Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > ..:: HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH -SPECIALIZED CHEMISTRY FORUM ::.. > KIẾN THỨC HOÁ HỮU CƠ - ORGANIC CHEMISTRY FORUM > NỀN TẢNG HỮU CƠ - FUNDAMENTAL ORGANIC CHEMISTRY

Notices

NỀN TẢNG HỮU CƠ - FUNDAMENTAL ORGANIC CHEMISTRY Những vấn đề đại cương của hữu cơ anh em có thể thảo luận ở đây !

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - chỉ số xà phòng hoá.


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 11-20-2007 Mã bài: 17781   #1
etday90
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Nov 2007
Tuổi: 34
Posts: 1
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 etday90 is an unknown quantity at this point
Default chỉ số xà phòng hoá

cho em hỏi tẹo nha!!! nghe hơi ngớ ngẩn nhưng tại sao để đo chỉ số xà phòng hoá, chỉ số axit của lipit người ta lại dùng KOH mà không dùng NaOH??? làm ơn trả lời cho em càng sớm càng tốt!!! thanks!!!

thay đổi nội dung bởi: etday90, ngày 11-20-2007 lúc 11:16 AM.
etday90 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 11-20-2007 Mã bài: 17787   #2
pam04
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Oct 2007
Tuổi: 37
Posts: 6
Thanks: 10
Thanked 1 Time in 1 Post
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 pam04 is an unknown quantity at this point
Default

Trích:
Nguyên văn bởi etday90
cho em hỏi tẹo nha!!! nghe hơi ngớ ngẩn nhưng tại sao để đo chỉ số xà phòng hoá, chỉ số axit của lipit người ta lại dùng KOH mà không dùng NaOH??? làm ơn trả lời cho em càng sớm càng tốt!!! thanks!!!
Vì khi tiến hành trích ly cũng như hòa tan các chất HCơ trong mẫu để tiến hành TN và đo đạc thì dmôi tốt nhất, thông dụng nhất là cồn(methanol, ethanol). chỉ KOH mới tan được trong cồn --> tạo hệ đồng nhất. NaOH kô tan trong cồn.
"Còn vì sao KOH tan trong cồn còn NaOH thì kô" Ta có thể giải thích tương đối như thế này: cồn có độ phân cực yếu chỉ KOH phân cực rất mạnh mơí bổ sung cho sự phân cực của cồn, ngoài ra bán kính KOH > NaOH (chukỳ3 so với ck2) kích thước PTử cồng kềnh hơn, giống tính chất của PTử HCƠ hơn.
có gì kô đúng xin các bạn chỉnh sửa cho mình nhé
pam04 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 11-23-2007 Mã bài: 17810   #3
bommer_champion
VIP ChemVN
 
bommer_champion's Avatar

science is champion
 
Tham gia ngày: May 2007
Tuổi: 33
Posts: 325
Thanks: 0
Thanked 2 Times in 2 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 34 bommer_champion is on a distinguished road
Send a message via ICQ to bommer_champion
Default

híc giải thích thế nghe ko thuyết phục lắm ha
ta thương thấy giải thích sự tan của các chất phụ thuộc độ phân cực của các chất hay lk H chứ ai lại lấy cái cồng cềnh ra so sánh
mà làm gì tồn tại phan tử KOH

Chữ kí cá nhânhà mã ơi tớ yêu bạn

bommer_champion vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-13-2008 Mã bài: 19655   #4
Greendawn91
Thành viên ChemVN
 
Greendawn91's Avatar

 
Tham gia ngày: Jan 2008
Location: Quảng Ninh
Tuổi: 32
Posts: 9
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 Greendawn91 is an unknown quantity at this point
Default

Làm sao mà sự phân cực của KOH mạnh lại bổ sung cho cồn được, vô lý quá, các chất có độ phân cực tương đương nhau thì mới tan vào nhau mà?????????????

Chữ kí cá nhân
try our best to reach the skyundefined



thay đổi nội dung bởi: Greendawn91, ngày 01-13-2008 lúc 10:37 AM.
Greendawn91 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-14-2008 Mã bài: 19714   #5
HoahocPro
VIP ChemVN
 
HoahocPro's Avatar

Kiếm Phong
 
Tham gia ngày: Apr 2007
Location: KHTN Hà Nội
Tuổi: 33
Posts: 564
Thanks: 9
Thanked 72 Times in 54 Posts
Groans: 1
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 53 HoahocPro has a spectacular aura about HoahocPro has a spectacular aura about
Send a message via Yahoo to HoahocPro
Default

Cũng ko hợp lý thật nhỉ! Tự nhiên bây giờ lại thêm ra cái câu tại sao KOH thì tan trong rượu mà NaOH lại không nhỉ?Ai có thể giải thích được không chứ mình thấy cách trên là không được lắm!

