PDA

View Full Version : Tổng hợp đề thi


Pages : [1] 2 3

bluemonster
01-17-2006, 07:18 PM
Đây là mớ tài liệu được share bởi zero000, BM mới down được, gửi các bạn luôn!

Pass: chemvn

bluemonster
01-17-2006, 07:29 PM
Còn đây là bài tập nhiệt động học :bachma (

bluemonster
01-17-2006, 07:42 PM
Đây là bài tập cấu tạo chất, chúc vui!

bim112
01-21-2006, 04:16 PM
Đây là chùm đề thi của Đà Nẵng từ năm 93-00 :xuong (

Pass: chemvn

bim112
01-21-2006, 04:21 PM
Đề thi hsg 11 của Đà Nẵng

bim112
01-21-2006, 04:27 PM
Đây là bộ đề thi hsg12
:spam ( :tuongquan :noel2 ( :tantinh (

bim112
01-21-2006, 04:34 PM
Đây là đề thi tuyển sinh 10 dành cho các bạn lớp 9

galaxy
05-03-2006, 08:31 PM
HSG QUỐC GIA -2005
Câu 1: Bằng dung dịch NH3 , người ta có thể làm kết tủa hoàn toàn ion Al3+ trong dung dịch nước ở dạng hidroxit , nhưng chỉ làm kết tủa được một phần ion Mg2+ trong dung dịch nứơc ở dạng hiđroxit. Hãy làm sáng tỏ điều nói trên bằng các phép tính cụ thể . Cho biết :Tích số tan của Al(OH)3 là 5.10^-33; tích số tan của Mg(OH)2 là 4.10^-12 ; hằng số phân ly bazơ của NH3 là 1,8.10^-5
Câu 2: Nhúng hai tấm kẽm, mỗi tấm có khối lượng 10 gam vào hai dung dịch muối kim loại hoá trị hai . Sau một thời gian xác định, lấy hai tấm kẽm ra khỏi dung dịch, rửa sạch, làm khô rồi cân lại. Kết quả cho thấy một tấm có khối lưọng 9,5235 gam, tấm kia có khối lưọng 17,091 gam. Cho biết: Một trong hai dung dịch muối kim loại hoá trị hai là muối sắt (II); lượng kẽm tham gia phản ứng ở hai dung dịch là như nhau.
1. Giải thích hiện tượng xảy ra ở mỗi dung dịch.
2. Cho biết kim loại nào tham gia vào thành phần dung dịch muối thứ hai.
Câu 3: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau đây:
1. NaCl + H2SO4 đặc , nóng ---->
2. NaBr + H2SO4 đặc , nóng ---->
3. NaClO + PbS ---->
4. FeSO4 + H2SO4 + HNO2 ---->
5. KMnO4 + H2SO4 + HNO2 ---->
6. NaNO2 + H2SO4 loãng ---->

Câu 4: Ở pH = 0 và ở 25*C thế điện tiêu chuẩn E* ( E điều kiện chuẩn ) của một cặp oxi hoá - khử đựơc cho như sau : 2IO4-/I2 ® 1,31 V ; 2IO3-/I2 ® 1,19 V ; 2HIO/I2 ® 1,45 V ; I2 ®/2I- +0,54V . ® chỉ chất ở trạng thái rắn .
1. Viết phương trình phản ứng oxi hoá - khử của các cặp đã cho.
2. Tính E* của các cặp IO4-/IO3- và IO3-/HIO
3. Về phương diện nhiệt động học thì các dạng oxi hoá - khử nào là bền, các dạng nào không bền ? Tại sao ?
4. Thêm 0,40 mol KI vào 1 lít dung dịch KMnO4 0,24 M ở pH = 0
a ) Tính thành phần của hỗn hợp sau phản ứng.
b ) Tính thế của điện cực platin nhúng trong hỗn hợp thu được so với điện cực calomen bão hoà .
5. Tính E* của cặp IO3-/I2(H2O).
I2(H2O) chỉ iốt tan trong nước.
Cho biết: E*MnO4/Mn2+ = 1,51 V ; E của điện cực calomen bão hoà bằng 0,244 V ; Ở 25*C, (RT)/F ln = 0,0592 lg ; Độ tan của iốt trong nước bằng 5,0.10^-4M.

Câu 5: Các vi hạt có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng : 3s1, 3s2, 3p3, 3p6 là nguyên tử hay ion ? Tại sao ? Hãy dẫn ra một phản ứng hoá học ( nếu có ) để minh hoạ tính chất hoá học đặc trưng của mỗi vi hạt . Cho biết: Các hạt này là ion hay nguyên tử của nguyên tố thuộc nhóm A và nhóm VIII (0).

Câu 6: Một bình điện phân chứa dung dịch NaOH (pH=14) và một bình điện phân khác chứa dung dịch H2SO4 (pH=0) ở 298*K . Khi tăng hiệu điện thế từ từ ở hai cực mỗi bình người ta thấy có khí giống nhau thoát ra ở cả hai bình tại cùng hiệu điện thế.
1. Giải thích hiện tượng trên. Viết các phương trình phản ứng xảy ra ở mỗi bình ( không xét sự tạo thành H2O2 và H2S2O8 ).
2. Tính hiệu điện thế tối thiểu phải đặt vào hai cực mỗi bình để cho quá trình điện phân xảy ra.
3. Người ta muốn giảm pH của dung dịch NaOH xuống còn 11. Có thể dùng NH4Cl được không? Nếu được, hãy giải thích và tính khối lượng NH4Cl phải dùng để giảm pH của 1 lít dung dịch NaOH từ 14 xuống còn 11.
4. Khi pHcủa dung dịch NaOH bằng 11, thì hiệu điện thế tối thiểu phải đặt vào hai cực của bình điện phân để cho quá trình điện phân xảy ra là bao nhiêu ?
Cho biết: E*H2O,1/2O2/OH- =0,4V ; E*2H+,1/2O2/ H2O = 1,23V ;pKb(NH3)=4,75
Câu 7: Người ta thực hiện phản ứng 2NO2 (k) + F2 (k) ---> 2NO2F (k) trong một bình kín có thể tích V (có thể thay đổi thể tích bình bằng một pittông). Áp suất ban đầu của NO2 bằng 0,5 atm, còn F2 bằng 1,5 atm. Trong các điều kiện đó tốc độ đầu Vo = 3,2.10^-3 mol.L^-1.s^-1 .
1. Nếu thực hiện phản ứng trên ở cùng nhiệt độ với cùng những lượng ban đầu của chất phản ứng nhưng thêm một khí trơ vào bình để cho thể tích thành 2V , còn áp suất tổng quát vẫn bằng 2 atm , thì tốc độ ban đầu bằng 8.10^-4 mol.L^-1.s^-1 . Kết quả này có cho phép thiết lập phương trình động học (biểu thức tốc độ) của phản ứng hay không ?
2. Người ta lại thực hiện phản ứng trên ở cùng điều kiện nhiệt độ với cùng những lượng NO2, F2 và khí trơ như ở (1) nhưng giảm thể tích xuống bằng V/2 . Tính giá trị của tốc độ đầu Vo.
3. Nếu thay cho việc thêm khí trơ , người ta thêm No2 vào để cho áp suất tổng quát bằng 4 atm và thể tích bằng V thì tốc độ đầu Vo = 1,6.10^-2 mol.L^-1.s^-1 . Kết quả này cho phép kết luận như thế nào về phương trình động học của phản ứng ?
4. Dự đoán cơ chế phản ứng

TraiTimVietNam
05-26-2006, 04:56 PM
Đây là mớ tài liệu được share bởi zero000, BM mới down được, gửi các bạn luôn!
Để đơn giản hơn trong việc DOWN LOAD 1 số tài liệu các bạn có thể DOWN tại website của ĐH SƯ PHẠM 1 HÀ NỘI :
http://forum.dhsphn.edu.vn/index.php?act=ST&f=68&t=298&st=15

Các bài tập ĐẠI CƯƠNG -VÔ CƠ - HỮU CƠ do anh Zerooo dịch cũng có trong đó cả ! :liemkem (

Fowgy
06-19-2006, 01:11 PM
có thể đưa ĐA 2006?
Đây là đề thi và đáp án năm 2006 của các bác bên ĐH SP HN :ot (
Đề HSGQG 2006-Hữu cơ - Bảng B (http://forum.dhsphn.edu.vn/index.php?act=Attach&type=post&id=2490)
Đáp án HSGQG 2006-Hữu cơ - Bảng B (http://forum.dhsphn.edu.vn/index.php?act=Attach&type=post&id=2516)
Đề HSGQG 2006-Hữu cơ - Bảng A (http://forum.dhsphn.edu.vn/index.php?act=Attach&type=post&id=2531)
Đáp án HSGQG 2006-Hữu cơ - Bảng A (http://forum.dhsphn.edu.vn/index.php?act=Attach&type=post&id=2547)
Đề HSG Quốc gia 2006 - Vô cơ bảng A (http://forum.dhsphn.edu.vn/index.php?act=Attach&type=post&id=2623)
Đáp án HSG Quốc gia 2006 - Vô cơ bảng A (http://forum.dhsphn.edu.vn/index.php?act=Attach&type=post&id=2890)
Đề HSG Quốc gia 2006 - Vô cơ bảng B (http://forum.dhsphn.edu.vn/index.php?act=Attach&type=post&id=2891)
Đáp án HSG Quốc gia 2006 - Vô cơ bảng B (http://forum.dhsphn.edu.vn/index.php?act=Attach&type=post&id=2892)

Download dzề xem nha ! :danhmay (

:bepdi(

angel90
08-26-2006, 09:10 AM
Câu 1:
a)Hãy sắp xếp các hạt ( nguyên tử, ion ) theo chiều giảm bán kính tương đối của chúng:Na ,Na+, Mg ,Mg2+ ,F,Al3+ ,O2-,Al.Cho biết số hiệu nguyên tử của các nguyên tố: Na(11) ,Mg(12) ,Al(13) ,F(8), O(8).Giải thích ngắn gọn cách sắp xếp đã thực hiện.
b)Năng lượng liên kết của clo bằng 243 kJ mol-1.Nếu dùng bức xạ để phân ly phân tử clo thàng 2 nguyên tử clo.Hãy tính bước sóng lớn nhất của bức xạ cần dùng(tính theo A*).Cho biết hệ thức liên hệ giữa năng lượng (E) và bước sóng E=h.Trong đó h là hằng số Planck=6625.10-34 J,s,c là tốc độ ánh sáng trong chân không=3.10 mũ 8m.s-1. (1 A*= 10-10 m)
Câu 2:
a)hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
F2 + NaBrO3 + NaOH => .....
Pb(CH3COO2)2 + CaOCl2 + H2O => PbO2+ .....
CH3C=CH + KMnO4 + Ba(OH)2 => (CH3COO2)2Ba + BaCO3 + BaMnO4 +.....
CaOCl2 + CO2 => .....
b)Hoàn thành sơ đồ và cho biết các chất có kí hiệu bằng các chữ cái:
KClO3 => A + B
A + MnO2 + H2SO4 => C + D + E + F
A => G + C (dpnc )
G + H2O => L + M
C + L => KClO3 + A + F
Câu 3:
a)Điện phân 200ml dd Cu(NO)2 nồng độ x mol/l bằng điện cực than chì cho đến khi co khí thoát ra ở catot thì dừng điện phân.Lấy điện cực ra thấy khối lượng dd giảm 1,6g.Viết pt pư điện phân và tính x
b)Hòa tan 9,875gam muối hidrocacbonat (muối A) vào nước và cho tác dụng với dd H2SO4 loãng vừa đủ. Phản ứng xảy ra hoàn toàn ,cô cạn dd thu dược 8,25 gam muối sunfat khan.Xác định công thức phân tử của muối hidrocacbonat.
Câu 4:
Hỗn hợp A gồm KClO3,Ca(ClO)3,CaCl2 và KCl nặng 83,68 gam. Nhiệt phân hoàn toàn A ta thu được chất rắn B gồm CaCl2,KCl và một thể tích O2 vừa đủ oxi hóa SO2 thành SO3 để điều chế 19,11gam dung dịch H2SO4 80%.Cho chất rắn B tác dụng với 360ml dung dịch K2CO3 0,5M (vừa đủ ) thu được kết tủa C và dung dịch D.Lượng KCl trong dung dịch D nhiều gấp 22/3 lần lượng KCl có trong A.
a)Tính khối lượng kết tủa C
b)Tính % khối lượng của KClO3 trong A
Câu 5:
a)Pha loãng dung dịch CH3COOH đến pH=6,5.Hãy xác định độ điện ly của CH3COOH trong dung dịch đã cho.Cho biết KCH3COOH= 1,75.10-5
b)Cho Phản ứng thuận nghịch :A + B <==> C + D
Khi cho 1 mol A tác dụng với 1 mol B thì hiệu suất cực đại của phản ứng =66,67%.Hỏi hằng số cân bằng của phản ứng.Cân bằng của phản ứng chuyển dịch về phía nào nếu tăng nhiệt độ.
Cho biết nhiệt phản ứng H=0? giải thích ngắn gọn .
Cho biết H=1,C=12,N=14.O=16,Na=23,Mg=24.S=32,Cl=35,5,Fe=56, Cu=64,Zn=65.

ruacon
09-09-2006, 01:54 PM
Đề thi Olympic Hoá 2006


Thời gian:60 phút(bỏ phần trắc nghiệm )

Phần tự luận
Câu 1: Cân bằng các phương trình phản ứng hoá học sau bằng phương pháp thăng bằng electron:
1.Fe(NO3)2+H2SO4-->NO+...
2.SO2+KMnO4+H2O-->...
Câu 2:
Hợp chẩt X được đốt cháy bởi một lượng oxi vừa đủ.Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Y duy nhất gồm CO2 và N2
tỉ khối của Y so với H2 là 58/3
1,7<tỉ khối của X so với không khí <2
1.CTPT,CTCT,CT lewis của X
2.dự đoán cấu trúc hình học của X
3.Dự đoán phản ứng X+NaOH
Câu 3: A1,A2,A3,A4,A5 đều là những hợp chất của Cl
Các phản ứng (1)-->(4) là phản ứng oxi hoá -khử
(5)--->(9):phản ứng trao đổi
http://i59.photobucket.com/albums/g285/hehehe_anh/pus.gif
Câu 4:
Hỗn hợp Na2SO3 vàBaSO3 +500 ml dung dịch Ba(HSO3)2nồng độ x M-->thu được chất rắn B và dung dịch C
B+dung dịch HCl dư .Khí thu được dẫn qua 500 ml dung dịch Ba(OH)20,1M.
Lọc bỏ kết tủa, dung dịch thu được +NaOH dư-->2,117 g kết tủa
Chia dung dịch C thành 2 phần bằng nhau
Phần 1 tác dụng vừa đủ với 75 ml HCl 0,8M
% khối lượng các chất trong hỗn hợp A?
x?

sutrovecuanguoisin
09-17-2006, 09:51 PM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI DỰ BỊ KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP QUỐC GIA
Lớp 12 THPT năm 2004
Môn : Hoá học-Bảng A
Thời gian : 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi thứ hai : Theo quyết định của bộ
Câu I :
1. Cho các chất : propen ; buten-2 ; 4-metylpenten-2 .
a) Viết công thức các đồng phân hình học nếu có của mỗi chất
b) Cho mỗi chất tác dụng với NBS (N-bromsucxilimit ) ở khoảng 800C trong dung môi CCl4 tạo ra sản phẩm thế monobrom . Viết phương trình phản ứng sảy ra dưới dạng công thức cấu tạo .
2. Trước kia người ta sản xuất vinylclorua bằng cách hidroclo hoá axetilen . Hiện nay sản xuất theo phương pháp này không kinh tế nên người ta đã thay axetilen bằng etilen là sản phẩm thông dụng của quá trình điều chế dầu mỏ . Hãy viết các phương trình phản ứng để sản xuất vinylclorua từ etilen .
Câu II .
1 .Từ axetilen và các chất cần thiết, hãy viết sơ đồ kèm theo các điều kiện (nếu có) để tổng hợp các chất sau : a) n-propanol ; b) metylmetacrilat
2. Từ benzen và các hoá chất cần thiết, hãy viết sơ đồ kèm theo các điều kiện để tổng hợp mephenesin dùng làm thuốc giãn cơ ( các chất viết dưới dạng công thức cấu tạo)
Câu III .
1. Tinh dầu hương nhu là một chất lỏng không tan trong nước, có thành phần chủ yếu (60%-70%) là eugenol hay là 4-anlyl-2-metoxiphenol, còn lại là các chất được coi như là không có tình axit hoặc bazơ .
a) Trình bày phương pháp hoá học tách riêng eugenol ra khỏi tinh dầu hương nhu .
b) Đề xuất phương pháp hoá học đơn giản và nhanh chóng xác định hàm lượng eugenol có trong tinh dầu hương nhu .
c) Từ eugenol có thể điều chế acid (3,4-dimetoxiphenyl) axetic (A) và 3,4-dimetoxibenzandehit (B) .Viết các phương trình phản ứng để minh hoạ
2. Từ dầu mỏ người ta tách được hydrocacbon X và Y có cùng công thức phân tử C10H18 . X, Y không làm mất màu dung dịch nước brom, đều không chứa cacbon bậc 1 và bậc 4 . Tỉ lệ giữa số nguyên tử cacbon bậc 3 so với số nguyên tử cacbon bậc 2 trong X và Y là 1:4, cả hai chất X và Y chỉ chứa vòng sáu cạnh ở dạng ghế .
Hãy xác định công thức cấu tạo và công thức lập thể của X và Y
Câu IV .
Monosaccarit (đặt là glicozơ A ) là đồng phân cầu hình ở các vị trí 2,3 và 4 của D-glucozơ . Khi đun nóng tới 100oC thì A bị tách nước cho sản phẩm B có tên là 1,6-anhidroglicopiranozơ .
1. Viết công thức Fisơ của A và phương trình phản ứng tách nước tạo thành B .
2. Viết công thức vòng phẳng của D-Glicopiranozơ .
Glicozơ A tồn tại ở 4 dạng ghế, viết công thức của các cấu dạng đó và cho biết dạng nào bền hơn cả
Câu V
Một aminoaxit là tirozin có công thức p-HOC6H4CH2CH(NH2)COOH (Tyr) có các giả trị pKa lần lượt là 2,20 ; 9,11 ; 10,07 .
1. Hãy viết cân bằng điện ly tương ứng cho mỗi giá trị pKa đã cho
2. Hãy đề nghị một phản ứng hoá học để phân biệt tirozin và phenylalanin có công thức C6H5CH2CH(NH2)COOH
3. Hãy đề nghị sơ đồ tổng hợp D,L-tirozin từ benzen và các hoá chất khác

sutrovecuanguoisin
09-22-2006, 12:48 PM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI DỰ BỊ KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP QUỐC GIA
Lớp 12 THPT năm 2004
Môn : Hoá học-Bảng A
Thời gian : 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi thứ nhất : Theo quyết định của bộ

Câu I
1. Năm 1986, Carl O.Chiste đã tìm được phương pháp mới để điều chế F2 bằng cách đun nóng hỗn hợp K2MnF6 rắn và SbF5 lỏng tới 1500¬C .
a) Hãy thay X bằng công thức hóa học để hoàn thành phương trình
K2MnF6(r) + SbF5(l) KSbF6(r) + F2(k) + X(k)
Kí hiệu chỉ trạng thái các chất là : r là rắn, l là lỏng, k là khí .
b) Từ hỗn hợp gồm 200,07 gam K2MnF6 và 672,7 gam SbF5 thu được bao nhiêu lít F2 tại 27,30C và 1,0 atm ? biết hiệu suất thu F2 là 36% .
2. Ở 300K và áp suất 1,0 atm khối lượng riêng của hidro florua khí là 3,17g/l . Hãy tính khối lượng mol phân tử của hidro florua ở điều kiện này và giải thích kết quả thu được.
3. a) Có các phương trình được viết như sau :

Các phương trình trên có đúng cho tất cả các halogen ( kí hiệu là X) ở các nhiệt độ khác nhau không ? hãy nêu rõ các điểm không đúng, nếu có .
b) Chuyển từ F2 đến Cl2 độ bền về nhiệt của các phân tử tăng lên, còn khi chuyển từ Cl2 đến I2 độ bền nhiệt của các phân tử giảm xuống hãy giải thích đặc điểm đó .
Câu II
1. Tại –235oC, argo (Ar) kết tinh dạng lập phương tâm diện (mặt) . Ở điều kiện đó nguyên tử Ar có bán kính là 1,92Ao . Hãy tính khối lượng riêng của tinh thể Argon .
2. Tính năng lượng mạng tinh thể magie sunfua nếu biết các trị số năng lượng sau đây (đều theo kcal.mol-1 ) ; Nhiệt tạo thành MgS(r) là –82,2 ; nhiệt thăng hoa của MgS (r) là 36,5 ; tổng năng lượng ion hoá thứ nhất và thứ 2 của Mg là 520,6 ;năng lượng phân ly của phân tử S8 thành S ở thể khí là 1065,6 ; năng lượng của quá trình là –72,4 .
3. Công thức CrCl3.6H2O có thể là [Cr(H2O)6]Cl3 hoặc [Cr(H2O)5]Cl2.H2O hoặc [Cr(H2O)4Cl2]Cl.2H2O . Trong dung dịch nước có cân bằng giữa ba dạng đồng phân này
Cân bằng phụ thuộc vào nhiệt độ và nồng độ dung dịch
Người ta cho một dung dịch chứa 0,32 gam CrCl3.6H2O đi qua lớp nhựa trao đổi cation dưới dạng H+ . Khi đó các cation có trong dung dịch (kể cả cation phức ) bị giữ lại . Một lượng ion H+ có tổng điện tích bằng tổng điện tích của các cation bị giữ lại, được chuyển từ nhựa vào dung dịch . Cần 28,8 cm3 dung dịch NaOH 0,125M chuẩn độ hết lượng H+ đã chuyển vào dung dịch .
a) Xác định và gọi tên phức chất trong dung dịch
b) Vẽ sơ đồ mô tả sự hình thành ion phức ở trên theo thuyết liên kết hoá trị .
Trong số các phức tám mặt của Cr3+ , Fe3+ , Co3+ , những phức nào thuận từ ?
Câu III .
1. Có phản ứng
Tại 250C có Ka (CH3COOH) = 1.8.10-5 ; Ka(H2S) = 9,1.10-8
Phản ứng này tự sảy ra và sinh công . Năng lượng đó có thể chuyển thành năng lượng của dòng điện khi một pin được thiết lập dựa vào phản ứng trên .
a) Hãy viết các nửa phản ứng ở mỗi điện cực và viết sơ đồ pin đó theo IUPAC .
b) Tính E0 của pin
c) Lập 1 pin có nồng độ ban đầu của CH3COOH là 1,0M ; của NaHS là 0,2M . Sau một thời gian pin hoạt động, nồng độ mỗi chất giảm 1/10 so với ban đầu . Hãy tính G0298 của phản ứng trong quá trình đó và tính nồng độ ion trong dung dịch khi pin dừng hoạt động .
2. Nhúng một lá bạc nhỏ và dung dịch Sắt (III) clorua nồng độ 0,05M . Hãy tính nồng độ các ion trong dung dịch khi phản ứng đạt cân bằng .
Cho E0Ag+/Ag = 0,8V ; E0Fe3+/Fe2+ = 0,77 V
Câu IV
Phản ứng cộng HCl vào propen xảy ra ở pha khí theo phương trình sau :

Dựa vào thực nghiệm người ta giả thiết cơ chế


Trong đó K1 và K2 là hai hằng số cân bằng của các phản ứng (1) và (2), k3 là hằng số tốc độ của phản ứng (3) . Các cân bằng (1) và (2) được thiết lập nhanh . Phản ứng (3) chậm
1. Từ cơ chế trên hãy thiết lập phương trình động học của phản ứng cộng HCl vào propen . Xác định bậc phản ứng
2. Tại một nhiệt độ xác định khi áp suất riêng phần ban đầu của HCl là 0,5 bar ; của C3H6 là 0,2 bar ; người ta đo tốc độ giảm áp suất chung là 0,01 bar/phút . Hãy tính hằng số tốc độ của phản ứng .

ngtuanviet
10-06-2006, 10:08 AM
Mình cần tài liệu về ôn thi Đai Học môn Hóa, xin các bạn giúp đỡ. Cám ơn nhiều.

kevin
10-06-2006, 01:25 PM
Mình hệ thống hóa kiến thức thi dai học. Ai chỉ cho mình những phần nào cần ôn dc kg! :D

longraihoney
10-06-2006, 01:44 PM
^ ^ THEO NHƯ NHỮNG ĐỀ THI ĐẠI HỌC GẦN ĐÂY... THÌ CÓ THỂ RÚT RA NHỮNG CHƯƠNG QUAN TRỌNG

VÔ CƠ : +
+SƠ LƯỢT VỀ BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN.. XÁC ĐỊNH CHU KÌ NHÓM CỦA CÁC NGUYÊN TỐ CÓ Z NHỎ HƠN 30... BIẾT ĐƯỢC LÀ NGUYÊN TỐ GÌ TỪ CÁC HẠT AND DỮ KIỆN ĐỀ CHO ( PHẦN NÀY CỦA LỚP 10)
+TÍNH CHẤT HOÁ HỌC VÀ CÁC BÀI TẬP VỀ NITƠ ,,, AXIT NITRIC... PHẦN NÀY RẤT ĐA DẠNG VÀ DỄ LÀM TA MẤT ĐIỄM TRONG CÁC BÀI THI ĐẠI HỌC... VÌ GHI SAI PT THÌ SAI HẾT TỪ ĐẦU ĐẾN CUỐI... NÊN CẨN THẬN VỚI CÁC BÀI TOÁN DẠNG NÀY (Ở LỚP 11)
+ CÁC BÀI NHẬN BIẾT VÀ TÁCH CHẤT VỀ CÁC KIM LOAỊ VÀ MUỐI THÔNG DỤNG ( Cu Fe Al...) CÓ NHÌU TRONG SÁCH CỦA QUAN HÁN THÀNH HOẶC MỘT VÀI SÁCH BÀI TẬP CHỌN LỌC CŨNG CÓ MỘT VÀI BÀI HAY
+ BÀI TẬP VỀ KIM LOAỊ CHUYỄN TIẾP... BÀI TẬP NÀY CÓ TÍNH DƯ THỪA THIẾU ĐỦ... XÉT PHẢN ỨNG HẾT AXIT HOẶC NÓI VỀ CHUYỆN PHẢN ỨNG TRƯỚC SAU CỦA CÁC HH KIM LOẠI... MỘT DẠNG RẤT HAY.. THI HSG CŨNG HAY RA < THƯỜNG LÀ CÂU PHÂN LOAỊ HỌC SINH> ĐÒI HỎI PHẢI THÀNH THỤC TRONG CÁCH NHÌN BÀI TOÁN VÀ CÓ KĨ NĂNG LÀM TỐT VÀ GIẢI TỐT CÁC HỆ PT THEO CÁC DỮ KIỆN CÓ SẴN CỦA ĐỀ BÀI MÀ RA... ( LỚP 12)
+ VÀ ĐÔI LÚC LẠI RA MỘT SỐ BÀI BẮ BÍ HỌC SINH Ở NHỮNG DẠNG BT TÍNH LƯỢNG CHẤT GÌ ĐÓ THÊ ẪN SỐ CỦA CÁC CHẤT ĐÃ BIẾT... x y z v t.... BÀI DẠNG NÌ ĐÒI HỎI KĨ NĂNG TOÁN TỐT VÀ CŨNG CÓ TƯ DUY HOÁ HỌC ĐỄ BIẾT DƯ THIẾU RA SAO MÀ XÉT TRƯỜNG HỢP
+ MỘT DẠNG CŨNG PHỒ BIẾN LÀ TOÁN DD... DẠNG NÌ KHÔNG KHÓ NHƯNG RẤT DỄ NHẦM VÀ TỐN NHÌU THƠI GIAN NHẤT TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC THÔNG THƯỜNG... CÁC ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CŨNG ĐÔI KHI... ĐÒI HỎI PHẢI HIỄU RÕ BÃN CHẤT CỦA VẤN ĐỂ CỤ THỂ... NHƯ THỂ TÍCH KHỐI LƯỢNG... NỒNG ĐỘ

longraihoney
10-06-2006, 01:51 PM
PHẦN HƯU CƠ THÌ BẮT ĐẦU HỌC NĂM 11 CŨNG HAY RA NHỮNG BÀI TẬP NHƯ SAU
+ BÀI VIẾT DÃY CHUYỄN HOÁ (THƯỜNG LÀ DẪN XUẤT HIDROCACBON ) ĐÒI HỎI PHẢI CHĂM CHĨ AND CHỊU KHÓ NHỚ CÁC CÔNG THỨC.. CÁC TÍNH CHẤT... VÀ XÚC TÁC THÍCH HỢP... NÊN LÀM NHÌU VÌ NÓ CŨNG QUAN TRỌNG KHÔNG KÉM NHƯNG CÁI KHÁC THƯỜNG CHIẾM 1Đ ...
+ BÀI TẬP VỀ HIDRO CACBON... NHỮNG BÀI TẬP NÀY THƯỜNG ĐƠN GIẢN... VÀ LIÊN QUAN ĐẾN KHÁI NIỆM TĨ KHỐI... NÊN XEM LẠI... VÀ NÊN NHỚ ĐẾN KHÁI NIỆM ANKAN XICLOANKAN... ANKIN ANKEN MÀ ĐẶT PT TỖNG QUÁT THÍCH HỢP... ĐỀ XUẤT NẾU CÓ KHẢ NĂNG NÊN LÀM THEO NGUYÊN TỬ KHỐI TRUNG BÌNH VÀ CÔNG THỨC trung bình đễ tiết kiệm thời gian ( NÊN MUA SÁCH RIÊNG VỀ CHUYÊN ĐỀ NÀY...CỦA THẠC SĨ GÌ ĐÓ... CÓ BÁN NHÌU LẮM ^^)
+ toán hỗn hợp về amin AXETON ANDEHIT... RƯỢU ... thì nên đọc kĩ để biết rõ nó là chất gì... vd rượu thì rượu bậc mấy... rượu no hay không no... đơn chức hay đa chức... tón lại quan trọng nhất là HIỄU ĐƯỢC CÁI ĐỀ BÀI... ( PHẦN NÀY KHÁ QUAN TRỌNG VÀ DỄ LẤY ĐIỄM VÌ THƯỜNG BÁM SÁT SÁCH GIÁO KHOA HIỆN HÀNH)
+DẠNG NỮA LÀ BÀI TẬP NHẬN BIẾT... CŨNG KHÁ ĐA DẠNG... NÊN CHÚ TRỌNG


ĐÓ CHỈ LÀ NHỮNG KINH NGHIỆM CỦA EM... HỌC SINH LỚP 10 ^ ^ ANH CHỊ NÀO THI ĐẠI HỌC RÙI THÌ HÃY CHO BIẾT THÊM NHỮNG PHẦN THIẾU SÓT CỦA EM... VÌ NÓ ĐƯỢC VIẾT RA VỚI TÍNH CHẤT CHŨ QUAN... QUA NHỮNG LẦN KHẢO SÁT ĐỀ ĐẠI HỌC CÁC NĂM GẦN ĐÂY.... XIN CÓ GÌ BỎ QUÁ CHO cảm ơn mọi người chúc mọi người có kì ôn tập và thi tốt trong năm nay ^ ^

nguyenanhhang
10-07-2006, 10:46 PM
:cuoimim ( CHÀO CÁC BẠN.VỚI MÔN HOÁ CÓ LẼ MÌNH VẪN CHƯA THẬT SỰ GỈOI LẮM!VÌ MÌNH THẤY NHỮNG TIẾT HÓA THẬT NHÀM CHÁN.VÌ CHỈ TOÀN TƯỞNG TƯỢNG.Ở TRƯỜNG MÌNH CƠ SỞ VẬT CHẤT RẤT KÉM.
:suytu ( TRƯỚC NHỮNG BÀI TOÁN MÌNH THƯỜNG QUÊN TRƯỚC QUÊN SAU CÁC DỮ KIỆN.CÒN NẾU ĐỀ BÀI YÊU CẦU GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG MÌNH ĐÀNH BÓ TAY.VÌ GẦN NHƯ HỌC MÌNH CHỈ HỌC VẸT CÁC TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA CÁC CHẤT.NHIỀU CHẤT VỀ MÀU SẮC ,MÙI GẦN NHƯ CHỈ ĐƯỢCTƯỞNG TƯỢNG. :ngu (.CÁC BẠN CÓ MẸO NÀO KHI VIẾT PHƯƠNG TRÌNH VÀ CÁCH PHÂN TÍCH CÁC DỮ KIỆN TRONG MỘT BÀI TOÁN MỘT CÁCH CHẶT CHẼ KO?
:water (

longraihoney
10-08-2006, 08:04 AM
:cuoimim ( CHÀO CÁC BẠN.VỚI MÔN HOÁ CÓ LẼ MÌNH VẪN CHƯA THẬT SỰ GỈOI LẮM!VÌ MÌNH THẤY NHỮNG TIẾT HÓA THẬT NHÀM CHÁN.VÌ CHỈ TOÀN TƯỞNG TƯỢNG.Ở TRƯỜNG MÌNH CƠ SỞ VẬT CHẤT RẤT KÉM.
:suytu ( TRƯỚC NHỮNG BÀI TOÁN MÌNH THƯỜNG QUÊN TRƯỚC QUÊN SAU CÁC DỮ KIỆN.CÒN NẾU ĐỀ BÀI YÊU CẦU GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG MÌNH ĐÀNH BÓ TAY.VÌ GẦN NHƯ HỌC MÌNH CHỈ HỌC VẸT CÁC TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA CÁC CHẤT.NHIỀU CHẤT VỀ MÀU SẮC ,MÙI GẦN NHƯ CHỈ ĐƯỢCTƯỞNG TƯỢNG. :ngu (.CÁC BẠN CÓ MẸO NÀO KHI VIẾT PHƯƠNG TRÌNH VÀ CÁCH PHÂN TÍCH CÁC DỮ KIỆN TRONG MỘT BÀI TOÁN MỘT CÁCH CHẶT CHẼ KO?
:water (



HI HI... KHÔNG GIỎI HOÁ TRONG HIỆN TẠI KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ DO BẠN KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG HỌC NÓ... MÀ CHỈ LÀ CHƯA CÓ HỨNG THÚ VÀ :tantinh ( CÁCH HỌC ĐÚNG ĐẮN MÀ THÔI...
KHUYÊN BẠN MỘT CÂU THẾ NÀY.... HOÁ MÀ HỌC VẸT THÌ XEM NHƯ.... HÕNG... PHẢI HIỄU ĐÚNG BẢN CHẤT CỦA VẤN ĐỀ.. THÌ BẠN SẼ KHÔNG CẦN PHẢI NHỚ NHÌU... CHỈ CẦN MỘT VÀI TÍNH CHẤT ĐẶC CHƯNG MÀ BẠN NẮM RÕ SẼ SUY RA ĐƯỢC CẢ KHỐI TÍNH CHẤT KHÁC ĐẤY...

Đương nhiên là với các dữ kiện như mùi và màu... có lẽ cách duy nhất là học thuộc rùi tuy nhiên cũng có một số trường hợp đặc trưng chứ vd: các muối của đồng thì có màu xanh đặc trưng đấy thôi... còn của Al thì thường là trắng hơi mờ mờ dạng keo đấy... sắt III thì thường là nâu đỏ... thế đấy... không phải quá khó để nhớ đúng không nào...
Đối với việc làm toán hoá... mình nghĩ với những bài phổ thông thì bạn nên ghi tóm tắc cái đề bài ra... trùi ui... nó hữu ích lắm đấy... và làm nhìu bt thuộc một dạng nào đó để nắm vững cái phương pháp chung nhất ...

Với những bt giải thích hiện tượng phản ứng thì bạn phải nghĩ thoáng ra một chút... dạng này đa số thường dựa vào kinh nghiệm mà ra cả... hehe nói thật bạn phải nắm vững tính chất hoá học lắm mới làm tốt dạng này được.. and pp là làm các dạng bt bỗ sung kiến thức vd nhận biết tách chất ^ ^
VIỆC VIẾT pthh là một việc làm vô cùng quan trọng đối với mỗi bài tập nào đó ở tất cả các dạng bt phổ thông hiện tại :gaucon( viết sai là die ^^ NHƯNG THEO KINH NGHIỆM THÌ các pt này thường là các pt có qui luật cả... vd axit+ bas thì ra muối và nước... tương tự dạng này có 5 loại pt chính... THEO MÌNH BẠN NÊN mua các cuốn tóm tắc kiến thức căn bản mà đọc... hay mua sách cách nhớ các pthh đấy... nó có ghi rõ tính chất bình thường nhất của các chất thông dụng và đôi khi NÂNG TA LÊN CAO những pt đòi hỏi tính suy luận :lon (

cuối cùng mình kết luận câu thế này : NẮM VỮNG LÝ THUYẾT VÀ thực tập thật nhìu thì cơ bản bạn đã giỏi hoá phổ thông rùi... khi nào được như thế thì bạn tha hồ mà tìm hiễu thêm... như thế bạn sẽ biết hoá học không chỉ là môn học bài như người ta thường mắng oan cho nó :tantinh ( HOÁ HỌC LÀ THỰC NGHIỆM... THỰC NGHIỆM SAO THÌ LÝ THUYẾT PHẢI TÌM CÁCH GIẢI THÍCH CHO RA CÁI THỰC NGHIỆM ẤY :noel2 (

long
10-14-2006, 04:16 PM
cac đề hiện nay còn tập trug khai thác mảng este cần dặc biệt chú ý tới axit fomic

tuoimongxudong_tuyetlinh
11-26-2006, 09:05 AM
Cụ thể thì có những đề thi đại học sau đây
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Tuyển sinh 1998 - đợt 1
A/ PHẦN BẮT BUỘC
Câu 1 : 1/ Các ion X+ , Y- và nguyên tử Z nào có cấu hình e 1s22s22p6
2/ Viết cấu hình e của các nguyên tử trung hoà X và Y. Ứng với mỗi nguyên tử hãy nêu 1 tc hoá học đặt trưng và 1 phản ứng để chứng minh
Câu 2 : Cân bằng các phương trình phản ứng sau ( viết phản ứng 2 ở dạng tổng quát )
1/ Cl2 + NaOH -----> NaClO3 +NaCl + H2O
2/ M2Ox + HNO3------> M(NO3)3+ NO + H2O
- Viết phản ứng với 1 dạng phương trình ion rút gọn
- Với giá trị nào của x phản ứng 2 sẽ là phản ứng oxi hoá - khử hoặc phản ứng trao đổi
Câu 3 : 1/ Ăn mòn hoá học là gì? bản chất và đặc điểm của ăn mòn hoá học?
2/ cho biết loại ăn mòn kim loại xảy ra trong trường hợp sau và giải thích : Al tác dụng với HCl có chứa CuCl2
Câu 4 : 1/ 3,78 g bột nhôm phản ứng vừa đủ với dd muối XCl3 tạo thành dd Y. Khối lượng chất tan trong dd Y giảm 4,06 g so với dd XCl3. Xác định công thức muối XCl3
2/Cho dd khí Y tác dụng với NaOH dư , sau đó sục khí CO2 vào cho đến khi phản ứng kết thúc thì thu đc m g kết tủa. Viết các phản ứng và tính m
Câu 5 1/ Viết công thức của các chất ứng với số oxi hoá khác nhau của clor
2/ Hoàn thành các phản ứng sau ( nếu có)
Cl2 + HI ; I2+HCl ; Cl2+Fe ; I2 + Fe; Cl2+H2S (dung dịch ) và I2+H2S (dung dịch )
Câu 6 :Đốt cháy hoàn toàn 2,24 l khí C2H4 (đktc) rồi hấp thu toàn bộ sản phẩm vào dd chứa 11,1 g Ca(OH)2. Hỏi sau khi hấp thụ khối lượng phần dd tăng hay giảm bao nhiêu g?
Câu 7 : Cho hợp chất hữu cơ X ( phân tử chỉ chứa C , H , O và 1 loại nhóm chức ) Xác định CTCT của X , biết 5,8 g X tác dụng hết với dd AgNO3 trong NH3 tạo ra 43,2 g Ag. Mặt khác 0,1 mol X sau khi hyđro hoá hoàn toàn phản ứng đủ với 4,6g Na
Câu 8 :Đốt cháy hoàn toàn 8,7 g aminoaxit ( axit đơn chức )thì thu đc 0,3 mol CO2 ; 0,25 mol H2O và 1,12l (đktc) của 1 khí trơ
1/ Xác định CTCT của A
2/ viết pứ tạo polyme của A
Câu 9 : Đốt cháy hoàn toàn hyđrocacbon A ( khí , đk thường )thì trong hh sản phẩm cháy thu đc CO2 chiếm 76,52% về khối lượng
1/ Xác định CTPT của A

tuoimongxudong_tuyetlinh
11-26-2006, 09:18 AM
B/ PHẦN TỰ CHỌN ( chọn 1 trong 2 phần A hoặc B)
Câu 10 A : hoàn thành các phản ứng theo sơ đồ sau
1/ C3H4O2+NaOh-------------> A+B
2/ A+ H2SO4 loãng -----------> C+D
3/ C+AgNO3+NH3+H2O-------> E + Ag + NH4NO3
4/ B+AgNO3 +NH3+H2O-------> F+Ag+NH4NO3
Câu 10B Tiến hành pứ hợp nước hoàn toàn 2 anken A , B thu đc 2 rượu liên tiếp C , D. Cho hh rượu này pứ hết với Na thu đc 2,688 lít H2(đktc). Mặt khác , nếu đốy cháy hoàn toàn hh rượu trên , rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy bằng lượng nước vôi trong thì thu đc 30g kết tủa , tiếp tục cho NaOH dư vào dd trên lại thu thêm đc 13g kết tủa nữa. Viết các ptpứ xảy ra và xác định CTPT A , B.

schrodigre2
12-24-2006, 08:36 AM
ĐỀ THI HSG TỈNH AN GIANG
MÔN HÓA HỌC

NGÀY 12/11/2005
MÔN: HÓA HỌC
BÀI 1

Câu 1: (5đ).
1. Hợp chất A được tạo thành từ cation X+ và anion Y-. Phân tử A chứa 9 nguyên tử thuộc, gồm 3 nguyên tố phi kim, tỉ lệ số nguyên tử của mỗi nguyên tố là 2:3:4. Tổng số prôton trong A là 42 và trong anion Y- chứa hai nguyên tố cùng chu kì và thuộc 2 phân nhóm chính liên tiếp .
a/ Viết công thức phân tử và gọi tên A
b/ Viết công thức electron và công thức cấu tạo của A

2. Một dung dịch có chứa ion Ca2+ và Ba2+ ở cùng nồng độ 0.01 M. Thêm axit để được pH = 4.0. ở pH này nếu ta thêm dung dịch K2Cr04 với nồng độ là 0.1 M có kết tủa xuất hiện không ? Kết luận
cho pT CaCr04 = 0.2; pT BaCrO4 = 9.9
H2CrO4 có pK1 = 1.0 và pK2 = 6.5

Câu 2: (5đ)
1. Tính pH và độ điện li của dung dịch NaCN 0.1 M (dd A) cho pKa HCN = 9.35
2. độ địên li thay đổi thế nào khi :
a. Có mặt NaOH 0.005M
b. Có mặt HCl 0.002 M
c. Có mặt NaHS04 0.01 M biết pk HS04- = 2

Câu 3: (5đ)

1. Một dung dịch có chứa 4 ion của 2 muối vô cơ trong có ion S042- khi tác dụng vìư đủ với dd BA(OH)2 đun nóng cho khí X, kết tủa Y và dung dịch Z. dd Z sau khi axit hóa tan bằng HNO3 tạo với AgNO3 kết tủa trắng hóa đen ngoài ánh sáng. Kết tủa Y đem nung được a g chất rắn T. Gía trị của A thay đổi tùy theo lượng Ba(OH)2 đem dùng: nếu vừa đủ ,a cực đại, nếu lấy dư a giảm đến cực tiểu. Khi lấy chất rắn T với giá trị cực đại a=7.204 gam thấy T chỉ phản ứng hết với 60 ml dd HCl 1.2 M, còn lại 5.98 gam chất rắn. Hãy lập luận để xác định các ion có trong dung dịch.

2. Trình bày phương pháp phân biệt 3 dung dịch sau bị mất nhãn: dung dịch NaHS04 0.1 M (dd A), dung dịch H2S04 0.1 M (dd B) và dung dich hỗn hợp H2S04 0.1 M và HCl 0.1 M (dd C). Chỉ được dùng quỳ tím và dung dịch NaOH 0.1 M. Tính số mol các chất trong các dung dịch.

Câu 4: (5đ)
Một hỗn hợp gồm kẽm và sắt. Thực hiện 2 thí nghiệm sau :

TN1: Lấy 3.07 gam hỗn hợp cho vào 200 ml dung dịch HCl, phản ứng xong, cô cạn thu được 5.91 gam chất rắn.

TN2: Lấy 3.07 gam hỗn hợp cho vào 300 ml dung dịc HCl ( dung dich HCl như trên ), phản ứng xong, cô cạn thu được 6.62 gam chất rắn.

1) Tính thể tích khí H2 sinh ra ở TN1 (đktc) và nồng độ mol dd HCl
2) Tính % theo khối lượng hõn hợp 2 kim loại.


***NGÀY THI: 13/11/2005***
BÀI 2

Câu 1: (5đ)

1. Viết các phương trình phản ứng kèm theo điều kiện thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau, chất hữu cơ viết dưới dạng công thức cất tạo thu gọn.

- C2H2 -> A -> C2H50H -> C2H40 -> C2H302NH4

- C2H2 -> B -> C2H402 -> C2H500CCH3 -> C -> CH4

- C2H2 -> C2H3Cl -> B -> D -> CH2=CH0C2H5

- C2H2 -> C2H4Cl -> B -> C2H402 -> CH2=CH00CCH3 -> PVA

2. Các chất A, B, C có cùng CTPT C4H902N. Biết A tác dụng với cả HCl và Na20. B tác dụng với hidro mới sinh tạo ra B' ; B' tác dụng với HCl tạo ra B'' ; B'' tác dụg NaOH tạo lại B ; C tác dung với NaOH tạo ra muối và NH3. Cho biết A, B, C ứng vói đồng phân chức nào ? Viết các phương trình phản ứng đã dùng .

Câu 2: (5đ)

1. Có 3 hợp chất hữu cơ A, B , C lần lượt có CTPT là CH40 , CH20, CH202.
a. Viết CTCT và gọi tên chúng theo danh pháp IUPAC và thông thường.
b. Viết các PTPƯ thục hiện chuyển hóa sau:
(1) A -> B
(2) B -> A
(3) B -> C
(4) A -> C
c. Một dung dich hòa tan 3 chất trên. Bằng những thí nghiệm nào chứng minh sự có mặt của chúng. Viết các phương trình phản ứng.

2. So sánh và giải thích độ mạnh các axit sau : phenol, o-nitrophenol, m-nitrophenol, p-nitrophenol.

3. So sánh và giải thích độ mạnh bazơ của các dung dịch cùng nồng độ: NaOH, CH3COONa, C2H50Na , C6H50Na

Câu 3: (5đ).

Đốt 11,7 gam chất hữu cơ A thì thu được 9.9 g H20, 22g C02, 1.4 g N2. Xác định CTPT A biết MA < 120 g/mol
Đốt 7.1 g B cần 8.4 l oxi (đktc) thì thu được 4.5 g nước và hỗn hợp khí C02 và N2 có d/H2 = 20.857
Chất C có công thức đơn giản C2H60.
Biết rằng khi nhiệt phân A ta được B và C với tỉ lệ nA :nB = 2 : 1

a. Xác địinh CTCT A, B, C
b. Từ B viết các PTPƯ điều chế A.

