View Single Post
Old 07-11-2010 Mã bài: 64668   #5
changtraibentre123
Thành viên ChemVN

baby
 
Tham gia ngày: Jul 2010
Posts: 2
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 changtraibentre123 is an unknown quantity at this point
Default

Mình trả lời cho bạn trangdl
Theo như lời bạn nói thì thầy chỉ bạn chỉ tiêm 1-5 maicrolit, xin thưa chính xác chưa chắc đã là vậy. mình đã từng làm khóa luận tốt nghiệp thể tích lên đến 10 chứ không phải tối đa la 5 đâu bạn ah.
theo như mình được biết, có những tài liệu người ta tiêm đến cả 100 maicrolit.
Ở đây thể tích tiêm phụ thuộc vào: khả năng "chịu" của cột, nồng độ mẫu và khả năng phát hiện( LOD) của pp bạn sử dung. Nếu mẫu có nồng độ thấp thì buộc phải tăng thể tích tiêm (khác với HPLC) để hàm lượng chất phân tích tăng theo tỉ lệ bạn tiêm vào. Lưu ý vào khả năng "chịu" của cột bạn nhé! Ngược lại trong HPLC dù bạn tiêm 2,3,4 mL thì thể tích vào buồng tiêm đã được cố định, số còn lại( lượng dư) sẽ được thải ra ngoài.
Còn chia dòng và không chia dòng
Chia dòng: khi bạn tiêm vào một lượng thể tích thì chỉ có một phần đi vào hệ thống, phần còn lại sẽ được thải ra ngoài theo tỉ lệ mà bạn chọn và điều chỉnh
Không chia dòng: toàn bộ thể tích tiêm sẽ vào hệ thống. Không chia dòng rất dễ làm dơ cột. Do đó sau 1 khoảng thời gian người ta phải cắt phần đầu cột loại bỏ phần dơ này! Đây cũng là một trong những lí do sử dụng hệ thống chia dòng.

bởi vì không chia dòng thì toàn bộ kể cả tập chất sẽ vào cột. Còn đối với chia dòng, do tính chất nhiệt độ, trong lượng...thì các chất bẩn sẽ được thổi ra ngoài.
Mong bạn hiểu,
Thân
changtraibentre123 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn