì có thầy trả lời là để đổi màu từ không màu sang hồng thì dễ thấy hơn và sai số ít hơn... còn đổi từ hồng sang không màu thì mắc sai số nhiều hơn... hok biết về ý kiến này thì thấy sao?

tieulytamhoan
04-15-2008, 10:21 PM
hình như theo em biết thì có thầy trả lời là để đổi màu từ không màu sang hồng thì dễ thấy hơn và sai số ít hơn... còn đổi từ hồng sang không màu thì mắc sai số nhiều hơn... hok biết về ý kiến này thì thấy sao?
Đó là câu hỏi lý thuyết trong bài thi thực tập hóa phân tích 3 của khóa 2005A vừa rồi. Tui cũng trả lời như vậy. Nhưng đáp án ra sao thì tui chưa rõ...:cuoi (...Đúng là từ ko sang có dễ nhận biết hơn từ có sang không nhưng tui ko hỉu là tại sao khi chuẩn độ như vậy thì lại bắt buộc base ở trên burette, acid ở dưới erlen...tui hỏi 1 CBGD trẻ thì dc trả lời như thế mà ko nói rõ lý do :mohoi ( nên mới mạo muội lên nhờ cao nhân mọi phương trợ giúp...
Mong nhận được sự tương trợ của mọi người. Thanks in advance everybody! :hun ( :hun ( :hun (

New_P
04-16-2008, 09:44 AM
Thực tập PT II cô cũng nói sơ qua như vậy đó, và cô còn nói là khỏi mắc công tráng rửa buret lại :D Cứ thế mà chuẩn độ típ :D

tieulytamhoan
04-16-2008, 09:49 AM
Thực tập PT II cô cũng nói sơ qua như vậy đó, và cô còn nói là khỏi mắc công tráng rửa buret lại :D Cứ thế mà chuẩn độ típ :D
Tui hiểu ý bạn. Nói như vậy là giống như huy_hpt nói ở trên òy :cuoi (. Nhưng tui không làm thí nghiệm chuẩn độ liên hoàn mà tui chỉ chuẩn hóa lại dd NaOH thì cũng vẫn phải để NaOH ở trên burette ah bạn ơi :cuoi (

Công Hưng
09-22-2008, 10:13 AM
Chào các bạn!
Tôi chuẩn bị làm đề tài (Khảo sát khả năng hấp thụ Cr6 của chitosan)
Mình cần dung dịch đệm để điều chỉnh pH ( Khoảng từ 2-9 hay 2-12) nhưng chưa biết mua dd đệm nào, hay mua hóa chất nào để điều chỉnh pH.
Bạn nào biết chỉ giúp.
Nếu mua hóa chất đó thì mua ở đâu, giá khoảng bao nhiêu.
Nếu được liên lạc qua Thaocb33@gmail.com
Tôi đang cần gấp cho kịp tiến độ, mong các bạn giúp.
Cám ơn nhều!

Teppi
09-22-2008, 11:49 AM
Không có một dung dịch đệm đơn nào có đệm năng để giữ pH không đổi trong khoảng rộng 2-12 hay 2-9.

Theo mình biết, các dung dịch đệm đơn sử dụng tương ứng với một khoảng hẹp giá trị pH.

Việc pha dung dịch đệm tuân theo nguyên tắc chọn đôi acid -base có hằng số phân ly pK A/B gần với pH đệm muốn pha và phối trộn chúng với số mol bằng nhau.

Thí dụ, để có đệm pH ở giá trị 4.75, tôi chọn cặp acid -base CH3COOH (0,1M) /CH3COONa (0,1M). Nếu tôi thêm vào dung dịch 0.001 mol HCl thì pH của hệ vẫn chỉ ở mức 4.748 gần bằng 4.75. Nghĩa là pH thay độ rất ít.

Một số dung dịch đệm pH dùng trong chuẩn độ tạo phức:

Đệm pH=3.75 : dung dịch bão hòa KHC4H4O6 (bitatrat kali)
Đệm pH=5 : uotropin 5% trong nước
Đệm pH=7 : 500ml NaOH 0,1N + 600ml KH2PO4 0,2M
Đệm pH=10: (70 g NH4Cl + 300ml nước) + 500ml NH4OH đậm đặc rồi pha thêm nước cho đủ 1 lít

Lưu ý: nếu trong hóa chất dùng pha dung dịch đệm có lẫn tạp chất ion kim loại thì cần loại ion kim loại bằng cách thêm lượng vừa đủ EDTA vào dung dịch đệm hay chuẩn độ mẫu trắng.

@ giotnuoctrongbienca: xin cho hỏi nếu mình phối chung hết tất cả các đệm nói trên thì có vấn đề không? vì mình đang nghĩ là nó có thể giúp một khoảng pH đệm rộng.

giotnuoctrongbienca
09-22-2008, 01:55 PM
Không có một dung dịch đệm đơn nào có đệm năng để giữ pH không đổi trong khoảng rộng 2-12 hay 2-9.

Theo mình biết, các dung dịch đệm đơn sử dụng tương ứng với một khoảng hẹp giá trị pH.

Việc pha dung dịch đệm tuân theo nguyên tắc chọn đôi acid -base có hằng số phân ly pK A/B gần với pH đệm muốn pha và phối trộn chúng với số mol bằng nhau.

Thí dụ, để có đệm pH ở giá trị 4.75, tôi chọn cặp acid -base CH3COOH (0,1M) /CH3COONa (0,1M). Nếu tôi thêm vào dung dịch 0.001 mol HCl thì pH của hệ vẫn chỉ ở mức 4.748 gần bằng 4.75. Nghĩa là pH thay độ rất ít.

Một số dung dịch đệm pH dùng trong chuẩn độ tạo phức:

Đệm pH=3.75 : dung dịch bão hòa KHC4H4O6 (bitatrat kali)
Đệm pH=5 : uotropin 5% trong nước
Đệm pH=7 : 500ml NaOH 0,1N + 600ml KH2PO4 0,2M
Đệm pH=10: (70 g NH4Cl + 300ml nước) + 500ml NH4OH đậm đặc rồi pha thêm nước cho đủ 1 lít

Lưu ý: nếu trong hóa chất dùng pha dung dịch đệm có lẫn tạp chất ion kim loại thì cần loại ion kim loại bằng cách thêm lượng vừa đủ EDTA vào dung dịch đệm hay chuẩn độ mẫu trắng.

@ giotnuoctrongbienca: xin cho hỏi nếu mình phối chung hết tất cả các đệm nói trên thì có vấn đề không? vì mình đang nghĩ là nó có thể giúp một khoảng pH đệm rộng.

Về nguyên tắc thì phối hợp các loại đệm có các khoảng đệm khác nhau thành 1 dung dịch là không có vấn đề gì. Tuy nhiên sử dụng các đệm nào còn tùy thuộc vào ứng dụng của bạn sao cho thành phần của đệm không phản ứng với các cấu tử trong hệ phản ứng khảo sát theo chiều hướng có hại. Các phản ứng thường thấy là phản ứng tạo kết tủa hay tạo phức hoặc oxyhóa khử.
Thực tế, trong handbook có chỉ ra một số dung dịch đệm vạn năng có pH đệm trải một khoảng rất rộng. Rất tiếc là tôi đang đi công tác nên không thể tra cứu cuốn handbook đó. Nếu anh Teppi có thể thì tra trong cuốn Handbook of Analytical Chemistry của J.U. Lurie (sách của tác giả người Nga, dịch sang tiếng Việt).
Thân ái

Teppi
09-22-2008, 09:09 PM
Cảm ơn giotnuoctrongbienca đã nhắc.

@công hưng: Tôi đã thử một hệ đệm kết hợp và thấy nó dùng khá ổn và nguyên liệu dễ kiếm để pha.
Hệ NaOH/H3PO4/acid citric/H3BO3- HCl

Bạn tiến hành:
- Pha 443 ml NaOH 1,0N (dung dịch A)
- pha 35ml H3PO4 85% trong 1 lít nước (dung dịch B)
- pha 70g monohydrad acid citric trong 1 lít nước (dung dịch C)
- phối 100 ml NaOH 1,0N với lượng tương đương mol với dd B và C,
- dung dịch sau đó thêm vào từ từ 3,54g H3BO3 và 343ml dung dịch A.
- thêm nước vào cho đến 1 lít thu được dung dịch chính D

Hệ trên có thể đệm từ 2-12. Để đệm theo pH nào thì thêm vào một thể tích dung dịch HCl 0.1N vào 100 ml D và tăng nước lên 500ml.

pH --> x, ml HCl 0.1N
2 --> 366.5
3 --> 282.5
4 --> 252.5
5 --> 225.9
6 --> 197.1
7 --> 163.3
8 --> 140.1
9 --> 118.8
10 --> 89.6
11 --> 72.6
12 --> 2.0

Chúc thành công,

Công Hưng
09-25-2008, 03:58 PM
Mình trình bày sai vần đề, mong các bạn bỏ qua.
Mình làm thí nghiệm vớp dãi pH 2-12, điều chỉnh pH tại các điểm pH =2, = 2,5, = 3.......=12 chứ không phải cố định dãi pH rộng như thế. Mình tính dùng NaOH, HCl để điều chỉnh ( Vì ngghiên cứu Cr6) tuy nhiên do chưa có kinh nghiệm nên làm rất vất vả, mình muốn hỏi các bạn cách nào, hay dung dịch nào điều chỉnh dễ dảng, nhanh hơn. Cám ơn teppi, mình sẽ thử cách bạn giới thiệu.

giotnuoctrongbienca
09-25-2008, 09:08 PM
Mình trình bày sai vần đề, mong các bạn bỏ qua.
Mình làm thí nghiệm vớp dãi pH 2-12, điều chỉnh pH tại các điểm pH =2, = 2,5, = 3.......=12 chứ không phải cố định dãi pH rộng như thế. Mình tính dùng NaOH, HCl để điều chỉnh ( Vì ngghiên cứu Cr6) tuy nhiên do chưa có kinh nghiệm nên làm rất vất vả, mình muốn hỏi các bạn cách nào, hay dung dịch nào điều chỉnh dễ dảng, nhanh hơn. Cám ơn teppi, mình sẽ thử cách bạn giới thiệu.

Bạn nên pha một dung dịch đệm như Teppi nói. Nếu cần đệm năng cao hơn thì có thể pha nồng độ gấp đôi. Thêm một thể tích dung dịch hỗn hợp D trên vào hệ khảo sát của bạn, có thể thấy pH của dung dịch D khá kiềm, nếu cần điều chỉnh pH về acid thì bạn chỉ thêm chậm acid HCl và quan sát trực tiếp pH trên máy đo pH thôi (không cần chú ý thêm bao nhiêu mL acid như trong bảng của Teppi chỉ đâu nhé).
Thân ái

badboy
11-18-2008, 12:48 PM
Cho em hỏi tại sao khi chuẩn độ acid H3PO4 bằng NaOH thì Vtd2 > 2 Vtd1!??? vô lý quá

bachlam
11-23-2008, 10:15 PM
Theo lý thuyết thì khi chuẩn độ H3PO4 bằng NaOH thì Vtd2 phải bằng 2 lần Vtd1, đó là trong điều kiện lý thuyết, tức không có CO2, trong điều kiện thực tế có CO2 thì Vtd2 sẽ lớn hơn 2 lần Vtd1. H3PO4 có pKa1 = 2.1 và pKa2 = 7.2, còn H2CO3 có pKa1 = 6.35. Như vậy, khi chuẩn độ H3PO4 bằng NaOH thì thực tế là chuẩn độ hỗn hợp acid, trong đó có tất cả 3 pKa. Khi chuẩn độ với nấc thứ 1 thì đơn giản là phản ứng giữa acid và bazo, nhưng khi hết nấc 1 thì lúc này NaOH sẽ phản ứng với CO2 trước rồi mới tới nấc 2 và lúc này là 2 phản ứng chứ không phải 1 phản ứng như nấc 1, do đó ở nấc 2 lượng xút sẽ nhiều hơn do phản ứng với CO2 không khí.

tieulytamhoan
11-24-2008, 06:26 AM
Mình xin phép góp thêm vào ý của bạn bachlam như sau: H3PO4 có 3 nấc phân ly pka1 = 2.12; pka2 = 7.21; pka3 = 12.67 ---> 1 phần nấc 3 đã "vô tình" bị chuẩn (nấc 3 phân ly yếu) ---> Vtđ2 > 2Vtđ1. Hơn nữa, dd NaOH mang dùng không phải là dd NaOH 100 % mà còn có lẫn Na2CO3 (do pha dd NaOH từ chất gốc là NaOH rắn đã hấp thụ CO2 trong không khí, trên nhãn chai luôn có ghi % NaOH, mình thấy hàng China trong PTN trường có ghi 96% NaOH). Khi bạn chuẩn nấc 1 thì cả Na2CO3 & NaOH đều tham gia phản ứng nhưng khi chuẩn đến nấc 2 thì đến pH = 7.65, OH- của Na2CO3 đã "cạn kiệt" ---> chỉ còn OH- của NaOH tiếp tục p/ứ với H+ của H3PO4 ---> Vtđ2 > 2Vtđ1.

New_P
11-24-2008, 11:53 AM
Mình xin phép góp thêm vào ý của bạn bachlam như sau: H3PO4 có 3 nấc phân ly pka1 = 2.12; pka2 = 7.21; pka3 = 12.67 ---> 1 phần nấc 3 đã "vô tình" bị chuẩn (nấc 3 phân ly yếu) ---> Vtđ2 > 2Vtđ1. Hơn nữa, dd NaOH mang dùng không phải là dd NaOH 100 % mà còn có lẫn Na2CO3 (do pha dd NaOH từ chất gốc là NaOH rắn đã hấp thụ CO2 trong không khí, trên nhãn chai luôn có ghi % NaOH, mình thấy hàng China trong PTN trường có ghi 96% NaOH). Khi bạn chuẩn nấc 1 thì cả Na2CO3 & NaOH đều tham gia phản ứng nhưng khi chuẩn đến nấc 2 thì đến pH = 7.65, OH- của Na2CO3 đã "cạn kiệt" ---> chỉ còn OH- của NaOH tiếp tục p/ứ với H+ của H3PO4 ---> Vtđ2 > 2Vtđ1.

