PDA

View Full Version : Hóa đại cương: Cấu tạo chất


SUPERGOAT
08-28-2006, 09:09 AM
Anh ơi cho em biết các ion sau lai hoá như thế nào
[PtCl4]2- và [PtCl6]- và cho biết dạng hình học của nó :liemkem ( :doivien(

bluemonster
08-28-2006, 04:02 PM
Anh ơi cho em biết các ion sau lai hoá như thế nào
[PtCl4]2- và [PtCl6]- và cho biết dạng hình học của nó :liemkem ( :doivien(
Cái này xác định ngay đây là phức chất vô cơ, và đương nhiên nếu số phối trí là 4 và 6 thì ko xa lạ mấy, số phối trí 4 có thể có hai dạng tồn tại ko gian là tứ diện và vuông phẳng, Còn thằng phối trí 6 thì phối trí bát diện.
Về phối trí 4, ta xét thêm các yếu tố như kích thước ion trung tâm (ở đây ion trung tâm có kích thước lớn) nên ưu tiên ở dạng vuông phẳng. Cl- tuy là một phối tử trường yếu nhưng theo BM nếu chỉ đánh giá định tính cấu trúc ko gian thì yếu tố bán kính ion trung tâm vẫn ưu tiên hơn.
Còn nếu supergoat nếu muốn biết trạng thái lai hoá của ion trung tâm trong những trường hợp trên thì rất dễ, BM chỉ hướng dẫn hướng và bạn tự làm nhé !
Đầu tiên, bạn viết cấu hình lớp (n-1)d ns ra, sau đó, với phối tử trường yếu như Cl- mà đính vào một ion trung tâm có bán kính ko lớn thì sẽ ko xảy ra hiện tượng lai hoá trong (có nghĩa là các e sẽ sắp xếp cặp đôi trước khi điền hết tất cả các AO), còn nếu ion trung tâm có bán kính đủ lớn như trường hợp này thì có lẽ sự tách mức năng lượng trong orbital d là đủ lớn, và sẽ xảy ra sự lai hoá trong.
Các cao thủ có ý kiến khác ko ạ !?
:nhacto (
Chúc vui !
:noel2 (

longraihoney
11-09-2006, 06:07 PM
Lưu ý bạn một chút... thuyết lai hoá chỉ là một cách người ta đưa ra nhằm đáp ứng nhu cầu giải thích sự tồn tại hình học của một phân tử cụ thể nào đó thội
có các kiểu lai hoá thường gặp như sau:
sp sp2 sp3 sp3d sp3d2 sd3 dsp2(Ni(CO)4 2-) d2sp3(Fe(CO)6 4-) sp3d2f(IF7) sp3d3(XeF8)
và một dạng lai hoá phức tạp nữa là sp3d2f2 (PbO8 6 - :suytu ( )
Điều kiện để lai hoá bền là các nguyên tố tham gia lai hoá có mức năng lượng chênh lệch nhau không lớn lắm và các xen phủ là xen phủ truc. (lk xích ma) Bạn có muốn hỏi cách xác định lai hoá không? :ungho (

longraihoney
11-09-2006, 06:27 PM
Đối với phân tử có từ 3 nguyên tử trở lên, để khảo sát sự tạo thành liên kết trong phân tử ta thường xem xét sự lai hóa obitan nguyên tử :
-Xem phân tử AXnEm, trong đó A là nguyên tử cần xác định lai hóa( được gọi là nguyên tử trung tâm), X là ký hiệu nguyên tử liên kết với A, n là số nguyên tử X, E là ký hiệu cặp e(hoặc e độc thân) chưa tham gia liên kết( thường là e lớp ngoài cùng). m là số cặp e( hoặc số e độc thân) chưa tham gia liên kết.
+ Nếu m+n=2 thì A lai hóa sp( 2 obittan lai hóa định hướng ngược chiều nhau trên một đường thẳng )
+ Nếu m+n =3 thì A lai hóa sp2(3 obitan lai hóa định hướng về 3 đỉnh của một tam giác đều)
+ =4 thì A sp3(4 obitan lai hóa định hướng về 4 định của một hình tứ diện đều). ngoài ra còn có các kiểu lai hóa khác ở phổ thông ta không cần quan tâm
Chú ý các obitan lai hóa là đồng nhất, và có hình dạng giống như obitan p không cân xứng( đầu to đầu nhỏ).Các obitan lai hóa chỉ xen phủ tạo thành liên kết sich ma.
