PDA

View Full Version : Phản ứng oxi hóa muối Crom


kuteboy109
05-04-2010, 09:23 PM
Em có thắc mắc là khi sục khí Cl2 vào dung dịch gồm CrCl3 và NaOH thì ngoài Na2CrO4 và NaCl thì có tồn tại NaClO hay không? ( Cl2 không dư).

Nếu đặt giả thiết là Cl2 tác dụng với kiềm tạo NaClO, chất này sẽ oxi hóa Cr(+3) thành Cr(+6) thì sau phản ứng không còn NaClO. Nhưng theo lí thuyết thì ở đây chất đóng vai trò oxi hóa trực tiếp là Cl2, vì nếu thực hiện trong môi trường axit sẽ tạo thành muối Na2Cr2O7. Do vậy em nghĩ là dung dịch sau phản ứng không có NaClO.

0914268
05-04-2010, 09:51 PM
Em giả thiết đúng rồi! Đầu tiên thì Cl2 phản ứng với NaOH:
3Cl2 + 6NaOH --> 3NaCl + 3NaClO + 3H2O
Sau đó:
3 NaClO + 2 CrCl3 + 10 NaOH = 2 Na2CrO4 + 9 NaCl + 5 H2O (môi trường bazơ)
Tổng hợp hai phương trình, ta được:
3Cl2 + 2CrCl3 + 16NaOH --> 2Na2CrO4 + 12NaCl + 8H2O

Hồ Sỹ Phúc
05-04-2010, 10:26 PM
Tôi lại nghĩ khác 2 bạn đây!
Vì sục Cl2 vào dung dịch gồm CrCl3 và NaOH nên các pứ sé là thế này:
CrCl3 + NaOH -> NaCl + Cr(OH)3
NaOH + Cr(OH)3 -> NaCr(OH)4
Khi sục Cl2:
2NaCr(OH)4 + 3Cl2 + 8NaOH -> 2Na2CrO4 + 6NaCl + 8H2O.
Ở đây Cl2 tác dụng trực tiếp với NaCr(OH)4 cũng được!
Tổng hợp các phương trình, ta được:
3Cl2 + 2CrCl3 + 16NaOH --> 2Na2CrO4 + 12NaCl + 8H2O
Thân!

kuteboy109
05-05-2010, 10:39 AM
Theo em nghĩ là có nhiều giả thiết đặt ra để giải thích phù hợp cho các phản ứng hóa học xảy ra, nhưng dù theo chiều hướng nào thì khả năng tồn tại NaClO trong sản phẩm là rất ít.

Hồ Sỹ Phúc
05-06-2010, 06:09 PM
Nhân đây tôi cũng cung cáp thêm cho các bạn một số thông tin vể Cr:
- Về Cr(III): Có 3 dạng Cr3+ <-> Cr(OH)3 <-> CrO2- (hay [Cr(OH)4]-)
+ Tính axit - bazơ: Cr3+ chỉ có tính axit, CrO2- chỉ có tính bazơ, còn Cr(OH)3 có tính chất lưỡng tính.
+ Tính oxi hoá - khử: Cr3+ và Cr(OH)3 vừa có tính oxi hoá, vừa có tín khử nhưng đều rất yếu (không đáng kể), CrO2- chỉ có tính khử, mạnh hơn Cr3+, có thể tác dụng với chất oxi hoá mạnh như Cl2, H2O2 trong NaOH.
- Về Cr(VI): Có 3 dạng CrO42- <-> HCrO4- <-> Cr2O72-
+ Tính axit - bazơ: Cr2O72-có tính axit mạnh, HCrO4- vừa có tính axit - vừa có tính bazơ nhưng tính axit trội hơn, còn CrO42- chỉ có tính bazơ.
+ Tính oxi hoá - khử: CrO42- (tồn tại trong môi trường kiềm-có màu vàng chanh) và HCrO4-có tính oxi hoá rất yếu (không đáng kể) -, Cr2O72- (tồn tại trong môi trường axit-có màu da cam) có tính oxi mạnh trong axit.
Hi vọng có ích cho các bạn!
Thân!