PDA

View Full Version : Hoá đại cương: Tốc độ pứ, Cân bằng hoá học


Pages : [1] 2

hey
09-15-2007, 11:31 PM
co ai biet cac vi du ve phan ung bac khong trong su phan huy thuoc trong dung dich huyenphu ko?

bommer_champion
09-16-2007, 08:29 AM
co ai biet cac vi du ve phan ung bac khong trong su phan huy thuoc trong dung dich huyenphu ko?
à cai khoản này thì ko bao gioè có pu bậc ko vì đó chỉ là bậc giả thui :chuiboi ( pu bậc ko có pt tốc độ v=k
sở dĩ xảy ra pu bậc 0 vì các chất pu ở trong các pha khác nhau nên nồng độ của các chất trong pt tốc độ là hằng số do đó nhét luôn vô k còn anh phải hỏi ro ra thì em mới trả lời chứ :sangkhoai

suoihoadao
09-25-2007, 08:39 AM
Cho tớ hỏi cái bài này với : cho 10 g hỗn hợp kim loại đồng và sắt , hãy giới thiệu phương pháp xác định thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại.

Liệu có thiếu dữ kiện không nhi?

linsaylinh
09-25-2007, 10:51 AM
Ko thiếu đâu bạn, giới thiệu phương pháp mà, cho qua HCl đi

LouisTNT
09-25-2007, 11:09 AM
Dùng lý tính: Nam châm để tách Fe rùi cân khối lượng Cu
Dùng hóa tính: axit loãng để tách Fe rùi cân khối lượng Cu

suoihoadao
09-26-2007, 06:49 AM
Vậy mà tớ tưởng phải tính ra số liệu cụ thể chứ , hoá ra chỉ có phân biệt chất thì tớ làm được rồi.
Cảm ơn các bạn nhé.

[xianua]
09-28-2007, 11:25 AM
bài nì có trong sách giáo khoa lớp 9 mới đó, thực ra nó có 2 phần là định lượng = p2 hóa học và lí học, tui vừa đi gia sư cho 1 em lớp 9 hôm trc còn hướng dẫn cho nó bài nì mà

quanghuy_hạnhhoa
09-28-2007, 07:23 PM
như cái trò mà hút nam châm ấy mình thấy kì kì thế nào ý tự yên lấy nam châm hút sắt song lại cân lên tính phần trăm chẳng liên quan đến hóa => ko phải bài tập hóa

langtuvodanh
09-30-2007, 01:24 AM
như cái trò mà hút nam châm ấy mình thấy kì kì thế nào ý tự yên lấy nam châm hút sắt song lại cân lên tính phần trăm chẳng liên quan đến hóa => ko phải bài tập hóa
Ku à! Đây là bài tập trong sách giáo khoa lớp 8 nên các em lớp 8 chỉ cần sử dụng pp đóa thôi.

hellboy0308
09-30-2007, 01:34 AM
cho em hỏi Na2CO3 cộng với CO2 trong nước có tạo được NaHCO3 không (giống như trường hợp của CaCO3)

Final_Element
09-30-2007, 01:46 AM
Hì , thế tiện cho em hỏi muối cacbonat khi sục CO2 vào cũng tan ra thành hirocacbonat hết à :danhnguoi
VD như CuCO3 , FeCO3, ZnCO3..... Linhsaylinh nói thử coi :hun (

linsaylinh
09-30-2007, 02:12 AM
Chỉ có kl kiềm và kiềm thổ thôi chứ??

longraihoney
09-30-2007, 03:20 AM
:)) đến khó tan như sunfat mà vẫn tạo được hidrosunfat cơ mà =))

longraihoney
09-30-2007, 03:26 AM
;)) đôi khi còn là âm so với chất này , dương với chất kia... cộng lại bậc tổng = 0 =))

quanghuy_hạnhhoa
09-30-2007, 04:24 AM
Hì , thế tiện cho em hỏi muối cacbonat khi sục CO2 vào cũng tan ra thành hirocacbonat hết à :danhnguoi
VD như CuCO3 , FeCO3, ZnCO3..... Linhsaylinh nói thử coi :hun (
chỉ có muối kiềm và kiềm thổ thui cu à !

Bo_2Q
09-30-2007, 04:34 AM
Hì thế tại sao chỉ kiềm và kiềm thổ mới có

khanh
09-30-2007, 07:50 AM
vì chỉ một số trong mấy thằng muối trung hòa của đám đó tan trong nước thoai

langtuvodanh
09-30-2007, 08:46 AM
:-?? chẳng cần phải khoe tài làm giè :-?? học hành zỳ mè sao cứ thích so đo thế nhẩy :))
KU nói tui hả TT

dragon_bf
09-30-2007, 11:08 AM
Em có đọc sơ lược wa và hiểu được chút chút về thuyết VB và VSEPR nhưng hiện em vẫn chưa có 1 tài liệu nào cung cấp chính xác về tác giả , năm ra đời cũng như nguyên nhân ra đời của các thuyết trên ! Các anh chị nào có tài liệu xin post cho em cụ thể về :
-Năm ra đời
-Các tác giả
-Luận điểm chính
-Ưu nhược điểm
-Sự tương quan giữa các thuyết
CỦa 2 thuyết VB và VSEPR được ko ạ ! Xin cám ơn rất nhiều !

tutruongdado
10-01-2007, 11:26 AM
cho em hỏi vấn đề này cái:
như ta biết là HCl có tác dụng với FeS2, em muốn hỏi là HCl có tác dụng với FeS không. Bởi vì em thấy HCl không tác dụng với CuS, PbS, HgS, AgS mặc dù H2S yếu hơn HCl nhiều.
Một câu hỏi ngược lại là FeCl2 có tác dụng với H2S không, và đối với FeCl3 thì thế nào.
Cảm ơn mọi người trước.

Dinh Tien Dung
10-01-2007, 11:46 AM
FeS tác dụng với HCl bình thường, còn phản ứng ngược lại không xảy ra đâu. Còn mấy phản ứng tê xảy ra được do tạo kết tủa bền trong môi trường axit. Và FeCl3 cũng thế.

quanghuy_hạnhhoa
10-01-2007, 07:25 PM
cho em hỏi vấn đề này cái:
như ta biết là HCl có tác dụng với FeS2, em muốn hỏi là HCl có tác dụng với FeS không. Bởi vì em thấy HCl không tác dụng với CuS, PbS, HgS, AgS mặc dù H2S yếu hơn HCl nhiều.
Một câu hỏi ngược lại là FeCl2 có tác dụng với H2S không, và đối với FeCl3 thì thế nào.
Cảm ơn mọi người trước.
em nhớ rằng phản ứng tạo ra một chất kết tủa bay hơi hay 1 chất điện li yếu H2S là khí nên có HCl+FeS còn HCl làm sao phản ứng dc với kim lọa sau H
FeCl2 +H2S ra cái gì hả bạn.....tạo ra muối và axit sao...làm sao được !
chỉ có feCl3+fe=>FeCl2

napoleon9
10-01-2007, 09:05 PM
hi hi ! giả sử nếu có phản ứng xảy ra nhe thì tạo thành FeS và HCl mà HCl là acid mạnh hơn H2S vậy sẽ xảy ra pư tạo FeCl3 phải ko nè vậy cuối cùng là ko xảy ra? đúng ko nè

Z4jZ4j
10-02-2007, 12:27 AM
vì chỉ một số trong mấy thằng muối trung hòa của đám đó tan trong nước thoai

Dinh Tien Dung
10-02-2007, 01:12 AM
em nhớ rằng phản ứng tạo ra một chất kết tủa bay hơi hay 1 chất điện li yếu H2S là khí nên có HCl+FeS còn HCl làm sao phản ứng dc với kim lọa sau H
FeCl2 +H2S ra cái gì hả bạn.....tạo ra muối và axit sao...làm sao được !
chỉ có feCl3+fe=>FeCl2
2FeCl3 + H2S ---> 2FeCl2 + S + 2HCl

linsaylinh
10-09-2007, 12:59 AM
Em đọc trong tài liệu thấy O2 lỏng hoặc rắn bị hút bởi nam châm có đúng ko ạ?

Dinh Tien Dung
10-09-2007, 01:01 AM
Đúng. Cách giải thích thì hình như dựa vào tính thuận từ của oxi theo MO

chemistry_ru09
10-13-2007, 07:30 PM
cho mình hỏi: các phân tử hợp chất IF7 và SiF6 (2-) có cấu trúc hình học như thế nào? chúng là phân tử phân cực hay không phân cực?

chemistry_ru09
10-13-2007, 07:37 PM
mình nghĩ là: IF7 là lưỡng tháp ngũ giác và SiF6(2-) là bát diện đều. Cả 2 đều không phân cực. Mình thực sự muốn hỏi các bạn để chắc chắn câu trả lời. Vì mình không có tài liệu nào sâu về mô hình VSEPR cả. mong các bạn giúp đỡ.

maomao_vt89
10-14-2007, 02:12 AM
Tại sao trong phân tử H2S, S ko lai hóa. Còn có phân tử nào như thế ko :phuthuy (

longraihoney
10-14-2007, 02:16 AM
Cho em đưa ra ý kiến thử nhé
IF7 theo các tài liệu thì là lai hoá sp3d2f hoặc sp3d3 cái này theo như sách thầy Thiềm thì nó dạng khúc khúc nên các moment sẽ ko triệt tiêu nhau được nên sẽ là phân tử phân cực !
SF6 2- thì nếu theo qui tắc kinh nghiệm thì có lẽ lai hoá sp3d2 và đương nhiên phân tử này không phân cực rồi

longraihoney
10-14-2007, 02:26 AM
Mình xin có ý kiến thế này , đây là vấn đề đã được thảo luận... và topic này sẽ bị xoá sau <Khánh vào thì delete giùm cái>
Còn sau đây do bạn đã hỏi thì mình sẽ trả lời...
H3P cũng là trường hợp điển hình về việc không lai hóa ^^

H2S có tài liệu nói lai hoá sp3 còn có tài liệu nói không lai hoá , nhưng theo như những bài viết của các thành viên có tên tuổi thì S của H2S đúng là không hề lai hoá :D
Và việc giải thích tại sao thì có lẽ nó không cần phải tiêu tốn năng lượng nhiều trong quá trình hình thành liên kết và độ bền của lk cũng không quá bé đến nổi nó phải lai hoá làm gì...
Vì lai hoá thì có tiêu tốn một năng lượng nào đấy và xu hướng lai hoá của ngtử trung tâm tạo ra các orbital xen phủ tốt hơn để làm bền liên kết , còn bình thường đã có khả năng bền rồi thì cũng chẳng cần lai hoá làm gì cả... vì vật chất luôn hướng đến năng lượng trạng thái cực tiểu ~~> bền mà ^^ sẽ chẳng thích bỏ năng lượng ra cũng chỉ để đạt được cùng một mục đích làm chi cả , nhỉ?

chemistry_ru09
10-14-2007, 04:02 AM
Long nói về SiF6(2-) thì đúng rồi. Còn IF7, cậu nói nó có dạng khúc khúc là thế nào? Cậu post hình vẽ lên được không? Mình mới tìm thấy tài liệu nói về cấu trúc hình học của IF7: http://www.3dchem.com/inorganics/IF7.jpg và http://content.answers.com/main/content/wp/en/thumb/a/a5/200px-IF7.png

bommer_champion
10-16-2007, 02:33 AM
Mình xin có ý kiến thế này , đây là vấn đề đã được thảo luận... và topic này sẽ bị xoá sau <Khánh vào thì delete giùm cái>
Còn sau đây do bạn đã hỏi thì mình sẽ trả lời...
H3P cũng là trường hợp điển hình về việc không lai hóa ^^

H2S có tài liệu nói lai hoá sp3 còn có tài liệu nói không lai hoá , nhưng theo như những bài viết của các thành viên có tên tuổi thì S của H2S đúng là không hề lai hoá :D
Và việc giải thích tại sao thì có lẽ nó không cần phải tiêu tốn năng lượng nhiều trong quá trình hình thành liên kết và độ bền của lk cũng không quá bé đến nổi nó phải lai hoá làm gì...
Vì lai hoá thì có tiêu tốn một năng lượng nào đấy và xu hướng lai hoá của ngtử trung tâm tạo ra các orbital xen phủ tốt hơn để làm bền liên kết , còn bình thường đã có khả năng bền rồi thì cũng chẳng cần lai hoá làm gì cả... vì vật chất luôn hướng đến năng lượng trạng thái cực tiểu ~~> bền mà ^^ sẽ chẳng thích bỏ năng lượng ra cũng chỉ để đạt được cùng một mục đích làm chi cả , nhỉ?
chúng ta nghĩ thế nào về sự lai hóa trong thuyết MO tại sao lại đẩy mức E của các MO ra xa nhau trái ngược với trong lai hóa thường
thế còn tại sao các AO trong C lại lai hóa sp3
chúng có xen phủ với nhau đâu :yeah ( :yeah ( :yeah ( :yeah (

chemistry_ru09
10-16-2007, 08:32 AM
Mình đã hỏi ý kiến thầy và tìm đọc thêm tài liệu có nói về vấn đề lai hoá của IF7: phân tử có dạng lưỡng tháp ngũ giác và nguyên tử I ở trạng thái lai hoá sp3d3, IF7 là phân tử không phân cực

tellmewhyicantlove
10-17-2007, 11:38 PM
Có ai biết cách nào đơn giản để biết trạng thái lai hóa và hình học của nó không ??
Cho biết trạng thái lai hóa và hình học Cl2O7 , XeF6 với nhanh nhanh nhé mấy anh
Em gần làm bài kiểm tra rồi :pocolo ( :pocolo (

Dinh Tien Dung
10-18-2007, 01:14 AM
Cái này tính số e chưa liên kết của phối tử trung tâm cộng với số liên kết xich ma. Chẳng hạn như trong CH4 thì tổng của liên kết xích ma (4) và e chưa liên kết (0)--->sp3. Từ đó ta thấy được trong Cl2O7 thì Clo là sp3, trong XeF6 thì Xe là sp3d2f.

longraihoney
10-26-2007, 09:24 PM
À à , ý bạn nói sp3d2f hay sp3d3 sẽ có dạng ngũ giác lưỡng tháp à , ùm mình cũng thấy có tài liệu viết như thế, tuy nhiên cũng có tài liệu lại ghi một dạng khác mà mình đã đề cập ở trên , điều này chắc rồi sẽ sinh ra mâu thuẫn, tuy nhiên nếu theo luận điểm của mô hình VSEPR thì rõ ràng dạng ngũ giác lưỡng tháp ĐỀU sẽ là trạng thái bền vững , lại có một trạng thái khác bền vững không kém đó là dạng sắp xếp xen kẽ dạng tạo thành khối hộp mà tiếc là mình không thể vẽ hình được :D sorry.
Mọi người cho ý kiến tiếp xem nào ^^
trường hợp PbO8 6- cũng là một dạng lai hoá đặc biệt đáng được nghiên cứu đấy chứ? :D làm sôi nổi đi nào ^^

Ken
10-28-2007, 03:47 AM
Mình nghĩ mình có cách xem xét giữa thuyết VSEPR và thuyết lai hóa trong VB để thấy cái nào chính xác hơn rồi. Theo VSEPR, liên kết giữa H và S trong H2S là liên kết sigma s-p, nên góc hóa trị là gần 90 độ. Còn trong H2O, do O xi độ âm điện lớn hơn nên kéo 2 của H về gần mình hơn, tạo ra lực đẩy giữa hai e của 2 H, góc hóa trị lớn hơn 90 độ (104,5 độ). Còn theo VB thì đó là do lai hóa, lực đẩy cặp e tự do đẩy cặp e liên kết của H2S mạnh hơn lực đẩy cặp e tự do đẩy cặp e liên kết của H2O, cũng do độ âm điện của oxi.
Vậy ta thử xét với H2Se, nếu góc hóa trị của H2Se mà bằng hoặc lớn hơn H2S thì thuyết VSEPR đúng, nếu nhỏ hơn H2S độ thì thuyết VB đúng, và H2S cũng có lai hóa, do dộ âm điện S lớn hơn Se.
Mình tìm kiếm thử trên Google thì thấy góc hóa trị của H2Se là 91 độ, trong khi của H2S là 92.1 độ, vậy VB đúng, VSEPR sai? H2S, H2Se đều có lai hóa?
Không biết mình lý luận vậy có sai sót chỗ nào không, mọi người đọc thử rồi cho ý kiến giúp.
Dò thêm H2Te, có góc lai hóa là 90 độ. Nếu nó xuống dưới 90 là có thể hoàn toàn khẳng định VSEPR sai rồi. Việc này hơi bị rối quá.

theanhlathe01
11-05-2007, 04:13 AM
em dg cần tài liệu về thuyết lai hoá(có vd và hình minh hoạ càng tốt) ai có post vô giúp em với nha thanks

greenfrog
11-13-2007, 09:48 PM
giải thích vì sao tính axit của H2CrO4 yếu hơn H2SO4

greenfrog
11-13-2007, 09:54 PM
K2CrO4 +H2S +H2O -> Cr(OH)3 + S + KOH
mà Cr(OH)3 là hidroxit luong tính sao lại có thể tồn tại được trong KOH

niteo4_xp
11-14-2007, 08:17 PM
theo mình nghĩ chắc là do Cr la nguyên tố lưỡng tính nên tính axit của hidroxit yếu hơn H2SO4

HoahocPro
11-18-2007, 09:22 AM
Hi!Rõ ràng H2SO4 mạnh hơn vì nguyên tử trung tâm có độ âm điện mạnh hơn làm liên kết O-H phân cực hơn so với Cr.

pavel_sheva
11-20-2007, 07:03 AM
Mấy bạn chỉ mình càch xác định kiểu lai hóa nhanh nhất.
Cảm ơn rất nhiệu :mohoi (

amour de chimie
12-01-2007, 12:33 AM
cac bac oi cho em hoi mot teo
tai sao C2H4 td voi dd Br2 lai tao ra C2H4Br2 la sp chinh ma ko fai la C2H5OH

HoahocPro
12-19-2007, 09:05 AM
Tại sao phản ứng phân huỷ 2O3 ----> 3O2 cơ chế là
O3 <==> O2 + O (nhanh) với chiều thuận là k1, nghịch là k2.
O3 + O ----> 2O2 (chậm)
lại có biểu thức tốc là : v = k[O3]^2.[O2]^-1?

Bo_2Q
12-19-2007, 09:12 AM
Tại sao phản ứng phân huỷ 2O3 ----> 3O2 cơ chế là
O3 ----> O2 + O (nhanh)
O3 + O ----> 2O2 (chậm)
lại có biểu thức tốc là : v = k[O3]^2.[O]^-1?

DO sp trung gian ko đưa vào nên anh biến đổi lại là ra ngay :bachma (

HoahocPro
12-19-2007, 09:16 AM
Em cứ biến đổi mà xem, nếu như theo quá trình chậm thì phải là v = k[O3].[O] chứ?
À mà có đính chính v= k[O3]^2.[O2]^-1

Bo_2Q
12-19-2007, 09:24 AM
Nhưng anh ơi anh quên mất là O là sp trung gian trong quá trình à , theo quy ước nó ko được phép có mặt trong biểu thức tính , Vì thế anh phải thay [O] theo [O3] , em tính rồi , ra mà :nhau (

HoahocPro
12-19-2007, 09:26 AM
Vừa nãy quên mất bây giờ đánh lại
- Nếu [O2] >> [O3] thì tính theo biểu thức trên
- Nếu [O3]>> [O2 thì biểu thức là v = k[O3]

HoahocPro
12-19-2007, 09:28 AM
Nhưng anh ơi anh quên mất là O là sp trung gian trong quá trình à , theo quy ước nó ko được phép có mặt trong biểu thức tính , Vì thế anh phải thay [O] theo [O3] , em tính rồi , ra mà :nhau (
Em chứng minh cho anh xem nào, đây là bài tập của thầy Phách ở ĐHSP đó, ko dễ thế đâu(hình như đề thi vòng 2 QG năm nào đó! :liduc ( )

Bo_2Q
12-19-2007, 09:45 AM
Vì quá trình 2 chậm nhất nên ta có v=K[O3][O] (1)
mặt khác theo quá trình cơ sở 1 ( trong sách em thì nó là thuận nghich đó nha , O nguyên tử hoạt động mạnh có khả năng kết hợp lại với O2 mà )
=> Kc = [O2][O]/[O3]
=> [O]= Kc * [O3]/[O2] thay vào (1) ta có v= K * Kc * [O3]^2 [O2]^-1
đặt gọn K*Kc=k ta có v=k[O3]^2[O2]^-1

Nếu [O3]>> [O2] thì phản ứng đầu coi như hoàn toàn => [O2]=[O3] :batthan (
=> [O]=Kc

=> v=k[O3] :phuthuy (

HoahocPro
12-19-2007, 10:08 AM
Hì hì, em làm giống như anh làm lúc đầu đó, nhưng tất cả đã bị hủy bỏ vì lời giải không như trên.Nếu em giải bài này đúng thì anh bái phục em luôn!

HoahocPro
12-19-2007, 10:38 AM
Anh cũng ko có bài giải và cũng chưa giải ra nên mới phải post lên đây.Hay em post hộ anh mấy cái gợi ý lên đi (ko đc nhầm như anh nha) để moi người cùng làm.Anh về ko muộn mất!

nguhoalam
12-20-2007, 12:49 AM
Anh dùng phương pháp nồng độ dừng là ra ngay thui :-j

nguhoalam
12-20-2007, 01:14 AM
2O3 <=> 3O2
:liemkem (
O3 <=> O2 + O k1 và k2 là thuận và nghịch
O3 + O ---> 2O2 k3

ta có : V phản ứng là : -1/2 d[O3] / dt = 1/3 d[O2] /dt

dùng V = 1/3 d[O2] /dt

d[O2]/dt = k1[O3] - k2[O2][O] + 2k3[O3][O] = 0 (1)
d[O]/dt = k1[O3] - k2[O2][O] - k3[O3][O] = 0 (2)
Trừ (1) cho (2) ta có :3k3 [O3][O] = 0 ==> k3 [O3][O] = 0 . Thay vào (1) ta có :
k1[O3] = k2 [O2][O] ==> [O] = k1[O3]/ (k2[02]) . Thay vào ta có :

V phản ứng = 1/3 ( k1[O3] -k2[O2]k1[O3]/ (k2[02]) + 2k3[O3]k1[O3]/ (k2[02]) )

= 1/3.2k3k1 [O3] ^2 . [O2] ^ -1 = k [O3]^2 [O2]^-1 Đúng với ý muốn của đề bài :nhau (
Em năm nay mới lớp 10 , nên có gì sai mong các anh chỉ giáo nhé :welcome ( :welcome ( . Hihi. Rất vui đc làm quen :welcome ( :welcome (

nguhoalam
12-20-2007, 06:59 AM
Cho em mạn phép trình bày bài này nhé:
Vận tốc của 1 phản ứng phụ thuộc vào giai đoạn chậm nhất
V= k3[N2O4] - k-3[NO3-][HNO2][H+]
K2 = [N204]/[NO2]^2 => [N204]=K2[NO2]^2
K1=[NO2].pNO/[HNO2]^2 => [N204]=K2K1^2.[HNO2]^4/pNO^2
=> V phản ứng = k3K2K1^2[HNO2]^4/pNO^2 - k3[NO3-][HNO2-][H+] :rockon ( :spam ( :tinh ( :noel2 (

HoahocPro
12-21-2007, 01:29 AM
2O3 <=> 3O2
:liemkem (
O3 <=> O2 + O k1 và k2 là thuận và nghịch
O3 + O ---> 2O2 k3

ta có : V phản ứng là : -1/2 d[O3] / dt = 1/3 d[O2] /dt

dùng V = 1/3 d[O2] /dt

d[O2]/dt = k1[O3] - k2[O2][O] + 2k3[O3][O] = 0 (1)
d[O]/dt = k1[O3] - k2[O2][O] - k3[O3][O] = 0 (2)
Trừ (1) cho (2) ta có :3k3 [O3][O] = 0 ==> k3 [O3][O] = 0 . Thay vào (1) ta có :
k1[O3] = k2 [O2][O] ==> [O] = k1[O3]/ (k2[02]) . Thay vào ta có :

V phản ứng = 1/3 ( k1[O3] -k2[O2]k1[O3]/ (k2[02]) + 2k3[O3]k1[O3]/ (k2[02]) )

= 1/3.2k3k1 [O3] ^2 . [O2] ^ -1 = k [O3]^2 [O2]^-1 Đúng với ý muốn của đề bài :nhau (
Em năm nay mới lớp 10 , nên có gì sai mong các anh chỉ giáo nhé :welcome ( :welcome ( . Hihi. Rất vui đc làm quen :welcome ( :welcome (
Bài giải ko phù hợp vì ko thể coi tốc độ tạo O2 bằng ko như (1), chỉ có thể coi tốc độ tạo O là 0 theo (2).Mà sai từ đầu như thế thì phần sau có kết quả đúng là do....may mắn! :ngap (

HoahocPro
12-24-2007, 09:20 AM
Hì mình giải đc bài này rùi, cũng hơi lâu 1 chút:
Vì O là chất trung gian tạo thành, thời gian tồn tại ngắn nên coi vận tốc tạo thành bằng 0
=> -d[O]/dt = k1[O3] - k2[O2][O] - k3[O3][O] = 0
=> k1[O3] = (k2[O2] + k3[O3]).[O]
=> [O] = k1[O3]/(k2[O2] + k3[O3])
=> v = -d[O3]/dt = k3[O3][O] = (k3.k1.[O3]^2)/(k2[O2] + k3[O3])
a) nếu [O2] >> [O3] => k2[O2] >> k3[O3] ==> k2[O2] + k3[O3] ~ k2[O2]
=> v = (k3.k1.[O3]^2)/k2.[O2] = K.[O3]^2.[O2]^-1
b) Nếu [O2] << [O3] => k2[O2] << k3[O3] => k2[O2] + k3[O3] ~ k3[O3]
=> v = (k3.k1.[O3]^2)/k3.[O3] = K[O3]
:yeah ( :yeah ( :yeah (

bommer_champion
12-25-2007, 01:21 AM
Tại sao phản ứng phân huỷ 2O3 ----> 3O2 cơ chế là
O3 <==> O2 + O (nhanh) với chiều thuận là k1, nghịch là k2.
O3 + O ----> 2O2 (chậm)
lại có biểu thức tốc là : v = k[O3]^2.[O2]^-1?
do cân băng 1 nhanh có thể coi cân bằng này dạt tức thởi >>>>[O]=K*[O3]/[O2]
sau đó thay vào pt tốc độ của pt 2 là xong :sacsua (

bommer_champion
12-25-2007, 01:21 AM
ko cần dung nồng độ dưng đâu vì đây là tính gần đúng :yeah (

