PDA

View Full Version : Hỏi về lý thuyết phức chất


SevenSeo
11-05-2006, 10:40 PM
undefined
Co nhieu cach giai thich trong Hoa Vo Co nhieu ly thuyet chua giai thich duoc qua!Chang han toi muon biet :Tai sao co nhieu nhung phuc chat ma so phoi tri cua no da so la nhung so chan 2,,4,6,8 lai thuong ton tai nhieu va ben.Trong khi do lai co rat it nhung hop chat co so phoi tri le 3,5,7.Neu ta xem rang :Truong doi xung cau co muc nang luong thap va ben vung nhat thi khi o so phoi tri la so chan ,se co so doi xung tot hon....Vi vay ,luc day giua cac Ligand se bi han chẹNhung ta lai thay:Voi so phoi tri la 3.Khi nam tren cung mot mat phang co hinh tam giạcTa cung nhan thay co su doi xung rat cao khi 3 phoi tu nam o dinh cua mot tam giac deu?Giai thich dua tren ly thuyet nao la hop li nhat!!!
Khi giai thich nguyen nhan ben cua phuc chat?Ta thuong co nhung yeu to nao anh huong len no?Ngoai thuyet VB,MO,LFSE:nang luong tach truong tinh the?
Mong cac ban giai dap thac mac nay!!
T.M.Phuong 04HH1E:K.Hoa.KHTN

bluemonster
11-06-2006, 09:13 AM
hix, đầu tiên, BM muốn nhắc nhở bạn nên viết tiếng việt có dấu nhé ! Những bài ko dấu trứơc sau gì số phận của nó cũng sẽ là hư vô !!! Bạn có thể edit câu hỏi của bạn !!!

[COLOR=Magenta]undefined[/COLOR
Neu ta xem rang :Truong doi xung cau co muc nang luong thap va ben vung nhat thi khi o so phoi tri la so chan ,se co so doi xung tot hon....Vi vay ,luc day giua cac Ligand se bi han chẹNhung ta lai thay:Voi so phoi tri la 3.Khi nam tren cung mot mat phang co hinh tam giạcTa cung nhan thay co su doi xung rat cao khi 3 phoi tu nam o dinh cua mot tam giac deu?Giai thich dua tren ly thuyet nao la hop li nhat!!!

Bây chừ thảo luận nhé !!!
+Bạn nghĩ thế nào về lực đẩy của các ligand trong phức chất ! Giả sử lực đẩy của nó càng mạnh thì sẽ làm cho độ bền phức chất lúc này thế nào !
+Yếu tố đối xứng ảnh hửơng đến phức chất như thế nào !? Tại sao bạn nghĩ với số phối trí chẳn sẽ làm cho lực đẩy của các Ligand hạn chế ! Chẳng hạn như ta xét phức vuông phẳng nhé ! bốn Ligand nằm trên bốn trục của hình vuông, đồng hướng với AO d(x2-y2), như thế lực đẩy của các Ligand lên electron của NTTT phải mạnh hơn chứ !!!

Khi giai thich nguyen nhan ben cua phuc chat?Ta thuong co nhung yeu to nao anh huong len no?
Theo mình thì tập trung hết vào yếu tố năng lượng hệ thống nhé !!! Nhưng năng lượng ở đây như thế nào, bạn phải biết được khác biệt giữa một trừơng đối xứng cầu với một trường đã có sự đẩy của phối tử ! Từ đó mới thấy rõ yếu tố năng lượng tác động lên độ bền như thế nào !?

Tiếp tục thảo luận nhé !!!
:doctor (

bluemonster
12-09-2006, 12:17 PM
Câu hỏi thảo luận rất hay, nhưng ko hiểu sao bạn Phương lại ko theo tới cùng để clearly vấn đề, hay là bạn đã clearly rùi thì cũng đáng mừng, nhưng cũng đáng trách là tại sao ko share những kíên thức đó lên đây để BM cùng anh em sáng tỏ luôn chứ !!! hehehe !
Vì câu hỏi này hình như cũng là bức xúc của nhiều sinh viên 04, rất mù mờ khi ko biết sử dụng bất kì thuyết gì để predict độ bền tương đối của phức, lí do khách quan lẫn chủ quan đều có !!!

@chú hai: Mày nói ko có thuyết nào giúp dự đoán độ bền là tao ko đồng ý, và người ta cũng viết báo đầy ra kia, chứ ko phải ko có bài báo nào về cái độ bền của phức đâu !!!

@All: bây giờ BM sẽ viết một bài đi vào bản chất của độ bền (gần tuyệt đối) và phương pháp dự đoán độ bền tương đối của các phức với các cấu trúc quen thuộc là tứ diện (tetrahedral) và bát diện (octahedral). Mong nhận được sự thảo luận của nhiều bạn trong khối 04 đang học !

Quả thật trong hai thuyết được học VB với Ligand Field, ko có thuyết nào đưa ra được cái nhìn bằng mô hình chính xác 100% cho tất cả các phức chất được, cho nên, để bắt đầu cái topic này (đuợc xem như bản chất), BM bắt đầu từ những giản đồ MO của phức chất
!
Phương pháp MO có thể nói đã thành công trong việc đưa ra hình ảnh tổng quan, hoàn thịên nhất về phức chất, ngay trong giản đồ của nó, đã bao gồm luôn hai thuyết nổi tiếng VB và LF. Một vài ví dụ nhé !!!

Xét sự tạo thành đơn giản nhất của một phức chất MXn , với X là bộ Ligand ko tạo được liên kết pi (NH3 và H2O), và M là một nguyên tử trung tâm bất kì như Ti3+ hay Cr3+ …
Trong MO, tất cả các AO của các nguyên tử đều phải tham gia tổ hợp, nhưng ở đây, ta chỉ thừa nhận những AO hoá trị tham gia chủ yếu vào sự tổ hợp, ảnh hưởng trực tiếp đến cấu hình phức chất.
a. Nguyên tử trung tâm có 9 AO tham gia tổ hợp (1AO s + 3AO p + 5AO d)
b. Mỗi Ligand đóng góp 4 AO (1AO s + 3AO p), có nghĩa là tổng số Ligand đóng góp 4n AO.

Hình minh hoạ đẹp đê !!!

MX6:

http://img245.imageshack.us/img245/7262/lf1eg8.jpg

Trên hình đã phân chia rất rõ ràng thành hai cột, và mỗi AO của metal đều tương ứng với một bộ AO đối xứng của Ligand. Cột bên trái mô tả các cặp đối xứng của các AO s và p của Metal. Cột bên phải mô tả các cặp đối xứng của các AO d của metal.
Thực hiện sự tổ hợp, ta sẽ có giản đồ sau:

http://img294.imageshack.us/img294/7669/lf2bp6.jpg

Nhìn vào giản đồ, ta thấy, những MO bonding nằm trong phạm vi vạch màu vàng chính là hình ảnh của thuyết VB, và các MO tổ hợp trong vùng được tô màu xanh da trời là hình ảnh của LF theory, có sự tách mức năng lượng dt:)o. Hai MO của Ligand Field, một MO là sự tổ hợp antibonding của eg, một là MO nonbonding t2g .

Như vậy, ta đã phần nào thấy rõ được sự lợi hại của MO, nó là hình ảnh toàn diện nhất, hoàn chỉnh nhất của hệ thống, ko bỏ qua Ligand như Ligand Field, và cũng ko phớt lờ những MO antibonding như VB.

Tiếp theo, ta sẽ dùng MO giải thích dãy phổ tác dụng trường trong Ligand Field, tại sao các anion halogen lại có trường yếu hơn các phân tử trung hoà như H2O, NH3, mặc dù bản chất của thuyết LF chính là sự tương tác giữa Ligand với lớp vỏ electron d của center atom, làm phân tách năng lượng các AO thành các mức khác nhau. Và tại sao, những anion Ligand tổ hợp như CO, CN-, NO+, PF3 …

Ví dụ, xét phức của nguyên tử trung tâm Cr(3+), với lần lượt 3 bộ Ligand NH3, Cl- , CO. Các phức trên đều có cấu trúc bát diện MX6, như vậy, số AO tham gia tổ hợp:
+ Nguyên tử trung tâm có 9 AO tham gia tổ hợp (1AO s + 3AO p + 5AO d)
+ Mỗi Ligand đóng góp 4 AO (1AO s + 3AO p), có nghĩa là tổng số Ligand đóng góp 4n AO = 24 AO
Với lập luận tổ hợp đối xứng như ở trên, ta có thể đưa ra nhanh các giản đồ:

http://img294.imageshack.us/img294/7041/lf3ep2.jpg
http://img246.imageshack.us/img246/8359/lf4ke0.jpg
http://img243.imageshack.us/img243/1830/lf5jc9.jpg