Chữ kí cá nhânSỐNG ĐƠN GIẢN CHO ĐỜI THANH THẢN.

HoahocPro vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-21-2008 Mã bài: 19963   #6
kemdau
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Jan 2008
Location: HCM
Tuổi: 45
Posts: 5
Thanks: 1
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 kemdau is an unknown quantity at this point
Default

Hi, trong Hóa Phân Tích thì chất chuẩn phải là chất bền, dễ cân đo định lượng, NaOH thì là chất hút ẩm mạnh nên rất khó cân đc lượng chính xác. Chính vì thế người ta hay dùng KOH để định lượng hơn.
kemdau vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-21-2008 Mã bài: 19965   #7
Scooby-Doo
Thành viên tích cực

 
Tham gia ngày: Oct 2006
Posts: 292
Thanks: 3
Thanked 147 Times in 71 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 67 Scooby-Doo is a splendid one to behold Scooby-Doo is a splendid one to behold Scooby-Doo is a splendid one to behold Scooby-Doo is a splendid one to behold Scooby-Doo is a splendid one to behold Scooby-Doo is a splendid one to behold Scooby-Doo is a splendid one to behold
Default

Trích:
Nguyên văn bởi kemdau
Hi, trong Hóa Phân Tích thì chất chuẩn phải là chất bền, dễ cân đo định lượng, NaOH thì là chất hút ẩm mạnh nên rất khó cân đc lượng chính xác. Chính vì thế người ta hay dùng KOH để định lượng hơn.
Chỉ số xà phòng hóa, chỉ số acid hóa và chỉ số ester là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng của dầu béo, tinh dầu,…Khi tồn trữ lâu, sẽ có hiện tượng thủy phân ester có trong mẫu vật sinh ra acid dẫn đến làm giảm chất lượng sản phẩm.

Để xác định đúng các chỉ số này, chúng ta cần phải thực hiện theo đúng chuẩn đã đăng ký VD như chuẩn AFNOR, … Nghĩa là những dụng cụ thực hiện TN phải theo đúng quy cách hướng dẫn. VD như: bình cầu cỡ nào (mL ?), cổ cao bao nhiêu cm, loại nhám nối nào (như 24/40), ống sinh hàn dài bao nhiêu cm, đun trong bao lâu, kiểm tra bằng cách nào, buret loại gì. v.v. Trong thực tế, bà con mình thường làm túa xua sao cũng được và cũng có chỉ số để báo cáo. 

Quay trở lại câu hỏi vì sao dùng KOH trong việc xác định các chỉ số, mình nghĩ lý do NaOH hút hút ẩm hơn KOH là không chính xác. Vì cả NaOH lẫn KOH đều hút ẩm mạnh. Để tránh bị hút ẩm khi cân NaOH hay KOH, trong thực tê, người ta thường dùng các ống chuẩn để pha các dung dịch chuẩn NaOH và KOH khi cần thiết như để xác định các chỉ số xà phòng hóa, chỉ số acid hóa. Còn nếu chỉ để làm phản ừng xà phòng hóa bình thường nếu sợ baz hút ẩm thì cân dư baz một chút cũng chả sao! Thông thường sẽ lầy tỉ lệ ester: baz = 1.0 : 1.2

Theo kinh nghiệm trên loại phản ứng này, mình nghĩ KOH được dùng để xác định các chỉ số trên do hai nguyên nhân chính:

Một: Tính baz của KOH mạnh hơn NaOH. Điều này ai cũng biết do độ phân cực của ion kim loại kiềm giảm dần theo thứ tự Li+ > Na+ > K+ do bán kính ion tăng dần. Nên liên kết ion giữa M+ và OH- ngày càng kém chặt chẽ dẫn đến dễ phân ly cho ra OH-. KOH có tính baz mạnh hơn NaOH nên phản ứng xà phòng hóa sử dụng KOH sẽ xảy ra nhanh hơn sử dụng NaOH. Thời gian thực nghiệm giảm đáng kể. Thực tế đun hoàn lưu chất béo, tinh dầu…với dung dịch KOH trong ethanol khoảng 20-30 phút là đã thủy giải hết ester, hiếm khi phải đun đến 1.0 giờ