- Vẽ sự xen phủ tạo liên kết xich ma giữa obitan lai hóa của nguyên tử trung tâm(A) và obitan của nguyên tử tạo liên kết(X).
- Nếu nguyên tử trung tâm(A) và nguyên tử tham gia liên kết(X)còn chứa e độc thân chưa tham gia liên kết trên obitan p ở lớp ngoài thì sẽ có sự xen phủ giữa các obitan này để tạo liên kết pi.
-xác định được lai hóa ta sẽ xác định được hình dạng của phân tử

Ví dụ phân tử BF3. Bo có 3 e lớp ngoài tạo 3 liên kết với 3 nguuyên tử F nên nó không còn e chưa tham gia liên kết ở lớp ngoài nên m=0. Vì có 3 F nên n=3. TA thấy tổng n+ m= 3 nên B có lai hóa sp2. Sau đó bạn vẽ obitan lai hóa sp3 xen phủ với 3 obitan p của 3 nguyên tử F tạo ra 3 liên kết sich ma. Phân tử này có dạng tam giác đều : 3 nguyên tử F ở 3 đỉnh của tam giác, B ở tâm của tam giác đều.


Đây là những kiến thức cơ bản nhất về lai hoá... không nhất thiết phải post tuy nhiên mình muốn làm rõ cho mọi người thấy :sangkhoai còn bạn muốn thì cứ tìm lại trong box này có bài mình đã hỏi về lai hoá cách đây vài tháng ^ ^ :die (

longraihoney
11-10-2006, 02:06 PM
Các hợp chất có hai kiểu lai hoá này nè ^ ^ tham khảo nha ^^ :sangkhoai
NaSbBrF3.H2O (sp3d4)
TiC14(sp3d4)
~~~>[(GeTi3W9O37)2O3]14- hay Eu(H20)9(C2HsSO4)3 (sp3d5)

:ungho ( lai hoá kinh đời quá :sangkhoai

longraihoney
11-10-2006, 02:36 PM
Với X là số nguyên tử liên kết với nguyên tử trung tâm; E là số cặp e tự do. Ta có một số nhóm hay gặp như sau
1) n + m = 2: lai hóa sp. Dạng: AX2E0 (BeH2; BeCl2; CO2; HCN...): đoạn thẳng.
2) n + m = 3: lai hóa sp2
- Dạng: AX3E0 (BF3; AlCl3; SO3; HClO2...): tam giác đều
- Dạng: AX2E1 (SnCl2; SO2...): gấp khúc
3) n + m = 4: lai hóa sp3
- Dạng: AX4E0 ( CH4; POCl3...): tứ diện
- Dạng: AX3E1 (NH3; SOBr2...): tháp đáy tam giác
- Dạng: AX2E2 (H2O; OF2...): gấp khúc
4) n + m = 5: lai hóa sp3d
- Dạng: AX5E0 (PCl5; SOF4...): tháp đôi ba phương (longrai bổ sung chút sách mới gọi là lưỡng tháp tam giác)
- Dạng: AX4E1 (TeCl4; IOF3...): tứ diện lệch
- Dạng: AX3E2 (ClF3; PhICl2...): chữ T
- Dạng: AX2E3 (XeF2...): đường thẳng
5) n + m = 6: lai hóa sp3d2
- Dạng: AX6E0 (SF6...): bát diện
- Dạng: AX5E1 (BrF5...): tháp đáy vuông ( hay nói tắt là tháp vuông) :ho (
- Dạng: AX4E2 (XeF4...): vuông phẳng
(bài của anh Nhân mang tính khái quát cao)

westlife_mylcon
11-22-2006, 06:54 AM
Ai giải thích và so sánh giùm em góc liên kết trong phân tử OF2 và OCl2 ; OCl2 và SCl2

tuoimongxudong_tuyetlinh
11-22-2006, 07:44 AM
Góc liên kết trong phân tử OF2 và OCl2 : nguyên tử trung tâm O ở trạng thái lai hóa sp3 , phân tử co dạng chữ V. Do liên kết O-F phân cực về phía F nên 2 đôi e liên kết cách xa nhau con liên kết O-Cl phân cực về phía O nên 2 đôi liên kết gần nhau do đó lực đấy giử các đôi e này mạnh hơn làm cho góc liên kết trong phân tử OCl2 lớn hơn góc liên kết trong phân tử OF2

tuoimongxudong_tuyetlinh
11-22-2006, 07:51 AM
À mà quên con OCL2 và SCl2 : nguyên tử trung tâm là O và S đều ở trạng thái lai hóa sp3 , phân tử co dạng chữ V. Do liên kết O-Cl phân cực về phía O nên đôi e liên kết gần nhau , con liên kết S-Cl phân cực về phía Cl nên 2 đôi e liên kết xa nhau. Do đó lực đẩy giữa các đôi e này yếu hơn làm cho góc liên kết trong phân tử SCl2 bé hơn góc liên kết trong phân tử OCl2
( góc liên kết trong các phân tử OF2 , OCl2, SCl2 lần lượt là 105* , 111*, 103* )

longraihoney
11-22-2006, 06:07 PM
Cho thêm bài tập làm nè <làm đi cho rành tay rành chân>
dạng hình học của SO3 2- CO2 2- PO4 3-

Và hãy cho biết hai sơ đồ công thức cấu tạo của NH4NO3... giải thích tại sao cả hai cách viết đều đúng
<cũng tương đối dễ... làm đi...>


Cho bài tương đối... xét các trạng thái lai hoá của
RnF2 RnF4 và RnF6... :sacsua (

Cho bài khó... dựa vào thuyết trường tinh thể hãy giải thích sự hình thành của phức [Ni(NH3)2(rn)2]2-... cái này là cơ bản về thuyết này...