Câu 4: (5đ)

Người ta chia 1.792 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm 1 ankan, 1 anken, 1 ankin làm 2 phần bằng nhau:

+ Phần 1: Cho qua dung dịc AgNO3 trong amoniac dư tạo thành 0.735 gam kết tủa và thể tích hỗn hợp giảm 12.5%

+ Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào 9.2 lít dung dịc Ca(OH)2 0.0125 M thấy có 11 gam kết tủa.
Xác điinh CTPT của các hidrôcacbon







Câu I :
1, A,B,C,D,E,F là những hợp chất có oxi của nguyên tố X và khi cho tác dụng với NaOH đều tạo ra chất Z và H2O. X có tổng số hạt p và n bé hơn 35 , có tổng số đại số số oxi hóa dương cực đại và 2 lần số oxi hóa âm là -1 .Hãy lập luận để xác định các chất trên . Biết rằng dung dịch A,B,C làm quỳ tím hóa đỏ ; dung dịch E,F phản ứng được với axit mạnh và bazơ mạnh.
2,trong phòng thí nghiệm có 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch HCl, H2SO4 và NaOH có cùng nồng độ CM . Chỉ dùng phenoltalein hãy nhận biết 3 dung dịch trên.
Câu II :
1, Một quặng Fe chứa 46,67 % ( khối lượng ) Fe , phần còn lại là S.
A, tìm CT quặng.
B, từ quặng điều chế 2 khí có tính khử.
C, Giải thích và so sánh tính khử của chúng , cho ví dụ. Chứng minh.
2, Hỗn hợp X gồm Fe , Cu c1 khối lượng 6g . Tỉ lệ khối lượng giữa Fe và Cu là 7:8. Cho lượng X trên vào 1 lượng dung dịch HNO3 , khấy đều cho phản ứng xảy ra hòan tòan thì được 1 phần rắn Y , khí NO và dung dịch muối Fe. Tính lượng muối Fe tạo thành trong dung dịch .
Câu III:
1, hòan thành chuỗi phản ứng sau đây ghi rõ điều kiện nếu có .
C2H4Br2 –(1)-- Zn-> (A) –(3)+(G)--->(C)
C2H4Br2---(2)--->(B) ---(4)+ (D)---> (C)
(B) ---(5)----> (E)---(6)---> (F) ---(7)---> CAO SU Clopren
(E) –(8)---+H2O/Hg2+,NHIỆT ĐỘ ----> (H)
2, Có 2 hợp chất X,Y chỉ chứa C,H,O thuôc lọai no đơn chức .Khi trộn 2 chất X,Y theo bất kỳ tỉ lệ nào ta đều thu được hỗn hợp luôn luôn có tỉ khối hơn so với khí CO2 là 1,682 . Khi lấy cùng 1 lượng bằng nhau của 1 hỗn hợp gồm X,Y, cho tác dụng hết với Na2CO3, với Na thì thể tích khí CO2và H2 bay ra đo ở cùng điều kiện không bằng nhau. Xác định công thức 2 chất X,Y.
Câu IV: cho 2,76 g chất hữu cơ A ( C,H,O và có CTPT trùng với CTĐG ) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ , sau đó chưng khô thì phần bay hơi chỉ có H2O , phần chất rắn khan còn lại chứa 2 muối của Na chiếm khối lượng 4,44 g . Nung nóng 2 muối này trong oxi dư , sau khi phản ứng xảy ra hòan tòan , ta thu được 3,18g Na2CO3; 2,464 lít CO2 (đkc) và 0,9 g H2O.
1, tìm CTPT, viết CTCT của A thỏa mãn các tính chất trên
2, dùng 1 trong các cấu tạo đó để viết các PTPỨ đã xảy ra

BÀI CỦA KATHY BOX HÓA HỌC


Đề thi chọn đội tuyển đi thi Quốc gia, trường Lam Sơn , Thanh Hóa
I. Hóa vô cơ

Câu 1: 5, 5 điểm
1. Cho dãy các axit: HClO, HClO2, HClO3, HClO4
Hãy cho biết sự biến đổi tính axit và tính oxi hóa của các axit trên. Dựa vào cấu tạo của các axit hãy giải thích sự biến đổi tính chất đó.
2. Viết các phương trình hóa học biểu diễn các phản ứng theo sơ đồ sau:


Biết: Ao là hợp chất của một kim loại và một phi kim
A, A1, A2, C là các hợp chất của lưu huỳnh
B, B1, B2, C là hợp chất của đồng hoặc đồng kim loại

Câu 2: 3,5 điểm
1. Cho dung dịch CH3COONa 0,01M. Biết Kb của CH3COO- là 5,6.10^-10 và biết quỳ tím thay đổi màu rõ trong khoảng PH bé hơn hoặc bằng 5 và lớn hơn hoặc bằng 8.3. Nhúng quỳ tím vào dung dịch muối trên, quỳ tím có đổi màu ko?
2. Tính pH của dung dịch chứa hỗn hợp NH4OH 0,5M và NH4Cl 0,5 M
Biét PK của NH4OH = 4,75

Câu 3: 6 điểm
Cho thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa khử sau:
EoFe3+/Fe2+ = + 0,77 vôn
Eo Sn4+/Sn2+ = + 0,15 vôn
1. Tính sức điện động chuẩn của pin điện mà phản ứng xảy ra trong pin là: Sn 2+ + 2Fe3+ = (2 chiều nhé) Sn 4+ + 2Fe2+
2. Trộn dung dịch Fe(NO3)3 1M với dung dịch Sn(NO3)2 1M. Hãy cho biết chiều của phản ứng hóa học xảy ra ở điều kiện 25 độ C, 1atm (tỉ lệ thể tích 1:1)
3. Cho biết chiều của phản ứng hóa học xảy ra ở điều kiện 25 độ C và áp suất khí quyển P = 1atm trong các trường hợp sau:
a) Dung dịch có [Sn2+]= 0,1M/ [Sn4+] =1M/ [Fe2+]= 0,1M/[Fe3+]= 0,1M
b) Dung dịch có [Sn2+]= 10^-6M/[Sn4+]=1M/ [Fe2+]= 0,1M/[Fe3+]= 10^-8
c) Dung dịch có [Sn2+]= 0,001M/[Sn4+]= 1M/[Fe2+]= 0,1M/[Fe3+]= 0,01M

Câu 4: 3,5 điểm
1. Ở O độ C và 100 độ C, phản ứng N2O4 (khí) = (2 chiều) 2NO2 (khí) diễn ra theo chiều nào?
2. Ở 25 độ C phản ứng đó sẽ diễn ra theo chiều nào nếu:
a) P(N2O4) = 0,5 atm, P (NO2) = 1atm
b) P(N2O4) = 10atm, P (NO2) = 10^-2 atm


Câu 5: 1,5 điểm
Hằng số cân bằng của phản ứng:
CO (khí) + H2O (hơi) == (2 chiều) H2 (khí) + CO2 (khí)
ở 850 độ C bằng 1. Tính nồng độ của các chất lúc cân bằng? Cho biết nồng độ các chất ban đầu như sau:
[CO] = 1mol/l; [H2O] = 3mol/l

II, HOÁ HỮU CƠ
Câu 1: 3,5 điểm
Từ toluen và các hoá chất cần thiết khác, viết sơ đồ phản ứng tổng hợp:
a) Axit m -toluic
b) Axit o - bombenzoic
c) Axit 3,5 - đinitrobenzoic

câu 2: 6 điểm
Một hợp chất X có công thức cấu tạo


Khi thuỷ phân X trong môi trường axit thì được các hợp chất A,B,C,D,E,F. Trong đó:
- A và D là đồng phân cấu tạo của nhau. A có cặp đối quang, còn D không có đồng phân quang học.
- C và F có khả năng tham gia phản ứng tráng gương
- E và C có khả năng tạo phức với Cu(OH)2
1. Xác định công thức cấu tạo của A,B,C,D,E và F. Viết phương trình hoá học của phản ứng thuỷ phân.
2. Lấy C mang tác dụng với CH3OH trong HCl (khan) thì thu được Y ko có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Giải thích và viết phương trình hoá học biểu diễn các phản ứng minh hoạ.
3. Cho C phản ứng với đimetylsunfat (dư) thu được chất Z. Z tác dụng với dung dịch HCl thu được chất hữu cơ M. M có khả năng tham gia phản ứng tráng gương hay ko? Giải thích

Câu 3: 2, 5 điểm
Raffinozơ là một trisaccarit ko có tính khử, có 0,01 - 0,02% trong đường. Raffinozơ bị thuỷ phân hoàn toàn cho Galactozơ, Glucozơ, Fructozơ với số mol bằng nhau. Nếu thuỷ phân bằng men anfa - Galactozidaza thì sản phẩm thu được là anfa - Galactozơ và Saccarozơ. Biết Galactozơ (C6H12O6) có cấu hình khác anfa - Glucozơ ở nhóm -OH thuộc -C4 và phản ứng được với 2 phân tử axeton.
1. Xác định công thức cấu tạo của anfa - Galactozơ và công thức cấu tạo của Raffinozơ.
2. anfa - Galactozơ có phản ứng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư hay ko? Giải thích.

Câu 4: 3,5 điểm
Thuỷ phân 11,6 gam một este hoạt động quang học có công thức phân tử C6H12O2 bằng cách đun nóng este đó với dung dịch NaOH. Sau khi hoàn thành phản ứng, lắc hỗn hợp thu được với ete: tách lấy phần ko tan được trong nước rồi cho bay hơi ete thì được một chất lỏng có tính quang hoạt cân được 7,4 gam (giả thiết hiệu suất 100%). Dung dịch còn lại ko có tính quang hoạt.
Viết công thức cấu tạo của este và nêu cơ chế phản ứng.

Câu 5: 4,5 điểm
Một hiđrôcacbon A có 7,7% khối lượng hiđrô, khối lượng 1mol A là 130 gam. Chất A tác dụng với dung dịch KMnO4 nóng tạo nên chất B có công thức C8H4O4K2. Xử lý B bằng dung dịch HCl tạo nên chất C có công thức phân tử C8H6O4. Mặt khác một phân tử A phản ứng với tối đa 2 phân tử brôm trong dung dịch, còn khi hiđrat hoá chất A tạo nên chất G có thành phần khói lượng: cacbon bằng 81,1%; hiđrô bằng 8,1% còn lại là ôxi. Chất G ko phản ứng với natri ở điều kiện thông thường. Xác định A,B,C,G. Viết PTHH của các PU xảy ra.





ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG 2 TỈNH AN GIANG


Ngày thi: 3/12/2005


Bài thi thứ 1

Bài 1: (5đ)
1. Propen phản ứng với Brom có hòa tan một lượng nhỏ NaI có thể tạo thành bao nhiêu sản phẩm ? Viết phương trình phản ứng và giải thích.
2. a. Có hai lọ đựng HCOOH và HCHO mất nhãn. Chỉ được dùng phản ứng tráng bạc để nhận ra mỗi lọ (nêu cách làm).
b. Bằng cách nào loại nước ra khỏi cồn 96 độ.

Câu II: (5đ).
Trôn a mol Ch3COOH với b mol C2H50H sau một thời gian sinh ra c mol este, tới lúc lượng este không đổi.
a. Thiết lập biểu thức tính hằng số cân bằng K
Tính K với a = b = 1 ; c = 0.667
b. Tính khối lượng este tạo thành khi cho 60 gam CH3C00H tác dung với 184 gam rượu C2H5OH. Nếu cho 57 ml axit axetic tác dụng với 244 ml rượu etylic 95 độ 5 thì lượng este thu được tăng hay giảm so với trên ? Tại sao ? Biết d CH3C00H = 1.053 g/ml và D C2H50H = 0.79 g/ml

Câu III: (5đ)
Từ một loại hợp chất hữu cơ người ta tinh chế được chất A chứ 76.92% C, 12.82% H và 10.26 % O trong phân tử. Cho M A = 156 đvc. A còn được điều chế bằng cách hidrô hóa có xúc tác 2 - Isopropyl - 5 - metylphenol (chất B).
1. Xác định công thức cấu tạo của A
2. Viết các công thức đồng phân Cis- Trans của A
3. Đun nóng A với H2S04 đặc thu được hai chất có cùng công thức phân tử C10H18. Viết CTCT của 2 chất đó và viết cơ chế phản ứng
4. So sánh tính axit của A và B. Giải thích

Câu IV: (5đ)
Một hợp chất hữu cơ A có chứa các nguyên tố C, H , O trong đó C chiếm 40 % và H chiếm 6.67 % về khối lượng. Cho A thực hiện các phản ứng sau :
* Phản ứng 1: Cho A vào dd NaOH thu được hai hợp chất hữu cơ B và C.
* Phản ứng 2: Cho thêm HCl vào B thì tạo thành chất D.
* Phản ứng 3: Oxi hóa C cũng thu được D

a. Xác đinh đơn giản của A.
b. Xác định CTCT của A . Viết các Phương trình phản ứng và gọi tên từ A đến D theo danh pháp IUPAC
c. Trình bày cơ chế phản ứng 1
d. Viết phương trình của D với axit H2S04 đặc nóng.

( Bài gửi của bạn: dangchinhag )

Edited by - cantor_tn on 06/01/2006 22:10:57

........Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về..........



ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG 2 TỈNH AN GIANG


Ngày thi: 4/12/2005


Bài thi thứ 2

Câu 1: (5đ)
1. Cation Fe3+ là axit, phản ứng với nước theo phương trình sau :
Fe3+ + 2H20 <=> Fe(0H)2+ + H30+

Ka của Fe3+ là 10^-2.2. Hỏi nồng độ nào của FeCl3 thì bắt đầu có kết tủa Fe(0H)3. Tính pH của dung dịch đó biết Fe(0H)3 có Ksp = 10^-38

2. a. Cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm và cấu trúc không gian , dạng hình học của các phân tử S02, NH3, PCl3, SF6
b. Áp dụng thuyết lai hóa giải thich kết quả thực nghiệm xác định đuệoc BeH2, C02 là phân tử thẳng

Câu 2: (5đ)
1. Trung hòa 100 cm3 dung dịch Ch3C00H 0.1 M (Ka = 2.10*-5) bằng dung dịch NaOH 0.1 M. Tính pH của dung dịch:
a. Trước khi thêm dung dịch NaOH
b. Khi đã cho thêm 50 cm3 dd NaOH
c. Khi đã cho thêm 100 cm3 dd NaOH

2. Hòa tan 2.84 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của hai kim loại kiềm A và B kế tiếp nhau trong phân nhóm chính nhóm II bằng 120 Ml dung dịch HCl 0.5 M thu được 0.896 l CO2 (54.6 độ c và 0.9 atm) và dd X.
a. Xác định hai kim loại A và B và tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch X.
b. Tính % khối lượgn mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu
c. Nếu cho toàn bộ lượng khí C02 hấp thu bởi 200 Ml dd Ba(0H)2 thì nồng độ của Ba(0H)2 là bao nhiều để thu được 3.94 gam kết tủa.
d. pha loãng dung dịch X thành 200 Ml, sau đó thêm 200 Ml dung dịch Na2S04 0.1 M. Biết rằng khi lượng kết tủa BSO4 không tăng thêm nữa thì tích số nồng độ các ion B2+ và S042- trong dung dịch bằng Q = [B2+][SO42-] = 2.5.10*-5. Hãy tính lượng kết tủa tạo ra.

Câu III: (5đ)
Người ta dự định làm kết tủa CdS từ một dung dịch có chứ Cd2+ ([Cd+2] = 0.02M) và Zn2+ ([Zn2+] = 0.02M) bằng cách là bão hòa một cách liên tục dd với H2S.
1. Người ta phải điều chỉnh pH của dd trong khoảng nào để có thể làm kết tủa một lượng tối đa CdS mà không làm kết tủa ZnS
2. Tính [Cd2+] còn lại khi ZnS bắt đầu kết tủa. Biết dung dịch [H2S] = 0.1 M

Cho H2S có Ka1 = 10*-7 ; Ka2 = 1.3.10*-13
CdS có Ksp = 10*-28; ZnS có Ksp = 10*-22

Câu IV: (5đ).

Cho 291.2 ml hỗn hợp khí A gồm : C02; C0; H2 và N2 qua dung dịch NaOH dư thì thể tích khí còn lại là 268.8 ml hõn hợp B. Đun nóng hh khí B với hơi nước dư có xúc tác thu được hh khí C, hiệu suất phản ứng là 50%.
Cho hỗn hợp khí C qua dung dịch Ba(0H)2 dư thấy xuất hiện 0.2955 gam kết tủa và hỗn hợp khí D có thể tích 268.8 ml. Lấy 1/10 thể tích hh khí D trộn với thể tích tương đương khí 02, đem đốt rồi đưa về 0 độ C thì thể tích khí còn lại là 30.24 ml. Xác địinh phần trăm thể tích các khí trong hỗn hợp A.


anh em trên diễn đàn cùng giúp mình giải quyết vấn đề này với

kewpie_89
12-28-2006, 05:18 PM
undefined
Đề thi chọn HSG THPT tỉnh Ninh Thuận 06-07
Câu 1:(4 đ)
Một hợp chất ion cấu tạo từ M+ và X2-. Trong phân tử M2X tổng số hạt là 140 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số khối của ion M+ lớn hơn số khối của ion X2- là 23. Tổng số hạt trong ion M+ nhiều hơn trong ion X2- là 31 hạt.
a, Viết cấu hình electron của các ion M+ và X2-
b, Xác định vị trí của M và X trong bảng tuần hoàn
Lưu ý: Không sử dụng bảng tuần hoàn.
Câu 2: (4 đ)
a, Cân bằng các phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron. Cho biết nguyên tố nào bị oxi hóa, nguyên tố nào bị khử.
Fe3O4 + HNO3 --> Fe(NO3)3 + NO + H2O
FexOy + HNO3 --> Fe(NO3)3 + NO + H2O
MxOy + HNO3 --> M(NO3)n + NO +H2O
Al + HNO3 --> Al(NO3)3 + N2O + NO + H2O
Biết hỗn hợp khí tạo thành trong phương trình cuối có 25% N2O vầ thể tích
b, Lượng cồn (C2H5OH) trong máu người được xác định bằng cách chuẩn độ huyết thanh với dung dịch kali đicromat. Sơ đồ phản ứng như sau:
C2H5OH + K2Cr2O7 +H2SO4 --> CO2 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 +H2O
Khi chuẩn độ 28g huyết thanh của một người lái xe cần dùng 35ml dung dịch K2Cr2O7 0,06M. Hỏi người lái xe đó có phạm luật không, biết rằng theo luật thì hàm lượng cồn không vượt quá 0,02% theo khối lượng.

Câu 3 ( 5 đ)
Hỗn hợp khí A gồm 2 hidrocacbon mạch thẳng, biết thể tích hỗn hợp là 672ml (dktc). Chia A làm 2 phần bằng nhau.
Phần 1: cho wa dung dịch brom có dư thấy khối lượng bình tăng lên X(g), lượng brom phản ứng hết 3,2g và không có khí thoát ra khỏi dung dịch.
Phần 2: Đem đốt cháy hoàn toàn. Toàn bộ sản phẩm đốt cháy cho wa bình đựng P2O5 rồi wa bình đựng KOH dư. Sau thí nghiệm thấy bình đựng P2O5 tăng lên Y(g), còn bình đựng KOH tăng lên 1,76g.
a, Xác định X,Y
b, Xác định công thức phân tử và gọi tên 2 hidrocacbon.
Câu 4 (7 đ)
Cho V(l) ở 0 độ C, 1at, hổn hợp 2 olefin ở thể khí liên tiếp trong cùng dãy đồng đẳng hợp nước, tạo thành 2 rượu ( 1 rượu có dạng mạch nhánh). Hiệu suất đều bằng 40%.
Chia hỗn hơp 2 rượu làm 2 phần bằng nhau. Cho Na tác dụng với phần 1 thu được 2,464l H2 ở 27,3 độ C, 1at. Đun nóng phần 2 với H2SO4 đặc tạo ra 3,852g hỗn hợp 3 ete, 50% lượng rượu có số nguyên tử cacbon ít hơn và 40% lượng rượu có số nguyên tử cacbon nhiều hơn đã tạo thành ete.
a, Xác định công thức phân tử của 2 olefin
b, Viết các phương trình phản ứng
c, Tính thể tích V và tỉ khối hỗn hợp 2 olefin ban đầu so với hidro. :ngo 1 ( :nguong ( :suytu ( :doctor (

khanh
12-29-2006, 09:12 AM
1/ K2O
2/ a/ làm biếng cân bằng wéa
b/ có phạm luật, 0.1725%
3,4/ em chưa học hữu cơ :suytu (

longraihoney
01-04-2007, 06:59 PM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI DỰ BỊ KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP QUỐC GIA
Lớp 12 THPT năm 2004
Môn : Hoá học-Bảng B
Thời gian : 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi thứ nhất : Theo quyết định của bộ

Câu I
1. Năm 1986, Carl O.Chiste đã tìm được phương pháp mới để điều chế F2 bằng cách đun nóng hỗn hợp K2MnF6 rắn và SbF5 lỏng tới 1500¬C .
a) Hãy thay X bằng công thức hóa học để hoàn thành phương trình
K2MnF6® + SbF5(l) KSbF6® + F2(k) + X(k)
Kí hiệu chỉ trạng thái các chất là : r là rắn, l là lỏng, k là khí .
b) Từ hỗn hợp gồm 200,07 gam K2MnF6 và 672,7 gam SbF5 thu được bao nhiêu lít F2 tại 27,30C và 1,0 atm ? biết hiệu suất thu F2 là 36% .
2. Ở 300K và áp suất 1,0 atm khối lượng riêng của hidro florua khí là 3,17g/l . Hãy tính khối lượng mol phân tử của hidro florua ở điều kiện này và giải thích kết quả thu được.
3. a) Có các phương trình được viết như sau :

Các phương trình trên có đúng cho tất cả các halogen ( kí hiệu là X) ở các nhiệt độ khác nhau không ? hãy nêu rõ các điểm không đúng, nếu có .
b) Chuyển từ F2 đến Cl2 độ bền về nhiệt của các phân tử tăng lên, còn khi chuyển từ Cl2 đến I2 độ bền nhiệt của các phân tử giảm xuống hãy giải thích đặc điểm đó .
Câu II
1. Tại –235oC, argo (Ar) kết tinh dạng lập phương tâm diện (mặt) . Ở điều kiện đó nguyên tử Ar có bán kính là 1,92Ao . Hãy tính khối lượng riêng của tinh thể Argon .
2. Tính năng lượng mạng tinh thể magie sunfua nếu biết các trị số năng lượng sau đây (đều theo kcal.mol-1 ) ; Nhiệt tạo thành MgS® là –82,2 ; nhiệt thăng hoa của MgS ® là 36,5 ; tổng năng lượng ion hoá thứ nhất và thứ 2 của Mg là 520,6 ;năng lượng phân ly của phân tử S8 thành S ở thể khí là 1065,6 ; năng lượng của quá trình là –72,4 .
3. Công thức CrCl3.6H2O có thể là [Cr(H2O)6]Cl3 hoặc [Cr(H2O)5]Cl2.H2O hoặc [Cr(H2O)4Cl2]Cl.2H2O . Trong dung dịch nước có cân bằng giữa ba dạng đồng phân này
Cân bằng phụ thuộc vào nhiệt độ và nồng độ dung dịch
Người ta cho một dung dịch chứa 0,32 gam CrCl3.6H2O đi qua lớp nhựa trao đổi cation dưới dạng H+ . Khi đó các cation có trong dung dịch (kể cả cation phức ) bị giữ lại . Một lượng ion H+ có tổng điện tích bằng tổng điện tích của các cation bị giữ lại, được chuyển từ nhựa vào dung dịch . Cần 28,8 cm3 dung dịch NaOH 0,125M chuẩn độ hết lượng H+ đã chuyển vào dung dịch .
a) Xác định và gọi tên phức chất trong dung dịch
b) Vẽ sơ đồ mô tả sự hình thành ion phức ở trên theo thuyết liên kết hoá trị .
c) Trong số các phức tám mặt của Cr3+ , Fe3+ , Co3+ , những phức nào thuận từ ?
Câu III
1. Ở 250C oxi có thể oxi hoá được ion halozenua nào theo phương trình phản ứng :
4X- + O2 + 2H2O 2X2 + 4OH-
Cho E0O2/OH- =0,4V ; E0X2/2X- =2,87V (F) ; 1,36V(Cl) ; 1,09(Br) ; 0,54(I)
2. Tính hằng số cân bằng của phản ứng

Cho các thế khử chuẩn của cặp Cu2+/Cu+ là 0,15V ; của cặp Cu2+/Cu là 0,52V . Tích số tan của CuCl là 10-7
Câu IV.
1. Người ta thêm dần khí CO2 vào một bình chân không, thể tích 1 lít chứa 0,1 mol canxioxit và được giữ ở 8000C . Hãy tính lượng tối thiểu khí CO2 phải thêm vào để có phản ứng sảy ra . Biết tại 8000C phản ứng phân huỷ CaCO3 thành CaO và khí CO2 có hằng số cân bằng Kp là 0,903 .
2. Cho các dữ kiện nhiệt động của các chất sau :
H2O(l) C2H5OH(l) CH3CHO(l) H2O(k) C2H5OH(k) CH3CHO(k)
Ho298(kj/mol) -285,83 -277,69 -192,30 -241,82 -235,10 -166,19
So298 (j/mol.K-1) 69,91 160,70 160,20 188,83 282,70 250,30
Cho ba chất lỏng là rượu etylic, andehit axetic và nước vào bình chân không, thể tích không đổi . Giữ bình ở 250C . Sau một thời gian, áp suất hơi ở trong bình không thay đổi nữa, trong bình vẫn tồn tại hỗn hợp 3 chất lỏng . Hãy tính tỉ lệ % theo số mol mỗi chất của hỗn hợp hơi trong bình ở 250C .

ĐỀ NÀY RẤT Ư LÀ HAY :lon ( LÀM CHƠI NHA

doductoan
02-06-2007, 08:45 AM
Nam 2006 - 2007
Cau1: 1/Đốt cháy C trong khong khi ở nhiệt độ cao thu được hh khí (A).Cho (A) tác dụng với Fe2O3 nung nóng thu được hh khí (B) và hh chất rắn (C).Cho (B) t/d với dd Ca(OH)2 thu được kết tủa (D).Cho (C) tan hoàn toàn trong dd HCl,thu được khí và dd (F).Cho (F)t/d với dd NaOH dư,được hh ket tua (G).Nung (G) trong kk được một oxit duy nhat.Viết các ptpu xay ra.
2/từ nguyên liệu Fe3O4(r),hãy trình bày cách điều chế :
a/FeCl3 b/FeCl2
viết các ptpu xay ra
Cau2:Co 5 lo ko nhãn,mỗi lọ đựng một dd ko màu:NaCl,Na2SO4,MgSO4,Al2(SO4)3,BaCl2.chỉ được dùng một oxit(r),làm thế nào để nhận biết dd đựng trong mỗi lọ bàng pp hoá học?viết các pt hoá học.
Cau3: Cho 14.8g hh rắn(X) gồm kim loại M(hoá trị 2),oxit của M và muối sunfat của m hoà tan trong dd H2SO4 loãng,dư thì thu được dd (A),thu được kết tủa (B).nung(b)ở nhiệt độ cao đến khối lượng ko doi thì còn lại 14.0g chất rắn.
mặt khác ,cho 14.8g hh(X) vào 0.2 lit dd CuSO4 2M.Sau khi phan ung ket thuc,tach bo chat ran,dem phan con lai cua dd co can hết nước thì thu còn lai 62g chat rắn.
a/xác định kim loai m
b/tính % khối lượng các chất trong hh(X)
Cau4:
1/hãy viết các ctct có thể có ứng với ctpt C4H8Br2.Cho biết ctct nào phù nợp với chất được tạo thành từ pu:
C4H8 + Br2 -> C4H8Br2
2/viết các pt hoá học của các pu sau(ghi ro dk pu,neu có)
(a) C12H22O11 + H2O -> A1 +A2
(b) CO2 + H2O ->B + O2
(c) B + H2O -> A1
(d) C ->H(-HNCH2CO-)nOH + H2O
Cau5 cho so dồ chuyen doi hoa hoc sau.hay viet cac pthh duoi dang ctct rut gon:
C2H4 -->C2H6O -->C2H4O2-->C4H8O2-->C2H3O2Na
Cau6:
Cho mot hh khí A chứa 7.0g C2H4 và 1.0g H2 pu với nhau có mặt xúc tác thu được hh khí B.Một nửa
khối lượng khí B phan ung vua du voi 25ml dd Br2 1M.Mot nua khoi luong B con lai dem dot chay voi luong du O2 va cho toan bo san pham chay hap thu hoan toan vao 100ml dd NaOH 22.4%(d=1.25g/ml)thu duoc dd C
a/Xac dinh hieu suat pu giua C2H4 va H2
b/Xac dinh nong do phan tram của các chất có trong dd C

gold_dragon_2310
02-07-2007, 10:03 AM
Chính xác hơn là pư trùng hợp của Glyxin(NH2CH2COOH) :D Tạo thành chuỗi polipeptit ...

khanh
02-07-2007, 05:48 PM
n(NH2CH2COOH) ---> H(-HNCH2CO-)nOH + (n-1)H2O

khanh
02-09-2007, 07:48 PM
CMR PCl5 phải có cấu trúc song tháp tam giác ứng với trạng thái lai hóa sp3d2

langtuvodanh
02-10-2007, 07:10 AM
Ui da! Hỏi gì khó thế?
Như chúng ta đã biết, P có Z=15 tức là có cấu hình ~3s23p3
Dựa vào sự phân bố vào các AO của e ta thấy P chỉ có 3e độc thân. nhưng trong PCl5 P cần có 5e độc thân để liên kết với các AO3p của các nguyên tử Clo. Vậy nên P đã kích thích, đẩy e lên AO3d còn trống tạo dạng lai hóa sp3d chứ làm gì có sp3d2 chắc ông lộn với SF6 rồi.
Các 5 AO sp3d này sẽ liên kết trục với AO3p của CLo và chiếm một vùng không gian mang điện tích âm. Để lực đẩy giữa các vùng là nhỏ nhất thì dạng cấu trúc lưỡng chóp tam giác là ưu thế hơn hẳn. Không bít tui noi đúng không.

khanh
02-10-2007, 07:30 AM
Hờ, hờ, tao nhầm sp3d hay sp2d2 j` cũng dc, nhưng mà cái tao hỏi là tại sao nó lại có kiểu song tháp tam giác, kô phải mài dựa vào VSEPR mà mài nói như dzị, giải thix bằng hình học kô gian đi ku, nói kỉu mài, năm ngoái làm cái đề QG dễ ẹt

langtuvodanh
02-10-2007, 08:23 AM
vậy ah`, sợ wé! Sai trầm trọng rùi con tinh vi! Dây là thuyết lai hóa mà cha. Chứ theo bạn giải thích theo thuyết VSEPR có gì là sai. Vậy giải thích theo thuyết VB có được không?

khanh
02-10-2007, 09:55 AM
Giờ tau hỏi mài, tại sao cấu trúc song tháp tam giác lại là ưu thế hơn hẳn, tại sao PCl5 lại có thể tạo góc 90 và 120 độ, mí cái góc nì ở đâu mà ra.

longraihoney
02-10-2007, 04:52 PM
giảm thiểu lực đẩy ~~> giảm năng lượng toàn hệ thành minimum

langtuvodanh
02-10-2007, 06:25 PM
Đúng! Còn nếu sắp xếp thành kiểu hình học khác thì chất cấu tạo sẽ không bền! May wá! Có người đồn tình với tui!

khanh
02-10-2007, 07:36 PM
Hờ ku long, giải thix xem tại sao nó lại tạo dc mặt phẳng tam giác và tạo góc 90 độ

kidman274
02-10-2007, 08:19 PM
tại vì khi xếp theo một cấu trúc khác thì khoảng cách của các tiểu phân sẽ ảnh hưởng đến lực dẩy-----> cấu hìn kô bền lý thuyết thì đều dựa vào thực tế mà

langtuvodanh
02-11-2007, 04:55 PM
Câu hỏi nữa nè:
- điều kiện thường, N2 là chất khí, Phốtpho là chất rắn. Sao vậy cà?
- Phốtpho có X bé hơn N nhưng sao ở điều kiện thường lại hoạt động hóa học mạnh hơn(câu này dễ)
- Tại sao ở nhiệt độ thường S tương đối trơ về hóa học nhưng khi đun nóng lại tỏ ra hoạt động mạnh?

khanh
02-11-2007, 05:07 PM
Mấy câu ni giống như lấy trong sách của giác:
1/ kích thước của N2 nhỏ hơn P4, năng lượng tương tác giữa các ptử N2 nhỏ hơn P4, thêm cái năng lượng lấy từ sách olym nữa ra là đủ
2/LK trong P4 kém bền hơn so với N2, P có oribital d, tạo 5e độc thân -->....
3/Bình thường S ở dạng polime, khi đun nóng thì cấu trúc đóa bị phá vỡ

langtuvodanh
02-12-2007, 11:39 AM
Ông trả lời tuy đúng nhưng câu 3 cần giải thích thêm là do S ở dang S8 có cấu trúc vòng rất chặt nên khi đun nóng vòng bị fá

longraihoney
02-12-2007, 03:13 PM
phá thành dãy poli S à? phải nói cho rõ ở nhiệt độ nào nữa ku à?

khanh
02-15-2007, 10:28 AM
Tại sao chiển hóa:
3O2 --> 2O3
kô thực hiện dc vì denta G luôn dương nhưng khi cho dòng diện đi qua hoặc thực hiện các quá trình quang hóa khác thì ta có thể thu dc O3 từ O2

longraihoney
02-15-2007, 07:02 PM
ai bảo là không? Quá trình thuận xảy ra ở 20000*C còn quá trình nghịch là -2000*C ko có xúc tác :-" :leuleu (

longraihoney
02-16-2007, 10:57 AM
ờ... em làm đề nì được 9.25 là em giỏi hơn anh rồi ấy ^^

Mà các khoảng nhiệt độ của O3 là quá sức với khả năng của mình bây h... nhất là nhiệt độ âm tuyệt đối trên lý thuyết lại quá vô lý ^^ -298 là đã tối đa rồi ^^

HuyTeo
03-03-2007, 09:08 PM
Đề thi trắc nghiệm dùng để thi thử năm học 2006 - 2007

Các file đề thi ở dạng PDF, Mỗi đề thi có 6 phiên bản tước khi in lưu ý vào menu Print : Tại Page Schaling chọn "None"; đánh dấu chọn "Choose Pager Sourse by DPF page sizze " ( chỉ thao tác một lần ) để khỏi bị mất dòng cuối khi ịn

Không phân ban
Đề số 1 (http://khaothi.dyndns.org/khaothi/VANBAN/vbbo_hangnam/2007/thi_trnghiem/Hoa/Khong%20Phan%20ban/HoaKpb201.pdf) - Đề số 2 (http://khaothi.dyndns.org/khaothi/VANBAN/vbbo_hangnam/2007/thi_trnghiem/Hoa/Khong%20Phan%20ban/HoaKpb253.pdf) - Đề số 3 (http://khaothi.dyndns.org/khaothi/VANBAN/vbbo_hangnam/2007/thi_trnghiem/Hoa/Khong%20Phan%20ban/HoaKpb314.pdf)
Đề số 4 (http://khaothi.dyndns.org/khaothi/VANBAN/vbbo_hangnam/2007/thi_trnghiem/Hoa/Khong%20Phan%20ban/HoaKpb434.pdf) - Đề số 5 (http://khaothi.dyndns.org/khaothi/VANBAN/vbbo_hangnam/2007/thi_trnghiem/Hoa/Khong%20Phan%20ban/HoaKpb746.pdf) - Đề số 6 (http://khaothi.dyndns.org/khaothi/VANBAN/vbbo_hangnam/2007/thi_trnghiem/Hoa/Khong%20Phan%20ban/HoaKpb825.pdf)

Ban Tự nhiên
Đề số 1 (http://khaothi.dyndns.org/khaothi/VANBAN/vbbo_hangnam/2007/thi_trnghiem/Hoa/PB%20Tu%20nhien/HoaPb_TN173.pdf) - Đề số 2 (http://khaothi.dyndns.org/khaothi/VANBAN/vbbo_hangnam/2007/thi_trnghiem/Hoa/PB%20Tu%20nhien/HoaPb_TN389.pdf) - Đề số 3 (http://khaothi.dyndns.org/khaothi/VANBAN/vbbo_hangnam/2007/thi_trnghiem/Hoa/PB%20Tu%20nhien/HoaPb_TN423.pdf)
Đề số 4 (http://khaothi.dyndns.org/khaothi/VANBAN/vbbo_hangnam/2007/thi_trnghiem/Hoa/PB%20Tu%20nhien/HoaPb_TN584.pdf) - Đề số 5 (http://khaothi.dyndns.org/khaothi/VANBAN/vbbo_hangnam/2007/thi_trnghiem/Hoa/PB%20Tu%20nhien/HoaPb_TN716.pdf) - Đề số 6 (http://khaothi.dyndns.org/khaothi/VANBAN/vbbo_hangnam/2007/thi_trnghiem/Hoa/PB%20Tu%20nhien/HoaPb_TN827.pdf)


Đáp án của các đề thi (http://khaothi.dyndns.org/khaothi/VANBAN/vbbo_hangnam/2007/thi_trnghiem/dapandehoanvi.pdf)

jikystupid
03-04-2007, 07:53 PM
1. Hidrat hóa hỗn hợp (X) Gồm 2 anken thu được sp gồm 2 rượu. X Gồm
a. CH2 = CH2 và CH2 = CH - CH3
b. CH3 - CH = CH - CH3 và CH2 = CH - CH2 - CH3
c. CH2 = CH2 và CH3 - CH = CH - CH3
d. CH2 = CH2 và CH2 = C - (CH3) - CH3

2. Tinh khối lượng etylen thu đươc khi đun nóng 230g rượu etylic với H2SO4 đậm đặc. Biết hiệu suất phản ứng đạt 40%
a. 56g
b 84g
c 196g
d. 350g

3. Cho 3 lít hỗn hợp khí gồm etan và etylen (dkc) lội qua dung dịch brom, sau phản ứng thu được 4,7g 1,2-dibrom etan.% theo thể tích của etan và etylen lần lượt là :
a. 81.33 % và 18.67 %
b. 18.67% và 81.33 %
c. 13.2% và 86.8 %
d. 86.8% và 13.2%

4. Đốt cháy hoàn toàn 10ml hidrocacbon A cần vừa đủ 60ml khí Oxi, sau phản ứng thu được 40ml khí cacbonic. Biết A làm mất màu dd brom và có mạch cacbon phân nhánh. CTCT A :
a. CH2 = C - (CH3) - CH3
b. CH3 - (CH3) - C = CH - CH3
c. CH2 = C - (CH3)
d. CH2 = CH - CH2 - CH3

5. Cho 8960ml Aken (A) qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng thấy khối lượng bình brom tăng 22.4g. Biết A có đồng phân hình học. CTCT của A là :
a. CH3 - CH = CH - CH3
b CH2 = CH - CH2 - CH3
c. CH3 = CH - CH - CH2 - CH3
d. CH3 - (CH3) - C = CH2

6.Cho hỗn hợp gồm 1 parafin và 1 olefin có thể tích 6.72 lít qua dd brom, thấy có 500ml dd brom 0.2M phản ứng và khối lượng bình brom tăng 4.2g. Lượng khí thoát ra đem đốt cháy hoàn toàn cần 15.68 lít Oxi ( các khí ở dkc ). CTPT của parafin và olefin là :
a. C2H6 và C3H6
b. CH4 và C3H6
c. C2H6 và C2H4
d. CH4 và C2H4

7. Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon A, cho toàn bộ sản phẩm thu được lần lượt cho qua bình 1 đựng H2SO4 đđ và bình 2 đựng nước vôi trong, sau thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng 13.5g và khối lượng bình 2 tăng 33g. Biết tỉ khối của A so với nitơ bằng 2. CTPT A :
a. C2H4
b. C3H6
c. C4H8
d. C5H10

8. Hỗn hợp X gồm metan và anken, cho 5.6 lít X qua dd brom dư thấy khối lượng bình brom tăng 7.28g và có 2.688 lít khí bay ra (dkc). CTPT anken là
a. C2H4
b. C3H6
c. C4H8
d. C5H10

9. Đốt cháy hoàn toàn 2.34g hidrocacbon A, cho sản phẩm qua nước vôi trong dư thu được 18g kết tủa trắng. Biết M(A) = 78 và A không làm mất màu dd brom. CTPT của A :
a. CH3 - C (liên kết 3) C - C (liên kết 3) C - CH3
b. CH (liên kết 3) C - C (liên kết 3) C - CH2 - CH3
c. CH (liên kết 3) C - CH2 - C = CH
d. Benzen

10. Cho 0.2 mol hỗn hợp (X) gồm etan, propan và propen qua dd brom dư, thấy khối lượng bình brom tăng 4.2g. Lượng khí còn lại đem đôt cháy hoàn toàn thu được 6.48g nước % thể tích etan, propan và propen lần lượt là :
a. 30%, 20%, 50%
b. 20%, 50%, 30%
c. 20%, 30%, 50%
d. 50%, 20%, 30%

11. Hỗn hợp X gồm metan và 1 olefin. Cho 10.8 lít hỗn hợp X qua dd brom dư thấy có 1 chất khí bay ra, đốt cháy hoàn toàn khí này thu được 5,544g CO2. % metan và olefin trong hỗn hợp X là :
a. 20% và 80%
b. 73.9% và 26.1%
c. 36.5% và 63.5%
d. 26.1% và 73.9%

Cảm ơn anh em giúp đỡ mình rất nhiều. Mình cần gấp đáp án để sửa bải ôn tập thi. Mong sớm nhận được kết quả.

thanhatbu_13
03-05-2007, 02:39 PM
Anh thấy những bài này không khó, chỉ làm siêng 1 chút là tính ra hết kiên nhẫn lên em àh
ví dụ 1.b 2.a 3.a.... 4
Chúc học tốt

ndst
03-23-2007, 04:20 PM
Bạn có thể vào đây để lấy đề trắc nghiêm phổ thông
http://www.thuathienhue.edu.vn/khaothi/VANBAN/vbbo_hangnam/2007/thi_trnghiem/dr_thi_thu_trac_nghiem_2007.htm

pearl1411
04-03-2007, 06:07 PM
Pà kon ơi, có ai có nguồn bài tập trắc nghiệm lớp 10 không, nhất là phần oxi-lưu huỳnh hay là phần tốc độ phản ứng, nếu có thì please share cho em với. Thanks nhìu nhìu

Honghiem
04-03-2007, 10:21 PM
Đây là tài liệu được share bởi Honghiem, , gửi bạn l!

xuantuong
04-04-2007, 10:03 PM
Có bạn nào có biết mấy đường link hay các đề thi Hoá Hoàng Gia kỏ post cho mình vợi Mình đag cần tìm

TraiTimVietNam
04-05-2007, 09:13 AM
- 273 là tối đa ( tức là 0K ) làm gì có chuyện -25 K???

TraiTimVietNam
04-05-2007, 09:15 AM
Tại sao chiển hóa:
3O2 --> 2O3
kô thực hiện dc vì denta G luôn dương nhưng khi cho dòng diện đi qua hoặc thực hiện các quá trình quang hóa khác thì ta có thể thu dc O3 từ O2
Delta G là tính cho quá trình tự diễn biến. Còn nếu đã cho dòng điện ngoài rồi thì khác chứ ku? Đọc lý thuyết cơ sở cuả phần Điện phân thử đi nhé :it (

pearl1411
04-05-2007, 11:05 AM
Mình thấy phần đề này có vẻ như bạn copy từ một cuốn sách nào đó, bạn có thể cho mình biết tên sách được không, từ đó mình có thể tìm đề dễ dàng hơn. Thanks nhìu

ngocxinh2
04-06-2007, 12:09 AM
mấy bạn ui, có biết bài tập ở chương tốc độ phản ứng ko

tnthatinh_nkt
04-09-2007, 11:21 AM
những bài tập này chỉ có 3 phương án lựa chọn nên khả năng xác xuát đánh trúng là rất cao không phù hợp lám. nếu anh chị em nào lam thi chú ý điều này

Honghiem
04-20-2007, 10:21 AM
Dap An Va De Thi Thu Trac Nghiem Cua Bo Mon Hoa
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

(Đề thi có 03 trang)

KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM THPT
Môn thi: Hoá học - Không Phân ban
Thời gian làm bài: 60 phút
Số câu trắc nghiệm: 40


Mã đề thi 201

Họ, tên thí sinh:............................................. .............................
Số báo danh:............................................. ................................



Câu 1: Nhựa phenolfomandehit được điều chế bằng cách đun nóng phenol (dư) với dung dịch

A. CH3CHO trong môi trường axit.
C. HCOOH trong môi trường axit.

B. HCHO trong môi trường axit.
D. CH3COOH trong môi trường axit.

Câu 2: Cho 18,4 gam hỗn hợp gồm phenol và axit axetic tác dụng với dung dịch NaOH 2,5M thì cần
vừa đủ 100 ml. Phần trăm số mol của phenol trong hỗn hợp là

A. 14,49%.

B. 51,08%.

C. 40%.

D. 18,49%.

Câu 3: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → axit axetic. X và Y lần lượt là

A. rượu (ancol) etylic, anđehit axetic.
C. glucozơ, etyl axetat.

B. glucozơ, anđehit axetic.
D. glucozơ, rượu (ancol) etylic.

Câu 4: Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 là
A. glucozơ, glixerin, andehit fomic, natri axetat.
B. glucozơ, glixerin, mantozơ, rượu (ancol) etylic.
C. glucozơ, glixerin, mantozơ, axit axetic.
D. glucozơ, glixerin, mantozơ, natri axetat.
Câu 5: Một trong những điểm khác nhau giữa protit với gluxit và lipit là
A. protit luôn có khối lượng phân tử lớn hơn.
B. protit luôn có nhóm chức -OH trong phân tử.
C. protit luôn có nguyên tố nitơ trong phân tử.
D. protit luôn là chất hữu cơ no.
Câu 6: Để trung hòa 4,44 g một axit cacboxylic (thuộc dãy đồng đẳng của axit axetic) cần 60 ml
dung dịch NaOH 1M. Công thức phân tử của axit đó là

A. C3H7COOH.

B. C2H5COOH.

C. CH3COOH.

D. HCOOH.

Câu 7: Các rượu (ancol) no đơn chức tác dụng được với CuO nung nóng tạo anđehit là

A. rượu bậc 2.
C. rượu bậc 3.

B. rượu bậc 1.
D. rượu bậc 1 và rượu bậc 2.

Câu 8: Anđehit có thể tham gia phản ứng tráng gương và phản ứng với H2 (Ni, to). Qua hai phản ứng
này chứng tỏ anđehit
A. chỉ thể hiện tính khử. B. không thể hiện tính khử và tính oxi hoá.

C. thể hiện cả tính khử và tính oxi hoá.

D. chỉ thể hiện tính oxi hoá.

Câu 9: Thuốc thử dùng để nhận biết các dung dịch axit acrylic, rượu etylic, axit axetic đựng trong
các lọ mất nhãn là

A. quỳ tím, dung dịch Br2.
C. quỳ tím, Cu(OH)2.

B. quỳ tím, dung dịch Na2CO3.
D. quỳ tím, dung dịch NaOH.

Câu 10: Có thể dùng Cu(OH)2để phân biệt được các chất trong nhóm

A. C3H5(OH)3, C2H4(OH)2.
C. C3H5(OH)3, C12H22O11 (saccarozơ).

B. CH3COOH, C2H3COOH.
D. C3H7OH, CH3CHO.

Câu 11: Chất không phản ứng với Ag2O trong dung dịch NH3, đun nóng tạo thành Ag là

A. C6H12O6 (glucozơ).
C. CH3COOH.

B. HCHO.
D. HCOOH.

Câu 12: Chất phản ứng được với Ag2O trong dung dịch NH3, đun nóng tạo thành Ag là

A. CH3 - CH(NH2) - CH3.
C. CH3 - CH2 - COOH.

B. CH3 - CH2-CHO.
D. CH3 - CH2 - OH.
Trang 1/3 - Mã đề thi 201


Câu 13: Cho m gam glucozơ lên men thành rượu etylic với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn toàn khí
CO2 sinh ra vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 45.

