PDA

View Full Version : Kỹ thuật chuẩn độ (các phương pháp phân tích Hoá học)


hoangcyberchem
12-10-2006, 12:40 PM
Các thắc mắc về kỹ thuật chuẩn độ hãy post vào đây!
Có bác nào có tài liệu hay quy định nào nói về hạn sử dụng của hóa chất không? Chẳng hạn như NaOH 0.1N, hay KMnO4 0.1N pha xong thì xài được được trong thời gian bao lâu thì phải chuẩn độ lại?

bluemonster
12-12-2006, 07:32 PM
Có bác nào có tài liệu hay quy định nào nói về hạn sử dụng của hóa chất không? Chẳng hạn như NaOH 0.1N, hay KMnO4 0.1N pha xong thì xài được được trong thời gian bao lâu thì phải chuẩn độ lại?
Theo BM nghĩ, thì khi làm đề tài, những đề tài khi sử dụng hoá chất cần mức độ chính xác cao thì tất cả những hoá chất đón nên chuẩn độ lại. Trừ những chất chuẩn gốc có độ bền cao, còn ngoài ra hai thằnng anh Hoàng hỏi là NaOH và KMnO4 độ tinh khiết và độ bền rất bèo, hix, nên tốt nhất anh nên chuẩn độ lại đi thì hơn !
Nhưng các bác phân tích có tài liệu thì cũng share cho anh em hiểu thêm nhé !!!
:noel1 (

minhtruc
12-18-2006, 02:06 PM
Cái này khó kiếm lắm, hình như người ta làm theo kinh nghiệm thì phải. Có rất nhiều chất chuẩn, giá trị rất đắt tiền, mặc dù bảo quản rất kỹ nhưng nói chung chúng đều bị phân hủy theo thời gian. Các chai hóa chất của hãng Merck đều có ghi ngày sản xuất, tuy nhiên không ghi ngày hết hạn trên chai.
Còn các dung dịch như NaOH hay KMnO4 theo kinh nghiệm của minhtruc thì trong ngày (8 tiếng) nồng độ không thay đổi bao nhiêu, nhưng qua ngày thì phải xác định lại chính xác nồng độ

chelseafan
08-31-2007, 09:30 PM
xem đỏ nó đi

lethuy
12-15-2007, 02:30 AM
giúp tớ với, cho tớ hỏi có cách nào để định lượng Cu (II) có mặt Fe (II),(III)

napoleon9
12-15-2007, 07:14 AM
theo mình bạn có thể dùng phương pháp điện hoá. Bạn dùng phương pháp cực phổ với chất nền là muối có thể tạo phức với Cu2+ mà ko tạo phức với Fe2+ và Fe3+ để tách 2 đường sóng cực phổ , ta có thể xác định được thế bán sóng của Cu2+, dựa vào phương pháp đường chuẩn , phương pháp diểm chuẩn, thêm chuẩn. từ đó ta có thể xác định hàm lượng Cu2+.
chất nền có thể xử dụng NH3-NH4Cl, trong môi trường acid yếu.
thân

longraihoney
12-16-2007, 08:25 PM
undefinedundefinedundefined
giúp tớ với, cho tớ hỏi có cách nào để định lượng Cu (II) có mặt Fe (II),(III)


Theo em minh co the chuyen toan bo Fe(II) thanh Fe(III) sau do dinh luong bang pp tao ket tua, nhu the co ve nhanh gon hon :D
Con song cuc pho cua Cu(II) chac se bi anh huong nhung khong nhieu, co le trong phep chinh xac khong tinh vi thi van co the chap nhan duoc ^^

Tao phuc CuCl4 3- co le toi uu ^^

@ Kien thuc cua em con non lam, co gi sai xin bo qua cho ^^

napoleon9
12-17-2007, 12:46 AM
anh dùng phương pháp cực phổ chủ yếu dựa vào độ bền phức của các ion Cu2+, Fe2+,Fe3+ với phối tử phức. để tách các đường sóng cực phổ ra xa nhau để dùng phương pháp định lượng với hàm lượng rất ít khoảng micro gam.
còn nếu như em định lượng băng phương pháp kết tủa thì với hàm lượng tương đối lớn. trong thực tế thì người ta dùng định lượng với hàm lượng nhỏ , mà có độ chính xác cao. dùng phương pháp này có thể định lượng được kể cả các dung dịch có màu...
còn về cái dụ anh đề xuất dùng chất nền trên : là chỉ đề xuất cho bạn tham khảo thôi, chứ tuỳ theo số liệu thực nghiệm, để ta có thể chon được chất nền tối ưu để khảo sát định lượng một kết quả mà mọi ngưòi có thể chấp nhận với hàm lượng vi lượng.

minhtruc
01-20-2008, 02:47 AM
giúp tớ với, cho tớ hỏi có cách nào để định lượng Cu (II) có mặt Fe (II),(III)
Cu (II) ở hàm lượng cao hay thấp? Fe(II)/Fe(III) cũng ở hàm lượng cao hay thấp. Mẫu đó là mẫu gì? Yêu cầu về độ chính xác như thế nào? :nguong (

aqhl
04-04-2008, 09:10 PM
xem cái này thử coi. Phương pháp của WHO

ducnguyen
04-17-2008, 04:14 PM
Chào các bạn. Có bạn nào giúp mình giải quyết vấn đền này với:
Ta thấy thế oxi hóa khử thì K2Cr2O7 có khả năng oxi hóa thấp hơn KMnO4, nhưng trong thí nghiệm xác định chỉ số COD của nước thì dùng K2Cr2O7 làm chất oxi hóa có hiệu quả cao hơn khi dùng KMnO4 (người ta giải thích rằng: K2Cr2O7 oxi hóa được hầu hết các chất hữu cơ còn KMnO4 không oxi hóa được một số chất hữu cơ _không nói rõ là chất hữu cơ nào). Nếu dựa vào thế khử chuẩn để giải thích "tại sao K2Cr2O7 sử dụng có hiệu quả hơn" thì có mâu thuẫn không. hay phải giải thích theo hướng khác.
Cám ơn các bạn đã giúp mình giải quyết vấn đề này nhé!

tuananhcyberchem
04-17-2008, 09:36 PM
theo mình thì có 2 vấn đề khiến cho KMnO4 không đc dùng trong quy trình xác định COD nữa,là do:
1. dung dịch KMnO4 khó có nồng độ cố định trong quá trình bảo quản dd này, bởi dung dịch KMnO4 để lâu sẽ có phản ứng
2KMnO4 + H2O --> 2MnO2 + 3/2O2 + 2KOH

2. trong quá trình đun nóng KMnO4 + mẫu nước phân tích và H2SO4 đậm đặc, thì sau khi oxi hóa xong các hợp chất hữu cơ trong mẫu nước, một phần KMnO4 còn lại sẽ phản ứng tiếp với H2SO4 đậm đặc theo pt:
2KMnO4 + H2SO4 đ --> K2SO4 + 2MnO2 + 3/2O2 + H2O
phản ưng này xảy ra dẫn đến sai số lớn cho phép đo COD khi dùng KMnO4 để xác định COD

trong khi đó K2Cr2O7 cũng là một chất oxi hóa mạnh trong môi trường axit H2SO4 đậm đặc, bền trong khi bảo bảo quản ở dạng dd, nói chung là nó khắc phục được những lỗi trên của KMnO4.
Chào bạn!

nanoman
04-18-2008, 12:02 AM
Ta thấy thế oxi hóa khử thì K2Cr2O7 có khả năng oxi hóa thấp hơn KMnO4, nhưng trong thí nghiệm xác định chỉ số COD của nước thì dùng K2Cr2O7 làm chất oxi hóa có hiệu quả cao hơn khi dùng KMnO4 (người ta giải thích rằng: K2Cr2O7 oxi hóa được hầu hết các chất hữu cơ còn KMnO4 không oxi hóa được một số chất hữu cơ) KMnO4 không oxi hóa được một số chất hữu cơ (trong khi K2Cr2O7 có) do quá thế của O2 (MnO4- - 3e--->Mn2+ +2O2) làm giảm giá trị thế oxi hóa khử của KMnO4

ducnguyen
04-18-2008, 01:08 PM
Trong công thức tính hàm lượng COD:
COD = (a-b).M.8.1000/Vmẫu
trong đó, người ta gọi M là nguyên chuẩn độ của dung dịch FAS. Có bạn nào có thể giải thích dùm mình "nguyên chuẩn độ" là gì?, và tại sao người ta phải dùng nguyên chuẩn độ trong công thức này mà không dùng luôn nồng độ đương lượng của dung dịch FAS?
Cám ơn các bạn đã trả lời.

tieulytamhoan
04-20-2008, 04:46 PM
Cho mình hỏi tại sao NaHCO3 tan it hơn Na2CO3 và tại sao PbCl2 tan nhiều trong nước nóng hơn PbI2?
Câu hỏi thú vị he! :cuoi (
Theo tui, độ tan ít-nhiều là do tích số tan quyết định nữa đấy bạn ah.
Bạn thử thiết lập công thức tính độ tan theo tích số tan rùi tra tích số tan các chất của bạn cần thì sẽ thấy ngay thôi mà.
Good luck! Thân!

blueriver
04-21-2008, 01:40 AM
độ tan được định nghĩa là số gam chất tan tan trong 100 g dung môi ở một nhiệt độ xác định để tạo thành dung dịch bão hòa.Như vậy nếu không xét đến yếu tố nhiệt độ thì độ tan ảnh hưởng bởi bản chất của chất tan và dung môi.
+nguyên tắc của sự hòa tan là các chất có độ phân cực tương tư nhau sẽ tan vào nhau nhiểu hơn là những chất có độ phân cực khác nhau nhiều.
+Sự hòa tan gồm 2 quá trình :
- sự phá vỡ mạng tinh thể chất tan (quá trính thu nhiệt)
-sự hidrat hóa.(quá trình tỏa nhiệt )
lưu ý là có một quá trình có thể xảy ra ngược với quá trình hòa tan là quá trình kết tinh lại.
Dựa vào những điều nên trên thì 2 khả năng khiến NaHCO3 tan ít hơn Na2CO3 trong H2O là :
NaHCO3 có độ phân cực khác H2O nhiều hơn là so với Na2CO3.
Hiệu ứng nhiệt của quá trình hòa tan Na2CO3 lớn hơn so với hiệu ứng nhiệt quá trình hòa tan NaHCO3.
Khi nhiệt độ tăng thông thường độ tan của các chất đều tăng.Trong trường hợp của PbCl2 tan nhiều hơn PbI2 trong nước nóng có thể giải thích như sau.Ờ nhiệt độ thấp 2 muối này coi như không tan (độ tan thấp do năng lượng mạng tinh thể lớn).,ở nhiệt độ cao 2 muối đều tan với luơng đáng kể ,song do Cl- có bàn kính nhỏ hơn nhiều so với I- nên Cl- dễ bị hidrat hóa h ơn là I-.do đó PbCl2 tan nhiều hơn PbI2 trong nước nóng.

Blue chỉ dự đoán dựa trên những gì Blue biết ,có thể còn thiều hoặc sai sót !

bluemonster
04-21-2008, 04:27 AM
Câu hỏi thú vị he! :cuoi (
Theo tui, độ tan ít-nhiều là do tích số tan quyết định nữa đấy bạn ah.
Bạn thử thiết lập công thức tính độ tan theo tích số tan rùi tra tích số tan các chất của bạn cần thì sẽ thấy ngay thôi mà.
Good luck! Thân!

Không nên dùng một hệ quả (tích số tan) để giải thích một hệ quả khác (độ tan) mà ko quan tâm đến bản chất (cấu tạo chất, tương tác liên phân tử, điều kiện ngoài ...) ! :ngu (

+nguyên tắc của sự hòa tan là các chất có độ phân cực tương tư nhau sẽ tan vào nhau nhiểu hơn là những chất có độ phân cực khác nhau nhiều.
+Sự hòa tan gồm 2 quá trình :
- sự phá vỡ mạng tinh thể chất tan (quá trính thu nhiệt)
-sự hidrat hóa.(quá trình tỏa nhiệt )

Đây là những kiến thức rất hữu dụng được học trong thực tập hóa lý đại cương nhỉ ! Còn nhiều yếu tố khác cũng đáng quan tâm, mình trích dẫn link cho các bạn muốn ... rèn english :chaomung

http://www.chem.lsu.edu/lucid/tutorials/solubility/solubility.html

http://www.solubilityofthings.com/basics/factors_affecting_solubility.php

http://en.wikipedia.org/wiki/Solubility#Factors_affecting_solubility

Dựa vào những điều nên trên thì 2 khả năng khiến NaHCO3 tan ít hơn Na2CO3 trong H2O là :
NaHCO3 có độ phân cực khác H2O nhiều hơn là so với Na2CO3.
Hiệu ứng nhiệt của quá trình hòa tan Na2CO3 lớn hơn so với hiệu ứng nhiệt quá trình hòa tan NaHCO3.
Cái này có nhiều cách giải thích, nhưng theo mình nên tập trung vào quá trình hydrate hóa !

Khi nhiệt độ tăng thông thường độ tan của các chất đều tăng.Trong trường hợp của PbCl2 tan nhiều hơn PbI2 trong nước nóng có thể giải thích như sau.Ờ nhiệt độ thấp 2 muối này coi như không tan (độ tan thấp do năng lượng mạng tinh thể lớn).,ở nhiệt độ cao 2 muối đều tan với luơng đáng kể ,song do Cl- có bàn kính nhỏ hơn nhiều so với I- nên Cl- dễ bị hidrat hóa h ơn là I-.do đó PbCl2 tan nhiều hơn PbI2 trong nước nóng

Ở nhiệt độ thấp ko tan, tăng nhiệt độ thì độ tan tăng lên, có nghĩa là quá trình phá vỡ mạng tinh thể đóng vai trò chủ yếu trong đóng góp năng lượng. Dzị mà blue lại đem qua trình hydrate hóa ra giải thích thì ... ko hợp lí lắm ! hehe ! :chaomung

nguyenhoctran
05-03-2008, 05:06 PM
pp là acid yêu dạng H2I có pk lần lượt là 9,7 12,3
nên Pt nằm trong khoẳng 7.7 và 10.3
khi chuẩn độ acid mạnh bằng baz mạnh thì bước nhẩy rất rộng nên dùng pT bằng 8.0 hay 10.3 gì cũng khôgn ảnh hưởng. Vậy khôgn biết sai cơ bản là ở chỗ nào vậy thầy.
hay thầy muốn nói sai là sai ở câu nàybất cứ chẩn độ phản ứng nào có pT nằm trong khoảng này đều dùng được

minhtruc
05-09-2008, 09:29 PM
pp là acid yêu dạng H2I có pk lần lượt là 9,7 12,3
nên Pt nằm trong khoẳng 7.7 và 10.3
khi chuẩn độ acid mạnh bằng baz mạnh thì bước nhẩy rất rộng nên dùng pT bằng 8.0 hay 10.3 gì cũng khôgn ảnh hưởng. Vậy khôgn biết sai cơ bản là ở chỗ nào vậy thầy.
hay thầy muốn nói sai là sai ở câu này


Với các chỉ thị màu, bằng con đường thực nghiệm người ta nhận thấy khi tỉ lệ [HIn]/[In-] >10 ta nhìn thấy chủ yếu là màu của dạng HIn, khi tỉ lệ này < 10 ta nhìn thấy màu của dạng In-. Điều này có ý nghĩa thực nghiệm, nghĩa là với một số người, khi tỉ lệ [HIn]/[In-]>5 có khi đã nhìn thấy màu của HIn, nhưng có những người [HIn]/[In-]>20 mới nhìn thấy màu của HIn...Do đó giá trị pT là một giá trị có tính chất thực nghiệm. Giá trị trong handbook đưa là giá trị trung bình được công nhận bởi nhiều người nhất. Mỗi một người có một pT riêng cho mỗi loại chỉ thị.
Trở lại với pp, Giá trị pT của pp không phải chỉ quyết định bởi hai pK của nó mà còn có lý do đặc thù của pp. PP khác với các chỉ thị khác ở chỗ một dạng có màu (HIn-) và dạng kia không màu (H2In) (màu của In3- ít gặp vì ít dùng môi trường ở pH cao quá 12), do đó pp không có màu trung gian. Do một dạng không màu và một dạng có mào nên màu sắc của chỉ thị pp chỉ phụ thuộc vào nồng độ HIn- chứ không phụ thuộc tỉ lệ [H2In]/[HIn-]. Điều này làm cho pp vì thế sẽ có rất nhiều pT tùy thuộc vào mặt của mỗi người và tất nhiên sẽ tùy thuộc và nồng độ của chất chỉ thị. Với nồng độ chất chỉ thị lớn thì chỉ cần ở pH vừa đủ đã tạo ra lượng HIn- đủ để nhận thấy bằng mắt thường, do đó pT của pp ở nồng độ cao sẽ thấp. Ngược lại với pp ở hàm lượng thấp thì cần một pH cao hơn để tạo ra một lượng đủ HIn- để nhìn thấy do đó pp nồng độ thấp có pT cao. Thông thường người ta hay pha pp 1% và pp 0.1% trong cồn, hai giá trị pT tương ứng được công nhận là 8 và 9
Lựa chọn chất chỉ thị trong một phép chuẩn độ (nói hẹp trong chuẩn độ acid baz) cần lựa chọn theo hai điều kiện:
1. pH(0.99) < pT < pH (1.01): Điều kiện tiên quyết.
2. pT càng gần pH tương đương càng tốt
Do đó lựa chọn chất chỉ thị không phải căn cứ vào khoảng pT của chất chỉ thị mà căn cứ vào khoảng bước nhạy pH của phản ứng chuẩn độ.:hutthuoc(

key435
05-22-2008, 11:33 PM
Mình có đọc một cuốn sách hóa phân tích trên thư viện có nói về chỉ thị pp. Khi chuẩn độ acid bằng baz mạnh thì khi đến pH=8.3 người ta đã thấy dd xuất hiện màu hồng rồi ( bởi vì chuẩn từ không màu sang màu hồng rất dễ nhận biết ) . còn nếu chuẩn độ baz bằng acid mạnh thì đến khoảng ph=9 người ta mới thấy sự nhạt màu ( rất khó nhận biết mất màu - ngừoi ta thường không chuẩn độ đến mất màu hoàn toàn - sai số lớn ) . Nên vì thế pp trong sách có ghi 2 giá trị khác nhau ( mà hình như trong sách của thầy Long có 1 câu hỏi tại sao pp có pT=8.3 và 9 ) . Nhưng mà dù sao thì mình thấy chỉ thị pp rất dễ sử dụng.

nhungnguyen
09-08-2008, 10:45 AM
Nếu nói dùng KMnO4 sẽ có sai số lớn trong việc xác định COD. Vậy tại sao khi phân tích COD trong mẫu nước nhiễm mặn có người lại nói sd pp KMnO4 tốt hơn dùng K2Cr2O7? Có cách nào để xđ COD trong nước nhiễm mặn chính xác hơn không?

hoangan
09-18-2008, 10:20 AM
Các bạn ai biết về chỉ thị Ferroin thì cho mình ít kinh nghiệm nha.
Mình làm Tổng Carbon hữu cơ trong phân bón, nhưng đến khi dùng chỉ thị Ferroin thì chuẩn độ mãi mà ko chuyển sang màu đỏ.:24h_068:

giotnuoctrongbienca
09-18-2008, 11:04 AM
Các bạn ai biết về chỉ thị Ferroin thì cho mình ít kinh nghiệm nha.
Mình làm Tổng Carbon hữu cơ trong phân bón, nhưng đến khi dùng chỉ thị Ferroin thì chuẩn độ mãi mà ko chuyển sang màu đỏ.:24h_068:

Bạn nên kiểm tra lại chỉ thị ferroin bằng mẫu chuẩn tức là chuẩn độ dung dịch Fe2+ có nồng độ biết trước bằng dung dịch dichromate chuẩn để xem chỉ thị có chuyển màu tại điểm tương đuơng không? Sau đó chúng ta bàn luận tiếp.
Thân ái

hoangan
09-18-2008, 02:54 PM
Mình được biết rằng chỉ thị Ferroin chuyển từ màu tối sang đỏ khi có 1 giọt Fe2+ dư. Và màu đó gây nên là do tạo phức giữa Fe2+ với o-phenalthroline.
Mình chuẩn độ thử như bạn nói, kết quả là không ra màu đỏ. Dung dịch chuyển từ màu tối sang xanh thẫm. nếu cho tiếp Fe2+ vào thì tạo ra màu đen.
vậy có phải chỉ thị Ferroin của m có vấn đề không? Mình đã pha đúng chỉ dẫn, nhưng nghe nói chỉ thị này rất nhạy. Bạn có kinh nghiệm gì về Ferroin không? Giúp mình nhé.
Thanks a lot. :24h_067:

giotnuoctrongbienca
09-18-2008, 04:10 PM
Mình được biết rằng chỉ thị Ferroin chuyển từ màu tối sang đỏ khi có 1 giọt Fe2+ dư. Và màu đó gây nên là do tạo phức giữa Fe2+ với o-phenalthroline.
Mình chuẩn độ thử như bạn nói, kết quả là không ra màu đỏ. Dung dịch chuyển từ màu tối sang xanh thẫm. nếu cho tiếp Fe2+ vào thì tạo ra màu đen.
vậy có phải chỉ thị Ferroin của m có vấn đề không? Mình đã pha đúng chỉ dẫn, nhưng nghe nói chỉ thị này rất nhạy. Bạn có kinh nghiệm gì về Ferroin không? Giúp mình nhé.
Thanks a lot. :24h_067:

Chỉ thị 1,10- phenantroline tốt sẽ là những tinh thể không màu, tan tốt trong nước, trong môi trường đệm pH = 5 sẽ tạo phức màu đỏ cá vàng (hấp thu cực đại ở 508 nm) với Fe2+(1 mL dung dịch 1,10-phenantroline + 1 mL Fe2+ 10ppm). Nếu trong điều kiện như đã nói mà không thấy màu đỏ cá vàng thì có lẽ thuốc thử của bạn có vấn đề. Thuốc thử ferroin là phức Fe(phen)3 (2+) có màu đỏ cá vàng. Khi chuẩn độ dư một giọt Fe2+ sẽ chuyển từ màu xanh lục sang đỏ cá vàng. Bạn kiểm tra một lần nữa xem sao. Nếu cần thì đi xin một ít 1,10-phenantroline mới.
Thân ái

ThuXĐ
09-19-2008, 10:03 AM
Mình thấy các bạn hình như đang hiểu nhầm chỉ thị Ferroin với 1,10 Octophenal throline. Thực tế chỉ thị Ferroin là hỗn hợp màu đỏ được pha từ 1,10 Octophenal throline với sắt sunfat. Pha bằng cách hòa tan 1,485g 1,10 Octophenal throline monohydrat với 0,695g FeSO4.7H2O với nước cất thành 100ml.
Khi chuẩn độ bạn chú ý điểm chuyển màu sẽ chuyển từ màu xanh lá cây sang màu đỏ gạch. Hì màu của trái tim :matcuoi (
Chúc bạn thành công trong phương pháp phân tích của bạn!

ngvtuan
09-19-2008, 10:18 AM
Ferroin Solution

Tris(1,10-phenanthroline)iron(II) sulphate complex prepared in the following manner. Dissolve 0.7 g of iron(II) sulphate and 1.76 g of phenanthroline hydrochloride in 70 ml of water and add sufficient water to produce 100 ml.

Complies with the following test.

Sensitivity to cerium(IV)  Add 0.1 ml of the solution and 0.15 ml of osmium tetroxide solution to 50 ml of 1M sulphuric acid. Add 0.1 ml of 0.1M ammonium cerium(IV) nitrate. The colour changes from red to light blue.

hoangan
09-19-2008, 12:43 PM
vậy khi chuẩn độ mà sử dụng chỉ thị Ferroin thì có nhất thiết phải điều chỉnh pH ~4.5-5 hay không? Màu xanh lục là màu của Crom (III), Vậy nếu chuẩn độ dd sẽ chuyển từ màu đỏ vàng của Cr (VI) --> màu xanh lục của Cr (III), và điểm tương đương sẽ chuyển từ màu xanh lục sang màu đỏ cá vàng?

ngvtuan
09-19-2008, 04:22 PM
Cân tương ứng khoảng 20mg carbon (khoảng 2g mẫu đất thử) cho vào 1 Erlen 500ml, thêm 10ml K2Cr2O7 1N khuấy nhẹ phân tán mẫu. thêm 20ml H2SO4 đậm đặc và lắc đều, vừa khuấy đều vừa gia nhiệt Erlen không quá 135oC (Dùng nhiệt kế theo dõi) khoảng 30 phút.

Làm lạnh tự nhiên (khoảng 20-30”) pha loãng đến 200ml bằng nước (nước RO) và chuẩn độ với FeSO4 0,4N, dùng Ferroin làm chỉ thị.