phamhoangphuong
11-30-2006, 04:03 PM
Mọi người tìm giúp mình các hình ảnh về các kiểu lai hóa obitan (chất nào cũng được, càng lạ, nhiều càng tốt, mà loại ảnh gì cũng dược (kể cả ảnh 3D, mà có mầu thì quá tôt):cuoimim ( .Thêm cả hình ảnh một số mạng tinh thể nữa.
Vài ngày nữa là mình phải thuyết trình về môn Hóa trước lớp rồi, mình rất cần các hình ảnh minh họa.
Giúp mình với. :ngu (

longraihoney
11-30-2006, 07:07 PM
http://www.jergym.hiedu.cz/~canovm/orbital/orbit/sp3dteor.htm#sp3d

http://www.chem.ox.ac.uk/icl/heyes/LanthAct/A9.html


Có thể tham khảo trong các sách tham khảo phổ thông rồi mang sách đi scan vào máy rùi in ra... hình sẽ đẹp hơn phần nào. Mà lai hoá có gì phải thuyết trình nhỉ... Chỉ nói về khái niệm là chủ yếu mờ?

Mikhail_Kalashnikov
11-30-2006, 07:51 PM
Cứ Google là ra cả rổ: :biggrin:
VD:
http://images.google.com.vn/images?svnum=10&hl=vi&lr=&q=orbital+s+p

phamhoangphuong
12-01-2006, 12:48 PM
Cảm ơn mọi người.Mình cần thêm cả tờ nháp của Men-de-le-ep nữa (SGK 10 năm nay có bài này í mà)
Mình phải làm về chủ đề này nên mới cần.Vả lại mình gõ những từ như "lai hóa" hay "obitan" có ra cái gì đâu, mình đoán phải dùng Tiếng Anh nhưng có biết gì đâu.Giúp mình nhé.Cảm ơn rất nhiều

longraihoney
12-01-2006, 04:25 PM
hix... chuyễn qua chế độ tìm ảnh rùi đánh vào là sp sp2 sp3 sp3d sp3d2 sp3d3 sp3d2f... d2sp3... để tìm.
Còn bản nháp đó thì scan ra cho nhanh đi. :liemkem (

tuoimongxudong_tuyetlinh
12-02-2006, 07:52 AM
Ai giải thích giùm tại sao năng lượng liên kết đôi C=C (614 kJ/mol ) ko lớn gấp đôi năng lượng liên kết đơn C-C(347 kJ/mol ) và tại sao năng lượng liên kất ba lại ko lớn gấp 3

longraihoney
12-02-2006, 12:57 PM
Đơn giản thôi... Liên kết hai hay ba còn được gọi là liên kết bội nó được hình thành bởi một liên kết xích mà và một hoặc hai liên kết pi... Mà liên kết xích ma xen phủ trục nên mật độ xen phủ lớn còn pi xen phủ bên nên mật độ thấp hơn... năng lượng liên kết C-C là năng lượng cần cung cấp để phá vỡ liên kết xích ma đó ra... cònC=C là một xích ma và một pi bằng tổng hai năng lượng cần thu vào của xích ma và pi lk pi ko bền bằng xích ma nên năng lượng liên kết bé hơn vì vậy KHÔNG bao giờ có chuyện gấp đôi gấp ba

khanh
12-02-2006, 04:13 PM
Khi nào thì phối tử trong phân tử ở trạng thái lai hóa

longraihoney
12-02-2006, 04:54 PM
thì bạn ơi... trong hợp chất C2H4 cacbon vừa là phối tử vừa là nguyên tử trung tâm ý :hun (

Phối tử lai hoá khi các nguyên tố trong cái HỢP CHẤT ĐÓ có mức năng lượng chênh lệch không quá lớn hoặc cùng loại và có từ hai ba nguyên tố như dzỵ trở lên... thường thấy ở các hợp chất hữu cơ đó :ngu9 (

HuyTeo
03-03-2007, 08:40 PM
Sổ tay kiến thức Hóa học PTTH
Cuốn e-book này tổng hợp lại toàn bộ nội dung lý thuyết của chương trình môn Hóa PTTH, gồm Hóa đại cương, Hóa vô cơ và Hóa hữu cơ. Mỗi phần gồm nhiều chương, từng chương gồm nhiều bài. Cách sắp xếp bài viết rất bài bản giúp học sinh có thể ôn tập một cách tốt nhất phần lý thuyết hay giáo viên có thể hệ thống lại bài giảng của mình.

Download (http://www.echip.com.vn/echiproot/Softwares/2007/So%20tay%20Hoa%20Hoc%20THPT.chm)

like.no.other
04-02-2007, 05:07 PM
Có bác nào có thể nói rõ hơn về lai hóa được không ạ. Thế nào là lai hóa? lai hóa kiểu Sp3 với Sp2 là gì :-??
Em đi tìm mà ít thấy tài liệu nói rõ về cái này quá. Mong các bác chỉ giúp. Em xin chân thành cảm ơn.
Em đang học lớp 11 :D

haolong137
04-02-2007, 06:23 PM
minh xin man phep tra lo`i ban nhu sau, co ji` sai sot dung choc we minh nha
*LAI HOA SP3:
Mot orbitan ns to hop voi ba orbitan np cho bon orbitan hoan toan dong nhat, huong ve 4 dinh cua 1 tu dien
VD: CH4
*LAI HOA SP2 :
Mot orbitan ns to voi 2 orbitan np cho 3 orbtian hoan toan dong nhat, cung nam tren 1 mp, trong do goc giua 2 truc orbitan la 120
VD: C2H4
*LAI HOA SP3:
Mot orbitan ns to hop voi 1 orbitan np cho 2 orbitan hoan toan dong nhat, co truc thang hang voi nhau va trai chieu nhau
VD: C2H2

longraihoney
04-02-2007, 06:24 PM
http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/chemvn/showthread.php?t=1166 vào đó tham khảo đi anh ^^ còn lý thuyết thì cụ thể thế này :D sơ sơ tìm sách lớp 10 coi được rồi còn không dùng sách tham khảo nhiều lắm mà?
mô hình VSEPR ?
Là mô hình của thuyết lực đẩy electron : Nội dung chính <luận điểm> là :

+ các phân tử tương tác với nhau sau cho giảm thiểu lực đẩy giữa các lk và các cặp electron <nguyên lý năng lượng cực tiểu>

+ năng lượng và khả năng tương các theo thứ tự cặp e klk > cặp elk > 1 e klk..

+ và dựa vào thuyết lai hoá ~~> cấu tạo hình học .
gọi công thức chung của phân tử là AExFy

với A là nguyên tử trung tâm <thường là nguyên tử ít nhất trong phân tử vd SO2 thì S là nguyên tử trung tâm>

Ex là số liên kết mà nguyên tử trung tâm thực hiện với các nguyên tử khaá <phối tử - ligan>

Fy là số CẶP ELECTRON chưa liên kết . vậy nhé ta sẽ có

x+y=2 ~~> A lai hoá sp ~~> pt dạng thẳng

x+y=3 ~~> sp2 ~~> dạng tam giác phẳng

x+y=4 <bắt đầu có vấn dề> ~~> lai hoá sp3 nếu y =0 ~~> tứ diện đều<CH4> , y=1 tháp đáy tam giác<SO3 2-> y=2 ~~> dạng góc <H2O>

x+y=5 ~~> sp3d nếu y=0 luỡng tháp tam giác <PCl5> y=1 dạng bập bênh <BrF5> y=2 là dạng chữ T<IF3> <tạm thời thế>

tới x+y=6 thì ~~> sp3d2 y=0 <SF6>bát diện đều y=1 tháp vuông<BrF5> y=2 vuông phẳng <XeF4>

Ban đầu có thể học thuộc tụi này để dùng sơ luợc ... khi nắm chắc phần cấu tạo chất rồi thì nó là cái dễ ~~> chỉ cần suy luận ^^

Rainbow
04-09-2007, 10:24 AM
1. Củng cố và bổ sung các nội dung trọng tâm của chương trình lớp 10 gồm các vấn đề sau:
a) Các vấn đề liên quan đến phản ứng oxy hóa khử:
- Quy tắc tính số oxy hóa.