B. 22,5.

C. 14,4.

D. 11,25.

Câu 14: Chất vừa tác dụng với Na, vừa tác dụng với NaOH là

A. CH3 - CH2 - COO-CH3.
C. HCOO-CH2 - CH2 - CH3.

B. CH3 - CH2 - CH2 - COOH.
D. CH3-COO- CH2 - CH3.

Câu 15: Số đồng phân ứng với công thức phân tử C3H8O là
A. 4. B. 3. C. 1.
Câu 16: Cho các chất sau:
(X) HO-CH2-CH2-OH;
(Y) CH3 - CH2 - CH2OH;
(Z) CH3 - CH2 - O - CH3;
(T) HO-CH2-CH(OH)-CH2-OH.
Số lượng chất hòa tan được Cu(OH)2ở nhiệt độ phòng là


D. 2.

A. 4.

B. 2.

C. 1.

D. 3.

Câu 17: Cho các polime sau: (-CH2- CH2-)n, (- CH2- CH=CH- CH2-)n, (- NH-CH2-CO-)n. Công thức
của monome để khi trùng hợp hoặc trùng ngưng tạo ra các polime trên lần lượt là
A. CH2=CH2, CH3- CH=CH- CH3, NH2- CH2- CH2- COOH.
B. CH2=CH2, CH2=CH- CH= CH2, NH2- CH2- COOH.
C. CH2=CH2, CH3- CH=C= CH2, NH2- CH2- COOH.
D. CH2=CHCl, CH3- CH=CH- CH3, CH3- CH(NH2)- COOH.
Câu 18: Trong số các loại tơ sau:
(1) [-NH-(CH2)6-NH-OC-(CH2)4-CO-]n
(2) [-NH-(CH2)5-CO-]n
(3) [C6H7O2(OOC-CH3)3]n
Tơ thuộc loại sợi poliamit là

A. (1), (3).

B. (1), (2).

C. (1), (2), (3).

D. (2), (3).

Câu 19: Cho 0,1 mol hỗn hợp hai anđehit đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng hết
với Ag2O trong dung dịch NH3 dư, đun nóng, thu được 25,92g Ag. Công thức cấu tạo của hai anđehit


A. HCHO và C2H5CHO.
C. C2H5CHO và C3H7CHO.

B. HCHO và CH3CHO.
D. CH3CHO và C2H5CHO.

Câu 20: Cho 11 gam hỗn hợp hai rượu no đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết
với Na dư thu được 3,36 lít H2 (đktc). Hai rượu đó là

A. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H7OH và C4H9OH.
Câu 21: Trong phân tử của các gluxit luôn có
A. nhóm chức rượu. B. nhóm chức axit.

B. C4H9OH và C5H11OH.
D. CH3OH và C2H5OH.

C. nhóm chức xetôn. D. nhóm chức anđehit.

Câu 22: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với Ag2O trong dung dịch NH3 (dư) thì khối
lượng Ag tối đa thu được là

A. 10,8 gam.

B. 21,6 gam.

C. 32,4 gam.

D. 16,2 gam.

Câu 23: Để chứng minh amino axit là hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này với

A. dung dịch HCl và dung dịch Na2SO4 .
C. dung dịch KOH và dung dịch HCl.

B. dung dịch KOH và CuO.
D. dung dịch NaOH và dung dịch NH3.

Câu 24: Cho sơ đồ phản ứng: X → C6H6→ Y → anilin. X và Y tương ứng là
A. C6H12(xiclohexan), C6H5-CH3. B. C2H2, C6H5-NO2.
C. CH4, C6H5-NO2. D. C2H2, C6H5-CH3.
Câu 25: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. propen. B. isopren. C. toluen. D. stiren.
Câu 26: Cho 0,1 mol rượu X phản ứng hết với Na dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Số nhóm
chức -OH của rượu X là

A. 3.

B. 1.

C. 4.

D. 2.




Trang 2/3 - Mã đề thi 201


Câu 27: Cho 3,0 gam một axit no đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH. Cô cạn dung
dịch sau phản ứng, thu được 4,1 gam muối khan. Công thức phân tử của X là

A. CH3COOH.

B. HCOOH.

C. C2H5COOH.

D. C3H7COOH.

Câu 28: Dãy đồng đẳng của rượu etylic có công thức chung là
A. CnH2n - 1OH (n ≥ 3). B. CnH2n + 1OH (n ≥ 1).
C. CnH2n +2 - x(OH)x (n ≥ x, x>1). D. CnH2n - 7OH (n 6).≥
Câu 29: Chất không có khả năng làm xanh nước quỳ tím là
A. Natri axetat. B. Anilin C. Amoniac.






D. Natri hiđroxit.

Câu 30: Cho 500 gam benzen phản ứng với HNO3 (đặc) có mặt H2SO4đặc, sản phẩm thu được đem
khử thành anilin. Nếu hiệu suất chung của quá trình là 78% thì khối lượng anilin thu được là

A. 564 gam.

B. 465 gam.

C. 456 gam.

D. 546 gam.

Câu 31: Hai chất đồng phân của nhau là
A. mantozơ và glucozơ.
C. fructozơ và glucozơ.
Câu 32: Chất không phản ứng với Na là


B. saccarozơ và glucozơ.
D. fructozơ và mantozơ.

A. CH3COOH.

B. CH3CHO.

C. HCOOH.

D. C2H5OH.

Câu 33: Chất thơm không phản ứng với dung dịch NaOH là
A. C6H5CH2OH. B. C6H5NH3Cl. C. p-CH3C6H4OH.


D. C6H5OH.

Câu 34: Để tách riêng từng chất từ hỗn hợp benzen, anilin, phenol ta chỉ cần dùng các hoá chất (dụng
cụ, điều kiện thí nghiệm đầy đủ) là
A. dung dịch Br2, dung dịch NaOH, khí CO2. B. dung dịch Br2, dung dịch HCl, khí CO2.
C. dung dịch NaOH, dung dịch NaCl, khí CO2. D. dung dịch NaOH, dung dịch HCl, khí CO2.
Câu 35: Dãy gồm các chất đều phản ứng được với C2H5OH là

A. Na, HBr, CuO. B. CuO, KOH, HBr. C. Na, Fe, HBr.

D. NaOH, Na, HBr.

Câu 36: Anken khi tác dụng với nước (xúc tác axit) cho rượu duy nhất là

A. CH2 = C(CH3)2.
C. CH2 = CH - CH2 - CH3.

B. CH3 - CH = CH - CH3.
D. CH2 = CH - CH3.

Câu 37: Cho 0,92 gam một hỗn hợp gồm C2H2 và CH3CHO tác dụng vừa đủ với Ag2O trong dung
dịch NH3thu được 5,64 gam hỗn hợp rắn. Phần trăm khối lượng của C2H2 và CH3CHO tương ứng là

A. 28,26% và 71,74%.
C. 25,73% và 74,27%.

B. 26,74% và 73,26%.
D. 27,95% và 72,05%.

Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn một lượng este no đơn chức thì thể tích khí CO2 sinh ra luôn bằng thể
tích khí O2 cần cho phản ứng ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Tên gọi của este đem đốt là

A. metyl axetat.

B. propyl fomiat.

C. etyl axetat.

D. metyl fomiat.

Câu 39: Dãy gồm các chất đều có thể điều chế trực tiếp được axit axetic là

A. C2H2, CH3CHO, HCOOCH3 .
C. C2H5OH, CH3CHO, CH3COOCH3 .
Câu 40: Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là

B. C2H5OH, HCHO, CH3COOCH3.
D. C2H5OH, CH3CHO, HCOOCH3 .

A. CH3COOH.

B. CH3CHO.

C. C2H5OH.

D. CH3OH.


-----------------------------------------------
----------------------------------------------------- HẾT ----------

Dap an :1B 2C 3D 4C 5C 6B 7B 8C 9A 10D 11C 12B 13B 14B 15B 16B 17B 18B 19B 20D

21A 22C 23C 24B 25C 26D 27A 28B 29B 30B 31C 32B 33A 34D 35A 36B 37A 38D 39C 40A














Trang 3/3 - Mã đề thi 201

pearl1411
04-24-2007, 09:27 AM
Ai biết nguồn bài tập trắc nghiệm Hoá 10 phần Halogen thì share cho pearl với

troi_nam_dat_viet
04-24-2007, 10:25 AM
mấy bạn cho mình hỏi bài này tí đi.
Khi tách nước từ 9,9g hỗn hợp X gồm 4 rượu no, đơn chức, mạch hở (có cùng số mol) bằng H2SO4 đặc ở 140°C (hiệu suất 100%) được 8,1 gam hỗn hợp Y gồm 10 ete.

1. Tính số mol, xác định CTCT mỗi rượu trong X.

2. Viết CTCT các ete có cấu tạo đối xứng và gọi tên các ete đó.

Cảm ơn nhìu nhìu lắm

Honghiem
04-24-2007, 06:34 PM
GOI PEARL1411 De va DA trac nghiem HOA 10 Phan HALOGEN


TRẮC NGHIỆM
PHÂN NHÓM CHÍNH NHÓM VII – NHÓM HALOGEN
CÂU 155. Ở điều kiện nhiệt độ và áp suất thường, clo ở trạng thái vật lí nào?
A. Rắn
B. Lỏng
C. Khí
CÂU 156. Đơn chất clo có công thức phân tử nào sau đây?
A. Cl
B. Cl2
C. Cl3
CÂU 157. Clo tác dụng bới kim loại cho sản phẩm gì là chính?
A. Clorua kim loại với kim loại có hóa trị thấp
B. Clorua kim loại với kim loại có hóa trị cao
C. Hợp kim giữa clo và kim loại
CÂU 158. Kim loại nào sau đây tác dụng được với axit HCl loãng và khí clo cho cùng loại muối clorua kim loại
A. Fe
B. Zn
C. Cu
CÂU 159. Cho biết các chất tạo thành khí cho axit clohiđric tác dụng với clorua vôi CaOCl2
A. Cl2 + CaCl2 + H2O
B. CaCl2 + HCl
C. CaCl2 + H2O
CÂU 160. Hỗn hợp khí clo và khí hiđro xảy ra phản ứng mạnh trong điều kiện nào?
A. Bình chứa hỗn hợp khí đặt trong bóng tổi
B. Bình chứa hỗn hợp khí, để trong bóng râm
C. Bình chứa hỗn hợp khí được chiếu sáng trực tiếp
CÂU 161. Đưa natri đang nóng chảy vào bình clo thì phản ứng xảy ra như thế nào?
A. Natri tiếp tục cháy
B. Natri không cháy nữa
C. Natri tiếp tục cháy mạnh
CÂU 152. Bột sắt nóng cháy trong clo theo phản ứng nào?
A.
B. Fe + Cl2 = FeCl2
C. Fe + 3Cl = FeCl¬3
CÂU 163. Nước clo dùng để tẩy uế nơi có khí H2S hoặc NH3 vì lí do nào:
A. Cl2 tác dụng với H2S và NH3 tạo thành chất không mùi
B. Clo là chất có mùi hắc khử được 2 mùi trên
C. Clo có tính sát trùng
CÂU 164. Phản ứng nào chứng tỏ Clo có tính tẩy uế
A. 3Cl2 + 2NH3 = 6HCl + N2
B. Cl2 + H2O = 2HCl + ½ O2
C. Cl2 + H2 = 2HCl
CÂU 165. Khi cho axit HCl loãng tác dụng với Fe tạo thành
A. FeCl2 + H2
B. FeCl3 + H2
C. FeCl2 + H2 + O2
CÂU 166. Sắt tác dụng với chất nào dưới đây để cho muối sắt III clorua
A. HCl
B. Cl2
C. NaCl
CÂU 167. Axit clohiđric tác dụng với Zn cho sản phẩm nào?
A. ZnSO4 và H2
B. ZnCl2 và H2
C. ZnCl2 và H2O
CÂU 168. Nhỏ HCl vào dung dịch AgNO3 ta quan sát thấy gì?
A. Khí hiđro bay ra
B. Kết tủa trắng đục của bạc clorua
C. Bạc óng ánh hiện ra
CÂU 169. AgNO3 là thuốc thử của axit nào sau đây?
A. H2SO4
B. HNO3
C. HCl
CÂU 170. Khoang tròn vào chữ Đ nếu câu phát biểu là đúng và vào chữ S nếu câu đó sai
1. Khí hidro clorua có mùi dễ thở, nhẹ hơn không khí
2. Khí hidro clorua tan nhiều trong nước
3. Thuốc thử để nhận ra axit HCl là dung dịch AgNO3
4. Axit clohidric không làm đổi màu quỳ tím Đ S
Đ S
Đ S
Đ S

CÂU 171. Xác định trạng thái của hidroclorua ở nhiệt độ thường
A. Khí
B. Lỏng
C. Dung dịch
CÂU 172. Xác định trạng thái của axit clohidric ở nhiệt độ thường
A. Khí
B. Lỏng
C. Dung dịch
CÂU 173. Axit clorơ có công thức HClO2, cho biết công thức của axit hipoclorơ
A. HCl
B. HClO
C. HClO4
D. HClO3
CÂU 174. Trong phòng thí nghiệm để điều chế clo người ta dùng MnO2 như là chất gì?
A. Chất xúc tác
B. Chất oxi hóa
C. Chất khử
CÂU 175. Phân tử clo (Cl2) đóng vai trò gì trong phản ứng với H2O?
A. Chất khử
B. Chất oxi hóa
C. Chất khử và chất oxi hóa
CÂU 176. Hợp chất của clo và hidro được gọi là
A. Hidroclorua ở trạng thái khí
B. Axit clohiđric nếu ở trạng thái dung dịch trong nước
C. Cả 2 câu trên đều đúng
CÂU 177. Khí hidroclorua có thể được điều chế bằng cách cho muối ăn tác dụng với
A. Xút
B. Axit sunfuric đậm đặc
C. Nước
D. H2SO4 loãng
CÂU 178. Muốn điều chế axit clohidric từ khí hidroclorua ta có thể dùng phương pháp nào sau đây?
A. Cho khí này hòa tan trong nước
B. Oxi hóa khí này bằng MnO2
C. Oxi hóa khí này bằng KMnO4
D. Cho khí này tác dụng với axit sunfuric loãng
E. Cho khí này tác dụng với axit clohidric loãng
CÂU 179. Khi phương trình sau đây đã được cân bằng:
MnO2 + HCl → MnCl2 + H2O + Cl2
Tính số mol H2O sinh ra
A. 1
B. 2
C. 8
D. 6

CÂU 180. Trong 4 hỗn hợp dưới đây, hỗn hợp nào là nước Javen
A. NaCl + NaClO + H2O
B. NaCl + NaClO2 + H2O
C. NaCl + NaClO3 + H2O
D. NaCl + HClO + H2O

CÂU 181. Hidroclorua là
A. Một chất khí tan nhiều trong nước
B. Một chất khí khó hòa tan trong nước
C. Một chất lỏng ở nhiệt độ thường

CÂU 182. Khi điện phân dung dịch bão hòa muối ăn trong nước (có vách ngăn xốp) ta thấy gì?
A. Khí clo bay ra ở anot, oxi bay ra ở catot
B. Khí clo bay ra ở anot, hidro bay ra ở catot
C. Khí clo bay ra ở anot, natri tụ tại catot
D. Nước Javen được tạo thành

CÂU 183. Axit nào mạnh nhất trong số các axit sau:
A. HCl
B. HBr
C. HI
D. HF

CÂU 184. Ta có phản ứng: Cl2 + H2O = HCl + HClO
HClO = HCl + O
Khí clo ẩm có tính tẩy trắng vì
A. Oxi nguyên tử có tính oxi hóa mạnh
B. Cl+ có tính oxi hóa mạnh
C. HCl và oxi nguyên tử đều có tác dụng phá hủy màu
D. Cl2 tẩy màu

CÂU 185. “Axit HClO không bền, dưới tác dụng của ánh sáng HClO bị phân hủy tạo thành oxi, vì thế mà nói rằng clo có tính phi kim mạnh hơn oxi”
Hãy nhận định câu trên Đ S

CÂU 186. Cho axit sunfuric đậm đặc tác dụng với 58.5g Natri clorua, đun nóng. Hòa tan khí tạo thành vào 146g nước. Tính nồng độ phần trăm dung dịch thu được
A. 25%
B. 20%
C. 0.2%
Hãy cho biết đáp số nào đúng?

CÂU 187. Nhận ra gốc clorua trong dung dịch bằng
1. Cu(NO3)2
2. Ba(NO3)2
3. AgNO3
4. Na2SO4

CÂU 188. Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau
KClO3 A + B
A + KMnO4 + H2SO4 → C + D+ E + F
C + KOH G + H + F
C + KOH → G + K + F

CÂU 189. Với 3 chất: khí clo, bột Fe và dung dịch HCl. Viết phương trình phản ứng theo sơ đồ
FeCl3
Fe FeCl2


CÂU 190. Điền vào chỗ trống bằng từ thích hợp:
Cho 2 phản ứng Br2 + 2NaI = 2NaBr + I2
Cl2 + 2NaBr = 2NaCl + Br2
Phản ứng trên chứng tỏ rằng clo hoạt động hóa học…………..brôm, brôm hoạt động hóa học……….iốt.
Hãy cho biết đáp số đúng của các bài tập sau

CÂU 191. Cho 10g đioxit mangan tác dụng với axit clohidric dư đun nóng. Tính thể tích khí thoát ra (Mn = 55)
A. 2.6l
B. 5.2l
C. 1.53l

CÂU 192. Trong bài tập 191 trên đây có tính khối lượng mangan clorua tạo thành
A. 8.4g
B. 14.5g
C. 12.2g

CÂU 193. Cho 56l clo đi qua một lượng dư vôi tôi Ca(OH)2. Tính khối lượng clorua vôi tạo thành (Ca = 40, Cl = 35.5)
A. 358g
B. 278g
C. 318g

CÂU 194. Điện phân dung dịch Natri clorua chứa 1kg Natriclorrua với vách ngăn xốp. Cho biết khối lượng xút sinh ra
A. 393g
B. 684g
C. 191g

CÂU 195. Trong bài tập 194 trên ta hứng ở catot được
A. 392 lit oxi
B. 191 lit clo
C. 191 lit hidro

CÂU 196. Khí clo oxi hóa dung dịch hidro sunfua H2S cho một lớp lưu huỳnh trắng hơi vàng và hidroclorua. Tính thể tích clo cần để oxi hóa 1 lít H2S
A. 1 lít
B. 2 lít
C. 0.5 lít

CÂU 197. Cho một lượng dư axit clohidric tác dụng với 6.54g kẽm (Zn = 65.47) . Thể tích hidro thu được (đo ở đktc) là bao nhiêu?
A. 1.14 lít
B. 2.24 lít
C. 4.48 lít

CÂU 198. Người ta cho axit clohidric dư tác dụng với 15g Zn (Zn=65.4). Thể tích hidro thu được (đktc) là bao nhiêu?
A. 0.514 lít
B. 10.28 lít
C. 5.14 lít
CÂU 199. Trong bài tập 198 trên đây tính thể tích khí hidroclorua ở đktc đã dùng
A. 5.14 lít
B. 10.28 lít
C. 1.028 lít
CÂU 200. Hòa tan 58.5g NaCl vào nước để được 0.5 lít dung dịch NaCl. Dung dịch này có nồng độ mol/l
A. 1M
B. 0.5M
C. 0.2M
D. 0.4M

CÂU 201. Cho axit H2SO4 dư tác dụng với 100g NaCl. Tính thể tích khí hidroclorua thu được
A. 38 lít
B. 3.8 lít
C. 4.48 lít

CÂU 202. Người ta dùng xút để trung hòa 10cm3 dung dịch axit clohidric chất muối thu được cân nặng 23.4g. Tính khối lượng hidroclorua chứa trong 1 lít dung dịch
A. 14.6 kg
B. 1.46 kg
C. 146 kg

CÂU 203. Trong bài tập 202 trên tính thể tích hidroclorua (ở đktc) chứa trong một lít dung dịch.
A. 0.86 lít
B. 89.6 lít
C. 896 lít

CÂU 204. Nhỏ 100 cm3 dung dịch axit HCl có chứa 36.5g HCl trong 1 lít vào 1 lượng canxi cacbonat dư. Cho biết tên chất khí bay ra
A. Clo
B. Hidro
C. CO2

CÂU 205. Trong bài tập 204 trên tính thể tích khí thoát ra
A. 1.12 lít
B. 224 cm3
C. 112 cm2

CÂU 206. 1 lít dung dịch axit HCl có chứa 250 lít khí HCl ở đktc. Tính khối lượng xút cần thiết để trung hòa 1 lít dung dịch axit HCl này
A. 257g
B. 44.7g
C. 447g

CÂU 207. Người ta cho axit clohidric tác dụng với nhôm và đựoc 20 lít hidro (ở đktc) (Al = 27, Cl = 35.5) Tính khối lượng Al bị axit clohidric ăn mòn
A. 16.1 g
B. 161 g
C. 265 g

CÂU 208. Trong bài tập 207 trên cho biết khối lượng nhôm clorua tạo thành
A. 8g
B. 80g
C. 25g

ĐÁP ÁN
Câu 155C; 156B; 157B; 158B; 159A; 160C; 161C; 162A; 163A; 164A; 165A; 166B; 167B; 168B; 169C; 170 (1-S, 2-Đ, 3-Đ, 4-S); 171A; 172C; 173B; 174B; 175C; 176C; 177B; 178A; 179B; 180A; 181A; 182B; 183C; 184B; 185S; 186B; 187C
188 (A:KCl; B: O2; C:Cl2; D:K2SO4; E:MnSO4; F:H2O; G:KCl; H:KClO3; K:KClO) phương trình đã hoàn thành
2KClO3 2KCl + 3O2
10 KCl + 2KMnO4 + 8H2SO4 = Cl2 + 6K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
3Cl2 + 6KOH 5KCl + KClO3 + 3H2O
Cl2 + 2KOH = KCl + KClO + H2O
189. Fe + 3/2 Cl2 = FeCl3 (khói nâu)
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Cho khói nâu FeCl3 vào dung dịch FeCl2 rồi cho Fe vào dung dịch có chứa FeCl3
2FeCl3 + Fe = FeCl2
190. hơn, hơn
191A; 192B; 193C; 194B; 195C; 196A; 197N; 198C; 199B; 200C; 201A; 202B; 203C; 204C; 205A; 206C; 207A; 208B

10maths_tp0609
04-24-2007, 10:04 PM
Cho em phần về nhóm oxi-lưu huỳnh với!

Honghiem
04-25-2007, 05:03 PM
HONGHIEM GOI tp0609 DE VA DAP AN

TRẮC NGHIỆM
OXI, LƯU HUỲNH.
CÂU 209. Câu trả lời nào đúng khi nói về lí tính của oxi
A. Oxxi là một chất khí không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí
B. Oxi hòa tan rất nhiều trong nước nên nhờ đó mà sinh vật sống được trong nước
C. Oxi hóa lỏng ở nhiệt độ thấp dưới áp suất khí quyển

CÂU 210. Nguyên tố phổ biến nhất trong tự nhiên là:
A. Nhôm
B. Silic
C. Oxi

CÂU 211. Thể tích của oxi trong không khí chiếm một tỉ lệ là
A. 21%
B. 78%
C. 49.2%

CÂU 212. Khoanh tròn vào chữ Đ nếu câu phát biểu là đúng và vào chữ S nếu câu đó là sai.
1. Oxi phản ứng trực tiếp với tất cả các kim loại và phi kim
2. Sự cháy, sự gỉ, sự hô hấp và thối rữa có sự tham gia của oxi
3. Oxi lỏng và khí oxi là 2 dạng thù hình của oxi Đ S
Đ S
Đ S

CÂU 213. Muốn bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn ta phải
A. Đánh bóng mặt kim loại
B. Lau chùi thường xuyên
C. Mạ kền

CÂU 214. Hãy cho biết khẳng định nào đúng
A. Sự cháy mãnh liệt có tỏa nhiệt
B. Sự cháy chậm không tỏa nhiệt
C. Cơ thể chúng ta là nơi diễn ra các phản ứng oxi hóa chậm
D. 2 điều B, C
E. 2 điều A, C

CÂU 215. Không khí của khí quyển có chứa nitơ, oxi và các khí trơ với một tỉ lệ khác nhau. Có thể nói về một phân tử không khí được không? C K
CÂU 216. Trong số các axit sau, axit nào mạnh nhất? Cho biết S (Z=16), Se (Z=34) Te (Z=52)
A. H2S
B. H2Te
C. H2Se

CÂU 217. Trong số các axit sau, axit nào mạnh nhất
A. H2TeO4
B. H2SeO4
C. H2SO4
CÂU 218. Chất nào dưới đây tác dụng với oxi cho 1 oxit axit
A. Natri
B. Kẽm
C. Lưu huỳnh
D. Nhôm

Hãy cho biết đáp số đúng của các bài tập sau
CÂU 219. Trộn 2 lít NO với 3 lít O2. Hỗn hợp sau phản ứng có thể (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn) là:
A. 3 lít
B. 4 lít
C. 5 lít
D. 7 lít

CÂU 220. Người ta nhiệt phân 24.5g kaliclorat. Tính thể tích oxi thu được ở đktc (K=39, Cl = 35.5)
A. 4.55 lít
B. 6.72 lít
C. 45.5 lít

CÂU 221. Người ta đốt lưu huỳnh trong 2 lít oxi (sự cháy là hoàn toàn (đktc)). Tính khối lượng lưu huỳnh đioxit được tạo thành
A. 5.70 g
B. 7.15 g
C. 4.4 g

CÂU 222. Dùng phương trình 2KClO3 = 2KCl + 3O2
Tính khối lượng KClO3 phải nhiệt phân để có được 4g oxi
A. 5g
B. 10.2 g
C. 96g

CÂU 223. Tính khối lượng nước phải điện phân để được 5 lít oxi (đktc)
A. 8.04 g
B. 0.80 g
C. 16.08 g

CÂU 224. Tính thể tích không khí cần để oxi hóa 100 lít khí NO thành nitơ đioxit NO2 (các thể tích khí lấy ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất)
A. 50 lít
B. 100 lít
C. 250 lít

CÂU 225. Tính chất nào sau đây không phải là lí tính của lưu huỳnh
A. Giòn, dễ vỡ
B. Có vẻ sáng như sắt, đồng
C. Không tan trong nước

CÂU 226. Ở nhiệt độ thường, lưu huỳnh là một chất rắn có một trong những tính chất sau đây:
A. Cách điện, cách nhiệt
B. Không giòn, khó biến thành bột
C. Rất dẻo, kéo sợi và dát mỏng được

CÂU 227. Lưu huỳnh cháy trong oxi theo phương trình phản ứng nào?
A. S + O2 = SO2 ↑
B. S + ½ O = SO
C. S + O2 = SO + ½ O2 ↑

CÂU 228. Dung dịch trong nước của SO2 có tính chất gì?
A. Có tính axit vì SO2 + H2O = H2SO3
B. Có tính bazơ làm quỳ tím đổi sang xanh
C. Không có tính axit và không có tính bazơ

CÂU 229. Hai oxit SO2 và SO3 của lưu huỳnh được gọi là oxit axit vì:
A. Dung dịch trong nước tạo thành bazơ
B. Dung dịch trong nước tạo thành 2 axit tương ứng
C. Dung dịch trong nước tạo thành cùng 1 axit

CÂU 230. Lưu huỳnh tác dụng với bột kim loại xảy ra theo một trong những trường hợp sau:
A. Ở nhiệt độ cao tạo thành sunfua kim loại
B. Ở nhiệt độ cao tạo thành H2S
C. Ở nhiệt độ thường tạo thành H2S





CÂU 234. Lưu huỳnh tác dụng với nhôm theo phản ứng nào sau đây
A. Al + S AlS
B. 2Al + 3S Al2S3
C. 2Al + S Al¬2S

CÂU 235. Điều kiện để bột sắt tác dụng với bột lưu huỳnh cho sunfua sắt là:
A. Đốt cháy hỗn hợp
B. Để hỗn hợp trong không khí ẩm
C. Để hỗn hợp ngoài nắng

CÂU 236. Nhận định các tính chất
I. Khí không màu
II. Nặng hơn không khí
III. Dễ hóa lỏng
IV. Không hòa tan trong nước
Hidrosunfua có lí tính nào sau đây
A. I và IV
B. I và II
C. II và IV
D. II và III
Đề chung cho 2 câu 237 và 238
Lưu huỳnh là………(237)………..vì lưu huỳnh đioxit …………….(238)……………
(237) A. Kim loại
B. Phi kim
C. Cả A và B đều đúng (238) A. Tan trong nước cho 1 dung dịch có tính axit
B. Tác dụng với dung dịch bazơ cho muối
C. Cả A và B đều đúng

CÂU 239. Nhận định các tính chất
I. Chất rắn màu vàng
II. Dẫn điện dẫn nhiệt tốt
III. Giòn, dễ vỡ
IV. Dễ dát mỏng, dễ kéo sợi
Lưu huỳnh có lí tính nào sau đây:
A. I + II
B. II + III
C. II + IV
D. I + III

CÂU 240. Lưu huỳnh và clo có lý tính nào trong những đặc tính sau:
A. Thể rắn ở nhiệt độ thường
B. Có vẻ sáng đặc biệt
C. Cách nhiệt, cách điện
D. Hòa tan trong nước

CÂU 241. Oxit của lưu huỳnh thuộc loại oxit nào?
A. Oxit axit
B. Oxit bazơ
C. Oxit lưỡng tính

CÂU 242. Cacbon và lưu huỳnh có lí tính nào kể sau:
A. Giòn, dễ vỡ, không dát mỏng và kéo sợi được
B. Dẫn nhiệt tốt
C. Thể khí ở điều kiện thường

CÂU 243. Oxit nào trong các oxit sau có tính khử:
A. CO2
B. CO
C. SO3

CÂU 244. Chọn chất có tính dẫn điện
A. Lưu huỳnh
B. Cacbon
C. Clo

CÂU 245. Lưu huỳnh đioxit tan trong nước theo phản ứng nào?
A. SO2 + H2O → H2SO3
B. SO2 + 2H2O → H2SO4 + H2 ↑
C. SO2 + H2O → SO3 + H2 ↑

Câu 246. Chọn hợp chất của lưu huỳnh có tính tẩy màu
A. H2SO4
B. H2S
C. SO2
D. SO3

CÂU 247. Phản ứng của lưu huỳnh và đồng ở nhiệt độ cao tạo ra hợp chất gì?
A. Sunfat
B. Sunfit
C. Sunfua

CÂU 248. Hidrosunfua có mùi gì?
A. Lưu huỳnh cháy khét
B. Trứng thối
C. Lưu huỳnh

CÂU 249. Chất điện li trong bình ắc quy là một dung dịch trong nước của chất gì?
A. Amoniắc
B. Etanol (rượu etylic)
C. Axit sunfuric

CÂU 250. Lưu huỳnh đioxit không dùng để
A. Tẩy màu
B. Điều chế axit sunfuric
C. Để oxi hóa clo

CÂU 252. Khoanh tròn vào chữ Đ nếu câu phát biểu là đúng và vào chữ S nếu câu đó là sai
1. Axit sunfuric là một chất lỏng, nhờn, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt
2. Có thể đổ nước vào axit sunfuric đậm đặc không gây nguy hiểm
3. Axit sunfuric gây vết bỏng nguy hiểm khi chạm vào da
4. Axit sunfuric có ứng dụng kĩ nghệ quan trọng
5. Thuốc thử để nhận biết axit sunfuric là AgNO3
6. NaHSO4 là muối trung hòa Đ S
Đ S
Đ S
Đ S
Đ S
Đ S

CÂU 252. Cu tác dụng với axit H2SO4 đặc nóng cho một khí có tính chất gì?
A. Mùi rất dễ chịu
B. Làm mất màu cánh hoa hồng
C. Dung dịch trong nước có tính bazơ

CÂU 253. Khi đun nóng ống nghiệm chứa C và H¬2SO4 đậm đặc phản ứng nào dưới đây xảy ra:
A. H2SO4 + C = CO + SO3 + H2
B. 2H2SO4 + C = 2SO2 + CO2 + 2H2O
C. H2SO4 + 4C = H2S + 4CO

CÂU 254. Axit H2SO4 loãng tác dụng với Zn cho sản phẩm nào?
A. Sunfat kẽm và khí hidro
B. Sunfua kẽm và khí hidro
C. Sunfat kẽm và khí sunfurơ

CÂU 255. Thuốc thử của axit H2SO4 là gì?
A. BaCl2
B. AgNO3
C. Giấy quỳ tím

CÂU 256. Zn tác dụng với H¬2SO4 trong điều kiện nào để cho khí SO2 ↑
A. Loãng ở nhiệt độ thường
B. Đậm đặc ở nhiệt độ thường
C. Đậm đặc và đun nóng
CÂU 257. Đồng tác dụng với axit sunfuric trong điều kiện nào để cho SO2?
A. H2SO4 loãng, nhiệt độ thường
B. H2SO4 loãng, 10oC
C. H2SO4 đậm đặc và đun nóng
CÂU 258. Axit sunfuric loãng tác dụng với sắt tạo thành sản phẩm nào?
A. Fe2(SO4)3 + H2
B. FeSO4 + H2
C. FeSO4 + SO2
CÂU 259. Axit sunfuric đậm đặc đun nóng tác dụng với sắt sinh ra chất khí có tính chất
A. Làm bùng cháy que diêm gần tắt
B. Làm mất màu cánh hoa hồng
C. Làm đục nước vôi
CÂU 260. Axit sunfuric đậm đặc được dùng để làm khô chất khí nào sau đây?
A. Khí H2
B. Khí CO2
C. Hơi nước
CÂU 261. Trong các axit sau đây, axit nào không phải là chất oxi hóa
A. H2SO4
B. HNO3
C. HCl
CÂU 262. Một chất khí bay ra khi cho axit sunfuric loãng tác dụng với
A. Bari clorua
B. Natri sunfit
C. Bạc
CÂU 263. Cho biết tên muối của axit sunfuric
A. Sunfat
B. Sunfit
C. Sunfua
CÂU 264. Tác dụng của axit sunfuric đậm đặc và nóng với đồng thực hiện theo phương trình nào sau đây?
A. Cu + H2SO4 = CuSO4 + H2 ↑
B. Cu + 2H2SO4 CuSO4 + SO2 ↑ + 2H2O
C. 2Cu + H2SO4 = CuSO4 + H2 ↑
CÂU 265. Tác dụng của axit sunfuric loãng với đồng thực hiện theo phương trình nào sau đây?
A. 2Cu + H2SO4 loãng = Cu2SO4 + H2 ↑
B. Cu + H2SO4 = CuSO4 + H2 ↑
C. Cả 2 phương trình trên đều sai
CÂU 266. Muốn hoà tan H2SO4 đậm đặc vào nước, ta phải làm thế nào?
A. Đổ từ từ nước vào lọ đựng axit
B. Đổ axit từ từ vào nước
C. Cả 2 cách trên đều được
CÂU 267. Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào không thể xảy ra được?
A. H2SO4 + dung dịch BaCl2
B. H¬2¬SO4 + dung dịch Na2CO3
C. H2SO4 + dung dịch Na2SO4
CÂU 268. Hidrosunfua là 1 axit
A. Có tính khử mạnh
B. Có tính oxi hóa mạnh
C. Có tính axit mạnh
D. Tất cả đều sai
CÂU 269. Khoanh tròn vào chữ Đ nếu câu phát biểu là đúng và vào chữ S nếu câu đó là sai
1. Axit sunfuric là một axit mạnh
2. Axit sunfuric loãng có tính khử mạnh
3. Axit sunfuric đặc có tính oxi hóa mạnh
4. Ion H+ trong H2SO4 loãng có tính oxi hóa
5. S+6 trong H¬2SO4 đăch có tính oxi hóa
6. S+6 trong dung dịch muối sunfat có tính oxi hóa mạnh Đ S
Đ S
Đ S
Đ S
Đ S
Đ S
CÂU 270. Hidro có lẫn tạp chất là hidrosunfua. Có thể sử dụng dung dịch nào trong những dung dịch cho dưới đây để loại hidrosunfua ra khỏi hidro
A. Dung dịch hidroclorua
B. Dung dịch natri sunfat
C. Dung dịch natri hidroxit
CÂU 271. Axit sunfuric đậm đặc tác dụng với một chất rắn màu trắng tạo ra một chất khí. Chất rắn màu trắng này:
A. Không thể là sunfit
B. Có thể là sunfit
C. Là một sunfat
Hãy cho biết đáp số đúng của các bài tập sau
CÂU 272. Cho 24g lưu huỳnh tác dụng với axit sunfuric đậm đặc và đun nóng. Tính thể tích lưu huỳnh đioxit SO2 được tạo thành ở đktc
A. 50.4 lít
B. 16.8 lít
C. 22.4 lít

CÂU 273. Trộn một ít bột lưu huỳnh với bột sắt dư cho vào một ống nghiệm rồi đốt trên ngọn lửa người ta thu được 4.4g một chất mới. Tính khối lượng lưu huỳnh đã dùng
A. 2.8g
B. 1.6g
C. 16g

CÂU 274. Cacbon nóng đỏ đưa vào một luồng hơi lưu huỳnh. Gỉa sử tất cả lưu huỳnh biến thành cacbondisunfua CS2. Tính khối lượng lưu huỳnh cần thiết để điều chế 22.8g CS2
A. 12.9 g
B. 24.2g
C. 19.2g

CÂU 275. Lưu huỳnh tác dụng với kali clorat tạo thành lưu huỳnh đioxit và kali clorua. Tính khối lượng kali clorat phả trộn với 0.24g lưu huỳnh để được một hỗn hợp nổ mạnh nhất
A. 0.306g
B. 0.612g
C. 0.0612g

CÂU 276. Người ta đun nóng 15g đồng với axit sunfuric đậm đặc (Cu=64). Chất khí thoát ra có tên gì?
A. Khí hidro
B. Khí oxi
C. Lưu huỳnh đioxit

CÂU 277. Trong bài tập 276 trên tính thể tích khí thoát ra ở đktc
A. 525 lít
B. 5.25 lít
C. 52.5 lít

CÂU 278. Một quặng pyrit chứa 75% FeS2. Tính khối lượng lưu huỳnh chứa trong 1 tấn quặng ấy.
A. 200kg
B. 400kg
C. 720kg

CÂU 279. Trong bài tập 278 trên tính thể tích khí SO2 thu được (đktc) khi nướng 1 tấn quặng này trong một luồng không khí
A. 280 m3
B. 140 m3
C. 248 m3

CÂU 280. Người ta oxi hóa 9.8 lít lưu huỳnh đioxit bằng không khí (đktc). Tính khối lượng lưu huỳnh trioxit tạo thành
A. 35g
B. 12.2g
C. 28g

CÂU 281. Người ta điều chế 10l lưu huỳnh đioxit (đo ở đktc) do tác dụng của axit sunfuric đặc nóng với lưu huỳnh. Tính khối lượng của lưu huỳnh đem dùng:
A. 4.76g
B. 4.27g
C. 7.16g

CÂU 282. Trong bài tập 281 trên tính khối lượng của axit sunfuric đã dùng
A. 14.6g
B. 29.2g
C. 43.8g

CÂU 283. Nưỡng kẽm sunfua trong một luồng không khí. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào đúng?
A. ZnS + O2 = Zn + SO2
B. ZnS + 3/2 O2 = ZnO + SO2
C. ZnS + 2O2 = ZnO2 + SO2

CÂU 284. Tính thể tích đioxit lưu huỳnh thu được với 1446kg sunfua kẽm (Zn=65.4). Tính khối lượng axit cần dùng.
A. 333m3
B. 333 lít
C. 33.3 m3

CÂU 285. Cho axit sunfuric loãng tác dụng với 6.54g kẽm (Zn=65.4) Tính khối lượng axit cần dùng.
A. 14g
B. 9.8g
C. 19.6g

CÂU 286. Trong bài tập 285 trên tính thể tích chất khí bay ra và cho biết tên của nó
A. 4.48 lít SO2
B. 2.24 lít SO3
C. 2.24 lít H2

CÂU 287. Tính khối lượng lưu huỳnh cần đốt cháy để có được 735g axit sunfuric giả sử biến đổi được hoàn toàn
A. 310g
B. 240g
C. 490g

CÂU 288. Đổ axit sunfuric vào một dung dịch Bari Clorua chứa 52g muối này. Đun nóng cho nước bay hơi, chất bã còn lại được đem cân (Ba=137). Chất bã này cân nặng bao nhiêu
A. 58.25g
B. 121g
C. 12.1g

CÂU 289. Axit sunfuric tác dụng với NaCl cho ta 1 tấn Na2SO4. Tính khối lượng axit sunfuric cần dùng.
A. 69kg
B. 690kg
C. 345kg
CÂU 290. Trong bài tập 289 trên tính thể tích khí HCl bay ra.
A. 158m3
B. 315m3
C. 630m3
CÂU 291. Cho 14.7g axit sunfuric loãng tác dụng với Fe dư (Fe=56). Tính thể tích khí bay ra vào cho biết tên chất khí.
A. 1.68 lít H¬2
B. 3.36 lít SO2
C. 3.36 lít H2

CÂU 292. Trong bài tập 291 trên tính khối lượng sắt sunfat và cho biết sắt (II) sunfat hay sắt III (sunfat)
A. 41.7g FeSO4
B. 11.2g Fe2(SO4)3
C. 22.8g FeSO4
ĐÁP ÁN
CÂU 209C; 210C; 211A; 212(1-S, 2-Đ, 3-S); 213C; 214E; 215K; 216B; 217C; 218C; 219B; 220B; 221A; 222B; 223A; 224C; 225B; 226A; 227A; 228A; 229A; 230A; 234B; 235A; 236B; 237A; 238C; 239D; 240C; 241A; 242A; 243B; 244B; 245A; 246C; 247C; 248B; 249C; 250C; 251 (1-Đ, 2-S, 3-Đ, 4-Đ, 5-S, 6-S); 252B; 253B; 254A; 255A; 256C; 257C; 258B; 259B; 260C; 261C; 262B; 263A; 264B; 265C; 266B; 267C; 268A; 269(1-Đ, 2-S, 3-Đ, 4-Đ, 5-Đ, 6-S); 270C; 271B; 272A; 273B; 274C; 275B; 276C; 277B; 278B; 279A; 280A; 281A; 282B; 283B; 284A; 285B; 286C; 287B; 288A; 289B;290B; 291C; 292C;

troi_nam_dat_viet
05-02-2007, 05:50 PM
bác nào giúp em bài đây với:
Người ta thực hiện phản ứng 2NO2 (k) + F2 (k) ---> 2NO2F (k) trong một bình kín có thể tích V (có thể thay đổi thể tích bình bằng một pittông). Áp suất ban đầu của NO2 bằng 0,5 atm, còn F2 bằng 1,5 atm. Trong các điều kiện đó tốc độ đầu Vo = 3,2.10-3 mol.L-1.s-1 .

1. Nếu thực hiện phản ứng trên ở cùng nhiệt độ với cùng những lượng ban đầu của chất phản ứng nhưng thêm một khí trơ vào bình để cho thể tích thành 2V , còn áp suất tổng quát vẫn bằng 2 atm , thì tốc độ ban đầu bằng 8.10-4 mol.L-1.s-1 . Kết quả này có cho phép thiết lập phương trình động học (biểu thức tốc độ) của phản ứng hay không ?
2. Người ta lại thực hiện phản ứng trên ở cùng điều kiện nhiệt độ với cùng những lượng NO2, F2 và khí trơ như ở (1) nhưng giảm thể tích xuống bằng V/2 . Tính giá trị của tốc độ đầu Vo.
3. Nếu thay cho việc thêm khí trơ , người ta thêm NO2 vào để cho áp suất tổng quát bằng 4 atm và thể tích bằng V thì tốc độ đầu Vo = 1,6.10-2 mol.L-1.s-1. Kết quả này cho phép kết luận như thế nào về phương trình động học của phản ứng ?
4. Dự đoán cơ chế phản ứng.

Sam
05-26-2007, 12:05 PM
1. không
2. 1,28.10^-2
3.v=k.[NO2].[F2]
4. chậm: NO2+F2----> NO2F + F*
nhanh: F* +NO2----->NO2F

HoahocPro
06-02-2007, 08:31 PM
http://phoenix03101990.googlepages.com/QG2007.pdf
Đây là đề thi QG 2007
Em giải vật vã mà chưa xong.Các bác làm thử xem.

vantoan
06-24-2007, 10:13 AM
ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN HSGQG 2007

khanh
06-25-2007, 07:55 AM
Cho
t*nc t*s t*(phân huỷ)
H2 -259 -252,8 >2000
H2Te -51 -1,8 fân huỷ khi sôi
có mâu thuẫn j` giữa t*nc, t*s và t*ph của các chất đó hay kô? Tại sao

Zero
06-28-2007, 11:57 AM
Xin phép hỏi vantoan, đề thi và đáp án HSGQG bạn lấy ở đâu vậy, vui lòng ghi rõ nguồn gốc. Nếu như bạn tự đánh máy thì cho phép tôi xin lỗi vì đã làm phiền bạn.
Nếu như những tài liệu này tôi truy ra được bạn lấy đúng ở Olympiavn thì bạn sẽ bị cắt quyền vào subbox Trung tâm học liệu box Hóa của Olympiavn vì việc share đề thi mà không ghi rõ nguồn. Nội quy của box CẤM TUYỆT ĐỐI điều này. Học liệu của box được phép share rộng rãi, nhưng phải ghi rõ xuất xứ, điều này đã được nói rõ cho tất cả các bạn đặt chân vào box Hóa
Xin phép ADMIN BM và MOD Mikhail cho Zero để bài post này ở đây ít lâu để xác định xem có phải bạn vantoan đã vi phạm nội quy riêng của subbox Trung tâm học liệu hay không. Cảm ơn

troi_nam_dat_viet
07-06-2007, 03:15 PM
ai giúp mình bài này với:
1/Cho 1.88 gam C8H12O5 (A) tác dụng hết với dd NaOH , sau đó cô cạn thì thu được một rượu và 2.56 gam chất rắn X gồm NaOH dư và 2 muối của 2 axit hữu cơ đơn chức. Nếu đốt cháy hết X trong oxi , thu được hơi H2O , CO2 và Na2CO3.Hòa tan Na2CO3 trong dd HCl dư thấy thoát ra 0.448 lít CO2(đktc).Định công thức cấu tạo của A
2/Xà phòng hóa 1 este A no đơn chức , mạch ko phân nhánh bằng 1 lượng vừa đủ dd NaOH ta chỉ thu được 1 sp B.Nung B với vôi tôi trộn xút thu được rượu Z và 1 muối vô cơ.Đốt cháy hoàn toàn Z thu được CO2 và hơi H2O có tỉ lệ m là 11:6.Xác định CTCT A
Đây là bài về nhà , bác nào cố gắng giúp em nhé :sacsua (

anime
07-06-2007, 10:59 PM
KHông biết mấy bạn có giải thử đề thi đại học không? Tớ có 2 bài không bít làm , mong các bạn chỉ giúp :tantinh (
Câu 7 và câu 27, mã đề 429 , các bạn xem thử chỉ tớ nha
http://ts.edu.net.vn/index.php?page=1.8&nam=2007

troi_nam_dat_viet
07-11-2007, 08:03 PM
anh có thể post đề lên được ko. máy đang sửa nên ko có acrobat reader.Thân

trigvhoa
07-12-2007, 07:49 AM
câu 27 tui giải rồi bạn xem nha:
http://www.hoahocphothong.com/moodle/mod/forum/discuss.php?d=521
còn câu 7 thì cũng dễ thui mà:
gọi nồng độ cảu cả hai dd là a thì theo đề ra ta có:
PH của ddHCl = - lga
PH của dd a.axtic = -lg (a.1%) = - lga + 2 (vì theo giả thiết điện li 1%)
suy ra qu

bommer_champion
07-22-2007, 01:05 PM
oxit nào của Fe có từ tính HỬ các bạn

longraihoney
07-22-2007, 07:20 PM
Tính khử... gắn liền với khả năng tăng số oh... vậy theo lý thuyết thông thường là Tất cả các oxit của Fe đều có tính khử <tính luôn trường hợp tạo chất lưỡng tính, phức !>

benny
07-22-2007, 08:12 PM
Fe3O4 có từ tính

tuongvy
07-23-2007, 11:03 AM
Mặc dù đã có đáp án rồi nhưng mình vẩn còn khá nhiều điều thắc mắc
VD như câu 32của đề 182
Hoà tan 5.6 g Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0.5M Giá trị của V là bao nhiêu
Mình giải như thế này nhưng không hiểu sao lại không đúng với kết quả
Fe + H2SO4 = FeSO4 + H2
Số mol của FeSO4=0.1 mol
12FeSO4 + 10 H2SO4 + 2KMnO4 = 6 Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + SO2 + 10 H20
Nên số mol KMnO4=1/60(mol)
V=33.33l
Nhưng kết quả này lại sai với đáp án
Các bạn này hãy chỉ ra giùm mình chỗ sai và sửa lại giúp
.................................................. .
Câu 4
Trong phòng thí nghiệm để điều chế được một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrit bão hoà. Khí X là khí gì?
Theo mình thi khí X phải là N2O chứ vì nếu là N2 thì sẽ có lẫn khí O2 rồi.
Nhưng không hiểu vì sao đáp án lại chọn là N2

thanhatbu_13
07-23-2007, 11:41 AM
Trích của Tuong vy
12FeSO4 + 10 H2SO4 + 2KMnO4 = 6 Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + SO2 + 10 H20
Em viết phương trình phản ứng sai, không thể có khí SO2 sinh ra trong trường hợp này, đề cho H2SO4 loãng mà em.