Lưu ý quá trình chuẩn độ Ferroin: thêm 3-4 giọt Ferroin (CT) và chuẩn độ bằng FeSO4 0,4N đến khi dung dịch chuyển từ màu xanh lục xang xanh đen (end point), tại điểm này thêm từng giọt FeSO4 đến khi màu thay đổi đột ngột từ xanh lá xang xám đỏ.
(nếu bị quá điểm “End Point” thêm từng giọt K2Cr2O7 1N để thiết lập lại điểm “end point”)

bạn nên dùng chuẩn độ điện thế, lúc này khỏi lo chỉ thị Ferroin.
Sơ đồ phản ứng: xem hình

tigerchem
09-30-2008, 09:12 PM
Em có 1 người bạn đang cần chuẩn độ nồng độ gốc của dung dịch Na2S và SnCl2 (pha từ hóa chất rắn với nước cất), nồng độ khoảng 0.25M nhưng không biết xây dựng qui trình và chất chuẩn như thế nào . Mong thầy cô và các bạn giúp đỡ .
Em xin cám ơn .
Thân!

ThuXĐ
10-01-2008, 10:40 AM
Trong khi chuẩn độ trong phương pháp xác định hữu cơ, Về nguyên tắc ta dùng một lượng dư Kali Dicromat để oxi hóa hết các chất hữu cơ trong mẫu rồi xác định lượng dư bằng muối Mo (FeSO4.(NH4)2.SO4.6H2O). Muối Mo sẽ khử Kali Dicromat về dạng ion Cr3+ có màu xanh lục. Chỉ thị được dùng là chỉ thị Feroin là chỉ thị oxi hóa khử. trong môi trường có axít sulfuric nếu nó tồn tại dạng oxihóa có màu xanh, khi Kali Dicromat bị khử hết với lượng muối Mo dư chỉ thị feroin chuyển sang dạng khử trong môi trường axit :24h_016:có màu đỏ. Vì vậy quá trình chuẩn độ kết thúc khi dung dịch chuyển sang màu đỏ sẫm.
Trong phương pháp này dùng muối Mo để chuẩn độ không dùng sắt II sulfat

giotnuoctrongbienca
10-01-2008, 02:14 PM
Em có 1 người bạn đang cần chuẩn độ nồng độ gốc của dung dịch Na2S và SnCl2 (pha từ hóa chất rắn với nước cất), nồng độ khoảng 0.25M nhưng không biết xây dựng qui trình và chất chuẩn như thế nào . Mong thầy cô và các bạn giúp đỡ .
Em xin cám ơn .
Thân!

1. Chuẩn độ sodium sulfide:
Quy trình này chỉ áp dụng cho những dung dịch Na2S tinh khiết. Trong thực tế Na2S dễ bị oxyhóa trong khi bảo quản, hiện tương này có thể quan sát thấy khi chai chứa Na2S chảy ra và có cặn S màu vàng. 2Na2S + O2 + 2H2O--> S + 4NaOH. NaOH sinh ra do phas3n ứng oxyhóa Na2S sẽ ảnh hưởng tới phép chuẩn độ phía sau.
- Đây là 1 baz hai nấc có nấc 1 tương đối mạnh pKb1 = 1, pKb2 = 7.
- Delta (pKb) = pKb2 - pkb1 = 6 --> có thể chuẩn độ riêng hai nấc với độ chính xác 99.9%.
- Định lượng sodium sulfide chỉ cần chuẩn độ nấc 1.
- Nồng độ sodium sulfide chỉ cần 0.1M --> nên pha loãng bớt dung dịch mẫu.¨
- Chuẩn độ bằng dung dịch HCl 0.1 N.
Na2S + HCl --> NaHS + H2O
- Đường cong chuẩn độ:
+ Chuẩn độ hết 99%: dung dịch chứa 1% Na2S + 99% NaHS, pH = 14 - (pKb1 + 2) = 11
+ Tại điểm tương đuơng dung dịch chứa NaHS, là muối lưỡng tính pH = 14 - 0.5 (pKb1 + pKb2) = 10.
+ Chuẩn độ lố 1%: dung dịch chứa 1% H2S + 99% NaHS, pH = 14 - (pKb2 - 2) = 9.
- Chỉ thị nên chọn có pT (điểm đổi màu tương phản) gần 10 --> có thể dùng thymolphthalein (pT = 9.7) (0.1% trong ethanol 90%), đổi màu xanh sang không màu.
- Điểm cuối (kết thúc chuẩn độ): chỉ thị vừa mất màu.
- Thực hành:
+ Dung dịch HCl 0.1 N có thể pha từng ống chuẩn (fixanal) hoặc pha loãng từ acid đậm đặc (xấp xỉ 12N) và xác định lại nồng độ đúng bằng cách chuẩn độ với chất gốc sodium tetraborate.
Thể tích HCl cần pha tùy thuộc vào số mẫu sodium sulfide cần phân tích, có thể pha 500 mL hay 1000 mL.
Xác định lại nồng độ chính xác của HCl như sau: cân trực tiếp một lượng chất gốc thích hợp (số đuơng lượng Na2B4O7 tương đuơng số đương lượng của dung dịch HCl cần xác định lại nồng độ) cho vào erlen 250 mL. Hòa tan lượng sodium tetraborate này bằng 10-20 mL nước cất, nạp HCl lên buret, thêm vài giọt chỉ thị Tashiro (0.1% bromocresol green + 0.1% methylene blue trong Ethanol 90%). Chuẩn độ cho đến khi màu chuyển từ xanh sang tím. Điểm cuối chuẩn độ là màu xám nhạt trước khi dung dịch chuyển sang màu tím 1 giọt HCl.
Na2B4O7 + 5H2O + 2HCl --> 4H3BO3 + 2NaCl: đuơng lượng của sodium borate trong phản ứng này bằng 2, đương lượng của HCl bằng 1.
Tính toán nồng độ HCl: NHCl*VHCl = Nborate*Vborate = 2Cborate*Vborate .
+ Chuẩn độ dung dịch sodium sulfide:
Pha loãng dung dịch mẫu sodium sulfide đến nồng độ xấp xỉ 0.1 M.
Hút dung dịch sodium sulfide đã pha loãng (bằng pipet bầu 10 mL hay 20 mL) vào erlen 250 mL.
Thêm vài giọt chỉ thị thymolphthalein.
Chuẩn độ bằng HCl (trên buret) cho đến khi dung dịch chuyển từ màu xanh sang không màu.
+ Tính toán kết quả: vì chuẩn độ 1 nấc nên đuơng lượng của sodium sulfide trong phản ứng này = 1 (nồng độ mol bằng nồng độ đuơng lượng).
Công thức: C(HCl)*V(HCl) = C(Na2S)*V(Na2S).
+ Độ chính xác của kết quả phân tích: phụ thuộc vào độ chính xác của nồng độ HCl, lượng chỉ thị sử dụng, lượng cân sodium tetraborate, thể tích pipet, thể tích HCl từ buret chuẩn xuống.

2. Xác định nồng độ SnCl2: chuẩn độ oxyhoa khử.
- Trong thực tế, SnCl2 chuyển một phần về SnCl4 nên phương pháp thích hợp để xác định SnCl2 còn lại là sử dụng phương pháp chuẩn độ oxyhoa khử mà không dùng các phương pháp xác định tổng Sn trong dung dịch mẫu.
- Chất oxyhóa thích hợp là KMnO4 có nồng độ 0.05N-0.1N.
- phản ứng: 2MnO4(-) + 16H(+) + 5Sn2+ --> 2Mn2+ + 5Sn4+ + 8H2O. Phản ứng diễn ra trong môi trường acid, acid thích hợp là acid sulfuric. Đuơng lượng của Mn trong phản ứng là 5, của Sn là 2 --> dung dịch KMnO4 1M = KMnO4 5N; dung dịch SnCl2 1M = SnCl2 2N.
- Xét về mặt nhiệt động học (so sánh 2 thế tiêu chuẩn điều kiện) thì phản ứng này xảy ra hoàn toàn
- Xét về mặt động học thì phản ứng này diễn ra khá nhanh nên không cần đun nóng.
- Chỉ thị: KMnO4 có màu tím nên không cần dùng chỉ thị khác
--> xét 3 lập luận trên nên không cần xây dựng đuờng cong chuẩn độ cho phản ứng này (nhưng nếu là bài thi thì SV phải xây dựng đuờng cong chuẩn độ, đề phòng các SV đọc bài này xong, bắt chước nguyên xi cách làm để làm bài thi thì sẽ bị zero điểm phần này).
- Thực hành:
+ Pha 1L dung dịch KMnO4 0.1 N (từ muối rắn) bằng nước cất. Để yên 1 ngày và lọc qua phễu lọc xốp (phễu Gooch số 4).
+ Xác định lại nồng độ KMnO4 bằng chất gốc acid oxalic 0.1000 N (pha từ ống chuẩn fixanal): nạp dung dịch KMnO4 trên buret, hút 10.00 hay 20.00 mL dung dịch acid oxalic 0.1000 N vào erlen, thêm 2 mL acid sulfuric 1:1, dung nóng dung dịch đến 60-70 độ.
+ Chuẩn chậm dung dịch acid oxalic bằng KMnO4 cho đến khi màu hồng bền trong 30s.
+ Tính toán nồng độ KMnO4: NKMnO4*VKMnO4 = Nacid oxalic*Vacid oxalic.
+ Pha loãng dung dịch mẫu SnCl2 về dung dịch xác định SnCl2 xấp xỉ 0.1N (lưu ý quan hệ nồng độ đương lượng và nồng độ mol).
+ Hút 10.00 mL hay 20.00 mL SnCl2 vào erlen, thêm 2 mL thêm 2 mL acid sulfuric 1:1, chuẩn bằng KMnO4 cho đến khi xuất hiện màu hồng bền trong 30 s.
+ Tính toán nồng độ mol SnCl2: C(SnCl2) = 0.5*(NKMnO4*VKMnO4/V(SnCl2)).

Nếu có gì chưa rõ thì tigerchem có thể hỏi thên
Thân ái

giotnuoctrongbienca
10-02-2008, 12:01 PM
Em có 1 người bạn đang cần chuẩn độ nồng độ gốc của dung dịch Na2S và SnCl2 (pha từ hóa chất rắn với nước cất), nồng độ khoảng 0.25M nhưng không biết xây dựng qui trình và chất chuẩn như thế nào . Mong thầy cô và các bạn giúp đỡ .
Em xin cám ơn .
Thân!

Trong trường hợp Na2S phân hủy một phần thành NaOH và S thì vẫn có thể chuẩn độ riêng Na2S trong sự có mặt của NaOH bằng 2 phương pháp sau:
1. Phương pháp chuẩn độ acid baz: chuẩn từng nấc của Na2S.
2. Phương pháp chuẩn độ điện thế Na2S với AgNO3 dùng điện cực chỉ thị là dây Ag.

Sẽ nói chi tiết hơn sau.

chocolatenoir
11-18-2008, 03:01 PM
Câu hỏi của bạn rất thú vị và khá hóc búa nếu đặt trong Bài toán "Xác định nhanh nồng độ của 1 dung dịch kiềm mạnh như NaOH trong điều kiện thực tế".

Mình thử với 2 giả thiết:
+ Đây là dung dịch nước của NaOH tinh khiết (chỉ có NaOH) và được đậy kín trước đó (không tiếp xúc hay tiếp xúc không đáng kể với không khí, có chứa CO2)
+ Phép xác định không yêu cầu độ đúng quá cao


Đầu tiên càn phải biết khoảng nồng độ NaOH là bao nhiêu. Có thể dùng phép thử nhanh với giấy pH vạn năng có khoảng pH xác định 1-14.

+ Nếu nồng độ NaOH cao, ứng với màu của giấy pH từ xanh đến xanh rất đậm thì tốt nhất là dùng phép chuẩn độ với HCl (chỉ thị phenolphtaleine chuyển màu từ hồng sang không màu)

+ Nếu nồng độ NaOH nhỏ (tức chỉ thị pH chỉ vùng từ màu vàng đến đỏ) thì mình nghĩ bạn có thể dùng máy pH kế để đo lại. Từ giá trị pH tính ra nồng độ NaOH

Gọi A= 14 - giá trị pH
Nồng độ NaOH = Nồng độ OH- = 10 luy thua tru A (10-A) (đơn vị là mol/lit)

1 mol/lit NaOH tương ứng với 40g NaOH trong 1 lit dung dịch.


Với câu hỏi xác định nhanh nồng độ NaoH ma ta biết trước là khoảng 5%- 15% như bạn đưa ra thì mình thấy tốt nhất là dùng phép chuẩn độ với HCl. Đây là phương pháp vừa nhanh, vừa rẻ tiền. Bạn chỉ càn
+ 1 burette
+ 1 erlen
+ Dung dịch phenolphtaleine 1% pha trong cồn
+ 1 ống chuẩn HCl cho phép pha ra 1 lit dung dịch HCl 1N


Có gì bạn trao đổi thêm với thầy Minhtrúc và thầy Giotnuoctrongbienca ở Bộ môn Hóa phân tích - ĐH KHTN TpHCM

nguyenngoc209
11-24-2008, 08:18 AM
Thực ra nếu bạn đảm bảo đc nồng độ của KMnO4 thì ko phải là phương pháp đó sẽ có sai số lớn hơn đâu, nhưng thôgn thường ta vẫn dùng K2Cr2O7 vì nó ko phải mất công xác định chuẩn hóa lại nồng độ hơn (do dung dịch của nó bền hơn)
Còn trong nước nhiễm mặn. nếu bạn dùng K2Cr2O7 thì do sự xuất hiện của muối sẽ gây sai số rất lớn, nên bắt buộc phải dùng KMnO4, khi đó mỗi lần làm một loạt mẫu bạn phải chuẩn lại nồng độ của nó thì phuơng pháp vẫn đc đảm bảo thôi

nhungnguyen
11-24-2008, 04:12 PM
Thực ra nếu bạn đảm bảo đc nồng độ của KMnO4 thì ko phải là phương pháp đó sẽ có sai số lớn hơn đâu, nhưng thôgn thường ta vẫn dùng K2Cr2O7 vì nó ko phải mất công xác định chuẩn hóa lại nồng độ hơn (do dung dịch của nó bền hơn)
Còn trong nước nhiễm mặn. nếu bạn dùng K2Cr2O7 thì do sự xuất hiện của muối sẽ gây sai số rất lớn, nên bắt buộc phải dùng KMnO4, khi đó mỗi lần làm một loạt mẫu bạn phải chuẩn lại nồng độ của nó thì phuơng pháp vẫn đc đảm bảo thôi

Chào bạn.
Nhưng theo mình biết là pp KMnO4 chỉ xác định được với những mẫu có hàm lượng chất hữu cơ thấp. Còn hàm lượng chất hữu cơ cao thì vẫn bị sai số.

nguyenngoc209
11-24-2008, 07:02 PM
Tình hình là mình đang cần tìm phương pháp xác định xyanua, đã tìm thấy trong TCVN 6181 : 1996 phương pháp xác định nhưng lại ko có phần công thức tính. Vậy bạn nào biết thì chỉ cho mình với nhé. Phần xác định theo phương pháp so màu với thuốc thử barbituric/pyridin và chuẩn độ dùng hiệu ứng Tyndall. Cám ơn rất nhiều!

minhtruc
11-25-2008, 07:13 AM
Chào các bạn,
Với các mẫu nước nhiễm mặn, hàm lượng Cl- > 1000mg/L thì bắt buộc phải dùng cột SPE (Cột chứa muối của Bismuth) loại trừ Cl- sau đó mới có thể xác định được COD bằng K2Cr2O7 hoặc KMnO4. Người ta chỉ dùng KMnO4 cho các mẫu COD có hàm lượng COD thấp và sạch. Ưu điểm của KMnO4 là khả năng oxid hóa nhanh do đó thời gian phân tích ngắn. Tuy nhiên đó cũng chính là nhược điểm của nó, nó có khả oxid hóa luôn cả nước trong môi trường acid như Tuấn Anh nói, vì thế kết quả xác định sẽ có sai số dương. Cho nên, trong các pp tiêu chuẩn của EPA, ISO, TCVN, DIN, EN đều dùng K2Cr2O7 làm chất oxid hóa.

tigerchem
11-25-2008, 12:45 PM
Trang này có toàn văn TCVN cho bạn, nhưng bị che mất công thức tính rồi, bạn mò theo chú thích xem ra công thức được không, nếu không đành nhờ bác nào down hộ cái ISO 6703-1:1984
http://www.nea.gov.vn/TCVNMT/ToanVan/TCVN_6181_1996.htm
Thân!

Pvfcco_lab
11-26-2008, 10:04 AM
Thực ra nếu bạn đảm bảo đc nồng độ của KMnO4 thì ko phải là phương pháp đó sẽ có sai số lớn hơn đâu, nhưng thôgn thường ta vẫn dùng K2Cr2O7 vì nó ko phải mất công xác định chuẩn hóa lại nồng độ hơn (do dung dịch của nó bền hơn)
Còn trong nước nhiễm mặn. nếu bạn dùng K2Cr2O7 thì do sự xuất hiện của muối sẽ gây sai số rất lớn, nên bắt buộc phải dùng KMnO4, khi đó mỗi lần làm một loạt mẫu bạn phải chuẩn lại nồng độ của nó thì phuơng pháp vẫn đc đảm bảo thôi


Bạn nói rằng với mẫu nước nhiễm mặn mà dùng pp permanganate tốt hơn thì thấy hơi bất cập. Vì nếu bạn không loại dc Cl- thì bạn không nghĩ đến khả năng 1 lượng chất oxyhoá bị tiêu thụ bởi Cl- à, Chromate còn bị tiêu tốn nói gì tới Permaganate? Trong khi APHA và các TC khác với pp Chromate người ta còn phải dùng muối thủy ngân sulfate để hạn chế ảnh hưởng của Cl- (với mâu nước có nồng độ Cl- thấp), hoặc phải dựng đường chuẩn khảo sát ảnh hưởng của Cl- tới COD của dung dịch phtalate (thêm vào từ 4000 ppmCl- tới 20.000 ppm) để tìm ra hệ số hiệu chỉnh.
Phân tích COD là 1 phương pháp khó trong phòng TN đấy!

boma
11-26-2008, 02:27 PM
Để mình nói lại cho rõ, xưởng của mình có 3 hồ, mỗi hồ khoảng 2500 lít, nước trong hồ cần pha nồng độ lần lượt như sau : 5% NaOH, 3% NaOH, nước thường. Ba hồ này dùng để làm sạch nhôm nguyên chất có dính mỡ bò và các loại dầu nhớt (nhúng vào và ngâm), thứ tự nhúng vào như trên. Vậy cho mình hỏi là :
1) mình cần pha khối lượng NaOH (dạng vảy, 99%) là bao nhiêu để có nồng độ thích hợp?
2) chất cần sử lý là dầu nhớt và mỡ bò thì mình dùng cách xác định nồng độ % nào là tốt nhất, quá trình phản ứng làm sạch là như thế nào ? Mình đã có máy đo PH và dấy quỳ.
Mình không chuyên về hóa nên mong chiếu cố cho, cảm ơn các bạn đã đọc.

minhtruc
11-26-2008, 09:42 PM
Đây là phần mềm mô phỏng sự chuẩn độ acid baz. Nó có thể vẽ đường chuẩn độ của một hệ chuẩn độ rất phức tạp. Ví dụ như thế này: Chuẩn độ dung dịch H3PO4 bằng dung dịch Na2CO3; hoặc chuẩn độ dung dịch acid mạnh bằng dung dịch NaOH có lẫn ít tạp chất NaHCO3 hoặc Na2CO3...Đây là hình ảnh của phần mềm:
http://img361.imageshack.us/img361/5146/hinhdemovf3.png (http://imageshack.us)
http://img361.imageshack.us/img361/hinhdemovf3.png/1/w800.png (http://g.imageshack.us/img361/hinhdemovf3.png/1/)
Còn chần chờ gì nữa, "đao" về xài thử đi bà con cô bác
:010::03:

Agate
11-27-2008, 11:27 AM
http://i244.photobucket.com/albums/gg6/chem48aUNS/untitled.jpg

Đây là chương trình có tính năng tương tự tớ viết hồi năm thứ 2 ĐH, trong có 1 ngày!.

Ngoài khả năng mô phỏng đường chuẩn độ, chương trình còn có một thanh cuộn cho phép mô tả lại sự thay đổi của pH tại từng thời điểm chuẩn độ khi đưa dung dịch chuẩn độ từ buret vào bình nón.

Sau khi vẽ xong đường chuẩn độ, các vạch xanh xuất hiện trên đồ thị đánh dấu vị trí thể tích tương đương. Bằng cách đánh dấu tích vào ô vuông, chọn chất chỉ thị và điểm tương đương mà chất chỉ thị được đưa vào. Chương trình sẽ cho biết chất chỉ thị đổi mầu ở trước hay sau điểm tương đương, sai số chỉ thị là bao nhiêu.

Để chuyển kiểu chuẩn độ axit bằng bazo thành chuẩn độ bazo bằng axit thì ấn vào cái nút dọc có chữ a<->b, muốn nhập axit hay bazo đa chức thì phải chuyển kiểu "mạnh" thành "yếu" và chọn số nấc (1->4), nhập nồng độ và ấn "Làm việc" thế là ok!.

Ah, nếu không ấn "Làm việc" mà ấn nút "vẽ hình" thì có thể vẽ nhiều đường chuẩn độ trên một đồ thị. Do đó có thể khảo sát sự thay đổi vị trí đường chuẩn độ theo nồng độ của axit hay bazo trong phép chuẩn độ. Cũng khá là vui đấy!.

nhungnguyen
11-27-2008, 03:27 PM
Chào các bạn,
Với các mẫu nước nhiễm mặn, hàm lượng Cl- > 1000mg/L thì bắt buộc phải dùng cột SPE (Cột chứa muối của Bismuth) loại trừ Cl- sau đó mới có thể xác định được COD bằng K2Cr2O7 hoặc KMnO4. Người ta chỉ dùng KMnO4 cho các mẫu COD có hàm lượng COD thấp và sạch. Ưu điểm của KMnO4 là khả năng oxid hóa nhanh do đó thời gian phân tích ngắn. Tuy nhiên đó cũng chính là nhược điểm của nó, nó có khả oxid hóa luôn cả nước trong môi trường acid như Tuấn Anh nói, vì thế kết quả xác định sẽ có sai số dương. Cho nên, trong các pp tiêu chuẩn của EPA, ISO, TCVN, DIN, EN đều dùng K2Cr2O7 làm chất oxid hóa.

Có người chỉ cho mình sử dụng hạt trao đổi anion hoặc sử dụng pp điện thế để chuyển Cl- thành Cl2 bay ra. Vậy 2 pp này có tối ưu hơn không? Còn dùng cột SPE thì mình chưa nghe nói bao giờ, bạn có thể nói rõ hơn về cách sử dụg cột SPE không. Thanks

nhungnguyen
11-28-2008, 12:40 PM
Chào các bạn,
Với các mẫu nước nhiễm mặn, hàm lượng Cl- > 1000mg/L thì bắt buộc phải dùng cột SPE (Cột chứa muối của Bismuth) loại trừ Cl- sau đó mới có thể xác định được COD bằng K2Cr2O7 hoặc KMnO4. Người ta chỉ dùng KMnO4 cho các mẫu COD có hàm lượng COD thấp và sạch. Ưu điểm của KMnO4 là khả năng oxid hóa nhanh do đó thời gian phân tích ngắn. Tuy nhiên đó cũng chính là nhược điểm của nó, nó có khả oxid hóa luôn cả nước trong môi trường acid như Tuấn Anh nói, vì thế kết quả xác định sẽ có sai số dương. Cho nên, trong các pp tiêu chuẩn của EPA, ISO, TCVN, DIN, EN đều dùng K2Cr2O7 làm chất oxid hóa.
Có người chỉ cho mình sử dụng hạt anion hoặc sử dụng pp điện thế để chuyển Cl- thành Cl2 bay ra. Hai pp này có tối ưu hơn không? Còn sử dụng cột SPE thì mình chưa biết, bạn có thể nói rõ hơn vế cách sử dụng cột SPE để xác định COD đv những mẫu bị mặn không? Thanks.

t_alone
12-07-2008, 08:29 AM
Chào bạn.
Thông thường để pha chỉ thị pheolphtalein cho pp chuẩn độ, thường pha ở nồng độ o.1% (có khi pha 1%). Cân 0.1g phenolphtalein hòa tan trong 60 ml etanol, sau đó thêm nước đến 100 ml. Chào.

Công Hưng
12-07-2008, 02:30 PM
Các bạn cho mình hỏi luôn. pha diphenyl cabazit để xác định Cr6 pha như thế nào. Tài liệu viết pha diphenyl cabazit 0,5% trong aceton thì dùng toàn bộ aceton làm dung dịch hay chỉ dùng một phần để hòa tan sau đó thêm nước cho đủ thể tích cần pha. Mình thấy aceton bay hơi rất nhanh vì vậy nếu pha hoàn toàn bằng aceton thì khi dùng hơi bất tiện.

trinhhaikhanh
12-08-2008, 12:26 PM
Có phần mềm này cũng trình bày phương pháp chuẩn độ cơ bản

brightsun
12-08-2008, 03:16 PM
Mình đang tập làm COD nhưng đọc vào lại thấy có điều vô lý:

"Dung dịch chuẩn K2Cr2O7 0.1N : Hòa tan 4.913g K2Cr2O7 (sấy ở 105oC trong 2 giờ) trong 500ml nước cất, thêm vào 167 ml H2SO4 đậm đặc và 33.3g HgSO4, khuấy tan, để nguội đến nhiệt độ phòng, định mức thành 1 lít"

Số mol K2Cr2O7 là : 4.913/294 = 0.01671 mol
------> C= 0.01671 N

Trong khi trong đoạn trích là 0.1 N

Mình cũng đã đọc thử 1 số tài liệu tham khảo khác thì cũng tương tự, cũng đã thử nghĩ đã có phản ứng nào xảy ra, nhưng chất nào cũng là chất oxi hóa thì đâu có phản ứng nào xảy ra ??

