Diễn đàn Thế Giới Hoá Học

Diễn đàn Thế Giới Hoá Học (https://gimitec.com/chemvn/index.php)
-   NỀN TẢNG HỮU CƠ - FUNDAMENTAL ORGANIC CHEMISTRY (https://gimitec.com/chemvn/forumdisplay.php?f=75)
-   -   Đại cương hóa hữu cơ (https://gimitec.com/chemvn/showthread.php?t=3709)

Bo_2Q 03-17-2008 02:04 AM

Đại cương hóa hữu cơ
 
Em học phần này thấy xương quá , lập topic bên này mong mọi người chỉ giáo thêm. :ungho (
Đầu tiên là cái nì : Sắp xếp 3 đồng phân của benzenđiol C6H4(OH)2 theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi? Giải thích :art ( .
thanks

tieulytamhoan 03-17-2008 03:53 AM

[QUOTE=Bo_2Q]Em học phần này thấy xương quá , lập topic bên này mong mọi người chỉ giáo thêm. :ungho (
Đầu tiên là cái nì : Sắp xếp 3 đồng phân của benzenđiol C6H4(OH)2 theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi? Giải thích :art ( .
thanks[/QUOTE]
Theo tui thì đồng phân 1,4-dihidroxi benzen có nhiệt độ sôi cao nhất, 1,2-dihidroxi benzen có nhiệt độ sôi thấp nhất
Giải thik: do ảnh hưởng của lk Hydrogen liên phân tử & lk Hydrogen nội phân tử

Bo_2Q 03-17-2008 10:58 AM

[QUOTE=tieulytamhoan]Theo tui thì đồng phân 1,4-dihidroxi benzen có nhiệt độ sôi cao nhất, 1,2-dihidroxi benzen có nhiệt độ sôi thấp nhất
Giải thik: do ảnh hưởng của lk Hydrogen liên phân tử & lk Hydrogen nội phân tử[/QUOTE]
cái lk H nội phân tử thì em rõ rùi , còn 2 cái lk H ngoại phân tử kia thì em ko biết so sánh tiếp ra sao :mohoi (

tieulytamhoan 03-17-2008 06:54 PM

[QUOTE=Bo_2Q]cái lk H nội phân tử thì em rõ rùi , còn 2 cái lk H ngoại phân tử kia thì em ko biết so sánh tiếp ra sao :mohoi ([/QUOTE]
Tui nghĩ dzụ này có thể phán là do "hiệu ứng lập thể" :cuoi ( . Bo nghĩ sao?

[url]http://en.wikipedia.org/wiki/1%2C2-dihydroxybenzene[/url]

[url]http://en.wikipedia.org/wiki/Resorcinol[/url]

[url]http://en.wikipedia.org/wiki/1%2C4-dihydroxybenzene[/url]

tigerchem 03-18-2008 11:23 AM

Các đồng phân ortho, metha, para của dihydroxybenzene có lực liên kết hydrogen nội phân tử giảm dần (ortho là mạnh nhất và para là không có, metha có liên kết hydrogen giảm do khoảng cách xa, tương tác tĩnh điện giữa O và H yếu đi) nên nhiệt độ sôi tăng dần (do liên kết hydrogen liên phân tử (chứ không phải ngoại phân tử) tăng dần).
Thân!

bicycle2007 03-18-2008 11:14 PM

Bi nghĩ chỉ có ở đồng phân ortho thì mới nói đến lkH nội phân tử thui chứ, còn metha và para thì đâu còn khả năng này nữa. Lúc đó, phải chăng mình cần nghĩ đến một yếu tố khác ảnh hưởng đến độ bền của lkH liên phân tử như anh tamhoan nói? Bi nghĩ chính yếu tố lập thể mà cụ thể là tính đối xứng của hai đồng phân meta và para sẽ dẫn đến khả năng tạo thành lkH liên phân tử ở para>metha làm ts biến đổi theo chiều dự đoán :chabit (

Bo_2Q 03-20-2008 09:13 AM

1/ Tại sao khi tăng mạch C của gốc R- thì độ tan của 1 số chất giảm , VD như S của butanol-1 > pentanol-1 > Hexanol-1 :water (