Trích của Tuong vy
Theo mình thi khí X phải là N2O chứ vì nếu là N2 thì sẽ có lẫn khí O2 rồi.
Oxi ở đâu vậy em, em nên nhớ và học thuộc luôn phản ứng này. :die (
Chúc vui.

benny
07-23-2007, 11:44 AM
choài, phản ứng ko cóa ra SO2
thứ 2, NH4NO2 -> N2 + 2H2O, có lẽ bạn lầm:
NH4NO3 (350*C) -> N2 + 1/2O2 + 2H2O
NH4NO3 (210*C) -> N2O + 2H2O
thân!!!

quanghuy_hạnhhoa
07-23-2007, 02:02 PM
bạn này nhầm hết cả rồi
Trong phòng thí nghiệm để điều chế được một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrit bão hoà. Khí X là khí gì?
Theo mình thi khí X phải là N2O chứ vì nếu là N2 thì sẽ có lẫn khí O2 rồi.
Nhưng không hiểu vì sao đáp án lại chọn là N2
xem lại sgk lớp 11 hóa học trang 11 nhe

benny
07-23-2007, 06:03 PM
phải xem kĩ đóa lá muối gì, chứ đề đại học mà sai, pó tay :cuoi ( :mohoi (

HoahocPro
07-23-2007, 07:54 PM
CO có bị phân hủy bởi nhiệt ko?Trong giản đồ elingham thì đường biểu diễn của CO đi xuống thì nó ko bít bao giờ nó phân hủy?

tuongvy
07-23-2007, 11:23 PM
À, mình hiểu rồi, đúng là mình nhầm thật. Cảm ơn các bạn nhiều nghen
Nhưng mình vẫn còn một bài thắc mắc nữa mong các bạn giải giúp mình
Cho 6.72g Fe vào dung dịch chứa 0.3 mol H2SO4 đặc, nóng ( giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được :
A.0.03 mol Fe2(SO4)3 và 0.06 mol FeSO4
B. 0.05mol Fe2(SO4)3 và 0.02 mol Fe dư
C.0.02 mol Fe2(SO4)3 và 0.08 mol FeSO4
D. 0.12 mol FeSO4
Mình làm hoài vẫn không ra được kết quả đúng. Các bạn giải hộ mình nghen
Phải rồi mình giở hóa lắm mong các bạn chỉ rõ giúp mình
Mình nghĩ Fe khi tác dụng với H2SO4 đặc nóng thì phải trở thành Fe+3, mà nếu đã đạt số oxi hóa cao nhất thì H2SO4 dư không thể khử xuống Fe+2 được. Nhưng các câu đều có FeSO4

benny
07-24-2007, 11:35 AM
câu a đúng
viết pt Fe + H2SO4 đ thì biện luận Fe dư, tìm số mol Fe2(SO4)3, viết pt Fe (dư) + Fe2(SO4)3 -> 3FeSO4, biện luận lần 2, Fe2(SO4)3 dư, rùi suy ra số mol. Thân!!!!

bommer_champion
07-24-2007, 05:37 PM
Fe3O4 có từ tính
nếu là Fe3O4 thì dễ wá còn mộy ôxit nữa bạn có thể giải thích vì sao có từ tính ko :hutthuoc(

HoahocPro
07-25-2007, 08:41 PM
Làm thế nào để thực hiện pứ sau trong dd:
Fe3+ + Co2+ ----------> Co3+ + Fe2+
cho thế điện cực chuẩn: Fe3+/Fe2+ = 0.77 V ; Co3+/Co2+ = 1,83V

troi_nam_dat_viet
07-29-2007, 05:51 PM
có thể giải thích đơn giản ( theo chương trình phổ thông )về NH4NO2 nhiệt phân ra khí N2
số OXH của N trong NH4NO2 là 0 nên số OXH N trong sản phẩm khí phải là 0 --> N2

benny
07-29-2007, 06:07 PM
ò, cách của bạn tớ cũng đã từng thấy trong các bài xét điều kiện xải ra phản ứng oxh khử lè ko cóa sự tăng giảm số oxh.

bommer_champion
08-01-2007, 08:06 PM
bạn này nhầm hết cả rồi
Trong phòng thí nghiệm để điều chế được một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrit bão hoà. Khí X là khí gì?
Theo mình thi khí X phải là N2O chứ vì nếu là N2 thì sẽ có lẫn khí O2 rồi.
Nhưng không hiểu vì sao đáp án lại chọn là N2
xem lại sgk lớp 11 hóa học trang 11 nhe
theo bạn thì vì sao lại ra N2O mà ko là N2 :chuiboi (

bommer_champion
08-01-2007, 08:09 PM
có thể giải thích đơn giản ( theo chương trình phổ thông )về NH4NO2 nhiệt phân ra khí N2
số OXH của N trong NH4NO2 là 0 nên số OXH N trong sản phẩm khí phải là 0 --> N2
:sacsua ( :sacsua ( :sacsua ( :sacsua ( :nhanmat(
dây là pu tự oxh khử ta phải xét riêng từng nguyêntuwr N chứ ko làm như bạn được
thân

thanhtrung01
08-04-2007, 08:37 PM
KỲ THI TỐT NGHIỆP thpt NĂM 2007
Môn thi: HOÁ HỌC - Phân ban
Thời gian làm bài: 60 phút.
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (33 câu, từ câu 1 đến câu 33).
Câu 1: Cặp chất không xảy ra phản ứng là
A. K2O và H2O.
B. dd NaNO3 và dd MgCl2.
C. dd NaOH và Al2O3.
D. Na và dd KCl.
Câu 2: Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là
A. tơ capron.
B. tơ nilon-6,6.
C. tơ visco.
D. tơ tằm.
Câu 3: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 16 gam NaOH thu được dung dịch X. Khối lượng muối thu được trong dung dịch X là:
(Cho H = 1, O = 16, Na = 23, S = 32)
A. 20,8 gam. B. 23,0 gam. C. 25,2 gam. D. 18,9 gam.
Câu 4: Khi lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất 100%, khối lượng ancol etylic thu được là (Cho H = 1, C = 12, O = 16)
A. 92 gam. B. 184 gam. C. 138 gam. D. 276 gam.
Câu 5: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
A. quặng pirit. B. quặng boxit.
C. quặng đôlômit. D. quặng manhetit.
Câu 6: Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là
A. tính oxi hoá và tính khử. B. tính bazơ.
C. tính oxi hoá. D. tính khử.
Câu 7: Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí hiđro (ở đktc), dung dịch X và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là
(Cho H = 1, O = 16, S = 32, Fe = 56, Cu = 64)
A. 4,4 gam. B. 5,6 gam. C. 3,4 gam. D. 6,4 gam.
Câu 8: Điện phân NaCl nóng chảy với điện cực trơ ở catôt thu được
A. NaOH. B. Na. C. Cl2. D. HCl.
Câu 9: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những
tấm kim loại
A. Ag. B. Cu. C. Pb. D. Zn.
Câu 10: Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là
A. C6H5NH2. B. H2NCH2COOH.
C. CH3NH2. D. C2H5OH.
Câu 11: Chất làm giấy quỳ tím ẩm chuyển thành màu xanh là
A. C2H5OH. B. NaCl.
C. C6H5NH2. D. CH3NH2.
Câu 12: Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng 75%, khối lượng glucozơ thu được là
(Cho H = 1, C = 12, O = 16)
A. 360 gam. B. 270 gam. C. 300 gam. D. 250 gam.
Câu 13: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C3H9N là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 14: Cho phản ứng:
a Fe + b HNO3 c Fe(NO3)3 + d NO + e H2O
Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, đơn giản nhất. Thì tổng (a+b) bằng
A. 6. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 15: Cho các phản ứng:
H2N - CH2 - COOH + HCl → H3N+- CH2 - COOH Cl-.
H2N - CH2COOH + NaOH → H2N - CH2 - COONa + H2O.
Hai phản ứng trên chứng tỏ axit aminoaxetic
A. có tính lưỡng tính. B. chỉ có tính bazơ.
C. có tính oxi hoá và tính khử. D. chỉ có tính axit.
Câu 16: Trung hoà 6,0 gam axit cacboxylic no đơn chức, mạch hở cần 100 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức cấu tạo của axit là :
(Cho H = 1, C = 12, O = 16)
A. C2H5COOH. B. HCOOH.
C. CH2 = CHCOOH. D. CH3COOH.
Câu 17: Dãy gồm hai chất chỉ có tính oxi hoá là
A. Fe(NO3)2, FeCl3. B. Fe(OH)2, FeO.
C. Fe2O3, Fe2(SO4)3. D. FeO, Fe2O3.
Câu 18: Anilin (C6H5NH2) phản ứng với dung dịch
A. Na2CO3. B. NaOH. C. HCl. D. NaCl.
Câu 19: Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất
A. nhận proton. B. bị khử.
C. khử. D. cho proton.
Câu 20: Oxit dễ bị H2 khử ở nhiệt độ cao tạo thành kim loại là
A. CaO. B. Na2O.
C. K2O. D. CuO.
Câu 21: Số đồng phân đipeptit tạo thành từ glyxin và alanin là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 22: Polivinyl clorua (PVC) điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứng
A. trao đổi. B. oxi hoá - khử.
C. trùng hợp. D. trùng ngưng.
Câu 23: Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có
A. kt trắng sau đó kết tủa tan dần.
B. bọt khí bay ra.
C. bọt khí và kết tủa trắng.
D. kết tủa trắng xuất hiện.
Câu 24: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềmlà
A. Na, Fe, K. B. Na, Cr, K.
C. Na, Ba, K. D.Be, Na, Ca.
Câu 25: Một chất khi thuỷ phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là
A. saccarozơ. B. protein.
C. xenlulozơ. D. tinh bột.
Câu 26: Chất không có tính chất lưỡng tính là
A. Al2O3. B. NaHCO3. C. AlCl3. D. Al(OH)3.
Câu 27: Cho 4,5 gam C2H5NH2 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, lượng muối thu được là
(Cho H = 1, C = 12, N = 14, Cl = 35,5)
A. 0,85 gam. B. 8,15 gam. C. 7,65 gam. D. 8,10 gam.
Câu 28: Chất tham gia phản ứng trùng ngưng là
A. H2NCH2COOH. B. C2H5OH.
C. CH3COOH. D. CH2 = CHCOOH.
Câu 29: Tính bazơ của các hiđroxit được xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải là
A. NaOH, Al(OH)3, Mg(OH)2.
B. Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH.
C. Mg(OH)2, NaOH, Al(OH)3.
D. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3.
Câu 30: Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng
A. với Cu(OH)2, đun nóng trong môi trường kiềm, tạo kết tủa đỏ gạch.
B. với dung dịch NaCl.
C. với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, tạo thành dung dịch màu xanh lam.
D. thuỷ phân trong môi trường axit.
Câu 31: Dãy gồm các kim loại được xếp theo thứ tự tính khử tăng dần từ trái sang phải là
A. Fe, Al, Mg. B. Fe, Mg, Al.
C. Mg, Fe, Al. D. Al, Mg, Fe.
Câu 32: Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong
A. dầu hỏa. B. phenol lỏng.
C. nước. D. ancol etylic.
Câu 33: Nước cứng là nước chứa nhiều các ion
A. HCO3-, Cl-. B. Ba2+, Be2+.
C. SO42-, Cl-. D. Ca2+, Mg2+.
PHẦN RIÊNG (Thí sinh chỉ được chọn phần dành cho ban của mình)
Phần dành cho thí sinh ban Khoa học Tự nhiên (7 câu, từ câu 34 đến câu 40).
Câu 34: Công thức chung của các oxit kim loại nhóm IIA là
A. R2O. B. RO2. C. RO. D. R2O3.
Câu 35: Phản ứng hoá học xảy ra trong pin điện hoá Zn - Cu
Cu2+ + Zn ⎯Cu + Zn2+
Trong pin đó
A. Zn là cực âm. B. Zn là cực dương.
C. Cu là cực âm. D. Cu2+ bị oxi hoá.
Câu 36: Khối luợng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hoá hết 0,6 mol FeSO4 trong dung dịch có H2SO4 loãng làm môi trường là (Cho O = 16, K = 39, Cr = 52)
A. 29,4 gam B. 29,6 gam C. 59,2 gam. D. 24,9 gam.
Câu 37: Oxit lưỡng tính là
A. MgO. B. CaO. C. Cr2O3. D. CrO.
Câu 38: Vàng là kim loại quý hiếm, tuy nhiên vàng bị hoà tan trong dung dịch
A. NaOH. B. NaCN.
C. HNO3 đặc, nóng. D. H2SO4 đặc, nóng.
Câu 39: Trung hoà 100 ml dung dịch KOH 1M cần dùng V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 400ml. B . 200 ml. C. 300 ml. D. 100 ml.
Câu 40: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ
A. màu vàng sang màu da cam.
B. không màu sang màu da cam.
C. không màu sang màu vàng.
D. màu da cam sang màu vàng.
Phần dành cho thí sinh ban Khoa học Xã hội và Nhân văn (7 câu, từ câu 41 đến câu 47).
Câu 41: Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là
A. C17H35COONa và glixerol.
B. C15H31COOH và glixerol.
C. C17H35COOH và glixerol.
D. C15H31COONa và etanol.
Câu 42: Chất hoà tan CaCO3 là
A. C2H5OH. B. CH3CHO.
C. CH3COOH. D. C6H5OH .
Câu 43: Thuốc thử để phân biệt axit axetic và ancol etylic là
A. dung dịch NaNO3. B. quỳ tím.
C. dung dịch NaCl. D. phenolphtalein.
Câu 44: Anđehit no đơn chức mạch hở có công thức phân tử chung là
A. CnH2nO2 (n ≥ 1). B. CnH2nO (n ≥ 1).
C. CnH2n-2O (n ≥ 3). D. CnH2n+2O (n ≥ 1).
Câu 45: Cho 0,94 gam phenol tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là
(Cho H = 1, C = 12, O = 16)
A. 30 ml. B. 40 ml.
C. 20 ml. D. 10 ml.
Câu 46: Dãy gồm hai chất đều tác dụng với NaOH là
A. CH3COOH, C6H5NH2.
B. CH3COOH, C6H5CH2OH.
C. CH3COOH, C6H5OH.
D. CH3COOH, C2H5OH.
Câu 47: Cho hỗn hợp X gồm 0,2 mol CH2=CHCOOH và 0,1 mol CH3CHO. Thể tích (ở đktc) để phản ứng vừa đủ với hỗn hợp X là
A. 8,96 lít. B. 4,48 lít. C. 2,24 lít. D. 6,72 lít.




ĐÁP ÁN
1. B 2. C 3. C 4. B 5. B 6. D 7. A 8. B 9. D 10. B 11. D 12. B 13. A 14. C 15. A 16. D 17. C 18. C 19. B 20. D 21. A 22. C 23. D 24. C 25. B 26. C 27. B 28. A 29. D 30. C 31. A 32. A 33. D 34. C 35. A 36. A 37. C 38. B 39. D 40. A 41. A 42. C 43. B 44. B 45. D 46. C 47. D

tranquanhy
08-11-2007, 11:32 PM
Uh mình hiểu rùi vậy mà lúc đầu mình làm sai ra đáp án B đó. Đúng là hay thiệc.

dtrong811
08-13-2007, 02:45 AM
Làm thế nào để thực hiện pứ sau trong dd:
Fe3+ + Co2+ ----------> Co3+ + Fe2+
cho thế điện cực chuẩn: Fe3+/Fe2+ = 0.77 V ; Co3+/Co2+ = 1,83V
dung NH3 thi Co 2+ va Co 3+ se tao phuc, va do phuc cua Co2+ kém bền hơn của Co3+ nên thế OXHK của Co3+/C02+ giảm đi

khanh
08-15-2007, 05:41 AM
Làm thế nào để thực hiện pứ sau trong dd:
Fe3+ + Co2+ ----------> Co3+ + Fe2+
cho thế điện cực chuẩn: Fe3+/Fe2+ = 0.77 V ; Co3+/Co2+ = 1,83V
Có cho nồng độ của các chất kô :ngap (

Bo_2Q
08-15-2007, 07:43 AM
Theo yêu cầu của linhsaylinh em post lên đề thi vào khối THPT chuyên của ĐHKHTN Hà Nội năm vừa rùi , đề cực dễ ( đột xuất) nên các anh đừng chê cười trường em nhé :cuoimim (

Bo_2Q
08-15-2007, 07:58 AM
Câu I:
1, viết các CT axit hoặc bazo tương ứng : CaO, SO2 ,CO , Fe2O3 ,Mn2O7 ,Cl2O ,NO ,R2On

2, Hoàn thành sơ đồ PƯ
FeS2---->A---V2O5-->B---->C----->A---KOH--->D----KOH--> E
3, Viết PT cho các chuyển hóa sau và gọi tên các PƯ

cacbonic--> tinh bột----> glucozo---->rượu etylic

Câu II
1, trộn 200ml HCl 0.1M với 100 ml bari hidroxit 0.1M thu dung dịch X
Cho 2.24l CO2 đktc hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch NaOH 2M thu dung dich Y
hòa tan 2.24l NH3 vào nước thu dung dịch Z
Hỏi các dung dịch X ,Y, Z có pH so với 7 như thế nào

2, 7.8g hỗn hợp 2 kim loại gồm Al và R có hóa trị 2 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau PƯ thu 2 muối và 8.96l khí ĐKTC
tỉ lệ số mol R: Al = 1:2
Tìm R và thể tích dung dịch H2SO4 2 M tối thiểu cần dùng. Tính m muối sau PƯ

Câu III
1, 1lit cồn 92 độ tác dụng với Na dư. Tính V H2 thu được?

2, Cho 12.8g dung dịch rượu A 71.875% tác dụng với Na dư thu 5.6 l khí ĐKTC. Tìm A bít A năng gấp 46 lần H2

Bo_2Q
08-15-2007, 08:10 AM
Câu IV
Có 2 kim loại R và M , mỗi kim loại chỉ có 1 hóa trị. Cho dòng khí CO dư đi qua ống sứ nung nóng chứa hỗn hợp A gồm 2 oxit của 2 kim loại của 2 kim loại trên đến PƯ hoàn toàn thì còn lại chất rắn A1 trong ống và khí A2 ra khỏi ống
Dẫn A2 vào cốc chứa Ba(OH)2 dư thu 2.955g kết tủa
Cho A1 tác dụng dung dịch H2SO4 10% vừa đủ thì ko có khí thoát ra và còn lại 0.96g rắn ko tan + dung dịch A3 11.243%
Tìm R,M
Khi hòa tan hết A = dung dịch HCl thì C% của 2 muối trong dung dịch = nhau

Câu V
Đốt cháy hoàn toàn a gam hợp chất hữu cơ B ( tạo bởi 2 loại nguyên tố ) rồi hấp thụ hết sp cháy gồm CO2 và H2O lần lươt qua bình 1 đựng dung dịch NaOH dư , bình 2 đựng H2SO4 đặc dư. Sau thí nghiệm bình 1 ,2 tăng tương ứng là 24.16g và 8.64g
Lượng oxy tiêu tốn cho PƯ cháy = lượng oxy thu được khi nhiệt phân 252.8g thuốc tím
Tìm a và CTPT B
Khi cho B tác dụng với Clo chỉ tạo 2 dẫn xuất cung KL mol =141g.Tìm CTCT của B và các dẫn xuất
Đánh cái này lâu wé :mohoi ( , Goodluck

bommer_champion
08-16-2007, 01:48 AM
tại sao Z > 83 thì ko có hạt nhân bền

khanh
08-16-2007, 05:23 AM
ẹk, trong hạt nhân nguyên tử gồm lực hút giữa các proton và lực Coulomb đẩy proton, khi Z > 83, có quá nhiều p, lực đẩy tăng lên, lực hút có BK ngắn nên kô kiểm soát dc các nucleon -> kô bền

HoahocPro
08-16-2007, 06:46 AM
Có cho nồng độ của các chất kô :ngap (
Tui xét nồng độ thì nhận thấy dù thế nào chỉ có pú ngược lại xảy ra thôi!

Dinh Tien Dung
08-16-2007, 09:41 AM
Nhưng mà Khánh cho mình hỏi cái đó là có định nghĩa giới hạn của nhiều và ít proton và nơtron trong hạt nhân đâu.

khanh
08-16-2007, 11:37 PM
ẹk, ta có thể căn cứ vào pt Nernst:
E = E0 + log[OXH]/[K]
Dùng cho 2 cặp OXH-K
Xét dt:) E =0 => quan hệ giữa nồng độ của mấy chất đó

khanh
08-16-2007, 11:40 PM
Hix, kô hỉu Dũng nói giè, hạt nhân có Z > 83, như Po có Z > 84 đã dc xếp vào loại fóng xạ và là hạt nhân nặng, mà hạt nhân nặng là giải thix như thế :die (

Dinh Tien Dung
08-17-2007, 01:43 AM
Nhưng Khánh nói các hạt nhân nặng thì chúng ở trong là sẽ gây ra sự đẩy nhau. Ví dụ như nguyên tố tali có Z = 81 thế chả lẽ sự đẩy nhau của các nucleon trong hạt nhân không đủ để cho nó là nguyên tố phóng xạ à.

benny
08-17-2007, 02:13 AM
Câu IV
Có 2 kim loại R và M , mỗi kim loại chỉ có 1 hóa trị. Cho dòng khí CO dư đi qua ống sứ nung nóng chứa hỗn hợp A gồm 2 oxit của 2 kim loại của 2 kim loại trên đến PƯ hoàn toàn thì còn lại chất rắn A1 trong ống và khí A2 ra khỏi ống
Dẫn A2 vào cốc chứa Ba(OH)2 dư thu 2.955g kết tủa
Cho A1 tác dụng dung dịch H2SO4 10% vừa đủ thì ko có khí thoát ra và còn lại 0.96g rắn ko tan + dung dịch A3 11.243%
Tìm R,M
Khi hòa tan hết A = dung dịch HCl thì C% của 2 muối trong dung dịch = nhau

Câu V
Đốt cháy hoàn toàn a gam hợp chất hữu cơ B ( tạo bởi 2 loại nguyên tố ) rồi hấp thụ hết sp cháy gồm CO2 và H2O lần lươt qua bình 1 đựng dung dịch NaOH dư , bình 2 đựng H2SO4 đặc dư. Sau thí nghiệm bình 1 ,2 tăng tương ứng là 24.16g và 8.64g
Lượng oxy tiêu tốn cho PƯ cháy = lượng oxy thu được khi nhiệt phân 252.8g thuốc tím
Tìm a và CTPT B
Khi cho B tác dụng với Clo chỉ tạo 2 dẫn xuất cung KL mol =141g.Tìm CTCT của B và các dẫn xuất
Đánh cái này lâu wé :mohoi ( , Goodluck
IV) Al và Cu
V) neopentan

Mikhail_Kalashnikov
08-17-2007, 03:27 AM
ẹk, trong hạt nhân nguyên tử gồm lực hút giữa các proton và lực Coulomb đẩy proton, khi Z > 83, có quá nhiều p, lực đẩy tăng lên, lực hút có BK ngắn nên kô kiểm soát dc các nucleon -> kô bền
Hoàn toàn ko phải, Z > 83 ko bền là do người ta..quy ước như thế :biggrin:, vì nguyên tố nhẹ nhất tự phân rã phóng xạ được là Pb, các nguyên tố Z > Pb đều có khả năng phóng xạ. Điều đó được rút ra từ thực nghiệm chứ ko phải do tính toán. Lực hút trong hạt nhân là của các nucleon chứ ko riêng gì proton như khánh nói

Dinh Tien Dung
08-17-2007, 04:39 AM
Đây là mớ tài liệu được share bởi zero000, BM mới down được, gửi các bạn luôn!
Thế anh có mấy cái phần khác mà cũng giống thế này không anh. Hay quá.

khanh
08-19-2007, 12:37 AM
1/điều chế ancol tert-butylic đi từ propin
2/ điều chế 1-phenylprop-1-in-3-ol từ phenylaxetilen
3/ điều chế 9-phenantrencacboxandehit từ 9-bromphenantren

bommer_champion
08-19-2007, 06:12 AM
1/điều chế ancol tert-butylic đi từ propin
2/ điều chế 1-phenylprop-1-in-3-ol từ phenylaxetilen
3/ điều chế 9-phenantrencacboxandehit từ 9-bromphenantren

1 cho propin cộng H2O được axeton sau đó CH3mgCl thủy phân
2 cho vào OH- rùi tắc dụng với ClCH2OH sẽ ra
3 thui cho bạn tớ bít nhưng ko trả lời
kiêu :bepdi(

thienthu
08-21-2007, 04:56 AM
chào tất cả cac huynh đệ_ những người có niềm đam mê hóa học
mình đang cần một số bài tập phục vụ cho thi học sinh gỏi(mấy cái đó mình làm rồi)
mong mọi người giúp đỡ

HoahocPro
08-21-2007, 05:06 AM
Mấy phần trước có đề thi và bài tập rùi đó.Cũng có thể vào olympia còn có nhìu hơn.Còn mấy link khác đợi mình tim lại đã.

khanh
08-21-2007, 05:56 AM
ak, pass là chemvn
Thể tích O2 thu dc qua nước từ pứ nhiệt phân KClO3 (xt MnO2) là 365ml. Áp suất khí quyển = 745mmHg, và t* = 21*C
a/ Tính P riêng của O2 thu qua nước
b/ Tính V của O2 nếu như khí này (khô) dc thu qua Hg ở cùng ĐK t*,P
c/ Tính V của O2 (khô) thu ở đktc.
d/ Tính m(min) của KClO3 cần dùng

Bo_2Q
08-23-2007, 08:24 AM
Em cần các file đề thi HSG lớp 10 ở VN ( càng nhìu tỉnh càng tốt :mohoi ( ) or nước ngoài :quyet (
Anh nào có post em với :vanxin( ( các đề thi đã post trong topic này em lấy rùi) Thanks so much :yeah (
:chaomung

troi_nam_dat_viet
08-26-2007, 03:30 AM
Sục từ từ H2S vào dung dịch chứa Ag 2+ 0,1 M , Zn 2+ 0,1 M; Ni 2+ 0,1 M cho đến bão hòa H2S thu được dung dịch A.Tính pH và nồng độ các ion kim loại trong A
Biết pKs : AgS: 49,2
NiS: 18,5
ZnS: 21,6
pKa của H2S : 7,02 và 12,9
Nồng độ H2S bão hòa là 0,1 M

benny
08-26-2007, 05:37 AM
Sục từ từ H2S vào dung dịch chứa Ag 2+ 0,1 M , Zn 2+ 0,1 M; Ni 2+ 0,1 M cho đến bão hòa H2S thu được dung dịch A.Tính pH và nồng độ các ion kim loại trong A
Biết pKs : AgS: 49,2
NiS: 18,5
ZnS: 21,6
pKa của H2S : 7,02 và 12,9
Nồng độ H2S bão hòa là 0,1 M
tính pH dụa vào [H+] nấc 1, [S2-] dụa vào nấc 2, rùi nhân tích số ion so sánh jí Ts, mà Ag2S mứ có tích số tan đó, làm jì mà lại là AgS, có lộn ko, còn tính nồng độ ion kim loại trong A thì tớ nghĩ tìm thứ tự kết tủa rùi tính dần là được

troi_nam_dat_viet
08-27-2007, 10:20 PM
có câu này mình không biết cần các bạn chỉ gấp

Citral,C10H160 là một tecpen đóng vai trò cấu tử chính cho dầu cỏ chanh.Nó phản ứng với Hydroxylamin sinh ra một hợp chất có công thức C10H17ON , và với thuốc thử Tollens cho kết tủa bạc cùng hợp chất C10H16O2.Oxi hóa mãnh liệt citral sinh ra axeton , axit oxalic và axit levulinic( CH3COCH2CH2COOH)
1.Tìm CTCT citral phù hợp với quy tắc isopren
2.Trong thực tế citral gồm 2 đồng phân là Citral A và Citral B.Õi hóa êm dịu Geraniol sinh ra Citral A ( Geranial ) còn từ Nerol thì sinh ra Citral B ( neral). Trong axit sunfuric , cả geraniol và nerol đều chuyển hóa thành alpha-tecpineol nhưng khả năng chuyển hóa của geraniol chậm hơn nhiều so với nerol
Xác định cấu trúc phù hợp và gọi tên theo IUPAC cho 2 ddoongf phân này. Viết cơ chế phản ưng tạo thành alpha tecpineol từ nerol.

troi_nam_dat_viet
08-27-2007, 11:24 PM
tính pH dụa vào [H+] nấc 1, [S2-] dụa vào nấc 2, rùi nhân tích số ion so sánh jí Ts, mà Ag2S mứ có tích số tan đó, làm jì mà lại là AgS, có lộn ko, còn tính nồng độ ion kim loại trong A thì tớ nghĩ tìm thứ tự kết tủa rùi tính dần là được
A xin cảm ơn bạn benny nhìu nhá , mình xin đính chính là Ag2S còn tích số tan là 6.10-5 ~ pKs 49,2

langtuvodanh
08-29-2007, 01:00 AM
MÌnh có một đề Hóa cấp tỉnh nè, các bạn lớp 10 có thể làm đươc đóa ^^
ĐỀ THI HSG TỈNH AN GIANG
NGÀY 12/11/2005
MÔN: HÓA HỌC
BÀI 1
Câu 1: (5đ).
1. Hợp chất A được tạo thành từ cation X+ và anion Y-. Phân tử A chứa 9 nguyên tử thuộc, gồm 3 nguyên tố phi kim, tỉ lệ số nguyên tử của mỗi nguyên tố là 2:3:4. Tổng số prôton trong A là 42 và trong anion Y- chứa hai nguyên tố cùng chu kì và thuộc 2 phân nhóm chính liên tiếp .
a/ Viết công thức phân tử và gọi tên A
b/ Viết công thức electron và công thức cấu tạo của A
2. Một dung dịch có chứa ion Ca2+ và Ba2+ ở cùng nồng độ 0.01 M. Thêm axit để được pH = 4.0. ở pH này nếu ta thêm dung dịch K2Cr04 với nồng độ là 0.1 M có kết tủa xuất hiện không ? Kết luận
cho pT CaCr04 = 0.2; pT BaCrO4 = 9.9
H2CrO4 có pK1 = 1.0 và pK2 = 6.5
Câu 2: (5đ)
1. Tính pH và độ điện li của dung dịch NaCN 0.1 M (dd A) cho pKa HCN = 9.35
2. độ địên li thay đổi thế nào khi :
a. Có mặt NaOH 0.005M
b. Có mặt HCl 0.002 M
c. Có mặt NaHS04 0.01 M biết pk HS04- = 2
Câu 3: (5đ)
1. Một dung dịch có chứa 4 ion của 2 muối vô cơ trong có ion S042- khi tác dụng vìư đủ với dd BA(OH)2 đun nóng cho khí X, kết tủa Y và dung dịch Z. dd Z sau khi axit hóa tan bằng HNO3 tạo với AgNO3 kết tủa trắng hóa đen ngoài ánh sáng. Kết tủa Y đem nung được a g chất rắn T. Gía trị của A thay đổi tùy theo lượng Ba(OH)2 đem dùng: nếu vừa đủ ,a cực đại, nếu lấy dư a giảm đến cực tiểu. Khi lấy chất rắn T với giá trị cực đại a=7.204 gam thấy T chỉ phản ứng hết với 60 ml dd HCl 1.2 M, còn lại 5.98 gam chất rắn. Hãy lập luận để xác định các ion có trong dung dịch.
2. Trình bày phương pháp phân biệt 3 dung dịch sau bị mất nhãn: dung dịch NaHS04 0.1 M (dd A), dung dịch H2S04 0.1 M (dd B) và dung dich hỗn hợp H2S04 0.1 M và HCl 0.1 M (dd C). Chỉ được dùng quỳ tím và dung dịch NaOH 0.1 M. Tính số mol các chất trong các dung dịch.
Câu 4: (5đ)
Một hỗn hợp gồm kẽm và sắt. Thực hiện 2 thí nghiệm sau :
TN1: Lấy 3.07 gam hỗn hợp cho vào 200 ml dung dịch HCl, phản ứng xong, cô cạn thu được 5.91 gam chất rắn.
TN2: Lấy 3.07 gam hỗn hợp cho vào 300 ml dung dịc HCl ( dung dich HCl như trên ), phản ứng xong, cô cạn thu được 6.62 gam chất rắn.
1) Tính thể tích khí H2 sinh ra ở TN1 (đktc) và nồng độ mol dd HCl
2) Tính % theo khối lượng hõn hợp 2 kim loại.
Chúc ba` kon vui vẻ ^^

khanh
08-31-2007, 12:11 AM
So sánh tốc độ cộng vào hợp chất cacbonyl của Cl2,Br2 và I2

Dinh Tien Dung
08-31-2007, 01:53 AM
Tốc độ cộng theo mình thì Cl2 vào nhanh nhất đến I2 nhưng có lẽ sang I2 rồi thì có lẽ ít phản ứng hơn.

bommer_champion
08-31-2007, 07:21 PM
híc cộng vào C=O nếu là pu cộng Nu thì I2 có tính Nu lớn nất sẽ cho tốc độ cộng nhanh nhất còn chưa kể hiêu ứng ko gian

khanh
08-31-2007, 11:22 PM
Hix, xin lỗi pà koan, ghi nhầm đề goài:
TỐC ĐỘ PỨ HALOGEN HÓA VÀO HỢP CHẤT CACBONYL ( Pứ thế H anpha)

bommer_champion
09-02-2007, 09:00 AM
Hix, xin lỗi pà koan, ghi nhầm đề goài:
TỐC ĐỘ PỨ HALOGEN HÓA VÀO HỢP CHẤT CACBONYL ( Pứ thế H anpha)
yêu cầu bắc khánh post bài cẩn thận !!!!!.....
tốc độ thế là như nhau vì cơ chế là wa enol mà giai đoạn này là giai đoạn chậm :leuleu (

khanh
09-04-2007, 06:14 AM
Thì nhầm xí, có pứ
CH3(CH2)4CH2Br + HF (xt C2H4(OH)2) --> CH3(CH2)4CH2F + HBr
Pứ có xảy ra kô, cơ chế pứ :nhamhiem

dtrong811
09-09-2007, 08:46 AM
Thì nhầm xí, có pứ
CH3(CH2)4CH2Br + HF (xt C2H4(OH)2) --> CH3(CH2)4CH2F + HBr
Pứ có xảy ra kô, cơ chế pứ :nhamhiem
theo mình nghĩ thì không có phản ứng đó đâu bạn à, chưa từng thấy, never

khanh
09-09-2007, 08:50 AM
theo mình nghĩ thì không có phản ứng đó đâu bạn à, chưa từng thấy, never
Hix, pứ có xảy ra đó bạn, chủ íu là xác định dc tại sao nó xảy ra như thế thoai :yeah (

dtrong811
09-09-2007, 08:57 AM
bạn thử tìm xem trong các phản ứng thế nucleophin S( N), cộng A , tách E, thế electrophin làm gì có phản ứng nào, bạn thử cho mình biết bạn tìm thấy phản ứng này ở đâu không??????

khanh
09-10-2007, 05:41 AM
bạn thử tìm xem trong các phản ứng thế nucleophin S( N), cộng A , tách E, thế electrophin làm gì có phản ứng nào, bạn thử cho mình biết bạn tìm thấy phản ứng này ở đâu không??????
Hóa học hữu cơ tập 2, NXBGD, Đỗ Đình Rãng
Dẫn xuất halogen :lon (

Zero
09-10-2007, 11:21 PM
Cái thằng rảnh nhỉ, chuyện với em Man đến đâu rồi mà xách bài này sang đố mẹo thế hử ^^
Nếu như bê nguyên xi cách giải thích của anh vào thì nhớ tự vẽ luôn cái cơ chế nha. Anh vô can (nhưng nếu vẽ sai thì coi chừng đấy ku ^^)

Takamura
09-13-2007, 12:12 PM
Online tại: www.nguyenthai.vno.vn
Offline tải về từ phần tư liệu :bachma (

minasusu
09-30-2007, 04:16 AM
thanks nhìu nha

HoahocPro
09-30-2007, 10:42 AM
Hòa tan sản phẩm rắn của quá trình nấu chảy hỗn hợp gồm bột của 1 khoáng vật rắn màu đen,KOH và KClO3 ,thu được dd màu lục đậm.Khi để trong không khí , màu lục của dd chuyển dần thành màu tím.Quá trình đó còn xảy ra nhanh hơn khi sục khí Clo vào dd hay điện phân dd.
a)Cho biết khoáng vật màu đen là chất gì.
b)Viết tất cả PT phản ứng xảy ra trong thí nghiệm.
(trích đề thi HSG tỉnh Quảng Ninh 2006,vòng 1)

linsaylinh
09-30-2007, 11:58 AM
có một trang thi trắc nghiệm trực tuyến các môn, tuy nhiên cũng chỉ cơ bản thui , nhưng mọi người tham khảo nhé
www.thitructuyen.com

quanghuy_hạnhhoa
09-30-2007, 07:33 PM
có trang để bạn ôn thi đây: http://onthi.com
còn đây là diễn đàn đề thi tiếng anh : http://dethi.com

Sally92
10-01-2007, 07:22 AM
Có anh chị nào có mấy cái đề thi HSG Hóa của lớp 10, 11 hoặc 12 hôk?Nếu ai có thì pót lên dùm em được hôk?Thanks =))

Dinh Tien Dung
10-01-2007, 07:57 AM
Có mấy cái đề này thử xem sao

khanh_219991
10-01-2007, 08:05 AM
Bài từ Thư viện Đề thi VLOS.

ĐỀ THI TUYỂN SINH THPT
Trường học THPT Chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An
Lớp học 10
Năm học 2004
Môn thi Hóa học
Thời gian 150 phút
Thang điểm 10

Câu 1:

Nung nóng đồng trong không khí sau 1 thgian đc chất rắn A. Hòa tan A trong dd H2SO4 đặc nóng dư được dung dịch B và khí C. Khí C tdụng với dd KOH đc dd D. D vừa tác dụng với BaCl2 vừa tác dụng với dd NaOH. Viết các ptpứ xảy ra

Câu 2:

a. Hãy giải thích tại sao trong quá trình điều chế H2SO4 ng` ta ko dùng nước hấp thụ SO3 mà phải dùng H2SO4 đặc để hấp thụ?
b. Công thức oleum có dạng H2SO4.nSO3. Hãy viết công thức phân tử của oleum khi n=2
Câu 3:

Có 7 gói đựng 7 chất: bột vôi sống, bột đá vôi, bột cát trắng, bột muối ăn, bột xôđa, bột giấy, bột gạo. hãy phân biệt các gói đó = phương pháp hóa học. Viết đầy đủ các PTPỨ

Câu 4:

Viét ptpứ giải thích vì sao khi nấu ăn = bếp dầu, nếu vặn bấc vừa phải thì ngọn lửa sẽ cháy sáng xanh ko có khói. Còn vặn bấc quá cao thì ngọn lửa cháy ko sáng và khói đen n`?

Câu 5:

Benzen có lẫn 1 ít nước và rượu etylic, làm thé nào để có benzen tinh khiết?

Câu 6:

Cho 280gam dd NaOH 11,43% tác dụng vừa đủ với 448gam dd H2SO4, đem hạ nhiệt độ xuống 7độ C thì được dd A chứa muối bão hòa có nồng độ 7,1%

a. Tính lượng muối kết tinh ngậm 10H2O
b. Tính độ tan của dung dịch A
Câu 7:

Có 2 dd KHSO4 và K2CO3 ng` ta thực hiện 3 TN sau(đổ từ từ và khuấy đều)

TN1: CHo 100g dd KHSO4 vào 100g dd K2CO3 thu đc 197,8g dd
TN2:cho 100g dd K2CO3 vào 100g dd KHSO4 thu đc 196,7dd
TN3: Cho 50g dung dịch KHSO4 vào 100g dd K2CO3 thu đc 150gam dd
Xác định C% của dd KHSO4 và K2CO3 ở trên
Câu 8:

Đốt cháy hòan tòan 20,8gam hh khí gồm C2H2, C2H4 và CH4 ròi cho tòan bộ sản phẩm cháy hấp thụ hòan tòan = cách lần lượt cho qua bình 1 dựng 100g dd H2SO4 98% thì nồng độ của H2SO4 còn 78,27% và bình 2 đựng 2lít dung dịch Ca(OH)2 0,5M . Mặt khác 5,04l hh trên (đktc) vừa đủ làm mất màu 500g dd Brom 8%

a. Tính TP % theo khối lg của mỗi khí trong hh
b. Tính thể tích không khí (ở đktc) cần để đốt cháy hết 20,8gam hh đó
c. Tính klg kết tủa thu dc ở bình 2
Lấy từ « http://thuvienkhoahoc.com/dethi/H%C3%B3a_h%E1%BB%8Dc%2C_Tuy%E1%BB%83n_sinh_THPT%2C _THPT_Chuy%C3%AAn_Phan_B%E1%BB%99i_Ch%C3%A2u_-_Ngh%E1%BB%87_An%2C_2004 »

khanh_219991
10-01-2007, 08:06 AM
Bài từ Thư viện Đề thi VLOS.
ĐỀ THI TUYỂN SINH THPT
Trường học THPT Chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An
Lớp học 10
Năm học 2005
Môn thi Hóa học
Thời gian 150 phút
Thang điểm 10

I/ (3đ)

Cho các pứ sau:

a, A1+A2-->A3
b, A2+A4-->A3+H2O
c, A3+A4-->A1+H2O
d, A1+A5-->A3+H2O
e, A5+A6-->A3+A7+H2O
Biết đk thường, A2, A3 đều là chất khí, trong đó A3 là oxit của phi kim chiếm 50% oxi về khối lượng. A7 là muối chưa 40% kim loại về khối lượng

Xác định A1, A2…..A7 và hòan thành các PTPỨ(ghi rõ đk PỨ nếu có)

II/ (3,5đ)

Hỗn hợp bột X gồm: BaCO3, Fe(OH)2, Al, Cu(OH)2, và MgCO3. Nung hỗn hợp X trong không khí đến khối lượng ko đổi đc hỗn hợp chất rắn A. Cho hỗn hợp A tan vào nước dư đc dung dịch B và còn lại phần ko tan C. Dung dịch B làm quỳ tím hóa xanh. Sấy khô phần ko tan C rồi cho tác dụng với CO nóng, dư đc khó D và hỗn hợp chất rắn E. E tan 1 phần trong dung dịch HCL dư tạo ra dung dịch Y và còn lại chất rắn F.

Xđịnh các chất có trong A, B, C, D, Y, E, F. Viết PTPỨ xảy ra

III/ (5đ)

1. 1 bình cầu đựng đầy khí HCl(đktc) thêm nước vào đầy bình, để khí tan hòan tòan vào nước., Xác định Cm và C% dung dịch thu đc
2. Có 5 bình đựng 5 hỗn hợp khí bị mất nhãn: không khí(N2,O2); (CO, CO2); (SO2, SO3); (CH4, C2H4); (Cl2, HCl). Bằng phương pháp hóa học, nhận biêté các hỗn hợp
3. Hòan thành sơ đồ biểu diễn dãy biến hóa(ghi rõ đk pứ nếu có)
H20------->(C6H10O5)n---------->C6H12O6--->C6H12O7
C6H12O6----> C2H5OH------> C2H4
IV/(4,5đ)

Hòa tan hòan tòan x (mol) kim loại R hóa trị n ko đổi phải dung hết x(mol) H2SO4 đặc nóng, thu đc khí X và dung dịch Y. Cho khí X gấo thụ vừa hết vào 45m dung dịch NaOH 0,2 M thì đc 0,608gam muối Natri.Nếu cô cạn dung dịch Y ta được 1,56g muối khan. Hòa tan muối khan này vào nước rồi cho 0,45g hỗn hợp B gồm Zn và Cu khuấy đều cho pứ xảy ra hòan tòan thu đc 1,208g chất rắn C gồm 2 kim loại

1. Xác định kim loại R và tính khối lượng của nó đã đem hòa tan
2. Tính khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp B và C
V/(4đ)

Dẫn 5,04 lít hỗn hợp khí(đktc) gồm CH4,C2H4,C2H2 đi qua bình đựng nước Brom dư thấy bình tăng thêm 4,1gam. Lấy 1/3 lượng khí thoát ra khỏi bình đemđốt cháy hòan tòan rồi hấo thụ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi dư thấy tạo thành 2,5 gam kết tủa

1. Viết PTPỨ xảy ra
2. Tính Thành phần % theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp
3. Hãy chứng minh sự có mặt của 3 chất khí trên trong cùng 1 hỗn hợp

khanh_219991
10-01-2007, 08:10 AM
Bài từ Thư viện Đề thi VLOS.
Danh sách các đề thi bắt đầu bởi:
Hóa học, HK1 lớp 11
ĐỀ THI HỌC KỲ I
Trường học Khối PT Chuyên ĐH Ngoại Ngữ
Lớp học 11
Năm học 2006
Môn thi Hóa học
Thời gian 45 phút
Thang điểm 10

--------------------------------------------------------------------------------

ĐỀ SỐ 2

[Sửa]I- PHẦN TRẮC NGHIỆM (4.5 đ)
Câu 1: H2O đóng vai trò gì trong quá trình điện li các chất:

a. Chất có tính trung hoà
b. Dung môi phân cực
c. Dung môi có thể hòa tan tất cả các chất
d. Có khả năng tạo liên kết hidro với các chất
Câu 2: Proton là:

a. Ion dương
b. Hạt nhân của nguyên tử hidro
c. Hạt nhân không có electron
d. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 3: Độ điện li phụ thuộc:

a. Bản chất của chất điện li
b. Nhiệt độ của dung dịch chất điện li
c. Nồng độ dung dịch
d. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 4: Hợp chất nào không phải là lưỡng tính

a. Al(OH)3
b. Zn(OH))2
c. Ca(OH)2
d. Pb(OH)2
Câu 5: Chọn câu trả lời sai:

a. Nước nguyên chất có pH = 7
b. Dung dịch làm quì tím hóa đỏ là dung dịch có pH < 7
c. Dung dịch phenoltanein không màu: Dung dịch có pH > 7
d. Dung dịch axit luôn chứa ion H+
Câu 6: Cho dung dịch các chất: NaHSO4; Na2SO3; Na2S; Na2CO3; NH4NO3. Các dung dịch làm đỏ quì tím là:

a. NaHSO4; Na2SO4; Na2S
b. NaHSO4; NH4NO3
c. Na2S; Na2CO3; Na2SO3
d. NaHSO4; Na2CO3; Na2SO3
Câu 7: Dung dịch nào có môi trường Bazơ

a. NaCl; K2SO4; K2S
b. Na2CO3; K2S; CH3COONa
c. Al2(SO4)3; FeSO4; BaCl2
d. K2SO4; Na2S; Na2CO3
Câu 8: Những ion nào có thể tồn tại đồng thời trong dung dịch

a. BaSO42- Na+; OH-; SO42-
b. Cu2+; K+; Cl-; OH-
c. Fe2+; Al3+; NO3-; SO42-
d. Ca2+; NH4+; NO3-; CO32-
Câu 9: Nitơ trơ ở nhiệt độ thường vì

a. Có 3 liên kết cộng hóa trị trong phân tử
b. Là phi kim yếu
c. Phân tử N2 không phân cực
d. Độ âm điện nhỏ
Câu 10: Dung dịch NH3 gồm

a. NH3; OH-; NH4+; H2O
b. OH-; NH4+; H2O
c. NH3; H2O
d. Cả 3 đều đúng
Câu 11: Thuốc ở phần vỏ bao diêm chủ yếu là

a. Bột S
b. Bột P đỏ
c. Bột P trắng
d. Bột C
Câu 12: Hiệu suất phản ứng giữa nitơ và hidro tạo thành amoniac tăng nếu

a. Giảm áp suất và tăng nhiệt độ
b. Giảm nhiệt độ và áp suất
c. Tăng áp suất và giảm nhiệt độ
d. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất
Câu 13: cho các chất và ion sau NaHSO4; KHCO 3; AlO2; NH4+; Fe(OH)2; Cl-; KHCO3; CH3COONH4; FeCl2. Các chất và ion nào lưỡng tính?

a. NaHSO4; KHCO 3; AlO2; Fe(OH)2;
b. NaHSO4; KHCO 3; CH3COONH4; Cl-
c. KHCO 3; AlO2; Fe(OH)2; FeCl2.
d. NaHSO4; KHCO 3; CH3COONH4
Câu 14: Có các dung dịch bị mất nhãn sau đây: NH4Cl; (NH4)2SO4; Na2SO4;Na2CO3; Chỉ dùng một hóa chất để nhận biết:

a. NaOH
b. Ba(OH)2
c. Pb(NO3)2
d. Quì tím
Câu 15: Phương trình điện li nào sau đây đúng

a. AgCl → Ag+ + Cl-
b. Na2S → Na+ + S2-
c. KCl → K+ + Cl-
d. Fe(NO3)2 → Fe3+ + NO3-



[Sửa]II. PHẦN TỰ LUẬN (5.5 đ)
Câu 1 (1.5 đ)

Trộn 200 ml dung dịch Na2CO3 0.01M với 200ml dung dịch HCl 0.03M thu được dung dịch A. Tính pH của Dung dịch A?

