PDA

View Full Version : Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ


Pages : [1] 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21

bluemonster
12-01-2005, 06:33 PM
BM sẽ tiên phong chọn hóa chất đầu tiên nhé, đó là nước, vì nước đóng một vai trò hết sức wan trọng trong cuộc sống chúng ta, cũng như trong hóa học. Nên có lẽ chúng ta nên nói về nước trước nhất.
Thôi dài dòng wé, mình vô bài nhé.
Đầu tiên BM sẽ giới thiệu với các bạn về tính chất vật lí của nước, tại sao nước lại là một trohg những hoá chất wan trọng nhất của hoá học.

+Do có cấu tạo ko đối xứng, H2O là phân tử có cực, độ dài lưỡng cực bằng 0,39A­­­0(ăngtrong) và cực tính lớn

+Nước mưa và nước do tuyết tan ra có khói lượng riêng bé hơn đơn vị, còn nuớơc đạI dương, nước kết tinh ở trong các khoáng vật và nước ở trong động thực vậtcó khốI lượng riêng lớn hơn.

+Ở áp suất thường nước có khốI lượng riêng lớn nhất ở 3,98 0C(độ C). Khi đun nóng nuớc lên trên nhiệt độ đó hoặc làm lạnh xuống duớI nhiệt độ đó, khốI lượng riêng của nước đều giảm xuống. Ta có thể gỉai thích như sau:
Bằng liên kết hidro, các phân tử nước ở trong nước lỏng trùng hợp vớI nhau tạao thành những tập hợp phân tử lớn hơn. Trong nước đá, mỗI phân tử nước nhờ liên kết hidro, liên kếtb vớI phân tử nước khác tạo nên những tập hợp phân tử (H2O)5 (mạng phân tử cấu trúc hình tháp) có cấu tạo hình tứ diện đều. Các phân tử nước ko được “gói ghém” vớI nhau sít sao nên phân tử (H2O)5 có cấu tạo khá rỗng. Khi nước đá nóng chảy, liên kết hidro bị đứt ra một phần (khoảng 15%) và các phân tử nước đều sít lạI gần nhau hơn. Do đó nước đá đã chảy nặng hơn nước đá ở 0 0C(độ C). Khi được đun nóng tiếp tục, một mặt thể tích nước tăng lên vì khoảng cách giữa các phân tử tăng lên một cách bình thường như vớI mọI nguyên tử khác, mặt khác số liên kết hidro bị đứt thêm và hiên tượng trùng hợp do đó giảm xuống làm cho thể tích của nước giảm xuống. Doliên quan giữa hai cách biến đổI thể tích ngược nhau như vậy nên nước có thể tích lớn nhất ở ~ 4 0C(độ C chứ ko phải là 40 đâu).

bluemonster
12-01-2005, 06:40 PM
Tiếp nè, đang còn dang dở mà. Các bạn hãy bổ sung nha, vì đây chỉ mới là những kiếnt thức ở trường hầu như các bạn đều bít mà. :die ( :art (
Cũng vì hiện tượng trùng hợp, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của nước đều quá cao so vớI các hợp chất tương tự vớI nó như H2S, H2Se, và H2Te.( mấy con số đều thụt xuống làm chỉ số phân tử nha các bạn, đừng đọc lộn phiền lắm đó :hocbong ( )
Ở nhiệt độ 0,0098 0C và áp suất 4,579 mmHg, nước có thể tồn tạI đồng thờI ở ba trạng thái : nước đá, nước lỏng và hơi nước. Nhiệt độ đó gọI là điểm ba của nước.
Khi tăng nhiệt độ hay áp suất, trong cân bằng sẽ chỉ có nước lỏngvà hơi nươc và khi giảm, chỉ có nước đá và hơi nước. Ở điểm ba đó có có cân bằng giữa trạng thái rắn và trạng thái lỏng cho nên điểm ba 0 là nhiệt độ nóng chảy của nước đá. Nhưng điểm ba 0 ko phảI là nhiệt độ nóng chảy của nước đá ở áp suất thường.
Như đã biết nước đá có thể tích lớn hơn nước lỏng, theo nguyên lí Lơ-sa-tơ-li-ê khi tăng áp suất trên nước đá, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm thể tích, nghĩa là nước đá sẽ nóng chảy thành nước lỏng. BởI vậy ở áp suất cao, nhiệt độ nóng chảy của nước đá hạ xuống. Ở áp suất thuờng (1 atm), nước đá nóng chảy ở 0 0C, dướI áp suất 2115 atm, ở -22 0C. Tuy nhiên dướI áp suất trên 2115 atm nhiệt độ nóng chảy của nước đá lạI tăng lên, ví dụ ở 40000 atm nhiệt độ đó là 192 0C, sỡ dĩ có những biến đổI như vạy là do ở áp suất cao xuất hiện những dạng tinh thể khác nhau của nước đá.
Chúc các bạn vui vẽ, khoẻ khoắn để tích cực tham igia xây dựng chemvn. :noel7 ( :sangkhoai :noel6 (

bluemonster
12-01-2005, 06:44 PM
Đợi lâu wé, BM làm lun tính chất hóa học của nước, các bạn nếu phát hiện ra điều gì hay về ứng dụng từ những tính chất hóa học này của nước thì gửi bài tới box hoá ghọc ứng dụng hay trong box này lun cũng được. :sangkhoai :art ( :ngap (
Nước là hợp chất có khả năng pứ cao. Nó kết hợp vớI nhiều oxít của các nguyên tố và các muốI, tương tác được vớI nhiều nguyên tố. Chính quá trình hòa tan các chất, như đã bíêt, là quá trình hidrat hoá các chất đó. Hidrat hoá là pứ rất wan trọng đặc biệt trong các lọai pứ hóa học. Đối vớI các quá trình điện li quá trình hidrat hoá xảy ra nhờ tương tác tĩnh điện giữa ion vớI phân tử lưỡng cực H2O hoặc nhờ liên kết cho nhận giữa ion vớI phântử H2O nhờ cặp e tự do ở oxy. ĐốI vớI hợp chất ko điện li hoặc kém điện li mà trong phân tử có nhóm -OH như các axít yếu, các hợp chất hữu cơ như rượu, đường, quá trình hidrat hoá xảy ra được nhờ liên kết hidro giữa hóm OH vớI phân tử H2O.
Ở trong nước oxy có mức oxy hoá -2, và hidro có mức oxy hoá +1 cho nên nước vừa có tính oxy hoá vừa có tính khử. những chất oxyhóa mạnh và những chất khử mạnh ko thể tồn tạI ở trong nước mà phân huỷ nước giảI phóng oxy và hidro. Những chất oxy hoá trung bình và chất khử trung bình cho pứ thuận nghịch ở nhiệt độ cao. Trong các chất oxy hoá chỉ có flo cho pứ hoàn toàn vớI nước ở nhiệt độ thường, còn các hal khác cho pứ thuận nghịch. Trong các chất khử, phốtpho, cacbon, silic và bo cho pứ ko hoàn toàn khi đun nóng, những kim loạI kiềm và kiềm thổ cho pứ mạnh vớI nhước ở nhịệt độ thường hoặc nhiệt độ thấp. Bột magiê và bột nhôm đang cháy sẽ tiếp tục cháy trong hơi nước ở 100 0C. Những kim loạI như Fe, Zn, Ni, Co, Cr cho pứ thuận nghịch ở nhiệt độ khoảng 500 0C. thiếc và chì thực tế ko pứ, còn thuỷ ngân và các kim loạI quí ko ppứ vớI nước ở bất kì nhiệt độ nào.

dthnhung
12-05-2005, 11:38 PM
Bài viết này bổ sung thêm vào phần giới thiệu về nước của bạn BM trong mục "Mỗi tuần một hóa chất".

Từ thời xa xưa, người ta đã phát hiện ra mối tương quan giữa các bệnh truyền nhiễm và nước. Vào năm 1828, một cơn dịch tả đã bùng phát do sự sinh sôi của vi khuẩn vảy dọc theo con sông. Vài năm sau, 1855, người ta đã tìm ra những bằng chứng về nguồn gốc các bệnh truyền nhiễm xuất phát từ nước uống (thương hàn, dịch tả). Để phòng ngừa bệnh, nước uống phải được đun sôi để diệt các loại vi khuẩn gây bệnh.
Tuy nhiên, mãi đến năm 1880, với sự ra đời của kính hiển vi, người ta mới nhận danh các loài vi khuẩn cũng nhw vai trò của chúng trong việc gây bệnh cho người.
Vì nước là sản phẩm không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, nó tác động trực tiếp đến sức khỏe con người nên việc kiểm tra chất lượng nước là điều tối quan trọng.
Nước uống được phải bảo đảm 2 điều kiện sau :
- không chứa các vi khuẩn gây bệnh,
- không chứa các độc chất.

Theo tiêu chuẩn Châu Âu, nước uống được phải được xét trên 62 tiêu chuẩn, bao gồm :
- các tiêu chuẩn về giác quan (mùi, vị, màu sắc...),
- các tiêu chuẩn về hóa-lý (độ pH, hàm lượng chlore, sulfate, magnesium, sodium...),
- các tiêu chuẩn về độc tính (hàm lượng các độc chất : nitrite, các hydrocarbure, phenol, kim loại, fluor...),
- các tiêu chuẩn về vi sinh (có sự hiện diện của các vi sinh vật gây bệnh hay không?)

Dưới đây là một vài tiêu chuẩn :

- Ion nitrate : gây ung thư nếu hàm lượng 100 mg/L. Hàm lượng cho phép tối đa : 50 mg/L
- Ion nitrite : làm xáo trộn sự hô hấp trong máu. Hàm lượng cho phép tối đa : 50 microgram/L
- Fluor : nếu hàm lượng quá ít có thể gây sâu răng ở trẻ con, nhưng nếu quá dư sẽ làm răng bị đen. Hàm lượng cho phép tối đa : 0,7 mg/L (đối với các quốc gia xứ nóng) và 1,5 mg/L (xứ lạnh).
- arsenic : gây ung thư. Hàm lượng tối đa : 50 microgram/L
- Bạc : gây xáo trộn chức năng của các enzym co' vai trò hô hấp của tế bào. Hàm lượng tối đa : 1 microgram/L.
- Cadmium : tương tự như bạc. Hàm lượng tối đa : 5 microgram/L.
- Chì : gây hiện tượng nhiễm độc chì. Hàm lượng tối đa : 50 microgram/L.
- Các hydrocarbure : một vài hydrocarbon vòng thơm có khả năng gây ung thư. Hàm lượng tối đa : 10 microgram/L.
- các chất tẩy rửa : sự hiện diện chất tẩy rửa trong nước tạo thuận lợi cho sự thâm nhập các hydrocarbure vòng thơm vào cơ thể. Hàm lượng tối đa : 200 microgram/L
- holoforme : các hợp chất thuộc loại như chloroform (CHCl3) được tạo thành từ quá trình chloro hóa nước. Hàm lượng tối đa : 30 microgram/L.

(Theo Crouzet-Deprost D. ; Déprés-Homo K. ; Sadou S. ; Fournier J. "Chimie de la masion", Culture et Techniques, 1996.

bluemonster
01-23-2006, 09:09 AM
Cái này đơn giản thôi!
Do F có bạn kính nhỏ, độ âm điện lớn, nên có khả năng tạo liên kết hidro mạnh hơn các hal khác.
Nhờ tạo được liên kết hidro liên phân tử nên nhiệt đô sôi của HF cao hơn HCl. Thế nhưng khi xét nhiệt đô sôi của HF với HI thì pải dựa vào yếu tố thực nghiệm, vì càng xuống dưới, các hidrohalogen tăng nhiệt độ sôi, co liên kết van der wall tăng.
:bachma ( :ot (

doremon
01-25-2006, 03:34 PM
HF có khả năng trùng hợp giống như H2O và NH3 vì nó có khả năng tạo lk Hydro (độ âm điện lớn, bán kính nhỏ-> rút e của H về), các halogen còn lại không thể tạo lk H vì bán kính lớn( trừ 1 ít hợp chất của Cl)
Tuy nhiên trùng hợp ko có nghĩa là vô tận như polymer, do sự cồng kềnh về mặt lập thể sẽ khiến các phân tử kém bền, vì vậy HF cũng chỉ có thể tạo phân tử tối đa là (HF)6

bluemonster
02-05-2006, 09:15 AM
*Liên kết pi trong phức chất:
Trong phức chất bát diện, những obitan dep:) có thể xen phủ pi, lúc đó, giản đồ năng lượng MO phức tạp hơn nhiều, sẽ có thêm MOpi d lk và MOpi d plk, và lúc này E cũng thay đổi.
VD: Khi có sự che phủ giữa AO p có cặp e của phối tử với một trong ba obitan bất kì de ( giả sử dxy ), liên kết pi này gọi là liên kết pi cho nhận.
[CoF6]3- : obitan 2p của F- có năng lượng thấp hơn 3d của Co3+ nên obitan MOpi d lk định chỗ chủ yếu ở F- và MOpi d plk định chỗ ở Co. Ta thấy E giảm, chính vì vậy vị trí của ion F- ( và các hal khác ) đứng đầu dãy phổ hoá học.
http://img466.imageshack.us/img466/6025/411cq.jpg

Sự che phủ pi giữa obitan dep:) có cặp e với MOpi plk trống của phối tử CO hay CN- , thì liên kết pi kiểu này được gọi là liên kết pi- cho. Trong trường hợp này, MOpi plk trống có năng lượng cao hơn de nên MOpi d plk tạo thành có năng lượng cao hơn xm:)*d .Ta thấy E tăng, chính vì vậy, vị trí của CO hay CN- đứng cuối dãy phổ hoá học
http://img466.imageshack.us/img466/245/422oi.jpg

ncson
02-10-2006, 01:21 PM
Nói thật là mình không hiểu nổi bạn đang nói gì, bạn thử điền electron vào giản đồ năng lượng xem sao. Tại sao vị trí của ion hay của một chất lại đứng trong dãy phổ. Thêm nữa dãy phổ hoá học là gì ?. Xem lại obitan hay orbital, che phủ hay xen phủ. Bạn rất nổ lực đăng bài trên diễn đàn, chúng tôi rất vui mừng và ủng hộ bạn. Tuy nhiên các bài viết nên rõ ràng, có trích dẫn tài liệu tham khảo để người đọc dễ hiểu hơn

Thân chào

bluemonster
02-11-2006, 12:43 PM
Nói thật là mình không hiểu nổi bạn đang nói gì, bạn thử điền electron vào giản đồ năng lượng xem sao. Tại sao vị trí của ion hay của một chất lại đứng trong dãy phổ. Thêm nữa dãy phổ hoá học là gì ?. Xem lại obitan hay orbital, che phủ hay xen phủ. Bạn rất nổ lực đăng bài trên diễn đàn, chúng tôi rất vui mừng và ủng hộ bạn. Tuy nhiên các bài viết nên rõ ràng, có trích dẫn tài liệu tham khảo để người đọc dễ hiểu hơn

Thân chào
Ở đây BM muốn giải thích thứ tự sắp xếp dãy phổ hóa học trong thuyết trường phối tử. Ở thuyết trường phối tử không giải thích được tại sao các ion halogenua mang điện tích âm lại đứng đầu dãy phổ trong khi những phân tử trung hòa như NH3, H2O... lại đứng sau. Vấn đề này được thuếyt MO giải thích dụa vào khả năng tạo liên kết pi:) của phối tử với ion trung tâm và ngược lại.
Dãy phổ hóa học đơn giản là dãy tần dựa vào sự bức xạ năng lượng của một phân tử khi có sự chuyển e từ phân mức cao xuống thấp, ví dụ [Fe(SCN)6]3- có màu đỏ máu, tức là có tần số tạo ra bức xạ nằm trong vùng khả kiến, đó là một ví dụ về một tần số trong dãy phổ.
obitan là tiếng việt còn orbital là tiếng anh.
BM xin lỗi vì dùng từ che phủ(nó có vẻ như là sự áng ngưỡng không gian), dùng từ xen phủ(overlap) thì thích hợp hơn.
Tại sao vị trí của ion hay của một chất lại đứng trong dãy phổ.
sở dĩ như vậy là vì trong thuyết trường phối tử giải thích sự có màu của các phức, đó là do phối tử gây ra năg lượng tách, năng lượng ghép, sự chênh lệch đó tạo ra một biến thiên năng lượng dt:) E = h.v với v là tần số, h là hằng số plăng, ầtn số này sẽ tạo ra màu nhìn thấy được nếu nó nằm trong vùng khả kiến
Những kiến thức này trong nhữing cuốn sách ứng dụng MO trong hóa học phức chất.

ncson
02-13-2006, 02:23 PM
Bạn cần xem lại một số khái niệm.

Không có khái niệm dãy phổ hoá học mà chỉ có sự so sánh năng lượng (hay tần số) hấp thu (hay phát xạ) của chất này so với chất khác ở vùng có năng lượng cao hay thấp. Trong trường hợp đơn giản nhất là dãy phổ phát xạ của nguyên tử Hydro thì có thể gọi là các dãy Liman, Balmer... nhưng chưa bao giờ được gọi là dãy phổ hoá học cả. Làm sao chúng ta có thể sắp xếp tất cả các năng lượng hấp thu (hay phát xạ) của tất cả các chất lại thành một thứ tự được. Bên cạnh đó, một chất có thể có hấp thu (hay phát xạ) ở các vùng có năng lượng khác nhau, tức là có nhiều mũi phổ và các mũi phổ này có thể trải dài trên các vùng năng lượng khác nhau, khi đó bạn sẽ sắp chúng như thế nào vào dãy phổ hoá học. Thêm nữa, các mũi phổ hấp thu trong vùng UV thường bị tà và kéo đuôi, chúng ta chỉ có thể đoán rằng tần số hấp thu cực đại của mũi ấy ngay tại đỉnh. Và cuối cùng là các hiện tượng liên quan đến phổ là hiện tượng vật lý (không có sự biến đổi hoá học) nên không thể gọi là phổ hoá học.

Một khái niệm khác có thể sắp xếp thành "dãy" rất hay là "dãy hoạt động hoá học của kim loại".

Bạn nhầm lẫn khái niệm "hấp thu" và "phát xạ" trong phổ UV hay sự có màu của một số chất. Khi một chất có màu, hay khi đo phổ UV thì khi đó phân tử hấp thu bức xạ. Hiện tượng phát xạ (electron chuyển từ mức năng lượng cao sang thấp) liên quan đến sự phát lân quang và huỳnh quang.

Bạn nên phê bình các tác giả viết vân đạo là "obitan".

có tần số tạo ra bức xạ nằm trong vùng khả kiến, đó là một ví dụ về một tần số trong dãy phổ.

Không có khái niệm tần số tạo ra bức xạ vì tần số (bạn đã biết định nghĩa rồi) là một đại lượng đặc trưng của bức xạ (theo nội dung bài này)

Thân chào

bluemonster
02-16-2006, 07:35 PM
Khi một chất có màu, hay khi đo phổ UV thì khi đó phân tử hấp thu bức xạ
Right!!! Theo thuyết trường phối tử giải thích sự có màu của các phức chất là do hiện tượng các e trong AO d có mức năng lượng thấp của ion trung tâm hấp thu photon năng lượng, và chúng sẽ "nhảy" lên AO d có mức năng lượng cao. photon được e hấp thu có một tần số, nhưng màu không phải tạo ra bởi tần số đó, mà tạo ra bởi các tần số khác gọi là tần số phụ. Tần số phụ là tần số mà nằm trong vùng khả kiến, không được ion e hấp thụ, và những tia sáng mang tần số này sẽ xuyên qua chất, hoặc phản xạ lại, vào mắt ta và ta cảm giác được màu.
Vậy một chất hấp thụ hết tần số ( như hố đen ) thì sẽ không có tia sáng nào mang tần số thích hợp tới được mắt chúng ta, nên chúng mang màu đen. Còn một chất không hấp thụ được các tia sáng có tần số thích hợp ( nằm trong vùng khả kiến ) thì các tia sáng sẽ phản xạ hay xuyên qua và đi vào mắt ta, chúng sẽ tạo ra màu trắng.
Không có khái niệm dãy phổ hoá học mà chỉ có sự so sánh năng lượng (hay tần số) hấp thu (hay phát xạ) của chất này so với chất khác ở vùng có năng lượng cao hay thấp
Cái này quả thật BM không chắc lám, vì khi tham khảo sách của Hoàng Nhâm Hóa vô cơ Tập 3, và một số sách khác về nguyên tố chuyển tiếp, người ta có đưa ra khái niệm về dãy phổ hóa học, đó là dãy so sánh năng lượng tách tạo ra bởi phối tử đối với ion trung tâm.
Cảm ơn những góp ý hết sức cần thiết của ncson!!!! :yeah ( :noel4 (

TNT_713
04-08-2006, 06:57 PM
. Nguyên tử là thành phần nhỏ nhất cấu tạo nên vật chất không tồn tại ở trạng thái tự do , thường ở trạng thái hóa hợp ;

Nguyên tử gồm 2 phần : vỏ và nhân nguyên tử .

* Vỏ nguyên tử : tập hợp những electron mang điện tích âm .
* Nhân nguyên tử có 2 loại hạt : proton mang điện tích dương và nơtron không mang điện .

2. Nguyên tố là tập hợp những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân nhưng số khối khác nhau .

Ví dụ : Nguyên tố Oxy gồm nhiều nguyên tử Oxy

8O16 , 8O17 , 8O18

Mỗi nguyên tử Oxy được gọi là một đồng vị .
:art ( :art ( :art (
TNT_713 (st)

hoa_phan
05-06-2006, 03:13 PM
nhỏ một giọt dd X lên một bản Cu kim loại.thấy xuất hiện một vệt màu xám trắng.sau đó nung nóng trong tủ hốt để tránh độc,lại thấy xuất hiện màu đỏ của Cu kim loại,hỏi X là chất gì.

tttt
05-07-2006, 09:04 PM
Minh nghe noi la nguoi ta da phat minh ra mot loai mau nhan tao duoc goi la mau trắng. THanh phần hóa học của nó nhủ thế nào và thực sự nó có thể thay thế duoc mau hay ko? cac ban noi ho minh nha. cam on nhieu! :matcuoi ( :matcuoi (

pluie
05-08-2006, 11:21 AM
Dzụ này nghe lạ quá, bản thân máu người và động vật ngoài thành phần có màu đỏ ra còn có 1 thành phần màu trắng gọi là huyết tương. Còn máu nhân tạo thì mình chưa nghe qua. Có bậc cao thủ nào biết k, chỉ giáo cho anh em đi...

hth09
05-08-2006, 02:35 PM
White Blood

Fluorocarbons are organic molecules that are able to dissolve large amounts of oxygen. Their potential value was dramatically demonstrated in 1966 by American physician Leland C. Clark, Jr., of the University of Cincinnati. He dropped a live mouse into a beaker full of a liquid fluorocarbon. The mouse was held completely immersed in the liquid by a weight on its tail but continued to breathe. The oxygen dissolved in the liquid is what made this possible.

Early fluorocarbons could not be used in human medicine because they concentrated in the liver(gan) and spleen(lá lách). Ryoichi Naito, a chemist at the Japanese pharmaceutical firm of Green Cross, found he could overcome this problem by mixing perfluorodecalin with the fluorocarbon perfluoro-propylamine. The result was a milky white solution called Fluosol-DA. In 1989 Fluosol was approved by the U.S. Food and Drug Administration (FDA) for use during balloon angioplasty.. During the time the inflated balloon cuts off blood supply to some tissues, injected Fluosol can carry oxygen to the deprived tissue cells. Animal studies hold promise that Fluosol can be used to carry oxygen to tissues in other cases of blood circulation blockage.

Có cả máu đỏ nhân tạo nữa, và cả máu nhân tạo bằng công nghệ nano ko có thành phần hóa học gì cả
:hun (

phanphianh
06-28-2006, 05:08 PM
cho tui hỏi với :sao HNO3 có tính oxh H3PO4 không? :phuthuy (

Ptnk_TriZ
06-28-2006, 11:12 PM
HNO3 và H3PO4 đều có tính Oxy hóa chứ !
----------------------------------------------------
a) đầu tiên phải kể đến tác nhân oxy hóa ở đây là H+ :

3 HNO3 (loãng) + Al -> Al(NO3)3 + 3/2 H2

Vậy H+ + 1e -> 1/2 H2 . Vậy HNO3 và cả H3PO4 là chất oxy hóa phải ko bạn? vai trò oxy hóa ở đây là H+.

b) tiếp theo , tác nhân oxy hóa là N(+5) và P(+5) :

Ý bạn có phải là tại sao HNO3 có tính oxy hóa mạnh hơn H3PO4 phải ko?

Vì số oxy hóa bền của Nitrogen ( nguyên tố N ) là 0 : tức là N2. Do vậy N(+5) có xu hướng nhận điện tử để về số oxy hóa bền(0).

N(+5) ---> N(+4) ---> N(+2) ----> N(+1) ----> N2 (0 = bền ) ---> N(-3) NH3

trong khi số oxy hóa bền của Photpho là (+5).Khi H3PO4 tác dụng với chất khử mạnh thì nó vẫn thể hiện tính oxy hóa.

Đó là giải thích chung , còn nếu bạn muốn biết tại sao , N , P trong cùng phân nhóm 5A nhưng lại có tính Oxy hóa khác nhau , hãy học Vô Cơ 1 , Vô Cơ 2 nhé. ^^

chemkhtn
06-30-2006, 01:17 PM
nhỏ một giọt dd X lên một bản Cu kim loại.thấy xuất hiện một vệt màu xám trắng.sau đó nung nóng trong tủ hốt để tránh độc,lại thấy xuất hiện màu đỏ của Cu kim loại,hỏi X là chất gì.
tui nghi X la dung dich muoi cua thuy ngan

phanphianh
07-01-2006, 07:52 AM
sao trạng thái của N+5 bền hơn vậy?

chemkhtn
07-01-2006, 09:13 PM
cho tui hỏi với :sao HNO3 có tính oxh H3PO4 không?


để em mạo muội giải thích giùm nha:
1/ nito ở chu kỳ nhỏ hơn so với photpho ,số oxi hóa +5 cũng rất là lớn, bởi vậy tính oxi hóa của N+5 phải lớn hơn của P+5( cái này cũng có thể xem như tương tự hiện tượng cực hóa của các ion kim loại)
2/ở HNO3 số phối trí của Nito chỉ là 3, trong khi của P trong H3PO4 là 4, về mặt này có thể H3PO4 có thể bền hơn HNO3.
3/Photpho còn những obitan d trống, nó có thể tạo xen phủ d-p với O( do P+5 nên ái lực electron cũng sẽ rất lớn) làm cho độ bội của photpho tăng lên dẫn đến H3PO4 có tính oxi hóa yếu hơn HNO3( H3PO4 chỉ thể hiện tính oxi hóa ở H+)
Tất cả các yếu tố này thể hiện ở thế khử của PO43- và NO3-
bạn cũng nên để ý là HNO3 phân ly rất mạnh trong nước còn H3PO4 là một axit đa chức, điều này cũng có thể giúp bạn liên tưởng đến độ khả năng oxi hóa của hai chất này. Có điều tui cũng chưa mường tượng rõ ràng về yếu tố này.

chemkhtn
07-01-2006, 09:20 PM
a`, có bổ sung thêm một chút nữa, yếu tố thứ nhất
1/ nito ở chu kỳ nhỏ hơn so với photpho ,số oxi hóa +5 cũng rất là lớn, bởi vậy tính oxi hóa của N+5 phải lớn hơn của P+5( cái này cũng có thể xem như tương tự hiện tượng cực hóa của các ion kim loại)
yếu tố này không đúng đối với các cation có phân lớp ngoài cùng là ns2np6nd10 ví dụ nhu Br+7, Iot+7. Cái này bạn muốn tìm hiểu thêm thì nên đọc cuốn Hóa Vô Cơ của thầy Hoàng Nhâm.Trong đó giải thích cũng rất rõ vấn đề này. Hình như là tập 2 đó( bộ này có 3 tập)

doremon
07-01-2006, 11:53 PM
bạn chemkhtn có thể nói rõ hơn về Cl+7 và Br+7 được ko. Thông thường thì đối với số oxh cao nhất của các nguyên tố thuộc phân nhóm chính thì đi từ trên xuống dưới (CKI->CKVI), số oxh kém bền dần. Chỉ có HNO3 và H3PO4 là ngoại lệ, như vậy ý bạn nói là Cl+7 và Br+7 tuân theo quy luật trên phải ko? Như vậy thì HClO4 và H5IO6 thì chất nào oxh mạnh hơn (còn hợp chất Br+7 hình như ko tồn tại)

chemkhtn
07-02-2006, 11:51 AM
bạn chemkhtn có thể nói rõ hơn về Cl+7 và Br+7 được ko. Thông thường thì đối với số oxh cao nhất của các nguyên tố thuộc phân nhóm chính thì đi từ trên xuống dưới (CKI->CKVI), số oxh kém bền dần. Chỉ có HNO3 và H3PO4 là ngoại lệ, như vậy ý bạn nói là Cl+7 và Br+7 tuân theo quy luật trên phải ko? Như vậy thì HClO4 và H5IO6 thì chất nào oxh mạnh hơn (còn hợp chất Br+7 hình như ko tồn tại)
Thực sự thì đây là vấn đề rất đau đầu. Tui học vô cơ 1, vô cơ 2 cũng ngán mấy cái loại này lắm.Đi từ trên xuống dưới số oxi hóa cao nhất của các nguyên tố thuộc phân nhóm chính kém bền dần.Theo tui biết được trước đây thì điều này chỉ xảy ra rõ rệt ở vùng chuyển giữa nguyên tố chưa có phân lớp d và nguyên tố có phân lớp d đã được điền đầy.Sẵn đây lấy Cl và Br làm ví dụ luôn. Cl+7 có cấu hình là[ Ne]( [He]2s22p6) còn Br+7 sẽ là [Ne]3s23p63d10. Người ta giải thích tính oxi hóa của Br+7 lớn hơn của Cl+7 là do sự khác nhau về cấu hình e của chúng. Phân lớp ngoài cùng của Cl+7 là 2s22p6.Cấu hình này có gây ra hiệu ứng chắn mạnh hơn so với cấu hình 3s23p63d10 của Br+7 do đó điện tích hiệu dụng của Br+7 sẽ lớn hơn Cl+7.Điều này dẫn đến Br+7 sẽ hút electron mạnh hơn => nó có ái lực electron hay tính oxi hóa mạnh hơn.Ở đây chỉ giải thích tính oxi hóa của nguyên tử trung tâm, hay độ bền của trạng thái oxi hóa ở trạng thái ion riêng biệt ( nếu tồn tại được).Còn tính oxi hóa của một hợp chất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa chẳng hạn như độ bền phân tử, năng lượng Hydrat hóa...
Bạn thấy đấy HClO4 và H5IO6 là hai chất có công thức phân tử khác nhau do đó việc so sánh tính oxi hóa của chúng phải là sự kết hợp của nhiều yếu tố.Giả dụ như bắt tui so sánh tính oxi hóa của HIO4 và HClO4 thì tui và bạn cũng sẽ trả lời được câu hỏi một cách dễ dàng chứ nếu so sánh hai hợp chất trên thì tui ko dám khẳng định 100%.Tại vì như tui nói ở phần trả lời trước H5IO6( I có phối trí 6) có thể sẽ bền hơn HClO4.Mà bền hơn nhiều khi khó thể hiện tính oxi hóa mặc dù I+7 có tính oxi hóa mạnh hơn Cl+7.Bởi vậy để giải thích đúng chỉ có một cách là phải dựa vào thực nghiệm thôi.Bạn chắc có học qua thầy Hưng rồi, tui thích một câu nói của thầy là : nhà hóa học là một người nói dóc có lý.Hơi quá một chút.Có điều tui thấy cũng đúng đúng. Hóa học cũng chỉ dựa trên thực nghiệm thôi.Ý kiến của tui là vậy. Có gì nhờ dỏemon và mọi người chỉnh sữa giùm.

doremon
07-02-2006, 10:41 PM
doremon cũng nghĩ như chemkhtn về vụ giải thích tính oxh của mấy hợp chất này, nhưng nếu giải thích về Br+7 và Cl+7, hay 1 ví dụ khác là S+6 (H2SO4) và Se+6 (H2SeO4), doremon thích dựa vào hiện tượng co d và co f của các nguyên tố thuộc chu kì IV và chu kì VI hơn, do đi từ CK III xuống CK IV xuất hiện phân lớp d cũng như đi từ CK V xuống CK VI xuất hiện phân lớp f nên điện tích hạt nhân sẽ tăng đột ngột, vì vậy khả năng nhận e của các nguyên tố thuộc CK IV và CK VI sẽ cao hơn so với CK III và CK VI tức là tính oxh của chúng cao hơn (thực ra 2 cách giải thích này là 1).
Còn đi từ CK IV đến CK V, lúc này hiện tượng co d đã ko còn mạnh nữa trong khi chứa có co f nên tính oxh của nguyên tố CK V có tính oxh ko mạnh hơn bao nhiêu so với CK IV, đôi khi còn nhỏ hơn vì bán kính tăng lên, hạt nhân khó kéo e về phía mình. Cái này chắc phải dựa vào thưc nghiệm rồi tùy cơ ứng biến để giải thích.(Những điều trên chỉ áp dụng cho phân nhóm chính)

beelp
08-12-2006, 08:37 PM
Các anh chị ơi, làm ơn cho em hỏi: dd FeS và dd MnCl có màu gì a??

Yugi
08-12-2006, 08:58 PM
Các anh chị ơi, làm ơn cho em hỏi: dd FeS và dd MnCl có màu gì a??

dung dich FeS có màu xanh lơ, mùi khó chịu
Dung dịch MnCl2 thì khong màu

thanhatbu_13
08-13-2006, 12:15 PM
:chabit ( hầu hết các hợp chất của Mn+2 đều không màu cả, nếu có màu thìấy làm màu cùa anion hay phối tử thui.

blueriver
08-15-2006, 10:11 AM
ai biết ? giúp minh nói rõ về tính oxi hóa cua ion NO3- trong môi trường baz nha (có kèm theo phương trình phản ứng minh họa nữa nha ).
thank !

Yugi
08-15-2006, 12:01 PM
ai biết ? giúp minh nói rõ về tính oxi hóa cua ion NO3- trong môi trường baz nha (có kèm theo phương trình phản ứng minh họa nữa nha ).
thank !
Cái này hình như chưa gặp Nitrate thể hiện tính oxy hóa trong môi base, họa chăng có mà Yugi chưa có dịp ngiá, Pà con nào gặp viết lại anh em cùng tham khảo

minhtruc
08-15-2006, 01:03 PM
ai biết ? giúp minh nói rõ về tính oxi hóa cua ion NO3- trong môi trường baz nha (có kèm theo phương trình phản ứng minh họa nữa nha ).
thank !
Blueriver không tự thiết lập được bán phản ứng và tính toán ra được thế khử tiêu chuẩn của NO3- với các dạng khác trong môi trường baz à? Cái này học hóa phân tích 1 đó, cả hóa vô cơ cũng nói đến nhiều nữa, thử làm xem.

doremon
08-15-2006, 05:19 PM
Theo doremon biết thì trong môi trường kiềm, NO3- thể hiện tính oxh khá yếu, nó chỉ thể hiện tính oxh khi tác dụng với những chất khử mạnh. Ví dụ: khi cho tác dụng với Al hoặc Zn trong môi trường kiềm, NO3- sẽ bị khử xuống NH3 ( mặc dù hiện nay người ta vẫn chưa rõ cơ chế oxh của NO3- trong môi trường kiềm)


Cụ thể, ta có thế chuẩn của NO3-/NH4+ trong môi trường axit là Eo=0,87
NO3- + 10H+ + 8e = NH4+ + 3H2O
==> trong môi trường kiềm ph=14, [H+]=10^-14
E= Eo + 0,059/8 log [H+] = -0,1625


Qua giá trị E tính được ở trên ta thấy, NO3- sẽ oxh được Al hoặc Zn,...
Ví dụ: 8Al + 5OH- + 3NO3- + 18H2O = 8[Al(OH)4]- + 3NH3

blueriver
08-17-2006, 09:50 AM
Blueriver không tự thiết lập được bán phản ứng và tính toán ra được thế khử tiêu chuẩn của NO3- với các dạng khác trong môi trường baz à? Cái này học hóa phân tích 1 đó, cả hóa vô cơ cũng nói đến nhiều nữa, thử làm xem.
không phai la blue không tính được chỉ là do bây giờ về nhà nghỉ hè blue không mang theo tài liệu nên không thể tìm được số liệu về thế.nhưng dù sao cũng cảm ơn thầy đã góp ý ,lần sau blue se không hoi tùy tiện như thế nữa.Nhưng mà sao dạo nay blue không thấy thầy post bài nên vậy???

minhtruc
08-17-2006, 11:54 AM
blue không thấy thầy post bài nên vậy???
Hừ, lại viết sai chính tả nữa. minhtruc đang định soạn lời giải sẵn các bài tập phân tích định tính và phân tích định lượng rồi post lên cho các bạn, nhưng khổ nỗi bản viết tay thì xong rồi nhưng chưa đánh máy được. Hy vọng làm như vậy sẽ giúp các bạn có thể tự học được ở nhà, lên lớp nghe các Thầy cô giảng dễ hiểu hơn. Có ai "hép" mình đánh máy không?

Mikhail_Kalashnikov
08-17-2006, 12:38 PM
Hừ, lại viết sai chính tả nữa. minhtruc đang định soạn lời giải sẵn các bài tập phân tích định tính và phân tích định lượng rồi post lên cho các bạn, nhưng khổ nỗi bản viết tay thì xong rồi nhưng chưa đánh máy được. Hy vọng làm như vậy sẽ giúp các bạn có thể tự học được ở nhà, lên lớp nghe các Thầy cô giảng dễ hiểu hơn. Có ai "hép" mình đánh máy không?
Thầy Ca đic lấy máy ảnh số chụp rồi đưa lên máy tính, lưu dưới đuôi.jpg là OK, ko phải đánh máy cho mệt :hocbong (

SUPERGOAT
08-22-2006, 07:25 PM
Các anh chị nào còn nhớ cơ chế gây thủng tần ozon của CF2Cl2 chỉ em với :welcome (.
Với lại cho em biết tại sao một nguyên tử Clo có thể phân hủy hàng chục ngàn nguyên tử Ozon mà không nhiều hơn hay ít hơn

SUPERGOAT
08-22-2006, 07:29 PM
Các anh chị giải thích giùm em phản ứng sau
F2+KNO3---->FNO3+KF
F2+KClO4---->FClO4+KF
Đồng thời có thể cung cấp cho em một số phản ứng với F2 của một số chất không

SUPERGOAT
08-22-2006, 08:27 PM
Cho em hỏi từ độ âm điện ta có thể tính được % ion của chất được không? :dracula (

nguyencyberchem
08-22-2006, 08:48 PM
Từ quá trình phân hủy quang hóa, CFC, HCFC sẽ tạo thành các chất sau:
- HCl
- HBr
- ClONO2
- BrONO2
và cả N2O5 nữa

http://img509.imageshack.us/img509/4814/1ft1bx6.jpg

http://img393.imageshack.us/img393/4793/1qo3yg3.jpg

Đại khái tổng quát là vậy

Mikhail_Kalashnikov
08-22-2006, 09:58 PM
Tính % ion để làm gì? :batthan (

aqhl
08-23-2006, 10:36 AM
F là nguyên tố có độ âm điện mạnh nhất. Nó chuyên đi bắt e, nên chỉ tồn tại ở 2 trạng thái có số oxy hóa là 0 và -1 thôi, làm gì có tồn tại ở dạng +1 như các pư trên.

Về pư của F2 thì em xem thêm ở đây nhé:

http://www.webelements.com/webelements/elements/text/F/chem.html

aqhl
08-23-2006, 11:08 AM
CT thực nghiệm Pauling tính % LK ion dựa trên độ âm điện:

http://img209.imageshack.us/img209/1829/image322fd8.gif

XA, XB là độ âm điện của nguyên tố A, B (XA > XB)

bluemonster
08-23-2006, 12:49 PM
Tính % ion để làm gì? :batthan (
Súng ống hỏi câu này kì quá !!!
Tính % ion để xác định các thông số của liên kết, liên kết mạnh hay yếu, từ đó mới suy ra được một cách định tính các thuộc tính vật lí của nó, như nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy có cao hơn hay thấp hơn một thằng khác. Nhưng thực chất ion cũng chỉ là một mô hình, các yếu tố nhiệt độ sôi hay nhiệt độ nóng chảy của nó phải dựa vào một thông số nữa, đó là thông số mạng, khi nào hai thằng cùng mạng tinh thể thì lúc đó mới được đưa mô hình ion với CHT ra để so.
Đây là những cái hết sức cơ bản, và phải nắm được cái này thì việc học chắc các phản ứng vô cơ (biện luận cơ chế vô cơ) dễ hơn !!!
:nhacto ( :welcome (

nguyencyberchem
08-23-2006, 03:02 PM
F là nguyên tố có độ âm điện mạnh nhất. Nó chuyên đi bắt e, nên chỉ tồn tại ở 2 trạng thái có số oxy hóa là 0 và -1 thôi, làm gì có tồn tại ở dạng +1 như các pư trên.



http://www.webelements.com/webelements/elements/text/F/chem.html

CÓ có, FNO3 có tồn tại. Coi lại đi nghen aqhl

FNO3 là nguyên luyện trong rocket và xem như một chất oxy hóa điên cuồng (hic, dùng từ ghê quá). FMnO4 cũng tồn tại luôn.

Còn trạng thái oxyhoa thì anh em coi lại nghen, chưa chắc là +1 đâu

nguyencyberchem
08-23-2006, 03:23 PM
Fluorine Nitrate, FNO3

Là khí không màu, có tỉ khối là 0.003311 g/cc

Nhiệt độ nóng chảy -175 °C. Nhiệt độ sôi -46 °C

Tan trong aceton, với H2O thì phản ứng oxy hóa xảy ra ngay

nguyencyberchem
08-23-2006, 03:35 PM
Haha, cuối cùng cũng tìm ra được thông tin bổ ích đây

Phản ứng của NF4+SbF6− với các muối nitrate kim loại kiềm trong dung môi CH3CN hoặc SO2 ở nhiệt độ thấp, sẽ tạo thành FONO2.

http://img201.imageshack.us/img201/2348/fno3xa8.gif

Còn dưới đây là quy trình điều chế nè:

In the dry box, equimolar amounts (1.00 mmol each) of NF4SbF6 and CsNO3 were placed into a prepassivated (with ClF3) Teflon ampoule. This ampoule was then connected to the Pyrex glass line, and dry CH3CN (3 ml liquid) was condensed in at −196°C. It was then connected to the steel vacuum line, and the reaction mixture was warmed to −40°C. Upon melting of the solvent, strong gas evolution was observed. The turbid solution was stirred for 15 min, and the volatile products were separated by fractional condensation in a dynamic vacuum through three cold traps, kept at −126 (methylcyclohexane slush bath), −183 (liquid oxygen), and −210°C (nitrogen slush), respectively. The −126°C trap contained the CH3CN solvent, the −183°C trap had 1.0 mmol of pure FONO2 that was identified by its vibrational [6 and 7] and 19F NMR [8] spectra, while the −210°C trap contained 1.0 mmol of NF3. The nonvolatile white solid residue in the ampoule consisted of 1.0 mmol of CsSbF6 that was identified by its Raman spectrum [9].

When in the above reaction the CH3CN solvent was replaced by SO2 and the reaction was carried out at the melting point of SO2 (approx. −70°C), again quantitative FONO2 and NF3 evolution was observed. However, the separation of the FONO2 from the SO2 solvent was more difficult due to their more similar volatilities.

nguyencyberchem
08-23-2006, 03:43 PM
Bàn tiếp về phản ứng này

Theo Gmelin Handbook of Inorganic Chemistry, Vol. 4, Fluorine; Springer, Berlin, 1986, pp. 195–208.

Các hypofluorite đồng hóa trị có thể được điều chế từ phản ứng fluorine hóa trực tiếp từ muối oxo- hoặc oxofluoro- hoặc các acid có chứa nhóm fluorine [1]:

MOXOmFn + F2 → MF + FOXOmFn

K.O. Christe, W.W. Wilson and R.D. Wilson. Inorg. Chem. 19 (1980), pp. 1494–1498 cũng thành công trong việc dùng muối NF4+

http://img201.imageshack.us/img201/6629/fno3vk2.gif

[NF4+XOmFn−] → NF3 + FOXO(m−1)Fn

PP này thành công trong việc điều chế FOClO3 và FOSO2F [3]. tuy nhiên lại bất thành để điều chế FONO2 vì NO3− phản ứng với HF

NO3− + 2HF → NO2+ + H2O + 2F−

nguyencyberchem
08-23-2006, 03:48 PM
Sau một hồi tìm tòi thì mình chắc chắn FNO2 thì F là -1, FNO3 cũng là F-1.

SUPERGOAT
08-23-2006, 04:53 PM
Vâng,FNO3 thì F có số õi hóa là -1 còn O có 1 O số oh=0 ; 2 O có số oh=-2

SUPERGOAT
08-23-2006, 05:05 PM
Cho em hỏi tại sao Cu có cấu hình e là 3d10-4s1 mà nó lại có hoá trị 2 là chủ yếu

aqhl
08-23-2006, 08:58 PM
Hehe...cậu bé SIÊU DÊ (DÊ CỤ) này mới 14 t mà hỏi gớm thiệt ! Lần sau mình phải cẩn thận hơn mới được ! :mohoi (

FONO2 được Prof. George Hamilton Cady (MIT) tổng hợp năm 1934.

Sơ đồ tổng hợp:

http://img166.imageshack.us/img166/9250/fno3og4.jpg

Dòng F2 thổi qua HNO3. Khí ra được làm lạnh bằng oxygen lỏng. Tube chứa chất rắn màu trắng thu được được gia nhiệt trong bồn alcohol thu khí FONO2.

nguyencyberchem
08-23-2006, 09:07 PM
Ê ông! Trong hình của ông có Pt để làm gì vậy. Có vẻ như Pt sẽ hấp phụ một khí quan trọng nào đó trong quá trình, là O2, H2... hả. Để sản phẩm không lẫn khí khác hay sao. Hay là xúc tác, gáng coi lại nghen ông.

À, có lẽ Pt để hấp phụ F2, phản ứng sẽ diễn ra trên bề mặt Pt, nếu không, F2 sẽ chỉ phản ứng phân hủy với H2O mà không phản ứng với HNO3. Nói vậy, nhiệt độ tiến hành phản ứng này là bao nhiêu, chắn chắn sẽ phát nhiệt nhiều.

Sao thấy cái hình này khó có thể làm được thành công phản ứng này quá nghen. Ông có thấy vậy không???

aqhl
08-23-2006, 09:14 PM
F2+KNO3---->FNO3+KF

F2 (pha loãng bằng He) được thêm vào flask chứa KNO3, khuấy 30 phút. Khí thu được thổi qua trap làm lạnh bằng N2 lỏng thu FONO2 rắn ko màu.

Nhận biết FONO2 bẳng cách cho khí (thu được khi gia nhiệt chất rắn) tiếp xúc với dd AgNO3 tạo kết tủa Ag2O3 màu đen ngay lập tức.

vuiqua
08-24-2006, 12:19 PM
Cu có hoá trị 2 là chủ yếu vì electron s1 và electron mới chuyển vào liên kết yếu với hạt nhân nguyên tử nên dễ bị tách ra. chỉ có thế thôi. e ở lớp s chuyển vao là để bão hoà gấp lớp d, cho nên cái e đó dễ bị tách. còn cái e ở lớp s còn lại thì ko cần nói. nó cũng dễ bị tách. kết quả tạo ra tình trạng như bạn nói

aqhl
08-24-2006, 01:30 PM
Ê ông! Trong hình của ông có Pt để làm gì vậy. Có vẻ như Pt sẽ hấp phụ một khí quan trọng nào đó trong quá trình, là O2, H2... hả. Để sản phẩm không lẫn khí khác hay sao. Hay là xúc tác, gáng coi lại nghen ông.

À, có lẽ Pt để hấp phụ F2, phản ứng sẽ diễn ra trên bề mặt Pt, nếu không, F2 sẽ chỉ phản ứng phân hủy với H2O mà không phản ứng với HNO3. Nói vậy, nhiệt độ tiến hành phản ứng này là bao nhiêu, chắn chắn sẽ phát nhiệt nhiều.

Pư rất dể nổ nên dùng khí mang làm loãng F2. HNO3 dùng ở đây có nồng độ 3N. Tui nghĩ Pt xúc tác cho pư oxy hoá khử tạo FONO2. Nhiệt độ pư là 0oC (ngâm trong đá cục). Các khí mang, O2, H2 thì ko cần hấp phụ ông à. Vì hỗn hợp khí đi ra, FONO2 sẽ ngưng tụ, còn các khí khác thì không.

Sau này người ta chỉ dùng pư F2 + KNO3 để điều chế FONO2 thôi, vì nó dễ dàng hơn.

nguyencyberchem
08-24-2006, 02:22 PM
Tui thấy cái phản ứng để điều chế FNO3 mà tui post ở trên coi bộ hấp dẫn hơn á, cũng gần đây hơn nữa.
Nhưng nói chung anh em mình tìm về phản ứng này như vậy cũng ok rồi. Coi bộ không còn gì đáng quan tâm ở đây nữa rồi. Mọi người xem lại xem cần bổ sung gì nữa không nhé!

SUPERGOAT
08-25-2006, 09:46 AM
Anh ơi sao em tính không ra vậy.Trong sách nói nếu hiệu độ âm điện là 0.2 thì phần trăm ion là 1%.mà theo công thức của anh em tính tới khoảng 5%.Còn dù cho hiệu độ âm điện lớn nhất là 3.2 thì theo công thức phần trăm ion vẫn chỉ là 55%

aqhl
08-25-2006, 10:16 AM
Sorry em, CT trên thiếu bình phương hiệu độ âm điện. CT đúng nè, em ráp vô tính thử xem.

http://img215.imageshack.us/img215/3712/iondp8.jpg

nguyencyberchem
08-25-2006, 06:40 PM
Em dùng công thức của ông aqhl mà không đúng đáp án thì dùng công thức này nè

http://img89.imageshack.us/img89/4466/1bg2.jpg

EN:electronegative: độ âm điện

CHắc cũng không sai lệch gì mấy đâu
Thân!

SUPERGOAT
08-28-2006, 09:00 AM
Cho em hỏi tại sao các nguyên tố có Z lớn lại không tuân theo qui tắc Kleckowski.Và mức năng lượng của nó được sắp xếp như thế aa2o dể tứ đó suy ra cấu hình electron :quyet (

bluemonster
08-28-2006, 01:34 PM
Cho em hỏi tại sao các nguyên tố có Z lớn lại không tuân theo qui tắc Kleckowski.Và mức năng lượng của nó được sắp xếp như thế aa2o dể tứ đó suy ra cấu hình electron :quyet (
Các nguyên tố có Z lớn thì đi kèm với nó là bán kính lớn, chính yếu tố bán kính lớn, nên khả năng tác dụng hiệu dụng lên e ở lớp ngoài của hạt nhân rất yếu ! Chính yếu tố đó gây nên sự bất th7ờng so với qui tắc Kleckowski !
Mức năng lượng của nó (ko hiểu mức năng lượng gì???) được sắp xếp như thế nào để từ đó suy ra cấu hình e: Câu hỏi này BM thấy ko rõ ràng lắm, để suy ra được cấu hình e thì đơn giản là đánh gía xem năng lượng của các phân lớp ở những chỗ chuyển phân lớp xem thằng nào có năng lượng nhỏ hơn thì sẽ được e điền vô trước !
Supergoat có thể đưa ra cụ thể hơn về câu hỏi được ko ! Như thế anh em mới dễ giải đáp thoả đáng !
:liemkem (

SUPERGOAT
08-29-2006, 12:44 PM
-À ý em hỏi là các phân mức năng lượng có thay đổi không
Theo qui tắc Klexkowski thì các phân mức năng lượng được sx như sau
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 5p 6s 4f 5d 6p 5f 6d 7s....
Thế nhưng ở những nguyên tố có Z lớn thì em không biết rằng thứ tự này có thay đổi không?
-Em viết các phân mức năng lượng của Pt(Z=78) :
1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d10 4p6 5s2 5p6 6s2 4f14 5d8
Nhưng trong sách ghi cấu hình e của Pt là 6s1 5d9 !

bluemonster
08-29-2006, 03:09 PM
-À ý em hỏi là các phân mức năng lượng có thay đổi không
Theo qui tắc Klexkowski thì các phân mức năng lượng được sx như sau
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 5p 6s 4f 5d 6p 5f 6d 7s....
Thế nhưng ở những nguyên tố có Z lớn thì em không biết rằng thứ tự này có thay đổi không?
-Em viết các phân mức năng lượng của Pt(Z=78) :
1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d10 4p6 5s2 5p6 6s2 4f14 5d8
Nhưng trong sách ghi cấu hình e của Pt là 6s1 5d9 !
Sao mình tìm mãi vẫn ko thấy thằng 4d đâu hết nhỉ, nó chui đâu mất tiêu rùi ! supergoat viết lại cấu hình cho đúng đi, rồi BM hoặc các cao thủ khác giải đáp cho !!! Bao nhiêu trường hợp dị thường muốn hỏi cứ nêu ra, người này trả lời ko được thì còn người khác mà ! yên tâm nhé ! :bachma (

voldemort
08-29-2006, 05:32 PM
Ai chỉ giúp mình "nguyên lí phỏng định trạng thái bền" và "nguyên lí trạng thái dừng" trong động hóa học có nội dung ngư thế nào vậy? Mình làm bài tập trong sách Olympic hóa học Việt Nam và Quốc tế thấy đề yêu cầu sử dụng 2 nguyên lí này hoài à

F91
08-30-2006, 12:48 AM
Theo như mình biết thì như thế này : quy tắc Klechkowski chỉ là quy tắc gần đúng. Thực sự thì các phân lớp (.... 4s, 4p, 4d....) có năng lượng tùy thuộc vào Z. Tức là ứng với 1 nguyên tố ta lại có 1 quy tắc Klechkowski khác nhau !

bluemonster
08-30-2006, 01:07 AM
Theo như mình biết thì như thế này : quy tắc Klechkowski chỉ là quy tắc gần đúng. Thực sự thì các phân lớp (.... 4s, 4p, 4d....) có năng lượng tùy thuộc vào Z. Tức là ứng với 1 nguyên tố ta lại có 1 quy tắc Klechkowski khác nhau !
Chú hai nói up up mở mở quá, nói rõ hơn tí xíu được ko !? vấn đề này hấp dẫn nha !!!
BM nghĩ qui tắc Klechkowski chỉ là qui tắc hệ quả, mà yếu tố chính của nó vẫn dựa vào sự chênh lệch các mức năng lượng của các phân lớp, từ đó ta mới đưa ra cách thức điền e phù hợp ! :chan (

SUPERGOAT
08-30-2006, 08:42 AM
Sorry em đánh máy nhanh quá nên lộn rồi
Em xin sửa lại:
Theo qui tắc Klexkowski thì các phân mức năng lượng được sx như sau
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d 7p 6f 7d 7f
Thế nhưng ở những nguyên tố có Z lớn thì em không biết rằng thứ tự này có thay đổi không?
Các phân mức năng lượng của Pt(Z=78)
1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d10 4p6 5s2 4d10 5p6 6s2 4f14 5d8
Trong sách ghi cấu hình Pt 5d9 6s1 (điều này có nghĩa 1e chuyển từ phân lớp 6s sang 5d).Nhưng em không biết còn thay đổi gì khác nữa không?

longraihoney
09-02-2006, 10:13 AM
THEO MÌNH THÌ CÁI CẤU HÌNH E ĐÓ CÓ THỂ THAY ĐỔI NỮA!! Ở TRẠNG THÁI KICH THÍCH THÌ E CÓ THỂ NHÃY TỪ TRONG RA NGOÀI OR NGƯỢC LẠI !! TẠO RA CÁC SỐ OXI HÓA KHÁC NHAU ! Pt cũng tương tự!

bluemonster
09-03-2006, 02:00 PM
THEO MÌNH THÌ CÁI CẤU HÌNH E ĐÓ CÓ THỂ THAY ĐỔI NỮA!! Ở TRẠNG THÁI KICH THÍCH THÌ E CÓ THỂ NHÃY TỪ TRONG RA NGOÀI OR NGƯỢC LẠI !! TẠO RA CÁC SỐ OXI HÓA KHÁC NHAU ! Pt cũng tương tự!
hix, cái này thật ra rất khó để đưa ra một lời giải thích đúng đắn cho tất cả các trường hợp bạn ạ !
Thật ra f91 nói rất chuẩn, đó là, đối với các nguyên tố ở các chu kì cao (có Z cao) thì qui tắc Klexkowski ko còn là một nữa, mà là một trời ! hix !
Mình ví dụ nhé !
Chẳng hạn khi ra đi từ chu kì 4 đến chu kì 5, có nghĩa là ta phải lướt qua thằng 3d, chính thằng orbital này làm cho 5s với 4d chênh lệch về năng lượng ko còn nhiều nữa, vì khi phân lớp 3d lúc chưa điền đủ, thì ta nói có hiệu ứng co d (hiệu ứng này làm cho các e điền vào lớp 3 ko làm căng lớp vỏ nguyên tử ra nhiều), nhưng khi e đã điền đủ vào lớp 3d thì phân lớp này lại xử sự như một thằng phân lớp s, nó có tác dụng chắn mạnh đối với hạt nhân, năng lượng của 4d đồng hướng sau đó bị "thả nổi" và coi như ko có sự khác biệt mấy với thằng 5p (có khi với cả 5s). Và "câu chuyện" này cũng sẽ được kể tương tự ở các phân lớp f.
Gói gọn lại, ta có thể phát biểu tổng quát, khi e được điền lần lượt các phân lớp phân bố trong ko gian, thì nó có tác dụng chắn hướng đó, chính sự chắn nhân này, sẽ làm cho năng lượng của các phân lớp đồng hướng sau đó ít bị hạt nhân chi phối, và đủ thứ hiện tượng xảy ra khi điền e. Đến bây giờ, hầu như, BM chưa thấy có một cuốn sách nào mạnh dạn đưa ra một mô hình hoàn chỉnh để giải thích bảng hệ thống tuần hoàn mà ko đưa ra đủ thứ ngoại lệ !!!
Anh em đọc rồi cho BM ý kiến nhé !!!
:noel7 (

ncson
09-03-2006, 05:15 PM
Anh bluemonster lúc nào cũng muốn đi đến cái tận cùng của sự việc. Thật khâm phục. Đúng là khi sắp xếp các electron ở các mức năng lượng cao thì qui tắc của ông Cờ-lốp-ki gì đó không còn đúng nữa, người ta đã có những bằng chứng thực nghiệm về chuyện này. Các bạn đọc cuốn Physical Chemistry (Xuất bản lần thứ 6) của P.W. Atkins thì rõ, trên mạng chắc cũng nói hà rầm rồi.

Cái chuyện cấu hình electron hay sắp xếp electron theo các mức năng lượng ở xứ mình còn đang tranh cải nhưng ở xứ Tây người ta đã ngã ngũ lâu rồi. Trong một cuộc thi cho sinh viên gần đây, đã có những chuyện về cấu hình electron và không đi đến ngã ngũ là sắp sếp như thế nào.

Anh bạn longraihoney này nói "electron nhảy từ trong ra ngoài" thì quả thật hơi mạo hiểm. Khi biểu diển cấu hình electron thì phải xem xét nguyên tử ở trạng thái cơ bản (trừ trường hợp có thêm yêu cầu xem xét trạng thái kích thích). Vả lại electron "không nhảy ra ngoài được", chúng chỉ thay đổi trạng thái (hay quĩ đạo, mức năng lượng).

longraihoney
09-03-2006, 07:26 PM
^__^ THANKS HAI ANH ĐÃ GIẢI THIX CHO EM RÕ MỘT VẤN ĐỀ NỮA ^__^ THỰC SỰ EM CŨNG CÒN "MỚI" TRONG LĨNH VỰC NÌ ~~ MONG CÁC ANH CHỈ GIÚP EM ÚT NHÌU HƠN ^__^ ĐỪNG NÓI EM LÀ BẠN VÌ EM CÒN BÉ 15 TUỔI THUI!


CÁCH XẤP XẾP E Ở CÁC NGUYÊN TỐ CAO KO THEO QUI TẮC ĐÓ NỮA ~~ NHƯNG TRÊN LÝ THUYẾT (THÊ EM) VẪN CÓ THỂ DỰA VÀO NÓ MÀ XÁC ĐỊNH CHU KÌ ~ NHÓM MỘT CÁCH NHANH NHÓNG NHỜ PP MỨC NĂNG LƯỢNG HOẶC DÙNG QUI LUẬT ^__^ RÙI SAU ĐÓ XEM XÉT MÀ CHĨNH SỮA LẠI CHO ĐÚNG VỚI CẤU HÌNH THỰC TIỄN ^__^ VD Z= CỠ 80 HAY 90 GÌ ĐÓ ^__^! ci:)

ncson
09-03-2006, 07:59 PM
Trên diễn đàn thì mọi người bình bẳng, điều này càng cần thiết khi thảo luận khoa học. Mình không chắc lắm là có thể lập được qui luật sắp xếp electron cho các nguyên tố có Z lớn hay không. Tuy nhiên đã có dữ liệu thực nghiệm về các mức năng lượng rồi nên không cần phải tìm các qui luật rắc rối thêm nữa, sau này con cháu nó học mệt lắm.

ncson
09-03-2006, 08:07 PM
Các bạn vào cái link này:
http://artsandscience.concordia.ca/facstaff/a-c/bird/c241/notes_ch2-cwp.html
xem cái hình đầu tiên từ dưới đếm lên thì sẽ thấy nó "lộn xộn" như thế nào.

Còn cái hình trong sách Physical Chemistry thì tui không scan gửi lên được, tiếc quá, các bạn tìm đọc vậy.

http://img80.imageshack.us/img80/6738/orbitalenergycurvesqm3.gif

nguyencyberchem
09-04-2006, 07:51 PM
Có ai có hứng thú tìm hiểu tại vì răng mà tầng ozone lại bị thủng ở Nam cực (hay Bắc cực gì đó), mà không bị thủng ở những nơi thải ra nhiều tác nhân làm phân hủy ozon không vậy?

aqhl
09-05-2006, 04:01 PM
Có ai có hứng thú tìm hiểu tại vì răng mà tầng ozone lại bị thủng ở Nam cực (hay Bắc cực gì đó), mà không bị thủng ở những nơi thải ra nhiều tác nhân làm phân hủy ozon không vậy?

Nguyên nhân nằm ở các đám mây PSCs (polar stratospheric clouds). Các đám mây này hình thành từ các hạt băng hay HNO3 khi nhiệt độ xuống rất thấp (mùa đông ở Nam cực). Các pư diễn ra trên bề mặt các hạt này nhanh hơn rất nhiều lần so với pha khí. ClONO2 phân huỷ thành gốc tự do ClO và NO2 trên bề mặt. Bình thường các hạt này dễ kết hợp lại với nhau, nhưng trên bề mặt các hạt băng, NO2 bị giữ lại tạo HNO3, ClO giải phóng là tác nhân hoạt động rất mạnh kết hợp với O3.

Nam cực rất lạnh hơn Bắc cực nên PSCs hình thành nhiều hơn, dẫn tới tầng ozon bị phá huỷ nhiều hơn. Mùa đông ở Nam cực các PSCs hình thành rất nhiều, nhưng chưa phá huỷ tầng ozon do chưa có ánh sáng mặt trời. Chỉ khi đến mùa xuân thì tầng ozon bắt đầu bị phá huỷ mạnh. Khi kết thúc mùa xuân, ánh sáng mặt trời phá huỷ các PSCs, quá trình phá huỷ tầng ozon kết thúc.

trinhthanhthuat
09-05-2006, 04:57 PM
Mình đoán là cái này sẽ giúp bạn hiểu thêm một chút về "steady state"
http://en.wikipedia.org/wiki/Steady_state_%28chemistry%29

nguyencyberchem
09-05-2006, 05:07 PM
Cái này tui bổ sung 2 điểm, thứ nhất là mô hình của điều aqhl nói cho các bạn dễ hình dung

http://img137.imageshack.us/img137/9012/1rj7wt2.jpg


Điều thứ 2 là nguyên nhân tích tụ nhiều Ozone và các tác nhân phá hủy ozone ở Nam và Bắc Cực. Cái này thuộc về địa lý

http://img204.imageshack.us/img204/3224/2sw9sj0.jpg


Giải thích vậy chắc cũng ok rùi hén
Thân!

phunggiathinh
09-05-2006, 10:19 PM
Tại sao các phân tử Halogen và Hydro chỉ được tạo thành từ tối đa là 2 nguyên tử vậy ?
Ai biết xin giải đáp dùm nha, thanks !!!

nguyencyberchem
09-06-2006, 04:44 PM
Cái này Thịnh hỏi chung chung quá. Nếu giải thích đơn giản nhất là dùng kiến thức phổ thông, hic, thuyết về 8 electron đó, liên kết cộng hóa trị bền rồi. Thịnh muốn hỏi cụ thể về thuyết nào, nói thêm nhé.

phunggiathinh
09-07-2006, 01:39 AM
Câu trả lời của nguyencyberchem thì quá đúng rồi. Nhưng mình muốn nghe 1 cách giải thích khác 1 chút. Nghĩa là không dựa trên thuyết bát tử và MO. Muốn nghe anh em nghĩ thế nào thôi

aqhl
09-07-2006, 01:06 PM
-À ý em hỏi là các phân mức năng lượng có thay đổi không
Theo qui tắc Klexkowski thì các phân mức năng lượng được sx như sau
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 5p 6s 4f 5d 6p 5f 6d 7s....

Có lẽ SUPERGOAT hơi nhầm tí xíu. Ở đây ko phải dựa vào qui tắc Kleckowski để mình đưa ra cấu hình điện tử. Các mức năng lượng của các phân lớp có từ các giá trị lý thuyết và thực nghiệm. Kleckowski chẳng qua chỉ quan sát các mức năng lượng đó và đưa ra cách để chúng ta dễ nhớ, dễ viết cấu hình e mà thôi. Cách của Kleckowski (qui tắc) không áp dụng được cho một số trường hợp như em thấy. Giống như trong dãy hoạt động của các kim loại, mình có nghĩ ra câu gì đó để dễ nhớ (có thể coi là qui tắc gì đó), chứ bản thân độ hoạt động các kim loại là như vậy rồi, ko phụ thuộc vào qui tắc. Hiện nay thì người ta đâu dùng qui tắc Kleckowski gì đó nữa đâu.

Tức là ứng với 1 nguyên tố ta lại có 1 quy tắc Klechkowski khác nhau !

Qui tắc là làm cho người ta dễ nhớ, dễ sử dụng. Chứ mỗi nguyên tố lại có 1 qui tắc thì nhớ quách cho rồi, ra đời nhiều qui tắc làm gì !

Thế nhưng ở những nguyên tố có Z lớn thì em không biết rằng thứ tự này có thay đổi không?
-Em viết các phân mức năng lượng của Pt(Z=78) :
1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d10 4p6 5s2 5p6 6s2 4f14 5d8
Nhưng trong sách ghi cấu hình e của Pt là 6s1 5d9 !

Nguyên tố có Z càng cao thì độ rộng của dãy d càng lớn (trong không gian thực), nên khả năng định xứ của electron trên dãy d giảm, một phần chuyển qua dãy s.

Các dữ liệu thực nghiệm (đo từ phổ Compton gm:)-ray) và tính toán lý thuyết (mô hình RFA, renormalized-free-atom) cho thấy cấu hình Pt là 5d(9,2)6s(0,8).

Lưu ý là số e trong các dãy d và s sẽ thay đổi tùy vào dạng nguyên tử tồn tại, nguyên tử Pt dạng tự do; trong mạng tinh thể, nguyên tử trên bề mặt và nguyên tử Pt bên trong, số e trong dãy s và dãy d sẽ khác nhau.

nguyencyberchem
09-07-2006, 02:21 PM
Cái này hay đó. Theo mình thì cái đồ thị của ncson post lên cũng dễ sử dụng rồi. Trong phần này, theo ý mình, chủ yếu xét các nguyên tử tự do thôi, nếu xét tương tác khác như trong ô mạng, các mặt... sẽ phức tạp hơn nhiều.
Bây giờ anh em lật lại các kiến thức mang tính nền tảng mà mình học hồi phổ thông, thật nhiều vấn đề phải xét lại. Cái này đúng là chưa bao giờ mình để ý đến hết cả. Thanks mọi người, nội dung ở thread này rất lý thú.

bluemonster
09-07-2006, 10:01 PM
Nguyên tố có Z càng cao thì độ rộng của dãy d càng lớn (trong không gian thực), nên khả năng định xứ của electron trên dãy d giảm, một phần chuyển qua dãy s.

Các dữ liệu thực nghiệm (đo từ phổ Compton gm:)-ray) và tính toán lý thuyết (mô hình RFA, renormalized-free-atom) cho thấy cấu hình Pt là 5d(9,2)6s(0,8).
Hai câu này BM thấy mâu thuẩn nhau thế nào ấy!!! aqhl nói khả năng định xứ của e trên dãy d giảm, một phần chuyển sang dãy s, vậy tại sao theo tính toán dãy d lại 9.2 (dư 0.2)trong khi dãy s chỉ 0.8 (thiếu 0.2)
Lưu ý là số e trong các dãy d và s sẽ thay đổi tùy vào dạng nguyên tử tồn tại, nguyên tử Pt dạng tự do; trong mạng tinh thể, nguyên tử trên bề mặt và nguyên tử Pt bên trong, số e trong dãy s và dãy d sẽ khác nhau.
Cái này BM đưa ra một hướng giải thích như sau ko biết hợp lí ko !? Khi có bán kính càng lớn, thì orbital d càng mất dần tính đối xứng, và giảm thiểu độ suy biến !!! Có nghĩa là mật độ e thể hiện trong từng nhánh của AO d (có ba nhánh lớn là d(x2-y2), d(z2), d(xy,yz,xz)), sẽ khác nhau, đó là do mức năng lượng của từng nhánh khác nhau ! sự khác nhau này được gây ra bởi sự tác động của các yếu tố bên ngoài (như lực đẩy tương tác giữa các phối tử trong mạng tinh thể khi Pt ở trong lỗ trống mạng chẳng hạn), và những nhánh có năng lượng lớn sẽ share một phần qua orbital s của lớp tiếp theo, do đó có sự tăng mật độ của dãy s, đúng như lập luận ban đầu aqhl đưa ra ! thế nhưng lại ko giống lắm với tính toán bằng phổ Compton !
Có ai giải thích rõ ràng hơn cho mình được ko !?
:sep (

aqhl
09-08-2006, 02:39 PM
Hai câu này BM thấy mâu thuẩn nhau thế nào ấy!!! aqhl nói khả năng định xứ của e trên dãy d giảm, một phần chuyển sang dãy s, vậy tại sao theo tính toán dãy d lại 9.2 (dư 0.2)trong khi dãy s chỉ 0.8 (thiếu 0.2)

Nếu BM so sánh cấu hình của Pd và Pt trong cùng phân nhóm, sẽ thấy mình nói ko có gì là mâu thuẫn cả. Lẽ ra cấu hình của Pt phải là 5d(10)6s(0), nhưng ở đây e di chuyển 1 phần từ d sang s.

http://img214.imageshack.us/img214/1361/fg0803hv5.jpg

bluemonster
09-08-2006, 09:49 PM
hix, nếu so ra vậy là lập luận của BM sai hết rùi !!! Cho BM hỏi, những cấu hình e của các nguyên tử trong bảng tuần hoàn là lấy chính xác ở trạng thái ground state phải ko !? Có nghĩa là phải cô lập nguyên tử để đo hay tính toán bằng phổ hoặc photoelectron phải ko !?
:matheo(

sutrovecuanguoisin
09-15-2006, 10:54 PM
Tớ có câu đố muốn đố các cậu:liti có năng lượng ion hóa cao nhất so với các kim loại kiềm nhưng lại có thế khử chuẩn âm nhất.Tại sao?

tigerchem
09-16-2006, 07:33 PM
Liti có bán kính bé nhất trong các kim loại kiềm (không kể hiđro) nên dễ nhường electron (E>0) và dễ bị hiđrat hóa (Q<0). Năng lượng ion hóa được tính khi liti ở thể khí còn thế khử chuẩn được tính khi liti ở trong dung dich. Vì vậy liti có năng lượng ion hóa thứ nhất bé nhất và thế khử chuẩn âm nhất (lớn nhất về trị tuyệt đối).
Câu trả lời hơi lủng củng, nhưng vì thời gian gấp quá, xin sửa lại sau!

sutrovecuanguoisin
09-16-2006, 08:09 PM
Cậu trả lời sai bét cậu nên học lại đi thì hơn từ trên xuống dưới thì tính kim loại tăng dần như vậy trong phân nhóm 1A thì từ trên xuống dưới năng lượng ion hóa sẽ càng bé như vậy trong nhóm 1A thì liti có nl ion hóa là lớn nhất (còn lí do tái sao thì cậu tự tìm hiểu cái đấy một học sinh lớp 10 cũng trả lời được)
VD natri là kim loại kiềm có tính kim loại lớn hơn liti nhưng lại có thế khử chuẩn lớn hơn
cậu đang đi đúng hướng đúng là giải thích theo năng lượng hydrat hóa

ngoctukhtn
09-16-2006, 08:48 PM
Liti có bán kính bé nhất trong các kim loại kiềm (không kể hiđro) nên dễ nhường electron (E>0) và dễ bị hiđrat hóa (Q<0). Năng lượng ion hóa được tính khi liti ở thể khí còn thế khử chuẩn được tính khi liti ở trong dung dich. Vì vậy liti có năng lượng ion hóa thứ nhất bé nhất và thế khử chuẩn âm nhất (lớn nhất về trị tuyệt đối).
Câu trả lời hơi lủng củng, nhưng vì thời gian gấp quá, xin sửa lại sau!
Câu trả lời này hình như hơi bị nhầm chút xíu thì phải
Trong các kim loại kiềm thì Li có bán kính nhỏ nhất và hầu như không có hiệu ứng chắn của các lớp e nên electron bị nhân giữ mạnh nhất, do đó có năng lượng ion hoá lớn nhất, tức là thể hiện tính kim loại kém nhất trong các kim loại kiềm Nhưng trong dung dịch, do ion Li+ bán kính là bé nhất nên bị hidrat hoá mạnh nhất, khả năng nhường electron cua Li về Li+ được hỗ trợ bởi sự hidrat hoá này nên rốt cục trong dung dịch thì Li có khả năng khử cao nhất, thế khử chuẩn âm nhất
Những câu hỏi loại như thế này rất cơ bản, có thể tìm đọc trong sách của thầy Hoàng Nhâm là đủ

aqhl
09-16-2006, 10:53 PM
Hehe, chờ hoài mới có người trả lời cho mình có cơ hội hỏi tiếp :yeah ( Có ai biết là làm sao xác định được thế khử chuẩn của Li không ? :nhamhiem

poplarb
09-18-2006, 05:08 PM
giải thích tại sao góa liên kết HSH của H2S là 92o
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/5/54/Hydrogen-sulfide-2D.png/200px-Hydrogen-sulfide-2D.png
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/c1/Hydrogen-sulfide-3D-vdW.png/100px-Hydrogen-sulfide-3D-vdW.png

nguyen ngoc duy
09-18-2006, 09:11 PM
xét phân tử H2S :
S có 4 e ngoài cùng H có 1 e ngoài cùng như vậy khi tạo liên kết thì mỗi bên sẽ có 1 liên kết đơn H-S
như vậy S sẽ dư 2 e. 2 e này sẽ đẩy các e liên kết vào bên trong như hình vẽ của bạn chứ ko tạo thành đường thẳng.
còn chuyện 92,1 độ thì thực nghiệm nó đo như vậy (có thể nếu đi sâu vào sẽ biết rõ hơn ).

bluemonster
09-18-2006, 09:33 PM
xét phân tử H2S :
S có 4 e ngoài cùng
oh, really !!! Nó có tới sáu e ngoài cùng lận bạn ạ !
H có 1 e ngoài cùng như vậy khi tạo liên kết thì mỗi bên sẽ có 1 liên kết đơn H-S
vậy bản chất của nó là liên kết với những AO thuần khiết của S luôn hả, theo bạn ở đây có xảy ra hiện tượng lai hóa ko !?
:tantinh (

su_tro_lai_cua_nguoi_soi
09-18-2006, 09:39 PM
ở đây có sự lai hoá , S lai hoá sp3

bluemonster
09-18-2006, 09:50 PM
ở đây có sự lai hoá , S lai hoá sp3
thế bạn giải thích thế nào về sự co hẹp góc nhiều như thế so vói góc chuẩn !!! Ngoài ra, BM có một thắc mắc, như chúng ta đã biết thằng S thuộc chu kì 3 nên sự phân tách năng lượng của các phân lớp gần như cũng đáng kể, chính vì vậy, ưu thế tạo lai hóa sp3 là khó, nếu ko có một sự bù trừ năng lượng bởi độ bền của liên kết hay đại loại là một quá trình nào đó, thì khó lòng chúng ta nói được về trạng thái lai hóa của S ! Nếu lí luận theo mô hình VSEPR có sự đẩy của hai lone-pair nonbonding trên S thì chúng ta cũng phải cân nhắc bán kính của S khá lớn, trong khi H là thằng có tính xen phủ cao, vì có thể coi nó là hạt nhân trần, steric của H cũng ko đáng kể !
Các bạn nghĩ sao về ý kiến trên !!! :tantinh (

longraihoney
09-19-2006, 05:59 PM
theo em thì lai hoá không ảnh hưởng đến cái gốc đó... mà lực tương tác giữa các cặp e /// thì đúng hơn... còn như anh BM nói thì có lẽ nó hơi quá phức tạp nhĩ... em chưa rõ lắm... MÀ H2S THEO CÁC ANH THÌ CÓ BỊ PHÂN CỰC KHÔNG ~~ ^ ^ DỰA VÀO ĐÓ CÓ LẼ GIẢI THÍCH ĐƯỢC ĐẤY ^ ^

poplarb
09-19-2006, 06:03 PM
ý anh là S ko lai hóa ,nói cách khác thì trong AO lai hóa của nó mật độ s ít ạ
nhưng em chưa hiểu câu cuối
"trong khi H có tính xen phủ cao nên có thể coi nó là hạt nhân trần,steric của nó cũng ko đáng kể"
anh nói rõ hơn được ko ạ?
thanks
à
và vì vậy nên giải thích tại sao góc lk của H2O(khoảng104.5) thì khác với H2S ạ?

poplarb
09-19-2006, 06:07 PM
theo em thì lai hoá không ảnh hưởng đến cái gốc đó... mà lực tương tác giữa các cặp e /// thì đúng hơn... còn như anh BM nói thì có lẽ nó hơi quá phức tạp nhĩ... em chưa rõ lắm... MÀ H2S THEO CÁC ANH THÌ CÓ BỊ PHÂN CỰC KHÔNG ~~ ^ ^ DỰA VÀO ĐÓ CÓ LẼ GIẢI THÍCH ĐƯỢC ĐẤY ^ ^
-góc lai hóa sp3 vào khoảng 109o28' nên nếu dùng 2 cặp e tự do để ép thì ko thể làm cho góc lk nhỏ vậy được
-H2S phân cực,tất nhiên,nhưng bạn định "dựa vào đó giải thích ntn" cơ? :liemkem (

longraihoney
09-19-2006, 09:03 PM
^ ^ có ai đồng ý với em về sự linh động trong cấu trúc phân tử không vậy... có thể lực tương tác của hai cặp e đó nó bổ sung cho nhau kiểu cấp số nhân cho nhau... vậy tức là hai cập thì tác động sẽ gấp 2^2 =4 lần... cũng đáng kể đấy chứ...


CÁC ORBITAL KHÔNG CÓ ELECTRON LIÊN KẾT NÓ SẼ LỚN HƠN CÁC ORBITAL ĐÃ LIÊN KẾT VÌ KHÔNG PHẢI CHỊU LỰC HÚT ĐỒNG THỜI CỦA CẢ HAI HẠT NHÂN MÀ... SỰ XEM PHỦ CỦA NÓ SẼ THẾ NÀO NHỈ...

bluemonster
09-19-2006, 09:07 PM
theo em thì lai hoá không ảnh hưởng đến cái gốc đó... mà lực tương tác giữa các cặp e /// thì đúng hơn... còn như anh BM nói thì có lẽ nó hơi quá phức tạp nhĩ... em chưa rõ lắm... MÀ H2S THEO CÁC ANH THÌ CÓ BỊ PHÂN CỰC KHÔNG ~~ ^ ^ DỰA VÀO ĐÓ CÓ LẼ GIẢI THÍCH ĐƯỢC ĐẤY ^ ^
hahaha, đúng rùi đó, theo BM thì trong H2S chẳng có cái gì mà phải lai hóa cả !!! Tại sao ư, theo BM nghĩ độ bền của các liên kết tạo thành trong H2S ko đủ bù trừ năng lượng lớn của sự tổ hợp nhóm tạo orbital lai hóa sp3 !
H2S có bị phân cực, moment của nó là 0.97 D (khá nhỏ đây, do thằng S độ âm điện cũng bèo) sau đây là một vài số liệu khác liên quan đây !
Systematic name Hydrogen sulfide, sulfane
Other names Sulfuretted hydrogen
Molecular formula H2S
Molar mass 34.0758 g/mol
Appearance Colorless gas.
CAS number [7783-06-4] [1]
Properties
Density and phase 1.363 g/L, gas.
Solubility in water ? g/100 ml (?°C)
Melting point -82.30°C (190.85 K)
Boiling point -60.28°C (212.87 K)
Acidity (pKa) 6.89
19±2 (See Text)
Structure
Molecular shape Bent.
Dipole moment 0.97 D
Giải thích cho polarb câu cuối:
Bây giờ bạn có đồng ý thằng Hydrogen có bán kính quá nhỏ ko nào, chính vì vậy lập thể giữa hai H gần như ko có (nói điều này dễ bị cười chết đi được), và trong hóa học, thường anh em ví von nhau cụm từ "hạt nhân trần" cho Hydrogen atom đó !
Ở H2O thì ta thấy nó lai hóa sp3 tốt, vì ở O các phân mức năng lượng chênh lệch nhau ko cao ! (ko bằng ở S), và sự lai hóa đôi khi còn làm an định mấy ông tướng lone-pair nonbonding ở không chuyên đi gây lập thể ! Sự giảm góc liên kết chính là kết quả của mấy ông lone-pair này chứ đâu ! :mohoi (
:bachma (

longraihoney
09-19-2006, 09:12 PM
thankss anh BM đã cho em biết thêm vài khái niệm hay hay ^ ^ em cũng thuộc dạng bồ tèo mà... HÔM NÀO ANH VIẾT CHO EM THAM KHẢO QUÁ TRÌNH TẠO THÀNH LAI HÁA NHA... EM CỨ CÒN PHÂN VÂN KHÔNG BIẾT BẢN CHẤT CỦA VẤN ĐỀ... SỰ XEN PHỦ... VÂNG VÂNG THANKSS!

bluemonster
09-19-2006, 09:20 PM
thankss anh BM đã cho em biết thêm vài khái niệm hay hay ^ ^ em cũng thuộc dạng bồ tèo mà... HÔM NÀO ANH VIẾT CHO EM THAM KHẢO QUÁ TRÌNH TẠO THÀNH LAI HÁA NHA... EM CỨ CÒN PHÂN VÂN KHÔNG BIẾT BẢN CHẤT CỦA VẤN ĐỀ... SỰ XEN PHỦ... VÂNG VÂNG THANKSS!
trùi, anh em cứ đọc sách rùi có gì ko hiểu cứ mạnh dạn đưa ra thảo luận, nhưng nhớ phải đọc nhiều nhiều vào một tí trước khi hỏi nhé, chứ anh thấy chú sbr-999 hỏi nhiều câu như chưa đọc bài vậy ! phê bình chú nhé !!! :hun (
Chúc anh em ta học càng ngày càng giỏi !!! :nhacto (

poplarb
09-20-2006, 05:53 PM
những bất cập trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (những tính chất chưa được "tuần hoàn" )là gì ạ? :bepdi(

votuantu20
09-20-2006, 10:22 PM
Mình nghĩ hay là bây giờ mình mở cái chủ đề này để thảo luận những vấn đề thắc mắc trong phần động học này đi . Nếu có ai thắc mắc gì về bài giảng trên lớp thì hãy vào đây, các thắc mắc sẽ cùng nhau thảo luận, các bạn giỏi sẽ chỉ lại cho các bạn chưa giỏi .
Để khai trương mình có mấy câu hỏi thế này :
Theo định nghĩa thì ta có thể hiểu tốc độ phản ứng là tốc độ biến thiên của nồng độ tác chất ( hay sản phẩm) theo thời gian .
Giả sử ta có 1 phản ứng bậc 2 như sau :
a A + b B ----> c C + d D
Vậy trong trường hợp này phương trình động học sẽ được biểu diễn như thế nào ??

phunggiathinh
09-21-2006, 10:40 AM
Để thay đổi không khí, Thịnh có thắc mắc như vầy: "Ngoài bậc nhất, hai, ba, có thể có phản ứng bậc phân số hoặc bậc âm nữa". Tại sao lại có bậc phân số và bậc âm và khi nào điều này xảy ra?
Ai biết thì giải đáp dùm :nhau (

longraihoney
09-22-2006, 03:10 PM
ĐỊNH NGHĨA THÌ TẠM ỔN RÙI... CÒN NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA ÁI LỰC ELECTRON THÌ EM CHƯA Nắm được.... các anh nói cho em biết những ứng dụng của nó đi ^ ^ :pocolo ( :tantinh (

bluemonster
09-22-2006, 03:21 PM
ĐỊNH NGHĨA THÌ TẠM ỔN RÙI... CÒN NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA ÁI LỰC ELECTRON THÌ EM CHƯA Nắm được.... các anh nói cho em biết những ứng dụng của nó đi ^ ^ :pocolo ( :tantinh (
Ái lực electron chủ yếu ứng dụng giải thích độ bền liên kết, có liên quan mật thiết đến mô hình liên kết ion ! có phải em muốn hỏi ứng dụng đó ko !? :nguong (

gold_dragon_2310
09-22-2006, 05:35 PM
Nhận biết FONO2 bẳng cách cho khí (thu được khi gia nhiệt chất rắn) tiếp xúc với dd AgNO3 tạo kết tủa Ag2O3 màu đen ngay lập tức.
Hic,cái thằng Ag2O3 là cái chi rứa anh :treoco (
Nhỏ tới giờ mới thấy nó :rau (

aqhl
09-22-2006, 05:48 PM
Hic,cái thằng Ag2O3 là cái chi rứa anh :treoco (
Nhỏ tới giờ mới thấy nó :rau (

Oxid bạc so oxy hóa +3 thôi mà. Bạc hình thành hợp chất với các số oxy hóa +1, +2, +3. Do FONO2 là chất oxy hóa cực mạnh, nên chuyển Bạc từ +1 thành +3.

Xem thêm link sau: http://www.webelements.com/webelements/compounds/text/Ag/Ag1O1-1301968.html

TraiTimVietNam
09-22-2006, 06:49 PM
Cái Ag2O3 này hơi kém bền , có điều vẫn điều chế đc tốt ! Cái này Gold tham khảo trong Hoàng Nhâm III là thấy !!!

TraiTimVietNam
09-22-2006, 07:28 PM
@Longrai : Hỏi về cái gì thì phải cụ thể , mấy anh bên này mới trả lời rõ đc !! Còn chú mày cứ hỏi chung thế thì ko nhận đc 1 cái gì cụ thể mà học đâu !!! Nên nhớ là mấy cái này ko có nói qua qua đc !!!

votuantu20
09-25-2006, 09:39 PM
Aqhl đâu rồi sao ko vô giải quyết vấn đề này cho anh em coi, phản ứng có bậc âm là thế nào hả.
mình sẽ nêu thêm 1 số câu hỏi nữa :
1. giả sử ta có 1 phản ứng A + B ---> C + D
hỏi rằng bậc của phản ứng có phụ thuộc vào nồng độ tác chất hay ko??
2. trong phương trình động học, như ta đã biết là thể hiện sự phụ thuộc của vận tốc vào nồng độ tác chất, vậy có bao giờ xuất hiện nồng độ của 1 chất ko phải là tác chất trong phương trình này ko?

nguyencyberchem
09-25-2006, 10:32 PM
Một cách dễ hiểu, bậc âm của 1 thành phần của tác chất có thể xem như, sự hiện diện của chất có bậc âm sẽ làm cản trở việc phản ứng xảy ra, làm giảm tốc độ phản ứng. Ví dụ cho Tú dễ thấy nè: phản ứng nhiệt phân NO trên xúc tác Pt-Al2O3, vì phản ứng này cần nhiệt và nhiệt cung cấp là từ việc đốt cháy chất đốt trong môi trường nhiều O2 nên O2 cũng xem như tác chất. Tuy vậy, do O2 hấp phụ mạnh lên các site của Pt làm cho NO không hấp phụ được, vận tốc giảm mạnh. Đây là vd cho thấy phản ứng có bậc âm so với O2

A+B--> C+D
Bậc phản ứng tất nhiên có ảnh hưởng bởi nống độ tác chất. Một cách đơn giản, dễ thấy, bậc phản ứng là số các nguyên tử có mặt trong va chạm hiệu quả để xảy ra phản ứng, nên khi nồng độ các cấu tử khác nhau, nhất là khi quá nhỏ hoặc quá lớn sẽ làm thay đổi bậc phản ứng
VD: v=[A]^a.[B]^b
Khi A quá lớn so với B, [A] xem như thay đổi không đáng kể trong phản ứng, khi đó [A]^a như hằng số. Bậc phản ứng lúc đó chỉ còn là b chứ không phải a+b nữa

Trên đây là các ý hết sức đơn giản để Tú dễ hình dung. Còn mô hình đầy đủ thì cứ thong thả tìm hiểu.
Thân!

À, câu hỏi thứ 2 của Tú, mình đã trả lời trong vd phân hủy NO rồi, O2 không xuất hiện trong pt phản ứng nhưng vẫn có mặt trong pt động học. Các vd này nhiều lắm, nhan nhản trong các phản ứng khác, nhất là dd, lúc đó H+ và OH- cũng được để ý.

linh chi nguyen
09-27-2006, 07:10 PM
Các ban cho minh hoi ve thứ tự phản ứng trong hóa vo co. Thong thuong thi phản ứng trao đổi nào có hang so K cang lon thi sẽ ưu tiên xảy ra trước. Như vây minh có 1 thắc mắc khong giải dáp duọc là khi cho dd NaOH vào dd chứa đồng thời HCl và Fe3+ cùng nồng độ mol thi phản ứng nào sẻ xảy ra truoc?
Các bạn chi cho minh nha!

tigerchem
09-27-2006, 07:13 PM
Halogen và Hidro có độ âm điện mạnh quá nên không thể chứa 3 nguyên tử trở lên trong phân tử vì khi đó nó sẽ đẩy nhau mạnh, kém bền.
Nghĩ vậy thôi, có gì sai xin anh em bỏ qua, vì không được xài bát tử và MO muh ^ ^

linh chi nguyen
09-27-2006, 07:17 PM
Theo minh nghĩ thì khi một tổ hợp muốn được tạo thành thi nó phải bền hơn so với cá nguyên tử khi duón riêng rẽ. Khi hidro và clo chỉ có hai nuyen tu trong phan tu vì sau khi tạo thành chung la nhung phan tu ben vung. Hon nua bán kính của H và Cl khong đủ lớn để có thể xen phu nhiều hơn 2 ng tử, khi đó còn có sự đẩy nhau của các e nữa ma

hanh_khat
09-27-2006, 07:28 PM
Một phản ứng muốn xảy ra được hay ko thì cần 2 yếu tố:
Thứ nhất là yếu tố năng lượng, phản ứng phải hình thành sản phẩm có năng lượng thấp hơn tác chất ban đầu. Đây là yếu tố nhiệt hoá học, thông qua các giá trị năng lượng tự do như năng lượng Gibbs. K cân bằng cũng là đại lượng tính đến yếu tố này.
Thứ hai là vận tốc phản ứng phải nhanh, có những phản ứng thuận lợi về mặt năng lượng nhưng vận tốc chậm nên có thể coi như là không xảy ra (chẳng hạn phản ứng hydro cộng với oxy). Đây là yếu tố động hoá học.

Đối với trường hợp trên: K của phản ứng đều lớn (có thể tính được), và vận tốc cũng lớn (điều này có thể thấy qua các thực nghiệm); như vậy 2 phản ứng đều xảy ra tốt. Như vậy khi cho NaOH vào thì nó sẽ phản ứng với cả HCl và Fe 3+ hầu như cùng một lúc.

votuantu20
09-27-2006, 09:38 PM
ko thể dùng độ âm điện để giải thích được vì O có độ âm điện đứng thứ nhì nhưng vẫn tồn tại phân tử O3 mà. cũng ko thể nói do bán kính nhỏ vì bán kính Cl còn bự hơn của O mà.

TraiTimVietNam
09-28-2006, 07:08 PM
Có lẽ nên đọc qua về cái bài toán hidro Hailer-London !

longraihoney
09-29-2006, 02:16 PM
HÌ... XIN CÓ CÂU GIẢI THÍCH CHỐT LẠI CỦA VẤN ĐỀ H2S...


không lai hoá
do các orbital p định hướng thẳng góc với nhau trong không gian nên góc là 90 and có lực đẩy của các cặp e chưa liên kết nên nó là 92 còn vì sao là 92 mà không phải là 93 PHẢI xem hoá học lượng tử


Lưu ý theo thuyết hoá trị haile london thì S trong hợp chất nì chỉ có thể là II ^ ^

longraihoney
09-29-2006, 02:28 PM
HOá trị của nt phụ thuộc vào số e độc thân... đó là tóm tắc cơ bản nhất của thuyết anh Thiên nói...


nếu mà không dùng bát tử thì theo mình có thể giải thích bằng nhiệt tạo thành ^^

longraihoney
09-29-2006, 07:58 PM
:nhau ( sao sư phụ cứ thích chọc đệ tử thế... thì nhiệt tạo thành các chất càng lớn thì nó càng bền...

điều đó giải thích được vì sao S bình thường là S8 and P thì là P4 vậy đó ^ :leuleu (

votuantu20
09-29-2006, 10:24 PM
mình nghĩ nói hóa trị của một nguyên tố phụ thuộc vào số e độc thần là ko đúng.
phải nói là hóa trị của một nguyên tố phụ thuộc vào số vân đạo hóa trị của nguyên tử thuộc nguyên tố đó mới đúng. lời giải thích mù mờ quá, chẳng hiểu gì hết. lời giải thích của bạn giống như nói một cộng một bằng hai bởi vì mộnó bằng hai......???

aqhl
09-30-2006, 02:55 AM
Hehe, chờ hoài mới có người trả lời cho mình có cơ hội hỏi tiếp :yeah ( Có ai biết là làm sao xác định được thế khử chuẩn của Li không ? :nhamhiem

Thế khử chuẩn của 1 số kim loại:

http://img172.imageshack.us/img172/1126/li1ea2.jpg

Thế khử chuẩn của Li được Lewis và Keyes đo năm 1913 bằng cách đo sức điện động của 2 pin:

http://img506.imageshack.us/img506/2897/li2hy3.jpg

từ đó tính được Eo của Li/Li+ = -3.0243 V. Giá trị -3.04 có được vào năm 1968, khi Huston, Cogley và Butler đo suất điện động của 2 pin:

http://img167.imageshack.us/img167/4796/l3nv3.jpg

longraihoney
09-30-2006, 03:55 PM
mình nghĩ nói hóa trị của một nguyên tố phụ thuộc vào số e độc thần là ko đúng.
phải nói là hóa trị của một nguyên tố phụ thuộc vào số vân đạo hóa trị của nguyên tử thuộc nguyên tố đó mới đúng. lời giải thích mù mờ quá, chẳng hiểu gì hết. lời giải thích của bạn giống như nói một cộng một bằng hai bởi vì mộnó bằng hai......???



:busua( bạn đang nói... thuyết haler-london là không đúng đấy :ngo 1 ( mình bó tay bạn òi... 1+1 bằng hai cũng là một bài toán có thể chứng minh ~~ bạn có thể tìm các tài liệu về số học mà đọc... một đứa học lớp 11 trường PTNK toán nó cũng chứng minh được mà :ho (


còn cái câu giải thích dựa vào nhiệt tạo thành chỉ là một lời :doctor ( nói theo suy nghĩ của mình... hix bạn :hutthuoc( cho ý kiến chứ

linh chi nguyen
10-04-2006, 08:14 PM
Nhung mà ban hanh_khat à, o pho thong nguoi ta luon luon cho rang phản ứng trung hòa là phản ứng đuọc ưu tiên truoc trong mọi truòng hợp đó. Ma tất cả bt pho thong minh deu lam the mà. Co sự mau thuan gi ở day ko?

linh chi nguyen
10-04-2006, 08:19 PM
FeS không tan ma. Sao lai noi dd FeS chu. Hon nữa, thực tế dd Mn2+ co mau hồng rat nhat. Noi chinh xac hon do la mau cua ion phức aquo. Thực tế không có ion kim loại đơn thuần mà chi ton tai dang phuc trong nuóc. Đôi khi nguòi ta vẫn noi la ion kim loại cho đơn giản thoi

thanhatbu_13
10-05-2006, 05:57 AM
Noi chinh xac hon do la mau cua ion phức aquo. Thực tế không có ion kim loại đơn thuần mà chi ton tai dang phuc trong nuóc. Đôi khi nguòi ta vẫn noi la ion kim loại cho đơn giản thoi
Đồng ý với bạn là ion kim loại trong dung dịch chủ yếutồn tại dạng phức chất, và màu của nó làmàu của phức chất. Tuy nhiên khái niệm màu cùa ion kimloại có thể hiểu mà đặc trưng của các phức aquo của nó.
Tuy nhiên , đối với từng ion, cấu hình electron ở phân lớp d nó sẽ quyết định chủ yếu đến màu cơ bản của các phức chất của nó.
Ví dụ
d1 Sc(II) , Cr(V) có phổ hấp thự 14000-20000 cm-1 nên thường có màu tím, người ta thường nói gọn các ion có màu tím.
Cu +2 màu xanh....

daugau
10-05-2006, 12:07 PM
Kiến thức phổ thông đôi khi thiếu chính xác Vận tốc của phản ứng và dữ kiện nhiệt động hoàn toàn không có liên hệ gì với nhau. Cho nên nếu có hai phản ứng cùng xảy ra, phản ứng nào có vận tốc nhanh hơn xảy ra trước, bất chấp hằng số cân bằng là bao nhiêu. Giá trị hscb chỉ cho biết phản ứng có xảy ra hay không mà thôi. vấn đề nằm ở chỗ vậy thì vận tốc phản ứng nào nhanh hơn. Chỉ có thực nghiệm mới cho biết được Do đó những câu hỏi dạng này đi ngược với logic thông thường, tức là dự đoán vận tốc khi không làm phản ứng Có thể sử dụng một ít tính toán mô hình để dự đoán song điều đó nằm ngoài tầm với của các bạn Vậy thì theo mình cứ nói đại là có hai phản ứng đồng thời xảy ra còn thứ tự thì "thầy tự đi mà xác định lấy"!:D

votuantu20
10-06-2006, 01:12 AM
trong cơ học cổ điển : khi bắn 1 viên đạn hợp với mặt phẳng một góc pl:) , để xác địng dạng đường đi của viên đạn hay để xác định vị trí của viên đạn tại 1 thời điểm t nào đó, người ta phân chuyển động trên thành 2 thành phần :
theo phương x : viên đạn chuyển động thẳng đều
theo phương y : chuyển động với gia tốc -g.
cái này có chứng minh được ko???

longraihoney
10-06-2006, 07:47 PM
thông tin em biết về hiện tượng vật lý này là viên đạn sẽ bay nhanh hơn âm thanh trong 900m đầu tiên và sau đó thì bị âm thanh bỏ xa do viên đạn bị rất nhìu lực tác động phản ngược lại lực của nó lúc bay ra bên ngoài ... vì vậy xãy ra chuyện đó ... nhưng mà đây lá lý mà ... sao lại cho dzô hoá

votuantu20
10-06-2006, 10:42 PM
bay nhanh hơn vận tốc âm thanh trong 900m đầu??? cái gì vậy???. Mình có nói lực đẩy là bao nhiêu đâu mà bạn biết. Cái mình hỏi là tại sao theo phương x thì chuyển động là thẳng đều, còn theo phương y thì chuyển động với gia tốc -g
ờ, đây là lý, nhưng kiến thức của nó ảnh hưởng nhiều tới hóa đó.

longraihoney
10-07-2006, 01:54 PM
mấy cái gia tốc này... đọc lại lý 10 là biết ngay thoai mà nó còn một phần cho trái đất của chúng ta không hẳn là hình cầu mà lồi lõm lung tung và sức cản của không khí bao quanh nó... cái em nói là như thế này nà :tuongquan
Tốc độ viên đạn khi đi ra khỏi nòng súng là 900 mét/giây, âm thanh ở nhiệt độ bình thường có tốc độ truyền đi là 340 mét /giây. Viên đạn bay nhanh gấp 2 lần âm thanh, vì vậy, phải chăng là viên đạn bay nhanh hơn?

Không hẳn như thế. Bởi vì trong quá trình bay viên đạn không ngừng ma sát với không khí, tốc độ của nó ngày càng chậm, còn tốc độ của âm thanh trong không khí trên một đoạn đường không quá dài thì thay đổi rất ít. Như vậy, muốn biết cái gì chạy nhanh hơn, ta hãy xem cuộc chạy đua giữa chúng.

Ở giai đoạn thứ nhất, 600 mét sau khi viên đạn rời khỏi nòng súng, tốc độ bay trung bình của đạn là khoảng 450 mét/giây. Viên đạn bay nhanh hơn âm thanh nhiều, luôn luôn đi trước. Ở khoảng cách này, nếu nghe thấy tiếng súng thì viên đạn đã bay qua bạn từ lâu về phía trước rồi.

Giai đoạn thứ hai, trong khoảng từ 600 đến 900 mét, sức cản của không khí đã làm cho tốc độ của viên đạn giảm đi rất nhiều, âm thanh dần đuổi kịp nó, hai bên hầu như kề vai nhau chạy tới đích 900 mét.

Giai đoạn thứ ba, từ 900 mét trở đi, viên đạn càng bay càng chậm, âm thanh sẽ vượt nó. Đến chỗ 1.200 mét thì viên đạn đã mệt tới mức sức cùng lực kiệt, không thể bay nổi nữa, âm thanh sẽ chạy xa lên phía trước. Lúc này, nếu bạn nghe thấy tiếng súng và tiếng vèo vèo thì viên đạn còn chưa tới trước mặt bạn.

Kết quả cuộc thi là viên đạn chỉ giành chức quán quân trong phạm vi 900 mét đầu tiên mà thôi.

longraihoney
10-09-2006, 12:44 PM
HỒI BỮA SƯ PHỤ EM BẢO TRONG HOÁ HỌC KHÔNG CÓ KHÁI NIỆM BÁN KÍNH MÀ THỰC TẾ BÁN KÍNH LÀ... KHOẢNG CÁCH TỪ ELECTRON HOẠT ĐỘNG ĐẾN HẠT NHÂN????????? AI NÓI RÕ CHO EM VỚI :doctor (

bluemonster
10-09-2006, 01:22 PM
HỒI BỮA SƯ PHỤ EM BẢO TRONG HOÁ HỌC KHÔNG CÓ KHÁI NIỆM BÁN KÍNH MÀ THỰC TẾ BÁN KÍNH LÀ... KHOẢNG CÁCH TỪ ELECTRON HOẠT ĐỘNG ĐẾN HẠT NHÂN????????? AI NÓI RÕ CHO EM VỚI :doctor (
Theo BM thì chú ấy dùng từ chưa chuẩn lắm !!! Vì khái niệm bán kính là khái niệm qui ước, người ta tự đặt ra để có cái nhìn cụ thể hơn về các tiểu phân !!! Vậy đã là khái niệm qui ước thì anh em ta nháy mắt nhau tự hiểu, bán kính là khoảng cách từ nơi có mật độ electron cao (>95%) tới hạt nhân !
Đã là khái niệm qui ước thì theo mình đừng nên bàn tới nó có thật hay bịa chuyện... mà nên tuân theo qui ước để còn giải quyết nhiều cái hay hơn, sâu sắc hơn !!!
Khái niệm lớp vỏ nguyên tử cũng tương tự nhé, nếu lí luận theo một số người, thì lớp vỏ nguyên tử cũng chả có thật, rồi thì cơ chế phản ứng cũng chả có thật,... v...v...
Thế nhé !!!
:noel4 (

longraihoney
10-09-2006, 06:24 PM
ANH BM NÓI NGHE THẤY HAY NHƯNG MÀ MẬT ĐỘ E TỐI ĐA CHĨ LÀ 90% THÔI MỜ ^ ^ VẬY THÌ CÓ MỘT SỐ KHÁI NIỆM PHẢI TẬ TUÂN THEO ĐỂ LÀM VIỆC KHÁC Ạ ^ ^THANKS ANH ĐÃ NHẮC NHỠ

longraihoney
10-11-2006, 06:01 PM
Pb có 4 e ngoài cùng nhưng nó lại là một kim loại thuần với hoá trị II điều này chắc ai cũng biết nhưng mà giải thích được nó :hocbong ( chắc cũng làm khó cho nhiều người. sp Em thì trả lời thế này... Do hai e ở lớp s nó bền nên Pb có xu hướng mất hai e độc thân ở phân lớp p để thể hiện số oxi hoá là +2 Còn hai e ở lớp s nó bền :noel7 ( CÒN VÌ SAO NÓ BỀN CÓ LẼ LÀ do hiệu ứng chắn vào phân lớp s là bé nhất :treoco ( ... Em thấy không ổn thế nào ấy... hỏi sư phụ em sư phụ em bảo thế được òi còn không về nhà đọc thêm sách ý kiến của các anh thế nào :tuongquan

nguyênbảo
10-12-2006, 08:49 AM
có ai biết nhiệt độ K là gì ko ? và 1 K=? nhiệt độ bình thường

sutrovecuanguoisin
10-12-2006, 12:59 PM
nhiet do K la nhiet do chuan tuyet doi 0K=-273C o nhiet do nay cac chat khi khong tao ra ap suat

longraihoney
10-12-2006, 05:05 PM
một độ K tương ứng với một độ C ... và O*C=273*K ~~ cái này ứng dụng trong bài tập và lý thuyết rất nhìu bạn nên tìm hiễu kĩ lưỡng^ ^

su_tro_lai_cua_nguoi_soi
10-12-2006, 06:13 PM
http://i96.photobucket.com/albums/l177/unknown_1_2006/untitled-6.jpg

bluemonster
10-12-2006, 08:35 PM
Pb có 4 e ngoài cùng nhưng nó lại là một kim loại thuần với hoá trị II điều này chắc ai cũng biết nhưng mà giải thích được nó :hocbong ( chắc cũng làm khó cho nhiều người.
BM ko chắc với ý kiến của longrai, Pb chưa hẳn là một kim loại thuần hoá trị II, nếu được thì bảo sư phụ longrai giúp một chút về mặt số liệu thực nghiệm cụ thể, khi đó mới nói đến chuyện giải thích được !!! BM nghĩ Pb nếu có hoá trị II thì cũng phải có thêm hoá trị 4 (dựa hoàn toàn vào cấu trúc điện tử hoá trị nhé !)

Em thì trả lời thế này... Do hai e ở lớp s nó bền nên Pb có xu hướng mất hai e độc thân ở phân lớp p để thể hiện số oxi hoá là +2 Còn hai e ở lớp s nó bền :noel7 ( CÒN VÌ SAO NÓ BỀN CÓ LẼ LÀ do hiệu ứng chắn vào phân lớp s là bé nhất :treoco ( ... Em thấy không ổn thế nào ấy... hỏi sư phụ em sư phụ em bảo thế được òi còn không về nhà đọc thêm sách ý kiến của các anh thế nào
Xét cấu hình electron của những lớp bên trong Pb, ta thấy có hiệu ứng chắn lẻ của ba phân lớp 3d, 4d, 5d, chính điều này có thể làm cho hai electron ở 6s chịu tác động của hạt nhân mạnh (mạnh hơn trường hợp phân lớp ns ngoài chịu hiệu ứng chắn song song giữa hai phân lớp d bên trong (n-1)d và (n-2)d !
Nhưng đây chỉ là một qui luật kinh nghiệm do BM giải vài bài số liệu về cấu hình electron, chứ chưa có nền tảng lý thuyết vững để giải thích !!!

longraihoney
10-12-2006, 08:41 PM
hix cái anh nói cứ vô lý thế nào ấy... nếu chắn mạnh wá thì e ở lớp s nó sẽ dễ dành tách ra và điều đó sẽ làm Pb có hoá trị IV... còn hoá trị hai sẽ khó tồn tại họăc được thể hiện rõ như ht 4 thì sao....????????????

Cái này xem sách của thầy Nguyễn Đình Chi á... thầy ấy nói hiệu ứng chắn cũng rõ lắm

bluemonster
10-12-2006, 08:44 PM
hix cái anh nói cứ vô lý thế nào ấy... nếu chắn mạnh wá thì e ở lớp s nó sẽ dễ dành tách ra và điều đó sẽ làm Pb có hoá trị IV... còn hoá trị hai sẽ khó tồn tại họăc được thể hiện rõ như ht 4 thì sao....????????????

Cái này xem sách của thầy Nguyễn Đình Chi á... thầy ấy nói hiệu ứng chắn cũng rõ lắm
ko ko, số chắn bức từơng chắn thì mạnh, nhưng số lẽ bức tường chắn lại ko mạnh !!! Ý anh là thế !!! em thử test vài bảng số liệu nói về khả năng ion hoá đó ! sẽ thấy !!! thảo luận tiếp ! :nguong (

longraihoney
10-12-2006, 08:46 PM
:liemkem ( Người ta cứ bảo Proton nơtron và e là bé nhất òi vậy thì khi phát hiện ra hạt nhỏ hơn ba loại đó nữa thì bộ không ai suy nghĩ gì sao vo:)??? vậy cho em hỏi nếu giả sử ta có thể tách các hạt quack nhỏ xí xi đó ra thì tính chất hoá học của các nguyên tử bị tách hạt đó ra sẽ thế nào ( một proton có 3 hạt quack ) :liec (


NGƯỜI TA Bảo có sinh ắt có tữ thằng nào cũng có phản hạt của nó... ngay ca proton và nơtron cũng bị các phản hạt triệt tiêu được... dzỵ mà thằng photon ánh sáng... thì lại không... vì sao thế :suytu (

longraihoney
10-12-2006, 08:52 PM
He he... vậy thì anh nói cho em biết hiện tượng bán kính bị CO lại trong một phân nhóm có phân lớp d và f là do đâu cũng bị chắn đó nhưng mà chắn thế nào... T_T

gold_dragon_2310
10-12-2006, 09:55 PM
Cái sự co này người ta gọi là sự co lantanic hoặc actinit, nghĩa là sự giảm ít và đều đặn của các bán kính các nguyên tử thuộc nguyên tố d và f !
Vì các e trong phân lớp d và f gây nên hịu ứng chắn với các e bên ngoài (s hoac p ). Nên dẫn đến lực hút của hạt nhân đến các e ngoài cùng thay đổi ko rõ ràng !

gold_dragon_2310
10-12-2006, 10:01 PM
Pb có 4 e ngoài cùng nhưng nó lại là một kim loại thuần với hoá trị II điều này chắc ai cũng biết nhưng mà giải thích được nó :hocbong ( chắc cũng làm khó cho nhiều người. sp Em thì trả lời thế này... Do hai e ở lớp s nó bền nên Pb có xu hướng mất hai e độc thân ở phân lớp p để thể hiện số oxi hoá là +2 Còn hai e ở lớp s nó bền :noel7 ( CÒN VÌ SAO NÓ BỀN CÓ LẼ LÀ do hiệu ứng chắn vào phân lớp s là bé nhất :treoco ( ... Em thấy không ổn thế nào ấy... hỏi sư phụ em sư phụ em bảo thế được òi còn không về nhà đọc thêm sách ý kiến của các anh thế nào :tuongquan
Sao Gold vẫn thấy PbO2 vẫn bền mà nhỉ :hutthuoc(
Còn cai zụ phan lớp s bị chắn ít hơn phân lớp p cùng thuộc chung 1 lớp thì ko hợp lí lắm nhỉ :doctor ( THeo wi tắc kinh nghiệm của Stater thì cách tính hịu ứng chắc của s và p như nhau mà (đương nhiên là s p cùng 1 lớp) !Do đó,ko thể dùng cách đó để giải thíhc được!
Em nghĩ thế :D các anh có í kiến zì ko ạ :busua(

aqhl
10-12-2006, 11:58 PM
Nếu tách 1 quark nào đó ra khỏi hạt nhân nguyên tử, hạt nhân sẽ bị biến đổi, dẫn đến cấu trúc vỏ điện tử thay đổi -> thành nguyên tố khác rồi. Thực ra các pư trong hạt nhân còn rất nhiều bí mật mà loài người chưa thể khám phá ra được. Chi biết bắn hạt nhân này vào hạt nhân khác, thì sinh ra hạt nhân mới, mà vẫn chưa hiểu được cơ chế....

Theo lý thuyết mô hình chuẩn (Standard Model, lý thuyết thành công nhất hiện nay vì đã thống nhất được các tương tác yếu, tương tác mạnh và tương tác điện từ, ngoại trừ tương tác hấp dẫn) thì photon không có khối lượng và điện tích nên không có phản hạt.

Các hạt cơ bản và các tương tác trong Mô hình Chuẩn:

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/4/4c/Particle_chart.jpg

Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu về photon và tìm lý thuyết khác thay thế Mô hình chuẩn, có thể thống nhất 4 tương tác hình thành mọi vật chất trong vũ trụ. Mọi người gọi đó là Lý thuyết thống nhất lớn (Grand Unification Theory), và hiện này đang tập trung vào nghiên cứu Lý thuyết Siêu dây (Superstring Theory), đã gần thống nhất được 4 tương tác. Lý thuyết này coi các hạt và các tương tác là dao dộng của các dây siêu đối xứng, khi các dây này giao động ở các mode khác nhau, hình thành các hạt hay các tương tác khác nhau. Giới hạn trên cho điện tích và khối lượng photon được chấp nhận là 10^-48 C và 1.8x10^-50 kg.

longraihoney
10-13-2006, 11:54 AM
ÔI NO NO... AI RÙI... PHÂN LỚP KHÁC NHAU THÌ KHẢ NĂNG CHẮN VÀ BỊ CHẮN CỦA NÓ THAY ĐỖI RẤT LỚN ANH À vd như s chắn mạnh nhất thì bị chắn íu nhất và d chắn íu nhất nên bị chắn thì mạnh nhất đấy...

