PDA

View Full Version : Bài tập về lai hoá


longraihoney
12-10-2006, 05:35 PM
Thấy các bạn học lai hoá có vẻ khó khăn quá nên Longraihoney mạo muội lập ra topic này để bao nhiêu thắc mắc cứ cho vào đây hết rồi cùng nhau thảo luận.. Đầu tiên mình cho ra một câu hỏi không khó lắm nè...


TiCl4 lai hoá gì và hình dạng ra sao :hocbong (
Nếu bạn trả lời được câu đó thì đã tương đối pro và hãy trả lời tiếp câu hỏi sau
Giải thích sự hình thành của Fe(CO)5 bằng thuyết VB <lai hoá á> :noel7 (

longraihoney
12-26-2006, 07:38 PM
Nêu trạng thái lai hoá của các nguyên tử trung tâm
[ Ni(CN)4] 2+ PtCl4 IF7 ClO4 (chất này ko bền) Fe3C Fe2O (góc 103*)... có ai làm thì mới hứng post nữa chớ... ai sinh viên ai học sinh chuyên hoá làm cho vui chemvn đi

tuoimongxudong_tuyetlinh
12-29-2006, 09:35 AM
Nêu trạng thái lai hoá của các nguyên tử trung tâm
[ Ni(CN)4] 2+ PtCl4 IF7 ClO4 (chất này ko bền) Fe3C Fe2O (góc 103*)... có ai làm thì mới hứng post nữa chớ... ai sinh viên ai học sinh chuyên hoá làm cho vui chemvn đi
Hè hè , mình mới trở lãi thui nhưng thấy bài này của you hay wé nên làm cho zui. Mà you cũng ác thiệt , mấy cái lai hóa này thuộc dang hóc búa ko chứ ko dễ xơi
bài giải của mình thế này ( hông biết có đúng ko nữa , có ji` thì sửa giùm nha :liemkem ( )
[Ni(CN)4 ]2+ : lai hóa sp2d , PtCl4 : sp3d , ClO4 : sp3d2 , IF7 : sp3d2f , Fe3C : sp3 , Fe2O : sp3

tuoimongxudong_tuyetlinh
12-29-2006, 09:43 AM
Mình cũng có 1 bài thế này , làm cho chem ta xôm tụ
nêu trạng thái lai hóa của các nguyên tử trung tâm
SF6 , SO2Cl2 , PF5 , BrF3 , ICl3 , AsF5 , PhICl2 , [Fe(CO6)]4-

longraihoney
12-29-2006, 02:57 PM
Hè hè , mình mới trở lãi thui nhưng thấy bài này của you hay wé nên làm cho zui. Mà you cũng ác thiệt , mấy cái lai hóa này thuộc dang hóc búa ko chứ ko dễ xơi
bài giải của mình thế này ( hông biết có đúng ko nữa , có ji` thì sửa giùm nha :liemkem ( )
[Ni(CN)4 ]2+ : lai hóa sp2d , PtCl4 : sp3d , ClO4 : sp3d2 , IF7 : sp3d2f , Fe3C : sp3 , Fe2O : sp3



Lai hóa ngoài và lai hóa trong khác nhau hoàn toàn nhé ! và chỉ có orbital của nguyên tử trung tâm là lai hóa thôi

ClO4 thì có dạng tứ diện <lai hóa sp3>
[Ni(CN)4 ]2+ Ni dsp2
PtCl4 : lk ion thì làm gì lai hóa! :ngo 1 ( ~~> tính lại xem có đúng không ta?
IF7 : I sp3d2f hoặc là sp3d3 <tùy sách>
Fe3C cũng không hẳn là sp3 mà cũng không hẳn là sp2 nữa :sangkhoai mà đúng lý hơn là sp2 vì sao thì về đọc thêm sách nhé :sangkhoai


SF6 , SO2Cl2 , PF5 , BrF3 , ICl3 , AsF5 , PhICl2 , [Fe(CO6)]4-

SF6 ~ S sp3d2
SO2Cl2 ~ S sp3
PF5 ~ P sp3d
BrF3 ~ Br sp3d
ICl3 ~ I sp3d
AsF5 cái này chưa chắc là lk cộng hóa trị nhưng nếu có thì là sp3d
PhICl2 ~~> chất gì đây?
[Fe(CO6)]4- chất này không có bền :die ( E điền hết vào phân lớp d rầu nên lai hóa của nó là sp3d2 :die (


<đọc sơ wa trả lời nên lỡ may có nhầm thì xin góp ý ~~> bt lai hóa tui chủ wan lắm ^ ^>

tuoimongxudong_tuyetlinh
12-30-2006, 10:03 AM
hehehehe PhICl2 chắc do đánh nhanh we nên đánh nhầm , [Ni(CN)4]2+ : dsp2 và sp2d như nhau
còn Fe3C sao lại là lai hóa sp2 nói rõ [ tui ko có sách ]

longraihoney
12-30-2006, 10:06 AM
SAI LẦM nghiêm trọng lai hoá trong và lai hoá ngoài KHÔNG GIỐNG NHAU... hừ... sai sai sai sai...
Fe3C thì dạng tam giác phẳng... tuy nhiên nói dạng lai hoá của C thì cũng chỉ mang tính tương đối <3 lk xich ma và một e chưa lk thoai> lai hoá thì cần gì sách mà cũng chã có sách nào viết phần này... nắm rõ lý thuyết + suy luận thôi VB là suy luận mà :treoco (

longraihoney
12-31-2006, 02:48 PM
á á... dòm lại thấy mình bị sai một lỗi vô cùng nghiêm trọng... [Fe(CO6)]4-
lai hoá trong d2sp3 ~~> xém nữa chết T_T mong mọi ngưởi bỏ wa

khanh
01-12-2007, 03:25 PM
C trong CH4 lai hóa sp3, giải thix góc liên kết HCH = 109 độ 28 phút

longraihoney
01-12-2007, 06:16 PM
Ku à... câu nì thực tế là một câu số liệu tính toán đàng hoàng và phải thêm độ dài lk = 1.09 Angstron mới tính được <bài hình học không gian 11>

còn giải thích thì thèng C lai hóa từ từ sp ~~> sp2 ~~> sp3 <theo mô hìnih VSEPRS thui> :tantinh (

khanh
01-12-2007, 07:24 PM
Kô cần có độ dài LK vẫn có thể giải dc, long suy nghĩ xem

longraihoney
01-24-2007, 06:08 PM
nếu giải được xin cu Khánh chỉ giáo... vì hồi trước giờ mình phải chứng minh hình học mà vậy thì phải cho độ dài lk

khanh
01-25-2007, 06:22 AM
Sử dụng công thức đối với lai hóa dạng sp(n):
1 + ncos(Anpha) = 0

longraihoney
02-10-2007, 04:59 PM
giải thích vì seo ko tồn tại BH3 mà tồn tại BF3 hỉ?