Câu 2 (3 đ)

Hòa tan 5.72 g hỗn hợp gồm Ag, Fe, MgO vào HNO3 đặc nguội thu được 672ml khí bay ra ở đktc. Nếu cũng lượng hỗn hợp đó tác dụng với HNO3 loãng thì thấy có 0.896 l không khí bị hóa nâu trong không khí đktc. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.

Câu 3 (1 đ)

Viết phương trình phân tử và ion thu gọn khi cho từ từ NH3 cho đến dư tác dụng với dung dịch Zn(NO3)2


Cho Ag= 108; Fe= 56; Mg= 24; O= 16

Lấy từ « http://thuvienkhoahoc.com/dethi/H%C3%B3a_h%E1%BB%8Dc%2C_HK1_l%E1%BB%9Bp_11%2C_Kh%E 1%BB%91i_PT_Chuy%C3%AAn_Ngo%E1%BA%A1i_ng%E1%BB%AF% 2C_2006 »

khanh_219991
10-01-2007, 08:12 AM
Hóa học, luyện đội tuyển thi Quốc gia, Chuyên Hóa Tổng hợp, 2007
Bài từ Thư viện Đề thi VLOS.ĐỀ LUYỆN THI ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA
Trường học Khối PT Chuyên ĐH KHTN HN
Lớp học 12
Năm học 2007
Môn thi Hóa học
Thời gian ? phút
Thang điểm 10

--------------------------------------------------------------------------------

Câu 1: Chuỗi phóng xạ 238 U gồm 14 phản ứng phân rã phóng xạ với sản phẩm cuối cùng là 206 Pb. trong phản ứng này chậm nhất là 238 U -> 234 Th + He có chu kì bán hủy 4.51e9 năm. các phản ứng khác nằm trong khoảng 1.5e-4 đến 2.4e5 năm

khi phân tích 1 mẫu quặng 238 U tìm thấy trong vỏ trái đất, người ta tìm thấy tỉ lệ của 206 Pb và 238 U luôn là 0.866, nhưng trong một thiên thạch thì tỉ lệ này là 2597

a/ tính hằng số phóng xạ . thừa nhận vận tốc = vận tốc chậm nhất
b/dự đoán tuổi của trái đất và thiên thạch , nếu cho rằng khi trái đất và thiên thạch hình thành thì xuất hiện U
Câu 2: 3 hợp chất A, B,C có cùng 1 công thức phân tử và khối lượng phân tử = 116 dvC. cho 0.058g mỗi chất + NaHCO3 dư thì đều thu đc 24.6 ml CO2 ở 27 độ C và 1 atm. đun nóng tới 120 độ C, A sinh ra X với Mx =98 . B sinh ra Y với My = 72, còn C đun tới 300 độ cũng ra X nếu cho X vào NaHCO3 thì sau một thời gian mới thấy có khí CO2 bay ra từ từ

a/ xác định công thức, cấu trúc của A,B,C,X,Y
b/ so sánh A và C về T nóng chảy , Ka1 , Ka2. giải thích
Câu 3:

1/ xếp theo tính tăng dần lực bazo
ure , propylamin, allylamin, p-metylanilin, anilin, p-nitroanilin

2/ cho các chất sau: phenol, axit axetic, CH3-SO2-CH2-COOH, etanol, p-crezol, (CH3)3C-COOH và triphenylmetan
cho các trị số Ka: 2.36,4.76,5.05,9.95,10.19,15.8,25

xếp các giá trị Ka vào đúng chất và giải thích

Lấy từ « http://thuvienkhoahoc.com/dethi/H%C3%B3a_h%E1%BB%8Dc%2C_luy%E1%BB%87n_%C4%91%E1%BB %99i_tuy%E1%BB%83n_thi_Qu%E1%BB%91c_gia%2C_Chuy%C3 %AAn_H%C3%B3a_T%E1%BB%95ng_h%E1%BB%A3p%2C_2007 »

khanh_219991
10-01-2007, 08:15 AM
http://thuvienkhoahoc.com bạn lên trang đó mà tham khảo nhè( nhiều quá ko ps nổi *.*

Dinh Tien Dung
10-01-2007, 11:18 AM
Mấy cái đề thi vào trường Phan ai muốn thì liên hệ với mình. Địa chỉ là vinh1958@yahoo.com

Dinh Tien Dung
10-01-2007, 11:43 AM
Hòa tan sản phẩm rắn của quá trình nấu chảy hỗn hợp gồm bột của 1 khoáng vật rắn màu đen,KOH và KClO3 ,thu được dd màu lục đậm.Khi để trong không khí , màu lục của dd chuyển dần thành màu tím.Quá trình đó còn xảy ra nhanh hơn khi sục khí Clo vào dd hay điện phân dd.
a)Cho biết khoáng vật màu đen là chất gì.
b)Viết tất cả PT phản ứng xảy ra trong thí nghiệm.
(trích đề thi HSG tỉnh Quảng Ninh 2006,vòng 1)
Khoáng vật màu đen là MnO2. Cây ni trích từ đề thi chọn học sinh giỏi dự thi quốc tế mô năm 2004.

nmp
10-11-2007, 08:38 PM
UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2005-2006
---------------------------------------
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: HOÁ HỌC ( vòng 1 )
Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)
----------------------------------------------------
Bài I: ( 3,5 điểm)
1. Các chất freon gây ra hiện tượng " lỗ thủng ozon ". Cơ chế phân hủy ozon bởi freon (ví dụ CF2Cl2) được viết như sau: CF2Cl2 Cl + CF2Cl (a)
O3 + Cl O2 + ClO (b)
O3 + ClO O2 + Cl (c)
Giải thích tại sao một phân tử CF2Cl2 có thể phân hủy hàng chục ngàn phân tử ozon? Trong khí quyển có một lượng nhỏ khí metan. Hiện tượng gì xảy ra đồng thời với hiện tượng " lỗ thủng ozon "? Giải thích.?
2. Ở 8200C hằng số cân bằng Kp của các phản ứng như sau:
CaCO3 (tt) CaO (tt) + CO2 (k) K1 = 0,2
C gr + CO2(k) 2CO (k) K2 = 2
Cho 1 mol CaCO3 và 1 mol C vào bình chân không dung tích 22,4 lít duy trì ở 8200C.
a. Tính số mol các chất khi cân bằng.
b. Ở thể tích nào của bình thì sự phân hủy CaCO3 là hoàn toàn.
Bài II: (3,5 điểm)
Cho sơ đồ biến đổi sau:
Hãy cho biết công thức các chất A,B,D,E,F,G. Cho
biết A là một oxit kim loại thông dụng, A tan trong
dung dịch NaOH và dung dịch NH3. Viết các phương
trình phản ứng.
(Chỉ được dùng 1 phản ứng cho 1 mũi tên ).

Bài III: ( 4 điểm)
1. Đốt cháy kim loại magiê trong không khí (20%O2, 80%N2) ở nhiệt độ cao. Cho sản phẩm thu được tác dụng với một lượng dư dung dịch axit clohiđric, đun nóng rồi cô dung dịch đến cạn khô. Nung nóng sản phẩm mới này và làm ngưng tụ những chất bay hơi sinh ra trong quá trình nung. Hãy viết các phương trình phản ứng đã xảy ra trong thí nghiệm trên và cho biết có những chất gì trong sản phẩm đã ngưng tụ được.
2. Trong phòng thí nghiệm có các dung dịch bị mất nhãn: AlCl3, NaCl, KOH, Mg(NO3)2, Pb(NO3)2, Zn(NO3)2, AgNO3. Dùng thêm một thuốc thử, hãy nhận biết mỗi dung dịch. Viết các phương trình phản ứng (nếu có).
Bài IV: ( 5 điểm)
1. Một dung dịch chứa 4 ion của hai muối vô cơ trong đó có ion SO42- khi tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(OH)2 đun nóng cho khí X, kết tủa Y và dung dịch Z. Dung dịch Z sau khi axit hóa bằng HNO3 tạo với AgNO3 kết tủa trắng hóa đen ngoài ánh sáng.
Kết tủa Y đem nung được a gam chất rắn T. Giá trị của a thay đổi tùy theo lượng Ba(OH)2 đem dùng: Nếu vừa đủ, a cực đại; nếu lấy dư a giảm đến cực tiểu. Khi lấy chất rắn T với giá trị cực đại a = 7,204 gam thấy T chỉ phản ứng hết với 60ml dung dịch HCl
1,2M, còn lại cặn bã rắn 5,98 gam. Hãy lập luận để xác định các ion có trong dung dịch.
2. Cho từ từ KMnO4 vào dung dịch chứa đồng thời hai muối KCl 0,01M và KBr 0,01M. Tính pH của dung dịch để 99% KBr bị oxihóa và 1% KCl bị oxihóa.
Cho: E0 = 1,51V ; E0 = 1,359V ; E0 = 1,087V.
Bài V: ( 4 điểm)
1. Đối với phản ứng nung vôi: CaCO3 (r) = CaO (r) + CO2 (k)
biết: CaCO3 CaO CO2
S0298(J.K-1.mol-1) 92,9 38,1 213,7
H0298(KJ.mol-1) -1206,90 -635,10 -393,50
Phản ứng trên có xảy ra ở điều kiện chuẩn không? Trên thực tế người ta tiến hành nung vôi như thế nào?
2. a. Một lít dung dịch chứa 0,2mol Fe2+ và 0,2mol Fe3+. Dung dịch được chỉnh đến pH =1. Xác định thế của dung dịch. Nếu thêm vào dung dịch các ion OH- cho đến khi đạt pH = 5 ( thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể ) thì thế của dung dịch đo được bằng 0,152V. Chất nào đã kết tủa và khối lượng là bao nhiêu? Tính tích số tan Fe(OH)3.
b. Người ta lắp một pin từ một điện cực Pt Fe3+,Fe2+(1) và một điện cực Ag Ag+(2).
Nếu nồng độ của các ion ở điện cực (1) bằng nhau thì nồng độ của Ag+ ở điện cực (2) phải bằng bao nhiêu để sức điện động của pin bằng không? Tính hằng số cân bằng của phản ứng: Fe2+ + Ag+ Fe3+ + Ag (ở 250C).
Biết E0 = 0,771V và E0 = 0,799V

Cho : Fe: 56 ; K: 39 ; N: 14 ; O: 16 ; S: 32 ; H: 1 ; Cu: 64 ; Ba: 137 ; Br: 80
Ca: 40 ; Cl: 35,5 ; C: 12 ; Ag: 108

------------------------------------------------------------------------------------
(Giám thị không giải thích gì thêm.)




















UBND TỈNH THỪA THIÊN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2005-2006
------------------------------ HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: HOÁ HỌC ( vòng 1)
Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)

Bài I: (3,5 điểm) 1. 1điểm ; 2.a. 1,75 điểm b. 0,75 điểm
1. Phản ứng phân hủy ozon là phản ứng dây chuyền theo cơ chế gốc.
Nguyên tử Cl sinh ra ở phản ứng (c) lại tiếp tục tham gia ở phản ứng (b),
quá trình đó được lập đi lập lại hàng chục ngàn lần. Do đó mỗi phân tử
CF2Cl2 có thể phân hủy hàng chục ngàn phân tử ozon(O3). (0,5 điểm)
Trong khí quyển có một lượng nhỏ metan. Đồng thời với hiện tượng
" lỗ thủng ozon " là hiện tượng " mưa axit " do: (0,25điểm)
CH4 (khí quyển )+ Cl HCl + CH3 (0,25điểm)
2. a. K1 = P = 0,2 atm (0,25điểm)
K2 = P = 0,632 atm. (0,25điểm)
Gọi x,y là số mol CaCO3 và CO2 đã phản ứng. Từ đó suyra số mol các chất
ở trạng thái cân bằng là: CaCO3 CaO CO2 C CO
1 - x x x - y 1 - y 2y (0,25điểm)
x - y = 0,05 mol CO2; 2y = 0,158 mol CO (0,25điểm)
n = 0,129 mol ; n = 0,871mol ; n = 0,921 mol (0,75điểm)
b. Sự phân hủy hoàn toàn thì x = 1
n = (1- y) mol và n =2y (mol).Áp suất CO2 và CO không đổi.
nên:
(0,75 điểm)
Bài II: ( 3,5 điểm ) 14 x 0,25 = 3,5 điểm
Oxit kim loại thông dụng tan trong NaOH, dung dịch NH3 là ZnO. (0,25điểm)
ZnO + CO Zn + CO2 (0,25điểm)
Zn + S ZnS (0,25điểm)
ZnS + 3/2O2 ZnO + SO2 (0,25điểm)
ZnO + 2HNO3 Zn(NO3)2 + H2O (0,25điểm)
Zn(NO3)2 ZnO + 2NO2 + 1/2O2 (0,25điểm)
Zn(NO3)2 + H2SO4 đ ZnSO4 + 2HNO3 (0,25điểm)
ZnSO4 + Ba(NO3)2 BaSO4 + Zn(NO3)2 (0,25điểm)
ZnO + H2SO4 ZnSO4 + H2O (0,25điểm)

ZnSO4 ZnO + SO2 + 1/2O2 (0,25điểm) ZnSO4 + 4NH3 Zn(NH3)42+ + SO42- (0,25điểm)
Zn(NH3)42+ SO42-+ 2H2SO4 ZnSO4 + 2(NH4)2SO4 (0,25điểm)
2H2SO4 + 4NH3
Zn(NH3)42+ + 2OH- ZnO + 4NH3 + H2O (0,25điểm)
ZnO + 4NH3 + H2O Zn(NH3)42+ + 2OH- (0,25điểm)
Bài III: ( 4 điểm ) 1. 1,75điểm ; 2. 2,25điểm
1. 2Mg + O2 2MgO (0,25điểm)
3Mg + N2 Mg3N2 (0,25điểm)
MgO + 2HCl MgCl2 + H2O (0,25điểm)
Mg3N2 + 8HCl 3MgCl2 + 2NH4Cl (0,25điểm)
MgCl2.6H2O MgO + 2HCl + 5H2O (0,25điểm)
NH4Cl NH3 + HCl NH4Cl (0,25điểm)
Sản phẩm được ngưng tụ: NH4Cl ; H2O ; HCl. (0,25điểm)
2. Có thể dùng thêm phenolphtalein nhận biết các dung dịch .
* Lần lượt nhỏ vài giọt phenolphtalein vào các mẫu thử:
- Mẫu nào xuất hiện màu hồng ( đỏ tía). Mẫu đó chứa dung dịch KOH. (0,25điểm)
* Lần lượt cho dung dịch KOH vừa xác định vào các mẫu còn lại:
- Mẫu có kết tủa màu nâu. Mẫu đó chứa dung dịch AgNO3
Ag+ +OH- AgOH ( hoặc 2Ag+ +2OH- Ag2O + H2O ) (0,25điểm)
- Mẫu có kết tủa trắng không tan. Mẫu đó chứa dung dịch Mg(NO3)2.
Mg2+ +2OH- Mg(OH)2 (0,25điểm)
- Mẫu có kết tủa trắng tan. Các mẫu đó chứa các dung dịch AlCl3,
Pb(NO3)2, Zn(NO3)2. (0,5điểm)
Al3+ +3OH- Al(OH)3 ; Al(OH)3 + OH- AlO2- +2H2O
Pb2+ +2OH- Pb(OH)2 ; Pb(OH)2 +2OH- PbO22-+2H2O
Zn2+ +2OH- Zn(OH)2 ; Zn(OH)2 +2OH- ZnO22-+2H2O
- Mẫu không có hiện tượng gì. Mẫu đó chứa các dung dịch NaCl. (0,25điểm)
* Cho dd AgNO3 vừa xác định vào các mẫu AlCl3, Pb(NO3)2, Zn(NO3)2.
- Mẫu có kết tủa trắng. Mẫu đó chứa dung dịch AlCl3.
Ag+ + Cl- AgCl (0,25điểm)
* Cho dd NaCl vừa xác định vào các mẫu Pb(NO3)2, Zn(NO3)2.
- Mẫu có kết tủa trắng. Mẫu đó chứa dung dịch Pb(NO3)2.
Pb2+ + 2Cl- PbCl2 (0,25điểm)
- Mẫu còn lại là dung dịch Zn(NO3)2. (0,25điểm)
Bài IV: (5 điểm) 1. 2,5 điểm ; 2. 2,5 điểm
1.
* Cho dung dịch chứa 4 ion tác dụng với Ba(OH)2 có khí thoát ra.
Chứng tỏ trong dung dịch có chứa ion NH4+ Khí (X): NH3
2NH4+ + Ba(OH)2 = 2NH3 + H2O ; Ba2+ + SO42- = BaSO4 (0,25điểm)
* (Z) đem axit hóa tạo với AgNO3 kết tủa hóa đen ngoài ánh sáng, kết
tủa đó là AgCl. Chứng tỏ trong dung dịch có chứa ion Cl-.
Cl- + AgNO3 = AgCl + NO3- ; 2AgCl = 2Ag + Cl2 (0,25điểm)
* (Y) cực đại khi Ba(OH)2 đủ, (Y) cực tiểu khi Ba(OH)2 dư. Chứng tỏ
trong dung dịch phải có chứa ion kim loại tạo hydroxit lưỡng tính. Với (Y)
cực đại đem nung chỉ có hydroxit lưỡng tính bị nhiệt phân. (0,25điểm)
Mn+ + nOH- = M(OH)n (1)
2M(OH)n = M2On + nH2O (2) (0,75điểm)
M2On + 2nHCl = 2MCln + nH2O (3)
Từ (3): n = mol (0,75điểm)
M = = 34n 2M + 16n = 34n M = 9n
Nếu n = 2 M = 18 ( loại )
Nếu n = 3 M = 27 (Al). Chứng tỏ trong dung dịch có chứa ion Al3+.
Vậy 4 ion trong dung dịch là: NH4+, Al3+, Cl-, SO42-. (0,25điểm)
2.Phản ứng: 2MnO4- + 10X- + 16H+ 2Mn2+ +5X2 + 8H2O (1) (0,25điểm)
Sau phản ứng nồng độ các chất:
Br- = = 10-4M ; Br2 = = 4,95.10-3M (0,5điểm)
Cl- = = 0,99.10-2M Cl2 = = 5.10-5M
ở điều kiện chuẩn: MnO4- + 8H+ +5e = Mn2+ + 4H2O E0 = 1,507V
Đặt E01= E ; E02 =E ; E03 =E

Phương trình Nernst: E = E0 + lg
( đk chuẩn : MnO4- = Mn2+ = 1)
E1 = E01 + lg H+ = E01 - 0,094 pH (0,5điểm)
* Nếu X- là Br- : E2 = E02 + lg
= 1,087 + lg = 1,25V
Khi phản ứng đạt đến cân bằng G = 0 , tức là E1- E2 = 0
E01 - 0,094 pH1 - E2 = 0 pH1 = = 2,77 (0,5điểm)
* Nếu X- là Cl- : E3 = E03 + lg

= 1,359 + lg = 1,37V
E1- E3 = 0 E01 - 0,094 pH2 - E3 = 0 pH2 = = 1,49 (0,5điểm)
Vậy để oxihóa 99% Br- và 1% Cl- thì pH nằm trong khoảng:
1,49 < pH < 2,77 (0,25điểm)
Bài V: (4 điểm ) 1. 1,25điểm ; 2.a. 1,25điểm, b. 1,5điểm
1. S0 = 38,1 + 213,7 - 92,9 = 158,9J.K-1
H0 = -635,10 - 393,50 - (- 1206,90) = 178,30 KJ.
G0= H0 - T S0 = 178,30 - 298 x 158,9.10-3 = 130,90 KJ
* G0 > 0, phản ứng nung vôi ở 250C dưới áp suất 1atm là không xảy ra. (0,75điểm)
* Để phản ứng xảy ra:
G0 = H0 - T S0 < 0 T > = 11220K ( hay 8490C )
Trong thực tế người ta tiến hành nung vôi ở khoảng 10000C ( tách CO2
khỏi hệ phản ứng). (0,5điểm)
2. a. Thế của điện cực Fe3+/Fe2+:
E1 = E01 + lg = E01 = 0,771V ( Fe3+ = Fe2+ ) (0,25điểm)
* Khi pH =5, thế dung dịch giảm xuống tới 0,152V, điều này có nghĩa là
ion Fe3+ đã bắt đầu giảm trong phản ứng:
Fe3+ +3OH- = Fe(OH)3
Khi đó: E = 0,771 + 0,059lg Fe3+ 10-11 << Fe3+ bđ (0,25điểm)
Vậy Fe(OH)3 đã kết tủa hoàn toàn. m = 0,2.107 = 21,4gam (0,5điểm)
T = Fe3+ OH- 3 = 10-11.(10-9)3 = 10-38 (0,25điểm)
b.Thế của điện cực Fe3+/Fe2+: E1 = 0,771V ( Fe3+ = Fe2+ )
Thế của điện cực Ag :
E2 = E02 + lg Ag+
Khi sức điện động của pin đã cho đạt đến giá trị bằng 0, nghĩa là E1=E2
0,771 = 0,799 + 0,059lg Ag+ Ag+ = 0,3353M (0,75điểm)
* Ở 250C hằng số cân bằng của phản ứng: Fe2++ Ag+ Fe3+ +Ag
Được xác định theo thế điện cực là:
E01+0,059lg = E02+0,059lg Ag+ (1) ; mặt khác: K =
Từ (1) ta suy ra: lg = lgK = = 0,4746
Vậy K = 10 = 2,983. (0,75điểm)
Chú ý: * - Thiếu cân bằng hoặc thiếu điều kiện trừ ½ điểm của 1 phương trình.
- Thí sinh có thể giải theo hướng khác nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa.

nmp
10-11-2007, 08:39 PM
KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/4
LẦN THỨ XIII TẠI THÀNH PHỐ HUẾ

ĐỀ THI MÔN HÓA 11
Thời gian làm bài 180 phút
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Chú ý: Mỗi câu hỏi thí sinh làm trên 01 tờ giấy riêng biệt

Câu I (4 đ)
I.1(1,5đ) Đối với phản ứng : A B
Các hằng số tốc độ k1 = 300 giây -1 ; k2 = 100 giây -1 . Ở thời điểm t = 0 chỉ có chất A và không có chất B . Hỏi trong bao lâu thì một nửa lượng ban đầu chất A biến thành chất B?
I.2(1,5ñ) Cho 2 caëp oxi hoaù khöû : Cu2+/ Cu+
I2/ 2I-
2.1. Vieát caùc phương trình phaûn öùng oxi hoaù khöû vaø phöông trình Nernst töông öùng. Ở điều
kiện chuaån coù thể xaûy ra söï oxi hoaù I- baèng ion Cu2+ ?
2.2. Khi ñoå dung dòch KI vaøo dung dòch Cu2+ thaáy coù phaûn öùng
Cu2+ + 2I- CuI + I2
Haõy xaùc ñònh haèng soá caân baèng cuûa phaûn öùng treân . Bieát tích soá tan T cuûa CuI laø 10-12
I.3(1đ) So sánh và giải thích ngắn gọn độ phân cực (momen lưỡng cực) của các chất sau: NF3, BF3.
Câu II (4đ)
II.1(1,5đ) Viết phương trình phản ứng và xác định thành phần giới hạn của hỗn hợp khi trộn H2SO4 C1M với Na3PO4 C2M trong trường hợp sau: 2C1 > C2 > C1
II.2(0,5đ) Tính pH của dung dịch H3PO4 0,1M
II.3(1đ) Cần cho vào 100ml dung dịch H3PO4 0,1M bao nhiêu gam NaOH để thu được dung dịch có pH= 4,72.
Cho: H2SO4 : pKa2 = 2 ; H3PO4 : pKa1 = 2,23 , pKa2 = 7,21 , pKa3 = 12,32
II.4(1đ)Cho biết chiều hướng của phản ứng oxi hóa - khử:
2FeF3 + 2I- 2Fe2+ + I2 + 6F-
Biết : EoFe3+/Fe2+ = 0,77V EoI2/2I- = 0,54V
Quá trình : Fe+3 + 3F- D FeF3 b = 1012,06 (Bỏ qua quá trình tạo phức hiđroxo của Fe3+, Fe2+)
Câu III (4đ)
III.1(2đ) Khi hòa tan SO2 vào nước có các cân bằng sau :
SO2 + H2O D H2SO3 (1)
H2SO3 D H+ + HSO3- (2)
HSO3- D H+ + SO32- (3)
Hãy cho biết nồng độ cân bằng của SO2 thay đổi thế nào ở mỗi trường hợp sau (có giải thích).
1.1 Đun nóng dung dịch
1.2 Thêm dung dịch HCl
1.3 Thêm dung dịch NaOH
1.4 Thêm dung dịch KMnO4
III.2(2đ) Cho m1 gam hỗn hợp gồm Mg, Al vào m2 gam dung dịch HNO3 24%. Sau khi các kim loại tan hết có 8,96 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X gồm NO, N2O, N2 bay ra (ở đktc) và dung dịch A. Thêm một lượng vừa đủ O2 vào X, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y từ từ qua dung dịch NaOH dư có 4,48 lít hỗn hợp khí Z đi ra (ở đktc). Tỷ khối của Z đối với H2 bằng 20. Nếu cho dung dịch NaOH vào A để được lượng kết tủa lớn nhất thu được 62,2 gam kết tủa.
Tính m1, m2. Biết lượng HNO3 lấy dư 20% so với lượng cần thiết.
Cho Mg = 24; Al = 27; N = 14; Na = 23; O =16; H = 1.

Câu IV (4đ)
IV.1(1,5đ) Hôïp chaát höõu cô X coù caáu taïo khoâng voøng, coù coâng thöùc phaân töû C4H7Cl vaø coù caáu hình E. Cho X taùc duïng vôùi dung dòch NaOH trong ñieàu kieän ñun noùng thu ñöôïc hoãn hôïp saûn phaåm beàn coù cuøng coâng thöùc C4H8O . Xaùc ñònh caáu truùc coù theå có cuûa X.
IV.2 (1đ) Cho buten – 2 vaøo dd goàm HBr , C2H5OH hoaø tan trong nöôùc thu ñöôïc caùc chaát höõu cô gì ? Trình baøy cô cheá phaûn öùng taïo thaønh caùc chaát treân .
IV.3(1,5đ) Phân tích 1 terpen A có trong tinh dầu chanh thu được kết quả sau: C chiếm 88,235% về khối lượng, khối lượng phân tử của A là 136 (đvC)
A có khả năng làm mất màu dd Br2 , tác dụng với Br2 theo tỉ lệ mol 1:2, không tác dụng với AgNO3/NH3. Ozon phân hoàn toàn A tạo ra 2 sản phẩm hữu cơ : anđehitfomic và 3-axetyl-6-on heptanal. Xác định công thức cấu tạo của A. Xác định số đồng phân lập thể (nếu có).
Cho C = 12; H = 1.

Câu V (4đ)
V.1(2đ) Từ các chất ban đầu có số nguyên tử cacbon ≤ 3, viết các phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện nếu có) điều chế: Axit xiclobutancacboxylic và Xiclopentanon .
V.2(2đ)
Từ dẫn xuất halogen có thể điều chế được axit cacboxylic theo sơ đồ sau :
RX RMgX R-COOMgX R-COOH
Dựa theo sơ đồ trên từ metan hãy viết phương trình phản ứng điều chế:Axit metyl malonic


...............................Hết.............. ..................

ĐÁP ÁN

Câu 1(4 đ) : I.1. A B t = 0 a 0 t Áp dụng công thức đã cho : Ở đây nồng độ lúc cân bằng xe được xác định thông qua hằng số cân bằng K : Sau khi biến đổi ta được : và Cuối cùng Vì Nên Vì K = k1 / k2 Nên I.2 2.1. Xeùt 2 caëp oxi hoaù khöû : Cu2+ + e Cu+ I2 + 2e 2I- : Khoâng theå coù phaûn öùng giöõa Cu2+ vaø I- ñöôïc.2.2. Giaû söû ñoå dung dòch KI vaøo dung dòch chöùa Cu2+ vaø moät ít Cu+. Vì CuI raát ít tan neân [Cu+] raát nhoû, do ñoù E1 coù theå lôùn hôn E2. Nhö vaäy ta coù : Cu2+ + e Cu+ I- + Cu+ CuI I2 + e I-Phaûn öùng oxi hoaù khöû toång quaùt laø : Cu2+ + 2I- CuI + I2 (1)Luùc caân baèng ta coù: = 0,62 – 0,15 Nhö vaäy vôùi K raát lôùn, phaûn öùng (1) xaûy ra hoaøn toaøn. I.3. 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,5đ 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5



Câu 2 (4 đ):
II.1
2C1 > C2 > C1 H+ + PO43- D HPO42-
C1 C2
/ C2 – C1 C1 0,25đ

+ D + K1 = 1010,32
C1 C2 – C1 C1
2C1 – C2 / C2 – C1 C2 0,25đ

+ D + K2 = 105,26
2C1 – C2 C2 C2 - C1
/ 2(C2 – C1) C1 2C1 – C2 0,5đ

Vậy TPGH : : 2(C2 – C1) ; : 2C1 – C2 ; : C1 ; Na+ : 3C1 0,5đ
II.2. H3PO4 H+ + H2PO4- (1) K1 = 10-2,23
H2PO4- H+ + HPO42- (2) K2 = 10-7,21
HPO42- H+ + PO43- (3) K3 = 10-12,32
H2O H+ + OH- (4) Kw
K3 << K2 << K1 Þ chủ yếu xảy ra cân bằng (1)
H3PO4 H+ + H2PO4- K1 = 10-2,23
C(M) 0,1
[ ](M) 0,1 – x x x
x2(0,1 - x) = 10-2,23 Þ x2 + 10-2,23 x – 10-3,23 = 0
Þ x = 0,0215 (M)
Þ pH = 1,66 0,5đ

II.3. NaOH + H3PO4 = NaH2PO4 + H2O
NaOH + NaH2PO4 = Na2HPO4 + H2O
NaOH + Na2HPO4 = Na3PO4 + H2O
Trung hòa nấc 1:
pH1 = pK1 + pK2 2 = 2.23 + 7.212 = 4,72 0,5đ
Þ trong dung dịch thu được có pH = 4,72 chỉ chứa NaH2PO4.
nH3PO4 = 0,1 x 0,1 = 0,01 (mol)
Þ nNaOH = 0,01 (mol)
mNaOH = 0,01 x 40 = 0,4(g) 0,5đ
II.4. Ta có các quá trình :
FeF3 D Fe3+ + 3F- b-1 = 10-12,06
Fe3+ +1e D Fe3+ K1 = 10E1/ 0,059
FeF3 +1e D Fe2+ + 3F- (1) K2 = 10-12,06 + 0,77/ 0,059 = 10 0,99 0,25đ
Mặt khác : I2 + 2e D 2I- (2) K3 = 10 (0,54/ 0,059)2 = 1018,3051 0,25đ
Tổ hợp (1) và (2): 2FeF3 + 2I- D 2Fe2+ + I2 + 6F- Với K = K22.K3-1 = 10-17,325 0,25đ
* Kết luận : K quá bé nên phản ứng không thể xảy ra theo chiều thuận, mà chỉ xảy ra theo chiều nghịch. 0,25đ
.
Câu 3( 4 đ)
III.1. SO2 + H2O D H2SO3 (1) H2SO3 D H+ + HSO3- (2) HSO3- D H+ + SO32- (3)
1.1. Khi đun nóng khí SO2 thoát ra nên nồng độ SO2 tan giảm 0,25
1.2. Thêm dung dịch HCl : Kết hợp cân bằng (1) và (2) cho thấy nồng độ cân bằng SO2 tăng 0,25
1.3. Thêm dung dịch NaOH có phản ứng
NaOH + SO2 NaHSO3 Hay 2NaOH + SO2 Na 2SO3 + H2O 0,25
Vậy nồng độ cân bằng SO2 giảm 0,5
1.4. Thêm dung dịch KMnO4 : có phản ứng oxi hóa khử sau :
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4 Nên nồng độ cân bằng SO2 giảm 0,250,5
III.2.
Số mol của hỗn hợp X: nX = 8,96/22,4 = 0,4 mol
Khi cho O2 vào hỗn hợp X có : 2NO + O2 = 2NO2
Þ nX = ny
2NO2 + 2NaOH = NaNO3 + NaNO2 + H2O
→ nz=nN O +nN = 44,8/22,4 = 0,2 mol → nNO = 0,2
MZ= 2.20 = 40 =
→ nN O = 0,15 mol ; nN = 0,05 mol 0,5đ
Khi kim loại phản ứng ta có quá trình nhường e:
Mg –2e = Mg2
x mol ne (mất) = (2x + 3y) mol 0,25đ
Al – 3e = Al3+
y mol
Khi HNO3 phản ứng ta có quá trình nhận e :
N+5 + 3e =N+2(NO)
0,2 mol 0,2 mol
2N+5+ 8e = 2 N+ (N2O) ne(nhận) = 0,2.3+0,15.8+0,05.10 = 2,3 mol 0,25đ
0,3 0,15mol
2N+5 +10e = N2
0,1 0,05 mol

Mg2+ + 2OH- =Mg(OH)2↓
x mol
Al3+ + 3OH- = Al(OH)3 ↓
y mol
Ta có hệ PT : 2x +3y = 2,3
58x + 78y = 62,2 0,25đ
→ x = 0,4mol ; y = 0,5mol
→ m1 = 23,1 g 0,25đ
Và số mol HNO3 tham gia phản ứng là:
n HNO = nN tạo khí+ nN tạo muối = 0,6 + 2,3 = 2,9 mol
(nN tạo muối = ne trao đổi )
Vậy: m2 = g 0,5đ

Câu 4:
IV.1. ÖÙng vôùi caáu hình E thì C4H7Cl coù 3 caáu truùc
CH3 CH3 C2H5 H CH3 H
C = C C = C 1,5đ
H Cl H Cl H CH2Cl
(1) (2) (3)
X + dung dịch NaOH , t0c thu được hổn hợp sản phẩm bền
Vậy cấu trúc của X là : H3C H
C = C
H CH2Cl
IV.2. CH3CH = CHCH3 + H+ 0,25đ
CH3CH2CHBrCH3 0,25đ


0,25đ



H 0,25đ
IV.3. Xác định công thức cấu tạo của A. Xác định số đồng phân lập thể (nếu có)
Đặt A: CxHy
x : y = (88,235:12) : 11,765 = 10 : 16 Þ CT thực nghiệm (C10H16)n
MA = 136 Þ CTPT A : C10H16 (số lk p + số vòng = 3) 0,5đ
A tác dụng Br2 theo tỉ lệ mol 1:2 Þ A có 2 liên kết p và 1 vòng
A không tác dụng với AgNO3/NH3 Þ A không có nối ba đầu mạch
Ozon phân hoàn toàn A tạo ra 2 sản phẩm hữu cơ : anđehitfomic và 3-axetyl-6-on heptanal


Þ CTCT A:
0,5đ
A có 1 C* nên số đồng phân lập thể là 2 0,5đ

Câu 5 :

V.1.
0,5 0,5 0,5 0,5
Thí sinh có thể điều chế theo cách khác , vẫn cho điểm tối đa
V.2.
2CH4 C2H2 + 3H2 0,25
C2H2 + 2 HCl CH3-CHCl2 0,25
CH3-CHCl2 + 2Mg CH3-CH(MgCl)2 0,5
CH3-CH(MgCl)2 + 2CO2 CH3-CH(COOMgCl)2 0,5
CH3-CH(COOMgCl)2 + 2HCl CH3-CH(COOH)2 + 2MgCl2 0,5

nmp
10-12-2007, 12:13 PM
KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/4
LẦN THỨ XIII TẠI THÀNH PHỐ HUẾ

ĐỀ THI MÔN HÓA 10
Thời gian làm bài 180 phút
ĐỀ CHÍNH THỨC


Chú ý: Mỗi câu hỏi thí sinh làm trên 01 tờ giấy riêng biệt

Câu I :
I.1 X thuộc chu kỳ 4, Y thuộc chu kỳ 2 của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Ii là năng lượng ion hoá thứ i của một nguyên tử. Thực nghiệm cho biết tỉ số Ik+1/ Ik của X và Y như sau:


X 1,94 4,31 1,31 1,26 1,30
Y 2,17 1,96 1,35 6,08 1,25

Lập luận để xác định X và Y.
I.2 Phân tử CuCl kết tinh dưới dạng lập phương mặt tâm.
2.1 Hãy biểu diễn ô mạng cơ sở của tinh thể này.
2.2 Tính số ion Cu+ và Cl- rồi suy ra số phân tử CuCl chứa trong ô mạng cơ sở.
2.3 Xác định bán kính ion của Cu+.
Cho dCuCl = 4,316 g/cm3; r Cl-= 1,84Ao; Cu = 63,5; Cl = 35,5. Biết N= 6,023.1023.
I.3 Urani phân rã phóng xạ thành radi theo chuỗi sau :
Th Pa U Th Ra
Viết đầy đủ các phản ứng của chuỗi trên.

Câu II:
II.1
Trong bình chân không dung tích 500cm3 chứa m gam HgO rắn. Đun nóng bình đến 5000C xảy ra phản ứng:
2HgO(r) D 2Hg(k) + O2(k)
Áp suất khi cân bằng là 4 atm
1.1 Tính KP của phản ứng
1.2 Tính khối lượng nhỏ nhất của thuỷ ngân oxit cần lấy để tiến hành thí nghiệm này.
Cho Hg = 200.
II.2 Đốt cháy etan ( C2H6 ) thu sản phẩm là khí CO2 và H2O ( lỏng ) ở 25°C.
2.1 Viết phương trình nhiệt hoá học của phản ứng xảy ra. Hãy xác định nhiệt hình thành etan và năng lượng liên kết C=O. Biết khi đốt cháy 1 mol etan toả ra lượng nhiệt là 1560,5KJ. Và :



∆Hht ( KJ.mol-1) Liên kết Năng lượng liên kết ( KJ.mol-1 )
CO2 -393,5 C–C 347
H2O (l) -285,8 H–C 413
O2 0 H–O 464
O=O 495

2.2 Phản ứng có ∆G° = -1467,5 ( KJ.mol-1). Hãy tính độ biến thiên entropi của phản ứng đã cho theo đơn vị J.mol-1.K-1.
Câu III:
III.1 Thêm 1 ml dung dịch 0,10 M vào 1ml dung dịch 0,01 M và 1M. Có màu đỏ của phức hay không? Biết rằng màu chỉ xuất hiện khi và dung dịch được axit hóa đủ để sự tạo phức hidroxo của Fe (III) xảy ra không đáng kể. Cho ; ( là hằng số bền).
III.2 Đánh giá thành phần cân bằng trong hỗn hợp gồm 1,0.10-3 M; 1,0 M và Cu bột. Cho ; ;
(ở 250C)

Câu IV:
IV.1 Biết thế oxi hóa khử tiêu chuẩn:
E0 Cu2+/Cu+ = +0,16 V E0 Fe3+/Fe2+ = +0,77 V E0 Ag+/Ag = +0,8 V
E0 Cu+/Cu = +0,52 V E0 Fe2+/Fe = -0,44 V E0 I2/2I- = +0,54 V
Hãy cho biết hiện tượng gì xảy ra trong các trường hợp sau:
1.1 Cho bột sắt vào dung dịch sắt (III) sunfat
1.2 Cho bột đồng vào dung dịch đồng (II) sunfat
1.3 Cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch sắt (II) nitrat
1.4 Cho dung dịch sắt (III) nitrat vào dung dịch kali iotua
IV.2 Hoà tan 7,82 gam XNO3 vào nước thu được dung dịch A. Điện phân dung dịch A với điện cực trơ
- Nếu thời gian điện phân là t giây thì thu được kim loại tại catot và 0,1792 lít khí (đktc) tại anot
- Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì thu được 0,56 lít khí (đktc)
Xác định X và tính thời gian t biết I = 1,93 A.
Câu V:
V.1 Đốt cháy hoàn toàn 4,4g sunfua của kim loại M (công thức MS) trong oxi dư. Chất rắn sau phản ứng đem hoà tan trong 1 lượng vừa đủ dung dịch HNO3 37,8% thấy nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch thu được là 41,72%. Khi làm lạnh dung dịch này thì thoát ra 8,08g muối rắn. Lọc tách muối rắn thấy nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch là 34,7%. Xác định công thức muối rắn.
V.2 Viết các phương trình phản ứng xảy ra:
2.1 Ion I- trong KI bị oxi hoá thành I2 bởi FeCl3, O3; còn I2 oxi hoá được Na2S2O3.
2.2 Ion Br- bị oxi hoá bởi H2SO4đặc, BrO3-(môi trường axit); còn Br2 lại oxi hoá được P thành axit tương ứng.
2.3 H2O2 bị khử NaCrO2(trong môi trường bazơ) và bị oxi hoá trong dung dịch KMnO4(trong môi trường axit).
Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn.
---------- Hết ----------

ĐÁP ÁN

Đáp án câu 1:
Đối với X, từ I2 lên I3 tăng đột ngột, vậy ion X2+ có cấu hình của một khí hiếm do đó :
X là [Ar] 4s2 ( Canxi ) (0,5 đ)
Đối với Y, từ I4 lên I5 tăng đột ngột, vậy ion Y4+ có cấu hình của một khí hiếm do đó:
Y là [He] 2s22p2 ( Cacbon) (0,5 đ)

I.2 Phân tử CuCl kết tinh dưới dạng lập phương mặt tâm.
2.1 Hãy biểu diễn ô mạng cơ sở của tinh thể này.
2.2 Tính số ion Cu+ và Cl- rồi suy ra số phân tử CuCl chứa trong ô mạng cơ sở.
2.3 Xác định bán kính ion của Cu+.
Cho dCuCl = 4,316 g/cm3; r Cl-= 1,84Ao; Cu = 63,5; Cl = 35,5. Biết N= 6,023.1023.
Giải:
I.2.1. (0,5 đ)


2.2 (0,75 đ) Vì lập phương mặt tâm nên
Cl- ở 8 đỉnh: ion Cl-
6 mặt: ion Cl-
Cu+ ở giữa 12 cạnh : ion Cu+
ở t âm : 1x1=1 ion Cu+
Vậy số phân tử trong mạng cơ sở là 4Cu+ + 4Cl- = 4CuCl
2.3 (0,50 đ) với V=a3 ( N: số phân tử, a là cạnh hình lập phương)
(0,25 đ)

Mặt khác theo hình vẽ ta có a= 2r+ + 2r-
(0,25 đ)

I.3.
+ 0,25
+ 0,25
+ 0,25
+ 0,25
+ 0,25

Đáp án câu 2:
1.1 (1 đ) 2HgO (r) D 2Hg(k) + O2(k)
[ ]0 a mol 0 0
[ ]cb a – 2x 2x x

1.2 (1 đ) . Số mol Hg nhỏ nhất khi a = 2x. Từ công thức

II.2. Đốt cháy etan ( C2H6 ) thu sản phẩm là khí CO2 và H2O ( lỏng ) ở 25°C.
2.1 Viết phương trình nhiệt hoá học của phản ứng xảy ra. Hãy xác định nhiệt hình thành etan và năng lượng liên kết C=O. Biết khi đốt cháy 1 mol etan toả ra lượng nhiệt là 1560,5KJ. Và :

∆Hht ( KJ.mol-1) Liên kết Năng lượng liên kết ( KJ.mol-1 )
CO2 -393,5 C–C 347
H2O -285,8 H–C 413
O2 0 H–O 464
O=O 495
2.2 Phản ứng có ∆G° = -1467,5 ( KJ.mol-1). Hãy tính độ biến thiên entropi của phản ứng đã cho theo đơn vị J.mol-1.K-1.
Giải:
2.1. C2H6 + O2 2CO2 + 3H2O ∆H = - 1560,5 KJ ( 2C2H6 + 7O2 4CO2 + 6H2O ∆H = - 3121 KJ ) 0,5
∆Hpư = 4 ∆HhtCO2 + 6 ∆HhtH2O - 7∆HhtO2 - 2 ∆HhtC2H6 è ∆HhtC2H6 = = - 83,9 ( KJ.mol-1) 0,5
∆Hpư = 2 EC – C + 12 EC – H + 7EO=O - 8 EC = O - 12 EH – O è EC = O = = 833( KJ.mol-1) 0,5
2.2 DG° = DH° - TDS°èDS° = = - 0,312 (kJ.mol-1K-1) = -312 J.mol-1.K-1 0,5

Đáp án câu 3:
III.1. Ta có: << rất lớn.
Vì vậy trong dung dịch, Fe3+ tác dụng hết với F- tạo ra phức .

Ban đầu 0,01 1
Sau phản ứng __ 0,97 0,01 0.5đ
Sau khi trộn với : = 5.10-3M; = 0,485M;
FeF3 D Fe3+ + 3F - 10-13,10
Fe3+ + SCN- D FeSCN2+ 10+3,03

FeF3 + SCN- D FeSCN2+ + 3F- K = 10-10,07 0,5 đ
C 5.10-3 5.10-2 0,485
[ ] (5.10-3-x) (5.10-2-x) x 0,485+3x

0.5đ
Với x << 5.10-3 ta được : 0,5 đ Vậy màu đỏ của phức không xuất hiện, nghĩa là F- đã che hoàn toàn Fe3+
III.2. Các quá trình xảy ra:
- Tạo phức ( )
Ag+ + 2NH3 D Ag(NH3)2+
1,0.10-3 1,0
__ 1,0-2,0.10-3 1,0.10-3 0.5đ
- Khử bởi Cu:
2x Ag(NH3)2+ D Ag+ + 2NH3 (1)
2Ag+ + Cu D 2Ag + Cu2+ (2)
- Tạo phức của Cu2+ với ( )
Cu2+ + 4NH3 D Cu(NH3)42+ (3)

Tổ hợp (1)(2) và (3):
2Ag(NH3)2+ + Cu D 2Ag + Cu(NH3)42+ ; = 1013,16 0,5 đ
1,0.10-3
----- 5,0.10-4
TPGH: : 5,0.10-4M ;
Cân bằng Cu(NH3)42+ + 2Ag D 2Ag(NH3)2+ + Cu 10 - 13,16
C 5,0.10-4
[ ] 5,0.10-4-x 2x

x = 5.10 - 4 " 2x = 0,5 đ
Vậy:
0.5đ
Mặc dù Ag+ tồn tại dưới dạng phức nhưng vẫn bị Cu khử hoàn toàn.