Nhờ mọi người giúp, hoặc có tài liệu nào về phân tích COD chuẩn thì chỉ cho mình với.
(Nồng độ chất mình cần đo COD dưới 20ppm)

Thanks all !

Ps: Đơn vị là không có ngoặc đơn mọi người ha, từ hồi học phổ thông ai cũng bảo khi nào cũng đóng ngoặc đơn, đến khi bị trừ điểm trong bài thi mới biết :24h_041:

kimthanh
12-09-2008, 01:15 PM
Trong công thức tính hàm lượng COD:
COD = (a-b).M.8.1000/Vmẫu
trong đó, người ta gọi M là nguyên chuẩn độ của dung dịch FAS. Có bạn nào có thể giải thích dùm mình "nguyên chuẩn độ" là gì?, và tại sao người ta phải dùng nguyên chuẩn độ trong công thức này mà không dùng luôn nồng độ đương lượng của dung dịch FAS?
Cám ơn các bạn đã trả lời.

Theo mình nghĩ M ở đây vẫn là nồng độ đương lượng thôi. Theo các bài báo mình đã đọc họ vẫn dùng nồng độ đương lượng của FAS mà. nếu bạn tính hàm lượng COD ban đầu của mẫu bạn cần nhân với hệ số pha loãng nữa!

minhtruc
12-09-2008, 02:26 PM
Có người chỉ cho mình sử dụng hạt anion hoặc sử dụng pp điện thế để chuyển Cl- thành Cl2 bay ra. Hai pp này có tối ưu hơn không? Còn sử dụng cột SPE thì mình chưa biết, bạn có thể nói rõ hơn vế cách sử dụng cột SPE để xác định COD đv những mẫu bị mặn không? Thanks.

Phương pháp dùng điện phân để biến Cl- thành Cl2 không tối ưu vì một phần các hợp chất hữu cơ (COD) cũng bị điện phân, hơn nữa điện phân Cl- sẽ tạo ra trong dung dịch OCl- là chất có khả năng oxid hóa các chất hữu cơ... Phương pháp dùng cột trao đổi ion thì mình chưa thấy tài liệu nào nói hoặc đọc thấy, nhưng đọc một số tài liệu khác thì thấy các hạt nhựa trao đổi ion cũng có khả năng loại bỏ một số thành phần hữu cơ, được dùng ứng dụng trong xử lý nước (tham khảo tại: http://www3.interscience.wiley.com/journal/117981519/abstract?CRETRY=1&SRETRY=0 ). Do vậy, mình nghĩ cột trao đổi anion không thể là chọn lựa tốt để loại bỏ Cl- được.
Cột SPE Bismuth thì mình chưa xài bao giờ, không biết ở VN có không nữa. Nguyên tắc của nó là Bismuth tạo thành kết tủa BiCl5 với Cl-và bị giữ lại trên cột. Kết tủa này được nghiên cứu là hấp phụ không đáng kể các chất hữu cơ, do đó không ảnh hưởng tới kết quả xác định COD.

Nói chung trong thực tế, COD cũng là một giá trị gần đúng, các phương pháp hiện nay ví dụ như ISO 6060: 2002 xác định COD cũng có thể áp dụng cho mẫu có hàm lượng Cl- tới 1000 ppm (Cl- ~ 0.03M) và COD có thể xác định từ 30 - 700mg/L. Nếu mẫu có Cl- cao quá thì nên pha loãng mẫu nước đó thích hợp là dùng được, khỏi cần qua biện pháp loại Cl-

nhungnguyen
12-13-2008, 10:41 AM
Phương pháp dùng điện phân để biến Cl- thành Cl2 không tối ưu vì một phần các hợp chất hữu cơ (COD) cũng bị điện phân, hơn nữa điện phân Cl- sẽ tạo ra trong dung dịch OCl- là chất có khả năng oxid hóa các chất hữu cơ... Phương pháp dùng cột trao đổi ion thì mình chưa thấy tài liệu nào nói hoặc đọc thấy, nhưng đọc một số tài liệu khác thì thấy các hạt nhựa trao đổi ion cũng có khả năng loại bỏ một số thành phần hữu cơ, được dùng ứng dụng trong xử lý nước (tham khảo tại: http://www3.interscience.wiley.com/journal/117981519/abstract?CRETRY=1&SRETRY=0 ). Do vậy, mình nghĩ cột trao đổi anion không thể là chọn lựa tốt để loại bỏ Cl- được.
Cột SPE Bismuth thì mình chưa xài bao giờ, không biết ở VN có không nữa. Nguyên tắc của nó là Bismuth tạo thành kết tủa BiCl5 với Cl-và bị giữ lại trên cột. Kết tủa này được nghiên cứu là hấp phụ không đáng kể các chất hữu cơ, do đó không ảnh hưởng tới kết quả xác định COD.

Nói chung trong thực tế, COD cũng là một giá trị gần đúng, các phương pháp hiện nay ví dụ như ISO 6060: 2002 xác định COD cũng có thể áp dụng cho mẫu có hàm lượng Cl- tới 1000 ppm (Cl- ~ 0.03M) và COD có thể xác định từ 30 - 700mg/L. Nếu mẫu có Cl- cao quá thì nên pha loãng mẫu nước đó thích hợp là dùng được, khỏi cần qua biện pháp loại Cl-

Chào bạn.
Vậy bạn có tài liệu về cột SPE không cho mình xin với. Còn về cách pha loãng mẫu để xác định COD thì hiện tại phòng mình vẫn làm nhưng do kết quả cao quá vì hệ số pha loãng.

minhtruc
12-14-2008, 11:24 PM
Năm hai ĐH mà viết được thế này là quá xiềng rùi. Nhưng hình như nó không mô tả được sự chuẩn độ acid yếu bằng baz yếu thì phải...(tất nhiên trong thực tế ít có ai xài như vậy vì có khi không thỏa điều kiện chuẩn độ định lượng và không tìm được chất chỉ thị thích hợp...).
Một số mem cứ băn khoăn câu hỏi của minhtruc khi lên lớp là tại sao chuẩn độ pH dung dịch acid H3PO4 bằng NaOH thì Vtd2 > 2*Vtd1 có thể tìm được một phần câu trả lời qua phần mềm này

Công Hưng
12-16-2008, 07:40 PM
Để xác định Cr6 , tài liệu viết pha diphenyl cabazit 0,5% trong aceton thì dùng toàn bộ aceton làm dung dịch hay chỉ dùng một phần để hòa tan sau đó thêm nước cho đủ thể tích cần pha. Mình thấy aceton bay hơi rất nhanh vì vậy nếu pha hoàn toàn bằng aceton thì khi dùng hơi bất tiện.
Bạn nào pha hóa chất này rồi giúp mình với.

ngvtuan
12-17-2008, 09:02 AM
Diphenylcarbazide rất dễ bị thủy phân bởi độ ẩm, ánh sáng, ... chuyển xang màu hồng (tham khảo trong BP2008, Merck Index) do vậy có nhiều trường hợp người ta pha dung dịch Diphenylcarbazide trong acid acetic glacial và cồn tuyệt đối và sử dụng ngay sau khi pha (Diphenylcarbazide solution BP2008).
khi pha Diphenylcarbazide trong aceton thì tránh cần bảo quản trách ánh sáng và khi bị chuyển xang màu hồng thì nên loại bỏ.

bachlam
12-19-2008, 08:48 PM
NH4NO3, bạn có thể xác định hàm lượng NH4 bằng phương pháp chuẩn độ thay thế, còn NO3 bạn có thể xac định bằng trắc quang.
chuẩn độ thay thế: mẫu phản ứng với HCHO trung tính tạo thành urotropin rối định lượng urotropin bằng dd NaOH với chỉ thị phenolphtalein 0.1 %.
trắc quang: lên màu trực tiếp với nitrate hay khử về nitrite rồi lên màu đều được.
do hàm lượng của bạn tương đối lớn nên mình thấy chuẩn độ là tốt nhất, nếu bạn dùng trắc quang (cho hàm lượng nhỏ) thì sai số do pha loãng sẽ đáng kể và qui trình nhiều hóa chất hơn.

kimsang
12-22-2008, 02:32 PM
Cách1:Trong nước NH3 có thể xác định được nhờ phương pháp đo quang
NH3 tác dụng với thuốc thử Nessler trong môi trường kiềm cho ra sản phẩm có màu vàng. Đo độ hấp thu của dung dịch khi phản ứng xảy sau 10phút tại bước sóng 430nm
Cách 2:chuẩn độ với acid sunfuric với chỉ thị Tashiro
Mình chỉ biết bấy nhiêu thui

kimthanh
12-22-2008, 09:08 PM
mình biết thuốc thử nesle là để xác định nồng độ NH4+. trong nuoc luôn tồn tại cân bằng NH3 chuyển thành NH4+ ở pH càng thấp thì nồng độ NH4+ càng nhiều. nên nếu bạn xác định NH3 thì kết quả ko chính xác.

bachlam
12-23-2008, 07:11 PM
em muốn tìm những phương pháp xác định hàm lượng acid amoniac

xác định amoniac, bạn có thể làm như sau:
- hàm lượng nhỏ dùng pp trắc quang: thuốc thử Nessler hay với phenolate đều được.
- hàm lượng lớn dùng pp chuẩn độ thể tích: phản ứng formol chuẩn độ với NaOH, nếu amoniac nằm ss6u trong mẫu thì dùng pp Kjeldahl.

t_alone
12-24-2008, 05:27 PM
Cách pha chỉ thị feroin: Hoà tan 0,7g FeSO4.7H2O hoặc 1g (NH4)2Fe(SO4)2.6H2O trong nước. Thêm 1,50 g 1,10 - phenantrolin ngậm một phân tử nước C12H8N2.H2O và lắc cho đến khi tan hết. Pha loãng thành 100 ml.

giotnuoctrongbienca
12-29-2008, 10:12 AM
ai có phương pháp phân tích nào thi giúp mình với

Phân tích muối ammonium nitrate thì có thể phân tích 2 hợp phần của nó: ion ammonium và ion nitrate:
- Ion ammonium thì dùng phương pháp urotropin như BachLam đã giới thiệu.
- Ion nitrate thì có thể dùng các phương pháp sắc ký trao đổi ion hay điện cực màng chọn lọc ion nitrate đều được.
Phương pháp trắc quang xác định ion nitrate không phải là phương pháp hay để xác định nitrate hàm lượng lớn do trải qua nhiều phản ứng trung gian rất khó khống chế --> sai số nhiều.
Thân ái

giotnuoctrongbienca
01-05-2009, 07:53 AM
các bạn có thể post cho mình cách dựng đường chuẩn trên máy quang phổ để kiểm sắt trong nước, đang rất cần

Tôi gởi cho bạn quy trình xác định Fe trong nước bằng phương pháp trắc quang với thuốc thử 1,10-phenantrolin. Xem trong file đính kèm!
Thân ái

greenwater
02-26-2009, 09:32 PM
Công ty em đang sử dụng nước Javel để xử lý nước thải. Nhưng em không biết làm sao để kiểm tra hàm lượng Javel nhập về có đúng như trong bản phân tích mẫu Javel của Công ty hóa chất cung cấp hay không. Trong bản phân tích này có nói hàm lượng Javel là khoảng 100 - 110g/l. Xin các bạn và các thầy cô có thể chỉ cho em phương pháp phân tích hàm lượng Javel trong phòng thí nghiệm để kiểm tra mẫu hàng nhập về có đúng chất lượng hay không. Em xin chân thành cảm ơn.:24h_052:

giotnuoctrongbienca
02-27-2009, 05:02 PM
Công ty em đang sử dụng nước Javel để xử lý nước thải. Nhưng em không biết làm sao để kiểm tra hàm lượng Javel nhập về có đúng như trong bản phân tích mẫu Javel của Công ty hóa chất cung cấp hay không. Trong bản phân tích này có nói hàm lượng Javel là khoảng 100 - 110g/l. Xin các bạn và các thầy cô có thể chỉ cho em phương pháp phân tích hàm lượng Javel trong phòng thí nghiệm để kiểm tra mẫu hàng nhập về có đúng chất lượng hay không. Em xin chân thành cảm ơn.:24h_052:

Chất lượng nước Javel quyết định bởi lực oxyhoa của dung dịch. Muốn kiểm tra chỉ tiêu này thường xác định lực oxyhoa khử của dung dịch.
Nguyên tắc phản ứng như sau:
3KI + NaClO + H2O --> KI3 + NaCl + 2KOH
KI3 + 2KOH + H2SO4 --> KI3 + K2SO4 + H2O (thêm H2SO4 làm môi trường).
Chuẩn độ lượng KI3 sinh ra bằng Na2S2O3 chỉ thị hồ tinh bột
2Na2S2O3 + KI3 --> Na2S4O6 + KI + 2NaI.
- Tính lượng NaClO trong mẫu qua lượng sodium thiosulfate tiêu tốn.
Thân ái

tranquangvinh
03-18-2009, 01:28 PM
1. vì sao khi cân xút phải có thao tác thật nhanh ? Những phản ứng nào có thể xảy ra khi để NaOH ngoài không khí
2. Tại sao người ta dùng được công thức CV=C'V' trong phép chuẩn độ thể tích ? Ý nghĩa của công thức này là gì?
3.Khi dùng phương pháp thể định phân thì người ta dùng nồng độ gì?
4.Tại sao không được chứa dung dịch kiềm trong các bình có "nút nhám". Nút nhám là gì?
5. TẠi sao dung dịch CoCl2 có màu hồng? Giải thích dùm luôn .
:24h_039::24h_039:

nguyễn thị ngọc yến
03-19-2009, 12:00 PM
1. Khi cân xút thao tác của bạn phải nhanh vì xút là một chất có khả năng hút ẩm cao và nó rất dễ bị biến chất do CO2 trong không khí
PTPU: C02 + Na+ + OH --> Na2CO3 + H2O
2. Dùng công thức này để xác định thể tích của dd mà ta cần lấy để pha loãng thành dd mà ta cần( thường thì ta sẽ dùng 1 dd có nồng dộ lớn hơn đã được xđ rồi đem đi pha loãng)
Vd: pha 1L dd H2SO4 0,02N từ dd H2SO4 1N
ta thấy: V=1L ; C=0,02N ; C'=1N bây giờ xđ V'=?
áp dụng công thức: CV=C'V' --> V'=CV/C'=0,02x1000/1=20mL
vậy ta cần 20mL H2S04 1N để pha loãng thành 1L H2S04 0,02N

mdlhvn
03-24-2009, 10:11 AM
5. TẠi sao dung dịch CoCl2 có màu hồng? Giải thích dùm luôn

Câu hỏi hay, muốn biết được bạn cần có kiến thức về Hóa phổ và hóa phức.

1. Hóa phổ: Màu của một chất được quyết định do các mức năng lượng (đã lượng tử hóa) của chất đó. Màu bạn nhìn thấy là ánh sáng phản xạ từ chất đến mắt bạn. Khi chất nhận một chùm sáng trắng (khả kiến bước sóng khoảng 400-800m), chất sẽ hấp thụ một dải sóng hẹp (một dải sóng tương ứng với một màu, ví dụ khoảng 800 là đỏ) nào đó tùy thuộc vào các mức năng lượng của chất đó. Nếu chất hấp thụ dải màu X thì phần ánh sáng phản xạ đến mắt bạn sẽ có màu Y (quan hệ cụ thể của X và Y thế nào thì mình không nhớ lắm. Về cơ bản là như thế.

2) Hóa phức: trong dung dịch Co(II) có phối trí 6 với 6 phân tử nước xung quanh -[Co(H2O)6]2+ - cấu hình này quyết định những mức năng lượng của phức Co(II), những mức năng lượng đó quyết định màu hồng như mình giải thích ở trên.

Nếu muốn trả lời đơn giản bạn có thể nói: vì trong dung dịch nước Co(II) tồn tại ở dạng [Co(H2O)6]2+.

Ở dạng tinh thể ngậm nước CoCl2.6H2O, muối này cũng có màu hồng. Tuy nhiên khi đun nóng để giải phóng nước thì màu sẽ chuyển dần thành xanh, lí do vì CoCl2 có màu xanh. Nhờ tính chất này muối CoCl2 được sử dụng làm chỉ thị độ ẩm.

anime
03-26-2009, 06:22 PM
Mình có 1 câu hỏi
Cho một hỗn hợp acid HCl và H3PO4, có thể dùng phương pháp chuẩn độ để xác định nồng độ từng axit trong hỗn hợp ko?
Nêu nguyên tắc và giảu thích quá trình chuẩn độ.
Các bạn trả lời dùm nhé
:nhamhiem

giotnuoctrongbienca
03-26-2009, 06:36 PM
Mình có 1 câu hỏi
Cho một hỗn hợp acid HCl và H3PO4, có thể dùng phương pháp chuẩn độ để xác định nồng độ từng axit trong hỗn hợp ko?
Nêu nguyên tắc và giảu thích quá trình chuẩn độ.
Các bạn trả lời dùm nhé
:nhamhiem

ĐƯỢC!!!!!!!
Chuẩn độ dùng chỉ thị: chuẩn HCl và nấc 1 của H3PO4 bằng chỉ thị có pT 5.1; chuẩn độ HCl và 2 nấc đầu của H3PO4 bằng chỉ thị pT 10.2.
Nếu bạn ở Tp. HCM thì tham khảo thêm trong cuốn giáo trình thực tập định lượng của PGS. TS Cù Thành Long của trường ĐHKH TN.
Chuẩn độ dùng máy pH: vẽ đường biểu diễn pH theo VNaOH. Sẽ thấy 2 bước nhảy. Bước nhảy 1 tương ứng với VNaOH chuẩn độ HCl và nấc 1 của H3PO4. Bước nhảy 2 tương ứng với VNaOH chuẩn độ HCl và 2 nấc đầu của H3PO4 bằng chỉ thị pT 10.2.
Thân ái

nguyenngoc209
03-27-2009, 01:07 PM
Mình muốn giải thích rõ thêm về hóa phổ. Đối với một số chất, khi chiếu 1 chùm tia sáng vào thì nó sẽ hấp thụ chọn lọc một số tia ánh sáng và chúng chuyển từ trạng thái cơ bản lên trạng thái kích thích, ở trạng thái kích thích này ko bền nên có xu hướng về trạng thái cân bằng, và khi đó nó sẽ phản xạ màu đến mắt bạn. VD: dung dịch màu đỏ nằm trong khoảng 625 đến 700 sẽ hấp thụ màu lục chàm có bước sóng 490-500 nm. Sự liên quan giữa màu của các chất và khả năng hấp thụ ánh snags của các chất có liên quan đến nhau và đc biểu diễn trong một cung tròn (nhưng mình ko vẽ lên đây đc) Còn ở bs 800 như mdlhvn nói là nó nằm trong khoảng giữa màu tía và màu tím rồi đó, khi đó nó có thể hấp thụ màu lục hoặc lục ánh vàng.

nguyenngoc209
03-27-2009, 01:25 PM
4.Tại sao không được chứa dung dịch kiềm trong các bình có "nút nhám". Nút nhám là gì?
Nút nhám là nút mài đó bạn, các bình thủy tinh trong ptn có nắp đều dc mài sao cho bề mặt trong của miệng bình và bề mặt ngoài của nút nhám. sần lên.
Trong bảo quản hóa chất, người ta ít khi đựng kiềm khan trong lọ thủy tinh có nút nhám, vì kiềm hút nước rất mạnh và dễ tác dụng với CO2 trong không khí nên phải đựng vào lọ có nút rất kín, nhưng không được đựng vào lọ có nút nhám vì kiềm và các chất tạo thành sẽ làm cho nút nhám gắn chặt với lọ rất khó mở.
Dung dịch kiềm khi đựng vào chai thủy tinh có nút nhám, nếu để lâu dung dihcj trong chai sẽ phản ứng với hơi nước và khí CO2 trong bình làm giảm áp suất nên nó làm cho nút nhám gắn chặt với chai khó mở, đồng thời kiềm cũng phản ứng với silicat là thành phần chính trong chai thủy tinh, quá trình lấy kiềm ra vào cũng làm cho kiềm bị dính lên miệng lọ, nên thường nếu chẳng may để kiềm trong lọ nút nhám sẽ thấy có một số chất bột màu trắng bám xung quanh lọ (sản phảm của kiềm pư với các chất trong không khí và ăn mòn silicat).

alexalex
03-29-2009, 09:10 PM
Cho em hỏi với đối với khi xác định nồng độ Complexon III bằng ZnSO4 thì tại sao trong suốt quá trình chuẩn độ pH của dung dịch luôn giữ ổn định trong khoảng từ 8-11 ạ? Và khi chuẩn độ thì trước điểm tương đương màu dung dịch là đỏ nho sau khi kết thúc là màu xanh trong vấn đề này nên giải thích thế nào ạ? Em xin cảm ơn ^^

nguyenminhtuan
04-06-2009, 09:37 PM
Bạn nào biết cách quy ra độ cứng của nước ( để xét nước có phải là mềm, rất mềm, cứng, rất cứng hay bình thường ). Mình xem trên mạng thấy có cách quy ra dH (từ 0 -4 dH : nước rất mềm, từ 4-8 dH :nước mềm, từ 8-12 : bình thường, từ 12-20 dH: nước cứng, > 20 dH :rất cứng ) nhưng không rõ cách tính. Bạn nào biết giúp mình với. Thanks nhìu nhìu nghe !!!

giotnuoctrongbienca
04-06-2009, 11:02 PM
Bạn nào biết cách quy ra độ cứng của nước ( để xét nước có phải là mềm, rất mềm, cứng, rất cứng hay bình thường ). Mình xem trên mạng thấy có cách quy ra dH (từ 0 -4 dH : nước rất mềm, từ 4-8 dH :nước mềm, từ 8-12 : bình thường, từ 12-20 dH: nước cứng, > 20 dH :rất cứng ) nhưng không rõ cách tính. Bạn nào biết giúp mình với. Thanks nhìu nhìu nghe !!!

German degrees (Deutsche Härte, °dH)
One degree German is defined as 10 milligrams of calcium oxide per litre of water. This is equivalent to 17.848 milligrams of calcium carbonate per litre of water, or 17.848 ppm.

Thân ái

Acher
04-21-2009, 09:45 PM
Bởi vì phản ứng tạo phức chỉ xảy ra ở điều kiện pH này và theo phương trình này (sử dụng eriocrom T đen làm chỉ thị) (tham khảo dược điển việt nam III)
phản ứng chuẩn độ
Zn2+ + Y’ = ZnY2-
phản ứng chỉ thị khi cho dư 1 giọt EDTA.
ZnH2In2- + Y’ = ZnY2- + In’
tím xanh tươi

HPchem
04-22-2009, 11:11 PM
Ở mỗi phản ứng chuẩn độ Complexon đều phải đc thực hiện ở 1 pH xác định, vì các phản ứng tạo phức này sinh ra H+
Zn(2+) + H2Y(2-) --> ZnY(2-) + 2H+
Để thực hiện 1 phản ứng chuẩn độ Complexon ta phải tính toán đến tất cả các yếu tố ảnh hưởng như nồng độ có mặt của các Ligand khác, pH của dung dịch...
Màu đỏ, màu xanh là màu của chất chỉ thị và phức của nó với Zn2+ tại giá trị pH xác định của dung dich.
Mong đc đóng góp thêm.

giotnuoctrongbienca
04-22-2009, 11:57 PM
Cho em hỏi với đối với khi xác định nồng độ Complexon III bằng ZnSO4 thì tại sao trong suốt quá trình chuẩn độ pH của dung dịch luôn giữ ổn định trong khoảng từ 8-11 ạ? Và khi chuẩn độ thì trước điểm tương đương màu dung dịch là đỏ nho sau khi kết thúc là màu xanh trong vấn đề này nên giải thích thế nào ạ? Em xin cảm ơn ^^

Phức của Zn và EDTA có hằng số không bền khá thấp-pKZnY = 16.5- nên có thể chuẩn độ trong khoảng pH từ 5-11. Tuy nhiên nếu dùng chỉ thị NET thì chỉ có thể chuẩn độ trong khoảng pH 8-11. Phức Zn-NET có màu đỏ nho. Chỉ thị NET trong môi trường pH < 8 có màu cam, trong khoảng pH 8-11 có màu xanh chàm, trong khoảng pH > 11 có màu đỏ cam. Khi chuẩn độ Zn2+ bằng EDTA chỉ thị NET, điểm kết thúc chuẩn độ xảy ra khi có phản ứng phân hủy phức Zn-NET thành NET, màu dung dịch sẽ chuyển từ màu của phức Zn-NET (đỏ nho) sang màu của chỉ thị NET. Chuyển màu sẽ rõ rệt nhất nếu NET có màu xanh chàm (pH 8-11), tức là sự chuyển màu từ đỏ nho sang xanh chàm. Mắt người quan sát sẽ không nhận rõ khi màu chuyển từ đỏ nho sang cam hay đỏ cam tức là pH<8 hay pH >11).
Thân ái

nguyễn thị ngọc yến
05-04-2009, 02:09 PM
1) Làm thế nào để phân tích Ca2+ trong phòng thí nghiệm?
2) Khi phân tích mẫu nước nào đó tại sao phải hiệu chỉnh pH? và phải lấy bao nhiêu mẫu để pha loãng thì phù hợp.
3) Cơ chế đổi màu của ion canxi?
mong moi người giúp đỡ:24h_015:

swedenboy
05-11-2009, 04:14 PM
Xin chào mọi người, mình có chút xíu vấn đề liên quan đến việc phân tích COD trong mẫu nước biển, hy vọng mọi người giúp mình.
- Ngoại trừ ảnh hưởng của Cl-, còn nhân tố nào nữa ảnh hưởng đến kết quả pt COD trong nước biển kô? (VD như việc bảo quản mẫu, thời gian lưu mẫu...) Nếu có thì xu hướng của nó như thế nào ? (làm tăng hay giảm ...)

Cảm ơn các bạn.

quanss
05-13-2009, 10:38 AM
Mọi người ơi, cho ss hỏi sao mà khi mình cần chuẩn độ lại nồng độ của HCl và NaOH, e có coi trong cuốn sách dầy cộm :24h_095:của thầy Đông. e có thấy là xác định bằng chất gốc là NaCl, e suy nghĩ hoài không ra được tại sao, e chỉ nghĩ được là như thế này:
- Nếu mình nạp vô burret là HCl, thì mình sẽ nhỏ từ từ cho tới khi xuất hiện muối NaCl kết tinh, vì e nghĩ theo hiệu ứng ion chung khi mà [Na][Cl] > T(NaCl) thì sẽ có kết tinh, không biết ss nghĩ vậy có đúng không, vì e không tài nào xác định được khi nào là điểm tương đương, rồi đường cong chuẩn độ ra sao cả, mong mọi người giải đáp giìum em. Cám ơn mọi người.

quanss
05-13-2009, 07:37 PM
Hihi, e nghĩ là e có thể giải đáp thắc mắc này cho chị.
1)Theo e, chuẩn độ Ca2+ thì mình phải dùng phương pháp chuẩn độ complexon với chất chuẩn là Trilon B (hoặc là Complexon III, thường được ghi là Na2H2Y) với chỉ thị NET.
Nếu nồng độ Ca2+ trong mẫu của chị khác cao (>0.001) thì ta có thể chuẩn độ trực tiếp bằng Trilon B với chỉ thị NET. Chuẩn cho tới khi dung dịch trong erlen có màu chàm rõ. Theo e biết thì phải chuẩn ở pH=10. Còn nếu lượng Ca khá nhỏ thì ta cần thêm vào một ít MgY vào.
2)Khi chuẩn độ mẫu nước ta cần phải hiệu chỉnh pH bằng dung dịch đệm vì bản thân chất chuẩn chúng ta là một acid, nên sẽ không tránh khỏi sự thay đổi pH khi chuẩn độ, mà chất chuẩn của chúng ta chỉ hoạt đọng tốt ở một khoảng pH nhất định. Nên ta cần phải giữ cho pH ít thay đổi bằng dung dịch đệm. Thường thì ion Ca trong nước nồng độ khá ít. nên ta không cần pha loãng làm chi, ta lấy một thể tích thường là 10ml.
3)Cơ chế đổi màu của ion Ca thật ra là không có, sự đổi màu là do có chất chỉ thị. cơ chế tổng quát là như thế này:
- khi chuẩn độ Ca bằng Trilon B, PU chuẩn độ là:
Ca + Y -> CaY
- khi có thêm chỉ thị màu thì PƯ sau sẽ xảy ra,
CaIn + Y -> CaY + In
Chính cái In là chất chỉ thị màu, khi nó ờ CaIn thì có màu khác, khi nó dc phóng thích thành In thì nó có màu khác, chứ thật ra, ion Canxi không đổi màu. (theo em nghĩ là vậy)

Đó là suy nghĩ của e, mong mọi người góp ý.

quangkh
05-13-2009, 08:55 PM
1) theo mình có thể dùng phương pháp chuẩn độ complexon để chuẩn độ ion Ca2+ ở nồng độ khoảng 0.01-0.001 và phương pháp phổ nguyên tử để chuẩn độ ở nồng độ thấp.
2) Trong quá trình chuẩn độ complexon ta có phương trình :
M + H2Y2- ---> MY4- + 2H+
pH dung dịch sẽ giảm làm phức chất không tạo ra được và vượt qua giới hạn màu của chỉ thị . Tùy theo lượng mẫu bạn dự đoán bao nhiêu và tùy phương pháp mới biết pha bao nhiêu chứ.
3) cơ chế đổi màu: phức của kim loại với complexon bền hơn phức của kim loại với chỉ thị nên phức của kim loại với chỉ thị sẽ bị phá vỡ. Khi [HIn]=10[In-] thì dung dịch sẽ đổi màu đó cũng là điểm tương đương.:24h_120: theo mình là thế

giotnuoctrongbienca
05-14-2009, 10:28 PM
Mọi người ơi, cho ss hỏi sao mà khi mình cần chuẩn độ lại nồng độ của HCl và NaOH, e có coi trong cuốn sách dầy cộm :24h_095:của thầy Đông. e có thấy là xác định bằng chất gốc là NaCl, e suy nghĩ hoài không ra được tại sao, e chỉ nghĩ được là như thế này:
- Nếu mình nạp vô burret là HCl, thì mình sẽ nhỏ từ từ cho tới khi xuất hiện muối NaCl kết tinh, vì e nghĩ theo hiệu ứng ion chung khi mà [Na][Cl] > T(NaCl) thì sẽ có kết tinh, không biết ss nghĩ vậy có đúng không, vì e không tài nào xác định được khi nào là điểm tương đương, rồi đường cong chuẩn độ ra sao cả, mong mọi người giải đáp giìum em. Cám ơn mọi người.

Bạn vào đây xem:
http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=3571&highlight=ch%E1%BA%A5t+g%E1%BB%91c+NaCl
Thân ái

pinky136
05-18-2009, 03:32 PM
Trong chỉ tiêu xác định hàm lượng Iốt trong bột canh, hàm lượng Iốt trong bột canh nằm ở dạng KIO3.
Các thầy cô, anh chị và các bạn nào có qui trình xử lí mẫu chỉ dùm mình với!
Đồng thời trong qui trình này chỉ nói là hòa tan lượng mẫu bột canh vào nước cất, sau đó lọc bằng giấy lọc băng đỏ, rồi cho thêm KI, H3PO4 10%, H2SO4 30%. để trong bóng tối chút xíu gòi đem chuẩn độ luôn!
Ở đây cho em hỏi:
1. Theo em nhớ thì giấy lọc băng đỏ là giấy lọc có kích thước lỗ lớn nhất. Mà trong bột canh ko có thành phần nào khó tan, nên việc lọc này để loại bỏ cái gì?
2. Đồng thời tại sao lại cho thêm H3PO4 10%, H2SO4 30% để làm gì?
Mong các thầy cô, anh chị và các bạn giúp đỡ!
Em xin cám ơn!

Ocean
05-18-2009, 09:01 PM
Chắc là bạn chuẩn bằng dung dịch sodium thiosulphate.

Nên cho acid vào trước, rồi hãy thêm KI. Cho KI vào rồi là chuẩn độ liền, đừng để lâu quá I2 sẽ bay hơi làm dẫn đến sai số. Thậm chí khi cho KI vào thì nên cho một lượng Na2S2O3 vào (giả sử dự đoán thể tích dung dịch chuẩn cần dùng là 10 ml, thì cho hẳn 5ml vào trước) nhằm làm giảm lượng I2 tự do trong dung dịch có thể bay hơi ra ngoài, nếu dùng máy chuẩn độ thì cài "Predispensing".

Theo phương trình oxy-hóa khử, gốc Iodate(-) gặp gốc I(-) trong môi trường acid (có H+) sẽ cho ra Iodine, lượng KI dư sẽ giữ Iodine lại ở dạng I3(-), S2O3(2-) sẽ phản ứng với I2. bla...bla...bla... Túm lại là phải đưa về môi trường acid, và phải có KI lượng dư, và phải chuẩn độ nhanh, tránh được ánh sáng càng tốt.

Việc thêm H3PO4 và H2SO4 thì mình không chắc, chỉ có thể nói chắc là phải đưa về môi trường acid. Ở phòng mình thì dùng HCl. Mình nghĩ dùng acid có tính oxyhoá thì không an toàn lắm vì Iodine có tính khử, có thể phản ứng với S(6+) và P(5+) dễ dàng.

Còn vụ lọc thì mình không rõ. Mình nghĩ bạn có thể làm thử cả 2 cách: lọc và không lọc. Nếu chứng minh được là kết quả đáng tin cậy như nhau thì bỏ quách bước lọc cho đỡ tốn.

tigerchem
05-19-2009, 12:47 AM
Góp vui về pH
Study on Iodine-Thiosulfate Titration
Gloria G. Huang, Sanford Bradby.
U. S. Pharmacopeia, Rockville,, MD, USA.



Purpose. To investigate the effect of pH and common errors affecting the accuracy of the standardization of iodine with thiosulfate solution. Methods. Thiosulfate solution was prepared with high purity sodium thiosulfate pentahydrate and standardized with potassium dichromate and potassium iodate. Sodium carbonate was added for stabilization. Iodine solution was prepared with high purity iodine and standardized against arsenic oxide and thiosulfate solution. The standardization against thiosulfate was performed three ways: 1) 25 mL of 0.1 N iodine solution in 100 mL water; 2) Solution 1) plus 1 mL of 1 N hydrochloric acid; 3) Solution 1) plus 1 mL of 3 N hydrochloric acid. Results. Thiosulfate standardized against potassium dichromate and potassium iodate matches the theoretical normality. The accuracy of thiosulfate standardization against potassium dichromate is technique dependent; many common sources of errors could cause a low bias. The results of iodine standardization against thiosulfate with variation 1) were lower than that against arsenic trioxide. The discrepancy was due to a high titration pH (> 5) with variation 1). High pH causes iodine side reactions and alters the stoichiometry. The results with variations 2) and 3) matched the theoretical normality and differed from the arsenic trioxide results by 0.16%. The arsenic trioxide results were 0.16% lower than the theoretical normality. The pH of the thiosulfate solution was 9-10, within the maximum stability range. Conclusions. With reasonable care, accurate results are possible using thiosulfate standardized against potassium dichromate. A pH less than 5 should be maintained for the iodine-thiosulfate titration. The addition of 1 mL of 1 N hydrochloric acid to the iodine solution prior to titration was adequate to keep the pH below 5.

Theo bài trên thì pH có ảnh hưởng đến quá trình chuẩn độ.
Ở đây có cân nhắc dùng HCl hay H2SO4, bạn đọc tham khảo thêm, mình không chuyên phân tích lắm.
qui trình bột nêm (bột gia vị iot) TCVN 7397:2004
Về giấy lọc thì no idea! Tùy đối tượng mẫu của bạn, mình chưa làm nên không có ý kiến

clayqn88
06-20-2009, 08:20 PM
<object id="_ds_953397" name="_ds_953397" width="670" height="550" type="application/x-shockwave-flash" data="http://viewer.docstoc.com/"><param name="FlashVars" value="doc_id=953397&mem_id=149576&doc_type=doc&fullscreen=0" /><param name="movie" value="http://viewer.docstoc.com/"/><param name="allowScriptAccess" value="always" /><param name="allowFullScreen" value="true" /></object><br /><font size="1"><a href="http://www.docstoc.com/docs/953397/cac-chi-tieu-phan-tich-dat">cac chi tieu phan tich dat </a> - </font>
Download http://www.ziddu.com/download/5270253/phantichdat.doc.html

nnes
07-17-2009, 11:23 AM
nNa2B4O7 = 0,023
nH3BO3 = 0,075
Na2B4O7 --> 2Na+ + (B4O7)2-
0,023.......................0,023
............4H3BO3 --> (B4O7)2- + 2H+ + 5H2O
lúc đầu:...0,075.........0,023........0
điện ly:....4x...............x.............2x
cân bằng:0,075-4x.......0,023+x....2x
Ka = (0,023+x).(2x)^2 /(0,075-4x)^4 = 5,7.10^-10
x = 4,43.10^-7
pH= -lg[H+] = -lg(2x)= 6,05
Cách giải là vậy ,kết quả có thể tính nhầm.

giotnuoctrongbienca
07-19-2009, 07:00 PM
Các bác tính hộ em pH của bài này với. "8,8gam Na2B4O7.10H2O và 4,65 gam H3BO3 pha trong 1 lít".
Cảm ơn các bác.:24h_046:

nNa2B4O7 = 0,023
nH3BO3 = 0,075
Na2B4O7 + 5H2O --> 2H3BO3 + 2NaH2BO3
tổng số mol H3BO3 = 0.075 + 2*0.023 = 0.121 mol
tổng số mol NaH2BO3 = 2*0.023 = 0.046 mol
pH = pKa + lg(nNaH2BO3/nH3BO3) = 9.24 + lg(0.046/0.121) = 8.82
Thân ái

hoahoc1507
07-19-2009, 11:26 PM
Cảm ơn các bác, em tính ra pH=8,82.có một bài thế này ạ. " pha pH= 8.6. cần lấy 68ml dung dịch Natri-borat 0,2M và 32ml dung dịch HCl 0.1M".
em tính như sau.
nNa2B4O7 = 0.0136
nHCl = 0.0032
Trong dung dịch Na2B4O7 + H2O -> 2H3BO3 + 2NaH2BO3
nH3BO3 = n NaH2BO3 = 0.0272
Thêm HCl vào: NaH2BO3 + HCl --> H3BO3 + NaCl
HCl phan ung het.
nNaH2BO3 = 0.0272 - 0.0032 = 0.024
nH3BO3= 0.0272 + 0.0032 = 0.0304
pH = pKa + lg ([NaH2BO3]/[H3BO3])
pH = 9.24 + lg ( 0.024/0.0304) = 9,24-0.1 = 9.14 # 8.6.
Em làm sai ở đâu nhỉ? các bác chỉ giùm em với. Nhìn có vẻ dễ nhưng lại sai.:24h_008:

giotnuoctrongbienca
07-21-2009, 03:39 PM
Cảm ơn các bác, em tính ra pH=8,82.có một bài thế này ạ. " pha pH= 8.6. cần lấy 68ml dung dịch Natri-borat 0,2M và 32ml dung dịch HCl 0.1M".
em tính như sau.
nNa2B4O7 = 0.0136
nHCl = 0.0032
Trong dung dịch Na2B4O7 + H2O -> 2H3BO3 + 2NaH2BO3
nH3BO3 = n NaH2BO3 = 0.0272
Thêm HCl vào: NaH2BO3 + HCl --> H3BO3 + NaCl
HCl phan ung het.
nNaH2BO3 = 0.0272 - 0.0032 = 0.024
nH3BO3= 0.0272 + 0.0032 = 0.0304
pH = pKa + lg ([NaH2BO3]/[H3BO3])
pH = 9.24 + lg ( 0.024/0.0304) = 9,24-0.1 = 9.14 # 8.6.
Em làm sai ở đâu nhỉ? các bác chỉ giùm em với. Nhìn có vẻ dễ nhưng lại sai.:24h_008:

Tính toán lý thuyết là vậy nhưng thực tế thì khác vì các công thức sữ dụng bên trên đã không tính tới ảnh hưởng của lực ion. Vì vậy trong thực tế để pha đệm có pH nhất định, người ta cố định lượng sodium tetraborate và thêm những lượng cần thiết HCl hoặc NaOH để chỉnh pH về giá trị yêu cầu.
Thân ái

ThangKSTNBKK53
08-14-2009, 10:26 PM
Tính độ tan của BaCO3 trong dd có pH=4 .Cho TBaCO3=10^-8.3;H2CO3 có pka1=6.35,pKa2=10.33.Đáp án ra 1.55M hơi khó hiểu

minhduy2110
08-14-2009, 10:40 PM
pH = 4;

h = 10e-4

K's = [Ba2+]'[CO3]'

[Ba2+]' = [Ba2+]

[CO3]' = [H2CO3] + [HCO3-] + [CO32-]
= [CO32-] * (h2/K1K2 + h/K2 + 1)

=> K's = Ks*(h2/K1K2 + h/K2 + 1) = 2.409548117

=> độ tan BaCO3 lúc này là căn bậc 2 của K's = 1.552271921 M

ok?

lienthanhquyet
09-08-2009, 12:05 PM
Khi mua axit HCL 32% +/-1% về để sử dụng, có cách nào đơn giản test kiểm tra nồng độ axit đầu vào đúng chuẩn không (nhằm tránh trường hợp bị pha loãng bán giá cao, và đảm bảo nồng độ axit sau khi sản xuất đúng % mong muốn)

Teppi
09-08-2009, 12:26 PM
Khi mua axit HCL 32% +/-1% về để sử dụng, có cách nào đơn giản test kiểm tra nồng độ axit đầu vào đúng chuẩn không (nhằm tránh trường hợp bị pha loãng bán giá cao, và đảm bảo nồng độ axit sau khi sản xuất đúng % mong muốn)

Hi,

Cách nhanh nhất là kiểm tra sự bốc khói. 32% là bôc khói nghi ngút. Còn nếu pha loãng ra ( thường mình thấy là 20-25) thì không bốc khói.

Có cân chính xác 0.01g hoặc 0.001g thì cân kiểm tra tỷ trọng.

Tùy theo công cụ và mức độ mà mình áp dụng.

Thân,

Teppi

Daigiahuy
09-09-2009, 11:00 AM
Các anh chị cho em hỏi về các xác định hàm lượng muối trong dung dịch . em đang cần gấp lắm:vanxin(

Chào bạn.
Cái này dể ợt ah. bạn chỉ cần cô đặc dd muối đó rồi xác định khối lượng muối kết tinh lại là tính được ngay a.
1. nếu tính nồng độ phần trăm thì lấy khối lượng muối chia cho khối lượng dd ban đầu là được,
2. nếu tính nồng độ mol thì tính số mol của lượng muối thu được rồi chia cho thể tích của dd la được ma.
hehe, chịu khó mà làm nhé!

a3z
09-10-2009, 02:00 PM
:021_002:Độ kiềm toàn phần (Alkalinity) là tổng hàm lượng các ion HCO3-, CO32-, OH- có trong nước. Độ kiềm trong nước tự nhiên thường gây nên bởi các muối của acid yếu, đặc biệt là các muối carbonat và bicarbonat. Độ kiềm cũng có thể gây nên bởi sự hiện diện của các ion silicat, borat, phosphat… và một số acid hoặc baz hữu cơ trong nước, nhưng hàm lượng của những ion này thường rất ít so với các ion HCO3-, CO32-, OH- nên thường được bỏ qua.

Khái niệm về độ kiềm (alkalinity – khả năng trung hòa acid) và độ acid (acidity – khả năng trung hòa baz) là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá động thái hóa học của một nguồn nước vốn luôn luôn chứa carbon dioxid và các muối carbonat.
Xét một dung dịch chỉ chứa các ion carbonat HCO3- và CO32-. Ở các giá trị pH khác nhau, hàm lượng carbonat sẽ nằm cân bằng với hàm lượng CO2 (cân bằng carbonat) vì trong nước luôn diễn ra quá trình :
2HCO3- <-->CO32- + H2O + CO2 CO32- + H2O <--> 2OH- + CO2

Giả sử ngoài H+ ion dương có hàm lượng nhiều nhất là Na+ thì ta luôn luôn có cân bằng sau :

[H+ ] + [Na+ ] = [HCO3- ] + 2[CO32- ] + [OH- ]

Độ kiềm được định nghĩa là lượng acid mạnh cần để trung hòa để đưa tất cả các dạng carbonat trong mẫu nước về dạng H2CO3.Như vậy ta có các biểu thức :

[Alk] = [Na+ ]
Hoặc [Alk] = [HCO3- ] + 2[CO32- ] + [OH- ] + [H+ ]

Người ta còn phân biệt độ kiềm carbonat (còn gọi là độ kiềm m hay độ kiềm tổng cộng T vì phải dùng metyl cam làm chất chỉ thị chuẩn độ đến pH = 4,5; liên quan đến hàm lượng các ion OH-, HCO3- và CO32-) với độ kiềm phi carbonat (còn gọi là độ kiềm p vì phải dùng phenolphtalein làm chất chỉ thị chuẩn độ đến pH = 8,3; liên quan đến ion OH-). Hiệu số giữa độ kiềm tổng m và độ kiềm p được gọi là độ kiềm bicarbonat.
Trên sơ đồ cân bằng carbonat trong nước cho thất, ở pH = 6,3, nồng độ CO2 hòa tan trong nước và nồng độ ion HCO3- bằng nhau, còn ở pH = 10,3 thì nồng độ các ion HCO3- và CO32- sẽ bằng nhau. Ở pH < 6,3 các ion carbonat chuyển sang dạng CO2 hòa tan, ở pH > 10,3 dạng tồn tại chủ yếu là dạng CO32-, còn trong khoảng 6,3 < pH < 10,3 dạng tồn tại chủ yếu là HCO3-.




Sự phân bố các dạng tồn tại của cacbonat theo pH

Tùy từng nước qui định, độ kiềm có những đơn vị khác nhau, có thể là mg/L, đlg/L (Eq/L) hoặc mol/L. Trị số độ kiềm cũng có thể qui đổi về một hợp chất nào đó, ví dụ Đức thường qui về CaO, Mỹ thường qui về CaCO3. Khi tính theo CaCO3, cách tính được thực hiện như sau :
mg CaCO3/L = đương lượng gam CaCO3/đương lượng gam ion (mg ion/L)
Ví dụ, nếu hàm lượng các ion CO32- và HCO3- lần lượt là 80 và 90 mg/L thì khi qui đổi về CaCO3 chúng lần lượt có giá trị là :
mg CO32- theo CaCO3/L = 80 mg/L*50/30 = 133,3 mg/L
mg HCO3- theo CaCO3/L = 90mg/L*50/61 = 73,7 mg/L

huyngoc
09-10-2009, 02:50 PM
híc thực tình cái này nói chơithì cũng có thể nói được nhưng cũng khó nói là chính xác được bạn ví dụ nhé bạn muốn xác định độ kiềm tổng trong một cái ao đi(nói trước mình ngoại đạo nhé)thì nó ảnh hưởng nhiều nắm như nồng độ khí cacbonic trên bề mặt , thoáng gió hay nhiều thứ khác , có giòng chảy không , vì vậy theo mình trước hết bạn lên tìm hiểu về phương pháp lấy mẫu sau đó kiếm cuốn phân tích nước đọc chứ nói gia thì bó tay . cái này là khâu sau lấy mẫu thì theo mình làm bình thường thôi .

hiliti
09-23-2009, 01:48 PM
em đang làm đề tài về thiết kế thiết bị bơm hút mẫu khí và phân tích một số mẫu khí!
nhưng em vẫn chưa biết rõ được cấu tạo của máy gồm những bộ phận gì, hoạt động ra sao! hiện em đang đi kiếm mua máy bơm chân không nhưng mà không thấy!
Các bác ơi có thông tin tài liệu gì chia sẻ cho em với!
Hổm rày em tìm tài liệu nhưng mà sai hết rồi! hic... hic!!!!!!

transynam
09-23-2009, 01:55 PM
để chế thì rất kho khống chế được tốc độ và thể tích khí hút vào.
may hut khí thì có máy Desaga la hút đưoc nhiều loại khí khác nhau vì máy có bộ phận điện tử chỉnh tốc độ, thời gian và thể tích thích hợp cho từng loại khí.

gaumit
09-23-2009, 07:13 PM
em đang làm đề tài về thiết kế thiết bị bơm hút mẫu khí và phân tích một số mẫu khí!
nhưng em vẫn chưa biết rõ được cấu tạo của máy gồm những bộ phận gì, hoạt động ra sao! hiện em đang đi kiếm mua máy bơm chân không nhưng mà không thấy!
Các bác ơi có thông tin tài liệu gì chia sẻ cho em với!
Hổm rày em tìm tài liệu nhưng mà sai hết rồi! hic... hic!!!!!!

những cái bơm đó, loại xịn không mua nổi đâu bạn ah, không cái nào dưới vài chục triệu cả đâu, loại bơm dùng cho mục đích lấy mẫu khí thường là bơm màng, cấu tạo của nó khá phức tạp đó, còn bơm chân không cũng thế, nếu đơn giản bạn có thể dung moteur và tự chế tạo một bộ rút chân không thôi, nhưng loại bơm chuyên dùng thì thường giá của nó > 10 đến vài trăm triệu đó

chienthan911
09-25-2009, 08:11 PM
chào hiliti.
Thật ra về nguyên tắc của nguyên một hệ thống lấy mẫu khí và cách hoạt động của chúng thì không khó. Tuy nhiên mình thấy bạn nói rằng "thiết kế thiết bị bơm" làm mọi người hiểu rằng là bạn sẽ chế một cái "bơm", điều này rất khó vì chúng yêu cầu rất nhiều kiến thức về các chuyên ngành khác nhau, nhằm bảo đảm bơm có tốc độ rất ổn định(điều này đặc biệt quan trọng!!!)
Vì vậy theo mình hiểu bạn thiết kế 1 hệ thống lấy mẫu khí và bạn cần mua 1 cái bơm (cái này rất đắt tiền!!! do đó bạn mượn được là tốt nhất:24h_094:).
Nếu bạn có nhu cầu mua bơm hoặc tham khảo về các loại bơm thì bạn có thể lên google, search "sibata" đây là hãng bơm của Nhật, nói chung chúng sử dụng tốt.
Vài lời góp ý.
Chúc mọi người khỏe làm việc hăng say.

trinhhaikhanh
09-28-2009, 11:23 AM
lần đầu tiên mình nghe thấy cụm từ "nguyên chuẩn độ" đó, chắc nó là N (nồng độ đương lượng ) của FAS đó thôi, tác giả nào dùng từ ngữ khoa học mà khó hiểu thế ko biết!
FAS là một chất rất dễ thay đổi nồng độ theo thời gian, nồng độ FAS trong công thức tính COD là nồng độ ta cần phải xác định vào thời điểm ta làm thí nghiệm chứ không phải là nồng độ pha lúc ban đầu. Tác giả dùng cụm từ "nguyên chuẩn độ" là một cụm từ Hán Việt thôi.
Ví dụ: ta tính khối lượng FAS để được dung dịch nồng độ 0,2N, nhưng khi pha thành dung dịch ta phải xác định lại nồng độ thực của nó (xN chẳng hạn - thấp hơn 0,2N như ta tính). Dung dịch FAS để 02 ngày sau dùng lại, thì ta cũng xác định lại nồng độ sẽ là yN, x và y là 02 số khác nhau.

gaumit
10-08-2009, 08:11 PM
Chào bạn.
Bạn có thể cho biết là các pp phân tích trên từ tài liệu nào không? Mình đang cần pp phân tích P-tổng trong đất theo TCVN, nếu bạn có thì cho mình xin đc khg? Thanks

bạn có thể tham khảo TCVN 6499:1999, hoặc có thể tham khảo thêm thông tin cho các tiêu chuẩn khác về chất lượng đất ở đây (http://portal.tcvn.vn/quangbinh/default.asp?action=article&ID=247)

nkq_55
10-11-2009, 11:44 AM
tính độ tan của BaCO3 trong nước biết tích số tan của baco3 là 5. 10^-9,k1 của h2co3 là 4,45.10^-7,k2 của h2co3 là 4,69.10^-11 .kết quả...ko chính thức là 1,34.10^-4
cảm ơn các bạn nhiều:24h_082::24h_082:

nguyen thi dung
10-11-2009, 01:48 PM
mình đang cần tìm những pp xác định hàm lượng H2S nhưing ko có pp cụ thể. Bạn nào có biết pp cụ thể ko, giúp mình với.

transynam
10-11-2009, 01:57 PM
đây là quy trình xác định H2S mà mình soạn lại dùng cho phòng thí nghiệm mà mình đang làm việc nó dựa theo quy trình phân tích của Hach

để xác định NH3 có thể làm theo SMEWW 4500
có 7 phương pháp xác định luôn

transynam
10-11-2009, 01:57 PM
1. Tài liệu tham khảo
Phương pháp này dựa theo tài liệu hướng dẫn DR 2800 Spectrophotometer Procedures Manual
2. Phạm vi áp dụng
- Phượng pháp này quy định dùng phương pháp trắc phổ hấp thụ phân tử để xác định hàm lượng sulfide trong nước trên máy quang phổ khả kiến với nồng độ S2- từ 0,005 mg/l– 0,8 mg/l
3. Các chất gây nhiễu
- Với các mẫu đục,chuẩn bị mẫu trắng không có sulfide theo cách dùng nước đục đó thay cho nước cất trong quy trình
Bước 1: Đong 25 ml mẫu vào bình Erlen loại 50mL
Bước 2: Thêm vài giọt dung dịch Bromine cho đến khi màu vàng xuất hiện
Bước 3: Thêm vài giọt dung dịch phenol cho đến khi màu vàng biến mất. Dùng dung dịch này thay cho nước cất (không cần thêm thuốc thử vào mẫu đó)
- Các chất khử mạnh như sulfide, thiosulfate, và hydrosulfide gây nhiễu bằng chách khử màu xanh hoặc ngăn cản sự phát triển màu
- Nồng độ sulfite cao có thể làm hoãn hòan toàn sự phát triển màu và cần pha loãng mẫu. Một ít sulfide bị mất khi mẫu được pha loãng.
4. Nguyên tắc
Hydrogen sulfide và các muốisulfide tan được trong acid phản ứng với N,N-dimethyl-p-phenylendiamine sulfate tạo thành màu xanh dương methylene. Cường độ màu tỷ lệ thuận với nồng độ sulfide.
5. Thiết bị, dụng cụ
- Các dụng cụ thông thường PTN
- Máy đo quang phổ
- Cuvet 25 ml
6. Hóa chất
- Dung dịch sulife reagent 1
- Dung dịch sulife reagent 2
- Bromine Water
- Phenol Solution
7. Lấy mẫu và bảo quản mẫu
- Lấy mẫu theo hướng dẫn HD.02-P.QLCL
- Thu giữ mẫu trong chai sạch bằng nhựa hoặc thủy tinh. Phải đầy nước và đậy thật kín. Tránh lắc trộn quá mức hoặc phơi sáng ngoài không khí kéo dài.Phân tích mẫu ngay
8. Cách tiến hành
8.1. Chuẩn bị dung dịch chuẩn
Chuẩn bị dãy dung dịch chuẩn có nồng độ từ 0,005 đến 0.2 mg/l từ dung dịch S2-
(1 mg/l) như sau:
Mẫu số 1 2 3 4 5
DD (ml) 0,5 2,5 5,0 12,5 25
Thêm nước cất vừa đủ (ml) 50 50 50 50 50
Nồng độ (mg/l) 0,01 0,05 0,10 0,25 0,50

8.2. Kiểm tra đường chuẩn
Từ dãy dung dịch trên, kiểm tra đường chuẩn trên máy DR 2800 bằng cách đo độ hấp thu (Abs) từng nồng độ tương ướng
- Số chương trình: 690
- Bước sóng: 665 nm.
- Mức thấp nhất: chọn 0,01 (mg/l S2-)
- Mức cao nhất: chọn 0,50 (mg/l S2-)
- Dạng đường chuẩn F1: C = a + bA. Sau khi ghi kết quả Abs, nhập số liệu lên bảng tính Excel, sử dụng tính năng trong Excel để tìm ra r2 (0.99  r 2 1)
- Thời gian đợi: 2 phút
Ghi chú:
- Việc kiểm tra tính tuyến tính của đường chuẩn được thực hiện định kỳ 1 tháng/lần
- Nếu xuất hiện sự sai lệch đường chuẩn đáng kể trong những lần kiểm tra đường chuẩn thì phải dựng lại đường chuẩn mới.
8.3 Tiến hành
- Bật máy, vào chương trình Stored Programs
- Nhập số chương trình sulfide
- Lấy 10 ml nước cất cho vào Cuvet 1, 10 ml nước mẫu vào Cuvet 2.
- Hòa 0,5 ml dung dịch sulife reagent 1 vào mỗi Cuvet. Lắc đến tan.
- Hoà tiếp 0,5ml Dung dịch sulife reagent 2 vào mỗi cuvet. Đậy nắp, dốc ngược và lắc đều để hòa tan. (lúc này màu hồng sẽ phát triển va dung dịch sẽ chuyển sang màu xanh nếu có hiện diện sulfide trong mẫu)
- Sau 5 phút phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi tiến hành đo
- Đặt Cuvet 1 vào ngăn chứa mẫu, đậy nắp, và ấn ZERO.
- Khi xuất hiện trên màn hình 0,00 µg/l, lấy Cuvet 1 ra, đặt Cuvet 2 vào, đậy nắp, ấn Read và đợi xuất hiện kết quả trên màn hình µg/l S2-
- Bấm Main để đưa máy về màn hình ban đầu, rồi tắt máy.
9. Báo cáo kết quả
- Nhận biết mẫu
- Biểu thị kết quả theo nồng độ mg/l
10. Độ chụm phương pháp
Ở PTN thông thường, sử dụng dung dịch chuẩn 0,25 mg/l sulfide, mỗi lần đo độ lệch chuẩn đạt được  0,003 mg/l sulfide.

dkh90
10-27-2009, 08:42 PM
xin lỗi mình ko viết điện tích của các ion,sqrt là lấy căn bậc 2
BaCO3 = Ba+CO3 (1) Ks
S S
Ba + H2O = BaOH + H (2)
H2O= H +OH Kw
H+CO3=HCO3 (3)
HCO3 + H =H2CO3 (4)
bỏ qua (2) và (4).ta có : S=[Ba]
S=[CO3]+[HCo3] =[Co3](1+h/Ka2) (*)
S=sqrt(Ks(1+Ka2/h)) (**)
h=[H]=sqrt((Kw/(1+[CO3]/Ka2) (***)
tiếp theo ta sư dụng phương pháp lặp Newton
bước 1: chấp nhận [CO3]o = sqrt(Ks)
thay vào (***) dc h1,thay h1 vào (**) dc S1, từ (*) tính dc [CO3]1
bước 2 : thay [CO3]1 vào (***) dc h2,thay h2 vào (**) dc S2, từ (*) tính dc [CO3]2
cứ làm như vậy đến khi các giá trị gần như không đổi là dc.

dkh90
11-12-2009, 10:50 PM
murexid(Md) là muối amoni của acid purpuric.dạng muối này tồn tại ngay cả trong dd acid mạnh.murexid là một acid 3 chức với 3 hằng số cộng proton là
Md4- + H --> HMd3- pK1=10,9
HMd3- + H --> H2Md2- pk2=9,2
H2Md2- + H--> H3Md3- pK3=0

bạn có thể mua ở các cửa hàng hóa chất.mình chỉ bt 2 cửa hàng hóa chất lớn ở Hà nội ,1 ở phố Lê Thánh Tông,1 ở gần Tràng tiền Plaza

manhtien1986
11-16-2009, 02:43 PM
Mọi người có thể chỉ em cách xác định hàm lượng KCN và AgCN trong hỗn hợp dung dịch của chúng đc ko? Em đang rất cần
Thanks!

vaduc
11-16-2009, 06:06 PM
Hi bạn,

Nếu tại liệu mình đưa trong link ở mục Chemical Engineering chưa giúp bạn được thì bạn liên hệ lại với mình qua email: vaduc@yahoo.com, có thể mình sẽ giúp thêm được bạn gì chăng. :-)

Nhưng nói chung, trong dd không có khái niệm có sự tồn tại của hai muối trên mà tất cả đều tồn tại dưới dạng ion điện ly, K+, Ag+, CN-. Điều bạn cần là xác định nồng độ CN- tự do và Ag+, có đúng như vậy không nào?

clanforme
11-16-2009, 10:38 PM
Cho mình hỏi là nếu mình có 1 dung dịch các hợp chất vô cơ (CuSO4, Fe(OH)3...) thì làm thế nào để xác định màu của dung dịch đó nếu như ta biết được trong hỗn hợp đó bao gồm những chất gì ?

kidvn3000
11-16-2009, 11:01 PM
Cho mình hỏi là nếu mình có 1 dung dịch các hợp chất vô cơ (CuSO4, Fe(OH)3...) thì làm thế nào để xác định màu của dung dịch đó nếu như ta biết được trong hỗn hợp đó bao gồm những chất gì ?
hỗn hợp không màu thì không có gi để nói.
khi hỗn hợp có nhiều ion thì màu của hỗn hợp chính là tổ hợp màu của các ion riêng rẽ và tùy theo quan hệ của nồng độ của chúng mà hỗn hợp có màu khác nhau.ví dụ dd có chứa 2 ion Cu2+ và Co2+ thì màu của hỗn hợp là màu lục tím

gaumit
11-17-2009, 05:39 PM
Mình muốn biết phương pháp đơn giản có thể xác định được nồng độ của NaOH (thể rắn)
Mong các bạn chỉ giúp!Thanks!

Nếu ở thể rắng người ta chỉ xác định độ tinh khiết của nó thôi, chứ mình chưa nghe nói có ai xác định nồng độ cả(mình nghĩ bạn nên đọc lại lý thuyết định nghĩa về nồng độ mà bạn dùng).
Còn để xác định độ tinh khiết thì người ta hòa tan nó ra thành dung dịch rồi tiến hành xác định thành phần các tạp chất có trong mẫu đã pha(để xác định các loại tạp này thì cũng có rất nhiều phương pháp từ chuẩn độ cho đến phổ nguyên tử, quan trọng là phải biết rõ nguồn gốc của sản phẩm để có được định hướng đúng về những chất nhiễm tạp trong sản phẩm), trong một số trường hợp độ tinh khiết thấp thì người ta tiến hành xác định trực tiếp nồng độ xút bằng phương pháp chuẩn độ với chất chuẩn là acid HCl.

gaumit
11-17-2009, 05:50 PM
http://www.rugandwool.com/show-image/487788/Jane-Halliwell-Green/Color-Clock.jpg

Nếu để ý các màu trên đồng hồ chúng ta sẽ thấy rằng, khi một tổ hợp màu của những màu khác nhau, thì ta vẫn thu được một màu khác đặc trưng, vì thực tế màu mà mắt người nhìn thấy không phải là màu thực của vật thể hay dung dịch mà nó là phần màu không bị hấp thu bởi vật thể hay dung dịch đó sau khi có một nguồn sáng trắng chiếu vào.
Dựa vào nguyên tắc đó, nếu bạn muốn xác định màu thì một cách gần đúng bạn có thể xác định thông qua sự tổ hợp của các màu với nhau và màu mà mắt người có thể nhìn thấy được từ các chất màu đó

nhan_0616
12-04-2009, 10:26 PM
đúng là xác định màu rất khó . đặc biệt lúc chuẩn độ hay ghi kết quả có lần tôi thấy nó có xanh giống lá mạ , liền ghi liền vào kết quả là xanh lá mạ thế là bị thầy la ! thầy bảo chỉ có 3 màu cơ bản là đỏ xanh lục , xanh lam , cứ thế mà suy ra màu sắc đậm nhạt , hồng hay cam ....!

Lâm Hoàng Hưng
12-19-2009, 01:17 AM
EGTA là Bis(ethylene glycol) diaminetetraacetic acid còn DCTA (hay CDTA) là 1,2-diaminocyclohexane tetraacetic acid. hai chất này đều thuộc về nhóm các hợp chất complexone như EDTA.
EGTA được sử dụng thông dụng để chuẩn độ chọn lọc Canxi khi có mặt Mg vì hằng số bền của Ca-EGTA cao hơn 10^5 so với Mg-EGTA.
DCTA là một complexone tạo được các phức với kim loại bền hơn so với EDTA. Phức của DCTA với kim loại cũng trơ về mặt động học hơn hẵn phức kim loại với EDTA. Do tính chất này, hiện nay người ta sử dụng phức Mg-DCTA làm chất che các kim loại nặng khi xác định độ cứng của mẫu nước bằng EDTA với Eriochrome T đen hay calmagite.
Khi xác định độ cứng, ảnh hưởng bất lợi lớn nhất của các kim loại nặng là làm phong tỏa chỉ thị khiến cho chỉ thị bị tê liệt và không đổi màu tại điểm tương đương (không những đối với phương pháp chuẩn độ mà còn đối với các phương pháp so màu). Để loại trừ ảnh hưởng bất lợi này, trước đây người ta thường sử dụng chất che là KCN rất độc hại và nguy hiểm. Hiện nay, người ta đang thay thế dần bằng chất che khác ít độc hại hơn và Mg-DCTA là một chất che thích hợp. Khi thêm Mg-DCTA vào mẫu nước chứa các kim loại nặng (như Al3+, Fe3+ và Cu2+), chúng sẽ tác dụng và tạo phức Al-DCTA, Fe-DCTA và Cu-DCTA và đẩy Mg ra ở dạng Mg2+ tự do. Khi kiềm hóa tới pH 10, các phức DCTA với các kim loại nặng khá trơ động học sẽ không tương tác với chỉ thị Erio T đen và phép chuẩn độ có thể tiến hành thành công mà không gặp trở ngại gì. Khi sử dụng phương pháp này, hàm lượng Cu cở vài chục ppm cũng không gây tác hại gì. Độ cứng chuẩn độ được sẽ được tính là độ cứng tổng cộng ứng với cả các kim loại nặng. Thực tế với mẫu nước tự nhiên và sinh hoạt, sự cộng chuẩn của các kim loại nặng thường là rất bé so với hàm lượng Ca và Mg nên không ảnh hưỡng đáng kể (các kim loại như Cu, Zn, Co, Ni ít khi vượt quá 1 mg/l còn Al và Fe không vượt quá 5 mg/l, Ca+Mg thường cỡ vào khoảng vài chục đến thậm chí cả ngàn mg/l).

connectin100
01-04-2010, 04:35 PM
TCVN 6200:1996 Xác định sunfat. Phương pháp trọng lượng sử dụng bari clorua

Mình đã tìm trên mạng Internet nhưng không có qui trình hướng dẫn phương pháp xác định SO4(--) theo tiêu chuẩn VN 6200-1996. Mình có gọi lên Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Số 8 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội) để hỏi, họ nói nofree.Nhưng vấn để ở chỗ là giá chỉ có 22 nghìn. Nhưng mình không ở HN. nên không tiện mua lắm. Vậy bạn nào có qui trình TCVN 6200:1996, làm ơn post, hoặc gửi cho mình với.

trieuvanbinh
03-19-2010, 11:58 PM
hôm vừa rồi mình có mua 1lọ ETOO về theo thầy giáo bảo trộn với muối là nó tự hoá lỏng nhưng mình trộn đã mấy ngày rồi mà vẫn chẳng có chuyển biến gì ai biết làm thế nào chỉ giáo hộ mình cái. Thanks trước nhé :)

gaumit
04-03-2010, 11:44 PM
có bác nào biết các số liệu hàm lượng tiêu chuẩn khi phân tích các chỉ tiêu trong nước ko .cho e xin với
cái này có hướng dẫn chi tiết trong TCVN đó bạn.
TCVN 5502
các chỉ tiêu cơ bản như:
- Màu sắc,
- Mùi, vị,
- Độ đục,
- pH
- Độ cứng, tính theo CaCO3
- Hàm lượng oxy hòa tan, tính theo oxy
- Tổng chất rắn hoà tan
- Hàm lượng amoniac, tính theo nitơ
- Hàm lượng asen
- Hàm lượng antimon
- Hàm lượng clorua
- Hàm lượng chì
- Hàm lượng crom
- Hàm lượng đồng
- Hàm lượng florua
- Hàm lượng kẽm
- Hàm lượng hydro sunfua
- Hàm lượng mangan
- Hàm lượng nhôm
- Hàm lượng nitrat, tính theo nitơ
- Hàm lượng nitrit, tính theo nitơ
- Hàm lượng sắt tổng số (Fe2+ + Fe3+)
- Hàm lượng thủy ngân
- Hàm lượng xyanua
- Chất hoạt động bề mặt, tính theo Linear Ankyl benzen Sufonat (LAS)
- Benzen
- Phenol và dẫn xuất của phenol
- Dầu mỏ và các hợp chất dầu mỏ
- Hàm lượng thuốc trừ sâu lân hữu cơ
- Hàm lượng thuốc trừ sâu clo hữu cơ
- Colifom tổng số (2)
- E.Coli và coliform chịu nhiệt
Trong đó người ta quy định cụ thể hàm lượng của từng loại chất được phép có mặt tối đa là bao nhiêu.

Thuy Mien
04-05-2010, 05:55 PM
Các bạn ơi phương pháp này thay NH2OH bằng SnCl2 đc không vậy? SnCl2 ảnh hưởng như thế nào dến phép đo quang? ta có thể loại SnCl2 bẳng Hg1+ mà?

Hồ Sỹ Phúc
04-06-2010, 07:56 PM
Bài này tôi nghĩ có thể chuẩn độ bằng HCl, tương tự NaOH + Na2CO3 thôi.
Điểm tương đương 1 có pH là pH của dung dịch NaAlO2 (tính cái này có khó k? Hehe)
Cho biết nè:
Al(OH)3 + OH- -> AlO2- + 2H2O K =40
Al(OH)3 -> Al3+ + 3OH- Ks = 10^-32

cymad
04-09-2010, 10:57 PM
Các kiến thức phân tích hóa lý mẫu nước: http://www.mediafire.com/?quj5m2yhgm2

Hồ Sỹ Phúc
04-11-2010, 03:56 AM
hôm vừa rồi mình có mua 1lọ ETOO về theo thầy giáo bảo trộn với muối là nó tự hoá lỏng nhưng mình trộn đã mấy ngày rồi mà vẫn chẳng có chuyển biến gì ai biết làm thế nào chỉ giáo hộ mình cái. Thanks trước nhé :)
Thú vị quá! Bạn đang học ở đâu vậy? Bạn mua ETOO về làm gì? Trong miền Nam gọi ETOO là NET đó bạn (Erio Crom đen T).
Đúng là bạn như một con nai ngơ ngác, thầy giáo nói vậy mà bạn cũng tin. Thuốc thẻ ETOO (hay NET) thường dùng ở dạng rắn, để tiết kiệm và để tránh cho quá nhiều k tốt cho phép chuẩn độ người ta thường trộn với NaCl hoặc đường (là những "chất trơ" với sự tạo phức), tuy nhiên nếu chuẩn độ Ag+ thì đừng trộn với NaCl nhé (may mà chuẩn độ Ag+ chủ yếu là chuẩn độ kết tủa, chứ k phải tạo phức)
Nhưng nếu bạn muốn dùng nó ở dạng dung dịch thì bạn có thể pha như sau: "Cân 0,1gam ETOO, cho vào 10ml đệm amoni có tổng nồng độ các dạng amoni là 2M ở pH =9,0 - 10,0. Thêm nước đến 100ml (dung dịch 0,1%)". Dung dịch nên dùng trong ngày. Nếu bạn muốn dùng lâu hơn thì nên pha trong 0,1gam ETOO trong 100ml dung dịch đệm trên.
Ok?
Mong được trao đổi thêm!

khovingu
04-11-2010, 04:34 PM
Hôm nay có người bạn em gọi điện hỏi vì sao h2s04 được gọi là Monohjdrat em không chuyên nghành về hóa khôn biết chả lời sao nữa. Các anh trong forum có ai biết vì sao không chia sẻ em ít kiến thức vì sao lại thế

Hồ Sỹ Phúc
04-11-2010, 05:24 PM
Có lẽ bạn của bạn chưa hiểu hết vấn đề. Thực ra chỉ có H2SO4.H2O mới gọi là monohiđrat thôi. Ngoài ra còn nhiều dạng H2SO4.nH2O nữa và cả H2SO4.nSO3 (Ôleum) nữa.
Bạn đọc cái file đính kèm này nhé!
Thân!

Hồ Sỹ Phúc
04-11-2010, 10:38 PM
Các bạn ơi phương pháp này thay NH2OH bằng SnCl2 đc không vậy? SnCl2 ảnh hưởng như thế nào dến phép đo quang? ta có thể loại SnCl2 bẳng Hg1+ mà?
SnCl2 có thể dùng đươc nhưng nó chỉ dùng khi lượng Fe lớn (thích hợp cho pp chuẩn độ oxi hóa khử bằng KMnO4 hoặc K2Cr2O7 thui bạn ơi).
Còn pp trắc quang thì không được đâu, vì có tạo kết tủa nè, có Sn2+ và nữa nè... Vì vậy tốt nhất là dùng "chất trơ" với phức chất như NH2OH.Cl.
Thân!

maicuc
04-12-2010, 03:13 PM
chuẩn độ dung dịch muối natri cacbobat ta tiến hành như sau:
- cho 10.0ml dung dịch muối cần chuẩn độ vào erlen +2 giọt phenolphlatein
-cho dung dịch HCl vào buret, nhỏ từ từ từng giọt HCl xuống erlen cho tới khi mất màu hồng và màu hồng không xuất hiện lại trong vòng 20s.
- tiếp tục cho vào erlen 2 giọt metyl da cam, lắc đều cho đến khi dung dịch đổi màu.
-ghi nhận thể tich HCl, suy ra nồng độ đuơng luợng gam (N) của natri cacbobat. biết nồng độ N của HCl là 0.1N
đây là bài thí nghiệm hóa đại cương, câu hỏi đặt ra là: tại sao ta không chuẩn độ một lần chỉ bằng phanolphlatein mà phải chuẩn độ đến hai lần, dùng thêm chất chỉ thị màu metyl da cam? dùng như vậy đẻ làm gì?

tieulam85
04-12-2010, 07:11 PM
chuẩn độ dung dịch muối natri cacbobat ta tiến hành như sau:
- cho 10.0ml dung dịch muối cần chuẩn độ vào erlen +2 giọt phenolphlatein
-cho dung dịch HCl vào buret, nhỏ từ từ từng giọt HCl xuống erlen cho tới khi mất màu hồng và màu hồng không xuất hiện lại trong vòng 20s.
- tiếp tục cho vào erlen 2 giọt metyl da cam, lắc đều cho đến khi dung dịch đổi màu.
-ghi nhận thể tich HCl, suy ra nồng độ đuơng luợng gam (N) của natri cacbobat. biết nồng độ N của HCl là 0.1N
đây là bài thí nghiệm hóa đại cương, câu hỏi đặt ra là: tại sao ta không chuẩn độ một lần chỉ bằng phanolphlatein mà phải chuẩn độ đến hai lần, dùng thêm chất chỉ thị màu metyl da cam? dùng như vậy đẻ làm gì?

Chào bạn maicuc,

Cacbonat là bazo hai nấc, chuẩn lần đầu dùng pp làm chỉ thị để nhận biết điểm tương đương khi CO3 2- chuyển hết thành HCO3-, lần hai dùng metyl da cam làm chỉ thị để nhận biết điểm tương đương khi HCO3- chuyển hết thành CO2 và H2O.

Đây là bài thực hành nên mẫu phân tích chỉ chứa muối cacbonat, do đó thể tích HCl chuẩn lần một và lần hai sẽ giống nhau, bạn có thể chỉ dùng thể tích của HCl lần đầu để tính nồng độ muối cacbonat.

Nhưng nếu mẫu của bạn chứa đồng thời NaOH và Na2CO3 thì sao? Lần đầu dùng pp làm chỉ thị, bạn chuẩn OH- và CO3 2- về HCO3-. Nếu dừng chuẩn độ tại đây bạn không thể tính được nồng độ OH- và CO3 2-. Bạn phải chuẩn tiếp HCO3- về CO2 và H2O, từ đó mới tính được nồng độ từng ion.

Nhiều trường hợp để có thể dùng phương pháp chuẩn độ đa bazo, bạn phải thêm NaOH vào mẫu, nên việc chuẩn độ cả 2 nấc là rất cần thiết.

Hồ Sỹ Phúc
04-12-2010, 07:16 PM
chuẩn độ dung dịch muối natri cacbobat ta tiến hành như sau:
- cho 10.0ml dung dịch muối cần chuẩn độ vào erlen +2 giọt phenolphlatein
-cho dung dịch HCl vào buret, nhỏ từ từ từng giọt HCl xuống erlen cho tới khi mất màu hồng và màu hồng không xuất hiện lại trong vòng 20s.
- tiếp tục cho vào erlen 2 giọt metyl da cam, lắc đều cho đến khi dung dịch đổi màu.
-ghi nhận thể tich HCl, suy ra nồng độ đuơng luợng gam (N) của natri cacbobat. biết nồng độ N của HCl là 0.1N
đây là bài thí nghiệm hóa đại cương, câu hỏi đặt ra là: tại sao ta không chuẩn độ một lần chỉ bằng phanolphlatein mà phải chuẩn độ đến hai lần, dùng thêm chất chỉ thị màu metyl da cam? dùng như vậy đẻ làm gì?
Cái này là hoá đại cương chỉ mang tính chất làm quen thôi bạn ơi!
Người ta chuẩn độ Na2CO3 như thế để chứng minh có thể chuẩn độ 2 nấc, dùng PP thì chỉ chuẩn độ được nấc 1 (Na2CO3 -> NaHCO3). Dùng MO thì ta chuẩn độ đến nấc 2 (tạo CO2).
Thực tế người ta chỉ dùng 2 chỉ thị khi chuẩn độ hỗn hợp NaOH + Na2CO3; HCl + H3PO4 hoặc hỗn hợp axit hay bazơ khác thôi bạn ạ!
Bạn còn được học rất nhiều, và bạn sẽ hiểu thôi. Muốn hiểu sớm bạn có thể đọc các sách liên quan đến vấn đề bạn quan tâm. Khi nào đọc mà k hiểu thì hỏi. Ok?
Sách nói về vấn đề này có Hoá học phân tích phần 3 "Các pp phân tích Hoá học" của cố GS Nguyễn Tinh Dung. Sách có bán nhiều và có nhiều ở thư viện các trường ĐH!
Thân!

trannguyen
04-12-2010, 08:30 PM
mình nghĩ có lẽ là bạn đấy không phải đọc nhiều quá tài liệu đâu. một bài thí nghiệp đều được thầy cô suy nghĩ và có ý nghĩa cả.
Cái đầu tiên mình thấy là với mỗi chỉ thị phải làm ít nhất 3 lần lặp lại để có kết quả trung bình và sai số.
bài thí nghiệm này thầy cô các bạn mún sịnh viên thấy rằng cách thức chọn chỉ thị như thế nào.
trong 2 trường hợp trên sử dụng chỉ thị nào tốt nhất, hay phải thực hiện cả 2
nếu Vchuaanr độ lần 1= V chuẩn độ lần 2 => có ý nghĩa gì?
Nếu V chuẩn độ lần 1 khác chuẩn độ lần 2=> Ý NGHĨA GÌ ? NGUYÊN NHÂN có sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế. LÚC NÀY NẾU GIẢ SỬ CHỈ XEM NHƯ CÓ NATRICACBONAT THÌ CHON THỂ TÍCH CHUẨN ĐỘ NÀO TÍNH TOÁN MỚI CÓ KẾT QUẢ CHÍNH XÁC???
tuy nhiên thầy cô các bạn cũng không quá đồi hỏi các bạn phải hiểu một cách tường tận. chỉ mong muốn có càng nhiều sinh viên hiểu càng tốt.

ngoctuyen43a
04-12-2010, 10:15 PM
chuẩn độ KMnO4 bằng dd H2C2O4 trong môi trường axit H2SO4 ban đầu KMnO4 mất màu khá chậm nhưng sau nhanh dần vì MnSO4 sinh ra làm xúc tác cho phản ứng.bạn nào biết cơ chế xúc tác của MnSO4 trong phản ứng này thì giúp mình với

Hồ Sỹ Phúc
04-12-2010, 10:27 PM
Cơ chế này phức tap đấy! Bạn đang học năm mấy? Nếu bạn học sách của cố GS Nguyễn Tinh Dung thì bạn giở ra phần cuối của chương chuẩn độ oxi hoá khử, phần phản ứng cảm ứng...(khá nhiều). Trong đó có nói cơ chế pư này, Trong quá trình phản ứng có tạo các số oxi hoá trung gian của Mn như Mn3+, và đặc biệt là Mn5+... (tôi k nhớ rõ, mà giờ lại k có sách. Hichic)
Chúc bạn học tốt!
Có gì trao đổi thêm nhé!

sakura_lovely1311
04-13-2010, 09:23 AM
Trong phép chuẩn độ tạo phức sao phải dùng dung dịch đệm pH?
Tại sao chỉ dùng chỉ thị NET cho chuẩn độ tạo phức trong khoảng pH từ 9--->10?
(biết đây là chuẩn độ complexon III để nhận biết Ca2+ , Mg2+)

Hồ Sỹ Phúc
04-13-2010, 09:42 AM
Trong phép chuẩn độ complexon sao phải dùng dung dịch đệm pH?
Câu này hay đấy! Có 2 lí do chính:
-Sự pH phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có sự tạo phức(Do sự proton hoá của anion và sự tạo phức hidroxo của cation kim loại...), vì vậy cần phải tìm một khoảng pH để sự tạo phức là tối ưu.
- Các chỉ thị cho pư tạo phức đều là chỉ thị axit - bazơ, tức là chúng có màu phụ thuộc vào pH. Hay nói cách khác là nếu pH thay đổi thì chúng cũng thay đổi màu sắc theo. Điều này là vô cùng bất lợi, vì khi chuẩn độ chúng ta chủ yếu dựa vào sự thay đổi màu sắc của dung dịch để nhận biết điểm tương đương. Vì vậy màu sắc thay đổi quá nhiều trong quá trình chuẩn độ là một điều nên tránh.
Với "ít nhất" hia lí do như trên chúng ta có thể hiểu vì sao chuẩn độ tạo phức lại cần dùng dung dịch đệm.
Thân!

Hồ Sỹ Phúc
04-13-2010, 09:53 AM
Tại sao chỉ dùng chỉ thị NET cho chuẩn độ complexon trong khoảng pH từ 7--->10?
(biết đây là chuẩn độ complexon III để nhận biết Ca2+ , Mg2+)
Câu này thì có thể giải thích như sau:
NET (miền Nam) hay ETOO (miền Bắc) là axit 3 chức, có dạng H3Ind trong đó K1 mạnh. K2, K3 yếu.
Trong dung dịch tồn tại các cân bằng:
H2Ind <-> H+ + HInd <-> 2H+ + Ind
3 dạng H2Ind, HInd và Ind có màu khác nhau, lần lượt là xanh tím (H2Ind-tồn tại ở pH<7), xanh (HInd- tồn tại ở pH = 7-11) và đỏ tím (Ind - tồn tại ở pH>11). Trong khi đó màu của phức chất của nó với các kim loại (ở đây cụ thể là Mg2+- và Ca2+ ở pH này) lại có màu đỏ mận.
Khi chuẩn độ người ta dựa vào sự thay đổi màu sắc của dung dịch để nhận ra điểm tương đương, vì vậy cần chọn màu chuyển sao cho tương phản nhất (rõ nhất), muốn vậy thì chúng ta phải chọn đỏ mận (MInd)-> màu xanh (Ind') là rõ nhất. Do đó cần tiến hành ở pH từ 7-11, thông thường là từ 9-10.
Thân!

Hồ Sỹ Phúc
04-16-2010, 08:28 PM
Thầy Giotnuoctrongbienca có câu giải thích rất hay ở đây này:
http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=6458
Mong các bạn tìm kiếm rồi hay post câu hỏi! Tôi thấy có sự trùng lặp khá nhiều ở đây, có lẽ chủ yếu do thành viên mới chưa có kinh nghiệm (không chịu đọc Nội quy (http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=3091%22), không chịu sử dụng chức năng tìm kiếm...)
Thân!

missile
04-18-2010, 01:27 AM
cho em hỏi về điều kiện chuẩn độ đa acid yếu (H2A, pka1 pka2) khi nào mình chuẩn độ riêng rẽ từng nấc và khi nào là chuẩn tổng 2 nấc(có phải khi pka2-pka1>4 )

giotnuoctrongbienca
04-18-2010, 07:41 AM
cho em hỏi về điều kiện chuẩn độ đa acid yếu (H2A, pka1 pka2) khi nào mình chuẩn độ riêng rẽ từng nấc và khi nào là chuẩn tổng 2 nấc(có phải khi pka2-pka1>4 )

Chuẩn riêng từng nấc hay chuẩn tổng 1 đa acid thường phải xem xét các điều kiện:
- Bản chất của acid đó có cho phép: các nấc acid có đủ mạnh và delta (pK) có đủ lớn.
- Khi bạn muốn chuẩn riêng hoặc muốn chuẩn tổng phục vụ cho mục đích cụ thể nào đó của bạn.

Thân ái

Mya
04-18-2010, 08:50 AM
tại sao khi chuẩn độ dd KMnO4 bằng dd C2H2O4 lại cho thêm axit H2SO4 và nước :24h_068::24h_068:vào vậy, bạn nào biết thì chỉ mình với

rubykhtn
04-18-2010, 11:44 AM
cho em hỏi nếu acid đa chức chuẩn bằng baz mạnh,acid thỏa mãn đủ 2 đk(giả sử denta pH lớn hơn 6) nhưng không phải là chất chuẩn gốc thì độ chính xác đạt tới bao nhiêu ạ? còn nếu acid là chất chuẩn gốc nhưng denta pH nho hơn 4 thì độ chính xác là bao nhiêu a?xin cảm ơn

giotnuoctrongbienca
04-18-2010, 12:07 PM
cho em hỏi nếu acid đa chức chuẩn bằng baz mạnh,acid thỏa mãn đủ 2 đk(giả sử denta pH lớn hơn 6) nhưng không phải là chất chuẩn gốc thì độ chính xác đạt tới bao nhiêu ạ? còn nếu acid là chất chuẩn gốc nhưng denta pH nho hơn 4 thì độ chính xác là bao nhiêu a?xin cảm ơn

Xem trong mục này
http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=12379
Thân ái

Hồ Sỹ Phúc
04-18-2010, 12:52 PM
Câu hỏi này tôi thực sự vẫn chưa hiểu rõ tại sao thêm H2O.
Còn thêm H2SO4 là để tạo môi trường axit cho phản ứng trên xảy ra thuận lợi hơn.
Chú ý: không được dùng HCl, HNO3...(Tất cả những axit có tính oxi hoá mạnh hay có tính khử), vì khi đó có thể tác dụng với H2C2O4 (nếu là HNO3 hay axit có tính oxi hoá mạnh khác: HClO4...) hoặc với KMnO4 (nếu là HCl hay các axit có tính khử)
Thân!
TB: Mong được trao đổi về sự thêm H2O.

Hồ Sỹ Phúc
04-18-2010, 12:54 PM
ban xéty đến pka2- pka1>3 hoặc pka2- pka1<3
Hai cái này đâu có tương đương! Mà ý của bạn cũng không đầy đủ, rõ ràng.
Thầy giọtnuoc... đã nói rõ hơn mà!

dunghitman
04-18-2010, 05:07 PM
Các anh có thể giúp em hiểu thêm về điều kiện chuẩn độ.Em được biết εNQ chính là tiêu chí để xét đk chuẩn độ nhưng khi mình xét εNQ <0.001
Nhưng tại sao lúc đó mình lại đi xét: pKa+pCo+pD <8 với acid yếu hoặc pCo+pD<4 với acid mạnh vậy?Và lúc đó làm sao mình biết mình nên chọn F= bao nhiêu (0.98 hay 0.99 hay 0.999)
Tại em xem trong sách thầy Long em thấy thầy không đề cập rõ đến việc đó.Thầy chỉ viết công thức tính thôi mà không chứng minh công thức đó.Nên em mong các thầy chỉ giúp em.
Có người bảo em rằng con số lúc đầu của F= (0.98 hay 0.99 hay 0.999) là độ chính xác của phép chuẩn độ vậy ý kiến đó có đúng không ạh?

ThanhViet
04-18-2010, 06:08 PM
Khi bạn chuẩn độ thì ta sẽ có:
HA + OH- -> A- + H2O
HA có n/độ là: No,Vo
OH-: N,V
Khi εNQ < 0.001 <=>[HA]td/[A-]td
Tại điểm tương đương ta có:
[HA] = [OH-] = Căn bậc hai của: Kb.No.D
[A-] = No.N/No+N.
εNQ < 0.001
<=> (Căn bậc hai của Kb.No.D)/(No.N/No+N) < 10^-3
<=> Kb.No.D/(No.N/No+N)2 < 10^-6
<=> 10^-14/Ka(No.N/No+N) < 10^-6
<=> Ka(No.N/No+N) < 10^-8
<=> pKa + PNo + pD < 8.

Acid mạnh bạn cũng làm tương tự

Còn vấn đề tính sai số chỉ thị nên chọn F bằng bao nhiêu còn tùy thuộc vào giá trị pT của chỉ thị. pT = pH(cuối), bạn sẽ so sánh pH(cuối) với pH(td):
Nếu pH(cuối) < pH(td) => F<1: tính theo công thức: -10^(-pT)x100/Ka
Nếu pH(cuối) > pH(td) => F>1: tính theo công thức: 10^(pT-14)x100/(No.N/No+N)
Do mình ko có công thức toán học nên ko đánh được các công thức toán học. Mong bạn thông cảm. Có gì góp ý thêm nha! Hiiiiiiiiiii

dunghitman
04-18-2010, 06:28 PM
Cám ơn anh.Em đã hiểu về cái εNQ rùi.Nhưng phần chọn F thì em vẫn chưa rõ.Ý em chọn F ở đây là khi mình chuẩn độ mình sẽ chọn các giá trị mốc để vẽ đường cong chuẩn độ.Lúc đó ta sẽ chọn các giá trị pH tại F=0.99;F=1.00 va F=1.01
Tùy vào đk chuẩn độ lúc đó mình sẽ chọn F=0.99 hay F=0.98 hay F=0.999
Vậy làm sao mình biết mà mình chọn đây anh

ThanhViet
04-18-2010, 06:57 PM
Bạn nhầm rùi! để vẽ được đường cong chuan độ bạn phải vẽ tất cả các diểm F = 0, 0.25, 0.5, 0.75, 0.9, 0.99, 1.00, 1.01, 1.1, 1.25, 1.5, 1.75, 2. Khi đó đường cong chuan dộ của bạn mới chính xác. chứ ko phải chọn một điểm nào làm mốc cả bạn ơi!

Hồ Sỹ Phúc
04-18-2010, 09:21 PM
Bạn nhầm rùi! để vẽ được đường cong chuan độ bạn phải vẽ tất cả các diểm F = 0, 0.25, 0.5, 0.75, 0.9, 0.99, 1.00, 1.01, 1.1, 1.25, 1.5, 1.75, 2. Khi đó đường cong chuan dộ của bạn mới chính xác. chứ ko phải chọn một điểm nào làm mốc cả bạn ơi!
Bạn làm thế này là hơi bị thừa. Thực tế chỉ cần xác định các điểm F = 0, 0.99, 1.00, 1.01 và vô cùng. Gọi là quy tắc 5 điểm.
Tất nhiên làm như bạn là không sai, thậm chí vô cùng đúng hơn, nhưng không cần thiết! Hihi
Thân!

hoacamtu24
04-18-2010, 09:56 PM
Cho em hỏi :
khi chuẩn độ acid oxalic có pk1 = 1.25 và pk2 = 4.27 bằng NaOH thì phải lập luận chỗ chuẩn độ chính xác bao nhiêu % như thế nào ạ?
với đa acid( là chất chuẩn) nhưng xét các đk ở nấc 1 về pk1+pc+pd hoặc denta pk k thỏa thì kết luận ra sao ạ?
có phải chất chuẩn thì bắt buộc khi chuẩn độ phải chính xác đến 99.9% k ạ?có trường hợp ngoại lệ nào k ạ?

trannguyen
04-18-2010, 11:28 PM
đúng, ngày xưa khi còn học phổ thông cô giáo cũng bắt chúng tôi vẽ ra thật nhiều điểm, lúc đấy cô không dạy công thức pH theo tỉ phần F mà pH theo V(ml), thế là vẽ được một đường cong chuẩn độ là mệt bỏ xừ.
Bi chừ học sách của thầy Cù thành Long rùi thì mới té ngữa. Mục đích của vẽ đường cong là xác định điểm tương đương. khi xác định điểm tương tương đương thì ta phải dụng thật nhiều điểm thực nghiệm quanh giá trị tương đương. như vậy xác định V tương đương mới chính xác
Còn nếu mục đích dụng đường cong lý thuyết để xem xét khoảng bước nhảy có phù hợp cho việc chuẩn độ hay không hay là mục đích để chọn chỉ thị nào là phù hợp thì chỉ cần 3 điểm thôi F=0.99,F=1,F=1.01 2 điểm F=1 và F=2 là cho đường cong có cái dáng. Vậy cần 5 điểm cho dựng đường cong chuẩn độ thôi (đối với chuẩn độ đơn acid hay đơn bazo)

Hồ Sỹ Phúc
04-18-2010, 11:34 PM
đúng, ngày xưa khi còn học phổ thông cô giáo cũng bắt chúng tôi vẽ ra thật nhiều điểm, lúc đấy cô không dạy công thức pH theo tỉ phần F mà pH theo V(ml), thế là vẽ được một đường cong chuẩn độ là mệt bỏ xừ.
Bi chừ học sách của thầy Cù thành Long rùi thì mới té ngữa. Mục đích của vẽ đường cong là xác định điểm tương đương. khi xác định điểm tương tương đương thì ta phải dụng thật nhiều điểm thực nghiệm quanh giá trị tương đương. như vậy xác định V tương đương mới chính xác
Còn nếu mục đích dụng đường cong lý thuyết để xem xét khoảng bước nhảy có phù hợp cho việc chuẩn độ hay không hay là mục đích để chọn chỉ thị nào là phù hợp thì chỉ cần 3 điểm thôi F=0.99,F=1,F=1.01 2 điểm F=1 và F=2 là cho đường cong có cái dáng. Vậy cần 5 điểm cho dựng đường cong chuẩn độ thôi (đối với chuẩn độ đơn acid hay đơn bazo)
Cái màu đỏ là F = 0 chứ nhỉ? Có lẽ bạn đánh nhầm chăng?
Có thể thay F = vô cùng bởi F = 2 hay bất kì giá trị nào > 2 cũng được phải không?
Đúng là thầy Long viết và phân tích rất kỹ. Tiếc là tôi k được học thầy!

giotnuoctrongbienca
04-18-2010, 11:42 PM
đúng, ngày xưa khi còn học phổ thông cô giáo cũng bắt chúng tôi vẽ ra thật nhiều điểm, lúc đấy cô không dạy công thức pH theo tỉ phần F mà pH theo V(ml), thế là vẽ được một đường cong chuẩn độ là mệt bỏ xừ.
Bi chừ học sách của thầy Cù thành Long rùi thì mới té ngữa. Mục đích của vẽ đường cong là xác định điểm tương đương. khi xác định điểm tương tương đương thì ta phải dụng thật nhiều điểm thực nghiệm quanh giá trị tương đương. như vậy xác định V tương đương mới chính xác
Còn nếu mục đích dụng đường cong lý thuyết để xem xét khoảng bước nhảy có phù hợp cho việc chuẩn độ hay không hay là mục đích để chọn chỉ thị nào là phù hợp thì chỉ cần 3 điểm thôi F=0.99,F=1,F=1.01 2 điểm F=1 và F=2 là cho đường cong có cái dáng. Vậy cần 5 điểm cho dựng đường cong chuẩn độ thôi (đối với chuẩn độ đơn acid hay đơn bazo)

Bạn có nhầm không?
Việc dựng đường cong chuẩn độ là xác định khoảng bước nhảy để đi tìm chỉ thị phù hợp. Việc này tiến hành trước thực nghiệm nên làm gì có số liệu mà tính điểm tương đương??? Vả lại điểm tương đuơng chỉ có 1 điểm, ai đi xây dựng đường cong chuẩn độ làm gì cho mệt? Ngoài ra giá trị pH tính toán lý thuyết sẽ không giống với thực tế.
Vì vậy khi dựng đuờng cong chuẩn độ, người ta thường "giả thiết" nồng độ chất chuẩn R, chất xác định X và mọi phép tính toán chỉ cần gần đúng là đủ.
Để xác định khoảng bước nhảy, bạn chỉ cần 3 điểm F0.99, F1.00 và F1.01 mà thôi, tính làm gì nhiều cho mất thời gian, chúng ta không cần 1 đuờng cong cân đối, hoa lá cành mà cần hiệu quả.
Vẫn có việc vẽ đường cong chuẩn độ để tìm điểm tương đương, đây là trường hợp chuẩn độ điện thế (pH), tức là thực hiện sau thực nghiệm, người ta vẽ đường tích phân, vi phân để xác định điểm bước nhảy cho chính xác. Nhưng đây là việc khác, không liên quan gì đến việc vẽ đuờng cong chuẩn độ trình bày trong chương trình phân tích định lượng như đang bàn.
Thân ái

Hồ Sỹ Phúc
04-19-2010, 01:08 AM
Ok! Đồng ý với cả thầy giotnuoc...và trannguyen luôn. (Có vẻ thầy giotnuoc không hài lòng hay sao í, thầy câu chữ có vẻ NẶNG hơn?". Hihi, thầy đừng buồn học trò nhé thầy!

dunghitman
04-19-2010, 08:49 AM
Bạn nói đúng rồi đó với chất chuẩn gốc thì khi chuẩn độ bắt buộc độ chính xác phải 99,9%
Trừ một số trường hợp như Na2CO3 thì độ chính xác còn 98% khi chuẩn độ thôi.Còn tại sao như vậy thì mình không rõ lắm mong các thầy chỉ giúp ạ!
Thân ^^

cherub_myd
04-19-2010, 09:44 PM
Chuẩn độ oxalic thì xét điều kiện chuẩn độ từng nấc,hình như đều nhỏ hơn 8 như vậy có thể chuẩn độ chính xác tới 99.9% rồi.Xét Pka1 - pKa2 thấy nhỏ hơn 4.mà pKa2 nhỏ hơn 7 như vậy ta có thể chuẩn độ luôn hai nấc chính xác tới 99.9%.

hoacamtu24
04-19-2010, 09:47 PM
Bạn nói đúng rồi đó với chất chuẩn gốc thì khi chuẩn độ bắt buộc độ chính xác phải 99,9%
Trừ một số trường hợp như Na2CO3 thì độ chính xác còn 98% khi chuẩn độ thôi.Còn tại sao như vậy thì mình không rõ lắm mong các thầy chỉ giúp ạ!
Thân ^^

nói như bạn cũng k đúng?
tại sao?
vì thầy chỉ chuẩn độ nấc 1 với độ chính xác 98% mà thôi,nấc 2 vẫn chuẩn nó chính xác đến 99.9% mà?

huynguyendoan
04-20-2010, 10:24 AM
Hiện nay phân tích hóa học ngày càng được hỗ trợ đắc lực bởi các trang thiết bị hiện tại. Tuy nhiên hầu hết các thiết bị chỉ giúp chúng ta được trong các phân tích vi lượng, bán vi lượng. Đối với phân tích lượng lớn vẫn trông chờ vào kỹ năng của các phân tích viên qua các quy trình phân tích thể tích, phân tích khối lượng. Vấn đề đào tạo cho ngành phân tích như tôi được biết hiện chỉ hướng sinh viên vào các ứng dụng máy móc hiện đại, các kỹ năng cơ bản phân tích cổ điển đang ngày càng bị bỏ sót hoặc không chú trọng trong quá trình đào tạo. Các tài liêu hướng dẫn kỹ năng phòng thí nghiệm cũng rất khó tìm. Tôi làm việc tại phòng phân tích, đã tiếp súc với nhiều sinh viên thực tập và thấy rằng ở trường đào tạo cho họ rất yếu về vấn đề trên. Tôi nhớ trước đây (khi còn là sinh viên) có lần được xem một cuốn Hướng dẫn kỹ thuật phòng thí nghiệm hoặc tên tương tự (lâu rồi nên không nhớ rõ tên). Cuốn sách này được dịch từ tài liệu tiếng Nga và đã được xuất bản tiếng việt từ lâu, không thấy tái bản và hiện rất khó tìm. Nếu thành viên nào có thông tin về tài liệu này xin thông báo cho mọi người để có thể giúp đỡ tốt hơn cho các sinh viên cũng như các cán bộ hiện đang làm việc tại các phong thí nghiệm phân tích.

