PDA

View Full Version : Độ âm điện của các kiểu lai hóa của C


khang_chemvn
07-07-2010, 02:07 PM
Trong việc xác định các hiệu ứng cấu trúc trong phân tử hợp chất hữu cơ, việc xác định hướng di chuyển của e là rất quan trọng. Vậy mình xin hỏi các bạn là trong 3 kiểu lai hóa sp,sp2,sp3 thì kiểu nào có độ âm điện lớn nhất, bé nhất.
Mình đã có 1 hướng suy nghĩ, không biết có đúng không, mong các bạn cho ý kiến:
Độ âm điện sp>sp2>sp3. Lý do là trong sp thì thành phần tham gia của AO s cao hơn trong sp2 và sp3, mà các AO s hình cầu có khả năng len lỏi cao, nên có khả năng hút e tốt hơn và độ âm điện cao hơn.:vanxin(

tran tranh cong
07-07-2010, 08:35 PM
Trong việc xác định các hiệu ứng cấu trúc trong phân tử hợp chất hữu cơ, việc xác định hướng di chuyển của e là rất quan trọng. Vậy mình xin hỏi các bạn là trong 3 kiểu lai hóa sp,sp2,sp3 thì kiểu nào có độ âm điện lớn nhất, bé nhất.
Mình đã có 1 hướng suy nghĩ, không biết có đúng không, mong các bạn cho ý kiến:
Độ âm điện sp>sp2>sp3. Lý do là trong sp thì thành phần tham gia của AO s cao hơn trong sp2 và sp3, mà các AO s hình cầu có khả năng len lỏi cao, nên có khả năng hút e tốt hơn và độ âm điện cao hơn.:vanxin(

Csp3 có độ âm điện là 2,1 Csp2=2,8 còn Csp=3,5
* Lai hóa sp3: có sự tổ hợp của obitan 2s với 3 obitan 2p sẽ tạo thành 4 obitan lai hóa gọi là lai hóa sp3. Mỗi obitan này có 1/4 bản chất là s và 3/4 bản chất là p nên obitan này có cấu trúc hình số 8 không đều. Cánh lớn là phần trước có mật độ e lớn tham gia vào tạo thành liên kết với các obitan khác,và cánh nhỏ có mật độ e bằng 0 , không tham gia liên kết. Các obitan lai hóa sp3 tương tác với các obitan s hay p hay với sp3 khác tạo thành liên kết đơn sigma (liên kết và phản liên kết). VD như phân tử CH4 là kiểu lai hóa sp3 và định hướng dưới góc 109,5 độ (góc tứ diện).
* Lai hóa sp2: Nguyên tử C ở đây có sự tương tác của obitan 2s và 2 obitan 2p tạo thành ba obitan lai hóa gọi là obitan lai hóa sp2, có hình dạng tương tự như sp3 nhưng ba obitan sp2 được định hướng trong mặt phẳng dưới góc 120 độ, các obitan này cũng tạo thành liên kết sigma với các obitan khác. Hai obian sp2 của hai C tương tác tạo thành liên kiết sigma C-C. Obitan sp2 có 1/3 bản chất là s và 2/3 bản chất là p. Mỗi nguyên tử C lai hóa sp2 còn một obian p thuần khiết nằm thẳng góc với mặt phẳng của 3 obian sp2. Hai obitan p của hai C lai hóa sp2 xen phủ bên với nhau tạo nên liên kết pi hay obitan phân tử MO pi. (điều này giải thích cho sự suất hiện liên kết pi trong anken). Mật độ e của pi tập trung ở trên và dưới mặt phẳng của khung sigma. Mặt phẳng đi qua nhân cũng là mặt phẳng nút của hệ pi, trong đo xác suất tìm thấy e bằng 0.
* Lai hóa sp: là lai hóa do sự tương tác của obitan 2s với 1 obitan 2p.. Obitan lai hóa sp này chứa 1/2 bản chất s và 1/2 bản chất p, nằm trên đường thẳng đi qua nhân C. Mỗi nguyên tử C còn có hai obitan p thuần khiết nằm thẳng góc với nhau và với hai trục obitan sp. Sự xen phủ của các obitan p của hai nguyên tử C lai hóa sp tạo nên hai liên kết pi hay là hai MO pi nằm thẳng góc với nhau đi qua trục liên kết sigma C-C.

MinMax5994
08-05-2010, 07:25 PM
nếu bạn học hữu cơ thì cái này viết rất rõ trong sách mà???