PDA

View Full Version : Trao đổi Lý thuyết Hoá học Hữu cơ


Pages : 1 2 3 4 5 6 7 [8] 9 10

Molti
10-19-2009, 12:48 PM
2/ câu này mình đã từng gặp bên hh.org, so sánh bằng momen lưỡng cực, momen nào lớn hơn thì nhiệt độ sôi lớn hơn, trong trường hợp này thì cis lớn hơn ..
bạn có thể tham khảo tại đây :D
http://hoahoc.org/forum/showthread.php?t=8916

sniperpro
10-20-2009, 12:03 PM
Ủa ??? Bạn cho mình hỏi : Đã là phản ứng oxi hoá bằng KMnO4 trong môi trường acid thì làm sao MeOH dừng lại ở giai đoạn tạo anđ được :batthan ( ,nó sẽ bị oxi hoá lên acid và nếu nâng thêm nhiệt độ (nhiệt độ pư này chỉ khoảng 0*C) và nồng độ chất pư thì có lẽ còn lên cả CO2 nữa nên mình nghĩ phản ứng này là hơi vô lý :24h_015:
Mình nghĩ chỉ nên dùng PCC để oxi hoá cả 2 rượu này thành anđ rồi phân biệt bằng định lượng bằng số mol Ag kết tủa trong phản ứng với AgNO3/NH3 :24h_044:
Thân :X
nếu như thế sao không cho td với Na cho nhanh, rườm rà

nguyễn hữu bình
10-20-2009, 01:48 PM
bạn Molti ơi có 2 trường hợp lận đó bạn à :th1 là MA<MB,TH2 LÀ MA>MB Và laọi th2 nha
đáp án là A:C2H2(72.22%) CÒN B lÀ CH2O NHA C3M ƠN BN5 NHIỀU LẮM ĐÃ ĐÓNG GÓP Ý KIẾN CỦA MÌNH NHA

nguyễn hữu bình
10-20-2009, 01:50 PM
Molti ơi làm gì mà có pứ trên hả bạn:C2H4 + H2=>C2H2 KHONG BAO GIỜ CÓ NHA

Molti
10-20-2009, 03:00 PM
bạn Molti ơi có 2 trường hợp lận đó bạn à :th1 là MA<MB,TH2 LÀ MA>MB Và laọi th2 nha
đáp án là A:C2H2(72.22%) CÒN B lÀ CH2O NHA C3M ƠN BN5 NHIỀU LẮM ĐÃ ĐÓNG GÓP Ý KIẾN CỦA MÌNH NHA

thui bạn làm luôn bài giải của bạn xem sao.. đề mình còn biết mình sai chỗ nào chứ. bạn nói zị mình cũg chả biết mình sai chỗ nào cả???

nguyễn hữu bình
10-21-2009, 12:10 PM
bạn ơi bạn so sánh tính axit và baz thôi mà mình nghĩ zay há !
tính axit của phenol mạnh hơn nha !

thiên sứ NL
10-23-2009, 07:04 PM
Các bạn ơi! chỉ zum` tui 1 vấn đề nhỏ nhé:
-amin bậc I và amin bậc III đồng phân thì cái nào có tính base mạnh hơn.
-cùng là amin bậc I : CH3-CH2-NH2 và CH3-NH2 thì cái nào mạnh hơn???
giải thích kỉ giùm nhé các bạn,
cám ơn trước!...

phưong79
10-23-2009, 08:54 PM
Các bạn ơi! chỉ zum` tui 1 vấn đề nhỏ nhé:
-amin bậc I và amin bậc III đồng phân thì cái nào có tính base mạnh hơn.
-cùng là amin bậc I : CH3-CH2-NH2 và CH3-NH2 thì cái nào mạnh hơn???
giải thích kỉ giùm nhé các bạn,
cám ơn trước!...

trước hết các amin bạn xét là như thế nào no hay đói hay vòng và dị vòng
Còn về cái CH3CH2NH2 và CH3NH2 thì đương nhiên là CH3CH2NH2 có tính bazo mạnh hơn rồi vì gốc CH3CH2- đẩy e mạnh hơn CH3- làm cho e ở nguyên tử N trong CH3CH2NH2 sẽ linh động hơn so với CH3NH2 .Đơn giản vậy thôi!!!

chemistrydhv
10-23-2009, 08:59 PM
Các bạn ơi! chỉ zum` tui 1 vấn đề nhỏ nhé:
-amin bậc I và amin bậc III đồng phân thì cái nào có tính base mạnh hơn.
-cùng là amin bậc I : CH3-CH2-NH2 và CH3-NH2 thì cái nào mạnh hơn???
giải thích kỉ giùm nhé các bạn,
cám ơn trước!...
về nguyên tắc amin bậc 3 có nhiều nhóm đẫy e nên mạnh hơn bậc 1(nếu cùng gốc R)
TUY NHIÊN do sự án ngữ không gian của nhiều nhóm R nên H+khó tấn công vào nguyên tử N của amin nên tính bazo của amin bậc 3 thường thấp hơn bậc 1 và bậc 2
Cụ thể bạn tra cứu hàng số bazo của chúng để biết!
CH3-CH2-NH2 có tính bão mạnh hơn CH3-NH2 do nhóm CH3-CH2- có hiệu ứng cảm ứng (đẩy e) mạnh hơn nhóm CH3- nên mật độ e trên N tăng . tính bazo mạnh!

anhtuan_a3_92
10-26-2009, 04:44 PM
giúp em bài này :
1.farnezol(1) được điều chế từ geraniol(2) bằng phản ứng
geraniol + isopren --------->(ddH2SO4)
biết CTCT lần lượt là
http://i911.photobucket.com/albums/ac314/anhtuan_h2vn/tecpen.jpg
trình bày cơ chế phản ứng
2.Trong quá trình tổng hợp (1) từ (2) ở trên có tạo ra Y(linalol) là đồng phân cấu tạo của (2).Y dc tổng hợp theo phản ứng isopren + HCl ---->Y1
Y1 + axeton ------>(R2NH) Y2+ HCl
Y2 + C2H2 -------->(Na/NH3 lỏng) Y3
Y3 + H2 ----->(Pd.t*) Y
hoàn thành các pt, viết rõ CTCT biết CTCT của Y là
http://i911.photobucket.com/albums/ac314/anhtuan_h2vn/linalol.jpg

binh_d08_a1
10-27-2009, 11:28 PM
1. mình lười vẽ quá, nói sơ qua thôi nha: ban đầu H+ tấn công vô nhóm OH rồi tách H2O ra tạo cation, cation này cộng vô isopren (còn tại sao lại cộng vô đầu này chứ ko phải đầu kia thì bạn dùng mấy hiệu ứng cộng I, C để jải thik) tạo cation mới, cation này td với H2O tạo sf cần và H+
2.http://img4.imageshack.us/img4/1686/123wk.gif
lưu ý ở pư thứ 2 thì amin có vai trò lấy 1 H linh động của acetone tạo anion, anion này tham ja pư thế với Cl-

anhtuan_a3_92
10-31-2009, 03:42 PM
1.L-prolin hay axit (S)-pirolidin-2-cacboxylic có pK1= 1,99 ; pK2= 10,6.Pirolidin (C4H9N) là amin no vòng 5 cạnh
a.Tính pH1 của hợp chất này
b. Tính gần đúng tỉ lệ dạng proton hóa H2A+ và dạng trung hòa HA của prolin ở pH= 2,5.Tính gần đúng tỉ lệ dạng deproton hóa A- và dạng trung hòa HA của prolin ở pH=9,7
2.Từ metylamin và các hóa chất cần thiết khác (benzen, etyl acrylat, natri etylat và các chất vô cơ) viết sơ đồ điều chế N-metyl-4-phenylpiperidin
3.Tách các oxi trong hỗn hợp : Na2O,P2O5,Al2O3 mà không làm thay đổi khối lượng mỗi chất

cho_con_yeu_hoa
11-02-2009, 02:51 PM
Mình được biết là xellulozo không có tính khử vậy có ai giải thích vì sao không có tính khử hong zay
Sẳn đây xin hỏi luôn xellulozo có pư với hiđro hong (tại vì saccarozo không có tính khử do không có nhóm OH tự do và không chuyển vị thành andehit đượcvà xellulozo thì không có tính khử như saccarozo vậy thì có pư với H2 hay không .cho mình biết cơ chế pư đi )
CẢM ƠN CÁC BẠN NHIỀU :24h_010::014:

nguyennhi
11-02-2009, 03:08 PM
Vừa qua, nhờ Wolframalpha (http://www.wolframalpha.com; WA) mình đã có được công thức đồng phân của tất cả các chất thông dụng trong 3 năm học cấp ba. Tuy nhiên WA viết cả dồng phân quang học, và có nhiều trường hợp trùng lặp (tên thường và tên UIPAC tính ra 2 chất, polime của chất đó cũng tính là một đồng phân... ). Do đó mình cần các bạn giúp mình lượt bớt cho phù hợp kiến thức học ở thpt. Từ đấy, chúng ta sẽ lập được một bảng tổng hợp, thể hiện 1 CTPT có bao nhiêu đồng phân, thuộc từng loại chất. Đây là bảng word mình vừa làm
http://www.mediafire.com/?z1pbychebdz
hoặc http://megashare.vn/download.php?uid=2512&id=116006&bn=ISOMERS.doc
, còn đây là phần hình gốc của WA
http://www.mediafire.com/?wnwyd0ltzwo
http://megashare.vn/download.php?uid=2512&id=116004&bn=Hinh_dp.rar
Mình rất cần sự giúp đỡ của các bạn để hoàn thành dự án này

anhtuan_a3_92
11-02-2009, 04:36 PM
Mình được biết là xellulozo không có tính khử vậy có ai giải thích vì sao không có tính khử hong zay
Sẳn đây xin hỏi luôn xellulozo có pư với hiđro hong (tại vì saccarozo không có tính khử do không có nhóm OH tự do và không chuyển vị thành andehit đượcvà xellulozo thì không có tính khử như saccarozo vậy thì có pư với H2 hay không .cho mình biết cơ chế pư đi )
CẢM ƠN CÁC BẠN NHIỀU :24h_010::014:
1.xenlulozo có nhóm OH hemiaxetal nhưng mạch dài ,số lượng nhóm OH hemiaxetal rất ít nên coi như ko có tính khử
2. không td với H2 vì không có nhóm chứa liên kết bội hay vòng kém bền

kuteboy109
11-02-2009, 08:26 PM
Nhân đây xin bổ sung vài điều cho chuẩn hơn:
-Tính khử của các loại saccarit không phụ thuộc vào việc có nhóm OH tự do hay không vì chúng đều có OH tự do, yếu tố quyết định chủ yếu là nhờ vào nhóm OH hemiaxetal (semiacetal), nó có tính chất mở vòng thành dạng andehit mạch hở chứ hoàn toàn chẳng có sự "chuyển vị" nào xảy ra cả. Bạn nên dùng từ cho chuẩn mực. Thân!!

cho_con_yeu_hoa
11-03-2009, 12:11 PM
như em được biết thì nhóm OH tự do cũng là nhóm OH hemiaxetal mà

anhtuan_a3_92
11-03-2009, 04:14 PM
như em được biết thì nhóm OH tự do cũng là nhóm OH hemiaxetal mà
Nhóm -OH hemiaxetal có khả năng mở vòng tạo chức oxo trong dd, cái này bạn xem trong Sgk 12

cho_con_yeu_hoa
11-03-2009, 05:19 PM
Anh ơi vậy có chắc chắn là xelluloz có pư với H2 hay không zay chứ trong sách hóa lớp 12 bài xlluloz có bài tập trắc nghiệm là :
Xelluloz không pứ với tác nhân nào sau đây :
A-HNO3đ / H2SO4 Đ/t* B- H2/ Ni
C-[Cu(NH3)4](OH)2 D- CS2 +NaOH
Chắc chắn là A và D LÀ CÓ VẬY C VÀ D THÌ SAO ? CHỈ GIÚP EM VỚI

kuteboy109
11-03-2009, 07:19 PM
Xenlulozơ không phản ứng với H2/Ni, các phản ứng khác đều xảy ra được.

meo meo
11-03-2009, 09:19 PM
Xenlulozo tan trong dd [Cu(NH3)4](OH)2 do tạo thành phức với ion Cu2+, tạo thành dung dịch nhớt. Từ đó điều chế ra tơ đồng amoniac.

dkh90
11-08-2009, 06:49 AM
cho mình hỏi glucose và fructose chất nào phản ứng với thuốc thử Fehling nhanh hơn?mình nghĩ là glucose nhưng hôm trước làm thí nghiêm thì lại là fructose!

minhduy2110
11-08-2009, 09:23 AM
Bạn ở Dược Hà Nội phải không.
Nếu vậy thì hỏi cô giáo đi, cô sẽ bảo là hóa chất tại phòng thí nghiệm không tinh khiết =))

Byakuya_0611
11-08-2009, 10:28 AM
có ai có thể chỉ dùm mình cách phân biệt methanol trong rượu ethylic không

oxid hóa hỗn hợp. Cho ra 2 acid HCOOH và CH3COOH . thực hiện phản ứng tráng gương. HCOOH cho phản ứng tạo tủa Ag . => Trong EtOH có chứa MeOH . :nhau (

MAKE.IT
11-08-2009, 08:04 PM
:D. theo em được học. Fructose trong môi trường OH- sẽ chuyển hóa thành Glucose. cho nên tốc độ PƯ của Fructose trong PƯ Fehling sẽ tương tự với Glucosse

dkh90
11-08-2009, 08:07 PM
nhưng fructose phản ứng nhanh hơn hẳn mới lạ.Ở điều kiên thương nó đã pư,còn glucose thì phải đun nóng

minhduy2110
11-08-2009, 08:12 PM
:D. theo em được học. Fructose trong môi trường OH- sẽ chuyển hóa thành Glucose. cho nên tốc độ PƯ của Fructose trong PƯ Fehling sẽ tương tự với Glucosse

Không hiểu bạn suy kiểu gì ra câu này thế =.=
Nó phản ứng như nhau đâu có nghĩa là tốc độ phản ứng sẽ giống nhau.

nhưng fructose phản ứng nhanh hơn hẳn mới lạ.Ở điều kiên thương nó đã pư,còn glucose thì phải đun nóng

Thế mới bảo đi hỏi cô giáo đi ;))
Đến cả Saccarose ở phong thí nghiệm còn ...có tính khử nữa là =))

lemaiquan
11-12-2009, 10:28 AM
các bạn ơi cho hỏi tí: Cracking nhiệt và cracking xúc tác khác nhau như thế nào?
Tại sao các nguyên tố có Z >= 82 lại là nguyên tố phóng xạ?
Thank các bạn nha !

hoang tu hoa
11-21-2009, 05:40 PM
piridin là chất mà có 5 cạnh tạo thành vòng giống như benzen zay há nhưng mà ở 2 cạnh thì có nhóm NH2-

Nguyen Thi Minh Trang
11-23-2009, 04:32 PM
mọi người ơi! cho em hỏi: các dạng công thức cấu tạo của các h/c có độ bội liên kết lớn hơn 3 thì như thế nào?