Nhìn vào ba giản đồ trên, ta phải đặc biệt chú ý đến năng lượng tách trường phối tử, nếu như ở giản đồ của bộ Ligand NH3 , ta thấy, MO hạ năng của trường phối tử chính là MO nonbonding của metal, trong khi nếu xét bộ Ligand Cl-, anion Cl- có khả năng tạo phức pi phụ với nguyên tử trung tâm, bằng cách phối trí electron ở orbital p (hoặc d) vào orbital bộ 3 AO dxy, dyz, dxz của metal, và cũng tương tự trong trường hợp với bộ Ligand CO, nhưng ngược lại, nguyên tử trung tâm tạo liên kết pi phụ với Ligand bằng cách phối trí electron ở bộ 3 AO (dxy, dyz, dxz) vào orbital group antibonding của CO:

http://img246.imageshack.us/img246/2748/lf6ol4.jpg

Điểm khác nhau duy nhất từ hai sự tổ hợp này chính là năng luợng ban đầu của các AO và MO group tham gia tổ hợp. Trong trường hợp của Cl-, ta thấy AO p của Cl- có năng lượng thấp hơn AO d của metal, do vậy, sự tổ hợp làm giảm năng lượng tách trường. Trong khi trường hợp của CO, AO d của metal phải tổ hợp với pi* CO có năng lượng cao hơn, và sẽ tạo ra hai MO trường phối tử có năng lượng tách lớn hơn:

http://img246.imageshack.us/img246/3346/lf7me9.jpg

Vậy là ta đã giải thích xong dãy phổ được đề nghị bằng thực nghiệm ở LF theory, MO lợi hại thiệt, anh em hỉ !!!

Bây giờ ta đã có đủ cơ sở để trở về câu hỏi của bạn Phương, khi xét độ bền của phức, ta phải dựa vào yếu tố nào !?

Nhìn vào giản đồ MO, đương nhiên, độ bền của phức phụ thuộc vào sự tổ hợp hiệu quả của các AO và MO group ban đầu. Sự tổ hợp càng hiệu quả, sẽ tạo ra các MO bonding có năng lượng thấp hơn năng lượng trung bình của phức càng nhiều, và song song là sự tăng năng lượng của các MO antibonding càng cao, phức càng bền. Khi dùng giản đồ MO để định tính, tức là trước tiên, ta phải xét đến sự tổ hợp hiệu quả, gồm những luận điểm tạo liên kết bền trong VB, đó là tính đối xứng của các orbital tổ hợp, sự đồng năng của các orbital tổ hợp, mật độ xen phủ và vùng xen phủ (hix, cái này anh em phải hiểu là BM đã đơn giản hoá đi rất nhiều về MO). Sau đó, ta mới xét đến yếu tố tách trường phối tử, chẳng hạn như trong trường hợp của bộ Ligand CO và Cl- chẳng hạn, rõ ràng khi electron điền vào MO hạ năng của trường phối tử ở CO sẽ làm bền hệ thống hơn ở Cl-.

http://img101.imageshack.us/img101/9172/lf8ez3.jpg

và điều này cũng xảy ra tương tự với phức tứ diện:

http://img137.imageshack.us/img137/9752/lf9zp3.jpg

Như vậy, ta đã hoàn tất xong bản chất của sự làm bền phức chất. Bây giờ có hai bài tập nho nhỏ anh em thảo luận cho vui:
1.So sánh độ bền của các phức [Hg(Cl)4](2-), [Hg(Br)4](2-), [Hg(I)4](2-)
2.So sánh độ bền của các phức sau: [Co(H2O)6](2+), [Co(H2O)6](3+), [Co(NH3)6](2+), [Co(NH3)6](3+), [Co(F)6](3-), [Co(CN)6](3-).
Chỉ cần định tính với lập luận logic, rồi sau đó anh em nghía thêm bảng thực nghiệm, sẽ rõ hơn.
Chúc anh em ngon miệng với hai bài ăn tối !!!

@all: Còn rất nhiều vấn đề về phức chất nữa, anh em 04 cứ nêu ra để thảo luận nhé !!!

longraihoney
12-10-2006, 07:17 AM
Hè hè... cho em mớ hàng chút... Về cái chuyện phức chất này em thấy cũng gay go thật... nhưng đọc bài của anh em cũng nắm được phần nào :yeah ( thanks anh nhiều lắm :hun (

