PDA

View Full Version : Trao đổi Lý thuyết Hoá học Hữu cơ


Pages : 1 2 3 4 5 6 [7] 8 9 10

kuteboy109
05-03-2009, 06:06 PM
Peptit vòng cũng ghi tương tự thôi, tuy nhiên gọi tên vòng có rất nhiều trường hợp và trình bày khá rắc rối:
VD: cyclo*(-Val-Orn-Phe-Pro-) , hoặc thay vì viết cyclo ta ghi thứ tự lần lượt rồi đóng vòng hình chữ nhật ký tự đầu và cuối. Nếu liên kết trong vòng disunfua, người ta có thể ghi rõ cầu nối -S-S- đó.
VD: Cys-Tyr-Asn-Cys rồi đóng khung hình chữ nhật giữa 2 đầu Cys, giữa có ghi " S-S".
-Khó diễn đạt quá, mong bạn thông cảm, nếu có điều kiện thì mua quyển danh pháp hóa học về xem nhé!!

Dinh Tien Dung
05-04-2009, 11:24 AM
Đề thi thử trường mình có mấy câu sau, nhờ mọi người xem hộ cái:
1. Cho một ít tinh thể NH4Cl vào ống nghiệm, sau đó nung nóng rồi để một mẩu giấy quỳ tím lên miệng ống, màu của giấy quỳ ẩm sẽ biến đổi như thế nào?
A.Không đối B.Hóa xanh C. Hóa đỏ D. Xanh và đỏ.

2.Cho cân bằng H2O <---> H+ + OH- delta H > 0. Ở 25độ C, pH=7, đun nóng đến khoảng 70độ thì môi trường pH như thế nào:
A.Tăng B.Giảm C.Không đổi D. Có thể tăng hoặc giảm

3.Mantozo có phản ứng với H2/Ni,to không?

4. Phản ứng xảy ra đầu tiên khi quẹt diêm vào vỏ là:
A. P+O2-->P2O3
B. P+O2-->P2O5
C. P+KClO3-->P2O5 + KCl
D. P+S-->P2S3

5. Al2(SO4)3 và KCl nếu dung dịch đặc thì cái nào dẫn điện tốt hơn. Tương tự cho dung dịch loãng.
Nhờ mọi người giải thích hộ em cái.

longraihoney
05-04-2009, 10:00 PM
Đề thi thử trường mình có mấy câu sau, nhờ mọi người xem hộ cái:
1. Cho một ít tinh thể NH4Cl vào ống nghiệm, sau đó nung nóng rồi để một mẩu giấy quỳ tím lên miệng ống, màu của giấy quỳ ẩm sẽ biến đổi như thế nào?
A.Không đối B.Hóa xanh C. Hóa đỏ D. Xanh và đỏ.

2.Cho cân bằng H2O <---> H2 + O2 delta H > 0. Ở 25độ C, pH=7, đun nóng đến khoảng 70độ thì môi trường pH như thế nào:
A.Tăng B.Giảm C.Không đổi D. Có thể tăng hoặc giảm

3.Mantozo có phản ứng với H2/Ni,to không?

4. Phản ứng xảy ra đầu tiên khi quẹt diêm vào vỏ là:
A. P+O2-->P2O3
B. P+O2-->P2O5
C. P+KClO3-->P2O5 + KCl
D. P+S-->P2S3

5. Al2(SO4)3 và KCl nếu dung dịch đặc thì cái nào dẫn điện tốt hơn. Tương tự cho dung dịch loãng.
Nhờ mọi người giải thích hộ em cái.

1. A ( vì dù NH3 có tính bazơ, HCl có tính axit, nhưng ... tất cả điều đó chỉ có khi có dung môi mà thôi!)
2. C (Vì cân bằng đó đâu làm thay đổi "nồng độ" của H2O đâu)
3. Ku này do hai bạn glu nối tay, có OH semiaxetal nên có thể phản ứng được chứ.
4. C. P+KClO3-->P2O5 + KCl
5. Câu này ku suy nghĩ chút đi, giờ phải về chưa kịp nghĩ gì hết.
(Có gì sai bỏ qua cho ^^)

Dinh Tien Dung
05-05-2009, 11:18 AM
1. A ( vì dù NH3 có tính bazơ, HCl có tính axit, nhưng ... tất cả điều đó chỉ có khi có dung môi mà thôi!)
2. C (Vì cân bằng đó đâu làm thay đổi "nồng độ" của H2O đâu)
3. Ku này do hai bạn glu nối tay, có OH semiaxetal nên có thể phản ứng được chứ.
4. C. P+KClO3-->P2O5 + KCl
5. Câu này ku suy nghĩ chút đi, giờ phải về chưa kịp nghĩ gì hết.
(Có gì sai bỏ qua cho ^^)
1. họ cho giấy quỳ ẩm mà.
2. thì đáp án nói pH tăng không biết giải thích thế nào
3. theo mình nó dạng vòng thì làm thế nào cộng được.
4. sách Hoàng Nhâm tập 2 nói P bị đốt cháy rồi mới tác dụng với thuốc đầu diêm thế thì có lẽ là P+02-->P2O5 trước chứ nhỉ.
5. thì không rõ lắm

mdlhvn
05-05-2009, 12:11 PM
Bạn Dinh Tien Dung trước khi hỏi nên đưa ra quan điểm của mình, chỗ nào hiểu chỗ nào không hiểu để người giải thích đỡ mất thời gian. Ví dụ câu 3, bạn đã đọc sách Hoàng Nhâm rồi thì cứ thế tương thôi, anh em ở đây cũng đọc sách mà ra chứ làm thế quái nào biết được. Câu nào bạn đã đọc đáp án rồi thì nói luôn ra anh em giải thích cho nó dễ. Hóa học làm môn khoa học thực nghiệm, lý thuyết đưa ra chỉ để giải thích sao cho phù hợp với thực nghiệm

1. Quỳ ẩm sẽ đổi thành hơi đỏ vì HCl là axit mạnh còn NH3 là bazo yếu. Cũng có thể giải thích là 2 chú đó bay lên gặp ẩm lại hóa lại thành NH4Cl, chú này có tính axit yếu.

2. Phương trình bạn viết ko ăn nhập với câu hỏi. Đúng ra phải là H2O <----> (H+) + (OH-) deltaH>0. Sự phân ly của H2O là quá trình thu nhiệt, khi T tăng, quá trình thuận tăng, nồng độ H+ tăng, pH phải giảm. Bạn xem kĩ lại coi người ta hỏi nước hay cái gì. Bạn nói
2.Cho cân bằng H2O <---> H2 + O2 delta H > 0. Ở 25độ C, pH=7, đun nóng đến khoảng 70độ thì môi trường pH như thế nào:

không biết là đun cái gì. Câu trả lời của mình dành cho đun nước.

3. 3. Ku này do hai bạn glu nối tay, có OH semiaxetal nên có thể phản ứng được chứ.


Cái này đúng, nhưng phản ứng với H2 thì không được. Phản ứng tráng gương thì được vì trong dung dịch tồn tại cân bằng giữa dạng vòng và dạng andehit không vòng (nhờ còn 1 nhóm OH semiacetal)

5. Bó tay. Bạn đọc đáp án ra thì may ra anh em mới giải thích được.

longraihoney
05-06-2009, 05:37 PM
+ pH bảo "tăng" thì hơi vô lí, tại khi nhiệt độ tăng thì thang pH lúc đó đã khác rồi ( trong trường hợp này thang tăng khi nhiệt độ tăng).! Vì vậy sự tăng ở đây phải hiểu đúng là sự phân li H+ (và cả OH-) tăng khi nhiệt độ tăng, vậy thôi! ( Cái này nói dễ cãi nhau như hằng số cân bằng lắm). Tớ bảo không tăng không giảm là vì nói theo ý nghĩa.
Đành chấp nhận cái sự vô lí của đầu bài :))
+ Câu so sánh ấy thì ta có thể nói đơn giản sau : dd KCl có K+ và Cl- (đều 1 đơn vị điện tích), Al2(SO4)3 có Al3+ và SO4 2- ( đơn vị điện tích lớn hơn 1).
.. Nếu cho rằng khả năng phân li của hai dung dịch này chênh lệch không đáng kể thì dd muối nhôm sẽ dẫn điện tốt hơn vì các lí do sau : điện tích lớn, và Al3+ có cân bằng tạo phức hidroxi với nước ( Al3+ +H2O <---> AlOH 2+ + H+) Thì từ 1 ion nguyên tử cho ra 2 ion nguyên tử, nghĩa là tăng số ion trong dung dịch và hệ quả là tăng độ dẫn điện.
.. ( Ý kiến thêm : Nhưng vì Al2(SO4)3 có phần của lk cộng hóa trị, việc phân li của nó kém hơn KCl (vì là ion gần như hoàn toàn) nên sự phân li có thể chênh hơi nhiều, vì vậy ta phải cho nồng độ cụ thể tí đỉnh thì mới được!).
Và loãng hay đặc thì ... như nhau thôi :D
( Mấy câu so sánh kiểu này không biết thế nào mà lần :)) )

Dinh Tien Dung
05-07-2009, 10:50 AM
câu 3, bạn đã đọc sách Hoàng Nhâm rồi thì cứ thế tương thôi, anh em ở đây cũng đọc sách mà ra chứ làm thế quái nào biết được.
Anh xem sách HN nói như thế nhưng đáp án là P + KClO3 thì em mới hỏi chứ.

1. Quỳ ẩm sẽ đổi thành hơi đỏ vì HCl là axit mạnh còn NH3 là bazo yếu. Cũng có thể giải thích là 2 chú đó bay lên gặp ẩm lại hóa lại thành NH4Cl, chú này có tính axit yếu.

2. Phương trình bạn viết ko ăn nhập với câu hỏi. Đúng ra phải là H2O <----> (H+) + (OH-) deltaH>0.Câu này thì đúng là em nhầm. Nhưng họ nói đun thì chỉ có đun nước chứ.
Sự phân ly của H2O là quá trình thu nhiệt, khi T tăng, quá trình thuận tăng, nồng độ H+ tăng, pH phải giảm.anh giải thích lại câu này được không. Tại sao H+ tăng mà OH- lại không tăng.

+ pH bảo "tăng" thì hơi vô lí, tại khi nhiệt độ tăng thì thang pH lúc đó đã khác rồi ( trong trường hợp này thang tăng khi nhiệt độ tăng).! Vì vậy sự tăng ở đây phải hiểu đúng là sự phân li H+ (và cả OH-) tăng khi nhiệt độ tăng, vậy thôi! ( Cái này nói dễ cãi nhau như hằng số cân bằng lắm). Tớ bảo không tăng không giảm là vì nói theo ý nghĩa.
Đành chấp nhận cái sự vô lí của đầu bài :))
+ Câu so sánh ấy thì ta có thể nói đơn giản sau : dd KCl có K+ và Cl- (đều 1 đơn vị điện tích), Al2(SO4)3 có Al3+ và SO4 2- ( đơn vị điện tích lớn hơn 1).
.. Nếu cho rằng khả năng phân li của hai dung dịch này chênh lệch không đáng kể thì dd muối nhôm sẽ dẫn điện tốt hơn vì các lí do sau : điện tích lớn, và Al3+ có cân bằng tạo phức hidroxi với nước ( Al3+ +H2O <---> AlOH 2+ + H+) Thì từ 1 ion nguyên tử cho ra 2 ion nguyên tử, nghĩa là tăng số ion trong dung dịch và hệ quả là tăng độ dẫn điện.
.. ( Ý kiến thêm : Nhưng vì Al2(SO4)3 có phần của lk cộng hóa trị, việc phân li của nó kém hơn KCl (vì là ion gần như hoàn toàn) nên sự phân li có thể chênh hơi nhiều, vì vậy ta phải cho nồng độ cụ thể tí đỉnh thì mới được!).
Và loãng hay đặc thì ... như nhau thôi :D
( Mấy câu so sánh kiểu này không biết thế nào mà lần :)) )Long cho hỏi tí đó là chỗ cân bằng tạo phức. Thì nếu dung dịch loãng hơn thì quá trình tạo ra kết tủa dễ hơn mà. Khi đó thì độ dẫn điện kém hơn

mdlhvn
05-07-2009, 04:34 PM
anh giải thích lại câu này được không. Tại sao H+ tăng mà OH- lại không tăng.

Bạn xem lại định nghĩa pH...pH=-log(H+). Cho dù nồng độ OH- tăng cũng không ảnh hưởng đến pH. Giải thích thêm

Tại sao tại 25oC, pH của H20 = 7. Vì hằng số cân bằng K của phản ứng phân ly

H2O= H+ + OH-

là 10^-14, do đó nồng độ H+ là 10^-7, do đó pH=7.

Khi tăng nhiệt độ, vì phản ứng trên thu nhiệt nên cân bằng chuyển dịch sang phải, hay Kcb tăng, hay H+ tăng, nói kiểu gì cũng được.

Bạn vẫn chưa cho đáp án câu độ dẫn điện.

Bo_2Q
05-07-2009, 07:14 PM
Ta cũng có thể tính theo pH theo công thức đó là pH=14+logOH- mà anh. Thế sao lại nói cho dù nồng độ OH- tăng cũng không ảnh hưởng đến pH.

Câu độ dẫn điện đề chỉ hỏi là cho dung dịch loãng thôi và đáp án họ là Al2(SO4)3 lớn hơn nhưng em thấy vô lý thôi. Và cũng muốn hỏi thêm nếu trường hợp dung dịch đặc thì sao thôi.

Huynh phải xem lại bản chất của công thức đó xem 14 đấy ở đâu ra với cái định nghĩa pH là gì thì sẽ rõ :nhau (. Ở các nhiệt độ khác nhau thì K phân li của nước là khác nhau.Quá trình phân li thu nhiệt nên khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch sang phải. Cứ tưởng cái này rõ quá rồi chứ :24h_032: Thế nên mới có cái chuyện pH=7 với dung dịch trung tính cũng cần xem xét :ungho (:ungho (
(chung quy vẫn chỉ viết lại những gì anh mdlhvn đã viết :leuleu ()
http://img219.imageshack.us/img219/8312/h2oy.jpg

Còn cái câu độ dẫn điện của dung dịch KCl với Al2(SO4)3 thì cần xem xét "tốt hơn" là phải so cái gì đây :noel1 ( Loãng đặc sẽ có vai trò ra sao?
Trước hết thì cả 2 thằng đều tan rất tốt và quá trình phân li ra ion coi như hoàn toàn (Al3+ còn bị thủy phân mạnh) thế nên có chăng việc so sánh ở đây là sự hidrat của các ion này trong dung dịch nước. Khi các ion bị hidrat càng lớn thì khả năng di chuyển trong dung dịch càng kém => dẫn điện kém hơn. Mức độ hidrat hóa sẽ tăng khi bán kính ion càng nhỏ, điện tích ion càng lớn. Tra số liệu mức độ hidrat hóa (số phân tử H2O lk với ion) của mấy cái ion này thì K+ là 4, Cl- là 3, Al3+ là từ 6-16 , anion SO4(2-) là 3->10 (đi tra trong sách của thầy Nguyễn Duy Ái và trên scienceDirect mỏi cả cổ :2:)

http://www.sciencedirect.com/science?_ob=ArticleURL&_udi=B6TFN-40D0N04-1&_user=10&_rdoc=1&_fmt=&_orig=search&_sort=d&view=c&_acct=C000050221&_version=1&_urlVersion=0&_userid=10&md5=3119914ec7f88601345e932c0ba55ad3


Tuy nhiên nồng độ ion 2 dung dịch không rõ ràng (vì nhôm sunfat sẽ phân li ra nhiều ion hơn nếu cùng nồng độ) và việc so sánh hidrat ion này thường chỉ áp dụng so sánh các muối tương tự nhau của các nguyên tố cùng nhóm chứ em chưa gặp đi so khác nhóm thế này bao h

Vài lời góp ý :012:

P.S: Lúc nãy đi tra số liệu có đọc được một cái bài báo cáo hay hay gửi mọi người tham khảo

longraihoney
05-07-2009, 09:07 PM
Với một vấn đề ngó đơn giản mà ku Bo_2Q làm cho nó có sắc thái khoa học hơn rồi đây. Đúng là trước khi Bo_2Q post bài chúng ta chỉ mới bài ở mức định tính, nghĩa là nói "bốc phét" với nhau, ai có lí thì theo. Nhưng khi đã có những hằng số cụ thể thì nên xem xét lại một chút.
Đầu tiên nên xét tới các yếu tố phụ sau:
+ Loãng là loãng như thế nào, đặc là đặc đến mức ra sao (vì sẽ có một nồng độ tới hạn nào đó mà tại đó sự phân li sẽ phải tính bằng hoạt độ, hơn nữa sẽ rắc rối và cần thêm dữ kiện nữa).
+ Nhiệt độ.
+ Các hằng số tạo phức hidroxo (hồi bữa type nhần là hidroxi) ( mình nhớ không lầm thì là 1.1x10^-5, cũng khá "lớn" và cần quan tâm).
+ Các yếu tố tác động đến khả năng dẫn điện ( Sự hidrat hóa ion, hằng số điện môi hoặc hằng số dẫn điện ...).
+ Nắm được các công thức vật lí, hóa học phần này. ( Chưa bao giờ tớ nhớ cả, sách hóa lí của các thầy ở đại học tổng hợp có nhắc tới, ai có thời gian thì xem lại tí đi).
...
Đó là vài điều mình nêu ra để các anh em tiện giải quyết cho xong cái này. Mình cũng muốn xem xem nó như thế nào (đề tài khá thú vị) :012:
To Bo_2Q : Sách nào của thầy Ái thế ( Một số phản ứng ..) hả? :24h_040: , mà ku hình như bỏ qua quá trình tạo phức mà chỉ quan tâm đến ion hidrat nhỉ, phải chăng là quá trình hidrat mạnh hơn "rất nhiều" không?:ungho (

Bo_2Q
05-07-2009, 10:00 PM
Anh em theo đây mà giải thích nhỉ :nhau (:nhau ( Trích từ Handbook của Mcgraw-hill (Click cho to ảnh lên)
http://img219.imageshack.us/img219/985/dandien2.jpg

http://img18.imageshack.us/img18/8292/dandien1.jpg

http://img18.imageshack.us/img18/6932/dandien3.jpg

To longraihoney: Ý anh là phức aqua (hidrat) á, em thấy nó chả khác gì nhau cả tùy quan điểm mỗi người thôi. Phức cũng chỉ là một cái tên gọi cho toàn thể khối gồm ion và lớp vỏ H2O. Ở đây đang xét sự ảnh hưởng của hiệu ứng bao bọc này nên gọi tên hidrat hóa phù hợp hơn chứ nhỉ. Còn nếu ý anh là phức hidroxo của nhôm thì pK1 của phức là 9.27, pK4 là 33.03 => không ảnh hưởng nhiều :noel1 (

wanbimonkey
05-10-2009, 10:05 PM
Cho em hỏi hok biết đề này có sai kô nữa. Đó là nhận biết butilen va but-2-en. Thx

merry_tta
05-10-2009, 11:22 PM
Trong 1 số bài Hoá nhận biết hũu cơ HSG có 1 dạng bài là ch0 mẫu thu*? vào dd Br2
ví dụ 1 : Phân biệt dd C2H5OH và xiclohexanol
Ta dùng dd Br2 mẫu thu*? nào cho dd đồng nhất là C2H5OH con`xicohexanol tan rất ít tạo dd cắt lớp.
Ví dụ 2 Nhận biết 4 khi' : NH3, C2H4, SO2, H2S,
Cho vào nuớc Br2
-Mẫu làm mất màu Br đồng thời có khí bay ra la NH3
pt NH3 + Br2 ----> N2 + HBr
-Mẫu thu*? nào làm mất màu Br và tạo kểt tủa vàng là H2S
pt: H2S + Br2 -----> HBr + S
- Mẫu nào làm mất màu Br và tạo dd đồng nhất là SO2
pt SO2 + H2O + Br2 ----> HBr + H2SO4
- Mẫu nào làm mất màu Br đồng thời tạo dd cắt lớp là C2H4
pt C2H4 + Br2 ---> C2H4Br2
Trên đây là 1 so^' Vd Các bạn cùng thảo luận về vấn đề xét tính tan của các dd hu*u~ cơ trong dd Br2 và nước Br2. nhé!
Xin lưu ý dd Br2 khác nước Br2....

longraihoney
05-11-2009, 09:39 PM
To mdlhvn : Dinh Tien Dung kiến thức tốt nhưng không phải ai có kiến thức tốt đều không hỏng hóc ở một phần nào đó (vì nhiều lí do), thích thì anh check lại đi, đừng nhìn vậy mà nghĩ vậy.
Câu hỏi đánh đố được đưa ra tuy có gây bực mình cho những người có kiến thức chuyên môn cao nhưng đối với học sinh thích rèn luyện khả năng tư duy, suy luận thì nó còn quí hơn vàng đấy anh ạ, bởi vì nhờ vậy mà chúng ta học được nhiều điều. Chỉ trừ khi nó được đưa ra với mục đích "gài gà nhà" thì thôi rồi ... Không có ý kiến.
Câu đó có thể dừng được rồi.

Có câu này đã được chiêm ngưỡng câu hỏi nhưng đáp án chưa thấy đâu cả ( Dù đã lờ mờ tìm ra lời giải, thấy cũng hơi lố bịch nhưng tới giờ nó vẫn còn tốt chán ^^).
Xét cái chất sau: Cu(H2O)5SO4. Giải thích tại sao Cu2+ có số phối trí là 4 mà lại "gậm" tới 5 phân tử nước một cách "đẹp" như vậy? ( Vì sao mỗi nguyên tố kim loại chuyển tiếp và ion tương ứng với các mức oh khác nhau của nó có số phối trí nào đó thì ta có thể đề cập đến năng lượng mà giải thích thì cũng tạm cho là đủ, ở đây không xét cái "quá tầm" này nhé!):tantinh (

nguyen tien chuong
05-12-2009, 04:40 PM
Sách Hoàng Nhâm nói 5 nước thì có 4 nước ở cầu nội, 1 nước ở cầu ngoại mà. Thì như thế vẫn thỏa mãn số phối trí là 4 chứ.

longraihoney
05-14-2009, 05:57 PM
Mình chưa đồng ý với thầy ấy về chỗ này lắm. Nếu nói vậy thì viết cấu trúc của chất ấy như thế nào (cả cầu nội và cầu ngoại)? :3:

Dinh Tien Dung
05-19-2009, 11:08 AM
Công thức là [Cu(H2O)4]SO4.H2O.Thấy Hoàng Nhâm vẽ công thức cũng đúng mà
http://img222.imageshack.us/img222/756/dhfgkhjkljl.tif (http://img222.imageshack.us/my.php?image=dhfgkhjkljl.tif)

(http://g.imageshack.us/img222/dhfgkhjkljl.tif/1/)

katetrang
05-19-2009, 12:47 PM
Em đọc trong một đề thi có câu này nhờ mọi người xem hộ cái: Câu sau đúng hay sai:"Có dung dịch mà khi cho thêm nước vào thì nồng độ đạt được là 100%"

Mình nghĩ bạn cân 100g chất tan vào 100ml nước thì được nồng độ 100% (kl/tt) rồi

kuteboy109
05-19-2009, 03:40 PM
@katetrang: cách của bạn chỉ trên lý thuyết mà thôi!!