NguyenQuangTung
11-23-2009, 09:01 PM
Nếu bạn nói đun nóng thì bạn phải nhắc đến việc đun đến nhiệt độ nào :ngu9 ( Nếu chỉ nói đun nóng không thì có rất nhiều khả năng xảy ra :022:

minhduy2110
11-23-2009, 09:05 PM
Ngoài các liên kết pi, xích ma, còn có liên kết delta, cái này được tạo thành dưới dạng d-d, thường thấy ở 1 số phức chất của kl chuyển tiếp. Tại đó có thể gặp hóa trị 4.

Thích xem cấu tạo thì giở Hoàng Nhâm 3 ra có mấy chất đấy.

NguyenQuangTung
11-23-2009, 09:05 PM
Bạn nói rõ hơn được ko ??? Tại sao lại là các dạng CTCT ??? Và tại sao lại là dạng CTCT của hc có độ bội liên kết lớn hơn 3 ??? Có phải ý bạn nói là dạng lai hoá, cấu dạng hay cấu hình ???

Nguyen Thi Minh Trang
11-24-2009, 07:11 PM
anh thông cảm, em ko có quyển nào của giáo sư hoàng nhâm!

kuteboy109
11-25-2009, 10:37 AM
Cho em hỏi là tại sao khi cho p-NH2-C6H4-SO3H và p-NH2-C6H4-COOH tác dụng với nước brom đều tạo cùng sản phẩm 2,4,6 Br3-C6H2NH2??
+ Mong các anh chị và các bạn giúp đỡ ạ!

lemaiquan
11-25-2009, 11:10 AM
bạn cứ viêt công thức cấu tạo ra đi, dễ thấy mà

minhduy2110
11-25-2009, 12:00 PM
Giở sách cô Thuận ra, có đấy ;))
-SO3H là nhóm dễ đi ra, dưới dạng H2SO4.
-COOH là nhóm dễ đi ra, dưới dạng CO2, thuận lợi cả về entropi.

kuteboy109
11-25-2009, 01:16 PM
Anh ơi, sách BT của cô Thuận hả anh, trang mấy??
- Trong quá trình thế, chẳng lẽ nó tự bị mất???

NguyenQuangTung
11-25-2009, 01:40 PM
nếu như thế sao không cho td với Na cho nhanh, rườm rà
Nếu làm như bạn thì hỗn hợp sp sẽ cho 1 hỗn hợp 2 muối rất khó tách và phân biệt :24h_020:
Trích:
Nguyên văn bởi xanhlacay
có ai có thể chỉ dùm mình cách phân biệt methanol trong rượu ethylic không
oxid hóa hỗn hợp. Cho ra 2 acid HCOOH và CH3COOH . thực hiện phản ứng tráng gương. HCOOH cho phản ứng tạo tủa Ag . => Trong EtOH có chứa MeOH .
Bạn làm giống mình rồi :cool (

NguyenQuangTung
11-25-2009, 01:47 PM
Anh ơi, sách BT của cô Thuận hả anh, trang mấy??
- Trong quá trình thế, chẳng lẽ nó tự bị mất???
Mình nghĩ trong đk pư như thế thì nó sẽ xảy ra pư đề cacboxyl và đề sunfo hoá :24h_106:

minhduy2110
11-25-2009, 03:19 PM
SE2(Ar) bình thường nhóm đi ra là H+, thì giờ nó là CO2 và SO3(rồi tan vào nước ra H2SO4) chứ còn gì =.=
Chỉ nhớ là ở sách cô Thuận thôi, giở thử mục Aren ở tập 1 ra xem, làm từ đời nào rồi sao nhớ đc trang mấy :24h_082:

Linh92
11-26-2009, 03:35 PM
có thể diều chế etanol từ HCHO qua 2 Phản ứng dc ko

minhduy2110
11-26-2009, 03:59 PM
HCHO + CH3MgBr --> CH3-CH2-OMgBr --> CH3-CH2-OH

NguyenQuangTung
11-29-2009, 04:26 PM
Mấy bài này em chưa biết giải thế nào, mong các bác giúp đỡ nhanh cho em, mai em phải có lời giải để t5 tuần này thi rồi:24h_092:

1) Khi thuỷ phân một phần một peptit A có khối lượng phân tử là 307 và chứa 13,7% khối lượng Nitơ, thu được hai peptit B và C. Mẩu 0,48 g peptit B có thể phản ứng với 11,2 ml dd axit HCl 0,536M. Mẩu 0,708 g peptit C phản ứng vừa đủ với 15,7 ml dd KOH 2,1% ( D= 1,02g/ml). Xác định công thức cấu tạo của peptit A và gọi tên nó :bachma (

2) Khi thuỷ phân một số đipeptit thu được hỗn hợp của Gly,Phe,Glu và Lys. Người ta lấy một trong số đipeptit đó và chia làm 2 phần bằng nhau. Một phần được chế hoà với lượng dư dd NaHCO3 tạo nên 3,36 l khí (đktc). Phần thứ hai có thể phản ứng với 20ml dd HBr 2,5M. Xác định cấu tạo của đipeptit và khối lượng ban đầu của nó :quyet (

3) Hãy cho biết cấu trúc bậc 1 của polipeptit theo kết quả phân tích sau:
- Thuỷ phân hoàn toàn peptit ta được 5 aminoaxit là Gly,Ala,Arg,Leu,Tyr.
- Cho peptit tác dụng với 2,4 dinitroflobenzen ta thấy Gly bị tách ta khỏi peptit.
- Thuỷ phân peptit nhờ tác dụng của enzim cacboxipeptitdaza thi Ala bị tách ra. Khi xử lý peptit bằng stripsin thu được hỗn hợp tripeptit, còn khi hoá giải bằng chimotripsin thu được các đipeptit:24h_082:

Các bác cho em hỏi luôn: tác dụng của enzim cacboxipeptitdaza,stripsin,chimotripsin và 2,4 đinitroflobenzen là gì ạ ?
Cám ơn các bác nhiều :24h_114:

hoang tu hoa
12-01-2009, 11:34 AM
Bạn nào biết thuốc thử Tolen, thuốc thử Felinh, thuốc thử Benedic thì chỉ cho mình với
Công thức cấu tạo luôn:24h_062:

trathanh
12-01-2009, 12:27 PM
Tolen AgNO3/NH3
Feling http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=1666
một vài thuốc thử khác http://chauvanliem.org/ForumsPro/viewtopic/t=2824/start=0/finish=15/printertopic=1.cvl

vinh_mt
12-03-2009, 07:53 PM
các bạn giúp mình làm mấy bài này vì mình dốt hoá hữu cơ lắm. các bạn giải dùm mình thank nhiều.
1. Viết các pt pứ sau:
a. isopropylamin=> N-metylpropan-2-amin
b. trilinolein+KOH
c. xenlulozơ=> xenlulozơ triaxetat
d. tạo đipeptit từ glyxin
e. thuỷ phân lapsan
f. C6H6=>X=>P.S
g. tạo polyacrilonitrin từ monome tương ứng
h.trùng ngưng các aminoaxit sau: axit 7-aminoheptanoic, axit 10-aminođecanoic
i.cho các chất:O2N-[CH2]6-NO2 và Br-[CH2]6-Br. viết các pt pứ tao nilon-6,6
j. Đepolyme hoá: poly metylmetacrylat; -(-CH(CH3)CH(CH2Br)-)n-

trathanh
12-03-2009, 10:08 PM
bó tay! nếu không biết giải thì mọi nguời sẽ giúp, không có thời gian..... có lẽ chẳng ai thèm trả lời

saobang_tld
12-04-2009, 05:19 PM
so sánh nhiệt độ sôi của 3 chất 1,2 di hidroxi benzen , 1,3 dihidroxi benzen , 1,4 dihidroxi benzen
ai giải thik hộ mình với , ở 3 vị trí o,p , m đấy ko bik có nhóm OH- đính vào thì khác nhau kiểu j

minhduy2110
12-04-2009, 05:24 PM
ortho (hay còn gọi là catechol) có nhiệt độ sôi thấp nhất, para (hydroquinol) có nhiệt độ sôi cao nhất.

Khác nhau ở chỗ ortho có lk Hydro nội phân tử nên làm giảm bớt số lượng lk H ngoại phân tử. Para thì lk ngoại phân tử tạo đc thành dạng mạch dài + thẳng luôn, tăng cả lực hút Van-Der-Van so với meta.

saobang_tld
12-06-2009, 05:50 PM
ý bạn là liên kết H nọi phân tử giữa các phân tử O và H à bạn, bạn giải thik kĩ hơn họ mìnnh với , thank nhiuw

kuteboy109
12-06-2009, 07:14 PM
Yếu tố ảnh hưởng chính đến nhiệt độ sôi ở đây là việc tạo liên kết H liên phân tử ra sao: đp para tạo được liên kết H liên phân tử mạnh nhất nên có nhiệt độ sôi cao nhất, còn đp ortho thì giữa 2 nhóm OH có khả năng tạo liên kết H nội phân tử ( tất nhiên là giữa H và O)--> liên kết H liên phân tử kém hơn--> nhiệt độ sôi thấp hơn.

minhduy2110
12-06-2009, 07:16 PM
Sôi là quá trình tách các tập hợp phân tử ở dạng lỏng thành từng đơn phân tử ở dạng khí và tiêu tốn năng lượng.
Chính vì vậy mà những phân tử nào ở dạng lỏng có các liên kết liên phân tử (hút các phân tử khác kề nó) càng mạnh thì nhiệt độ sôi càng cao.
LK Hydro nội phân tử xuất hiện trong catechol làm giảm đi số lượng các lk ngoại phân tử của nó so với đồng phân hydroquinol. Chính vì vậy các tập hợp phân tử Catechol ở dạng lỏng lk với nhau kém chặt chẽ hơn và nhiệt độ sôi thấp hơn.

giangcoikx
12-08-2009, 08:40 PM
Bạn nào biết cho mình hỏi về tính chất và phạm vi ứng dụng của TsOH và TsCl với! :24h_031:

minhduy2110
12-08-2009, 09:05 PM
Trong tổng hợp hữu cơ hay gặp cái này. TsOH là chất dễ được tách ra trong SN2.

1 Ví dụ là điều chế rượu R từ rượu S (hoặc ngược lại), người ta làm như sau:

R-C*-OH + TsCl --> R-C*-OTs -(CH3COO-)-> CH3COO-C*-R + TsO-

Thủy phân CH3COO-C*-R theo cơ chế AcB1/2 hặc AcA1/2 là thu được đồng phân đối quang của rượu ban đầu.

Byakuya_0611
12-09-2009, 07:50 PM
Nếu làm như bạn thì hỗn hợp sp sẽ cho 1 hỗn hợp 2 muối rất khó tách và phân biệt :24h_020:

Bạn làm giống mình rồi :cool (

Uh - dĩ nhiên là giống rồi, nhưng có ai phân biệt bằng số mol kết tủa chi cho mệt vậy. Rõ ràng hiện tượng đã rõ rồi mà ! mình ko hỉu b mấy câu cuối của bạn ^^! Định lượng làm gì trong khi chỉ có 1 cái cho phản ứng kết tủa. Mình nói là khi bạn oxid hóa hoàn toàn thì ra hỗn hợp : HCOOH và CH3COOH đấy ! chứ làm sao bạn oxid hóa ra dừng lại ở aldehyd được. ^^! . HCOOH thì có phản ứng tráng gương còn em kia thì hem có !

giangcoikx
12-10-2009, 04:45 AM
Tiếp và cụ thể tí nữa đi anh. Nó xoay cấu hình lúc thủy phân hả anh?hay lúc trước, khi cộng với CH3COO-?

caploc
12-11-2009, 02:45 PM
đây là phản ứng thế electrophy ,ở đây nó cùng cho ra một sản phẩm là do theo hiệu ứng của chất ban đầu.ta xét hai nhóm SO3H và COOH , nó cùng có một hiệu ứng là -I,vì vậy Br+ và Br- cùng thế vào 3 vị trí 2 4 6....theo mình là thế!!!!! có gì các bạn có thể trao đổi ở http://mocvantrang.co.cc...diển đàn này mới ra đời nhưng bổ ích cho dân hóa chúng ta lắm!!!!!!

minhduy2110
12-11-2009, 03:10 PM
đây là phản ứng thế electrophy ,ở đây nó cùng cho ra một sản phẩm là do theo hiệu ứng của chất ban đầu.ta xét hai nhóm SO3H và COOH , nó cùng có một hiệu ứng là -I,vì vậy Br+ và Br- cùng thế vào 3 vị trí 2 4 6....theo mình là thế

Nonsense. Chắc mod nên Ban thêm tháng nữa, post linh tinh để quảng cáo =.=

meo meo
12-12-2009, 06:53 PM
thế các bạn có thể giúp mình viết sơ đồ tổng hợp axit 2,6 đibrom benzoic đc ko??
Ban đầu mình có nghĩ ra cách dùng gốc -SO3H để khống chế sp thế Br vào 2, 6. Nhưng theo như topic này thì cách đó ko đc.
Tks

minhduy2110
12-12-2009, 07:57 PM
Ở đây không được vì có chú em -NH2 ở trong vòng, hoạt hóa mạnh và có khả năng tạo chất trung gian cho sự desulfo hóa.
Còn điều chế axit kia của bạn thì cứ bình thường mà làm.

sl2206
12-12-2009, 10:25 PM
Mình đang học hóa ankadien đến chỗ liên hợp mình không hiểu tại sao. Có bạn nào biết giải thích tất cả cho mình cảm ơn nhiều.

[Nhoc]
12-13-2009, 01:58 PM
ở 1 số hợp chất hữu cơ em thấy có nhìu trường hợp mà ta gọi nó là lưỡng tính vậy lưỡng tính xét từ đâu ạk
thank các anh nhìu

kuteboy109
12-13-2009, 02:20 PM
Chất lưỡng tính xét ở PT là chất vừa có khả năng cho proton vừa có khả năng nhận proton ( thuyết Bronsted) hay nói đơn giản là vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với bazơ, điển hình là các amino axit:
NH2-R-COOH + H2O -->NH3(+)-R-COOH+ OH-
NH2-R-COOH + H2O --> NH2-R-COO (-) + H3O+

longnh
12-14-2009, 08:43 AM
Bạn không hiểu "tại sao", còn mình thì chẳng hiểu là bạn muốn hỏi gì cả.

Trong ankadien, "ankadien liên hợp" là những ankadien có liên kết đơn và liên kết đôi xen kẽ nhau, ví dụ: CH2=CH-CH=CH2.

Những ankadien không liên hợp như: CH2=C=CH-CH2 hoặc CH3-CH2-CH=CH2-...

sl2206
12-14-2009, 09:03 AM
sao mình học khi liên hợp thì ankadien có liên kết đôi ở giữa như ví dụ của bạn CH2=CH-CH=CH2 và hai đầu tích điện ậm dương mình không hiểu ở đó tại sao liên kết dịch chuyển vào trong đc là do đâu

anhtuan_a3_92
12-14-2009, 09:25 AM
sao mình học khi liên hợp thì ankadien có liên kết đôi ở giữa như ví dụ của bạn CH2=CH-CH=CH2 và hai đầu tích điện ậm dương mình không hiểu ở đó tại sao liên kết dịch chuyển vào trong đc là do đâu
Bạn viết khó hiểu quá, ankadien liên hợp thì các obitan pi xen phủ nhau tạo thành obitan pi của toàn phân tử, trong trường hợp phân tử phân cực do nhóm hút hoặc đẩy e thì có sự dịch chuyển của e về phía âm hơn

sl2206
12-14-2009, 08:22 PM
vậy túm lại liên hợp ankadien là gì giải thích cho tớ hiểu như người ko biết gì về nó thì các bạn giải thích sao cho người ko biết gì hiểu coi

meo meo
12-16-2009, 12:10 AM
ủa?? "bình thường mà làm" là làm thế nào vậy bạn?? Có thể chỉ rõ cho mình 1 sơ đồ đc ko?? axit 2,6 đibrom benzoic từ benzen :danhmay (

minhduy2110
12-16-2009, 01:03 AM
Bình thường tức là vẫn khóa para bằng -SO3H, rồi thế vào 2 ortho, rồi desulfo hóa bởi H+, rồi oxi hóa để tạo gốc acid.

À, nếu đi từ benzen thì thêm 1 bước là thêm nhóm -CH3 vào benzen, cái này có nhiều cách. (đoạn trên chưa đọc kĩ đề, tưởng là từ Toluen)

kidvn3000
12-16-2009, 02:20 PM
cho kidvn3000 hỏi
1/có este mà phản ứng với NaOH chỉ thu được một chất hữu cơ duy nhất thì este đó là este nao?
2/19,4 g hỗn hợp este đơn chức tác dụng vùa đủ với 0.3 mol NaOH thu được hỗn hợp 2 rượu là đồng đẳng kế tiếp của nhau. xác đinh CTPT,CPCT

phưong79
12-16-2009, 06:05 PM
cho kidvn3000 hỏi
1/có este mà phản ứng với NaOH chỉ thu được một chất hữu cơ duy nhất thì este đó là este nao?
2/19,4 g hỗn hợp este đơn chức tác dụng vùa đủ với 0.3 mol NaOH thu được hỗn hợp 2 rượu là đồng đẳng kế tiếp của nhau. xác đinh CTPT,CPCT

Đơn giản thôi
cấu 1 nó là este vòng
câu 2 thì có R2 +44 +R1= 19,4/0,3
R1 +R2 =62/3 =20.667
=> 1 este là HCOOCH3 và RCOO C2H5( nếu bài cho chỉ thu được 1 muối thì ta chọn R=1)
Thân!!!!

kidvn3000
12-16-2009, 11:00 PM
Đơn giản thôi
cấu 1 nó là este vòng
câu 2 thì có R2 +44 +R1= 19,4/0,3
R1 +R2 =62/3 =20.667
=> 1 este là HCOOCH3 và RCOO C2H5( nếu bài cho chỉ thu được 1 muối thì ta chọn R=1)
Thân!!!!
1/ bạn có thể ví dụn cụ thể được khônng?
2/không hiểu chỗ này:"1 este là HCOOCH3 và RCOO C2H5( nếu bài cho chỉ thu được 1 muối thì ta chọn R=1)" đề đâu có nói là cho hỗn hợp rượu no đơn chức. làm sao biết chất đầu là HCOOCH3

minhduy2110
12-16-2009, 11:57 PM
Ví dụ quen thuộc, Caprolacton (http://en.wikipedia.org/wiki/Caprolactone).
http://t0.gstatic.com/images?q=tbn:HzGAbNRYB_pN_M:http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/69/Caprolacton.png/120px-Caprolacton.png
Những este nội phân tử thế này gọi là lacton.
Lk peptit nội phân tử gọi là lactam.
Caprolactam (http://en.wikipedia.org/wiki/Caprolactam):
http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:CAEh9lXn3W6gfM:http://dic.academic.ru/pictures/wiki/files/99/caprolactam-2d-skeletal.png
Cái này dùng nhiều trong điều chế tơ sợi, nylon tổng hợp.

kidvn3000
12-17-2009, 03:47 PM
1/có este mà phản ứng với NaOH chỉ thu được một chất hữu cơ duy nhất.chất hữu cơ này đem đun với vôi tôi xut thì thu được rượu. đốt chấy rượu này thu được tỉ lể mol CO2:H2O = 3:2 vậy CT của este là gì
mình đã hiểu chỗ este vòng rồi nhưng mà rượu mình đặt công thức HO-CxHy-H được 4x=3y+6. tới đây thì ...bí!
2/câu 2 làm sao

phưong79
12-17-2009, 06:24 PM
1/có este mà phản ứng với NaOH chỉ thu được một chất hữu cơ duy nhất.chất hữu cơ này đem đun với vôi tôi xut thì thu được rượu. đốt chấy rượu này thu được tỉ lể mol CO2:H2O = 3:2 vậy CT của este là gì
mình đã hiểu chỗ este vòng rồi nhưng mà rượu mình đặt công thức HO-CxHy-H được 4x=3y+6. tới đây thì ...bí!
2/câu 2 làm sao
Câu 1 cũng dễ thôi
xác định đựoc rượu là CH (nối ba) C-CH2 OH
este vòng nên muối là HOCH2 C (nối ba)C COONa
còn cái este vòng từ cái muối mà suy ra nhá.Tớ k biết gõ công thức dạng vòng.Thân!!!!

kidvn3000
12-17-2009, 07:01 PM
như vậy theo cách của mình thì x=3, y=2. nhưng mình muốn hỏi cách biện luận cua phương trình trên để ra kết quả.
câu 2 thì sao

longnh
12-21-2009, 02:40 PM
Bạn cần phải học cách nói và viết cho dễ hiểu hơn, vì ngữ pháp tiếng Việt của bạn khó hiểu quá.

Về vấn đề mà bạn hỏi, nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất thì: Ankadien liên hợp là những ankadien có liên kết đơn và liên kết đôi xem kẽ (tức là cứ một liên kết sigma thì đến một liên kết pi).

vậy túm lại liên hợp ankadien là gì giải thích cho tớ hiểu như người ko biết gì về nó thì các bạn giải thích sao cho người ko biết gì hiểu coi

longvjp555
12-22-2009, 08:24 PM
anh chị có ai cho em cái khái niệm về qui tắc macconhicop và cho em 1 số ứng dụng trong việc làm bài đc kh ạ

Molti
12-22-2009, 08:46 PM
Khi cộng 1 tác nhân đối xứng vào 1 hidrocacbon bất đối xứng thì phần mang đện tích dương của cacbon sẽ gắn vào C nối đôi mang nhiều H để tao ra sf
vd: khi phản ứng cộng : CH3-CH=CH2 + HCl --> sp chính: 2-cloropan
Lưu ý nhỏ: H+ sẽ được cộng vào C là trung tâm điện tích âm,
cũng có 1 số trường hợp không theo quy tắc này!!

charmander93
12-23-2009, 04:42 PM
vậy túm lại liên hợp ankadien là gì giải thích cho tớ hiểu như người ko biết gì về nó thì các bạn giải thích sao cho người ko biết gì hiểu coi
bạn cần xem lại hình dạng các AO khi lai hóa( ở ankadien tất cả C lai hóa sp2), bạn sẽ thấy các lk pi do các AOp ko lai hóa tạo thành. Tất cả AOp đó đều cùng dạng (AOpx, py hoặc pz) nên đều nằm trong cùng mặt phẳng, do đó, chũng có khả năg xen phủ tạo lk pi chung chứ ko tạo 2lk pi riêng rẽ( do e chuyển động tự do trong và 1 phần ngaòi khu vực AO). Mình hiểu nôm na là vậy, có gì sai mong các bạn góp ý :bachma (

charmander93
12-23-2009, 04:55 PM
có sự chuyển vị H từ C3 đến C2 để tạo cacbocation bền hơn ( làm bền bới hiểu ứng siêu liên hợp của 6 H của C-alpha và +I-C2H5) do đó tao sp B là chủ yếu

napoleon9
12-24-2009, 01:47 AM
Bạn không hiểu "tại sao", còn mình thì chẳng hiểu là bạn muốn hỏi gì cả.

Trong ankadien, "ankadien liên hợp" là những ankadien có liên kết đơn và liên kết đôi xen kẽ nhau, ví dụ: CH2=CH-CH=CH2.

Những ankadien không liên hợp như: CH2=C=CH-CH2 hoặc CH3-CH2-CH=CH2,...

CH2=CH-CH=CH2 là alkadien có liên kết đôi xen kẻ liên kết đơn và nó có các orbital pi cùng nằm trong mặt phẳng, bạn có thể nhìn cấu tạo không gian của nó sẽ rõ. (rất tiếc là mình không hiện máy ở công ty không có cài phần mềm gausview, hyperchem, chemoffice... để vẽ cho bạn rõ)
CH2=C=CH-CH2 alen này có liên kết pi không cùng mặt phẳng mà vuông góc với nhau nên không thể liên hợp được.

CH3-CH2-CH=CH2 cái này không phải alkadien, nó chỉ có hiệu ứng siêu liên hợp thôi nhé.
thân
:021:

meo meo
12-24-2009, 07:26 PM
Vậy có đồng bào nào biết chất này có phải là chất lưỡng tính ko nhỉ: RCOONH4??? :24h_125:

kuteboy109
12-24-2009, 07:54 PM
RCOONH4--> RCOO(-) + NH4(+)
+ Chất này hoàn toàn lưỡng tính theo bronsted ( vừa cho vừa nhận H+)

babyboy
12-25-2009, 03:18 PM
RCOONH4--> RCOO(-) + NH4(+)
+ Chất này hoàn toàn lưỡng tính theo bronsted ( vừa cho vừa nhận H+)
??????? cho H+ đâu nhận H+ đâu chỉ cụ thể cho mình dc ko.

minhduy2110
12-25-2009, 03:22 PM
Nh4+ ----> nh3 + h+.
Rcoo- + h+ ----> rcooh.

(quái lạ, không viết hoa được à @@)

loi_hup
12-25-2009, 07:40 PM
Vậy có đồng bào nào biết chất này có phải là chất lưỡng tính ko nhỉ: RCOONH4???


chất nì hoàn toàn lưởng tính vì nó có thể tác dụng với acid và base như kuboy nói..:24h_094:

thieu phong
12-26-2009, 03:56 AM
cho em hỏi iso và neo trong hoá hữu cơ là gì? và một số ví dụ minh hoạ về iso và neo ở ankan, anken, ankin.

monkivn92
12-26-2009, 03:39 PM
có bao nhiêu pp tim công thức phân tử HCHC nhỉ? Các bạn cho mình bít dc ko?

Molti
12-26-2009, 04:12 PM
Đây là 4 file bài giảng về tìm CTPT hợp chất hữu cơ. trong đó tổng hợp tất cả các cách giải .. bạn có thể download tham khảo wa!!!

Zero
12-26-2009, 06:42 PM
Iso là một danh pháp ít dùng, có nghĩa là có nhóm Me ở C2: Chẳng hạn CH3 - CH(CH3) - CH3 (isobutan) , CH3 - CH(CH3) = CH2 (isobutilen) hoặc CH3 - CH(CH3) - C (nối ba) CH (isopentin)

Neo cũng đang dần được thay thế, ý của nó là có 2 nhóm metyl nhánh ở cacbon thứ hai, chẳng hạn CH3 - C(CH3)2 - CH3 là neopentan...

tuanthptbd81
01-06-2010, 10:17 AM
Mình thấy có nhiều bạn vẫn chưa thật sự hiểu rõ về hai khái niệm này nên mình bàn thêm tí về nó nha.
1.Đồng đẳng:
Hiện tượng các chất có cùng công thức tổng quát,cấu tạo hóa học tương tự nhau nên tính chất hóa học tương tự nhau nhưng trong thành phần phân tử hơn kém nhau một số nhóm nguyên tử(như -CH2-,-CH=CH-,...)
2.Đồng phân:
Hiện tượng các chất khác nhau nhưng có cùng CTPT.
Ta thấy hai khái niệm hơi khác so với khái niệm cũ nên nhiều bạn cảm thấy thế nào ấy nhưng nó rất đầy đủ,giúp chúng ta hiểu rõ hơn một số vấn đề.Ví dụ:
.CH3-(CHOH)-CHO và CH3-(CHOH)2-CHO có là đồng đẳng của nhau không?Rõ là đồng đẳng của nhau nhưng có hơn kém nhau nhóm -CH2- đâu!
.propin và but-2-in có tính chất hóa học giống hay khác?Chúng có là đồng đẳng của nhau không?Nếu không thì là gì của nhau nhĩ?Chắc là cùng dãy đồng đẳng rồi tuy propin có liên kết 3 đầu mạch có pư thế nhưng những tính chất chung khác vẫn tương tự như but-2-in.
.Pentan và 2-metyl-propan cũng là đồng đẳng của nhau nhưng nhiều bạn cho là cấu tạo một đằng mạch thẳng một đằng mạch nhánh nên không là đồng đẳng được.
Mọi khái niệm không phải lúc nào cũng tuyệt đối.Hidro không là kim loại nhưng tại sao lại xếp vào nhóm IA?
Một vấn đề chừng như đơn giản nhưng vì hiểu không kỹ dẫn đến sai lầm phải không các bạn.
:24h_025:

ahran
01-06-2010, 04:38 PM
Th ko theo maccopnhicop: CF2=CH-CH3 + HCl => CF2Cl-CH2-CH3

minhduy2110
01-06-2010, 06:04 PM
CF2=CH-CH3 + HCl => CF2Cl-CH2-CH3
Mặc dù F có độ âm điện mạnh nhưng là hút cảm ứng và đẩy liên hợp. Cặp e tự do của F làm bền cation trung gian. Thế nên trường hợp này vẫn gọi là tuân theo luật.

Nhìn về mặt tổng quát thì, trong AE, cation trung gian nào bền hơn thì ưu tiên phản ứng theo chiều đó.

tuanthptbd81
01-07-2010, 07:57 PM
À mình hiểu rồi,có phải bạn muốn hỏi tại sao trong phân tử buta-1,3-đien ở cacbon C1 mang điện âm và C4 mang điện dương không?Nếu đúng như vậy thì mình nghĩ là trong hệ liên hợp đó có sự chuyển dịch electron nhưng trong phân tử không phân cực đâu.Trừ khi ta gắn một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử có hiệu ứng I hoặc C.Buta_1,3_đien chỉ phân cực khi đưa nó vào môi trường phân cực(dung môi phân cực,điện trường).
Trong một số pư người ta viết phân cực được hiểu là do môi trường mà thôi.

codo
01-08-2010, 03:58 PM
Công thức cấu tạo của C2H4O2 ở PTTH chỉ có 2 dạng: đồng phân axit và este
Đồng phân axit: CH3COOH
Đồng phân este: HCOOCH3

ahran
01-08-2010, 07:05 PM
Tiếp và cụ thể tí nữa đi anh. Nó xoay cấu hình lúc thủy phân hả anh?hay lúc trước, khi cộng với CH3COO-?
nó xoay cấu hình trong lúc thế SN R-OTs -> CH3COO-R do Ts-Cl ko làm đứt lk C-O trong ancol , vì thế tosylat sinh ra phải có cùng cấu hình với ancol ban đầu.

nguyennhi
01-10-2010, 03:11 PM
Qua bao ngày dài miệt mài vẽ hình... các đồng phân, cuối cùng thì "BẢNG THỐNG KÊ ĐỒNG PHÂN" của Hội học sinh Long Mỹ chúng mình cũng đã hoàn thành. Nay mình xin đưa lên để các bạn, quý thầy cô quan tâm cùng tham khảo và góp ý kiến.
Có một điều các bạn cần chú ý: mình chỉ là một học sinh của truòng THPT nên trình độ có giới hạn, không thể tránh khỏi các sai sót trong bảng. Do đó, nếu phát hện chỗ sai bạn cứ sửa chữa, và liên hệ với phuongvanmai@gmail.com để mình biết mà chỉnh lại.
Mong nhận được thêm sự giúp đỡ của các thầy, cô, anh, chị sinh viên hay các bạn học sinh chuyên về hóa để có thể hoàn thiện bảng thống kê này.
Hiện giờ mình có ý tưởng thêm vào phần hình vẽ kết quả để người xem tiện tra cứu nhưng không có thời gian, hy vọng mọi người sẽ giúp hoàn thành nốt phần còn lại
Long Mỹ học sinh hội (hệ Kim Mỹ)
Hội phó
Nguyên Nhi
Download
http://www.mediafire.com/?iujlyjqq2yu

thieu phong
01-10-2010, 09:24 PM
Axetilen tác dụng với KMnO4 tạo ra sản phẩm gì vậy các bạn
Viết giúp mình cái phương trình hoá học này đi

Molti
01-10-2010, 09:43 PM
C2H2 + KMnO4 + H2O --> (COOH)2 + MnO2 + KOH
C2H2 + KMnO4 --> (COOK)2 + MnO2 + KOH + H2O

ngochuong_a2_HBT
01-10-2010, 09:50 PM
à cho mình hỏi luôn có phải là nếu trong môi trg H20 thì sản phẩm là -COOH còn trong môi trường H+ là COOK ko ?

ngochuong_a2_HBT
01-10-2010, 10:11 PM
Mọi người cho em hỏi là làm sao để nhận biết được 3 đồng phần của xilen ko , chúng có nhiệt độ sôi rất gần nhau :4:

minhduy2110
01-10-2010, 10:36 PM
Oxi hóa tất cả lên bằng KMnO4 rồi phân biệt bằng nhiệt độ sôi của sản phẩm ấy.

thieu phong
01-10-2010, 11:21 PM
Vậy còn phương trình tổng quát?
Có phải:

CnH(2n-2) + KMnO4 ----> KOOC-COOK + MnO2 + KOH + H2O



CnH(2n-2) + KMnO4 + H2O ----> ?

hoangbnd
01-10-2010, 11:49 PM
em chưa nhìn thấy phương trình tổng quát của cái này bao h cả.
em viết thế này các anh xem có chấp nhận được không nhé
R-C2H + KMnO4 ----> R-CHO-COOH + MnO2 + H2O + KOH
với C2H2 thì R la H, phương trình trở thành
H-C2H + KMnO4 ----> H-CHO-COOH + MnO2 + H2O + KOH
vì có nhóm anđêhit nên H-CHO-COOH bị ôxi hóa tiếp để trở thành HOOC-COOH

minhduy2110
01-10-2010, 11:58 PM
Axetilen tác dụng với KMnO4 tạo ra sản phẩm gì vậy các bạn
Viết giúp mình cái phương trình hoá học này đi
Sản phẩm của phản ứng này rất phức tạp, tùy vào điều kiện thời gian, nhiệt độ và môi trường.
C2H2 + MnO4-(nguội) trong môi trường nước thời gian đầu tạo ra HO-CH2-CHO; sau đó trở thành HO-CH2-COOH (nếu sản phẩm có thêm KOH thì acid này trung hòa tạo muối).
C2H2 + MnO4- trong môi trường acid và nhiệt độ thì còn phức tạp hơn nhiều. Có khả năng xảy ra cắt mạch tạo HCOOH. Và cũng có thể không cắt mạch tạo oxalic.

Meo Moon
01-11-2010, 12:33 PM
Mình có 2 bài về tìm công thức cấu tạo mà nghĩ hoài chẳng ra! mọi người cùng xem rồi gợi ý giúp mình với! nản quá!:021:


1. Hợp chất hữu cơ X có công thức C9H12O4Cl4 cấu tạo mạch hở thoả mãn phương trình:
X + NaOH = Y + NaCl + H2O
biết Y có phản ứng với Na theo tỉ lệ mol 1: 1 thu dược khí H2. Tìm công thức phân tử của Y?

2. Hợp chất hữu cơ Y có công thức phân tử C6H6O4Cl4 cấu tạo mạch hở thoả mãn các phản ứng:
( Y) + NaOH = (Y1) + NaCl + H2O
(Y1) + NaOH = CH3OH + Na2CO3
Hỏi Y có? Công thức cấu tạo phù hợp

(bài này đáp án là 4 công thức nhưng mình tìm hoài chỉ được 3 công thức ! mong mọi người giúp mình tìm xem công thức t4 là gì! cảm ơn mọi người nhiều! )

3 công thức mình tìm được là:
1. Cl-CH2-COO-CH2-COO-C(Cl)2-CH2-Cl
2. Cl-CH2-COO-CH2-COO-CH2-C(Cl)3
3. (Cl-CH2-COO)2C(Cl)-CH2-Cl

vunhunang
01-11-2010, 01:33 PM
Em nghĩ nên dùng Phương pháp tuyệt đối Korner là pƯ SE nhưng mà ta chỉ thế với tỉ lệ là 1:1 thôi.tác nhân có thể dùng là HNO3 hay là clo ấy.
Đồng phân para chỉ cho 1 SP thế
đồng phân meta thì cho 3 SP thế
đồngphaann ortho thì chỉ cho 2 Sp thế.
vì các đồng phân thì có số vị trí của H trong nhân là khác nhau ứng với số lượng SP tạo thành.
Hoặc là ta có thế dùng tín hiệu phổ gì đó em không hiểu lắm!
H ở những vị trí khác nhau thì cho những tín hiệu khác nhau dựa vào đó ta có thể nhân ra từng đồng phân.Có thể dùng phổ NMR .Bác nào có gì bổ sung cho em nha!

vunhunang
01-11-2010, 04:28 PM
Cái bài đầu tiên ấy thì bài này có nhiề công thức lắm bạn ạ.Mình đưa ra 1 cái để từ đó bạn tìm tiếp nhé.
ClCO-C-C(OH)Cl-C-CO-C-C-CCl-C(OH)Cl
và bạn cũng có thể dùng các công thúc của ý 2 chúng cũng thỏa mãn đó.
Còn bài 2 thì ban thêm công thức này nhé ClCO-C-C-O-CO-C-C-O-C(Cl)2-C-CCl
bạn thủ xem có đc không nếu đc thì ok ! :)

vunhunang
01-11-2010, 04:36 PM
em nghĩ cái vòng thứ 5 là vòng do ngưng tụ nhóm -CO và nhóm OH như là trong cabohidrate ấy có nhóm OH hemiaxetal.Vòng này vấn tồn tại nhưng không bền.\Còn cái 1 và cái 4 thì không có gì khác nhau cả vì đều là dạng của 1 este

vunhunang
01-11-2010, 05:22 PM
Đây mình mới gia nhập nên giờ mới đọc bài của bạn.Mình có mấy ý kiến
cái 1 thì ban cho isopropylamin tác dụng với cái CH2O ấy.SP là CH2=N-CH(CH3)2 sau đó thì hợp H2 là ok
cái thứ 2 thì là pƯ thủy phân este bình thường thôi bạn cái đó là axit béo mà.SP là CH2OH-CH(OH)-CH2(OH) và muối K của axit linoleic CH3(CH2)4-CH=CH-CH2-CH=CH-(CH2)7-COOK
Cái thứ 3 thì bạn cho PƯ với CH3COOCOCH3(anhidrit axetic)
CÁi thứ 4 thì bạn cứ cho Glyxin PƯ với nhau đầu tiên là 1:1 đc Sp là Monopeptit sau đó ban lấy SP đó cho PƯ với GLyxin ấy thì đc đipepeetit cần.
Cái thứ 5 thì ĐK PƯ là NaOH và có nhiệt độ .SP là CH2OH-CH2OH và muối Na của axit terephtlaic p-NaOOC-C6H4-COONa
Cái thứ 6 thì bạn cho bezen PƯ với C2H4 có xúc tác là H+ và nhiệt độ ta đc SP là C6H5-CH2-CH3 sau đó tách H2 từ Sp này Ta đc C6H5-CH=CH2 và đem trùng hợp là ok
Cái thứ 7 thì bạn viết PƯ như thường thôi n CH2=CH-CN -> -(CH2-CH(CN))- n có xúc tác nhiệt và áp suất
Cái tiếp thì bạn viết như là cái tạo Glyxin ấy nhưng mà tùy vào tỉ lệ mà có các SP khác nhau
Tiếp thì bạn cho cái thứ 2 thành Sp có 2 đâu là -OH sau đó OXH tạo Axit HOOC-(CH2)4-COOH cái thứ nhất thì khử về amin H2N-(CH2)6-NH2 xúc tác là Fe+HCl sau đó trùng hợp 2 chất là đc
còn ý cuối trong cái chất đầu tiên thì là thủy phân còn cái thứ 2 thì mình không rõ lắm hình như là dùng nhiệt
Mình up hơi muộn nhưng mà hi vọng mọi ng đọc và cho ý kiến

Meo Moon
01-11-2010, 05:46 PM
cảm ơn bạn nhìu nhé! bài 2 mình mới tìm ra thêm một công thức nữa có vẻ phù hợp hơn:

(Cl-CH2-COO)2CH2-C(Cl)2 honk bít vậy có chính xác honk:smile:

vunhunang
01-11-2010, 06:29 PM
bạn có thể viết rõ hơn không.Theo mình không phù hợp lắm . Mà bạn ơi mình tưởng công thức của Y bài 2 giống công thức phân tử của bài 1 chứ.Nếu không giới hạn thì có nhiều mà bạn

vunhunang
01-11-2010, 06:34 PM
cái này thì tùy vào chất bạn ạ.Ví dụ như là axit maleic và fumaric ấy thì nhiệt độ sôi của cái maleic cao hơn và nó là đồng phân trans.do nó không tạo liên kết H nội phân tử như là fumaric

vunhunang
01-11-2010, 06:48 PM
Câu 1 ấy thì mình chỉ biết là 1 cái là dung môi phân cực và 1 cái là không phân cực nó anh hưởng tới cấu hình của Sp trong pƯ cộng Br2 vào LIên kết đôi đó.vì trong Pư có quá trình tạo ion bromoni độ bền của ion này phụ thuộc vào dung môi.Còn về tốc độ pƯ thì mình không nắm rõ lăm
Câu thứ 4 thì do chất nào có liên kết H nội phân tử thì NHiệt độ sôi nhỏ nhất
còn cái liên kết hidro thì nó hình thành do sự hút tĩnh điện giữa nguyên tử H và nguyên tử có độ âm điện mạnh.Vì vây mà yếu tô quyết định độ bền là độ âm điên của nguyên tố đó và độ dương của nguyên tử H .Đôi khi còn dựa vào nhiều yếu tố khác như về không gian ( trong hữu cơ thì ặp nhiều hơn)

Meo Moon
01-11-2010, 07:14 PM
ak hai bài này là hoàn toàn khác nhau! công thức bài thứ 2 mà mình mới tìm rõ hơn là thế này:

C(Cl)2-OCO-CH2Cl
|
CH2-OCO-CH2Cl


mình nghĩ công thức này có vẻ phù hợp với yêu cầu của bài t2 nhưng honk bít là có chắc chắn đúng honk nữa!

vunhunang
01-11-2010, 08:19 PM
không ý mình hỏi là cái công thức phân tử của bài 2 ấy thì nó là gì .Nếu không có công thức chính xác thì làm sao mà ta xác định đc

minhduy2110
01-11-2010, 09:06 PM
Những thành viên sau THAN PHIỀN với ý kiến của bạn minhduy2110: vunhunang (http://chemvn.net/chemvn/member.php?u=21640) (cách đây 3 tiếng)
Mình nói thật là mình rất dị ứng với chữ than phiền này, nếu bạn không có ý kiến giải thích gì lý do không đồng tình?

nguyencyberchem
01-11-2010, 09:11 PM
Hi mấy bro
CHo a hỏi là tại sao mấy bro không nghĩ đến việc axetilen bị oxy hóa đến CO2 luôn nhỉ, mấy bro thử viết phản ứng ra CO2 rồi cân bằng xem sao

vunhunang
01-11-2010, 10:35 PM
Cái thứ nhất thì chả do cái gì cả mà là do độ tan của C2H5OH trong nước khác với độ tan của xiclohexanol thôi vì trong dung dịch Br2 có nước mà.Dùng đ Br2 chỉ là để nhận ra dải phân cách giữa 2 phần chất lỏng khi hòa tan xiclohexanol thôi.OK!Ta không thể chỉ dung nguyên Br2 vì cả 2 chất đều không tan trong Br2 mà dùng nguyên nc thì khó nhận ra đc có sự phân lớp !

dongtay
01-12-2010, 12:12 PM
bị oxi hóa bởi KMnO4 thì trong môi trường H+ axetilen bị oxi hóa tới CO2

codo
01-13-2010, 01:54 PM
Cracking nhiệt cần nhiệt độ cao, cracking xuc tac nhờ xúc tác nên nhiệt độ thấp hơn. Đây là sự khác biệt cơ bản-->nhiều sự khác biệt nữa, ví dụ: sản phẩm tạo ra giữa cracking nhiệt và cracking xuc tác có sự khác biệt....
Z>82 là nguyên tử phóng xạ vì hạt nhân của các nguyên tử này không bền, tự biến đổi và phát ra các bức xạ hạt nhân.

huyenden68
01-14-2010, 06:38 AM
theo mình thấy thì sự khác biệt giữa cracking nhiệt và cracking xúc tác là ở nhiệt độ , loại thiết bị thưc hiện, hiêu suất và năng suât của sản phẩm tạo ra. còn sản phẩm thì không khác nhau đâu bạn ạ!

huyenden68
01-14-2010, 07:54 AM
đây là hai cái link về cracking nhiệt và xuc tác bạn tham khảo thêm nhé!

http://www.chemguide.co.uk/organicprops/alkanes/cracking.html
http://www.chemguide.co.uk/organicprops/alkanes/cracking.html

anhcun0
01-15-2010, 02:52 PM
Mình đang có 1 bài tập về thủy tinh hữu cơ !
Mình tìm trên mạng mãi mà không có !
Các bạn ơi !! Bạn nào có tài liệu không chia sẻ cho mình với !!!
Mình rất lo vì đây là bài tập thi học kỳ ! Các bạn giúp mình với !:vanxin(:vanxin(:vanxin(

trancongnhatquang
01-16-2010, 06:12 PM
Ts là cái chất gì thế ?? :ngu (

kuteboy109
01-16-2010, 06:50 PM
TsOH là tosylic acid, bạn xem thêm ở đây: http://en.wikipedia.org/wiki/P-Toluenesulfonic_acid

nguyennhi
01-17-2010, 01:57 PM
* Mình vừa hoàn thành phiên bản mới:
+ Bản đầy đủ, lấy từ nguồn http://www.mathe2.uni-bayreuth.de/markus/pdf/pub/dis/MathModKombChemMolStrukt.pdf
Tải ở:
http://www.mediafire.com/?rg4zngiz1oy
+ Bản rút gọn (phù hợp với hóa học phổ thông hơn (bảng khác chứ không phải cải tiến bản cũ nha!))
Tải ở:
http://www.mediafire.com/?t2jyydjtn3z
Mong được sự ủng hộ của các bạn!

meteorcodon
01-21-2010, 03:51 PM
em mới học hóa hữu cơ nên chưa biết j` về nó
em có một thắc mắc mong các pro jai jum nhan
vì sao trong hợp chất hữu cơ nhất thiết phải là cacbon mà không phải là chất khác?
khó hiểu quá:023::023:

ThangKSTNK53
01-21-2010, 04:03 PM
Người ta đi từ thực nghiệm,ví dụ đốt ra kiểu gì cũng phát hiện CO2

lopads1994
01-21-2010, 04:05 PM
Đơn giản vì hợp chất hữu cơ được định nghĩa như thế.
Giải thích ngắn gọn nhé....
Cacbon là nguyên tử rất đặc biệt, nó có thể kết hợp với nhau hoạc với các nguyên tử khác để tạo ra hơn 20 triệu hợp chất. Còn các nguyên tố còn lại chỉ có thể tạo thành 1 triệu hợp chất.
20 triệu >> 1 triệu
---> Người ta định nghĩa vậy....

ThangKSTNK53
01-21-2010, 04:13 PM
Để biết ra 20 triệu chất đó cũng xuất phát từ thực nghiệm đó chú em

lopads1994
01-21-2010, 05:28 PM
Để biết ra 20 triệu chất đó cũng xuất phát từ thực nghiệm đó chú em
Thì em có phản bác ý kiến của anh đâu. Em thấy trong sách ghi thế nên em chép ra.
Em học dốt Hóa nhất nên mấy cái này em chẳng biết được. Vào đây chỉ để xem cho vui thôi. Nhân tiện thấy bạn hỏi em thấy sách có giải thích nên trả lời. Còn không đúng thì thôi. Chứ có sao đâu.
Anh học giỏi Hóa thì có thể giải thích ra. Chứ nói mỗi cái thực nghiệm thì ai mà chẳng nói được.

giangcoikx
01-22-2010, 08:28 PM
Cho mình hỏi CH2N2 là những tác nhân gì trong các phản ứng?
Chảng w hạn khi cộng vào nối đôi nó sinh ra cacben ->vòng 3...:danhmay (

Nguyen Thi Minh Trang
01-24-2010, 04:24 PM
một câu hỏi lạ! như kiểu tại sao trong nước có hiđro, trong đất có Si...
bạn hỏi vậy thì đúng là pó tay, pó chân, pó đầu luôn!
(xin lỗi cả nhà vì spam):liduc (:phuthuy (

NguyenQuangTung
01-24-2010, 05:48 PM
Cracking nhiệt xảy ra theo cơ chế gốc nên tạo ra 1 hỗn hợp bao gồm phần lớn các HC ko phân nhánh, CH4, etilen nên có chỉ số octan rất thấp. Còn cracking xúc tác xảy ra theo cơ chế ion, nên cho hỗn hợp HC có chỉ số octan cao hơn :cool (

NguyenQuangTung
01-24-2010, 06:26 PM
Cái này tuỳ điều kiện pư bạn ah, nếu phản ứng trong ánh sáng thì CH2N2 mới bị quang phân ra gốc cacben, còn ở phản ứng bình thường thì nó chỉ có vai trò như 1 tác nhân metyl hoá :cool (

TuanFingers
01-25-2010, 11:51 AM
Bởi vì hợp chất hữu cơ là hợp chất của C <~~ định nghĩa như thế

saovang
01-25-2010, 11:52 AM
Chào bạn!
Câu hỏi của bạn thật hay và cũng là câu hỏi của những người đã xây dựng nên nghành hóa học hữu cơ. Câu chuyên bắt đầu từ những phỏng đoán và kết thúc bằng kết luận. Bạn có thể tìm hiểu thêm phần lịch sử hóa học hữu cơ. Thân

giangcoikx
01-25-2010, 09:23 PM
Bạn nào biết về các phản ứng của LDA(liti diisopropyl amit) giúp mình với!:03:

thiendongduc
01-30-2010, 09:42 AM
Các bạn cho biết: CH3 - CH = C = CH - CH3 có đồng phân hình học không? Vì sao?
(một số sách viết là có, một số là không. Nhưng đều ko giải thích.) Các bạn giải dùm nha/.

lemaiquan
01-30-2010, 11:21 AM
theo mình nó không có đồng phân hình hcj. Bởi vì phân tử của nó đối xứng qua =C= và không có mạch nhánh

minhduy2110
01-30-2010, 02:56 PM
Cái này chỉ có đồng phân quang mà không có đồng phân hình.
You có thể trích dẫn câu nói trong sách rằng nó có đồng phân hình hộ cái. Có thể you hiểu nhầm ý sách :24h_070:

giangcoikx
01-30-2010, 08:07 PM
Cái cacbon mà =C= lai hóa sp, 2 liên kết về 2 phía của nó nằm ở 2 mặt phẳng vuông góc với nhau, đp quang học.

thang187dt288
01-31-2010, 09:21 AM
các anh cho em hỏi mấy câu về phản ứng điều chế etilen từ C2H5OH
1.đá bọt dùng để làm gì?
2.yêu cầu với C2H5OH và H2SO4 ?
3.khí thoát ra gồm những khí nào?và làm sạch ntn?
4.cách đun ống nghiệm cho khỏi vỡ?
5.vai trò của bông tẩm sút?
6.yêu cầu với dd KMnO4?

các anh giúp em may câu hỏi này với.thank you!!!!!!!!!!

meokitti26
01-31-2010, 05:56 PM
đồng phân quang học là gì ạ?giải thích cho meokitti26 đựơc hem ạ?

darks
01-31-2010, 06:06 PM
đồng phân quang học là gì ạ?giải thích cho meokitti26 đựơc hem ạ?

Cái này bạn có thể xem thêm ở quyển "Tài Liệu giáo khoa chuyên Hóa Học --Hóa học 11-tập 1 trang 291 " bài đọc thêm số 10:ĐÔNG PHÂN QUANG HỌC hoặc nhiều sách khác nữa cũng có mà

trungndnamdinh
01-31-2010, 10:26 PM
Các bạn cho biết: CH3 - CH = C = CH - CH3 có đồng phân hình học không? Vì sao?
(một số sách viết là có, một số là không. Nhưng đều ko giải thích.) Các bạn giải dùm nha/.

Theo mình nghĩ thì phân tử này có đồng phân hình học. Nó có cả cấu hình cis-trans

minhduy2110
01-31-2010, 10:31 PM
Thế thì mời bạn vẽ và giải thích đâu là cis và đâu là trans?

Bo_2Q
02-01-2010, 08:52 PM
Các bạn cho biết: CH3 - CH = C = CH - CH3 có đồng phân hình học không? Vì sao?
(một số sách viết là có, một số là không. Nhưng đều ko giải thích.) Các bạn giải dùm nha/.

Chất này không có đồng phân hình học, chỉ có đồng phân quang học thôi. Bạn hãy vẽ các obitan xen phủ 2 cái liên kết đôi kia ra thì sẽ thấy hợp chất này không có mặt phẳng đỗi xứng nên tồn tại 2 đồng phân đối quang. Đồng thời ở đây 2 mặt phẳng xen phủ tạo thành 2 liên kết đôi là vuông góc với nhau nên 4 nhóm thế ở 2 đầu không thể thỏa mãn định nghĩa về đồng phân cis-trans được => không có đồng phân cis trans với hợp chất này.

Kinh nghiệm nhớ là số nối đôi liên tiếp chẵn thì sẽ có đồng phân quang học và không có đồng phân hình học còn số nối đôi liên tiếp là lẻ thì ngược lại. :11:

hoangtieuho
02-04-2010, 08:26 PM
không có đồng phân hình học. Vi cậu chỉ có thể vẽ được một bên, bên còn lại vẽ được một nhánh.
Và chất này cũng khó tồn tại vì có 2 liên kết đôi =C= đứng liền kề nhau.

songhao
02-05-2010, 09:10 PM
cho mình hỏi sản phẩm chính của phản ứng sau là gì ?


pent-2-en cộng HBr ? nếu theo macopnhicop sẽ ra sao ?

Ladiesman217
02-06-2010, 10:02 AM
Về vấn đề này thì bạn phải dựa vào nhóm hút,đẩy điện tử, ở đây nhóm ethyl đẩy e mạnh hơn nhóm methyl nên ở C số 3 sẽ dư điện tích dương => Br vào vị trí này, nhóm methyl dư điện tích âm => H vào vị trí này.

h20 hoahoc
02-06-2010, 10:23 AM
pent-2-en công thức cấu tạo là CH3-CH=CH-CH2-CH3 vì dây là anken không bất đối vì vậy bạn cộng Br hay H+ vào cacbon nối đôi nao thì nó cũng giống nhau vì vây sản phẩm này chỉ có 1 sản phàm là:CH3-CH2-CH(Br)-CH2-CH3

status
02-07-2010, 08:05 AM
Ủa. Vậy thì nó không ra sp là CH3-CH(Br)-CH2-CH2-CH3 được ạ? Em mới học hoá hữu cơ nên không rõ mấy cái này.

status
02-07-2010, 08:11 AM
Kinh nghiệm nhớ là số nối đôi liên tiếp chẵn thì sẽ có đồng phân quang học và không có đồng phân hình học còn số nối đôi liên tiếp là lẻ thì ngược lại. :11:

Cho em hỏi là nếu 1 chất có 2 phần có nối đôi liên tiếp, 1 phần chẵn 1 phần lẻ thì làm thế nào?

Bo_2Q
02-07-2010, 09:18 AM
pent-2-en công thức cấu tạo là CH3-CH=CH-CH2-CH3 vì dây là anken không bất đối vì vậy bạn cộng Br hay H+ vào cacbon nối đôi nao thì nó cũng giống nhau vì vây sản phẩm này chỉ có 1 sản phàm là:CH3-CH2-CH(Br)-CH2-CH3

Pent-2-en hoàn toàn không phải là một anken đối xứng nên khi cộng hợp với tác nhân không đối xứng như HBr sẽ ra 2 sp. Bạn sai nghiêm trọng đấy nhé, chưa kể việc sử dụng từ "bất đối" cũng dễ khiến người đọc nhầm tưởng bạn đang nói tới việc trong pent-2-en không có cacbon chiral. :010:

Trên lớp phổ thông thì giáo viên thường dạy là khi tác nhân HX cộng vào alken không đối xứng thì Hidro sẽ vào Cacbon nào có nhiều Hidro hơn. Thực chất chỉ là cách nói cho dễ nhớ thôi, trong trường hợp này thì không áp dụng như thế được nên phải dựa vào bản chất vấn đề là việc cacbocation trung gian nào bền hơn sẽ ưu tiên hơn thôi.:liemkem (

Bạn để ý nhé, 2 cacbon ở nối đôi đều là C bậc 2 nên độ bền cacbocation tạo ra khá tương đương nhưng hơi ưu tiên hơn tạo thành sản phẩm là CH3CHBrCH2CH2CH3. Số liệu thực nghiệm là CH3CHBrCH2CH2CH3 (55%) và CH3CH2CHBrCH2CH3 (45%). Nguyên nhân ở đây có thể giải thích do hiệu ứng siêu liên hợp :tinh ( cái này ở mức phổ thông bạn cũng không cần quan tâm lắm đâu.

Kết luận: Bạn chỉ cần nhớ khi cộng vào alken-2 không đối xứng HX (nối đôi ở vị trí số 2) bởi tác nhân không đối xứng thì sẽ tạo ra 2 sản phẩm trong đó X sẽ ưu tiên chiếm vị trí số 2 còn Hidro vào vị trí số 3. :03:

Thân! :24h_021:

Bo_2Q
02-07-2010, 09:24 AM
Cho em hỏi là nếu 1 chất có 2 phần có nối đôi liên tiếp, 1 phần chẵn 1 phần lẻ thì làm thế nào?

Tất nhiên khi đó nó sẽ có cả đồng phân hình học và đồng phân quang học rồi. Nếu đọc tên hợp chất trong trường hợp đó thì sẽ phải có 4 chất tất cả cis-R; cis-S; trans-R; trans-S :010:

P.S. Đọc thêm về danh pháp R,S nếu chưa biết nó là cái gì :ho (

Tại sao có 2 liên kết đôi kề bên thì lại kém bền vậy bạn ? :D
Do Carbon có 2 nối đôi gây là sức căng cho phân tử. Chính vì sức căng này mà các allen rất dễ bị đồng phân hóa thành alkin trong môi trường kiềm NaNH2/OH-

Thân!

songhao
02-11-2010, 08:07 AM
vay la minh nhan duoc 3 ý kiến trái nguoc nhau ! dĩ nhiên là pent-2-en không đối xứng rùi vạy 2 ý kiến còn lại thì sao nhỉ ai dúng đây ? help me !:24h_014:

hoang tu hoa
02-12-2010, 06:26 AM
Bạn H2O hoa hoc ơi !!!....hình như có vấn đề trong lời giải thích của bạn.....sao mà nó chỉ tạo ra 1 sản phẩm
Nhìn vào cấu tạo thì nó là chất bất đối xứng mà , cho nên nó tạo không ít nhất là 1 sản phẩm...........nó cũng tạo ra sản phẩm như bạn Status nói nữa chứ !!!

Bạn Bo_2Q ơi, cho mình hỏi chút....nếu như theo lời giải thích của bạn Ladiesman217 thì cách giải thích như zậy theo mình cũng có cái đúng mà, nhưng nó lại đối nghịch với lại lời giải thích của bạn ???bạn hãy nói rõ hơn đi:24h_039:

Bo_2Q
02-12-2010, 09:55 AM
Bạn H2O hoa hoc ơi !!!....hình như có vấn đề trong lời giải thích của bạn.....sao mà nó chỉ tạo ra 1 sản phẩm
Nhìn vào cấu tạo thì nó là chất bất đối xứng mà , cho nên nó tạo không ít nhất là 1 sản phẩm...........nó cũng tạo ra sản phẩm như bạn Status nói nữa chứ !!!

Bạn Bo_2Q ơi, cho mình hỏi chút....nếu như theo lời giải thích của bạn Ladiesman217 thì cách giải thích như zậy theo mình cũng có cái đúng mà, nhưng nó lại đối nghịch với lại lời giải thích của bạn ???bạn hãy nói rõ hơn đi:24h_039:
Bạn muốn nói rõ hơn ở chỗ nào nữa nhỉ? Nói bâng quo thế này thì trao đổi sao nổi :die (
Số liệu thực nghiêm có đó rồi đấy, bạn tự xét xem ai đúng ai sai :8:

hoang tu hoa
02-12-2010, 11:02 AM
Thì Ladiesman217 nói là do hiệu ứng đẩy electron của 2 nhóm etyl và metyl, còn bạn thì nói là do thực nghiệm và cứ gặp dạng bất đối xứng như thế này thì cứ cho X vào C2..........như zậy liệu có đúng cho mọi trường hợp hay không ??
Tui thì thấy cách giải thích của Ladiesman217 hợp lí hơn

Bo_2Q
02-12-2010, 11:38 AM
Pent-2-en hoàn toàn không phải là một anken đối xứng nên khi cộng hợp với tác nhân không đối xứng như HBr sẽ ra 2 sp. Bạn sai nghiêm trọng đấy nhé, chưa kể việc sử dụng từ "bất đối" cũng dễ khiến người đọc nhầm tưởng bạn đang nói tới việc trong pent-2-en không có cacbon chiral. :010:

Trên lớp phổ thông thì giáo viên thường dạy là khi tác nhân HX cộng vào alken không đối xứng thì Hidro sẽ vào Cacbon nào có nhiều Hidro hơn. Thực chất chỉ là cách nói cho dễ nhớ thôi, trong trường hợp này thì không áp dụng như thế được nên phải dựa vào bản chất vấn đề là việc cacbocation trung gian nào bền hơn sẽ ưu tiên hơn thôi.:liemkem (

Bạn để ý nhé, 2 cacbon ở nối đôi đều là C bậc 2 nên độ bền cacbocation tạo ra khá tương đương nhưng hơi ưu tiên hơn tạo thành sản phẩm là CH3CHBrCH2CH2CH3. Số liệu thực nghiệm là CH3CHBrCH2CH2CH3 (55%) và CH3CH2CHBrCH2CH3 (45%). Nguyên nhân ở đây có thể giải thích do hiệu ứng siêu liên hợp :tinh ( cái này ở mức phổ thông bạn cũng không cần quan tâm lắm đâu.

Kết luận: Bạn chỉ cần nhớ khi cộng vào alken-2 không đối xứng HX (nối đôi ở vị trí số 2) bởi tác nhân không đối xứng thì sẽ tạo ra 2 sản phẩm trong đó X sẽ ưu tiên chiếm vị trí số 2 còn Hidro vào vị trí số 3. :03:

Thân! :24h_021:

Nếu mà như Ladiesman217 nói do nhóm etyl đẩy e mạnh hơn nhóm metyl nên cacbocation ở C3 bền hơn thì mình lại bảo là do propyl đẩy e mạnh hơn etyl nên cacbocation ở C2 bền hơn :010: Như đã nói ở bài viết trên, 2 cacbocation này có độ bền xấp xỉ nhau (cùng là C bậc 2) nên muốn so sánh được độ bền này thì phải so sánh định lượng chứ không phải định tính được. Mà sao sánh định lượng thì bạn có máy móc mà tính toán không hay có mỗi tờ giấy và cái đề bài trước mặt nào :die ( Chính vì do làm định tính nên phải chấp nhận việc thừa nhận một số cái từ thực nghiệm. Thực nghiệm nó cho thấy Cacbocation ở C2 bền hơn và người ta giải thích do hiệu ứng siêu liên hợp (còn muốn biết rõ thế nào thì mời tự đọc sách). Người hỏi câu hỏi này do không nêu rõ mức độ cần giải đáp câu hỏi (thi HSG hay chỉ là học trên lớp) nên mình đã giải thích ở mức độ phù hợp và rút ra kinh nghiệm cho dễ nhớ :heorung( Mấy lời này đã thỏa mãn bạn hoang tu hoa chưa nhỉ?
http://img52.imageshack.us/img52/9466/1212b.png (http://img52.imageshack.us/i/1212b.png/)

hoang tu hoa
02-12-2010, 05:45 PM
Hidrocacbon A có công thức phân tử là C6H8
1mol A + KMnO4 + H2SO4 => 2 mol CO2 + 2mol HOOC - COOH
Xác định công thức cấu tạo của A;A có đồng phân hình học không ? (nếu có thì các bạn có thể biểu thị và giải thích giúp mình có được không ạ ?)
Cảm ơn nhìu:24h_062:

anhtuan_a3_92
02-12-2010, 10:48 PM
H2c=ch-ch=ch-ch=ch2

hoang tu hoa
02-13-2010, 07:20 AM
Trùi ui !!đáp án đúng ???
Nhưng bạn hãy giải thích tại sao đi chứ, tui hong biết vì sao nó lại có 3 liên kết đôi như thế ????:24h_039:

zeldery
02-19-2010, 07:26 PM
Cái chất có nối đôi sẽ bị phân cắt bởi KMnO4 trong môi trường acid. cái nối đôi sẽ bị đứt ra, hai cái C có nối đôi sẽ thành -COOH
Vd: CH3-CH=CH-CH2-CH3 -> CH3COOH + CH3CH2COOH
đặc biệt nếu nó chỉ có 1 C thì nó thành CO2.
Vậy nếu bạn ra 2 mol CO2 với 2 mol HOOC-COOH thì phải có hai đầu có 1 C và hai đoạn có 2 C. => công thức như bạn anhtuan_a3_92 đã đưa ra

zeldery
02-19-2010, 07:33 PM
LDA (liti diisopropyl amit) là chất dùng trong tổng hợp hữu cơ, là một bazơ dùng để "kéo" H của các hợp chất axit. Bản thân mình thấy chất này dùng nhiều để kéo H của các hợp phần metylen như este malonat CH2(COOC2H5)2.
CH2(COOC2H5)2 -> Li CH(COOC2H5)2 (xúc tác LDA)
chất sau có hoạt tính cao hơn chất trước, dễ dàng cộng vào các hợp chất cacbonyl hơn.

hoang tu hoa
02-20-2010, 09:09 AM
Tui hỏi thì được bei6t1 là, với điều kiện như thế thì chất A phải có 2 nhóm CH2= hoặc 2 nhóm CH(liên kết 3, nhưng không biết ghi) và 2 nhóm =CH-CH= hoặc (liên kết 3)CH-CH(liên kết 3):24h_088:
Zậy các bạn ghi như zậy có đủ chưa

nnes
02-20-2010, 10:16 AM
Tui hỏi thì được bei6t1 là, với điều kiện như thế thì chất A phải có 2 nhóm CH2= hoặc 2 nhóm CH(liên kết 3, nhưng không biết ghi) và 2 nhóm =CH-CH= hoặc (liên kết 3)CH-CH(liên kết 3):24h_088:
Zậy các bạn ghi như zậy có đủ chưa

Chất C6H8 có độ bất bão hòa là 3 ( có 3 liên kết pi ), dựa vào sản phẩm thu được thì ta thấy chất này khi bị oxi hóa sẽ bị cắt mạch tại 3 điểm.
Tại mỗi điểm bị cắt phải có liên kết đôi C=C, hoặc liên kết 3
Nhưng do chỉ có 3 lien kết pi, nên ko thể có nối 3 được.
Vì nếu có 1 nối 3 ( chứa 2 lk pi ), thì chỉ còn lại 1 nối đôi C=C --> chỉ có 2 điểm bị cắt mạch.

hoang tu hoa
02-20-2010, 12:10 PM
Mình đã hiểu, cảm ơn các bạn:quatang(

Voldemortvn
02-25-2010, 08:52 PM
Bạn nào có cách giải nhanh bài này thì giúp mình.

Cho 3 ax đơn chức là R1COOH, R2COOH, R3COOH với glixerol. Các triglixerit tối đa có thể tạo thành là bao nhiu.
A.18 B.12 C.16 D.22

DQD
02-25-2010, 09:41 PM
đáp án là a
Cái này tự viết đc mà

Voldemortvn
02-26-2010, 04:33 AM
Đúng là tự vik được nhưng hok lẽ vô phòng thi lại vik ra cho đủ sao. Có cách nào tính nhanh ko???

babyboy
02-26-2010, 06:37 AM
cái này hình như là 3x3!=18 ấy

Voldemortvn
02-26-2010, 10:17 AM
Bạn có thể nói rõ cho mình công thức tổng quát ko??? Ví dụ như họ cho 3 ax trong đó có 2 cái trùng nhau hoặc là nhiều hơn í

hoang tu hoa
02-26-2010, 02:51 PM
Thủy phân hoàn toàn 444g một lipit thu được 46g glixerol và 2 loại axit béo.Hai loại axit béo đó là gì ?
:24h_080::welcome (

hoang tu hoa
02-26-2010, 02:59 PM
Trộn lẫn dung dịch Na2CO3 với Fe(NO3)3 thì có hiện tượng gì xảy ra ?:24h_057:

Le Vy
02-27-2010, 08:47 AM
axetilen bị oxi hóa bởi KMnO4 sẽ tạo ra sản phẩm là axit và CO2 đó em

babyboy
02-27-2010, 08:56 AM
Bạn có thể nói rõ cho mình công thức tổng quát ko??? Ví dụ như họ cho 3 ax trong đó có 2 cái trùng nhau hoặc là nhiều hơn í

đây chăng qua chỉ là một bài tập sát xuất thui chứ đâu có công thức cụ thể đâu.
ví dụ:có mấy cách cho 3 ax khác nhau vào 2 cái thùng khác nhau
2^3/2!=4 cách

ngochuong_a2_HBT
02-28-2010, 11:08 AM
mọi người cho mình hỏi

người ta có thể dùng hiệu ứng cảm để so sánh tính linh động của nguyên tử H trong nhóm (-OH) của phenol và rượu:
trong khi nhóm phenyl hút e thì gốc ankyl trong phân tử rượu đẩy e về phía nguyên tử O.do đó mật độ e tăng lên, sự phân cực của liên kết (-OH) giảm đi, tính linh động của H giảm theo

nhưng ở chỗ là làm sao để biết nhóm phenyl hút e còn gốc ankyl của rươu thì đẩy e .....mong mọi người giúp đỡ .....:021::021:

thieu phong
03-01-2010, 03:37 AM
Giúp viết phương trình phản ứng của etylbenzen với thuốc tím khi đun nóng đi!