Cho em hỏi thêm một chút... về hiện tượng đồng phân của phức chất ... so sánh độ bền của các đồng phân ;giải thích sự xen phủ hiệu quả và quá trình tổ hợp của các ligans một càng hay nhiều càng có gì khác nhau :danhnguoi

longraihoney
12-11-2006, 05:18 PM
Sẵn tiện cho em xin thêm cái hình của các orbital d và f nhé... như là dxy... như hình trên anh BM có post đó... và cho em cái hình tọa độ ba chiều lun nhé ^^ để em dễ hình dung... vì trục Oz của orbital p lại trùng với trục Ox của orbital s mà nhìu lúc hay nhầm ^^

bluemonster
12-12-2006, 07:41 PM
Cho em hỏi thêm một chút... về hiện tượng đồng phân của phức chất ... so sánh độ bền của các đồng phân ;giải thích sự xen phủ hiệu quả và quá trình tổ hợp của các ligans một càng hay nhiều càng có gì khác nhau
Về nomenclature của các đồng phân, chỉ cần khái quát như sau:
Về đồng phân hình học, thường dùng hệ thống cis- , trans-. Chẳng hạn ta xét phức bát diện, MX2Y4, dạng trans là dạng là dạng có hai thằng X nằm đối xứng nhau qua mặt phẳng Y4.
http://img185.imageshack.us/img185/4373/lf10mg9.jpg
Còn về đồng phân quang học trong phức chất thì hơi phức tạp hơn một tí, trong phức chất, các Ligand ko cần thiết phải khác nhau hoàn toàn mới làm cho phức có tính quang hoạt. Trong phức chất, ta trở về khái niệm cơ bản nhất của đồng phân quang hoạt, đó là bất kì hợp chất nào, nếu hình ảnh của nó trong gương ko lồng chập vừa vặn lên nó thì đó là hợp chất quang hoạt. Minh hoạ đê:
http://img90.imageshack.us/img90/1170/lf11uz6.jpg
bài toán cơ bản nhất, găng tay ko quang hoạt, trong khi bàn tay thì quang hoạt, hehehe !
Xét phức [Co(en)](3+), đây là hợp chất quang hoạt:
http://img90.imageshack.us/img90/4767/lf12ei3.jpg
bản thân hợp chất đang xét và hình qua gương của nó ko lồng chập vừa vặn được với nhau, nên chính xác nó là quang hoạt.
Có một cách khác xác định quang hoạt trong phức chất cũng khá hiệu quả, nhưng cực cơ bản, đó là xét tính đối xứng trong phân tử. Chẳng hạn như các phức sau:
http://img90.imageshack.us/img90/5580/lf13om0.jpg
Note: đường cong màu đỏ trong hình chỉ -CH2-CH2-
Ta thấy hai đồng phân đầu a, b quang hoạt, vì ko tìm thấy bất kì một yếu tố đối xứng nào trong phân tử, trong khi hợp chất c thì ko quang hoạt, vì nhìn là thấy cái mirror plane ngay !
Thông thường, khi xét phức chất quang hoạt, ko biết phải ngẫu nhiên hay ko (vì BM cũng ko chắc lắm), đọc tài liệu thấy anh em toàn xét với bộ Ligand có sự tham gia của en (ethylenediamine), và người ta đưa ra qui tắc chung luôn:
Trong phức chất ko dùng hệ danh pháp R,S hay D,L gì cả, mà dùng hệ danh pháp “quái dị”, trong 4rum ko hỗ trợ kịp kí hiệu này, nên BM mựon tạm hình nói luôn vậy:
http://img99.imageshack.us/img99/8584/lf14dy0.jpg
một kí hiệu là dt:), chỉ xoay ốc vít theo chiều kim đồng hồ. Một kí hiệu dt:) “mất đáy” chỉ xoay ốc vít theo chiều ngược kim đồng hồ.

bluemonster
12-12-2006, 07:43 PM
Về độ bền tương đối giữa các đồng phân, trước tiên ta phải hiểu thật rõ hiệu ứng Jahn-Teller về khuynh hướng giảm sự suy biến bằng cách biến đổi cấu trúc không gian của phức, và thực nghiệm đưa ra thì khuynh hướng, các Ligand ở trục z (phức octahedral) ở xa nguyên tử trung tâm các Ligand ở trục x,y. Do đó, giả dụ như ta có bộ khung Ligand với hai loại Ligand X, Y với X>Y về tác dụng trường.
Nếu nhìn vào giản đồ MO cơ sở:
http://img294.imageshack.us/img294/7669/lf2bp6.jpg
Do cùng bộ khung, nên thứ tự cũng như mức năng lượng của các MO bonding tạo bởi các đồng phân là như nhau (độ sụp năng lượng VB là như nhau), ta chỉ xét các MO Ligand Field thôi !
Như đã nói ở trên, các Ligand trên trục z có khuynh hướng rời xa nguyên tử trung tâm một tí để làm giảm sự suy biến, do vậy, khi X (ligand strong field) ở trên trục z, năng lượng tách trường sẽ nhỏ hơn khi X ở trên trục x,y. Mặc dù độ đóng góp vào sự làm bền của Ligand Field là 10% so với tổng thể, nhưng ở đây, chỉ cần dựa vào Ligand Field, ta có thể kết luận đồng phân có X ở x,y bền hơn ở z.

Về sự xen phủ hiệu quả giữa các phối tử một càng hay nhiều càng có gì khác nhau thì … hix, cái này mình chưa tìm hiểu, nên ko dám chắc, nhưng theo mình, những thằng phối tử nhiều càng tổ hợp sẽ thuận lợi hơn về mặt nhiệt động, vì phân tử gọn, ít có lập thể giữa các Ligand, sự tạo phức ko làm giảm entropy nhiều như sự tạo phức ở các phối tử một càng.

Sẵn tiện cho em xin thêm cái hình của các orbital d và f nhé... như là dxy... như hình trên anh BM có post đó... và cho em cái hình tọa độ ba chiều lun nhé ^^ để em dễ hình dung... vì trục Oz của orbital p lại trùng với trục Ox của orbital s mà nhìu lúc hay nhầm
hix, anh có bao nhiêu hình đẹp đều post lên rùi đó, nhìn hình trên là có thể tưởng tượng thoải mái không gian những thằng orbital d goài !!! Còn orbital f thì … hix, tìm nãy giờ chưa có hình post, toàn là trong sách ở ngoài ko à ! làm biếng tìm thêm quá, em tự tìm trên google đi ! hoặc là anh em nào có kinh nghiệm chỉ giúp thằng em nó cái !!!
tại sao lại nhầm orbital p với orbital s được nhỉ ! chả hiểu thằng longrai nói gì !

bluemonster
12-19-2006, 09:30 AM
Mới search được cuốn sách cũng thơm !!!
đưa link cho anh em xem luôn !

http://www.quantum-chemistry-history.com/Ball_Dat/TitelLF1.jpg

chỉ cần kéo xuống click vào view là xem trực tuyến luôn !

http://www.quantum-chemistry-history.com/Ball_Dat/IntroLF.htm

Tiếp tục thảo luận nhé ! Bây giờ làm biếng viết bài wé, nên có gì anh em trao đổi thì dễ thảo luận hơn !

longraihoney
12-28-2006, 08:34 AM
Vậy thì cho em hỏi cái... các chất vô cơ tồn tại trong dd ở dạng nào? phức chất hay là mấy cái công thức vô cơ phổ thông học?? mà nếu tồn tại dạng phức chất thì các pthh sẽ thay đổi khác nhiều lắm ~~> toán hoá giải sao được???????????

bluemonster
12-29-2006, 11:33 AM
Vậy thì cho em hỏi cái... các chất vô cơ tồn tại trong dd ở dạng nào? phức chất hay là mấy cái công thức vô cơ phổ thông học?? mà nếu tồn tại dạng phức chất thì các pthh sẽ thay đổi khác nhiều lắm ~~> toán hoá giải sao được???????????
hix, longrai có thể nói rõ hơn được ko !? mấy cái chất vô cơ là những chất nào, mấy cái công thức ở phổ thông ??? chả hiểu ! cụ thể hoá đi !!! Còn nếu nói chung thì đa số các hợp chất (hix, mình ko dám dùng từ “mọi”) tồn tại trong dung dịch dưới dạng các phân tử solvate ! Các phân tử solvate thường thì liên kết theo kiểu lưỡng cực Van Der Walls, hoặc liên kết phối trí yếu, hay liên kết hydro …
:noel2 ( :mohoi (

phanphianh
06-26-2007, 08:38 PM
tóm lại là độ bền của phức chất là do năng lượng tách delta phải kô ạ?
nếu vây thí 2 câu hỏi ở trên trả lời là
:[Hg(Cl)4](2-)> [Hg(Br)4](2-)>[Hg(I)4](2-) do năng lượng tách của I < Br <Cl

bluemonster
06-26-2007, 09:06 PM
tóm lại là độ bền của phức chất là do năng lượng tách delta phải kô ạ?
nếu vây thí 2 câu hỏi ở trên trả lời là
:[Hg(Cl)4](2-)> [Hg(Br)4](2-)>[Hg(I)4](2-) do năng lượng tách của I < Br <Cl

sai goài !!! ngược lại ! cái tóm lại của bạn cũng sai nốt ! yếu tố tách trường delta chỉ chiếm 10-20% lập luận về độ bền, nhưng đôi khi nó là cốt lõi, vì các yếu tố còn lại tương đồng hoặc gần tương đồng !

Bạn nên đọc lại bài mình viết về cách xác định định tính độ bền phức, có lẽ tương đối rõ, mấu chốt vấn đề ko nằm nhiều ở Ligand field !
Chúc bạn sớm giải thích được thoả đáng câu hỏi trên !

phanphianh
06-27-2007, 09:53 AM
anh BM ơi ,sao trong quyển Vô Cơ tập 3 của Hoàng Nhâm ,trang 36 có viết là :"sự sai khác về giá trị của delta trong hai phức bát diện [ CoF6] (3-) và [ Co(NH3)6] (3+) của Co (III) ,theo thuyết MO, là sự khác nhau về mức độ che phủ giữa obitan nguyên tử hoá trị của Co(3+) với obitn hoá trị xichma của F(-) và của NH3 . Các obitan hoá trị che phủ nhau càng nhiều , năng lượng của MO liên kết và MO phản liên kết càng khác nhau , do dó delta càng lớn và liên kết – kim loại phối tử càng bền . Ngoài ra delta còn chịu ảnh hưởng lớn của sự tạo thành liên kết pi giữa kim loại và phối tử.”

với lại anh BM ơi e học ở bên Dược nên kô dùng nhiều đến mấy cái nì nhưng kiểm tra các thầy bên e hay hỏi dạng xác định độ bền của phức nên anh có thể tóm tắt lại các cách xác định đọ bền đc kô? chẳng lẽ vô thi cứ ngồi vẽ các giản đồ MO ra để xác định????????????????????????????????????

bluemonster
06-27-2007, 11:05 AM
anh BM ơi ,sao trong quyển Vô Cơ tập 3 của Hoàng Nhâm ,trang 36 có viết là :"sự sai khác về giá trị của delta trong hai phức bát diện [ CoF6] (3-) và [ Co(NH3)6] (3+) của Co (III) ,theo thuyết MO, là sự khác nhau về mức độ che phủ giữa obitan nguyên tử hoá trị của Co(3+) với obitn hoá trị xichma của F(-) và của NH3 . Các obitan hoá trị che phủ nhau càng nhiều , năng lượng của MO liên kết và MO phản liên kết càng khác nhau , do dó delta càng lớn và liên kết – kim loại phối tử càng bền . Ngoài ra delta còn chịu ảnh hưởng lớn của sự tạo thành liên kết pi giữa kim loại và phối tử.”
hehehe, coi chừng em hiểu sai ý bác Nhâm nhé ! ý đoạn này là dùng thuyết MO để cho ta thấy rõ hơn bản chất của sự sai khác giá trị năng lượng delta tách trường của hai phức trên chi phối như thế nào đến độ bền của phức !
Xuyên suốt bác Nhâm vẫn khẳng định như thế này: "các orbital hoá trị che phủ nhau càng nhiều, năng lượng của MO liên kết và MO phản liên kết càng khác nhau" --> MO liên kết sẽ có khuynh hướng hạ thấp năng lượng, trong khi MO phản liên kết tăng năng lượng (ý của anh trong bài post trước).

với lại anh BM ơi e học ở bên Dược nên kô dùng nhiều đến mấy cái nì nhưng kiểm tra các thầy bên e hay hỏi dạng xác định độ bền của phức nên anh có thể tóm tắt lại các cách xác định đọ bền đc kô? chẳng lẽ vô thi cứ ngồi vẽ các giản đồ MO ra để xác định????????????????????????????????????
ko, anh nêu giản đồ MO ra để cho đi thẳng vào bản chất vấn đề, đúng, rõ ràng ! Còn ngoài ra, cứ lập luận từ những thuyết rất cơ bản như VB, LF là được !

Nên nhớ, nhìn vào giản đồ MO, ta thấy, đại đa số trường hợp các MO thuyết LF mô tả chính là những vân đạo biên hoặc gần biên (HOMO - 1 hay LUMO + 1). Mà theo thuyết vân đạo biên, thì những vân đạo này giúp ta lý giải tốt nhất về mặt hoạt tính của hệ thống, chuyện đánh giá độ bền thì còn phải xem xét thêm một vài yếu tố nữa ! Nếu các yếu tố khác gần tương đồng hoặc tương đồng thì LF (với năng luợng tách trường) là okie !