Bo_2Q
05-19-2009, 08:08 PM
Mình nghĩ bạn cân 100g chất tan vào 100ml nước thì được nồng độ 100% (kl/tt) rồi
Nồng độ kiểu chi mà lạ vậy :gaucon(

Em đọc trong một đề thi có câu này nhờ mọi người xem hộ cái: Câu sau đúng hay sai:"Có dung dịch mà khi cho thêm nước vào thì nồng độ đạt được là 100%"

Cái này giống đố vui. Đáp án là oleum chứ cái gì nữa :03:

Còn câu phức chất thì không có ý kiến gì :ot (

katetrang
05-20-2009, 12:37 PM
Nồng độ kiểu chi mà lạ vậy :gaucon(



Cái này giống đố vui. Đáp án là oleum chứ cái gì nữa :03:

Còn câu phức chất thì không có ý kiến gì :ot (

Mình đang làm thực nghiệm hàng ngay đàng hoàng chứ ko phải lý thuyết suông. Cũng tùy theo tiêu chuẩn mang tính pháp lý của ngành bạn quy định như thế nào nữa.
Theo Dược điển VN III có nói: dung dịch x (%) có nghĩa là cân x(g) chất tan trong 100(ml) nước.
Mình cũg từng pha dung dich KI : cân 50g KI thêm 50ml nước khuấy tan hoàn toàn.
Nếu suy nghĩ của mình ko đúng rất mong được mở mang :24h_079:

Ocean
05-21-2009, 07:23 PM
Cái này kiu bằng Lý thuyết đụng Thực tiễn nè. Thật ra khi mới đi làm, mình cũng bị lúng túng vụ này, trong bảng chuyên luận yêu cầu pha 100ml dung dịch CuSO4 10%, mình hý hoáy tính xem m(CuSO4) bằng bao nhiêu. Thực ra trong thực tế, hiếm khi dùng nồng độ % khối lượng/khối lượng, đa số là dùng % khối lượng trên thể tích.
Nhân sự kiện nhỏ này mà mình bàn luôn đến một sự kiện lớn, đó là mình học đủ thứ, nhưng lại không được trang bị kiến thức về thực tiễn. Để đến nỗi đi pha một dung dịch % thôi cũng làm bà con có được một trận cười thú vị. Ấy là chưa kể PTN nhà trường thì nghèo nàn, trong khi PTN ở các công ty họ trang bị những dụng cụ hiện đại và tiện dụng. Ngày trước mình toàn dùng quả bóp cao su 1 vale, đến lúc vào phỏng vấn, cầm cái quả bóp cao su 3 vales mà ngẩn ngơ.
Hồi đó mình theo học chương trình Pháp ngữ, có môn "Introduction du chimie industrial", tạm dịch là "Nhập môn hóa công nghiệp" do giảng viên người Pháp dạy. Chỉ một môn này thôi, sau này ra trường làm mình ứng dụng được quá trời thứ. Trong đó có nói về an toàn, về cách tính tỷ xuất công việc, về cách soạn thảo MSDS, ... Rõ ràng là cách giảng dạy của bên mình vẫn còn cách thực tế một khúc khá xa. (Bỏ nhỏ chút nha: chuyện của mình cách đây 10 năm rồi, có thể sau bao lần cải cách, chương trình học của nước mình có chút biến chuyển nào đó chăng. ... Không dám lạm bàn.)

katetrang
05-21-2009, 08:22 PM
Cái này kiu bằng Lý thuyết đụng Thực tiễn nè. Thật ra khi mới đi làm, mình cũng bị lúng túng vụ này, trong bảng chuyên luận yêu cầu pha 100ml dung dịch CuSO4 10%, mình hý hoáy tính xem m(CuSO4) bằng bao nhiêu. Thực ra trong thực tế, hiếm khi dùng nồng độ % khối lượng/khối lượng, đa số là dùng % khối lượng trên thể tích.
Nhân sự kiện nhỏ này mà mình bàn luôn đến một sự kiện lớn, đó là mình học đủ thứ, nhưng lại không được trang bị kiến thức về thực tiễn. Để đến nỗi đi pha một dung dịch % thôi cũng làm bà con có được một trận cười thú vị. Ấy là chưa kể PTN nhà trường thì nghèo nàn, trong khi PTN ở các công ty họ trang bị những dụng cụ hiện đại và tiện dụng. Ngày trước mình toàn dùng quả bóp cao su 1 vale, đến lúc vào phỏng vấn, cầm cái quả bóp cao su 3 vales mà ngẩn ngơ.
Hồi đó mình theo học chương trình Pháp ngữ, có môn "Introduction du chimie industrial", tạm dịch là "Nhập môn hóa công nghiệp" do giảng viên người Pháp dạy. Chỉ một môn này thôi, sau này ra trường làm mình ứng dụng được quá trời thứ. Trong đó có nói về an toàn, về cách tính tỷ xuất công việc, về cách soạn thảo MSDS, ... Rõ ràng là cách giảng dạy của bên mình vẫn còn cách thực tế một khúc khá xa. (Bỏ nhỏ chút nha: chuyện của mình cách đây 10 năm rồi, có thể sau bao lần cải cách, chương trình học của nước mình có chút biến chuyển nào đó chăng. ... Không dám lạm bàn.)

Mình hoàn toàn đồng ý với bạn Ocean, ngày đầu tiên đi làm mình cũng thắc mắc tại sao được hướng dẫn làm như thế! lúc đi học thì có được biết mấy thứ này đâu.

hoahoc.com
05-26-2009, 10:27 AM
Long não là một chất rắn kết tinh màu trắng hay trong suốt giống như sáp với mùi thơm hăng mạnh đặc trưng. Nó là một loại terpenoid với công thức hóa học C10H16O. Nó được tìm thấy trong gỗ của cây long não (Cinnamonum camphora), một loại cây thân gỗ lớn thường xanh, mọc ở châu Á, đặc biệt là Borneo, Indonesia và một vài loại cây gỗ có quan hệ họ hàng khác trong họ Nguyệt quế, đáng chú ý là Ocotea usambarensis ở Đông Phi. Nó cũng có thể được tổng hợp từ nhựa thông. Nó được sử dụng vì mùi của nó, trong vai trò của các chất lỏng để ướp và cho các mục đích y học.
Muốn tìm hiểu thêm về long não và các pư đặc trưng bạn có thể vào địa chỉ http://vi.wikipedia.org/wiki/Long_n%C3%A3o#.C4.90.E1.BB.99c_t.C3.ADnh_h.E1.BB.8 Dc

nguyenquocbao1994
05-27-2009, 12:11 PM
cho em hỏi là trong viên băng phiến thì có nhiều long não hay không ?
Có phải là hít nhiều mùi long não sẽ bị ung thư đúng không ?

kuteboy109
05-27-2009, 03:12 PM
Băng phiến hay còn gọi là naphtalen, là 1 trong những thành phần của long não. Chất này tác động đến tế bào hồng cầu gây ngộ độc và tự phân hủy. Xem thêm ở đây
http://en.wikipedia.org/wiki/Naphtalene

ossizanc_vtm
05-29-2009, 02:51 PM
Muốn tính số đồng phân ta sử dụng công thức sau:
% = n*r*100 : ( tổng n*R)
TRong đó n: là số C cùng loại
r: khả năng phản ứng tương đối của H :24h_021:

kix
05-30-2009, 08:54 PM
mà anh ơi,khi viết CTCT của một số hchc có Cl,Br hay N,.. kô theo một dạg chất mà có sẵn cách viết CTCT thì làm sao có thể vẽ được một cách chính xác?có sách nào chỉ điều này kô ạh?

smiles77
06-05-2009, 03:19 PM
không sai đâu
chú ý đến cái tráng bạc ấy

phưong79
06-06-2009, 12:24 PM
bài này chắc là nhận biết but-1-en và but-2-en
Nếu thế thì đơn giản
Cho chúng tác dụng với dd Br2.
Sản phẩm thu được tác dụng với KOH trong rượu
Sản phẩm này cho tác dụng với AgNO3/NH3 là xong.
Thân!!!

minhduy2110
06-06-2009, 01:06 PM
bài này chắc là nhận biết but-1-en và but-2-en
Nếu thế thì đơn giản
Cho chúng tác dụng với dd Br2.
Sản phẩm thu được tác dụng với KOH trong rượu
Sản phẩm này cho tác dụng với AgNO3/NH3 là xong.
Thân!!!

Bạn có thể viết cụ thể phương trình phản ứng theo ý bạn muốn nói không?

Theo như phản ứng cuối, có lẽ sản phẩm từ 2 chất đầu là ketone và aldehyd, nhưng cái bước KOH/rượu kia làm sao giúp cho ra 2 sản phẩm đó được :nghi (

mình có cách khác: oxi hoá cắt mạch, lấy 2 hỗn hợp sau khi cắt mạch đó cho tráng bạc dư, hỗn hợp nào tạo CO2 chứng tỏ chất ban đầu tạo ra hỗn hợp đó là but-1-en.:chaomung

kuteboy109
06-06-2009, 04:40 PM
@ anh minh duy: phản ứng của bạn phương hợp lý mà anh.
-But-1-en+ Br2, sản phẩm cho tác dụng với KOH đặc/ancol sẽ thu được ankin có nối ba đầu mạch và cái này bị oxi hóa trong AgNO3/NH3 tạo kết tủa vàng!!!

thaison901
06-12-2009, 06:18 PM
nhưng nếu xét cả sp phụ nữa thì chắc chịu thôi

thaison901
06-12-2009, 06:21 PM
chắc có lẽ Br2 phân cực trong nước híc nên dd này là dung môi phân cực có khả năng hòa tan các chất phân cực:tuongquan

boy99
06-12-2009, 10:04 PM
theo mình thì những muối nào bền với nhiệt không bị thủy phân thì sẽ cho ta được muối khan khi cô cạn còn khi cô cạn sản phẩm của phản ứng este với Na0H thì đó là muối của kim loại với gốc axit trong este thôi

zamchick
06-17-2009, 02:18 AM
Còn este nữa, nhiệt độ sôi của este < ancol, nhưng este so sánh vs andehit thì sao? Mọi người giúp tớ nhé.
Thanks!

zamchick
06-17-2009, 02:46 AM
Giải thích rõ hơn về cái CT trên kia đc k mọi ng ^^
Thanks!

kuteboy109
06-17-2009, 08:25 AM
@zamchick: công thức đó hoàn toàn không có cơ sở và không chính xác

kuteboy109
06-17-2009, 08:49 AM
Thường thì ít ai so sánh nhiệt độ sối của este với andehit hoặc xeton vì có khá trường hợp đặc biệt và biến thiên trái qui luật. Đa số nhiệt độ sối của xeton>andehit>este ( số C tương đương trong khoảng xác định)

dinhtuan2212
06-17-2009, 05:17 PM
Theo em được biết thì hiệu ứng liên hợp pi:)-p xảy ra khi có sự xen phủ obital liên kết pi:) và obital p. Điều kiện để xảy ra hiệu ứng liên hợp nói chung là các obital pi:)-pi:), pi:)-p phải cách nhau 1 liên kết sigma, các nguyên tử có obital tham gia liên hợp phải nằm trên cùng 1 mặt phẳng để đảm bảo cho trục các obital p tham gia liên hợp song song với nhau. Tuy nhiên em thắc mắc là có một số trường hợp các nguyên tử có obital p tham gia liên hợp lại là lai hóa sp3. Khi đó các obital tổ hợp lại tạo thành obital lai hóa định hướng theo đỉnh của 1 tứ diện đều. Như vậy thì nó sẽ đâu còn obital p để tham gia liên hợp, và đồng thời nguyên tắc liên hợp cũng bị phá vỡ.
:24h_053:
Vd như: nguyên tử O gắn với H trong acid carboxylic sẽ tham gia liên hợp với nguyên tử C và O có liên kết đôi với nhau. Nhưng nếu O lại lai hóa sp3 thì làm sao có thể liên hợp được. Vậy phải chăng O gắn với H đó không lai hóa ???
Mong mọi người giải thích rõ cho em.

Dinh Tien Dung
06-17-2009, 05:24 PM
Phản ứng của anh Duy có vẻ hay hơn. Mọi người thử nhận biết câu này xem.
3,4-đimetyl-hex-3-en và 3,4-đietyl-hex-3-en (không kể đồng phân hình học)

Zero
06-17-2009, 05:32 PM
O đó sp2 chứ sp3 cái gì ?

dinhtuan2212
06-18-2009, 12:22 AM
Cái O liên kết đôi với C là lai hóa sp2, còn cái O liên kết với H là lai hóa sp3 mà anh.
Anh xem lại giúp em nhé.

bluemonster
06-18-2009, 04:51 AM
Cái O liên kết đôi với C là lai hóa sp2, còn cái O liên kết với H là lai hóa sp3 mà anh.
Anh xem lại giúp em nhé.

Xem gì nữa? zero phán đúng rồi, cái này cơ bản mà.

Cậu cứ vẽ liên hợp p(O-H)-pi:) (C=O) ra thì thấy hai Oxygen này bản chất liên kết gần tương tự nhau, làm gì phân rõ rạch ròi sp2 với sp3 chứ :nguong (

@Tớ move topic này sang "Lý thuyết phổ thông" nhá.

Zero
06-18-2009, 08:11 AM
Vứt cái quan niệm cứng ngắc cứ oxy hai liên kết đơn là sp3 đi, điều đó chẳng mấy khi đúng đâu.

Mặt khác đừng có ôm VB hay lai hóa vào để mà giải thích bản chất phân tử, có rất nhiều trường hợp lý thuyết này cho kết quả... trật lất. VB chỉ là một lý thuyết thất bại, được đem vào giảng dạy trong nhà trường để cho học sinh hình dung được liên kết nó thế nào thôi. Thời đại này và những năm tiếp sau là thời của MO cơ.

dinhtuan2212
06-18-2009, 08:45 AM
Trời đất ơi! Họ mang cái thuyết đó đi dạy cho bọn em. :020: Sao họ không chú thích thêm là cái thuyết này không còn dùng được nữa cho bọn em biết :020:
Số mình rõ đen đi kiếm sách Hóa vô cơ của Hoàng Nhâm mỏi cả mắt mà không có, hình như trong đó có đề cập đến MO thì phải. Nản dễ sợ
Mấy anh có cuốn nào nhập môn MO thì send cho em với! :nguong (

dinhtuan2212
06-20-2009, 08:55 AM
Có 1 câu trắc nghiệm như sau:
Phát biểu nào sau đây là sai
A. Acid acrylic mạnh nhất trong dãy đồng đẳng của nó
B. Acid acrylic mạnh hơn acid propionic
C. Acid acrylic mạnh hơn acid benzoic
D. Acid acrylic có thể làm mất màu dung dịch Br2

Rõ ràng câu A, D là đúng khỏi phải bàn cãi nữa. Vấn đề còn lại là so sánh tính acid của 3 acid acrylic, propionic và benzoic.
Theo em thì trong phân tử của 2 acid acrylic và benzoic có sự liên hợp. Khi đó, e sẽ được dịch chuyển về phía O có liên kết đôi. Trong acid benzoic, nhóm phenyl có +C lớn hơn nhóm vinyl trong acid acrylic cho nên liên kết giữa O và H của benzoic sẽ kém phân cực hơn và tính acid của benzoic sẽ yếu hơn acrylic.
Trong phân tử acid propionic có nhóm alkyl thể hiện tính +I nhưng không mạnh bằng tính +C của nhóm vinyl của acrylic cho nên độ phân cực của liên kết O với H trong propionic sẽ lớn hơn acrylic. Vậy nên acid propioic mạnh hơn acrylic.

Kết luận đáp án là B
Tuy nhiên câu này em làm sai, đáp án của họ là C. Mọi người giải thích cho em với!

kuteboy109
06-20-2009, 09:16 AM
Cho bạn số liệu cụ thể luôn:
pKa( propionic acid)=4,87>pKa ( acrylic acid)=4,26> pKa( benzoic acid)=4,17
C là đáp án đúng, bạn lý luận như thế hơi rối, không cần phức tạp như thế. Acid acrylic có nhóm rút electron--> H linh động hơn so với C2H5COOH nên tính acid phải mạnh hơn.

phưong79
06-20-2009, 11:40 AM
Theo em thì trong phân tử của 2 acid acrylic và benzoic có sự liên hợp. Khi đó, e sẽ được dịch chuyển về phía O có liên kết đôi. Trong acid benzoic, nhóm phenyl có +C lớn hơn nhóm vinyl trong acid acrylic cho nên liên kết giữa O và H của benzoic sẽ kém phân cực hơn và tính acid của benzoic sẽ yếu hơn acrylic.
Trong phân tử acid propionic có nhóm alkyl thể hiện tính +I nhưng không mạnh bằng tính +C của nhóm vinyl của acrylic cho nên độ phân cực của liên kết O với H trong propionic sẽ lớn hơn acrylic. Vậy nên acid propioic mạnh hơn acrylic.


Bạn sai cơ bản rùi.Ở CH2=CH-COOH không gốc HC không hề có liên hợp nào cả.Nếu có thì chỉ có ở gốc cacbonyl.Nhưng khi so sánh tính axit ở đây thì liên hợp ở trong gốc
cacbonyl chẳng có ảnh hưởng gì cả.
trong C6H5COOH thì gốc HC là 1 hệ liên hợp pi bền vững đương nhiên sẽ hút e mạnh hơn so với CH2=CH-.Chính vì thế mà C6H5COOH có tình axit mạnh hơn.
Còn việc so sánh tính axit của CH2=CH-COOH và CH3-CH2-COOH chỉ cần hiệu ứng cảm ứng là đủ để so sánh không cần phải làm như bạn .Thân!!
Để hiểu rõ hơn vấn đề này bạn nên tìm vài cuốn sách của Nguyễn Hữu Đĩnh ,Đỗ Đình Rãng về mà tìm hiểu thêm.Đây toàn là sách của chương trình Đại Học thôi.

bluemonster
06-20-2009, 12:32 PM
Bạn sai cơ bản rùi.Ở CH2=CH-COOH không gốc HC không hề có liên hợp nào cả.Nếu có thì chỉ có ở gốc cacbonyl.Nhưng khi so sánh tính axit ở đây thì liên hợp ở trong gốc
cacbonyl chẳng có ảnh hưởng gì cả.
trong C6H5COOH thì gốc HC là 1 hệ liên hợp pi bền vững đương nhiên sẽ hút e mạnh hơn so với CH2=CH-.Chính vì thế mà C6H5COOH có tình axit mạnh hơn.
Còn việc so sánh tính axit của CH2=CH-COOH và CH3-CH2-COOH chỉ cần hiệu ứng cảm ứng là đủ để so sánh không cần phải làm như bạn .Thân!!
Để hiểu rõ hơn vấn đề này bạn nên tìm vài cuốn sách của Nguyễn Hữu Đĩnh ,Đỗ Đình Rãng về mà tìm hiểu thêm.Đây toàn là sách của chương trình Đại Học thôi.

Hi,
Thường các bạn bậc Phổ Thông chưa nắm chắc hoàn toàn, hoặc đôi khi tiếp cận sai vấn đề, nên cá nhân mình, khi các bạn thảo luận không nên phán nhau là "sai cơ bản". :24h_078: Đợi lên ĐH hay khi tốt nghiệp hẳn chém nhau :24h_124:

Những điều mình highlight đỏ trong bài post của phưong79 là sai trầm trọng. :batthan (

Hệ liên hợp luôn xuất hiện khi các nối đôi tiếp cách hoặc electron tự do tiếp cách nối đôi. Do vậy, trong các phân tử carboxylic trên sẽ có hai dạng liên hợp là pi:)-pi:) và p(electron)-pi:). Mỗi loại cụ thể thế nào thì các bạn chắc cũng biết.

Tính acid được đánh giá dựa trên độ phân cực của liên kết O-H (đây chính là mấu chốt làm nhận định của dinhtuan2212 sai).

Trong nhóm carboxylic, độ phân cực liên kết O-H bị chi phối mạnh bởi hệ liên hợp p(O)-pi:)(C=O). Độ cộng hưởng (liên hợp) càng mạnh thì liên kết O-H càng phân cực --> tính acid càng cao.

Sự liên hợp của mạch H,C làm giảm khả năng -R(hay -C) của nhóm carbonyl đối với liên kết O-H. Nhưng tính -I của carbon bất bão hoà lại làm tăng khả năng phân cực của O-H.

=> acrylic acid và benzoic acid có tính acid lớn hơn propanoic acid do tính -I quyết định (vì có carbon bất bão hoà - nhóm hút e ở gần).

So sánh cặp acrylic acid và benzoic acid thì mọi hệ liên hợp đều tương tự nhau, -I cũng tương tự. Ta chỉ còn xét đến yếu tố độ bên anion (sau khi bứt hydrogen linh động). Khi đó anion hình thành từ phân tử benzoic acid sẽ bền hơn do mạch liên hợp kéo dài --> điện tích được chia sẻ nhiều tâm --> năng lượng giảm.

Nhưng sự chênh lệch tính acid của benzoic acid và acrylic acid là rất nhỏ. :24h_124:

Hơi dài dòng tí.
:chui (

minhduy2110
06-20-2009, 12:43 PM
"Khi đó anion hình thành từ phân tử benzoic acid sẽ bền hơn do mạch liên hợp kéo dài --> điện tích được chia sẻ nhiều tâm --> năng lượng giảm."

Điều này em không đồng tình. Tuy mạch liên hợp là có kéo dài, nhưng em nghĩ điện tích âm ở oxi thì không giải tỏa được vào mạch, chỉ giải tỏa được với Oxi ở bên cạnh thôi - chỉ có 2 công thức cộng hưởng. Điện tích được giải toả vào mạch chỉ là 1 phần nhỏ do hiuệ ứng cảm :24h_066:
Bài toán của bạn dinhtuan hoàn toàn là dùng phương pháp loại trừ, bởi vì đáp án C với học sinh phổ thông khó mà biết đúng hay sai, chỉ phần lớn là công nhận. Thậm chí giải thích bằng các hiệu ứng I, C... thấy 2 chất này khá giống giống nhau, khó mà nhận xét được cái nào mạnh hơn nếu không có pKa =.=

dinhtuan2212
06-20-2009, 04:01 PM
Đây là 1 câu hỏi trắc nghiệm ông thầy dạy Hóa trên trường bọn em ra. Hy vọng thi đại học sẽ không có mấy câu như thế này. Không thì chắc chết quá ! :24h_113:
Em đồng tình với cách dùng phương pháp loại trừ, bởi 2 acid benzoic và acrylic đúng là khó so sánh ( số liệu cụ thể cũng chỉ hơn kém nhau không đáng kể )
Em muốn hỏi thêm một vấn đề nữa. :015:
Trong phân tử của acrylic thì vừa gốc CH2= vừa thể hiện hiệu ứng +C nhưng vừa thể hiện hiệu ứng -I. Vậy ảnh hưởng của 2 hiệu ứng này đối với nhau là như thế nào, cái nào mạnh hơn? Và tính +C của gốc CH2= với phenyl phải chăng là như nhau hay có cái mạnh hơn cái kia ? (em có nghe nói là phenyl mạnh hơn CH2= ) :kham (

bluemonster
06-20-2009, 08:00 PM
"Khi đó anion hình thành từ phân tử benzoic acid sẽ bền hơn do mạch liên hợp kéo dài --> điện tích được chia sẻ nhiều tâm --> năng lượng giảm."

Điều này em không đồng tình. Tuy mạch liên hợp là có kéo dài, nhưng em nghĩ điện tích âm ở oxi thì không giải tỏa được vào mạch, chỉ giải tỏa được với Oxi ở bên cạnh thôi - chỉ có 2 công thức cộng hưởng. Điện tích được giải toả vào mạch chỉ là 1 phần nhỏ do hiuệ ứng cảm :24h_066:


Oh, thanks Duy nhé. Mình ẩu quá, lúc đầu cũng nghĩ chỉ có hai công thức cộng hưởng, nhưng nghĩ tất cả orbital p(pi:)) đều đồng phẳng nên việc lan toả điện tích có thể xảy ra. Nhưng dù sao mình thiếu sót do không rèn luyện, mà lại viết nhanh quá, nên không chú ý khía cạnh liên hợp.

Mình đề xuất ý kiến khác nhé.
Như đã đồng ý, hai chất benzoic acid và acrylic acid rất khó so sánh, thực tế các số liệu pka cho thấy hai phân tử này gần ngang nhau.

Nhưng benzoic acid có thể ảnh hưởng độ phân cực O-H thông qua hiệu ứng không gian (loại 2 - mất tính phẳng hệ liên hợp), tuy yếu vì do ortho-hydrogen gây ra. Chính vì giảm tính phẳng liên hợp, nên hệ liên hợp p(O)-pi:)(C=O) trở nên tốt hơn => tính acid cao hơn.

Có vẻ luận điểm này êm hơn nhỉ.

HoahocPro
06-21-2009, 08:25 AM
Phản ứng của anh Duy có vẻ hay hơn. Mọi người thử nhận biết câu này xem.
3,4-đimetyl-hex-3-en và 3,4-đietyl-hex-3-en (không kể đồng phân hình học)

Bài này xài O3 đi sau đó cho vào thử iodofom là ra ngay.

HoahocPro
06-21-2009, 08:30 AM
Hả, học MO sớm dễ hỏng người lắm em ạ. Cứ bình tĩnh xài VB và ... ép cho nó đúng thì thôi!(Phổ thông thì chỉ cần thế thui)
Còn muốn xài MO thì cứ nghiên cứu Hoàng Nhâm ấy, chỉ cần hiểu được cách tổ hợp MO theo mức năng lượng và bỏ quách cái tổ hợp PT sóng đi. Nếu sau này còn theo ngành Hóa lên ĐH thì hãy tìm hiểu thêm nhé.

Haemie
06-21-2009, 03:21 PM
Theo như em được biết thì trong hợp chất hữu cơ có hai loại đồng phân.
- Đồng phân cấu tạo
- Đồng phân cấu hình (Đồng phân lập thể)

Trong đó, đồng phân lập thể bao gồm đồng phân hình học và đồng phân quang học.

Em muốn hỏi về cách biểu diễn các đồng phân quang học của một hợp chất hữu cơ và sự khác nhau giữa đồng phân quang học và đồng phân hình học.

Mong mọi người sẽ giúp đỡ

minhduy2110
06-21-2009, 05:48 PM
Theo như em được biết thì trong hợp chất hữu cơ có hai loại đồng phân.
- Đồng phân cấu tạo
- Đồng phân cấu hình (Đồng phân lập thể)

Trong đó, đồng phân lập thể bao gồm đồng phân hình học và đồng phân quang học.

Em muốn hỏi về cách biểu diễn các đồng phân quang học của một hợp chất hữu cơ và sự khác nhau giữa đồng phân quang học và đồng phân hình học.

