PDA

View Full Version : giải thích tính axit


hoang tu hoa
11-11-2009, 07:18 PM
cho em hỏi làm sao mà mình có thể xác định được độ mạnh yếu của axit hữu cơ
và làm sao xác định được độ mạnh yếu của baz (nhóm amin)
các anh c:24h_028:hỉ cho em với

analytic
11-11-2009, 11:45 PM
cho em hỏi làm sao mà mình có thể xác định được độ mạnh yếu của axit hữu cơ
và làm sao xác định được độ mạnh yếu của baz (nhóm amin)
các anh c:24h_028:hỉ cho em với

nhin vào gốc liên kết với goc axit va gốc bazo nếu gốc liên kết là nhóm hút e mạnh thì tinh axit mạnh. ngược lại nhóm đẩy mạnh thi tinh bazo mạnh

minhduy2110
11-11-2009, 11:57 PM
Đấy mới chỉ là yếu tố tĩnh thôi, cái chủ yếu là ở cái yếu tố động ấy, so sánh độ bền của ion acid-base liên hợp. Làm nhiều thì biết, khỏi hỏi kiểu chung chung thế này.

hoang tu hoa
11-12-2009, 03:13 PM
zay là mình phải làm nhiều thì mới biết chứ hong thể suy luận từ một học thuyết nào đó hay sao ạ !
Chẳng hạn như trong đề thi người ta yêu cầu soanh1 tính ãit baz thì mình phải dựa trên cái gì đó để giải thích chứ hong lẽ nói như anh há là mình cứ nói do thực tế hay do làm bài tập nên ta thấy rõ điều đó hay sao
:24h_035:

hoang tu hoa
11-12-2009, 03:17 PM
nhin vào gốc liên kết với goc axit va gốc bazo nếu gốc liên kết là nhóm hút e mạnh thì tinh axit mạnh. ngược lại nhóm đẩy mạnh thi tinh bazo mạnh

nói như anh thì có phần là rất đúng đó có thể lấy ví dụ như là phenol với lại ancol etylic thì nhóm phenyl là nhóm hút e nên tính axit mạnh hơn !
nhưng mà anh ơi làm sao mà biết được nhóm nào hút và nhóm nào đẩy e ? có điều gì để nhận biết hong hay có sách nào ghi ra hong hay là mình lại làm bài tập nhiều thì mới biết
:24h_010::24h_065:

minhduy2110
11-12-2009, 03:47 PM
zay là mình phải làm nhiều thì mới biết chứ hong thể suy luận từ một học thuyết nào đó hay sao ạ !
Chẳng hạn như trong đề thi người ta yêu cầu soanh1 tính ãit baz thì mình phải dựa trên cái gì đó để giải thích chứ hong lẽ nói như anh há là mình cứ nói do thực tế hay do làm bài tập nên ta thấy rõ điều đó hay sao
:24h_035:

Chính xác đấy.
Để so sánh giữa 2 chất, có rất nhiều yếu tố để nói đến. Ví dụ so sánh giữa 2 chất A và B, trong đó chất A có yếu tố có lợi và có yếu tố bất lợi. Việc chọn yếu tố nào là chủ đạo hoàn toàn dựa vào cái gọi là ... quen. Làm nhiều bài tập so sánh, đọc nhiều lời giải thích, sẽ tự rút ra được. Và 1 điều quan trọng là, giải thích này mới chỉ trên lý thuyết, mà thực nghiệm vs lý thuyết như 1 trời vs 1 vực ấy :)) Thế nên vấn đề gì chưa giải thích được thì đừng quá disappointed :D

Ví dụ nhé: So sánh tính base của 2 base sau: A là (C2H5)2NH, B là (C2H5)3N.
Phân tích đề: B tuy có lợi là có nhiều nhóm đẩy e hơn, nhưng sự việc này cũng có hại ở chỗ: xét trạng thái động, là khi phân tử đã phản ứng với H+, B sẽ tạo thành (C2H5)3NH+ , ion này cần được các phân tử dung môi solvat hóa. Nếu trong môi trường nước là 1 dung môi phân cực, tốt cho việc hydrat hóa và giải tỏa điện tích, làm bền cation. Nhưng vì B có nhiều nhóm bên cạnh quá, dẫn đến 1 bất lợi là H2O không tiếp cận cation trung gian mà giải tỏa điện tích được. Làm cho ion BH+ kém bền hơn ion AH+.

Thấy đấy, nhìn sơ qua thì tưởng B có tính base hơn A, nhưng thực tế trong dung môi nước, A có tính base lớn hơn! Đấy, phải làm nhiều, mới biết nhiều các yếu tố để so sánh, biết yếu tố nào hơn yếu tố nào!