HoahocPro
12-25-2007, 05:19 AM
Hic, nếu làm đc như thế thì đã làm rùi, nhưng như thế thì ko phân biệt đc 2 TH là [O3] << [O2] và [O3] >> [O2], hiểu chưa?

khanh
12-31-2007, 10:49 PM
Có bài này cũng hay hay, cho pứ:
I- + OCl- --> OI- + Cl-
Biết biểu thức tốc độ pứ là
v = k[I-][OCL-]/[OH-]
Có 3 cơ chế sau:
1/ I- + OCl- --> OI- + Cl- (k1, chậm)
2/ OCl- + H2O --> HOCl + OH ( k1, nhanh)
HOCl + I- --> HOI + Cl- ( chậm,k2)
HOI + OH <--> H2O + OI- ( kt là k3, kn là k-3, nhanh)
3/ OCl- + H2O <--> (k1,k-1) HOCl + OH- (nhanh)
HOCl + I- --> (k2) HOI +Cl- (chậm)
HOI + OH <--> H2O + OI- ( kt là k3, kn là k-3, nhanh)
a/Đề nghị cơ chế đúng cho pứ trên, tính hằng số tốc độ, năng lượng họat hóa của pứ
b/Pứ trong dd đệm có bậc là bao nhiêu
c/ C/m ion H+ xt cho pứ trên

nguhoalam
01-01-2008, 01:32 AM
Bài này nhìn 1 phát là bít cái cơ chế 3 là đúng đó. CM bằng hằng số cân bằng ý.
Anh ơi bài này ko cho số liệu sao tính đc năng lg hoạt hóa với k chứ :-??.
Trong dd đệm thì [OH-] thay đổi ko đáng kể nên V = k[I-][OCl-] nên phản ứng có bậc 2 :)) :)).
Chả bít đúng hay sai

HoahocPro
01-01-2008, 01:38 AM
Giải kĩ ra đi em, cứ như thế thì ai mà chả nói đc!
Với lại bài này bác Khánh cho ra cũng đúng là thiếu thật, hay là chỉ tính K và Ea qua biểu thức liên hệ thui nhỉ?

khanh
01-01-2008, 03:49 AM
Không thiếu đâu , chỉ thiết lập biểu thức tính, không thế số :nhamhiem

bommer_champion
01-03-2008, 04:47 AM
bác khánh giải dii tui nghĩ mãi mà ko ra
chỉ cần nêu hương thui làm sao lại tính được Ea dựa vào cơ chế pứ và các hằng số tốc độ của các pu thành phần chứ :bepdi(

TNT_TNT
01-18-2008, 12:18 PM
các sư huynh hãy chỉ cho đệ biết: Trong mô hình VSEPR dùng để giải thích hình dạng lai hóa tại sao lại có những dạng ưu tiên như thế khi thay thế các liên kết bởi cặp e không liên kết
Ví dụ như ở lai hóa sp3d khi thay lên kết bởi hai cặp e không liên kết thì hình dạng sẽ là hình chữ T chứ không pải là hình tam giác phẳng

Bo_2Q
01-18-2008, 09:35 PM
các sư huynh hãy chỉ cho đệ biết: Trong mô hình VSEPR dùng để giải thích hình dạng lai hóa tại sao lại có những dạng ưu tiên như thế khi thay thế các liên kết bởi cặp e không liên kết
Ví dụ như ở lai hóa sp3d khi thay lên kết bởi hai cặp e không liên kết thì hình dạng sẽ là hình chữ T chứ không pải là hình tam giác phẳng
Hình dạng đó là dạng tối ưu ý mà :hun ( . Như VD huynh nêu , dạng chữ T bền nhất là do e ở quỹ đạo tương tác mạnh với các e xung quanh hơn là vị trí đỉnh. :thandie (

tieulytamhoan
01-18-2008, 11:13 PM
các sư huynh hãy chỉ cho đệ biết: Trong mô hình VSEPR dùng để giải thích hình dạng lai hóa tại sao lại có những dạng ưu tiên như thế khi thay thế các liên kết bởi cặp e không liên kết
Ví dụ như ở lai hóa sp3d khi thay lên kết bởi hai cặp e không liên kết thì hình dạng sẽ là hình chữ T chứ không pải là hình tam giác phẳng

Nguyên tắc cơ bản của VSEPR là các đôi e lkết sigma và đôi e tự do của ngtử tr.tâm sẽ định hướng trong không gian sao cho lực đẩy là yếu nhất.
Thứ tự mạnh yếu về sức đẩy đôi điện tự được phân chia như sau:
LL>LB>BB
B ba >B đôi > B đơn (L: liberty - đôi điện tử tự do; B: bond - đôi điện tử nối)
Lực đẩy càng lớn khi góc lkết bé hơn 90 độ.
Lực đẩy bằng 0 khi góc liên kết lớn hơn 90 độ
Lực đẩy càng giảm khi khi ĐÂĐ ngtử lkết với ngtử tr.tâm càng lớn ---> điện tử lệch ra xa ngtử tr.tâm ---> lực đẩy của chúng giảm đi và ngược lại ------> dạng ưu tiên như huynh nêu trên

bicycle2007
01-19-2008, 04:31 AM
:danhnguoi hic nhưng tại sao LL>LB>BB. anh tamhoan nói rõ hơn giúp bi với

TNT_TNT
01-19-2008, 11:50 AM
Nguyên tắc cơ bản của VSEPR là các đôi e lkết sigma và đôi e tự do của ngtử tr.tâm sẽ định hướng trong không gian sao cho lực đẩy là yếu nhất.
Thứ tự mạnh yếu về sức đẩy đôi điện tự được phân chia như sau:
LL>LB>BB
B ba >B đôi > B đơn (L: liberty - đôi điện tử tự do; B: bond - đôi điện tử nối)
Lực đẩy càng lớn khi góc lkết bé hơn 90 độ.
Lực đẩy bằng 0 khi góc liên kết lớn hơn 90 độ
Lực đẩy càng giảm khi khi ĐÂĐ ngtử lkết với ngtử tr.tâm càng lớn ---> điện tử lệch ra xa ngtử tr.tâm ---> lực đẩy của chúng giảm đi và ngược lại ------> dạng ưu tiên như huynh nêu trên
câu trả lời của huynh có mâu thuẫn gì với câu trả lời của Bo_2Q ko, khi huynh ấy cho rằng tưong tác là lớn nhất còn huynh thì nói lực đảy là nhỏ nhất

chemistry_ru09
01-19-2008, 03:56 PM
câu trả lời của tam hoàn là chính xác. dựa vào mô hình VSEPR, ta có thể giải thích được dạng phân tử AB3E2 có hình chữ T như sau: nhận thấy phân tử dạng AB5 có hình lưỡng tháp tam giác; trong đó 3 B sẽ nằm tương ứng với 3 đỉnh của tam giác đều MNQ ( góc BAB = 120 độ), và 2 B còn lại nằm trên trục d vuông góc với mp tam giác, và đi qua A (góc BAB = 90 độ). theo giả thiết của mô hình VSEPR: nếu góc lớn hơn 90 độ thì xem như các B không tương tác với nhau. ta xét các trường hợp có thể xảy ra đối với AB3E2 như sau: 1) nếu 2 E và 1 B nằm trên mặt phẳng tam giác MNQ và 2 B còn lại nằm trên trục d --> có 4 tương tác đẩy LB và 2 tương tác đẩy BB, 2) nếu 1 E và 2 B nằm trên mặt phẳng tam giác MNQ, và 1 E, 1 B còn lạ nằm trên trục d ---> có 1 tương tác đẩy LL, 3 tương tác đẩy LB và 2 tương tác đẩy BB, 3) nếu 2 E nằm trên trục d, 3 B nằm trên mp tam giác MNQ ---> có 6 tương tác đẩy LB. ta thấy trường hợp được ưu tiên là trường hợp 1, và trường hợp này tương ứng với hình dáng phân tử chữ T. ok?

Greendawn91
01-20-2008, 09:57 PM
Tiện thể nói đến thuyết đó, các bạn thử nghĩ xem phân biệt dạng hình học của phân tử có nguyên tử trung tâm lai hóa sp2d (có dạng hình vuông) với phân tử cũng có dạng hình vuông nhưng nguyên tử trung tâm lai hóa sp3d2 như thế nao?mình nghĩ lâu câu hỏi này mà chưa nghĩ ra!

tieulytamhoan
01-20-2008, 11:54 PM
Tiện thể nói đến thuyết đó, các bạn thử nghĩ xem phân biệt dạng hình học của phân tử có nguyên tử trung tâm lai hóa sp2d (có dạng hình vuông)
Trạng thái lai hóa sp2d là ko có à?! Bạn nói rõ thêm với! Thanks!

TNT_TNT
01-29-2008, 10:15 AM
tác giả câu hỏi nói rõ hơn về lai hóa sp2d đi, lần đầu tiên nghe

tieulytamhoan
01-29-2008, 10:25 AM
tác giả câu hỏi nói rõ hơn về lai hóa sp2d đi, lần đầu tiên nghe
Phải chăng toi muốn nói moi? Nếu ko fải thì cho moi sorry nhé. Moi cũng lần đầu nghe nói có lai hóa sp2d nên mới hỏi lại Greendawn91 đó chứ!!! Greendawn91 hãy làm sáng tỏ vụ việc này nhé. (Ko bít bạn ref ở đâu mà lại có được thông tin thú vị đến thế!!! ). Mong hồi âm của Greendawn91.

TraiTimVietNam
01-29-2008, 06:18 PM
Tiện thể nói đến thuyết đó, các bạn thử nghĩ xem phân biệt dạng hình học của phân tử có nguyên tử trung tâm lai hóa sp2d (có dạng hình vuông) với phân tử cũng có dạng hình vuông nhưng nguyên tử trung tâm lai hóa sp3d2 như thế nao?mình nghĩ lâu câu hỏi này mà chưa nghĩ ra!
Lai hóa sp2d không tồn tại đâu bạn ạ , chỉ có lai hóa dsp2 thôi.
Một ví dụ về dạng lai hóa này là phân tử phức [Ni(CN)4]2- , nguyên tử trung tâm Niken có dạng lai hóa là dsp2. Sự tổ hợp của 1 AO (3d) + 1 AO (4s) + 2 AO (4p) sẽ tạo thành bốn Orbital lai hóa dsp2 có định hướng không gian về 4 phía của một hình vuông phẳng. Muốn tìm kiếm hình vẽ thì các bạn có thể vào http://google.com và đánh chữ " dsp2 " rồi search. Chúc các bạn tìm thêm những kiến thức bổ ích :nhau (

TNT_TNT
01-30-2008, 12:06 PM
Lai hóa sp2d không tồn tại đâu bạn ạ , chỉ có lai hóa dsp2 thôi.
Một ví dụ về dạng lai hóa này là phân tử phức [Ni(CN)4]2- , nguyên tử trung tâm Niken có dạng lai hóa là dsp2. Sự tổ hợp của 1 AO (3d) + 1 AO (4s) + 2 AO (4p) sẽ tạo thành bốn Orbital lai hóa dsp2 có định hướng không gian về 4 phía của một hình vuông phẳng. Muốn tìm kiếm hình vẽ thì các bạn có thể vào http://google.com và đánh chữ " dsp2 " rồi search. Chúc các bạn tìm thêm những kiến thức bổ ích :nhau (
cai nay thì mình bít rùi, lần sau khi post lênthì Green nhớ cẩn thận một chút nhá, vì chỉ cần thay đổi vị trí là mọi chuyện thay đổi liền

nhv
02-05-2008, 10:37 AM
Em hỏi chút: ở trường cô em dạy là H2S thì S ko lai hóa, để nguyên 2 cái AO p mà lk luôn. Còn 1 số ý kiến thì nói nó vẫn có lai hóa, nhưng do 2 cặp đẩy mạnh nên góc còn có 92. Các anh có thể cho ý kiến về mấy cái này ko ạ

Bo_2Q
02-05-2008, 11:12 AM
Em hỏi chút: ở trường cô em dạy là H2S thì S ko lai hóa, để nguyên 2 cái AO p mà lk luôn. Còn 1 số ý kiến thì nói nó vẫn có lai hóa, nhưng do 2 cặp đẩy mạnh nên góc còn có 92. Các anh có thể cho ý kiến về mấy cái này ko ạ
Nói kiểu nào cũng đc :tuongquan . Miễn sao áp dụng cho hợp lý :sep (

HoahocPro
02-07-2008, 07:46 AM
Mấy thằng em còn chăm quá, đến tết rồi còn chăm chỉ vậy!
Câu này có 1 lý thuyết nhất quán hơn cho rằng có sự lai hóa 1 phần chứ ko hoàn toàn do khả năng lai hóa kém nên nó có góc vậy.

TNT_TNT
02-08-2008, 03:02 AM
theo lý thuyết thì đúng là 2AOp của S sẽ liên kết với 2AOs của 2 hiđro --> góc lk HSH là 90 độ nhưng thực tế là 92 độ--> có thể dùng hay ko dùng lai hóa để giải thích đều được hết, tùy theo yêu cầu của bài toán mà sử sụng như Bo_2Q đã nói

ho� ng tử 777
04-09-2008, 09:53 PM
tại sao khí ozon (03) nặng hơn không khí nhưng tầng ozon lại không ở dưới đất :vanxin( :vanxin( :xuong ( :danhmay ( :dracula (

ho� ng tử 777
04-09-2008, 10:11 PM
:welcome ( KHÔNG nên dùng thuốc thử KI và Tinh bột để nhận biết Cl2 khi sục khí Cl2 qua dung dịch KI sau một thời gian dài thì màu xanh của tinh bột sẽ bị mất
Vì Cl2+I2+H2O->HI+HCl
Ngạc nhiên chưa? :mohoi ( :bole ( :confused:

tieulytamhoan
04-09-2008, 11:40 PM
tại sao khí ozon (03) nặng hơn không khí nhưng tầng ozon lại không ở dưới đất :vanxin( :vanxin( :xuong ( :danhmay ( :dracula (
Ozone chỉ được tạo ra ở điều kiện khác biệt rất lớn so với điều kiện bình thường. Ozone có mặt khắp nơi ấy chứ bạn. Chỉ có điều mật độ tập trung cao nhất của ôzôn trong khí quyển nằm ở tầng bình lưu (khoảng 20 đến 50 km tính từ mặt đất) - khu vực được biết đến như là tầng ôzôn.
Bạn tham khảo thêm các link dưới đây thử xem sao nhé. Chúc vui! Thân!
http://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%94z%C3%B4n
http://en.wikipedia.org/wiki/Ozone

anhtuan62020
04-18-2008, 10:52 PM
u nào biết hằng số cân bằng bằng bao nhiêu thì lá phản ứng 1 chiều ???:nghe (:nghe (:nghe (

tuananhcyberchem
04-18-2008, 11:05 PM
thông thường thì K >10000 thì phản ứng được coi là xảy ra hoàn toàn theo một chiều.

HoahocPro
04-19-2008, 07:48 PM
Có bao giờ phân tử CO phân hủy ko? Em hỏi câu này vì thấy nó rất bền nhiệt, 6000 độ C chưa phân hủy nên muốn biết. Mọi người trả lời giúp với!

bommer_champion
04-22-2008, 04:56 PM
tại sao khí ozon (03) nặng hơn không khí nhưng tầng ozon lại không ở dưới đất :vanxin( :vanxin( :xuong ( :danhmay ( :dracula (

cais này theo mình nghĩ là ở trên cao k2 loãng nên nhẹ hơn so với không khí ở thấp
còn tỉ khối thì chỉ đúng ở cùng ĐK về nhiệt độ và áp suất:tuongquan

bommer_champion
04-22-2008, 05:15 PM
theo mình nghĩ rằng ko phải pứ xảy ra hoàn toàn hay ko phụ thuộc vô K mà là hiệu suất
H>99% là hoàn toàn
tức là cái tỉ lệ chất tham gia chia tổng chất ban đầu mới là wan trọng tỉ lệ này ngoài phụ thuộc K còn phụ thuộc nồng độ chất tham gia pứ
VD 1 pứ K bình thường nhưng tôi cho thật dư một chất thì H đương nhiên tính theo chất pứ hết tức là chất ko cho dư
nhưng vì một chất rất dư nên cân bằng dịch hoàn toàn sang phải:chaomung

chemist2408
04-22-2008, 05:26 PM
Mình nhớ trong vô cơ có nói cái này mà, [sản phẩm] / [tác chất] = 100 thì cb xem là hoàn toàn. Vì vậy đối với mỗi p/ư, gt K để xem p/ư có hoàn toàn hay không thường thay đổi. Mình nhớ có làm 1 BT, K = 10^7 mà vẫn chưa được xem là hoàn toàn nữa.

trannguyen
04-22-2008, 07:25 PM
theo mình nghĩ rằng ko phải pứ xảy ra hoàn toàn hay ko phụ thuộc vô K mà là hiệu suất


phản ứng hoàn toàn hay không hoàn toàn người ta sử dụng K là đúng rồi đó bạn
tuy nhiên con số đưa ra là 10000 thì hoàn toàn không có tính tổng quá
đối với phản ứng gồm 2 cấu tử A và B thì nếu xem hiệu suất là 99% thì 10000 là đúng rồi.
tuy nhiên nếu yêu cầu khắt khe hơn H = 99.9% thì lúc đó K sẽ là 1000000 cơ.
Việc bạn nói sử dụng H cũng không hẳn là sai nhưng đó chỉ là mần mống để đưa ra hướng giả quyết vấn đề thôi chứ không phải là giải pháp đâu.
chúc mọi người vui vẻ:tuongquan

TNT_TNT
04-23-2008, 10:09 PM
thông thường thì K >10000 thì phản ứng được coi là xảy ra hoàn toàn theo một chiều.

con số 10000 đấy bạn lấy ở đâu ra thế

trannguyen
04-24-2008, 07:39 PM
Nguyên văn bởi tuananhcyberchem
thông thường thì K >10000 thì phản ứng được coi là xảy ra hoàn toàn theo một chiều
theo mình là bạn tuấn anh đã xét phản ứng A + B -> C + D
rồi cho điều kiện sản phẩn còn lại 1% để xét cân bằng hoàn toàn rồi.
hì hì :nhamhiem mà nếu phản ứng khác thì khác à!
như vậy thì khôgn có tính tổng quát

Ken
04-28-2008, 09:20 PM
Theo quan điểm của một số người theo hóa học thì phản ứng nào cũng là phản ứng thuận nghịch ^^. Có hằng số cân bằng là thuận nghịch hết, không có cái nào hoàn toàn.
Khái niệm phản ứng hàon toàn hiện nay lại có nhiều định nghĩa, sau đây là hai trong số đó:
1 Phản ứng hoàn toàn là khi ở cân bằng, [sản phẩm] / [chất tham gia] lớn hơn hoặc bằng 100 lần. (từ đó tính K' ở điều kiện ấy, so sánh với K thực tế)
2 (theo MPSI và PTSI, tớ hiểu thế nào trình bày lại thôi nhé ^^!) Cho số electron trao đổi giữa hai bán phản ứng oxi hóa và khử là nhỏ nhất, tính được K' ở điều kiện đó, đem so sánh với K thực tế.
Còn phương pháp lấy một mốc K' nhất định, sau đó lý luận, so sánh K thực tế với K' đó thì không chính xác. Ví dụ: phản ứng MnO4- + 5Fe2+ + 8H+ <=> Mn2+ + 5Fe3+ + 4H2O ở pH = 4, nhiệt độ 25 độ C có K = 10^30.62 mà vẫn là không hoàn toàn!

tieulytamhoan
04-28-2008, 09:31 PM
Theo quan điểm của một số người theo hóa học thì phản ứng nào cũng là phản ứng thuận nghịch ^^. Có hằng số cân bằng là thuận nghịch hết, không có cái nào hoàn toàn.
Khái niệm phản ứng hàon toàn hiện nay lại có nhiều định nghĩa, sau đây là hai trong số đó:
1 Phản ứng hoàn toàn là khi ở cân bằng, [sản phẩm] / [chất tham gia] lớn hơn hoặc bằng 100 lần. (từ đó tính K' ở điều kiện ấy, so sánh với K thực tế)
2 (theo MPSI và PTSI, tớ hiểu thế nào trình bày lại thôi nhé ^^!) Cho số electron trao đổi giữa hai bán phản ứng oxi hóa và khử là nhỏ nhất, tính được K' ở điều kiện đó, đem so sánh với K thực tế.
Còn phương pháp lấy một mốc K' nhất định, sau đó lý luận, so sánh K thực tế với K' đó thì không chính xác. Ví dụ: phản ứng MnO4- + 5Fe2+ + 8H+ <=> Mn2+ + 5Fe3+ + 4H2O ở pH = 4, nhiệt độ 25 độ C có K = 10^30.62 mà vẫn là không hoàn toàn!
Cách 1 tui nghĩ là không vấn đề j nhưng còn cách thứ 2 chỉ thấy Ken nói về pứ oh-kh, còn các pứ khác thì sao? VD như pứ acid-base? Ken nói rõ hơn với.

Ken
04-29-2008, 10:19 PM
A, hình như cách 2 đó chỉ áp dụng cho phản ứng oxi hóa khử thôi, vì nó liên quan đến số electron trao đổi. Còn cách 1 áp dụng được cho tất cả phản ứng.

tieulytamhoan
04-29-2008, 10:40 PM
Cách 1 tui đã dc học qua nhưng cách 2 thì mới nghe, thấy cũng khá hấp dẫn...nhưng...tui ko dám xài đâu ^^
Cách 1 tui hay dùng trong khi làm bài vô cơ (1) ^^
Tui thấy hình như cách 2 ko nên dùng vì vừa phức tạp hơn cách 1 trong khi tính toán vừa rất dễ gây ra fiền nhiễu, nhất là khi chưa vững về pứ oh-kh và chỉ dùng dc duy nhất đối với pứ oh-khử như Ken đã nói ở trên.
1 vài ý kiến chủ quan. Thân!

hồng sơn
05-12-2008, 11:21 AM
Cho các cặp chất sau, cặp nào phản ứng nhanh nhất?
a) Fe + HCl 0.1 M b) Fe + HCl 20% ( d=1.2g/ml )
c) Fe + HCl 0.3 M d) Fe + HCl 0.2 M


:danhmay ( :quyet ( :chaomung :doivien( :ngu (

Zero
05-13-2008, 05:44 PM
Cặp Fe + HCl 20%. Chỗ này phải tính nồng độ của HCl mới đoán được. Áp dụng công thức chuyển đổi giữa CM và C% để tính

hoahoc.org
05-18-2008, 01:57 PM
Cho các cặp chất sau, cặp nào phản ứng nhanh nhất?
a) Fe + HCl 0.1 M b) Fe + HCl 20% ( d=1.2g/ml )
c) Fe + HCl 0.3 M d) Fe + HCl 0.2 M


:danhmay ( :quyet ( :chaomung :doivien( :ngu (

ko biết thành viên này học ở đâu, bài này nó giống 1 bài mà mình đọc dc trong đề thi thử đại học của trường Hồng Quang - Hải Dương

Nói chung là thấy có 2 đáp án
b. Fe + HCl 20% ( d=1.2g/ml )
c) Fe + HCl 0.3 M

Là ko biết cái nào hơn, ta chuyển cái 20% ( d=1.2g/ml ) theo C_M là ok thui mà, công thức thì tự biến đổi => b. Fe + HCl 20% ( d=1.2g/ml ) là đáp án

raptor
05-28-2008, 08:38 AM
Mong mọi người chỉ giáo.
Năng lượng được giải phóng khi các electron của 1mol nguyên tử đi chuyển từ obital 4d xuống obital 3d có thể nâng nhiệt độ của nước lên bao nhiêu?
Biết Cp(H2O)=4,18J/g/K:ngu (

bicycle2007
05-28-2008, 11:27 AM
Bi nghĩ bài này còn phải cho đó là nguyên tử của nguyên tố nào thì mới giải được chứ? :xuong (

giotnuoctrongbienca
05-28-2008, 12:21 PM
Mỗi nguyên tố có chênh lệch giữa hai mức năng lượng 4d-3d khác nhau? vậy raptor cần cho biết cụ thể nguyên tố nào thì mới tính được.
Thân ái

HoahocPro
05-30-2008, 09:14 PM
Động học nào!Động học đây!Bài này rất hay nhưng ko biết nên đưa vào đâu, cho vào đây vậy:
Cho phản ứng : CH4 + Cl2 --as--> CH3Cl + HCl
a/ Viết cơ chế phản ứng. (cái này dễ rùi)
b/ Tìm biểu thức động học của phản ứng để chứng tỏ rằng nồng độ CH4 không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.Cho biết bậc của phản ứng?

TraiTimVietNam
05-31-2008, 06:37 AM
Em chứng minh cho anh xem nào, đây là bài tập của thầy Phách ở ĐHSP đó, ko dễ thế đâu(hình như đề thi vòng 2 QG năm nào đó! :liduc ( )

Bài tập này anh Quân đã từng giải chi tiết một lần rồi, các em có thể tìm lại ở trong box Hoá Lí đấy :welcome (

Zero
06-01-2008, 09:02 AM
LÝ THUYẾT
NGUYÊN LÝ SLATER - Tính hằng số chắn b.
Ta có công thức tính Năng lượng của 1 e bất kì trong Nguyên tử nhiểu e như sau :
E = -13,6 x (Z*)^2/(n*)^2 .
Trong đó :
E là năng lượng của Electron .
n* là số lượng tử hiệu dụng .
Z* là điện tích hiệu dụng .
Về vấn đề hiệu dụng thì khỏi nói nữa nhé :-$, Hoàng Nhâm 1 là Okie !
Ta có bảng số liệu về n* như sau :
Với n = 1 2 3 4 5 6
thì n*= 1 2 3 3,7 4 4,2
Vấn đề chính là đây , đi xác định hằng số chắn b đề tính điện tích Hiệu dụng Z* theo công thức : Z* = Z - b
Ta đi tính hằng số chắn từng phần b' để rồi tính tổng của b' là ra b ! ok ? =P~
Trong việc xác định hằng sô chắn b' người ta chia các orbital thành các nhóm sau đây :
(1s ) (2s2p) (3s3p) (3d ) (4s4p ) ( 4d ) (4f ) ....
Độ chắn được tính như sau :
1/ Những electron thuộc các nhóm Orbital nằm phía ngoài orbital cần xét không có hiệu ứng chắn với Orbital này , b'= 0 .

2/Mỗi e trên các Orbital thuộc cùng nhóm ( Chia trên kia rồi đó ) có b' = 0,35 . Trong trường hợp 1s thì b'= 0,3

3/Nếu orbital cần xét là s hay p thì mỗi e trên lớp Orbital phía trong ( n' = n - 1 ) sẽ có b'= 0,85 . Các orbital sâu bên trong hơn (n' < n-1 ) thì có b' = 1.

4/Nếu orbital đang xét là d hay f thì mỗi e thuộc các orbital của Nhóm phía trong , thậm chí là trên cùng Orbital cùng lớp n đang xét ) thì b' = 1 cả .

Zero
06-01-2008, 09:07 AM
Noí qua về Hoá Lượng tử 1 tí : ;)

Hóa học lượng tử, còn gọi là hóa lượng tử là một ngành khoa học ứng dụng cơ học lượng tử để giải quyết các vấn đề của hóa học. Các ứng dụng có thể là miêu tả tính chất điện của các nguyên tử và phân tử liên quan đến các phản ứng hóa học giữa chúng. Hóa lượng tử nằm ở ranh giới giữa hóa học và vật lý do nhiều nhà khoa học thuộc hai lĩnh vực này phát triển.

Nền tảng của hóa lượng tử là mô hình sóng về nguyên tử, coi nguyên tử được tạo thành từ một hạt nhân mang điện tích dương và các điện tử quay xung quanh. Tuy nhiên, không giống như mô hình nguyên tử của Bohr, các điện tử trong mô hình sóng là các đám mây điện tử chuyển động trên các quỹ đạo và vị trí của chúng được đặc trưng bởi một phân bố xác suất chứ không phải là một điểm rời rạc. Để biết được phân bố xác suất, người ta phải giải phương trình Schrodinger. Điểm mạnh của mô hình này là nó tiên đoán được các dãy nguyên tố có tính chất tương tự nhau về mặt hóa học trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Mặc dù cơ sở toán học của hóa lượng tử là phương trình Schrödinger, nhưng đa số mọi người chấp nhận rằng tính toán chính xác đầu tiên trong hóa lượng tử là do hai nhà khoa học người Đức là Walter Heitler và Fritz London tiến hành đối với phân tử hiđrô (H2) vào năm 1927. Phương pháp của Heitler và London được nhà hóa học người Mỹ là John C. Slater và Linus Pauling phát triển và trở thành phương pháp liên kết hóa trị (còn gọi là phương pháp Heitler-London-Slater-Pauling). Trong phương pháp này, người ta quan tâm đến các tương tác cặp giữa các nguyên tử và do đó, có liên hệ mật thiết với hiểu biết của các nhà hóa học cổ điển về liên kết hóa học giữa các nguyên tử.

Một phương pháp khác được Friedrich Hund và Robert S. Mulliken phát triển, trong đó, các điện tử được miêu tả bằng các hàm sóng bất định xứ trên toàn bộ phân tử. Phương pháp Hund-Mulliken còn được gọi là phương pháp quỹ đạo phân tử khó hình dung đối với các nhà hóa học nhưng lại hiệu quả hơn trong việc tiên đoán các tính chất so với phương pháp liên kết hóa trị. Phương pháp này chỉ được dễ hình dung khi có sự giúp đỡ của máy tính vào những năm gần đây.

Trích tử Bách Khoa Toàn Thư ! :)>-

Zero
06-01-2008, 09:08 AM
CƠ HỌC LƯỢNG TỬ LÀ GÌ ??

Cơ học lượng tử là một trong những lý thuyết cơ bản của vật lý học. Cơ học lượng tử là phần mở rộng và bổ sung của cơ học Newton (còn gọi là cơ học cổ điển). Nó là cơ sở của rất nhiều các chuyên ngành khác của vật lý và hóa học như vật lý chất rắn, hóa lượng tử, vật lý hạt. Khái niệm lượng tử để chỉ một số đại lượng vật lý như năng lượng (xem Hình 1) không liên tục mà rời rạc.

Cơ học lượng tử là một lý thuyết cơ học, nghiên cứu về chuyển động và các đại lượng vật lý liên quan đến chuyển động như năng lượng và xung lượng, của các vật thể nhỏ bé, ở đó lưỡng tính sóng hạt được thể hiện rõ. Lưỡng tính sóng hạt được giả định là tính chất cơ bản của vật chất, chính vì thế cơ học lượng tử được coi là cơ bản hơn cơ học Newton vì nó cho phép mô tả chính xác và đúng đắn rất nhiều các hiện tượng vật lý mà cơ học Newton không thể giải thích được. Các hiện tượng này bao gồm các hiện tượng ở quy mô nguyên tử hay nhỏ hơn (hạ nguyên tử). Cơ học Newton không thể lý giải tại sao các nguyên tử lại có thể bền vững đến thế, hoặc không thể giải thích được một số hiện tượng vĩ mô như siêu dẫn, siêu chảy. Các tiên đoán của cơ học lượng tử chưa bao giờ bị thực nghiệm chứng minh là sai sau một thế kỷ. Cơ học lượng tử là sự kết hợp chặt chẽ của ít nhất ba loại hiện tượng mà cơ học cổ điển không tính đến, đó là: (i) việc lượng tử hóa (rời rạc hóa) một số đại lượng vật lý, (ii) lưỡng tính sóng hạt, và (iii) vướng lượng tử. Trong các trường hợp nhất định, các định luật của cơ học lượng tử chính là các định luật của cơ học cổ điển ở mức độ chính xác cao hơn. Việc cơ học lượng tử rút về cơ học cổ điển được biết với cái tên nguyên lý tương ứng.

Cơ học lượng tử được kết hợp với thuyết tương đối để tạo nên cơ học lượng tử tương đối tính, để đối lập với cơ học lượng tử phi tương đối tính khi không tính đến tính tương đối của các vật thể. Ta dùng khái niệm cơ học lượng tử để chỉ cả hai loại trên. Cơ học lượng tử đồng nghĩa với vật lý lượng tử. Tuy nhiên vẫn có nhiều nhà khoa học coi cơ học lượng tử có ý nghĩa như cơ học lượng tử phi tương đối tính, mà như thế thì nó hẹp hơn vật lý lượng tử.

Một số nhà vật lý tin rằng cơ học lượng tử cho ta một mô tả chính xác thế giới vật lý với hầu hết các điều kiện khác nhau. Dường như là cơ học lượng tử không còn đúng ở lân cận các hố đen hoặc khi xem xét vũ trụ như một toàn thể. Ở phạm vi này thì cơ học lượng tử lại mâu thuẫn với lý thuyết tương đối rộng, một lý thuyết về hấp dẫn. Câu hỏi về sự tương thích giữa cơ học lượng tử và thuyết tương đối rộng vẫn là một lĩnh vực nghiên cứu rất sôi nổi.

Cơ học lượng tử được hình thành vào nửa đầu thế kỷ 20 do Max Planck, Albert Einstein, Niels Bohr, Werner Heisenberg, Erwin Schrödinger, Max Born, John von Neumann, Paul Dirac, Wolfgang Pauli và một số người khác tạo nên. Một số vấn đề cơ bản của lý thuyết này vẫn được nghiên cứu cho đến ngày nay.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/thumb/c/cf/HAtomOrbitals.png/275px-HAtomOrbitals.png
Hình 1: Hàm sóng của một điện tử của nguyên tử hydrogen có các mức năng lượng xác định (tăng dần từ trên xuống: n = 1, 2, 3,...) và mô men xung lượng (tăng dần từ trái sang: s, p, d,...). Vùng sáng màu tương ứng với vùng có mật độ xác suất tìm thấy điện tử cao, vùng sẫm màu tương ứng với vùng có mật độ xác suất thấp. Mô men xung lượng và năng lượng bị lượng tử hóa nên chỉ có các giá trị rời rạc như thấy trong hình.

Zero
06-01-2008, 10:12 AM
Mục lục
1 Mô tả lý thuyết
1.1 Các hiệu ứng của cơ học lượng tử
1.2 Công thức toán học
1.3 Mối liên hệ với các lý thuyết khoa học khác
2 Ứng dụng của cơ học lượng tử
3 Hệ quả triết học của cơ học lượng tử
4 Lịch sử cơ học lượng tử
4.1 Các thí nghiệm quan trọng
5 Xem thêm
6 Tham khảo
7 Liên kết ngoài

MÔ TẢ LÝ THUYẾT

Có nhiều phương pháp toán học mô tả cơ học lượng tử, chúng tương đương với nhau. Một trong những phương pháp được dùng nhiều nhất đó là lý thuyết biến đổi, do Paul Dirac phát minh ra nhằm thống nhất và khái quát hóa hai phương pháp toán học trước đó là cơ học ma trận (của Werner Heisenberg) và cơ học sóng (của Erwin Schrödinger).

Theo các phương pháp toán học mô tả cơ học lượng tử này thì trạng thái lượng tử của một hệ lượng tử sẽ cho thông tin về xác suất của các tính chất, hay còn gọi là các đại lượng quan sát (đôi khi gọi tắt là quan sát), có thể đo được. Các quan sát có thể là năng lượng, vị trí, động lượng (xung lượng), và mô men động lượng. Các quan sát có thể là liên tục (ví dụ vị trí của các hạt) hoặc rời rạc (ví dụ năng lượng của điện tử trong nguyên tử hydrogen).

Nói chung, cơ học lượng tử không cho ra các quan sát có giá trị xác định. Thay vào đó, nó tiên đoán một phân bố xác suất, tức là, xác suất để thu được một kết quả khả dĩ từ một phép đo nhất định. Các xác suất này phụ thuộc vào trạng thái lượng tử ngay tại lúc tiến hành phép đo. Tuy nhiên vẫn có một số các trạng thái nhất định liên quan đến một giá trị xác định của một quan sát cụ thể. Các giá trị đó được biết với cái tên là hàm riêng, hay còn gọi là trạng thái riêng của quan sát đó.

Ví dụ, chúng ta hãy xét một hạt tự do, trạng thái lượng tử của nó có thể biểu diễn bằng một sóng có hình dạng bất kỳ và có thể lan truyền theo toàn bộ không gian, được gọi là hàm sóng. Vị trí và xung lượng của hạt là hai đại lượng quan sát. Trạng thái riêng của vị trí là một hàm sóng có giá trị rất lớn tại vị trí x và bằng không tại tất cả các vị trí khác x. Chúng ta tiến hành đo vị trí của một hàm sóng như vậy, chúng ta sẽ thu được kết quả tìm thấy hạt tại x với xác suất 100%. Mặt khác, trạng thái riêng của xung lượng lại có dạng một sóng phẳng. Bước sóng của nó là h/p, trong đó h là hằng số Planck và p là xung lượng ở trạng thái riêng đó.

Thông thường, một hệ sẽ không ở trong trạng thái riêng của bất kỳ quan sát nào mà chúng ta đang quan tâm. Tuy nhiên, nếu chúng ta đo một quan sát, hàm sóng sẽ ngay lập tức trở thành một trạng thái riêng của quan sát đó. Việc này được gọi là sự suy sập hàm sóng. Nếu ta biết hàm sóng tại một thời điểm trước khi đo đạc thì chúng ta có thể tính được xác suất suy sập vào mỗi trạng thái riêng khả dĩ. Ví dụ, hạt tự do được đề cập ở trên thường có một hàm sóng ở dạng một bó sóng có tâm là một vị trí ở x0 nào đó, chứ không phải là trạng thái riêng của vị trí hay xung lượng. Khi ta đo vị trí của hạt, chúng ta không thể tiên đoán độ xác định của kết quả mà chúng ta sẽ thu được. Kết quả thu được có thể, chứ không chắc chắn, nằm gần x0 mà ở đó, biên độ hàm sóng là lớn. Sau khi thực hiện phép đo xong, kết quả thu được là x, hàm sóng suy sập vào trạng thái riêng của vị trí nằm tại x.

Các hàm sóng có thể thay đổi theo thời gian. Phương trình mô tả sự thay đổi của hàm sóng theo thời gian là phương trình Schrödinger, đóng vai trò giống như định luật thứ hai của Newton trong cơ học cổ điển. Phương trình Schrödinger áp dụng cho hạt tự do của chúng ta sẽ tiên đoán tâm của bó sóng chuyển động trong không gian với vận tốc không đổi, giống như một hạt cổ điển chuyển động khi không có lực nào tác dụng lên nó. Tuy nhiên, bó sóng sẽ trải rộng ra theo thời gian, điều này có nghĩa là vị trí của hạt sẽ trở nên bất định và ảnh hưởng đến trạng thái riêng của vị trí làm cho nó biến thành các bó sóng rộng hơn không phải là các trạng thái riêng của vị trí nữa.

Một số hàm sóng tạo ra các phân bố xác suất không đổi theo thời gian. Rất nhiều hệ mà khi xem xét bằng cơ học cổ điển thì được coi là "động" nhưng lại được mô tả bằng hàm sóng "tĩnh". Ví dụ một điện tử trong một nguyên tử không bị kích thích được coi một cách cổ điển là chuyển động trên một quỹ đạo hình tròn xung quanh hạt nhân nguyên tử, trong khi đó thì cơ học lượng tử lại mô tả điện tử này bằng một đám mây xác suất đối xứng cầu tĩnh xung quanh hạt nhân (Hình 1).

Sự thay đổi của hàm sóng theo thời gian có tính nhân quả, theo nghĩa, với một hàm sóng tại một thời điểm ban đầu có thể cho một tiên đoán xác định hàm sóng sẽ như thế nào tại bất kỳ thời điểm tiếp theo. Trong phép đo lượng tử, sự thay đổi của một hàm sóng thành một hàm sóng khác không xác định và không thể đoán trước được, điều đó có nghĩa sự thay đổi đó là ngẫu nhiên.

Bản chất xác suất của cơ học lượng tử nảy sinh từ việc thực hiện phép đo: vật thể tương tác với máy đo, và hàm sóng tương ứng sẽ bị vướng. Kết quả là vật thể cần đo không còn tồn tại như một thực thể độc lập nữa. Điều này sẽ làm cho kết quả thu được trong tương lai có một độ bất định nào đó. Đến đây, người ta có thể nghĩ rằng nếu chuẩn bị các máy đo thì những bất định đó có thể chỉ là những dữ liệu chưa biết. Nhưng vấn đề là ta không thể biết được các dữ liệu đó vì máy đo không thể vừa dùng để đo tính chất vật thể, vừa tự biết ảnh hưởng của nó đến vật thể đó cùng một lúc.

Do đó, có vấn đề về nguyên tắc, chứ không phải về thực tiễn, có một độ bất định có mặt trong các tiên đoán xác suất. Đây là một trong những ý tưởng khó hiểu nhất về bản chất của một hệ lượng tử. Đó từng là trung tâm của của tranh luận Bohr-Einstein, trong đó, họ nghĩ tìm cách làm sáng tỏ các nguyên lý cơ bản này bằng các thí nghiệm tư duy.

Có một vài cách giải thích cơ học lượng tử phủ nhận sự "suy sập hàm sóng" bằng cách thay đổi khái niệm về những thành phần thiết lập nên các "phép đo" trong cơ học lượng tử

Zero
06-01-2008, 10:13 AM
CÁC HIỆU ỨNG CUẢ CƠ HỌC LƯỢNG TỬ

Như đã nhắc ở trên, có một vài lớp hiện tượng xuất hiện trong cơ học lượng tử mà không có sự tương tự với cơ học cổ điển. Chúng được gọi là "hiệu ứng lượng tử".

Loại thứ nhất của hiệu ứng lượng tử đó là lượng tử hóa các đại lượng vật lý nhất định. Trong ví dụ về hạt mà ta đã xem xét, cả vị trí và xung lượng đều là các quan sát liên tục. Tuy nhiên nếu ta giới hạn hạt đó trong một vùng không gian để hình thành bài toán hạt trong hố thế thì các quan sát đó sẽ trở nên rời rạc. Những quan sát như vậy được gọi là bị lượng tử hóa và nó có vai trò quan trọng trong các hệ vật lý. Ví dụ về các quan sát bị lượng tử hóa bao gồm mô men xung lượng, năng lượng toàn phần của hệ liên kết, và năng lượng mà một sóng điện từ với một tần số đã cho.

Một hiệu ứng nữa là nguyên lý bất định đó là hiện tượng mà các phép đo liên tiếp của hai hay nhiều hơn hai quan sát có thể có các giới hạn cơ bản về độ chính xác. Trong ví dụ về hạt tự do, chúng ta không thể tìm thấy hàm sóng là trạng thái riêng của cả vị trí và xung lượng. Hiệu ứng này có nghĩa là không thể đo đồng thời vị trí và xung lượng với độ chính xác bất kỳ, ngay cả về mặt nguyên tắc: vì khi độ chính xác về vị trí tăng lên thì độ chính xác về xung lượng giảm đi và ngược lại. Các quan sát chịu tác động của nguyên lý này (gồm có xung lượng và vị trí, năng lượng và thời gian) là các biến giao hoán trong vật lý cổ điển.

Hiệu ứng tiếp theo là lưỡng tính sóng hạt. Dưới một số điều kiện thực nghiệm nhất định, các vật thể vi mô như là các nguyên tử hoặc các điện tử có thể hành xử như các "hạt" trong thí nghiệm tán xạ hoặc có thể hành xử như các "sóng" trong thí nghiệm giao thoa. Nhưng chúng ta chỉ có thể quan sát một trong hai tính chất trên vào một thời điểm mà thôi.

Hiệu ứng nữa là vướng lượng tử. Trong một số trường hợp, hàm sóng của một hệ được tạo thành từ nhiều hạt mà không thể phân tách thành các hàm sóng độc lập cho mỗi hạt. Trong trường hợp đó, người ta nói các hạt bị "vướng" với nhau. Nếu cơ học lượng tử đúng thì các hạt có thể thể hiện các tính chất khác thường và đặc biệt. Ví dụ, khi tiến hành một phép đo trên một hạt thì nhờ suy sập của hàm sóng toàn phần mà có thể tạo ra các hiệu ứng tức thời với các hạt khác thậm chí ngay cả khi chúng ở xa nhau.

Hiệu ứng đó có vẻ như mâu thuẫn với lý thuyết tương đối hẹp vì theo thuyết tương đối hẹp, không có gì có thể di chuyển nhanh hơn ánh sáng. Nhưng ở đây không có sự truyền thông tin nên không yêu cầu phải di chuyển một thực thể vật lý tức thời giữa hai hạt. Hiệu ứng ở đây có nghĩa là, sau khi nghiên cứu các thực thể bị vướng với nhau, hai người nghiên cứu có thể so sánh dữ liệu của họ và thu được các mối tương quan mà các hạt có.

Zero
06-01-2008, 10:13 AM
CÔNG THỨC TOÁN HỌC

Trong các công thức toán học rất chặt chẽ của cơ học lượng do Paul Dirac và John von Neumann phát triển, các trạng thái khả dĩ của một hệ cơ học lượng tử được biểu diễn bằng các véc tơ đơn vị (còn gọi là các véc tơ trạng thái) được thể hiện bằng các số phức trong không gian Hilbert (còn gọi là không gian trạng thái). Bản chất của không gian Hilbert này lại phụ thuộc vào hệ lượng tử. Ví dụ, không gian trạng thái của vị trí và xung lượng là không gian của các hàm bình phương khả tích, trong khi đó không gian trạng thái của các spin và điện tử cô lập chỉ là tích của hai mặt phẳng phức. Mỗi quan sát được biểu diễn bằng một toán tử tuyến tính Hermit xác định (hay một toán tử tự hợp) tác động lên không gian trạng thái. Mỗi trạng thái riêng của một quan sát tương ứng với một véc tơ riêng (còn gọi là hàm riêng) của toán tử, và một giá trị riêng (còn gọi là trị riêng) tương ứng với giá trị của quan sát trong trạng thái riêng đó. Nếu phổ của toán tử là rời rạc thì quan sát chỉ có thể có được các giá trị riêng rời rạc.

Sự thay đổi theo thời gian của hệ lượng tử được mô tử bằng phương trình Schrodinger, trong phương trình này, toán tử Hamilton tương ứng với năng lượng toàn phần của hệ gây nên sự biến đổi theo thời gian.

Tích vô hướng giữa hai véc tơ trạng thái là một số phức được gọi là biên độ xác suất. Trong một phép đo, xác suất mà một hệ suy sập từ một trạng thái ban đầu đã cho vào một trạng thái riêng đặc biệt nào đó bằng bình phương của giá trị tuyệt đối của biên độ xác suất giữa trạng thái đầu và cuối. Kết quả khả dĩ của phép đo là giá trị riêng của toán tử đều là các số thực (chính vì trị riêng phải là thực mà người ta phải chọn toán tử Hermit). Chúng ta có thể tìm thấy phân bố xác suất của một quan sát trong một trạng thái đã cho bằng việc xác định sự tách phổ của toán tử tương ứng. Nguyên lý bất định Heisenberg được biểu diễn bằng các toán tử tương ứng với các quan sát nhất định không giao hoán với nhau.

Phương trình Schrodinger tác động lên toàn bộ biên độ xác suất chứ không chỉ ảnh hưởng đến giá trị tuyệt đối của nó. Nếu giá trị tuyệt đối của biên độ xác suất mang các thông tin về xác suất, thì pha của nó mang các thông tin về giao thoa giữa các trạng thái lượng tử. Điều này làm tăng tính chất sóng của trạng thái lượng tử.

Thực ra, nghiệm giải tích của phương trình Schrödinger chỉ có thể thu được từ một số rất ít các Hamilton như trường hợp của các dao động tử điều hòa lượng tử và nguyên tử hydrogen là các đại diện quan trọng nhất. Thậm chí, ngay cả nguyên tử helium chỉ gồm hai điện tử mà cũng không thể giải bằng giải tích được. Chính vì thế mà người ta dùng một vài phép gần đúng để giải các bài toán phức tạp hơn một điện tử. Ví dụ như lý thuyết nhiễu loạn dùng nghiệm của các bài toán đối của các hệ lượng tử đơn giản sau đó thêm vào nghiệm đó một số hạng bổ chính do sự có mặt của một toán tử phụ, được coi như nhiễu loạn gây ra. Một phương pháp khác được gọi là phương trình chuyển động bán cổ điển được áp dụng cho các hệ vật lý mà cơ học cổ điển chỉ tạo ra một sai khác rất nhỏ so với cơ học cổ điển. Phương pháp này rất quan trọng trong hỗn loạn lượng tử.

Một phương pháp toán học thay thế cơ học lượng tử là công thức tích phân lộ trình Feynman, trong đó, biên độ cơ học lượng tử được coi là tổng theo tất cả các lịch sử giữa trạng thái đầu và cuối; nó tương được với nguyên lý tác dụng tối thiểu trong cơ học cổ điển

Zero
06-01-2008, 10:13 AM
MỐI LIÊN HỆ VỚI CÁC LÝ THUYẾT TOÁN HỌC KHÁC

Các nguyên tắc cơ bản của cơ học lượng tử rất khái quát. Chúng phát biểu rằng không gian trạng thái của hệ là không gian Hilbert và các quan sát là các toán tử Hermit tác dụng lên không gian đó. Nhưng chúng không nói với chúng ta là không gian Hilbert nào và toán tử nào. Chúng ta cần phải chọn các thống số đó cho phù hợp để mô tả định lượng hệ lượng tử. Một hướng dẫn quan trọng cho việc lựa chọn này đó là nguyên lý tương ứng, nguyên lý này phát biểu rằng các tiên đoán của cơ học lượng tử sẽ rút về các tiên đoán của cơ học cổ điển khi hệ trở lên lớn. "giới hạn hệ lớn" này được coi là "cổ điển" hay "giới hạn tương ứng". Do đó, ta có thể bắt đầu bằng một mô hình cổ điển với một hệ nào đó và cố gắng tiến đoán một mô hình lượng tử mà trong giới hạn tương ứng, mô hình lượng tử đó sẽ rút về mô hình cổ điển.

Ban đầu, khi thiết lập cơ học cổ điển, nó được áp dụng cho các mô hình mà giới hạn tương ứng là cơ học cổ điển phi tương đối tính. Ví dụ mô hình dao động tử điều hòa lượng tử sử dụng biểu thức phi tương đối tính tường minh cho động năng của dao động tử, và nó là phiên bản lượng tử của dao động tử điều hòa cổ điển.

Các cố gắng ban đầu để kết hợp cơ học lượng tử với lý thuyết tương đối hẹp là thay thế phương trình Schrödinger bằng một phương trình hiệp biến như là phương trình Klein-Gordon hoặc là phương trình Dirac. Khi các lý thuyết này thành công trong việc giải thích các kết quả thực nghiệm thì chúng lại có vẻ như bỏ qua quá trình sinh và hủy tương đối tính của các hạt. Lý thuyết lượng tử tương đối tính đầy đủ phải cần đến lý thuyết trường lượng tử. Lý thuyết này áp dụng lượng tử hóa cho trường chứ không chỉ cho một tập hợp cố định gồm các hạt (được gọi là lượng tử hóa lần thứ hai để so sánh với lượng tử hóa lần thứ nhất là lượng tử hóa dành cho các hạt). Lý thuyết trường lượng tử hoàn thành đầu tiên là điện động lực học lượng tử, nó mô tả đầy đủ tương tác điện từ.

Ít khi người ta phải dùng toàn bộ lý thuyết trường lượng tử để mô tả các hệ điện từ. Một phương pháp đơn giản hơn được người ta áp dụng từ khi khởi đầu của cơ học lượng tử, đó là coi các hạt tích điện như là các thực thể cơ học lượng tử chỉ bị tác dụng bởi trường điện từ cổ điển. Ví dụ, mô hình lượng tử cơ bản về nguyên tử hydrogen mô tả điện trường của nguyên tử hydrogen sử dụng thế năng Coulomb 1/r cổ điển. Phương pháp "bán cổ điển" này bị vô hiệu hóa khi thăng giáng lượng tử trong trường điện tử đóng vai trò quan trọng như là sự phát xạ quang tử từ các hạt tích điện.

Lý thuyết trường lượng tử cho lực tương tác mạnh và lực tương tác yếu đã được phát triển và gọi là sắc động lực học lượng tử. Lý thuyết mô tả tương tác của các hạt hạ hạt nhân như là các quark và gluon. Lực tương tác yếu và lực điện từ đã được thống nhất và lý thuyết lượng tử mô tả hai lực đó được gọi là lý thuyết điện-yếu.

Rất khó có thể xây dựng các mô hình lượng tử về hấp dẫn, lực cơ bản còn lại duy nhất mà chưa được thống nhất với các lực còn lại. Các phép gần đúng bán cổ điển có thể được sử dụng và dẫn đến tiên đoán về bức xạ Hawking. Tuy nhiên, công thức của một lý thuyết hấp dẫn lượng tử hoàn thiện lại bị cản trở bởi sự không tương thích giữa lý thuyết tương đối rộng (lý thuyết về hấp dẫn chính xác nhất hiện nay) với một số giả thuyết cơ bản của lý thuyết lượng tử. Việc giải quyết sự không tương thích này là một nhánh của vật lý mà đang được nghiên cứu rất sôi nổi hiện nay. Một số lý thuyết như lý thuyết dây là một trong những ứng cử viên khả dĩ cho lý thuyết hấp dẫn lượng tử của tương lai.

ỨNG DỤNG CUẢ CƠ HỌC LƯỢNG TỬ

Cơ học lượng tử đã đạt được các thành công vang dội trong việc giải thích rất nhiều các đặc điểm của thế giới chúng ta. Tất cả các tính chất riêng biệt của các hạt vi mô tạo nên tất cả các dạng vật chất đó là điện tử, proton, neutron,... chỉ có thể được mô tả bằng cơ học lượng tử.

Cơ học lượng tử còn quan trọng trong việc tìm hiểu các nguyên tử riêng biệt kết hợp với nhau để tạo nên các chất như thế nào. Việc áp dụng cơ học lượng tử vào hóa học được gọi là hóa học lượng tử. Cơ học lượng tử có thể cho phép nhìn sâu vào các quá trình liên kết hóa học bằng việc cho biết các phân tử ở các trạng thái có lợi về năng lượng như thế nào so với các trạng thái thái và làm sao mà chúng khác nhau. Phần lớn các tính toán được thực hiện trong hóa học tính toán dựa trên cơ học lượng tử.

Rất nhiều các công nghệ hiện đại sử dụng các thiết bị có kích thước mà ở đó hiệu ứng lượng tử rất quan trọng. Ví dụ như là laser, transistor, hiển vi điện tử, và chụp cộng hưởng từ hạt nhân. Nghiên cứu về chất bán dẫn dẫn đến việc phát minh ra các đi-ốt và transistor, đó là những linh kiện điện tử không thể thiếu trong xạ hội hiện đại.

Các nhà nghiên cứu hiện đang tìm kiếm các phương pháp để can thiệp vào các trạng thái lượng tử. Một trong những cố gắng đó là mật mã lượng tử cho phép truyền thông tin một cách an toàn. Mục đích xa hơn là phát triển các máy tính lượng tử, có thể thực hiện các tính toán nhanh hơn các máy tính hiện này rất nhiều lần. Một lĩnh vực khác đó là di chuyển lượng tử có thể cho phép truyền các trạng thái lượng tử đến những khoảng cách bất kỳ.

Zero
06-01-2008, 10:14 AM
CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

Mô hình sơ khai
Mô hình nguyên tử là một nội dung của lý thuyết nguyên tử, nó phát biểu rằng nguyên tử được tạo thành từ các phần tử nhỏ hơn được gọi là các hạt hạ nguyên tử. Khái niệm nguyên tử được Democritus đưa ra từ khoảng 450 TCN. Tuy nhiên, các nhà khoa học cổ Hy Lạp không dựa trên các phương pháp thực nghiệm để xây dựng các lý thuyết mà dựa trên siêu hình học. Chính vì thế mà từ khi Democritus đưa ra khái niệm đó cho đến tận thế kỷ thứ 18 thì người ta mới có những bước tiến bộ đáng kể trong việc phát triển lý thuyết về nguyên tử. Trong hoá học, dựa trên định luật về bảo toàn khối lượng và định luật tỷ lệ các chất trong các phản ứng hoá học, vào năm 1808, John Dalton (1766-1844) đã đưa ra lý thuyết nguyên tử của mình để giải thích các định luật trên. Lý thuyết của ông dựa trên năm giả thuyết. Giả thuyết thứ nhất phát biểu rằng tất cả vật chất đều được tạo thành từ các nguyên tử. Giả thuyết thứ hai là các nguyên tử của cùng một nguyên tố sẽ có cùng một cấu trúc và tính chất. Giả thuyết thứ ba là các nguyên tử không thể bị phân chia, không thể được sinh ra hoặc mất đi. Giả thuyết thứ tư là các nguyên tử của các nguyên tố khác nhau kết hợp với nhau để tạo ra các hợp chất. Giả thuyết thứ năm là trong các phản ứng hoá học, các nguyên tử có thể kết hợp, phân tách hoặc tái sắp xếp lại. Lý thuyết của Dalton không chỉ giải thích các định luật trên mà còn là cơ sở để xây dựng các lý thuyết khác về nguyên tử sau này.

Cả Democritus và John Dalton đều cho rằng nguyên tử không có cấu trúc, tức là nguyên tử không được tạo thành từ các phần tử nhỏ hơn, chính vì thế người ta thường gọi các mô hình đó là mô hình sơ khai về nguyên tử. Cùng với sự phát triển của khoa học, các giả thuyết của John Dalton được xem xét lại và người ta thấy rằng không phải nguyên tử là hạt không có cấu trúc mà ngay cả nguyên tử của cùng một nguyên tố cũng có thể có tính chất khác nhau. Vào đầu thế kỷ thứ 20, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, nguyên tử được tạo thành từ ba loại hạt hạ nguyên tử, được gọi là proton, neutron và điện tử (electron). Proton và neutron nằm ở trung tâm nguyên tử và tạo nên hạt nhân của nguyên tử và điện tử chiếm khoảng không gian xung quanh hạt nhân đó. Số hạt hạ nguyên tử và sự sắp xếp của các hạt đó trong nguyên tử sẽ xác định tính chất hoá học của nguyên tố. Nguyên tử của cùng loại nguyên tố có thể có số neutron khác nhau (được gọi là các đồng vị) và số điện tử khác nhau (được gọi là ion). Số proton là yếu tố quyết định tính chất hoá học của nguyên tố.

Việc tìm ra điện tử

Điện tử là hạt hạ nguyên tử đầu tiên được tìm ra dựa vào tính chất điện của vật chất. Vào cuối thập kỷ đầu tiên của thế kỷ thứ 19, người ta đã nghiên cứu ống chùm ca-tốt (cathode ray tube). Ống chùm ca-tốt là một ống thuỷ tinh, bên trong có chứa khí có áp suất thấp, một đầu của ống là cực dương, và đầu kia là cực âm. Hai cực đó được nối với một nguồn có điện thế khác nhau, nguồn này tạo ra một dòng hạt có thể đi qua khí bên trong ống. Người ta giả thiết rằng có một chùm hạt phát ra từ cực dương đi về phía cực âm và làm cho ống phát sáng. Chùm đó được gọi là chùm ca-tốt. Khi đặt một vật chướng ngại nhẹ trong ống thì vật đó bị di chuyển từ cực dương về cực âm, người ta kết luận hạt đó có khối lượng. Khi đặt một từ trường vào thì dòng hạt bị dịch chuyển, người ta kết luận hạt đó có điện tích.

Năm 1897, nhà vật lý người Anh Joseph John Thomson (1856-1940) đã kiểm chứng hiện tượng này bằng rất nhiều thí nghiệm khác nhau, ông đã đo được tỷ số giữa khối lượng của hạt và điện tích của nó bằng độ lệch hướng của chùm tia trong các từ trường và điện trường khác nhau. Thomson dùng rất nhiều các kim loại khác nhau làm cực dương và cực âm đồng thời thay đổi nhiều loại khí trong ống. Ông thấy rằng độ lệch của chùm tia có thể tiên đoán bằng công thức toán học. Thomson tìm thấy tỷ số điện tích/khối lượng là một hằng số không phụ thuộc vào việc ông dùng vật liệu gì. Ông kết luận rằng tất cả các chùm ca-tốt đều được tạo thành từ một loại hạt mà sau này nhà vật lý người Ái Nhĩ Lan George Johnstone Stoney đặt tên là "electron", vào năm 1891.

Năm 1909, nhà vật lý người Mỹ Robert Millikan (1868-1953) tìm ra điện tích của một điện tử bằng cách dùng thí nghiệm "giọt dầu" . Ông dùng tia X để làm cho các giọt dầu có điện tích âm, sau đó ông phun các giọt dầu này vào một dụng cụ sao cho các giọt dầu đó rơi vào khoảng không giữa hai tấm tích điện. Ông thay đổi điện tích của các tấm tích điện và xác định việc ảnh hưởng của sự thay đổi này đến quá trình rơi của các giọt dầu. Nhờ đó ông thấy điện tích của mỗi giọt dầu là một số nguyên lần điện tích của một đại lượng nào đó mà ông cho rằng đó là điện tích của một điện tử. Nhờ vào tỷ số điện tích/khối lượng của Thomson mà ông xác định được khối lượng của điện tử. Ông lý luận rằng chùm ca-tốt bị lệch đi đối với bất kỳ chất khí nào được dùng trong thí nghiệm nên ông cho rằng điện tử có mặt trong tất cả mọi nguyên tố. Do nguyên tử là trung hòa về điện, mà điện tử lại có điện tích âm nên cần phải có một điện tích dương tồn tại trong nguyên tử. Hơn nữa, vì khối lượng của điện tử rất nhỏ so với khối lượng của nguyên tử nên cần phải có một thực thể nào đó chịu trách nhiệm cho khối lượng lớn của nguyên tử. Đây là lần đầu tiên các kết quả thực nghiệm cho thấy nguyên tử có thể bị phân chia và đó là cơ sở cho mô hình nguyên tử.

Các mô hình nguyên tử
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/thumb/8/84/Nguyen_tu.jpg/250px-Nguyen_tu.jpg

Dựa trên một số giả thuyết do Lord Kelvin (1824-1907) đưa ra và các kết quả của Millikan, năm 1902, Thomson đưa ra mô hình nguyên tử đầu tiên. Mô hình này cho rằng các điện tử mang điện tích âm được trộn lẫn trong vật chất mang điện tích dương, giống như các quả mận nhỏ được trộn lẫn trong bánh, mô hình này còn được gọi là mô hình bánh mận (tiếng Anh: plum pudding). Nếu một điện tử bị xê dịch thì nó sẽ bị kéo về vị trí ban đầu. Điều này làm cho nguyên tử trung hòa về điện và ở trạng thái ổn định. Cùng khoảng thời gian đó, một nhà vật lý người Nhật bản là Hantaro Nagoaka đưa ra mô hình Sao Thổ của ông vào năm 1904. Mô hình này cho rằng vật chất mang điện tích dương của nguyên tử giống như sao Thổ, còn các điện tử mang điện tích âm thì chuyển động giống như các vòng đai của sao Thổ. Mô hình này sẽ không bền vì điện tử sẽ mất năng lượng và rơi vào tâm của nguyên tử.

Mô hình của Thomson được thừa nhận hơn mô hình của Nagoaka nhưng nó cũng chỉ đứng vững được vài năm cho đến khi nhà vật lý người New Zealand là Ernest Rutherford (1871-1937) đưa ra mô hình nguyên tử của ông. Cùng với đồng nghiệp là Hans Geiger và Ernest Mardsen, Rutherford đã dùng một chùm hạt alpha bắn phá một lá vàng mỏng trong thí nghiệm mang tên ông. Hạt alpha là một hạt mang điện dương (+2), có khối lượng khoảng bốn lần khối lượng nguyên tử hydrogen. Họ trông đợi phần lớn hạt alpha sẽ xuyên qua lá vàng mà không bị lệch hướng nhiều vì khối lượng và điện tích theo mô hình của Thomson phân bố đồng nhất trong nguyên tử. Nhưng kết quả không như trông đợi. Không những có nhiều hạt bị lệch một góc rất lớn so với hướng ban đầu mà còn có nhiều hạt bị bật ngược trở lại. Rutherford cho rằng các hạt điện tích dương alpha đã va chạm với một hạt điện tích dương khác chiếm một thể tích rất nhỏ. Ông gọi đó là hạt nhân. Hạt nhân có các điện tử quay xung quanh giống như các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời, tuy thể tích hạt nhân rất nhỏ so với nguyên tử nhưng phần lớn khối lượng nguyên tử lại tập trung ở đó. Mô hình này còn có cái tên là mẫu hành tinh nguyên tử.

Mô hình này không được thừa nhận rộng rãi vì các nhà vật lý không hiểu tại sao một phần nhỏ của nguyên tử lại có thể mang hầu hết khối lượng của nó. Hơn nữa, mô hình này mâu thuẫn với bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Dmitri Ivanovich Mendeleev. Theo Mendeleev thì khối lượng nguyên tử của các nguyên tố quyết định tính chất của nguyên tố đó mà không phụ thuộc vào điện tích của hạt nhân. Mô hình này cũng không giải thích được tại sao điện tử không bị rơi vào hạt nhân.

Việc tìm ra proton - notron

Năm 1913, nhà vật lý người Anh Henry Gwyn Jeffreys Moseley (1887-1915) thấy rằng mỗi nguyên tố có một điện tích dương duy nhất tại hạt nhân của nguyên tử. Do đó hạt nhân phải chứa một loại hạt mang điện tích dương được gọi là proton. Số proton trong hạt nhân được gọi là nguyên tử số (tiếng Anh: atomic number). Moseley cho rằng bảng tuần hoàn nên được sắp xếp theo sự tăng dần của nguyên tử số thay cho việc sắp xếp theo sự tăng dần của nguyên tử lượng. Điều này làm cho bảng tuần hoàn thêm hoàn thiện và tiên đoán chính xác các nguyên tố sẽ được tìm ra.

Người ta thấy rằng nguyên tử lượng của hyđrô lớn hơn tổng khối lượng của một proton và một điện tử chính vì vậy phải tồn tại một loại hạt khác trong hạt nhân đóng góp vào khối lượng của nguyên tử. Vì nguyên tử trung hòa về điện nên hạt này phải không mang điện tích. Nhà vật lý người Pháp Irene Joliot-Curie (1897-1956) đã tiến hành một thí nghiệm, bà bắn phá một mẫu berili bằng chùm hạt alpha và làm phát ra một chùm hạt mới có khả năng thấm sâu vào vật chất nhiều hơn hạt alpha. Năm 1932, nhà vật lý người Anh James Chadwick (1891-1974) phát hiện ra rằng chùm hạt đó được tạo thành từ các hạt có cùng khối lượng với proton. Do điện từ trường không làm lệch hướng chuyển động của hạt này nên nó là một hạt trung hòa về điện và ông gọi nó là neutron. Và mô hình nguyên tử của Rutherford lúc đó là: proton và neutron tạo nên hạt nhân nguyên tử, điện tử chuyển động xung quanh và chiếm phần lớn thể tích của nguyên tử đó. Khối lượng của điện tử rất nhỏ so với khối lượng của hạt nhân nguyên tử. Đến lúc đó người ta vẫn không hiểu tại sao điện tử lại có thể ổn định trong nguyên tử mà không bị rơi vào hạt nhân.

Vì sao điện tử không rơi vào trong hạt nhân

Đây chính là câu hỏi mà Niels Bohr đã không trả lời được vào năm 1912. Ngay cả sau khi khám phá ra tính chất sóng tự nhiên của điện tử và sự tương đồng với các sóng đứng trong các hệ cơ học, câu hỏi trên vẫn chưa có lời giải thích; điện tử vẫn là một hạt có điện tích âm và bị hút vào trong hạt nhân.

Câu trả lời hoàn thiện đến từ nguyên lý bất định của Werner Heisenberg, nó phát biểu rằng một hạt lượng tử như electron không thể nào xác định được vị trí và động lượng cùng một lúc. Để hiểu được sự hoạt động của nguyên lý này, ta giả sử đặt một điện tử vào trong một cái hộp nhỏ. Các bức thành hộp có độ lệch là δx, hộp này càng nhỏ, ta càng biết rõ vị trí của điện tử trong hộp hơn. Nhưng khi cái hộp nhỏ lại, sự bất định của động năng của electron tăng lên. Và kết quả của sự bất định này, vì điện tử sẽ có động năng lớn, nó có thể xuyên thủng thành hộp và thoát ra ngoài hộp.

Vùng gần hạt nhân có thể được xem như một cái hộp phễu cực nhỏ, các bức thành của nó tương ứng với lực hút tĩnh điện, cái phải lớn hơn, nếu một electron bị chế ngự bên trong vùng này muốn thoát ra ngoài. Khi một điện tử bị kéo lại gần hạt nhân bởi lực hút tĩnh điện, vùng thể tích của nó bị giảm đi một cách nhanh chóng. Do vị trí của nó càng dễ xác định hơn, động năng của nó lúc này lại trở nên bất định, động năng của điện tử tăng lên một cách nhanh chóng, hơn là thế năng của nó để rơi vào hạt nhân, vì vậy nó bị bật lại tới quỹ đạo thấp nhất, tương ứng với n = 1.

Bản chất lưỡng tính

Năm 1900, nhà vật lý người Đức Max Planck (1858-1947) nghiên cứu sự phát xạ ánh sáng của một vật nóng. Ông giả thiết rằng sự phát xạ sóng điện từ theo từng lượng gián đoạn gọi là lượng tử năng lượng (tiếng Anh: quantum of energy), hay gọi tắt là lượng tử. Một lượng tử năng lượng của sóng điện từ tỷ lệ với tần số của nó với hệ số tỷ lệ được gọi là hằng số Plank. Năm 1905, khi giải thích cho hiệu ứng quang điện, Albert Einstein (1879-1955) cho rằng ánh sáng không chỉ được phát xạ theo từng lượng tử mà còn có thể bị hấp thụ theo từng lượng tử. Ánh sáng vừa có tính chất sóng và tính chất hạt. Mỗi hạt ánh sáng được gọi là một quang tử (photon), có năng lượng là một lượng tử ánh sáng. Giả thuyết của Einstein giúp giải thích sự phát xạ trong ống chùm ca-tốt.

Mô hình nguyên tử Bohr

Năm 1913, nhà vật lý lý thuyết người Đan Mạch Niels Bohr (1885-1962) đưa ra mô hình bán cổ điển về nguyên tử hay còn gọi là mô hình nguyên tử của Bohr. Bohr thay đổi mô hình của Rutherford bằng cách giải thiết rằng các điện tử chuyển động xung quanh hạt nhân theo các quỹ đạo có năng lượng và bán kính cố định. Năng lượng của điện tử phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo của điện tử đó. Điện tử nằm trên quỹ đạo có bán kính nhỏ nhất sẽ có năng lượng nhỏ nhất và đó là trạng thái năng lượng ổn định (tên khác: trạng thái ổn định, hay trạng thái cơ bản) nhất của điện tử, điện tử không thể nằm ở các trạng thái nào thấp hơn trạng thái đó. Tuy vậy, điện tử có thể có năng lượng cao hơn khi nó nằm trên các quỹ đạo xa hạt nhân hơn, lúc này điện tử nằm ở trạng thái kích thích.

Các mức năng lượng giống như các bậc thang, điện tử không thể ở giữa các mức đó được mà chỉ có thể ở trên một bậc thang nào đó. Khi chuyển từ mức năng lượng này sang mức năng lượng khác, điện tử có thể hấp thụ hoặc phát ra năng lượng. Năng lượng hấp thụ và phát xạ của một quang tử chính bằng sự sai khác năng lượng giữa các quỹ đạo. Bằng mô hình đó, Bohr có thể tính được năng lượng của điện tử trong nguyên tử hydrogen từ phổ phát xạ của nguyên tử đó. Tuy nhiên, mô hình nguyên tử của Bohr không thể giải thích tính chất của các nguyên tử có nhiều hơn một điện tử.

Mô hình nguyên tử hiện đại

Mô hình nguyên tử hiện đại là mô hình nguyên tử dựa trên cơ học lượng tử. Cơ học lượng tử được phát triển dựa trên sự đóng góp của nhiều người: Arthur Compton (1892-1962) tạo thí nghiệm nhiễu xạ tia X, Louis-Victor de Broglie (1892-1987) khai triển lý thuyết lưỡng tính sóng hạt, Erwin Schrödinger (1887-1961) đưa ra phương trình sóng, Werner Heisenberg (1901-1976) đưa ra nguyên lý bất định. Dựa trên cơ học lượng tử, người ta thay đổi mô hình nguyên tử của Bohr để xây dựng lên mô hình hiện đại về nguyên tử.

Quỹ đạo xác định trong mô hình Bohr được thay bằng một quỹ đạo xác suất, trên đó điện tử có thể được tìm thấy với một xác suất nhất định. Quỹ đạo khả dĩ hay là trạng thái khả dĩ của điện tử được đặc trưng bởi bốn số lượng tử. Sự sắp xếp của các điện tử trong nguyên tử tuân theo nguyên lý Aufbau, tức là các điện tử sẽ chiếm các trạng thái có năng lượng thấp nhất. Nhưng chúng phải thỏa mãn nguyên lý loại trừ Pauli nói rằng không thể có nhiều hơn hai điện tử trong nguyên tử ở các trạng thái năng lượng có bốn số lượng tử giống nhau. Sau đó chúng phải thỏa mãn quy tắc Hund phát biểu rằng các điện tử sẽ chiếm quỹ đạo sao cho có số quỹ đạo nhiều nhất đối với một điện tử. Quy tắc Hund được Friedrich Hund (1896-1997) đưa ra khi tính đến lực đẩy tĩnh điện giữa các điện tử trên một quỹ đạo.

Mô tả hiện nay

Mô hình nguyên tử được chấp nhận ngày nay như sau:

Nguyên tử được tạo thành từ một hạt nhân mang điện tích dương nằm ở tâm nguyên tử và các điện tử mang điện tích âm chuyển động xung quanh.
Hạt nhân được tạo thành từ các hạt proton mang điện tích dương và các hạt neutron không mang điện. Mỗi nguyên tố chỉ có một số proton duy nhất nhưng có thể có số neutron khác nhau (các nguyên tố này được gọi là các đồng vị). Hạt nhân của điện tử chiếm một vùng không gian rất nhỏ bé so với nguyên tử. Nếu coi hạt nhân là một quả cầu bán kính 1 m đặt tại Hà Nội thì điện tử to bằng hạt cát ở gần nhất cũng cách đó 100 km, tức là ở Hải Phòng.
Các điện tử chuyển động xung quanh hạt nhân trên các quỹ đạo. Sự sắp xếp của các quỹ đạo trong nguyên tử được gọi là cấu hình điện tử. Mỗi quỹ đạo được đặc trưng bởi ba số lượng tử là: số lượng tử chính, số lượng tử phương vị và số lượng tử từ. Trên mỗi quỹ đạo có thể có hai điện tử, nhưng hai điện tử này phải có một số lượng tử thứ tư là spin khác nhau.
Các quỹ đạo của điện tử không phải là những đường cố định mà là sự phân bố xác suất mà các điện tử có thể có mặt.
Các điện tử sẽ chiếm các quỹ đạo có năng lượng thấp nhất (các quỹ đạo gần hạt nhân nhất). Chỉ có các điện tử ở lớp ngoài cùng mới có khả năng tham gia để tạo các liên kết hóa học.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/c/cf/HAtomOrbitals.png
Các hàm sóng quỹ đạo điện tử của nguyên tử hi-đrô. Các số lượng tử chính ở bên phải của mỗi hàng và số lượng tử phương vị được cho bởi các chữ cái ở đỉnh mỗi cột.

Zero
06-01-2008, 10:14 AM
LIÊN KẾT HÓA HỌC
Trong hóa học, liên kết hóa học là lực, giữ cho các nguyên tử cùng nhau trong các phân tử hay các tinh thể. Trong nhiều hợp chất đơn giản, thuyết liên kết hóa trị và khái niệm của số ôxi hóa có thể được sử dụng để dự đoán cấu trúc và thành phần phân tử. Tương tự, các thuyết của vật lý cổ điển có thể sử dụng để dự đoán nhiều cấu trúc ion. Với các hợp chất phức tạp hơn, chẳng hạn các phức chất kim loại, thuyết liên kết hóa trị không thể giải thích được và sự giải thích hoàn hảo hơn phải dựa trên các cơ sở của cơ học lượng tử.

Các đặc trưng không gian và khoảng năng lượng tương tác bởi các lực hóa học nối với nhau thành một sự liên tục, vì thế các thuật ngữ cho các dạng liên kết hóa học khác nhau là rất tương đối và ranh giới giữa chúng là không rõ ràng. Tuy vậy, vẫn có thể phân loại như sau:

liên kết ion
liên kết cộng hóa trị
liên kết cộng hóa trị phối hợp
liên kết kim loại
liên kết hiđrô
Mọi liên kết hóa học phát sinh ra từ tương tác ưa thích nhất xét theo năng lượng (mức năng lượng thấp) giữa các điện tử trong các nguyên tử khác nhau. Các dạng liên kết hóa học được phân biệt bởi khoảng không gian mà các điện tử tập trung hay phân tán giữa các nguyên tử của chất đó.

Trong trường hợp liên kết ion, các điện tử chủ yếu liên kết với các nguyên tử riêng biệt, và điện tích tổng thể được gắn với mỗi nguyên tử rời rạc hợp thành trong toàn bộ chất. Bản chất của các lực giữa các nguyên tử (thực tế là giữa các ion) được đặc trưng bởi sự liên tục đẳng hướng của thế tĩnh điện.

Ngược lại, trong liên kết cộng hóa trị các điện tử nằm trong liên kết không gắn với các nguyên tử riêng biệt, mà chúng được phân bổ trong cấu trúc ngang qua phân tử, được mô tả bởi học thuyết phổ biến đương thời là các quỹ đạo phân tử. Không giống như liên kết ion thuần túy, các liên kết cộng hóa trị có thể có các thuộc tính không đẳng hướng. Trạng thái trung gian có thể tồn tại, trong các liên kết đó là hỗn hợp của các đặc trưng cho liên kết ion phân cực và các đặc trưng của liên kết cộng hóa trị với điện tử phân tán.

Liên kết ion có thể được mô tả bởi vật lý cổ điển, nhưng các tổ hợp phức tạp của liên kết cộng hóa trị thì phải dựa chủ yếu vào các khái niệm của cơ học lượng tử.

Các liên kết nội phân tử đảm bảo việc giữ cấu trúc của phân tử, còn các lực giữa các phân tử là lực hấp dẫn giữa các phân tử của chất.

Zero
06-01-2008, 10:15 AM
Liên kết ION , Liên kết CỘNG HÓA TRỊ , Liên kết Hidro thì quen thuộc rồi , em post thêm về mâý cái liên kết PHỐI TRÍ và Liên kết KIM LOẠI :
LIÊN KẾT PHỐI TRÍ ( LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ PHỐI HỢP )

Liên kết cộng hóa trị phối hợp (còn được biết đến như là liên kết cộng hóa trị cho tặng) là một dạng đặc biệt của liên kết cộng hóa trị, trong đó các điện tử chia sẻ chỉ đến từ một nguyên tử duy nhất. Khi liên kết được tạo thành, độ bền của nó không khác gì so với liên kết cộng hóa trị.

Các liên kết cộng hóa trị phối hợp được tạo thành khi một bazơ Lewis (chất cung cấp điện tử) cung cấp một cặp điện tử cho axít Lewis (chất nhận điện tử) và hợp chất tạo thành sau đó được gọi là adduct.

Các liên kết phối hợp có thể tìm thấy trong nhiều chất khác nhau, chẳng hạn như trong các phân tử đơn giản như mônôxít cacbon (CO), trong đó có một liên kết phối hợp và hai liên kết cộng hóa trị thông thường giữa nguyên tử cacbon và nguyên tử ôxy, hay trong ion amôni (NH4+), trong đó liên kết phối hợp được tạo thành giữa prôton (ion H+) và nguyên tử nitơ. Các liên kết phối hợp cũng được tạo ra trong các hợp chất thiếu điện tử, chẳng hạn như trong clorua berili rắn (BeCl2), trong đó mỗi nguyên tử berili được liên kết tới bốn nguyên tử clo, hai với liên kết cộng hóa trị thông thường và hai với liên kết phối hợp, điều này sẽ tạo cho nó một cặp tám (octet) ổn định của các điện tử.

Các liên kết phối hợp cũng có thể tìm thấy trong các phức chất phối hợp có sự tham gia của các ion kim loại, đặc biệt nếu chúng là các ion kim loại chuyển tiếp. Trong các phức chất này, các chất trong dung dịch hoạt động như các bazơ Lewis và cung cấp các cặp điện tử tự do của chúng cho ion kim loại, trong lượt nó hoạt động như các axít Lewis và nhận các điện tử. Các liên kết phối hợp tạo ra các hợp chất gọi là phức chất phối hợp, trong khi chất cung cấp điện tử được gọi là các phối tử. Có rất nhiều hóa chất với các nguyên tử có các cặp điện tử cô độc, chẳng hạn ôxy, lưu huỳnh, nitơ và các halôgen hay các ion halua, mà trong dung dịch có thể cung cấp các cặp điện tử để trở thành các phối tử. Một phối tử thông thường là nước (H2O), nó sẽ tạo thành các phức chất phối hợp với bất kỳ ion kim loại ngậm nước nào, chẳng hạn Cu2+, để tạo ra [Cu(H2O)6]2+ trong dung dịch nước. Các phối tử đơn giản khác là amôniắc (NH3), các ion florua (F-), clorua (Cl-) và xyanua (CN-).

LIÊN KẾT KIM LOẠI

Liên kết kim loại là liên kết bên trong của các kim loại. Nó là sự chia sẻ các điện tử tự do giữa các nguyên tử kim loại trong lưới tinh thể.

Liên kết kim loại, cùng với liên kết cộng hóa trị là không phân cực, trong đó hoặc là không có sự sai khác về độ âm điện (đối với kim loại nguyên tố) hoặc rất nhỏ (đối với hợp kim) giữa các nguyên tử tham gia vào tương tác liên kết, và các điện tử tham gia trong tương tác này là tự do trong cấu trúc mạng tinh thể của kim loại.

Liên kết kim loại đặc trưng cho nhiều đặc trưng vật lý của kim loại, chẳng hạn như tính dễ dát mỏng, dễ kéo dài, tính dẫn điện và dẫn nhiệt cũng như ánh kim

Zero
06-01-2008, 10:16 AM
I-ĐỒNG VỊ
Đồng vị là các dạng của cùng nguyên tố hóa học có cùng số nguyên tử và số proton trong hạt nhân nguyên tử nhưng có số khối khác nhau vì có chứa số neutron khác nhau.

Tên gọi đồng vị có nguồn gốc từ việc các đồng vị đều nằm cùng một vị trí trong bảng tuần hoàn.

Tên khoa học của các đồng vị được viết với tên của nguyên tố theo sau là dấu trừ và số nucleon (proton và neutron). Ví dụ heli-3, cacbon-12, cacbon-14, iốt-131, urani-238. Ở dạng ký hiệu, số nucleon được viết theo kiểu chỉ số trên ngay trước ký hiệu hóa học của nguyên tố. Ví dụ 3He, 12C, 14C, 131I, 238U.

II-CHU KỲ BÁN RÃ

Chu kỳ bán rã hay chu kỳ nửa phân rã là thời gian cần để một đại lượng biến đổi với thời gian theo hàm suy giảm số mũ đạt đến lượng bằng một nửa lượng ban đầu. Thời gian này thường được ký hiệu là T1/2.

Khái niệm này xuất hiện lần đầu trong phân rã hạt nhân. Mỗi chất phóng xạ, cứ sau mỗi chu kỳ bán rã, một nửa số nguyên tử của chất ấy biến đổi thành chất khác. Về sau, khái niệm này đã được áp dụng cả trong nhiều môn học khác.

Công thức
Nếu N thể hiện đại lượng biến đổi theo hàm suy giảm số mũ của thời gian t:
http://upload.wikimedia.org/math/3/b/2/3b22fcb9c9d633098a10c9dfbfbe8d36.png

với : N0 là giá trị ban đầu của N khi t=0
λ là một hằng số dương (hằng số phân rã).

Chu kỳ bán rã là http://upload.wikimedia.org/math/f/b/9/fb91854f5fd4e4df08a520b40d872d17.png thỏa mãn:
http://upload.wikimedia.org/math/b/f/5/bf5aba8a15976c57103de9ea8e0546b7.png
suy ra:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chu_kỳ_bán_rã

Chu kỳ bán rã bằng khoảng 69.3% thời gian sống trung bình.

ĐA PHÂN RÃ
Đại lượng phân rã có thể là tích của nhiều quá trình phân rã với các hằng số phân rã khác nhau. Ví dụ, xét quá trình phân rã với hai hằng số phân rã λ1 λ2, tương tự trên, ta có chu kỳ bán rã T1 / 2 tương ứng là:
http://upload.wikimedia.org/math/6/6/9/669bf2ea45eef1c1cf7ecb421318a0b3.png

hay biểu diễn theo các chu kỳ bán rã riêng lẻ :
http://upload.wikimedia.org/math/7/2/4/7244cfbecd09a376fb1805f5cf70cacb.png

Zero
06-01-2008, 10:17 AM
-Có hai loại phản ứng hạt nhân:phân hạch hạt nhân,tổng hợp hạt nhân(nghe tên tự hiểu nó là cái mô,cần biết thêm lên wiki mà dò :)) )
-Đặc biệt,phản ứng hạt nhân không thể áp dụng một số định luật mà có thể áp dụng được trong PỨHH:
+Định luật bảo toàn khối lượng:không thể áp dụng do khi phân hạch hạt nhân,có một phần vật chất chuyển hoá thành năng lượng theo công thức của Einstein:e=mc^2.
+Định luật bảo toàn nguyên tố:trong PỨHN,ntử ntố này biến đổi thành ntử ntố kia!!
-Chỉ được áp dụng một số định luật sau:
+định luật bảo toàn số khối:tổng số khối trc PỨHN=sau PỨHN
...
Để làm cho các hạt nhân hợp lại với nhau, cần tốn một nguồn năng lượng rất lớn, ngay cả với các nguyên tử nhẹ nhất như hydro. Nhưng sự kết hợp của các nguyên tử nhẹ, để tạo ra các nhân nặng hơn và giải phóng 1 neutron tự do, sẽ phóng thích nhiều năng lượng hơn năng lượng nạp vào lúc đầu khi hợp nhất hạt nhân. Điều này dẫn đến một quá trình phóng thích năng lượng có thể tạo ra phản ứng tự duy trì. Việc tiêu tốn nhiều năng lượng đòi hỏi phải nâng nhiệt độ của hệ lên cao trước khi phản ứng xảy ra.

Năng lượng phóng thích từ phản ứng hạt nhân thường lớn hơn nhiều so với phản ứng hóa học, bởi vì năng lượng kết dính giữ cho các nhân với nhau lớn hơn nhiều so với năng lượng để giữ các electron với nhân.
VD:năng lượng để thêm 1 electron vào nhân thì bằng 13.6 eV, nhỏ hơn 1 phần triệu của 17 MeV giải phóng từ phản ứng D-T (deuterium-tritium, các đồng vị của Hiđrô).
Còn gì nhờ anh ttvn bổ sung!! ;))
Một số BT chứ nhẩy,lấy từ đề olympic 30/4 ra:
1/một mẩu đá chứa U238 và 1.45g Pb206.Biết chu kì bán rã của
U238 là 4.51*10^9 năm.Mẩu đá đó tồn tại ? năm.
2/Tìm khối lượng Sn81 (chu kì bán huỷ 8.5h)còn lại sau 25.5h.Biết m ban đầu là 200mg.
3/tìm thành phần phần trăm khối lượng đồng vị I128,chu kì bán rã là 25ph còn lại (chưa phân huỷ)sau 2.5h.

Zero
06-01-2008, 10:18 AM
Em sẽ nghiên cứu thuyết VSEPR để có thể nhìn rõ. Thuyết này là thuyết sức đẩy cặp electron. Mô hình phân tử được giả định là AXnEm
Với X là số nguyên tử liên kết với nguyên tử trung tâm; E là số cặp e tự do. Ta có một số nhóm hay gặp như sau
1) n + m = 2: lai hóa sp. Dạng: AX2E0 (BeH2; BeCl2; CO2; HCN...): đoạn thẳng.
2) n + m = 3: lai hóa sp2
- Dạng: AX3E0 (BF3; AlCl3; SO3; HClO2...): tam giác đều
- Dạng: AX2E1 (SnCl2; SO2...): gấp khúc
3) n + m = 4: lai hóa sp3
- Dạng: AX4E0 ( CH4; POCl3...): tứ diện
- Dạng: AX3E1 (NH3; SOBr2...): tháp đáy tam giác
- Dạng: AX2E2 (H2O; OF2...): gấp khúc
4) n + m = 5: lai hóa sp3d
- Dạng: AX5E0 (PCl5; SOF4...): tháp đôi ba phương
- Dạng: AX4E1 (TeCl4; IOF3...): tứ diện lệch
- Dạng: AX3E2 (ClF3; PhICl2...): chữ T
- Dạng: AX2E3 (XeF2...): đường thẳng
5) n + m = 6: lai hóa sp3d2
- Dạng: AX6E0 (SF6...): bát diện
- Dạng: AX5E1 (BrF5...): tháp đáy vuông
- Dạng: AX4E2 (XeF4...): vuông phẳng

Zero
06-01-2008, 10:22 AM
Có một câu hỏi nữa :
NH3, H2O, HF nhờ liên kết hiđro nên có khả năng tự hợp tạo ra các hợp chất dạng (NH3)n , (H2O)n, (HF)n . Hãy cho biết giá trị cực đại của n và giải thích một cách tổng quát vì sao các số n chỉ đến được một giới hạn nào đó ?

Trong trường hợp này ta sẽ xét cấu tạo của các hợp phần
http://img92.imageshack.us/img92/1949/nh3h2ohfyh8.gif (http://imageshack.us)
Lưu ý ở các phân tử này thì
- Nguyên tử hydro liên kết trực tiếp với các nguyên tố âm điện nhất, điều này gây ra trên hydro một lượng điện tích dương phần đáng kể
- Các nguyên tố mà hydro liên kết trực tiếp vào không chỉ là âm điện nhất mà còn có ít nhất một cặp electron không liên kết (lone pair) hoạt động hóa học
(Ở đây chỉ các cặp e không liên kết ở chu kỳ 2 là có khả năng này do ở các chu kỳ lớn hơn thì bán kính nguyên tử tăng nên cặp e này ít được kiểm soát chặt chẽ hơn, lượng điện tích âm phần trong khu vực hai e lúc này sẽ bé hơn bình thường nhiều nên ít ảnh hưởng đến hóa tính)
Trở lại ba chất của chúng ta.
1) Nước có 4 vị trí tạo liên kết hydro gồm hai hydro và hai cặp electron tự do. Chính vì vậy nước có khả năng tạo được 4 liên kết hydro tạo thành phân tử (H2O)5 có dạng tứ diện như hình vẽ:
http://www.agen.ufl.edu/~chyn/age2062/lect/lect_02/2_19.gif

2) Lý luận tương tự thì amoniac cũng tạo được 4 liên kết hydro tạo thành phân tử (NH3)4

3) Riêng HF thì đặc biệt hơn, mặc dù F có đến 3 cặp electron nhưng chỉ một cặp hoạt động, chính vì vậy các phân tử HF liên kết với nhau theo đường thẳng tạo thành phân tử (HF)n có dạng zigzag. Như vậy ta có thể dự đoán n có thể đạt đến vô cùng nhưng thực tế người ta chỉ mời tìm thấy hexame (HF)6 (gần đây đã có thông báo tìm được heptame (HF)7 mạch thẳng) dạng vòng 6 cạnh ở trạng thái khí, còn trong dung dịch thì chỉ tồn tại chủ yếu dime (HF)2.

Như vậy ta có thể dự đoán tổng quát số liên kết hydro mà một chất có thể tạo thành = số nguyên tử hydro nối với nguyên tử có độ âm điện lớn + số cặp electron tự do "hoạt động" có trong phân tử

anh nói rõ thêm về cái D-O vì sao lại bền hơn O-H đi?

Nói đơn giản nhất là D nặng hơn H nên lực hấp dẫn giữa D và O lớn hơn H và O. Tương tác hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng. Khối lượng càng lớn tương tác càng lớn

Zero
06-01-2008, 10:24 AM
thuyk53 : Em cũng tiếp nối cái topic này bằng một câu hỏi khác : "Tại sao trong các trạng thái lai hóa của carbon gồm Csp , Csp2 và Csp3 thì khi % s càng lớn độ âm điện của nguyên tử C sẽ càng tăng ?"

chem48aUNS :
@ thuyk53: Thú thực là câu hỏi này của thuyk53 khó quá!, chem không dám trả lời, nên đợi các "cao thủ" trong Khoa trả lời trước (chem chỉ thích "múa" phụ họa thôi! :P). Nhưng có lẽ mọi người đang bị thu hút hết vào mấy vụ Mr and Miss nên hì hì... ;;)

chem nôm na hiểu độ âm điện là khả năng kéo điện tử về phía mình của các nguyên tử (trong liên kết). Câu hỏi về độ âm điện nguyên tử C ở các trạng thái lai hóa sp3, sp2, sp của thuyk53 sẽ được mình quy về câu hỏi: "Tại sao nguyên tử C ở trạng thái lai hóa sp3, sp2, sp; khi phần đóng góp của orbital s càng lớn thì nguyên tử C càng có xu hướng hút điện tử mạnh?". Okie

Thầy Bôi trong lúc giảng về hữu cơ có câu hỏi thế này: "Tại sao nguyên tử C ở trạng thái lai hóa sp3, sp2, sp; khi phần đóng góp của orbital s càng lớn thì độ dài các liên kết của C càng nhỏ?" (Gọi cái này là câu hỏi 2, còn cái trên là câu hỏi 1 nhé!)

Mình sẽ giải thích cả hai câu hỏi theo "phong cách Thầy Bôi"

Mô hình: ba phân tử C2H6, C2H4, C2H2 với lai hóa nguyên tử C lần lượt là sp3, sp2, sp.
Chắc khỏi nói ai cũng biết Orbital p có hình số 8 nổi, còn Orbital s có dạng hình cầu. Orbital p thì dài "loằng ngoằng" còn Orbital s thì tròn vo "tí tẹo". Vậy trong lai hóa giữa Orbital s và Orbital p khi số Orbital p tham ra càng nhiều thì Orbital lai hóa sinh ra càng dài "loằng ngoằng" (ngược lại phần tham gia của Orbital s càng lớn thì Orbital lai hóa càng ngắn :D).

Như vậy ở nguyên tử C ở các trạng thái lai hóa sp3, sp2, sp thì phần đóng góp của s là tăng dần. Trực quan là từ 1/4 ở sp3 lên 1/3 ở sp2 và 1/2 ở sp. Tức là Orbital lai hóa sinh ra ngày càng ngắn. Orbital lai hóa sp3 dài nhất, sp2 ngắn hơn và sp là ngắn nhất.
Từ đó:

Trả lời câu hỏi 2: Vì Orbital lai hóa càng ngắn khi phần đóng góp của Orbital s tăng lên nên độ dài liên kết càng giảm. Dẫn đến Csp có độ dài các liên kết ngắn nhất, Csp2 dài hơn chút và Csp3 dài nhất. Độ dài liên kết C-H trong các phân tử tương ứng C2H2, C2H4, C2H6 minh chứng điều này.

Trả lời câu hỏi 1: Vì Orbital lai hóa càng ngắn khi phần đóng góp của Orbital s tăng lên nên cặp điện tử tham gia trong liên kết với Orbital lai hóa này càng gần hạt nhân nguyên tử C. Tức là nó sẽ bị điện tích dương hạt nhân C hút mạnh hơn. Minh chứng là phân tử C2H2 có độ linh động của H trong liên kết C-H cực cao. của C2H4 thì ít hơn nhưng lớn hơn C2H6.

..........................
Thú thật các bạn đọc xem cách giải thích có lý không chứ mình chẳng thích "phong cách" giải thích này tẹo nào!.

thuyk53 :
1 - Giải thích theo trực quan :
Các orbital lai hóa ( HO - Hybridisation Orbital ) có bản chất s càng lớn thì càng có xu thế chuyển hình dạng về gần với hình cầu hơn. Do vậy bán kính sẽ giảm ---> Tác động của hạt nhân lên các lớp vỏ electron sẽ càng lớn ---> Độ âm điện tăng .

2 - Giải thích dựa vào các kết quả của phương pháp MO ( Molecular Orbital ) :
+ orbital lai hóa là sự tổ hợp của orbital s và orbital p, sinh ra các HO, và năng lượng của HO được qui định bởi tỉ lệ đóng góp của orbital s và orbital p.
+ Chẳng hạn trong C sp3, ta thấy, s chiếm 25% và p chiếm 75%, do đó HO sp3 tạo thành có năng lượng gần với p, tức là năng lượng cao. Trong khi ở C sp, hay C sp2 thì tỉ lệ của s chiếm 50% và 33.33% tương ứng, và HO sp, sp2 có năng lượng thấp hơn.
+ HO có năng lượng càng cao, khả năng nhận electron càng giảm.
+ Độ âm điện là một đại lượng dẫn xuất, gần đúng của điện tích hạt nhân hiệu dụng, mô tả khả năng thu hút electron của liên kết về phía mình. Liên kết ở đây mang hoàn toàn bản chất Cộng Hóa trị (nói theo Pertubation theory thì frontier term đóng vai trò chủ đạo).
+ Do đó, độ âm điện của HO sp3 < sp2 < sp

chem48aUNS :
@ thuyk53: Hi hi!, chem cũng biết là chú Thiên biết câu trả lời rùi. Chỉ là đang thử tài mọi người thôi... nên chem cũng ali mm một tí :D.


+ HO có năng lượng càng cao, khả năng nhận electron càng giảm.
Không hẳn thế đâu thuyk53 ạ, về mặt lí thuyết thì năng lượng thấp hay cao là đặc trưng cho mức độ bền vững của trạng thái. Trạng thái càng có năng lượng cao thì càng không bền vững, biết đâu khi nó nhận được thêm electron nó lại chuyển sang trạng thái mới bền vững hơn (có mức năng lượng thấp hơn) thì sao?. Một ví dụ đơn giản là trạng thái của gốc tự do thường không bền vững bằng trạng thái liên kết, anion hoặc cation (Chắc chắn là gốc tự do Cl. không bền bằng Cl2 hay Cl- rồi, mà rõ ràng Cl. nhận thêm electron đó chứ).

Còn vấn đề này là khó với chem vì đây là một vấn đề định lượng, trong khi thuyk53 đưa ra mô hình lai hóa của C ở các trạng thái sp3, sp2, sp với sự tăng % đóng góp của Orbital s trong HO để giải thích. Mô hình thuyk53 đưa ra là mô hình VB (khái niệm lai hóa là khái niệm đặc trưng của thuyết Liên kết hóa trị mà). Đặc điểm của VB+VSEPR (thuyết sức đẩy cặp điện tử hóa trị) là rất trực quan và giải thích tốt sự phân bố hình học và không gian của các phân tử nhưng yếu điểm là chỉ mang tính chất bán định lượng. Không thể sử dụng để xác định chính xác các thông số đặc trưng cho phân tử.

Lí do là VB chỉ xét đến nguyên tử trung tâm trong sự lai hóa các Orbital của nguyên tử này với nhau, trong khi các Orbital của các nguyên tử xung quanh cùng liên kết thì không được tính đến, thậm chí là quên luôn cả các Orbital không tham gia lai hóa ở nguyên tử trung tâm. Học Triết thì VB bị gọi là "siêu hình" đấy, he he.

Bây giờ chem sẽ đặt ra một câu hỏi với những gì chúng ta đã giải thích lúc trước!. Vậy các Orbital p không tham gia lai hóa thì không có vai trò gì cả à. Thế thì nghe hơi vô lí nhỉ, chẳng nhẽ thằng hàng xóm bật nhạc to mà mình lại không nghe thấy, huống hồ là thằng bạn cùng phòng! :P.
Lại nữa nếu % đóng góp của Orbital s tăng lên làm cho HO ngắn lại thì tất cả các HO đều phải ngắn đi như nhau. Nhưng tra sách mà thấy thì đi từ C2H6 -> C2H4 -> C2H2 độ dài liên kết C-H bị ngắn đi chậm hơn so với độ dài liên kết C-C (sự giảm đội dài liên kết ở đây ý nói là sự giảm độ dài liên kết cộng hóa trị của C trong liên kết C-C và C-H). Tức là sự ngắn đi của HO khi % đóng góp của s tăng lên lại không đều nhau giữa các HO trong cùng một nguyên tử (giữa HO đem liên kết với H và HO đem liên kết với C).

Vậy là VB không dùng để định lượng được đúng không?. (Hôm học Thầy Bôi chem cũng định có ý kiến, nhưng hôm ấy đi học hộ, mà mình cũng nhiều tai tiếng, sợ đứng lên Thầy thấy mặt thằng này trông wen wen thì ngỏm củ tỏi, nên biết thân biết phận... hjch!.)

MO là thuyết được đưa ra để khắc phục những yếu tố đó. Trong MO ta sẽ không dùng khái niệm Orbital lai hóa (HO) nữa mà thay bằng khái niệm LCAO-MO (tổ hợp tuyến tính các AO tạo thành MO).

Vậy với MO mình sẽ đặt một câu hỏi thế này, Tại sao trong các phân tử C2H6, C2H4, C2H2 khi độ bội liên kết C-C càng tăng thì liên kết C-H trong phân tử lại càng phân cực.
Trả lời: Khi độ bội của liên kết C-C càng tăng thì tức là càng có nhiều Orbital p tham gia vào liên kết C-C. Càng có nhiều MO liên kết và phản liên kết, trong đó những MO liên kết thì được lấp đầy, những MO không liên kết còn trống.
Liên kết C-C của C2H6 có 1 MO sigma liên kết với 2 electron
Liên kết C-C của C2H4 có 1 MO sigma liên kết và 1 MO pi liên kết với 4 electron
Liên kết C-C của C2H6 có 1 MO sigma liên kết và 2 MO pi liên kết với 6 electron
Đặc điểm cỏa các MO liên kết là làm tăng mạnh mật độ electron ở giữa các liên kết trong khi mật độ electron phía ngoài thì giảm đi. Tức là từ C2H6 -> C2H4 -> C2H2 mật độ electron giữa liên kết C-C tăng dần (chênh lệch khá nhiều giữa các trường hợp đấy vì từ 2e->4e->6e mà).

Mật độ electron của mỗi nguyên tử C là không đổi mà tập trung hết vào phía liên kết C-C thì mật độ electron ở phía ngoài giảm đi nhiều, các MO sigma liên kết C-H có mật độ electron thấp, trạng thái năng lượng các MO này cao hơn. Trạng thái này không bền đồng nghĩa với liên kết C-H càng phân cực. (nói thế này cũng được: mật độ điện tích thấp ở lớp vỏ nên điện tích dương hạt nhân hiệu dụng tăng lên, hút mạnh electron của H, liên kết C-H trở nên phân cực)

Bây giờ lại hỏi một câu cho chính cách giải thích này: Tại sao liên kết C-C do có sự tăng mạnh mật độ electron làm độ dài liên kết ngắn lại. Còn C-H độ dài liên kết cũng ngắn lại trong khi như giải thích thì mật độ electron của nó giảm đi?. Bởi vì sự giảm độ dài liên kết C-C là do mật độ electron giữa liên kết C-C tăng mạnh, hai hạt nhân bị hút vào gần nhau hơn. Trong khi sự giảm độ dài C-H lại do điện tích hiệu dụng hạt nhân C tăng mạnh về phía H. Sự tăng mật độ electron giữa liên kết C-C (do sự đóng góp điện tích của cả hai nguyên tử) là lớn hơn xu hướng tăng điện tích hiệu dụng hạt nhân C về phía H. Độ dài liên kết cộng hóa trị trong liên kết C-C do vậy giảm nhanh hơn là độ dài liên kết cộng hóa trị trong liên kết C-H.

thuyk53 cũng sẽ thấy chem sử dụng mô hình tĩnh điện cổ điển và khái niệm mật độ electron bên cạnh lí thuyết MO nhỉ. Có sai hay không?. Thực ra thì không ít thì nhiều mình đang lí giải nó bằng một phương pháp mô phỏng có tên là DFT (phiến hàm mật độ)-mọi thông tin trạng thái (kể cả năng lượng) đều được đưa ra qua hàm mật độ electron. Tính chất định lượng có thể đạt được là ở chỗ, nếu sử dụng phương pháp MO để tìm ra được hàm mật độ electron trên hệ thống thì sử dụng DFT bạn có thể tính toán chính xác được những thông tin cần thiết như độ dài liên kết C-C, C-H thậm chí là giá trị độ âm điện. DFT thì mình cũng đang tiếp cận nên không thể làm được nhiều như thế!.

Cuối cùng là mình chỉ giải thích được mô hình C2H6, C2H4, C2H2. Còn giải thích được độ âm điện như kì vọng của bạn thì mình vẫn chưa làm được. Đến đây thì chắc bạn hiểu vì sao với mình câu hỏi của bạn là quá khó, mình không dám trả lời.

Zero
06-01-2008, 10:25 AM
Trên đây là toàn bộ lý thuyết phần cấu tạo chất của Olympiavn. Những ai đọc mà cảm thấy mù mờ chưa rõ thì có thể đọc lại topic gốc để làm rõ những vấn đề mình đang quan tâm. Có nhiều bài trả lời cụ thể và chi tiết cho hầu hết các góc cạnh của phần cấu tạo chất này
Link gốc: http://www.olympiavn.org/forum/index.php?topic=1140.300

divangcuoctinh
06-02-2008, 10:34 AM
Bài tập này anh Quân đã từng giải chi tiết một lần rồi, các em có thể tìm lại ở trong box Hoá Lí đấy :welcome (

anh dẫn link được hem , em search ko thấy :doivien( :danhmay (

Zero
06-02-2008, 10:41 AM
Ðộng hóa học có mục đích khảo sát vận tốc phản ứng, tức xem một phản ứng hóa học xảy ra nhanh hay chậm. Có những phản ứng xảy ra rất nhanh như phản ứng trung hòa giữa acid mạnh với baz mạnh, phản ứng nổ của thuốc súng... cũng có những phản ứng xảy ra rất chậm như phản ứng ester- hóa giữa acid hữu cơ với rượu, sự tạo rỉ sét (gỉ sắt, rỉ sắt, sét)...

Về mặt công nghiệp, một phản ứng hóa học chỉ có lợi thật sự nếu hiệu suất phản ứng đạt được cao trong một thời gian càng ngắn càng tốt. Còn những phản ứng có hại như sự ăn mòn kim loại, sự tạo khí làm ô nhiễm môi trường... chúng ta cần hạn chế vận tốc của chúng.

Cũng có nhiều phản ứng tuy nhiệt động học cho phép xảy ra(deltaG<0), nhưng lại xảy ra quá chậm nên thực tế coi như không xảy ra. Chúng ta cần đầu tư nghiên cứu động hóa học của các phản ứng này để thúc đẩy phản ứng xảy ra nhanh hơn, nếu muốn.
Do đó, vấn đề khảo sát vận tốc phản ứng rất cần thiết trong phạm vi hóa học ứng dụng.
Về mặt khoa học cơ bản, động hóa học đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu diễn tiến của phản ứng hóa học tức xác định cơ chế phản ứng hóa học.
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Phản ứng đơn giản, phản ứng phức tạp
Phản ứng đơn giản hay còn gọi là phản ứng sơ cấp là phản ứng một chiều chỉ xảy ra trong một giai đoạn duy nhất, nghĩa là phản ứng đi trực tiếp từ tác chất tạo sản phẩm mà không có tạo các chất trung gian. Những phản ứng không thỏa mãn điều kiện trên được gọi là phản ứng phức tạp. Phản ứng song song, phản ứng nối tiếp... là các phản ứng phức tạp.

Thí dụ:

- Phản ứng NO+O3->NO2+O2 là phản ứng đơn giản vì phản ứng chỉ xảy ra một giai đoạn duy nhất.

- Phản ứng:2N2O5->4NO2+O2 là phản ứng phức tạp vì phản ứng này trải qua hai giai đoạn nối tiếp:

N2O5 -> N2O3 + O2
N2O3 + N2O5 -> 4NO2
2. Phản ứng đồng thể, dị thể, đồng pha, dị pha
- Phản ứng đồng thể: là phản ứng chỉ xảy ra trong thể tích một pha. Phản ứng đồng thể chỉ có thể xảy ra trong pha khí hoặc pha lỏng mà không xảy ra trong pha rắn vì khi một chất rắn đồng thể tham gia phản ứng hóa học thì nó trở thành dị thể.

- Phản ứng dị thể: là phản ứng chỉ xảy ra trên bề mặt phân chia hai pha, không xảy ra trong thể tích của một pha nào.

Thí dụ: Phản ứng oxid-hóa khí SO2 bởi khí O2 tạo thành khí SO3 xảy ra trên bề mặt chất xúc tác rắn Pt (hay V2O5) là một phản ứng dị thể.

- Phản ứng đồng pha: là phản ứng trong đó hệ hóa học chỉ làm thành một pha từ đầu đến cuối.

- Phản ứng dị pha: là phản ứng trong đó hệ hóa học làm thành hai hay nhiều pha khác nhau


(còn tiếp)

Zero
06-02-2008, 10:42 AM
3/Vận tốc phản ứng[/color]:là một đại lượng cho biết độ nhanh chậm của một phản ứng,được xác định bằng độ biến thiên của chất tham gia hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.
Theo định nghĩa này thì ta có công thức tính vận tốc trung bình của một phản ứng là:
A+B->C+D
v=-[deltaA]/deltat=-[deltaB]/deltat=[deltaC]/deltat=[deltaD]/deltat
-Vận tốc tức thời cũa PỨ sẽ được đề cập trong phần "ảnh hưởng của nồng độ lên vận tốc PỨ".
4/Bậc của phản ứng:
*Phản ứng đơn giản(1 quá trình thoai!!):
aA+bB->cC+dD
Bậc của phản ứng=a+b
*Phản ứng phức tạp(2 quá trình trở lên):
Bậc của phản ứng là bậc của giai đoạn chậm:
VD:2N2O5=4NO2+3O2(*)
gồm: N2O5=N2O3+O2(1) (chậm,quyết định tốc độ PỨ)
N2O5+N2O3=4NO2(2)(nhanh)
Như vậy bậc của PỨ (*) chình là bậc của phản ứng (1).

Zero
06-02-2008, 10:42 AM
II.Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ PỨ:
1/Ảnh hưởng của nồng độ chất phản ứng:
-Thể hiện trong định luật tác dụng khối lượng(Guldberg & Waage):"Tốc độ phản ứng hóa học(ở T=const) tỉ lệ thuận với tích nồng độ của các chất phản ứng với số mũ là hệ số của chất trong phương trình phản ứng".
VD:PỨ tổng quát:aA+bB=cC+dD
Biểu thức định luật tác dụng khối lượng là:v=-dC/dt=k*(CA)a*(CB)b
*v:tốc độ của PỨ trong một khoảng thời gian rất bé dt(xem như tại một thời điểm).
*k:hằng số tốc độ PỨ,chính là tốc độ của PỨ khi nồng độ của hai chất A,B đều bằng 1M.
*CA,CB:nồng độ của A,B ở thời điểm t (không tính Cchất rắn->khí)
-Hằng số tốc ộ phản ứng phụ thuộc vào bản chất chất phản ứng và nhiệt độ.
-Giải thích về sự ảnh hưởng của nồng độ lên v phản ứng:vì khi nồng độ tăng thì số va chạm sẽ tăng->v tăng(theo thuyết hoạt hóa)
2/Ảnh hưởng của nhiệt độ:khi nhiệt độ tăng sẽ làm chuyển động nhiệt của các phân tử tăng,dẫn đến xác suất va chạm nhiều hơn->v phản ứng tăng.
-Quy tắc kinh nghiệm của Van't Hof:khi nhiệt độ tăng lên 10oC thì tốc độ của phản ứng thường tăng từ 2->4 lần.
Biểu thức
kt+10oC vt+10oC
y= ________________ =2->4 lần= _________________
kt vt
y:hệ số nhiệt độ= tỉ số các hằng số tốc độ ở t+10oC và toC.

Lưu ý:qui tắc Van't Hof chỉ áp dụng trong khoảng nhiệt độ hẹp.

(còn tiếp)

Zero
06-02-2008, 10:43 AM
Phương pháp phỏng định trạng thái dừng để thiết lập biểu thức vận tốc phản ứng hay nguyên lý nồng độ ổn định (Bodenstein - 1913)

Nguyên lý này là một công trình của Bodeistein được ông đưa ra vào năm 1913 khi ông khảo sát phản ứng H2(k) + Br2(k) ----> 2HBr(k). Nguyên lý này được dựa trên tính kém bền của các tiểu phân trung gian (nhất là các gốc tự do) trong các phản ứng được tiến hành theo cơ chế dây chuyền và nó được ứng dụng trong trường hợp có sự tồn tại của các tiểu phân trung gian trong cơ chế phản ứng với một lượng rất bé tức là nồng độ của nó không đáng kể so với chất ta quan tâm nên có thể bỏ qua được. Theo ngôn ngữ toán học thì nó được viết dưới dạng:
d[tiểu phân trung gian]/dt = 0

Ví dụ về việc áp dụng nguyên lý nồng độ ổn định:
Giờ chúng ta sẽ xét một phản ứng có cơ chế hai bước như sau:
http://img170.imageshack.us/img170/4651/eq1subsubsection3141hf3.gif (http://imageshack.us)
Các biểu thức tốc độ phản ứng lúc này có dạng:
http://img95.imageshack.us/img95/7997/eq19subsection314ur7.gif (http://imageshack.us)
Bây giờ chúng ta sẽ sử dụng nguyên lý nồng độ ổn định để xác định biểu thức tốc độ phản ứng hình thành Z từ chất ban đầu X
Ghi chú của anh: Đây chính là động học của cơ chế phản ứng xúc tác đồng thể đơn phân tử (một kiểu phản ứng đồng phân hóa)

Với Y là tiểu phân trung gian kém bền, từ nguyên lý nồng độ ổn định ta có biểu thức:
http://img155.imageshack.us/img155/2389/eq1subsubsection3141ld7.gif (http://imageshack.us)
Với hai chữ SS là biểu thị trạng thái dừng (steady state). Như vậy ta có thể viết:
http://img96.imageshack.us/img96/4026/eq2subsubsection3141xl6.gif (http://imageshack.us)
Lúc này biểu thức d[X]/dt và d[Z]/dt có dạng (biểu thức bên phải của d[Z] nhé :D )
http://img96.imageshack.us/img96/6463/eq3subsubsection3141uw5.gif (http://imageshack.us)
Việc giải các phương trình vi phân này cho ta các nghiệm:
http://img96.imageshack.us/img96/6070/eq4subsubsection3141me4.gif (http://imageshack.us)
Lưu ý rằng việc so sánh [Z]ss với Z(t) (nồng độ Z ở thời điểm t) chỉ khớp khi k2 rất lớn hơn k1, như vậy phức chất trung gian hoạt động Y đã chuyển hoàn toàn thành sản phẩm, như vậy nồng độ chất Y là rất bé (đúng theo định nghĩa)

Giờ ta sẽ trở lại phản ứng của Bodeinstein H2(k) + Br2(k) ----> 2HBr(k)
Thực nghiệm cho biết tốc độ đầu của phản ứng có dạng:
http://img170.imageshack.us/img170/4650/eq6subsubsection3141lx0.gif (http://imageshack.us)
Và tốc độ cuối của phản ứng có dạng:
http://img245.imageshack.us/img245/6848/eq7subsubsection3141jl6.gif (http://imageshack.us)
Từ cơ chế phản ứng gốc tự do, hãy chứng minh các biểu thức trên bằng cách sử dụng nguyên lý nồng độ ổn định
http://img98.imageshack.us/img98/9271/eq8subsubsection3141ff7.gif (http://imageshack.us)
(Ghi chú của anh: Trong đó giai đoạn Initiation là khơi mào; Propagation là phát triển mạch; Inhibition là ức chế; Termiantion là tắt mạch; Wall of vessel là thành bình)

Trước tiên, chúng ta sẽ xây dựng biểu thức nguyên lý nồng độ ổn định cho hai tiểu phân kém bền là [H*] và [Br*].
Nhớ: Biểu thức tốc độ phản ứng viết từ trái sang phải (pứ ----> sp) chỉ là một hàm phụ thuộc nồng độ chất phản ứng, và ta đặt dấu "-" để biểu thị sự giảm lượng chất phản ứng. Còn với loại phản ứng mà sp ----> cđ thì ta phải đặt dấu "+" để biểu thị sự tăng lượng chất phản ứng. Từ những điều này, chúng ta sẽ xây dựng được các phương trình vi phân cần thiết:
- Tốc độ hình thành [Br*] = d[Br*]/dt = http://img167.imageshack.us/img167/4466/eq9subsubsection3141ad8.gif (http://imageshack.us)
- Tốc độ hình thành [H*] = d[H*]/dt = http://img167.imageshack.us/img167/3516/eq10subsubsection3141tr0.gif (http://imageshack.us)
Sử dụng nguyên lý nồng độ ổn định thì nồng độ các tiểu phân này sẽ bằng 0, như vậy ta thu được
http://img136.imageshack.us/img136/4373/eq11subsubsection3141br5.gif (http://imageshack.us)
Bây giờ chúng ta sẽ giải hai phương trình vi phân này, nhưng hãy lưu ý những điều sau:
http://img144.imageshack.us/img144/5108/eq12subsubsection3141er4.gif (http://imageshack.us)
http://img136.imageshack.us/img136/7766/eq13subsubsection3141da3.gif (http://imageshack.us)
Từ đó chúng ta sẽ rút ra được biểu thức của [H]ss
http://img120.imageshack.us/img120/6599/eq14subsubsection3141hc9.gif (http://imageshack.us)
Từ cơ chế thì chúng ta nhìn thấy được rằng tốc độ hình thành HBr d[HBr]/dt bao gồm hai bước phát triển mạch và một bước ức chế. Như vậy biểu thức nồng độ ổn định đối với HBr có dạng
http://img148.imageshack.us/img148/1412/eq15subsubsection3141zx1.gif (http://imageshack.us)
Lưu ý đến tốc độ hình thành [H*] d[H*]/dt
http://img120.imageshack.us/img120/6503/eq16subsubsection3141fu1.gif (http://imageshack.us)
Dễ dàng nhận thấy rằng: http://img120.imageshack.us/img120/4554/eq17subsubsection3141cz4.gif (http://imageshack.us)
Như vậy một phép thế đơn giản sẽ cho ta:
http://img136.imageshack.us/img136/4884/eq18subsubsection3141vk2.gif (http://imageshack.us)
Thay [H*]ss vào biểu thức trên ta thu được
http://img153.imageshack.us/img153/4050/eq19subsubsection3141pw4.gif (http://imageshack.us)
Chia biểu thức trên cho k3[Br2] thì ta được biểu thức cuối cùng:
http://img136.imageshack.us/img136/4536/eq20subsubsection3141or2.gif (http://imageshack.us)
So sánh với biểu thức tìm ra ban đầu bằng thực nghiệm. Thì ta thấy biểu thức mà chúng ta tìm ra được chưa hẳn đã chính xác, vì chúng ta bỏ qua giai đoạn tắt mạch.

Lưu ý của anh: Đừng bao giờ để ý đến cách giải phương trình vi phân, nó chẳng qua chỉ là để "triễn lãm" mà thôi :D

Zero
06-02-2008, 10:44 AM
Các bạn có thể xem thêm ở topic gốc: http://www.olympiavn.org/forum/index.php?topic=547.0

nguyễn hữu đức
06-06-2008, 06:59 PM
chào các bạn, mình là thành viên mới của diển đàn. bạn nào có thể cho mình một số gợi ý cho việc cách tìm số phối trí không. mình đang rất cần. cảm ơn nhiều.:nghe (

tieulytamhoan
06-06-2008, 08:10 PM
chào các bạn, mình là thành viên mới của diển đàn. bạn nào có thể cho mình một số gợi ý cho việc cách tìm số phối trí không. mình đang rất cần. cảm ơn nhiều.:nghe (
Cái này dựa vào cấu trúc của chất bạn ah.

HoahocPro
06-06-2008, 09:40 PM
Trong các sách em đã học thì thường nói là phản ứng chỉ có thể cao nhất là động học bậc 3. Nhưng hình như phản ứng Canizaro là động học bậc 4? Điều này có mâu thuẫn gì không?

HoahocPro
06-06-2008, 10:33 PM
Theo mình là dựa vào cấu tạo của hợp chất. Còn như của bác tieulytamhoan thì là trạng thái hình học mất rồi.
Ví dụ như [Al(OH)4]- có số phối trí là 4, [Fe(CN)6]3- là 6....

tieulytamhoan
06-06-2008, 10:46 PM
Theo mình là dựa vào cấu tạo của hợp chất. Còn như của bác tieulytamhoan thì là trạng thái hình học mất rồi.
Ví dụ như [Al(OH)4]- có số phối trí là 4, [Fe(CN)6]3- là 6....
Hey! Cái mà chú pro nói là đơn phương trong phức thôi. Trong các chất (rắn) khác thì chú sẽ làm sao he? ^^
VD: Cr2O3, CrO3, SF6...vv....

bluenight
06-06-2008, 10:53 PM
:021_002: hehe theo mình ý của tieuly đã bao quát cả ý của hoahocpro lun oỳ!cái phức mà bạn xét thật ra nó cũng là theo cấu trúc hình học đó!
mà bạn nguyễn hữu đức có thể nêu ra vấn đề bạn đag thắc mắc ko như thế sẽ cụ thể hơn và dễ trả lời hơn!!!
thân:24h_046:

TraiTimVietNam
06-06-2008, 11:18 PM
Chả có gì mâu thuẫn cả.
Cái chính đó là phản ứng đơn giản hay phức tạp thôi.
Phản ứng đơn giản thì chỉ có bậc tối đa bằng 3.

cuulep
06-07-2008, 12:06 AM
:24h_125:hôm trước tớ đọc 1 câu trên onthi mà ko biết giải thích tại sao cả

ccâu đó viết rằng "trong bình có áp suất ko đổi chứa SO2 và O2 có phản ứng:
SO2 + 1/2O2 -> SO3 ( thuận nghịch)
cân bằng chuyển dịch về chiều thuận nếu ta thêm vào bình khí N2"

giải thích thế nào nhỉ?
còn nữa

2.tại sao rượu bấc 1 có phản ứng este hóa nhanh nhất còn rượu bậc 3 là châm jnhất

tuongvy
06-07-2008, 10:36 AM
:24h_125:hôm trước tớ đọc 1 câu trên onthi mà ko biết giải thích tại sao cả

ccâu đó viết rằng "trong bình có áp suất ko đổi chứa SO2 và O2 có phản ứng:
SO2 + 1/2O2 -> SO3 ( thuận nghịch)
cân bằng chuyển dịch về chiều thuận nếu ta thêm vào bình khí N2"



Mình nghĩ khi thêm N2 vào vì thế tích bình không đổi nên thể tích SO2 và O2 sẽ giảm tức nồng độ SO2 và O2 tăng nên cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận

tuongvy
06-07-2008, 10:42 AM
:24h_125:
2.tại sao rượu bấc 1 có phản ứng este hóa nhanh nhất còn rượu bậc 3 là châm jnhất
Mình giải thích như vậy không biết liệu có đúng không
Bản chất của p[hản ứng este hóa là axit tách OH còn rượu tách H
VD : CH3CO[OH + H]OC2H5 ---->CH3COOC2H5
Mà gốc ankyl là gốc đẩy electron nên rược bậc càng cao thì khả năng tách H càng khó chính vì vậy mà rượu bậc 1 có phản ứng este hóa nhanh nhất còn rượu bậc 3 là chậm nhất

cuulep
06-07-2008, 10:52 AM
oái ,cấu nói thế sao đc, tại vì đáp án trắc nghiệm đó có cả 4 câu đều là khí cả, mà giải thích như cậu thì chọn cái gì cũg đc à, ko ổn, nói chug là vẫn sai rồi

câu 2 thì vẫn ko thỏa đáng

vietkey11
06-07-2008, 01:52 PM
Mấy bác ơi !! Em bị mất căn bản về LAI HÓA !! Các bác hãy định nghĩa và giải thích rõ cho em về LAI HÓA được ko !! Em cảm ơn các bác !!

Bo_2Q
06-07-2008, 05:13 PM
Mấy bác ơi !! Em bị mất căn bản về LAI HÓA !! Các bác hãy định nghĩa và giải thích rõ cho em về LAI HÓA được ko !! Em cảm ơn các bác !!
Bạn chịu khó đọc trong sách nhé sau đó có gì không hiểu bạn cứ hỏi mọi người sẽ trả lời chứ hỏi chung chung quá thì chịu thôi. Gửi bạn file về phần đó
( File đính kèm bản quyền thuộc ChemVN thì phải :hutthuoc( )

raptor
06-09-2008, 12:51 PM
1.AgCl kết tinh theo hệ lập phương
a)Mạng tinh thể này thuộc kiểu NaCl hay CsCl
Biết R Ag+ = 0,113 nm
R Cl- = 0,181 nm
b) Tính khối lượng riêng của AgCl
Ag= 107,868 Cl= 35,453

tieulytamhoan
06-09-2008, 03:37 PM
1.AgCl kết tinh theo hệ lập phương
a)Mạng tinh thể này thuộc kiểu NaCl hay CsCl
Biết R Ag+ = 0,113 nm
R Cl- = 0,181 nm
b) Tính khối lượng riêng của AgCl
Ag= 107,868 Cl= 35,453
a/ Các halogenur KL kiềm (trừ CsCl, CsBr, CsI), các hydrur KL kiềm, các oxide KL: MgO, CaO, SrO, BaO, oxide KL chuyển tiếp: TiO, VO, MnO, FeO, CoO, NiO, CdO...và các chất như: AgCl, AgBr, AgF đều có cấu trúc kiểu NaCl.

b/ http://img371.imageshack.us/img371/7686/37612431un6.jpg
So với thông số tra được từ wikipedia là 5.56 g/cm3 thì khác nhau hơi nhiều

raptor
06-10-2008, 09:40 AM
Thank tieulytamhoan.Cho mình hỏi vậy mạng tinh thể của CsCl là gì?

khanh
06-10-2008, 10:41 AM
Lập phương tâm diện

Bo_2Q
06-11-2008, 11:01 AM
Ôi lâu ngày không đụng chạm vô cơ nên hơi bối rối cái này : tại sao năng lượng mạng lưới giảm dần từ Li -> Cs :nghi ( Trả lời giùm em nhé :chautroi

khanh
06-11-2008, 03:31 PM
Ủa, anh nhớ đi từ trên xuống IA thì năng lượng mạng lưới thay đổi không đáng kể mà Bo

tieulytamhoan
06-11-2008, 08:08 PM
Thank tieulytamhoan.Cho mình hỏi vậy mạng tinh thể của CsCl là gì?
Lập phương tâm diện
CsCl có kiểu cấu trúc lập phương tâm khối (bcc) chứ không phải lập phương tâm diện đâu bạn khanh ah.