Teppi
04-20-2010, 01:16 PM
Hiện nay phân tích hóa học ngày càng được hỗ trợ đắc lực bởi các trang thiết bị hiện tại. Tuy nhiên hầu hết các thiết bị chỉ giúp chúng ta được trong các phân tích vi lượng, bán vi lượng. Đối với phân tích lượng lớn vẫn trông chờ vào kỹ năng của các phân tích viên qua các quy trình phân tích thể tích, phân tích khối lượng. Vấn đề đào tạo cho ngành phân tích như tôi được biết hiện chỉ hướng sinh viên vào các ứng dụng máy móc hiện đại, các kỹ năng cơ bản phân tích cổ điển đang ngày càng bị bỏ sót hoặc không chú trọng trong quá trình đào tạo. Các tài liêu hướng dẫn kỹ năng phòng thí nghiệm cũng rất khó tìm. Tôi làm việc tại phòng phân tích, đã tiếp súc với nhiều sinh viên thực tập và thấy rằng ở trường đào tạo cho họ rất yếu về vấn đề trên. Tôi nhớ trước đây (khi còn là sinh viên) có lần được xem một cuốn Hướng dẫn kỹ thuật phòng thí nghiệm hoặc tên tương tự (lâu rồi nên không nhớ rõ tên). Cuốn sách này được dịch từ tài liệu tiếng Nga và đã được xuất bản tiếng việt từ lâu, không thấy tái bản và hiện rất khó tìm. Nếu thành viên nào có thông tin về tài liệu này xin thông báo cho mọi người để có thể giúp đỡ tốt hơn cho các sinh viên cũng như các cán bộ hiện đang làm việc tại các phong thí nghiệm phân tích.

Anh huynguyendoan thân mến,

Rất cám ơn anh đã đóng góp ý kiến về năng lực thực hành của sinh viên và chất lượng đào tạo chuyên môn cho sinh viên hiện nay.

Đồng quan điểm và những băn khoăn với anh, chemvn đã tạo ra một Box để trao đổi về những kỹ năng này

http://chemvn.net/chemvn/forumdisplay.php?f=98

qua một số vấn đề cơ bản như

cách cân : http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=7660
tối ưu hóa việc vận hành nhớt kế: http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=10666
kiêm tra sửa chữa pipettor: http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=8976

Đáng tiếc là box này chưa có lời giới thiệu để mọi người biết rõ hơn nội dung trao đổi.Tôi sẽ lưu ý và bổ sung hoàn thiện.

Với thâm niên công tác phòng thí nghiệm, hy vọng là anh có thể tham gia trao đổi và chia sẻ với các bạn trong này những kinh nghiệm thực tế trong thực hành phân tích cơ bản, phân tích lượng lớn và cà những vấn đề xung quanh vận hành thiết bị, bảo quản công cụ và an toàn lao động.

Thân,

Teppi

nhanduyen
04-22-2010, 09:25 PM
Phenolphtalein
3,3' - Bis (4 - hydroxyphenyl) phthalid
C20H14O4 = 318,3
Dùng loại tinh khiết hóa học.
Bột màu trắng hay trắng ngà. Thực tế không tan trong nước, tan trong ethanol.
Vùng chuyển màu: pH 8,2 (không màu) đến pH 10,0 (đỏ).

Dung dịch phenolphtalein
Hoà tan 0,1 g phenolphtalein (TT) trong 80 ml ethanol 96% (TT) và thêm nước vừa đủ 100 ml.
Độ nhạy: Lấy 100 ml nước không có carbon dioxyd (TT), thêm 0,1 ml dung dịch phenolphtalein (TT), dung dịch không màu. Khi thêm không quá 0,2 ml dung dịch natri hydroxyd 0,02 N (CĐ), phải xuất hiện màu hồng.


Mình tìm trong cuốn Dược Điển Việt Nam IV. Hy vọng giúp được bạn.

hakuna20
04-23-2010, 08:48 AM
Chỉ pha trong Acetol thôi bạn, mình cũng đang làm đề tài về xác định Cr(VI) nè, tỉ lệ 250mg diphenylcarbazide: 50ml acetol. Bạn có thể tham khảo thêm trong sách Standard Methods (hình như có link download sách này đó).

voanh
04-23-2010, 10:23 AM
xin chào các anh chị!!:24h_072:
em mới ra nhập diễn đàn,em là dân ngoại đạo nhưng mấy hôm nữa là có bài kiểm tra nên nhờ anh chị giúp đỡ!!
em muốn nhờ mọi người giúp em bước chọn chất chỉ thị bài này mới
""lấy 20mldung dịch amoniac đem đi định lượng bằng dung dịch HCl hết 25,20ml.biết rằng khi định lượng 10,00ml dd Na2CO3 0,1N thì thấy hết 11,50ml dd HCl nói trên.Giải thích quy trình và tính nồng độ g/l của dd amoniac trên"""
hihi cô giáo em cực kì khó tính nên mong mọi người trình bày rõ ràng cho em mới
enm cảm ơn nhiều!!

voanh
04-23-2010, 10:42 AM
Tiện đây em cũng hỏi luôn bài nay nữa!
Hãy nêu cach pha dung dịch CH3COOH 6N từ dung dịch CH3COOH 60%,d=1,05g/ml """
em xin đa tạ trước!!:24h_038:
Trời mong mọi người trả lời cho em sơm một chút! không thì em toi đời mất
huhu!! có ai giúp tôi với!!
help me!!!

dunghitman
04-23-2010, 11:18 AM
Theo mình giải thì vậy hen:
Bài 1: Mình ko biết bạn ghi có đúng không nhưng bài này bạn cho nồng độ khá nhiều loại nào là nồng độ đương lượng,nồng độ mol và cả nồng độ phần trăm khối lượng nữa.
Nhưng cứ bám theo đề ta giải:đầu tiên dựa vào nồng độ Na2CO3 là 0.1N bạn tính được nồng độ mol của Na2CO3 là 0.05M(do Na2CO3 có số đương lượng là 2) ta dựa vào thể tích Na2CO3 tính ra số mol từ đó bạn viết phương trình phản ứng giữa Na2CO3 và HCl ta tính được số mol HCl;từ đó tính nồng độ HCl đã dùng.Sau đ1o bạn viết ptpư giữa HCl và NH3 ta tính đc số mol NH3 và nồng độ của NH3 lưu ý do đề yêu cầu nồng độ g/l nên bạn phải chuyển từ nồng độ mol sang nồng độ g/l.Còn phần giải thích quy trình thì mình ko hiểu ý bạn muốn gì-bạn muốn giải thích quy trình chuẩn độ NH3 chăng???
Còn bài 2 mình giải rất dài dòng nên mạn phép ko đề cập đến.Có gì cá anh chị giúp đỡ thêm nha ^^!

voanh
04-23-2010, 11:38 AM
Cảm ơn anh rất nhiều !!
chả là bọn em học ý cô giáo cho mấy bước để làm bài tập đên khi đi thi thì cứ thế mà làm.
Trong đó có một bước là "chọn chất chỉ thị" cô bảo là phải vẽ đường cong chuẩn độ
để từ đó tìm ra chất chỉ thị, nên em muốn mọi người giả hộ em bước chọn chất chỉ thị ấy .cô em cho cái giáo trình chả có bài mẫu gì cả ,nên không biết làm như thế nào cho vừa nữa.
thế mới ngại!!
mong mọi người giúp đỡ thêm!!
có ý kiến gí thì cứ up lên cho em(dài dòng cũng được còn hơn là không có) .hơi dài thì phải làm phiền mọi người rồi!!

Hồ Sỹ Phúc
04-23-2010, 12:48 PM
Cảm ơn anh rất nhiều !!
chả là bọn em học ý cô giáo cho mấy bước để làm bài tập đên khi đi thi thì cứ thế mà làm.
Trong đó có một bước là "chọn chất chỉ thị" cô bảo là phải vẽ đường cong chuẩn độ
để từ đó tìm ra chất chỉ thị, nên em muốn mọi người giả hộ em bước chọn chất chỉ thị ấy .cô em cho cái giáo trình chả có bài mẫu gì cả ,nên không biết làm như thế nào cho vừa nữa.thế mới ngại!!mong mọi người giúp đỡ thêm!!
có ý kiến gí thì cứ up lên cho em(dài dòng cũng được còn hơn là không có) .hơi dài thì phải làm phiền mọi người rồi!!
Bạn có thể cho biết bạn đang học trường nào không?
Dựa vào những gì bạn hỏi thì tôi nghĩ tốt nhất bạn tìm quyển Hoá học phân tích phần 3 "Các pp phân tích định lượng Hoá học" của Thầy Nguyễn Tinh Dung ở Hà Nội nhưng sách có bán rất nhiều trong nhà sách lớn, đặc biệt ở miền Bắc.
Vẽ đường cong chuẩn độ thì bạn chịu khó tìm trong diễn đàn, có hướng dẫn cả rui. Theo tôi cần xác định 5 điểm có toạ độ:
- Điểm không (P = 0 - P miền Nam ký hiệu là F) tức là chỉ có chất cần chuẩn.
- Điểm đầu (thường chọn ứng với P = 0,999 hay 0,99 - tuỳ đề yêu cầu)
- Điểm tương đương : F = 1.
- Điểm cuối (thường chọn ứng với P = 1,001 hay 1,01 - tuỳ đề yêu cầu)
- Điểm vô cùng (P = vô cùng, tức chỉ coi có chất chuẩn ban đầu). Điểm này các bạn có thể đơn giản chọn P = 2 cũng được
Còn bài bập 1 ở trên bạn phải giải theo quy tắc đương lượng, còn giải như bạn dunghitman tuy đúng nhưng nếu bạn làm như thế là không phuc hợp với yêu cầu đề bài. Bạn viết 2 ptpứ ra và tính toán bình thường theo công thức CN = CoNo
Mà bạn đã học được nhiều chưa? Bạn hỏi những câu thế này chứng tỏ bạn chưa hiểu gì về Hptích cả. Hichic.
Bài 2 thì bạn vận dụng công thức này nhé: CM = C%.10.d/M. Từ đó bạn tính được CM của dung dịch HAx (CH3COOH) ban đầu. Sau đó áp dụng công thức pha loãng:
C1V1 = C2V2
Thân!

cherub_myd
04-23-2010, 08:03 PM
xin chào các anh chị!!:24h_072:
em mới ra nhập diễn đàn,em là dân ngoại đạo nhưng mấy hôm nữa là có bài kiểm tra nên nhờ anh chị giúp đỡ!!
em muốn nhờ mọi người giúp em bước chọn chất chỉ thị bài này mới
""lấy 20mldung dịch amoniac đem đi định lượng bằng dung dịch HCl hết 25,20ml.biết rằng khi định lượng 10,00ml dd Na2CO3 0,1N thì thấy hết 11,50ml dd HCl nói trên.Giải thích quy trình và tính nồng độ g/l của dd amoniac trên"""
hihi cô giáo em cực kì khó tính nên mong mọi người trình bày rõ ràng cho em mới
enm cảm ơn nhiều!!

Bạn hỏi các bước chọn chị thị? Vậy thì từ Na2CO3 bạn xác định được nồng độ đượng lượng của HCl.Sau đó bạn lấy nồng độ này đem đi chuẩn độ với NH3.Xác định đường cong chuẩn độ với các điểm đặc biệt ;F=0; 0.99; 1.00; 1.01 ;2.00.Chọn chỉ thị là chất có pT nằm trong khoảng bước nhảy của F = 0.99 và 1.01
Chúc bạn thi tốt nhé !

giotnuoctrongbienca
04-23-2010, 11:56 PM
xin chào các anh chị!!:24h_072:
em mới ra nhập diễn đàn,em là dân ngoại đạo nhưng mấy hôm nữa là có bài kiểm tra nên nhờ anh chị giúp đỡ!!
em muốn nhờ mọi người giúp em bước chọn chất chỉ thị bài này mới
""lấy 20mldung dịch amoniac đem đi định lượng bằng dung dịch HCl hết 25,20ml.biết rằng khi định lượng 10,00ml dd Na2CO3 0,1N thì thấy hết 11,50ml dd HCl nói trên.Giải thích quy trình và tính nồng độ g/l của dd amoniac trên"""
hihi cô giáo em cực kì khó tính nên mong mọi người trình bày rõ ràng cho em mới
enm cảm ơn nhiều!!

Chào bạn,
có thể giải tóm tắt bài này như sau:
- Xác định nồng độ HCl bằng Na2CO3 0.1 N (đây là chất gốc nên chuẩn độ luôn 2 nấc):
N(HCl) = N(Na2CO3)*V(Na2CO3)/V(HCl) = 0.1*10/11.50 = 0.086956... N (chú ý chưa làm tròn số chỗ này).
- Phương trình chuẩn độ: HCl + NH3 --> NH4Cl
Điều kiện chuẩn độ chính xác đến 99.9%: pK(NH3) + pCo + pD < 8.
Đề bài cho thấy 20 mL dung dịch NH3 chuẩn hết 25,20 mL dung dịch HCl, như vậy nồng độ của NH3 xấp xỉ bằng nồng độ HCl --> điểm tương đuơng pha loãng 2 lần; lấy nồng độ NH3 xấp xỉ 0.1 N. Điều kiện chuẩn độ sẽ là 4.75 + 1 + 0.3 = 6.05 < 8 --> chuẩn độ chính xác đến > 99.9%.
Đường cong chuẩn độ --> chọn chỉ thị nên các điểm quan trọng cần tính chỉ là 3 điểm sau:
F = 0.999 --> dung dịch có 99.9% CoD NH4 sinh ra và còn 0.1% CoD NH3 --> đây là hỗn hợp baz yếu và muối acid mạnh của nó --> dung dịch đệm --> pH tính gần đúng là pH = pK(NH4+) + lg[NH3]/[NH4] = 9.75 - 3 = 6.75.
F = 1.000 --> HCl phản ứng vừa đủ NH3 --> dung dịch chỉ chứa NH4Cl: đây là muối của acid mạnh và baz yếu --> thể hiện tính acid yếu, pH = pK*(CoD + [H+]-[OH-])/([H+]-[OH-]). pH gần đúng = 0.5 (pK + pCo + pD) = 0.5 (9.25 + 1 + 0.3) = 5.275 --> bỏ qua [OH-] cạnh [H+], bỏ qua [H+] cạnh CoD --> pH = 5.275.
F = 1.001 --> chuẩn dư HCl 0.1% CoD -> dung dịch chưa 0.1% CoD H+ và 100% CoD NH4Cl: đây là hỗn hợp của acid mạnh và acid yếu. Sự phân ly của acid yếu bị ức chế do có acid mạnh --> tính gần đúng pH dung dịch chủ yếu do acid mạnh gây ra, pH = -lg[HCl] = 3 + 1 + 0.3 = 4.3
Như vậy khoảng bước nhảy của phép chuẩn độ với độ chính xác 99.9% là 6.75 - 4.3
Các chỉ thị có thể chọn là methyl đỏ, bromocresol green, các chỉ thị hỗn hợp pT 5.1 và pT 5.4. Thực tế thường dùng các chỉ thị pT 5.1 và pT 5.4 (Tashiro) để có độ chính xác cao nhất.
Quay lại bài toán trên, nồng độ NH3 tính ra là N(NH3) = N(HCl)*V(HCl)/V(NH3) = 25.20*1/(11.5*20) = 0.1096 N (nhớ lấy 4 chữ số có nghĩa).

Thân ái

giotnuoctrongbienca
04-24-2010, 12:07 AM
Tiện đây em cũng hỏi luôn bài nay nữa!
Hãy nêu cach pha dung dịch CH3COOH 6N từ dung dịch CH3COOH 60%,d=1,05g/ml """
em xin đa tạ trước!!:24h_038:
Trời mong mọi người trả lời cho em sơm một chút! không thì em toi đời mất
huhu!! có ai giúp tôi với!!
help me!!!

Dung dịch CH3COOH 60%, d = 1.05 g/ml --> 1 L CH3COOH 60% nặng 1.05 kg --> lượng CH3COOH nguyên chất có trong 1 L dung dịch CH3COOH 60% là 60*1.05*10 = 630 g.
Nồng độ mol của dung dịch CH3COOH 60% là 630/60 = 10.5M = 10.5N.
Nếu pha dung dịch CH3COOH 6 N, ta nên hiểu ngụ ý nồng độ này không yêu cầu quá chính xác --> pha loãng từ 10.5 N xuống 6N: nếu pha 1 L dung dịch CH3COOH 6N sẽ cần 6*1000/10.5 = 571.4 mL CH3COOH 60% hay 571.4*1.05 = 600 g CH3COOH 60%.
Bạn dùng cân kỹ thuật cân 600 g dung dịch acid CH3COOH 60% pha thành 1 L (dùng bình định mức hay ống đong cũng đuợc)! Thế là xong.

Thân ái

voanh
04-24-2010, 11:23 AM
Trời .Em cảm ơn sự nhiệt tình của mọi người!!!
tiện đây em muốn mọi người chỉ giáo cho em bài này nữa
""""Cần cho bao nhiêu ml NaOH 0,3M vào bao nhiêu ml CH3COOH 0,3M để được 1l dd có PH=5bieets PK(CH3COOH)=4,75""
em giải như sau.mong mọi người chỉ ra chỗ sai của em
pt: NaOH+CH3COOH------>CH3COONa+H2O
Vpha=VNaOH+VCH3COOH
[CH3COO-]pư=n/Vpha=n(OH-)/Vpha=0,3*V(NaOH)/Vpha(*)
[CH3COOH]còn=(n"đầu-n'pư")/Vpha
=(0,3*V""CH3COOH"-0,3*V"NaOH")/Vpha(**)
ta có PH=5=Pka+log[CH3COO-] - log[CH3COOH]
<=>5=4,75+log[CH3COO-] - log[CH3COOH]
<=>[CH3COO-]/[CH3COOH]=10^0,25(***)
từ (*),(**),(***) ta có VNaOH/(VCH3COOH-VNaOH)=10^0,25
<=>VNaOH/VCH3COOH=10^0,25/(1+10^0,25)=0,64
<=>VNaOH-0,64VCH3COOH=0
gt ta lại có VNaOH +VCH3COOH=1
từ đó ta tìm đc VNaOH=0,39
VCH3COOH=0,61
cảm ơn mọi người nhiều!!!

voanh
04-24-2010, 06:47 PM
Trời lúc trước mọi người hăng hái lắm mà
sao bây giời đang bận sao đấy ạ giúp em với em chỉ còn mỗi ngày mai nữa thôi
huhu!!

Hồ Sỹ Phúc
04-24-2010, 07:30 PM
Thì bài bạn làm vậy có lẽ đúng rồi mà, nhưng cách trình bày tệ quá!
Bạn làm thế chẳng ai muốn đọc đâu! Trình bày thế vừa mất thời gian, vừa làm người chấm "không thích" -> điểm thấp. Hehehe. Đôi lời góp ý. Nếu có gì không phải mong thông cảm.
Thân!

Kiều Cao Tiến
05-02-2010, 09:40 AM
Nhà mình có ai đã từng làm cả 2 cái máy Digesdahl va Kendahl để xác định tổng N chưa? Có điều gì cần lưu ý ko chỉ giáo cho đệ với!!!!!:014::014::014:

Hồ Sỹ Phúc
05-02-2010, 12:22 PM
Bạn tham khảo ở đây (http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?p=57125#post57125) nhé! Nhớ thanks nha! Hihi
Lần sau muốn hỏi gì thì bạn nên tìm kiếm trong diễn đàn đã, tránh lập quá nhiều topic nha bạn!
Chúc bạn vui vẻ!
Thân!

hoacamtu24
05-06-2010, 03:59 PM
Cho em hỏi dàn bài làm câu hỏi chuẩn bị thực hành hóa phân tích 1 như thế nào ạ?tụi em sắp làm rồi nhưng k ai biết nên làm thế nào cho phải cả?Mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy và các bạn!

Hồ Sỹ Phúc
05-06-2010, 05:36 PM
Thực tập HPT 1 rất thú vị, bạn cần có sách để tham khảo trước.
Nội dung chủ yếu là xác định các ion đơn giản (ion kim loại, anion quen thuộc) trong dung dịch và hỗn hợp của chúng. Quy trình tiến hành đã có sẵn, bạn chỉ cần ghi nhớ, tập và sau đó sẽ quen!
Đừng quá lo lắng nhé! Chúc bạn học tốt!
Thân!

hoacamtu24
05-06-2010, 09:01 PM
Vâng,đúng là quy trình đã có sẵn thật nhưng từ quy trình đã cho sẵn phải giải thích từng lời,từng từ,từng con số trong ấy .......đó mới là cái khó?tại sao phải cho từ từ từng giọt hay tại sao phải đun nhẹ hoặc là phải đem ly tâm..........Viết phương trình thì k nói đi nhưng thầy Đông đâu dễ dàng chấp nhận những câu trả lời suông thế ạ?

Hồ Sỹ Phúc
05-06-2010, 10:12 PM
Vâng,đúng là quy trình đã có sẵn thật nhưng từ quy trình đã cho sẵn phải giải thích từng lời,từng từ,từng con số trong ấy .......đó mới là cái khó?tại sao phải cho từ từ từng giọt hay tại sao phải đun nhẹ hoặc là phải đem ly tâm..........Viết phương trình thì k nói đi nhưng thầy Đông đâu dễ dàng chấp nhận những câu trả lời suông thế ạ?
Nếu vậy bạn vui lòng hỏi chi tiết nhé! Anh em ở đây không phải là giáo sư nên không thể giúp bạn tổng hợp được đâu!
@theky...: Bạn hỏi thăm mấy anh chị khoá trước là có ngay đó mà. Trường KHTN TpHCM thì có cuốn của thầy Long (rất hay), các trường khác nhau thường có giáo trình khác nhau.
Ngoài ra các bạn nên tham khảo cuốn Hoá học phân tích phần II - Phản ứng ion trong dung dịch của cố GS Nguyễn Tinh Dung.
Thân!

dunghitman
05-06-2010, 11:14 PM
Các bạn có thể tham khảo thêm trong cuốn sách của tác người nga Kreskov. Hì các bạn hãy lên thư viện kiếm tập một mà xem nhé. Đầy đủ hết luôn đó! Chúc mai các bạn thực hành may mắn.Mai mình cũng thực hành giống mấy bạn.Cố lên hen.

À anh Phúc ơi cho em hỏi tí anh biết curcumin là gì ko ạ? Cho em biết thêm một tí thông tin về nó anh nhé ^^ Tại vì có câu hỏi nó yêu cầu dùng curcumin nhận biết (H2BO3)- nên em không biết nó tạo phức với curcumin ra sao.

trannguyen
05-06-2010, 11:37 PM
chào các em, vậy là các em đã có một lô xách để xem rồi phải không, thích nhỉ?
các bài phân tích được thầy cô chắt lọc và viết lại một cách cô đọng và phát cho các em. Vậy thì hãy đọc thật kĩ. Ngày hôm nay các em không hiểu rõ từng câu từng chữ và từng ý nghĩa trong đó, vì có 2 lý do
Một là vì thầy cô cần các em tìm hiểu
và 2 là vì quá trình tích góp kiến thức từ các năm phổ thông còn quá ít. và các em không quen với đọc tài liệu từ trước.
Các anh đã cho các em một lô sách, và đọc hết chúng bảo đảm 80% trong các em đã đọc càng nhiều thì die là chắc.
Có càng nhiều sách các em cố gắng đọc càng ít thôi nhé! các em hiểu ý của anh không? Các em còn nhiều môn để học. và nên biết để điểm cao môn nay không đòi hỏi các em đọc quá nhiêu tài liệu. Nên rán chắt lọc mà đọc càng ít càng tốt.

các em đọc nhiều vào rỏooiifatts biểu thường rất lung tung hoàn toàn không tốt.
hãy đi sát với tài liệu mà thầy cô các bạn đưa cho. làm việc tốt với vài trang A4 đó các bạn dể dàng kiếm điểm 9 rồi.

