Diễn đàn Thế Giới Hoá Học

Diễn đàn Thế Giới Hoá Học (https://gimitec.com/chemvn/index.php)
-   ĐẠI CƯƠNG - VÔ CƠ (https://gimitec.com/chemvn/forumdisplay.php?f=83)
-   -   giải thích hiện tượng thí nghiệm sau (https://gimitec.com/chemvn/showthread.php?t=15076)

pichu15 09-14-2010 11:04 PM

Màu của muối kim loại kiềm
 
Cho mình hỏi câu này:
Tại sao khi nhúng giấy thấm dd LiCl rồi đốt thì có màu, còn khi thay bằng Li2SO4 thì ko co màu??:3:

cattuongms 09-15-2010 12:21 AM

[QUOTE=pichu15;68678]Cho mình hỏi câu này:
Tại sao khi nhúng giấy thấm dd LiCl rồi đốt thì có màu, còn khi thay bằng Li2SO4 thì ko co màu??:3:[/QUOTE]

Vì Li2SO4 khó bay hơi hoặc bị phân huỷ thế thôi. Khi đốt giấy cháy mà Li2SO4 vẫn còn trong tro, muối Li+ không bay hơi thì lấy đâu ra màu.

nhungoc 09-23-2010 11:34 AM

giải thích hiện tượng thí nghiệm sau
 
thí nghiệm cho Fe tác dụng với H2SO4 đặc nóng sau đó nhỏ dung dịch NaOH vào
ban đầu axit sẽ được trung hòa bởi bazơ. cho tiếp NaOH thì thấy có kết tủa. tiếp tục cho NaOH thì kết tủa tan
tại sao vậy?
mong sự giúp đỡ tham gia thảo luận của mọi người
:24h_035: :art (

cattuongms 09-23-2010 03:12 PM

[QUOTE=nhungoc;69130]thí nghiệm cho Fe tác dụng với H2SO4 đặc nóng sau đó nhỏ dung dịch NaOH vào
ban đầu axit sẽ được trung hòa bởi bazơ. cho tiếp NaOH thì thấy có kết tủa. tiếp tục cho NaOH thì kết tủa tan
tại sao vậy?
mong sự giúp đỡ tham gia thảo luận của mọi người
:24h_035: :art ([/QUOTE]

Có lẽ do có t^0 cao nên NaOH đặc mới tác dụng được với Fe(OH)3
-> NaFe(OH)4 nhưng ở đây không thấy nói gì về NaOH đặc cả.
:24h_010:

nhungoc 09-24-2010 08:26 AM

[QUOTE=cattuongms;69143]Có lẽ do có t^0 cao nên NaOH đặc mới tác dụng được với Fe(OH)3
-> NaFe(OH)4 nhưng ở đây không thấy nói gì về NaOH đặc cả.
:24h_010:[/QUOTE]

Ngọc quên mất đấy NaOH là đặc. nhưng mình để nguội mới cho NaOH vào mà, vẫn tạo ra Fe(OH)3 đấy với lại Fe(OH)3 có lưỡng tính đâu sao có thể ra NaFe(OH)4 được

cattuongms 09-24-2010 11:41 PM

[QUOTE=nhungoc;69198]Ngọc quên mất đấy NaOH là đặc. nhưng mình để nguội mới cho NaOH vào mà, vẫn tạo ra Fe(OH)3 đấy với lại Fe(OH)3 có lưỡng tính đâu sao có thể ra NaFe(OH)4 được[/QUOTE]
Thực ra Fe(OH)3 thể hiện tính axit yếu, tác dụng chậm với NaOH đặc, nhanh hơn ở t^0 cao.

HORIZON 09-25-2010 09:34 AM

Fe(OH)3 có tính acid yếu, vậy các M(OH)x khác (M là kim loại chuyển tiếp) có tính acid yếu không?
cattuong có thể cho mình tài liệu về phần này được không?
Thank

luckysunny1988 09-25-2010 10:19 AM

tớ không nghĩ là Fe(OH)3 lần có tính axit yếu đâu.còn tại sao kết tủa tan thì tó chưa nghĩ ra. tớ sẽ tìm hiểu xem

cattuongms 09-25-2010 11:40 AM

[QUOTE=luckysunny1988;69243]tớ không nghĩ là Fe(OH)3 lần có tính axit yếu đâu.còn tại sao kết tủa tan thì tó chưa nghĩ ra. tớ sẽ tìm hiểu xem[/QUOTE]

Tính axit yếu ở đây là tớ nói khi tác dụng với dd bazo mạnh thì nó thể hiện tính axit yếu.
Còn nó tan là do tác dụng với NaOH chẳng còn lí do gì nữa cả.:24h_048:

nhungoc 09-28-2010 04:44 PM

[QUOTE=cattuongms;69247]Tính axit yếu ở đây là tớ nói khi tác dụng với dd bazo mạnh thì nó thể hiện tính axit yếu.
Còn nó tan là do tác dụng với NaOH chẳng còn lí do gì nữa cả.:24h_048:[/QUOTE]

bạn nói đúng rồi đó Fe(OH)3 có tính axit yếu, kết tủa tan khi tác dụng với NaOH đặc
cảm ơn bạn nhé !
minh cũng muốn tìm chút tài liệu về Fe(OH)3 là axit yếu khi cho tác dụng với kiềm đặc các bạn giúp mình nha !:24h_076::art (:24h_091:


Múi giờ GMT. Hiện tại là 05:34 PM.

Developed by: ChemVN. Site: www.chemvn.com.
Bản quyền thuộc về ChemVN.
Ghi rõ nguồn http://chemvn.com nếu bạn trích dẫn hay phát hành thông tin từ website này !