langtuvodanh
02-10-2007, 07:11 PM
Tui mạo muội trả lời nha! ko bít đúng or sai nữa ^^.
H/c BH3 tuy fù hợp với cấu trúc bên ngoài của nguyên tử B (3e) tuy nhiên trong tự nhiên ko tồn tại vì nó đã tự đime hóa thành (BH3)2 và được gọi và điboran. Nó được tạo thành nhờ sự kết nối hai tử hiđua đơn giản lại nhờ một cơ chế liên kết đặc biệt (tui ko bít là liên kết gì).
Có gì sai xin chỉ giáo cho tui đáp án nha

khanh
02-10-2007, 07:17 PM
Hờ hờ, ku long lấy từ tập 2 ra hỏi đây mà, do trong các hợp chất đó, B chưa dc bão hòa về số phối trí và trạng thái lai hóa sp2 của B kô dc làm bền thêm nhờ LK pi kô định chỗ như trong BF3

langtuvodanh
02-11-2007, 04:47 PM
Vậy cách trả lời của tui là sai ah`. Không có chuyện đó ah` nha!
Bi giờ tui có bài này bà con thử giải xem sao.
Nhưchungs ta đã bít, Silic và Kim cương đều có cấu tạo tương tự nhau thế nhưng sao Si là chất bán dẫn còn kim cương lại là chất cách điện? HIIIIIIIIIIII

khanh
02-11-2007, 05:20 PM
Do các electron hóa trị dc LK bền vững trong LK C-C, còn Si có sự kô định chỗ của LK

longraihoney
02-12-2007, 10:25 AM
hờ? Cái ku gì ấy nói là giải thích cái hiện tượng dime mất rồi chứ có phải là sự hình thành nguyên tử đâu? Còn ku Khánh nói có lý hơn <giống trong HN but tớ hem xem trong đó mà hỏi ^^> còn giải thích do sự cộng hưởng và bán kính của các phối tử nữa ^^ thế nhé

langtuvodanh
02-18-2007, 01:13 PM
Từ cấu tạo của NH3 hãy cho bít phản ứng đặc trưng của nó là gì?
-Tại sao PH3 & NH3 đều có cấu tạo dạng chóp nhưng PH3 lại khó tan trong nước.
-Tại sao trong các dạng thù hình của P, P trắng lại hoạt động mạnh nhất

khanh
02-19-2007, 08:34 AM
1/ Pứ đặc trưng của NH3 là các phản ứng của base
2/ Do PH3 kô tạo dc LK H
3/ Do LK P-P trong P trắng kém bền, có cấu tạo tứ diện mí tên kia có cấu tạo polime

longraihoney
02-19-2007, 04:21 PM
1/ Pứ đặc trưng của NH3 là các phản ứng của base
2/ Do PH3 kô tạo dc LK H
3/ Do LK P-P trong P trắng kém bền, có cấu tạo tứ diện mí tên kia có cấu tạo polime


Ở câu 1 NH3 là bas lewis ^^
Ở câu hai ngoài ra do độ phân cực của lk gần như không có nên moment lưỡng cực cũng chỉ phụ thuộc vào cặp electron của P vì thế nó kém phân cực hốn với NH3 và so sánh tương quan sẽ thấy nó đương nhiên ít tan hơn...

khanh
02-19-2007, 07:47 PM
Hình như câu ni khánh hỏi gòi, bữa ni hỏi lại :bachma (
Tại sao CH e của Pd là 4d10 5s0 :nhamhiem

langtuvodanh
02-20-2007, 08:39 AM
Mình xin đóng góp như sau:
- Đúng là phản ứng bazơ, hay nói đúng hơn là phản ứng cộng.
- Câu 2 đúng gồi
- Câu 3 cần nói thim là góc liên kết trong P trắng bé hơn góc tọa độ giữa các AO 3p nên ptuwr luôn ở trạng thái căng mạnh dẫn đến lkết hông bền
Còn câu của ông Khánh hả! Chắc để cho nó bền ^^

longraihoney
02-20-2007, 08:46 AM
sặc... bạn trả lời bậy mà cũng đúng rồi đó... cái này nếu muốn lý giải cho tương đối thì dùng qui tắc Slayter <mình có post rồi> sẽ ổn một chút... tuy nhiên cũng có thể giải thích theo hệ thống tuần hoàn... ùhm
Theo mình nghĩ là CHE nó phải là 4d8 5s2 nhưng cũng tương tự như trường hợp sớm bão hoà gấp... do hiệu ứng chắn e là không lớn lắm <chưa tính nhưng có lẽ vậy> vì vậy nó sẽ lấy e vào 4d để đạt cấu hình bền hơn... tuy nhiên cái bền này chỉ là tạm thời vì vậy nó vẫn luôn thể hiện SOH là 2 ^^ <các electron tương tác đẩy nhau mà ^^ >

longraihoney
02-20-2007, 08:46 AM
Cậu Lãng tử nói vậy thì tớ xin cậu giải thích giúp tớ H2O H3P và H2S góc liên kết là bao nhiêu ? và giải thích vì sao như vậy đấy ^^ <ko phải thách đố gì đâu... chỉ muốn làm cho rõ vấn đề cậu nói thôi>

langtuvodanh
02-20-2007, 09:01 AM
Ngừ ta trả lời đúng thế mà dám nói người ta trả lời "bậy mà đúng"! huuuuuuuuu TT

longraihoney
02-20-2007, 09:07 AM
hùm.... nếu bạn thực sự trả lời thì bạn sẽ không dùng chữ chắc là đâu <mà sẽ dùng là theo mình nghĩ> hì hì... bạn trả lời câu hỏi của mình đi chứ? <delete hộ em hai bài này nhá anh BM ^^ thầy Quân>

langtuvodanh
02-20-2007, 09:08 AM
Ông này ổng mún khiêu khích tui không à! HI. Tui hông bít đâu nhưng trả lời "bậy lun" bit đâu lại đúng!
H2O có góc liên kết = 104,5 độ
PH3 có góc liên kết = 93,7 độ
H2S ____________ = 92 độ.
Còn giải thích thì cứ dựa vào độ âm điện các nguyên tử trung tâm hút phối tử về fía mình như thế nào là ra thui!^^

longraihoney
02-20-2007, 09:09 AM
nhưng vì sao lại ra các góc như thế? <không dùng toán lượng tử đâu... không càn^^> <mình ko khích bạn chỉ muốn làm rõ vấn đề thôi>

HoahocPro
04-22-2007, 05:32 PM
Mấy bác ơi, giải thích hộ em là tại sao góc liên kêt của Cl2O là 111 độ.Thường thì lai hóa sp3 góc phải nhỏ hơn 109.28 chứ.

votuantu20
04-23-2007, 01:29 AM
do độ âm điện của O > của Cl nên 2 đôi điện tử nằm trên 2 liên kết bị kéo gần về pía O hơn.
Khi chúng bị kéo gần về phía O hơn, thì chúng cũng nằm gần nhau hơn, nên chúng đẩy nhau mạnh hơn, do đó góc liên kết bự ra. Theo VB là vậy.

HoahocPro
04-24-2007, 06:03 PM
Ai có thể giải thích cho em là tại sao ion Cu(NH3)4_2+ lại có hình vuông bằng thuyết VB không?Em thấy mấy bác thích VB lắm thì phải.
Ai trả lời được cho điểm 10 luôn!!!!!

khanh
04-25-2007, 09:30 AM
Do có số phối tử bằng 4 và còn e độc thân --> vuông fẳng

HoahocPro
04-27-2007, 04:01 PM
Do có số phối tử bằng 4 và còn e độc thân --> vuông fẳng
Bác trả lời sai rùi đấy.Ion này có 6 phối tử Cu(H2O)2(NH3)4 chứ ko phải là 4 nhưng bị mất 2 phân tử nước.Câu này em hỏi thế thui nhưng không giải thích bằng lai hóa được đâu.Phải dùng thuyết trường tinh thể mới giải thích được.

HoahocPro
04-27-2007, 04:05 PM
Bác nào biết phân tử hay ion nào có dạng lai hóa sp3d2f2 không?Cho em vài cái với và cả hình dạng phân tử nữa nhé.

bluemonster
04-27-2007, 06:08 PM
Bác trả lời sai rùi đấy.Ion này có 6 phối tử Cu(H2O)2(NH3)4 chứ ko phải là 4 nhưng bị mất 2 phân tử nước.Câu này em hỏi thế thui nhưng không giải thích bằng lai hóa được đâu.Phải dùng thuyết trường tinh thể mới giải thích được.

Việc ghi phức chất trên của Cu (II) ở trên với phối trí 4 hay 6 gì cũng được, chẳng sao cả ! Nếu như nhìn theo mô hình chung trong H2O thì Cu ở số phối trí 6, nhưng khỏang cách từ NTTT tới hai phối tử ở trục vuông góc với mặt phẳng giữa lớn hơn khỏang cách tới các phối tử khác nhiều, có xu hướng trở thành vuông phẳng ! Và điều này thỏa hiệu ứng Jan-Tellor (sorry nếu ghi nhầm tên)

Bác nào biết phân tử hay ion nào có dạng lai hóa sp3d2f2 không?Cho em vài cái với và cả hình dạng phân tử nữa nhé
Mình search trạng thái lai hóa này trên google quả thực là ko tồn tại đường dẫn nào của các database nước ngòai ! Database trong nước thì được biết trước đây cũng có topic nào đó bên diễn đàn giasuhanoi.com thảo luận ! Có đưa ra trường hợp PbO8(6-). Và mình đã search được tư liệu về hợp chất này, nhưng cũng ko dám chắc có khẳng định trạng thái lai hóa của NTTT, vì hóa chất rắn hiện đại có lẽ ko chú ý nhiều đến lai hóa (-vốn là mô hình quá hòan hảo, kinh điển, phản ánh ko thực trạng thái nguyên tử trong chất rắn).
Bài báo được viết bởi Erich Dubler, Angelo Vedani và Hans Rudolf Oswald thuộc viện Hóa vô cơ ... có tiêu đề "New structure determination of Murdochite Cu6PbO8. Mình ko đi chuyên sâu nội dung bài báo (vì cũng chỉ tòan là các thông số tinh thể thôi), mà sẽ trích dẫn một số hình đáp ứng nguyện vọng của hoahocpro:

http://img152.imageshack.us/img152/7513/pbo82mm6.jpg

http://img152.imageshack.us/img152/9789/pbo83wo4.jpg

http://img219.imageshack.us/img219/1681/pbo84fv6.jpg

http://img95.imageshack.us/img95/4751/pbo81nu4.jpg

:nhau (

Sam
04-29-2007, 08:55 AM
cho em hỏi 1 câu : PCl5 có dạng lai hoá sp3d hay sp2d2.Hình như trong đáp án kì thi HSG Quốc gia năm 2006 ghi cả 2 nhưng nếu thí sinh viết sp2d2 thì được thưởng điệm. Đấy là em nghe nói thế thôi!
Mong các anh chị giải đáp!

longraihoney
04-30-2007, 07:50 AM
cả hai đều được cả :D theo lý thuyết cơ sở về lai hoá và mô hình VSEPR thì là sp3d còn nếu xét thêm theo mức năng lượng và <hình như là thực nghiệm > thì chính xác hơn là sp2d2 :D cũng chã cần tìm hiểu nhiều về vấn đề này vì không wan trọng.

Sam
04-30-2007, 08:16 PM
Cảm ơn bạn đã trả lợi Cho mình hỏi thêm 1 câu nữa : Tại sao ở thể rắn ICl3 lại tồn tại ở dạng dime mặc dù I thừa rất nhiều e mà Cl cũng ko có orbital trống để nhận nữa?

HoahocPro
05-09-2007, 05:34 PM
Cái câu sp3d2f2 thì em có 2 ion phức là PbF8_4- và SnF8_4-.Còn hinhh học phân tử thì đưa vào chương trình máy tình giải ra là hình lập phương là thỏa mãn góc xa nhất giữa các Obital lai hóa, thực tế nó thế nào thì em cũng chưa biết!

bim112
05-09-2007, 09:28 PM
Cái câu sp3d2f2 thì em có 2 ion phức là PbF8_4- và SnF8_4-.Còn hinhh học phân tử thì đưa vào chương trình máy tình giải ra là hình lập phương là thỏa mãn góc xa nhất giữa các Obital lai hóa, thực tế nó thế nào thì em cũng chưa biết!
Bạn có thể đưa ra một tài liệu nào đó chứng nhận hai NTTT trên có trạng thái lai hóa sp3d2f2 ko !? Hay đây chỉ là suy đoán của bạn !
Mình search mãi được mới được một bài báo trên rcs về SnF8 (4-), nhưng ko down được, nên chưa biết thực hư cái hình dạng cấu trúc ion như thế nào !
www.rsc.org/ejarchive/CT/1924/CT9242500372.pdf
:mohoi (

HoahocPro
05-13-2007, 03:18 PM
Bạn có thể đưa ra một tài liệu nào đó chứng nhận hai NTTT trên có trạng thái lai hóa sp3d2f2 ko !? Hay đây chỉ là suy đoán của bạn !
Mình search mãi được mới được một bài báo trên rcs về SnF8 (4-), nhưng ko down được, nên chưa biết thực hư cái hình dạng cấu trúc ion như thế nào !
www.rsc.org/ejarchive/CT/1924/CT9242500372.pdf
:mohoi (
Ở trong Hóa học Vô cơ tập 2 của Hoàng Nhâm, phần Pb của nhóm 4A có nói đến.Anh tham khảo thử xem.