Mong mọi người sẽ giúp đỡ

Trước khi hỏi những kiến thức cơ bản như thế này thì nên cầm quyển sách lên đọc trước đi bạn. Ngay cả quyển sách như tài liệu giáo khoa chuyên giành cho các học sinh lớp chuyên Hóa cũng viết khá đủ. Tập 2 của quyển "Một số vấn đề chọn lọc ..." cũng nêu. Còn nếu muốn tìm hiểu kĩ hơn thì có quyển "Cơ sở Hóa học lập thể" - GS-TSKH Đặng Như Tại. :24h_077:

Haemie
06-21-2009, 08:39 PM
Nếu em là học sinh lớp 10 vừa lên 11 và những cuốn sách mà anh (Chị) [???] nêu lên ở trên, em đã tìm nhiều lần mà không có thì sao ạh ??? [Chỗ em không đầy đủ sách chuyên cho lắm ]

merry_tta
06-22-2009, 04:09 PM
Ừa đó là cách giải thích cho ví dụ 2 còn ví dụ 1? :24h_081::24h_081:
Vip nào giải thik týp đi. Theo tớ nghĩ là có liên quan đến mạch vòng và khối lượng phân tử. :24h_122::24h_122:

masimoro_love
06-24-2009, 01:18 PM
muối khan là các muối RCOONa hoặc NaOH dư
còn rượu thì bị bay hơi

thanhatbu_13
06-26-2009, 06:01 PM
Thực ra ở đây không đề cập chính xác nguyên tử Oxi (O-H) ở trạng thái lai hóa là gì, sp2 hay Sp3 , chỉ nên đề cập nguyên tử Oxi đó có liên hợp với nhóm C=O là dc rồi. và thực nghiệm là độ dài liên kết C-O không còn là C-O của xichma.
http://i65.photobucket.com/albums/h217/thanhatbu/26-06-20095-55-41CH.jpg

toanhvu
07-01-2009, 09:26 PM
vậy thử so sánh tính axit của các axít này dùm mình xem C2H5COOH,CH2=CHCOOH,p-CH3C6H4COOH,C6H5COOH,p-NO3C6H4COOH

acrobatsvn
07-02-2009, 07:49 AM
các bác cho em xin cái bảng pka cái
em tìm mãi chả có cái nào chuẩn cả
ai có cho em xin link down nhé
thanks nhiều

kuteboy109
07-02-2009, 09:23 AM
topic cung cấp số liệu ở E-librabry có sẵn đấy bạn@!!!

hientam_misa
07-06-2009, 08:43 PM
Benzyl axetat là hợp chất có mùi thơm của hoa nhài. Viết các phương trình hóa học của phản ứng điều chế benzyl axetat từ các sản phẩm chế biến dầu mỏ là benzel và etilen. các điều kiện cần thiết coi như có đủ.

toanhvu
07-06-2009, 08:49 PM
Theo e đươc biết thì chất có liên kết hidro thì có nhiệt độ sôi cao nhất,vậy nếu 1 chất có liên kết hidro có M nhỏ và 1 chất k có lk hidro co M lớn thì chất nào có nhiệt độ sôi cao hơn,VD:CH3OH,C4H10,C6H5NH2

kuteboy109
07-06-2009, 09:46 PM
Kết luận của bạn không hoàn toàn chính xác. Xét ví dụ của bạn thì:
-Nhiệt độ sôi: C4H10<CH3OH< C6H5NH2
+ Ankan không tạo liên kết H nên nhiệt độ sôi thấp nhất
+ Giữa metanol và anilin thì yếu tố khối lượng phân tử ảnh hưởng rõ nét hơn so với liên kết H do sự chênh lệch M là khá nhiều.

C.H.V
07-06-2009, 10:42 PM
Điều chế rượu benzylic:
CH2=CH2 + HCl --> CH3-CH2Cl
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/07/Benzene_circle.svg/100px-Benzene_circle.svg.png+CH3-CH2Cl ---(FeCl3)----> http://tbn2.google.com/images?q=tbn:_gXqWQvNKB02jM:http://wtt-lite.nist.gov/images/100414.gif--(Cl2, hv)---> 2-cloruaethylbenzen.
2-cloruaethylbenzen---(KOH, EtOH)-->http://tbn3.google.com/images?q=tbn:M7JjfXqXU_V4vM:http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/9/97/Styrene.png---(KMnO4, H+)-->http://tbn0.google.com/images?q=tbn:ebgoUyP3TvI97M:http://www.xtec.es/%7Efguell/semidesenvolupades/aldehids/benzaldehid.gif
http://tbn0.google.com/images?q=tbn:ebgoUyP3TvI97M:http://www.xtec.es/%7Efguell/semidesenvolupades/aldehids/benzaldehid.gif---(NaBH4)--->http://tbn1.google.com/images?q=tbn:0JspBuolrQ2_tM:http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/dc/Benzyl_alcohol.svg/310px-Benzyl_alcohol.svg.png
Điều chế acid acetic:
CH2=CH2---(H2SO4, L )---> CH3-CH2-OH---(Cr2O3)---> CH3-CO-OH.
Điều chế benzyl axetat:
CH3-CO-OH + http://tbn1.google.com/images?q=tbn:0JspBuolrQ2_tM:http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/dc/Benzyl_alcohol.svg/310px-Benzyl_alcohol.svg.png---(H2SO4, L)---->http://tbn2.google.com/images?q=tbn:WxHa4KJ1uW6b6M:http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/b/b4/Benzyl_acetate.png


thân.
:doctor (

nnes
07-08-2009, 01:52 AM
vậy thử so sánh tính axit của các axít này dùm mình xem C2H5COOH,CH2=CHCOOH,p-CH3C6H4COOH,C6H5COOH,p-NO3C6H4COOH

Khỏi cần so sánh làm chi, vì dãy trên của bạn đã xếp theo chiều tăng tính axit rùi.
Gốc đẩy e làm giảm tính axit : gốc hica no, càng nhiều C đẩy càng mạnh
Gốc hút e làm tăng tính ax: gốc hica ko no, vòng benzen, gốc -NO2, -CHO...

Over The Rainbow
07-08-2009, 11:52 PM
Bài post đầu tiên của tớ. Trong đây tớ sẽ post những bài tớ thắc mắc. Vì thế mong mọi người hãy giúp đỡ.

* Cho ankan C2H6, C3H8, C4H10, C5H12, C6H14, C7H16, C8H18
Ankan nào tồn tại đồng phân t/d w Cl2 theo tỉ lệ p tử 1:1 tạo ra monoclo ankan duy nhất:
A. C2H6, C3H8, C4H10, C6H14
B. C2H6, C5H12, C4H10, C6H14
C. C5H12, C8H18, C2H6
D. C3H8, C4H10, C6H14

Có vẻ như tớ ko hiểu đề. Thế nên tớ hoàn toàn ko biết cách làm câu LT này thế nào cả.

* Tính tan của Propan-1-ol >Propan-2-ol do ở Propan-2-ol có 2 CH3 đẩy e làm cho khả năng linh động của H giảm dần=> ít tan hơn Propan-1-ol

Câu trên tớ giải thích như thế đúng chưa?

*Về tính acid:
Với gốc R no, HCOOH là mạnh nhất, càng tăng C tính acid càng giảm.
Với gốc R ko no, thì nối 3 sẽ mạnh hơn nối đôi.
=> Tính acid của R ko no> R no.

Vậy với R có nhóm thế thì sao nhỉ?
Xát riêng R có nhóm thế, vd như cùng Cl, thì càng nhiều Cl tính acid càng tăng.
Vậy với acid mà R có hai nhóm như Br và Cl thì xét theo gì? M chất nào lớn hơn thì có tínhacid hơn?
Và với acid gồm R có nhóm thế và R ko no thì cái nào có tính acid hơn?

Acid có gốc aren thì xét tính acid làm sao nhỉ? Và giữa nó với R có nhóm thế, R ko no và R no?

Ah nguyên phần trên này là tớ hiểu sao ghi ra thế và những cái còn thắc mắc. Ghi hơi rườm rà chút.

*Đốt cháy hoàn toàn 2 lít hh gồm hidrocacbon X và C2H2 thu đc 4 l CO2 và 4 l H20. CTPT của X
A. C2H6
B. C3H6
C. C3H4
D. C3H8

Cái bài này theo tớ hiểu là do C2H2 thì cho ra n CO2 và (n-1)H20 nên cái X chắc phải cho ra n CO2 và (n+1) H2O, vậy thì khi ra mới là 2 số mol = nhau như đề.
Thế chắc phải là A hoặc D, nhưng tớ lại ko bít suy tiếp thế nào.

Ah mới đầu chỉ nhiêu đó thôi, từ từ có lẽ tớ sẽ hỏi thêm vài thứ nữa. Cảm ơn các bạn đã đọc bài.

nnes
07-09-2009, 12:35 AM
1. Phương án C.
Ý câu này là trong các hica, hica nào có đồng phân + cl2 thi 1 sp monoclo
VD:
C2H6 thì khỏi nói
C5H12 có nhiều đồng phân, trong đó có 1 đồng phân là C(CH3)4 thỏa mãn
C8H18 có (CH3)3C-C(CH3)3

còn các phương án khác thì ko có đồng phân thỏa mãn.
VD: C3H8 : CH3-CH2-CH3 cho 2 sp
C4H10 có 2 đồng phân là:
C-C-C-C cho 2 sp
C-C(CH3)-C cho 2 sp

tương tự với các chất khác.

2.Độ tan: về cơ bản bạn gt đúng rùi
3.Tính axit
- Với R có nhóm thế thì ta xét nhóm thế có tính hút e ( độ âm điện ) mạnh thì sẽ làm tăng tính axit
VD : độ âm điện F>Cl>Br..
--> FCH2-COOH > ClCH2-COOH > BrCH2-COOH
- Tính axit về mặt nào đó hầu như ko bị ảnh hưởng bởi M.M thường ảnh hưởng đến độ tan, và nhiệt đội sôi, nóng chảy...
- So sánh R no với R-X ( có nhóm thế )
R no bản chất liên kết là C-H , H ko hút ko đẩy
nếu là R-X thì phụ thuộc vào gốc X hút hay đẩy, X hút thì tính axit mạnh hơn R no và ngược lại.
VD: ClCH2-COOH > CH3-COOH
Vì Cl có độ âm điện > H
-Vòng benzen là hệ liên hợp pi, nên có tính hút e rất mạnh, axit có vòng bezen thì mạnh hơn các axit khác.
VD: CH3COOH < CH2=CH-COOH < C6H5-COOH
- Nếu trên vòng benzen có những nhóm thế, thì nhóm thế hút e làm tăng tính axit và ngược lại
VD: CH3-C6H4-COOH < C6H5-COOH < CH2=CH-C6H4-COOH
< O2N-C6H4-COOH
4. Bài này bạn đặt CT trung bình cho 2 hica CxHy (x,y là giá trị TB)
dễ thấy x(tb) = 2
như vậy có 2TH:
TH1: 1 hica có C < x = 2 < hica có C lớn hơn --> loại ( vì C2H2 có 2 C )
TH2: C2H2 có 2 C --> hica còn lại cũng có 2 C --> C2H6

Mình chỉ giải thik ngắn gọn như vậy. Hy vọng bạn hiểu được ý tưởng.

Platin 78
07-09-2009, 06:46 AM
vậy thử so sánh tính axit của các axít này dùm mình xem C2H5COOH,CH2=CHCOOH,p-CH3C6H4COOH,C6H5COOH,p-NO3C6H4COOH
Cái này dựa vào tính chất của gốc axit thôi:
-Axit hở thì các nhóm đẩy e là các gốc HC no làm giảm tính acid còn các gốc hút e cụ thể là các HC không no thì lại làm tăng độ phân cực của liên kết O-H nên làm tăng tính acid. Nếu có thêm các nhóm thế khác VD như Hal thì sẽ theo thứ tự sau: I<Br<Cl<F. Cái này còn tùy vào vị trí của nhóm thế nữa. nếu càng gần gốc COOH thì lực hút e càng mạnh:
VD: CH2ClCH2COOH < CH3CHClCOOH
Số nguyên tử Hal cũng liên quan, càng nhiều nguyên tử Hal thì tính acid tăng lên
-Axit thơm thì ta lấy C6H5COOH làm chuẩn, khi có các nhóm thế đính vào vòng Benzen thì ta phải xét xem các nhóm thế này thuộc loại nào
+Nếu là đẩy e như: R no, -OH, thì làm giảm tính acid
+Nếu là các nhóm hút e như Hal, R không no,... thì lại làm tăng tính acid
+Ngoài ra còn phụ thuộc vào vị trí nhóm thế nhưng không xét ở đây
Cuối cùng là cái dãy của bạn xếp theo chiều tăng dần tính axit là:
C2H5COOH < CH2=CHCOOH < p-CH3C6H4COOH < C6H5COOH < p-NO2C6H4COOH

Over The Rainbow
07-13-2009, 05:51 PM
Đây là những bài của hôm nay.

* Bài này tớ làm ra không đúng đáp án.

Cho m (g) hh X gồm 2 ancol no đơn kế tiếp nhau t/d CuO dư nung nóng thu đc một hh rắn Z và một hh hơi Y có tỉ khối hơi của Y so với H2 là 13,75. Cho toàn bộ Y p/u với lượng dư AgNO3 trong NH3 nung nóng sinh ra 64,8 g Ag. Giá trị của m là
Đ/a: 7,8 g

Tớ làm:
CnH2n+1OH + Cu0 -> CnH2n+1CHO (Y)

CnH2n+1CHO + AgNO3 -> 2Ag

n Ag = 64,8 : 108 = 0,6
=> n CnH2n+1CHO = n CnH2n+1OH = 0,3

M(Y) = 13,75 x 2 = 27,5 g
M(X) = M (Y) - 12 = 15,5 g
m(X) = n.M(X) = 0,3 x 15,5 = 4,65 g

* Đun nóng hh 2 ancol đơn kế tiếp nhau, mạch hở A, B với H2SO4 đặc ở 140 độ thu đc hh 3 ete. Đốt cháy hh 3 ete trên thu đc 33,88 g CO2 và 18,9 g H20. CTCT của 2 ancol?

Bài này sau khi tìm số mol của CO2 và H2O thì làm gì tiếp theo?

* Khi ptđlg 2 hchc khác nhau thấy chúng có tp % n.tố giống nhau: 85,72% C, 14,28% H, ở đktc 1 lít chất khí thứ nhất có k/lg 1,26 g. 1 lít chất khí thứ 2 có k/lg 2,51 g. CTPT của 2 hchc
A. C2H4 và C4H8
B. C2H6 và C4H10
C. C3H6 và C5H10
D. Câu B đúng

Tớ tìm ra CTĐGN là (CH2)n . Có vẻ A và C đc. Nhưng rồi ko biết làm sao nữa!?

* Đốt cháy hoàn toàn hh C3H8 và C2H2 thu đc V CO2 : V H2O = 23 : 19. % V của C3H8 là
A. 20%
B. 30%
C. 60%
D. 80%

* Khi cho isopentan t/d với Clo theo tỉ lệ 1:1 askt thì sản phẩm monoclo nào dễ hình thành nhất?

Vậy clo sẽ dễ gắn vào C nào nhất?

Cám ơn các bạn đã đọc bài.

nnes
07-13-2009, 07:14 PM
Câu 1: Đây là 1 dạng bài thi điển hình, hầu như kì thi nào cũng có dạng bài này
Mình lưu ý cho bạn 1 chút:
1. Bạn viết PT: CnH2n+1OH + CuO -> CnH2n+1CHO + ... là sai bét nhé
ancol và and của bạn ko cùng số nguyên tử C.
Bạn phải viết như sau: R-CH2-OH --> R-CHO
2. Thực tế phản ứng ancol với CuO ko liên quan j đến C, H cho nên ko cần phải viết là CnH2n+1OH làm j, vì viết PT vừa dài dòng, và dễ bị nhầm lẫn. Chỉ cần viết là R-CH2-OH như ở trên mình nói.
3. Hỗn hợp Y gồm andehit và hơi nước
4. Đây là dạng bài hay hỏi: hỗn hợp 2 andehit no đơn chức tác dụng với AgNO3/NH3. Bạn cần phải lưu ý là có 2 TH:
TH1: ko có HCHO, thì 2 andehit tạo ra 2Ag. Lúc này đặt CT TB thì OK
TH2: có HCHO, thì HCHO --> 4Ag, còn and còn lại chỉ thu 2Ag, nếu đặt CT TB thì sai bét. Lúc này, nếu đề bài cho 2 and kế tiếp thì suy ra ngay là HCHO và CH3-CHO ( ứng với 2 ancol lúc đầu là CH3OH và C2H5OH )
Giải:
PT: RCH2OH + CuO --> RCHO + Cu + H2O

Y: RCHO và H2O ( hơi nước )
Mtb (Y) = 27,5
Dùng pp đường chéo
RCHO(R+29)...................9,5
..................M=27,5
H2O(18)........................R+1,5
nRCHO / nH2O = 9,5 / (R + 1,5) = 1 / 1 --> R = 7
vì ở PT ta thấy n RCHO = nH2O ( 1: 1)
--> 2 and là HCHO và CH3CHO --> 2 ancol là CH3OH và C2H5OH
Ta dùng pp đường chéo tiếp để tìm số mol 2 and
H(1)....................8
..............R = 7
CH3 (15)..............8
Tỉ lệ mol là 1:1 --> số mol 2 and cùng là x mol
Phản ứng tráng gương:
HCHO --> 4Ag
..x .............4x
CH3HO-->2Ag
..x...........2x
nAg = 6x = 0,6
--> x = 0,1
--> số mol mỗi and = số mol mỗi ancol = 0,1 --> m = 7,8 g

CÒn cái đoạn này:
M(Y) = 13,75 x 2 = 27,5 g
M(X) = M (Y) - 12 = 15,5 g
m(X) = n.M(X) = 0,3 x 15,5 = 4,65 g
Chính vì bạn đặt công thức sai nên mới nhầm như vậy.

nnes
07-13-2009, 11:18 PM
Bài 2:
nCO2 = 0,77
nH2O = 1,05
CT TB cho 3 ete ( ete no đơn chức ): CnH2n+2O
CnH2n+2O --> nCO2 + (n+1)H2O
...x................xn..........x(n+1)
xn = 0,77
x(n+1)= 1,05
--> x = 2,08
--> n = 2,75
--> trong 3 ete phải có 1 chất có số C < 2,75
--> chỉ có thể là 2C : Ch3-O-CH3
--> ancol là CH3OH và C2H5OH ( kế tiếp )

Bài 3:
(CH2)n
M1 = 1,26 : (1:22,4 ) = 28 --> C2H4
M2 = 56 --> C4H8
==> A

Bài 5:
Quy tắc thế: X2 sẽ ưu tiên thế cho H ở C bậc cao
isopentan" CH3-CH(CH3)-CH2-CH3
C in đậm: là C bậc III ( cao nhất ) nên sản phẩm thế dễ hình thành nhất là
CH3-CCl(CH3)-CH2-CH3

Bài 4:
Đặt CTTB cho 2 hica là CxHy
Đặt tổng số mol 2 hica = 1, nC3H8 = x , nC2H2 = (1-x)
x = 3.x + 2(1-x) = x+ 2
y = 8.x + 2(1-x) = 6x+2
VCO2 : VH2O = 2x: y = 23:19
--> x:y= 23:38
--> (x+2)/(6x+2) = 23/38
--> x = 0,3
--> B

Còn khi làm TN: mà ko biết cách giải thì ta vẫn có thể loại 2 phương án C, D --> chọn bừa A, B
Vì: C3H8 là ankan CnH2n+2
C2H2 là ankin: CnH2n-2
Nếu số mol 2 chất = nhau --> đốt thu nCO2 : nH2O = 1: 1
nếu nC3H8 > --> nH2O > nCO2
Nếu nC2H2 > --> ngc lại
mà theo đề: nCo2 > nH2O
--> nC3H8 phải nhỏ hơn 50%

lightningninja1511
07-14-2009, 04:44 PM
Ai giúp mình làm bài này với
Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau:
Rượu etylic, metyl amin, axit axetic, fomandehit

minh01
07-14-2009, 08:52 PM
Sao Stiren khi bị oh bởi KMnO4 trong môi trường H+ lại đc benzanđehit nhỉ? Vì KMnO4 là chất oh mạnh và cho pứ trong mt H+ nên theo mình phải đc axit benzoic chứ nhỉ?:24h_120:

Mình còn một cách khác, nhanh gọn lẹ :
CO+HCl --> HCOCl
benzen + H-COCl---->(xt: AlCl3) benzanđehit +HCl
benzanđehit + H2----> (LiAlH4) ancol benzylic

(LiAlH4 có khả năng khử chuyên biệt nối đôi nhóm C=O)

Nếu theo yêu cầu đề bài thì ta có thể ko dùng cách trên, mà điều chế ancol benzylic theo cách sau:
benzen + etilen -----> etyl benzen--->(KMnO4/H+) axit benzoic ---> ((1)LiAlH4/(2)H+)---> ancol benzylic.

Thực chất, pứ của axit và LiAlH4 tạo ancol bậc 1 là pứ cộng nucleophin vào nối đôi, tạo ra anđehit, sau đó anđehit tiếp tục cộng nucleophin tạo ancol bậc 1.
That's all I know :)

quanss
07-14-2009, 09:16 PM
trời đất, bài này mà bạn ko biết làm. dung quỳ tím là nhận biết dc amin và acid nè. rồi còn rượu và formaldehid thì mình dùng PƯ tráng gương. Trời ạ, bạn ơi, coi kỹ lại lý thuyết bạn ơi.

Over The Rainbow
07-17-2009, 09:38 PM
Bạn nnes:

Bài 1 bạn giải khúc
nRCHO / nH2O = 9,5 / (R + 1,5) = 1 / 1 --> R = 7

tớ ko hiểu. Nếu thế thì R = 8 mới đúng chứ. Mà nếu thế thì nguyên khúc sau xem như...?

Bài này sau đó tớ hỏi cô lại thì cô giải như sau, cùng tham khảo luôn hén:

CnH2n+20 + CuO -> CnH2n0 + Cu + H20

Cô bảo vì số mol andehyt = số mol H20 nên có thể tính M (Y):
M (Y) = (14n + 16 + 18) : 2 = 13,75 x 2
Tính ra n = 1,3 => CH3OH và C2H5OH.

Đặt mol 2 ancol là x, y thì mol HCHO và CH3CHO cũng là x, y
=> mol Ag = 4x +2y = 0,6 (1)
n (tb) = (x +2y): (x+y) = 1,5
tính ra x= y
thế vào (1), ra x = y = 0,1
m = 3,2 +4,6 =7,8

Bài này thì chỗ n (tb) = (x+2y):(x+y) = 1,5
tớ lại ko nhớ cô zảng thế nào nên ko hiểu, vì thế ko hiểu sao x=y. Khi nhìn lại bài của bạn thì dễ hiểu hơn, nhưng lại mắc cái số 7 =.=
Nói chung bài này là thế.

Bài 4 thì tớ ko hiểu tại sao VCO2 : VH2O = 2x: y vậy?

Bài hôm nay chỉ có 1 mà thôi. Đây là bài TN mà cô xóa đáp án đi rồi

Đốt cháy hoàn toàn môt ancol Y no mạch hở vừa đủ 3,36 l O2 thu được 3,24 g H20 và 2,688 l CO2. Tìm CTPT Y

Tớ làm:

n O2 = 0,15 => m O2 = 4,8
n CO2 = 0,12 => m CO2 = 5,28

ĐLBTKL:
m Y = m CO2 + m H20 - m O2 = 5,28 + 3,24 - 4,8 = 3,72

m C = 1,44
m H = 0,36
m 0 trong Y = 3,72 - 1,44 - 0,36 = 1,92

mC/12 : mH/1 : m0/16
1 : 3 : 1
=> CH30

do n H20 > n C02 = > Y có CT CnH2n+z0z

M/m = 12n/mC = 2n+2/mH = 16z/m0

=>14n+ 2 + 16z/3,72 = 12n/1,44
12n/1,44 = 2n+2/0,36

cơ bắp một hồi thì hpt ra đc z= 1, n = 2

=> C2H602
=> C2H4(0H)2

Nhưng tớ thấy bài TN mà làm như này thì vô lí quá, có cách nào nhanh hơn ko nhỉ?

Cám ơn các bạn đã đọc bài.
P.s: Thnks bạn nnes đã giúp tớ mấy bài tập trước.

nnes
07-17-2009, 11:05 PM
Bạn nnes:

Bài 1 bạn giải khúc

tớ ko hiểu. Nếu thế thì R = 8 mới đúng chứ. Mà nếu thế thì nguyên khúc sau xem như...?

Bài này sau đó tớ hỏi cô lại thì cô giải như sau, cùng tham khảo luôn hén:

CnH2n+20 + CuO -> CnH2n0 + Cu + H20

Cô bảo vì số mol andehyt = số mol H20 nên có thể tính M (Y):
M (Y) = (14n + 16 + 18) : 2 = 13,75 x 2
Tính ra n = 1,3 => CH3OH và C2H5OH.

Đặt mol 2 ancol là x, y thì mol HCHO và CH3CHO cũng là x, y
=> mol Ag = 4x +2y = 0,6 (1)
n (tb) = (x +2y): (x+y) = 1,5
tính ra x= y
thế vào (1), ra x = y = 0,1
m = 3,2 +4,6 =7,8

Bài này thì chỗ n (tb) = (x+2y):(x+y) = 1,5
tớ lại ko nhớ cô zảng thế nào nên ko hiểu, vì thế ko hiểu sao x=y. Khi nhìn lại bài của bạn thì dễ hiểu hơn, nhưng lại mắc cái số 7 =.=
Nói chung bài này là thế.

Bài 4 thì tớ ko hiểu tại sao VCO2 : VH2O = 2x: y vậy?

Bài hôm nay chỉ có 1 mà thôi. Đây là bài TN mà cô xóa đáp án đi rồi

Đốt cháy hoàn toàn môt ancol Y no mạch hở vừa đủ 3,36 l O2 thu được 3,24 g H20 và 2,688 l CO2. Tìm CTPT Y

Tớ làm:

n O2 = 0,15 => m O2 = 4,8
n CO2 = 0,12 => m CO2 = 5,28

ĐLBTKL:
m Y = m CO2 + m H20 - m O2 = 5,28 + 3,24 - 4,8 = 3,72

m C = 1,44
m H = 0,36
m 0 trong Y = 3,72 - 1,44 - 0,36 = 1,92

mC/12 : mH/1 : m0/16
1 : 3 : 1
=> CH30

do n H20 > n C02 = > Y có CT CnH2n+z0z

M/m = 12n/mC = 2n+2/mH = 16z/m0

=>14n+ 2 + 16z/3,72 = 12n/1,44
12n/1,44 = 2n+2/0,36

cơ bắp một hồi thì hpt ra đc z= 1, n = 2

=> C2H602
=> C2H4(0H)2

Nhưng tớ thấy bài TN mà làm như này thì vô lí quá, có cách nào nhanh hơn ko nhỉ?

Cám ơn các bạn đã đọc bài.
P.s: Thnks bạn nnes đã giúp tớ mấy bài tập trước.

1. Ha ha, nhầm. Mình tính nhầm, ra R = 8.
Nhưng đoạn sau ko thay đổi j, đoạn tính tỉ lệ số mol 2 chất đó ra là 7:7 = 1:1
Tóm lại là ko thay đổi j cả.

2.Trích
"Cô bảo vì số mol andehyt = số mol H20 nên có thể tính M (Y):
M (Y) = (14n + 16 + 18) : 2 = 13,75 x 2 "
Cách này với phương pháp đường chéo như nhau, đây là tính trực tiếp theo Ct của
M(tb) = m(hh)/n(hh)

3.Trích
"n (tb) = (x +2y): (x+y) = 1,5"
Đây là dùng theo đúng công thức n(tb):
n(tb) = tổng số mol C của các chất / tống số mol các chất
VD: 0,1 mol C2H4 , 0,2 mol C2H6 và 0,3 mol C3H6 chẳng hạn
n(tb) = (0,1.2+0,2.2+0,3.3)/(0,1+0,2+0,3) =...

4. Bài hum nay như sau ( cực ngắn )
nO2 = 0,15
nCO2 = 0,12
nH2O = 0,18
Ancol no có CT : CnH2n+2Oz
Đặt như hệ số cân bằng vào PT:
x CnH2n+2Oz + 0,15O2 --> 0,12Co2 + 0,18H2O
cần tìm x là xong:( đoạn này có thể tính nhẩm ra cũng được , ko cần viết )
Cân bằng số ng tử C,H,O ở 2 vế:
C: xn = 0,12
H: x(2n+2)=0,36
--> x = 0,06 , n = 2
O: 0,06.z + 0,3 = 0,12.2 + 0,18
-> z = 2
--> C2H6O2
Cái chỗ "do n H20 > n C02 = > Y có CT CnH2n+z0z" là thừa nhé
Vì ancol no dù là đơn hay đa chức thì luôn luôn có dạng CnH2n+2O...

PS: cô giáo bạn có vẻ rất thik dùng CT tính trực tiếp mà ko dùng pp đường chéo. :D

Over The Rainbow
07-20-2009, 11:53 AM
Xin lỗi, bạn chưa nói lại dùm tớ chỗ này:

Đặt CTTB cho 2 hica là CxHy
Đặt tổng số mol 2 hica = 1, nC3H8 = x , nC2H2 = (1-x)
x = 3.x + 2(1-x) = x+ 2
y = 8.x + 2(1-x) = 6x+2
VCO2 : VH2O = 2x: y = 23:19
--> x:y= 23:38
--> (x+2)/(6x+2) = 23/38
--> x = 0,3
--> B

Tại sao VCO2 : VH2O = 2x: y vậy?

* 100 g dd ancol đơn no X 46%. Thêm vào dd 60 g ancol đơn no Y đđkt X đc dd M. Cho M t/d hết Na đc 56l H2. CTCT X, Y

m c.tan = 46%.100 = 46g
Gọi ancol X là CnH2n+1OH
=> ancol Y là Cn+1H2n+3OH
n H2 = 56: 22,4 = 2,5
n H20 = 54: 18 = 3 => n H2 = 1,5
Ta có 46/(14n +18) + 60/(14(n+1) +18) + 1,5 = 2,5
=>n = 2
=> X, Y là C2H5OH và C3H7OH

Có cách nào nhanh hơn ko? Tớ thiệt ko muốn giải nguyên cái đám "46/(14n +18) + 60/(14(n+1) +18) + 1,5 = 2,5" chút nào.

* Hh X gồm 2 ancol là đđ của ancol metylic đc chia làm 2 phần = nhau. Đốt cháy p1 thu 2,688l CO2. Oxi hóa p2 thu 2 andehyt đđkt. Cho toàn bộ lg andehyt t/d w lg dư AgNO3/dd NH3 thu 10,8g AG. X/đ CTCT 2 andehyt

Tớ biết bài này vô cùng dễ, đọc đề là biết rồi. Nhưng lại ko làm ra kq T.T

Hôm nay chỉ toàn hỏi mấy cái vớ vẩn thế này thôi. Cám ơn các bạn - bạn nnes đã đọc bài. Xin làm phiền vậy.

nnes
07-20-2009, 12:13 PM
Xin lỗi, bạn chưa nói lại dùm tớ chỗ này:

Đặt CTTB cho 2 hica là CxHy
Đặt tổng số mol 2 hica = 1, nC3H8 = x , nC2H2 = (1-x)
x = 3.x + 2(1-x) = x+ 2
y = 8.x + 2(1-x) = 6x+2
VCO2 : VH2O = 2x: y = 23:19
--> x:y= 23:38
--> (x+2)/(6x+2) = 23/38
--> x = 0,3
--> B

Tại sao VCO2 : VH2O = 2x: y vậy?

* 100 g dd ancol đơn no X 46%. Thêm vào dd 60 g ancol đơn no Y đđkt X đc dd M. Cho M t/d hết Na đc 56l H2. CTCT X, Y

m c.tan = 46%.100 = 46g
Gọi ancol X là CnH2n+1OH
=> ancol Y là Cn+1H2n+3OH
n H2 = 56: 22,4 = 2,5
n H20 = 54: 18 = 3 => n H2 = 1,5
Ta có 46/(14n +18) + 60/(14(n+1) +18) + 1,5 = 2,5
=>n = 2
=> X, Y là C2H5OH và C3H7OH

Có cách nào nhanh hơn ko? Tớ thiệt ko muốn giải nguyên cái đám "46/(14n +18) + 60/(14(n+1) +18) + 1,5 = 2,5" chút nào.

* Hh X gồm 2 ancol là đđ của ancol metylic đc chia làm 2 phần = nhau. Đốt cháy p1 thu 2,688l CO2. Oxi hóa p2 thu 2 andehyt đđkt. Cho toàn bộ lg andehyt t/d w lg dư AgNO3/dd NH3 thu 10,8g AG. X/đ CTCT 2 andehyt

Tớ biết bài này vô cùng dễ, đọc đề là biết rồi. Nhưng lại ko làm ra kq T.T

Hôm nay chỉ toàn hỏi mấy cái vớ vẩn thế này thôi. Cám ơn các bạn - bạn nnes đã đọc bài. Xin làm phiền vậy.

1. Tại vì
CxHy --> xCO2 + y/2H2O
--> VCO2/VH2O = x:(y/2) = 2x/y

Bài 1:
nH2 thoát ra từ 2 ancol = 2,5-1,5 = 1 mol
Tổng KL 2 ancol = 106 g
tổng số mol = 2 nH2 = 2 mol
CTTB cho 2 ancol : CnH2n+1Oh
M(tb) = 106/2=53 --> n(tb)=2,5
(vì như đã nói ở bài trc M(tb) = tổng kl/tổng số mol )
--> abc

Bài 2:
CTTB 2 ancol R-CH2-OH Hoặc (CnH...): x mol
Đốt: nCO2 = xn = 0,12
RCH2OH --> RCHO --> 2Ag ( vì ko có HCHO nên cả 2 and chỉ thu đc 2 Ag)
nAg = 2x = 0,1 --> x = 0,05
--> n = 2,4
--> Ch3CHO và C2H5CHo

sadman2590
07-20-2009, 09:40 PM
mọi người có thể cho biết phenol cá tác dụng với anilin theo kiểu axit-bazơ được ko?
nếu ko thì tại sao vậy?:24h_009:

tan_wind
07-21-2009, 11:08 AM
hôm trước có đang rồi mà hok biết adm nào xóa mất tiêu
bây j hỏi lại nha:
Tại sao dung dịch polime có độ nhớt cao và polime ko có nhiệt độ sôi nhiệt độ nóng chảy xác định

hoangphuaaa
07-21-2009, 03:50 PM
1. Polime là hợp chất cao phân tử, chúng được tổ hợp từ các monome lại vì vậy chúng có phân tử lượng lớn và cấu trúc to lớn cồng kềnh vì vậy độ nhớt cao (chỉ số chảy của 1 polime càng thấp thì polime đó có độ nhớt càng cao).
2. Dung dịch polime là một hỗn hợp gồm nhiều loại polime và mỗi loại polime có thể có một mức trùng hợp khác nhau vì vậy dung dịch polime ko có nhiệt độ sôi và nóng chảy xác định, chúng có khoảng nhiệt độ sôi và khoảng nhiệt độ nóng chảy thui...
Có gì sai xin anh em góp ý giùm...

Over The Rainbow
07-22-2009, 11:44 AM
Bài hôm nay như sau:

*E là hh 2 đp este đc tạo thành từ axit no đơn và ancol no đơn. Cùng đk n.độ, p, 1 l hơi E nặng gấp 2 lần 1 l CO2. Thủy phân 35,2 g E bằng 4 l dd NaOH 0,2M đc dd A. Cô cạn dd A đc 44,6g chất rắn khan. X/đ CTCT 2 este và % số mol 2 este.

Tớ làm:
dE/CO2 = 2 => mE = 88 => C4H8O2 (cái này cô bảo cứ htl M các este hay gặp là ok)
=> n C4H8O2 = 0,4
n NaOH = 0,8 => NaOH dư = 0,4
Khi thủy phân thì ancol bay đi hết. Nên khi cô cạn dd thì rắn khan đó là muối + NaOH dư
m NaOH dư = 16.
m muối = 44,6 - 16 = 28,6
M muối = 28,6: 0,4 = 71,5
M R = 71,5 - M COONa = 4,5

Tớ làm tới đây, ghi CT của C4H8O2 ra, ngắm 1 lúc chọn đc 2 cái
C-COO-C-C và H-COO-C-C-C vì thấy M R của 2 cái có thể có M R tb là 4,5. Còn C-C-COO-C và C-COO-C-C thì M R tb có vẻ ko hợp.

Hình như suy luận thế này ko ổn. Còn cách nào khác ko?Tớ vẫn chưa tính ra % số mol este.

* Đốt cháy hoàn toàn 1,608 g chất A thu đc 1,272 g Na2CO3 và 0,528 g CO2. Cho A td với HCL dư thu đc 1 axit hữu cơ 2 chức B. X/đ CTCT A.

Tớ tìm đc n Na2CO3 và nCO2, rồi sao nữa?
Đáp án bài này là (C00Na)2. Nhưng làm sao từ đó mà ra đc đáp án như thế là cả 1 vấn đề với tớ.

* 15,6 g hh 2 ancol no đơn kế tiếp t/d 9,2 g Na thu 24,5 g rắn. X/đ CTCT.

Đề này có cho dư số liệu ko vậy? Nếu như chỉ tính m 2 chất với n Na thì sẽ ra n tb = 1,5 => CH3OH và C2H5OH. Thế thì 24,5 g rắn để làm gì?

Cám ơn các bạn - bạn nnes đã đọc bài.

nnes
07-22-2009, 12:33 PM
Bài hôm nay như sau:

*E là hh 2 đp este đc tạo thành từ axit no đơn và ancol no đơn. Cùng đk n.độ, p, 1 l hơi E nặng gấp 2 lần 1 l CO2. Thủy phân 35,2 g E bằng 4 l dd NaOH 0,2M đc dd A. Cô cạn dd A đc 44,6g chất rắn khan. X/đ CTCT 2 este và % số mol 2 este.

Tớ làm:
dE/CO2 = 2 => mE = 88 => C4H8O2 (cái này cô bảo cứ htl M các este hay gặp là ok)
=> n C4H8O2 = 0,4
n NaOH = 0,8 => NaOH dư = 0,4
Khi thủy phân thì ancol bay đi hết. Nên khi cô cạn dd thì rắn khan đó là muối + NaOH dư
m NaOH dư = 16.
m muối = 44,6 - 16 = 28,6
M muối = 28,6: 0,4 = 71,5
M R = 71,5 - M COONa = 4,5

Tớ làm tới đây, ghi CT của C4H8O2 ra, ngắm 1 lúc chọn đc 2 cái
C-COO-C-C và H-COO-C-C-C vì thấy M R của 2 cái có thể có M R tb là 4,5. Còn C-C-COO-C và C-COO-C-C thì M R tb có vẻ ko hợp.

Hình như suy luận thế này ko ổn. Còn cách nào khác ko?Tớ vẫn chưa tính ra % số mol este.

* Đốt cháy hoàn toàn 1,608 g chất A thu đc 1,272 g Na2CO3 và 0,528 g CO2. Cho A td với HCL dư thu đc 1 axit hữu cơ 2 chức B. X/đ CTCT A.

Tớ tìm đc n Na2CO3 và nCO2, rồi sao nữa?
Đáp án bài này là (C00Na)2. Nhưng làm sao từ đó mà ra đc đáp án như thế là cả 1 vấn đề với tớ.

* 15,6 g hh 2 ancol no đơn kế tiếp t/d 9,2 g Na thu 24,5 g rắn. X/đ CTCT.

Đề này có cho dư số liệu ko vậy? Nếu như chỉ tính m 2 chất với n Na thì sẽ ra n tb = 1,5 => CH3OH và C2H5OH. Thế thì 24,5 g rắn để làm gì?

Cám ơn các bạn - bạn nnes đã đọc bài.

1. Bài 1 bạn làm đúng rùi đấy.
Thường thì các hợp chất hữu cơ ( cả hica và có nhóm chức ) khi biết đc M thì sẽ tìm mò ra được luôn CTPT ( là những chất hay gặp, quen thuộc )
R = 4,5 thì phải có 1 muối có gốc R1<4,5 thì chỉ có thể là H --> chọn luôn đáp án này.
R1= 1 (H), R2 = 15 (CH3)
Dùng pp đường chéo là ra được tỉ lệ số mol 2 muối --> tìm đc số mol
1...................10,5
........4,5
15.................3,5
--> nHCOOC3H7/nCH3COOC2H5 = 10,5:3,5 = 3:1

2. Bài này thấy đây là muối Na của axit hữu cơ 2 chức, đốt mà chỉ thu được Na2CO3 và CO2
--> chất này chỉ có C,O,Na ( ko có H vì ko thu được nước )
CxO4Na2 ( vì là axit 2 chức thì phải có 4O )
CxO4Na2 --> Na2CO3 + (x-1)Co2
nNa2CO3 = nCO2 = 0,012
--> 1=x-1
--> x = 2
--> (COONa)2
Bài này cho khối lượng chất A này là thừa.

Tuy nhiên nếu đề ko có chữ " chỉ" thì tức là có nước, nhưng ko xét, thì đặt công thức là
CxHyO4Na2 (muối trung hòa ): VD: NaOOC-COONa
hoặc CxHyO4Na ( muối axit): VD: HOOC-COONa
Giải tương tự, cũng tìm ra đc. thử làm nhé.

3. Có các VĐ sau:
- đây là 1 câu của đề thi Đại học khối B năm 2007 thì phải, cho nên chắc chắn đề ko thừa. Vì là đề ĐH nên nó ko hề dễ như bạn tưởng.
- Đề bài ghi rất rõ, "cho 2 ancol tác dụng hết với Na" --> chỉ có ancol hết, Na có hết hay ko? ko biết đc, và có thể nó còn trong chất rắn sau phản ứng.
Nếu Na còn dư, thì ko thể lấy nNa mà tính toán đc. Đúng ko?
- Đề bài cho nhiều dữ liệu liên quan đên khối lượng --> nghĩ ngay đến ĐLBTKL
Khi dùng ĐLBTKL thì ko lo dư hay hết, vẫn làm đúng đc.
Dùng ĐLBKL --> mH2 --> nH2 --> ancol
(Bạn tự làm tiếp nhé)

mimosa_08
07-23-2009, 11:12 AM
Loa loa loa!Có ai đó có trái tim đầy máu không!Làm ơn chỉ dùm em cách viết đồng phân trong hóa hữu cơ đi.Em đang bị lạc trong mê cung cua chúa tể hắc ám. Không ai chỉ đường cho em ra là em ngủm đó.Hu!Hu!:24h_041:

minhduy2110
07-23-2009, 11:28 AM
Viết ra và đọc tên theo IUPAC, cái nào trùng tên nhau tức là trùng nhau :D

Viết nhiều thành quen.

Tính độ bất bão hòa ra xem có bao nhiêu liên kết pi+vòng.
Viết chất có mạch dài ngoằng trước, sau đó ngắt chỗ nọ vá chỗ kia sau (ngắt, vá phải có logic 1 tí =.=).

Đi thi đại học cũng chỉ đến chất có 10 đồng phân là cùng chứ gì =.=

platin
07-23-2009, 11:38 AM
bạn muốn viết đồng phân hóa học thì điều đầu tiên là:
B1:Xđ số liên kết pi + số vòng(qua công thức của hợp chất cùng dãy đồng đẳng nhưng mà no)
B2:XĐ các mạch cacbon có thể
B3:Nếu có nối đôi thì di chuyển trên mạch C cẩn thận mạch đối xứng
nếu có nhóm chức thì cũng di chuyển như vậy và cũng chú ý đến tính đối xưng của mạch C

còn một số điều quan trọng nữa lần sau mình nói tiếp.........................

Over The Rainbow
07-27-2009, 04:44 PM
* 1 este mạch hở có tối đa 3 chức. Cho este t/d w dd KOH thu đc muối và 1,24 g 2 ancol cùng dãy đđ. Nếu lấy 1,24 g 2 ancol này đem hóa hơi hoàn toàn thu đc V khí hơi bằng V của 0,84 g N2 cùng nhiệt độ, áp suất. CTCT 2 ancol?

n N2 = n ROH (tb) = 0,03
=> M ROH (tb) = 41,33
M R = 24,33

Thế này rồi làm sao suy ra đc đấy là 2 ancol nào ?

* Hh A gồm 3 este của cùng 1 axit hữu cơ đơn chức và 3 ancol đơn chức trg đó có 2 ancol no với k/l p tử hơn kém nhau 28 dvC và 1 ancol ko no chứa 1 nối đôi. Cho A t/d w 100 g NaOH 10% sau đó cô cạn thì thu đc 18,4 g rắn. Ngưng tụ phần ancol bay hơi, làm khan rồi chia làm 2 phần = nhau
p1: t/d hết w Na thu đc 1,12 l H2
p2: Đem đốt thu đc 7,04 g CO2 và 4,32 g H20
X/đ CTCT 3 este.

100g NaOH 10% => n NaOH = 0,25.

P1: ROH +Na -> 1/2 H2
=>n ROH = 0,1 => n RCOONa = O,2

m RCOONa = 18,4 - O,O5x40 = 16,4
M RCOONa = 82 =>M R = 15 => CH3

P2:
CnH2n+2O -> nCO2 + (n+1)H2O
a
CnH2nO -> nCO2 + n H2O
b

a+b = 0,1
n(a+b)= 0,16
=> n = 1,6
=> 1 ancol no là CH3OH => CH3
=> ancol no kia là C3H7OH => C3H7

Còn 1 em ancol nối đôi nữa. Suy ra thế nào nhỉ?

* Cho chất hữu cơ X, Y đều chứa C, H, O và đều có 53,33% O về k/lg. Khi đốt cháy 0,02 mol hh X, Y cần 0,05 mol 02, My=1,5Mx.
Khi cho số mol = nhau của X và Y t/d NaOH thì Y tạo ra k/lg muối gấp 1,647 lần k/lg muối tạo từ X. Tìm CTCT X, Y biết khi đun Y với CuO tạo ra sản phẩm có khả năng tham gia p/u tráng gương.

Tớ đọc đề và hiểu thế này: Y theo đề thì Y là ancol. Mà ancol đâu t/d với NaOH. Thế nên bài này là vô lí!
Đùa, hehe. Thật ra bài này tớ ko biết bắt đầu từ chỗ nào nữa =.=

* Trg 1 bình kín dung tích ko đổi chứa 1 lg O2 gấp đôi lg cần thiết để đốt cháy và hh 2 este đồng phân có CTPT là CnH2nO2. Nhiệt độ và áp suất trg bình lúc đầu là 136,5 độ C, 1 atm. Sau khi đốt cháy hoàn toàn 2 este giữ nhiệt độ bình ở 819 độ K áp suất trg bình là 2,375 atm. CTCT 2 este.

Bài này thì tớ hoàn toàn chẳng suy ra đc gì từ cái đề cả.

Cám ơn các bạn - bạn nnes đã đọc bài.

fungus
07-27-2009, 11:01 PM
gọi số mol cua 2 ết lần lượt là x và y ta có hệ
x + y =0.4
86x+100y=71,5:24h_123:

themyth_Mu
07-27-2009, 11:09 PM
Bài 1
tử R(tb) một rượu là CH3OH rượu còn lại là CnH2n+1OH
Th1: Este là este 2 chức
Th2: este là ết 3 chức lại có 2 trường hợp
* CH3OOC-R-(COOCnH2n+1)2
*CnH2n+1OOC-R-(COOCH3)2
xét đủ bạn sẽ tìm ra
Bài 4
CnH2nO2 + (1,5n-1)O2-->nCO2 + nH2O
1 mol 1,5n-1 mol n mol n mol
giả sử trong bình có
CnH2nO2=1 mol
O2=2(1,5n-1)=3n-2 mol
==> tổng số mol trc pứ =3n-1 mol
Sau khi cháy
mol O2 dư= (3n-2)-(1,5n-1)=1,5n-1 mol
mol CO2= mol hơi nước =n mol
Tổng số mol =(1,5n-1) +2n =3,5n-1 mol
p1/p2=n1/n2=(3n-1)/(3,5n-1)
p1=1-->p2 =(3,5n-1)/(3n-1) (1)
sau khi đốt t=819K, dung tích của bình không đổita có
p2/(273+136,5)=2,375/819==> p2= 1.1875 atm
thay vào (1) ==> n=3
CTPT 2 este C3H6O2

nnes
07-27-2009, 11:11 PM
* 1 este mạch hở có tối đa 3 chức. Cho este t/d w dd KOH thu đc muối và 1,24 g 2 ancol cùng dãy đđ. Nếu lấy 1,24 g 2 ancol này đem hóa hơi hoàn toàn thu đc V khí hơi bằng V của 0,84 g N2 cùng nhiệt độ, áp suất. CTCT 2 ancol?

n N2 = n ROH (tb) = 0,03
=> M ROH (tb) = 41,33
M R = 24,33

Thế này rồi làm sao suy ra đc đấy là 2 ancol nào ?

* Hh A gồm 3 este của cùng 1 axit hữu cơ đơn chức và 3 ancol đơn chức trg đó có 2 ancol no với k/l p tử hơn kém nhau 28 dvC và 1 ancol ko no chứa 1 nối đôi. Cho A t/d w 100 g NaOH 10% sau đó cô cạn thì thu đc 18,4 g rắn. Ngưng tụ phần ancol bay hơi, làm khan rồi chia làm 2 phần = nhau
p1: t/d hết w Na thu đc 1,12 l H2
p2: Đem đốt thu đc 7,04 g CO2 và 4,32 g H20
X/đ CTCT 3 este.

100g NaOH 10% => n NaOH = 0,25.

P1: ROH +Na -> 1/2 H2
=>n ROH = 0,1 => n RCOONa = O,2

m RCOONa = 18,4 - O,O5x40 = 16,4
M RCOONa = 82 =>M R = 15 => CH3

P2:
CnH2n+2O -> nCO2 + (n+1)H2O
a
CnH2nO -> nCO2 + n H2O
b

a+b = 0,1
n(a+b)= 0,16
=> n = 1,6
=> 1 ancol no là CH3OH => CH3
=> ancol no kia là C3H7OH => C3H7

Còn 1 em ancol nối đôi nữa. Suy ra thế nào nhỉ?

* Cho chất hữu cơ X, Y đều chứa C, H, O và đều có 53,33% O về k/lg. Khi đốt cháy 0,02 mol hh X, Y cần 0,05 mol 02, My=1,5Mx.
Khi cho số mol = nhau của X và Y t/d NaOH thì Y tạo ra k/lg muối gấp 1,647 lần k/lg muối tạo từ X. Tìm CTCT X, Y biết khi đun Y với CuO tạo ra sản phẩm có khả năng tham gia p/u tráng gương.

Tớ đọc đề và hiểu thế này: Y theo đề thì Y là ancol. Mà ancol đâu t/d với NaOH. Thế nên bài này là vô lí!
Đùa, hehe. Thật ra bài này tớ ko biết bắt đầu từ chỗ nào nữa =.=

* Trg 1 bình kín dung tích ko đổi chứa 1 lg O2 gấp đôi lg cần thiết để đốt cháy và hh 2 este đồng phân có CTPT là CnH2nO2. Nhiệt độ và áp suất trg bình lúc đầu là 136,5 độ C, 1 atm. Sau khi đốt cháy hoàn toàn 2 este giữ nhiệt độ bình ở 819 độ K áp suất trg bình là 2,375 atm. CTCT 2 este.

Bài này thì tớ hoàn toàn chẳng suy ra đc gì từ cái đề cả.

Cám ơn các bạn - bạn nnes đã đọc bài.

1. R tb = 24,33
--> R' = 15 < Rtb = 24,33 <R
--> 1 ancol là Ch3OH và ROH
Dùng pp đường chéo
15 (CH3)...................9,33
............Rtb = 24,33
R.............................R-24,33
nCH3OH:nROH = 9,33:(R-24,33) (1)
Theo đề, đây là este 2 chức hoặc 3 chức , thì có 3 TH:
TH1: este 2 chức --> n 2 ancol = nhau
CH3OOC-R''-COOR --> CH3OH + ROH
(1) 9,33:(R-24,33) = 1: 1
--> R ko tm
TH2: este 3 chức với 2 gốc CH3
(CH3OOC)2 R''-COOR --> 2CH3OH + ROH
(1) 9,33:(R-24,33) = 2: 1
--> R = 43 ---> C3H7
TH3: este 3 chức với 2 gốc R
CH3OOC-R'' (COOR)2 --> CH3OH + 2ROH
--> giải tương tự
...