Đáp án câu 4:
IV.1.
1.1. Vì E0 Fe3+/Fe2+ = +0,77 V > E0 Fe2+/Fe = -0,44 V
Tính oxi hóa: Fe3+ mạnh hơn Fe2+
Tính khử: Fe mạnh hơn Fe2+
Phản ứng xảy ra
Dung dịch màu vàng chuyển sang lục nhạt (0.5đ)
1.2. Vì E0 Cu+/Cu = +0,52 V > E0 Cu2+/Cu+ = +0,16 V
Tính oxi hóa: Cu+ mạnh hơn Cu2+
Tính khử: Cu+ mạnh hơn Cu
Phản ứng xảy ra
Do đó phản ứng nghịch không xảy ra nghĩa là cho bột đồng vào dung dịch CuSO4 không có hiện tượng gì (0.5đ)
1.3.Vì E0 Ag+/Ag = +0,8 V > E0 Fe3+/Fe2+ = +0,77
Tính oxi hóa: Ag+ mạnh hơn Fe3+
Tính khử: Fe2+ mạnh hơn Ag
Phản ứng xảy ra
Dung dịch màu lục nhạt chuyển sang màu vàng (0.5đ)
1.4. Vì E0 Fe3+/Fe2+ = +0,77 V > E0 I2/2I- = +0,54 V
Tính oxi hóa: Fe3+ mạnh hơn I2
Tính khử: I- mạnh hơn Fe2+
Phản ứng xảy ra
Dung dịch không màu chuyển sang màu nâu (0.5đ)
IV.2
Điện phân dung dịch A: (2đ)

Ở anot : H2O – 2e 2H+ + ½ O2
Ở catot : X+ + 1e X
Ứng với 2t giây, số mol O2 = 2 x 0,1792/22,4 = 0,008.2 < 0,56/22,4 = 0,025 mol 0,5 đ
Vậy ở catot có khí H2 thoát ra : 0,025 - 0,016 = 0,009 mol
Chứng tỏ X+ đã bị khử hết
Ở catot : X+ + 1e X
2H2O + 2e 2OH- + H2
Ở anot : H2O – 2e 2H+ + ½ O2 0,5 đ
Theo nguyên tắc cân bằng electron cho nhận ở 2 điện cực:
a + 0,009.2 = 0,008.2.4
(với a là số mol của XNO3)
a = 0,046
Thay a = 0,046 ta được X = 108 (Ag) 0,5 đ
Ứng với thời gian t suy ra số mol electron trao đổi :
0,5 đ
Đáp án câu 5:
Vì O2 dư nên M có hoá trị cao nhất trong oxit
2MS + (2 + n:2)O2 à M2On + 2SO2 (0,25 đ)
a 0,5a
M2On + 2nHNO3 à 2M(NO3)n + n H2O (0,25 đ)
0,5a an a
Khối lượng dung dịch HNO3
m = an ´ 63 ´ 100 : 37,8 = 500an : 3 (g)
Khối lượng dung dịch sau phản ứng
m = aM + 8an + 500an : 3 (g)
Ta có (aM + 62an) : (aM + 524an: 3) = 0,4172
Nên M = 18,65n (0,50 đ)
Chọn n = 3 Suy ra M = 56 (Fe)
Ta có: a(M+32)= 4,4 Suy ra a = 0,05
khối lượng Fe(NO3)3 là
m= 0,05 ´ 242 = 12,1(g)
Khối lượng dung dịch sau khi muối kết tinh :
mdd = aM + 524an: 3 – 8,08 =20,92 (g)
Khối lượng Fe(NO3)3 còn lại trong dung dịch là :
m = 20,92 ´ 34,7 : 100 = 7,25924 (g)
Khối lượng Fe(NO3)3 kết tinh
m = 12,1 - 7,25924 = 4,84 (g) (0,50 đ)
Đặt công thức Fe(NO3)3 . nH2O
Suy ra 4,84:242 ´ (242 + 18n) = 8,08 Suy ra n = 9
CT Fe(NO3)3 . 9H2O (0,50 đ)
V.2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra:
2.1. Ion I- trong KI bị oxi hoá thành I2 bởi FeCl3, O3; còn I2 oxi hoá được Na2S2O3.
2.2. Ion Br- bị oxi hoá bởi H2SO4đặc, BrO3-(môi trường axit); còn Br2 lại oxi hoá được P thành axit tương ứng.
2.3.H2O2 bị khử NaCrO2(trong môi trường bazơ) và bị oxi hoá trong dung dịch KMnO4(trong môi trường axit)
Giải:V. 2 (Mỗi phương trình 0,25 đ)
2.1 2KI + 2FeCl3 Ò 2FeCl2 + 2KCl + I2
2KI + O3 + H2O Ò 2KOH + O2 + I2
I2 + 2Na2S2O3 Ò 2NaI + Na2S4O6
2.2 2Br- + 4H+ + SO42-( đặc) Ò Br2 + SO2 + 2H2O
5Br- + BrO3- + 6H+ Ò 3Br2 + 3H2O
5Br2 + 2P + 8H2O Ò10 HBr + 2H3PO4
2.3 3H2O2 + 2NaCrO2 + 2NaOH Ò 2Na2CrO4 + 4H2O
5H2O2 + 2KMnO4 + 3H2SO4 Ò 2MnSO4 + K2SO4 + 5O2 + 8H2O

boyqt
10-23-2007, 06:00 AM
Ai biết được phương trình điều chế thuốc diệth cỏ DDT, và 2,4,5 -T ko. MÌnh đang cần gấp lắm , cám ơn nhiều nghe.

lemoine
11-03-2007, 03:50 AM
Câu1 : (1 điểm)
Cho biết cấu trúc hình học của các phân tử và ion , xác định lai hóa của các nguyên tử trung tâm đối với các phân tử và ion : NO2 , NO2-;
CO32-;OCN-
( sao gõ công thức hóa khó quá vậy , cho hỏi có bảng công thức hay ko?
:pocolo (
Câu 2:(1 điểm )
Cho biết S là lưu huỳnh. Hãy tìm các chất thích hợp trong sơ đồ biến hóa sau và viết các phương trình hóa học biểu diễn các phản ứng đã xảy ra
S+A = X ( không có dấu mũi tên , tôi thay bằng dấu =
S+B = Y không có cái nào là mũi tên 2 chiều đâu )
Y+A = X+E
X+D = Z
X+D+E = U+V
Y+D+E = U+V
Z+E = U+V
Câu 3:(5 điểm ):
1, cân bằng sau xảy ra trong nước ở 25 độ C
2Cr2+ + Cd2+ = 2Cr3+ + Cd
( phản ứng thuận nghịch)
E0(Cr3+/Cr2+)= -0,41V ; Eo(Cd2+/Cd)= -0,40 V
a, Ở điều kiện tiêu chuẩn phản ứng xảy ra theo chiều nào?
b, Trộn 25 ml dung dịch Cr(NO3)2 0,4 M với 50ml dung dịch Cr(NO3)3 0,02M và 25 ml dung dịch
Cd(NO3)2 0,04 M và bột Cd. Hỏi chiều phản ứng trong điều kiện này?
c, Hãy lập 1 pin (viết sơ đồ , phản ứng điện cực , tính sức điẹn đọng ) để khi pin hoạt động có phản ứng tổng cộng của pin như đã xét ở mục b.
2, Một pin được tạo thành do sự kết hợp của 2 nửa pin gồm một tấm đồng nhúng vào 0,05 lít dung dịch CuSO4 0,1M ( nửa pin số 1) và một tấm đồng khác nhúng vào 0.05 lít dung dịch CuSO4 0.01M (nửa pin số 2 ). Nối mạch trong 2 nửa pin bằng cầu chứa dung dịch muối đã được tẩm gel. Kim loại đồng có dư ở cả 2 nửa pin. E0(Cu2=/Cu)=0,34V
a, Xác định cực của pin , viết phương trình điện cực xảy ra ở mỗi nửa pin và viết phương trình tổng thể của pin
b, Xác định nồng độ mol/l cuối của mỗi dung dịch khi pin ngừng hoạt động
3, so sánh giá trị pH ở 25 độ C của các dung dich sau NaCl , Na2CO3, NaHSO4, NaOH, Ba(OH)2, H2SO4 biết rằng nồng độ mol/l của các dung dịch bằng nhau và đều loãng

Câu 4: ( 3 điểm)
Xét 1 hỗn hợp khí cân bằng do sự nhiệt phân COCl2 ở nhiệt độ T theo phương trình hóa học COCl2=CO+Cl2
Ở nhiệt độ này : Độ phân ly của COCl2 là 0,25 , áp suất tổng cộng là 1 atm , thể tích là V. Người ta thêm vào hỗn hợp này cũng một thể tích đó của Cl2 ở nhiệt độ T , áp suất 1atm rồi nén cho thể tích của hệ trở lại như cũ ( bằng V)
Tính áp suất của hệ khi cân bằng lại được thiết lập ở nhiệt độ T :nhamhiem

Câu 5: ( 2 diểm)
Cho phương trình hóa học biểu diễn phản ứng ở 25 độ C
H2(k) +Cl2(k)=2HCl
phản ứng 1 chiều
1, Xác định entanpi chuẩn ( dt:) H0Pu của phản ứng này biết năng lượng liên kết ow 298 độ K Cl-Cl :243 , H-H:436, H-Cl: 432
2, Cho 3 mol H2 phản ứng hoàn toàn với 5 mol Cl2 , Xác định biến thiên entanpi kèm theo phản ứng trên
3, Cho hỗn hợp khí thu được sau phản ứng đi qua dung dịch Na2CO3 dư ở 25 và 70 độ C. Viết phương trình hóa học biểu diễn phản ứng xảy ra ở mỗi trường hợp
:kinhbu ( Mỏi tay quá ko gõ SIZE nữa đâu
Câu 6: ( 3 điểm)
1, Tại sao nguyên tử của nguyên tố nhóm 1B và 1A đều có 1e ở phân lớp ngoài cùng nhưng hoạt động hóa học của kim loại nóm iB yếu hơn nhiều kim loại nhóm 1A?
2, Cacnon và Silic đều ở nhóm 1A
a, Tại sao C có nhiệt độ nóng chảy rất cao (4000 đọ c) , Si có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn (1410 độ C)
b, CCl4 trung hòa và trơ với nước còn SiCl4 dễ bị thủy phân và có tính axit
c, CO2 là chất khí ở ĐK thường , niệt độ nóng chảy là 217 độ K , còn SiO2 là chất rắn nhiệt độ nóng chảy là 1973K
d, Tinh thể C2H5OH ; Na2CO3 ; Cu ; C ; Si thuộc loại tinh thể gì? Nêu một vài tính chất thông dụng của tinh thể đó :ngu (

Câu 7:(2,5 điểm)_
Cho biết AG0tạo_thành của
Al2O3 -1582 kJ/mol
Fe2O3 -742kJ/mol
HgS -51kJ/mol
a, Tính AG0298 đối với các phản ứng sau
Al2O3(r)=2Al(r)+3/2O2(k)
Fe2O3(r)=2Fe(r)+3/2O2(k) ( phẩn ứng 1 chiều)
HgS(r)=Hg(l)+S(r)
b, có phản ứng nào tự diễn biến ko?
c, Có thể dựa vào các AG0 để dự đoán phương pháp khai thác kim loại từ các quặng trên ko?
d, Sự tăng nhiệt độ có lợi cho các pư trên ko? tại sao?

Câu 8(2,5 điểm)
Cho 1,287 g tinh thể ngậm nước sô đa phẩn ứng với axit clohiddric dư thì tạo ra 100,8 ml một chất khí đo ở ĐKTC
Cho 1 mẩu xôda khác tác dụng với 50ml H2SO4 0,1 M. Sau khi xôda bị phân hủy hết lượng axit dư được trung hòa 50ml đ natrihidrovit 0,1 M
1, Mẩu xôda thứ nhât ngậm bao nhiêu phân tử nước
2, Mẩu xô đa thứ hai có cùng thành phần với mẩu thứ nhất ko
END. :noel1 (

that_love
11-08-2007, 07:39 AM
nhờ các anh em post lên dùm mấy đề thi HSG hóa THCS nha càng nhiều càng tốt có gì vô nick thảo luân nha that_love18 ok! :bachma ( :sep (

HoahocPro
11-13-2007, 05:13 AM
Hi!Ai cần đề thi HSG hóa các cấp thì vào đây nha:
http://onthi.com/?a=TV&tv=DOWN&hdn_category_id=240

Bo_2Q
11-27-2007, 09:19 PM
Mọi người ơi em ko có chút gì đề HSG QG các vòng sau? Bro nào biết ở đâu có cho em link cái :vanxin(
Thanks nhiều :hocbong (

Zero
11-27-2007, 11:13 PM
Cái đó là đề kín, thi xong thu lại. Đề và đáp án chí có các bác trên Bộ biết với nhau
Hình như chú mày mới lớp 10 thì phải, vì thế nên anh khuyên đừng dại đụng vào nó sớm, bỏng đấy. Anh khuyên thành thật

maihoanghac5
11-28-2007, 02:51 AM
chẳng có gì mà phải bỏng cả.cứ xem mà phấn đấu.biết lực mình tới đâu chứ.mà tìm chỗ ôn cho đúng.mình có tài liệu bằng giấy thôi.có khá đầy đủ các năm từ 1995 đến nay hay sao đó.đóng thành tập.có cả đáp án.nếu bạn ở hà nội mình cho mượn mà phô tô

maihoanghac5
11-28-2007, 08:14 AM
ko sao.có chí cầu tiến là tốt mà.anh thích người ham học.anh còn co nhiều tài liệu rất hay.em ở quận nào.học trường nào thế.tốt nhất là add nic của anh đi
hoanghabk88

Cao Thanh Huong
11-29-2007, 02:41 AM
Có cái đề này mọi người xem thử nhé!

Kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 thành phố
Năm học 2007-2008

CâuI:
1. Nồng độ của amoniac trong bình kín ở 25 độ C là 3.03mol/l. Khi đun nóng đến 500 độ C, áp suất trong bình tăng lên 4 lần.
a. Tính mức độ phân hủy NH3 thành nitow và hidro ở nhiệt độ trên.
b. Tính hằng số cân bằng của phản ứng phân hủy amoniac.
2. Có các điện cực:
- Điện cực 1: H2(Pt),P của H2=1atm\CH3COOH 0.01M
- Điện cực 2: Hg/Hg2Cl2/KCl 1M
Cho E0(Hg2+/2Hg)=0.788V; pKs(Hg2Cl2)=17.3;pKa(CH3COOH)=4.76
a. Viết sơ đồ của pin tạo bơi hai điện cực trên và tính sức điện động Epin ở 25 độ C.
b. Viết pt của phản ứng xảy ra khi pin hoạt động.
c. Sức điện động của pin thay đổi thế nào nếu:
- Thêm một lượng CH3COONa vào dung dịch ở điện cực âm.
- Pha loãng dd ở điện cực dương.
Câu II:
1. Một axit kết hợp với NaOH tạo ra 3 loại muối là Na3YO4, Na2HYO4, NaH2YO4. Trị số pH của dd các muối trên và nồng độ phần trăm, nồng độ mol, khối lượng riêng tương ứng của dd Na3YO4 được biết như sau:
Muoi CM(mol/l) C% Khoi luong rieng(g/ml) pH
Na3YO4 0.12 2.42% 1.031 12.96
Na2HYO4 9.15
NaH2YO4 4.51

a.Tìm CT axit trên.
b. Tìm các giá trị Ka của axit trên.
c. Viết pt biểu diễn cân bằng điện li của các muối trên(trong nước).
2. Viết pt ion của các quá trình xảy ra trong dd X, dd Y. Biết:
a. DD X nhận được khi trộn 4 dd: NaClO4, C6H5COOH, Cu(NO3)2, Sr(CH3COO)2
b. dd Y nhận được khi trộn 3 dd: NH4HSO4, Ca(OH)2, KNO3.
Cho: pKa(C6H5COOH)=4.2; pKa(CH3COOH)=4.76; pKa(HSO4-)=1.99
pKs(CaSO4)=4.62; pKa(NH4+)=9.24;
Câu III:
1.Kim loại M được dùng để sản xuất đuyra. M tác dụng với các chất khí X,Y,Z trong điều kiện xác đinh. M phản ứng với khí X, thu được hai chất rắn là hợp chất A và đơn chất B. M phản ứng với khí Y thu được sản phẩm duy nhất là chất A. Chất B tác dụng với khí Y(dư) thu được khí X. M phản ứng được với khí Z thu được sản phẩm duy nhất là chất D, trong đó M chiếm 72% về khối lượng. Nếu cho D tác dụng với nước, thu được hợp chất E ít tan và hợp chất khí F có mùi đặc trưng. Khí F rất dễ tan trong nước(ở nhiệt độ 20 độ C và p=1atm, 1 lit H2O hòa tan 700lit khí F) và dd thu được có phản ứng bazo. Nếu nung nóng hợp chất E ta được chất A và nước.
a. Tìm CT của M,X,Y,Z,A,B,D,E,F.
b. Viết pt của các phản ứng đã xảy ra.
2. Hỗn hợp X gồm 3 khí là propan, đimetyl ete và oxi chiếm thể tích 37.014lit ở p=740mmHg, nhiệt độ 20 độ C, X có tỉ khối đối với kk là 1.195. Thực hiện pứ cháy hỗn hợp X, sau khi ngưng tụ hơi nước, còn lại hỗn hợp khí Y gồm 2 chất có tỉ khối đối với hidro là 21.25. Xác định lượng nhiệt thoát ra trong quá trình cháy của hh X. Biết nhiệt tạo thành của propan, đimetyl ete, CO2 và H2O lần lượt là -88; 20; -393; -242(kJ/mol)
Câu IV:
1. Từ CH2=CH-CH=CH2 có thể điều chế ra polimeF theo sơ đồ biến hóa sau:
CH2=CH-CH=CH2 +Br2(40 độ C) =chất A +KCN= chất B +H2,Pt(20 độ C)=chất D
chất D +H2,Pt(200 độ C) =chất E = Chất F
chất D +H2O, H+ = chất G = chất F
Mỗi dấu bằng thay cho một mũi tên.
Viết CTCT của A,B,C,D,E,G,F.
2. Cho sơ đồ biến hóa:
C9H11Cl +Cl2 = C9H10Cl2 +NaOH,H2O = C9H10O = C8H6O4 = C8H4O3
C8H11Cl + NaOH= C9H10 = C9H12O = C9H10O
Viết CTCT của các chất hữu cơ tham gia trong sơ đồ biến hóa trên.
Những chất cung CTCT là một.
Câu V:
1. Đem đun nóng hỗn hợp B gồm hai đồng phân cấu tạo của đicloetan với dd KOH (trong ancol). Khí tách ra được dẫn vào dd AgNO3 trong amoniac, thấy sinh ra 9.6g kết tủa. Nếu lấy cùng lượng hỗn hợp B cho tác dugj với dd KOH(trong nước) sau đó cho sản phẩm thu được tác dụng với dd AgNO3 trong amoniac thì thu được 6.48g kết tủa. Xác định khối lượng của hh B và thành phần %(theo sỗ mol) của các chất trong hh.
2. Hợp chất A có CTPT là C9H12O, có cấu hình R. Oxi hóa mành A thu được axit benzoic. A tác dụng với I2 trong NaOH cho kết tủa vàng nhat. Viết công thức Fischer của A và gọi tên A.
Câu VI:
1. Khi thủy phân hoàn toàn hh 3 đipeptit(xúc tác axit) thu được hh gồm alanin Ch2CH(NH2)COOH; glixin H2NCH2COOH; phenylalanin C6H5CH2CH(NH2)COOH;lizin H2NCH2(CH2)3CH(NH2)COOH; tirozin p- HOC6H4CH2CH(NH2)COOH. Trong số các đipeptit trên có đipeptit X, biết m gam X có thể tác dụng hoàn toàn với 65.6 ml NaOH 20%( khối lượng riêng là 1.22g/ml) hoặc với 250ml dd HCl 3.2M. Nếu đem đốt chát hoàn toàn lượng đipeptit X như trên, sau đó đem ngưng tụ hết hơi nước thì thu được một hỗn hợp khí có tỉ khối đối với không khí là 1.467. Xác đình CTCT của X.
2. Tirozin có các giá trị pKa lần lượt là 2.2; 9.11; 10.07.
a. Hãy viết cân bằng điện li tương ứng với mỗi giá trị pKa đã cho. Tính giá trị pHi của Tirozin.
b. Hãy đề nghì một phản ứng hóa học để phân biệt tirozin và phenylalanin(không cần viết pthh).

darkwitch
12-27-2007, 09:55 PM
có ai biết giải nén ở các phần mềm đề thi không?
máy em có chương trình winrar ai biết thông báo cho em theo email: darkwitch_thientai@yahoo.com.vn

HoahocPro
12-28-2007, 04:03 AM
có ai biết giải nén ở các phần mềm đề thi không?
máy em có chương trình winrar ai biết thông báo cho em theo email: darkwitch_thientai@yahoo.com.vn
http://www.adobe.com/products/acrobat/readstep2_servefile.html?option=full&order=1&type=rs2_main&language=English&platform=WinXPSP2&hasjavascript=1&dlm=nos&getsconly=1&flow=gtb&getgtb=1
Hic, winrar thì dễ kiếm ko ấy mà, đây là link download Adobe 8.1.1, dùng cho đề.pdf

khanh
12-31-2007, 10:54 PM
Giải thích hiện tượng:
a/ Hằng số tốc độ dm phân của 3-methylbut-2-enyl clorua trong EtOH lớn hơn trong dm phân allyl clorua 6000 lần
b/ Sau khi hòa tan but-3-en-2-ol trong dd H2SO4 rồi để yên 1 tuần thì dc cả but-3-en-2-ol và but-2-en-1-ol
c/ Xử lí but-2-en-1-ol hay but-3-en-2-ol với HBr thì thu dc hh 1-brombut-2-en và 3-brombut-1-en

bicycle2007
01-01-2008, 02:36 AM
bi nghĩ cả ba phản ứng này đều liên quan tới thái độ của ion carbonium.
a) bi thấy không có khả năng thế vì nếu như vậy cản trở lập thể lớn sẽ không làm 3-methylbut-2-enyl clorua phản ứng dễ hơn allyl clorua được mà phải qua cation. Hai nhóm methyl được thế +I mà ổn định cation này tốt hơn cation allyl.
b) cơ chế tạo thành cation trung gian, chuyển vị hidrur làm xuất hiện hỗn hợp hai ion carbonium, hai cation lại hợp nước, lại ra hai sản phẩm.
c) cũng tạo ra các cacbocation, nhưng lần này tính nucleophile của bromur dữ quá nên H2O hổng cạnh tranh nổi đành phải ra sản phẩm brom hóa :ho (

khanh
01-01-2008, 03:53 AM
Đúng là dân ĐH có khác, em mới ps lên buổi trưa , chiều đã thấy anh làm :chaomung
Làm bài này đê, đề thi HSGTpHCM 2007 đê, em ps bên kia mà chả thấy ai làm :D
Một chất rắn A có công thức phân tử C15H15NO không tan trong nước , trong axit loãng hoặc trong kiềm loãng . Khi đun nóng lâu chất A với dung dịch xút , trên bề mặt dung dịch xút sẽ tạo thành một lớp mỏng chất lỏng B . Chất này không rắn lại khi làm nguội đến nhiệt độ phòng . Nó được cất lôi cuốn với hơi nước và được tách ra . Axit hoá dung dịch kiềm bằng HCl tạo ra kết tủa màu trắng C . Chất B tan trong HCl loãng và phản ứng với tosylyl clorua trong KOH tạo thành chất rắn D không tan trong dung dịch kiềm . Chất C có nhiệt độ nóng chảy 180oC , tan trong dung dịch NaHCO3 và không chứa nitơ .
Từ các dữ kiện trên hãy xác định cấu trúc các chất được kí hiệu

bommer_champion
01-03-2008, 04:58 AM
tổng hợp (HOOC)2 CH-O-CH(HOOC)2

khanh
01-03-2008, 05:17 AM
Từ chất gì vậy

darkwitch
01-19-2008, 09:40 PM
Câu IV
Có 2 kim loại R và M , mỗi kim loại chỉ có 1 hóa trị. Cho dòng khí CO dư đi qua ống sứ nung nóng chứa hỗn hợp A gồm 2 oxit của 2 kim loại của 2 kim loại trên đến PƯ hoàn toàn thì còn lại chất rắn A1 trong ống và khí A2 ra khỏi ống
Dẫn A2 vào cốc chứa Ba(OH)2 dư thu 2.955g kết tủa
Cho A1 tác dụng dung dịch H2SO4 10% vừa đủ thì ko có khí thoát ra và còn lại 0.96g rắn ko tan + dung dịch A3 11.243%
Tìm R,M
Khi hòa tan hết A = dung dịch HCl thì C% của 2 muối trong dung dịch = nhau

bài này em giải chỉ ra Cu còn kim loại kia thì không ra. Ai giải ra chỉ giáo cho em nhé.
Nhớ gỉai cụ thể dùm

_Strawberry_
01-20-2008, 10:21 AM
bài này em giải chỉ ra Cu còn kim loại kia thì không ra. Ai giải ra chỉ giáo cho em nhé.
Lưu ý các KL trước Zn ko bị khử nhé :cool (
Em thử xem lại nhé. Gud luck :D

tieulytamhoan
02-04-2008, 04:17 AM
Các bạn THPT down về Tết rảnh rỗi làm chơi cho đỡ bùn nhe. Chúc vui! Thân!
http://mihd.net/li3ng0
http://rapidshare.com/files/88782119/De_thi_thu_trac_nghiem_tot_nghiep_THPT_-__H.rar.html

victory71986
02-04-2008, 05:34 AM
Đề ko có lời giải hả tieulytamhoan? nếu có post lên luôn đc ko?chứ học trắc nhiệm ko có lời giải làm xong thì cứ nghĩ mình đúng nhưng khi coi đáp án lại thấy sai (>.<) thanks

tieulytamhoan
02-04-2008, 06:16 AM
Đề ko có lời giải hả tieulytamhoan? nếu có post lên luôn đc ko?chứ học trắc nhiệm ko có lời giải làm xong thì cứ nghĩ mình đúng nhưng khi coi đáp án lại thấy sai (>.<) thanks
Cái này tui "chôm" được ở đâu đó lâu lém rùi ko nhớ nữa, mà ko thấy có đáp án :ngungay (. Với lại tui nghĩ bi giờ là thời đại CNTT, truyền thông đa phương tiện mà bạn. Bạn giải đi rùi chỗ nào ko chắc chắn thì có thể search trên mạng hoặc post lên đây để các a e nghiên cứu mà. Bây giờ sách vở, tư liêu đâu có thiếu như ngày xưa đâu mà sợ. Chúc vui nhé! Thân!

Final_Element
02-16-2008, 02:23 AM
Mình có mấy file này sưu tầm đc trên mạng. HI vọngn có ích cho bạn :hocbong (

HẢI 83
02-16-2008, 07:28 AM
Các đề thi trắc nghiệm về hóa học mình cần rất gấp, các bạn hay anh chị nào có thì post lên dùm nhe. merci bcp.

tieulytamhoan
02-16-2008, 07:33 AM
Các đề thi trắc nghiệm về hóa học mình cần rất gấp, các bạn hay anh chị nào có thì post lên dùm nhe. merci bcp.
Chúc bạn học hành & thi cử tốt! Thân! :hocbong (
Link download: http://mihd.net/h84gke

hang_htn
02-18-2008, 12:44 AM
Cho em hỏi bài tập này đc hem! đã ra đáp án nhưng chưa chắc
1 nguyên tố tạo thành hợp chất khí với Hidro có CTHH chung là RH3. Trong oxit có hóa trị cao nhất của nguyên tố này, oxi chiếm khoảng 74.07 % về khối lương.
Hãy xác định tên của nguyên tố và viết ra những gì có thể biết đc về nguyên tố này

Zero
02-18-2008, 01:26 AM
Cho em hỏi bài tập này đc hem! đã ra đáp án nhưng chưa chắc
1 nguyên tố tạo thành hợp chất khí với Hidro có CTHH chung là RH3. Trong oxit có hóa trị cao nhất của nguyên tố này, oxi chiếm khoảng 74.07 % về khối lương.
Hãy xác định tên của nguyên tố và viết ra những gì có thể biết đc về nguyên tố này
Bài của em có thể luận như sau
Hợp chất khí có công thức cao nhất là RH3 thì công thức oxit cao nhất là R2O5. Từ giá trị % ta rút ra được biểu thức
80 / (2R + 80) = 0,7407
Giải tìm R rồi dựa vào bảng tuần hoàn xác định các dữ kiện cần thiết.

Về những bài tập như thế này em có thể sang www.hoahoc.org/forum để được hướng dẫn cụ thể hơn chứ ở đây rất ít ai chịu giải những bài thế này em à, bởi vì nó không phù hợp với xu thế phát triển của diễn đàn
Thân

Hoa Thủy Tinh
03-08-2008, 10:11 PM
Aj có các đề thj chuyển cấp THCS năm vừa rùi hoặc trước đóa thj` cho em xin nha! Em củm ơn nhìu.Post dùm em nha.Nếu đc gửi cho em về ĐC: [email]saodoingoi_lovely_183@yahoo.com :phuthuy (

Bluemonster: Tại sao lại post yêu cầu đề thi chuyển cấp THCS trong box Đại học - Kiến thức Hoá hữu cơ nhỉ ! Đặt tên topic cũng rất kì khôi, mình đã sửa lại thành "Đề thi chuyển cấp THCS" thay vì "Trợ giúp em với". Lần này mình lại dọn rác giúp bạn nhé, nhưng tới lần thứ ba thì sẽ delete không comment ! Hi vọng bạn có suy nghĩ hơn trong post bài !

koo_binchou
03-16-2008, 09:55 PM
các anh chị ơi cho em hỏi tại sao khi điện phân H2O,thể tích khí Hidro thoát ra nhiều hơn 2 lần thể tích khí O2:
A.H2 ít tan trong nước hơn O2
B.H2 nhẹ hơn ko khí
C.O2 nặng hơn ko khí
D.cả A,B,Cđều sai
(đề thi OLYMPIG Hóa học 8 trường ams)

Bo_2Q
03-17-2008, 02:10 AM
các anh chị ơi cho em hỏi tại sao khi điện phân H2O,thể tích khí Hidro thoát ra nhiều hơn 2 lần thể tích khí O2:
A.H2 ít tan trong nước hơn O2
B.H2 nhẹ hơn ko khí
C.O2 nặng hơn ko khí
D.cả A,B,Cđều sai
(đề thi OLYMPIG Hóa học 8 trường ams)
2H2O -> 2H2 + O2 bạn coi cái PT điện phân đi

phianh
04-01-2008, 09:44 PM
Ai có đề thi HSGQG năm 2008 kô co mình xin với? Merci bcp.

bicycle2007
04-16-2008, 11:20 AM
Anh em cho bi hỏi về khái niệm hằng số tốc độ, tốc độ phản ứng với:
KỲ THI CHỌN HSG QUỐC GIA NĂM 2002 (Bảng A):
Tại 25oC phản ứng 2 N2O5 (k)---> 4 NO2 (k) + O2 (k); (1) có hằng só tốc độ k = 1,8.10-5. s-1 ; biểu thức tính tốc độ phản ứng v = k.C(N2O5).
................
3. Nếu phản ứng trên có phương trình N2O5 (k)--->2 NO2 (k) + 1/2 O2 (k) thì trị số tốc độ phản ứng, hằng số tốc độ phản ứng có thay đổi không? Giải thích.


Đáp án câu 3 như sau3.
Nếu phản ứng trên có phương trình: N2O5(k)--->2 NO2(k) + 1/2 O2 (2) thì tốc độ phản ứng, V(phản ứng), cũng như hằng số tốc độ phản ứng, k, đều không đổi (tại nhiệt độ T xác định), vì:
- k chỉ phụ thuộc nhiệt độ.
- theo (1): Khi k = const; C(N2O5) = const thì V = const.

Nhưng bi lại nghĩ:
chỉ có tốc độ tiêu thụ hay tạo thành một cấu tử trong phản ứng mới là không đổi. Thí dụ:

-dC(NO2)/dt=const

còn tốc độ phản ứng đã là một đại lượng qui ước trong một phản ứng cụ thể, thì nó sẽ phụ thuộc vào cách viết các hệ số trong đó chứ? Thí dụ:
Phản ứng (1) thì biểu thức tốc độ là

v(1) = k.C(N2O5)=-dC(NO2)/2dt

Phản ứng (2) thì biểu thức tốc độ phải là

v(2) = k.C(N2O5)=-dC(NO2)/1dt

Vậy rõ ràng v(1) khác v(2) vì tốc độ tiêu thụ của NO2 mới thực sự là đại lượng không đổi dù cho hệ số đứng trước nó biến đổi như thế nào (và bản chất phản ứng không đổi). Mà một khi v đã đổi, C không đổi thì buộc hằng số tốc độ cũng phải thay đổi.

Bi nghĩ, tốc độ phản ứng theo cách định nghĩa của một số sách theo cách chia cho hệ số đứng trước phản ứng (thầy Nguyễn Đình Huề, Trần Văn Nhân, Barrow...) là nhằm thống nhất với nhau về cách đánh giá hằng số tốc độ phản ứng, tốc độ phản ứng trong một phản ứng đã được chỉ định rõ ràng, có các hệ số cụ thể rồi. Trong khi đó với các cách viết phản ứng với các hệ số khác nhau thì tốc độ phản ứng, theo sau đó là hằng số tốc độ phản ứng cũng bị hình thức hóa và phải nhận những trị số khác nhau?????

hic hic... bi đang thật sự rối tung về vấn đề này, anh em làm ơn làm sáng tỏ giúp bi với, nếu có nguồn tài liệu nói về vấn đề này anh em chỉ cho bi với

sykiet
04-19-2008, 09:16 AM
sẵn tiệnn các bác giải luon bài này dùm em với
Hai học sinh cùng tiến hành thí nghiệmvói dung dịch X chúa AgNO3
0.15 M và Cu(NO3)2 0,01M.
Học sinh A cho một lựơng Mg vào 200ml dung dịch X. p/ư xong thu dc 5g chất rắn và dung dịch Y.
Học xinh B cũng dùng 200 ml dung dịch X như cho vào đó 0,78g kim loại M(đứng trứoc Cu trong dãy hoạt động hóa học của KL, có hóa trị II trong hợp chất).P/ư xong thu dc 2,592g chất rắn và dung dịch Z.
a.Học sinh A đã dùng bao nhiu g Mg.
b.Tìm kim loại M m2 học sinh B đã sữ dụng.
c.tìm nồng dộ mol các chất có trong dung dịchY,Z.Coi thể tích của dung dịch hok thay đổi và thể tích các chất rắn là hok đáng kể.

bicycle2007
04-19-2008, 09:35 AM
sẵn tiệnn các bác giải luon bài này dùm em với
Hai học sinh cùng tiến hành thí nghiệmvói dung dịch X chúa AgNO3
0.15 M và Cu(NO3)2 0,01M.
Học sinh A cho một lựơng Mg vào 200ml dung dịch X. p/ư xong thu dc 5g chất rắn và dung dịch Y.
Học xinh B cũng dùng 200 ml dung dịch X như cho vào đó 0,78g kim loại M(đứng trứoc Cu trong dãy hoạt động hóa học của KL, có hóa trị II trong hợp chất).P/ư xong thu dc 2,592g chất rắn và dung dịch Z.
a.Học sinh A đã dùng bao nhiu g Mg.
b.Tìm kim loại M m2 học sinh B đã sữ dụng.
c.tìm nồng dộ mol các chất có trong dung dịchY,Z.Coi thể tích của dung dịch hok thay đổi và thể tích các chất rắn là hok đáng kể.

Bi giải thử hén
a.nếu toàn bộ Ag, Cu bị đẩy ra thì mKL=3.368g<5-----> mMg dư = 1.632g. Vậy lượng Mg dùng là: (1*0.15*02+2*0.01*0.2)*12+1.632 g

b.nếu toàn bộ Ag bị đẩy ra thì mAg=3.24>2.592---->M tan hết. M=0.78/[(2.592/108)/2]=65(Zn).

c. hic làm biếng tính

HoahocPro
04-19-2008, 08:08 PM
Có 1 lần thầy Đặng Trần Phách nói với em là tốc độ phản ứng phục thuộc vào cách viết phương trình, và cả em và bommer đều cho là đúng. Mọi người nghĩ sao?

blueriver
04-20-2008, 12:10 AM
sẵn tiệnn các bác giải luon bài này dùm em với
Hai học sinh cùng tiến hành thí nghiệmvói dung dịch X chúa AgNO3
0.15 M và Cu(NO3)2 0,01M.
Học sinh A cho một lựơng Mg vào 200ml dung dịch X. p/ư xong thu dc 5g chất rắn và dung dịch Y.
Học xinh B cũng dùng 200 ml dung dịch X như cho vào đó 0,78g kim loại M(đứng trứoc Cu trong dãy hoạt động hóa học của KL, có hóa trị II trong hợp chất).P/ư xong thu dc 2,592g chất rắn và dung dịch Z.
a.Học sinh A đã dùng bao nhiu g Mg.
b.Tìm kim loại M m2 học sinh B đã sữ dụng.
c.tìm nồng dộ mol các chất có trong dung dịchY,Z.Coi thể tích của dung dịch hok thay đổi và thể tích các chất rắn là hok đáng kể.

để giải laọi toán này ta sử dụng phuơng pháp dùng mốc so sánh.Cụ thể với bài trên như sau :

Biết khi phản ứng Mg sẽ phản ứng với Ag+ trước ,nếu dư thì mới phản ứng với Cu2+

Nếu Mg phản ứng vừa đủ với Ag+ thì lượng chất rắn sinh ra (Ag ) =0.2*0.15*108=3.24(g).
Nếu Mg phản ứng vừa đủ với Cu2+thí lượng chất rắn sinh ra (Ag,Cu) =0.2*(0.15*108+0.01*64) =3.368(g).

Kl : Như vậy Mg cho vào dư.
khối lượng Mg dư là :5-3.368=1.632 (g)
khối lượng Mg tham gia phản ứng =24*(0.2*0.015/2 +0.2*0.01)=0.408(g)
Vậy tổng khối lượng Mg là 1.632+0.408=2.04(g)

câu b: lượng chất rắn thu dc sau phản ứng =2.592(g)<3.24(g).
Kl : Ag+ phản ứng không hết =>chất rắn sinh ra chỉ có Ag.
số mol M =1/2*số mol của Ag =1/2*2.592/108=0.012(mol)
=>nguyên tử khối của M =0.78/0.012=65.
vậy là kim loại Zn.

bicycle2007
04-21-2008, 12:57 PM
Hic hic.. vấn đề này hoàn toàn sáng tỏ theo cách lập luận logic. Nhưng khổ nổi các cách giải đề thi học sinh giỏi đều nói không đổi. Hic các thầy của bi hễ nói tới cái này là đỏ mặt, vì nói kiểu gì cũng chết. Bi còn nghe các thầy kể có một anh thi olym quốc tế làm theo cách thông thường (k=conts) tưởng đâu nghẻo, ai dè cuối cùng chỉ mỗi ảnh đúng được bài đó.. Anh em cho thêm ý kiến giúp bi với, năm sau là bi phải ra trận rùi

tieulytamhoan
04-23-2008, 09:54 AM
Cả nhà giúp em câu trắc nghiệm sau đây nhé:

Phản ứng đặc trưng của ethylene là:

A. Phản ứng cộng

B. Phản ứng thế

C. Phản ứng trùng hợp

D. Cả a & b đều đúng

Em cảm ơn cả nhà nhìu nhìu!!! :hun ( :hun ( :hun (

bommer_champion
04-23-2008, 05:24 PM
cái này thì phải giải thích rõ ra thì mới hiểu được VD A<>B(cân bằng hóa học ) có hằng số cân bằng là K tức là viết theo định nghĩa thì K=[A]/[B]
xét cân bằng 0.5A<>0.5B thì có phải K của pứ này là (căn bậc hai ) K nhưng vết theo hằng số tốc độ thì lại là k(thuận)/k(nghịch) thì lại ko thay đổi khi viết theo kiểu kia ????
tai sao

Đại Ác Ma ChemVN
04-23-2008, 06:59 PM
Theo ngu ý cũa tại hạ: Đáp án là câu A
Phản ứng đặc trưng của ethylene là phản ứng cộng. Ví dụ như + dd Br2 gây mất màu ngay lập tức.
Câu C: Phản ứng trùng hợp thì mình nghĩ nó là trường hợp đặc biệt của PƯ cộng

Có gì sai sót mong các huynh đệ chỉ giáo.

TraiTimVietNam
04-24-2008, 01:08 AM
Sặc.Tốc độ phản ứng sao phụ thuộc vào cách viết pt được (_"_)
Các giá trị bậc phản ứng riêng phần có phụ thuộc vào các hệ số trên phương trình phản ứng đâu .

bicycle2007
04-24-2008, 10:54 AM
Sặc.Tốc độ phản ứng sao phụ thuộc vào cách viết pt được (_"_)
Các giá trị bậc phản ứng riêng phần có phụ thuộc vào các hệ số trên phương trình phản ứng đâu .

Hic chắc em sắp điên lên vì cái vụ này rồi quá, anh em đọc cái này rồi lí giải dùm bi với hic :chui (

yan
04-24-2008, 10:42 PM
1.Đốt cháy hoàn toàn a g hợp chất hữu cơ A có chứa C, H, O cần 6.72 l O2 (dktc). Toàn bộ sản phẩm cháy cho qua bình chứa nước vôi trong dư thu được 10 gam kết tủa và 200 ml dung dịch 1 muối có nồng độ là 0.5M. Dung dịch này có khối lượng lớn hơn khối lượng nước vôi trong đã dùng là 8.6 gam. 1.Tính a. 2.Xác định CTCT của A biết CTPT của A cũng là CTĐGN. 3.Nếu cho a gam A tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được bao nhiêu g kết tủa.
2. Ngoài ra bạn nào biết pt này thì giúp mình với:
R-COOH + KCN ->
R-CN +H3O+ ->

HoahocPro
04-26-2008, 09:05 PM
Có thể em nhớ nhầm nhưng mà hình như là hằng số tốc độ thay đổi theo cách viết PT chăng? Ví dụ:
Pứ A <=> B có hằng số tốc độ Kt(thuận) và Kn(nghịch),hằng số cân bằng là K1 = Kt/Kn.
Nếu 1/2 A <=> 1/2 B thì hằng số cân bằng K2 = căn K1 = Kt/Kn, nếu cho rằng hằng số tốc độ ko đổi. Điều trên có vô lý ko !?!

tieulytamhoan
04-26-2008, 09:55 PM
Tui nghĩ biểu thức vận tốc p/ứ ko phụ thuộc vào cách viết ptpứ mà phụ thuộc vào cơ chế p/ứ.

H2 + I2 ---> 2HI (1)

v = k*[H2]*[I2]

H2 + Br2 ---> 2HBr (2)

V = {k1*[H2]*([Br])1/2} / {k2 + ([HBr] / [Br]}

Trông sơ qua cũng thấy cả 2 p/ứ này giống hệt nhau về ptpứ nhưng biểu thức vận tốc phản ứng rất rất khác biệt, cơ chế cũng khác nốt: (1) là pứ cơ bản bậc 1 trong khi pứ (2) là pứ phức tạp có cơ chế gốc tự do.

Ý mình là vậy. Các a e cho ý kiến thêm với nhe. Thân!

chuasonlam
04-28-2008, 02:57 PM
câu 1 thì là HCHO (andehit formic)
còn câu 2 thì R là cái gì vậy hả bạn ?

bommer_champion
04-29-2008, 05:23 PM
Sặc.Tốc độ phản ứng sao phụ thuộc vào cách viết pt được (_"_)
Các giá trị bậc phản ứng riêng phần có phụ thuộc vào các hệ số trên phương trình phản ứng đâu .

nếu vậy bạn jai thích rõ ra đi

bommer_champion
04-29-2008, 05:27 PM
Tui nghĩ biểu thức vận tốc p/ứ ko phụ thuộc vào cách viết ptpứ mà phụ thuộc vào cơ chế p/ứ.

H2 + I2 ---> 2HI (1)

v = k*[H2]*[I2]

H2 + Br2 ---> 2HBr (2)

V = {k1*[H2]*([Br])1/2} / {k2 + ([HBr] / [Br]}

Trông sơ qua cũng thấy cả 2 p/ứ này giống hệt nhau về ptpứ nhưng biểu thức vận tốc phản ứng rất rất khác biệt, cơ chế cũng khác nốt: (1) là pứ cơ bản bậc 1 trong khi pứ (2) là pứ phức tạp có cơ chế gốc tự do.

Ý mình là vậy. Các a e cho ý kiến thêm với nhe. Thân!
cái pứ thứ nhất thì ko có ji đẻ nói
cái pứ thứ 2 thì là loại pứ tự ức chế tức là vận tốc giảm dần theo thời gian khi lương sp tăng tức là sp là chất ức chế pứ
khi sp còn ít thì có thể coi pứ tuân theo định luật tác dung m còn khi ở nồng độ đáng kể thì V = {k1*[H2]*([Br])1/2} / {k2 + ([HBr] / [Br]} như trên

HoahocPro
05-03-2008, 08:40 PM
Câu 2 thì: R-CN + H2O --(H+)--> R-COOH + NH4+
Còn phần kia thì : R-COOH + KCN ----> RCOOK + HCN, một pứ axit mạnh đẩy axit yếu bình thường ra khỏi muối.

HoahocPro
05-10-2008, 07:07 PM
Chán quá, dạo này chuyên mục này chẳng có bài nào cả!
Có bài mới đây mọi người làm thử nghen:
Xử lý lõi ngô và vỏ trấu có thành phần pentozơ (C5H8O4)n với dung dịch
HCl 12% cho A (C5H4O2) màu vàng, thơm. Cho A tác dụng với KOH rồi thủy
phân bằng axit cho B (C5H4O3) và C (C5H6O2)
a) Viết phản ứng thủy phân tạo ra A và cho biết công thức cấu tạo A, B, C
b) Viết phản ứng B tác dụng với C xúc tác H+
c) Trình bày điều kiện phản ứng nitro hóa A tạo ra D C5H3NO4
(Đề thi vòng 2 Qg năm nay đó)

lyminhthuan24
05-16-2008, 09:22 PM
các anh làm ơn cho em hỏi, tài liệu đề ôn thi cấp qg ?:welcome (

linsaylinh
05-16-2008, 09:59 PM
Bạn ơi, nếu bạn đã ôn thi QG thì bạn hãy thử hỏi thầy cô dạy trong trường bạn. Còn các đề thi thì bạn có thể lấy trong kho của chemvn ( đề thi HSG) hoặc là sang thư viện của olympia.
Thân

ChemistryQueen
06-03-2008, 10:00 PM
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG
Khoá ngày: 11/ 07/ 2003
MÔN: HOÁ HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút


Câu I: (5 điểm)

1. Viết 6 phương trình phản ứng hoá hợp tạo 6 chất khác nhau gồm 2 chất thuộc loại axit, 2 chất thuộc loại bazơ, 2 chất thuộc loại muối. Gọi tên các chất sinh ra. Các hóa chất ban đầu tùy ý chọn.
2. Cho các kim loại Na, Mg, Al lần lượt tác dụng với dd HCl.
Nếu dùng một lượng (số mol) mỗi kim loại trên tác dụng với dd HCl thì kim loại nào tạo nhiều khí H2 hơn ?
3. Viết các PTHH theo sơ đồ chuyển hoá sau:
A --t*--> B --> D --rót từ từ HCl vào--> C --+E--> A
D --+F--> A; B --> C; C --+ NaOH--> D
Biết A, B, C, D, E, F là những hợp chất vô cơ. Biết B là khí dùng nạp cho các bình chửa lửa (dập tắt lửa), A là khoáng sản phổ biến thường dùng để sản xuất vôi sống.

Câu II: (5 điểm)

1/ a. Phát biểu và giải thích định luật bảo toàn khối lượng.
b. Thành phần chính của đất đèn là canxi cacbua. Khi cho đất đèn hợp nước có phản ứng theo sơ đồ sau:
Canxi cacbua + Nước --> Canxi hyđroxit + Khí Axetilen
Biết rằng khi cho 80kg đất đèn kết hợp với 36kg nước thu được 26kg khí axetilen và 74kg canxi hyđroxit. Dựa vào sơ đồ trên, hãy cho biết % khối lượng canxi cacbua trong đất đèn.
c. Chất dẻo là gì ? Hãy kể tên một số đồ vật trong gia đình được chế tạo từ chất dẻo. Có thể coi đất sét ẩm là một loại chất dẻo được hay không ? Vì sao ?
d. Hãy sắp xếp các loại than sau đây theo thứ tự tăng dần hàm lượng Cacbon: Than gầy, than non, than bùn, than mỡ. Ở Việt Nam, vùng nào có nhiều than nhất ? Loại than nào chiếm nhiều nhất ?
2/ a. Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết ba chất lỏng đựng trong ba lọ không có nhãn: Rượu etylic, Axit axetic, dd glucozơ. Viết các phản ứng xảy ra.
b. Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau: (ghi rõ điều kiện nếu có)
(C6H10O5)n (tinh bột) --> C6H12O6 --> C2H5OH --> CH2 = CH – CH = CH2 --> (- CH2 – CH = CH – CH2 -)n (cao su Buna)
C2H5OH --> CH3COOH --> CH3COOC2H5 (Etyl Axetat)
C2H5OH --> CH2 – CH2 --> ( – CH2 – CH2 – )n (Poly Etylen)

Câu III: (4 điểm)

1/ 422g dd H2SO4 đặc, đun nóng, hoà tan vừa đủ 22,4g đồng kim loại. Sau khi khí sinh ra thoát ra khỏi dd hết, còn lại dd X. Tính nồng độ % khối lượng của dd X. Biết rằng lượng nước bay hơi không đáng kể.
2/ Ngâm một thanh sắt sạch vào 100ml dd X thu được trên ( d = 1,206 g/ml). Sau một thời gian, lấy thanh sắt ra, rửa sạch, sấy khô, rồi đem cân thấy khối lượng tăng 0,12g.
Tính nồng độ mol/l của dd thu được sau phản ứng. Coi như thể tích dd không đổi, lượng kim loại mới sinh ra bám hết lên thanh sắt.

Câu IV: (6 điểm)

1/ a. Băng phiến thuộc loại hyđro cacbon thơm, là sản phẩm của quá trình luyển cốc từ than béo ở khu gang thép Thái Nguyên. Đốt cháy hoàn toàn 3,2g Băng phiến, thu được 11g khí CO2 và 1,8g H2O. Tỷ khối hơi của băng phiến so với metan là 8. Xác định CTPT của băng phiến.
b. Lượng khí CO2 thu được trên tác dụng vừa đủ với 1,5 lít dd NaOH 0,25M. Cô cạn dd sau phản ứng thu được hỗn hợp 2 muối NaHCO3 và Na2CO3. Tính khối lượng mỗi muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
2/ Phân tử Amino Axit đơn giản có chứa đồng thời một nhóm – COOH và một nhóm – NH2. Hãy viết CTCT của các Amino Axit này trong những trường hợp sau:
a. Phân tử có chứa 2 và 3 nguyên tử Cacbon
b. Phân tử có chứa 13,59% Nitơ theo khối lượng.

ChemistryQueen
06-08-2008, 08:24 PM
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG
Khoá ngày: 12/ 7/ 2005
MÔN: HOÁ HỌC. Thời gian làm bài: 150 phút


Câu 1: (3 điểm)

1. Mol là gì ? Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa nguyên tử khối, phân tử khối với khối lượng mol nguyên tử, khôi lượng mol phân tử. Giải thích
2. Viết phương trình phản ứng điều chế phân supe phôtphat đơn và phân supe phôtphat kép từ phân lân tự nhiên.

Câu 2: (4,5 điểm)

1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra theo sơ đồ biến hoá sau:
Thạch anh --> Natri silicat --> Axit silicic --> Silicđioxit
2. Cho sơ đồ biến hoá:
X --+ A--> CH3COOH --+ B--> Y --+ C --> Z --+ D --> X
Biết X, Y, Z đều là các chất hữu cơ. Hãy xác định các chất thích hợp và viết phương trình phản ứng.
3. Viết 2 phương trình hóa học khác nhau của phản ứng este hoá.

Câu 3: (5,5 điểm)

1. Chỉ được dùng thêm 1 hoá chất để nhận biết các chất rắn có công thức hóa học BaCO3, MgO, ZnO, SiO2
2. Hãy nêu phương pháp hoá học để tách lấy riêng hai kim loại đồng và bạc ra khỏi hỗn hợp bột đồng và bạc. (Trình bày bằng sơ đồ và viết phương trình phản ứng xảy ra)
3. Bằng thí nghiệm nào có thể chứng minh được trong mật ong cũng có chất mang tính chất hoá học giống đường nho ?

Câu 4: (7 điểm)

1. Đốt cháy hoàn toàn 6,5g một loại than đá ở nhiệt độ thích hợp, thu được hỗn hợp khí X gồm CO và CO2. Cho hỗn hợp X đi qua bột CuO đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, chất rắn còn lại là 18g. Cho lượng chất rằn đó tan trong dd HCl dư, lượng chất tan bằng 12,5% lượng chất không tan trong axit. Khí thoát ra được hấp thụ hết bởi 2 lít dd Ba(OH)2 0,2M. Sau phản ứng lọc lấy chất kết tủa rửa sạch, sấy khô cân nặng 59,1g, phần nước lọc còn lại đem đun sôi lại thấy xuầt hiện kết tủa.
a. Tính khối lượng chất rằn không tan trong dd axit ?
b. Tính khối lượng kết tủa thu được sau khi đun sôi dd nước lọc ?
c. Tính tỉ lệ thể tích các chất khí trong hỗn hợp X ? Biết thể tích các khí đo ở cùng điểu kiện nhiệt độ và áp suất.
d. Xác định hàm lượng % của cacbon trong loại than đá ban đầu ?

2. Cho 6,72 lít hỗn hợp gồm các khí metan, etilen, hiđro qua dd nước brom, khối lượng nước brom tăng thêm 1,68g. Hãy xác định thành phần % theo thể tích của các khí trong hỗn hợp A ? Biết 0,7 lít hỗn hợp A có khối lượng 0,4875g
Mặt khác nếu đốt hoàn toàn hỗn hợp A rồi dẫn toàn bộ sản phẩm khí vào 2 lít dd Ca(OH)2 0,1M (Khối lượng riêng là 1,025g/ml). Tính nồng độ % các chầt có trong dd sau thí nghiệm ?

ChemistryQueen
06-11-2008, 11:26 PM
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG
Khóa ngày 12/7/2002
MÔN: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút


Câu I:

1. a) Chất nào tốn tại nhiều nhất trong quả địa cầu dưới dạng rắn, lỏng, khí ?
b) Nguyên tố hóa học nào có ảnh hưởng đến sự di chuyển của oxi trong cơ thể ?
c) Nguyên tố hóa học nào là thành phần cơ bản của hợp chất hữu cơ ?
d) Nguyên tố hóa học nào chiếm tỉ lệ cao nhất trong không khí ?
e) Các thuốc trừ sâu thường được điều chế từ hợp chất nào ?
2. Hằng ngày con người, lòai vật và hiện tượng đốt cháy nhiên liệu,… đều tiêu thụ O2 và thải ra khí CO2. Vậy liệu lượng O2 trên trái đất có hết hay không ? Giải thích ? Để bảo tòan lượng O2, chúng ta phải làm gì ?
3. Vì sao khi sử dụng bình chữa cháy lại dập tắt được lửa ? Giải thích ?

Câu II:

1. Có 3 sợi dây kim lọai: sắt, đồng và nhôm với khối lượng bằng nhau. Hỏi sợi dây kim lọai nào chứa số nguyên tử nhiều nhất ? Và nhiều hơn bao nhiêu lần so với mỗi dây còn lại ?
2. Hai chất (A) và (B) có cùng CTPT là C2H6O.
- Viết CTCT của (A), (B). Biết rằng (A) tan nhiều trong nước, tác dụng với natri; (B) không phản ứng với natri.
- Dựa vào cấu tạo để giải thích tại sao (B) không phản ứng với natri ?
3. Phân biệt phản ứng thủy phân chất béo với phản ứng xà phòng hóa chất béo. Viết phương trình phản ứng để minh họa.

Câu III:

1. Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
(A) --+O2--> (B) --+NaOH--> (C) --+NaOH--> (D) --+HCl--> (B)--+O2,xt--> (E) --+H2O--> (F)--+Cu--> (B)
Hãy cho biết các chất (A), (B), (C), (D), (E), (F) là những chất nào. Biết rằng (A) là một phi kim rắn, màu vàng tươi, cháy với ngọn lửa màu lam nhạt; (B), (C), (D), (E), (F) đều là những hợp chất của (A), trong đó (E) và (B) cùng lọai chất
2. Từ đá vôi, than đá và các hóa chất cấn thiết khác, hãy viết các phương trình phản ứng để điều chế:
a) Polivinylclorua
b) Thuốc trừ sâu 666.
c) Etyl axetat.
d) Cao su buna (C4H6)n

Câu IV:

1. Có 4 hóa chất rắn được chứa riêng biệt: NaCl, Na2CO3, BaCO3, BaSO4. Nếu chỉ được dùng thêm dd HCl thì nhận biết được chất nào ? Viết các phương trình phản ứng (nếu có)
2. Bằng cách nào để có thể làm sạch nhôm oxit có lẫn tạp chất sắt (III) oxit và silic đioxit. Hãy trình bày cách làm đó bằng sơ đồ phản ứng và viết các phương trình phản ứng xảy ra.

Câu V:

1. Trộn 200ml dd HNO3 (dd X) với 300ml dd HNO3 (dd Y) ta được dd Z. Cho dd Z tác dụng với 14g CaCO3 thì phản ứng vừa đủ.
a) Tính nồng độ mol/lít (Cm) của dd Z.
b) dd X được pha từ dd Y, bằng cách pha thêm nước vào dd Y theo tỉ lệ:
VH2O : VY = 3 : 1
Tính nồng độ mol/lít (Cm) của dd X và dd Y
2. Cho CuO vào 32g dd CH3COOH chưa rõ nồng độ thì tạo thành dd màu xanh không có tính axit. Nhúng vào dd thu được trên một thanh sắt, đến khi dd mất màu hòan tòan, lấy thanh sắt ra đem cân lại thấy khối lượng tăng lên 1,6g
Tòan bộ lượng đồng hình thành bám trên bề mặt thanh sắt.
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính lượng đồng hình thành sau phản ứng ?
c) Xác định nồng độ % dd axit đem phản ứng

ChemistryQueen
06-11-2008, 11:28 PM
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG
Khóa ngày 11 – 12/ 07/ 2000
MÔN: HÓA HỌC. Thời gian làm bài: 150 phút


Câu I: (3 điểm)

1. Trình bày những hiện tượng có thể xảy ra và viết các phương trình phản ứng giải thích cho mỗi thí nghiệm sau:
a. Cho luồng khí cacbonic lội chậm qua dd canxi hiđroxit
b. Nhỏ dần dần dd natri hiđroxit (dư) vào từng dd nhôm clorua và sắt (III) clorua.
2. Hãy viết một phương trình phản ứng để chứng minh cho mỗi trường hợp sau:
a. Hợp chất sắt (II) có thể bị oxi hóa thành hợp chất sắt (III)
b. Hợp chất sắt (III) có thể bị khử thành hợp chất sắt (II); sắt.

Câu II: (3 điểm)

1. Hãy tìm các chất (A), (B), (C), để có thể thực hiện dãy biến hóa sau:
Cl2 ---> (A) ---> (B) ---> (C) ---> (A) ---> AgCl
2. Chỉ với 4 chất sau: Na, NaOH, NaCl, NaNO3
Hãy sắp xếp các chất có quan hệ với nhau để tạo thành 2 dãy biến hóa có trật tự khác nhau.

Câu III: (4 điểm)

1. Viết các phương trình phản ứng để thực hiện các biến hóa sau:
Cacbon ---> Canxi cacbua ---> axetilen ---> etilen ---> P.E
Các hóa chất cần thiết coi như có đủ.
2. Cho các chất sau: CuCl2, NaCl, nước. Các dụng cụ cấn thiết có đủ, hãy viết các phương trình phản ứng có thể điều chế đồng.

Câu IV: (4 điểm)

1. Có 4 hóa chất: benzen, rượu etylic, axit axetic và dd glucozơ được đựng trong bốn ống nghiệm riêng biệt. Bằng phương pháp hóa học, hãy trình bày cách nhận biết ống nghiệm nào đựng dd gì ? Viết các phương trình phản ứng. Các hóa chất cấn thiết có đủ.
2. Có 4 ống nghiệm đựng riêng biệt các dd HCl; HNO3 loãng, AgNO3, MgCl2. Chỉ dùng thêm một hóa chất để làm thuốc thử, làm thế nào nhận ra mỗi chất. Víêt các phương trình phản ứng (nếu có) để giải thích.

Câu V: (6 điểm)

1. Để làm kết tủa hòan tòan 2,5 gam CuSO4.xH2O ngưới ta đã dùng 20ml dd NaOH 1M
a. Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra
b. Hãy xác định CTPT của muối đồng sunfat ngậm nước trên.
2. Chất hữu cơ A ở thể khí, khi đốt 1 lít khí A cấn đúng 6 lít O2, sau phản ứng người ta thu được 4 lít khí cacbonic và 4 lít hơi nước. Xác định CTPT, viết CTCT (mạch không nhánh và mạch vòng ) của A. Biết các thể tích đo ở cùng điều kiện vế nhiệt độ và áp suất

ChemistryQueen
06-11-2008, 11:30 PM
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG
NĂM HỌC 1999 – 2000, KHÓA NGÀY 12/7/1999
MÔN THI: HÓA HỌC, Thời gian làm bài: 150 phút


Câu 1: (3 điểm)

1. Cho bột sắt vào dd AgNO3 (dư). Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2. Cho dd muối Ca(HCO3)2 lần lượt vào dd các chất sau: KOH, HNO3, Na2CO3, BaCl2.
Phản ứng nào xảy ra, không xảy ra, vì sao? Viết các PTHH.

Câu 2: (3 điểm)

1. Từ Fe3O4, viết các phương trình phản ứng điều chế Fe trong phòng thí nghiệm. (Các hóa chất cần thiết coi như có đủ)
2. Viết các phương trình phản ứng để thực hiện các biến hóa sau:
CH3COONa --+ NaOH,t*, vôi--> (A) –t*,làm lạnh nhanh--> (B) -- + HCl --> (C) –xt,t*,P--> P.V.C

Câu 3: (3 điểm)

Thế nào là phản ứng oxi hóa - khử ?
Viết các phương trình phản ứng để minh họa cho các phương trình sau:
- Các phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy có thể là phản ứng oxi hóa khử, cũng có thể không ?
- Phản ứng thế luôn luôn là phản ứng oxi hóa – khử

Câu 4: (5 điểm)

1. Cho 3 gói bột chứa riêng biệt từng chất: glucozơ, saccarozơ, tinh bột. Chỉ dúng nước và Cu(OH)2, hãy trình bày cách phân biệt từng chất. Viết phương trình hóa học.
2. Hỗn hợp các khí gồm: N2, CO2, CO và hơi nước. Hãy trình bày cách tách N2, CO2 riêng lẽ ra khỏi hỗn hợp. Viết các PTHH.

Câu 5: (6 điểm)

1. Hòa tan hòan tòan 4,8g kim lọai (R) trong H2SO4 đặc, đun nóng nhẹ thí thu được dd (X) và 1,68 lít khí SO2 (ở đktc). Xác định tên kim lọai
2. Đốt cháy hòan tòan 11,2 lít hỗn hợp metan và etilen (ở đktc) và sản phẩmkhí thu được cho qua dd NaOH tạo thành 250ml sô đa (NaHCO3) 2,4M. Xác định thành phần % theo thể tích hỗn hợp.

ChemistryQueen
06-11-2008, 11:32 PM
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG
NĂM HỌC: 2007 – 2008. Khóa ngày: 20/6/2007
MÔN: HÓA HỌC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5,0 đ)

Câu 1: Thành phần chính của cẩm thạch là:
A. CaO B. SiO2 C. CaCO3 D. HF
Câu 2: Thuốc tiêu mặn có CTHH là:
A. NaHCO3 B. NaNO3 C. KNO3 D. Na2CO3
Câu 3: Khi cho 6,023.1022 nguyên tử Zn tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí H2 có khối lượng bằng:
A. 6,5g B. 1,0g C. 2,0g D. 0,2g
Câu 4: Nguyên tố kim loại kiềm là:
A. Xeri B. Xezi C. Iriđi D. Atatin
Câu 5: Duyra là hợp kim của Al với:
A. Fe, Cu, Mn, Si C. S, P, Cu, Ni
B. Cu, C, Mg, Zn D. Co, Au, Fe, Cu
Câu 6: Công thức đúng của phèn chua là:
A. (NH4)2SO4. Fe2(SO4)3. 24H2O
B. K2SO4. Al2(SO4)3. 24H2O
C. Al2(SO4)3. 18H2O
D. (NH4)2SO4. 8Al2(SO4)3. 18H2O
Câu 7: Hidrocacbon A có số cacbon lớn hơn 2, ở thể khí và phân tử có dạng đồi xứng. Khi hidro hóa A thì A hấp thụ 1 phân tử H2. CTCT đúng của A là:
A. CH2 = CH2
B. CH2 = CH – CH3
C. CH3 – CH = CH – CH3
CH3
|
D. CH3 – C – CH3
|
CH3
Câu 8: Nguyên tố có khả năng tạo nhiều hợp chất nhất là:
A. Fe B. S C. Cu D. C
Câu 9: Đổ dung dịch chứa 0,1 mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3, ta thấy:
A. Xuất hiện kết tủa Ag
B. Xuất hiện kết tủa Fe
C. Không có hiện tượng gì
D. Có khí NO2 thoát ra
Câu 10: X là một hợp chất không bền dễ bị phân hủy bởi nhiệt, dung dịch của nó không làm đổi màu giấy quì. X có thể là:
A. NH4Cl B. (NH4)2CO3 C. Al2S3 D. CaCO3
Câu 11: Để nhận ra sản phẩm của phản ứng giữa Fe và O2 tạo ra Fe3O4, người ta làm như sau:
A. Cho sản phẩm sau phản ứng vào dung dịch axit
B. Cân khối lượng sắt tham gia phản ứng và khối lượng oxit tạo thành
C. Đo thể tích khí O2 tham gia phản ứng
D. Thử sản phẩm sau phản ứng bằng nam châm
Câu 12: Để loại bỏ màu, mùi và tạp chất trong quá trình sản xuất đường phèn từ nước mía, người ta sử dụng:
A. Máu bò C. Bột than xương và máu bò
B. Bột than xương D. Lòng trắng trứng và máu bò
Câu 13: Cho dãy chuyển hóa sau:
CH4 ---> X ---> Y ---> Z ---> T ---> PVC
X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Axetilen; etilen; rượu etylic; vinyl clorua
B. Axetilen; etilen; etyl clorua; vinyl clorua
C. Axetilen; etilen; 1,2 – đicloetan; vinyl clorua
D. Axetilen; andehyt axetic; axit axetic; vinyl axetat
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon X với một lượng oxi vừa đủ. Dẫn hỗn hợp sản phẩm cháy qua bình đựng dd H2SO4 đậm đặc thì thể tích khí giảm đi một nửa. Công thức tổng quát của X là:
A. CnH2n+2 C. CnH2n-2
B. CnH2n D. CnH2n-6
Câu 15: Trong nước ngầm thường có chứa sắt dưới dạng muối sắt (II). Để loại bỏ chúng, các nhà máy nước có thể dùng cách nào trong số các cách sau đây:
A. Sục khí Cl2 vào bể chứa nước ngầm
B. Cho NaOH vào bể chứa nước ngầm
C. Sục khí O2 vào bể chứa nước ngầm
D. Sục khí Cl2 hoặc O2 vào bể chứa nước ngầm
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon A bằng một lượng oxi vừa đủ thì số mol CO2 thu được gấp đôi số mol hơi nước tạo thành. Nếu lượng oxi dùng dư 40% thì hỗn hợp khí thu được sau khi làm lạnh có số mol gấp 9 lần số mol A. CTPT đúng của A là:
A. C2H2 B. C4H4 C. C3H6 D. C6H6
Câu 17: Chất được dùng để khắc chữ và hình trên vật liệu thủy tinh là:
A. Si B. HF C. Ca(OH)2 D. MnO2
Câu 18: Trong phòng thí nghiệm, để pha chế được 500ml rượu etylic 40 o một cách chính xác nhất, người ta tiến hành như sau:
A. Lấy 200ml rượu etylic nguyên chất trộn với 300ml nước
B. Lấy 200g rượu etylic nguyên chất cho vào bình dung tích 500ml, thêm nước cho đủ thể tích 500ml
C. Lấy 200ml rượu etylic nguyên chất trộn với 300p nước
D. Lấy 200ml rượu etylic nguyên chất cho vào bình dung tích 500ml, thêm nước cho đủ thể tích 500ml
Câu 19: Đổ từ từ dd FeCl3 vào dd Na2CO3, ta thấy:
A. Chì có kết tủa FeCO3
B. Chỉ có kết tủa Fe(OH)3
C. Có kết tủa Fe(OH)3 và khí CO2 thoát ra
D. Chỉ có khí CO2 thoát ra
Câu 20: Hai chất hữu cơ X, Y đều có phân tử khối là 60. X tác dụng được với cả Na và NaOH, Y không tác dụng với Na chỉ tác dụng được với NaOH. Tên gọi đúng của X và Y lần lượt là:
A. axit axetic và metyl fomiat
B. Metyl fomiat và axit axetic
C. Glixerol và axit axetic
D. Axit axetic và đimetyl ete

B. PHẦN TỰ LUÂN: (15,0 điểm)

Câu I: (3,0 điểm)

1. Để tiến hành nhiều phản ứng hóa học, người ta cần “rượu tuyệt đối”. Làm thế nào để thu được rượu đó từ “cồn y tế” chứa 10% nước bằng phương pháp hóa học?
2. Cho một ví dụ phản ứng trong đó các hợp chất phản ứng và chất tạo thành sau phản ứng là đại diện của 4 hợp chất vô cơ cơ bản?
3. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điểu kiện nếu có).
CaCO3 ---> A ---> B ---> C ---> CaCO3
CaCO3 ---> X ---> Y ---> Z ---> CaCO3

Câu II: (3,0 điểm)

1. Sách giáo khoa Hóa học lớp 9 cho biết axetilen là một khí không màu, không mùi. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất axetilen từ đất đèn, chỉ cần nhúng một miếng đất đèn vào nước ta ngửi ngay thấy mùi khó chịu. Hãy giải thích hiện tượng trên và viết phương trình phản ứng minh họa?
2. Nêu phương pháp tiến hành nhận biết từng khí trong hỗn hợp gồm CO2, SO2, C2H2, C2H4 và CH4 (Không cần viết phương trình phản ứng)
3. Đun 17,8g chất hữu cơ Z có CTPT là C57H110O6 trong dd NaOH dư, thu được glixerol và muối natri của một axit hữu cơ đơn chức. Viết phương trình phản ứng và tính khối lượng glixerol sinh ra ( giả sử Hpư = 100%)

Câu III: (3,0 điểm)

Để đềiu chế 28,7g muối AgCl, người ta tiến hành thí nghiệm sau: lấy 25,4g muối bạc khan dễ tan (muối A) hòa vào cốc nước thứ nhất, lấy 20,3g một muối clorua kết tinh ở dạng hexahiđrat ( muối ngậm 6 phân tử nước) (muối B) hòa vào cốc nước thứ hai. Sau đó đổ cốc thứ nhất vào cốc thứ hai, khuấy đều. Lọc kết tủa, sấy khô và đem cân, thấy khối lượng rắn thu lớn hơn 28,7g, giải thích điều này và xác định CTPT của 2 muối A, B?

Câu IV: ( 3,0 điểm)

1. Có một hỗn hợp gồm C2H5OH, CH3OCH3 và CH3COOH. Bằng phương pháp hóa học hãy tách từng chất ra khỏi hỗn hợp. Viết các phương trình phản ứng xảy ra?
2. Hòa tan hoàn toàn a g CuO vào 420g dd H2SO4 40%ta được dd X chứa axit dư có nồng độ 14% và muối có nồng độ C%. Tính a và C?

Câu V: (3,0 điểm)

Hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O. Khi hóa hơi 14,8g X thì thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 6,4g khí O2 đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Cho 3,7g X vào 100ml dd NaOH 1M (D = 1,0262g/ml), sau đó nâng nhiệt độ từ từ cho bay hơi đến khô làm lạnh phần hơi cho ngưng tụ hết. Sau thí nghiệm thu được chất rắn Y khan và 100,22g chất lỏng. Xác định CTCT của X?

ChemistryQueen
06-12-2008, 10:03 PM
Câu 1 :

1 . Một hỗn hợp gồm hai ôxit : CuO và Fe2O3 . Chỉ dung thêm HCl và bột Al , hãy trình bày 3 cách điều chế Cu tinh khiết .
2. Người ta nhận thấy khi đốt cháy các đồng đẳng của 1 loai rượu thì tỉ lệ số mol CO2: H2O tăng dần khi số nguyên tử cacbon tăng . Hỏi chúng nằm ở dãy đồng đẳng nào ? ( rượu no , rượu không no, rựou thơm )

Câu 2 :

1 . Dẫn từ từ V lit khí CO2 ở dktc vào 300 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 0,5M và NaOH 1 M thì thu được 19,7g kết tủa trắng . Tính thể tích V .
2 . Hỗn hợp khí A gồm H2 và một hidrocacbon X mạch hở có tỉ khối so với H2 bằng 3 .Đun nóng A với xúc tác Ni đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp B có tỉ khối so với H2 là 4,5 . Tìm công thức và gọi tên X biết X nằm trong các dãy đồng đẳng đã học .

Câu 3:

1.Cho các dung dịch sau : H2SO4 , Na2SO4 , MgSO4 , KCl , BaCl2 . Chỉ dung thêm một thuốc thử , nêu cách phân biệt các dung dịch trên .
2. Ba chất đồng phân A , B, C thành phần chứa C, H,O phân tử khối 60dvd. Xác định công thức phân tử , công thức cấu tạo và viết các phương trình phản ứng biết rằng : tác dụng được với Na có A và C , tác dụng với NaOH có A và B , tham gia phản ứng tráng gương có B và C .

Câu 4 :

Hòa tan 1,42 g một hỗn hợp bột gồm Mg, Al , Cu trong dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch A và 0,64 g chất rắn không tan . Cho dung dịch A tác dụng với 90 ml dung dịch NaOH 1M sau đó nung kết tủa tới khối lượng không đổi thu dc 0,91 g chất rắn B .
1 Viết các PTPU
2. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp đầu .

Câu 5 :

Một rượu đơn chức X mạch hở tác dụng với HBr dư thu dc chất hữu cơ Y thành phần chứa C , H , Br trong đó Br chiếm 69,56% về khối lượng.Phân tử khối của Y nhỏ hơn 260 dvc . Nếu đun nóng rượu X với H2SO4 đặc ở 170độ C thì nó tách H2O tạo thành hai hidrocacbon có các nối đôi ở các vị trí hok kề nhau .
1 .Xác định cônmg thức phân tử và CTCT của X .
2 . Viết phương trình phản ứng tách nước tại hai hidrocacbon của X và cho biết chất nào là sản phẩm chính ? Giải thích .

ChemistryQueen
06-13-2008, 12:07 PM
ĐỀ THI CHUYÊN PTNK TPHCM NĂM 2008 - 2009


Câu 1:

Viết các pt hoá học của phản ứng xảy ra, nếu có, trong các quá trình sau( nếu không có pứ ghi rõ không phản ứng)
a) Nung hh gồm bột Fe và S trong môi trường không có oxi
b) Sục khí clo vào dd NaOH đặc nguội
c) Đun sôi kĩ dung dịch canxi hidrocacbonat bão hoà
d) Đun nhôm oxit trong dung dịch NaOH

Câu 2:

Xác định X và hoàn thành các pt pứ sau( chỉ dc thêm H2O nếu cần)
(a)XH3 + MnO2 -> Mn3O4 + XO
(b)Ag + HNO3 -> AgNO3 + XO
(c)XO + O2 -> XO2
(d) KNO2 + KI + H2SO4 -> I2 + XO + K2SO4
(e)XO2 + C -> CO2 + XO
(f) XO + XH3 -> X2

Câu 3:

X, Y, Z là 3 hoá chất dc dùng phổ biến làm phân hóa học. Chúng là các phân bón đơn để cung cấp 3 thành phần chính: đạm, lân, kali cho cây trồng. Ba hoá chất trên đều tan trong nước. Biết rằng:
+ Dung dịch nước của X cho kết tủa màu trắng với dung dịch natri cacbonnat dư
+ Khi cho dư dung dịch natri hidroxit vào dung dịch nước của Y và đun sôi, nhận thấy có mùi khai bay ra, nhưng cho dung dịch axit clohidric vào dd Y thì không thấy hiện tượng gì xảy ra. Dung dịch Y cũng tạo kết tủa trắng với dung dịch bải clorua
+ Dung dịch nc' của Z tạo kết tủa trắng với dung dịch bạc nitrat, nhưng không tạo kết tủa với dung dịch bải clorua
Xác định X, Y, Z và viết các pt mô tả các TN trên

Câu 4:

Dung dịch A chứa đồng thời 2 muối bạc nitrat và đồng (II) nitrat với nồng độ mol cuả muối đồng gấp 4 lần nồng độ mol của muối bạc
a) Nhúng 1 thanh kẽm vào 250 ml dung dịch A. Sau 1 tg lấy ra rửa sạch và cân nặng thấy m thanh kẽm tăng 1,51 . Biết rằng lúc này dung dịch sau pứ chứa 3 muối. Tính C M của muối kẽm trong dd sau pứ
b) Nếu giữ thanh kẽm ấy trong A 1 thời gian đủ lâu thì thấy sau pứ dd thu dc chỉ chứa 1 muối duy nhất với nồng độ là 0,54 M. Tính nông độ mol các chất trong dd A ban đầu
c) Trong thí nghiệm ở câu b), khối lượng thanh kẽm thay đổi bao nhiêu so với khối lượng của thanh kẽm ban đầu
Trong cả bài chấp nhận lượng kim loại sinh ra bám hết vào thanh kẽm và V dd không thay đổi trong quá trình pứ.

Câu 5:

Cho chuỗi chuyển hoá sau
H2O, Al2O3
A ---------------------> B(C2H6O)
Al2O3 + ZnO
B ---------------------> C(C4H6)
A, 600 độ C
C --------------------------> D(C6H10)
Pt, 300 độ C
D --------------------> E(C6H6)
HNO3, H2SO4
E -----------------------------> F (C6H5NO2)
Fe + HCl
F ---------------> G (C6H8NCl)
NaOH
G -------------> H(C6H7N)
XĐ CTCT của các chất trên và viết lại dưới dạng các pt phản ứng.
Biết 1 mol D pứ với 1 mol Br2 và E không pứ với dd brôm

Câu 6:

Một hỗn hợp khí gồm hidrocacbon CnH2n và hidro có thể tích chung là 3,360 l (dktc) dc cho qua xúc tác platin ở 200 độ C. Sau một tg pứ , thể tích hỗn hợp khí là 2,464 l (dktc) tương ứng với lượng CnH2n phản ứng dc là 80%. Nếu cho hỗn hợp khí ban đầu pứ với dung dịch nc' brôm thì m dung dịch tăng 2,1 g
XD thành phần phần trăm về V các chất trong hh khí đầu và tìm CT của CnH2n

hoahocmuonmau
06-17-2008, 12:25 AM
Chào mọi người, đây là một số câu trong đề thi thử ĐH mà em không làm ra, hoặc làm ra nhưng lại khác so với đáp án, và có nhiều đáp án khác nhau từ nhiều bạn. Em đã mất rất nhiều thời gian để tra cứu các sách, nhưng vẫn không thể giải nổi. Riêng với các câu tính toán, em đã làm đi làm lại và toàn ra khác đáp án, cũng có những câu làm lại lại có kết quả mới. Em rất mong các anh chị giúp em những bài này, những bài này không phải những bài thầy giao ở lớp mà em post lên đây vì luời làm, cũng không phải những bài mà em không chịu suy nghĩ đã hỏi. Em đã cố gắng hết sức và thực sự cần giúp đỡ. Vì vậy em mong mọi người sẽ giúp em.

Mọi nguời nếu có thể thì giải chi tiết giúp em nhé!

1) Chất nào sau đây chỉ thể hiện tính oxi hóa không thể hiện tính khử:
A. H2O2
B. KMnO4
C. HNO3
D. O3

2) Cho cân bằng sau (Cr2O7) 2- + H2O <-> 2 (CrO4) 2- + 2 H+
Các tác động sau có làm dịch chuyển cân bằng không, về phía nào?
- pha loãng
- thêm BaCl2
- thêm Na2CO3
- thêm NH4Cl
- thêm NaCl

3) Cho các hiđrocácbon: etec, axetilen, benzen, toluen, stiren, xiclopropan, naphtalen, isopentan. Số chất làm mất màu dd Br2 là 4 hay 5 hay 6 hay là 7?

4) dd AgNO3 có phản ứng với H2SO3 không? dd FeCl3 có phản ứng với H2SO3 không? dd FeCl3 có phản ứng với H2S không?
Nước clo sẽ phản ứng với những chất nào trong các chất sau: Al, Fe, H2SO3, Ca(OH)2, H2S, FeCl2, KI?

5) Trong các chất sau có chất nào tạo được axit axetic chỉ bằng một PƯ không: CH2OH, C2H2, C2H4

6) hh X gồm Fe và Cu với tỉ lệ phần trăm khối lượng là 4:6. Hòa tan m gam X bằng dd HNO3 thu được 0.448 l khí NO (SP khử duy nhất, đktc), dd Y và có 0.65m gam KLoại không tan. Khối lượng muối khan trong dd X là:
A. 11.2 g
B. 5.4 g
C. 6.4 g
D. 8.6 g

7) Dẫn V lít (đktc) hh X gồm axetilen và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng, thu được khí Y. Dẫn Y vào lượng dư dd AgNO3/NH3 được 12 g kết tủa. Khí ra khỏi dd phản ứng vừa đủ với dd chứa 16 gam Br2 và còn lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được 0.1 mol CO2 và 0.25 mol nước. Giá trị của V là
A. 11.2
B. 5.6
C. 8.96
D. 13.44

8)CÓ hai dd gần như ko màu đựng trong lo mất nhãn: FeSO4 và Fe2(SO4)3
Có thể dùng thuốc thử nào trong các thuốc thử sau để nhận biết hai lọ: H2S, HNO3, (KMnO4 kết hợp với H2SO4).
Giải thích.

9) Có sáu gói bột màu đen: FeS, CuS, Ag2O, MnO2, CuO, PbS. Nếu chỉ có dd HCl thì nhận biết được bao nhiêu gói bột, 3 hay 4 hay 5 hay là 6.

10) Cho P2O5 td với dd NaOH được dd gồm hai chất tan. Hai chất đó có thể là:
A. NaOH và NaH2PO4
B. NaH2PO4 và Na3PO4
C. Na2HPO4 và Na3PO4
D. Na3PO4 và H3PO4
TẠI SAO???

11) Hòa tan hoàn toàn hh gồm 0.02 mol FeS2 và 0.03mol FeS vào lượng dư dd H2SO4 đặc nóng được dd X và khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Hấp thụ hết SO2 bằng một lượng vừa đủ dd KMnO4 thu được dd Y kô màu, trong suốt có pH = 2. Thể tích dd Y là
A. 22.8 lít
B. 11.4 lít
C. 5.7 lít
D. 17.1 lít

12) Có bao nhiêu trieste của glixerol chứa đồng thời 3 gốc axit: C17H35COOH, C17H33COOH, C15H31COOH
http://www.onthi.com/?a=OT&ot=BT&bt=S&hdn_bt_id=8125 không thể hiểu nổi bài này!

13) Cho các chất sau: HO--C6H4CH2OH; H2NCH2COOCH3; H2NCH2--CH(NH2)COOH; CH3COONH4; HO--C6H4CH2OH -> Số chất lưỡng tính là 2 hay 3 hay 4 hay là 5

14) Chia 1 lít dd Br2 0.5M thành 2 phần bằng nhau. Sục vào phần một 4.48 lít khí HCl được dd X có pH = a. Sục vào phần hai 2.24 lít SO2 được dd Y có pH = b (gsử thể tích các dd không thay đổi, các khí đo ở đktc). Mối quan hệ giữa a và b là:
A. a = 2b
B. a = b
C. a>b
D. a<b

tigerchem
06-17-2008, 09:30 PM
1) Chất nào sau đây chỉ thể hiện tính oxi hóa không thể hiện tính khử:
A. H2O2
B. KMnO4
C. HNO3
D. O3

Chất oxi hóa cho điện tử (electron) trong phản ứng oxy hóa khử, chất khử nhận điện tử (khử cho o nhận).
H2O2 có oxi mang số oxi hóa là -1, có thể về 0 (thể hiện tính khử vì cho electron) hoặc xuống -2 (thể hiện tính oxy hóa, nhận 1 e)
KMnO4 có Mn+7 (số oxy hóa cao nhất nên chỉ có thể nhận thêm e để xuống số oxy hóa thấp hơn, thể hiện tính oxy hóa).
Tương tự là HNO3 có N+5, chỉ có thể nhận e, thể hiện tính oxy hóa.
O3- thì có thể xem mỗi nguyên tử oxy có số oxy hóa -1/3, có thể nhận e mà cũng có thể nhường e. Thường ta xem ozon là chất oxy hóa mạnh. KI + O3 --> KIO3 + O2

2) Cho cân bằng sau (Cr2O7) 2- + H2O <-> 2 (CrO4) 2- + 2 H+
Các tác động sau có làm dịch chuyển cân bằng không, về phía nào?
- pha loãng (thêm H2O, cân bằng chuyển dịch qua phải)
- thêm BaCl2 (tạo tủa BaCrO4, làm giảm nồng độ CrO4(2-), cân bằng sang phải)
- thêm Na2CO3 (tạo môi trường baz trung hòa bớt H+ làm giảm nồng độ H+, cân bằng sang phải)
- thêm NH4Cl (môi trường acid, tăng nồng độ H+, cân bằng sang trái)
- thêm NaCl (trung tính, ở mức phổ thông có thể nói không chuyển dịch cân bằng, nhưng thực tế Cl- có phản ứng với H+ thành HCl nên cân bằng sang phải)

3) Cho các hiđrocácbon: etec, axetilen, benzen, toluen, stiren, xiclopropan, naphtalen, isopentan. Số chất làm mất màu dd Br2 là 4 hay 5 hay 6 hay là 7?
1-etylen: có
2-acetylen: có
3-benzen: không, chỉ phản ứng với brom khan xúc tác bột sắt
4-toluen: không, tương tự benzen.
5-styren: có do có nối đôi của vinyl.
6-cyclopropan: không, phản ứng khi có xúc tác FeCl3
7-napthalen: không, chỉ phản ứng khi chiếu sáng
8-isopentan: không

4) dd AgNO3 có phản ứng với H2SO3 không? dd FeCl3 có phản ứng với H2SO3 không? dd FeCl3 có phản ứng với H2S không?
Nước clo sẽ phản ứng với những chất nào trong các chất sau: Al, Fe, H2SO3, Ca(OH)2, H2S, FeCl2, KI?

H2SO3 không tồn tại!
FeCl3 phản ứng H2S thành FeS kết tủa.
nước clo (Cl2, H2O) có tính oxy hóa nên phản ứng với các chất khử như Al, Fe, Ca(OH)2, H2S, FeCl2, KI.

5) Trong các chất sau có chất nào tạo được axit axetic chỉ bằng một PƯ không: CH2OH, C2H2, C2H4 (không!)

6) hh X gồm Fe và Cu với tỉ lệ phần trăm khối lượng là 4:6. Hòa tan m gam X bằng dd HNO3 thu được 0.448 l khí NO (SP khử duy nhất, đktc), dd Y và có 0.65m gam KLoại không tan. Khối lượng muối khan trong dd X là:
x và y là số mol Fe và Cu ==> 56x/64y = 4/6 ==> x/y = 16/21
Đã phản ứng 0.35m g kim loại.
56x + 64y = 0.35m
x/y = 16/21
==> x=0.0025m, y=m/525
Fe -3e --> Fe3+
Cu -2e --> Cu2+
N+5 +3e --> N+2 (NO)
0.02 mol
Số mol e nhận là 0.06 mol
Số mol e cho cũng 0.06 mol
0.0025m*3 + 2m/525 = 0.06
==> m = 5.305
Số mol Fe: 0.0132, số mol Cu 0.0101. Từ đó suy ra khối lượng muối
(bài này tính dài quá nhưng để nghĩ cách ngắn hơn), đáp số 5.4 g
A. 11.2 g
B. 5.4 g
C. 6.4 g
D. 8.6 g

7) Dẫn V lít (đktc) hh X gồm axetilen và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng, thu được khí Y. Dẫn Y vào lượng dư dd AgNO3/NH3 được 12 g kết tủa. Khí ra khỏi dd phản ứng vừa đủ với dd chứa 16 gam Br2 và còn lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được 0.1 mol CO2 và 0.25 mol nước.
12g kết tủa là AgCCAg, 0.05 mol. Vậy còn 0.05 mol C2H2.
0.1 mol brom tương ứng 0.1 mol C2H4.
Khí Z là etan và H2. từ số mol CO2 suy ra số mol etan là 0.05 mol, số mol nước suy ra số mol hydro là 0.1 mol.
C2H2 0.05 + 0.1 + 0.05 mol, H2 là 0.1(dư) + 0.1(pu thành etylen) + 0.1(pu thành etan) mol
tổng cộng 0.2 + 0.3 = 0.5 mol --> 11.2L
Giá trị của V là
A. 11.2
B. 5.6
C. 8.96
D. 13.44

8)CÓ hai dd gần như ko màu đựng trong lo mất nhãn: FeSO4 và Fe2(SO4)3
Có thể dùng thuốc thử nào trong các thuốc thử sau để nhận biết hai lọ: H2S, HNO3, (KMnO4 kết hợp với H2SO4).
Giải thích.
Dùng HNO3 đặc, phản ứng với sắt (II) sinh ra khí nâu đỏ NO2.
H2S thì kết tủa cả 2 muối
KMnO4 trong môi trường acid chỉ phản ứng với Fe2+ có hiện tượng mất màu thuốc tím (và tạo thành muối Mn2+ tan)

9) Có sáu gói bột màu đen: FeS, CuS, Ag2O, MnO2, CuO, PbS. Nếu chỉ có dd HCl thì nhận biết được bao nhiêu gói bột, 3 hay 4 hay 5 hay là 6.

Ag2O tạo tủa AgCl trắng, MnO2 sinh khí Cl2 màu vàng lục, CuO hòa tan thành dung dịch xanh dương (hay xanh lá), FeS sinh khí H2S. Còn CuS và PbS không phản ứng.

10) Cho P2O5 td với dd NaOH được dd gồm hai chất tan. Hai chất đó có thể là:
A. NaOH và NaH2PO4 (OH- dư sẽ phản ứng tiếp tới PO4(3-), không dừng ở đây)
B. NaH2PO4 và Na3PO4 (muốn xuống phosphate phải xuống HPO4(2-))
C. Na2HPO4 và Na3PO4 (muốn có 2 muối này phải còn acid dư)
D. Na3PO4 và H3PO4 (có trường hợp này)
TẠI SAO???
Kinh nghiệm làm bài 9 và 10 là bạn có thể bị hoảng khi chỉ giải quyết được khoảng 1/2 yêu cầu đề toán, còn lại thì không có thông tin, nếu là học sinh học hóa khá 1 chút thì bạn cứ dựa vào cảm tính, thấy quen quen là đánh vào, thường 80% là đúng, còn hơn là ngồi suy nghĩ mất thời gian, chưa chắc đúng, nếu học hóa không tốt lắm thì bình tĩnh ngồi viết lại những kiến thức căn bản, sau đó ngồi dò dò sẽ ra, còn không cứ thấy cái nào quen thuộc nhất, gần gũi nhất là đánh váo, sai số khoảng 40%, nghĩa là vẫn có thể đúng 60%. Khi đi thi trắc nghiệm, khi đã dùng hết kiến thức rồi thì hãy tin vào bản năng, đứng đánh lụi hay đánh theo qui luật, còn nếu run quá hoặc không tin vào bản năng nữa thì đánh D hoặc đánh A hết (ưu tiên D). Như vậy ít nhất đúng được cũng 1/4 số câu đánh lụi, còn hơn không có câu nào.
11) Hòa tan hoàn toàn hh gồm 0.02 mol FeS2 và 0.03mol FeS vào lượng dư dd H2SO4 đặc nóng được dd X và khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Hấp thụ hết SO2 bằng một lượng vừa đủ dd KMnO4 thu được dd Y kô màu, trong suốt có pH = 2. Thể tích dd Y là
A. 22.8 lít
B. 11.4 lít
C. 5.7 lít
D. 17.1 lít
Bài này hổng biết làm! Không có dữ kiện nào để tính toán dung dịch Y. Nếu tính thể tích khí SO2 thì tương đối dễ, bạn tự làm được.
12) Có bao nhiêu trieste của glixerol chứa đồng thời 3 gốc axit: C17H35COOH, C17H33COOH, C15H31COOH
http://www.onthi.com/?a=OT&ot=BT&bt=S&hdn_bt_id=8125 không thể hiểu nổi bài này!
Cái này toán nhiều hơn hóa, triester nghĩa là gắn 3 nhóm acid lên 3 nhóm rượu của glicerin, giả sử 3 nhóm acid là A, B, C thì ta có AAA, BBB, CCC, ABB, ACC, BAA, BCC, CAA, CBB, ABC, ACB, BAC, BCA, CAB, CBA. 15 chất.

13) Cho các chất sau: HO--C6H4CH2OH; H2NCH2COOCH3; H2NCH2--CH(NH2)COOH; CH3COONH4; HO--C6H4CH2OH -> Số chất lưỡng tính là 2 hay 3 hay 4 hay là 5
Lưỡng tính ở đây là vừa acid vừa baz, H2NCH2--CH(NH2)COOH (2 vì có 2 amin, có thể ghép với 1 acid), đáp án là 2

14) Chia 1 lít dd Br2 0.5M thành 2 phần bằng nhau. Sục vào phần một 4.48 lít khí HCl được dd X có pH = a. Sục vào phần hai 2.24 lít SO2 được dd Y có pH = b (gsử thể tích các dd không thay đổi, các khí đo ở đktc).
Br2 0.5 mol, mỗi phần 0.25 mol. HCl 0.4 mol, SO2 0.1 mol.
Phần 1 không làm thay đổi pH dung dịch (không phải phản ứng trung hòa acid-baz). [H+] = 0.8M
phần 2 thì Br2 dư (0.25 mol), SO2 hết (0.1 mol), tạo thành 0.2 mol HBr và 0.1 mol H2SO4, 0.4 mol H+, dung dịch 0.5L nên [H+] = 0.8M
Mối quan hệ giữa a và b là:
A. a = 2b
B. a = b
C. a>b
D. a

Hy vọng giúp ích cho bạn!
Thân

hoahoc.org
06-17-2008, 11:24 PM
O3- thì có thể xem mỗi nguyên tử oxy có số oxy hóa -1/3, có thể nhận e mà cũng có thể nhường e. Thường ta xem ozon là chất oxy hóa mạnh. KI + O3 --> KIO3 + O2

ozon mà có số oxi hóa là -3 à, thấy lần đâu tiên đó

nhưng thực tế Cl- có phản ứng với H+ thành HCl nên cân bằng sang phải)

Có phản ứng này sao :hutthuoc( thấy lạ lạ. Lẽ nào ở bậc đại học cho là có phản ứng này

Bo_2Q
06-18-2008, 06:59 AM
ozon mà có số oxi hóa là -3 à, thấy lần đâu tiên đó
Có lẽ huynh ý nhầm với các h/ch supeoxit

tigerchem
06-18-2008, 04:24 PM
Sorry cả nhà, lúc đó hậu đậu quá nên viết nhầm là O3- nên mới trông gà hóa cuốc tính số oxy hóa là -1/3, thành superoxit như Bo_2Q nói.
Còn cái câu NaCl thì nếu thêm muối khan vào thì nó có tác dụng hút nước làm cân bằng chuyển dịch qua chiều tạo thành bicromat. (tham khảo tuananhcyberchem)
Thân!