Hai: Do KOH tan tốt trong ethanol hơn NaOH có lẽ vì liên kết ion trong KOH yếu hơn trong NaOH, nên KOH dễ bị solvate hóa hơn là NaOH.Các mẫu cần xác định chỉ số xà phòng hóa, chỉ số acid và chỉ số ester đều là mẫu hữu cơ nên chúng đều tan tốt trong ethanol. Vì vậy để phản ứng xà phòng hóa (để xác định chỉ số xà phòng hóa) và phản ứng trung hòa (để xác định chỉ số acid) xảy ra nhanh chòng, cần phải sử dụng baz tan tốt trong ethanol: chính là KOH.

Trong tổng hợp hữu cơ, để chuyển hóa ester RCOOR’ thành acid carboxylic ROOH, nếu ester kém bền ở nhiệt độ cao, phản ứng thực hiện bằng cách khuấy dung dịch đồng nhất ester với KOH trong ethanol khoảng 24-48 giờ ở nhiệt độ phòng. Nếu ester có chứa những nhóm không bền với baz mạnh, khi đó ta phải dùng NaOH, LiOH hoặc Ba(OH)2. Đôi lúc phản ứng quá chậm phải đun nhẹ hoặc hoàn lưu trong alcol như MeOH, EtOH, PrOH và BuOH. Thông dụng nhất là hai alcol đầu. Nếu phản ứng vẫn xảy ra quá chậm phải hoàn lưu trong alcol có nhiệt độ sôi cao hơn là PrOH và n-BuOH. Chính vì vậy ta thấy có nhiều loại baz và alcol khác nhau được dùng trong phản ứng xà phòng hóa trong tổng hợp hữu cơ nhưng quy trình chuẩn để xác định các chỉ số vẫn chỉ dùng KOH trong ethanol.

Ngoài ra, ta có thể theo dõi phản ứng xà phòng hóa trong tổng hợp hữu cơ dễ dàng bằng sắc ký bản mỏng (TLC Thin Layer Chromatography) với chất hiện màu là dung dịch KMnO4 hay Anisaldehyde. Tác chất ester nằm hẳn phía trên của bản TLC còn acid tạo thành nằm ở baseline.

Hơn nữa, nếu có cân lộn NaOH thay vì KOH, khi bỏ baz vào ethanol ta cũng sẽ nhận biết được ngay vì NaOH tan ít và chậm hơn nhiều so với KOH. Khi đó để chắc chắn nên bỏ đi và cân lại từ đầu.

thay đổi nội dung bởi: Scooby-Doo, ngày 01-21-2008 lúc 09:44 PM.
Scooby-Doo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn Scooby-Doo vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
darkcobra (03-17-2009), green_chemistry (12-04-2008), huyenden68 (06-16-2010), huyngoc (06-30-2009), Vũ Thị Ngọc Lương (08-18-2008)
Old 01-21-2008 Mã bài: 19968   #8
kemdau
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Jan 2008
Location: HCM
Tuổi: 45
Posts: 5
Thanks: 1
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 kemdau is an unknown quantity at this point
Default

Trích:
Nguyên văn bởi kemdau
Hi, trong Hóa Phân Tích thì chất chuẩn phải là chất bền, dễ cân đo định lượng, NaOH thì là chất hút ẩm mạnh nên rất khó cân đc lượng chính xác. Chính vì thế người ta hay dùng KOH để định lượng hơn.
Hi, mình quên ko nói 1 ý nữa là độ tinh khiết của KOH cao hơn rất nhiều so với NaOH (NaOH rất khó tinh chế), nên trong hóa phân tích người ta hạn chế dùng NaOH. Còn cái nữa là độ tan thì các bạn đã nói rất chính xác rồi, theo mình đấy là nguyên nhân chính, còn về độ mạnh yếu của KOH và NaOH trong thực tế ko cách nhau nhiều.
Mình ko hiểu ý của bạn về cái vụ cân dư 1:1,2-1,3 là thế nào ? nếu dung dịch chuẩn ko chính xác thì kết quả bạn làm sao tính dc ?
kemdau vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-21-2008 Mã bài: 19969   #9
Scooby-Doo
Thành viên tích cực