2.Bạn bị sai đoạn này
" P2:
CnH2n+2O -> nCO2 + (n+1)H2O
a
CnH2nO -> nCO2 + n H2O
b

a+b = 0,1
n(a+b)= 0,16
=> n = 1,6
=> 1 ancol no là CH3OH => CH3
=> ancol no kia là C3H7OH => C3H7

Còn 1 em ancol nối đôi nữa. Suy ra thế nào nhỉ?"

Nếu n = 3 rùi thì ancol ko no đương nhiên là C3H6OH rùi còn j ( theo CT bạn đặt các ancol vậy mà) =))

TUy nhiên đặt vậy là sai vì các ancol đâu có cùng số nguyên tử C.
Nếu đặt CTTB cho 2 ancol đầu là CnH2n+2O (n>1), n là tb, nên có thể là số ko nguyên
thì ancol ko no là CmH2mO (m>=3, vì ancol phải bền, mà ancol đầu tiên trong dãy ancol ko no này là Ch2=CH-CH2-OH)

Nếu viết lại PT đốt cháy
a + b = 0,1
nCo2 = an + bm = 0,16 (*)
nH2O = a(n+1) + bm = 0,24
--> a = 0,08 ; b=0,02 thay vào (*)
--> 4n + m = 8
do n> 1, m>=3
--> m = 3, n = 1,25
--> Ch3OH, C3H7OH ( hơn nhau 2 nhóm -CH2-)
và Ch2=CH-CH2-OH

3. Gợi ý cho bạn nhé
X chắc là axit hoặc este.
Y cũng là axits hoặc este, ngoài ra còn có nhóm chức OH

Nếu chỉ xét có 1 nhóm chức
thì X có 2O --> C2H4O2
Y có 3O --> C3H6O3
--> dựa vào muối tìm ra là axit hay este.

4.Gợi ý: Mình dùng CT Mendeleep-Claperon để tính
n=PV/RT ( V, R ko đổi )
Ban đầu, giả sử dùng 1 mol este
CnH2nO2 + (3n-2)/2 O2 --> nCO2 + nH2O
1..............(3n-2)/2............n.........n
số mol ban đầu: n1 = n este + 2 n O2 phản ứng = 1 + (3n-2) = 3n -1

Sau phản ứng: n2 = nCo2 + nH2O + nO2 dư = n+ n + (3n-2)/2 =3,5n - 1

n1:n2 = P1/T1 : P2/T2

--> n = ...

bimat
07-28-2009, 08:46 AM
mọi người giúp mình viết pt này với
CH2OH-CH2OH+KMnO4+H2SO4=?
mình chỉ biết sản phẩm có axit oxalic con đâu thi chịu
thêm pt này nữa
HOOC-COOH+KMnO4+H2SO4=?
sản phẩm có CO2 còn gì nữa mình chịu:24h_068:

laogia_03
07-28-2009, 10:29 AM
mọi người giúp mình viết pt này với
CH2OH-CH2OH+KMnO4+H2SO4=?
mình chỉ biết sản phẩm có axit oxalic con đâu thi chịu
thêm pt này nữa
HOOC-COOH+KMnO4+H2SO4=?
sản phẩm có CO2 còn gì nữa mình chịu:24h_068:

Đây là 2 phản ứng Oxi hóa - Khử :
Trong môi trường Acid Mn+7 +5e -->Mn+2.

Vậy sản phẩm có :


CH2OH-CH2OH+KMnO4+H2SO4 --> COOH-COOH + K2SO4 + MnSO4 + H2O ( tiếp tục OXi hóa ta sẽ có phương trình 2 )

HOOC-COOH+KMnO4+H2SO4 --> CO2 + K2SO4 + MnSO4 + H2O.

Tự cân bằng nhé.

nnes
07-28-2009, 11:05 AM
Đây là 2 phản ứng Oxi hóa - Khử :
Trong môi trường Acid Mn+7 +5e -->Mn+2.

Vậy sản phẩm có :


CH2OH-CH2OH+KMnO4+H2SO4 --> COOH-COOH + K2SO4 + MnSO4 + H2O ( tiếp tục OXi hóa ta sẽ có phương trình 2 )

HOOC-COOH+KMnO4+H2SO4 --> CO2 + K2SO4 + MnSO4 + H2O.

Tự cân bằng nhé.

Ko nên viết axit là COOH-COOH mà phải là HOOC-COOH hoặc (COOH)2
Để chỉ ra rằng C liên kết với C trong axit.

bimat
07-28-2009, 12:17 PM
mình thấy trong các sách tham khảo và các bsachs bt khi tìm CTPT của cacbohidrat người ta hay gọi công thúc là CxHyOz nhưng theo mình nghĩ nên gọi CTPT là Cx(H2O)y cho dễ làm bài tập .mình nghĩ vậy có sai không?:24h_027:

minhduy2110
07-28-2009, 01:04 PM
Bạn nghĩ không sai đâu, nhưng chẳng có mấy bài bắt bạn phải đi tìm công thức phân tử của hydratcacbon đâu ;))

nnes
07-28-2009, 01:59 PM
mình thấy trong các sách tham khảo và các bsachs bt khi tìm CTPT của cacbohidrat người ta hay gọi công thúc là CxHyOz nhưng theo mình nghĩ nên gọi CTPT là Cx(H2O)y cho dễ làm bài tập .mình nghĩ vậy có sai không?:24h_027:

Bạn nghĩ đúng rùi đó. Thật ra đặt công thức như bạn sẽ làm nhanh hơn đó.
Nhưng do các sách BT và mọi người khi giải bài tập, thì theo 1 phản xạ tự nhiên và theo 1 thói quen như khi giải các bài tập về ancol, axit, este...: hay đặt công thức có dạng CxHyOz. Và đây cũng là công thức tổng quát của các chất hữu cơ có C, H,O --> nên người đọc thấy dễ hiểu hơn là Cx(H2O)y
Đặc biệt, cacbohidrat còn có các tên gọi khác như: đường, saccarit hay gluxit...nên khi gọi tên khác tên cacbohidrat thì những học sinh ko hiểu bản chất thường ko hiểu tại sao có công thức này.
Tất nhiên đặt công thức nào cũng giải ra đc.
Đây là ý kiến chủ quan của mình. CÒn khi bạn làm, thì cứ công thức nào thấy quen thuộc và dễ hiểu thì áp dụng. đừng máy móc theo sách này sách nọ.

laogia_03
07-28-2009, 09:59 PM
Ko nên viết axit là COOH-COOH mà phải là HOOC-COOH hoặc (COOH)2
Để chỉ ra rằng C liên kết với C trong axit.

OK. Đồng ý. Lâu rồi không viết 1 bài nào tử tế ( vì có thi cử gì đâu) đâm ra cứ quen viết nháp. :D

MiddleOfNowhere
07-29-2009, 07:21 PM
Hỏi ngớ ngẩn nhỉ. Nếu t/d đc thì tớ hỏi bạn nó sẽ ra cái chi? Cả hai đều có vòng benzen rồi, t/d đc thì cả hai sẽ trao đổi H qua lại à (!?). Mà trong sách đã ko có pt đó thì cứ yên tâm là nó ko có đi.

nnes
07-29-2009, 08:28 PM
Hỏi ngớ ngẩn nhỉ. Nếu t/d đc thì tớ hỏi bạn nó sẽ ra cái chi? Cả hai đều có vòng benzen rồi, t/d đc thì cả hai sẽ trao đổi H qua lại à (!?). Mà trong sách đã ko có pt đó thì cứ yên tâm là nó ko có đi.

-trao đổi H qua lại với nhau thì sao? có 2 vòng benzen thì sao? Chả lẽ chỉ vì thế mà ko phản ứng đc à?
VD: C6H5-COOH + H2N-C6H5 --> C6H5COO H3N-C6H5
cũng có 2 vòng benzen, cũng trao đổi H cho nhau, sách cũng không nói mà vẫn xảy ra đc phản ứng. =))
-Trong sách ko có chắc j ko có phản ứng xảy ra.
VD. trong sách ko nói là phenyl amoniclorua có tác dụng với dung dịch Br2 hay ko, nhưng thi tốt nghiệp và đại học vẫn hỏi đấy chứ.

Phenol không phản ứng được với anilin, vì tính axit của phenol và tính bazơ cùa anilin rất yếu. Chúng yếu đến nỗi ko làm đổi màu quỳ.

deme_pro
07-30-2009, 10:59 PM
Bài 1: Phân biệt vải bông và vải lụa
giúp em nhe!!! em se pót thêm

minhduy2110
07-30-2009, 11:07 PM
Đốt lên, vải bông là loại sợi công nghiệp, không khét.
Vải lụa làm từ tơ tằm tự nhiên, cháy khét.
(cái nào có mùi khét mình nhớ ko rõ lắm đâu, đại khái là khi đốt lên, 1 cái có mùi, 1 cái không!)

Over The Rainbow
07-30-2009, 11:22 PM
Hôm nay ko có bài gì cả. Bài post này ko dành cho việc hỏi bt.
Đây là một số nhận xét cá nhân về 1 bài tớ đã hỏi trước đó.

Cho chất hữu cơ X, Y đều chứa C, H, O và đều có 53,33% O về k/lg. Khi đốt cháy 0,02 mol hh X, Y cần 0,05 mol 02, My=1,5Mx.
Khi cho số mol = nhau của X và Y t/d NaOH thì Y tạo ra k/lg muối gấp 1,647 lần k/lg muối tạo từ X. Tìm CTCT X, Y biết khi đun Y với CuO tạo ra sản phẩm có khả năng tham gia p/u tráng gương.

Bài này... Làm xong mới thấy nó cực nhảm. Cả cách cô giải ra cũng rất ức chế....

Ưu điểm: Tận dụng hết mọi số liệu đề cho.
Nhược điểm: Mất thời gian và vô cùng vô ích.
- Đi tìm CTPT của X, Y từ các số liệu có sẵn (đây là một công đoạn dàiiiiiii)
- Viết các CTCT có thể có của X, Y, xét từng cặp, thỏa muối Y gấp 1,647 muối X thì nhận.

Thật là vô đối!

Rõ ràng bài này nếu là TN chỉ cần ngó mấy CTCT bên dưới, thay Na vô rồi dùng CT Casio thế là xong.
Còn với k/l O2 chiếm 53,33% hc thì cứ suy là C2H4O2 và C3H6O3 (ko tin đc là cô đã tốn ngần ấy thời gian để tìm ra hai cái này)

Bảo rằng tuy thi TN nhưng cứ làm bài TL cho giỏi đi. Nhưng mà mấy bài TL kiểu này thì thật hết nói nỗi. Mà đây là bài TN cô bỏ đáp án bớt đi đấy chứ! Đúng là quá.....!?

Còn đây là một số điều tớ mới ngộ ra:
- Khi đốt cháy Este thì đặt CT là CxHyOz, kiểu nào thì cũng phải tìm ra CTPT mới nói chuyện tiếp. Tớ từng ghi RCOOR' và ngồi nhìn nó suốt 30'.
- M các chất béo thì ta học tất. Có khi gặp một bài kiểu như "K/l Olein cần để sx 5 tấn Stearin là bao nhiêu kg" còn biết ngay mà tính. Nếu ko lại phải mất thời gian vì nó.
- Sẽ là một cách học dở tệ nếu cô giáo là người duy nhất lên bảng giải bt và lũ học trò thì hùa nhau mà chép.

Hôm nay chỉ đến đây thôi. Lần tới chắc chắn sẽ có bài để làm.
Cám ơn các bạn - bạn nnes đã đọc bài.

nnes
07-30-2009, 11:39 PM
Hôm nay ko có bài gì cả. Bài post này ko dành cho việc hỏi bt.
Đây là một số nhận xét cá nhân về 1 bài tớ đã hỏi trước đó.

Cho chất hữu cơ X, Y đều chứa C, H, O và đều có 53,33% O về k/lg. Khi đốt cháy 0,02 mol hh X, Y cần 0,05 mol 02, My=1,5Mx.
Khi cho số mol = nhau của X và Y t/d NaOH thì Y tạo ra k/lg muối gấp 1,647 lần k/lg muối tạo từ X. Tìm CTCT X, Y biết khi đun Y với CuO tạo ra sản phẩm có khả năng tham gia p/u tráng gương.

Bài này... Làm xong mới thấy nó cực nhảm. Cả cách cô giải ra cũng rất ức chế....

Ưu điểm: Tận dụng hết mọi số liệu đề cho.
Nhược điểm: Mất thời gian và vô cùng vô ích.
- Đi tìm CTPT của X, Y từ các số liệu có sẵn (đây là một công đoạn dàiiiiiii)
- Viết các CTCT có thể có của X, Y, xét từng cặp, thỏa muối Y gấp 1,647 muối X thì nhận.

Thật là vô đối!

Rõ ràng bài này nếu là TN chỉ cần ngó mấy CTCT bên dưới, thay Na vô rồi dùng CT Casio thế là xong.
Còn với k/l O2 chiếm 53,33% hc thì cứ suy là C2H4O2 và C3H6O3 (ko tin đc là cô đã tốn ngần ấy thời gian để tìm ra hai cái này)

Bảo rằng tuy thi TN nhưng cứ làm bài TL cho giỏi đi. Nhưng mà mấy bài TL kiểu này thì thật hết nói nỗi. Mà đây là bài TN cô bỏ đáp án bớt đi đấy chứ! Đúng là quá.....!?

Còn đây là một số điều tớ mới ngộ ra:
- Khi đốt cháy Este thì đặt CT là CxHyOz, kiểu nào thì cũng phải tìm ra CTPT mới nói chuyện tiếp. Tớ từng ghi RCOOR' và ngồi nhìn nó suốt 30'.
- M các chất béo thì ta học tất. Có khi gặp một bài kiểu như "K/l Olein cần để sx 5 tấn Stearin là bao nhiêu kg" còn biết ngay mà tính. Nếu ko lại phải mất thời gian vì nó.
- Sẽ là một cách học dở tệ nếu cô giáo là người duy nhất lên bảng giải bt và lũ học trò thì hùa nhau mà chép.

Hôm nay chỉ đến đây thôi. Lần tới chắc chắn sẽ có bài để làm.
Cám ơn các bạn - bạn nnes đã đọc bài.

Bạn nhận xét đúng đó. các thầy cô dạy trên lớp quen làm bài theo kiểu tự luận rùi, nên giải rất dài dòng, và ít có tính phán đoán, chọn lọc. Chỉ có các thầy cô luyện lò ấy, mới có kinh nghiệm làm trắc nghiệm hay mà nhanh.
Còn khi làm bài TN, thì đừng vội hì hục tính toán ra KQ, rùi mới so sánh với đáp án thì sẽ rất lâu, mà nên xem trc đáp án để ta định hướng giải và có thể loại bỏ được nhiều chất.
VD: Đề bài chỉ nói là cho este no, tác dụng với chất abc... j j đó.
Nếu chỉ nói este no thì ko biết đơn chức hay đa chức --> nếu làm tự luận hay ko nhìn đáp án thì đặt CTPT: CxHyOz.
Nhưng nếu nhìn đáp án thấy toàn là đơn chức thì đặt là CnH2nO2 --> kực kì nhanh.
. Còn điều bạn mới ngộ ra thì đúng đó, càng làm nhiều càng nhớ ra nhiều cái.
trong khi làm bài, bạn phải biến hóa công thức rất nhiều để làm cho tiện.
VD những phản ứng có liên quan đên nhóm chức thì đặt CTTQ dạng ROH, RCOOR'...vì nó chẳng liên quan đến C, H, mà chủ yếu là để tìm số mol, số nhóm chức... là chính
Nhưng khi đốt cháy thì đây chính là dữ kiện để tìm CT của nó, lúc đó thì phải đổi lại là CxHyOz...

deme_pro
07-31-2009, 10:47 AM
ủa anh ơi!theo em thì vải bông đâu phải là loại sợi công nghệp đâu:24h_093:

deme_pro
07-31-2009, 10:53 AM
ủa long não độc dị sao vẫn còn dùng nó dị???

mimosa_08
08-01-2009, 07:13 PM
Em cảm thấy e ngại với bộ môn:noel7 (:noel7 ( hữu cơ:
+Về đồng phân
+Về cách nhớ các công thức phức tạp
+Cách giải toán(nhất là phương pháp giải nhanh)
+Tính chất của các chất
+Cách để hiểu các quy tắc trong hóa hữu cơ
Em cần rất nhiều kinh nghiệm của những anh chị đi trước.Em sẽ rất vui nếu được các anh chị truyền cho hơi ấm của sự tự tin để em có thể thành công trong lĩnh vực hữu cơ.(thực ra thì nghe có vẻ hơi to tát,nhưng góp gió thành bão.Hihi).EM cám ơn mọi người rất nhiều.:noel7 (

tigerchem
08-01-2009, 10:06 PM
Hi,
đáng lẽ với tuổi 16 bạn nên post bài trong box phổ thông, nhưng với nội dung này tạm chấp nhận ở box này.
học hữu cơ giống như em bé tập đi, thưở ban đầu khi chưa biết, chưa có kiến thức để phân biệt bò đi chạy nhảy thì thấy sợ té nhưng vẫn ham đi, ham chạy. Những câu hỏi của em khá chung chung và chắc rằng nhiều người không thể trả lời rõ ràng, cụ thể được. muốn chạy tốt thì những bước đầu tiên phải cẩn thận chập chững từ từ và kiên trì nhưng chắc chắn. theo mình học hữu cơ cũng vậy thôi, nắm vững những qui tắc căn bản, chăm chỉ học thuộc lòng những gì được dạy, vận dụng sáng tạo và không tham muốn quá xa vời là nắm vững tất cả, chấp nhận có những cái mới không theo những qui luật cũ, nó sẽ giúp bạn tiến xa.
Cuối cùng là lời khuyên cho 1 nhà lữ hành tương lai, kiên trì, chịu khó học hỏi và đầu óc cởi mở, nó sẽ giúp bạn tiến xa chứ không đi chập chững.
Good luck

Over The Rainbow
08-02-2009, 11:09 PM
Tớ hỏi nhanh 2 bài này:

*X.phòng hóa 10 kg c.béo có chỉ số axit = 7 ng` ta đun chất béo w dd chứa 1,42 kg NaOH. Sau p/ư hoàn toàn muốn trung hòa hh cần 500 ml dd HCl 1M. Tìm k/lg glixerin và k.lg x.phòng ng.chất đã tạo ra.

A. 1035 g và 10315 g
B. 1200 g và 11230, 3 g
C. 1345 g và 14301,7 g
D. 1452 g và 10525,2 g

Mol NaOH = 35,5 => mol glixerin = 11,8333 = > m glixerin = 1088,66 ?????
Mol KOH = 35,5 => m KOH = 1988 g
10 kg c.béo chỉ số axit = 7 => m KOH = 70 g
Rồi còn mol HCl để làm gì?

*X.phòng hóa 2,52 g c.béo A cần 90 ml dd KOH 0,1 M. Mặt khác, x.phòng hóa hoàn toàn 5,04 g c.béo A thu 0,53 g glixerol. Tìm chỉ số xph và chỉ số axit của c.béo

A. 200 và 8
B. 198 và 7
C. 211 và 6
D. 196 và 5

n KOH = 0,009 => m KOH = 0,504 g
n glixerol => n KOH = 0,0172 => m KOH = 0,9632 g
Cái tớ ko hiểu là hai số liệu này w cả hai g chất béo kia thì tính làm sao?

Có vẻ dễ nhỉ?
Cám ơn các bạn - bạn nnes đã đọc bài.

nnes
08-02-2009, 11:25 PM
Tớ hỏi nhanh 2 bài này:

*X.phòng hóa 10 kg c.béo có chỉ số axit = 7 ng` ta đun chất béo w dd chứa 1,42 kg NaOH. Sau p/ư hoàn toàn muốn trung hòa hh cần 500 ml dd HCl 1M. Tìm k/lg glixerin và k.lg x.phòng ng.chất đã tạo ra.

A. 1035 g và 10315 g
B. 1200 g và 11230, 3 g
C. 1345 g và 14301,7 g
D. 1452 g và 10525,2 g

Mol NaOH = 35,5 => mol glixerin = 11,8333 = > m glixerin = 1088,66 ?????
Mol KOH = 35,5 => m KOH = 1988 g
10 kg c.béo chỉ số axit = 7 => m KOH = 70 g
Rồi còn mol HCl để làm gì?

*X.phòng hóa 2,52 g c.béo A cần 90 ml dd KOH 0,1 M. Mặt khác, x.phòng hóa hoàn toàn 5,04 g c.béo A thu 0,53 g glixerol. Tìm chỉ số xph và chỉ số axit của c.béo

A. 200 và 8
B. 198 và 7
C. 211 và 6
D. 196 và 5

n KOH = 0,009 => m KOH = 0,504 g
n glixerol => n KOH = 0,0172 => m KOH = 0,9632 g
Cái tớ ko hiểu là hai số liệu này w cả hai g chất béo kia thì tính làm sao?

Có vẻ dễ nhỉ?
Cám ơn các bạn - bạn nnes đã đọc bài.

1. este ko bao giờ có phản ứng trung hòa, phản ứng trung hòa là phản ứng xảy ra giữa ax và bazo thôi.
HCl ở đây dùng để phản ứng với NaOH còn dư.
Như vậy trình tự phản ứng như sau:
NaOH + axit tự do
NaOH + este
NaOH còn dư thì tác dụng nốt với HCl
10kg chất béo có chỉ số axit là 7 --> cần 70g KOH ( 1,25 mol ) để trung hòa axit tự do có trong chất béo
--> n axit tự do = nKOH = 1,25
--> nNaOH tác dụng với este = 35,5 - 1,25- 0,5 ( = nHCl) =...
tính ra nốt.

2. KHối lượng bao giờ cũng tỉ lệ với số mol của 1 chất.
Khối lượng ở dưới gấp đôi ở trên --> m glixerol ở dưới cũng gấp 2 ở trên --> như vậy ta có thể hiểu đề bài như sau:
X.phòng hóa 2,52 g c.béo A cần 90 ml dd KOH 0,1 M thu (0,53 : 2 = 0,265) g glixerol.
ở đây thì dễ rùi nha

ruacon123
08-03-2009, 12:47 PM
Đường hóa học có độc không ? Công thức của đường hóa học(tên là gì ?)
Đường saccarozo và mantozo đường nào ngọt hơn
Thanks trước nha:24h_048::24h_048:

kuteboy109
08-03-2009, 01:49 PM
- Đường mantose ngọt kém sucrose
- Đường hóa học thì có rất nhiều loại, trong đó một số loại gây có khả năng gây độc với con người ( nếu dùng quá liều lượng hoặc không đúng mục đích) như: cyclamate, saccarin, aspartam,..

ruacon123
08-03-2009, 10:10 PM
bạn cho mình hỏi thêm : công thức cấu tạo saccarin: độc hay khônng
mantozo có độ ngọt như thế nào so với futozo

minhduy2110
08-03-2009, 11:28 PM
http://en.wikipedia.org/wiki/Saccharin Công thức hoá học đây =.= Chịu khó đi tìm đi chứ.
Độc hay không tuỳ vào liều lượng sử dụng. Thuốc bổ uống qúa liều cũng thành thuốc độc tất!
http://www.nutifood.com.vn/LcmsModules/NTFNews/DocDetailViewing.aspx?pageid=108&mid=295&intDocId=36 Độ ngọt 1 số chất có trong bảng ở website này =.=

mimosa_08
08-04-2009, 10:06 AM
Thực ra thì em là người mới tham gia diễn đàn nên cũng không biết rõ từng phần của diễn đàn phân bố ra sao.Nhưng em biết được một điều là ở box này em sẽ học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ những viên sỏi to hơn,những viên sỏi thực sự to chứ không phải cái bóng của nó to nữa.
Thực sự em rất ngán khi phải học thuộc lòng mấy cái công thức dài ngoằn(vì bản thân em đã ngán phải học thuộc lòng bất cứ thứ gì).Em luôn tin rằng có một cách nào đó để nhớ những công thức đó(bởi vì em cũng luôn tin rằng không nhiều người có sở thích học thuộc lòng).
Còn về phần toán,một năm qua em đã phải vật vã với các bài toán vô cơ,em phải làm với tốc độ nhanh nhất có thể(vì môi trường em học đòi hỏi như thế).Em rất cần những phương pháp giải nhanh các bài toán hữu cơ để không bị gặp những cây gậy,con vịt hoặc trứng ngỗng(mặc dù trứng ngỗng rất bổ) trong các bài kiểm tra.Những bài toán hữu cơ hứa hẹn sẽ có nhiều điều rắc rối và phức tạp.Tigerchem có thể giới thiệu một vài loại sách thích hợp cho chương trình chuyên của em được không?Hoặc có thể gửi cho em những phương pháp giải nhanh nếu có?
Sau những lần vấp ngã,khi những vết trầy rớm máu trở nên lành lặn.Em bé sẽ biết đi...!:thohong(

mimosa_08
08-04-2009, 10:26 AM
Tại sao cồn lại bay hơi nhỉ?Trong dung dịch cồn cũng có liên kết hidro mà!!!Nếu dễ bay hơi là bản chất của cồn thì tại sao cồn pha với nước cũng dễ bay hơi?Những phân tử cồn có lực gì mà đủ mạnh để kéo các phân tử nước ra khỏi mặt thoáng của dung dịch?:ngu (

ruacon123
08-04-2009, 12:26 PM
tác hại của saccarin lun bạn ơi Tìm hoài không thấy

kuteboy109
08-04-2009, 01:08 PM
Bạn cứ google mà thẳng tiến:
http://vietbao.vn/Suc-khoe/Duong-hoa-hoc-co-anh-huong-den-suc-khoe/40146477/248/

tanyenxao
08-04-2009, 02:56 PM
Nước liên kết hidro còn mạnh hơn mà vẫ bay hơi huống chi là cồn. Cồn để bình thường bay hơi ầm ầm luôn, khi pha vào nước thì có bay hơi chậm hơn do tạo liên kết hydro mạnh với nước.

huyngoc
08-04-2009, 10:29 PM
theo mình ở đây đánh giá theo hai chỉ tiêu :
1, một là theo liên ket hidro như các bạn nói. thêm nữa là liêb kết gian phân tử, có thể thấy là liên kết hidro trong nước mạnh hơn , còn trong cồn lữc này yếu hơn thêm .
2,hai la do các gốc hydrocacbon có xu hướng di chuyển mạnh lên bề mặt lên nộng độ cồn trong dung dịch nhỏ hơn nộng độ trên mặt thoáng, vì vậy áp suất hơi bão hòa của còn trong không khí cao hơn , dẫn tơi bay hơi dễ hơn . tất nhiên ko phải chỉ có vậy . nhưng nghĩ ở đây có lẽ chỉ thế thôi.

bacco
08-06-2009, 03:39 PM
Mọi người cho e hỏi có phải các chất có vị ngọt đều là đường không? Giải thích

minhduy2110
08-06-2009, 07:34 PM
Bạn định nghĩa đường là gì?
Nếu nói đường là Gluxit thì các "đường" hoá học hầu hết không phải là đường!
Ngoài ra còn 1 chất rất quen thuộc là mì chính cũng gây ra vị ngọt mà người ta gọi là bột ngọt Natri Glutamat.
Ngoài ra còn rất nhiều chất có vị ngọt =.=

huyngoc
08-06-2009, 08:15 PM
Natri Glutamat.trong mì chính có chất này chứ chất này không phải là mì chính

tigerchem
08-07-2009, 12:07 AM
Vậy trong mì chính còn chất nào khác ngoài MSG? (monosodium glutamate)
Mì chính được làm ra bằng cách kết tinh chúng từ môi trường dung dịch, sau khi lên men
Giống như muối ăn cũng vậy.
còn những phụ gia khác thêm vào như bỏ muối iot (NaIO3 hoặc iot hữu cơ) vào muối ăn thì không được tính, nó chỉ là phần phụ thêm vào vì lý do nàp đó (sức khỏe hay thương mại), thì không thể nói là nằm trong thành phần làm nên những sản phẩm này, nó chỉ là phụ gia. Khác hẳn với thuốc uống, gồm 2 thành phần là hoạt chất và tá dược (bột mì).

huyngoc
08-07-2009, 07:24 AM
cấu trúc Chóa học của glutamat natri
Bột ngọtGlutamat natri, mononatri glutamat, hay chất điều vị 621 (số E: E621; mã số HS: 29224220; các tên IUPAC: 2-aminopentanedioic acid, 2-aminoglutaric acid, 1-aminopropane-1,3-dicarboxylic acid) là loại muối natri của axít glutamic, có công thức hóa học NaC5NO4H8. Được bán như "chất điều vị", nó là chất phụ gia gây ra vị umami. Tuy nhiều ngôn ngữ gọi nó là MSG, nhưng trong tiếng Việt thường gọi nó là bột ngọt hay mì chính.

Năm 1909, công ty Ajinomoto khám phá và lấy bằng sáng chế về glutamat natri. Gluatamat natri nguyên chất có hình thức bột kết tinh trắng; khi ngâm vào nước (thí dụ nước bọt) nó phân tích rất nhanh thành các ion natri và glutamat tự do (glutamat là hình thức anion của axít glutamic, một axít amin tự nhiên).

Tính chất vật lý
Tinh thể rắn không màu, không mùi
Có vị muối nhạt
Nhiệt độ nóng chảy 232 °C
Độ tan trong nước 74 g/ml

huyngoc tổng hợp lại từ chố khác

thiên sứ
08-07-2009, 03:42 PM
Mấy anh Pro hóa học ơi!!!
Cho em hỏi tại sao xà phòng có thể hủy cấu trúc ADN vậy???
NaOH co liên quan đến chuyện này không???:24h_118:

nnes
08-07-2009, 05:54 PM
Mấy anh Pro hóa học ơi!!!
Cho em hỏi tại sao xà phòng có thể hủy cấu trúc ADN vậy???
NaOH co liên quan đến chuyện này không???:24h_118:

Xà phòng thành phần chính là hỗn hợp muối Na, K của các axit béo và chứa rất nhiều các chất khác, trong đó có 1 lượng lớn NaOH.
ADN cũng là 1 dạng protein. Nên cũng sẽ bị thủy phân trong xà phòng (có OH-)
ADN --> nucleotit --> nucleozit + axit photphoric
nucleozit --> bazơ nito + pentozơ

minhduy2110
08-07-2009, 06:54 PM
=.= Trên lý thuyết là base thuỷ phân được. Nhưng thử xem trong xà phòng tính base đáng bao nhiêu? Người ta đã cố loại bỏ NaOH dư bằng nhiều cách, giờ hãng nào cũng quảng cáo là xà phòng không chứa xút!

Phao tin đồn nhảm thế này khéo làm người dân ko ai dám dùng xà phòng =.=

nguyenquocbao1994
08-07-2009, 09:33 PM
xà phòng có NaOH đóng vai trò quan trọng trong việc tẩy rửa khuẩn trên da hả anh Minh Duy ?

minhduy2110
08-07-2009, 09:48 PM
Xà phòng không có tác dụng diệt khuẩn mà chỉ có tác dụng rửa trôi.
(Có đầu kị nước là gốc axit béo và đầu ưa nước là đầu -COONa - theo sách GK)
NaOH ở đây chỉ là sản phẩm phụ thôi, người ta không cố tình cho vào, chỉ là người ta chưa tách nó ra hết được trong quá trình sản xuất.
Nếu NaOH có diệt được vi khuẩn thì cũng chả ai sử dụng vì nó diệt cả da người dùng luôn =.=

Over The Rainbow
08-07-2009, 10:07 PM
Đây là các bài của ngày hôm nay.

*A, B là 2 chc đơn chức có cùng CTPT. Đốt cháy hoàn toàn 10,2 g hh 2 chất cần 14,56 l O2. Khí CO2 và H20 tạo thành có V như nhau đo ở cùng đk. Mặt khác cho A, B t/d w dd NaOH người ta thấy....

Cái đề còn nữa nhưng mà phần tớ hỏi chỉ đến đây thôi.

Bài này tìm CTPT:
n O2 = 0,65
CnH2n02 + (3n-2)/2 02 -> n C02 + n H20
(14n + 32)/10,2 = (3n-2)/ 2. 0,65
n = 5
= C5H10O2

*Một este A ko chứa chất nào khác mạch hở đc tạo từ 1 axit đơn và 1 ancol. Lấy 2,54 g A đốt cháy hàon toàn thu đc 2,688 l CO2 và 1,26 g H20, biết 0,1 mol A phản ứng vừa đủ với 12 g NaOH.....

Vẫn tìm CTPT
ancol là glixerol => este có 6 0
m C = 2,688: 22,4 x 12 = 1,44 g
m H = 1,26: 18 x 2 = 0,14 g
m 0 = 2,54 - 1,44 - 0,14 = 0,96

12x/1,44 = y/0,14 = 6.16/0.96
=> x= 12, y = 14
CTPT: C12H1406

Cho tớ hỏi những bài thế này còn cách nào tìm CTPT khác ko hay các cách này là nhanh nhất rồi? Lưu ý mấy bài này là TN.

* Một mẫu tinh bột có M = 5.10^5 dvC. Thủy phân hoàn toàn 1 mol tinh bột thu ? mol glucozo?
A. 2778
B. 4200
C. 3086
D. 3510

Tớ bấm ra A, nhưng đáp án lại là C. Ko phải lấy 5.10^5 x 1 mol ra k/l của 1 mol tinh bột rồi chi M glucozo thì ra sao?

Cám ơn các bạn - bạn nnes đã đọc bài.
P.s: Hình như bạn nnes được lên chức gì đó thì phải:cool (. Chúc mừng nnes nhé.

dohongtham
08-07-2009, 10:34 PM
Xà phòng thành phần chính là hỗn hợp muối Na, K của các axit béo và chứa rất nhiều các chất khác, trong đó có 1 lượng lớn NaOH.
ADN cũng là 1 dạng protein. Nên cũng sẽ bị thủy phân trong xà phòng (có OH-)
ADN --> nucleotit --> nucleozit + axit photphoric
nucleozit --> bazơ nito + pentozơ

Liên kết phosphodiester giữa phosphate vs đường trong chuỗi polynucleotit là liên kết rất bền vững, đâu dễ bị thủy phân trong base như bạn nói đâu, điều này đảm bảo duy trì bộ khung di truyền của các sinh vật trong những điều kiện ngặt nghèo. Nếu NaOH mà dễ dàng thủy phân ADN như vậy bảo đảm nó ko bao giờ dc sử dụng rộng rãi trong phòng thí nghiệm như vậy đâu, bởi vấy lên tay một phát là vào bệnh viện Ung bướu liền :D
Trở lại với câu hỏi của bạn trên, nếu xà phòng mà phân hủy hoặc bất hoạt cấu trúc ADN chắc chắn 100% mọi người ko có cơ hội lên forum chemvn.net như thế này đâu :) Có thể bạn ấy diễn đạt nhầm ý câu hỏi chăng?

nnes
08-07-2009, 10:45 PM
Bạn ý hỏi tại sao xà phòng thủy phân được, thì chắc là dùng xà phòng ngày xưa có hàm lượng NaOH cao ( chắc người ta cho nhiều NaOH để phản ứng thủy phân lipid diễn ra nhanh hơn và hoàn toàn ). CÒn xà phòng bây giờ thì ít NaOH hơn, vì ng ta điều chế = oxi hóa parafin nóng chảy có xt.
to dohongtham: phản ứng thủy phân ADN có đun nóng, thì vẫn xảy ra được. Trong SGK có nói vậy.
Với lại da tay bạn ko đơn giản chỉ có protein đâu, nó còn có rất nhiều lớp sừng bao bọc bên ngoài nữa, nên ko dễ bị hỏng đâu. Mà xà phòng cũng chỉ chứa 1 lượng nhất định NaOH, tuy nhiên nếu dùng nhiều thì da mình cũng bị săn lại. Với lại bạn từng nghe người ta gọi NaOH là xút ăn da chưa?

nnes
08-07-2009, 10:55 PM
Đây là các bài của ngày hôm nay.

*A, B là 2 chc đơn chức có cùng CTPT. Đốt cháy hoàn toàn 10,2 g hh 2 chất cần 14,56 l O2. Khí CO2 và H20 tạo thành có V như nhau đo ở cùng đk. Mặt khác cho A, B t/d w dd NaOH người ta thấy....

Cái đề còn nữa nhưng mà phần tớ hỏi chỉ đến đây thôi.

Bài này tìm CTPT:
n O2 = 0,65
CnH2n02 + (3n-2)/2 02 -> n C02 + n H20
(14n + 32)/10,2 = (3n-2)/ 2. 0,65
n = 5
= C5H10O2

*Một este A ko chứa chất nào khác mạch hở đc tạo từ 1 axit đơn và 1 ancol. Lấy 2,54 g A đốt cháy hàon toàn thu đc 2,688 l CO2 và 1,26 g H20, biết 0,1 mol A phản ứng vừa đủ với 12 g NaOH.....

Vẫn tìm CTPT
ancol là glixerol => este có 6 0
m C = 2,688: 22,4 x 12 = 1,44 g
m H = 1,26: 18 x 2 = 0,14 g
m 0 = 2,54 - 1,44 - 0,14 = 0,96

12x/1,44 = y/0,14 = 6.16/0.96
=> x= 12, y = 14
CTPT: C12H1406

Cho tớ hỏi những bài thế này còn cách nào tìm CTPT khác ko hay các cách này là nhanh nhất rồi? Lưu ý mấy bài này là TN.

* Một mẫu tinh bột có M = 5.10^5 dvC. Thủy phân hoàn toàn 1 mol tinh bột thu ? mol glucozo?
A. 2778
B. 4200
C. 3086
D. 3510

Tớ bấm ra A, nhưng đáp án lại là C. Ko phải lấy 5.10^5 x 1 mol ra k/l của 1 mol tinh bột rồi chi M glucozo thì ra sao?

Cám ơn các bạn - bạn nnes đã đọc bài.


1. OK
2. Có 1 cách khác tưởng dài nhưng ko cần viết lách j hết, chỉ cần bấm máy tính nhanh gọn
Chất A : CxHyO6 a mol
nCo2 = ax =...
nH2O = ay/2 =..
m A = a(12x+y +32 ) = ..(thay ở trên vào )
--> a, x, y
3. CT tinh bột là (C6H10O5)n
từ M --> n
1 mol tinh bột --> n mol glucozơ
n = 5.10^5 : 162 = 3086 --> C

dohongtham
08-07-2009, 10:58 PM
Trước giờ mình học chắc là SGK chương trình cũ, ko hề đề cập đến việc ADN bị thủy phân khi đun nóng. Với lại còn tùy điều kiện đun nóng như thế nào nữa (chẳng hạn đun đối lưu dùng trong các phản ứng PCR kích hoạt sự nhân đôi ADN...)
Với lại da tay bạn ko đơn giản chỉ có protein đâu, nó còn có rất nhiều lớp sừng bao bọc bên ngoài nữa, nên ko dễ bị hỏng đâu. Với lại bạn từng nghe người ta gọi NaOH là xút ăn da chưa
Có lẽ chỗ này bạn nói nhầm tý, đang nói về ADN chứ nhỉ ^^
Thật ra thì những lớp sừng trên da tay chúng ta cũng do những tế bào giá khi chết đi tạo thành, nhưng cũng tùy chứ ko phải toàn bộ cánh tay hay bàn tay đều bị bao phủ bởi lớp sừng đó (bởi ngoài ta còn có nhiều lớp á sừng, hoặc những vùng da nhạy cảm riêng đối với từng người)
Còn NaOH là xút ăn da đâu có phải vì nó "thủy phân ADN" đâu ?

nnes
08-07-2009, 11:03 PM
Trước giờ mình học chắc là SGK chương trình cũ, ko hề đề cập đến việc ADN bị thủy phân khi đun nóng. Với lại còn tùy điều kiện đun nóng như thế nào nữa (chẳng hạn đun đối lưu dùng trong các phản ứng PCR kích hoạt sự nhân đôi ADN...)

Có lẽ chỗ này bạn nói nhầm tý, đang nói về ADN chứ nhỉ ^^
Thật ra thì những lớp sừng trên da tay chúng ta cũng do những tế bào giá khi chết đi tạo thành, nhưng cũng tùy chứ ko phải toàn bộ cánh tay hay bàn tay đều bị bao phủ bởi lớp sừng đó (bởi ngoài ta còn có nhiều lớp á sừng, hoặc những vùng da nhạy cảm riêng đối với từng người)
Còn NaOH là xút ăn da đâu có phải vì nó "thủy phân ADN" đâu ?

Sorry đọc nhầm đoạn trên, vì bạn bảo là vẩy lên tay là đi tong. nên mình tưởng ý nói xà phòng làm hỏng tay dễ dàng như thế.
Thế theo bạn, giải thik câu hỏi của bạn ở trên ntn: "tại sao xà phòng thủy phân được ADN".

dohongtham
08-07-2009, 11:10 PM
Thực ra với câu hỏi đó thì do mình học nhưng chưa hề nghe đến việc xà phòng thủy phân hay phân hủy ADN, vì vậy nên cũng ko biết giải quyết như thế nào cho hợp lý với câu hỏi thế này :D
Nhưng mình bảo lưu ý kiến là xà phòng bình thường ko thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc của ADN, thậm chí nhiều loại xà phòng còn dùng trong các thí nghiệm chiết tách ADN nữa :D Với lại trong cùng 1 điều kiện thì các ADN dễ bị cắt đứt, đảo đoạn, bất hoạt hơn là bị phân rã thành từng nucleotit

tigerchem
08-08-2009, 09:47 AM
http://nobelprize.org/educational_games/chemistry/pcr/game/index.html
Có game này trên web nobelprize, có thể giúp các bạn hiểu hơn DNA, và cần điều kiện như thế nào mới có thể tác động (tách, cắt rời, phá hủy) ADN.
Thân

thiên sứ
08-08-2009, 12:49 PM
Nói thật nha! mình xem phim bằng chứng thép, trong đó có đoạn nói răng tên hung thủ đã đổ xà phòng vào... của nạn nhân nữ, cho nên xà phòng đã hủy cấu trúc ADN của hắn sau khi hắn cưỡng hiếp nạn nhân! ko hề để lại dấu vết...
cho nên mình có tí tò mò về ADN và xà phòng...chỉ vay thôi! mong các bạn thông cảm!

dohongtham
08-08-2009, 04:55 PM
Nói thật nha! mình xem phim bằng chứng thép, trong đó có đoạn nói răng tên hung thủ đã đổ xà phòng vào... của nạn nhân nữ, cho nên xà phòng đã hủy cấu trúc ADN của hắn sau khi hắn cưỡng hiếp nạn nhân! ko hề để lại dấu vết...
cho nên mình có tí tò mò về ADN và xà phòng...chỉ vay thôi! mong các bạn thông cảm!

Trong phim nói là "cho nên xà phòng đã hủy cấu trúc ADN của hắn sau khi hắn cưỡng hiếp nạn nhân! ko hề để lại dấu vết..." hay đó là do bạn nói vậy?
Có thể xà phòng chỉ để rửa trôi các dấu vết để lại thôi (vết j thì biết rồi đó) khiến cho việc truy tìm thủ phạm trở nên khó khăn. Nhưng mà công nghệ giám định ADN hiện nay thì vẫn có thể xác định được giới tính, nhóm máu... của tội phạm cho dù các mẫu ADN đã bị hoại một phần hay bị đứt gãy (trong giới hạn nào đó)...dựa vào các trình tự base lặp lại và các tiểu vệ tinh rải rác trên khắp bộ gen bằng kỹ thuật đa hình về chiều dài đoạn cắt giới hạn RFLP. :014:

hoang
08-10-2009, 10:36 AM
vải bông là lấy từ cây bông vải...^^
thành phần chính là xenlulozo--->đốt lên cho CO2 và H2O ko có mùi khét
còn vải lụa thì làm từ tơ tằm nên tp chủ yếu là protêin đốt lên thì khét
có lẽ dzị

DQD
08-11-2009, 08:14 PM
glucozo có thể tạo este chứa 5 gốc acid acetic trong phân tử khi tham gia pứ với anhidric acetic, có mặt piridin

trích trong SGK cơ bản 12

piridin là chất ntn nào vậy
có công dụng gì trong pứ này

nếu chỉ lun công dụng ở mặt khác thì càng tốt :)

kuteboy109
08-11-2009, 08:33 PM
Bạn xem thêm về pyridine ở đây:
http://en.wikipedia.org/wiki/Pyridine
- Trong phản ứng trên, vai trò chính của pyridine là : tạo môi trường base yếu cho phản ứng dễ xảy ra đồng thời trung hòa axit sinh ra để dịch chuyển cân bằng.

bimat
08-11-2009, 10:09 PM
cac ban xem giùm mình pư này có sảy ra ko nhé.Nhưng theo mình nghĩ có sảy ra
CH3CHO + Cl2--->CH2ClCHO + HCl:ungho (

minhduy2110
08-11-2009, 10:10 PM
Ngoài ra đun axit của Glucose (gluconic) với Pyridin cũng gây ra sự chuyển đổi cấu hình (tạo ra đồng phân epime)

themyth_Mu
08-11-2009, 10:29 PM
đây là phản ứng thế nguyên tử halogen vào gốc hidrocacbon ở andehid, đk (askt, 1:1)

huyngoc
08-12-2009, 09:47 AM
theo cơ chế tắt của gốc thì sản phẩm này là có khả năng xảy gia , cũng như napoleon nói nồng độ không cao ở đây mình chỉ muốn nói thêm là nếu bạn chú ý tới hiệu ứng không gian bạn sẽ thấy khả năng phản ứng của nó tôc độ đã giảm khá nhiều so với CH4 tất nhiên cũng còn khá cao nếu bạn cần thông số so sánh mình có thể cung cấp thêm.

huyngoc
08-12-2009, 09:55 AM
post bài này nấythanhf tích phát hì.


1-Khi ăn đường, do trong phân tử đường (saccarozo ..) sẽ xuất hiện liên kết hiddro giữa nhóm OH của các phân tử đường với các phân tử với các protein là thụ thể đặc hiệu ở các nụ vị giác. Khí đó xuất hiện các xung thần kinh và não xử lý cho ta cảm giác ngọt.

2-"Độ ngọt" tùy thuộc vào lực liên kết và số liên kết hiddro tạo thành. Thông thường thì trong đường Hóa học có chứa các dị tố trong dó có nhóm nhóm -SH. Trong trường hợp này liện kết hidro của nhóm SH mạnh hơn OH trong đường tự nhiên nên độ ngọt cao hơn đường tự nhiên.Vì vậy mà khi ăn đường hóa học chúng ta cảm nhận vị ngọt (đắng) ở lưỡi chứ ko ngọt (thanh) như đường tự nhiên.

3-Vì cơ thể không có khả năng để phân hủy đường hóa học tạo năng lượng (tức là khi an đường hóa học ngọt cho vui thôi chứ ko co ích chi cả) nên nếu ăn nhiều đường hóa học thì hàm lượng đường này trong cơ thể rất cao, và vì nó là chất hóa học lạ nên cơ thể sẽ tiết ra chất bao bọc lấy nó nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Chính quá trình này đã làm xuất hiện các mô lạ trong cơ thể và dần dần nó thành các hạch. Nếu hạch là ác tính thì chính là triệu chứng đầu của ung thư rồi đó.

DQD
08-12-2009, 12:18 PM
kute send cái web toàn tiếng anh khó hiểu wá
chỉ đọc đc định nghĩa của pyridine :)

Ngoài ra đun axit của Glucose (gluconic) với Pyridin cũng gây ra sự chuyển đổi cấu hình (tạo ra đồng phân epime)

ý này khó hiểu

epime ???

minhduy2110
08-12-2009, 12:25 PM
Hiệu ứng không gian mình nghĩ là không ảnh hưởng ở đây. Theo mình Etan phản ứng với Cl2 tốt hơn cả CH4. Vì cái gốc tự do của Etan bền hơn 1 chút. Tuy nhiên đúng là nồng độ etan quá bé nên chả giải quyết được gì!

Giai đoạn tắt mạch là giai đoạn khi mà ngừng chiếu sáng ấy - phản ứng phân hủy tạo gốc dừng lại vì hết năng lượng, các gốc sẵn có kết hợp với nhau...

kuteboy109
08-12-2009, 12:59 PM
Thời đại mới nên bạn chịu khó đọc tiếng anh rèn luyện tí, với lại thông tin chung trên wiki khá dễ hiểu mà.
-Thuật ngữ epimer để chỉ các đồng phân dia có nhiều tâm bất đối trong đó có một carbon bất đối có cấu hình khác nhau. Cái này mang tính chương trình chuyên nhiều hơn nên bạn chỉ nên tham khảo, một vài thông tin có ở đây: http://en.wikipedia.org/wiki/Epimer

Over The Rainbow
08-12-2009, 05:52 PM
Đây là bài của hôm nay.

*Hợp chất X có M< 170. Đốt cháy hoàn toàn 0,486 g X sinh ra 405,2 ml CO2 và 0,27 g H20. X t/d với dd NaC03 và với Na đều sinh ra chất khí với số mol đúng = số mol X đã dùng. CTCT của X?

Đọc đề ta thấy X phải vừa có OH và cả COOH (thật ra nhìn đáp án bên dưới cũng có rồi).
Đặt CTPT là CxHyOz

CxHyOz + (4x+y-2z)/4 02 -> xCO2 + y/2 H20

n C02 = 0,02
n H20 = 0,015
m 02 = 0,644 => n = 0,02

Làm sao tìm CTPT? Dùng 12x/mC = y/mH = 16z/mO thì ko ra, với lại cũng chưa biết M mà.

Còn làm như bạn nnes chỉ như bài trước thì thế này
nC02 = ax = 0,02
n H20 = ay/2 = 0,015
m X = a(12x+ y+16z) = 0,486
= 12ax + ya+ 16az = 0,486
=> az= 0,0135

Thế này rồi tớ cũng ko biết làm gì luôn!

*Cho 0,04 mol 1 hh X gồm CH2=CH-COOH, CH3COOH, CH2=CH-CHO phản ứng vừa đủ w dd chứa 6,4 g brom. Mặt khác, để trung hòa 0,04 mol X cần dùng vừa đủ 40ml dd NaOH 0,75M. K/lg CH2=CH-COOH là:

A. 1,44
B. 2,88
C. 0,72
D. 0,56

Số mol CH2=CH-COOH là a, CH3COOH là c, CH2=CH-CHO là b

T/d với brom: a + b = 6,4: 180 = 0,04
T/d với NaOH: a+ c = 0,04x0,75 = 0,03
a+b+c = 0,04
=> mol a = 0,03
=> m = 2,16.

Bài này rõ ràng là sai rồi. Nhưng mà sai chỗ nào?

* Độ linh động của H tăng hay giảm thì có liên quan gì đến tính tan, axit hay nhiệt độ sôi ko? Giữa axit, phenol, ancol,H2C03 thì độ linh động của H tăng dần theo thứ tự là
ancol < phenol < axit < H2CO3 ?

Cám ơn các bạn - bạn nnes đã đọc bài.

bimat
08-12-2009, 09:46 PM
bài 1:
theo bạn tính thì số mol của o2 và co2 =nhau nên theo pt ta có thể suy ra
(4x+y-2z)/4=x
=> y=2z
theo pt ta có 0.015*x=0.009*y(mình nghĩ nên dùng số mol co2 là 0.018 thì chính xác hơn)
=>x/y=3/5
vì M<170 nên ta có thể suy ra CTPT là C6H10O5

nnes
08-12-2009, 10:50 PM
Đây là bài của hôm nay.