HoahocPro
05-13-2007, 03:23 PM
Cảm ơn bạn đã trả lợi Cho mình hỏi thêm 1 câu nữa : Tại sao ở thể rắn ICl3 lại tồn tại ở dạng dime mặc dù I thừa rất nhiều e mà Cl cũng ko có orbital trống để nhận nữa?
Việc có tham gia lk cho nhận hay không còn tùy vào cấu trúc phân tử, độ bền động học và một số thứ khác.Đime hóa ICl3 thành (ICl3)2 là do nguyên tử I chuyển từ dạng lai hóa sp3d sang sp3d2.Cả phân tử đều nằm trên 1 mp

longraihoney
05-14-2007, 09:25 AM
cho thêm câu nài đỡ bùn nha... từ H3PO4 điều chế H3P4O7 và HPO3 giải thích cơ chế và mối quan hệ... so sánh độ mạnh ^^ câu nài cũng hay đó mọi người oy !!!

khanh
05-15-2007, 09:12 AM
Đun nóng -> 260*C
H3PO4 --> H4P2O7 +H2O
Đun nóng tiếp tục tới 300*C
H4P2O7 --> HPO3
Độ mạnh thì dựa vào mấy cái Ka, còn cơ chế thì do ở nhiệt độ cao H3PO4 bị mất nước tạo H4P2O7, còn tạo HPO3 là do acid này có dạng thủy tinh, đun lên thì H4P2O7 hok bền chuyển thành HPO3

HoahocPro
05-24-2007, 04:38 PM
Cho em thêm câu nữa mấy bác ơi.Tại sao HPO3 làm đông tụ Protein mà mấy thằng axit H3PO4 và H4P2O7 kia thì không?

kimera
06-04-2007, 05:09 AM
hi moi nguoi du da hoc het lop 10 khtn ma minh van ko sao hieu dc phan lai hoa . trong sach thi noi khong the xac dinh , chi co the biet qua thuc nghiem , con minh thi tu tim toi chut xiu nen cung biet chut chut nhung chi o cac dang thong thuong chu gap may cai dac biet thi po tay.com tham khao sach, thi chi dan mu mo chang biet lam sao. nghe noi phai xai MO va VB nhung may cai do minh doc ko hiu gi. vay mong moi nguoi giup do. ca ve thuc nghiem lam bai lan may cuon sach tham khao. thanks nhiu

khanh
06-04-2007, 07:52 AM
chài, sử dụng thuyết lai hoá để giải thix hình dạng của fân tử khi đã bít qua thực nghiệm, dzí lại cái thuyết đó chỉ là 1 fần của VB chứ làm j` có liên quan tới MO, bạn bí bài nào thì cứ ps lên 4rum cho anh em trong nì thảo luận

kimera
06-04-2007, 08:02 AM
ok bai mao dau nen beo lem khoi suy nghi cung tra loi dc:(tru cau b minh ko bit lam)
cho 2 nghuyen to X,Y
X: 3 lop e ,co so e doc than toi da
Y: 3 lop e, co 7 e hoa tri
a) xac dinh x,Y
b)cau truc hinh hoc XY3,XY5? dang lai hoa
C)pt pu XY3 voi 02, XY5 voi mot it H2O

khanh
06-04-2007, 08:39 AM
a/ lập luận ra để thấy dc X là P, Y là Cl
b/ PCl3 lai hoá sp3 : tháp đáy tam giác: P tạo 3 LK và 1 cặp e tự do nghĩa là fải có 4AO tham gia lai hoá -> sp3
PCl5 lai hoá sp3d : lưỡng tháp tam giác, tương tự trên -> sp3d
c/ Ptpứ dễ ùm
Chài, bài nì bạn lấy từ trong cún olympic 30/4 fải kô :noel7 (

kimera
06-04-2007, 08:49 AM
olympic thi minh co bit nhung cha thu lam may cau do la cua thay minh cho ve lam o dip he(duong nhien tru cau b). ga nhu minh con thay beo, nhung sao biet dc dang cua PCl3 va PCl5??? nhung ma hinh nhu minh nghe thang ban noi PCl5 tao lai hoa sp3d2 ma phai kỏ

khanh
06-04-2007, 10:04 AM
có lẽ bạn í nhầm vì SF6 mới có dạng lai hoá sp3d2 có hình bát diện đều

kimera
06-04-2007, 04:39 PM
a hinh nhu dang thuc nghiem moi cua PCl5 la sp3d2 do ban nhung theo sach cu thi sp3d cung dung

khanh
06-04-2007, 08:13 PM
chài ạh, P trong PCl5 tạo dc có 5 LK P-Cl nghĩa là chỉ có 5 AO tham gia lai hoá thì sp3d2 fải có những 6AO tham gia lai hoá dzị thì AO lai hoá cuối cùng ở đâu hả chài

HanhNhanLove
06-07-2007, 08:30 PM
Đã nói là trong thực nghiệm thì có lẽ có gì trái lại lý thuyết. Thuyết AO có phải là đúng 100% đâu??? :dracula (