 
Tham gia ngày: Oct 2006
Posts: 292
Thanks: 3
Thanked 147 Times in 71 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 67 Scooby-Doo is a splendid one to behold Scooby-Doo is a splendid one to behold Scooby-Doo is a splendid one to behold Scooby-Doo is a splendid one to behold Scooby-Doo is a splendid one to behold Scooby-Doo is a splendid one to behold Scooby-Doo is a splendid one to behold
Default

Ý mình nói nếu làm phản ứng xà phòng hóa bình thường tức là trong tổng hợp hữu cơ khi cần chuyển hóa nhóm ester RCOOR' thành acid RCOOH (acid hóa sau phản ứng) mình thường lấy dư 20% baz để bảo đảm chuyển hóa hoàn toàn. Sau đó chỉ việc loại dung môi bằng rotavapor, hòa tan muối RCOOK vào nước và acid hóa bằng acid. Thu sản phẩm bằng cách lọc hay trích ly bằng dung môi tùy trường hợp cụ thể.

Còn trong việc xác định các chỉ số xà phòng hóa, chỉ số acid thường lúc nào cũng nên lấy từ ống chuẩn KOH cho chính xác. Nếu pha từ baz rắn thì phải dùng dung dịch chuẩn acid để chuẩn độ lại.

NaOH tinh khiết từ 99.99% đến 99.998% đều có thể mua từ Aldrich-Sigma! Trong khi KOH tinh khiết nhất được chào bán chỉ là 99.99.
Scooby-Doo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-21-2008 Mã bài: 19970   #10
tigerchem
Moderator
 
tigerchem's Avatar

Chem Is Try
 
Tham gia ngày: Nov 2005
Posts: 640
Thanks: 133
Thanked 424 Times in 217 Posts
Groans: 1
Groaned at 8 Times in 7 Posts
Rep Power: 79 tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all
Default

Tại sao dùng KOH mà không dùng NaOH là do người ta qui định thế !

Chỉ số savon hoá (xà phòng hoá) dùng để xác định chất lượng chất béo đó (chẳng hạn nếu cùng 1 mẫu mà chỉ số savon hoá mẫu này cao hơn, tính ra thấy do chỉ số acid nhiều hơn nghĩa là mẫu này để lâu hơn, do lipid có sự tự thuỷ phân, càng để lâu acid càng nhiều, dầu ăn hay mỡ để lâu sẽ thấy có vị chua).

Do đó, muốn so sánh 2 chỉ số savon hoá của 2 mẫu với nhau thì 2 mẫu đó phải làm cùng qui trình thực nghiệm. Nghĩa là tôi làm KOH thì anh cũng phải làm KOH, tôi cân nhiêu đây lượng thì anh cũng phải cân đúng như vậy, trong phân tích người ta gọi là làm cùng 1 qui trình, theo cùng 1 chuẩn đã qui định.

Còn lý do tại sao chọn KOH làm chuẩn mà không chọn NaOH làm chuẩn thì do K+ thân dầu hơn Na+, phản ứng xảy ra nhanh hơn.

1 số điểm mình giải thích thêm, trong phản ứng thuỷ phân ester RCOOR' xúc tác baz, thì đầu tiên Oxi trong C=O của ester rút điện tử làm C dương điện, OH- tác kích vào, tạo thành C liên kết với O-, sau đó đôi điện tử trên O- trả về tạo thành C=O như cũ.

Nếu dùng Na+ thì Na+ tạo liên kết với O- này dễ hơn K+, do đó làm giảm độ âm điện trên Oxi này, lúc này O của OR' không rút điện tử được vì O- không đủ âm điện (không đủ dư điện tử để cho) nên liên kết khó đứt ra, phản ứng thuỷ phân xảy ra kém.

K thân dầu hơn nên dễ lôi các dây acid béo ra khỏi phản ứng, chuyển dịch cân bằng sang chiều thuận, tạo nhiều sản phẩm.

Na+ có bán kính nhỏ lại dễ bị solvat hoá hơn, sau khi solvat hoá thì kích thước cồng kềnh, che chắn làm tương tác (va chạm hiệu quả) giữa các phân tử trong phản ứng xảy ra kém dẫn đến phản ứng kém.

Cuối cùng là K+ nặng hơn Na+, cùng 1 lượng mol OH- phản ứng thì phải cân KOH nhiều hơn, dẫn đến sai số thấp hơn.
tigerchem vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn tigerchem vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
green_chemistry (12-04-2008), thanhoa (06-26-2010), Vũ Thị Ngọc Lương (08-18-2008)
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 05:38 AM.