Còn PbO2 bền à... bấy lâu em nghĩ là nó không bền giống trường hợp của AgO đấy chứ???????? ( nhưng Ag2O3 thì lại bền ///)

gold_dragon_2310
10-13-2006, 12:22 PM
CHà,"RẤT LỚN" à,giữa s và p thuộc cùng 1 phân lớp mà rất lớn à :mohoi (
Thế còn cái wi tắc kinh nghiệm thì sao :tinh ( Nó tuy ko chính xác lắm nhưng cũng vẫn xài tốt :nhacto (


Hahà,PbO2 mà ko bền à chú :nhacto ( Còn AgO thì bao gồm Ag2O3 ở trỏng , nó hình như là Ag2O.Ag2O3 !

longraihoney
10-13-2006, 12:31 PM
Anh Shin có bảo... cái quy tắc kinh nghiệm đa số chĩ áp dụng cho các trường hợp thông thường đúng qui luật giải thích cũng không chính xác <~~ vì câu nói này em không tin lắm vào thực nghiệm ~~ em thix số liệu cụ thể hoặc là giải thích dựa vào các qui luật tuần hoàn...


AgO có bền đâu anh... phân huỷ ngay thành Ag2O và O2 mà ^ ^

Trờ lại chủ đề nào... Pb ~~ lực tương tác e và bán kính thu nhỏ lại chút chút của nó có ãnh hưởng gì đến khả năng nhận e hoặc mất e đi không... Có thể kết luận là nó ưu tiên mất e ở lớp p được... vì đây có mức năng lượng cao hơn ~~ kém bền hơn các e có mức năng lượng ít hơn và được chắn íu nên được hút tốt hơn ~~

gold_dragon_2310
10-13-2006, 12:37 PM
Anh có nóilà AgO bền bao giờ đâu,đọc lại mấy bài ở trên đi !

Có lẽ hơi mất thời gian khi đi tranh cãi cái vấn đề này rồi!
Anh đồng wan điểm với anh BM,nó dễ thể hiện hóa trị 2,nhưng ko phải là ko thể có hóa trị 4 được!
Và cũng như chú em đã nói, np có mức năng lượng cao hơn ns,do đó e ở np dễ tham gia lk hơn,thế thôi !
Còn mấy vấn đề cao siu hơn nữa,thì chắc trình độ anh ko đủ để tìm hỉu thêm,1 phần vì kiên thức về mảng này còn hẹp lắm !

longraihoney
10-13-2006, 09:12 PM
Sao Gold vẫn thấy PbO2 vẫn bền mà nhỉ :hutthuoc(
Còn cai zụ phan lớp s bị chắn ít hơn phân lớp p cùng thuộc chung 1 lớp thì ko hợp lí lắm nhỉ :doctor ( THeo wi tắc kinh nghiệm của Stater thì cách tính hịu ứng chắc của s và p như nhau mà (đương nhiên là s p cùng 1 lớp) !Do đó,ko thể dùng cách đó để giải thíhc được!
Em nghĩ thế :D các anh có í kiến zì ko ạ :busua(


Hiệu ứng chắn của s và p không như nhau đâu ~~ CÂU NÀY LÀ SAI hoàn toàn đó....

longraihoney
10-13-2006, 09:14 PM
Hiệu ứng chắn của s và p không như nhau đâu ~~ CÂU NÀY LÀ SAI hoàn toàn đó....


:vanxin( Chỉ là hiệu ứng chắn của MỘT PHÂN LỚP thì bằng nhau thoai :ngu ( qui tắc thực nghiệm slayter nói thế mà :ungho (

gold_dragon_2310
10-13-2006, 10:11 PM
Rốt cuộc chú em ko đọc kĩ à :|
"cách tính hịu ứng chắn"!?!?!!... theo wi tắc kinh nghiệm của Stater!?!?!

longraihoney
10-14-2006, 06:44 PM
vậy nếu photon ánh sáng có phản khối lượng thì chắc nó sẽ phải có phản hạt chứ nhĩ :tinh ( Nhưng nó không có điện tích không có hạt cơ bản ~~ vậy bản chất của nó có phải chỉ làm một hàm sóng không?? :lon (

TOUCH DONA
10-14-2006, 08:45 PM
Anh ơi cho em hỏi trong phần nhiệt động lực học hệ đồng thể và hệ đồng nhất khác nhau ở điểm nào anh cho em vài ví dụ điển hình đi

aqhl
10-14-2006, 08:59 PM
Photon có bản chất cả sóng lẫn hạt (wave-particle duality).

Trong thí nghiệm quang điện, photon thể hiện bản chất hạt:

http://img174.imageshack.us/img174/9420/picture2lr7.jpg

Trong các thí nghiệm về giao thoa và nhiễu xạ thì photon lại thể hiện bản chất sóng.

Trong thí nghiệm qua khe hẹp, nếu là hạt sẽ thu được:

http://img95.imageshack.us/img95/4152/1vf5.jpg

Tuy nhiên khi chiếu photon qua khe hẹp, kết quả thu được nhiều vạch sáng tối khác nhau:

http://img153.imageshack.us/img153/2706/doubleslitjavafigure1bq9.jpg

Điều này chứng tỏ bản chất sóng của photon:

http://img291.imageshack.us/img291/1811/picture1du5.gif

ngoctukhtn
10-14-2006, 10:07 PM
Hệ đồng nhất bắt buộc phải là một hệ đồng thể nhưng hệ đồng thể không nhất thiết phải là hệ đồng nhất Ví dụ mà các sách giáo khoa hay đưa ra là không khí, đó là một hệ đồng thể do không có bề mặt phân chia pha nhưng không phải là một hệ đồng nhất do các tính chất như áp suất, tỉ trọng thay đổi theo độ cao. bạn thử nghĩ xem có ví dụ nào trong Hoá học không

longraihoney
10-15-2006, 02:27 PM
Nhưng vì sao người ta xác định nó là hạt... vậy hạt đó không có điện tích không có trọng lượng sao... Các phản hạt thường triệt tiêu nhau giải phóng năng lượng dạng photon ~ theo DLBTNL vậy dạng hạt đó có bản chất thế nào?

TOUCH DONA
10-15-2006, 03:35 PM
EM CÓ THẮC MẮC NHƯ THẾ NÀY:TRONG NHIỆT ĐỘNG HỌC QUÁ TRÌNH THUẬN NGHỊCH ĐƯỢC THỰC HIỆN QUA CÁC TRẠNG THÁI CÂN BẰNG TRUNG GIAN VẬY CHO EM HỎI TRẠNG THÁI CÂN BẰNG TRUNG GIAN LÀ GÌ,CÁI NỮA LÀ "HỆ CÔ LẬP LUÔN TIẾN TỚI TRẠNG THÁI CÂN BẮNG" CÂU NÓI NÀY EM HỔNG HIỂU

longraihoney
10-16-2006, 06:33 PM
Xin mọi người post lý thuyết ( càng dễ hiểu và nhiều thì càng tốt) về mạng lưới tinh thể này ... VD tinh thể NaCl thì có cấu trúc ra sao ... các nút các ô mạng cơ sở thế nào ... em thực sự bó tay vì hiện giờ em không có một chút tài liệu gì về phần này cả mà nó lại là chuyên đề khó ( ít ra với em) mong mọi người chĩ dẫn ^ ^ :sacsua (

ngovanquoc
10-16-2006, 09:17 PM
Minh dang gap kho khan trong viec xac dinh do manh yeu cua axit-bazo.Ban nao gioi trong linh vuc nay chi minh vai cach di. Chang han nhu day chat: HF,HCl,HBr,HI. Minh hoc co phan noi:nguyen to co tinh phi kim cang manh thi hop chat cua no cang co tinh axit.F-->I tinh phi kim giam ma sao tinh axit cua HF<HCl<HBr<HI

pluie
10-16-2006, 10:17 PM
Xem thử link này đi bạn, có gì chưa thì trao đổi ở đây, hy vọng có cao nhân chỉ giáo:
http://en.wikipedia.org/wiki/Unit_cell

bluemonster
10-16-2006, 11:07 PM
Minh dang gap kho khan trong viec xac dinh do manh yeu cua axit-bazo.Ban nao gioi trong linh vuc nay chi minh vai cach di. Chang han nhu day chat: HF,HCl,HBr,HI. Minh hoc co phan noi:nguyen to co tinh phi kim cang manh thi hop chat cua no cang co tinh axit.F-->I tinh phi kim giam ma sao tinh axit cua HF<HCl<HBr<HI
Về thắc mắc chung của bạn thì theo mình chỉ dựa vào những mô hình đơn giản cơ bản, sẽ giải quyết đa số các bài toán acid base. Có hai mô hình cơ bản là ion bond model và covalent bond model.
Cụ thể ở bài của bạn đưa ra nhé :
Đây là bài có tính chất tương tự với bài phenol và thiophenol bên hữu cơ, hehehe !
Đi từ trên xuống dưới trong bảng hệ thống tuần hoàn, ta thấy các nguyên tố càng có bán kính lớn, kéo theo mật độ ở lớp vỏ càng mỏng. điều này dẫn đến khả năng bị phân cực tăng ! Nếu xét mô hình thuần ion bond model, thì có một tiên đề, khi liên kết càng cộng hoá trị, thì tính acid càng tăng.
thế nhé ! :nguong (
Có gì bạn cứ thảo luận tiếp !

nbaotoan
10-17-2006, 04:01 AM
Để so sánh tính acid-base của một hợp chất thì cần bắt đầu từ định nghĩa acid-base:
1. Acid là chất có khả năng sinh ra H+, base sinh ra -OH (Arrhenius)
2. Acid là chất có khả năng cho proton, base nhận proton (Bronsted/Lowry)
3. Acid là chất có khả năng nhận 1 đôi electron, base cho 1 đôi electron (Lewis).
So sánh tính acid/base là so sánh các khả năng cho/nhận nói trên. Tùy trường hợp mà áp dụng các lý thuyết phù hợp để so sánh.

Vd 1: so sánh tính acid HF, HCl, HBr, HI chính là so sánh khả năng cho H+, hay khả năng bẻ gãy liên kết H-X (X=F, Cl, Br, F), theo thuyết Arrhenius. H và F chỉ chênh nhau 1 chu kì nên sự xen phủ 2 orbitan hữu hiệu nhất (nói vui là giống nhau nên "kết" nhau nhất) -> liên kết này bền nhất -> tính acid yếu nhất. Lý luận tương tự cho các trường hợp còn lại -> tính acid tăng dần theo thứ tự HF<HCl<HBr<HI.

Vd 2: so sánh tính acid phenol (Ph-OH) và thiophenol (Ph-SH) chính là so sánh khả năng bẻ gãy liên kết O-H và S-H, theo thuyết Arrhenius. O và H chỉ lệch nhau 1 chu kì nên sự xen phủ O-H sẽ hữu hiệu hơn S-H (2 chu kì) nên liên kết O-H bền hơn S-H -> tính acid của Ph-SH sẽ lớn hơn Ph-OH.

Vd 3: so sánh tính base của ammoniac (NH3), aniline (Ph-NH2) và methylamine (CH3-NH2) là so sánh khả năng cho đi 1 cặp electron tự do trên N, theo thuyết Lewis. Với Ph-NH2, do hiệu ứng cộng hưởng trên nhân thơm đôi điện tử tự do trên N bị phân tán ra trên cả nhân thơm -> mật độ electron trên N giảm -> giảm khả năng cho electron -> tính base giảm so với ammoniac. Với CH3-NH2, nhóm CH3 tạo hiệu ứng cảm dương đùn electron cho N -> tăng mật đô electron trên N -> tăng khả năng cho electron -> tăng tính base so với NH3. Như vậy tính base tăng theo thứ tự Ph-NH2<NH3<CH3-NH2.

Hy vọng với 3 vd trên bạn ngovanquoc có thể tự dự đoán tính acid/base của những hợp chất khác.

Thân

ThienNguyen
10-17-2006, 01:29 PM
Mình giới thiệu với các bạn file tài liệu nói về cấu trúc tinh thể, đầy đủ về các khía niệm mà bạn đang tìm, đây là phần mở đầu trong môn học Vật liệu học của bên VẬT LIỆU. Tài liệu viết bằng tiếng Việt, hình như toàn bộ được trích dẫn từ sách Vật liệu học của Lê Công Dưỡng.
cautruc (http://www.vatlieu.org/tailieu/1.Cautructinhthe.pdf)
vidu (http://www.vatlieu.org/tailieu/2.Trangthairan-cacvidu.pdf)

long
10-17-2006, 04:37 PM
anh em nào làm ơn giúp mình với
cho các góc lien của phân tử HCHO hãy vẽ mô hình mô tả góc liên kết HCH=105 độ con` góc liên kết của HCO=120 độ.giải thích tại sao lại có số đo góc như vậy
:vanxin(

bluemonster
10-17-2006, 04:51 PM
anh em nào làm ơn giúp mình với
cho các góc lien của phân tử HCHO hãy vẽ mô hình mô tả góc liên kết HCH=105 độ con` góc liên kết của HCO=120 độ.giải thích tại sao lại có số đo góc như vậy
:vanxin(
hix, bạn có lộn ko vậy, nêu giá trị góc chính xác chút đi !!! Vì cấu trúc của formaldehyde phẳng, mà theo như các thông số bạn đưa ra mình ko cộng ra được 360 độ, vậy là sao !?
Về việc vẽ hình thì tự vẽ thôi, ko có gì khó !
Giải thích:
theo BM, một cách định tính, có thể góc HCH sẽ lớn hơn góc HCO, vì hai hydrogen ko có chướng ngại lập thể, nên cấu trúc phân tử có xu hứơng banh rộng ra cho thoải mái ! Một ý khác nữa mà ai học FOs theory sẽ biết, đó là trên Oxygen sẽ có hai lone-pair , hai lone-pair này sẽ xen phủ với hai xm:)* C-H, sự xen phủ này muốn thuận lợi đòi hỏi cấu trúc phải lệch sao cho các orbital xen phủ khuynh hướng vuông góc với C=O bond.
Muốn hiểu rõ hơn bạn vào topic FMO theory ở box hoá lý thuyết để xem, ngay trong trang 1 có nói !!!
Chúc vui !
:nhau (

longraihoney
10-17-2006, 05:00 PM
Theo em có thể giải thích dễ hiễu hơn một chút theo thuyết lai hoá... nguyên tủ C trung tâm có lai hoá sp2 nên ban đầu góc HCO=120*
Nhưng do ở nguyên tử oxi có hai e không liên kết chính vì thế nó tương tác đẩy HCH ( chiếm không gian tương đối lớn) nên góc liên kết nhỏ hơn 120* và chính xác ở đây là 105* như số liệu bạn đưa ra :tinh ( chã biết có chính xác không nữa... cai số liệu ý :sep (

bluemonster
10-17-2006, 05:29 PM
hix, thừa nhận sai lầm !!! Ở đây chỉ nhận định một cách đơn giản cũng đã thấy góc HCH phải nhỏ hơn góc HCO, có lẽ mình nhập tâm FOs theory quá rùi ! Vì nếu giải thích bằng xen phủ làm bền lone-pair thì lại ra kết quả ngược lại !
Chính vì vậy, qua đây, BM nhận thấy giữa hai yếu tố lập thể và xen phủ, phải từng trường hợp thực nghiệm mà ta mới có thể kết luận là yếu tố nào ưu tiên hơn !
hahaha, thanks longraihoney nhé !!! :nguong (

gold_dragon_2310
10-17-2006, 07:15 PM
Có lẽ anh nào tìm giùm số lịu chính xác đi ạ!CHứ em nghĩ cái cặp e đó nó đẩy ghê gớm cỡ nào cũng chả xuống nổi 105 độ :danhnguoi

Chưa kể nó thuộc nguyên tử O,khoảng cách xa thế mà :matheo( Theo cháu ảnh hưởng cũng chả lớnzì !

longraihoney
10-17-2006, 07:42 PM
Thú thật là em mún biết tới 4 nguyên lý của nhiệt động và các ứng dụng thực tiễn của nó ( kễ cả nguyên lý 0 xưa nay hiếm ai đề cập)~~ được viết ngắn :ho ( và dễ hiễu ti tí :nguong ( nhưng có lẽ cái em cần nhất bây giờ là hiễu được các HỆ QUẢ của định luật Hess - Bác này khó nhai quá :liec (
Cho em bon chen hỏi thêm chút :
vì sao pt CH4+Cl2---->CH3Cl+HCl tính nhiệt sinh chuẩn thì lấy tỗng ở vế trái trừ vế phải
Còn FeCO3+O2--->Fe2O3+CO2 thì lại lấy tỗng ở vế phải trừ vế trái
< Nhiệt động em mới học :suytu ( nên có thể có nhiều từ dùng chưa chính xác mong mọi người thông cảm cho ; hai vd trên thể hiện tỗng quát cái em muốn hỏi đó... nghe các anh bảo có liên wan đến Q=- deltaH nhưng thú thật vẫn chưa hiễu gì lắm ~~~> không làm bt được >


Mà đừng post về entalpy(nhiệt sinh chuẩn) etropy( thước đo độ hỗn loạn của hệ deltaS) hay năng lượng GIBBS(teltaG) nếu không cần thiết nhé ^ ^ vì em cũng nắm mấy cái khái niệm đó òi... giúp em nhé ^^ :suytu ( Noá có trong đề thi olympic các tĩnh phía nam mà cả đề thi quốc gia nữa cơ ... khè khè :ho ( )

thanhatbu_13
10-17-2006, 08:48 PM
Nếu em học Phổ Thông, cần tài liệu cho lớp chuuyên thi học sinh giỏi thì em có thể tham khảo cuốn thầy Thức, còn bài tập thì tham khảo cuốn thầy Lâm Ngọc Thiềm như thế là đủ sài rùi. chúc em học tốt, có gì thắc mắc mang lên đây thảo luận, chử post phần lý thuyết này lên thì ... hơi chóang mất.
Chúc em học tốt

pluie
10-17-2006, 09:44 PM
:cool ( bạn có ghi nhầm số liệu k vậy?. Cấu trúc của HCHO là vầy mà:
http://img237.imageshack.us/img237/821/untitled1mj2.gif

nbaotoan
10-17-2006, 09:47 PM
C trong H2CO lai hóa sp2 -> H2CO nằm trên 1 mặt phẳng và góc nối lý tưởng là 120, góc HCH hay HCO đều 120. Do oxigen còn 1 cặp electron tự do -> nó sẽ ép 2 liên kết C-H lại gần nhau 1 tẹo -> góc HCO sẽ lớn hơn 120 một tí và góc HCH sẽ nhỏ hơn 120 một tí.

Cụ thể là theo tính toán lý thuyết góc HCO khoảng 121.7, góc HCH ~ 117.
(ref: http://www.colby.edu/chemistry/webmo/formaldehyde.html)
http://img237.imageshack.us/img237/821/untitled1mj2.gif
(thx bạn pluie, cho tớ mượn cái hình)

@bluemonster: mình có đọc nhiều bài viết của bạn trên diễn đàn. Rất thích cái nhiệt tình của bạn. Chỉ có 1 góp ý nhỏ: Những vấn đề cơ bản thì chỉ cần những câu trả lời cơ bản :)

@rồng_vàng_2310: khoảng cách xa (bạn vẽ cái cấu trúc ra, thấy xa là bảo xa à) :) Phải có số liệu cụ thể nhé (hint: check trong cái link ở trên cũng có nói các liên kết thế nào đấy).

gold_dragon_2310
10-17-2006, 09:53 PM
Cho em bon chen hỏi thêm chút :
vì sao pt CH4+Cl2---->CH3Cl+HCl tính nhiệt sinh chuẩn thì lấy tỗng ở vế trái trừ vế phải
Còn FeCO3+O2--->Fe2O3+CO2 thì lại lấy tỗng ở vế phải trừ vế trái
< Nhiệt động em mới học :suytu ( nên có thể có nhiều từ dùng chưa chính xác mong mọi người thông cảm cho ; hai vd trên thể hiện tỗng quát cái em muốn hỏi đó... nghe các anh bảo có liên wan đến Q=- deltaH nhưng thú thật vẫn chưa hiễu gì lắm ~~~> không làm bt được >


Cái đó anh hôm trước nói rồi mà :danhnguoi Thằng ku này nói là hỉu hỉu,rồi giờ cũng zị :danhnguoi
Tính Delta H ,níu tính theo thiêu nhiệt ,thì là tổng vế trái trừ vế phải như chú em nói!Còn tính theo sinh nhiệt thì vẫn là tổng phải trừtổng vế trái chứ :matheo(
Đại khái là thế!

Thôi đại ca nào có khíu sư phạm nói cho em ấy rõ hơn !

TraiTimVietNam
10-18-2006, 05:41 PM
Hì , mấy bài dạng này thì mình cứ viết quá trình đốt cháy hoặc phân ly lk ra rồi lập biểu thức ra tính , vài lần là quen thôi mà !^^

votuantu20
10-18-2006, 07:16 PM
http://i92.photobucket.com/albums/l37/votuantu20/gui1.jpg

http://i92.photobucket.com/albums/l37/votuantu20/gui2.jpg

http://i92.photobucket.com/albums/l37/votuantu20/gui3.jpg

http://i92.photobucket.com/albums/l37/votuantu20/gui4.jpg

http://i92.photobucket.com/albums/l37/votuantu20/gui5.jpg

lpc0310
10-18-2006, 09:30 PM
Ko phải mình photon mới ko có trọng lượng với điện tíchđâu,còn một số loại hạt cơ bản khác cũng ko có(như nơtrinô) đó ku!!
Thêm nữa,em nói các phản hạt triệt tiêu nhau là ko chính xác,phải nói rõ ra là hạt với phản hạt.!!
Lưỡng tính sóng hạt là tính chất của mọi hạt cơ bản chứ ko riêng jì photon,mún biết tại sao search trên google mà đọc!! :matkinh ( :nhamhiem
:ungho ( :lon ( :bepdi(

chocolatenoir
10-18-2006, 10:24 PM
Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu về photon và tìm lý thuyết khác thay thế Mô hình chuẩn, có thể thống nhất 4 tương tác hình thành mọi vật chất trong vũ trụ. Mọi người gọi đó là Lý thuyết thống nhất lớn (Grand Unification Theory), và hiện này đang tập trung vào nghiên cứu Lý thuyết Siêu dây (Superstring Theory), đã gần thống nhất được 4 tương tác. Lý thuyết này coi các hạt và các tương tác là dao dộng của các dây siêu đối xứng, khi các dây này giao động ở các mode khác nhau, hình thành các hạt hay các tương tác khác nhau. Giới hạn trên cho điện tích và khối lượng photon được chấp nhận là 10^-48 C và 1.8x10^-50 kg.