longraihoney
06-08-2007, 12:02 PM
ai to mồm nói thực nghiệm PCl5 lai hoá sp3d2 thế hả? tầm bậy !!!! nếu lai hoá cỡ đó... năng lượng đâu bù trừ cho nổi chứ hở? nếu coá làm ơn :D đưa dẫn chứng cho tui mở rộng tầm nhìn... tui toàn học sách thập niên 60 ko hà :D ko có update kip :ngo 1 (
MO vẫn dùng để xác định hình dạng của phân tử được nhưng mà vấn đề ở chỗ nó rất phức tạp và không sát phổ thông...
Còn bài tập về lai hoá đã có trong topic do tớ lập <mod + admin move giùm> có gì xin đọc hết bọn kia đã rồi hãy tính...
còn vấn đề VB xin các bác đừng khinh nó... nó không phải lúc nào cũng đúng nhưng mà để hiểu + vận dụng tốt nó thì là một chặn đường dài...
Khi nói về lai hoá đầu tiên bạn phải biết tới các điều sau : nguyên lý năng lượng cực tiểu , cấu trúc sắp xếp , dạng năng lượng gặp phải khi lai hoá , sự bù trừ năng lượng, độ mạnh yếu của các electron và khả năng phân tích vấn đề... đòi hỏi phải vững về cấu tạo chất lắm < ku Khánh nhỉ ;)) hé hé :D cao thủ đại cương>
VÀ sau đó... học thêm MO... kết hợp bọn chúng lại... thấy lai hoá chã là cái gì cả... nó là mô hình dễ nhất của VB và MO ^^ chỉ thế thui... và đừng lậm vào lai hoá vì thực tiễn nó không có ý nghĩa gì đâu...
có vấn đề này hay ho nà ;)) người ta bảo H2O có O lai hoá sp3 nhưng nó vi phạm về yếu tố năng lượng electron :D hai cặp electron tự do đấy có năng lượng KHÔNG GẦN BẰNG NHAU... vậy thì :D các bạn nghĩ oxi KHÔNG LAI HOÁ hay lai hoá sp2 ;)) RIÊNG TUI THÌ :d bảo nó không lai hoá đấy hơ hơ !!!
hay có cái này nè ;)) học chi cho lắm cho xa cho nhiều mà ko biết H3P có những góc bằng bao nhiêu bao nhiêu và vì sao vì sao :D
hay là Fe3C thì thèng nào lai hoá ;)) thèng nào :D tạo góc 103* nhẩy :d hé :D :ho ( < thèng Khánh biết rầu thì im nha :D ko phải post cho ku đọc ;)) lo học hữu cơ đi ko là... >

dumpling00
10-27-2007, 12:16 AM
xin lỗi mấy anh chị, năm nay em mới học lớp 10, nhưng do trong lúc tìm kiếm hình ảnh về lai hoá thì "lạc" vô đây! Mong mấy anh chị giúp đỡ, em cũng thích hóa lắm! Cho em hỏi về lai hoá AO tiếng anh là gì ? Tại em muốn tìm hình ảnh trong thực tế chứ nhìn hình trong SGK thì pó tay! Mong mấy anh chị giúp đõ,em cám ơn!!

khanh
10-27-2007, 12:37 AM
atomic orbital

Bo_2Q
10-27-2007, 01:14 AM
xin lỗi mấy anh chị, năm nay em mới học lớp 10, nhưng do trong lúc tìm kiếm hình ảnh về lai hoá thì "lạc" vô đây! Mong mấy anh chị giúp đỡ, em cũng thích hóa lắm! Cho em hỏi về lai hoá AO tiếng anh là gì ? Tại em muốn tìm hình ảnh trong thực tế chứ nhìn hình trong SGK thì pó tay! Mong mấy anh chị giúp đõ,em cám ơn!!

http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/chemvn/showthread.php?t=2661&page=46&pp=10
Vô đó mà xem, có đoạn hình anh BM post hay lém bạn à :yeah (
Thân !

linsaylinh
10-27-2007, 12:05 PM
http://www.olympiavn.org/forum/index.php?topic=810.0
ở đây cũng có một số cái ^^

chemistry_ru09
10-28-2007, 08:23 AM
xét nguyên tử O trong phân tử H2O: trong sự tạo thành các liên kết có sự đóng góp của AO-2s, do đó góc liên kết trong H2O không chính xác tương ứng với sự phân bố của các AO-p (90 độ). Sự đóng góp này không khác lắm với sự lai hóa orbital. Xét cấu trúc electron của phân tử H2O: bốn cặp electron của phân tử chiếm 4 orbital, các orbital này gần với các orbital lai hóa sp3 (các orbital lai hóa sp3 phân bố ở 4 đỉnh của một tứ diện đều). Sự sai khác về góc hóa trị so với góc tứ diện được giải thích, rằng sự lai hóa trong trường hợp này không hoàn toàn. Vậy: không thể nói rằng: nguyên tử O trong phân tử H2O lai hóa sp3 hay không lai hóa. Với NH3, PCl3 (đưa ra sau đây) cũng tương tự H2O.
mình thấy việc ứng dụng lai hóa vào những bài toán về mô hình phân tử khó khăn. Nắm được bản chất của nó rồi, nhưng đôi khi ứng dụng thì lại khác, tùy thuộc quan điểm của người thầy, cô giảng dạy mình, hoặc có thể theo miền bắc hay miền nam, mình lấy ví dụ này nha: PCl3 - có bạn bảo rằng, nguyên tử P có trạng thái lai hóa sp3, phân tử có dạng tháng tam giác, nguyên nhân vì sao lai hóa sp3 chúng ta đều rõ, nhưng ở đây mình đưa ra 1 ý kiến khác: nguyên tử P không lai hóa, nó có 3 electron độc thân, vậy nó không tội gì lai hóa cho mệt. 1 câu hỏi có thể đặt ra: tại sao góc liên kết nó lớn hơn 90 độ? câu hỏi này được trả lời dựa trên thuyết sức đậy giữa cái cặp electron hóa trị. ý kiến mà mình đưa ra trên được dựa trên quan điểm: sự lai hóa chỉ đi kèm cùng với sự nhảy electron, sở dĩ như vậy là vì: sự lai hóa sẽ cùng với tạo ra các liên kết có năng lượng bù trừ cho năng lượng dùng để kích thích electron; còn nếu không nhảy electron thì không có sự lai hóa. Bên cạnh bạn nắm vững kiến thức về thuyết VB, lai hóa bạn cũng cần xem quan điểm của thầy cô giáo để có kết quả tốt.

blue_eyes_blue_sky
11-01-2007, 09:34 AM
àh , em có coi sách thì sách kiu níu lý thuyết thu về = việc giải hàm sóng thì H2O lai hoá sp3 hay sp2 đều dc , mong mí pác chỉ bảo ^^

Tiểu vy
11-08-2007, 10:22 AM
tui không hiểu làm thế nào để xác định được lai hóa , lai hóa kiểu zì
làm ơn giảng giùm cái

Molti
11-03-2009, 01:21 AM
Dạo này thấy anh em lớp 10 học lai hóa có vẻ khó khăn.. mời anh em cùng rèn luyện lai hóa nhé..
Cho biết trạng thái lai hóa và hình học phân tử theo vsepr của các phân tử hay ion sau:
XeO4, SiF6 2-, HNO3, CCl4, Fe3C, SbH3, HgCl2, SnCl2, AlX(X là halogen), H2SO4, H2Te, H2SO3, SnCl5-, BeF4 2-, SCN+, AsH3, H3O + :014::014:

minhduy2110
11-03-2009, 01:40 AM
Fe3C nó chỉ tồn tại trong cấu trúc tinh thể - Cacbua nửa xâm nhập, nửa ion. Mà trong tinh thể nó có liên kết như kiểu cộng hóa trị thông thường đâu, ảnh của nó đây này:
http://img39.imageshack.us/img39/3750/180pxkristallstrukturze.png
Thế này thì tính lai hóa gì hả ku @@
Bonus cho chú 1 câu: lai hóa và dạng hình học của IF7.

Molti
11-03-2009, 11:31 AM
ôh thế hả.. sao hôm trước em hỏi cô giáo.
cô nói là Fe3C có 1 Fe II lk với 2 Fe III, rồi 2 Fe III sẽ tạo 2 nối đôi vối C, tạo thành vòng, 2 cái nối đôi của C có thể mở ra lk tiếp nên sẽ có lai hóa sp, sp2, sp3.
còn IF7 thì hình như là lai hóa fd2sp3 .. còn hình học của nó thì em chịu, mấy quyển sách của em không có thấy dạng hình học của fd2sp3 ... hjx.. có gì anh Minhduy chỉ bảo giúp.

minhduy2110
11-03-2009, 12:06 PM
Bó tay với cái đáp án trên của Fe3C. Nếu là vòng 4 cạnh thì không thể có cái lai hóa sp kia được. Nếu nói là nó có thể có lai hóa sp2 hoặc sp3 thì cũng được.
IF7 dạng lưỡng tháp đáy ngũ giác đều.

quachtinh
11-03-2009, 12:36 PM
nói về lai hóa thì cho anh em xem cái nầy http://www.mhhe.com/physsci/chemistry/essentialchemistry/flash/hybrv18.swf

Molti
11-03-2009, 02:00 PM
Sẵn anh Minhduy cập nhật thêm cho đàn em . ngoài các kiểu lai hóa thường gặp thì còn các kiểu nào khác và dạng hình học của chúng ạh.. em thì chỉ biết đến fd2sp3 là hết rồi.

to quachtinh: cái file của anh chỉ có đến sp3d2,còn về fd2sp3 thì không thấy

minhduy2110
11-03-2009, 02:23 PM
Tùy quan niệm. Đấy là mới tính các số nguyên. Theo 1 số tính toán lượng tử, còn có vô số lai hóa trung gian giữa các kiểu bình thường - các kiểu như sp2,7 chẳng hạn :)) - cái này mình cũng không được học. - dù sao nó cũng chỉ nói lên phần trăm đóng góp của các AO trong lai hóa thôi.

Nói chung thì ở phổ thông chỉ có mấy kiểu thế thôi sp, sp2, sp3, dsp3, d2sp3, sp3d, sp3d2, sp3d2f, sp3d3 (cái này cũng được nói là dùng cho IF7 nhưng mình thấy cái sp3d2f có vẻ đúng hơn!)

Còn dạng hình học thì cứ học hết VSEPR đi.

kuteboy109
11-03-2009, 07:16 PM
Theo em được biết thì IF7 lai hóa sp3d3 hay sp3d2f còn đang là vấn đề được tranh cãi, dạng chung của nó chỉ là AX7Eo thôi.

lalalulu_93
11-17-2009, 10:28 AM
Thực ra trong 1 số bài báo, hoặc tài tiệu nào đó, các kết quả có thể khác nhau. Và trong chương trình phổ thông (SGK) ko hề đề cập đến phần lai hóa sp3d hoặc sp3d2, nên nói chung giải thích lai hóa đối với các bạn lớp 10 cũng khá khó khăn đối với các hợpchất như PCl5 hoặc SF6. he he

lalalulu_93
11-17-2009, 10:30 AM
mình nghĩ các bạn nên tìm quyển Một số chuyên đề hóa học phổ thông năng cao mà đọc, trong đó có đầy đủ hết đó. Bao gồm cả VSEPR, lewis vân vân.Thế nha

Molti
11-17-2009, 11:11 AM
Theo em được biết thì IF7 lai hóa sp3d3 hay sp3d2f còn đang là vấn đề được tranh cãi, dạng chung của nó chỉ là AX7Eo thôi.

theo em được biết là sp3d2 và d2sp3 khác nhau (1 lai hóa d trong dồn e, 1 là d ngoài)
vậy fd2sp3 và sp3d2f có khác nhay không nhỉ ???

minhduy2110
11-17-2009, 12:10 PM
=.= vẽ mấy cái ô orbital ra thì biết. Cái sp3d2 thì các phân lớp s,p,d ở đây là cùng thuộc 1 lớp. Trong khi đó cái d2sp3 thì s,p cùng 1 lớp, còn d lại ở lớp khác. Sở dĩ chúng ở khác lớp nhưng vẫn lai hóa với nhau được vì mức năng lượng của chúng gần giống nhau.
Trong khi đó nếu ở fd2sp3 thì các mức năng lượng của các phân lớp có sự khác biệt lớn, thuộc các lớp khác nhau, sao lai hóa được? - mà anh cũng chưa tìm thấy chất nào có thể có cấu hình orbital thỏa mãn kiểu lai hóa này :|

Molti
11-17-2009, 12:59 PM
trong sách của em vẫn ghi rành rành fd2sp3 mà (hóa vô cơ, phạm hữu khánh hưng, huỳnh thị kiều xuân)
:(:(:(..còn sp3d2f thì em không thấy.. nên em mún hỏi 2 kỉu đó khác nhau thế nào ??
"fd2sp3 vs sp3d2f"

minhduy2110
11-17-2009, 01:55 PM
Ở iodine, cái sp3d2f hay fd2sp3 là bao gồm: 4f,5s,5p, và 5d tham gia lai hóa với nhau.
Thế nên anh cũng chả biết gọi theo cách nào nữa =))
Có lẽ 2 cách đều đúng cả. Nhưng vì e ở 5s và 5p kích lên 4f và 5d nên mình thấy viết kiểu sp3d2f đúng hơn (giống như d2sp3 - là dùng e ở d lớp dưới; còn sp3d2 là e kích lên phân lớp d trên)

Hay đúng ra, là fsp3d2 =))

Chịu!

meo meo
12-04-2009, 11:12 PM
các bạn ơi cho mình hỏi có tồn tại ClO4 k? Nếu có thì ng. tử Cl lai hóa j và hình dạng phân tử thế nào.
Mình có đọc qua cái này http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=1166 nhưng ko hiểu rõ ClO4 nó lai hóa thế nào, nhìn đi nhìn lại cứ thấy thiếu 1 e.