C6H5CH2CH3 + KMNO4 (đun nóng) ---> ?

darks
03-01-2010, 07:48 PM
Pt đây bạn tự cân bằng nhé:
C6h5ch2ch3+kmno4+h2so4-->c6h5cooh+co2+mnso4+k2so4+h2o

kuteboy109
03-01-2010, 08:02 PM
Cái này đã hỏi bên hhorg rồi mà bạn, bổ sung là trong MT kiềm hay trung tính sẽ tạo C6H5COOK ( lưu ý sản phẩm phụ sẽ có KOH, CO2 tương tác với nhau--> K2CO3 hoặc KHCO3 tùy thuộc vào việc thiết lập cân bằng)!

chanhtriqs
03-01-2010, 09:16 PM
SGK Hóa học 9 (trang 108) có đoạn thế này: "Đến năm 1828, nhà hóa học Vô-lơ là người đầu tiên đã tổng hợp thành công một hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ. Hợp chất hữu cơ đó là ure (NH2)2CO..". Có nghĩa là, theo sgk thì ure là chất hữu cơ. Em còn thấy trong 1 số sách cũng khẳng định điều đó..
Vậy cho em hỏi, tại sao bây giờ lại có 1 số người cho rằng ure là chất vô cơ. Suy nghĩ như vậy có đúng hay không? Căn cứ nào để khẳng định ure là vô cơ hay hữu cơ?

chocolatenoir
03-01-2010, 09:55 PM
Mình thì nghĩ Urê là chất hữu cơ.

Bạn đọc thêm link về urê
http://en.wikipedia.org/wiki/Urea

về định nghĩa các hợp chất hữu cơ
http://en.wikipedia.org/wiki/Organic_compound


Ngày nay urê được sản xuất với sản lượng rất lớn hơn 100 triệu tấn/năm (VN sản xuất cũng phải gần 1 triệu tấn ở hai nhà máy phân đạm Bắc giang-170.000 tấn và Đạm Phú Mỹ-750.000 tấn và sắp tới là Đạm Cà mau - 800.000 tấn). Đôi khi sản xuất urê được sắp xếp trong mục công nghiệp sản xuất phân bón vô cơ nói chung.

kuteboy109
03-01-2010, 10:14 PM
Ure ( urea) là chất hữu cơ đầu tiên được tổng hợp thành công từ các chất vô cơ, điều này là khẳng định đấy bạn ạ^^

chanhtriqs
03-02-2010, 05:04 AM
nhưng sao em nghe cô nói là chất vô cơ? hình như đó là tư tưởng "cải cách" thì phải. Vừa rồi tụi em làm kiểm tra, vì "ure" mà em sai. Tức quá.

hungcuong1432000
03-02-2010, 08:43 AM
chào em !
theo anh em hãy đọc thật kỹ lại câu hỏi cảu cô nhé ?
nếu cô hoi em : phân ure thuôc loại phân gì ?
thì phân ure chính là phân hóa học được xếp vào loại phân VÔ CƠ .
CHÚC EN THÀNH CÔNG
để chứng minh nó là chất vô cơ hay hữu cơ thì em hãy dựa vào công thức cấu tạo của nó . và em nói với cô hợp chất vô cơ không bao giờ có mạch cacbon

giotsuong
03-02-2010, 12:13 PM
1. Tách hidro từ iso-pentan, số đồng phân phẳng của các anken thu được là:
a. 4
b. 5
c. 3
d.2
:vanxin(

hoangbnd
03-02-2010, 07:43 PM
đáp án C.3

STRONGEST
03-04-2010, 02:32 PM
Chào bạn!
Theo mình biết thì đối với Phenol: nhóm phenyl gây hiệu ứng cảm ứng dương +I (tức là đẩy e) đối với nhóm -OH đó bạn. Còn lý giải tính linh động của H trong Phenol cao hơn trong Ancol thi phải dựa vào hiệu ứng liên hợp: nhóm phenol gây hiệu ứng liên hợp âm -C (tức là hút e) mạnh đối với nhóm -OH, trong khi Ancol không có hiệu ứng này.

giotsuong
03-05-2010, 11:33 AM
đáp án C.3

4 đồng phân bạn ơi, mình chỉ tìm dc 3 nhưng thầy nói là 4 :((

hoangbnd
03-06-2010, 08:59 PM
4 đồng phân bạn ơi, mình chỉ tìm dc 3 nhưng thầy nói là 4 :((

bạn làm ơn hỏi hộ mình xem 4 đồng phân đó là gì nha, mình tìm mãi ko thấy cái thứ 4 là gì:24h_031:

stupi
03-06-2010, 09:23 PM
có thể là nó tách cả 2 phân tử H2-->tạo ankadien:11:

[Sc]Trunks
03-06-2010, 09:26 PM
Mình cũng nghĩ là 3 mới đúng !!! CH3-CH(CH3)-CH2-CH3 thì cái chỗ C bậc 3 tách hiđro ở 2 vị trí CH3 liên kết với nó thì là như nhau do tính đối xứng mạch cacbon !! bạn xem lại kĩ đi !

giotsuong
03-06-2010, 09:27 PM
có thể là nó tách cả 2 phân tử H2-->tạo ankadien:11:

nói thế làm sao hiểu dc
rõ hơn tí đi bạn............................................. ......................
Trunks;54839']Mình cũng nghĩ là 3 mới đúng !!! CH3-CH(CH3)-CH2-CH3 thì cái chỗ C bậc 3 tách hiđro ở 2 vị trí CH3 liên kết với nó thì là như nhau do tính đối xứng mạch cacbon !! bạn xem lại kĩ đi !

Thầy mình nói 4, mình chỉ biết có 3, thầy bảo về nhà xem kĩ lại đi

hoangbnd
03-07-2010, 05:12 PM
có thể là nó tách cả 2 phân tử H2-->tạo ankadien:11:

Bạn xem lại đề bài đi. Đồng phân anken chứ ko phải là tìm sp khi đề hidro hóa. Chứ đề hidro hóa thì ko chỉ có 4 sp đâu.
Bạn GIỌT SƯƠNG đành chờ thầy chữa thui, bạn ah. Tớ chịu rùi.

kthyanh
03-08-2010, 02:37 PM
Các bác cho em hỏi về công thức delta tính số liên kết pi hay la` gama ở hợp chất hidrocacbon.

Molti
03-08-2010, 02:48 PM
Có phải là cái này :
CxHy
delta= (2x-y+2)/2
nếu delta =0 thì có liên kết đơn
nếu delta =1 thì có liên kết 2
nếu delta = 2 thì có 2 liên kết 2 hay 1 liên kết 3
Và còn tùy vào chất đó là alkan, alken hay alkin mà có thể suy ra kiểu lk

[Sc]Trunks
03-08-2010, 07:22 PM
Bạn ấy muốn tìm delta ở đây là độ bất bảo hòa đấy em, cái của em thì cũng đúng, nhưng bạn ấy cần công thức :D :
delta =[ 2+ số nguyên tử của mỗi nguyên tố * ( hóa trị của mỗi nguyên tố -2)]/2
cái này áp dụng rộng rãi cho nhiều chất lun, nhưng nó chỉ dùng cho các hợp chất không có tính phân cực, CH3COONa chả hạn thì sai bét !! ví dụ công thức là C4H8 :
delta = [ 2 + 4*(4-2) + 8(1-2) (cái đây chính là chỗ mình nói ở trên)]/2 =1
nếu :
delta =0 : hợp chất chỉ toàn liên kết sigma
delta=1: hợp chất có 1 liên kết pi hoặc 1 vòng no
delta=2 : có 2 liên kết pi hoặc 1 vòng no có 1 liên kết pi hoặc 2 vòng no chung cạnh
delta=3: là chất thơm
còn nữa. nhưng phổ thông dùng có thế àh :D

nnes
03-08-2010, 08:55 PM
Trunks;54945']Bạn ấy muốn tìm delta ở đây là độ bất bảo hòa đấy em, cái của em thì cũng đúng, nhưng bạn ấy cần công thức :D :
delta =[ 2+ số nguyên tử của mỗi nguyên tố * ( hóa trị của mỗi nguyên tố -2)]/2
cái này áp dụng rộng rãi cho nhiều chất lun, nhưng nó chỉ dùng cho các hợp chất không có tính phân cực, CH3COONa chả hạn thì sai bét !! ví dụ công thức là C4H8 :
delta = [ 2 + 4*(4-2) + 8(1-2) (cái đây chính là chỗ mình nói ở trên)]/2 =1
nếu :
delta =0 : hợp chất chỉ toàn liên kết sigma
delta=1: hợp chất có 1 liên kết pi hoặc 1 vòng no
delta=2 : có 2 liên kết pi hoặc 1 vòng no có 1 liên kết pi hoặc 2 vòng no chung cạnh
delta=3: là chất thơm
còn nữa. nhưng phổ thông dùng có thế àh :D

Ai bảo delta chỉ dùng cho hợp chất ko cực, hợp chất có phân cực như ancol, axit, hay este, and....đều dùng đc công thức này. NỌi chung là các hợp chất có C,H,O, halogen tính như H.
Còn Ch3COONa là hợp chất ion, thì để ý là Na thế cho H, như vậy khi tính độ bất bão hòa thì Na tính như H
VD: CH3COONa như của CH3COOH --> có 1 pi
C2H5ONa như C2H5OH--> 0 pi
C6H5 -ONa như C6H5OH -> delta = 4
......

tanyenxao
03-09-2010, 03:24 PM
Cách lập công thức delta, gọi tắt là K (số liên kết đôi, hoặc tạo vòng):
Xét công thức CxHyOzNt có số liên kết đôi là k:
Ở đây ta xét số liên kết còn dư lại của C, O, N sau khi đã liên kết với nhau có thể gắn thêm Hidro lên.
Số liên kết hóa trị mà xC, zO và tN là: 4x + 2z + 3t (C hóa trị 4, O h trị 2, N hóa trị 3)
số số liên kết hóa trị để chúng nối nhau lại là: 2(x + z + t - 1) (chú ý n nguyên tố chỉ cần n - 1 nối liên kết là đủ, mỗi liên kết làm mất đi 1 e hóa trị của mỗi chất tức cần 2 e cho mỗi liên kết nên nhân hệ số 2)
Với số liên kết đôi trong hợp chất kia là k thì số hydro có thể gắn thêm lên được là:
4x + 2z + 3t - 2(x + z + t - 1) - 2k = y
<==> 2x + t + 2 -2k = y
<=> 2k = 2x + t + 2 - y
<=> k = (2x + t + 2 - y)/2
k là delta: khi k = 1 hợp chất có 1 liên kết đôi hoặc tạo thành vòng
k= 2 có 2 liên kết đôi hoặc 1 liên kết ba hay tạo 1 vòng và 1 liên kết đôi

bài toán đúng cho cả liên kết đôi gắn trên oxi hay nitơ.

Trong trường hợp không có nito chỉ việc bỏ t đi, không có oxi chỉ việc bỏ z đi.
Nếu gắn thêm nguyên tố khác chỉ việc nhân nguyên tố đó với hóa trị của nó, trừ đi 2 nhân với số nguyên tố đó trong hợp chất rồi cộng vào tử số biểu thức trên.
Nếu có nguyên tố hóa trị một thì coi nguyên tố đó như hydro.
Ví dụ thêm u nguyên tố S, a nguyên tố P, n nguyên tố Na thì biểu thức sẽ là:

k = (2x + t + 2 - y -n + 2u - 2u + 3a - 2a)/2
<=> k = (2x + t + a + 2 - y - n)/2

Lưu ý, những nguyên tố hóa trị 2 thêm vào ko ảnh hưởng đến giá trị của công thức nên khi đã quen không cần bận tâm đến chúng trong công thức delta. Tuy nhiên việc đó không có nghĩa những nguyên tố đó không tạo liên kết đôi khi biện luận.
Ví dụ:
C2H6O2

K = (3.2 + 2 - 6)/2 = 1 Thì công thức có thể là CH3CH2COOH tức liên kết đôi nằm ở oxi
hoặc CH2(OH)CH2CHO ....

Công thức tính delta chỉ liên quan đến việc tính liên kết đôi, ba hay vòng trong hợp chất hữu cơ, kể cả dạng muối của các hợp chất đó.
ví dụ CH3COONa

k = [2.2 + 2 - 3(H) - 1(Na)]/2 = 1 vậy trong hợp chất này có 1 liên kết đôi! (Với phân tử lớn hơn có thể tạo vòng!)