*Hợp chất X có M< 170. Đốt cháy hoàn toàn 0,486 g X sinh ra 405,2 ml CO2 và 0,27 g H20. X t/d với dd NaC03 và với Na đều sinh ra chất khí với số mol đúng = số mol X đã dùng. CTCT của X?

Đọc đề ta thấy X phải vừa có OH và cả COOH (thật ra nhìn đáp án bên dưới cũng có rồi).
Đặt CTPT là CxHyOz

CxHyOz + (4x+y-2z)/4 02 -> xCO2 + y/2 H20

n C02 = 0,02
n H20 = 0,015
m 02 = 0,644 => n = 0,02

Làm sao tìm CTPT? Dùng 12x/mC = y/mH = 16z/mO thì ko ra, với lại cũng chưa biết M mà.

Còn làm như bạn nnes chỉ như bài trước thì thế này
nC02 = ax = 0,02
n H20 = ay/2 = 0,015
m X = a(12x+ y+16z) = 0,486
= 12ax + ya+ 16az = 0,486
=> az= 0,0135

Thế này rồi tớ cũng ko biết làm gì luôn!

*Cho 0,04 mol 1 hh X gồm CH2=CH-COOH, CH3COOH, CH2=CH-CHO phản ứng vừa đủ w dd chứa 6,4 g brom. Mặt khác, để trung hòa 0,04 mol X cần dùng vừa đủ 40ml dd NaOH 0,75M. K/lg CH2=CH-COOH là:

A. 1,44
B. 2,88
C. 0,72
D. 0,56

Số mol CH2=CH-COOH là a, CH3COOH là c, CH2=CH-CHO là b

T/d với brom: a + b = 6,4: 180 = 0,04
T/d với NaOH: a+ c = 0,04x0,75 = 0,03
a+b+c = 0,04
=> mol a = 0,03
=> m = 2,16.

Bài này rõ ràng là sai rồi. Nhưng mà sai chỗ nào?

* Độ linh động của H tăng hay giảm thì có liên quan gì đến tính tan, axit hay nhiệt độ sôi ko? Giữa axit, phenol, ancol,H2C03 thì độ linh động của H tăng dần theo thứ tự là
ancol < phenol < axit < H2CO3 ?

Cám ơn các bạn - bạn nnes đã đọc bài.

OK, mình sẽ giúp bạn.
Bài 1:
Giải tiếp đoạn
nC02 = ax = 0,018 ( bạn làm tròn kinh quá )
n H20 = ay/2 = 0,015
m X = a(12x+ y+16z) = 0,486
= 12ax + ya+ 16az = 0,486
=> az= 0,015
C1: Nếu có 1 nhóm -OH và 2 nhóm -COOH --> có 5O --> z = 5 --> a = 0,003
--> x = 6, y = 10,
C6H10O5 (M = 162 < 170 )

C2: ax : ay: az = x:y:z = 6:10:5
--> CT (C6H10O5)n
để M < 170 --> n = 1

Bài 2: Đây là 1 câu của đề thi ĐH khối B năm 2009
Bạn lưu ý là
CH2=CH-CHO + 2Br2 + H2O --> CH2Br-CHBr-COOH + HBr
--> T/d với brom: a + 2b = 6,4: 180 = 0,04
-->....

darkangeldn
08-13-2009, 09:26 PM
em viết được 8 cái đồng phân của C2H4O2 nhưng ko bít đúng hay ko cũng ko bít gọi tên. Nhờ mấy pro giúp giùm:
1. CH3 - O - CH = O
2. CH2OH - CH = O
3. CH3COOH
4. HCOOCH3
5. CH2=CH - O - OH
Với 3 cái đồng phần vòng nữa:
6. Gồm 3 đỉnh lần lượt là: CHOH, CH2, O
7. Gồm 3 đỉnh lần lượt là: O, O, CH-CH3
8. Gồm 4 đỉnh lần lượt là: CH2, CH2, O, O

minhduy2110
08-14-2009, 09:52 AM
Cái 1 với cái 4 khác nhau ở đâu?

Cái vòng 3 đỉnh số 7 chưa thấy bao giờ.

5,6,8 ít bền, thường chỉ là dạng trung gian trong phản ứng (intermediate substance)

Ở phổ thông thì chỉ cần vẽ 3 cái đầu thôi mình nghĩ là ok rồi.

littleboy
08-14-2009, 10:27 PM
cho mình hỏi làm sao để bik 1 CTPT này có những đồng phân( mạch, hình học,....) ví dụ : C4H8O2

Trunks
08-14-2009, 11:09 PM
Cái này thì tùy bạn àh!!!Theo mình,thì bạn chỉ cần nắm rõ những loại đồng phân thì có thể viết đồng phân các chất được!Có các loại đồng phân sau đây:
+Đồng phân nhóm chức
+Đồng phân vị trí nhóm chức
+Đồng phân mạch cacbon
+Đồng phân cách chia mạch cacbon(phân nhánh)
+Đồng phân liên kết(vòng,hở)
+Đồng phân hình học(đồng phân cis-trans)
+Đồng phân lập thể(chẹp chẹp,ở bậc phổ thông thường thì hok kêu ghi cái này,trừ trường chuyên ra)

minhduy2110
08-15-2009, 12:14 AM
ĐP lập thể bao gồm đp hình học và đp quang học rồi =.=

Đơn giản mà nói thì có thể chia ra 2 loại đồng phân: ĐP cấu tạo và ĐP lập thể.

Vấn đề đồng phân này thấy đc nói đến rất nhiều rồi, đề nghị littleboy tìm kiếm trong diễn đàn đi =.=

Aydaaaa
08-15-2009, 12:53 PM
Nếu có thể, xin hãy viết thật chi tiết, vì phần này tớ rất kém ... thanks !!
1, Giải thích cơ chế giữa benzen và clo khi có mặt của bột Fe hoặc FeCl3 ?
2, ....................... trùng hợp etilen có mặt xúc tác của peõit hữu cơ ?
3, ............ tại sao khi benzen tác dụng với propyl clorua hoạc propilen có xúc tác H+ ta lại thu được sản phẩm chính là isopropyl benzen?
4, Cho biết Brom cộng vào các liên kết đôi theo cơ chế ion. Hãy sắp xệp theo thư tự tăng dần tốc đọ phản ứng + hợp brom của các chất sau: Etilen, trimetyletilen, 1,1- trimetyletilen, vinylclorua.
5, Ax acrylic và Ax crotonic , ax nào cộn brom dễ hơn, tại sao ?
6, hãy dự đoán và giả thích khả năng + hợp clo, brom, iot và tetraphenyletilen.

HoahocPro
08-20-2009, 02:36 PM
Cái số 8 nếu lần lượt là CH2, O, CH2, O thì hình như tồn tại. Cái này trông giống như nhị hợp CH2=O thì phải.

HoahocPro
08-20-2009, 02:50 PM
Cơ chế (1) và (3) đều là thế electrophin vào vòng benzen. (1) tạo thành Cl(+)[FeCl4](-). Còn (3) tạo cation isopropyl (CH3)2CH(+) bền hơn
Cơ chế 2 là trùng hợp gốc.
4,5,6 đều là cộng electrophin vào lk pi, có sự tương tác Br(+) tấn công vào lk pi trong giai đoạn chậm quyết định tốc độ phản ứng. Như vậy nếu mật độ e ở lk pi càng lớn thì tốc độ càng nhanh. Nói cách khác thì các nhóm đẩy e làm tăng tốc độ.
Hy vọng mình không sai ở đâu cả!

DQD
08-24-2009, 11:57 AM
Hum nay pà kô lại cho 2 câu nhận biết ác ghê
lại ngặt tối wa ko coy bài nên bài 15' chóng mặt 2 câu nhận biết
1. Dùng 1 thuốc thử để nhận biết các dd sau: etanol, glixerol, glucozơ, axit acetic
A. Na
B. Cu(OH)2
C. AgNO3/NH3
D. CuO, t0
1. Dùng 1 thuốc thử để nhận biết các dd sau: hồ tinh bột, saccarozơ, tinh bột
A. Cu(OH)2
B. Cu(OH)2/OH-,t0
C. AgNO3/NH3
D. I2

:015:

Over The Rainbow
08-24-2009, 12:29 PM
Hôm nay chỉ có một bài thôi.

Trong 1 bình kín dung tích 16 l chứa hh hơi của 3 ancol đơn đđkt. Giữ nhiệt độ bình ở 136,5 độ C, bơm thêm 17,92 g 02 vào bình, thấy áp suất bình đạt đến 1,68 atm. Bật tia lửa điện đốt cháy hết hh. Sản phẩm cháy cho qua bình đựng dd Ca(OH)2 dư thấy k/lg bình tăng 22,92 g, đồng thời xuất hiện 30 g tủa. Nếu sau khi bật tia lửa điện đốt cháy hết hh ancol, giữ bình ở 273 độ C thì áp suất trong bình là:
A. 2,358 atm
B. 2,66 atm
C. 1,147 atm
D. 2,586 atm


n 3 ancol + 02 = PV/RT = 1,68.16/(136,5+273).0,082 = 0.8
n 02 = 17,92: 32 = 0,56
n 3 ancol = 0,8 - 0,56 = 0,24
n CO2 = n CaCO3 = 0,3
=> m C02 = 13,2
m H20 = 22,92 - 13,2 = 9,72 => n = 0,54
Tới đây rồi sao nữa nhỉ?

Cám ơn các bạn - bạn nnes đã đọc bài.

Over The Rainbow
08-24-2009, 12:45 PM
1. B. Cu(OH)2
Nhiệt độ thường:
C2H5OH: Ko hiện tượng
C3H5(OH)3: DD có màu xanh lam thẫm
C6H1206: DD có màu xanh lam thẫm
CH3COOH: DD có màu xanh
Đun Cu(OH)2:
C6H1206 có tủa đỏ gạch.

2. Uhm... ko rõ lắm, chắc là D vậy. Dù sao Iot cũng ko t/d với sacca. Nhưng mà nhận biết giữa hồ tinh bột và tinh bột thì tớ ko biết. A, B, C thì cả hồ tinh bột, tinh bột và sacca đâu t/d nên chắc ko chọn đc rồi.

nnes
08-24-2009, 01:22 PM
Hôm nay chỉ có một bài thôi.

Trong 1 bình kín dung tích 16 l chứa hh hơi của 3 ancol đơn đđkt. Giữ nhiệt độ bình ở 136,5 độ C, bơm thêm 17,92 g 02 vào bình, thấy áp suất bình đạt đến 1,68 atm. Bật tia lửa điện đốt cháy hết hh. Sản phẩm cháy cho qua bình đựng dd Ca(OH)2 dư thấy k/lg bình tăng 22,92 g, đồng thời xuất hiện 30 g tủa. Nếu sau khi bật tia lửa điện đốt cháy hết hh ancol, giữ bình ở 273 độ C thì áp suất trong bình là:
A. 2,358 atm
B. 2,66 atm
C. 1,147 atm
D. 2,586 atm



sau phản ứng: số mol các khí trong bình
n2 = nH2O + nCo2 + nO2 dư ( dựa vào Pt đốt cháy mà tính ra )
--> p2 = n2RT2/V =....
:D

Over The Rainbow
08-24-2009, 05:30 PM
Lần sau đừng quote nguyên một khúc dài rồi type mấy dòng be bé như thế nnes nhé ^^, như vậy gọi là... xì-pam đấy!
Ah mà thật ra tớ cũng chưa làm ra bài này.

CxHyOz + 4x+y-2z/4 02 -> xCO2 + y/2 H20
0,24...............................0,3.......0,54
mol 02 dư = mol 02 bđ - mol 02 p/ư
Tìm mol 02 p/ư thế nào nhỉ?
Hồi trước có CT m O (hc) = m O (C02) + m O (H20) - m 02 p/ư
Có phải n cũng tính như thế đc ko nhỉ?
Nếu thế sẽ là mol 02 p/ư = mol 0 trong C02 + mol 0 trong H20 - mol 0 trong hc : 0,3x 2 + 0,54 - 0,24 x 3 (z = 3 vì là 3 ancol đơn chức) = 0,42
n 02 dư = 0,56 - 0,42 = 0,14
Tính ra p ~ 2,742
Nhưng như thế thì ko có đáp số nào đúng với p cả???

Cám ơn các bạn - bạn nnes đã đọc bài.

nnes
08-24-2009, 10:40 PM
Lần sau đừng quote nguyên một khúc dài rồi type mấy dòng be bé như thế nnes nhé ^^, như vậy gọi là... xì-pam đấy!
Ah mà thật ra tớ cũng chưa làm ra bài này.

CxHyOz + 4x+y-2z/4 02 -> xCO2 + y/2 H20
0,24...............................0,3.......0,54
mol 02 dư = mol 02 bđ - mol 02 p/ư
Tìm mol 02 p/ư thế nào nhỉ?
Hồi trước có CT m O (hc) = m O (C02) + m O (H20) - m 02 p/ư
Có phải n cũng tính như thế đc ko nhỉ?
Nếu thế sẽ là mol 02 p/ư = mol 0 trong C02 + mol 0 trong H20 - mol 0 trong hc : 0,3x 2 + 0,54 - 0,24 x 3 (z = 3 vì là 3 ancol đơn chức) = 0,42
n 02 dư = 0,56 - 0,42 = 0,14
Tính ra p ~ 2,742
Nhưng như thế thì ko có đáp số nào đúng với p cả???

Cám ơn các bạn - bạn nnes đã đọc bài.

Ancol đơn chức --> CxHyO ( 3 ancol đơn chức thì tất cả cũng chỉ có 1 O thui, làm sao mà 3O được)
nO2 phản ứng = (0,3.2+0,54-0,24)/2 = 0,45 ( mol ) ( chia 2 vì có 2 ng tử O trong O2 )
--> nO2 dư = 0,11
n2 = 0,95
--> p2 = 2,66 --> B

anmgago
08-30-2009, 08:55 AM
:dongtopicMình mới vào diễn đàn mong mọi người giúp đỡ. Mình có một số câu hỏi về este và litpit. Vì mình vừa học xong mà." Tại sao xà phòng mất tác dụng giặt rửa trong nước cứng??? - "khí" V là gì vậy VS " khí" V có ứng dụng như thế nào?"
THANK's mọi người!
ak quên! mình trích từ quyển " giải toán hóa học 12 - tác giả NGUYỄN TRỌNG THỌ_chuyên Lê Hồng Phong..":nhau (

anhtuan_a3_92
08-30-2009, 11:15 AM
:dongtopicMình mới vào diễn đàn mong mọi người giúp đỡ. Mình có một số câu hỏi về este và litpit. Vì mình vừa học xong mà." Tại sao xà phòng mất tác dụng giặt rửa trong nước cứng??? - "khí" V là gì vậy VS " khí" V có ứng dụng như thế nào?"
THANK's mọi người!
ak quên! mình trích từ quyển " giải toán hóa học 12 - tác giả NGUYỄN TRỌNG THỌ_chuyên Lê Hồng Phong..":nhau (
xà phòng mất tác dụng giặt rửa trong nước cứng do muối Ca2+, Mg2+ của axit béo cao không tan
khí V là chất độc thần kinh, nhưng hình như ở dạng lỏng, dc MĨ sử dụng trong chiến tranh thế giới thì phải , cái này rất độc ,chỉ cần nhiễm lượng nhỏ => tử vong, độc gấp 200 lần sarin thì phải

Over The Rainbow
08-30-2009, 11:35 PM
Đây là các bài của hôm nay: Amin và Amino axit.

*Đốt cháy hoàn toàn 35ml hh H2 và 1 amin đơn chức có tỉ lệ về thể tích theo thứ tự 5: 2 bằng 40 ml 02 trong khí nhiên kế. Sau p/ư thấy còn dư 5ml 02. Tìm CTCT.

*Cho 100 ml dd amino axit A có 1 nhóm cacboxyl t/d vừa đủ với 80 ml dd KOH 0,375M. Dd thu đc lại trung hòa vừa đủ = 60 ml dd HCl 1M. Nếu cho 30 ml dd A t/d vừa đủ với dd NaOH rồi cô cạn sản phẩm thu đc 1.377 g muối khan. Tìm CTCT của A.

1 nhóm cacboxyl => CT A là (NH2)xRCOOH
n KOH= 0,03
(NH2)xRCOOH + KOH -> (NH2)xRCOOK
........................0.03.........0.03

n HCl=0,06
(NH2)xRCOOK + HCl -> (NH3Cl)xRCOOH + KCl
0,03...............................0,03

Làm sao để tính ra x thế? Từ đó về sau thì dễ rồi.
Cám ơn các bạn - bạn nnes đã đọc bài.

anmgago
08-31-2009, 04:21 PM
sarin là gì hả anhtuan_a3_92 cái này mình cũng không biết luôn???
cảm ơn anhtuan_a3_92

minhduy2110
08-31-2009, 05:55 PM
Khí V là 1 hợp chất cơ phospho giống như Sarin và Soman.

Sarin và Soman là 2 loại khí độc đã từng được sử dụng trong quân sự. Sarin có mùi táo chín.

Khí V độc hơn Sarin và Soman rất nhiều. Tìm hiểu thêm ở wikipedia cũng có.

kuteboy109
08-31-2009, 09:50 PM
Bạn tra ở đây nè: http://en.wikipedia.org/wiki/Sarin

MiddleOfNowhere
09-01-2009, 10:31 AM
(U!!!! again!!!!!)

Mí bài này cũng dễ thôi:24h_021:

Đốt cháy hoàn toàn 35ml hh H2 và 1 amin đơn chức có tỉ lệ về thể tích theo thứ tự 5: 2 bằng 40 ml 02 trong khí nhiên kế. Sau p/ư thấy còn dư 5ml 02. Tìm CTCT.

Tớ ko tính đâu, tự tính đi.
Gọi hh là A nha.
V H2/ V amin = 5:2
=> V hh/ V H2 = 7:5
=> V H2 => n H2

2H2 + 02 -> H20 (1)

=> n 02 trong p/ư (1)

Y chang: V hh/ V amin = 7:2
=> V amin => n amin

CnH2n+3N + (6n+3/4) 02 -> n C02 + 2n+3/2 H20 (2)
n .................(6n+3/4)n (3)
Giờ có nè: 0,005 02 dư, mà bđ 02 có 0.04 => 02 p/ư (cả (1) và (2) = 0,035
=> n 02 p/ư (4)
(3)= (4) => n
Xong!

Cho 100 ml dd amino axit A có 1 nhóm cacboxyl t/d vừa đủ với 80 ml dd KOH 0,375M. Dd thu đc lại trung hòa vừa đủ = 60 ml dd HCl 1M. Nếu cho 30 ml dd A t/d vừa đủ với dd NaOH rồi cô cạn sản phẩm thu đc 1.377 g muối khan. Tìm CTCT của A.


(NH2)xRCOOH + KOH -> (NH2)xRCOOK
........................0.03.........0.03

n HCl=0,06 (1)

Cân bằng đúng phải là
(NH2)xRCOOK + (1+x) HCl -> (NH3Cl)xRCOOH + KCl
0,03.................0,03(1+x) (2)

(1)= (2) ra x

Từ đó là làm đc rồi đó.

Bonus cho cậu pt tổng quát nó thế này:

R (NH2)y (COOH)x + x NaOH -> R (NH2)y (COONa)x + xH20

R (NH2)y (COONa)x + (x+y)HCl -> R (NH3Cl)y (COOH0x + xNaCl

kenny123
09-05-2009, 06:38 PM
1. Viết phương trình điều chế axeton từ cumen
2. CH3COOH có phản ứng với Cu(OH)2 ko ?
3. este HCOOC2H5 có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc gương ko ?
4. có chất nào có CTCT là H2C2O2, CH2O ko ?
5. giải thích tính axit của các chất sau như nào CH3COOH, Cl2CHCOOH, ClCH2COOH, BrCH2COOH ?
thanks mọi người

tigerchem
09-05-2009, 09:34 PM
Câu 1: SGK
Câu 2: Tùy nồng độ
Câu 3: Có do có nhóm CHO
Câu 4: HOOC-COOH và HCHO
Câu 5: SGK

kuteboy109
09-05-2009, 10:07 PM
Bổ sung 1 tí:
1) Oxi hóa cumen ( izopropyl benzen) sẽ thu được axeton+ phenol
5) Khi có mặt halogen-->rút electron làm tăng tính axit. Bạn hiểu đơn giản thế này: tính phi kim càng mạnh thì khả năng rút càng mạnh.
Cl2-CH-COOH> Cl-CH2-COOH> Br-CH2-COOH> CH3COOH

MiddleOfNowhere
09-06-2009, 10:48 AM
Cái câu 2 ấy, tại sao lại phải xét nồng độ nữa ạ? Ko phải CH3COOH đã là axit rồi thì luôn t/d với Cu(OH)2 sao ạ? Như thế sẽ cho ra dd tan màu xanh.

nh0pr0007
09-06-2009, 08:17 PM
Câu 4: HOOC-COOH và HCHO
Hình như câu này tigerchem nhầm thì phải theo mình nghỉ chất đầu không có còn chất sau là HCHO

HoahocPro
09-08-2009, 06:06 PM
Đúng là anh tigerchem nhầm công thức một chút, nhưng không phải là không có chất đó. Nó là OHC-CHO.

kenny123
09-08-2009, 08:57 PM
uhm thankss mọi người
thế còn câu 2 cụ thể là tuỳ nồng độ như nào thế mọi người

kakavietnam
09-11-2009, 04:11 PM
bạn chắc năm 93 bằng mình.Mình đang học Tổng Hợp đây. Hóa Hữu cơ nên đọc quyển Tài liệu giáo khoa chuyên Hóa 11-12 của thầy Trần Quốc Sơn. Ngoài ra có thể đọc trước ở sách đại học như bộ Hóa học Hữu cơ của thầy Rãng.
Thực ra mình phải công nhận hóa hữu cơ rất rất khó nhằn, nhất là phần xem nó phản ứng theo hướng nào và các bài tập điều chế cũng như toán giải.Ẹc,mình cũng đâm đầu học nó ghê lắm nhưng chưa lên là bao... Hjx hjx
Nản quá T_T

kuteboy109
09-11-2009, 10:28 PM
Mong các anh chị và các bạn giúp em giải thích rõ ràng nhất khi so sánh pKa và nhiệt độ sôi của p-OH-C6H4-COOH và o-OH-C6H4-COOH???

anhtuan_a3_92
09-11-2009, 11:50 PM
cho em hỏi sự có mặt của nối đôi trong phân tử có ảnh hưởng tới quy tắc Zaixep không
Vd: trong pứng điều chế isopren trong phòng thí nghiệm
CH3-C(CH3)(OH)-CH=CH2 ---->(tách nước)isopren (trái quy tắc Zaixep)
cho em hỏi luôn khi nào thì pứng trái với quy tắc Zaixep, khi nào dùng quy tắc Hopman

mặt_trời_bé_con
09-12-2009, 02:19 PM
pka của p-OH-C6H4-COOH > o-OH-C6H4-COOH vì
- hiệu ứng ortho, cụ thể là do ảnh hưởng không gian của nhóm -OH làm cho -COOH lệch ra khỏi mặt phẳng vòng benzen dẫn tới hiệu ứng +C của vòng benzen tới nhóm -COOH giảm nên tính axit tăng mạnh
- khi nhóm OH ở vị trí ortho, hiệu ứng ortho ở đây là do sự tạo liên kết hidro nội phân tử làm tăng tính axit.

còn về nhiêt độ sôi thì p-OH-C6H4-COOH > o-OH-C6H4-COOH
- chất p-OH-C6H4-COOH tạo liên kết hdro liên phân tử, còn chất kia tạo liên kêt hidro nội phân tử. hihihihi.

HoahocPro
09-12-2009, 08:24 PM
Bởi khi xuất hiện lk pi thì tách ưu tiên tạo ra hệ liên hợp pi-pi bền hơn. Nếu bạn để ý thì trong 1 số trường hợp khác có nối đôi mà Zaixep vẫn đúng như là CH3-CH(OH)-CH2-CH=CH2. Cho nên cái này khi đánh giá phải chú ý nhiều yếu tố, quy tắc Zaixep cũng chỉ dựa trên các yếu tố đó mà đưa ra một kết luận chung nhất mà thôi.

tan_wind
09-13-2009, 10:51 AM
pka của p-OH-C6H4-COOH > o-OH-C6H4-COOH vì
- hiệu ứng ortho, cụ thể là do ảnh hưởng không gian của nhóm -OH làm cho -COOH lệch ra khỏi mặt phẳng vòng benzen dẫn tới hiệu ứng +C của vòng benzen tới nhóm -COOH giảm nên tính axit tăng mạnh
- khi nhóm OH ở vị trí ortho, hiệu ứng ortho ở đây là do sự tạo liên kết hidro nội phân tử làm tăng tính axit.

còn về nhiêt độ sôi thì p-OH-C6H4-COOH > o-OH-C6H4-COOH
- chất p-OH-C6H4-COOH tạo liên kết hdro liên phân tử, còn chất kia tạo liên kêt hidro nội phân tử. hihihihi.

theo tôi thì nhiệt độ sôi của chúng bằng nhau vì vị trí nhóm OH ko ảnh hưởng gì cả

tan_wind
09-13-2009, 10:56 AM
[QUOTE=kenny123;45731]uhm thankss mọi người
thế còn câu 2 cụ thể là tuỳ nồng độ như nào thế mọi người[/QU
Theo tôi, về mặt lý thuyết thì pu này luôn xảy ra và ta ko quan tâm đến nồng độ
trên thực tế ax này khá yếu nên với nồng độ nhỏ thì pu xảy ra chậm và ít...Nhưng tóm lại luôn có pu này...

tan_wind
09-13-2009, 11:05 AM
Hóa Hc quan trọng phần lý thuyết lắm..học chắc lý thuyết ta đã hoàn thành 70 % rồi
còn về giải toán nhất là muốn giải nhanh theo tôi nên làm thật nhiều bài tập, rèn khả năng phản xạ...đbiet khi làm trắc nghiệm ta ko nên nháp nhiều mà chủ yếu là hình dung và bấm máy tính...nhưng để đạt đc điều đó ta phải nắm chắc lý thuyết ptpu và nhớ đc các hệ số trong ptpu...chúc bạn thành công.