Việc còn lại thì nên có tinh thần làm việc nhóm, sẽ đỡ mất thời gian đọc sách và tìm hiểu. dù mình như thế nào phải hòa mình vào đồng đội. lắng nghe bạn mình dù nó thật sự dở hơn mình. và nhiều vấn đề khác... làm việc nhóm rất tiết kiệm thời gian và bổ ích.

tìm hiểu nhiều tài liệu, chát lọc, + 0.5 điểm
còn đọc nhiều sách - 2 điểm

mong là các bạn học tốt môn này, và không quá lo lắng vì nó. đọc tài liệu trước và làm thực tập chăm chỉ là gần như đủ rồi. không phản bác các bạn tham khảo nhiều sách nhưng sách cũng như là game vậy. thế giới muôn màu và dể dẫn dắt các bạn đi lạc lối, quên mất mục đích của mình.

Và đó giống như là trang web mà chúng ta đang sử dụng, sử dụng và khai thác không đúng cách, nó cũng cho ta cái này hay cái nọ, không học được cái này thì cái khác. Nhưng cái chính mà chúng ta cần thì rất khó lấy được

chúc các bạn học giỏi

trannguyen
05-07-2010, 12:05 AM
À anh Phúc ơi cho em hỏi tí anh biết curcumin là gì ko ạ? Cho em biết thêm một tí thông tin về nó anh nhé ^^ Tại vì có câu hỏi nó yêu cầu dùng curcumin nhận biết (H2BO3)- nên em không biết nó tạo phức với curcumin ra sao. xin lỗi bạn trước khi trả lời
nhưng bạn cần bít cách tạo phức nó để làm gì? hì hì ... ngay bản thân tôi cũng không bít, trước đây không bít và sau này cũng không cần bít.
bít để thi thố với ai?
chúng ta học cái gì và sử sụng làm gì?
Ngay cả bạn hỏi vị giáo sư này hay giáo sư nọ cũng vậy, họ cũng không bít. là vì họ không cần bít? và họ sẽ tra sách để trả lời cho các bạn.
Các bạn nên bít môn học này mục đích là gì? riêng người phân tích cần bít và trang bị cái gì?

TUY NHIÊN TÔI VẪN NHIỆT LIỆT VỚI TINH THẦN HAM HỌC HAM HỎI CỦA BẠN.
TÔI CÓ VÀI LỜI:
CUCUMIN ĐƯỢC CHIẾT xuất từ nghệ, nên thường có màu vàng tạo phức với borat tạo màu đỏ máu. => nhận biết borat bằng cucumin.
Nhưng bản thân cucumin lại tạo màu đỏ khi có sắt và một vài ion khác. Vậy vấn đề mà các bạn cần nắm là ở đây.
khi dung dịch làm chuyển màu cucumin, phải cẩn thận vì co ion sắt. các bạn cần học ở chổ này này.

TUY NHIÊN VÌ CÁC BẠN MÚN TÔI VẪN SẼ TRẢ LỜI THEO Ý CÁC BẠN
CUCUMIN CTPT LÀ C12H20O6
SỬ dụng nhận biết được các chất B, Ba, Ca, Hf, Mg, Mo, Ti, V, W, Zr. Phản ứng đo độ sáng của B, cách sử dụng như xịt lên tờ giấy sắc ký.

riêng với borat có tạo 2 phức Rosocyamin (1) và Rubrocurcumin (2)

trannguyen
05-07-2010, 12:10 AM
gởi bạn cấu trúc phức cucumin với borat. không ai bít khi bạn hỏi nhưng cũng không quá khó để tự tìm câu trả lời. nên khi hỏi cũng cần phải ...:24h_049: như thế sẽ mau tiến bộ hơn

Hồ Sỹ Phúc
05-07-2010, 12:43 PM
Chào bạn!
Bài viết của bạn cũng khá hay, nhưng ấy chỉ là phân tích định tính thôi. Còn phân tích định lượng thì sao? ví dụ như xác định hàm lượng Ca, Mg, Zn... Trong phân bón hóa học thì sao? Có một điều cho bạn là ko sử dụng các máy mốc, thiết bị, mà chỉ sử dụng các pp phân tích thủ công thôi. Bạn làm đc ko zạ?:24h_060:
Hi!!!
Bạn đang nói với ai vậy?
Chúng tôi trả lời như trên vì hoatucam24 đang hỏi về thực tập hoá phân tích 1, còn phân tích định lượng thì ở thực tập hoá phân tích 2. Phải chăng bạn không học ĐH KHTN? Có thể bạn học bách khoa chăng?
Phân tích định lượng được chia thành 2 loại:
- Các pp định lượng hoá học (dùng các thiết bị đơn giản: Elren, pipet, buret...)
- Các phương pháp phân tích hoá lý (công cụ): Dùng máy móc hiện đại!
...
Thân!

giotnuoctrongbienca
05-07-2010, 02:45 PM
Bạn đang nói với ai vậy?
Chúng tôi trả lời như trên vì hoatucam24 đang hỏi về thực tập hoá phân tích 1, còn phân tích định lượng thì ở thực tập hoá phân tích 2. Phải chăng bạn không học ĐH KHTN? Có thể bạn học bách khoa chăng?
Phân tích định lượng được chia thành 2 loại:
- Các pp định lượng hoá học (dùng các thiết bị đơn giản: Elren, pipet, buret...)
- Các phương pháp phân tích hoá lý (công cụ): Dùng máy móc hiện đại!
...
Thân!

Chào các bạn,
Theo chương trình mới thì kể từ khóa 2008 trở đi, các SV theo học khoa Hóa ĐHKHTN sẽ học theo chương trình mới trong đó gồm 2 môn Phân Tích 1 (các phương pháp phân tích hóa học) và Phân Tích 2 (các phương pháp phân tích dụng cu). Môn Phân Tích 1 sẽ gồm phần cân bằng ion trong dung dịch + phân tích định lượng bằng các phương pháp phân tích hóa học, tức là gộp cả hai học phần phân tích 1 và phân tích 2 của chương trình cũ.
Nay thông báo
Thân ái

Trần Văn Quyết
05-11-2010, 09:19 AM
Các bạn giúp mình công thức của thuốc thử fusin, tính chất hóa học của nó và nó dùng để nhận ra chất nào?
Cám ơn rất nhiều!

Hồ Sỹ Phúc
05-11-2010, 12:48 PM
Các bạn giúp mình công thức của thuốc thử fusin, tính chất hóa học của nó và nó dùng để nhận ra chất nào? Cám ơn rất nhiều!
Thuốc thử này bạn có thể xem ở cuốn thực hành Hoá học hữu cơ của cô Anh Đào (k nhớ họ gì?).
Nó được dùng để nhận biết nhóm -CHO. Đặc biệt nó cũng được dùng để nhận biết HCHO với các andehit khác, vì hợp chất giữa HCHO với nó có màu bền vững trong môi trường axit, còn các andehit khác không bền!
Ứng dụng thực tế của nó là xác định sự có mặt của CH3OH trong rượu etylic (CH3OH rất đợco, do đó việc xác định này rất quan trọng).
Cách làm: Oxi hoá ancol = CuO -> andehit. Sau đó dùng thuốc thử trên để nhận biết HCHO.
Thân!

trannguyen
05-11-2010, 01:55 PM
Bạn phúc có tài liệu thêm về thuốc thử fusin không
như công thức, cơ chế tạo phức, bước sóng hấp thu...
Và những tài liệu liên quan không? thì post lên cho mọi người tham khảo với. Mình cũng thích tìm hiểm về nó nhưng chưa có freetime!

Hồ Sỹ Phúc
05-11-2010, 02:06 PM
Rất tiếc, tớ chỉ có cuốn sách của cô Anh Đào thôi! Các bạn chịu khó tìm mua vậy! Khi nào có bản file tớ sẽ up lên cho. Hihi. Xin thứ lỗi nhé!

rubykhtn
05-12-2010, 11:11 PM
tại sao khi định tính ion Ba2+ lại bỏ thêm nước,có phải kết tủa BaCrO4 không bền trong môi trường acid?vai trò của CH3COOH và NH4CH3COO việc tạo môi trường đệm thì con có tac dụng j nữa không ? mong các bn giải thích giùm.thanks nhiều

Hồ Sỹ Phúc
05-12-2010, 11:33 PM
-Cr2O72- +H2O -> 2CrO42- + 2H+ (*)
Ta thấy cân bằng này chuyển dịch sang phải khi pha loãng -> tạo điều kiện cho pứ:
Ba2+ + CrO42- -> BaCrO4 xảy ra hoàn toàn hơn.
- Vai trò của CH3COOH và CH3COONa là làm dung dịch đệm, thực ra ngoài mục đích làm chuểyn dịch cân bằng (*) ở trên thì nó còn có một tác dụng nữa đó là: Cùng với điều kiện trên thì Ca2+ và Sr2+ không tạo được kết tủa MCrO4 như BaCrO4! từ đó chũng minh được là có thể tách được Ba2+ khỏi hỗn hợp chứa Ca2+, Sr2+, Ba2+! Ok?
Chúc bạn học tốt!
Thân!

Trần Văn Quyết
05-13-2010, 08:23 AM
Tại sao Sr2+ và Ca2+ lại không tạo được kt. Anh Phúc có số liệu về tích số tan của các MSrO4 không.
Anh Phúc có sách nào về bài tập dãy biến hóa, nhận biết và tách, tinh chế các chất không? Nếu có cho em xin đường link với.

Hồ Sỹ Phúc
05-13-2010, 10:46 AM
Tại sao Sr2+ và Ca2+ lại không tạo được kt. Anh Phúc có số liệu về tích số tan của các MCrO4 không.
Anh Phúc có sách nào về bài tập dãy biến hóa, nhận biết và tách, tinh chế các chất không? Nếu có cho em xin đường link với.
Tích số tan của:
BaCrO4 là 1,17.10^-10;
Còn SrCrO4 và CaCrO4 thì mình không nhớ, nhưng nó lớn hơn rất nhiều (khoảng 10^-6 - 10^-7), bạn có thể tra trong sách Hoá phân tích (Cân bằng ion trong dung dịch) nhé!
Hoặc có thể tham khảo thêm Ở đây (http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3ng_%C4%91%E1%BB%99_tan)
Anh Phúc có sách nào về bài tập dãy biến hóa, nhận biết và tách, tinh chế các chất không? Nếu có cho em xin đường link với.
Mấy cái này thì mình không có rồi, cũng chủ yếu download trên mạng thôi. Hihi
Thân!

Trần Văn Quyết
05-13-2010, 05:54 PM
Anh Phúc có thể cho biết công thức hay thành phần của thuốc thử này không, và pư nhận biết xảy ra như thế nào?

Hồ Sỹ Phúc
05-13-2010, 06:14 PM
Anh Phúc có thể cho biết công thức hay thành phần của thuốc thử này không, và pư nhận biết xảy ra như thế nào?
Trích từ sách cô Anh Đào nè:
"Dung dịch axit fucsinsunfurơ được điều chế bằng cách hòa tan 0.2g fucsin (rosanilin) trong 200ml nước cất và cho thêm vài ml dung dịch nước bão hòa khí SO2 (hoặc 2g NaHSO3 và 2ml dung dịch HCl đặc). Nếu sau 15 – 20 phút mà dung dịch không mất màu thì cho thêm một ít tha hoạt tính, lắc cho đến khi mất mà, sau đó lọc bỏ than hoạt tính..
Thuốc thử được giữ trong bình kín, tránh ánh sáng. Lượng dư của SO2 trong thuốc thử càng ít, thuốc thử càng nhạy."
Công thức thì có lẽ chờ Minhduy post lên thôi. Chứ anh vẽ xấu hoắc! Hoặc có thể em xem Ở đây (http://de.wikipedia.org/wiki/Fuchsin) hoặc Here (http://en.wikipedia.org/wiki/Fuchsine).
Chúc em học tốt!
Thân!

rubykhtn
05-13-2010, 09:15 PM
vậy cho em hỏi tại sao trong phản ứng tạo kết tua BaSO4 ngta cũng cho nươc vào vậy nước ở đây có tac dụng j ah?

giotnuoctrongbienca
05-14-2010, 09:17 PM
Chào các bạn,
Về phương diện định tính: thêm nước vào trong phản ứng tạo kết tủa BaSO4 không có tác dụng gì.
Về phương diện định lượng: thêm nước vào làm cho dung dịch loãng ra, giảm mức độ quá bão hòa của dung dịch --> ít mầm tinh thể hơn, kết tủa to hơn, dễ lọc, ít lẫn tạp chất --> độ tinh khiết cao hơn.
Thân ái

pm.kjng
05-18-2010, 09:59 PM
Xin chào mọi người ^^!
Cho phép mình được hỏi về 1 số vấn đề
+ CH3COONa -> CH3COO(-) + Na (+) K của phản ứng này là bao nhiêu ạ?
+ Xét dd có chứa 50ml CH3COONa 0.1M và 40ml dd HCl 0.1M.Dung dịch này có phải là một dung dịch đệm không?
Mong chờ ý kiến đóng góp từ mọi người.Thanks ^^!

sakura1234
05-18-2010, 10:07 PM
CH3COONa + HCl --> CH3COOH + NaCl
0.005 mol 0.004 mol
Sau phản ứng có : CH3COOH 0.004 mol và CH3COONa 0.001 mol
Đây là dung dịch đệm có pH=pKa + lg ([CH3COONa]/[CH3COOH])

hankiner215
05-19-2010, 09:25 AM
Xin chào mọi người ^^!
Cho phép mình được hỏi về 1 số vấn đề
+ CH3COONa -> CH3COO(-) + Na (+) K của phản ứng này là bao nhiêu ạ?
+ Xét dd có chứa 50ml CH3COONa 0.1M và 40ml dd HCl 0.1M.Dung dịch này có phải là một dung dịch đệm không?
Mong chờ ý kiến đóng góp từ mọi người.Thanks ^^!

Mình nghĩ muối này phân ly hoàn toàn trong dung dịch, phản ứng này là bất thuận nghịch nên sẽ ko có Kcb. Chắc bạn muốn hỏi Ka của CH3COOH
CH3COOH <-> H+ + CH3COO- ?
Theo đn, 1 hệ đệm đơn là hệ tạo ra từ 1 cặp acid-baz liên hợp HA/A- (Ở đây là CH3COOH/CH3COO-). Theo như bạn sakura1234 tính toán thì mình nghĩ đây là 1 hệ đệm. Có gì sai mong mọi người góp ý!^^

Le Vy
05-19-2010, 09:52 PM
Các bạn cho mình hỏi một số thí nghiệm này :
*TN1:
- Ống A: 2ml dd HCl 0,1N + 1 giọt metyl da cam ( Hồng nhạt)
- ống B: 2ml dd NaOH 0,1N + 1 giọt metyl da cam ( Cam) <-- màu vàng mới đúng
- ống C: 2ml dd HCl 0,1N + 1 giọt phenolphtalein (Ko màu)
- Ống C: 2ml dd NaOH 0,1N + 1 giọt phenolphtalein ( Hồng tím )
Có phải Cn(N) và Cm(M) bằng nhau đều là 0,1 ko ? Giải thích sự thay đổi màu của dd chỉ thị?
* TN2:
- Ống1: Cho vào 2ml dd CH3COOH 0,1N và 1 giọt metyl da cam, lắc đều ghi nhận màu M1 là" hồng nhạt". Thêm vào ồng nghiệm này 2ml (từng giọt) dd CH3COONa 0,1N. Lắc đều ghi nhận màu M1 là " hồng nhạt"
- Ống 2: Cho vào 4 ml nước cất và 1 giọt metyl da cam, lắc đều ghi nhận màu M2 là" vàng trong"
Thử tính đệm: Thêm từ từ từng giọt ( bằng buret) dd NaOH 0,1N vào ống nghiệm 1 và 2 Lắc đều cho đến khi các dd trong các ống nghiệm đổi sang màu cam ánh đỏ, ghi nhận được lượng NaOH 0,1N đã dùng là bao nhiêu là chính xác?Giải thích?(Các bạn chú ý giải thích kĩ giúp mình vì sao hiện tượng màu cam ánh đỏ lại xảy ra được ở ống 2)
* TN3: Cho vào 1 ống nghiệm 4ml nước cất và 1 giọt metyl da cam, lắc đều ghi nhận được màu là"vàng trong" .Thêm từ từ từng giọt ( bằng buret) dd HCl 0,1N vào ống nghiệm trên. Lắc đều cho đến khi các dd trong ống nghiệm trên đổi màu, ghi nhận được 1ml HCl 0,1N đã dùng. Giải thích ?
Hi vọng sớm nhận được câu trả lời chính xác nhất của các bạn! Chân thành cảm ơn!

Hồ Sỹ Phúc
05-19-2010, 11:13 PM
Trước khi post, bạn nên chịu khó tìm trong forum nhé!
Mời bạn tham khảo ở topic này:
http://www.chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=2888
Chúc bạn học tốt!
Thân!

Kiều Cao Tiến
05-24-2010, 09:53 PM
Thanks so much!
Mình chỉ muốn biết ai có kinh nghiệm làm Digesdahl rồi biết về nó thì chỉ cho mình thôi.Mỉnh cũng đang tìm hiểu về nó mà.Đây là thiết bị phá mẫu của Hach.Nói chung làm tổng N thì kết quả tương đối chính xác nhưng chỉ mỗi 1 nhược điểm là chỉ phá được mỗi 1 mẫu 1 lần thôi.Mà gần 1h đồng hồ chứ ít gì^^.ứng dụng phương pháp đo quang mừ!!!
Huynh đệ nào đã từng biết về nó xin chỉ giáo thêm
:vanxin(:vanxin(

lehongthanh
05-25-2010, 07:54 AM
Hiện mình đang cần tài liệu kỹ thuật phân tích COD bằng KMNO4, bạn nào có tài liệu chi tiết có thể gửi cho mình được không, mail của mình là: lehongthanhcn002@yahoo.com
cảm ơn nhiều.

lehongthanh
05-26-2010, 07:38 AM
Hiện tại mình đang kiếm tài liệu phân tích COD bằng KMnO4 nhưng hầu hết trên diễn đàn đều chỉ pp phân tích bằng K2Cr2O7,có bạn nào có tài liệu gửi cho mình với.
Mình cũng thắc mắc về hệ số tương quan giữa việc đo COD bằng tay và đo bằng máy, có ai biết chỉ mình luôn nha.
Cảm ơn rất nhiều.

Tung Mysterio
05-26-2010, 01:44 PM
Thường thì người ta dùng K2Cr2O7 bạn àh do K2Cr2O7 có tính oxy hóa mạnh hơn KMnO4 nên có thể oxy hóa hầu hết các chất hữu cơ trong nước nên kết quả phân tích COD sẽ chính xác hơn (mặc dù thời gian tiến hành lâu hơn)...
Còn phương pháp thì giống y chang phương pháp xác định COD bằng K2Cr2O7, chỉ khác là khác phần tính toán, xử lý số liệu thui...

Bạn tham khảo thêm ở đây nha... http://www.scribd.com/doc/7299852/phan5

lehongthanh
05-26-2010, 02:16 PM
Cám ơn bạn nhe, mình cũng chỉ mới bắt đầu nghiên cứu về lãnh vực này nên không hiểu rõ lắm. Mình thấy bên công ty mình toàn dùng KMnO4 để phân tích mà tài liệu của công ty mình đọc lại không hiểu lằm nên muốn kiếm tài liệu tiếng việt đọc cho dễ hiểu chút :P

giotnuoctrongbienca
05-26-2010, 02:19 PM
Thường thì người ta dùng K2Cr2O7 bạn àh do K2Cr2O7 có tính oxy hóa mạnh hơn KMnO4 nên có thể oxy hóa hầu hết các chất hữu cơ trong nước nên kết quả phân tích COD sẽ chính xác hơn (mặc dù thời gian tiến hành lâu hơn)...
Còn phương pháp thì giống y chang phương pháp xác định COD bằng K2Cr2O7, chỉ khác là khác phần tính toán, xử lý số liệu thui...

Bạn tham khảo thêm ở đây nha... http://www.scribd.com/doc/7299852/phan5

Chào bạn,
Đánh giá tính oxyhóa khử của các chất người ta dựa vào thế oxyhóa khử chuẩn điều kiện của chúng. Trong trường hợp này thế oxyhóa khử chuẩn của Cr2O7/Cr(III) là +1.33V và của MnO4/Mn(II) là +1.51 V. Thực tế cũng thấy KMnO4 oxyhóa mạnh hơn K2Cr2O7 mà!
Trong phương pháp xác định COD, cũng có một số nghiên cứu dùng KMnO4 thay cho K2Cr2O7 nhưng các nghiên cứu này vẫn chưa thành công như mong đợi.
Vấn đề phức tạp ở chỗ KMnO4 không chỉ oxyhóa chất hữu cơ mà còn oxyhóa nước khi dùng nồng độ cao, môi trường acid mạnh. Ngoài ra KMnO4 còn oxyhóa luôn Mn(II) thành MnO2 nên việc xác định COD rất dễ sai và khó ổn định.
Chúng ta cứ xài phương pháp truyền thống là đủ.
Thân ái

lehongthanh
05-26-2010, 03:24 PM
Mình có 1 thắc mắc nữa là khi đo COD bằng tay và bằng máy thì đều ra kết quả khác nhau,tại sao lại như vậy?mình nghe nói là giữa 2 kết quả đó có hệ số tương quan, hệ số tương quang đó được xác định như thế nào vậy?
Cảm ơn rất nhiều.

trannguyen
05-27-2010, 02:46 AM
quy trình xác định metanol trong cồn
http://chilinhkgcc.forumotion.net/forum-f28/topic-t158.htm

M|r.S
06-06-2010, 09:58 PM
Tính khối lượng AgSo4 và thể tích H2S04 98% (D = 1.84) trong 500ml dd AgS04 + H2So4.
Biết mAgSo4/H2So4 = 5.5g/Kg.

Em bí bài náy mấy ngày nay mà ko làm đc. Ai giúp e với !!!!!!!!!!!!

phạm thị thanh tuyền
06-06-2010, 10:05 PM
em ơi Ag2SO4 chứ không phải AgSO4 nhé.với lại chất này kết tũa mà.em muốn bít chính xác thì phải xem tích số tan của nó là bao nhiêu và thực hiện ở nhiệt độ nào nữa nhé

Hồ Sỹ Phúc
06-06-2010, 11:32 PM
Tính khối lượng AgSo4 và thể tích H2S04 98% (D = 1.84) trong 500ml dd AgS04 + H2So4.
Biết mAgSo4/H2So4 = 5.5g/Kg.
Em bí bài náy mấy ngày nay mà ko làm đc. Ai giúp e với !!!!!!!!!!!!
Cơ bản là thế này, thể tích chất rắn coi rất nhỏ nên bạn lấy 500ml ddH2SO4 98% <=> 920gam dung dịch H2SO4 98% <=> 901,6gam H2SO4 => Cân 5,5g.901,6g/1000g = 4,96gam ~ 5gam Ag2SO4 hoà tan, có thể đun nóng cẩn thận. Ok?

giotnuoctrongbienca
06-07-2010, 10:15 AM
Tính khối lượng AgSo4 và thể tích H2S04 98% (D = 1.84) trong 500ml dd AgS04 + H2So4.
Biết mAgSo4/H2So4 = 5.5g/Kg.

Em bí bài náy mấy ngày nay mà ko làm đc. Ai giúp e với !!!!!!!!!!!!

Chào bạn,
Có phải bạn muốn pha dung dịch này để dùng trong phản ứng xác định COD?
Nếu vậy thì dung dịch này có bán sẵn (và Ag2SO4 ít tan nhưng trong dung dịch này không tủa). Dung dịch này chứa 10 g bạc sulfate trong 1 L H2SO4 đặc, tỷ trọng 1.84 g/mL (tôi hiện có mấy chai như vậy đấy).

Theo những thông tin bạn cho trên thì dụng dịch bạn cần chính là dung dịch tôi nói bên trên, tức 10g bạc sulfate/1.84 kg acid = 5.43g bạc sulfate/1kg acid. Pha 500 mL (tức 920g acid) dung dịch này cần 5 g bạc sulfate.
Lưu ý Ag trong bạc sulfate có số oxyhóa +1 --> công thức đúng nên là Ag2SO4.

Thân ái

sugiathanchet
10-20-2010, 09:36 PM
em không biết làm sao để chuẩn độ riêng từng nấc! mong mọi người giúp em với

PhanNhatMinh
11-01-2010, 03:24 AM
mấy file attachments e ko down được :((

ACE up lại giùm e cái, đang học, cần lắm

PhanNhatMinh
11-01-2010, 09:28 PM
Ko ai quan tâm đến chuẩn độ nữa à :((

nhanduyen
11-02-2010, 12:52 PM
Các chai hóa chất của hãng Merck đều có ghi ngày sản xuất, tuy nhiên không ghi ngày hết hạn trên chai.

Chào Thầy, theo em biết thì các hóa chất của Merck là ghi hạn sử dụng trên các nhãn của chai, còn các chai không ghi ngày phần lớn là chỉ thị, hay hóa chất bền vững, có thể trữ được cả chục năm. riêng ngày sản suất thì không in, nhưng trên nắp chai có ngày đóng nút. (Em để ý phần lớn các chai đều có):24h_046:
Có gì xin Thầy chỉ giáo! :021_002:

checkwin
11-23-2010, 09:26 PM
chào! các bạn! Mình là mem mới
Có bạn nào có video minh họa cho pp xác định nồng độ của KMnO4 bằng acid oxalic trong môi trường H+ k? cho mình link với!
Thanks nha