Bo_2Q
06-11-2008, 09:54 PM
Ủa, anh nhớ đi từ trên xuống IA thì năng lượng mạng lưới thay đổi không đáng kể mà Bo

À tuy không đáng kể thì em ko rõ lắm nhưng để giải thích cái vụ biến đổi nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi ý mà: Từ Li -> Cs nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy giảm dần với lí do là R tăng nên lực liên kết trong mạng tinh thể ( cùng loại) giảm
Em chưa rõ tại sao R tăng thì lực liên kết giảm nhỉ ? Em thấy từ Li-> Cs thì năng lượng ion hóa nó giảm tức là e của nguyên tử càng dễ tham ra vào lk kim loại thì nó càng bền chứ nhờ :24h_115: hic hic lâu không ôn nên quên béng mất rùi :nghe (
Tiện hỏi thêm cái ngoài lề , sao người ta quy đổi đơn vị thế này đc nhỉ :lon (
1 cm^-1 = 1.986 x 10^-23 j/phân tử

p3_kul
06-12-2008, 07:13 AM
chi? em bai` nay` nha
Tong^? so^' hat. trong nguyen^ tu? la` 13 tím` so^' luong. cua? moi^~ hat. tren^

tieulytamhoan
06-12-2008, 08:51 AM
chi? em bai` nay` nha
Tong^? so^' hat. trong nguyen^ tu? la` 13 tím` so^' luong. cua? moi^~ hat. tren^
Gọi N là số neutron
P là số proton
E là số electron
Điều kiện: N, P, E là số nguyên dương và N, P, E < 13 (N, P, E thuộc Z*+)
Tổng số hạt trong ngtử=13
---> P+E+N=13
mà: P = E
---> 2P+N=13
mặt khác: 1< N/Z < 1.52
---> 3.69< P < 4.33
---> P = 4
E = 4
N = 13 - (4 + 4) = 5

@p3_kul: em nên sửa lại bài của em có dấu đàng hoàng 1 tí nhé. Viết như vậy thì rất style (theo kiểu teen hiện giờ) nhưng viết như thế không rõ ràng, gây khó khăn cho người đọc rất nhiều. Em nên đọc kỹ quy định của forum nhé. Chúc em học tốt! Thân. ^^

raptor
06-12-2008, 09:36 AM
À tuy không đáng kể thì em ko rõ lắm nhưng để giải thích cái vụ biến đổi nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi ý mà: Từ Li -> Cs nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy giảm dần với lí do là R tăng nên lực liên kết trong mạng tinh thể ( cùng loại) giảm
Em chưa rõ tại sao R tăng thì lực liên kết giảm nhỉ ? Em thấy từ Li-> Cs thì năng lượng ion hóa nó giảm tức là e của nguyên tử càng dễ tham ra vào lk kim loại thì nó càng bền chứ nhờ :24h_115: hic hic lâu không ôn nên quên béng mất rùi :nghe (
Tiện hỏi thêm cái ngoài lề , sao người ta quy đổi đơn vị thế này đc nhỉ :lon (
1 cm^-1 = 1.986 x 10^-23 j/phân tử

Tuy vậy nhưng mà bán kính nguyên tử tăng nên độ dài liên kết cũng tăng mà ta lại có công thức E = k*n+*n-/d --->d càng tăng thì E càng giảm

trannguyen
06-13-2008, 07:56 PM
Mình giải thích như vậy không biết liệu có đúng không
Bản chất của p[hản ứng este hóa là axit tách OH còn rượu tách H
VD : CH3CO[OH + H]OC2H5 ---->CH3COOC2H5
Mà gốc ankyl là gốc đẩy electron nên rược bậc càng cao thì khả năng tách H càng khó chính vì vậy mà rượu bậc 1 có phản ứng este hóa nhanh nhất còn rượu bậc 3 là chậm nhất
rựu bậc ba phản ứng chậm do hiệu ứng lập thể. chứ khôgn phải vì nhóm -Me gì cả đâu bạn hiền ah!

bommer_champion
06-27-2008, 04:49 PM
Mình giải thích như vậy không biết liệu có đúng không
Bản chất của p[hản ứng este hóa là axit tách OH còn rượu tách H
VD : CH3CO[OH + H]OC2H5 ---->CH3COOC2H5
Mà gốc ankyl là gốc đẩy electron nên rược bậc càng cao thì khả năng tách H càng khó chính vì vậy mà rượu bậc 1 có phản ứng este hóa nhanh nhất còn rượu bậc 3 là chậm nhất
chài cái này theo mình thì bạn nghĩ sai
pứ este hóa có cơ chế xảy ra trong mt axit là tạo ra cacbocation đối với rượu sau đó axit sẽ xông vô
nếu theo bạn axit tách nhốm OH thì tạo ra ion như là (CH3-C=O)+ thì ion này gần như rất x N lần ko bền thì sao có thể xảy ra

khanh
06-28-2008, 09:21 AM
chài cái này theo mình thì bạn nghĩ sai
pứ este hóa có cơ chế xảy ra trong mt axit là tạo ra cacbocation đối với rượu sau đó axit sẽ xông vô
nếu theo bạn axit tách nhốm OH thì tạo ra ion như là (CH3-C=O)+ thì ion này gần như rất x N lần ko bền thì sao có thể xảy ra

Ak, còn tui thấy, O của rượu với O của nhóm C=O thì O của nhóm C=O có nhiều điện tích âm hơn, thuận lợi cho sự tấn công của tác nhân electrophile như H+, sau khi vào đấy sẽ tạo cacbocation, rầu O âm điện của R-OH sẽ tấn công vào cacbocation đó

HoahocPro
06-30-2008, 09:59 PM
Có 1 câu trong đề Ukaraina như sau:
Phân tử oxi (có độ dài liên kết O-O là 0,121nm), có thể liên kết với 2 nguyên tử Flo mà hầu như không tăng độ dài liên kết O-O (0,122nm). Nếu liên kết với Hidrothif độ dài lk O-O tăng lên rõ rệt (0,148nm). Khi tạo thành đime N2O2 độ dài liên kết N-O gần như không thay đổi trong khi lk N-N rất yếu ớt. Liên kết yếu ớt này cũng xuất hiện trong Cl2O2.
a/ Thử nêu công thức cấu tạo của O2, F2O2, H2O2, N2O2, và Cl2O2.
b/ Chỉ rõ bậc liên kết của O-O và O-X trong các phân tử này.
Mấy bác giúp em với, em nghĩ mãi vẫn chưa thông. :sacsua (

Zero
07-01-2008, 12:22 AM
Ở đây ta nên lưu ý độ dài một số liên kết cơ sở
Nối ba khoảng 120pm, nối đôi khoảng 135 - 140pm còn nối đơn thì khoảng 150
Từ đó rút ra các cấu tạo tương ứng. Ví dụ O2 có một liên kết đôi và một liên kết trung gian, do giá trị gần với liên kết ba nên cấu tạo có thể biểu diễn dưới dạng O =... O. Tương tự cho các chú con lại (tự suy)
Bậc liên kết cũng thế cả
Chúc vui vẻ ^^
Cái này có phải trong đống đề Ukraina của anh không nhỉ. Hiện anh có đề năm 2008 rồi, nhưng... chưa dịch được T_T

TNT_TNT
07-01-2008, 08:59 PM
Tuy vậy nhưng mà bán kính nguyên tử tăng nên độ dài liên kết cũng tăng mà ta lại có công thức E = k*n+*n-/d --->d càng tăng thì E càng giảm

công thức này chỉ dùng cho việc xét năng lượng phân ly của hợp chất ion, còn ở đây đang nói đến KL mà đâu có đụng chạm gì đến lk đâu
PS: cẩn thận nhé

HoahocPro
07-03-2008, 06:04 PM
Ở đây ta nên lưu ý độ dài một số liên kết cơ sở
Nối ba khoảng 120pm, nối đôi khoảng 135 - 140pm còn nối đơn thì khoảng 150
Từ đó rút ra các cấu tạo tương ứng. Ví dụ O2 có một liên kết đôi và một liên kết trung gian, do giá trị gần với liên kết ba nên cấu tạo có thể biểu diễn dưới dạng O =... O. Tương tự cho các chú con lại (tự suy)
Bậc liên kết cũng thế cả
Chúc vui vẻ ^^
Cái này có phải trong đống đề Ukraina của anh không nhỉ. Hiện anh có đề năm 2008 rồi, nhưng... chưa dịch được T_T

Theo thuyết MO thì O2 là liên kết bậc 2 chứ anh? Với lại cái phần O2F2 em vẫn chưa hiểu tại sao nó tạo thành phân tử mà độ dài lk O-O gần như không đổi?
Đề này là Ukraina năm 1999, nhưng mà là trong tập 4 của đề thi Olympic Việt Nam và Quốc tế năm 2000!

tieulytamhoan
07-03-2008, 10:00 PM
Hợp chất hữu cơ có chứa liên kết cacbon kim loại gọi là gì?
Hợp chất ấy gọi đầy đủ là "hợp chất hữu cơ kim loại" hay gọi tắt là "hợp chất cơ kim". Tác chất Grignard (RMgX; X: halogen) là 1 trong họ hợp chất cơ kim đấy bạn ah.

tieulytamhoan
07-03-2008, 10:09 PM
1. Năng lượng ion hóa là gì?
2. Độ âm điện và mức oxi hóa của 1 nguyên tố là gì?
1/ Năng lượng ion hóa (I) là năng lượng cần thiết (I>0) để tách 1 electron ra khỏi ngtử hay ion ở pha khí, trạng thái cơ bản. Năng lượng ion hóa tương ứng với các nấc tách electron thứ I; II; III...lần lượt là I1; I2; I3...
- Dấu của I được quy ước theo nhiệt động học hiện đại:
+ Thu: "+"
+ Tỏa: "-"
- Cùng 1 nguyên tố thì I1 < I2 < I3 <...Năng lượng ion hóa phần nào cho biết khả năng nhường electron - tính khử - tính kim loại của các đơn chất.
VD: quá trình ion hóa nguyên tử M:
M(khí) + I1 ---> M+(khí) + e
M+(khí) + I2 ---> M2+(khí) + e
M2+(khí) + I3 ---> M3+ (khí) + e

2/ Độ âm điện biểu thị cho khả năng kéo electron của nguyên tử phía phía nó khi hình thành liên kết hóa học
Mức oxy hóa thì mình chưa hiểu ý bạn. Bạn nói rõ hơn chút nữa nha.

toandhsp
07-04-2008, 09:19 AM
Mấy bạn có kinh nghiệm gì trong việc so sánh góc liên kết của hợp chất lai hóa sp3 không?(tức là so sánh góc liên kêt đó cới 109 độ 28' ấy không phải so sánh 2 phân tử với nhau đâu.)
Chia sẻ cho mình với!MÌnh đang cần lắm vì xét mấy phần đó thấy cứ lung tung hết cả lên.
ví dụ :Góc liên kết H-0-H là 104 độ trong khi của CH3-0-CH3 lại là 111 độ(không hiểu luôn)
Nếu bảo là 2 cặp e chưa chia của 0 ở Ch3-0-ch3 đẩy 2 gốc ch3 kém hơn là ở nước thì cũng không đến nỗi kém thế!(ví dụ:PI3 nhé P có mỗi một cặp e dư thôi mà đẩy góc liên kết xuống còn có 102 độ trong khi oxi ở đây có đến 2 cặp e dư)
Nếu bảo là thể tích của nhóm ch3 lớn hơn H thì cũng chưa hẳn(vì cũng xét trường hợp PI3 ở trên I cũng có thể tích lớn hơn P vậy mà góc liên kết cũng có mỗi 102 độ.)

TNT_TNT
07-05-2008, 09:46 PM
Mấy bạn có kinh nghiệm gì trong việc so sánh góc liên kết của hợp chất lai hóa sp3 không?(tức là so sánh góc liên kêt đó cới 109 độ 28' ấy không phải so sánh 2 phân tử với nhau đâu.)
Chia sẻ cho mình với!MÌnh đang cần lắm vì xét mấy phần đó thấy cứ lung tung hết cả lên.
ví dụ :Góc liên kết H-0-H là 104 độ trong khi của CH3-0-CH3 lại là 111 độ(không hiểu luôn)
Nếu bảo là 2 cặp e chưa chia của 0 ở Ch3-0-ch3 đẩy 2 gốc ch3 kém hơn là ở nước thì cũng không đến nỗi kém thế!(ví dụ:PI3 nhé P có mỗi một cặp e dư thôi mà đẩy góc liên kết xuống còn có 102 độ trong khi oxi ở đây có đến 2 cặp e dư)
Nếu bảo là thể tích của nhóm ch3 lớn hơn H thì cũng chưa hẳn(vì cũng xét trường hợp PI3 ở trên I cũng có thể tích lớn hơn P vậy mà góc liên kết cũng có mỗi 102 độ.)

sở dĩ góc lk đo được bao nhiêu là dựa vào hình dạng của phân tử, trong trường hợp lai hóa sp3 thì có ba dạng: góc, tháp tam giác hay dạng chuẩn là tứ diện. Các góc lk đều có đựoc từ thực nghiệm và chúng ta chỉ dùng cặp e tự do để giải thích góc lk nhỏ hơn góc chuẩn là đủ rồi. Còn cái bạn đang đề cập là tại sao góc lk cuả phân tử lại khác nhau - đó cũng chính là muốn đi tìm ra một tiêu chí cụ thể để so sánh các góc rồi còn gì. Có những góc có thể so sánh được nhưng bạn nên nhớ rằng luôn có TH ngoại lệ, khoa học chẳng rõ ràng như bạn nghĩ đâu
từ thực nghiệm là vậy nên ngừoi ta sẽ tìm cách đưa ra lý thuyết để giải thích sao cho HỢP LÝ, ví dụ TH trên gióc HOH và MeOMe thì chỉ dùng không gian của nhóm Me để giải thích là đủ (bạn lấy cơ sở nào để nói thể tích của nhóm Me gần bằng H), còn ở PI3 có đến 3lk PI sao lại so sánh với HOH chỉ có 2 lk OH chưa kể lk OH phân cực về O nhiều hơn còn PI phân cực về P ít hơn, tóm lại rất nhiều yếu tố để xét cái nào trội hơn cái đó sẽ thắng
PS: mong nhận sự phản hồi

toandhsp
07-06-2008, 09:40 AM
Bạn nói là:Các góc lk đều có được từ thực nghiệm và chúng ta chỉ dùng cặp e tự do để giải thích góc lk nhỏ hơn góc chuẩn là đủ rồi.Nhưng ta thấy Ch3-0-Ch3 góc liên kết COC =111 độ cơ mà!Ý mình muốn nói thêm ở đây là chẳng lẽ ảnh hưởng của 2 đôi e chưa chia lại yếu đến thế(mình thấy trong sách nói là sự khuếch tán của đôi e riêng >đôi e chung)!Còn mình không nói là thể tích nhóm ch3 > H mà là chỉ muốn nói là yếu tố thể tích của phối tử xung quanh C đôi khi không ảnh hưởng nhiều lắm(Nên mình mới chọn ví dụ PI3 để thấy được là P có mỗi một cặp e riêng mà đẩy 3 thằng I to đùng đến gần 102 độ).
Còn như bạn nói là chưa kể lk OH phân cực về O nhiều hơn còn PI phân cực về P ít hơn thì mình công nhận quên chưa xét yếu tố này!Nhưng ý chính của mình là:
Ảnh hưởng của cặp e riêng là rất lớn!
Tại sao trong trường hợp Ch3-0-ch3 ảnh hưởng của nó lại kém đến vậy?
Hơn nữa theo mình thì so sánh góc với góc chuẩn khó hơn là so sánh các phân tử với nhau.
(Vd:so sánh góc liên kết của nước với góc liên kết của ch3-0ch3 thì còn được chứ bảo mình so sánh góc của ch3-0-ch3 với góc chuẩn thì chịu )
Nếu bạn giải thích được vì sao post lên giúp mình nhé.(Công nhận là Nhiều khi phải dựa vào thực nghiêm để giải thích thật)

HoahocPro
07-07-2008, 08:08 PM
Mình nghĩ là như thế này: trong CH3-O-CH3 thì có sự đẩy nhau mạnh của 2 nhóm CH3 là hợp lý bởi thể tích lớn. Nếu bạn đưa ra trường hợp PI3 thì lại phải xét khả năng lai hóa và sự phân cực, nhận thấy P không thể lai hóa mạnh bằng O, hơn nữa liên kết O-C là phân cực về O, đôi e liên kết gần O trong khi liên kết P-I lại phân cực về phía I làm đôi e liên kết ở xa P hơn.
Ngoài ra chúng ta còn phải xét tương tác đồng thời của độ dài liên kết và bán kính, như Cl-O-Cl có góc là 111 trong khi F-O-F chỉ là 104 là do sự tăng độ dài liên kết từ F đến Cl không nhanh bằng sự tăng bán kính.
Hy vọng sẽ còn được trao đổi thêm, phần này mình lâu không ngó qua nên quên hết rồi!

toandhsp
07-08-2008, 11:33 PM
Hay nhỉ :Góc liên kết của CL-0-CL lại xấp xỉ của Ch3-0-ch3.
Cl-0-Cl Ch3-0-ch3
Liên kết cl-0 kém phân cực về oxi hơn--->là yếu tố làm giảm góc liên kết Cl-0-Cl liên kết 0-C phân cực về phía oxi nhiều hơn---->là yếu tố làm tăng góc c-0-c
mà thể tích của Cl >thể tích của Ch3 (nhiều)(Xét yếu tố này Cl lại ưu thế hơn là Ch3 về khoản làm tăng góc)
Mấy cái so sánh nhiều yếu tố trái chiều này nó cứ đi kèm với nhau(chẳng biết cái nào hơn kém ra sao)--->bó tay.Không biết có khi nào người ta bắt mình so sánh 2 chất trên không nhỉ????Không biết trước góc thì có đoán nổi không nhỉ?????
Đúng là thực nghiệm!:24h_093:
À!Các bạn có biết web nào có mấy số liệu thực nghiệm tin cậy không?Chỉ mình với!!!MÌnh cần số liệu mới mới một tí cho yên tâm!Cảm ơn nhiều!

TNT_TNT
07-15-2008, 05:01 PM
Bạn nói là:Các góc lk đều có được từ thực nghiệm và chúng ta chỉ dùng cặp e tự do để giải thích góc lk nhỏ hơn góc chuẩn là đủ rồi.Nhưng ta thấy Ch3-0-Ch3 góc liên kết COC =111 độ cơ mà!Ý mình muốn nói thêm ở đây là chẳng lẽ ảnh hưởng của 2 đôi e chưa chia lại yếu đến thế(mình thấy trong sách nói là sự khuếch tán của đôi e riêng >đôi e chung)!Còn mình không nói là thể tích nhóm ch3 > H mà là chỉ muốn nói là yếu tố thể tích của phối tử xung quanh C đôi khi không ảnh hưởng nhiều lắm(Nên mình mới chọn ví dụ PI3 để thấy được là P có mỗi một cặp e riêng mà đẩy 3 thằng I to đùng đến gần 102 độ).
Còn như bạn nói là chưa kể lk OH phân cực về O nhiều hơn còn PI phân cực về P ít hơn thì mình công nhận quên chưa xét yếu tố này!Nhưng ý chính của mình là:
Ảnh hưởng của cặp e riêng là rất lớn!
Tại sao trong trường hợp Ch3-0-ch3 ảnh hưởng của nó lại kém đến vậy?
Hơn nữa theo mình thì so sánh góc với góc chuẩn khó hơn là so sánh các phân tử với nhau.
(Vd:so sánh góc liên kết của nước với góc liên kết của ch3-0ch3 thì còn được chứ bảo mình so sánh góc của ch3-0-ch3 với góc chuẩn thì chịu )
Nếu bạn giải thích được vì sao post lên giúp mình nhé.(Công nhận là Nhiều khi phải dựa vào thực nghiêm để giải thích thật)

đúng là sự đẩy của cặp e riêng lớn hơn cặp e liên kết, nhưng nếu lấy tiêu chí đó để giải thích thì lại không đúng với góc 111 độm, vậy chỉ còn cách chuyển sang xét ảnh hửong không gian của nhóm CH3 thôi, còn nếu như điều đó không đúng thì chịu --> cần có một tiêu chí mới ra đời để giải thích (vì nếu thuyết này bị hạn chế thì người ta sẽ đưa ra thuyết mới để giải thích sao cho phù hợp với thực nghiệm là được, vì một lý do đơn giản thực nghiệm chẳng bao giwof thay đỏi cả)

TNT_TNT
07-15-2008, 05:10 PM
Mình nghĩ là như thế này: trong CH3-O-CH3 thì có sự đẩy nhau mạnh của 2 nhóm CH3 là hợp lý bởi thể tích lớn. Nếu bạn đưa ra trường hợp PI3 thì lại phải xét khả năng lai hóa và sự phân cực, nhận thấy P không thể lai hóa mạnh bằng O, hơn nữa liên kết O-C là phân cực về O, đôi e liên kết gần O trong khi liên kết P-I lại phân cực về phía I làm đôi e liên kết ở xa P hơn.
Ngoài ra chúng ta còn phải xét tương tác đồng thời của độ dài liên kết và bán kính, như Cl-O-Cl có góc là 111 trong khi F-O-F chỉ là 104 là do sự tăng độ dài liên kết từ F đến Cl không nhanh bằng sự tăng bán kính.
Hy vọng sẽ còn được trao đổi thêm, phần này mình lâu không ngó qua nên quên hết rồi!

Mình có 2 vấn đề cần bạn giải thích rõ
1) P không lai hóa mạnh bằng O ?
2) sự tăng đọ dài lk từ F đén Cl khong nhanh bằng sự tăng bán kính?

Thân!!!

HoahocPro
07-16-2008, 04:31 PM
Xin giải thích rõ hơn ở đây theo suy nghĩ của em (chẳng biết có đúng không!):
1/ Một cách trực quan ta thấy trong 1 nhóm từ trên xuống dưới khả năng lai hóa với ít AO giảm dần, khả năng lai hóa nhiều AO tăng. Chẳng hạn nhóm IV thì C lai hóa sp3, đến Si thêm sp3d2, Ge gần như Si, đến Pb thì thâm lai hóa sp3d2f2 với 8 AO và sự lai hóa sp3 rất kém. Có thể cho rằng sự lai hóa với ít AO không bền dần từ trên xuống bởi mức năng lượng của các AO ngày càng gần nhau(d gần p hơn). Chu kì trên lai hóa cũng tốt hơn chu kì dưới.
2/ Ở Cl còn có AOd có thể tham gia liên kết kiểu p->d nên làm ngắn liên kết so với sự tăng theo quy luật.

Lucky_star_2805
08-22-2008, 12:14 AM
Mình nghĩ mình có cách xem xét giữa thuyết VSEPR và thuyết lai hóa trong VB để thấy cái nào chính xác hơn rồi. Theo VSEPR, liên kết giữa H và S trong H2S là liên kết sigma s-p, nên góc hóa trị là gần 90 độ. Còn trong H2O, do O xi độ âm điện lớn hơn nên kéo 2 của H về gần mình hơn, tạo ra lực đẩy giữa hai e của 2 H, góc hóa trị lớn hơn 90 độ (104,5 độ). Còn theo VB thì đó là do lai hóa, lực đẩy cặp e tự do đẩy cặp e liên kết của H2S mạnh hơn lực đẩy cặp e tự do đẩy cặp e liên kết của H2O, cũng do độ âm điện của oxi.
Vậy ta thử xét với H2Se, nếu góc hóa trị của H2Se mà bằng hoặc lớn hơn H2S thì thuyết VSEPR đúng, nếu nhỏ hơn H2S độ thì thuyết VB đúng, và H2S cũng có lai hóa, do dộ âm điện S lớn hơn Se.
Mình tìm kiếm thử trên Google thì thấy góc hóa trị của H2Se là 91 độ, trong khi của H2S là 92.1 độ, vậy VB đúng, VSEPR sai? H2S, H2Se đều có lai hóa?
Không biết mình lý luận vậy có sai sót chỗ nào không, mọi người đọc thử rồi cho ý kiến giúp.
Dò thêm H2Te, có góc lai hóa là 90 độ. Nếu nó xuống dưới 90 là có thể hoàn toàn khẳng định VSEPR sai rồi. Việc này hơi bị rối quá.

Mình chưa nắm rõ về cái thuyết VSEPR này lắm nhưng nếu như bạn nói thì minh thấy đâu có gì vô lý. Xét dãy H2O,H2S,H2Se (coi như đều là liên kết ở dạng chữ V cho dễ tưởng tượng) thì cặp e liên kết đều hơi lệch về phía nguyên tử trung tâm mà theo mình lực đẩy của e là 1 const=> e chung càng gần nguyên tử trung tâm thì góc liên kết càng lớn=> Delta độ âm điện càng lớn thì góc liên kết càng lớn ( vì càng gần nguyên tử trung tâm)=>góc liên kết của H2O>H2S>H2Te>H2Se. Và mình có cảm tưởng như có thể có một công thức tính góc liên kết (Có thể coi là bổ đề cho VSEPR) theo delta độ âm điện, độ dài liên kết ( vì nếu nguyên tử trung tâm có hút mạnh mà khoảng cách xa thì e cũng chưa chắc gần bằng delta độ âm điện bé hơn môt chút mà khoảng cách ngắn) , 1 hằng số ( có thể là lực đẩy của e vs mấy cái cố định #), và 1 số bất định ( nhưng sẽ có liên quan đến độ âm điện của 2 nguyên tử, d , ... những thứ biến đổi theo nguyên tử).
Nhưng đây là mình mới chỉ tưởng tượng góc liên kết là trên 1 mặt phẳng và chưa tính tới cả khoảng cách giữa e liên kết và e tự do của nguyên tử trung tâm

Và theo mình , ta nên khảo sát bắt đầu từ H2Te vì nó là chất có các thông số hơi đẹp( delta độ âm điện gần như=0 => e chung ở chính giữa, góc liên kết 90 độ ). Nhưng tiếc là mình vẫn chưa search dc khoảng cách H-Te trong phân tử.Bạn nào search dc tài liệu E thì share cho mình với nhé
Rất mong nhận dc góp ý của các bạn

CHANTHIEN
08-22-2008, 11:38 AM
1.

N : N :… 2s2 2p3 ( tôi ko bit chèn hình obitan vào bằng cách nào . các bạn vẽ ra dùm nhe !)

Vậy khi N tạo liên kết với H trong NH3 bạn nào có thể biểu diễn trạng thái lai hóa sp2 của NH3 dùm tôi ?( ý tôi muốn hỏi các bạn là phân lớp 2s đã có 2e và lớp 2 đã ko còn obitan trống vậy thì lai hóa như thế nào ?)

2. các bạn có thể giải thích hộ tôi thế nào là đôi điện tử tự do không?( nếu hai điện tử đã ghép đôi có được xem là đôi điện tử tự do không vậy ?

yukiheart
08-22-2008, 12:37 PM
Lai hóa sp2d không tồn tại đâu bạn ạ , chỉ có lai hóa dsp2 thôi.

cô giáo ở đại học của mình dạy hóa lượng tử vẫn ra đề là lai hóa sp2d đấy, tuy nhiên theo mình sp2d hay dsp2 cũng vậy thôi, cùng bản chất là 1 AOs + 2 AOp + 1 AO d thui. bạn hơi cực đoan hóa vấn đề!:24h_046:
dạng này lai hóa vuông phẳng, hồi học pt mình chưa nghe tới.

Lucky_star_2805
08-22-2008, 11:43 PM
Mình vừa tìm được các số liệu của dãy H2O,H2S,H2Se,H2Te , bạn nào thử xem chúng có liên hệ gì vs nhau ko nhé
góc khoảng cách H-X delta độ âm điên X-H
H2O 104,45 95.84pm 1.44
H2S 92.1 133.6pm 0.38
H2Se 91 146pm 0.35
H2Te 90 169pm -0.1

Nhận xét đầu tiên của mình là các dãy số này biên đổi theo quy luật từ H2O->H2Te. Nhưng H2O có góc liên kết lớn hơn hẳn đống kia là do delta độ âm điện trội hơn hẳn cộng thêm độ dài liên kết cũng nhỏ hơn nhiều so vs đống kia. Nhưng điều quan trọng mình muốn là liệu có thể tìm dc 1 công thức có liên quan vs các số trên hay ko
Rất mong nhận dc sự góp ý của các bạn

tieulytamhoan
08-23-2008, 07:28 AM
tuy nhiên theo mình sp2d hay dsp2 cũng vậy thôi
dsp2 là lai hóa d trong, sp2d là lai hóa d ngoài, sự khác biệt không hề nhỏ, đặc biệt khi xét trong phức chất.

trannguyen
02-24-2009, 06:44 PM
các hunh đệ cho mình tham khảo tý nhá!
các huynh đệ nghĩ là BH3 sẽ có kiểu lai hóa nguyên tử trung tâm là gì?

SuperDragon
03-06-2009, 05:32 PM
Có ai biết cách nào để sắp xếp các mức năng lượng của AO không?