DQD
09-13-2009, 11:25 AM
CH3COOH + Cu(OH)2 = (CH3COO)2Cu + H2O

Với (CH3COO)2Cu là dd xanh dương

mặt_trời_bé_con
09-13-2009, 02:29 PM
theo tôi thì nhiệt độ sôi của chúng bằng nhau vì vị trí nhóm OH ko ảnh hưởng gì cả
tôi lại nghĩ là p-OH-C6H4-COOH > o-OH-C6H4-COOH
- chất p-OH-C6H4-COOH tạo liên kết hidro liên phân tử, còn chất kia tạo liên kêt hidro nội phân tử.
:24h_001:

anhtuan_a3_92
09-13-2009, 04:47 PM
mình đồng ý với mặt_trời_bé_con nhưng bổ sung thêm thế này
o-OH-C6H4-COOH không chỉ tạo liên kết H nội phân tử mà tạo cả liên kết H liên phân tử nhưng do nhiều phân tử tạo liên kết nội phân tử nên số phân tử tạo liên kết liên phân tử sẽ ít hơn p-OH-C6H4-COOH nên nhiệt độ sôi sẽ nhỏ hơn

anhtuan_a3_92
09-13-2009, 05:01 PM
mọi người cho hỏi có thể phân biệt màu xanh của muối đồng hữu cơ và phức đồng glixerat bằng mắt thường không ạ, nếu có có dc sử dụng trong bài toán nhận biết không

anhtuan_a3_92
09-13-2009, 05:17 PM
cho em hỏi luôn nếu các chất dạng
R-CH2-CH(OH)-CH(OH)-CH2-R'
tách nước ưu tiên tạo liên kết 3 hay hệ liên hợp, và nếu thay OH bằng halogen thì có thay đổi gì không

kuteboy109
09-13-2009, 05:29 PM
Trong chương trình phổ thông thì hoàn toàn được bạn à. Mình cũng đã từng làm thí nghiệm, phức đồng có màu xanh rất đậm và đặc trưng, hoàn toàn có thể nhận ra.

thienmai92
09-14-2009, 06:07 PM
câu 3: cho em hỏi là HCOOC2H5 cũng có pư tráng bạc dc sao? em tưởng chỉ có HCOOH???

anhtuan_a3_92
09-15-2009, 05:23 PM
câu 3: cho em hỏi là HCOOC2H5 cũng có pư tráng bạc dc sao? em tưởng chỉ có HCOOH???
tất nhiên là có phản ứng tráng bạc rùi vì etyl fomat cũng có nhóm CHO , bạn viết CTCT ra sẽ thấy
H-C-OC2H5
!!
O

anhtuan_a3_92
09-15-2009, 05:38 PM
cho em hỏi lindlar là chất gì, và vai trò xúc tác của nó trong phản ứng hóa học như thế nào

kuteboy109
09-15-2009, 08:18 PM
Trong phản ứng cộng H2 của ankin thì Pd đã được bị động hóa bởi chì axetat và quinolin ( gọi là xúc tác Lindlar) phản ứng sẽ ừng lại ở bước tạo thành anken.

thiên sứ
09-15-2009, 09:07 PM
Các bạn ơi!
các bạn giúp dùm em tạo một cái hệ thống về mùi thơm của este đi,
em chỉ biết có 3 cái:
-Benzyl axetat: hoa nhài
-Etyl fominat: táo
-Isoamyl axetat: chuối
Bạn nào biết thì post lên, một mùi cũng đựơc, hết các anh em trong diễn đàn thì chúng ta có được một hệ thống rùi....cám ơn trước tất cả mọi người....:24h_094:

anhtuan_a3_92
09-16-2009, 03:57 PM
butyl butirat có mùi dứa
metyl fomat có mùi táo, đào

thiên sứ
09-16-2009, 07:12 PM
hình như etyl fominat mới là của táo

tmtqb1981
09-17-2009, 01:26 PM
do các muối axetat của Ca, Mg bị kết tủa nên mất tính năng tẩy rửa trong nước cứng.

nnes
09-17-2009, 01:39 PM
do các muối axetat của Ca, Mg bị kết tủa nên mất tính năng tẩy rửa trong nước cứng.

(CH3COO)2Ca và (CH3COO)2Mg không kết tủa, chúng vẫn tan trong nước.
Vì nước cứng chứa Ca2+, Mg2+...còn xà phòng lại chứa RCOO- ( R là gốc axit của các axit béo như C15H31-,C17H33, C17H35-...) khi đó sẽ tạo ra các chất kết tủa là (RCOO)2Ca và (RCOO)2Mg.
Khi đó xà phòng bị mất tính tẩy rửa, nếu giặt quần áo thì hay bị khô cứng, xơ xác và quần áo mau bị rách. ( chính vì vậy mới có nước xả vải để làm mềm quần áo )

analytic
09-17-2009, 02:42 PM
dieu che may thu đó vui ra trò ngửi lê tê phê lun
HCOOC2H5 mùi rượu Rum
HCOOC5H11 mùi anh đào
HCOOC5H11(có nhánh iso) Mận
CH3COOC6H11 MÙI CÀ CUỐNG(NƯỚNG UỐNG RƯỢU THÌ THÔI RỒI)
C3H7COOC2H5 MÙI MƠ
C3H7COOC5H11 MÙI DỨA
C4H9COOC5H11 MÙI TÁO
CH3COOC5H11 MÙI LÊ:

anhtuan_a3_92
09-20-2009, 05:17 PM
em có mấy câu hỏi mong mọi người giúp cho
http://i583.photobucket.com/albums/ss272/uyenvan/untitled-4.jpg
cho em hỏi chút
1/ trong hai chất bên trên chất nào bền hơn? vì sao
em nghĩ hệ liên hợp 2 kém bền hơn do sức căng vòng nhưng không rõ lắm mọi người giúp cho
2. pứng thứ 2 tạo sp chính nào
3. liên kết pi trong vòng kém bền hơn bên ngoài (không có hệ liên hợp) đúng không ??
4. hệ liên hợp vòng với thẳng cái nào bền hơn ( em nghĩ là cái thẳng do sức căng)
5.tách NaCl, khỏi dd NaOH không làm thay đổi khối lượng mỗi chất
6muối ZnCO3 tan hay không tan( em có hai cái bảng tuần hoàn, một cái viết tan, một cái viết kt , không hỉu nữa)
7. từ HCOONa điều chế NaHCO3 bằng 1 phản ứng duy nhất

kuteboy109
09-20-2009, 09:38 PM
1> Hệ thơm thì bền hơn rồi.
2> Cộng vào nhóm carbonyl tạo sp chính.
3> Mình nghĩ là còn tùy trường hợp
4>Tương tự 3
5> Dùng XeO3/O2 (hoặc O3 gì đó, nhớ không rõ), NaOH tách ra ở kết tủa. Thu lại NaOH bằng HCl.
6> ZnCO3 không tan.
7> HCOONa+ [Ag(NH3)2]OH--> NaHCO3

Windy
09-21-2009, 05:42 PM
dùng cơ chế để nhớ pư nhưng nhiều pư quá phức tap.làm thế nào dể nhớ hết.cách suy luân phải ntn hả mọi người

binh_d08_a1
09-21-2009, 07:01 PM
Các bác cho mình hỏi nhá:Hôm qua mình vào lab,thằng bạn nghịch ngợm nó lấy vào ống nghiệm 1 ít dd KMnO4 và 1 ít phenolphtalein,rồi nó ngửi,thấy có mùi thơm(nhưng hơi có mùi giống cồn)bay ra(mình cũng ngửi nữa),đồng thời dung dịch KMnO4 mất màu.Các bác cho mình hỏi cái chất bay hơi đó có phải phenol ko???Và ptpư của nó ntn???:012:

vì dd phenolphtalein đc pha bằng cách hòa tan phenolphtalein vào dd etanol và nước. Nên khi cho KMNO4 vô tất nhiên là nó pư với etanol rồi (nên với 1 lượng nhỏ KMnO4 thì sẽ mất màu), pư tỏa nhiệt làm eatnol bay hơi. vậy thôi

phthao84
09-22-2009, 07:41 PM
thành phần hóa học chính của đường hóa học là gì

kuteboy109
09-22-2009, 08:20 PM
Câu này từng được trả lời rồi. Đường hóa học có nhiều loại như: Aspartam, Saccharin, Cyclamat, Acesunfam-K, Sucralose..

nguyenquocbao1994
09-23-2009, 11:16 AM
đường hóa học khác với đương tự nhiên ở chõ nào hả anh ?

phthao84
09-23-2009, 07:32 PM
Câu này từng được trả lời rồi. Đường hóa học có nhiều loại như: Aspartam, Saccharin, Cyclamat, Acesunfam-K, Sucralose..

anh có thể cho em cônh thức cụ thể được ko?

HoahocPro
09-23-2009, 07:32 PM
Đường hóa học thì được tạo ra bằng con đường hóa học và không nhất thiết thuộc cùng một loại hợp chất. Chúng không có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Đường tự nhiên đều là CacbonHidrat, hợp chất tập chức của poliancol và andehit. Đường tự nhiên là một trong những loại hợp chất quan trong trong quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của cơ thể sống.

kuteboy109
09-23-2009, 07:43 PM
@pthao: bạn có thể dễ dàng tìm ra các chất trên qua google hoặc wiki vì đã có sẵn tên các hợp chất, ví dụ bạn xem ở đây về Saccharin:
http://en.wikipedia.org/wiki/Saccharin

nuhiep.13
09-24-2009, 01:54 PM
tên gọi amin em thấy khó nhớ quá ,có cách nào dễ nhớ không.các amin co tính chất gì đặc biệt không ,em thank mấy you nhiều.

Nguyễn Thị Hoàng Mai
09-24-2009, 08:29 PM
Muốn đọc tên amin bạn giở sách 12 ra xem. Nhưng chủ yếu có 2 cách đọc: thông thường và quốc tế. Muốn hiểu rõ hơn liên hệ số điện thoại của mình 01226968431

binh_d08_a1
09-24-2009, 10:08 PM
mình thấy cuốn BT lý thuyết và thực nghiệm hóa học, tập 2- hóa hữu cơ của thầy Cao Cự Giác phần hướng dẫn có nói chi tiết về danh pháp các hợp chất hữu cơ, và chắc chắn là co amin rồi. tính chất đặc trưng là có tính base, còn nếu bạn mún bít mấy pư khác (dành cho dân chuyên) thì kiếm cuốn tài liệu gk chuyên hóa học đi, đọc cũng đc

nnes
09-24-2009, 11:00 PM
tên gọi amin em thấy khó nhớ quá ,có cách nào dễ nhớ không.các amin co tính chất gì đặc biệt không ,em thank mấy you nhiều.

Có 2 cách gọi thông dụng:
1. Tên gốc-chức: Tên gốc hica + amin
VD:
CH3-NH2:metylamin
CH3-NH-CH3: đimeylamin
CH3-NH-C2H5: etyl metylamin
(CH3)3N: trimetylamin
(CH3)2N C2H5:dimetyl etylamin

2.Tên thay thế
-Amin bậc I: tên hica - vị trí nhóm amin - amin
CH3-NH2: metanamin
CH3-CH2-CH2-NH2: propan-1-amin

-Amin bậc II: N - tên gốc hica ( nhánh có C ít hơn ) + tên hica mạch chính ( có nhiều C hơn ) + amin
CH3-NH-CH3: N-metylmetanamin
C2H5-NH-C6H5: N-etylbenzenamin

-Amin bậc III: N,N + ...(tương tự như trên )
(CH3)3N: N,N-dimetylmetanamin
CH3-N-C6H5 : N,N-etylmetylbenzenamin
.....C2H5

Ngoài ra còn có tên thường thì tùy chất mới có, cái này phải học thuộc.
VD: C6H5-NH2: anilin

Có thể coi amin là dẫn xuất từ NH3, nên có tính chất hóa học tương tự: tính bazơ , tính khử. Ngoài ra còn có tính chất của gốc hica.

Hung_Coi
09-26-2009, 12:40 AM
ai đó có thể cho tôi biết các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp anilin và phelol được không( Dung môi, nhiệt độ, xúc tác và phản ứng phụ) ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất 2 chất đó.

anhtuan_a3_92
09-26-2009, 05:23 PM
viết giùm em phản ứng
Na4XeO6 + HCl ---------->

kuteboy109
09-26-2009, 08:08 PM
2Na4XeO6 + 8HCl(loãng) -> 8NaCl + O2 + 2XeO3 + 4H2O .

DQD
09-26-2009, 10:49 PM
1/ Khí CO2 chiếm 0.03% thể tích không khí. Muốn có đủ lượng CO2 cho phản ứng quang hợp để tạo ra 50g tinh bột thì cần 1 lượng thể tích không khí ở đtc là bao nhiêu ?

2/ Hòa tan 6.12g hỗn hợp gluco và saccaro vào H2O thu đc dd X. Cho X tráng bạc thu được 3.24g Ag. m(g) của saccaro trong hh ban đầu ?

3/ Hòa tan m(g) gluco vào nước đc 500ml dd X. Thực hiện pứ tráng bạc hoàn toàn 50ml dd X thu đc 4.32g Ag. Cm ddX = ? (Tính ra 0.4M mà ko biết đúng hok)

help gấp với

hiep143
09-29-2009, 08:22 PM
" 15,6 g hh 2 ancol no đơn kế tiếp t/d 9,2 g Na thu 24,5 g rắn. X/đ CTCT.

Đề này có cho dư số liệu ko vậy? Nếu như chỉ tính m 2 chất với n Na thì sẽ ra n tb = 1,5 => CH3OH và C2H5OH. Thế thì 24,5 g rắn để làm gì?"
Cách giải ko đúng vì phản ứng ko vừa đủ (có thể hh 2 ancol dư hoặc Na dư).
Giải như sau:
1/ ancol dư-->m(RO-)=24,5-9,2=15,3 =>m(ROH)=15,3 + 1*9,2/23=15,7>15,6(loại).
2/ Na dư: Áp dụng ĐLBTKL ta có nH2=(15,6 + 9,2 - 24,5)/2 = 0,15 mol --> n(hh2ancol)=0,15*2=0,3mol (do ancol đơn chức). ->M(2ancol)=15,6/0,3=52-->n=2,4-->C2H5OH và C3H7OH.

anhtuan_a3_92
10-03-2009, 05:36 PM
cho em hỏi khi đun nóng phức đồng glixerat có bị phá không

nh0pr0007
10-04-2009, 05:13 PM
Trả lời giúp mình câu hỏi này nhé:
Cho mình hỏi CH2=CH2 có phản ứng với dd H2SO4 không?
nếu có thì cho mình ptpư và giải thích tại sao 1 chất khí lại tác dụng với 1 dd được?:duaha (

Molti
10-04-2009, 06:39 PM
không chỉ có công với H2SO4 mà còn với nhiều axit nữa như HCl
CnH2n + HX -->(xt) CnH2n+1X
từ C3H6 trở đi phản ứng cộng tuân theo quy tắc maccopnhicop

duyhien_193
10-05-2009, 10:04 AM
:24h_027::tuongquanhình như là etylen cũng có phản ứng cộng nước khi đun với H2SO4 mà còn cái phản ứng cộng với H2SO4 thì mkinhf mới nghe đấy, chỉ nghe cộng với Halogen acid thôi:danhnguoi:danhnguoi

vn154846
10-05-2009, 07:05 PM
Anken có cộng với H2SO4 ( dung dịch đậm đặc trên 95% ) tạo thành ankyl hidrosunfat dễ bị thủy phân trong nước tạo ra ancol tương ứng
CH2=CH2 + H2SO4 > CH3-CH2-O-SO3H.
CH3-CH2-O-SO3H + H2O = CH3-CH2-OH.

khuongtuananh
10-05-2009, 08:09 PM
:24h_027::tuongquanhình như là etylen cũng có phản ứng cộng nước khi đun với H2SO4 mà còn cái phản ứng cộng với H2SO4 thì mkinhf mới nghe đấy, chỉ nghe cộng với Halogen acid thôi:danhnguoi:danhnguoi

Nếu mình nhớ không nhầm thì etylen cộng vs cả H2 để tạo C2h2 mà ???(đk là j hem nhớ nữa) tại vì từ lớp cuối lớp 9 đến bi h mình k tìm hiểu hữu cơ lắm lên k nhớ. có j sai các bạn chỉ vs nhá :(

anhtuan_a3_92
10-06-2009, 05:53 PM
Nếu mình nhớ không nhầm thì etylen cộng vs cả H2 để tạo C2h2 mà ???(đk là j hem nhớ nữa) tại vì từ lớp cuối lớp 9 đến bi h mình k tìm hiểu hữu cơ lắm lên k nhớ. có j sai các bạn chỉ vs nhá :(
C2H4+ H2 --->C2H6 chứ làm sao ra C2H2 được vậy

Molti
10-06-2009, 06:02 PM
đúng gùi. C2H4 + H2 -->(ni,t) C2H6
còn C2H2 + H2-->(pd,t) C2H4 chứ

nguyễn hữu bình
10-06-2009, 06:03 PM
chắc chắn là có pư trên đấy bạn ạ

nguyễn hữu bình
10-06-2009, 06:10 PM
các bạn cho mình post bài này lên các bạn giải giúp mình nha!muốn thử sức các thành viên đi trước thôi mà , mình mới váo thôi:Đốt cháy hoàn toàn 3.24g hhXgồm 2 chất hữu cơ A và B khác dãy đồng đẳng,trong đó A hơn B một nguyên tử C, người ta chỉ thu được nước và 9.24g khí CO2.Biết tỉ khối hơi của X/H2 là 13.5.Tìm công thức của A và B,tính tp % kluog mỗi chất trong A:24h_006::24h_006:

Molti
10-06-2009, 06:43 PM
đặt CT trung bình: CxHy + (x+y/4)O2 -->xCO2 + yH2O

nCO2: 0.21 --> nCxHy = 0.21/x, Mtb = 27 -->ntb=3.24/27=0.12 -->0.21/x = 0.12 -->xtb = 1.75, vậy x có giá trị là 1 và 3,Mtb= 12x1.75+y = 27 -->, ytb =6..

ta có 12x1 + y1 < (Mtb = 12x1.75 + y) < 12x3 + y2
--> y1 < 6 < y2 và (y1+y2) / 2 =6
--> y1=4, y2=8
CT:CH4, C3H8 .. ko biết đúng không
vậy CT CH4 và C3H8
trườg hợp 2:CxHyOz +(x+y/4-z/2)O2-->xCO2 + yH20
tươg tự như trên ta tìm dc x = 1.75 ,
12x1 + y1+16z1 < Mtb < 12x3 + y2 +16z2
vậy z1 < 0, vì 27-12 = 15 = y1+16z1
vậy loại trườg hợp này.

Molti
10-06-2009, 06:45 PM
chắc chắn là có pư trên đấy bạn ạ

nếu thật sự có Pứ:C2H4 + H2 -->C2H2 ...thì mong anh, viết ra và ghi rõ xúc tác để mọi người cùng biết, tại kiến thức của em về hữu cơ rất kém, mong anh ch giúp.

nh0pr0007
10-06-2009, 07:42 PM
cảm ơn mọi người nhiều nhé!:24h_031:

nh0pr0007
10-06-2009, 07:57 PM
cảm ơn mọi người nhiều nhé!:24h_031:

NguyenQuangTung
10-10-2009, 05:13 PM
ban dung pu nay de kiem tra
MeOH +KMnO4 +H2SO4-->CH2O+K2SO4+MnSO4
cho mot ít acid fucxin nếu có màu thì có CH2O --> có MeOH

Ủa ??? Bạn cho mình hỏi : Đã là phản ứng oxi hoá bằng KMnO4 trong môi trường acid thì làm sao MeOH dừng lại ở giai đoạn tạo anđ được :batthan ( ,nó sẽ bị oxi hoá lên acid và nếu nâng thêm nhiệt độ (nhiệt độ pư này chỉ khoảng 0*C) và nồng độ chất pư thì có lẽ còn lên cả CO2 nữa nên mình nghĩ phản ứng này là hơi vô lý :24h_015:
Mình nghĩ chỉ nên dùng PCC để oxi hoá cả 2 rượu này thành anđ rồi phân biệt bằng định lượng bằng số mol Ag kết tủa trong phản ứng với AgNO3/NH3 :24h_044:
Thân :X

nguyễn hữu bình
10-11-2009, 10:08 AM
Có đó bạn à khi tác dụng với axit

kuteboy109
10-11-2009, 11:26 AM
Khi đun nóng thì phức đồng (II) glixerat không bị phá!

anhtuan_a3_92
10-11-2009, 06:01 PM
I.cho em hỏi thêm độ bền của liên kết H phụ thuộc vào độ linh động của nguyên tử H hay điện tích âm của nguyên tố tạo liên kết (vd O,N)
trong trường hợp liên kết H như thế này thì cái nào bền hơn :
1. C6H5-O(H)...H-O-C6H5
2. C2H5-O(H)...H-O-C2H5
trong trường hợp 1 H linh động hơn 2, nhưng trong trường hợp 2 thì nguyên tử O mang điện tích âm lớn hơn do trường hợp 1 O đẩy e vào vòng benzen còn 2 thì etyl đẩy e vào O ,nên em ko biết so sánh thế nào
II.cho em hỏi câu này trong đề thi hsg Quảng Ninh bảng A 2008-2009
3. Cho 3-metylbuten-1 tác dụng với axit clohidric tạo ra các sản phẩm, trong đó có A là 2-clo-3-metylbutan và B là 2-clo-2-metylbutan. Bằng cơ chế phản ứng, giải thích sự tạo thành A và B.
em nghĩ chỉ là phản ứng AE tạo 2-clo-3metylbutan và 1-clo-3-metylbutan chứ không hiểu sao ra sản phẩm B ,mọi người chỉ giùm

bantaylua
10-11-2009, 07:38 PM
I.cho em hỏi thêm độ bền của liên kết H phụ thuộc vào độ linh động của nguyên tử H hay điện tích âm của nguyên tố tạo liên kết (vd O,N)
trong trường hợp liên kết H như thế này thì cái nào bền hơn :
1. C6H5-O(H)...H-O-C6H5
2. C2H5-O(H)...H-O-C2H5
trong trường hợp 1 H linh động hơn 2, nhưng trong trường hợp 2 thì nguyên tử O mang điện tích âm lớn hơn do trường hợp 1 O đẩy e vào vòng benzen còn 2 thì etyl đẩy e vào O ,nên em ko biết so sánh thế nào
II.cho em hỏi câu này trong đề thi hsg Quảng Ninh bảng A 2008-2009
3. Cho 3-metylbuten-1 tác dụng với axit clohidric tạo ra các sản phẩm, trong đó có A là 2-clo-3-metylbutan và B là 2-clo-2-metylbutan. Bằng cơ chế phản ứng, giải thích sự tạo thành A và B.
em nghĩ chỉ là phản ứng AE tạo 2-clo-3metylbutan và 1-clo-3-metylbutan chứ không hiểu sao ra sản phẩm B ,mọi người chỉ giùm

câu 1: Trường hợp C6H5-O(H)...H-O-C6H5 bền hơn so với C2H5-O(H)...H-O-C2H5
Muốn biết chính xác độ bền của liên kết H, người ta phải đo bằng thực nghiệm. Đối với trường hợp liên kết H ngoại phân tử thì, liên kết càng phân X-H càng phân cực thì càng bền, sau đó mới kể tới mức độ âm điện của nguyên tử mà H tạo liên kết H ngoại phân tử.
Câu 2: Mềnh nghĩ, người ta in sai đề thôi, phản ứng cộng của olefin theo cơ chết electronphin (cộng tác nhân dương trước, chỗ này tuân theo quy tắc cộng Maconhicop) nên sản phẩm như bạn nghĩ là đúng đó.

kuteboy109
10-11-2009, 07:48 PM
Bổ sung tí, câu 2 cần chú ý đến sự chuyển vị tạo carbocation bền hơn ( C bậc cao hơn) nên đề không nhầm đâu.

bantaylua
10-11-2009, 07:56 PM
Bổ sung tí, câu 2 cần chú ý đến sự chuyển vị tạo carbocation bền hơn ( C bậc cao hơn) nên đề không nhầm đâu.

ừm, đúng là có sự chuyển vị thật, bất quá, nếu vậy phải có ít nhất 3 sản phẩm mới phải, 2 chính và 1 phụ, đó là chưa kể tới sự tấn công của các tác nhân âm khác trong giai đoạn 2.

iHeo
10-18-2009, 02:21 PM
Cho em hỏi một số điều như sau:
1.Br2 trong CCl4 khác dd Br2 như thế nào? Những chất như thế nào làm mất màu nhanh, mất màu chậm và không mất màu Br2 trong CCl4 ứng với công thức C4H6?
2.Đồng phân cis và trans đp nào có nhiệt độ sôi cao hơn, giải thích?
3.Nhóm NO2 là nhóm hút hay nhóm đẩy?
4.Tại sao o-nitrophenol có nhiệt độ sôi và độ tan thấp hơn đp m- và p- của nó?
4.Độ bền của LK Hidro dựa trên những tiêu chí nào?
5.Cho V1(l) etanol vào V2(l) nước, so sánh thể tích hỗn hợp thu được với V1+V2, giải thích.
Em xin cảm ơn !