Cuối cùng, những phương pháp trên cũng chỉ giúp ta có cái nhìn định tính đánh giá độ bền tương đối của các phức, nên chắc hẳn ko tránh khỏi nhiều trường hợp ko lí giải thoả đáng, vì hoá học là môn học thực nghiệm mừ ! :ngu9 (

muoikhotieu
10-27-2007, 09:59 PM
khái niệm về phức chất?gọi tên, vẽ công thức câu tạo của phức như thế nào và dưa trên nguyên tắc nào mà vẽ vây.

duongqua28
11-05-2007, 10:44 AM
bà con nào có bảng thống kê về các lọai phức không có màu càng tốt . cảm ơn

hgo
11-06-2007, 10:01 PM
Phức chất là "hợp chất phức tạp" đó!
Gọi như vậy vì trong đó nguyên tố trung tâm (hay nguyên tố tạo phức) sẽ có hóa trị lớn hơn hóa trị thông thường mà chúng ta biết, ví dụ: Cu, Zn có hóa trị 4, Fe có hóa trị 6...

Gọi tên thì vẫn theo quy tắc gọi cation trước, anion sau. Cái rắc rối ở đây là cách gọi tên ion phức (tức là ion chứa nguyên tố trung tâm và các phân tử hay ion liên kết trực tiếp với nó). cái này hơi dài à! bây giờ đang bận nên khong thể viết ngay được.

Vẽ công thức cấu tạo của phức thì đơn giản nhất là nhớ hóa trị (hay sô phối trí của nguyên tứ trung tâm): 2 : phức thẳng; 4 : phức tứ diện hoặc vuông phẳng; 6 : phức bát diện... Để giải thích tại sao thì phải biết thuyết VB hay thuyết VSEPR đã học trong phần Cấu tạo nguyên tử và liên kết hóa học )năm 1) hay trong Hóa Lượng tử (năm 3)

napoleon9
11-07-2007, 01:46 AM
khái niệm về phức chất?gọi tên, vẽ công thức câu tạo của phức như thế nào và dưa trên nguyên tắc nào mà vẽ vây.

cái này bạn đọc sạhs là có rồi ! nhiều lắm sau nói hết được chứ !
sẵng giới thiệu bạn cuốn sách này hay lắm
"PHỨC CHẤT tổng hợp và phân tích" của Ts NGUYỄN HỮU ĐĨNH và TRÂN THỊ ĐÀ
trong đây có chỉ những khái niệm từ đơn giản đến nâng cao, có giải phổ trong phức chất
nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, xuất bản 2007 ,84000 đ
thân chúc học tốt

tieulytamhoan
11-07-2007, 11:32 PM
Thật ra phức chất có rất nhiều khái niệm vì dựa trên mỗi quan điểm sẽ có những cách định nghĩa phức chất khác nhau. Ở đây, tôi sẽ dựa vào định nghĩa phức chất là 1 hợp chất phối trí của thấy Khánh Hưng & cô Kiều Xuân (Bộ môn hóa vô cơ - ĐHKHTN Tp.HCM) trong giáo trình vô cơ 2 :
- Phức chất là sản phẩm của phản ứng acid - base theo quan điểm Lewis; trong đó, acid là 1 ngtử trung tâm (NTTT) có các vân đạo trống, base là các tiểu phân có điện tử hóa trị tự do gọi là ligand (L).
- Liên kết giữa NTTT & L là lk phối trí.
- NTTT có số phối trí lớn hơn hóa trị của nó
Nếu nói về phức chất cho rõ ràng như bạn yêu cầu thì có lẽ tôi không đủ sức để gõ hết nhưng tôi có thể giới thiệu với bạn 1 vài giáo trình về phức chất của các tác giả sau để bạn tiện theo dõi:
1. Hóa học vô cơ (III) - Hoàng Nhâm
2. Đào Đình Thức
3. Nguyễn Đình Chi
4. Cotton Wilkinson
5. Atkins
Hoặc bạn có thể liên hệ với các SV ở bộ môn vô cơ trường ĐH Khoa học tự nhiên Tp.HCM để có thể photocopy giáo trình vô cơ 2 của thầy Hưng & cô Xuân. Thân chào bạn!

HoahocPro
11-08-2007, 06:06 AM
Tậm thời bây giờ em nhớ là có phức của Cu+ và phức của Fe2+ là ko màu (phần lớn là do mấy ion ko màu còn phối tử có màu thì quên mất).Mà anh có thể giải thích màu của phức hộ em ko?

tieulytamhoan
12-14-2007, 10:00 AM
* ĐKiện có màu của phức:
- Ng/tử tr.tâm (NTTT) có điện tử d, vân đạo d còn trống (đk cần)
- Năng lượng tách trường phối tử ứng với bức xạ thuộc vùng as khả kiến (đk đủ)
* Màu sắc của phức chất khác nhau là do thành phần phối tử - ligand (L) khác nhau --> năng lượng tách trường phối tử khác nhau ---> bức xạ hấp thu - phát xạ ở những vùng as khả kiến khác nhau ---> phức chất có màu khác nhau

tieulytamhoan
12-20-2007, 10:55 AM
Tậm thời bây giờ em nhớ là có phức của Cu+ và phức của Fe2+ là ko màu (phần lớn là do mấy ion ko màu còn phối tử có màu thì quên mất).Mà anh có thể giải thích màu của phức hộ em ko?
- Phức có màu hay ko là dựa vào 3 yếu tố:
+ NTTT có e d
+ Vân đạo d còn trống
+ Năng lượng tách tinh trường ứng với năng lượng của ás thuộc vùng khả kiến (VIS)
- Fức của Cu+ ko màu là do Cu+ có cấu hình d10, ko còn vân đạo d trống nữa ---> ko có sự dịch chuyển e từ vân đạo hạ năng lên thượng năng và ngược lại. Nói thim tí nhé: fức của NTTT có cấu hình d10 thường ko màu. :cuoi (
- Fức của Fe2+ ko màu thì có lẽ là do năng lượng tách tinh trường ko ứng với năng lượng của ás thuộc vùng khả kiến (VIS). Fe2+ có cấu hình d6 --> vẫn có sự dịch chuyển e nhưng lại ko màu --> năng lượng tách tinh trường ko ứng với năng lượng của ás thuộc vùng khả kiến (VIS).
Ý moi là vậy. Có gì sai sót các a e góp ý với nhé.

phamphu
01-26-2008, 08:32 AM
các bạn ơi làm bài này nhé.
Dựa trên cơ sở VB hãy giải thích hình thành liên kết trong các phức :Cr(H2O)6 3+ và
Cr(CN)6 (3-). Tính momen từ và cho biết từ tính các phức.biết Z(Cr)=24. H2O là phối tử trường yếu và CN- là phối tử trường mạnh.

phamphu
01-26-2008, 08:41 AM
thực nghiệm đo được momen từ tính của các phức chất K3[Fe(CN)6] và K3[FeF6] tương ứng là muy:) =1,8 muy:)B và muy:)= 5,9 muy:)B. Giải thích kết quả này bằng thuyết VB

LessThanPerfect
01-26-2008, 12:47 PM
Bạn ơi, phức của Cr3+ hay Cr2+? Nếu là Cr3+ như bạn trình bày thì nó là d3 nên chỉ có một electron configuration. Trong khi đó, Cr2+ là một d4 nên mới có high spin và low spin configurations tùy thuộc vào crystal field stabilization energy (CFSE) do phối tử tạo ra. Ý kiến của mình là vậy. Có gì sai mong mọi người chỉ dẫn thêm.

Le Hai Tuyen
03-24-2008, 05:02 AM
1 - Một phức chất có nhân trung tâm là Co3+, số phối tử là 6, các phối tử là NH3, (NO2)-.
Viết công thức các ion phức có thể có??
2 - Từ thuyết Pauling giải thích sự hình thành phức [Zn(NH3)4]SO4. Cho biết màu phức chất.
Zn ( Z = 30)

tieulytamhoan
03-25-2008, 09:16 AM
1 - Một phức chất có nhân trung tâm là Co3+, số phối tử là 6, các phối tử là NH3, (NO2)-.
Viết công thức các ion phức có thể có??
2 - Từ thuyết Pauling giải thích sự hình thành phức [Zn(NH3)4]SO4. Cho biết màu phức chất.
Zn ( Z = 30)
1/ [Co(NH3)5(NO2)]NO2; [Co(NH3)4(NO2)2]NO2; [Co(NH3)3(NO2)3]

2/
+ Sự hình thành: Zn2+ lai hóa sp3; nội cầu phức có cấu hình tứ diện - 4 ligand NH3 bao quanh NTTTâm Zn, các đôi điện tử tự do trên N phối trí vào 4 vân đạo sp3 lai hóa của Zn2+
+ Phức [Zn(NH3)4]SO4 không màu vì NTTTâm Zn2+ có cấu hình d10, ko có dịch chuyển electron

napoleon9
05-03-2008, 06:52 AM
BM sãn giải thích xem nhận xét này có đúng không nhé
về phối tử :
- phối tử có độ âm điện lớn, bán kính nhỏ sẽ dến gần nguyên tử trung tâm ---> thông số tách lớn
-phối tử có 1 cặp e tự do thì sẽ gây thông số tách lớn hơn phối tử có nhiều cặp e tự do
BM thử giải thích xem ( nếu dùng thuyết MO giải thích có được ko ?)
:hun (