Chúc các bác vui với công thức trên!

phamvanthoi
03-10-2010, 08:53 AM
các công thức trên đều đúng. các bạn có thể tham khảo thêm công thức
a = [(tổng số e hóa trị) - 2(tổng số nguyên tử) + 2]/2

monkivn92
03-11-2010, 10:22 AM
cảm ơn nhìu nha, thực ra mình muốn tìm 1 số cách đặc biệt, cách nhìn nhanh chẳng hạn hay pp lk pi trung bình để mở rộng kiến thức.

ket_ban
03-12-2010, 07:04 PM
Liệu có tách 4 nguyên tử hidro , 2 cái tạo nối đôi , 2 cái đóng vòng , sản phẩm là C4H6=Ch2

minhduy2110
03-12-2010, 10:15 PM
1. Tách hidro từ iso-pentan, số đồng phân phẳng của các anken thu được là:
a. 4
b. 5
c. 3
d.2
Với cái đề thế này mình chỉ tìm được đúng có 1 chất thỏa mãn đồng phân phẳng.
Không hiểu toàn những 3 với 4 chất là ở đâu :)

hoangbnd
03-13-2010, 06:35 PM
Với cái đề thế này mình chỉ tìm được đúng có 1 chất thỏa mãn đồng phân phẳng.
Không hiểu toàn những 3 với 4 chất là ở đâu :)

Anh Duy ơi! Em ko hiểu. Anh có thể vẽ ra được ko ah??:24h_035:

mjss123
03-14-2010, 02:56 PM
Cho em hỏi
1/Glixerol hòa tan Cu(OH)2 tạo thành phức chất có màu xanh sau đó nhỏ từ từ HCl thì phản ứng giữa phức đó như thế nào và có hiện tượng gì ko
2/ Khi thì nghiệm Cu(OH)2 với HCl tạo ra chất màu xanh nhưn sau đó nhạt màu dần rồi mất luôn ????????
3/ Nhỏ từ từ nứoc brom vào phenol thu được sản phẩm. Sản phẩm đó để 1 thơi gian có xảy ra hiện tựong gì, nếu có giải thích dùm em

anhtuan_a3_92
03-14-2010, 03:59 PM
Cho em hỏi
1/Glixerol hòa tan Cu(OH)2 tạo thành phức chất có màu xanh sau đó nhỏ từ từ HCl thì phản ứng giữa phức đó như thế nào và có hiện tượng gì ko
2/ Khi thì nghiệm Cu(OH)2 với HCl tạo ra chất màu xanh nhưn sau đó nhạt màu dần rồi mất luôn ????????
3/ Nhỏ từ từ nứoc brom vào phenol thu được sản phẩm. Sản phẩm đó để 1 thơi gian có xảy ra hiện tựong gì, nếu có giải thích dùm em
1. Phức bị phá
3. Kết tủa trắng chuyển sang màu vàng của 2,3,3,6-tetrabromxiclohex-2.5-dien-1-on

kuteboy109
03-14-2010, 04:21 PM
2> CuCl2 có màu xanh, còn cái nhạt dần và mất luôn là gì vậy bạn?
3> C6H5OH+ 3Br2--> C6H2(OH)Br3 Kết tủa trắng--> C6H2OBr4 kết tủa vàng ( phải là 2,4,4,6-tetrabrom chứ nhỉ, và vẫn có nhóm OH chứ sao lại chuyển nó về xeton).

minhduy2110
03-14-2010, 07:45 PM
3> C6H5OH+ 3Br2--> C6H2(OH)Br3 Kết tủa trắng--> C6H2OBr4 kết tủa vàng ( phải là 2,4,4,6-tetrabrom chứ nhỉ, và vẫn có nhóm OH chứ sao lại chuyển nó về xeton).

Phản ứng oxi hóa thì làm gì còn -OH nữa =.=
Nên đọc kỹ lại Hữu cơ nhé!

kuteboy109
03-14-2010, 07:49 PM
Vậy thì chắc phải xem lại rồi, vì sách thầy Sơn viết thế đấy ạ^^

minhduy2110
03-14-2010, 07:58 PM
Sách nào của thầy Sơn viết thế :24h_016:

kuteboy109
03-14-2010, 08:08 PM
Quyển cơ sở lý thuyết hữu cơ tập 2 tập 2 ạ, cũng có thể ra xeton lắm chứ nhỉ?

minhduy2110
03-14-2010, 10:32 PM
"Cũng có thể là thế nào" =.=
Bản chất của phản ứng này là oxi hóa nhóm -OH lên thành ketone, sản phẩm ko là ketone thì trở thành phản ứng gì? Đố cân bằng được đấy.

Quyển sách kia anh ko có nhưng anh ko tin là thầy Sơn viết cái dòng đó :))

kuteboy109
03-14-2010, 10:48 PM
Đã xem lại và thừa nhận sai sót ạ, sách thầy Rãng cũng có ghi xeton. Chắc quyển thầy Sơn in nhầm rồi, năm 2001.

phanngocson
03-15-2010, 08:07 PM
các đong vị khác của oxi đèu là phõng xạ ra B+ và B- nhưng mà cái này phải hóc hóa chuyên thì mới nen tìm hiểu

hpbhc1
03-18-2010, 07:45 AM
Cho mình hỏi tên chất ete này CH3-O-CH2CH2-O-CH2CH2-O-CH3 theo iupac nha!:24h_048:

heocon1706
03-18-2010, 08:10 AM
Theo mình biết thì hợp chất trên có tên là: 3,5,8 - Trioxanonan.

hoangtuchem
03-18-2010, 01:05 PM
Theo mình biết thì hợp chất trên co tên là: 3,5,8 - Trioxanonan.

theo mình thì cách đọc trên chưa có nhóm chức ete

heocon1706
03-18-2010, 03:02 PM
Ở đây, mình gọi tên hợp chất này theo danh pháp trao đổi, không theo danh pháp gốc chức nên không có chức ete!!!

chem0407p
03-18-2010, 03:25 PM
Cho mình hỏi tên chất ete này CH3-O-CH2CH2-O-CH2CH2-O-CH3 theo iupac nha!:24h_048:
1-methoxy-2-(2-methoxyethoxy)ethane

heocon1706
03-18-2010, 07:45 PM
Danh pháp IUPAC gồm nhiều loại như : Tên thay thế, tên gốc - chức, tên trao đổi, tên kết hợp....Hi...

hoang tu hoa
03-20-2010, 11:32 AM
Cái này lạ quá ! khó hiểu !bạn cho ví dụ luôn yk ?

nguyenquocbao1994
03-20-2010, 03:25 PM
anh em có bài tập về phần này không ? Em đang cần để ôn thi chuyên

Em tìm trong sách hóa nâng cao lớp 9 nhưng không có ? Những bài này có thể tìm ở sách nào ?

thiensutinhnghich_95
03-22-2010, 11:40 AM
E có câu muốn hỏi là khi cho rượu có lẫn hơi nước hoặc là dung dịch rượu tác dụng Na thì nước sẽ phản ứng vs Na trc hay là rượu ạh????
Mong các anh chị cho ý kiến ạh. E cảm ơn !!!:24h_048::020:

Nấm Puchimon
03-22-2010, 12:22 PM
mình nghĩ là nó sẽ pu với nước trước bạn ạh

hoangtuchem
03-22-2010, 01:03 PM
theo mìk là tác dụng với rược trước vì nó có nhóm OH linh động hơn n'c

minhduy2110
03-22-2010, 03:12 PM
Phản ứng với nước trước.
Bỏ C2H5ONa vào nước lập tức có phản ứng sau:
C2H5ONa + H2O --> C2H5OH + NaOH.
Nhìn trên lý thuyết cũng đoán được tính acid của nước lớn hơn của rượu, khi mà R-OH có nhóm R đẩy e vào oxi còn H-OH thì làm gì có nhóm nào đẩy.

Tuy nhiên ở phenol thì lại khác rượu, nhóm Phenyl- liên hợp với oxi gây hút e mạnh và dẫn đến tính acid phenol lớn hơn nước. Do đó khi cho Na vào dung dịch phenol trong nước, tất nhiên Na sẽ phản ứng với phenol trước.

minhduy2110
03-22-2010, 03:32 PM
Chính xác là phản ứng với rượu trc đấy bạn.:023::023::023:
Kjn là vô đối
Mong bạn đưa ra lý do xác thực hay dẫn chứng xác thực?
Còn chỉ kết luận 1 câu without any clue nào thế này, khác gì đoán mò? --> quy vào spam cả đấy.

Đừng thấy sách viết Rượu có hydro linh động ở nhóm -OH mà nghĩ H2O ko có hydro linh động bằng!
Bằng chứng đơn giản là H2O sôi ở 100 độC và Rượu có M cao hơn nhưng chỉ sôi ở 78.5 độ C. Chứng tỏ lk Hydro trong nước mạnh hơn và --> độ phân cực O-H trong H2O là lớn hơn.

Còn thích số liệu cụ thể thì tự tra Ka nhé. C2H5OH vẫn yếu acid hơn H2O 1 chút.

heocon1706
03-24-2010, 10:39 AM
Chào các bạn!!
Trong SGK 9 và 11 thì ancol chỉ tác dụng với kim loại kiềm. Nhưng có sách viết PTHH của phản ứng giữa ancol và Mg!! Mình thắc mắc không biết các kim loại từ Mg (kể cả Mg) trở về sau trong dãy hoạt động hóa học có tác dụng với ancol không? Bạn nào biết thì cho mình biết với!!!! Thanks!!!!!

hoangtuchem
03-24-2010, 12:27 PM
Chào các bạn!!
Trong SGK 9 và 11 thì ancol chỉ tác dụng với kim loại kiềm. Nhưng có sách viết PTHH của phản ứng giữa ancol và Mg!! Mình thắc mắc không biết các kim loại từ Mg (kể cả Mg) trở về sau trong dãy hoạt động hóa học có tác dụng với ancol không? Bạn nào biết thì cho mình biết với!!!! Thanks!!!!!

ủa hình như đâu phải thế pứ đó là phải ứng cơ kim mà chỉ có ở dẫn xuất halogen của hidrocacbon thui àk

inhtoan
03-30-2010, 07:10 PM
Bạn nào cho mình hỏi trime hóa propin tạo ra sản phẩm là chất gì ? CTCT và giải thích ?

hmlk9093
03-31-2010, 05:38 AM
tìm a để viết CTCT phải ko bạn ? lớp 9 thì mình nghĩ cái này chưa có đâu. nếu ai chuyên sâu hóa sẽ bik sớm. còn ko tới 11 mới dc học (mình nghĩ là thế) :matheo(

phanngocson
04-02-2010, 05:53 PM
Lớp 9 tớ đã được học cái này rồi mà lên 11 chỉ on lại thôi sao các cậu chưa được học mà phải lên 11 mới được học.

phanngocson
04-02-2010, 06:05 PM
hình như là không có bạn ạ. Theo tớ nó không phù hợp để tạo trime

monkivn92
04-02-2010, 06:09 PM
theo mình là 1,3,5-trimetylbenzen

phanngocson
04-02-2010, 06:13 PM
À không có thể tạo vòng 9 cạnh nhưng cách đặt liên kết pi có thể thay đổi

phanngocson
04-02-2010, 06:18 PM
Giải thích thì dễ thôi: liên kết đoi và 3 có liên kết pi kém bền nên dễ phá vỡ đẻ tạo lên kết xich ma với các nguyên tử khác hay chính bản thân nó. câu hỏi của cậu giúp tớ rất nhiều đó cảm ơn

phanngocson
04-02-2010, 06:20 PM
Sao mà ra câu như bạn nói thế thì thừa H à

nguyenquocbao1994
04-02-2010, 09:15 PM
những công thức này em đã học nhưng em chưa tìm được sách có bài tập dạng này để làm. Anh chị có thể giúp em tìm sách được ko ?

nhoc ut
04-03-2010, 07:20 AM
mấy anh chị giải thích giùm em hiện tượng này cha. cho 3 ống nghiệm lần lượt chứa etanol, propan-1-ol, propan-2-ol; sau đó cho vào dung dịch Iode,lắc. Tiếp tục cho dd NaOH,lắc kĩ thấy dd nhạt dần đến màu vàng. Nếu ống nghiệm bị mất màu thì thêm tiếp dd Iode cho dd có màu vàng . Đặt ống nghiệm trong nước ấm 5 phút thì thấy 2 ống nghiệm có kết tủa vàng iodoform, còn propan-1-ol bị mất màu.
Vậy propan-1-ol không có phản ứng iodoform, nhưng tại sao lại mất màu Iode.anh chị nào biết giải thich giùm em càm ơn nhìu:24h_017:

minhduy2110
04-03-2010, 07:37 AM
Thứ nhất là cả 3 chất gặp iod đều xả ra phản ứng oxi hóa khử đưa nhóm chức rượu lên nhóm aldehyd. Điều này làm cho I2 bị nhạt màu.
Còn đối với 2 rượu C2H5OH và propanol-2 sau khi bị oxi hóa lên là CH3CHO và aceton là 2 chất có khả năng phản ứng iodofom, tạo 2 kết tủa vàng CHI3, còn propanol-1 sau khi oxi hóa lên propanal lại không có phản ứng này. (bản chất là sự thế cả nhóm -CH3 cạnh C=O làm đứt mạch carbon ngay tại đó, không có trường hợp tương tự cho những nhóm không phải -CH3)

ngocvantu
04-03-2010, 05:13 PM
có thể là đông phân hình học

anhtuan_a3_92
04-04-2010, 10:33 AM
Em nghĩ là 2 chất (không có đồng phân hình học) , do để có tính phẳng thì các C phải ở trạng thái lai hóa sp2, hoặc đính vào sp2 , còn nếu xét cả tính phẳng với H thì không có chất nào

painnguyen
04-04-2010, 03:08 PM
Mình thì nghĩ là phản ứng với rượu trước! Vì đã chứng minh đc là dù cho Na với số mol ít hơn nước vào trong hỗn hợp này thì cũng sẽ tạo ra C2H5ONa mà! Vả lại mình thì nghĩ 2 cái này xảy ra đồng thời, nêys mà có trc sau thì khoảng thời gian cũng chỉ bằng "con cá heo sau búng theo con cá heo trước" mà thôi! Chắc chẳng ai ra cái đề là cho Na vào hỗn hợp rượu và nước tính C2H5ONa và NaOH tạo ra đâu! :D. chỉ là ý kiến cá nhân nha, xin đừng la em vì em mới vào mà!

Mr.Happy
04-06-2010, 03:54 PM
theo minh` thi` ca? 2 cung` xay? ra 1 luc'....
phan? ung' nhu sau :
C2H5OH + Na --> C2H5ONa+1/2H2
HOH+Na--> NaOH + 1/2H2

kuteboy109
04-06-2010, 07:49 PM
Câu trả lời là phản ứng với nước trước, anh Minh Duy đã giải thích cụ thể rồi đó. Cái này giống như cho Na vào dung dịch HCl thì Na sẽ phản ứng với axit trước, tương tự H2O có tính axit mạnh hơn ancol nên sẽ phản ứng trước với Na. Đặt giả thiết phản ứng với ancol trước tạo C2H5ONa thì chất này cũng phản ứng mạnh liệt với H2O--> C2H5OH + NaOH ( giải thích tính bazơ mạnh của C2H5ONa).
+ Bổ sung là dạng bài tập cho Na vào dung dịch ancol rất phổ biến trong các đề thi đại học- cao đẳng, cách giải hợp lí luôn xét phản ứng với nước trước.