Zero
03-06-2009, 05:57 PM
Theo quy tắc Klechkowski thôi

banhmy2405
03-30-2009, 09:14 PM
co pà con nào có sách cấu tạo chất nói về "term" ko?về cách xác định độ bội trong term ?post giùm nha
New Member_Hut
thanks nhìu

ossizanc_vtm
04-05-2009, 10:03 AM
tài liệu về phức chất tìm ở đâu thế? Giúp em với

clayqn88
06-19-2009, 07:51 PM
<a title="View So Tay Hoa Hoc Pho Thong on Scribd" href="http://www.scribd.com/doc/13219867/So-Tay-Hoa-Hoc-Pho-Thong" style="margin: 12px auto 6px auto; font-family: Helvetica,Arial,Sans-serif; font-style: normal; font-variant: normal; font-weight: normal; font-size: 14px; line-height: normal; font-size-adjust: none; font-stretch: normal; -x-system-font: none; display: block; text-decoration: underline;">So Tay Hoa Hoc Pho Thong</a> <object codebase="http://download.macromedia.com/pub/shockwave/cabs/flash/swflash.cab#version=9,0,0,0" id="doc_527615022140782" name="doc_527615022140782" classid="clsid:d27cdb6e-ae6d-11cf-96b8-444553540000" align="middle" height="500" width="100%" rel="media:document" resource="http://d.scribd.com/ScribdViewer.swf?document_id=13219867&access_key=key-1dbmtwqxeo1flbgh9zdl&page=1&version=1&viewMode=" xmlns:media="http://search.yahoo.com/searchmonkey/media/" xmlns:dc="http://purl.org/dc/terms/" > <param name="movie" value="http://d.scribd.com/ScribdViewer.swf?document_id=13219867&access_key=key-1dbmtwqxeo1flbgh9zdl&page=1&version=1&viewMode="> <param name="quality" value="high"> <param name="play" value="true"> <param name="loop" value="true"> <param name="scale" value="showall"> <param name="wmode" value="opaque"> <param name="devicefont" value="false"> <param name="bgcolor" value="#ffffff"> <param name="menu" value="true"> <param name="allowFullScreen" value="true"> <param name="allowScriptAccess" value="always"> <param name="salign" value=""> <embed src="http://d.scribd.com/ScribdViewer.swf?document_id=13219867&access_key=key-1dbmtwqxeo1flbgh9zdl&page=1&version=1&viewMode=" quality="high" pluginspage="http://www.macromedia.com/go/getflashplayer" play="true" loop="true" scale="showall" wmode="opaque" devicefont="false" bgcolor="#ffffff" name="doc_527615022140782_object" menu="true" allowfullscreen="true" allowscriptaccess="always" salign="" type="application/x-shockwave-flash" align="middle" height="500" width="100%"></embed> </object>
Download Here :Mediafire (http://www.mediafire.com/?lmdm5yg0zi5)4shared (http://www.4shared.com/file/127261185/8759aade/So-Tay-Hoa-Hoc-Pho-Thong.html)

minhduchmd
08-25-2009, 10:08 PM
khó tìm wa

nguyenthanhvy
08-25-2009, 10:40 PM
mình có thể mua cuốn này đc hok ?

Kingofswadian
08-26-2009, 12:49 PM
Vòa nhà sách đấy. ở đấy nó chất cả đốnghiiiiiiiii:ungho (

minie_4ever
09-01-2009, 03:58 PM
cho em hỏi làm thế nào để so sánh năng lượng ion hóa của Zn và Mg?

betuyet
09-01-2009, 04:41 PM
ta dựa vào vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn . Trong 1 chu kì đi từ trái sang phải thì năng lượng Ion hoá thứ nhất của các nguyên tố tăng dần còn trong 1 nhóm khi đi từ trên xuống dưới thì năng lượng Ion hoá giảm dần .:24h_021:

garconip
09-02-2009, 10:39 AM
Dụa vào thực nghiệm, tra sổ tay là chắc nhất.
Các nguyên tố s, p còn dự đoán được, nguyên tố d, f thì khó nói được gì nếu dụa vào bảng tuần hoàn..

minie_4ever
09-02-2009, 03:02 PM
nhưng các anh chị cho em hỏi nếu như 2 nguyên tố ko cùng nhóm hoặc chu kì thì làm thế nào ?

Nguyen Thi Minh Trang
09-02-2009, 04:45 PM
thì so sánh với 1 ntố trung gian sao cho ntố đó cúng chu kì vs ntố thứ nhất, cùng nhóm vs ntố thứ 2. hoặc ngược lại.

Molti
09-21-2009, 07:48 PM
hình như nếu đã bik' độ âm điên với ái lực điên từ thì tính theo CT: I = 2x - E
(x là độ âm điện, e là ái lực điện từ), còn nếu theo quy luật của bản tuần hoàn thì cũng ko chắn chắc lắm ở những nguyên tố d, f

Trunks
09-21-2009, 09:33 PM
Ừh!!!rõ ràng là có công thức đó,nhưng mà đề rất ít cho mình bít 2 yếu đố đó,với lại nếu làm bt ở phổ thông thì gv sẽ hỏi công thức đó ở đâu ra,còn nếu là các nguyên tố d,f thì hình như có 1 số trường hợp ngoại lệ!!!!!!

Molti
09-21-2009, 09:44 PM
thì so sánh với 1 ntố trung gian sao cho ntố đó cúng chu kì vs ntố thứ nhất, cùng nhóm vs ntố thứ 2. hoặc ngược lại.

bạn nì nói kì hề, lỡ như nguyên tố trung gian có I cùng bé hơn hoặc lớn hơn 2 nguyên tố kia thì sao ^^! có j` sai thì xin bạn chỉ bảo..vd: I(Mg)> I(Ca); I(Zn)>I(Ca); -->I(Mg) ?? I(Zn)

HuyHoang
10-01-2009, 08:51 PM
Thì chọn ngto nào cho thix hợp ấy...đâu ngto nào cũg đc.
Mà mình nghĩ so sánh theo bán kính ngtu và ai lực thì ok.....theo p/lớp....cái này mình thấy giải đề QG nó nói thế :D ko bít có cách j khác ko.....
Mong chỉ giáo.........:3::3:

Molti
10-01-2009, 09:27 PM
so sánh theo bán kính nguyên tử và ái lực thì làm sao, bạn nói rõ hơn được không ??

HuyHoang
10-01-2009, 09:36 PM
thì bk lớn->lực hút vs nhân jam.....tùy vào độ chênh lệch ái lực và bán kính mà kết luận....

Molti
10-01-2009, 09:42 PM
àh !!!vậy: tỉ lệ ái lực/r bé hơn thì Ion hoá lớn hơn đúng không bạn

HuyHoang
10-01-2009, 09:56 PM
ngc lại bạn ak ái lực/r càng lớn thì I càng lớn....mình nghĩ thế....(vì lực hút càng mạnh mà):014:

linkingnki
10-02-2009, 12:41 AM
em có đọc qua 1 số sách của NNA, có chỗ mà mãi chả hiểu, mối quan hệ giữa 4 số lượng tử là gì mà người ta có thể suy ra được nguyên tố đó là nguyên tố gì từ 4 loại lượng tử đó?? Họ cũng có giải nhưng là đi giải kiểu nhảy luôn đến đáp án, ko bận công giải thích gì nên em ko hiểu ạ.:014:

khanh
10-02-2009, 08:51 AM
n: số lượng tử chính => lớp e:
n=1,2,3,4,...
l: số lượng tử momen góc => phân lớp e
l=0,...(n-1)
ml: số lượng tử từ => AO của e:
ml = -l , ...., l
ms: số lượng tử spin => chiều quay của e

linkingnki
10-02-2009, 10:19 AM
anh có thể nói rõ 1 vd ko?

Molti
10-02-2009, 12:08 PM
vd: n=3, l=1, m=0, ms=-1/2 --> 3p5 phân lớp cuối, rồi viết cấu hình ra --> nguyên tố p, nhóm VII(7e cuối cùng) chu kì 3(có 3 lớp e), , dựa vào cấu hình Z= 17, vậy đó là Cl

linkingnki
10-02-2009, 07:08 PM
trùi, ý mình là hỏi ở cái dấu --> của Molti là quá trình suy luận ntn í? cậu giải y như trong sách nên tớ ko hiểu gì sất

quyvuongtrolai
10-02-2009, 07:16 PM
cái này bạn phải đọc sach thôi nói mồm có khi bạn cung ko hiểu huống hồ thế này

linkingnki
10-02-2009, 07:36 PM
thật sự là khó nói đến thế hả bạn??

binh_d08_a1
10-02-2009, 07:39 PM
nói 1 cách đơn giản thì nó là thế này:
-n ứng với chu kỳ, chu kỳ 1 - n=1, chu kỳ 2 - n=2, chu kỳ 3 - n=3...
-l ứng với orbital, orbital lớp s - l=0, lớp p - l=1, lớp d - l=2, lớp f - l=3
-m ứng với vị trí trong orbital của e cuối cùng, nếu e ở ô trung tâm của orbital thì m=0, đi dần qua 2 bên thì giá trị tuyệt đối của m tăng dần thành 1, 2, 3... tùy tài liệu mà quy ước bên trái âm hay dương (bên phải ngược lại), mà trong sách cấp 3 thì ng ta hay cho bên trái âm, bên phải dương
-ms ứng với số e trong 1 ô orbital, ms=+1/2 thì trong ô đó chỉ có 1e, ms=-1/2 thì trong ô có 2 e, nghĩa là e sau khi đc điền lần lượt từ trái qua phải 1 lần rồi tiếp tục điền lần thứ 2
ko bít bạn có hiểu ko, xài từ hơi rườm rà

linkingnki
10-02-2009, 07:58 PM
thanks nhiều, bạn nói dễ hiểu hơn rồi :D ^^

Trần Nguyễn Quang Huy
10-02-2009, 08:24 PM
bạn có thể tham khảo trong một số sách chuyên đề cho hs lớp 10
ban co' thể hiểu đơn giản la`:
n=số lớp electron=chu kì
l= phân lớp gồm l=0:flớp s, l=1:flớp p, l=2:flớp d ....có n giá trị l từ 0 đến (n-1)
ml chỉ ô lương tử mà e cuối điền vào, số ô lương tử = 2l-1
ms chỉ trạng thái của e cuối gồm 2 giá trị là ms=+1/2và ms=-1/2
vd:n=2, l=1, ml=0, ms=-1/2 ứng với e ngoài cùng cấu hình 2p5

Trần Nguyễn Quang Huy
10-02-2009, 08:27 PM
theo qui tắc Hun 2 thì ô lượng tử p~ dc xếp theo qui tắc từ dương dến 0 rồi dến âm chứ ko p~ nhu bạn bên trên nói

Molti
10-03-2009, 06:55 PM
để mình tổng hợp lại lần nữa
n=số lớp electron=chu kì
l= phân lớp, số phân lớp từ 0--> n-1 ; l=0:flớp s, l=1:flớp p, l=2:flớp d
ml chỉ ô lương tử mà e cuối điền vào, số ô lương tử = 2l-1,
ml có giá trị từ -l --> +l
ms chỉ trạng thái của e cuối: ms = +1/2(độc thân); ms=-1/2(ghép đôi)
ngoài ra theo quy tắc Hun thì bạn điền làm sao cho tổng số ms(spin) là lớn nhất, hay số e đôc thân là lớn nhất,
sau khi điền e độc thân, nếu hết ô còn e, thì lại tiếp tục điền ghép đôi, e cuối cùng ban điền chính là e lớp ngoài cùng.
vd: như bạn quang huy đã nêu

vd:n=2, l=1, ml=0, ms=-1/2 ứng với e ngoài cùng cấu hình 2p5

khanh
10-04-2009, 01:36 AM
theo qui tắc Hun 2 thì ô lượng tử p~ dc xếp theo qui tắc từ dương dến 0 rồi dến âm chứ ko p~ nhu bạn bên trên nói

Cái cách sắp xếp không phải là do qui tắc Hund gì ở đây cả. Qui tắc Hund chỉ phát biểu là các e sắp xếp sao cho số e độc thân là tối đa và các e này cùng spin. Còn cách sắp xếp từ dương tới âm hay âm tới dương là do qui ước. Thế thôi.

whiteangel2493
11-09-2009, 06:21 AM
xin hỏi các anh
theo thuyết VB thì các phântử sau có tồntại hay không
SF6,ClF7,BrCl7,IF7..
dựa vào dau có thể kết luận như thế:4:

dkh90
11-09-2009, 07:43 AM
chỉ có IF7 là tồn tại dc.vì chỉ có I có orbital d để tạo thành lai hóa sp3d3 tham gia tạo thành lk

Molti
11-09-2009, 10:53 AM
BrCl7, ClF7 vẫn có AO d đấy thôi,.. dựa vào thuyết VB thì theo mình tất cả những chất trên đều có thể tồn tại. SF6 lai hóa sp3d2

minhduy2110
11-09-2009, 11:55 AM
BrCl7 và ClF7 không tồn tại vì lý do bán kính nguyên tử trung tâm nhỏ, lực đẩy nội phân tử (giữa các liên kết) là lớn - Giải thích như trường hợp BCl3 với Al2Cl6 ấy.

guest1
11-09-2009, 09:41 PM
Theo mình thì bạn Molti trả lời hoàn toàn đúng. Do S, Cl, Br và I đều còn phân lớp d nên ở trạng thái kích thích các e sẽ nhảy sang lớp d tạo số e độc thân lớn nhất. S kết thúc ở 3s(2)3p(4)3d(0) --->S**(trạng thái kích thích): 3s(1)3p(3)3d(2): 6 e độc thân này sẽ kết hợp với 6 e độc thân của 6 nguyên tử Cl tạo SCl6. Hoàn toàn tương tự với các chất còn lại.

Molti
11-10-2009, 05:12 AM
BrCl7 và ClF7 không tồn tại vì lý do bán kính nguyên tử trung tâm nhỏ, lực đẩy nội phân tử (giữa các liên kết) là lớn - Giải thích như trường hợp BCl3 với Al2Cl6 ấy.

:012: anh minhduy ơi, em chỉ biết giải thích theo kiểu VB, còn về bán kính nguyên tử. nó có mức nào đó để mình nhận biết không ah.. Tuy biết bán kính nhỏ, nhưng nhỏ làm sao để nó không tồn tại ah.. anh chỉ em với để còn xác định với nhiều hợp chất khác ah !!:012:

Molti
11-10-2009, 11:25 AM
BH3, lai hoá sp2.. giống với lai hóa nguyên tử TT của BCl3,BF3

minhduy2110
11-10-2009, 11:42 AM
BH3 không tồn tại trong điều kiện thường ở dạng đơn lẻ, mà nó tồn tại dưới dạng B2H6 - với liên kết 3 tâm gần giống với Al2Cl6, và ở cấu trúc này nó có lai hóa sp3.

minhduy2110
11-10-2009, 11:49 AM
Từ thực nghiệm người ta mới chỉ tìm ra được IF7, còn các cái kia người ta chưa điều chế được, tạm công nhận là nó không tồn tại ở đk thường. Nên cần tìm cách giải thích tại sao nó lại thế, do đó mình chọn cái yếu tố đó để giải thích. Chứ cũng không hẳn cái đó là chuẩn để xác định cái nào là tồn tại, cái nào không. - Giải thích trên lý thuyết thì là thế.

dkh90
11-10-2009, 02:43 PM
minhduy nói đúng đấy,ở các phân tử BCL3,BBr3... có mặt lk pi làm cho lớp vỏ hóa trị của B lẫn các halogen đều đủ 8e;các phân tử đều bền vững.
ở BH3,liên kết pi không có dc.quanh B chỉ có 6e lớp ngoài cùng,chúng có xu hương dime hóa thành B2H6 để dc cấu trúc bền vững.phân tử B2h6 có cấu trúc tương tự như ở Al2Cl6,tại đó xuất hiệnhai liên kết ba tâm do sự xen phủ cua 2 orbital sp3 của B với orbital s cua H

Molti
11-10-2009, 05:04 PM
BH3 không tồn tại trong điều kiện thường ở dạng đơn lẻ, mà nó tồn tại dưới dạng B2H6 - với liên kết 3 tâm gần giống với Al2Cl6, và ở cấu trúc này nó có lai hóa sp3.

với Al2Cl6 thì em đã biết hình dung được, Nhưng với B2H6 em chưa hình dung nổi cấu trúc không gian nó thế nào ah ?? . Với Al2Cl6 thì 2Cl phối trí vào 2 Al...
em có search được tấm hình thế này , Nhưng em vẫn chưa hiểu cái liên kết của H với B khi dimer là như thế nào ah.. H có 1e lk hết rồi. còn gì nữa mà xen phủ anh,.. hay là cái AO 1s ấy vừa lk 1e vừa xen phủ với AO của B ?? anh thông cảm.. em mới lơp 10 biết sơ sơ.. anh giải thích kĩ kĩ tí để em hiểu !!

minhduy2110
11-10-2009, 07:53 PM
Thế thì người ta mới gọi nó là liên kết 3 tâm.
3 nguyên tử chung nhau 2e.

haininh94
11-11-2009, 08:46 AM
zay giai thich gium tui lai hoa trong phan tu C2H2 di . Co hinh minh hoa cang tot . thank
:2one:

Molti
11-11-2009, 10:47 AM
C2H2 lai hóa sp..

trannguyen
11-11-2009, 11:30 AM
trước khi post câu hỏi này mình đã biết là lai hóa sp2 ở nguyên tử tung tâm, vấn đề là lai hóa sp2 thì hình dạng nguyên tử là tam giác phẳng. thế thì không có phù hợp lắm, các bạn có hiểu ý mình không?

minhduy2110
11-11-2009, 12:43 PM
Mình nghĩ là sp3 chứ nhỉ, không hiểu ý you lắm. Có lẽ you có sách khẳng định là sp2. nếu thế thì you nên trích dẫn gì đó trong sách cho mọi người cùng tham khảo với.

Molti
11-11-2009, 12:45 PM
trước khi post câu hỏi này mình đã biết là lai hóa sp2 ở nguyên tử tung tâm, vấn đề là lai hóa sp2 thì hình dạng nguyên tử là tam giác phẳng. thế thì không có phù hợp lắm, các bạn có hiểu ý mình không?

ưhm, đúng thật vậy. nếu ở dạng đơn lẻ thì em nghĩ nó lai hóa sp2 , nhưng thực tế anh minhduy đã nói "BH3 không tồn tại trong điều kiện thường ở dạng đơn lẻ, mà nó tồn tại dưới dạng B2H6 - với liên kết 3 tâm gần giống với Al2Cl6, và ở cấu trúc này nó có lai hóa sp3."

Molti
11-11-2009, 03:15 PM
Sẵn đây cho em hỏi 1 ít về boran ah!!..
B5H9 có 4 lk 3 tâm và có 1 Bo ở trên đỉnh lk với 4 Bo còn lại ở dưới bằng liên kết gì thế ah???
Trong Hoàng Nhâm ghi là trong các Boran bậc cao thì có nhiều lk nhiều tâm hơn nữa, vậy lk, các lk nhiều tâm đó như thế nào ah ??

Nguyen Thi Minh Trang
11-12-2009, 10:42 AM
cho các chất NH3,PH3,AsH3,SbH3 chất nào có góc liên kết lớn nhất?
vì sao?
giúp mình nhé! thanks trước!!!

Molti
11-12-2009, 10:59 AM
góc liên kết giảm dần từ NH3 --> SbH3 do sự giảm của khả năng lai hóa sp3.. các nguyên tố sao N có AO d trống!!

zuzu
11-12-2009, 11:35 AM
zị cách tính góc liên kết như thế nào hả bạn

Molti
11-12-2009, 12:59 PM
cách tính góc liên kết thì chịu.. chắc phải nhớ nhiều thui..
có 1 CT thế này : trạng thái lai hóa sp(n) công thức 1+ ncosA = 0 --> n=1-->180*,
n=2 -->120, n=3 -->109*47, còn với mấy trường hợp có e không lk thì chịu...
ngoài ra với phần đóng góp của p vào lai hóa thì mình nghĩ sẽ suy ra được góc liên kết ..hehe.. đó là suy nghĩ chủ quan thui, chứ chẳng biết gì nhiều!!

Trunks
11-12-2009, 04:04 PM
Còn có trường hợp là một góc nào đó bị lệch,hok giống như các góc còn lại,do cặp e chưa tham gia liên kết đẩy nữa chứ nhả ???

Molti
11-12-2009, 04:38 PM
Còn có trường hợp là một góc nào đó bị lệch,hok giống như các góc còn lại,do cặp e chưa tham gia liên kết đẩy nữa chứ nhả ???

hehe.. chính vì trường hợp đó nên em mới bảo ngay từ đầu là chắc phải học thuốc đấy ^^!... em cũng có nghe nói đâu đó về cách tinh góc liên kết, dựa vào lực đẩy, độ dài lk, rồi hàm sóng v..v.. em không hiểu!!!. mà hỏi giáo viên thì cũng ko ai trả lời cả, nếu anh Trunks bik thì chỉ giúp đàn em ^^!

Trunks
11-12-2009, 05:53 PM
Anh chỉ bít cái dụ đẩy,độ dài liên kết còn hàm sóng thì anh pó tay,anh hok học trường chuyên nên chả được học mấy thứ đó,mà chắc có học cũng chả hiểu(đọc sách cũng chả hiểu,cái này nghe mấy anh nói mún hiểu được thì phải học toán cao cấp) !!!

Nguyen Thi Minh Trang
11-12-2009, 06:20 PM
tui nghe nói các ng tố chu kì nhỏ mới xét lai hóa có đúng ko vây?

Molti
11-12-2009, 09:24 PM
HgCl2, Hg chu kỳ lớn nhưng vẫn xét lai hóa. !!!

dkh90
11-12-2009, 11:04 PM
cái này mình nghĩ do kích thước nguyên tử trung tâm quyết định,do đó goc liên kết
NH3<PH3<AsH3<SbH3

Molti
11-13-2009, 11:34 AM
ý của anh trai là do kích thước nguyên tử trung tâm càng bé thì góc lk càng lớn hả ???
em đọc sách thầy Nhâm thấy không có nói đến điểm này !!.. ghi là: sự giảm góc là do khả năng lai hóa sp3 giảm từ N --> Bi, sự tham gia AO s vào lai hóa giảm .

Nguyen Thi Minh Trang
11-13-2009, 06:49 PM
uhm, mình đồng ý với ý kiến của dkh90 NH3,PH3,AsH3,SbH3 đều có cấu trúc dạng hình chóp tam giác, mối ng tử ng tố trung tâm trong phân tử đêu còn một cặp e chưa liên kết, bán kính càng nhỏ thì lực đẩy càng mạnh nên góc liên kết càng nhỏ=> SbH3 có góc lớn nhất!

Molti
11-13-2009, 07:01 PM
uhm, mình đồng ý với ý kiến của dkh90 NH3,PH3,AsH3,SbH3 đều có cấu trúc dạng hình chóp tam giác, mối ng tử ng tố trung tâm trong phân tử đêu còn một cặp e chưa liên kết, bán kính càng nhỏ thì lực đẩy càng mạnh nên góc liên kết càng nhỏ=> SbH3 có góc lớn nhất!

anh trai nói hơi bị thiếu suy nghĩ !!!. NH3 :107*.. PH3 :93*... AsH3:92*... SbH3:91*.. em đã trích cả câu trong sách thầy Nhâm luôn rồi đấy...xem lại !!!
:24h_058:.:24h_058:

minhduy2110
11-13-2009, 07:02 PM
Chú em Molti nói đúng rồi đấy. Ở đây có đến 2 quan điểm có thể dùng để giải thích được.
1- theo lai hóa - như đã nói, khỏi bản. Càng về sau góc lk càng gần 90 độ - góc giữa các orbital p không lai hóa.
2- Dựa vào VSEPR với lực đẩy giữa các cặp e liên kết trên N đẩy nhau mạnh hơn Sb. Vì bán kính N nhỏ và độ âm điện lớn nên xảy ra chyện này.

Nếu không phục thì mình có thể tìm số liệu góc lk thực tế để support =.=

Vấn đề này có khá nhiều trong các sách cấu tạo, có thể tìm đọc 1 cuốn bài tập của thầy Đào Đình Thức, mình quên tên rồi *_* đại loại là bài tập Hóa học đại cương gì đó.

Nguyen Thi Minh Trang
11-13-2009, 07:04 PM
tui là chị ko phải anh
em lấy mấy số liệu đó ở đâu vậy?

Molti
11-13-2009, 07:06 PM
tui là chị ko phải anh
em lấy mấy số liệu đó ở đâu vậy?

vâng sách thầy Nhâm cả chị àh. Em tự học qua phần này rồi.. em nhớ rất rõ.. thầy chỉ ghi là do sự đóng góp của AO s vào lại hóa sp3 giảm nên góc liên kết và momen lưỡng cực giảm!!!

Nguyen Thi Minh Trang
11-13-2009, 07:07 PM
"Dựa vào VSEPR với lực đẩy giữa các cặp e liên kết trên N đẩy nhau mạnh hơn Sb. Vì bán kính N nhỏ và độ âm điện lớn nên xảy ra chyện này."
em ko hiểu lắm, nếu nó đẩy mạnh thì góc liên kết phải bé chứ

minhduy2110
11-13-2009, 07:13 PM
=.= Cặp e liên kết đẩy nhau càng lớn, thì góc càng lớn chứ sao!

Nguyen Thi Minh Trang
11-13-2009, 07:22 PM
ko em lại ko nghĩ như vậy, NH3 có cấu tạo hình học chóp tam giác, khoảng ko gian e chiếm càng lớn thì sẽ đẩy H khiến góc HNH càng nhỏ, vẽ hình thử đi,em ko biết có đúng ko nưa!

Molti
11-13-2009, 07:29 PM
ko em lại ko nghĩ như vậy, NH3 có cấu tạo hình học chóp tam giác, khoảng ko gian e chiếm càng lớn thì sẽ đẩy H khiến góc HNH càng nhỏ, vẽ hình thử đi,em ko biết có đúng ko nưa!

đẩy thì nó cũng đẩy lại vậy ^^!...hehe.. thôi chị ơi.. em thấy những lý giải trên đã hết sức thỏa đáng rồi.. nên stop ở đây, không thì mod del bài hay band nick1 đấy...
Bây giờ cho em hỏi 1 vấn đề gà 1 tí !!!, ở N và P thì NH3, PH3 giảm khả năng lai hóa nhưng vẫn có lai hóa và góc lk không giảm nhiều.
còn H2O, H2S thì góc liên kết giảm rất nhiều và khả năng lai hóa cũng giảm rất nhiều.. cô em dạy nói H2S cũng không có lai hóa..!!! vì sao vậy ah!!!

minhduy2110
11-13-2009, 07:35 PM
Thứ nhất là đô âm điện càng xuống dưới càng giảm, Và cặp e lk lệch về N nhiều, trong khi đó lệch về Sb ít. các cặp e lk này càng gần nguyên tử trung tâm thì đẩy nhau càng mạnh.

Thứ 2, câu này là không đúng: khoảng ko gian e chiếm càng lớn thì sẽ đẩy H khiến góc HNH càng nhỏ,

e ở đây ý muốn nói là cặp e tự do phải không? Ở các chất phía dưới, cặp e liên kết càng xa nguyên tử trung tâm, và do đó, sự lấn át của cặp e không lk của ng/tử trung tâm là càng đáng kể và càng làm góc hẹp lại. Còn ở NH3, cả 4 cặp e đều gần N, do đó cặp không liên kết chiếm ít ưu thế và nó chỉ có thể làm giảm từ 109,5 độ về còn 107 độ mà thôi.

Các số liệu đã có, còn suy nghĩ làm gì cho mệt.