ChemistryQueen
06-18-2008, 04:45 PM
KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG
Năm học 2008 – 2009. Khoá ngày 17/ 06/ 2008
MÔN: HOÁ HỌC. Thời gian làm bài: 150 phút


PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm)

1. Nguyên tố R có hoá trị trong oxit bậc cao nhất bằng hoá trị trong hợp chất vơí khí H. Phân tử khối của oxit này bằng 1,875 lần phân tử khối hợp chất khí với H. R là:
A. C B. Si C. S D. N

2. Trong quá trình chuyển hoá muối Ba(NO3)2 thành kết tủa Ba3(PO4)2, thấy khối lượng hai muối khác nhau là 9,1g. Số mol muối Ba(NO3)2 và Ba3(PO4)2 lần lượt là:
A. 0,05mol và 0,1mol
B. 0,1mol và 0,05mol
C. 0,05mol và 0,15mol
D. 0,15mol và 0,05mol

3. Cho hỗn hợp Fe, Cu tác dụng với dd HNO3, phản ứng xong thu được dd A chỉ chứa một chất tan là:
A. Fe(NO3)3 B. Cu(NO3)2
C. Fe(NO3)2 D. HNO3

4. Đốt cháy hoàn toàn 1V hơi chất hữu cơ A cần 1V oxi, thu được 1V khí CO2 và 1V hơi H2O (các thể tích được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). A là:
A. HCHO B. CH3OH
C. HCOOH D. HCOOCH3

5. Cho Na dư vào một dd cồn (C2H5OH + H2O), thấy khối lượng H2 bay ra bằng 3% khối lượng cồn đã dùng. Dung dịch cồn có C% là:
A. 75,56% B. 72,57%
C. 70,57% D. 68,57%

6. Cho 14,5d hỗn hợp Mg, Fe, Zn vào dd H2SO4 loãng, dư tạo ra 6,72 lít khí H2 (đktc). Khối lượng muối sunfat thu được là:
A. 43,9g B. 43,3g C. 44,5g D. 34,3g

7. Rượu tan vô hạn trong nước là do:
A. Có nhóm –OH giống với nước
B. Có liên kết phân cực giống nước
C. Có tính chất hoá học giống như nước
D. Tạo được liên kết H với nước

8. Nhận biết các chất Al, Al2O3, Ba và MgO bằng một hoá chất là:
A. HCl B. NaOH C. H2O D. H2

9.Đốt cháy hoàn toàn m gam một hiđrocacbon ở thể khí thu được m gam H2O. CTPT của hiđrocacbon đó là:
A. C3H8 B. C4H10 C. C2H4 D. C4H6

10. Hiện tượng nào sau đây sai ?
A. Nhai tinh bột lâu thấy có vị ngọt do tinh bột đã chuyển thành glucozơ
B. Quả chín ngọt hơn quả xanh do tinh bột chuyển hoá thành glucozơ
C. Bôi iot lên chuối xanh thấy chuyển thành màu xanh đậm do iot chuyển màu khi gặp tinh bột
D. Tinh bột để lâu bị vón cục do đã chuyển thành xenlulozơ

11. Điều nào là sai ?
A. Pha loãng dd axit bằng nước thì pH tăng lên
B. Pha loãng dd Bazơ bằng nước thì pH giảm xuống
C. Pha loãng dd muối bằng nước thì pH không đổi
D. Trị số của pH không nhất thiết phải nguyên, dương

12. Phóng điện êm qua O2 được hỗn hợp O2 + O3 (3O2 <--> 2O3) có M trung bình = 33 đvC. Hiệt suất phản ứng là
A. 7,09% B. 9,09% C. 11,09% D. 13,09%

PHẦN II: TỰ LUẬN (17,0 điểm)

Câu 1. (3 điểm)
Hỗn hợp A gồm N2, H2, NH3 cho vào một khí nhiên kế rồi đưa lên nhiệt độ thích hợp để NH3 phân hủy hết. Sau phản ứng, thu được hỗn hợp khí B có thể tích tăng 20% so với A. Dẫn B qua CuO nung nóng, sau đó loại nước còn lại một khí duy nhất có thể tích bằng 60% khí B. Tính % thể tích hỗn hợp A, biết rằng thể tích các khi đo ở trong cùng điểu kiện nhiệt độ và áp suất

Câu 2 (2,5 điểm)
Cho 11g hỗn hợp gồm 6,72 lít một hiđrocacbon mạch hở A và 2,24 lít một ankin B (CnH2n-2). Đốt cháy hỗn hợp này thì tiêu thụ 25,56 lít oxi. Các thể tích đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Xác định CTPT của A và B

Câu 3: (1,5 điểm)
Hoà tan 20g hỗn hợp MgCO3 và RCO3 (tỉ lệ mol 1: 1) bằng dd HCl. Lượng khí CO2 sinh ra cho hấp thụ hoàn toàn bởi 200ml dd NaOH 2,5M, thu được dd A. Thêm BaCl2 dư vào dd A thu được 39,4g kết tủa. Định tên kim loại R

Câu 4: (1,5 điểm)
Dung dịch A chứa các ion: Na+, SO4 2-, SO3 2-, CO3 2-. Bằng những phản ứng hoá học nào có thể nhận biết từng loại anion (ion âm) chứa trong dd ?

Câu 5: (1 điểm)
Cho 3 chất sau: etan (C2H6), metylflorua (CH3F) và metanol (CH3OH)
a. Giải thích tại sao các chất trên có khối lượng phân tử hầu như bằng nhau, nhưng có chất ở thể khí, có chất ở thể lỏng. Cho biết chất nào ở thể khí, chất nào ở thể lỏng ở 25 độ C và 1atm
b. Hãy sắp xếp thứ tự nhiệt độ sôi giảm dần của 3 chất trên. Giải thích ?

Câu 6: (1,5 điểm)
Tiến hành 3 thí nghiệm sau:
TN1: Cho một mẫu Na vào nước lỏng, dư
TN2: Cho một mẫu Na như trên vào dd HCl với Vdd HCl = VH2O (TH1)
TN3: Cho số mol bột Al bằng số mol Na trong TN1 vào H2O lỏng, dư (có lượng tương đương ở TN1)
a. Cho biết hiện tượng xảy ra trong mỗi thí nghiệm trên ?
b. So sánh mức độ xảy ra phản ứng trong các thí nghiệm trên ?

Câu 7: (0,5 điểm)
Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày có những việc làm tưởng chừng vô hại, ví dụ như đổ nước giặt quần áo xuống bồn cầu. Thực tế thì điều gì không tốt sẽ xảy ra?

Câu 8: (1,5 điểm)
Trình bày phương pháp điều chế các chất rắn CaSO4, FeCl3, H2SiO3 từ hỗn hợp CaCO3, Fe2O3, SiO2

Câu 9: (2 điểm)
Từ 0,81 kg tinh bột điều chế được bao nhiêu kg axit axetic theo sơ đồ phản ứng sau ?
Tinh bột --(1)--> Glucozơ --(2)--> Rượu etylic --(3)--> Axit axetic
Biết rằng hiệu suất phản ứng (1), (2), (3) lần lượt là 90%, 80%, 70%

Câu 10: (2 điểm)
a. Nồng độ dd bão hoà NaCl ở 20 độ C là 22,22%. Tính độ tan của dd NaCl ở cùng nhiệt độ.
b. B. Xác định lượng AgNO3 tách ra khi làm lạnh 2500g dd AgNO3 bão hoà ở 60 đô C xuống 10 đô C. Cho biết độ tan của AgNO3 ở 60 đô C là 525g, ở 10 đô C là 170g

P/s: Mình mới đi thi về muốn biết kết quả mình làm đúng hay sai vì vậy mong các bạn giải giúp đề này. Thanhs

chocolateger
06-22-2008, 12:07 AM
ban cũng thi sư phạm hả???
mình thi nhưng làm bài chán lắm
mình hỏi câu này cái
thêm CaCO3 vào phản ứng CaCO3+H2O+CO2=Ca(HCO3)2 thì tại sao không làm dịch chuyển cân bằng thế??

hỏi nhờ câu nữa nha Tigerchem giúp em cái nhá
đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ thu được 2amol CO2 . Mặt khác để trung hòa a mol X cần vừa đủ 2a mol KOH Kết luận nào sau đây sai?
A. Công thức cấu tạo của X là HOOC_COOH
B. X tác dụng với AgNO3/NH3
C. X tác dụng với C2H5OH có thể cho hai este
D. X tác dụng với Ca(OH)2 tạo kết tủa
đáp án là B nhưng em chả hiểu why??

tieulytamhoan
06-22-2008, 07:25 AM
Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ thu được 2amol CO2 . Mặt khác để trung hòa a mol X cần vừa đủ 2a mol KOH Kết luận nào sau đây sai?
A. Công thức cấu tạo của X là HOOC_COOH
B. X tác dụng với AgNO3/NH3
C. X tác dụng với C2H5OH có thể cho hai este
D. X tác dụng với Ca(OH)2 tạo kết tủa
đáp án là B nhưng em chả hiểu why??
Nếu ko biết thì bạn có thể dùng phương pháp loại suy như sau:
+ Câu A hợp lý vì
C2H2O2 + 3/2 O2 ---> 2CO2 + H2O
HOOC-COOH + 2KOH ---> KOOC-COOK + 2H2O

+ Câu C cũng hợp lý vì đề cho p/ứ với 2 mol KOH ---> có 2 H của acid ---> X là acid 2 chức ---> có thể p/ứ với ethanol cho ra 2 sản phẩm ester

+ Câu D là quá hợp lý rùi. Calcium oxalate (CaC2O4) kết tủa màu trắng mừ

----> Đáp án B là lựa chọn cuối cùng ^^

tieulytamhoan
06-22-2008, 07:31 AM
mình hỏi câu này cái
thêm CaCO3 vào phản ứng CaCO3+H2O+CO2=Ca(HCO3)2 thì tại sao không làm dịch chuyển cân bằng thế??
Theo nguyên lý Le Chatelier là có dịch chuyển cân bằng nhưng do p/ứ là dị pha nên bị động học của p/ứ bị hạn chế ---> Kcb nhỏ.
Có lẽ Kcb quá nhỏ nên xem như ko có sự dịch chuyển này trong thực tế.
Ý kiến của mình là vậy. Các anh em cho ý kiến với nhé.
Thân ái.

tigerchem
06-22-2008, 04:43 PM
Nguyên lý Le Chatelier phát biểu như sau: trong một hệ thống cân bằng, nếu bất kì sự thay đổi nào về nồng độ, nhiệt độ, thể tích hay áp suất (toàn phần) sẽ làm cân bằng dịch chuyển theo hướng chống lại sự thay đổi đó.
Như vậy chỉ có sự thay đổi nồng độ mới làm dịch chuyển cân bằng.
CaCO3 không tan nên không làm dịch chuyển cân bằng.

đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ thu được 2amol CO2 . Mặt khác để trung hòa a mol X cần vừa đủ 2a mol KOH Kết luận nào sau đây sai?

Bây giờ ta phân tích tình huống thế này, khi đọc đề thi thì đọc đến đâu ta giải các dữ kiện đến đó. Đối với những bài chỉ toàn biến số (nhìn sơ qua tất cả phụ thuộc vào a) thì cứ đặt a=1 cho dễ suy nghĩ.
Như vậy 1mol axit đốt cho ra 2 mol CO2, vậy axit này có 2 carbon.
Cần 2 mol KOH để trung hòa nên axit này có 2H linh động. Đừng vội hấp tấp kết luận ngay axit này có 2 chức axit vì có thể nó chứa phenol cũng có thể phản ứng với KOH
Ví dụ trường hợp acid salicilic chỉ có 1 chức nhưng cần 2 mol KOH để phản ứng.
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/8e/Salicylic-acid-skeletal.svg/180px-Salicylic-acid-skeletal.svg.png
Tuy nhiên ở trên ta đã nói acid chỉ có 2C nên loại trường hợp có phenol (6C) và tạm kết luận là nó có 2 chức acid và công thức là acid oxalic.
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/1/1b/Oxalic_acid.png
Nói thì dông dài chứ vừa đọc câu hỏi vừa suy nghĩ chưa tốn của bạn quá 10s. Các bạn cứ luyện kĩ năng vừa đọc đề đến đâu vừa suy nghĩ đến đó thì sẽ làm bài nhanh và chính xác.
Nhìn qua 4 câu trả lời thì A và C đúng. Nếu giỏi thì bạn có thể loại ngay D như tieulytamhoan nói, nhưng nếu không biết calci oxalate kết tủa thì sao? Ta chọn giữa B và D. Rõ ràng acid không phản ứng với AgNO3/NH3 nhưng trong chương trình học bạn cũng không nhớ là có acid hữu cơ nào kết tủa với Ca(OH)2 thì sao? Tới đây bạn phải chọn cái nào có khả năng sai nhiều nhất và B thì chắc chắn là sai nên mạnh dạn chọn B. Đừng phân vân để cuối cùng chọn câu mình không biết chứ không phải câu mình biết chắc là sai! (chuyện này hay dễ xảy ra trong trường hợp dư giờ và thích vẽ rắn thêm chân và die oan mạng!)

A. Công thức cấu tạo của X là HOOC_COOH
B. X tác dụng với AgNO3/NH3
C. X tác dụng với C2H5OH có thể cho hai este
D. X tác dụng với Ca(OH)2 tạo kết tủa

chocolateger
06-22-2008, 11:11 PM
cam on moi nguoi nhiu nha

Blue_sphere_90
06-22-2008, 11:53 PM
6) hh X gồm Fe và Cu với tỉ lệ phần trăm khối lượng là 4:6. Hòa tan m gam X bằng dd HNO3 thu được 0.448 l khí NO (SP khử duy nhất, đktc), dd Y và có 0.65m gam KLoại không tan. Khối lượng muối khan trong dd X là:
x và y là số mol Fe và Cu ==> 56x/64y = 4/6 ==> x/y = 16/21
Đã phản ứng 0.35m g kim loại.
56x + 64y = 0.35m
x/y = 16/21
==> x=0.0025m, y=m/525
Fe -3e --> Fe3+
Cu -2e --> Cu2+
N+5 +3e --> N+2 (NO)
0.02 mol
Số mol e nhận là 0.06 mol
Số mol e cho cũng 0.06 mol
0.0025m*3 + 2m/525 = 0.06
==> m = 5.305
Số mol Fe: 0.0132, số mol Cu 0.0101. Từ đó suy ra khối lượng muối
(bài này tính dài quá nhưng để nghĩ cách ngắn hơn), đáp số 5.4 g



Hình như bài nè bài giải có vấn đề.Do Fe và Cu phản ứng đồng thời nên còn dư KL ==> dư Fe, mà khi Fe và Cu phản ứng --> Fe3+ và Cu2+, mà sau phản ứng còn dư Fe nên suy ra Fe sẽ đẩy Cu ra khỏi dung dịch và Fe cũng sẽ p/u với Fe3+ thành Fe2+. Nên Cu coi như hok phản ứng còn Fe--> Fe2+:

Fe - 2e = Fe2+
0,06 0,03
N+5 +3e --> N+2
0,06 0,02
khối lượng KL phản ứng = khối lượng Fe phản ứng bằng 0,35m
suy ra 1,68=0,35m ==> m = 4,8gam! ý kiến của tui là zậy!

tigerchem
06-23-2008, 11:18 AM
Hi, mình cũng nghĩ đến trường hợp phản ứng "tưng bừng" như bạn nói nhưng mình nghĩ trong môi trường HNO3 thì Fe bị thụ động hóa nên không thể phản ứng tiếp như bạn nói mà chỉ đơn thuần là phản ứng oxy hóa khử với acid nitric, hơn nữa đề bài đã "chặn" trước bằng câu 0.65m g kim loại không tan, chứ không nói là sau phản ứng có 0.65m g kim loại, như vậy là kim loại không phản ứng (không tan) luôn chứ không phải là phản ứng tan ra xong "tái sinh" lại và chuyển thành sắt (II). Mình nghĩ vậy nên mới làm theo cách này. Mình cũng lười tra thế oxy hóa khử với lại nghĩ ở mức phổ thông không phức tạp như vậy. by the way, thanks so much for your opinion!

chocolateger
06-24-2008, 08:16 PM
bạn hoahocmuonmau cho to hoi khi nao ben su pham co diem i nhi??
mà sao ấy post bài lên mà chẳng thấy reply vậy?

còn đáp án cái bài 6 đó là 5,4 là đúng rồi!!
thanks

aye
06-27-2008, 10:42 PM
1) Chất nào sau đây chỉ thể hiện tính oxi hóa không thể hiện tính khử:
A. H2O2
B. KMnO4
C. HNO3
D. O3

Chất oxi hóa cho điện tử (electron) trong phản ứng oxy hóa khử, chất khử nhận điện tử (khử cho o nhận).
H2O2 có oxi mang số oxi hóa là -1, có thể về 0 (thể hiện tính khử vì cho electron) hoặc xuống -2 (thể hiện tính oxy hóa, nhận 1 e)
KMnO4 có Mn+7 (số oxy hóa cao nhất nên chỉ có thể nhận thêm e để xuống số oxy hóa thấp hơn, thể hiện tính oxy hóa).
Tương tự là HNO3 có N+5, chỉ có thể nhận e, thể hiện tính oxy hóa.
O3- thì có thể xem mỗi nguyên tử oxy có số oxy hóa -1/3, có thể nhận e mà cũng có thể nhường e. Thường ta xem ozon là chất oxy hóa mạnh. KI + O3 --> KIO3 + O2

2) Cho cân bằng sau (Cr2O7) 2- + H2O <-> 2 (CrO4) 2- + 2 H+
Các tác động sau có làm dịch chuyển cân bằng không, về phía nào?
- pha loãng (thêm H2O, cân bằng chuyển dịch qua phải)
- thêm BaCl2 (tạo tủa BaCrO4, làm giảm nồng độ CrO4(2-), cân bằng sang phải)
- thêm Na2CO3 (tạo môi trường baz trung hòa bớt H+ làm giảm nồng độ H+, cân bằng sang phải)
- thêm NH4Cl (môi trường acid, tăng nồng độ H+, cân bằng sang trái)
- thêm NaCl (trung tính, ở mức phổ thông có thể nói không chuyển dịch cân bằng, nhưng thực tế Cl- có phản ứng với H+ thành HCl nên cân bằng sang phải)

3) Cho các hiđrocácbon: etec, axetilen, benzen, toluen, stiren, xiclopropan, naphtalen, isopentan. Số chất làm mất màu dd Br2 là 4 hay 5 hay 6 hay là 7?
1-etylen: có
2-acetylen: có
3-benzen: không, chỉ phản ứng với brom khan xúc tác bột sắt
4-toluen: không, tương tự benzen.
5-styren: có do có nối đôi của vinyl.
6-cyclopropan: không, phản ứng khi có xúc tác FeCl3
7-napthalen: không, chỉ phản ứng khi chiếu sáng
8-isopentan: không

4) dd AgNO3 có phản ứng với H2SO3 không? dd FeCl3 có phản ứng với H2SO3 không? dd FeCl3 có phản ứng với H2S không?
Nước clo sẽ phản ứng với những chất nào trong các chất sau: Al, Fe, H2SO3, Ca(OH)2, H2S, FeCl2, KI?

H2SO3 không tồn tại!
FeCl3 phản ứng H2S thành FeS kết tủa.
nước clo (Cl2, H2O) có tính oxy hóa nên phản ứng với các chất khử như Al, Fe, Ca(OH)2, H2S, FeCl2, KI.

5) Trong các chất sau có chất nào tạo được axit axetic chỉ bằng một PƯ không: CH2OH, C2H2, C2H4 (không!)

6) hh X gồm Fe và Cu với tỉ lệ phần trăm khối lượng là 4:6. Hòa tan m gam X bằng dd HNO3 thu được 0.448 l khí NO (SP khử duy nhất, đktc), dd Y và có 0.65m gam KLoại không tan. Khối lượng muối khan trong dd X là:
x và y là số mol Fe và Cu ==> 56x/64y = 4/6 ==> x/y = 16/21
Đã phản ứng 0.35m g kim loại.
56x + 64y = 0.35m
x/y = 16/21
==> x=0.0025m, y=m/525
Fe -3e --> Fe3+
Cu -2e --> Cu2+
N+5 +3e --> N+2 (NO)
0.02 mol
Số mol e nhận là 0.06 mol
Số mol e cho cũng 0.06 mol
0.0025m*3 + 2m/525 = 0.06
==> m = 5.305
Số mol Fe: 0.0132, số mol Cu 0.0101. Từ đó suy ra khối lượng muối
(bài này tính dài quá nhưng để nghĩ cách ngắn hơn), đáp số 5.4 g
A. 11.2 g
B. 5.4 g
C. 6.4 g
D. 8.6 g

7) Dẫn V lít (đktc) hh X gồm axetilen và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng, thu được khí Y. Dẫn Y vào lượng dư dd AgNO3/NH3 được 12 g kết tủa. Khí ra khỏi dd phản ứng vừa đủ với dd chứa 16 gam Br2 và còn lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được 0.1 mol CO2 và 0.25 mol nước.
12g kết tủa là AgCCAg, 0.05 mol. Vậy còn 0.05 mol C2H2.
0.1 mol brom tương ứng 0.1 mol C2H4.
Khí Z là etan và H2. từ số mol CO2 suy ra số mol etan là 0.05 mol, số mol nước suy ra số mol hydro là 0.1 mol.
C2H2 0.05 + 0.1 + 0.05 mol, H2 là 0.1(dư) + 0.1(pu thành etylen) + 0.1(pu thành etan) mol
tổng cộng 0.2 + 0.3 = 0.5 mol --> 11.2L
Giá trị của V là
A. 11.2
B. 5.6
C. 8.96
D. 13.44

8)CÓ hai dd gần như ko màu đựng trong lo mất nhãn: FeSO4 và Fe2(SO4)3
Có thể dùng thuốc thử nào trong các thuốc thử sau để nhận biết hai lọ: H2S, HNO3, (KMnO4 kết hợp với H2SO4).
Giải thích.
Dùng HNO3 đặc, phản ứng với sắt (II) sinh ra khí nâu đỏ NO2.
H2S thì kết tủa cả 2 muối
KMnO4 trong môi trường acid chỉ phản ứng với Fe2+ có hiện tượng mất màu thuốc tím (và tạo thành muối Mn2+ tan)

9) Có sáu gói bột màu đen: FeS, CuS, Ag2O, MnO2, CuO, PbS. Nếu chỉ có dd HCl thì nhận biết được bao nhiêu gói bột, 3 hay 4 hay 5 hay là 6.

Ag2O tạo tủa AgCl trắng, MnO2 sinh khí Cl2 màu vàng lục, CuO hòa tan thành dung dịch xanh dương (hay xanh lá), FeS sinh khí H2S. Còn CuS và PbS không phản ứng.

10) Cho P2O5 td với dd NaOH được dd gồm hai chất tan. Hai chất đó có thể là:
A. NaOH và NaH2PO4 (OH- dư sẽ phản ứng tiếp tới PO4(3-), không dừng ở đây)
B. NaH2PO4 và Na3PO4 (muốn xuống phosphate phải xuống HPO4(2-))
C. Na2HPO4 và Na3PO4 (muốn có 2 muối này phải còn acid dư)
D. Na3PO4 và H3PO4 (có trường hợp này)
TẠI SAO???
Kinh nghiệm làm bài 9 và 10 là bạn có thể bị hoảng khi chỉ giải quyết được khoảng 1/2 yêu cầu đề toán, còn lại thì không có thông tin, nếu là học sinh học hóa khá 1 chút thì bạn cứ dựa vào cảm tính, thấy quen quen là đánh vào, thường 80% là đúng, còn hơn là ngồi suy nghĩ mất thời gian, chưa chắc đúng, nếu học hóa không tốt lắm thì bình tĩnh ngồi viết lại những kiến thức căn bản, sau đó ngồi dò dò sẽ ra, còn không cứ thấy cái nào quen thuộc nhất, gần gũi nhất là đánh váo, sai số khoảng 40%, nghĩa là vẫn có thể đúng 60%. Khi đi thi trắc nghiệm, khi đã dùng hết kiến thức rồi thì hãy tin vào bản năng, đứng đánh lụi hay đánh theo qui luật, còn nếu run quá hoặc không tin vào bản năng nữa thì đánh D hoặc đánh A hết (ưu tiên D). Như vậy ít nhất đúng được cũng 1/4 số câu đánh lụi, còn hơn không có câu nào.
11) Hòa tan hoàn toàn hh gồm 0.02 mol FeS2 và 0.03mol FeS vào lượng dư dd H2SO4 đặc nóng được dd X và khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Hấp thụ hết SO2 bằng một lượng vừa đủ dd KMnO4 thu được dd Y kô màu, trong suốt có pH = 2. Thể tích dd Y là
A. 22.8 lít
B. 11.4 lít
C. 5.7 lít
D. 17.1 lít
Bài này hổng biết làm! Không có dữ kiện nào để tính toán dung dịch Y. Nếu tính thể tích khí SO2 thì tương đối dễ, bạn tự làm được.
12) Có bao nhiêu trieste của glixerol chứa đồng thời 3 gốc axit: C17H35COOH, C17H33COOH, C15H31COOH
http://www.onthi.com/?a=OT&ot=BT&bt=S&hdn_bt_id=8125 không thể hiểu nổi bài này!
Cái này toán nhiều hơn hóa, triester nghĩa là gắn 3 nhóm acid lên 3 nhóm rượu của glicerin, giả sử 3 nhóm acid là A, B, C thì ta có AAA, BBB, CCC, ABB, ACC, BAA, BCC, CAA, CBB, ABC, ACB, BAC, BCA, CAB, CBA. 15 chất.

13) Cho các chất sau: HO--C6H4CH2OH; H2NCH2COOCH3; H2NCH2--CH(NH2)COOH; CH3COONH4; HO--C6H4CH2OH -> Số chất lưỡng tính là 2 hay 3 hay 4 hay là 5
Lưỡng tính ở đây là vừa acid vừa baz, H2NCH2--CH(NH2)COOH (2 vì có 2 amin, có thể ghép với 1 acid), đáp án là 2

14) Chia 1 lít dd Br2 0.5M thành 2 phần bằng nhau. Sục vào phần một 4.48 lít khí HCl được dd X có pH = a. Sục vào phần hai 2.24 lít SO2 được dd Y có pH = b (gsử thể tích các dd không thay đổi, các khí đo ở đktc).
Br2 0.5 mol, mỗi phần 0.25 mol. HCl 0.4 mol, SO2 0.1 mol.
Phần 1 không làm thay đổi pH dung dịch (không phải phản ứng trung hòa acid-baz). [H+] = 0.8M
phần 2 thì Br2 dư (0.25 mol), SO2 hết (0.1 mol), tạo thành 0.2 mol HBr và 0.1 mol H2SO4, 0.4 mol H+, dung dịch 0.5L nên [H+] = 0.8M
Mối quan hệ giữa a và b là:
A. a = 2b
B. a = b
C. a>b
D. a

Hy vọng giúp ích cho bạn!
Thân
Cái gì thế này? Sao FeCl3 + H2S tạo ra FeS kết tủa được, lần đầu tiên tui thấy cái pu này đấy, mà tigerchem xem lại cả phần câu 1 nữa, đọc mà chán, giải thích cái kiểu gì thế ? chả đúng gì :(

tigerchem
06-28-2008, 12:45 AM
Câu FeCl3 thì mình làm sai rồi, phản ứng FeCl3 + H2S --> FeCl2 + S + HCl hoặc nếu đun nóng 600oC thì tạo thành FeS2 + FeCl2 + HCl.
Câu 1 nếu bạn có giải thích hay và chính xác thì có thể post để mọi người cùng tham khảo.
Thân.

bluenight
07-04-2008, 07:04 AM
:welcome ( các bạn học phổ thông hay luyện thi dh có thể vào trang web này làm bài hay học và ôn tập các bài giảng về Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh trên đề có sẵn, có tính thời gian làm bài.
http://hocmai.vn/
Bạn hay đăng kí trước khi tham gia, có thể xem lại kết quả sau khi làm bài, nếu muốn xem đáp án của đề thi thì các bạn phải có t ài khoản.
Chúc các bạn học tốt!
:hun (

bluenight
07-08-2008, 02:46 AM
:24h_057: hey mọi người thảo luận bài hóa nhỏ này júp mình
" Có 5 dung dịch NaNO3, Na2CO3, NaHCO3, Mg(NO3)2, Zn(NO3)2. Chỉ dùng một thuốc thử nhận biết!
Trả lời:
a. NaOH b. HCl c. BaCl2 d. CO2
Đáp án của tác giả là a.NaOH.
Theo mình thì NaOH nhận được Mg2+, Zn2+, còn lại thì vẫn chưa giải quyết được!:24h_083: Mong các bro júp mình!:hun (

khanh
07-08-2008, 10:09 AM
:24h_057: hey mọi người thảo luận bài hóa nhỏ này júp mình
" Có 5 dung dịch NaNO3, Na2CO3, NaHCO3, Mg(NO3)2, Zn(NO3)2. Chỉ dùng một thuốc thử nhận biết!
Trả lời:
a. NaOH b. HCl c. BaCl2 d. CO2
Đáp án của tác giả là a.NaOH.
Theo mình thì NaOH nhận được Mg2+, Zn2+, còn lại thì vẫn chưa giải quyết được!:24h_083: Mong các bro júp mình!:hun (

Em nghĩ là thế này, dùng NaOH:
- Mg2+ cho kết tủa trắng kô tan
- Zn2+ cho kết tủa trắng tan
Lấy Zn2+ vừa nhận cho vào 3 cái kia nhận Na2CO3 có kết tủa trắng
Còn 2 cái kia, đun nóng để NaHCO3 tạo thành Na2CO3 rồi cũng làm như trên nhận 2 cái còn lại

bluenight
07-08-2008, 12:18 PM
:24h_115: nếu vậy mình cũng có thể dùng Mg2+ để làm cũng được chứ, cũng tạo kết tủa với Na2CO3 và mình cũng sẽ thử tương tự như vậy, Zn2+ tạo kết tủa sẽ có sự thủy phân và tạo tiếp kết tủa trằng dạng keo Zn(OH)2 còn kết tủa carbonat của magie thì hình như không bị thủy phân thì phải!( khôg bít có đúng không)
Dẫu sao mình thấy cách bạn Khanh cũng rất hợp lí!:021_002: Cảm ơn bạn nhiều lắm!

vanvan2008
08-04-2008, 02:30 PM
:welcome
:welcome (:Đốt cháy m gam bột Cu ngoài kk đc hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong 200 g dd HNO3 đc dd Y và 2,24 lít NO(đktc) .Y tác dụng vừa đủ với 300 ml dd NaOH 2 M ,đc kết tủa R . Say khi nung R đến khối lượng ko đổi đc 20 g chất rắn .Thành phần phần trăm khối lượng các chất trong X là
A: 20% B:25%
C:21% D:Kết quả khác (neu co ghi đáp số)
_Minh da lam bai nay theo nhieu cach nhung van chua ra dc,neu chi lam don gian la hh X gom Cu du va CuO thi don gian qua nhung cung ko ra dap an nao ca Cu:54,55% va CuO 45,45%

2_ Neu cho ca Cu2O thi lai co 2 Phuong trinh 3 an ,cung ko the ra dc

3_Minh thay de cho so mol NaOH la thua vi ko can thiet ,phai chang chi de khang dinh HNO3 du va X pu het ,hoac neu NH4NO3 dc sinh ra va pu voi NaOH thi so mol cua Cu(NO3)2 phai lon hon 0,4 --dieu nay vo ly ,hoac ho co tinh cho thua du kien de hoc sinh mat nhieu thoi gian hon ma thoi

Mình mong các bạn trả lời sớm:24h_115:

hafc
08-04-2008, 03:55 PM
Đốt cháy m gam bột Cu ngoài kk đc hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong 200 g dd HNO3 đc dd Y và 2,24 lít NO(đktc) .Y tác dụng vừa đủ với 300 ml dd NaOH 2 M ,đc kết tủa R . Say khi nung R đến khối lượng ko đổi đc 20 g chất rắn .Thành phần phần trăm khối lượng các chất trong X là
A: 20% B:25%
C:21% D:Kết quả khác (neu co ghi đáp số)

Mình thấy đầu bài cho có vấn đề vì:
X là hỗn hợp rắn, câu hỏi là tính thành phần % khối lượng các chất trong X mà kết quả lại cho % của 1 chất. Mình cũng không hiểu nổi.

niteo4_xp
08-14-2008, 11:02 AM
sở giáo dục và đào tạo kì thi chọn học sinh giỏi lớp 12
thanh hóa ngày thi 28-3-2008


câu 1(6 điểm)
1 viết công thức hóa học của các chất là thành phần chính của :sôđa;criolit:phèn chua;quặng đôlômit:cacnalit;sinvinit;thuốc trừ sâu 666;2,4-D;mì chính;nước cường thủy;nước ôxi già;nước nặng;nước đá khô

2/trong phản ứng hóa học,axit có thể là chất khử,chất ôxi hóa,chất trao đổi chất nhường prroton,chất xúc tác, hoặc môi trường cho các phản ứng hóa học khác.viết phương trình hóa học biểu diễn các phản ứng chứng minh nhận định trên

3/ hòa tan hoàn toàn FeS2 vào cốc chứa axit HNO3 thu được dung dịch A và chỉ có một khí bay ra.thêm bột Cu dư và H2SO4 và A thấy dung dịch chuyển thành màu xanh đậm nhưng không có khí bay ra.viết phường trình hóa học biểu diễn các phản ứng đã xảy ra

4/nung nóng AgNO3 được chất rắn A và khí B,dẫn B vào cốc nước được dung dịch C nồng độ loãng.cho toàn bộ A vào C.
Nung nóng Fe(NO3)2 trong một bình kín không có ôxi được chất rắn A1 và khí B1.Dẫn B1 vào một cốc nước được dung dịch C1.cho toàn bộ A1 vào C1.
tính thành phần % khối lượng của A không tan trong C và của A1 không tan trong C1.
biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn

câu 2(7,0 điểm)
1/viết 5 loại phản ứng khác nhau trực tiếp tạo ra axeton
2/cho 2 sơ đồ điều chế p-nitrophenol sau đây:


a) (phenyl clorua)-----------(đk:NaOH đặc,t0,p)---------->phenolat natri------(+CO2 dư)------>phenol--------------(HNO3/H2SO4)-->p-nitrophenol



b (phenyl clorua)--------------(HNO3/H2SO4,1:1)-->(1-clo-3-nitro benzen)-----------(đk:NaOH đặc,t0,p)---------->(3-nitro natriphenolat)------(+HCl)---->p-nitrophenol



hãy cho biết sơ đồ nào tốt hơn? giải thích?

3.thực hiweenj các phản ứng theo sơ đồ sau:
a 6A----(t0,xt)->B A+O2------(xt)-->D
E+H2O---(xt)---->G D+E-----(xt)----->X
X+H2O-----(H+)---->D+G


biết các chất A,B,D,E,G,X
ở trên đều tham gia phản ứng được với Ag2O/NH3,trong đó E là hidrocacbon

b X+H2------->A; X+O2------->B
A+B---->esteC4H4O4+H2O


4.hidrocacbon a khi tác dụng với HCl tạo ra sản phẩm chính là 1-clo-1-metylxiclohexan.dựa theo phương trình hóa học biểu diễn phản ứng của propilen với clo ở 500 độ C;với clo trong nước.viết phương trình hóa học biểu diễn phản ứng của A với clo và clo trong nước ở các điều kiện tương tự.

5.xác định công thức phân tử cấu tạo có thể có của các rượu sau:
a)đốt cháy hoàn toàn m(g) rượu no mạch hở Z thu được m(g) nước.biết khối lượng phân tử của Z nhỏ hơn 100
b)cho 6,2 gam rượu A tác dụng với Na sinh ra 10,6 gam ancolat. biết khối lượng phân tử của A nhỏ hơn 90


câu 3(4 điểm)
hai hỗn hợp A và B đều chứa Al và FexOy
sau phản ứng nhiệt nhôm mẫu A thu dược 92,35 gam chất rắn C.hòa tan C bằng dung dịch xút dư thấy có 8,4 lít khí bay ra và còn lại một phần khong tan D
hòa tan 1/4 lượng chất rắn D cần dùng 60 gam H2SO4 98%,nóng.giả sử chỉ tạo thành một loại muối sắt III

1 tính khối lượng Al2O3
tạo thành khi nhiệt nhôm mẫu A và xác định công thức phân tử của sắt oxit

2. tiến hành nhiệt nhôm 26,8 gam mẫu B ,sau khi làm nguội hòa tan hỗn hợp thu được bằng dung dịch HCl loãng dư thấy bay ra 11,2 lit khí.tính khối lượng nhôm và sắt oxit của mẫu B đem nhiệt nhôm
biết hiệu suất các phản ứng đạt 100%,các khí đo ở dktc


câu 4(3 điểm)
đun hỗn hợp 2 axit đơn chức với 6,2 gam etylenglycol,chúng tác dụng vừa đủ với nhau được hỗn hợp B gồm 3 este trung tính X,Y,Z xếp theo thứ tự khối lượng phân tử tăng dần.thủy phân toàn bộ este Y cần vừa đủ dung dịch chứa 2,4 gam NaOH.lượng muối sinh ra đem nung với hỗn hợp NaOH và CaO tới hoàn toàn thu được hỗn hợp khí có khối lượng phân tử trung bình bằng 9
1,xác định công thức phân tử công thức cấu tạo của X,Y,Z
2,biết khối lượng 3 este là 13,06 gam.xác định khối lượng mỗi este


cho biết C=12,O=16,H=1,N=14,S=32,Na=23,Al=27,Fe=56.



-----------------------------hết----------------------------------------------------

STRONGEST
09-14-2008, 01:14 PM
bác zero ơi, bác có đề thi hóa quốc gia 2008 ko, post lên zum em. thanks

khac_duy
09-28-2008, 10:26 AM
đề thi và đáp án hóa quốc gia 2008 tìm trong www.chuyenquangtrung.com.vn

kimtrong
09-30-2008, 07:47 PM
a)hoà tan 7,8g kim loại Kali vào 42,4g H2O.tính nồng độ dung dịch thu được ?
b)Trộn bao nhiêu g dung dịch NaCl 10% vào 150 dung dịch NaCl 30% để được dung dịch Nacl 17,5%.
c) trình bày cách pha chế 200ml dung dịch HCl 1,5M từ dung dịch HCl 2M

dong83
09-30-2008, 09:10 PM
các bác có đề HSG thành phố hà nội không?

Squall of rain
10-10-2008, 11:29 AM
Anh chị làm hộ em phương trình này với, nghĩa là điền chất thích hợp ý . Biết rằng C là FeCl2
sđfs+Xsđffdsfdfs+Axcvvxcvx+Yvxcvx+Z+Tvxcvxcvx+V
A --------> B--------> C--------> D--------> E-------->B

sniperpro
10-10-2008, 05:15 PM
chào mọi người,em là 1 hs ở trường huyện mà tr lâu nay hok có truyền thống thi HSG QG,:018:em o TH ko bít làm cách nào để đc thi bây giờ,bác nào co đề thi chọn hsg thanh hoa thì cho em voi[hoặc tỉnh nào cũng đc] em xin chân thành cảm ơn:021_002:

STRONGEST
10-19-2008, 02:22 PM
:24h_012:các bạn muốn thi quốc gia tải về mà xem nhé!

GiangCQT
10-26-2008, 10:16 AM
Hiện nay trang www.chuyenquangtrung.com.vn đã hoạt động trở lại. Có nhiều đề thi, đáp án HSGQG, vòng 2, olympic QT.... Bạn nào có nhu cầu vào download về nhé.:welcome (

vothan16
11-01-2008, 12:08 PM
sở giáo dục và đào tạo kì thi chọn học sinh giỏi lớp 12
thanh hóa ngày thi 28-3-2008


câu 1(6 điểm)
1 viết công thức hóa học của các chất là thành phần chính của :sôđa;criolit:phèn chua;quặng đôlômit:cacnalit;sinvinit;thuốc trừ sâu 666;2,4-D;mì chính;nước cường thủy;nước ôxi già;nước nặng;nước đá khô

2/trong phản ứng hóa học,axit có thể là chất khử,chất ôxi hóa,chất trao đổi chất nhường prroton,chất xúc tác, hoặc môi trường cho các phản ứng hóa học khác.viết phương trình hóa học biểu diễn các phản ứng chứng minh nhận định trên

3/ hòa tan hoàn toàn FeS2 vào cốc chứa axit HNO3 thu được dung dịch A và chỉ có một khí bay ra.thêm bột Cu dư và H2SO4 và A thấy dung dịch chuyển thành màu xanh đậm nhưng không có khí bay ra.viết phường trình hóa học biểu diễn các phản ứng đã xảy ra

4/nung nóng AgNO3 được chất rắn A và khí B,dẫn B vào cốc nước được dung dịch C nồng độ loãng.cho toàn bộ A vào C.
Nung nóng Fe(NO3)2 trong một bình kín không có ôxi được chất rắn A1 và khí B1.Dẫn B1 vào một cốc nước được dung dịch C1.cho toàn bộ A1 vào C1.
tính thành phần % khối lượng của A không tan trong C và của A1 không tan trong C1.
biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn

câu 2(7,0 điểm)
1/viết 5 loại phản ứng khác nhau trực tiếp tạo ra axeton
2/cho 2 sơ đồ điều chế p-nitrophenol sau đây:


a) (phenyl clorua)-----------(đk:NaOH đặc,t0,p)---------->phenolat natri------(+CO2 dư)------>phenol--------------(HNO3/H2SO4)-->p-nitrophenol



b (phenyl clorua)--------------(HNO3/H2SO4,1:1)-->(1-clo-3-nitro benzen)-----------(đk:NaOH đặc,t0,p)---------->(3-nitro natriphenolat)------(+HCl)---->p-nitrophenol



hãy cho biết sơ đồ nào tốt hơn? giải thích?

3.thực hiweenj các phản ứng theo sơ đồ sau:
a 6A----(t0,xt)->B A+O2------(xt)-->D
E+H2O---(xt)---->G D+E-----(xt)----->X
X+H2O-----(H+)---->D+G


biết các chất A,B,D,E,G,X
ở trên đều tham gia phản ứng được với Ag2O/NH3,trong đó E là hidrocacbon

b X+H2------->A; X+O2------->B
A+B---->esteC4H4O4+H2O


4.hidrocacbon a khi tác dụng với HCl tạo ra sản phẩm chính là 1-clo-1-metylxiclohexan.dựa theo phương trình hóa học biểu diễn phản ứng của propilen với clo ở 500 độ C;với clo trong nước.viết phương trình hóa học biểu diễn phản ứng của A với clo và clo trong nước ở các điều kiện tương tự.

5.xác định công thức phân tử cấu tạo có thể có của các rượu sau:
a)đốt cháy hoàn toàn m(g) rượu no mạch hở Z thu được m(g) nước.biết khối lượng phân tử của Z nhỏ hơn 100
b)cho 6,2 gam rượu A tác dụng với Na sinh ra 10,6 gam ancolat. biết khối lượng phân tử của A nhỏ hơn 90


câu 3(4 điểm)
hai hỗn hợp A và B đều chứa Al và FexOy
sau phản ứng nhiệt nhôm mẫu A thu dược 92,35 gam chất rắn C.hòa tan C bằng dung dịch xút dư thấy có 8,4 lít khí bay ra và còn lại một phần khong tan D
hòa tan 1/4 lượng chất rắn D cần dùng 60 gam H2SO4 98%,nóng.giả sử chỉ tạo thành một loại muối sắt III

1 tính khối lượng Al2O3
tạo thành khi nhiệt nhôm mẫu A và xác định công thức phân tử của sắt oxit

2. tiến hành nhiệt nhôm 26,8 gam mẫu B ,sau khi làm nguội hòa tan hỗn hợp thu được bằng dung dịch HCl loãng dư thấy bay ra 11,2 lit khí.tính khối lượng nhôm và sắt oxit của mẫu B đem nhiệt nhôm
biết hiệu suất các phản ứng đạt 100%,các khí đo ở dktc


câu 4(3 điểm)
đun hỗn hợp 2 axit đơn chức với 6,2 gam etylenglycol,chúng tác dụng vừa đủ với nhau được hỗn hợp B gồm 3 este trung tính X,Y,Z xếp theo thứ tự khối lượng phân tử tăng dần.thủy phân toàn bộ este Y cần vừa đủ dung dịch chứa 2,4 gam NaOH.lượng muối sinh ra đem nung với hỗn hợp NaOH và CaO tới hoàn toàn thu được hỗn hợp khí có khối lượng phân tử trung bình bằng 9
1,xác định công thức phân tử công thức cấu tạo của X,Y,Z
2,biết khối lượng 3 este là 13,06 gam.xác định khối lượng mỗi este


cho biết C=12,O=16,H=1,N=14,S=32,Na=23,Al=27,Fe=56.



-----------------------------hết----------------------------------------------------


AI co the giup minhf post dap ans len khong

tatien
11-01-2008, 12:57 PM
mình có bộ đề này mọi người cùng làm nhé
Câu1: Hoàn thành phương trình phản ứng axit- bazơ và cho biết chất nào là axit, bazơ?
a/ CH3 NH2 + H2 O ------>
b/ C2 H5 COO + H2 O -----.>
c/ C2 H5 O + H2 O ------>
d/ C6 H5 OH + H2 O -------->
Câu 2: Axit HNO2 có K= 5.10^ˉ4. Hỏi nồng độ dung dịch của nó là bao nhiêu để độ điện li α = 20%
Câu 3: Tính pH của dung dịch NaOH 1,2.10^ˉ7 M? Biết nước có tham gia vào quá trình điện li
Câu 4: Chỉ dùng một thuốc thử nhận biết các dung dịch và các chất lỏng riêng biệt sau: NH4 HCO3 ; NaAlO2 , C6 H5ONa, C¬2H5OH; C6H6; C6H5NH2
Câu 5: Chỉ dùng một thuốc thử nhận biết 3 hỗn hợp sau: Fe + Fe2O3; FeO +Fe; FeO + Fe2O3
Câu 6: Vì sao trộn phân đạm một lá (NH4)2SO4; hai lá NH4NO3 hoặc nước tiểu với vôi Ca(OH)2 hay tro bếp K2CO3 đều bị mất đạm . Giải thích, viết PTPỨ
Câu7: Nhiệt phân 17,6 g C3H8 ta thu được hỗn hợp khí Y , cho Y qua nước brom dư thu được hỗn hợp Z có d Z/ H2 = 7,3 và khi đó 90% C3H8 phản ứng
a/ Xác định khối lượng mol trung bình của hỗn hợp Y
b/ Tính thể tích KK (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y, biết oxi chiếm 20% thể tích KK
c/ Xác định theo thể tích KK của các chất có trong hỗn hợp Z

NguyenThanhSu
11-03-2008, 01:12 PM
Các bạn có thể tham khảo rất nhiều câu trắc nghiệm Hóa để ôn thi ĐH hay HSG.
http://http://www.olympiavn.org/forum/index.php?PHPSESSID=48cbcd4df94f95f07b7a8f608ba217 e0&board=215.0

Có nhiều bài viết do tôi viết (Chan Ly) và nhiều người khác nữa

NguyenThanhSu
11-10-2008, 09:15 AM
Các bạn có thể xem rất nhiều câu trắc nghiệm hóa ở đây
http://http://www.olympiavn.org/forum/index.php?PHPSESSID=dd477df03567a153ca8c750cc5eeca 0f&board=215.0

NguyenThanhSu
11-10-2008, 09:21 AM
Bạn thưch hiện thao tác
Vào trang http://www.olympiavn.org/forum
Chọn phần --> Đố vui trực tuyến
tiếp tuc chọn -->Hoá Phổ Thông Online
Chúc thành công

niteo4_xp
11-13-2008, 11:05 AM
mình đang chuẩn bị thi hsg máy tính cio hóa học mà hiện mình chưa có đề thi nào để luyện tí.ai có thể share cho mình không?
cám ơn nhìu

loveU4ever
11-14-2008, 10:23 PM
Sặc.Tốc độ phản ứng sao phụ thuộc vào cách viết pt được (_"_)
Các giá trị bậc phản ứng riêng phần có phụ thuộc vào các hệ số trên phương trình phản ứng đâu .
Tốc độ phản ứng không phụ thuộc vào cách viết phương trình phản ứng là đúng.
Vì, dù viết kiểu gì thì cơ chế phản ứng cũng chỉ có 1
Mà, tốc độ phản ứng (thực chất là phương trình động học của phản ứng) được xác định qua cơ chế phản ứng (bằng thực nghiệm).
OK ?

votrongan65
11-15-2008, 08:03 PM
ANh em ơi, ai có đề học sinh giỏi Quốc gia năm ngoái không>?

NguyenThanhSu
11-16-2008, 08:26 PM
tôi nghĩ vấn đề này đâu có thuộc Hóa học đâu nhỉ.Sao bạn không chủ động tìm trên internet đó, thật tình
http://www.casiovn.com/forum/

Zero
11-16-2008, 09:43 PM
Cuộc thi HSG Hóa Quốc Gia trên máy tính vừa mới tổ chức vào tháng 3 năm nay chú à, chậm cập nhật quá.
Đề thi thu lại, không công khai nên chẳng thể có mà đưa ra đâu, nhưng nhìn chung đề thi là 3 bài toán Hóa, phải sử dụng máy tính để giải ^^

loveU4ever
11-17-2008, 09:24 AM
ANh em ơi, ai có đề học sinh giỏi Quốc gia năm ngoái không>?
Em có thể down về tại đây :
http://www.mediafire.com/download.php?3umjzzzcov4
Chúc em học tốt !

hoak28
11-18-2008, 06:59 PM
Có ai có đề thi học sinh giỏi lớp 9 không ? Share cho mình với.Có đáp án càng tốt nhé..!!! Ths!

emutnha6991
11-28-2008, 08:11 AM
sao đề hsg 12 ko có đáp án thế :24h_105: bjk làm đúng hay sai, làm ơn cho đáp án nhanh nha, đang cần gấp :vanxin(