Delta pK3 - pK2 = 5.46 > 4, thỏa điều kiện chuẩn độ định lượng nấc 2 đạt 99%.
Ý của bạn bachlam là không khí lẫn CO2 nên tạo thành H2CO3 ở becher nên chuẩn độ đồng thời = NaOH thực chất là chuẩn độ hỗn hợp H3PO4 và H2CO3 bằng đơn baz. Còn ý của anh là NaOH kĩ thuật mở nắp 1 thời gian thì hấp thu CO2 tạo thành Na2CO3, và khi lấy NaOH này đi chuẩn H3PO4 thì là phản ứng của đa acid với hỗn hợp 2 baz, khác nhau hoàn toàn. Và NaOH trên buret, khi cho xuống becher thì lượng acid rất nhiều cả 2 nấc của CO3 2-, OH- đều phản ứng với H3PO4, chứ không có chuyện tới nấc 2, OH- của Na2CO3 bị "cạn kiệt" ( trường hợp này là acid trên buret).

tieulytamhoan
11-24-2008, 07:23 PM
Delta pK3 - pK2 = 5.46 > 4, thỏa điều kiện chuẩn độ định lượng nấc 2 đạt 99%.
Ý của bạn bachlam là không khí lẫn CO2 nên tạo thành H2CO3 ở becher nên chuẩn độ đồng thời = NaOH thực chất là chuẩn độ hỗn hợp H3PO4 và H2CO3 bằng đơn baz. Còn ý của anh là NaOH kĩ thuật mở nắp 1 thời gian thì hấp thu CO2 tạo thành Na2CO3, và khi lấy NaOH này đi chuẩn H3PO4 thì là phản ứng của đa acid với hỗn hợp 2 baz, khác nhau hoàn toàn. Và NaOH trên buret, khi cho xuống becher thì lượng acid rất nhiều cả 2 nấc của CO3 2-, OH- đều phản ứng với H3PO4, chứ không có chuyện tới nấc 2, OH- của Na2CO3 bị "cạn kiệt" ( trường hợp này là acid trên buret).
Tui hiểu ý của bạn bachlam mà :) nhưng ý tui là bổ sung thêm vào thôi :)

Thật ra, câu hỏi này hồi học thực tập phân tích 3 có gặp, tui chỉ trả lời có ý pKa thôi; sau đó cán bộ trẻ gác thực tập trả lời thêm ý Na2CO3. Tui không có ý đổ thừa cho cán bộ nhưng nội tình là như vậy :mohoi (

@ Các cao nhân phân tích & thầy giotnuoctronbienca vào solve câu này đi ạ ^^

giotnuoctrongbienca
11-24-2008, 08:32 PM
Tui hiểu ý của bạn bachlam mà :) nhưng ý tui là bổ sung thêm vào thôi :)

Thật ra, câu hỏi này hồi học thực tập phân tích 3 có gặp, tui chỉ trả lời có ý pKa thôi; sau đó cán bộ trẻ gác thực tập trả lời thêm ý Na2CO3. Tui không có ý đổ thừa cho cán bộ nhưng nội tình là như vậy :mohoi (

@ Các cao nhân phân tích & thầy giotnuoctronbienca vào solve câu này đi ạ ^^

Kêu tôi thì tôi xuất hiện mặc dù vấn đề này không quá phức tạp.
Chúng ta cùng nghĩ cho chậm và kỹ xem nào!!!
chuẩn độ acid phosphoric, ai cũng biết lý do tại sao thông thường chỉ chuẩn độ định lượng có hai nấc 1 và 2 mà thôi:
- chuẩn độ nấc 1: H3PO4 --> H2PO4(-), pH điểm tương đương khoảng 4.8 tiêu tốn V1 mL baz chuẩn
- Chuẩn độ nấc 2: H2PO4(-) --> HPO4(2-) (thường thì chuẩn độ trên máy pH): tiêu tốn V2 mL baz chuẩn
-Chuẩn độ cả hai nấc 1&2: H3PO4 --> HPO4(2-); pH điểm tương đuơng khoảng 9.8: tiêu tốn V3 mL baz chuẩn
* Nếu dùng NaOH hay KOH tinh khiết: ta sẽ có V1 = V2 = 0.5V3.
* Nếu NaOH có lẫn ít nhiều Na2CO3 (do hấp thu CO2 không khí trong khi bảo quản và pha chế):
- Nấc 1: H3PO4 + NaOH --> NaH2PO4 + H2O
H3PO4 + Na2CO3 --> NaH2PO4 + NaHCO3
H3PO4 + NaHCO3 --> NaH2PO4 + CO2 + H2O

- Nấc 2: NaH2PO4 + NaOH --> Na2HPO4 + H2O
NaH2PO4 + Na2CO3 --> Na2HPO4 + NaHCO3 (phản ứng này không hoàn toàn).
Như vậy so với nấc 1, ta sẽ thấy một phần Na2CO3 và NaHCO3 không phản ứng và vì vậy ta phải dùng thêm một lượng NaOH để bù vào phần thiếu hụt này.
Đây chính là lý do tại sao V2>V1 hay V3 > 2V1.
Tôi không giải thích thêm nữa mà để các bạn suy nghĩ thêm! Cố lên!!!!
Vài dòng góp ý
Thân ái

socute_no1
11-29-2008, 11:46 AM
Khi tính pH trong quá trình chuẩn độ nấc 1 của H3P04 bằng NaOH có 2 cách:
C1:Coi đó là dd đệm của H3PO4 và H2PO4- => pH=pKa1+lg(Cb/Ca)
C2:Vì Ka1>>Ka2 nên coi như pH do H3PO4 quyết định và h tính bởi
h^2 + (Cb+Ka1)h - Ca*Ka1 = 0
Vậy cách tính nào là đúng.Các huynh giúp nhanh với đệ sấp thi hk rồi >"<

Bo_2Q
11-29-2008, 11:53 AM
Khi tính pH trong quá trình chuẩn độ nấc 1 của H3P04 bằng NaOH có 2 cách:
C1:Coi đó là dd đệm của H3PO4 và H2PO4- => pH=pKa1+lg(Cb/Ca)
C2:Vì Ka1>>Ka2 nên coi như pH do H3PO4 quyết định và h tính bởi
h^2 + (Cb+Ka1)h - Ca*Ka1 = 0
Vậy cách tính nào là đúng.Các huynh giúp nhanh với đệ sấp thi hk rồi >"<
Trong trường hợp này phải tính theo dung dịch đệm mà bạn

New_P
11-29-2008, 04:34 PM
Cái cách tính 2 của bạn là tính pH của dung dịch H3PO4. Còn tính pH của dung dịch H3PO4 được chuẩn độ bởi dung dịch NaOH tại thời điểm V là tính bằng dung dịch đệm.
Giả sử acid ban đầu có nông độ Co, chuẩn độ dung dịch này bằng NaOH thì thu được V tđ 1.
Tại điểm V (ml) NaOH < V tđ thì trong hệ tồn tại hệ đệm HA và A-, giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
==> C (A-)= Co*V/Vtđ
C (HA) = Co * (Vtđ -V)/Vtđ
Áp dụng CT pH dung dịch đệm.

socute_no1
11-29-2008, 10:58 PM
Thế trong dd H3PO4 0.01M + H2PO4- 0.005M thì có khác gì ko??
Em đọc được 1 lời giải ghi là "Nếu [H3PO4] << thì dùng cách 2, ko dùng ct đệm" ~~> có tin tưởng được ko ạ

New_P
11-30-2008, 09:10 AM
Thế trong dd H3PO4 0.01M + H2PO4- 0.005M thì có khác gì ko??
Vẫn sử dụng công thức dung dịch đệm.
Em đọc được 1 lời giải ghi là "Nếu [H3PO4] << thì dùng cách 2, ko dùng ct đệm" ~~> có tin tưởng được ko ạ

Khi chuẩn độ đến gần điểm tương đương, cụ thể là V=0.999 V tđ ([H3PO4]=1/999[H2PO4-] thì hệ vẫn là hệ đệm, vẫn sử dụng công thức dung dịch đệm. Còn nếu [H3PO4] nhỏ hơn nữa thì coi như đó là dung dịch NaH2PO4, và pH dung dịch là pH của muối NaH2PO4, pH=1/2(pKa1+pKa2).

tronganhmn
12-07-2008, 08:24 PM
Câu này mới thực tập phtích 3 xong. Ngoài ý là do Na2CO3 ra còn do 1 nguyên nhân khác.
Na2CO3 là do yếu tố bên ngoài, nếu tiến hành chuẩn độ ko có Co2 nói chung làm tốt tất tần tật thì Vtd2 vẫn > 2Vtd1:
Ta có a=f * C
a là hoạt độ
f là lực ion
C nồng độ OH-
khi cho OH- xuống càng nhiền thì lực ion càng tăng (hay giảm ... >.<) kéo theo hệ số hoạt độ cũng bị ảnh hường và C cũng ảnh hường ( tăng hay giảm) .....
Nhớ sơ sơ là như vậy ...

tronganhmn
12-07-2008, 08:25 PM
Kêu tôi thì tôi xuất hiện mặc dù vấn đề này không quá phức tạp.
Chúng ta cùng nghĩ cho chậm và kỹ xem nào!!!
chuẩn độ acid phosphoric, ai cũng biết lý do tại sao thông thường chỉ chuẩn độ định lượng có hai nấc 1 và 2 mà thôi:
- chuẩn độ nấc 1: H3PO4 --> H2PO4(-), pH điểm tương đương khoảng 4.8 tiêu tốn V1 mL baz chuẩn
- Chuẩn độ nấc 2: H2PO4(-) --> HPO4(2-) (thường thì chuẩn độ trên máy pH): tiêu tốn V2 mL baz chuẩn
-Chuẩn độ cả hai nấc 1&2: H3PO4 --> HPO4(2-); pH điểm tương đuơng khoảng 9.8: tiêu tốn V3 mL baz chuẩn
* Nếu dùng NaOH hay KOH tinh khiết: ta sẽ có V1 = V2 = 0.5V3.
* Nếu NaOH có lẫn ít nhiều Na2CO3 (do hấp thu CO2 không khí trong khi bảo quản và pha chế):
- Nấc 1: H3PO4 + NaOH --> NaH2PO4 + H2O
H3PO4 + Na2CO3 --> NaH2PO4 + NaHCO3
H3PO4 + NaHCO3 --> NaH2PO4 + CO2 + H2O

- Nấc 2: NaH2PO4 + NaOH --> Na2HPO4 + H2O
NaH2PO4 + Na2CO3 --> Na2HPO4 + NaHCO3 (phản ứng này không hoàn toàn).
Như vậy so với nấc 1, ta sẽ thấy một phần Na2CO3 và NaHCO3 không phản ứng và vì vậy ta phải dùng thêm một lượng NaOH để bù vào phần thiếu hụt này.
Đây chính là lý do tại sao V2>V1 hay V3 > 2V1.
Tôi không giải thích thêm nữa mà để các bạn suy nghĩ thêm! Cố lên!!!!
Vài dòng góp ý
Thân ái
Nếu giả sử ta thực hiện chuẩn độ trong môi trường ko có CO2 thì Vtd2> 2 Vtd1 ko, câu này thầy Trúc hỏi trong thực tập hóa phtích 3.
Nếu dùng NaOH hay KOH tinh khiết: ta sẽ có V1 = V2 = 0.5V3.
Vãi chưỡng... V2 = V1 (theo lý thuyết tthì V2=2V1)

New_P
12-07-2008, 08:51 PM
Nếu giả sử ta thực hiện chuẩn độ trong môi trường ko có CO2 thì Vtd2> 2 Vtd1 ko, câu này thầy Trúc hỏi trong thực tập hóa phtích 3.


Trong môi trường không có CO2, vậy lúc bạn pha dung dịch NaOH, bạn có pha trong môi trường không có CO2 không? CO2 lẫn vào dugn dịch NaOH trong lúc pha, lúc rút, trong thời gian bảo quản, và trong lúc chuẩn độ.
Vãi chưỡng... V2 = V1 (theo lý thuyết tthì V2=2V1)
Thầy ghi nhầm tý thôi, có vậy cũng bắt bẻ.

pinky136
12-08-2008, 09:39 AM
Ngoài cách chuẩn độ hỗn hợp bằng dd HCl với chỉ thị lần lượt là PP và MO thì còn quy trình nào khác để xác định nồng độ từng chất này trong hỗn hợp hay ko?
Anh chị em nào biết xin giúp dùm em!!!

tronganhmn
12-08-2008, 12:46 PM
Trong môi trường không có CO2, vậy lúc bạn pha dung dịch NaOH, bạn có pha trong môi trường không có CO2 không? CO2 lẫn vào dugn dịch NaOH trong lúc pha, lúc rút, trong thời gian bảo quản, và trong lúc chuẩn độ.

Thầy ghi nhầm tý thôi, có vậy cũng bắt bẻ.

Đã nói là giả sử môi trường hoàn toàn ko có CO2 mà. thì V2 vẫn > V1 tại sao í?

lesau
12-08-2008, 08:17 PM
với hỗn hợp NaOH và Na2CO3:
XÁc định NaOH bằng cách chuẩn độ = HCl với chỉ thị PP, tuy nhiên trước khi chuẩn bạn cho BaCl2 để làm kết tủa BaCO3 dung dịch còn lại chỉ toàn NaOH thoải mái chuẩn nhé.
XÁc định lượng Na2CO3 bàn làm kết tủa BaCl2 ---> BaCO3, lọc nung hoặc lọc rồi hòa tan bằng HCl sau đó chuẩn lượng dự của HCl = NaOH đều được.
Nếu có sai sót mong được chỉ giáo

Temple
12-09-2008, 11:50 AM
nếu làm kết tủa và đem đi lọc vậy thì cái lượng của chúng ta có còn chính xác không vậy? nếu không thì làm cách nào cho chính xác???

lesau
12-09-2008, 05:23 PM
Phương pháp kết tủa có độ chính xác rất cao, độ phân lý của BaCO3 khoảng 10-8 gì đó
Có lẽ bạn không nên tận dụng kết tủa ở phương pháp xác định NaOH, nên làm riêng rẽ.

bakero
12-12-2008, 07:36 AM
Theo Ct chinh xac de tinh pH cua 1 he dem, thi: [H+] = Ka*(Ca-[H+]+[OH-])/(Cb+[H+]-[OH-]), khi Ca và Cb lớn thì lúc đó có thể bỏ qua [H+] và [OH-] bên cạnh Ca, Cb. trong trường hợp [H3PO4] rất nhỏ, ta phải tính dựa theo công thức trên. mong là đã trả lời đúng ý của bạn.

Lê Duy Thanh
03-07-2009, 03:57 PM
Mình xin nhờ mọi người cho biết Đương lượng của chất EDTA là bao nhiêu vậy? rất mong trả lời sớm

giotnuoctrongbienca
03-07-2009, 10:23 PM
Mình xin nhờ mọi người cho biết Đương lượng của chất EDTA là bao nhiêu vậy? rất mong trả lời sớm

Quả thật đây là câu hỏi rất khó trả lời dứt khoát và câu trả lời hợp lý dựa trên từng trường hợp cụ thể và cái hiểu của từng người.
EDTA hay còn gọi là ethylene diamine tetraacetic acid (H4Y) là một tác nhân tạo phức đa nha. Dạng thương mại của chất này thông dụng nhất là muối 2 lần thế với sodium Na2H2Y gọi là complexon III. Dạng ít phổ biến hơn là dạng acid H4Y.
Trong hóa phân tích, EDTA thường được sử dụng như là chất tạo phức vòng càng với các ion kim loại . Trừ một vài trường hợp đặc biệt, các phức giữa EDTA và kim loại có tỷ lệ 1:1 (MY) mà không tùy thuộc vào điện tích của các ion kim loại.
Những phản ứng oxy hóa khử (có trao đổi electron) hay phản ứng acid baz (cỏ trao đổi H+) thì việc xác định đương lượng rất dễ dàng.
Những phản ứng trao đổi thông thường như tạo kết tủa thì đương lượng được tính dựa trên điện tích của từng ion.
Đối với phản ứng tạo phức của EDTA với kim loại thì rất khó tính đương lượng theo các cách như trên. Ví dụ như các phản ứng sau:
+ Nếu căn cứ vào số H+ trao đổi
- Ca(2+) + H2Y(2-) --> CaY(2-) + 2H+ (đương lượng EDTA bằng 2 vì trao đổi 2H+ ???)
- Fe(3+) + H2Y(2-) --> FeY(-) + 2H+ (đương lượng EDTA bằng 2 vì trao đổi 2H+ ???)
- Fe(3+) + H4Y --> FeY(-) + 4H+ (đương lượng EDTA bằng 4 vì trao đổi 4H+ ???).
---> từ đây suy ra số đương lương của EDTA tùy thuộc vào dạng ban đầu của nó!!!!???

+ Nếu căn cứ vào số liên kết của mỗi phân tử EDTA với ion kim loại trung tâm trong phức: Những trường hợp trên Y luôn có 6 liên kết ion kim loại trung tâm vậy nên xem đương lượng của EDTA bằng 6?????

+ Ý kiến cá nhân tôi thấy thế này: do EDTA thường tạo phức 1:1 với ion kim loại nên tôi thường tính theo nồng độ mol chứ không tính theo nồng độ đương lượng. Vậy nên mỗi lần buộc phải tính toán, tôi luôn tự thiết lập công thức tính để cho khỏi sai sót. Trường hợp nếu phải tính nồng độ đương lượng, tôi ghi chú rõ ràng là nồng độ đương lượng này bằng nồng độ mol (đương lương bằng 1) hay phân nửa nồng độ mol (đương lượng bằng 2) hay.... và số đương lượng của ion kim loại bằng đúng với số đương lượng của EDTA sử dụng trong phản ứng chuẩn độ đó.

Vài ý kiến cá nhân. Mong nhận được các ý kiến khác.
Thân ái

Thanh Khuyen
03-10-2009, 01:33 PM
Mình xin nhờ mọi người cho biết Đương lượng của chất EDTA là bao nhiêu vậy? rất mong trả lời sớm.

Mìn là Thanh. Cảm ơn bạn nhiều lắm. Đó là 1 ý kiến rất hay. Mấy hôm nay mình mất password nên ko vào được diễn đàn.Mình phải tạo tên đăng nhập khác. Nhưng bạn và mọi người có thể cho mình biết rõ hơn:
+ Đương lượng của EDTA trong phản ứng với ZnSO4 ko?
+ Khi đổi nồng độ mol của EDTA sang nồng dộ Đương lượng ? Có phải nhân 2 ko?