Sau đây là 1 vài yếu tố cần thiết:
- So sánh hút và đẩy e ở gốc R (yếu tố tĩnh tại).
- So sánh độ bền ion trung gian (yếu tố động).
Chúng bao gồm so sánh: hiệu ứng không gian, hiệu ứng cảm, liên hợp, siêu liên hợp, trường, vân vân và vân vân.

là mình phải làm nhiều thì mới biết chứ hong thể suy luận từ một học thuyết nào đó hay sao ạ !
Mỗi thuyết chỉ giải quyết được 1 vấn đề, làm nhiều biết nhiều quan điểm, để giải thích theo hướng này hướng kia. Không có thuyết nào cố định chắc chắn đúng trong việc giải thích tính acid - base.

trathanh
11-12-2009, 08:40 PM
cái này hay đấy. Duy có bài tập và giải thích về phần này hok post cho moi ngươi tham kháo nhé, mình đang cần lắm
thanks hen...

hoaduoc
12-16-2009, 11:02 AM
Cho mình hỏi chút: tại sao tính acid của p-nitrobenzoic mạnh hơn m-nitrobenzoic. Cảm ơn nhiều nhé.

anhtuan_a3_92
12-16-2009, 04:48 PM
Cho mình hỏi chút: tại sao tính acid của p-nitrobenzoic mạnh hơn m-nitrobenzoic. Cảm ơn nhiều nhé.
Nhóm nitro ở vị trí p- có hiệu ứng -C,-I nên hút e mạnh hơn, ở vị trí m- chỉ có hiệu ứng -I nên hút e yếu hơn

minhduy2110
12-16-2009, 06:48 PM
-C không ảnh hưởng đến độ mạnh của axit ở đây. Bởi nhóm -COO(-) không được giải tỏa điện tích bằng -C.
Trên lý thuyết thì là meta-NO2 có tính axit mạnh hơn para; nhưng trên thực tế đo được là 2 cái này gần bằng nhau và chênh nhau không đáng kể.

MaiDinhLoat
12-19-2009, 11:32 AM
Cho mình hỏi chút: tại sao tính acid của p-nitrobenzoic mạnh hơn m-nitrobenzoic. Cảm ơn nhiều nhé.


Với câu hỏi này bạn phải tính đến yếu tố tạo liên kết hiđro nội phân tử của m-nitrobenzoic làm ổn định nguyên tử H của nhóm chức xít nên khả năng cho H+ kém hơn nên tính axit yếu hơn.

minhduy2110
12-19-2009, 11:53 AM
You có thể vẽ hình của liên kết H nội phân tử trong đồng phân meta không.
Vì các góc liên kết ở đây toàn là 120 độ. Nếu như thế này thì gần như không thể tạo lk H nội phân tử được:

http://img12.imageshack.us/img12/3092/72183483.gif

kuteboy109
12-19-2009, 01:46 PM
Ở đây thì chỉ có đồng phân ortho mới có khả năng tạo liên kết H thôi, còn về para và meta thì em nghĩ yếu tố cộng hưởng của para mạnh hơn nên tính axit mạnh hơn!

tankhoa1989
03-30-2010, 08:55 PM
cho hoi co ai biet j ve 2,6 diclorophenol indophenol ko vay chi minh voi

HUONGDUONG93
04-12-2010, 08:22 AM
tốt nhất các bạn tìm đọc quyển lý thuyết hóa hữu cơ của quan hán thành là hiểu hết thui:

Hồ Sỹ Phúc
04-12-2010, 12:00 PM
tốt nhất các bạn tìm đọc quyển lý thuyết hóa hữu cơ của quan hán thành là hiểu hết thui:
Hihi, sách Quan Hán Thành thì chủ yếu viết cho THPT, sao có cái này được.
Cái này sách hữu cơ cơ sở bình thường chắc cũng không có đâu, vì vậy bạn nên tìm các sách hữu cơ chuyên sâu mới được. Ví dụ sách về Tổng hợp hữu cơ hoặc Hợp chất thiên nhiên. Mấy cuốn đó bạn có thể tìm mua ở cổng phụ trên đường Nguyễn Văn Cừ của ĐHKHTN TpHCM.

huutamkb
04-22-2010, 02:21 AM
mình nghĩ nói như anhtuan_a3_92 là phù hợp

Mot_giac_mo
06-06-2010, 02:19 PM
Mọi người nè nếu xét o-nitrobenzoic và m-nitrobenzoic thì mới xét đến liên kết hidro nội phân tử vì có 2 nhóm chức nằm liền kề. Còn 2 TH 2 chất có 2 nhóm chức nằm xa nhau thì phải dùng đến mật độ e ở đó chênh lệch ra sao?. Vậy đồng chí làm thế nào để biết mật độ e ở đâu nhiều hơn
:24h_027: