PDA

View Full Version : tìm hiểu phương pháp phân tích Kali bằng F-AAS


duongfsiv
12-31-2009, 03:41 PM
Mình muốn xác định thành phần kali trao đổi có trong đất bằng phương pháp quang kế ngọn lửa nhưng mình vẫn chưa hiểu rõ lắm. mình chưa biết tại sao lại phải xây dựng đồ thị bằng dung dịch chuẩn trước để làm gì? ai hiểu rõ thì chỉ dùm mình với.

gaumit
12-31-2009, 06:51 PM
Mình muốn xác định thành phần kali trao đổi có trong đất bằng phương pháp quang kế ngọn lửa nhưng mình vẫn chưa hiểu rõ lắm. mình chưa biết tại sao lại phải xây dựng đồ thị bằng dung dịch chuẩn trước để làm gì? ai hiểu rõ thì chỉ dùm mình với.

Để phân tích K, bằng FAAS thì có thể dùng 2 phương pháp, đó là phương pháp đo phổ phát xạ nguyên tử và phương pháp đo phổ hấp thu nguyên tử. mình sẽ nêu ý kiến cá nhân mình về phương pháp đo K bằng phổ hấp thu nguyên tử để trao đổi cùng bạn, còn phương pháp còn lại nếu cần thì chắt phải nhờ tới sự chỉ dẫn của sư phụ:" giotnuoctrongbienca" thôi.
bạn chú ý hình này nha:
http://i708.photobucket.com/albums/ww83/gaumit/300px-Beer_lambert.png
cho dủ là phương pháp FAAS thì vẫn sử dụng nguyên lý của định luật Lambert-Beer, làm nguyên lý hoạt động chính, tức là có sự tỉ lệ giữ độ hấp thu bức xạ đặc trưng của nguyên tử. ở đây, ngọn lửa đã giúp các ion kim loại trong dung dịch chuyển về dạng nguyên tử và khi ta chiếu qua chùm nguyên tử đó một dòng bức xạ đặc trưng cho nguyên tử đó thì các nguyên tử đó sẽ hấp thu bức xạ, để chuyển lên các mức năng lượng kích thích cao hơn(có thể tìm hiểu thêm trong hóa lượng tử), khi đó dòng bức xạ đi ra khỏi ngọn lửa chứa chùm nguyên tử đó sẽ bị giảm đi, và máy sẽ so sánh sự giảm đó để suy ra số lượng nguyên tử đã được nguyên tử hóa và có mặt trong ngọn lửa từ đó mà suy ra hàm lượng của kim loại đó trong dung dịch đo. dựa vào nguyên tắc đó người ta dùng một dung dịch(được gọi là dung dịch chuẩn) có hàm lượng kim loại cần xác định đã biết chính xác, đem đo độ hấp thu nguyên tử trên máy, từ đó ta thu được giá trị độ hấp tu quang tương ứng. thay đổi hàm lượng chất trong dung dịch ở một số điểm khác nhau, ta sẽ thu được độ hấp thu, ở một khoảng giới hạn nồng độ thì các giá trị độ hấp thu và nồng độ tuyến tính với nhau theo một đường thẳng. Khi đo hàm lượng chất trong mẫu thì ta phải đưa giá trị hàm lượng có trong mẫu về trong khoảng tuyến tính này. từ giá trị mật độ quang thu được mà suy ra nồng độ từ đường chuẩn. nói đại khái thế thôi. còn rất nhiều vấn đề ở trong đó nếu bạn quan tâm và tìm hiểu sâu hơn.
từ đó chắt bạn đã hiểu tại sao lại phải dựng đường chuẩn rồi chứ ?
bạn tham khảo thêm ở đây về phương pháp dựng đường chuẩn nha
http://teaching.shu.ac.uk/hwb/chemistry/tutorials/molspec/beers1.htm

duongfsiv
01-01-2010, 09:05 AM
Mình cảm ơn bạn gaumit nhiều nhé

pipiandbi
04-28-2010, 03:40 PM
cũng trong qui trình xác định Kali bằng phương pháp quang kế ngọn lửa thì theo mình đọc trong các sách tham khảo về bản chất phương pháp này vẫn là phương pháp phổ phát xạ. Như vậy, nó thuộc về phương pháp AAS hay là AES vậy bạn? Và trong qui trình xác định thì có cho thêm HCl 2N vào mục đích để làm gì?Ai giải thích dùm mình với

giotnuoctrongbienca
04-28-2010, 09:02 PM
cũng trong qui trình xác định Kali bằng phương pháp quang kế ngọn lửa thì theo mình đọc trong các sách tham khảo về bản chất phương pháp này vẫn là phương pháp phổ phát xạ. Như vậy, nó thuộc về phương pháp AAS hay là AES vậy bạn? Và trong qui trình xác định thì có cho thêm HCl 2N vào mục đích để làm gì?Ai giải thích dùm mình với

Máy quang kế ngọn lửa (flame photometer) là thiết bị đo phổ phát xạ ngọn lửa (F-AES) dùng cho các nguyên tố sau: K, Na, Li và Ca. Các muối chứa các nguyên tố này đuợc nguyên tử hóa và kích hoạt trong ngọn lửa không khí/propane nhiệt độ tương đối thấp (1800 oC). Do có năng lượng kích hoạt tương đối thấp nên độ nhạy phương pháp này đối với các nguyên tố trên thường không cao. Đuờng chuẩn thường dựng trong khoảng ppm.
HCL dùng để tạo môi trường acid tránh sự thủy phân của các nguyên tố khác gây kết tủa bám dính làm bẩn hệ thống đuờng ống dẫn mẫu và thiết bị phun mẫu của máy. Nếu tôi không nhầm thì bạn dùng HCl 2N để thêm vào mẫu và nồng độ HCl sau cùng trong mẫu khoảng 0.5 - 1%.

Thân ái

pipiandbi
04-28-2010, 11:15 PM
cám ơn bạn nhiều:cuoimim (