Về lĩnh vực hạt cơ bản quark "khó nhai" này xin phép giới thiệu các bạn Tiến sỹ Đàm Thanh Sơn đang là GS tại ĐH Washington là một chuyên gia nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực Lý thuyết Siêu dây.

Từ nhiều năm anh thường về Việt Nam tham dự Rencontre du VietNam tổ chức bởi GS Nguyễn Văn Hiệu và GS trần Thanh Vân.

Các bạn đọc tin ở đây
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=92330&ChannelID=7


Và nhất là cuộc phỏng vấn, rất là thẳng thắn:
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=44392&ChannelID=3

phunggiathinh
10-19-2006, 07:25 PM
1 chén Hg có thể làm tan được 1 chiếc nhẫn vàng 9999 2 chỉ.
Nếu cho ít Hg thì Au sẽ chuyển thành màu bạc. Đem hơ lửa thì sẽ trở lại màu vàng
Tại sao Hg lại có thể làm được điều đó?
Mình thấy trong tài liệu VC của cô Kiều Xuân có nói tới hỗn hợp hỗn hống. Mình nghĩ chắc chắn có liên quan tới cái này.
Ai biết giải đáp dùm nha :nhau (

Xin nhắc lại là mình thắc mắc về CƠ CHẾ !!!!!!!!!!!!!!!!!! :vanxin(

longraihoney
10-20-2006, 02:13 PM
Cho vào Hg... Hg có tính khử khữ Au thành Au3+~~> nó tan ^ ^

longraihoney
10-20-2006, 02:17 PM
hè hè... Qui tắc bát tử có hạn chế với rất nhiều chất... vậy thì có pp nào giúp mình nhận dễ dàng một thằng không theo qui tắc bát tử hông? VD nhìn dzô Al biết ngay nó có hoá trị ba... với liên kết cộng hóa trị~~ nó chĩ có 6 e ngoài cùng.. chẵng bền tí nào ~~ có thể trùng hợp (VD AlCl3 ---> Al2Cl6) :lon (

bluemonster
10-20-2006, 02:39 PM
Theo mình thì qui tắc bát tử quá cổ lổ rùi, nếu longrai muốn học chắc để sau này học lên cao thì nên học bắt đầu từ những thuyết "ít cũ" hơn !!! Như VESPR chẳng hạn !
Còn nếu muốn thấy ngoại lệ của qui tắc bát tử thì hầu như những thằng thuộc chu kì 3 trở lên đều có ngoại lệ !!! thế nhé ! :ot (

longraihoney
10-20-2006, 02:41 PM
sẵn anh nói đến VESPR... em cũng học nó rồi... cái đó người ta cho vào phổ thông mà... cho em chút thắc mắc luôn Với cái mô hình đó vì sao có thể dựa vào số cặp electron riêng mà làm thay đổi trạng thái hình học của các pt thường là lai hoá sp3d là thấy rõ nhất ^ ^ trong khi có những bt thì các cặp e không liên kết đó nó chỉ ảnh hưởng có tí tẹo đến cái góc liên kết thôi mà... có điều gì VÔ LÝ and lời nói BỊA có lý ở trong đây không??????????????

bluemonster
10-20-2006, 02:56 PM
Với cái mô hình đó vì sao có thể dựa vào số cặp electron riêng mà làm thay đổi trạng thái hình học của các pt thường là lai hoá sp3d là thấy rõ nhất ^ ^ trong khi có những bt thì các cặp e không liên kết đó nó chỉ ảnh hưởng có tí tẹo đến cái góc liên kết thôi mà... có điều gì VÔ LÝ and lời nói BỊA có lý ở trong đây không??????????????
Em hỏi chung chung quá, vấn đề là VSEPR là mô hình fix của VB, nó chú ý hơn đến các lone-pair, và tương tác giữa các valent bond, như thế sẽ đưa ra mô hình phân tử chuẩn hơn !!! VB thực chất chỉ là mô hình lý tưởng, VSEPR thực tế hơn !
đưa ra trường hợp cụ thể rõ ràng rồi thảo luận !!!

longraihoney
10-20-2006, 03:11 PM
:quyet ( nào nào anh em thầy cô trong chemvn ta hãy giúp thằng bé longraihoney nào :cool ( Có quá nhiều đại lượng hoá học em không biết rõ đơn vị hay là các dạng đơn vì khác nhau của cùng một đại lượng hoá học :nhanmat(

Vì dụ như nuclêôn ~~ là cái gì em không hề được biết hay là những đơn vị hàm sóng... hix ai có bảng SI ^ ^ :leuleu ( cho em thì tốt quá

TraiTimVietNam
10-20-2006, 03:19 PM
Nucleon là 1 tên gọi các hạt tạo thành Hạt Nhân ( theo ttvn là thế ), chủ yếu là gọi chung Proton và Notron ~~> Làm gì có đơn vị ở đây?
Đơn vị hàm sóng thì chú mày đã học về Toán tử , Ma trận... gì đâu mà hỏi???
Còn mấy cái nên tìm hiểu là : Áp suất , Nồng độ , Nhiệt độ , Khối lượng riêng , Nhiệt Dung , Nhiệt lượng.... ( anh BM trả lời thoải ^^ )

TraiTimVietNam
10-20-2006, 03:42 PM
Chú vui quá :
Au --> Au3+ thế Hg nó thành cái gì ^^???

longraihoney
10-20-2006, 06:47 PM
nuclêôn là một đơn vị đó anh... nó dùng trong công thức E=mc^2 đó không phải là hạt đâu ^ ^

thanksallyou
10-20-2006, 07:03 PM
Thì nó ra cái này nè Au + Hg = Ag + Hu
Mấy cái kia chắc các bạn biết rùi phải ko
Còn Hu là khóc khi vàng chảy ra đó

pluie
10-20-2006, 07:05 PM
Thực ra, hệ SI cơ bản chỉ gồm 7 đơn vị thôi, đó là:
chiều dài (m),
khối lượng (kg),
thời gian (s),
cường độ dòng điện (A),
nhiệt độ nhiệt động (K, chứ k phải độ C đâu nhé),
lượng phân tử (mol)
và độ truyền sáng (candela).

Các đơn vị khác (trong hệ SI) đều có thể tính đc từ 7 thứ nguyên cơ bản này do đó hình thành thêm nhiều đơn vị SI suy rộng :nhamhiem; như là:
tần số (Hz=1/s),
hiệu điện thế (V=W/A=m^2·kg·s^-3·A^-1)
điện trở (OhM=V/A=m^2·kg·s^-3·A^-2)
.............

Em muốn nó về hàm sóng nào, phải nêu cụ thể thì mới giúp đc chứ...

thanksallyou
10-20-2006, 07:10 PM
Đơn vị phải hỏi trong từng trường hợp cụ thể chứ, nhiều thứ nó có sự thay đổi qua lại giữa những dơn vị
Pác hỏi thế em biết em chít liền!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

linh chi nguyen
10-21-2006, 10:53 AM
Mình chưa thấy ai viết phản ứng giữa Hg và Au cả. Không biết mình có gi sai ko? Hơn nữa minh cũng thắc mắc là tại sao khi hòa tan Au roi, thi nhiet của quá trình lại không thay dổi deltaH=0? Ma như lỏngaihoney noi hg có tính khử nó khử vàng thi làm sao số o xi hóa của vàng tang từ 0 lên +3 đươc. Như vậy ko lẽ Hg giảm số o xi hóa từ 0 xuống -....?? có gì sai xin các ban ỏ wá cho nhe

su_tro_lai_cua_nguoi_soi
10-21-2006, 10:59 AM
Vàng tan trong thuỷ ngân khồng phải là phản ứng gì cả , đơn giản là chúng tạo với nhau hỗn hống.
trong hỗn hống , kim loại vẫn giữ được tính chất như ở trạng thái tự do , nhưng hoạt tính của nó giảm đi ( sự tạo thành hỗn hống làm giảm hoạt tính , giống như sự pha loãng )

gold_dragon_2310
10-21-2006, 11:43 AM
Nhưng làm sao lại tạo được hỗn hống thế anh :)
Có thề giải thích rõ hơn được ko ạ :D

gold_dragon_2310
10-21-2006, 11:55 AM
sẵn anh nói đến VESPR... em cũng học nó rồi... cái đó người ta cho vào phổ thông mà... cho em chút thắc mắc luôn Với cái mô hình đó vì sao có thể dựa vào số cặp electron riêng mà làm thay đổi trạng thái hình học của các pt thường là lai hoá sp3d là thấy rõ nhất ^ ^ trong khi có những bt thì các cặp e không liên kết đó nó chỉ ảnh hưởng có tí tẹo đến cái góc liên kết thôi mà... có điều gì VÔ LÝ and lời nói BỊA có lý ở trong đây không??????????????

Hic,bó tay zới thằng ku ! VSEPR mà dám bảo là cho vào phổ thông à :danhnguoi
Tất cả các thuyết đều được người ta nghĩ ra để giải thcíh thực nghiệm thôi!
Đương nhiện cái nào cũng có sơ hở !Ví dụ,níu người ta hỏi :dùng mô hình VSEPR để dự đoán dạng hình học và góc liên kết của H2S ! Thì có mà điên à!Níu tính theo cái công thức zìzì đó,thì ra được H2S có dạng góc,góc lien kết bé hơn 109độ 28' 1 chút!
Rồi,die!

Trong khi H2S dạng góc,góc lien kết khoảng 92 độ!


Em hỏi chung chung quá, vấn đề là VSEPR là mô hình fix của VB, nó chú ý hơn đến các lone-pair, và tương tác giữa các valent bond, như thế sẽ đưa ra mô hình phân tử chuẩn hơn !!! VB thực chất chỉ là mô hình lý tưởng, VSEPR thực tế hơn !
đưa ra trường hợp cụ thể rõ ràng rồi thảo luận !!!

Sãn đây em đưa ra thằng này :Tại sao XeF4 lại có dạng tháp vuông :noel3 (

TraiTimVietNam
10-21-2006, 12:31 PM
Đó ko phải là một hợp chất hóa học mà là 1 hợp kim , dù rằng bác Nhâm có ghi là Au tan trong Hg tạo ra Hg3Au2( hình như thế ) nhưng theo ttvn thì đây chỉ là một hợp kim có tỷ lệ xác định thế thôi ( cũng tương tự như trường hợp H2 bị Pt , Ni.. hấp phụ đó ) Còn vì sao Au tan đc thì có lẽ do cấu trúc của Au có những tính chất khá đặc biệt đó , nó bị phá hủy mạng lưới tinh thể , sau đó khi tạo hỗn hống thì nhiệt lượng tỏa ra đủ bù đắp cho nhiệt phá hủy mạng lưới !!! Phần sau tự gt nhé

longraihoney
10-21-2006, 02:06 PM
hè hè... XeF4 lai hoá sp3d2 ^ ^ có hai đôi e không liên kết... từ mô hình VSEPR suy ra nó là dạng vuông phẳng chớ sao mà tháp vuông nhỉ ????????????

hix hix to anh GOLD ~~ VSEPR rành rành là phổ thông mà... nó có đầy trong sách hoá học phổ thông đấy T_T

longraihoney
10-21-2006, 02:10 PM
Đó ko phải là một hợp chất hóa học mà là 1 hợp kim , dù rằng bác Nhâm có ghi là Au tan trong Hg tạo ra Hg3Au2( hình như thế ) nhưng theo ttvn thì đây chỉ là một hợp kim có tỷ lệ xác định thế thôi ( cũng tương tự như trường hợp H2 bị Pt , Ni.. hấp phụ đó ) Còn vì sao Au tan đc thì có lẽ do cấu trúc của Au có những tính chất khá đặc biệt đó , nó bị phá hủy mạng lưới tinh thể , sau đó khi tạo hỗn hống thì nhiệt lượng tỏa ra đủ bù đắp cho nhiệt phá hủy mạng lưới !!! Phần sau tự gt nhé
:nhamhiem đấy thì Au phải là Au3+ không nào

hehe đùa thôi... chớ cái hỗn hống này phải xem tài liệu chuyên nghành thì mới hiểu hơn về một số tính chất của nó... cũng giống như sự bất thường của bảng tuần hoàn vậy.... hehe nên người ta có câu : "chỉ cần nắm vững bảng tuần hoàn bạn sẽ giỏi hoá :hiphop ( "


GIỜ MỚI TRẢ LỜI NÈ : Có thể hiểu đây là dạng tạo thành hợp kim vì chưa chắc có sự truyền e từ Au sang Hg được ~~ chã ai chứng minh được... liên wan đến hỗn hống ~ có e dùng chung(MO)

lpc0310
10-21-2006, 05:41 PM
Anh Gold nhầm mà Long cũng chưa hẳn là hòan toàn chính xác.
XeF4 có hai cấu hình,tất nhiên cấu hình vuông phẳng được ưu tiên hơn do cấu tạo phẳng làm giảm tối đa lực đẩy giữa các đôi electron không liên kết nhưng vẫn có cấu hình khác!! :liemkem (
Nói như vậy nhưng để đơn giản tốt nhất ta bỏ quách tên ko ưu tiên đi!! :ho (

bluemonster
10-21-2006, 06:26 PM
hè hè... XeF4 lai hoá sp3d2 ^ ^ có hai đôi e không liên kết... từ mô hình VSEPR suy ra nó là dạng vuông phẳng chớ sao mà tháp vuông nhỉ ????????????

hix hix to anh GOLD ~~ VSEPR rành rành là phổ thông mà... nó có đầy trong sách hoá học phổ thông đấy T_T
đúng đúng, thằng longrai nói đúng đầý, giải thích mấy cái cấu hình phức thế này mà dùng lai hoá trong lai hoá ngoài thì chỉ có mấy ông ở phổ thông chơi thôi !!! (nói thế chứ trên ĐH, khi đã được học về trường phối tử ruì vẫn một hướng đi dùng lai hóa để định tính cấu trúc không gian của phức !!! Cũng hay !!! )

XeF4 có hai cấu hình,tất nhiên cấu hình vuông phẳng được ưu tiên hơn do cấu tạo phẳng làm giảm tối đa lực đẩy giữa các đôi electron không liên kết nhưng vẫn có cấu hình khác!!
Chính xác !!! Do Xe ở chu kì lớn nên bán kính lớn, mà những thằng bán kính lớn thì thường ưu tiên vuông phẳng, do năng lượng làm bền của nó lớn !!!
Cái này lại đi vào topic trường phối tử mà coi nhé !!! :quatang(

gold_dragon_2310
10-21-2006, 06:49 PM
Dạ, báo cáo là em nhầm ạ,lúc đầu em ghi là BrF5 ,lúc sau sửa lại là XeF4 ,nhưng trưa nắng buồn ngủ wên sửa cái đoạn sau đó ^:)^

longraihoney
10-21-2006, 07:14 PM
BrF5 lai hoá sp3d2 :tinh ( có một cặp e riêng chưa liên kết vậy theo mô hình từ đó suy ra nó là tháp vuông :tantinh (

longraihoney
10-21-2006, 07:27 PM
:ngo 1 ( á... học nhiệt động đa số biết ba nguyên lý òi :hocbong ( nhưng nguyên lý 0 thì sao... nào nào mọi người post lên đi :treoco (

bluemonster
10-21-2006, 07:41 PM
:ngo 1 ( á... học nhiệt động đa số biết ba nguyên lý òi :hocbong ( nhưng nguyên lý 0 thì sao... nào nào mọi người post lên đi :treoco (
longrai !!! đừng hỏi những câu chung chung như thế nữa nhá !!! Coi chừng lên dàn cảnh cáo đấy !!!
Muốn hỏi về phần nào phải đọc phần đó trước, và nêu những thắc mắc của mình để request thảo luận thôi !!!
Nguyên lý 0 trong nhiệt động học nói chung là một nguyên lý dùng để tính lim entropy, từ đó làm một đại lượng so sánh để tính các entropy ở các nhiệt độ khác lớn hơn 0 độ K !
Đó cũng chính là điểm khác nhau cơ bản giữa entropy và enthalpy, S so với dt;)H !!!

bluemonster
10-21-2006, 07:48 PM
Theo BM thì hợp kim cũng sẽ giải thích một cách tương tự như sự cộng kết trong hoá vô cơ !!! Giải thích là do khi những ion nguyên tử này kết tinh thành mạng lưới tinh thể và đóng rắn, do nó ko có mắt như chúng ta nên ko thể phân biệt được đâu là đồng loại của nó nếu ko dựa vào các đặc tính đặc trưng như bán kính, hay điện tích (thông thường giá trị bán kính ưu thế hơn), chính vì vậy, nó bắt luôn cả các ion tương thích này vào trong mạng lưới tinh thể của nó !!!
Không biết mình nghĩ vậy có đúng ko hỉ !!!
Anh em nào biết giải thích phát !!! :kham (

su_tro_lai_cua_nguoi_soi
10-21-2006, 08:54 PM
Tôi không biết thành phố HCM gọi nguyên lý đó như thế nào nhưng ở Hà Nội gọi là nguyên lý thứ 3:
http://i96.photobucket.com/albums/l177/unknown_1_2006/untitled-11.jpg

F91
10-21-2006, 10:13 PM
Bạn BM nhầm rùi đó. Đấy đúng là NL 3. Còn NL Zero rất là đơn giản : 2 vật có cùng nhiệt độ khi ko trao đổi nhiệt với nhau. Đây là định nghĩa ban đầu về nhiệt độ.

TraiTimVietNam
10-22-2006, 07:53 AM
BrF5 thì nhìn ra vấn đề quá đơn giản, còn XeF4 thì chỉ cần quan tâm đến cái bền nhất là cái ko có tương tác đẩy giữa 2 cặp e ko liên kết. Ok?

bluemonster
10-22-2006, 09:00 AM
Bạn BM nhầm rùi đó. Đấy đúng là NL 3. Còn NL Zero rất là đơn giản : 2 vật có cùng nhiệt độ khi ko trao đổi nhiệt với nhau. Đây là định nghĩa ban đầu về nhiệt độ.
sorry nhé !!! Đúng là mình nhầm thiệt !!! Thanks chú hai nhiều !!! :welcome (

Discovery
10-22-2006, 11:00 AM
Bạn BM nhầm rùi đó. Đấy đúng là NL 3. Còn NL Zero rất là đơn giản : 2 vật có cùng nhiệt độ khi ko trao đổi nhiệt với nhau. Đây là định nghĩa ban đầu về nhiệt độ.


2 vật có cùng nhiệt độ khi không trao đổi nhiệt với nhau là thế nào thế??? Ví dụ mình có một cục nước đá và dung dịch nước. Cả 2 không được tiếp xúc với nhau và do đó không trao đổi nhiệt với nhau. Như vậy là nhiệt độ của cục nước đá và dung dịch nước bằng nhau hả???

Thực ra, nguyên lý không của nhiệt động học được phát biểu như sau: nếu giữa 2 vật cô lập có thể trao đổi nhiệt với nhau thì chúng sẽ có khuynh hướng chuyển về trạng thái có cùng nhiệt độ.
Và khi đạt được trạng thái có nhiệt độ bằng nhau thì nhiệt độ của chúng sẽ không thay đổi theo thời gian. (về mặt nguyên lý)

Have a fun!

su_tro_lai_cua_nguoi_soi
10-22-2006, 11:34 AM
Bạn ơi đó là nguyên lý 2 mà , nó còn được phát biểu như sau :

Nhiệt không thể tự truyền từ vật lạnh sang vật nóng

Discovery
10-22-2006, 01:00 PM
Bạn ơi đó là nguyên lý 2 mà , nó còn được phát biểu như sau :

Nhiệt không thể tự truyền từ vật lạnh sang vật nóng

Đó là nguyên lý không (zero) của nhiệt động học đó. Bạn có thể tham khảo định nghĩa đó trên trang web này: http://www.4p8.com/eric.brasseur/zero.html

Nguyên lý không cũng có thể được phát biểu như sau: Nếu 2 vật có cùng nhiệt độ với vật thứ 3 thì 2 vật đó có nhiệt độ bằng nhau.

http://hyperphysics.phy-astr.gsu.edu/hbase/thermo/imgheat/theq2.gif


Nguyên lý 1 của nhiệt động học được định nghĩa như là sự áp dụng nguyên lý bảo toàn năng lượng vào nhiệt và quá trình nhiệt động: Sự thay đổi nội năng của hệ thống bằng nhiệt hệ nhận được trừ cho công mà hệ thực hiện ra bên ngoài hệ. Link này nói chi tiết về nguyên lý 1 đấy: http://hyperphysics.phy-astr.gsu.edu/hbase/thermo/firlaw.html#c1

http://www.grc.nasa.gov/WWW/K-12/airplane/Images/thermo1.gif

hay

http://hyperphysics.phy-astr.gsu.edu/hbase/thermo/imgheat/firlaw2.gif


Nguyên lý 2 của nhiệt động học: không thể chuyển hoàn toàn nhiệt thành công. Một lượng nhiệt phải bị mất do việc truyền từ vật nóng sang vật lạnh hơn. Chúng ta không thể chế tạo động cơ vĩnh cửu cũng là vì điều này. Link tham khảo: http://hyperphysics.phy-astr.gsu.edu/hbase/thermo/seclaw.html#c1


http://hyperphysics.phy-astr.gsu.edu/hbase/thermo/imgheat/watfal.gif


http://hyperphysics.phy-astr.gsu.edu/hbase/thermo/imgheat/hteng2.gif


Good luck!

phunggiathinh
10-22-2006, 03:19 PM
Mình đã post bài này ở mục Hóa Vô Vơ, nguyên tố d thì nghĩa là sẽ dùng kiến thức Vô Cơ là giải thích được. Vậy mà ko biết ai đã chuyển qua mục kiến thức căn bản :bepdi(. Nếu có ai đó cho là kiến thức căn bản thì xin giải thích dùm nha. Thanks :nhau (

bluemonster
10-22-2006, 03:39 PM
Mình đã post bài này ở mục Hóa Vô Vơ, nguyên tố d thì nghĩa là sẽ dùng kiến thức Vô Cơ là giải thích được. Vậy mà ko biết ai đã chuyển qua mục kiến thức căn bản :bepdi(. Nếu có ai đó cho là kiến thức căn bản thì xin giải thích dùm nha. Thanks :nhau (
hix, thì bạn cứ giải thích bằng kiến thức vô cơ đi !!! Vì ở Phổ thông cũng được học kiến thức vô cơ mừ !!!
Bạn cứ cho ra đáp án, và nếu thấy đáp án thuần kiến thức ĐH (có nghĩa là BM đang lấy chương trình học hiện hành của khối 04 làm chuẩn luôn đấy nhé ) thì mình sẽ đứng ra move bài này về đúng chỗ của nó ! Bạn yên tâm !!!
Và một điều nữa, đó là mình ko phải là người move topic của bạn sang đây !!!
:nguong (
Còn về câu hỏi của bạn, mình cũng xin đóng góp một số ý như sau:
+ Đúng, cái hỗn hợp bạn đang nói tới chính là hỗn hống, sự tạo ra hỗn hống giữa Hg và Au cho ra một chất khác (đúng hơn là một hợp kim), và đương nhiên có màu sắc khác rùi !!! Vì lúc này nếu áp dụng một chút kiến thức về màu sắc của các chất trong chính tài liệu vô cơ bạn đang có (cô Xuân) sẽ giải thích được, đó là vì các electron trong hợp kim lúc này thứ nhất có trạng thái năng lượng khác nhau, và sự tách mức năng lượng của các MO tổ hợp cũng khác lúc Au nguyên chất ban đầu ! Chính điều này đã dẫn tới sự tạo màu trong vùng ánh sáng khả kiến, electron hấp thụ năng lượng một phần ánh sáng, phần còn lại không bị hấp thụ sẽ truyền qua vật liệu và giao thoa lại với nhau tạo màu. Phần năng lượng ánh sáng truyền qua (không bị electron hấp thụ) có bước sóng trong vùng khả kiến, và sinh ra màu, trong thực tế màu này trùng với bước sóng màu trắng bạc.

+Đến khi hơ lửa lại ra màu vàng, chính là do khi có sự tham gia của nhiệt độ, sự tạo thành hỗn hống giữa hai kim loại (hay nói chung là hai chất) khác nhau hơi nhiều về cấu tạo cũng như bán kính thì sẽ khó !!!
Do đó, hỗn hống có xu hướng tách ra, trở lại với trạng thái hỗn hợp ! Điều này làm cho Au trở lại đúng màu của nó !!!
Đó là cách hiểu của BM, ko biết anh em đồng ý ko !!!
:nguong (

phanhuyhoang_vavc
10-22-2006, 04:56 PM
Cái này quả thật BM không chắc lám, vì khi tham khảo sách của Hoàng Nhâm Hóa vô cơ Tập 3, và một số sách khác về nguyên tố chuyển tiếp, người ta có đưa ra khái niệm về dãy phổ hóa học, đó là dãy so sánh năng lượng tách tạo ra bởi phối tử đối với ion trung tâm.

Em thấy đúng là sách của thầy Hoàng Nhâm đúng là có khái niệm này thật...nhưng (nếu em nhớ ko lầm) thì trong cuốn sách "Cấu tạo nguyên tử và liên kết hóa học" của thầy Đào Đình Thức (một trong những cúôn sách khá hay về Cơ học lượng tử) lại ko hề nói tới khái niệm này...Rõ rắc rối !

longraihoney
10-22-2006, 07:22 PM
em đang cần một số công thức toán 12 để áp dụng làm các bài tập có liên wan đến lượng tử và về phóng xạ... ( log lg ln lim...?) mọi người giúp em với :sep (

bluemonster
10-22-2006, 07:52 PM
em đang cần một số công thức toán 12 để áp dụng làm các bài tập có liên wan đến lượng tử và về phóng xạ... ( log lg ln lim...?) mọi người giúp em với :sep (
trùi, cái này thằng cu ko mượn được cuốn Toán 12 nào ư !!! Nói thằng gold ấy ! nó đưa cho !!! Cái này tự đọc đi, thì thu hoạch được nhiều hơn là anh em trên đây giúp !!!
:nguong (

longraihoney
10-22-2006, 07:58 PM
theo em thì câu này cho vào mục kiến thức căn bản là đúng vì phổ thông có thể trả lời cái này rồi mà... sẵn nói về Au cho em hỏi tiếp câu này có lẽ mới là của đại học T_T
nhận biết sự tồn tại của ion Au1+ và Au3+ trong hỗn hợp gồm ion Cl- NO3- và Pt4+ :sacsua ( và chắc chắn phải có Au thả vào ban đầu :batthan (

phunggiathinh
10-22-2006, 09:20 PM
BM nói về màu sắc thì đúng rồi. Còn khi hơ nóng thì Thịnh ko nghĩ vây. Đơn giản là khi hơ lửa thì Hg bay hơi do có nhiệt độ sôi thấp mà Cho nên sẽ chỉ còn lại Au thôi (không phải là tách ra đâu nha :))
Nhưng cái quan trọng mà mình muốn hỏi là cơ chế :(
BM giải thích bằng cấu trúc thì nghe hợp lí hơn cả

gold_dragon_2310
10-22-2006, 11:57 PM
Dạ em ccó vài lời với nó :))
Mấy cái mà nó nói(Log,lim,ln.. ) là lớp 11 anh à :))
Chỉ có đạo hàm(lop 12) là có dùng tới trong động học,nhưng cũng chả thấy bài tập về dạng đó nhìu ^:)^

Discovery
10-23-2006, 06:49 AM
em đang cần một số công thức toán 12 để áp dụng làm các bài tập có liên wan đến lượng tử và về phóng xạ... ( log lg ln lim...?) mọi người giúp em với :sep (


Trên đây có nhiều công thức toán lắm. Bạn xem có dùng được không:

http://www.math.com/tables/index.html

http://math2.org/

http://math.about.com/od/formulas/

http://personal.jccmi.edu/BaarsonMonaG/Formulas%20and%20Notes%20and%20Review%20Sheets%20a nd%20Graph%20Paper/Math120,131,140FormulasRevisedFL04.htm

...


Chúc may mắn!

longraihoney
10-24-2006, 04:47 PM
Em có hai chiện muốn hỏi một câu của hạt nhân và một câu hoá cơ bản 11( lâu wá không học lại phần kim loại nó quên mà coi sách tìm không thấy)
1. Thứ tự phản ứng của dãy Uran 238 tới chì Uran 206 ( theo kiễu alpha hay beta chỗ nào)
2. Có phải kim loại nào có thế điện cực lớn hơn sẽ tác dụng với acid trước không :yeah (

doremon
10-24-2006, 05:16 PM
Nếu E của kim loại nào nhỏ hơn thì sẽ tác dụng với acid trước, giải phóng H2 chứ, sao lại lớn hơn được (nói chung deltaE của thằng nào lớn hơn thì ưu tiên phản ứng trước)

longraihoney
10-24-2006, 07:42 PM
THẦY ĐÀO ĐÌNH THỨC Bảo thế này... khi ở trạng thái tĩnh thì photon ko có trọng lượng còn khi chuyễn động có trọng lượng được tính bởi hệ thức toán học nào đó...

voldemort
10-26-2006, 01:38 PM
Cần nói rõ thế điện cực ở đây là thế oxi hóa , tức là xảy ra wá trình
M (n+) + ne -> M
Nếu thế oxi hóa càng nhỏ , tính khử của kim loại càng mạnh. Và hiển nhiên càng dễ tác dụng với axit
Tóm lại , thế oxi hóa càng nhỏ ( thế khử càng lớn ) thì càng dễ tác dụng với axit ( Tất nhiên phải xét trong trường hợp phản ứng xảy ra , nếu ko xảy ra thì xét khả năng phản ứng làm chi )

longraihoney
10-26-2006, 07:35 PM
Tầng ô-dôn thủng to
14:31' 24/10/2006 (GMT+7)
Kết quả đo đạc của NASA mới công bố cho biết, lỗ hổng tầng ô-dôn ở Nam cực đã lớn tới mức "gần như không còn tầng ô-dôn nữa"...


Lỗ hổng tầng ô-dôn. (Ảnh minh họa từ internet)
TTXVN dẫn nguồn tin từ báo "Thế giới" (Đức) số ra ngày 23/10 cho biết, lỗ hổng tầng ô-dôn ở Nam cực đã mở rộng tới 27,5 triệu km2.

Đây là mức lớn nhất được ghi nhận từ trước tới nay.

Số liệu nói trên là kết quả đo đạc mới nhất của Trung tâm Bay vũ trụ Gốt-đát (Goddard) thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).

Bằng việc quan sát và đo đạc từ vệ tinh liên tục từ ngày 21-30/9, theo mô tả của NASA, ở độ cao từ 13-21 km trên bầu trời Nam cực, lỗ hổng ô-dôn đã lớn đến mức gần như không còn tầng ô-dôn nữa.

Diện tích lỗ hổng này tương đương diện tích của nước hai Nga và Mỹ cộng lại.

Theo các nhà khoa học, cho dù lượng hóa chất phá hoại tầng ô-dôn đã giảm dần kể từ năm 1995, nhưng cũng phải sau hơn nửa thế kỷ nữa, tức vào khoảng năm 2065 lỗ hổng tầng ô-dôn mới có thể được phục hồi toàn toàn.

Lớp ô-dôn càng mỏng thì lượng tia cực tím từ Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất sẽ càng tăng lên và ở một lượng nhất định sẽ gây tổn thương da, mắt... ở người và phá hủy hệ thực vật.

http://www3.vietnamnet.vn/dataimages/200610/original/images1133839_tangodon.jpg

aqhl
10-27-2006, 06:05 AM
Ngoài hòa tan vàng thì thủy ngân còn hòa tan rất nhiều các nguyên tố khác. Đồ thị sau cho thấy độ tan của các nguyên tố trong Hg.

http://img149.imageshack.us/img149/8857/dotannc3.jpg

Để hòa tan được thì deltaG của quá trình hòa tan phải âm. deltaG gồm 2 phần, deltaH hòa tan và deltaS hòa tan. Quá trình hòa tan thì deltaS luôn luôn dương, phần đóng góp này vào deltaG luôn luôn âm (vì deltaG=deltaH-T.deltaS). Ta chỉ còn quan tâm đến deltaH hòa tan thôi.

DeltaH hòa tan gồm 2 phần, năng lượng phá vỡ mạng tinh thể vàng (>0) và năng lượng solvat hóa (<0, có thể là hợp kim, alloy hay hợp chất liên kim loại, intermetallic compound). Tùy thuộc vào độ lớn của 2 giá trị trên mà deltaH có thể dương hoặc âm. deltaH hòa tan cho các nguyên tố càng âm thì càng hòa tan nhiều trong Hg. Hình dưới thể hiện giá trị deltaH hòa tan cho các nguyên tố, cả thực nghiệm lẫn tính toán.

http://img149.imageshack.us/img149/6285/deltaher3.jpg

Ta thấy đối với Au, deltaH dương, nhưng giá trị nhỏ, không thể vượt quá T.deltaS, nên deltaG vẫn âm. Nên Au vẫn tan được trong Hg, tuy nhiên tan ít hơn các nguyên tố khác nhu kim loại kiềm...

Cần lưu ý sự khác nhau giữa hợp kim và hợp chất liên kim loại. Trong hợp kim có thể hoặc ko có tương tác giữa các nguyên tố, nhưng trong hợp chất liên kim loại (intermetallics) thì chắc chắn là có tương tác. Đối với thủy ngân, thì thường thấy là hình thành intermetallics.

Một số tính toán lý thuyết cho intermetallics của Hg và tương tác vân đạo giữa Hg-Au:

http://img83.imageshack.us/img83/4907/tuongtacli9.jpg

De là năng lượng liên kết, Re là chiều dài liên kết, w là tần số dao động.

duongluus
10-27-2006, 11:38 AM
Nhưng hiện nay, mình nghe nói các nhà khoa học đã tìm ra cách khắc phục những điều trên rồi.
Nhưng đó chỉ mang tính nhất thời, không mang tính lâu dài được!

longraihoney
10-28-2006, 02:18 PM
:water ( Ai hãy cho em biết cơ sở của cái gọi là thuyết biễn e :chuiboi ( vì em thấy nó chí giải thích được một số hiện tượng mà hầu như các hiện tượng này đều của kim loại :ungho ( ...

longraihoney
10-28-2006, 02:35 PM
và thêm câu này nữa... Cơ sở của CƠ CHẾ phản ứng là gì... vì em thấy hầu hết các cơ chế chỉ mang tính tượng trưng để xác định bậc phản ứng... hoặc giải thích các quá trình tạo ra sản phẩm trung gian mà thôi

gold_dragon_2310
10-28-2006, 02:47 PM
và thêm câu này nữa... Cơ sở của CƠ CHẾ phản ứng là gì... vì em thấy hầu hết các cơ chế chỉ mang tính tượng trưng để xác định bậc phản ứng... hoặc giải thích các quá trình tạo ra sản phẩm trung gian mà thôi
Đọc được các pp dùng để nghiên cứu cơ chế pư ,post lên cho chú em xem chơi:
-Động hóa học
-Hóa lập thể
-Dùng đồng vị đánh dấu
-Dùng hịu ứng đồng vị
-quang phổ để nhận biết sản phẩm trung gian
Còn níu muốn tìm hỉu sâu hơn thì trình anh có hạn :treoco (

bluemonster
10-29-2006, 04:56 AM
và thêm câu này nữa... Cơ sở của CƠ CHẾ phản ứng là gì... vì em thấy hầu hết các cơ chế chỉ mang tính tượng trưng để xác định bậc phản ứng... hoặc giải thích các quá trình tạo ra sản phẩm trung gian mà thôi
longrai nói ngược rùi nhé ! Trong thực nghiệm, người ta xác định bậc phản ứng, sau đó mới suy diễn, suy luận logic để ra được mechanism, tất nhiên yếu tố động học cũng chỉ là một phần thôi ! Để ra được một cơ chế hoàn chỉnh đôi khi các bro phải làm qua tất cả các phương pháp như thằng gold vừa nêu ! Nói chung, cơ chế là một sản phẩm do chính sự suy luận logic, sự suy luận này được dùng đi dùng lại trên một hệ thống lớn các phản ứng, và đều phù hợp tốt với thực nghiệm ! Từ đó dần sẽ hình thành mô hình phản ứng ! Và tiếp theo sẽ thành thuyết, định lí, định luật...

Ai hãy cho em biết cơ sở của cái gọi là thuyết biễn e vì em thấy nó chí giải thích được một số hiện tượng mà hầu như các hiện tượng này đều của kim loại
Thuyết sea of electrons sẽ bao gồm các luận điểm quan trọng sau nhé:

+Trong mạng lưới tinh thể, các nguyên tử kim loại share electron hoá trị của nó để trở thành ionic. Nhưng khác biệt trong matallic bond chính là sự share electron ko phải cho một nguyên tử nào khác theo mô hình valent bond, mà nó share cho tất cả các nguyên tử, đây chính là tiền để để hình thành electron gas

+Electron gas có thể tưởng tượng như là một chất keo để kết dính các ionic cation in crystal lại với nhau. Chẳng hạn như Na: 1s2 2s2 2p6 3s1. Mỗi Na metal sẽ share ra 3s1 electron, và trở thành ionic, các cationic này nằm trong sea hay gas of negative charge !

http://img88.imageshack.us/img88/4118/seaofelectron1zk0.jpg

+Vậy, nếu hình thành sea of electrons rùi thì sự khác nhau giữa mỗi metal là gì !
Như ở trên, ta đã thừa nhận rằng các nguyên tử share valent electron của nó, những electron này sẽ hình thành electron gas hay sea of electrons, chính sea này đóng vai trò chất keo, kết dính các cationic lại gần nhau hơn, và khi lập ra mô hình thì ta cũng thừa nhận thêm một điều là các cationic này có dạng hình cầu (spherical), đó cũng là luận điểm của ionic bond.
+Một ví dụ để ta thấy rõ sự khác nhau giữa hai liên kết, đó là trong Cu metal và NaCl:
Electron density map of copper

http://www.geo.arizona.edu/xtal/geos306/copperrho1.gif

Electron density map of NaCl

http://www.geo.arizona.edu/xtal/geos306/naclrho.gif

Nhìn vào hình trên, ta cũng có thể thấy rất rõ sự khác nhau về độ chặt khít các cation, chính sự khác nhau này dẫn đến một loạt sự khác nhau trong tính chất vật lí !
:hocbong (

bluemonster
10-29-2006, 05:19 AM
Cái này hơi bị hay !!! :chaomung

http://www.matse.psu.edu/matse81/Spring_2004/Animations/ChemBondsF.swf

Lomonoxop2
10-29-2006, 02:00 PM
Mấy anh cho em hỏi tí nhé!
Trong mấy bài về “Động học”, em thấy người ta thường dùng một chất để làm chuẩn độ để đo nồng độ của chất khác. Vậy ý nghĩa của chất chuẩn độ ấy là gì ?
Cụ thể em có bài tập sau :

Động học của phản ứng thủy phân este metyl trong môi trường axit HCl 0.05 M được nghiên cứu ở 25ʕC bằng cách “chuẩn độ” 25ml hỗn hợp phản ứng bằng dd NaOH ở từng thời điểm t, sau đây là kết quả :

t[phút] 0 21 75 119 ∞
V-NaOH [ml] 24.4 25.8 29.3 31.7 47.2

Xác định bậc của phản ứng , hằng số k của phản ứng ở và Ϫ !......

Em không biết là cái chuẩn độ đó dùng để làm gì cả ???????????

longraihoney
10-30-2006, 06:13 PM
Nghe bảo rằng Oxi trong các hợp chất Na2O... mang điện tích hiệu dụng là -1 ( cái này chỉ có sách của Cao Cự Giác viết) /// thực hư thế nào mong mọi người nói giúp :spam (

longraihoney
10-30-2006, 06:14 PM
Người ta bảo xác định tốc độ phản ứng dựa vào quá trình xảy ra chậm hơn và bậc phản ứng cũng thế vậy thì vì sao lại lấy pứ chậm mà không lấy pư nhanh nhỉ :hun (

bluemonster
10-30-2006, 08:24 PM
Người ta bảo xác định tốc độ phản ứng dựa vào quá trình xảy ra chậm hơn và bậc phản ứng cũng thế vậy thì vì sao lại lấy pứ chậm mà không lấy pư nhanh nhỉ :hun (
:mohoi ( Thằng longrai hôm nay bị con gì cắn thế nhỉ ! Mọi lần nó hỏi mình đi tìm tài liệu chết cha mới trả lời được !
Hôm nay toàn hỏi mấy câu...
Trong một tiến trình trải qua nhiều giai đoạn, để xét tiến trình đó nhanh hay chậm, ta phải xét giai đoạn nào chậm nhất, vì chính giai đoạn đó ảnh hưởng đến vận tốc toàn cục !!!
Đó là lí do của mọi vấn đề mi nêu ở trên !

Topic này cũng đọc chơi vài giờ thôi nhé ! del liền đó !!!
:bachma (

bluemonster
10-30-2006, 08:26 PM
Nghe bảo rằng Oxi trong các hợp chất Na2O... mang điện tích hiệu dụng là -1 ( cái này chỉ có sách của Cao Cự Giác viết) /// thực hư thế nào mong mọi người nói giúp :spam (

Tại sao lại -1 nhỉ ! điện tích hiệu dụng của nó vấn là -2 chứ !!!
Nếu ta xét trong mạng lưới tinh thể cũng vậy thôi, luôn tuân thủ tỉ lệ (stoichiometry) là 2Na:1O, tỉ lệ này xuyên suốt từng ô mạng cơ sở, và luôn luôn điện tích hiệu dụnng trên O là -2 !!!
:mohoi (

n2h
10-31-2006, 01:37 AM
chắc là Na2O2 quá, longraihoney đọc kĩ chưa?

tuoimongxudong_tuyetlinh
10-31-2006, 06:59 AM
Em có đọc một số sách và trong số sách em đọc đó có 1 quyển nhắc tới hóa chất " ĂN TẠP " nhưng mà em ko biết hóa chất ăn tạp là chất nào và ko hiểu tại sao nó lại có tên như vậy. Có ai biết gì về chất này thì giải đáp cho em với

voldemort
10-31-2006, 04:59 PM
Tui ko nhớ chính xác về phương pháp chuẩn độ nhưng đại ý là như vầy : để xác định nồng độ của một chất ( thường là trong dung dịch ) thì người ta dùng một chất khác đã xác định nồng độ cho phản ứng với chất cần xác định nồng độ. Sau đó dựa vào phương trình phản ứng sẽ xác định nồng độ chất muốn xác định.
Về bài tập bạn đưa ra mình sẽ post len sau.

voldemort
10-31-2006, 05:16 PM
Bài tập của ban thiếu nồng độ của dd NaOH rồi nên minh ko thể giải chi tiết cho bạn được ( tui thấy bài này ở đâu rùi nhưng kiếm số liệu ko ra để đưa vào giùm bạn ). Cách giải là như vầy :
Phản ứng thủy phân este metyl trong môi trường HCl tại thời điểm t sẽ có một lượng HCl tồn tại trong dung dịch. Dựa vào phản ứng của trung hòa với NaOH có thể xác định lượng HCl đã tham gia phản ứng thủy phân este
Xác định bậc phản ứng ( tui đề nghị dùng phương pháp vẽ đồ thị ) , từ đó bạn sẽ giải quyết được tất cả các yêu cầu của đề bài

longraihoney
10-31-2006, 06:27 PM
hix... kĩ lắm mới hỏi mọi người... lưu ý chữ " thực tế " trong bài viết đi chứ... còn số oxi hoá của Oxi thì ai cũng biết rồi /// có cả thập phân

longraihoney
10-31-2006, 06:29 PM
he he ... quá trình chậm quyết định hết tốc độ của quá trình sao?????? cái này em thấy chưa ổn... sao lại không xét đến những lúc ta có bậc phản ứng âm... có vài quá trình chậm thì sau... ( Vì có một số phản ứng cái cớ chế của nó phức tạp lắm mà... )

longraihoney
10-31-2006, 06:45 PM
độ tan của một chất tăng khi số nhóm hidroxil của nó tăng và đồng thời các góc cacbon của nó không lớn lắm... cái câu này đúng hay sai? vì sao

Giải thích vì sao I vừa có thể tan trong nước ( dù không phải là nhiều nhưng dư sức tạo axit mạnh hơn HClO4) mà lại tan rất rất nhiều trong CCl4 nào :sacsua (

Có chất nào tác dụng được với Au trừ axit và Hg(nó tạo hỗn hống thoai :chocwe ( ).. nó Au vẫn bị oxi hoá chậm trong không khí vậy nó ngoài tác dụng với oxi ra còn gì nữa... :kham (


Chứng minh rằng trong một chất nào đó mỗi nguyên tố đều chịu tác dụng của lực hút tĩnh điện. :sacsua ( (âm dương dương âm)
vì sao các orbital khi xen phủ lại là Dương dương âm âm :bole (

longraihoney
10-31-2006, 07:17 PM
Cái đó anh hôm trước nói rồi mà :danhnguoi Thằng ku này nói là hỉu hỉu,rồi giờ cũng zị :danhnguoi
Tính Delta H ,níu tính theo thiêu nhiệt ,thì là tổng vế trái trừ vế phải như chú em nói!Còn tính theo sinh nhiệt thì vẫn là tổng phải trừtổng vế trái chứ :matheo(
Đại khái là thế!

Thôi đại ca nào có khíu sư phạm nói cho em ấy rõ hơn !



giờ thì em tự nghiên cứu thấy ra rồi... kết lại cho người sau khỏi vướn là phải hiểu rõ thật rõ các định nghĩa... và biết biến đổi linh hoạt các định nghĩa đó để giải bt thôi... vd như trái trừ phải là do năng lượng liên kết trái dấu với năng lượng sinh ra khi tạo thành liên kết thực tế biểu thức này là cộng nhưng do bên phải bị đổi dấu rồi nên ta thấy trừ thế htoai :bole (