+ Khi minh biết Độ chuẩn : T(EDTA/Cao). mình tính độ chuẩn T(EDTA/Fe2O3) như thế nào?

nguoidien
03-10-2009, 02:53 PM
Đương lượng của EDTA trong phản ứng trên chắc là bằng nồng độ mol nhân 2 rùi...

lanh29
03-13-2009, 02:31 PM
khi ban doi nong do mol cua EDTA sang nong do duong luong o day dung la nhan 2 do
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu - Cám ơn

Trăng Khuyết
03-13-2009, 04:02 PM
+ Đương lượng của EDTA trong phản ứng với ZnSO4 ko?
+ Khi đổi nồng độ mol của EDTA sang nồng dộ Đương lượng ? Có phải nhân 2 ko?

+ Khi minh biết Độ chuẩn : T(EDTA/Cao). mình tính độ chuẩn T(EDTA/Fe2O3) như thế nào?
Theo thầy, cô dạy mình thì EDTA có công thức chung là: Na2C10H14)8N2.2H2O hay thường là Na2H2Y( M= 372,24 ). EDTA ở dạng bột, màu trắng, có cấu trúc bát diện. Các ion kim loại, ko phân biệt hóa trị khi tạo phức với EDTA theo tỷ lệ phần mol là 1:1 & trong q.trình tạo phức luôn đẩy ra 2 ion H+.
-> Zn(2+) + H2Y(2-) -> ZnY(2-) + 2H+
-> Tính đương lượng của EDTA là: Đlg(EDTA) = 372,24/2.
-> Độ chuẩn T(EDTA/Cao) = mĐlgCaO.N(EDTA), T(EDTA/Fe2O3) = mĐlgFe2O3.N(EDTA). Điều này chắc bạn biết. ( Note: N(EDTA): nồng độ đương lượng của EDTA) :die (

hthailong
03-14-2009, 11:16 PM
EDTA luôn tạo phức có tỷ lệ thành phần 1:1, không phân biệt điện tích của ion kim loại. Nhưng tùy theo pH mà dạng tồn tại chủ yếu của EDTA trong dung dịch trước khi tạo phức sẽ khác nhau (H4Y, H3Y-, H2Y2-, HY3-, Y4-), nên phản ứng tạo phức sẽ giải phóng số H+ khác nhau.
Vì vậy, để đơn giản, người ta quy ước luôn viết phản ứng tạo phức xuất phát từ H2Y2-, do đó số H+ được giải phóng sau khi tạo phức là 2. Từ đó, đương lượng hình thức của EDTA cũng như của bất kỳ ion kim loại nào tham gia tạo phức với nó cũng đều được tính bằng M/2.
Do đương lượng số là 2 nên nồng độ đương lượng = nồng độ mol x 2.

nkq_55
04-02-2010, 08:33 AM
1lit dung dịch có chứa 24g Fe(NH4)(SO4)2.12H2O.
dùng 10ml dung dịch này chuẩn độ trilon B thì dùng hết 10,3 ml dung dịch trilon B.tìm nồng độ đương lượng của trilon B.
mình cũng không hiểu đương lượng của Fe(NH4)(SO4)2 trong phản ứng là như thế nào!
các bạn trả lời giúp!

giotnuoctrongbienca
04-02-2010, 04:59 PM
1lit dung dịch có chứa 24g Fe(NH4)(SO4)2.12H2O.
dùng 10ml dung dịch này chuẩn độ trilon B thì dùng hết 10,3 ml dung dịch trilon B.tìm nồng độ đương lượng của trilon B.
mình cũng không hiểu đương lượng của Fe(NH4)(SO4)2 trong phản ứng là như thế nào!
các bạn trả lời giúp!

Trọng lượng phân tử của phèn Fe(III) có công thức nêu trên là 482.25 g/mol. Nếu lấy 24 g phèn này pha thành 1 L thì nồng độ Fe(III) trong dung dịch sẽ là 24/482.25 = 0.04977 M. Dùng dung dịch muối này chuẩn độ với Trilon B (Na2H2Y): Fe(3+) + H2Y(2-) --> FeY(-) + 2H(+). Tỷ lệ mol Fe(3+):H2Y(2-) là 1:1.
Nồng độ Trilon B: 0.04977*10/10.3= 0.04832 (M).
Nếu xem đuơng lượng của Trilon B trong phản ứng này là 2 thì nống độ đuơng lượng của nó là C(N) = 2C(M) = 2*0.04832 = 0.09663 (N).
Tôi cũng không chắc đương lượng của Fe(III) trong phản ứng này bao nhiêu nữa !!! Tùy cách hiểu và cách đinh nghĩa.
Thân ái

Ngoaidao
04-04-2010, 09:45 PM
Mình thấy các bạn đã nói hết tất cả rồi! Cách của mình đơn giản hơn (không bao trùm tất cả) nhưng do hiện nay trong phân tích khi chuẩn độ phức chất sử dụng EDTA thì hay sử dụng Trilon B (complexon III)-Na2H2Y nên khi chuẩn độ các kim loại đều có số đương lượng bằng 2 bất chấp là kim loại có số oxy hóa là bao nhiêu! Mình thấy như thế cho đơn giản không biết có đúng ko?

Hồ Sỹ Phúc
04-07-2010, 03:38 PM
Theo tôi, thì tình hình hiện nay người ta ít dùng đến khái niệm đương lượng, vì tuy rằng nó rất hay nhưng lại quá phức tạp và đôi khi mang tính chất ước lệ (không thật sự thuyết phục). Thực tế không bao giờ người ta nói có thể pha được nồng độ đương lượng (trừ một số trường hợp có n = 1), vì nồng độ đương lượng không những phụ thuộc và chất mà nó còn phụ thuộc vào phản ứng nữa.
Ví dụ: Cr2O7^2-, nếu trong phản ứng kết tủa thì n= 4(tức D = M/4 -> CN = 4CM). Nhưng trong pư oxi hoá - khử thì n = 6 (tức D = M/6 -> CN = 6CM).
Ta đã biết CM là "bất biến", vậy thì CN trong 2 trường hơp trên phải khác nhau, tức là nó "không bất biến" - bị thay đổi.
Theo tôi, thì chúng ta có thể bỏ cách tính theo quy tắc đương lượng, thay vào đó chúng ta hãy dùng định luật hợp thức (tính theo số mol)
Một vài ý kiến, mong được sự trao đổi của các bạn!

sakura1234
04-13-2010, 09:23 PM
Giúp mình câu này nha:

1/Tại sao chỉ thị phenolphtalein có 2 chỉ số pT=8 và pT=9
2/ Giải thích 2 khoảng đổi màu của methy cam và thymol chàm?

Hồ Sỹ Phúc
04-13-2010, 10:34 PM
Giúp mình câu này nha:
1/Tại sao chỉ thị phenolphtalein có 2 chỉ số pT=8 và pT=9
Cái này bạn đọc sách Hoá phân tích 2 thì rõ hơn đấy (Các pp phân tích hoá học)
Chỉ thị Phenolphtalein (PP) có hai giá trị pT tuỳ thuộc vào thứ tự chuẩn độ:
-Nếu chuẩn độ axit bằng bazơ thì pH sẽ tăng trong quá trình chuẩn độ. Tuy khoảng pH chuyển màu của PP là 8-10 , nhưng ở pH = 8,0 PP chưa chuyển màu kịp mà cần phải đến pH =9,0 thì nó mới xuất hiện màu hồng (do pH ở gần tương đương biến đổi rất nhanh nên không thể kiểm soát việc này)
- Nếu chuẩn độ bazơ bằng axit thì pH sẽ giảm trong quá trình chuẩn độ. Ở pH = 9,0 thì chúng ta chưa quan sát được sự mất màu của PP mà cần phải đển pH = 8,0 thì mới quan sát được sự mất màu (lí do như trên)
Trong trường hợp chuẩn độ hỗn hợp axit bằng bazơ, nếu dùng 2 chỉ thị Metyl da cam và PP (dùng metyl da cam trước) thì khi đó PP có pT = 10, do sự chuyển màu của màu vàng (của Metyl da cam ở pH > 5,0) sang màu hồng là rất khó quan sát (kkhó hơn từ không màu sang màu hống).
Bạn nên đọc thêm tài liệu để rõ hơn.
Thân

Hồ Sỹ Phúc
04-13-2010, 10:36 PM
2/ Giải thích 2 khoảng đổi màu của methy cam và thymol chàm?
Cái này thì bạn search trên google nhé, hoặc bạn có thể tra cứu ở các Handbook hằng số Hoá - lý.
Ví dụ nè:
http://en.wikipedia.org/wiki/Methyl_orange
http://en.wikipedia.org/wiki/Thymol_blue
Thân!

damagacpt
04-15-2010, 09:11 PM
Mình làm thí nghiệm hóa đại cương trong phần chuẩn độ, sau khi làm thí nghiệm xong giáo viên giao cho mình viết báo cáo. Sau 3 lần chuẩn độ mình thu được kết quả của 3 lần là 17,18 và 18,5ml dd NaOH 0,5N....Giáo viên kêu mình tính thể tích trung bình và nồng độ HCl, bạn nào rành thì chỉ mình với nha, thanks nhiều!!!

solomen2812
04-16-2010, 09:09 PM
Cho em hỏi:Khi chuẩn độ đa bazo NA2CO3
Với điều kiện pKa1+pC+PD<8 và pKa2-pKa1<4.Ta có thể chuẩn độ chung 2 nấc được không?Với độ chính xác bao nhiêu %?Khi chuẩn độ chung ta chon pKb nao?

giotnuoctrongbienca
04-16-2010, 10:51 PM
Cho em hỏi:Khi chuẩn độ đa bazo NA2CO3
Với điều kiện pKa1+pC+PD<8 và pKa2-pKa1<4.Ta có thể chuẩn độ chung 2 nấc được không?Với độ chính xác bao nhiêu %?Khi chuẩn độ chung ta chon pKb nao?

Chuẩn chung 2 nấc.
Bạn chọn pKb2 để tính pH tương đuơng
Theo lý thuyết thì bạn chỉ có thể chuẩn tổng 2 nấc với độ chính xác 99% thôi, tuy vậy do H2CO3 là acid tương đối đặc biệt nên bạn vẫn có thể tìm cách chuẩn độ với độ chính xác đến 99.9% (chính vì vậy người ta mới có thể dùng Na2CO3 làm chất gốc).
Thân ái

giotnuoctrongbienca
04-16-2010, 10:55 PM
ủa bạn học khoa Hóa khóa 08 fải hok,nge nik wen wen,câu này hôm bữa mới làm mà,thầy nói Na2co3 là chất gốc nên chuẩn độ chung 2 nấc,độ chính xác 99.9% áh là cho dù đề ko iu cầu cũg fải tính F=1.999 zới F=2.001 áh,bước nhảy là đoạn này chứ ko fải đoạn F=1.99 tới F=2.01 đâu,còn Kb bạn lấy Kb1 tức là 14 - Ka2 áh

Coi chừng bạn hiểu nhầm ý thầy "thầy nói Na2co3 là chất gốc nên chuẩn độ chung 2 nấc,độ chính xác 99.9% áh là cho dù đề ko iu cầu cũg fải tính F=1.999 zới F=2.001 áh"!!!!! Theo lý thuyết thông thường thì không thể chuẩn độ Na2CO3 chính xác đến 99.9%, vậy làm sao bạn xác định F1.999 và F2.001??? Chỉ khi nào bạn hiểu tính chất đặc biệt của H2CO3 và thực hiện các biện pháp đó thì bạn mới có cơ may chuẩn độ Na2CO3 chính xác đền 99.9%
Thân ái

Hồ Sỹ Phúc
04-16-2010, 11:17 PM
Chuẩn chung 2 nấc.
Bạn chọn pKb2 để tính pH tương đuơng
Theo lý thuyết thì bạn chỉ có thể chuẩn tổng 2 nấc với độ chính xác 99% thôi, tuy vậy do H2CO3 là acid tương đối đặc biệt nên bạn vẫn có thể tìm cách chuẩn độ với độ chính xác đến 99.9% (chính vì vậy người ta mới có thể dùng Na2CO3 làm chất gốc).
Thân ái
Thầy giotnuoctrongbienca ơi, tính chất đặc biệt của axit cácbonic ở đây có phải là do nó k bền không ạ? Theo tôi biết thì khi chuẩn độ Na2CO3 bằng HCl thì tại điểm tương đương 2 thì pH = 3,96 = 4,0 vì thường C(CO2)>L(CO2) mà.
Chuẩn độ Na2CO3 nếu mình đun nóng thì sẽ khác đúng không ạ? Vì khi đung nóng thì CO2 sẽ bay hết, như vậy độ chính xác có được nâng cao hơn không?
Mong nhận được trao đổi của thầy và các bạn!

solomen2812
04-17-2010, 06:14 AM
em biết la chuẩn độ chung 2 nấc,nhưng em ko biết chon pKb nào.nếu là acid thầy lấy pKa lớn nhất là pKa2,nếu là bazo thi em nghĩ lấy pKb1 đúng không ah?

giotnuoctrongbienca
04-17-2010, 06:51 AM
em biết la chuẩn độ chung 2 nấc,nhưng em ko biết chon pKb nào.nếu là acid thầy lấy pKa lớn nhất là pKa2,nếu là bazo thi em nghĩ lấy pKb1 đúng không ah?

Bạn viết riêng các phương trình phản ứng nấc 1 và 2 sẽ thấy rõ.
Khi chuẩn độ cả 2 nấc (nấc 1 và 2) thì khoảng bước nhảy quan trọng cần tính là F1.99 (hay F1.999) và F2.01 (hay F2.001). Bạn đang chuẩn độ đa baz yếu và nấc 2 sẽ phải dùng tới pKb2 = 14 -pKa1.
Khi dung dịch của bạn có 2 cấu tử chính: H2CO3 và HCO3 (đệm) thì bạn tính pH = pKa1 + lg ([HCO3]/[H2CO3]).
Chịu khó suy nghĩ và viết ra có tuần tự, bạn sẽ thấy vấn đề không còn rối rắm như mình tưởng.
Thân ái

sakura1234
04-17-2010, 01:43 PM
Cho em hỏi :
Khi đề bài yêu cầu chuẩn độ Kali phtalat thì mình chuẩn độ theo dạng đơn acid yếu và tính theo pKa2 có phải không?
Vì acid phtalic thế 1 H của nhóm -COOH bằng kali tạo thành kali phtalat rồi thì làm sao có thể chuẩn độ từng nấc 1 được. Nhưng mặt khác (delta)pK <3 thì không thể chuẩn độ riêng 2 nấc được
Vậy phải chuẩn độ theo đơn acid hay đa acid và lấy giá trị nào . Xin bạn bè chỉ dẫn cụ thể giùm:vanxin(

hoacamtu24
04-17-2010, 05:00 PM
nếu như có một hỗn hợp gồm NaHCO3 và Na2CO3 thì khi chuẩn độ bằng HCl phải tiến hành thế nào ạ?

Hồ Sỹ Phúc
04-17-2010, 05:25 PM
Cài này tương tự hỗn hợp NaOH và Na2CO3 thui, cũng chuẩn độ hai nấc, nấc 1 chỉ chuẩn độ nấc 1 của Na2CO3, nấc2 thì chuẩn độ tất cả NaHCO3 (lượng NaHCO3 ban đầu + lượng NaHCO3 vừa tạo thành ở nấc 1)
Chỉ thị vẫn dùng 2 chất PP và MO. PP chuẩn độ nấc 1, còn MO chuẩn độ NaHCO3.
Ok?

hoacamtu24
04-17-2010, 05:47 PM
vâng,em cũng nghĩ thế!nhưng sang nấc 2 gồm có 2 phần NaHCO3,khi tính F=1.99 thì sao ạ?mong các huynh chỉ giáo dùm!

Hồ Sỹ Phúc
04-17-2010, 06:49 PM
1,12.10–3. 3,91.10–6
Kali hidrophtalat (KHP) là chất được dùng làm chất chuẩn, do nó thoả mãn là một chất gốc. Vì vậy thường người ta không chuẩn độ nó nữa.
Axit phtalic có K1 = 1,12.10^-3; K2 = 3,91.10-6 -> có thể chấp nhận chuẩn độ riêng từng nấc (gần thoả mãn K1/k2 = 10^4), có hai trường hợp chuẩn độ:
- Chuẩn độ bằng axit, khi đó sẽ có pứ:
HP- + H+ -> H2P : Do Kb2 = Kw/K1 quá nhỏ nên không thể chuẩn độ theo phương trình này (hoặc là nồng độ phải rất lớn - k thực tế)
- Chuẩn độ bằng kiềm:
HP- + OH- -> P2- + H2O : Tính theo K2 tương tự như H3PO4 thui!
Chúc bạn học tốt!
Thân!

solomen2812
04-17-2010, 07:01 PM
Đã tới đây rùi,xin giúp bọn em luôn đi ah.Em không hiểu khi F=1.99 với lượng HCO3 nhiều gấp 2 lần,thì lượng bazo chuẩn độ ntn.nếu áp dụng công thức của dd đệm thì tính thế nào ah?

dunghitman
04-17-2010, 10:06 PM
Các anh ơi cho em hỏi.Có phải lúc nào mình chuẩn độ chung thì độ chính xác của mình luôn <98% phải không ạ?
Có cách nào để độ chính xác tăng lên không vậy?

giotnuoctrongbienca
04-17-2010, 11:05 PM
Các anh ơi cho em hỏi.Có phải lúc nào mình chuẩn độ chung thì độ chính xác của mình luôn <98% phải không ạ?
Có cách nào để độ chính xác tăng lên không vậy?

Bạn hiểu nhầm rất trầm trọng rồi! Nguy hiểm quá!!!!!!!!!!
Độ chính xác 98% chỉ chấp nhận trong trường hơp chuẩn riêng HCO3 và H2CO3 mà không còn cách khác. Đối với các acid và baz đa chức khác, tùy thuộc pKn-pKn-1 mà quyết định độ chính xác cần có là bao nhiêu chứ không phải luôn là 98% như trường hợp HCO3-H2CO3.
Khi bạn chuẩn cả hai chất 1 lúc, độ chính xác phải cao hơn nhiều (vì chỉ xét nấc 2).
Thân ái

giotnuoctrongbienca
04-17-2010, 11:38 PM
Đã tới đây rùi,xin giúp bọn em luôn đi ah.Em không hiểu khi F=1.99 với lượng HCO3 nhiều gấp 2 lần,thì lượng bazo chuẩn độ ntn.nếu áp dụng công thức của dd đệm thì tính thế nào ah?

Này nhé: giả sử [Na2CO3] = 0.1M, [NaHCO3]= 0.1M, [HCl]=0.1M, dùng 10 mL hỗn hợp
Nấc 1: Na2CO3 + HCl --> NaHCO3 + NaCl
Nấc 2: NaHCO3 + HCl --> NaCl + H2CO3 (ghi chú: H2CO3 có thể bị phân hủy thành CO2 bay mất một phần tùy theo nhiệt độ và mức độ bạn lắc mạnh hay yếu).
F = 0.96: dung dịch chứa 4%*0.1*10/20 = 0.04*0.05 M Na2CO3 và (96%*0.1+0.1)*10/20 = (0.96+1)*0.05 M NaHCO3 --> dung dịch đệm, pH = pKa2 + lg(0.04/1.96) = 8.64
F=1.00: dung dịch chứa 100%*(0.1+0.1)*10/20= 0.1 M NaHCO3: muối lưỡng tính, pH = 0.5 (6.35 + 10.33) = 8.34
F= 1.04: dung dịch chứa 4%*0.1*10/20 = 0.04*0.05 M H2CO3 và (96%*0.1+0.1)*10/20 = (0.96+1)*0.05 M NaHCO3 --> dung dịch đệm, pH = pKa1 + lg(1.96/0.04) = 8.04
F = 1.99: dung dịch có 99%*(0.1+0.1)*10/(10+10+20) = 0.99*0.04 M H2CO3 và 1%*(0.1+0.1)*10/(10+10+20) = 0.01*0.04 M NaHCO3 --> dung dịch đệm --> pH = pKa1 +lg 1/99 = 4.35.
F=2.00: dung dịch chứa 0.2*10/40 = 0.05M H2CO3: acid đa chức yếu --> pH = 0.5(pKa1 + pCo + pD) = 3.82.
F=2.01: dung dịch chứa 1%*0.1*10/40 = 0.00025 M HCl, 0.05M H2CO3 --> hỗn hợp 1 acid mạnh + 1 acid yếu --> pH dung dịch do acid mạnh quyết định --> pH = lg 0.00025 = 3.6.

Chú ý. trong thực tế trong nước thường tồn tại [H2CO3] tối đa bằng 0.001M nên pH tại các dung dịch có H2CO3 phải đuợc tính lại. Khỏang buớc nhảy vì vậy sẽ mở rộng hơn về phía kiềm chứ không phải từ 4.35-3.6 như đã tính.

Thân ái

Hồ Sỹ Phúc
04-18-2010, 12:54 AM
Trong dung dịch áp suất chất khí được tính theo công thức p = C/L (atm)
Trong đó: C-là nồng độ chất khí; L-là độ tan chất khí. Do áp suất khí quyển bằng 1 atm nên nếu khi p > 1, tức nồng độ C > độ tan L thì khí sẽ thoát ra ngoài. Và khi đó người ta coi p=1 <-> C = L.
Độ tan của CO2 ở điều kiện thường là 3.10^-2M (có pH = 3,96). Vậy với nồng độ các chất ban đầu như thầy giotnuoc... lấy ở trên thì C = L = 3.10^-2M. Tức là pH trong bước nhảy sẽ là từ 4,35-3,96 (từ cao xuống thấp, vì đây là chuẩn độ bazơ bằng axit mà!)
Có gì mong thầy và các bạn trao đổi thêm! (Thực ra em đã chờ thầy lên tiếng ở đây từ lâu, hihi)
Thân ái!

tepcon
04-18-2010, 09:28 AM
"Axit phtalic có K1 = 1,12.10^-3; K2 = 3,91.10-6 -> có thể chấp nhận chuẩn độ riêng từng nấc "


umh! anh ơi!
nhưng khi chuẩn độ thì mình phải xét điều kiện chuẩn độ E<0,001 chứ
nếu pKa2-pKa1<4 thì không chuẩn độ từng nấc đươc chứ!!!
?????????? vậy thì sao anh???????

hoacamtu24
04-18-2010, 10:56 AM
Cho em hỏi:
Trong sách cuả thầy Long ,phần tính pH của đa acid với giá trị của F là 1<F<2 tại sao pH=pK2+ p(2-F)/(F-1) vậy ạ?
khi này có nên bỏ qua OH- k?
hay chính xác hơn là OH- và H+,nồng độ 2 ion này thế nào ạ?

solomen2812
04-18-2010, 11:05 AM
ban hãy làm theo những quy trình như thầy Đông nói, như thầy LOng thì phải học công thức, mệt hơn.

hoacamtu24
04-18-2010, 11:08 AM
nhưng mà cách của thầy Long có thể xuyên suốt khi tính sai số chỉ thị mà?

giotnuoctrongbienca
04-18-2010, 11:43 AM
nhưng mà cách của thầy Long có thể xuyên suốt khi tính sai số chỉ thị mà?

Tôi thấy hai cách tính pH của thầy Đông và thầy Long đâu có gì khác biệt, một bên là bạn theo sát tình hình chuẩn độ, am hiểu thành phần dung dịch chuẩn độ để tính pH; một bên là bạn áp dụng công thức đã chứng minh sẵn để tính pH vì thế bạn sẽ phải nhớ công thức.
Nếu bạn chỉ thuần túy áp dụng công thức mà không hiểu rõ thành phần dugn dịch chuẩn độ, e rằng bạn sẽ gặp một số rắc rối trong các bài toán phức tạp.

Phần tính sai số chỉ thị thì bắt buộc bạn phải thuộc công thức cho dù theo cách tính pH của ai đi nữa, cách nào cũng "xuyên suốt" cả mà.
Thân ái

giotnuoctrongbienca
04-18-2010, 11:54 AM
Cho em hỏi:
Trong sách cuả thầy Long ,phần tính pH của đa acid với giá trị của F là 1<F<2 tại sao pH=pK2+ p(2-F)/(F-1) vậy ạ?
khi này có nên bỏ qua OH- k?
hay chính xác hơn là OH- và H+,nồng độ 2 ion này thế nào ạ?

Đối với chuẩn độ đa acid, tại 1<F<2, dung dịch chuẩn độ có gì? đó là hỗn hợp muối NaH2A và Na2HA, có phải là dung dịch đệm không??? pH = pKa2 + lg([Na2HA]/[NaH2A]), Phần Na2HA có phải mới sinh ra khi chuẩn độ nấc 2 không? tức là F-2!,
phần NaH2A có phải là phần còn lại chưa chuẩn độ không? tức F-1!,

Bạn xem lại cách tính pH dung dịch đệm trong phần cân bằng, xem có thể bỏ qua OH- hay không nhé!
Thân ái

tungphuong
04-18-2010, 12:03 PM
em muốn hỏi thêm một chút nếu F>1 thì nồng độ OH và H lúc đó như thế nào a?

giotnuoctrongbienca
04-18-2010, 12:19 PM
em muốn hỏi thêm một chút nếu F>1 thì nồng độ OH và H lúc đó như thế nào a?

Xem trong dung dịch có gì thì rõ nồng độ H và OH thôi mà
Thân ái

Hồ Sỹ Phúc
04-18-2010, 12:45 PM
em muốn hỏi thêm một chút nếu F>1 thì nồng độ OH và H lúc đó như thế nào a?
Thông thường H+ và OH- thì người ta chỉ quan tâm hơn đến giá trị H+ (còn giá trị OH- có thể tính dựa vào H+ mà). Việc xác định H+ thì chính là việc xác định pH đó.
Câu hỏi của bạn làm tôi nghĩ bạn chưa học Hoá phân tích thì phải?
Thân!

Hồ Sỹ Phúc
04-18-2010, 12:48 PM
khi này có nên bỏ qua OH- k?
Bỏ qua OH- hay không là tuỳ thành phần dung dịch, nồng độ các ion và các hằng số axit của đa axit. Thông thường nếu dung dịch đệm ở môi trường kiềm (hoặc axit) thì có thể bỏ qua sự cân bằng của H2O để tính pH, sau đó tính được OH-
Thân!

rubykhtn
04-18-2010, 12:58 PM
Ý, tụi em hói ở đây là lúc đó đang đi tìm nồng độ của pH nhưng theo pt can bằng thì vướng OH trừ nên tụi em hỏi để có thể bỏ qua không?(acid 3 chức và đang chuẩn độ nấc thứ 2,1<F<2).thanks

Hồ Sỹ Phúc
04-18-2010, 01:04 PM
Ý, tụi em hói ở đây là lúc đó đang đi tìm nồng độ của pH nhưng theo pt can bằng thì vướng OH trừ nên tụi em hỏi để có thể bỏ qua không?(acid 3 chức và đang chuẩn độ nấc thứ 2,1<F<2).thanks
Xét thành phần dung dịch (sau 1, trước 2 sẽ gồm HA và A), vậy bạn áp dụng công thức tính pH gần đúng xem (lấy đại F = 1,25; 1,5; 1,75 thay vào). từ pH gần đúng bạn có thể định hướng được cách tiến hành tiếp theo. Thực ra công thức tính gần đúng này không liên quan gì đến OH- (vì đã bỏ qua cân bằng nước), chỉ xét cân bằng:
HA -> H + A K2?
Thân!

dunghitman
04-18-2010, 04:35 PM
Tại vì khi em làm các bài về chuẩn độ chung.Ta thấy rằng để chuẩn độ chung thì độ chênh lệch pK lun <4.Điều em thắc mắc là vầy: giả sử mình chuẩn độ acid 2 nấc đi với
Nấc 1 độ chính xác 99.9%
Nấc 2 độ chính xác 99%
Nhưng độ chênh lệch pK của 2 nấc <4
Vậy lúc đó độ chính xác của cả quá trình chuẩn chung là bao nhiêu vậy thầy?
Còn trường hơp chuẩn riêng HCO3 và H2CO3 em nhận thấy độ chính xác của nấc 1 và nấc 2 đều từ 99% trở lên.Em không hiểu tại sao lúc đó vì độ chênh lệch pK 2 nấc mà độ chính xác chỉ còn có 98%?

rubykhtn
04-18-2010, 08:24 PM
nếu mình có hỗn hợp acid thì khi chuẩn, độ chính xác của cả hỗn hợp dựa vào acid yếu hơn phải không ạ?hay mình dựa vào độ chính xác của acid nào thấp hơn để lấy chung cho cả hỗn hợp a?xin cho em ý kiến.thanks

dunghitman
04-18-2010, 09:02 PM
Hì mình nghĩ vầy nè.Bạn hãy xét xem bước nhảy của từng acid.Lúc đó bạn xem có chổ nào bước nhãy bị trùng không.Nếu trùng thì chuẩn chung,không trùng thì chuẩn riêng.Lúc đó độ chính xác của quá trình chuẩn độ sẽ tính theo từng trường hợp chuẩn chung hay riêng.

Hồ Sỹ Phúc
04-18-2010, 09:30 PM
nếu mình có hỗn hợp acid thì khi chuẩn, độ chính xác của cả hỗn hợp dựa vào acid yếu hơn phải không ạ?hay mình dựa vào độ chính xác của acid nào thấp hơn để lấy chung cho cả hỗn hợp a?xin cho em ý kiến.thanks
Phải xét các điều kiện sau:
- Có chuẩn độ riêng từng axit được không?
- Có chuẩn độ được cả 2 axit không?
- Có tìm được chất chỉ thị thích hợp không?
...
Chúc bạn học tốt!

giotnuoctrongbienca
04-18-2010, 10:42 PM
Tại vì khi em làm các bài về chuẩn độ chung.Ta thấy rằng để chuẩn độ chung thì độ chênh lệch pK lun <4.Điều em thắc mắc là vầy: giả sử mình chuẩn độ acid 2 nấc đi với
Nấc 1 độ chính xác 99.9%
Nấc 2 độ chính xác 99%
Nhưng độ chênh lệch pK của 2 nấc <4
Vậy lúc đó độ chính xác của cả quá trình chuẩn chung là bao nhiêu vậy thầy?
Còn trường hơp chuẩn riêng HCO3 và H2CO3 em nhận thấy độ chính xác của nấc 1 và nấc 2 đều từ 99% trở lên.Em không hiểu tại sao lúc đó vì độ chênh lệch pK 2 nấc mà độ chính xác chỉ còn có 98%?

Bạn thử vẽ đồ thị logarit nồng độ của hệ H2CO3/HCO3/CO3 (pH từ 0-14) sẽ thấy có điểm pH nào tổn tại HCO3 >99% và các cấu tử còn lại (H2CO3 + CO3) <1% không? KHông có pH nào vậy cả. Nguyên nhân chính là do chênh lệch pK<4. Khi chuẩn đến 98% CO3 thì HCO3 đã bắt đầu phản ứng với H+ chuẩn vào và sinh ra H2CO3.
Hãy thử với các hệ H3PO4/H2PO4/HPO4/PO4 và H2S/HS/S bạn sẽ thấy rõ hơn.
Thân ái

Hồ Sỹ Phúc
04-18-2010, 10:48 PM
Hay quá! Bây giờ tôi đã biết đươc thêm cách để tìm xem có thể chuẩn độ riêng với độ chính xác bao nhiêu dựa vào giản đồ logarit nồng độ. Cảm ơn thầy giotnuoc... rất nhiều
À, mà thầy thường vẽ giải đồ bằng phần mềm gì vậy thầy? Em thì dùng Excel, thấy nó cũng hơi lâu!

giotnuoctrongbienca
04-18-2010, 10:48 PM
Ý, tụi em hói ở đây là lúc đó đang đi tìm nồng độ của pH nhưng theo pt can bằng thì vướng OH trừ nên tụi em hỏi để có thể bỏ qua không?(acid 3 chức và đang chuẩn độ nấc thứ 2,1<F<2).thanks

Tại một thời điểm chuẩn độ nhất định, bạn biết thành phần dung dịch lúc đó. Từ thành phần dung dịch này, bạn sẽ có công thức tính pH đúng cho tương ứng. Công thức này có thể rất phức tạp, tuy nhiên bạn có thể bỏ đuợc một hạng số bên cạnh hạng số khác nếu giá trị của chúng chênh nhau 100 lần trở lên. Ví dụ có trường hợp bạn không bỏ đuợc OH bên cạnh H, nhưng lại bỏ đuợc OH và H bên cạnh C. Khi [H] gần đúng > 100 [OH] thì bạn bỏ qua OH cạnh H. Sau khi giải xong, bạn phải kiểm tra lại xem giả thiết tính pH gần đúng còn thỏa không.
Thân ái

giotnuoctrongbienca
04-18-2010, 10:50 PM
Hay quá! Bây giờ tôi đã biết đươc thêm cách để tìm xem có thể chuẩn độ riêng với độ chính xác bao nhiêu dựa vào giản đồ logarit nồng độ. Cảm ơn thầy giotnuoc... rất nhiều
À, mà thầy thường vẽ giải đồ bằng phần mềm gì vậy thầy? Em thì dùng Excel, thấy nó cũng hơi lâu!