Molti
12-04-2009, 11:47 PM
Làm gì có ClO4 nhỉ ... chỉ có ClO4- thôi.
chắc mấy đàn anh ghi nhầm đấy..ClO4 - tứ diện đúg rồi
oxit của Clo có 5 loại : Cl2O,Cl2O3, ClO2, Cl2O6, Cl2O7 (Hoang Nham)

meo meo
12-05-2009, 03:26 AM
Dạo này thấy anh em lớp 10 học lai hóa có vẻ khó khăn.. mời anh em cùng rèn luyện lai hóa nhé..
Cho biết trạng thái lai hóa và hình học phân tử theo vsepr của các phân tử hay ion sau:
XeO4, SiF6 2-, HNO3, CCl4, Fe3C, SbH3, HgCl2, SnCl2, AlX(X là halogen), H2SO4, H2Te, H2SO3, SnCl5-, BeF4 2-, SCN+, AsH3, H3O + :014::014:

Mình nghĩ lai hóa của mấy thằng này như sau:
XeO4, CCl4 sp3 tứ diện đều
SbH3, AsH3, BeF4 2-, H2SO3, H3O + sp3 chóp tam giác
SiF6 2- sp3d2 bát diện đều
HNO3 sp2 tam giác phẳng
SnCl2 sp2 chữ V
HgCl2 sp đg thẳng
H2SO4 sp3 tứ diện lệch
H2Te sp3 p.tu dạng góc
SnCl5- sp3d lưỡng chóp tam giác
bạn xem có đúng ko?
còn lại AlX là cái j hok biết. SCN+ cũng bó tay luôn :010:

Molti
12-05-2009, 11:28 AM
2 chất đó mình viết nhầm đấy hjhj ^^!.. SCN- và AlX3 (X là các halogen) .. rồi bạn thử làm nhé ..hjhj

lemaiquan
12-05-2009, 11:52 AM
Về sách nâng cao thì cứ tìm sách của Cao Cự Giác, đặc biệt là tuyển tập bài giảng. Bạn Molti cho biết Cl2O6 là gì vậy? Theo mình SnCl2 lai hóa sp...

Molti
12-05-2009, 12:09 PM
SnCl2 sp2 đúng rồi bạn ... còn 1 cặp e không lk đó bạn nên dạng hình học là chữ V.
diclo hexaoxit là 1 chất lỏng như dầu, màu đỏ thẩm . Lỏng thì tồn tại dạng dime Cl2O6. Ở trạng thái khí thì tồn tại gồm các phân tử ClO3. diclo hexaoxit thường không bền, nó phản ứng mãnh liệt với nước tạo thành hỗn hợp HClO3 và HClO4.
Muôn tìm hiểu thêm thì bạn search google hay vào wiki là rõ thôi!!

Nguyen Thi Minh Trang
12-05-2009, 04:59 PM
SCN- thì chắc đường thẳng còn AlX3 chắc là tam giác đều, áp dụng vsepr nhưng chị hay nhầm lắm, kt nhử lại xem!

meo meo
12-05-2009, 07:43 PM
Mình cũng nghĩ thế.
SCN- ng tử C lai hóa sp, nên phân tử có dạng đường thẳng.
AlX3 có Al lai hóa sp2, nên phân tử có dạng tam giác phẳng.

Có bạn nào biết cho mình hỏi. Thằng PCl5 lai hóa j?? sp3d hay sp2d2?? :03:
mình thấy cái này còn nhiều tranh cãi nên ko biết đường nào mà lần.
Bạn nào có tài liệu cụ thể thì chỉ cho mình với.:017:
Tks...nhiều

minhduy2110
12-05-2009, 08:23 PM
Có bạn nào biết cho mình hỏi. Thằng PCl5 lai hóa j?? sp3d hay sp2d2?? :03:
mình thấy cái này còn nhiều tranh cãi nên ko biết đường nào mà lần.

Bạn nêu thử 2 luồng tranh cãi?
Thấy sách nào tranh cãi sp3d2 thế?

gialong_007
12-05-2009, 09:18 PM
H2O lai hóa sp3. Nếu muốn biết về lai hóa thì tốt nhất bạn nên tìm một quyển sách vô cơ hoặc quyển sách hóa học đại cương.
Để làm một bài về lai hóa:
1- bạn tìm xem nguyên tử nào là ngt trung tâm
2- bạn viết công thức lewis( hai e độc thân thì tạo thành một liên kết, thường thì nó tuân theo bát tử nhưng có nhiều trường hợp không tuân theo bát tử)
3- sau khi viết công thức lewis xong thì bạn đếm xem ngt trung tâm có bao nhiêu liên kết với các ngt khác( chỉ tính lk xích ma và liên kết cho nhận không tính lk pi)
4- Tính xem ngt trung tâm còn mấy cặp e hóa trị chưa tham gia lk
5- tổng lk+ cặp e --> lai hóa: =2 -->sp; 3-->sp2;4--sp3; 5--->sp3d; 6-->sp3d2
theo mình thì khó nhất chính là bước 2.
còn về xét cấu trúc không gian và góc lk thì sẽ đặc trưng bởi các kiểu lai hóa và tỉ lệ giưa số lk và số cặp e hóa trị chưa tham gia lk.

meo meo
12-05-2009, 09:20 PM
no, no. Ko phải sp3d2 mà là sp2d2. :020:

kuteboy109
12-05-2009, 09:25 PM
PCl5: P lai hóa sp3d, bạn thử viết cấu hình electron và đối chiếu với những lý thuyết được học xem, làm gì có tranh cãi nào ở đây!?

meo meo
12-05-2009, 09:54 PM
Gi¶i thÝch: Trong cÊu h×nh electron cña c¸c nguyªn tö P cã 3 e ®éc th©n. §Ó<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p></o:p>
trë thµnh nguyªn tö trung t©m trong PCl5, mét ph©n tö cã 5 liªn kÕt t¹o thµnh<o:p></o:p>
h×nh song th¸p tam gi¸c, P ë d¹ng lai ho¸ thÝch hîp lµ sp3d. <o:p></o:p>
b) H×nh d¹ng cña PCl5®−îc m« t¶ nh− h×nh bªn: <o:p></o:p>
MÆt ®¸y tam gi¸c (∆) cã 3 ®Ønh lµ 3 nguyªn tö Cl<o:p></o:p>
(1), (2), (3); t©m lµ P. Gãc ClPCl trong mÆt ®¸y nµy<o:p></o:p>
lµ 120o.<o:p></o:p>
Th¸p phÝa trªn cã ®Ønh lµ nguyªn tö Cl(5), th¸p phÝa<o:p></o:p>
d−íi cã ®Ønh lµ nguyªn tö Cl (4). Hai ®Ønh nµy cïng<o:p></o:p>
ë trªn ®−êng th¼ng ®i qua P. Gãc Cl (4) PCl (1)<o:p></o:p>
b»ng 90o. <o:p></o:p>
§é dµi liªn kÕt trôc PCl (4) hay PCl (5) ®Òu lín h¬n<o:p></o:p>
®é dµi liªn kÕt ngang trong mÆt ®¸y, dt > dn.<o:p></o:p>
(Ghi chó : Gi¶ thiÕt P ë d¹ng lai ho¸ sp2d2vÉn ®−îc coi lµ hîp lÝ).<o:p></o:p>

Trích hướng dẫn chấm đề thi quốc gia hóa 2006. Nguồn vatly.net
http://vatly.net/Hoahoc.php?_05_06__bang_a_vo_co_dap_an.1019.pdf.