2/ Tại sao khi gốc R- càng phân nhánh thì hiệu ứng +I càng mạnh :it (

4/So sánh lực axit giữa CH3COOH và H2CO3 , giữa CH3COOH và C6H5COOH. Nói rõ rõ giùm em nhé :chaomung
thanks

tieulytamhoan 03-20-2008 10:24 AM

[QUOTE=Bo_2Q]1/ Tại sao khi tăng mạch C của gốc R- thì độ tan của 1 số chất giảm , VD như S của butanol-1 > pentanol-1 > Hexanol-1 :water (

2/ Tại sao khi gốc R- càng phân nhánh thì hiệu ứng +I càng mạnh :it (

4/So sánh lực axit giữa CH3COOH và H2CO3 , giữa CH3COOH và C6H5COOH. Nói rõ rõ giùm em nhé :chaomung
thanks[/QUOTE]

1/ Gốc R là đầu kị nước ---> gốc R càng lớn thì độ tan càng giảm

2/ Cái này giống như trong mạch điện mắc song song vậy đó Bo. Cường độ dòng điện trên các mạch nhánh sẽ nhỏ hơn nếu càng phân nhánh.
Mỗi nhánh cho 1 lực đẩy, nhìu nhánh cho nhìu lực đẩy ---> Lực đẩy tổng của toàn gốc R sẽ lớn dần lên: lực đẩy của gốc: n-R < iso-R < tert-R

4/ Tính acid càng mạnh ~ H càng dễ ra đi ~ lk O-H càng phân cực
+ Tính acid: H2CO3 ~ HO-COOH > H3C-COOH: ---> R-COOH: gốc R hút càng mạnh thì lk O-H trong fần acid càng phân cực --->tính acid càng mạnh; -CH3 là gốc đẩy, -OH là gốc hút ---> tính acid H2CO3 > CH3COOH
+ Tính acid: C6H5COOH > CH3COOH: gốc phenyl là gốc rút e ---> lk O-H trong nhóm -COOH phân cực mạnh, gốc -CH3 là gốc đẩy ---> tính acid của C6H5COOH > CH3COOH


[img]http://img148.imageshack.us/img148/1358/h2co3bj8.png[/img]

[img]http://img148.imageshack.us/img148/3285/ch3coohxz5.png[/img]

[img]http://img358.imageshack.us/img358/1861/c6h5coohzg8.png[/img]

Bo_2Q 03-20-2008 10:40 AM

:cuoimim ( Anh ơi cái vụ so sánh tính axit ý lúc đầu em cũng nghĩ như anh sau rồi thấy vô lí quá vì CH3COOH mạnh hơn rõ ràng so với H2CO3 mà :art (
( Tiện chỉ em làm thía nào để vẽ mấy cái CTCT như anh vừa vẽ trong bài viết hả anh :ninja1 ( )

tieulytamhoan 03-20-2008 10:52 AM

[QUOTE=Bo_2Q]:cuoimim ( Anh ơi cái vụ so sánh tính axit ý lúc đầu em cũng nghĩ như anh sau rồi thấy vô lí quá vì CH3COOH mạnh hơn rõ ràng so với H2CO3 mà :art (
( Tiện chỉ em làm thía nào để vẽ mấy cái CTCT như anh vừa vẽ trong bài viết hả anh :ninja1 ( )[/QUOTE]
Mấy cái đó chỉ giải thik vậy thui chứ theo mình thì nên tra giá trị pKa rùi so sánh là tốt nhất. Trong chương trình phổ thông hình như chỉ dùng hiệu ứng cảm, hiệu ứng cộng hưởng để giải thik; mà mấy cái này hình như cũng chỉ là "bán bán định lượng" thui :mohoi (. Bo đừng nghĩ ngợi nhiều quá. Hóa học là môn khoa học thực nghiệm mà! :cuoi (

Bo có thể dùng phần mềm chemoffice hoặc chemdraw để vẽ. ( Nếu "lươi huyền" như mình :cuoi ( thì Bo search trên mạng rùi save image về và upload lên [url]www.imageshack.us[/url] đó :cuoi ( )


Múi giờ GMT. Hiện tại là 04:50 AM.

Developed by: ChemVN. Site: www.chemvn.com.
Bản quyền thuộc về ChemVN.
Ghi rõ nguồn http://chemvn.com nếu bạn trích dẫn hay phát hành thông tin từ website này !