Đúng là tôi thường dùng Excel, tôi phải tự thiết lập hàm toán học để vẽ. Phương pháp này tuy lâu nhưng giúp ta hiểu rõ hơn bản chất của quá trình chuẩn độ bở không hiểu bản chất của vấn đề thì không làm đuợc.
Thân ái

sakura1234
04-18-2010, 10:53 PM
Cho em hỏi tí : làm sao để chuẩn độ hỗn hợp (acid mạnh và acid yếu) (acid yếu và acid yếu). Sách của thầy Long chỉ nói sơ sơ , em chẳng hiểu gì hết. Có thể hướng dẫn cụ thể chút cho em hông
Còn câu này nữa nếu chuẩn độ Na2CO3 mà cho độ tan trong nước ờ nhiệt độ phòng 0.001M thì mình sử dụng nồng độ này vào lúc nào. Nó có ảnh hưởng gì tới bứoc nhảy pH không vậy
Mọi người giúp em nhanh nhanh giùm. Sắp thì rùi

Hồ Sỹ Phúc
04-18-2010, 10:56 PM
Đúng là tôi thường dùng Excel, tôi phải tự thiết lập hàm toán học để vẽ. Phương pháp này tuy lâu nhưng giúp ta hiểu rõ hơn bản chất của quá trình chuẩn độ bở không hiểu bản chất của vấn đề thì không làm đuợc.
Thân ái
Vâng, cảm ơn thầy ạ. Em cũng định dùng phần Excel để vẽ giản đồ logarit của phức chất và kết tủa mà thấy nó khó quá.

Hồ Sỹ Phúc
04-18-2010, 11:00 PM
Nếu vậy có phải ý anh là chuẩn độ KHP chỉ theo nấc 2 thôi xem như đơn acid yếu hả?
Đúng vậy, nó giống như chuẩn độ nấc 2 của H3PO4. Tất nhiên nó phức tạp hơn đơn axit yếu một chút bạn ạ! Chúc bạn học tốt!
Tôi nghĩ vấn đề này không thực tế nên có thể thầy sẽ k ra đâu! Nhưng trường hợp chung thì có thể đấy! Ví dụ chuẩn độ KHA, bạn nhỉ?

giotnuoctrongbienca
04-18-2010, 11:02 PM
Cho em hỏi tí : làm sao để chuẩn độ hỗn hợp (acid mạnh và acid yếu) (acid yếu và acid yếu). Sách của thầy Long chỉ nói sơ sơ , em chẳng hiểu gì hết. Có thể hướng dẫn cụ thể chút cho em hông
Còn câu này nữa nếu chuẩn độ Na2CO3 mà cho độ tan trong nước ờ nhiệt độ phòng 0.001M thì mình sử dụng nồng độ này vào lúc nào. Nó có ảnh hưởng gì tới bứoc nhảy pH không vậy
Mọi người giúp em nhanh nhanh giùm. Sắp thì rùi

:matkinh (
Lo rồi phải không?
Câu hỏi của bạn giải thích sơ sợ chắc khó hiểu, giải thích kỹ thì không đủ thời gian. Vậy thế này, bạn hãy lấy 2 ví dụ cụ thể cho 2 trường hợp bạn thắc mắc, ví dụ hỗn hợp HCl+CH3COOH và HCOOH và CH3COOH nồng độ mỗi thứ 0.1 M, chuẩn bằng NaOH 0.1M đi. Bạn chuẩn độ và tính pH tại các thời điểm khác nhau sẽ rõ thôi mà.
Còn về phần H2CO3, khi nào dùng nồng độ này??? Khi nào H2CO3 sinh ra trong dung dịch > 0.001M thì dùng vì lượng H2CO3 dư sẽ bay khỏi dung dịch, chỉ còn 0.001 M thôi. Còn nếu H2CO3 sinh ra < 0.001 M thì dĩ nhiên là bạn phải chọn nồng độ thực tế rồi.
Do [H2CO3] nằm trong công thức tính toán pH nên dĩ nhiên là nó có ảnh hưởng tới pH bước nhảy.
Hãy cố gắng tự mình tìm hiểu trước khi hỏi, vậy bạn sẽ thu đuợc nhiều lợi ích hơn.
Thân ái

trannguyen
04-18-2010, 11:57 PM
Chúng ta học là học cho có kiến thức chứ sao lại đối phó với thầy cô mà nói rằng vấn đề này thầy sẽ không ra đâu????
:24h_096:

Thân ái
Em nhận xét bạn nói như thế thì chưa đúng. nhưng quan điểm của em học cho có kiến thức là quan trọng, nhưng học vấn đề này để làm gì? Vấn đề có tính chất cơ bản phải học thật kĩ, học phải có chiến lược đầu tư cho một hướng ứng dụng cụ thể, tránh kiến thức rộng mà không sâu, nhầm lẫn lung tung.

Vốn học là vô bờ, việc học là mãi mãi nên việc học phải đáp ứng cho từng giai đoạn cụ thể. Nếu là sinh viên thì để có bộ óc tốt là thứ nhì, ưu tiên số một là điểm sô - điểm số cao đánh doanh nghiệp đánh giá cao, điểm số cao = lương cao, và qua trong là chả có ai dám phát biểu "thằng nọ điểm cao mà dốt lém cả" nhưng người ta sẽ chê"thằng đó biết nhiều làm gì- điểm thấp òm"

Học thế nào để mà có điểm số cao cũng là một nghệ thuật phải không thầy? Đâu có ai nói rằng học vì điểm là không học vì kiến thức. Bỏ cái này là để có thời gian học cái khác quan trọng hơn mà thôi. Mà người học điểm luôn cao thì chẳng có phần nào họ bỏ. Còn học để đối phó điểm 5 - thì còn nói để làm gì?

Quan điểm về học vì điểm của mình là thế? Học thì phải cố gằng điểm cao? Các thầy cô có phiền với em như thế không ah? còn các bạn có đồng tình với mình không?
Còn khi ra trường thì lúc đó khác, làm tốt dơuowcjd trọng dụng

Hồ Sỹ Phúc
04-19-2010, 01:04 AM
Tôi đồng ý vơi trannguyen cả 2 tay luôn! Điểm số tệ sẽ ảnh hưởng đến nỗ lực của chính mình. May mà mình chưa tệ lắm (cũng bị dính một con 5 rùi - Nhiệt động - Học môn này tốt, hay thế mà...đau thật)

solomen2812
04-19-2010, 07:49 AM
Thầy ơi!
Tại sao tại F=2.01 lại tính như vậy.Trong khi đó là hh acid,nhưng nồng độ của acid mạnh thấp hơn nồng độ acig yếu mà.Trong trường hợp đó phải nghĩ tới trường hợp ức chế để tính pH chứ.Xin thầy giải thích rõ hơn dùm em:012

dunghitman
04-19-2010, 08:30 AM
à em hiểu rồi.Nhưng thầy ơi sao em thấy có mấy bạn khi chuẩn độ chung,họ xét độ chính xác theo nấc thứ hai vầy thầy?Vd:
Nấc 1 99%
Nấc 2 99%
pK1-pK2<4
=> độ chính xác của hệ khi chuẩn độ chung là 99% theo nấc 2
Điều đó liệu có đúng không thầy?

Hồ Sỹ Phúc
04-19-2010, 11:36 AM
Thầy ơi!
Tại sao tại F=2.01 lại tính như vậy.Trong khi đó là hh acid,nhưng nồng độ của acid mạnh thấp hơn nồng độ acig yếu mà.Trong trường hợp đó phải nghĩ tới trường hợp ức chế để tính pH chứ.Xin thầy giải thích rõ hơn dùm em:012
Axit mạnh HCl phân li hoàn toàn nên khi đó nồng độ H+ của nó phân li chắc chắn bằng 0,00025M. Do sự có mặt của H+ này mà làm cho sự phân li của axit yếu trở nên k đáng kể (do sự phân li là một cân bằng - ta có thể hiểu theo nguyên lí Lơ Satơlie mà)

Hồ Sỹ Phúc
04-19-2010, 11:38 AM
Thực ra thầy giotnuoc... có nhầm lẫn 1 chút, vì nồng độ của CO2 trong dung dịch tối đa là 3.10-2M < 0,05M ở trên (thực ra phải là 0,033M chứ sao lại 0,05M thầy nhỉ, vì thể tích tăng 3 lần chứ k phải 2 lần ạ). Mong thầy giải đáp ạ!

lanrom_chem
04-19-2010, 12:44 PM
thầy ơi! bài NaHCO3 và Na2CO3 làm tương tự bài NAOH và NA2CO3 vậy cho em hỏi?
bài NAOH và NA2CO3 có phải nấc 1 của NA2CO3 la chuẩn chung với NAOH sau đó chỉ còn chuẩn nấc 2. có cần xét đến độ tan của H2CO3 không?
thầy xem giùm em có đúng không? và sai gì thầy chỉ cho em?

lanrom_chem
04-19-2010, 03:43 PM
thầy ơi cho em hỏi tại sao ở F= 2.01 thầy tính trong dung dịch có 1%*0.1*1/4 mà không phải là 1%*(0.1+0.1)*1/4. tại vì Co ở đây vẫn bằng (0.1+0.1) chứ? và ở F=1.04 cũng vậy?

missile
04-19-2010, 05:34 PM
cho em hỏi chổ này F = 1.99: dung dịch có 99%*(0.1+0.1)*10/(10+10+20) H2CO3 (tại sao D=10/(10+10+20) sao không phải là 10/(10+10) em ko rõ chổ này lắm. ai giúp em với.

hankiner215
04-19-2010, 07:39 PM
thầy ơi cho em hỏi tại sao ở F= 2.01 thầy tính trong dung dịch có 1%*0.1*1/4 mà không phải là 1%*(0.1+0.1)*1/4. tại vì Co ở đây vẫn bằng (0.1+0.1) chứ? và ở F=1.04 cũng vậy?

F = 1.04: bạn đã chuẩn hết nấc 1 và đã chuẩn được một phần nấc 2.Ở thời điểm này 4% lượng NaHCO3 ở nấc 1 đã chuyển thành H2CO3, còn 96% lượng NaHCO3 chưa phản ứng.Như vậy trong dung dịch lúc này gồm lượng H2CO3 mới hình thành, 96% lượng NaHCO3 chưa phản ứng và lượng NaHCO3 ban đầu
F = 2.01: bạn đã chuẩn hết 2 nấc và tiến trình chuẩn độ đang ở sau điểm tương đương thứ 2,tức bạn đang cho dư 1% HCl
Không biết mình giải thích vậy có hợp lý không.Mong được sự góp ý!^^
Thân!

hoacamtu24
04-19-2010, 07:52 PM
cho em hỏi khi tiến hành chuẩn độ NaOH và Na2CO3 phải theo trình tự thế nào ạ?
có phải nấc 1 sẽ gồm NaOH và nấc CO3 2- được chuẩn k ạ?nấc 2 là HCO3-?như thế phải chuẩn nấc 1 kia ra sao ạ?
Mong được giải đáp sớm!

rubykhtn
04-19-2010, 07:55 PM
hix..thiệt tình thầy chỉ tới đây rùi nhưng em vẫn không chưng minh đc lại ct tính sai số chỉ thị của thầy Long,thầy có thể nói cho em biết lúc 1<F<2 (chuẩn độ acid 3 chức) thì thiết lập ct như thế nào không ạ?thanks.và luc đó nồng độ của H và OH rất nhỏ so với CD phải không ạ?

rubykhtn
04-19-2010, 08:24 PM
Cho em hỏi lun,khi mà mình đang chuẩn thì tai thoi diem truoc tuong duong,vd như F=0.99 thi lúc đó nồng độ của NaOH và NaHCO3 như thế nào ạ?mong thầy giang giùm tụi em.mai thi ùi

hoacamtu24
04-19-2010, 08:29 PM
"Sau khi giải xong, bạn phải kiểm tra lại xem giả thiết tính pH gần đúng còn thỏa không."

như vậy là sao ạ?đã kiểm chứng trong quá trình lược bỏ rồi mới đưa ra ct tính ph,vậy kiểm tra lại giả thiết đó có bắt buộc k?và tại sao phải làm thế ạ?

Hồ Sỹ Phúc
04-19-2010, 09:10 PM
Hihi, các bạn sắp thi phải không? Vậy thì hãy nhớ công thức để thi đã. Thi xong quay lại đây bàn tiếp. Vấn đề này phải thầy Long nói cho các bạn thì mới rõ được (Hoặc thầy Từ Vọng Nghi, Nguyễn Tinh Dung, Hoàng Minh Châu... ngoài Hà Nội), chứ bây giừo ít ai quan tâm đến mấy vấn đề này lắm, nó chủ yếu mang tính chất lý thuyết nhiều hơn. Thầy giotnuoc... cũng như một số thầy khác hiểu, nhưng nói được với các em thật khó, vì các em không chịu nghiên cứu sách vở, hỏi thì thắc mắc từng chi tiết... nói thật có mà thừa thời gian thì mới trả lời hết được những vấn đề rất nhỏ nhặt đó!

cherub_myd
04-19-2010, 09:33 PM
Theo mình nghĩ trước hết phải xét đk chuẩn độ coi có thể chuẩn độ 2 nấc được k đã..NaOH là 1 baz mạnh nên sẽ đc chuẩn độ hết cùng nấc 1 của Na2CO3.Tại F=0.99 thì dung dịch có 99% là NaHCO3và 1% NA2CO3,pH tính theo dung dịch đệm

rubykhtn
04-19-2010, 09:46 PM
Theo mình nghĩ trước hết phải xét đk chuẩn độ coi có thể chuẩn độ 2 nấc được k đã..NaOH là 1 baz mạnh nên sẽ đc chuẩn độ hết cùng nấc 1 của Na2CO3.Tại F=0.99 thì dung dịch có 99% là NaHCO3và 1% NA2CO3,pH tính theo dung dịch đệm

vậy lúc đó mình sẽ tính pH như thế nào ạ?mong chỉ giáo thêm.thanks.ah,tại sao mới đầu vào phải xét nấc 2 trước ạ?

cherub_myd
04-19-2010, 09:57 PM
Đâu có! Mình xét điều kiện chuẩn độ để xem có thể chuẩn độ chính xác 2 nấc tới bao nhiêu %, hay có thể chuẩn độ tổng 2 nấc đc ko .....F= 0.99 vẫn là trong nấc 1 đấy thôi. PH=pka1+ lg Cb/Ca = 6.35 +lg 1/99

Trần Văn Quyết
04-19-2010, 10:01 PM
Khi chuẩn độ bằng H+ thì NaOH pư trước, khi nào nó pư hết mới đến lượt CO3(2-), rồi mới tới HCO3(-)

thelucky1
04-19-2010, 10:02 PM
bỏ qua NaOH là ko đc rồi, nếu 2 chất có hằng số phân ly tương đương nhau thì có thể chuẩn chung với nồng độ tổng cộng, nhưng ở đây thì ko rõ phải làm ntn?

cherub_myd
04-19-2010, 10:03 PM
Vậy theo bạn nghĩ là thế nào ? Mình nghĩ nó là Baz mạnh nên chuẩn độ chung với nấc 1 của Na2CO3 .hay tại F=0.99 thì có 99% dung dịch (NaOH+Na2CO3)đc chuẩn độ.lúc đó tính pH thì vẫn còn 1%NaOH?