Hix, sorry bà con, mình ko chỉnh phông đc. bỏ vào thẻ thì đang ko có chương trình. :021:Vô cùng xin lỗi. chỉ cần đọc mấy chữ in đậm thôi

minhduy2110
12-05-2009, 09:57 PM
Tại sao phải tốn năng lượng kích thích 1 e từ p lên d để tạo sp2d2 trong khi sp3d là đủ *_*

meo meo
12-05-2009, 10:04 PM
Ko biết nữa. Nãy h đang đi tìm số liệu nhưng ko thấy.:018:

anhtuan_a3_92
12-06-2009, 10:03 AM
Ko biết nữa. Nãy h đang đi tìm số liệu nhưng ko thấy.:018:
Bạn xem thử ở đây xem: http://en.wikipedia.org/wiki/Phosphorus_pentachloride
trong hình thì rõ ràng là PCl5 lai hóa sp3d có cấu trúc lưỡng chóp tam giác, cái này thì nhiều sách tham khảo đều nói thế

meo meo
12-15-2009, 11:07 PM
oạch. cái mình cần là mấy cái năng lượng của phân lớp e kìa.
Thôi, nản. Bó tay cái đề. :chui (
Bà con tiếp tục giúp mình bài này nhá.
Lai hóa của Cu trong [Cu(NH3)4] 2+, Zn trong [Zn(NH3)4] 2+
(nếu có giải thích sao mà ra đc kq thì càng tốt).
TKs nhìu :012::012:

minhduy2110
12-15-2009, 11:21 PM
Cu2+ - phức tứ diện - sp3
Zn2+ - the same =.=

meo meo
12-15-2009, 11:37 PM
ặc. mình lúc đầu cũng nghĩ như thế. Nhưng cô mình bảo Cu2+ lai hóa dsp2<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p></o:p>
Cu(NH3)4] 2+ dạng vuông phẳng, Zn trong [Zn(NH3)4] 2+ lai hóa sp3. Nghĩ cũng kì kì vì 2 thằng này gần giồng nhau.<o:p></o:p>
Bạn có thể giải thích cách làm đc ko??

Molti
12-16-2009, 07:29 AM
[Cu(NH3)4)2- lai hoá dsp2 mà anh Duy... sách Hoang Nham cũng có ghi..

minhduy2110
12-16-2009, 10:19 AM
dsp2 kiểu gì, cấu hình của Cu2+ là d9s0, nếu muốn dsp2 thì phải là d8s0 cơ.

minhduy2110
12-16-2009, 10:33 AM
Thôi chết nhầm :D

Bởi Cu2+ trong dung dịch nó tạo hẳn phức bát diện với H2O, thế nên sự thay thế NH3 vào nó vẫn tạo ra cái như thế này: [Cu(NH3)4(H2O)2]2+ và cái này có hình bát diện, theo hiệu ứng Jan-telơ thì có sự chuyển từ phức bát ịên trên về phức hình vuông - do có 2 liên kết trong phức bị biến dạng (dài ra) theo Jan-Telơ - để tránh lực đẩy nội phân tử. H2O là phối tử trường yếu nên nó chính là thằng bị đẩy ra. Lúc này còn lại là Cu(NH3)42+ vuông phẳng. Và lai hóa ở đây là sp2d chứ không phải dsp2.

Sorry - chưa tra sách mình đã phán xanh rờn rồi :">

Molti
12-16-2009, 11:18 AM
anh Duy ơi... anh giải thích lại được không.. em tra nhiều sách rồi thì vuông phẳng vẫn ghi lai hoá dsp2 mà... đâu có sp2d ?????
sách của hoàng nham và sách của nguyễn hữu khánh hưng cũng thế ???? sách hoang nham còn ghi rõ [Cu(NH3)4]2+ là dsp2 dạng phân tử vuông mà ??

minhduy2110
12-16-2009, 11:41 AM
bởi vì 3d của Cu đã gần full và không thể tham gia cho nhận với NH3 được nữa thì làm gì còn lai hóa trong. Ở đây là trường hợp của lai hóa ngoài, đúng ra là sp3d2 - bát diện, hình đây: http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/ec/TetraAmmineDiAquaCopper.png/200px-TetraAmmineDiAquaCopper.png

minhduy2110
12-16-2009, 11:46 AM
Ở đây giải thích hiện tượng này người ta đã sử dụng thuyết trường tinh thể và cụ thể là hiệu ứng Jan - Teller thế nên việc lai hóa ở VB trong trường hợp này không còn chính xác nữa.

meo meo
12-19-2009, 07:42 PM
Cho mình hỏi tại sao Cu2+ lai hóa sp3d2 thì sao lại không tồn tại phức [Cu(NH3)6]2+
:24h_091:

lalalulu_93
12-20-2009, 12:51 PM
các ban tìm đọc trong quyển Một số chuyên đề hóa học nâng cao THPT xem, mình thấy trong đó giải thích cụ thể lắm

Molti
12-20-2009, 03:48 PM
Cho mình hỏi tại sao Cu2+ lai hóa sp3d2 thì sao lại không tồn tại phức [Cu(NH3)6]2+
:24h_091:

sao lại không tồn tại phức này ?? tồn tại chứ
[Cu(H2O)6]2+ + 6NH3 -> [Cu(NH3)6]2+ + 6H2O

minhduy2110
12-20-2009, 03:52 PM
Quên không lưu web vừa tra nên mất source =.=

<table width="100%" border="1" bordercolor="#000000" cellpadding="4" cellspacing="0"><tbody><tr valign="TOP"><th width="16%">[Cu(H2O)6]<sup>2+</sup>
blue
</th> <th width="17%"> [CuCl4]<sup>2-</sup>
green
</th> <th width="25%"> [Cu(H2O)4(OH)2]
blue ppte.
</th> <th width="23%"> [Cu(NH3)4(H2O)2]<sup>2+</sup>
deep blue
</th> <th width="19%"> [Cu(NH3)6]<sup>2+</sup>
royal blue
</th></tr></tbody></table>

dzoikoan
11-23-2010, 08:31 PM
sp3d hình dạng là lưỡng tháp tam giác
sp3d2 hình dạng là bát diện đều :)

pÉ vit
11-25-2010, 02:17 PM
các bạn có thể cho mình biết dạng hình học của các dạng lai hóa không?
cám ơn trước nha
!!