Trần Văn Quyết
04-19-2010, 10:08 PM
H(+) + OH(-) ---> H2O ; K = 10^ 14
còn:
H(+) + CO3(2-) ---> HCO3(-) ; K = 10^10.26
H(+) + HCO3(-) ---> H2CO3 ; K = 10^6.37
10^14 >> 10^10.26 => OH(-) phải pư trước

thelucky1
04-19-2010, 10:15 PM
H(+) + OH(-) ---> H2O ; K = 10^ 14
còn:
H(+) + CO3(2-) ---> HCO3(-) ; K = 10^10.26
H(+) + HCO3(-) ---> H2CO3 ; K = 10^6.37
10^14 >> 10^10.26 => OH(-) phải pư trước

nếu vậy thì phải chuẩn riêng NaOH trước ah? Thế thì xem như chuẩn 2 chất rồi, đâu có liên quan gì đến hỗn hợp đâu

Trần Văn Quyết
04-19-2010, 10:25 PM
chuẩn một dd như vậy thì cần phải thu được kết quả là nồng độ OH(-) và CO3(2-) chứ.
Nhưng mình nghĩ nếu chuẩn như vậy thì cũng đâu biết được nồng độ OH(-) ban đầu đâu, vì có nhiều cân bằng khác nữa. Mình thấy chỉ có cách là làm kết tủa CO3(2-) dưới dạng CaCO3 bằng CaCl2 thôi.

cherub_myd
04-19-2010, 10:35 PM
H Hii! Tốt nhất các bạn nên ôn bài khác đi.Baz,acid đa chức chẳng hạn.Vì bài này chỉ có ý nghĩa trong thực tế.Có NaOH thì nấc 1 của Na2CO3 chỉ chuẩn độ chính xác thấp hơn 99 %,khoảng bước nhảy khá hẹp nên phải chọn chỉ thị hỗn hợp pT=8.3,nồng độ Na2CO3 tương đối cao,fải đun đuổi khí CO2 ....vv..

hoacamtu24
04-19-2010, 10:41 PM
nhưng mà mấy bài đa acid hoặc đa baz thầy cho làm hết trên lớp ùi,bây giờ k lẻ thầy cho lại ạ?
kì vậy?

hoacamtu24
04-19-2010, 10:44 PM
trong một hỗn hợp làm sao bik khi nào chuẩn chung,khi nào chuẩn riêng ạ?dựa vào gì để bik được điều này?

Trần Văn Quyết
04-19-2010, 10:45 PM
Các bạn làm bài này nha:
Tính pH dd NH4HCO3 0.1 M

Hồ Sỹ Phúc
04-20-2010, 02:16 AM
Các bạn làm bài này nha:
Tính pH dd NH4HCO3 0.1 M
Bài này phải tính lặp một chút (2-3 lần). Kết quả pH = 7,8.

Hồ Sỹ Phúc
04-20-2010, 02:23 AM
Vậy theo bạn nghĩ là thế nào ? Mình nghĩ nó là Baz mạnh nên chuẩn độ chung với nấc 1 của Na2CO3 .hay tại F=0.99 thì có 99% dung dịch (NaOH+Na2CO3)đc chuẩn độ.lúc đó tính pH thì vẫn còn 1%NaOH?
Ý bạn này là đúng nhất. Đọc qua ý kiến các bạn tôi nghĩ các bạn cần tìm ngay cuốn:
HOÁ HỌC PHÂN TÍCH - PHẦN 3: "CÁC PP PHÂN TÍCH HOÁ HỌC" của tác giả Nguyễn Tinh Dung mà đọc, trong đó có cách viết rất khác thầy Long, nhưng quan trọng là giúp được các bạn các câu hỏi trên, thầy đã phân tích rất kỹ. Sách này chủ yếu được dùng ở ĐHSP Hà Nội và ĐH Vinh.. SÁCH RẤT HAY!
Theo tôi, các bạn đừng nghĩ, cách viết khác thầy Long thì không đọc, vì nó sẽ trái với ý thầy. Nhưng các bạn đang thắc mắc cơ mà, vấn đề là các bạn phải hiểu, còn áp dụng vào bài thi hay không lại là vấn đề khác. (Nói thật, thầy nào cũng chỉ thích học trò áp dụng pp của mình thôi. Hihi).
Chúc các bạn học tốt!

lanrom_chem
04-20-2010, 07:02 AM
theo minh nghi thì NaOH là một baz mạnh khi chuẩn chung với Na2CO3 thì nó sẽ dc chuẩn chung với nấc 1 của NA2CO3 và độ chính xác lấy theo Na2CO3 tiếp theo nấc 2 của Na2CO3 đc chuẩn riêng. và do PKa2-PKa1<4 nên ta chỉ xét với độ chính xác <99% vì ta xét riêng 2 nấc mà
vậy tại F=o.96 d d chứa 96%(NaHCO3) 4%(Na2CO3) và 100%(NaOH) đã dc chuẩn hết
các bạn nghĩ như thế nào!!!
có ai biết rõ không chỉ giùm với????





















5

rubykhtn
04-20-2010, 08:09 AM
Vậy theo bạn nghĩ là thế nào ? Mình nghĩ nó là Baz mạnh nên chuẩn độ chung với nấc 1 của Na2CO3 .hay tại F=0.99 thì có 99% dung dịch (NaOH+Na2CO3)đc chuẩn độ.lúc đó tính pH thì vẫn còn 1%NaOH?

theo mình nghĩ thì ý kiến ban đầu của bn đúng hơn vì nếu là y kiên sau thí NaOH sẽ pư với HCO3- liền hà.uhm cảm ơn bn nhiêu hem

dunghitman
04-20-2010, 08:39 PM
Theo mình vầy nè.Đúng như các bạn trên đã nêu,NaOH và nấc 1 của Na2CO3 sẽ chuẩn chung do NaOH là 1 base mạnh nên sẽ đc chuẩn chung với nấc 1 Na2CO3.Lúc đó ta xem như bỏ qua NaOH trong quá trình chuẩn độ luôn,NaOH chỉ ảnh hưởng đến độ pha loãng D thôi chỉ ảnh hưởng đến các giá trị pH tại F=1,F=2,...mà thôi.Lúc F=0.99 thì NaOH do quá mạnh nên đã pứ hết rùi chỉ còn lại 1% Na2CO3 thôi.Lúc đó các bạn sẽ chuẩn độ bình thường với D sẽ thay đổi tương ứng tại các điểm cần lưu ý.Ví dụ: tại F=1.00 D=1/2;Tại F=2 thì D=1/2.5

suoinguonyeuthuong
04-21-2010, 09:25 AM
cho em hỏi khi tiến hành chuẩn độ NaOH và Na2CO3 phải theo trình tự thế nào ạ?
có phải nấc 1 sẽ gồm NaOH và nấc CO3 2- được chuẩn k ạ?nấc 2 là HCO3-?như thế phải chuẩn nấc 1 kia ra sao ạ?
Mong được giải đáp sớm!

để chuẩn độ NaOH và Na2CO3 ta có thể chuẩn độ đồng thời hoặc riêng phần
Chuẩn độ đồng thời độ NaOH và Na2CO3 bằng dd HCl t/c lần lượt theo chỉ thị PP thì toàn bộ NaOH và Nấc 1 của Na2CO3 được trung hòa .
Phương trình phản ứng : NaOH + HCl => NaCl + H2O
Na2CO3 + HCl => NaHCO3 + NaCl
tại điểm tương đương dung dịch chuyển từ màu hồng sang không màu
- theo chỉ thị MO thì nấc 2 của Na2CO3 được trung hòa hết
NaHCO3 + HCl => NaCl + H2O + CO2
tại điểm tương dung dịch chuyển từ màu vàng sang hồng
công thức tính
g/l NaOH ={mDgNaOH *[(NV)pp - (NV)MO]HCl*Vdm/Vxd*1000}/Vml(mẫu)
g/l Na2CO3={mDgNa2CO3*[ N*(2V)MO]HCl *Vdm/Vxd*1000}/Vml(mẫu)
:010:ko biết mình có nhầm chõ nào k ? mong các bạn góp ý

ThanhViet
04-21-2010, 07:59 PM
Mình thì nghĩ như thế này!
NaOH sẽ có bước nhảy pH = 10.7 - 3.3
Còn N2CO3 sẽ có 2 bước nhảy pH của 2 nấc là: 10.3 - 8.6 và 5.2 - 3.6
Khi đó:
-Nếu ta chọn chỉ thị PP (pT = 9) thì ta sẽ chuẩn được NaOH và nấc thứ 1 của Na2CO3.
-Nếu ta chọn chỉ thị MO (pT= 4) thì ta sẽ chuẩn được NaOH và cả 2 nấc của Na2CO3.

dunghitman
04-21-2010, 08:11 PM
Ừ đúng như bạn Thanh viet đã nói.Nhưng đây là chuẩn hỗn hợp các base nên ta phải làm theo đúng như đề đã ra ^^.Vì vậy ta nên làm theo đúng với yêu cầu của một bài chuẩn chung hỗn hợp base.

Hồ Sỹ Phúc
04-21-2010, 09:27 PM
Mình thì nghĩ như thế này!
NaOH sẽ có bước nhảy pH = 10.7 - 3.3
Còn N2CO3 sẽ có 2 bước nhảy pH của 2 nấc là: 10.3 - 8.6 và 5.2 - 3.6
Khi đó:
-Nếu ta chọn chỉ thị PP (pT = 9) thì ta sẽ chuẩn được NaOH và nấc thứ 1 của Na2CO3.
-Nếu ta chọn chỉ thị MO (pT= 4) thì ta sẽ chuẩn được NaOH và cả 2 nấc của Na2CO3.
Mình đính chính một chút nhé:
- Bước nhảy nấc 1 của Na2CO3 sao lại 10,3 - 8,6?? Tôi nghĩ là khoảng 8,6-8,0 thôi.
- Chuẩn độ B = A: PP có pT = 8,0 (chứ không phải bằng 9,0).
Ok?

sakura1234
04-21-2010, 10:43 PM
Cho mình hỏi H2SO4 là acid di chức nhưng nấc 1 phân ly mạnh hơn nấc 2 rất nhiều. Nên khi chuẩn độ sẽ chuẩn độ cả 2 nấc chung. Thế mình phải bắt đầu từ F=0.99 hay F=1.99. Mình nghĩ là phải bắt đầu từ F=1.99 không biết có đúng không? Hơn nữa trong đề thi pt của thầy năm trước khi chuẩn độ hỗn hợp H2SO4 và H3PO4 thì H2SO4 chuẩn độ luôn cả 2 nấc và chung với nấc 1 của H3PO4 nhưng bắt đầu từ F=0.99. Vậy chuẩn riêng H2SO4 thì sao?

Hồ Sỹ Phúc
04-21-2010, 11:41 PM
Cho mình hỏi H2SO4 là acid di chức nhưng nấc 1 phân ly mạnh hơn nấc 2 rất nhiều. Nên khi chuẩn độ sẽ chuẩn độ cả 2 nấc chung. Thế mình phải bắt đầu từ F=0.99 hay F=1.99. Mình nghĩ là phải bắt đầu từ F=1.99 không biết có đúng không? Hơn nữa trong đề thi pt của thầy năm trước khi chuẩn độ hỗn hợp H2SO4 và H3PO4 thì H2SO4 chuẩn độ luôn cả 2 nấc và chung với nấc 1 của H3PO4 nhưng bắt đầu từ F=0.99. Vậy chuẩn riêng H2SO4 thì sao?
Chuẩn độ hỗn hợp H2SO4 và H3PO4 xét F = 0,99 đó là xét cho H3PO4, bạn hiểu chứ?
Còn chuẩn độ riêng H2SO4 thì do K2 = 10^-2 không quá nhỏ nên không thể chuẩn độ được riêng nấc 1. Vì thể chuẩn độ cả hai nấc, tất nhiên là là xét F=1,99 rùi!
Thân!
Chúc bạn học tốt!

quanss
04-22-2010, 09:25 PM
theo quy tắc một chút, nếu nồng độ OH- quá bé trong dung dịch có thể bỏ qua, theo như bạn rubykhtn nói thì bạn đang chuẩn độ acid 3 chức mà chuẩn được tới nấc 2 rồi phải không ???

Bần cần phải xem kỹ khi bạn chuẩn ở trước nấc thứ 2, trong dung dịch của bạn gồm những jì, nếu là một hệ đệm thì bạn nên tính pH theo một hệ đệm với pKa tương ứng và tỷ số nồng độ [Baz]/[acid] tương ứng tại điểm F mà bạn chuẩn độ, sau điểm tương đương thứ 2, trong dung dịch của bạn còn jì. Vì bạn nói đây là acid 3 nấc, cho nên khi bạn chuẩn độ qua nấc thứ 2 thì trong dung dịch của bạn vẫn tiếp tục có hệ đệm.

Điều quan trọng ở đây, bạn phải nhận ra ở điểm F nào thì dung dịch bạn có những jì và bao nhiêu phần trăm, lúc đó bạn chỉ cần tính pH theo cái dạng đó (đệm, muối v.v.......), nhưng nhớ là có hệ số pha loãng nha bạn.

quanss
04-22-2010, 09:32 PM
thường gặp các đa axit có ka1 >>ka2>>ka3.=>có thể bỏ qua OH-

Mình không đồng ý lắm với ý kiến của bạn này, bạn nói là Ka1 >> Ka2 nên bỏ qua OH-, bạn đang chuẩn độ acid bằng một dung dịch chuẩn là baz. Mình sẽ nói tới 2 trường hợp

Trường hợp 1 là bạn có thể chuẩn riêng rẽ từng nấc tức là pKa1- pKa2 > 4, lúc này trước điểm tương đương 1 là một hệ đệm, pH tính theo đệm. Sau điểm tương đương 1 trước điểm tương đương 2 tức là 1.00< F <2.00, cũng có một hệ đệm khác, nên pH cũng tính theo hệ đệm. Nhưng F > 2.00, thử hỏi bạn lúc này là hoàn toàn hết acid, và bạn them baz vào dung dịch thì làm sao bạn bỏ qua OH- được.

Trường hợp 2 là bạn không thể chuẩn riêng từng nấc được, thì 1.5< F <2.00 tồn tại trong dung dịch là một hệ đệm, bạn tính pH theo đệm, nhưng khi F > 2.00, bạn làm sao mà bỏ qua OH- được vì bạn cứ tiếp tục thêm baz vào dung dịch mà.

minhduc14888
05-04-2010, 08:07 PM
chào các anh, tiện thể có topic dung dịch đêm, cho em hỏi luôn, khỏi phải tạo topic mới!

Em có phản ứng cacbonat hóa Na[Al(Oh)4] + CO2 => Al(OH)3

để giữ cho độ pH trong dung dịch cuối cùng là 12 thì cần dùng dung dịch đệm gì ạ? Cách tính ra sao? em có đọc trên wiki nhưng chưa hiểu lắm!

giotnuoctrongbienca
05-04-2010, 10:36 PM
chào các anh, tiện thể có topic dung dịch đêm, cho em hỏi luôn, khỏi phải tạo topic mới!

Em có phản ứng cacbonat hóa Na[Al(Oh)4] + CO2 => Al(OH)3

để giữ cho độ pH trong dung dịch cuối cùng là 12 thì cần dùng dung dịch đệm gì ạ? Cách tính ra sao? em có đọc trên wiki nhưng chưa hiểu lắm!

Trường hợp của bạn, muốn ổn định đệm tại pH 12 thì nên dùng hỗn hợp glycine NH2CH2COOH và NaOH. Các pha chế như sau:
1. Dung dịch glycine 0.1N: 7.507 g glycine + 5.85 g NaCl pha thành 1 L
2. Dung dịch NaOH 0.1N
Để pha dung dịch đệm pH 12: lấy 54.45 g dung dịch 1) rồi thêm dung dịch 2) thành 100 mL.
(Nguồn: Handbook ò Analytical Chemistry, J.U. Lurie, p. 253 -261)

Nếu cần pha dung dịch đệm có đệm năng cao hơn, bạn cần tăng nồng độ các dung dịch 1) và 2).

Thân ái

minhduc14888
05-09-2010, 06:10 PM
Trường hợp của bạn, muốn ổn định đệm tại pH 12 thì nên dùng hỗn hợp glycine NH2CH2COOH và NaOH. Các pha chế như sau:
1. Dung dịch glycine 0.1N: 7.507 g glycine + 5.85 g NaCl pha thành 1 L
2. Dung dịch NaOH 0.1N
Để pha dung dịch đệm pH 12: lấy 54.45 g dung dịch 1) rồi thêm dung dịch 2) thành 100 mL.
(Nguồn: Handbook ò Analytical Chemistry, J.U. Lurie, p. 253 -261)

Nếu cần pha dung dịch đệm có đệm năng cao hơn, bạn cần tăng nồng độ các dung dịch 1) và 2).

Thân ái

Cảm ơn anh, anh tra cứu hộ em, vẫn dung dịch đó, nhưng độ pH = 10 thì thế nào ạ? cảm ơn anh.

giotnuoctrongbienca
05-09-2010, 10:17 PM
Cảm ơn anh, anh tra cứu hộ em, vẫn dung dịch đó, nhưng độ pH = 10 thì thế nào ạ? cảm ơn anh.

NẾu dùng hệ đệm Glycine+NaOH và muốn tạo pH=10 thì bạn lấy 38.3 mL dung dịch glycine 0.1N và thêm NaOH 0.1N đến 100 mL.
Thân ái

giotnuoctrongbienca
05-09-2010, 11:54 PM
Bạn đến ĐHKHTN TpHCM mua quyển Sổ tay Hoá phân tích đi bạn!

ĐHKHTN không có bán sổ tay này đâu. Muốn tìm thì có thể đến các thư viện có sách này mà copy hoặc ra ngoài nhà sách cũ may ra sẽ có.
Hồi xưa tôi phải đi nhà sách cũ liên tục nhiều năm mới có đấy.
Chúc các bạn may mắn.

Hồ Sỹ Phúc
05-10-2010, 03:45 PM
ĐHKHTN không có bán sổ tay này đâu. Muốn tìm thì có thể đến các thư viện có sách này mà copy hoặc ra ngoài nhà sách cũ may ra sẽ có.
Hồi xưa tôi phải đi nhà sách cũ liên tục nhiều năm mới có đấy.
Chúc các bạn may mắn.
Thầy ơi, em thấy có cuốn của cô Vân đó thầy: Sổ tay và bài tập Hoá phân tích. Đợt đó em đi TpHCM 1 tuần mua hết các sách cần thiết, riêng quyển sổ tay này em mua 10 cuốn, về bán lại cho bạn bè lãi được khá lớn! (Hihi, hoá ra cũng có máu kinh daonh)

Gau con
05-19-2010, 02:11 PM
Xin chào các anh em,
Tôi muốn hỏi là tại sao rất ít khi dùng H2SO4 để làm chất chuẩn trong quá trình chuẩn độ axit - base. Thường tôi chỉ thấy dùng HCl hoặc các axit yếu khác mà thôi. Tôi đã hỏi giáo viên và được trả lời là vì H2SO4 là đa axit nên sẽ chuẩn thành 2 nấc, trong đó nấc 2 kém hơn và khó kiểm soát được sản phẩm. Tôi không thoả mãn với câu trả lời này vì thấy không phù hợp.
Anh em nào biết xin trả lời giúp

Hồ Sỹ Phúc
05-19-2010, 04:52 PM
H2SO4 là axit đa chức, trong đó nấc 1 mạnh (phân li hoàn toàn), nấc 2 yếu (hay trung bình, K2 = 10^-2). Trong dung dịch H2SO4 có các cân bằng (không kể cân bằng nước):
H2SO4 -> H+ + HSO4- (axit mạnh)
x-----------x---------x
HSO4- <-> H+ + SO42- K2 = 10^-2. (axit yếu)
Như vậy ta thấy, H2SO4 giống như là một hỗn hợp gồm (1axit mạnh + 1 axit yếu), do đó việc chuẩn độ nó là khá phức tạp (tất nhiên không phải không chuẩn độ được).
Vì vậy người ta thường dùng HCl để làm chất chuẩn (cũng không dùng HNO3 vì nó có tính oxi hoá mạnh. có thể oxi hoá chất chỉ thị).
Một lí do nữa là H2SO4 là axit 2 nấc, do đó khi pứ có thể có tỷ lệ 1:2 nên việc tính toán cũng phức tạp hơn!
Hi vọng câu trả lời này thoả mãn được yêu cầu cảu bạn!
Thân!

taothuanph
05-24-2010, 04:59 PM
có ai có phương pháp hay quy trình để phân tích định lượng Cl- và Br- trong cùng một dung dịch không giúp mình với

Hồ Sỹ Phúc
05-24-2010, 06:13 PM
Về nguyên tắc có thể dùng KMnO4/H2SO4 để chuẩn độ hỗn hợp này, bằng cách điểu chỉnh pH thích hợp.
Cơ sở lý thuyết dựa vào nguyên tắc sau: "Eo'(ox1/kh1) > Eo'(ox2/kh2) thì có thể xảy ra pư: ox1 + kh2 -> kh1 + ox2".
Ta có: Eo'(MnO4-/Mn2+) = 1,51 - 0,0944pH.
Eo(Cl2/Cl-) = 1,36V; Eo(Br2/Br-) = 1,08V.
Từ đó chúng ta thiết lập được khoảng pH có thể chuẩn độ Br- bằng MnO4- mà Cl- không bị chuẩn độ.
Tuy nhiên, thế oxi hoá - khử còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố (tốc độ pư, hệ số tỷ lượng...) vì vậy thực tế việc phân tích hỗn hợp Cl-, Br- (và cả I-) chỉ mới dừng lại ở phân tích định tính! Mời các bạn trao đổi thêm!
Thân!

giotnuoctrongbienca
05-24-2010, 10:20 PM
có ai có phương pháp hay quy trình để phân tích định lượng Cl- và Br- trong cùng một dung dịch không giúp mình với

Chào bạn,
Bạn dùng sắc ký trao đổi ion sẽ xác định riêng từng ion này trong dugn dịch hỗn hợp thật dễ dàng.
Thân ái

dunghitman
05-28-2010, 07:27 PM
Hi các anh, em có câu này về chuẩn độ hơi khó hiểu nên em xin hỏi mong các anh có gì chỉ giáo em giùm.Theo em biết thì H3PO4 chúng ta chỉ có thể chuẩn độ được 2 nấc đầu mà thôi(do nấc thứ 3 có độ phân ly quá thấp) nhưng nếu em cứ tiến hành chuẩn độ thì lúc đó độ chính xác của phép đo sẽ là bao nhiêu ạ?Và lúc đó em sẽ bắt đầu với F bằng bao nhiêu ạ?Em đã thử tính với độ chính xác 96% thế nhưng vẫn không tính ra được nấc thứ 3.Mong các anh giúp em.

Ngài Bin (Mr.Bean)
05-28-2010, 09:18 PM
Ở đây có 2 vấn đề đấy bạn ạ!
- Thứ nhất K3 của H3PO4 quá nhỏ, việc chuẩn độ là không chính xác, vì khi đó cân bằng H2O có ảnh hưởng.
- Thứ 2 là bạn đang dùng chỉ thị gì? Việc dùng chỉ thị là rất quan trọng, có lẽ bạn đã biết chứ?
Nếu bạn trả lời được 2 vấn đề trên thì bạn có thể tiến hành.
Cuối cùng tôi khuyên bạn, là hậu bối cần chiêm nghiệm, tiếp thu những kiến thức mà các bậc tiền bối đã để lại. Việc đi tìm phương pháp mới là cần thiết nhưng không thể đi ngược lại với những cái đã được khẳng định!
Bạn đang thực hiện một công việc trái với điều đó chăng?

dunghitman
05-29-2010, 07:12 PM
Hi cám ơn anh Bin.Tại vì bạn em có nói là gặp 1 câu chuẩn độ muối trong giáo trình thực hành pt1.Cụ thể là tính nồng độ của muối Na2HPO4 và NaH2PO4.Nó bắt buộc chọn chất chuẩn là base.Mong các anh giúp em.

Ngài Bin (Mr.Bean)
05-29-2010, 07:52 PM
Hi cám ơn anh Bin.Tại vì bạn em có nói là gặp 1 câu chuẩn độ muối trong giáo trình thực hành pt1.Cụ thể là tính nồng độ của muối Na2HPO4 và NaH2PO4.Nó bắt buộc chọn chất chuẩn là base.Mong các anh giúp em.
Chào bạn! bạn có thể cho tôi biết câu này bạn gặp ở phân câu hỏi - bài tập hay phần thực nghiệm? Nếu phần câu hỏi - bài tập thì cụ thể nó yêu cầu cái gì? Tôi nghĩ vẫn có thể tính được nồng độ nếu nó cho pH. Khi đó chúng ta chuẩn độ xác định được nồng độ NaH2PO4, dựa vào pH có thể xác định được nồng độ của Na2HPO4.
Còn nếu thực nghiệm thì bạn làm ơn hỏi thầy giotnuoc thôi! Ok?

sol7979
06-01-2010, 06:34 PM
ai bit chỉ dùm mình với! mình thắc mắc không bit "tại sao lại cần môi trường pH = 5 khi chuẩn độ trực tiếp Pb2+?"thanks mọi người nhìu nha!!!

Hồ Sỹ Phúc
06-01-2010, 06:47 PM
Bạn sol7979 thân mến! Đó bạn 1?2?5 bằng bào nhiêu?
Bạn không thể biết được đúng không? Vì dấu "?" đó bạn có biết là +, - , x, /... đâu đúng không? Vậy câu hỏi của bạn cũng không có ai có thể trả lời được đâu!
Muốn có câu trả lời, bạn làm ơn cho biết bạn đang chuẩn độ Pb2+ bằng phương pháp gì? Kết tủa? Tạo phức? Oxi hoá - khử? hay Khối lượng? AAS? Trắc quang?... và vui long cũng cấp đầy đủ các điều kiện tiến hành. Khi đó bạn thắc mắc cho nào (pH = 5 chẳng hạn) thì sẽ có người giúp bạn được đó! Mong nhận được bổ sung của bạn!

thelucky1
06-01-2010, 09:59 PM
ai bit chỉ dùm mình với! mình thắc mắc không bit "tại sao lại cần môi trường pH = 5 khi chuẩn độ trực tiếp Pb2+?"thanks mọi người nhìu nha!!!

có phải bạn muốn hỏi tại sao khi chuẩn độ trực tiếp với chỉ thị XO bằng complexon III thì phải ở pH=5(trong sách phân tích định lượng). Theo mình thì đệm có pH=5 chỉ để giúp cho chỉ thị XO có sự chuyển màu tương phản rõ rệt, không biết có đúng không, xin mọi người cho ý kiến giúp em!!!

dunghitman
06-01-2010, 10:03 PM
Hì cái đó là chuẩn độ complexon đó anh Bean.Tụi em làm chuẩn độ complexon để nhận biết nồng độ của Pb2+ trong dd.Bạn đó thắc mắc là tại sao mình dùng pH=5 mà không dùng pH khác được.

Hồ Sỹ Phúc
06-01-2010, 10:36 PM
Chào các bạn!
Nếu chuẩn độ tạo phức thì các bạn xem ở đây nhé! Chúc các bạn vui vẻ!
http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=12260
Cụ thể với phép chuẩn độ Pb2+ thì ở pH = 5 sự tạo phức là tối ưu và sự chuyển màu là tương phản nhất!
Lần sau khi hỏi nhớ làm ơn tìm trước nhé! Ok?

Hồ Sỹ Phúc
06-01-2010, 10:40 PM
Hì cái đó là chuẩn độ complexon đó anh Bean.Tụi em làm chuẩn độ complexon để nhận biết nồng độ của Pb2+ trong dd.Bạn đó thắc mắc là tại sao mình dùng pH=5 mà không dùng pH khác được.
Các bạn lên đây hỏi k sợ thầy Đông quở trách sao? Vả lại những cái này có trong tài liệu của thầy Cù Thành Long mà? Sao các bạn không đọc kỹ??? Hihi:chocwe (

dunghitman
06-03-2010, 06:22 PM
Hix chả là em làm câu hỏi chuẩn bị trong sách thực hành phân tích định lượng.Trong phần chuẩn độ complexon em gặp câu này.Đề yêu cầu em nêu quy trình xác định anion (SO4)2-.Em quyết định dùng Ba2+ để xác định nồng độ của (SO4)2-.Đầu tiên ta cho 1 lượng dd chứa cation Ba2+(đã biết nồng độ) vào erlen. Sau đó ta thêm vào đó chất chỉ thị XC lúc này dd sẽ chuyển sang màu đỏ tím(do Ba2+ tạo phức có màu đỏ tím với XC). Kế đến em sẽ nạp bulret bằng dd chứa anion (SO4)2- cần chuẩn. Ta cho từ từ dd chứa anion (SO4)2- vào lúc này (SO4)2- sẽ tạo kết tủa với Ba2+ đến khi dd chuyển từ màu đỏ tím sang màu vàng chanh lúc đó lượng Ba2+ đã kết tủa hết. Từ nồng số mol ban đầu của Ba2+ ta có thể xác định được số mol (SO4)2- cùng với thể tích (SO4)2- được đọc trên bulret từ đó ta xác định được nồng độ của (SO4)2- cần tìm.
Không biết em làm vậy có sai không ạ?Mong các anh chỉ giùm em:vanxin(

Hồ Sỹ Phúc
06-03-2010, 07:15 PM
Về nguyên tắc như thế là được, chỉ còn một điều đó là phức Ba2+ - XDC có bền hơn BaSO4 không? Sự chênh lệch có lớn không? Và có lẽ cũng cần có pH nhất định, vì XDC cũng có màu phụ thuộc vào pH...
Chúc bạn thành công!

giotnuoctrongbienca
06-03-2010, 11:08 PM
Hix chả là em làm câu hỏi chuẩn bị trong sách thực hành phân tích định lượng.Trong phần chuẩn độ complexon em gặp câu này.Đề yêu cầu em nêu quy trình xác định anion (SO4)2-.Em quyết định dùng Ba2+ để xác định nồng độ của (SO4)2-.Đầu tiên ta cho 1 lượng dd chứa cation Ba2+(đã biết nồng độ) vào erlen. Sau đó ta thêm vào đó chất chỉ thị XC lúc này dd sẽ chuyển sang màu đỏ tím(do Ba2+ tạo phức có màu đỏ tím với XC). Kế đến em sẽ nạp bulret bằng dd chứa anion (SO4)2- cần chuẩn. Ta cho từ từ dd chứa anion (SO4)2- vào lúc này (SO4)2- sẽ tạo kết tủa với Ba2+ đến khi dd chuyển từ màu đỏ tím sang màu vàng chanh lúc đó lượng Ba2+ đã kết tủa hết. Từ nồng số mol ban đầu của Ba2+ ta có thể xác định được số mol (SO4)2- cùng với thể tích (SO4)2- được đọc trên bulret từ đó ta xác định được nồng độ của (SO4)2- cần tìm.
Không biết em làm vậy có sai không ạ?Mong các anh chỉ giùm em:vanxin(

Chào Dũng,
Nguyên tắc chuẩn độ ion sulfate bạn trình bày nhìn có vẻ hợp lý nhưng trong thực tế không thực hiện đuợc. Đây là phản ứng chuẩn độ kết tủa và việc bạn cần làm là đọc và suy ngẫm cho kỹ các điều kiện của một phản ứng dùng trong chuẩn độ kết tủa.

Bài tập cho trong phần chuẩn độ complexon, vậy thì nên dùng phản ứng chuẩn độ complexon mà giải quyết như ngụ ý của người ra đề.
Thân ái

downnload6888
06-04-2010, 07:43 PM
:24h_048:CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHÌ

1. Phương pháp phân tích hoá học
Nhóm các phương pháp này dùng để xác định hàm lượng lớn (đa lượng) của các chất, thông thường lớn hơn 0,05%, tức là mức độ miligram. Các trang thiết bị và dụng cụ cho các phương pháp này là đơn giản và không đắt tiền.

a. Phương pháp phân tích khối lượng
* Nguyên tắc: Dựa trên kết tủa chất cần phân tích với thuốc thử phù hợp. Lọc, rửa, sấy hoặc nung rồi cân và từ đó xác định được hàm lượng chất phân tích.
* Cách tiến hành: Kết tủa chì dưới dạng PbSO4, PbCrO4 hay PbMoO4.

b.Phương pháp phân tích thể tích
Nguyên tắc: Dựa trên sự đo thể tích dung dịch thuốc thử đã biết nồng độ chính xác (dung dịch chuẩn) được thêm vào dung dịch chất định phân để tác dụng đủ toàn bộ lượng chất định phân đó. Thời điểm thêm lượng thuốc thử tác dụng với toàn bộ chất định phân gọi là điểm tương đương. Để nhận biết điểm tương đương, người ta dùng các chất gây ra hiện tượng có thể quan sát bằng mắt gọi là các chất chỉ thị.

* Cách tiến hành:
- Phương pháp thể tích cromat
Kết tủa cromat chì trong dung dịch axetat amoni đã được axit hoá bằng CH3COOH rồi hoà tan nó bằng hỗn hợp clorua (NaCl + HCl) sau đó thêm một lượng KI (không cho quá dư KI vì sẽ tạo nên kết tủa PbI2 có màu vàng ánh, làm cho việc phân biệt sự đổi màu của dung dịch trở nên rất khó khăn) vào dung dịch và chuẩn độ lượng I2 thoát ra bằng Na2S2O3.

2Pb(CH3COO)2 + K2Cr2O7 + H2O = 2PbCrO4 + 2CH3COOK + 2CH3COOH
2PbCrO4 + 4HCl = 2PbCl2 + H2Cr2O7 + H2O
H2Cr2O7 + 6KI + 12HCl = 2CrCl3 + 6KCl + 7H2O + 3I2
2Na2S2O3 + I2 = Na2S4O6 + 2NaI

- Phương pháp chuẩn độ complexon
Cách 1: Chuẩn độ trực tiếp Pb2+ bằng EDTA ở pH trung tính hoặc kiềm (pH khoảng 8 -12), với chỉ thị ET-00.
Pb2+ + H2Y2- = PbY2- + 2H+
Tuy nhiên, chì rất dễ thuỷ phân nên trước khi tăng pH phải cho Pb2+ tạo phức kém bền với tactrat hoặc trietanolamin.

Cách 2: Chuẩn độ ngược Pb2+ bằng Zn2+: cho Pb2+ tác dụng với một lượng dư chính xác EDTA đã biết nồng độ ở pH = 10. Sau đó chuẩn độ EDTA dư bằng Zn2+ với chỉ thị là ET-00.
Pb2+ + H2Y2- = PbY2- + 2H+
H2Y2- (dư) + Zn2+ = ZnY2- + 2H+
ZnInd (đỏ nho) + H2Y2- = ZnY2- + HInd (xanh)

Cách 3: Chuẩn độ thay thế dùng ZnY2-, chỉ thị ET-00.
Do phức PbY2- bền hơn ZnY2- ở pH = 10 nên Pb2+ sẽ đẩy Zn2+ ra khỏi phức ZnY2-. Sau đó, chuẩn Zn2+ sẽ xác định được Pb2+:
Pb2- + ZnY2- = Zn2+ + PbY2-
ZnInd (đỏ nho) + H2Y2- = ZnY2- + HInd (xanh)


2. Phương pháp phân tích công cụ
Phương pháp trắc quang
Nguyên tắc: Phương pháp xác định dựa trên việc đo độ hấp thụ ánh sáng của một dung dịch phức tạo thành giữa ion cần xác định với một thuốc thử vô cơ hay hữu cơ trong môi trường thích hợp khi được chiếu bởi chùm sáng. Phương pháp định lượng phép đo:
A = K.C
Trong đó: A: độ hấp thụ quang
K: hằng số thực nghiệm
C: nồng độ nguyên tố phân tích
Phương pháp này cho phép xác định nồng độ chất ở khoảng 10E-5 tới 10E-7M và là một trong các phương pháp được sử dụng khá phổ biến.

* Cách tiến hành: Cho chì tác dụng với thuốc thử dithizon để tạo phức chì dithizonat Pb(C13H12N4S)2 ở pH = 6,0.
Pb2+ + 2H2Dz(xanh) = Pb(HDz)2 (đỏ) + 2H+

Phức này khó tan trong nước nhưng lại tan dễ trong dung môi hữu cơ nên người ta chiết phức đó bằng CCl4, đo độ hấp thụ quang của phức chì ở 510 nm. Giới hạn phát hiện của phép đo là 0,05 ppm đối với chì.
Phương pháp trắc quang có độ nhạy, độ ổn định và độ chính xác khá cao, được sử dụng nhiều trong phân tích vi lượng. Tuy nhiên với việc xác định Pb trong nước thì lại gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của một số ion kim loại tương tự. Khi đó phải thực hiện các công đoạn che, tách phức tạp.

Lâm Hoàng Hưng
06-06-2010, 12:10 AM
Chào các bạn

Khi nói về chuẩn độ complexon chì, cần phải lưu ý tới một số tính chất khá đặc biệt của dd Pb2+.

1/ Phản ứng của Pb2+ với các chỉ thị kim loại thông dụng rất giống với kẽm, nên thực tế có thể sử dụng các chỉ thị cho kẽm để xác định chì. Ví dụ, sử dụng xylenol da cam và methylthymol xanh trong môi trường axít yếu (pH 5 -6), chỉ thị dithizone trong dd 50% ethanol ở pH 5 hoặc Eriochrome T đen ở pH 9,5 - 10.
2/ Tính chất hóa học của Pb2+ khác biệt rõ rệt với Zn2+. Ví dụ như Pb2+ tạo phức khá bền với acid axetat (phức axetat kẽm kém bền hơn nhiều), Pb(OH)2 không tan trong NH3 (Zn(OH)2 tan trong NH3 do tạo phức amiacat) và quan trọng là chì tạo phức cyanua khá yếu còn kẽm tạo phức khá bền với cyanua. Chính do điều này mà PP EDTA để xác định chì và kẽm có sự khác biệt nhau rõ rệt.

Khi nói về chuẩn độ EDTA để xác định chì ở pH 5 -6, người ta thích sử dụng đệm urotropin (hexametylene tetramine) hơn là đệm axetat vì nồng độ axetat cao sẽ làm cho điểm chuyển màu bị kéo dài và rất khó quan sát. Trong cùng điều kiện, để chuẩn độ Zn2+ thì có thể sử dụng cả hai hệ đệm axetat và uotropin và thường thì đệm axetat được lựa chọn nhiều hơn vì tránh được hiện tượng tủa muối baz của kẽm. Ở pH này, chất chỉ thị sử dụng thích hợp nhất là xylenol da cam và methylthymol xanh.

Ngược lại khi chuẩn độ trong pH kiềm yếu (NH3 - NH4Cl, pH 10), người ta phải thêm chất tạo phức phụ (thường là tartrat) để tránh kết tủa của chì hydroxyt. Trong cùng điều kiện đó, phép chuẩn độ kẽm trong đệm NH3 không gặp trở ngại gì cả vì Zn(OH)2 nằm ở dạng phức tan amiacat.

Thực tế, có thể sử dụng phép chuẩn độ EDTA để xác định chì trong khoảng pH 4,5 - 10. Còn tại sao lại sử dụng pH 5 khi xác định chì bằng xylenol da cam thì câu trả lời liên quan đến tính chất axit - baz của chỉ thị. Xylenol da cam là chỉ thị kim loại đồng thời cũng là một chất chỉ thị pH. Dạng màu vàng của nó tồn tại ở pH < 6 còn dạng màu đỏ tím đậm tồn tại khi PH > 7,5 còn phức của nó với đa số kim loại có màu đỏ hay tím. Do vậy, khi sử dụng xylenol da cam, người ta thường chuẩn độ trong môi trường có pH < 6,5 thì sự chuyển màu là rõ rệt nhất vì dd sẽ chuyển từ màu đỏ (tím) của phức kim loại sang màu vàng của chỉ thị tự do. Tuy nhiên, cần lưu ý một điều, nên sử dụng đệm uotropin thì sự chuyển màu là rõ rệt nhất. Còn nếu sử dụng đệm axetat thì phải sử dụng lượng nhỏ, nêu không sẽ gặp phải sai số lớn do sự chuyển màu bị kéo dài.

missile
06-08-2010, 04:44 PM
các anh các chị giúp em, trong bài thực tập hóa phân tích bài "xác định hôn hợp Al+ Fe với chỉ thị XO và SSA " tại sao khi dùng chỉ thị XO. Sau khi đun sôi hỗn hợp Al + Fe với EDTA 1 phút,để nguội rồi mới cho XO vào. Nếu ta cho vào sau khi đun sôi giống như khi xác định riêng Fe, khi đun sôi tới 70 độ ta thêm chỉ thị SSA vào. thì có ảnh hưởng gì kô

bety
06-08-2010, 11:59 PM
chao ban.minh cung dang hoc giong ban ne.vi XO la mot chi thi huu co.khi ban cho vao truc tiep, chi thi se bi phan huy.phan ung chuan do cua ban khong con chinh xac nua. con viec dun soi o 70 do khi chuan rieng sat chi co tac dung cung cap nang luong cho phan ung chuan do cua ban duoc dien ra thuan loi. do đó, ban phai cho chi thi vao ngay luc nong.chuan do hon hop thi dun soi , de nguoi roi moi cho chi thi

Hồ Sỹ Phúc
06-09-2010, 12:19 AM
các anh các chị giúp em, trong bài thực tập hóa phân tích bài "xác định hôn hợp Al+ Fe với chỉ thị XO và SSA " tại sao khi dùng chỉ thị XO. Sau khi đun sôi hỗn hợp Al + Fe với EDTA 1 phút,để nguội rồi mới cho XO vào. Nếu ta cho vào sau khi đun sôi giống như khi xác định riêng Fe, khi đun sôi tới 70 độ ta thêm chỉ thị SSA vào. thì có ảnh hưởng gì kô
Chào bạn! Vấn đề này mình nghĩ sách thầy Long có phân tích kỹ mà. Bạn không đọc hết sao?
Vấn đề này cũng đã được đề cập trong chemvn rồi, bạn tham khảo ở đây nhé: http://chemvn.net/diendan/attachment/5/5/3/2054.attach
Chúc bạn học tốt! Hãy đọc nhiều một chút nhé, thật tiếc khi có tài liệu đầy đủ mà ta không đọc hết để hiểu! Ok?

missile
06-13-2010, 10:46 AM
cho em hỏi: khi chuẩn độ 10ml Cl- với AgNO3 trong phương pháp Fajans, em ra thể tích của AgNO3 tiêu hao lại bé hơn 10ml, thì dung dịch đã xuất hiện màu hồng . Mà để tạo ra hạt keo tích điện dương có khả năng hấp phụ với chỉ thị Fluorescin và dung dịch có màu hồng ở cuối chuẩn độ , thì trong dung dịch phải có dư Ag+ hay thể tích AgNO3 tiêu hao phải lớn hơn 10ml của Cl-. nhưng kết quả thê tích của em ra lại bé hơn. em không hiểu phương pháp này cho lắm.

indios_kt172
10-21-2010, 05:10 PM
Thầy ơi cho em hỏi:
+ tại sao ở pH = 2 có sự tạo thành phức chất giữa Fe3+ và EDTA còn sự tạo thành phức của Al3+ với EDTA lại ko thuận lợi
+ trong phép định lượng hỗn hợp Fe3+ và Zn2+ ta dùng KF để che Fe3+ theo cơ chế nào?
+ Khi pha dung dịch sunfocromic (dung dịch rửa dụng cụ) thấy có hiện tượng gì với K2Cr2O7

hankiner215
10-22-2010, 02:06 AM
Thầy ơi cho em hỏi:
+ tại sao ở pH = 2 có sự tạo thành phức chất giữa Fe3+ và EDTA còn sự tạo thành phức của Al3+ với EDTA lại ko thuận lợi
+ trong phép định lượng hỗn hợp Fe3+ và Zn2+ ta dùng KF để che Fe3+ theo cơ chế nào?


1/ mình nghĩ là bạn nên xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo phức của 2 ion kim loại với EDTA như trong Th này là ion OH- chẳng hạn
2/theo mình, vai trò của F- ở đây là để tạo phức bền với Fe3+ hơn là tạo phức với Zn2+

ngocnghiak20
10-22-2010, 08:58 AM
Thông thường người ta cho chất chuẩn ở trên buret còn chất được chuẩn ở dưới eler, đơn giản vì cần phải biết chính xác thể tích chẩun tiêu tốn khi kết thúc chuẩn độ, thường thì buret luôn được làm sạch tuyêth đối không được lẫn nước cất, Còn dung dịch được chuẩn thì bình eler đựng ướt nước vô tư vì tổng đương lượng của nó sẽ được tính bbằng V1xN1 của chất chuẩn, hiểu thế thôi đừng thắc mắc nữa nhức đầu lắm!!

lethithien0210
11-30-2010, 08:13 AM
Các thầy cô & các a chị cho em hỏi khi chuẩn độ acid-base tại sao mình ko cho chất nằm trên buret là acid ? mà phải để chất trên buret là base ?
VD: khi chuẩn độ lại dd NaOH bằng H2C2O4 hoặc HCl chuẩn ta cho NaOH trên buret, acid ở erlen rồi chuẩn với chỉ thị mà ko sắp xếp ngược lại acid ở trên, NaOH ở dưới ?
Bạn có thể cho chất chuẩn hay chất xác định trên bủet đều được nhưng trong trường hợp này bạn nên cho NaOH ở trên bủet vì dd từ không màu chuyển sang màu hồng dễ nhìn thấy hơn là từ màu hồng qua không màu.Bạn sẽ dễ xác định điểm cuối chuẩn độ ,sai số nhỏ.Vì bạn chuẩn hóa NaOH để dùng NaOH làm dd chuẩn nên sau khi bạn chuẩn xog,bạn vẫn để dd naOH trên buret chuẩn các dd khác tiện hơn

ductrungnt
12-01-2010, 10:08 AM
Các bạn giúp mình làm bài này cái :Trình bày cách định lượng Mg2+, Ba2+ , Ca 2+ trong hỗn hợp 3 ion này bằng dung dịch chuẩn EDTA và MgCl2 .

hocmai14
12-04-2010, 04:16 PM
đơn giản mà là để an toàn hơn trong khi thực hành đó mà.

tanthuyhoang_nct
12-10-2010, 03:50 PM
Mình có 2 dung dịch NaHCO3 và dung dịch Na2CO3 riêng lẽ. Có cách nào chuẩn độ để biết chính xác nồng độ của 2 dung dịch trên không? Hai dung dịch riêng lẽ, và mình cần tính nồng độ dung dịch từng cái có duoc không?

AQ!
12-10-2010, 05:55 PM
Mình có 2 dung dịch NaHCO3 và dung dịch Na2CO3 riêng lẽ. Có cách nào chuẩn độ để biết chính xác nồng độ của 2 dung dịch trên không? Hai dung dịch riêng lẽ, và mình cần tính nồng độ dung dịch từng cái có duoc không?
Hỗn hợp người ta còn chuẩn độ được mà bạn. Vì vậy việc chuẩn độ riêng lẽ là dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu bạn không thích thì trộn lại rồi chuẩn độ.:cuoimim (

KhoaiLang90
01-05-2011, 09:48 AM
CHUẨN ĐỘ Ca2+ BẰNG KMnO4
1- Lấy 10ml dd mẫu Ca2+, thêm 5ml HCl 5M, 10ml (NH4)2C2O4 5% khuấy đều. Đun nhẹ dd đến 70oC, thêm 3 giọt MO và cho từ từ NH3 5M đến khi dung dịch chuyển qua màu càng thì dừng lại. đun nóng dd và để yên 30p.
2- Loc lấy kết tủa và rửa tủa bằng (NH4)C2O4 0,1 % sau do rửa lại bằng nước cất 2 đến 3 lần.
3- Hòa tan kết tủa ngay trên phễu bằng 20 ml dd H2SO4 2M, tráng kỹ giấy lọc bằng nước nóng. Đun nóng dd đến 70oC và chuẩn dộ bằng KMnO4.
4- Tính nồng độ Ca2+ dựa trên thể tích KMnO4.
Bạn nào giải thích dùm mình qui trình này với! thanks!

Hoàng Dương
01-05-2011, 09:14 PM
1-2. Dùng oxalat dư trong môi trường kiềm yếu để kết tủa hoàn toàn Canxi:
Ca2+ + C2O42- => CaC2O4 (kết tủa)
Rửa kết tủa bằng chính amoni axalat thuốc thử để tránh mất mát.
3. Chuyển oxalat từ kết tủa thành H2C2O4 dưới tác dụng của H2SO4:
CaC2O4 + H2SO4 => CaSO4 + H2C2O4
Chuẩn độ H2C2O4 bằng KMnO4 trong H2SO4 (dư ở trên). Đun nóng để pứ xảy ra nhanh hơn.
4. Dễ thấy số mol của Canxi = số mol của oxalat pứ với KMnO4.