- Các mức oxy hóa thường gặp và quy luật biến đổi chúng trên phản ứng của các nguyên tố quan trọng: Cl, Br, I, S, N, Fe, Mn.
- Phải biết cân bằng tất cả các phản ứng khi gặp (đặc biệt bằng phương pháp cân bằng điện tử; chú ý các phản ứng của sắt, ôxít sắt, muối sắt).
- Phải nắm thật chắc các công thức viết phản ứng gồm: ôxít; kim loại; muối phản ứng với axit; muối phản ứng với muối; kim loại phản ứng với muối; phản ứng nhiệt luyện.
b) Các phản ứng của nhóm nguyên tố halogen (Cl, Br, I); SChỉ cần đọc để viết được các phản ứng coi như là đủ.
c) Cấu tạo nguyên tử - Bảng hệ thống tuần hoàn:
- Yêu cầu phải nắm chắc đặc điểm cấu tạo; khái niệm về hạt; mối liên hệ giữa các loại hạt.
- Đặc điểm, nguyên tắc xếp nguyên tố; quy luật biến thiên tuần hoàn.
- Viết được cấu hình electron; xác định vị trí nguyên tố trên bảng hệ thống tuần hoàn.
- Sự tạo thành ion.
2. Các vấn đề ở chương trình lớp 11, ở phần này cần xem lại các vấn đề sau:
a) Các bài toán về nồng độ dung dịch, độ pH, độ điện ly, hằng số điện ly.
b) Nắm chắc bảng tính tan, để xây dựng các phản ứng xảy ra trong dung dịch theo cơ chế trao đổi ion (ví dụ phải nhớ trong dung dịch phản ứng giữa các ion với nhau phải thỏa điều kiện là sinh ra chất kết tủa hay chất bay hơi hoặc chất điện ly yếu).
c) Xem lại các quy luật giải toán bằng phương pháp ion: cách viết phương trình phản ứng dạng ion; biết dựa trên phương trình ion giải thích các thí nghiệm mà trên phân tử không giải thích được (ví dụ khi cho Cu vào dung dịch hỗn hợp gồm Cu (NO3)2, HCl thấy có khí NO bay ra hay cho Al vào dung dịch hỗn hợp gồm NaOH, NaNO3, NaNO2, thấy sinh ra hỗn hợp 2 khí có mùi khai;...)
d) Các khái niệm axit, bazơ, lưỡng tính, trung tính theo Bronsted:
Vì phần này các em thiếu dấu hiệu nhận biết chúng, nên khi gặp các em lúng túng và thường kết luận theo cảm tính, do đó chúng tôi gợi ý nhanh các dấu hiệu nhận biết axit, bazơ, lưỡng tính, trung tính:
* Các gốc axit của axit mạnh (Cl-, NO-3, SO2-4 ,...) và các gốc bazơ của bazơ mạnh (Na+, Ka+, Ba2+, Ca2+) được xem là trung tính.
* Các gốc axit của axit yếu (ClO-, NO-2, SO2-3 ,...) được xem là bazơ.
* Các gốc bazơ của bazơ yếu (NH+4 , Al (H2O)3+) và các gốc axit (có H phân ly thành H+) của axit mạnh được xem là axit.
* Các gốc axit (có H phân ly thành H+) của axit yếu: lưỡng tính.
e) Cách áp dụng các định luật bảo toàn điện tích, định luật bảo toàn khối lượng trong các bài toán dung dịch.
f) Xem kỹ các phản ứng của nitơ và hợp chất nitơ; phốt pho (xem sách giáo khoa lớp 11 và các bài tập chương này ở quyển bài tập hóa học lớp 11).
g) Các phản ứng của hydrocacbon:
- Phản ứng cracking. - Phản ứng đề hydro hóa - Phản ứng hydro hóa.- Phản ứng cộng Br2.- Phản ứng cộng nước của anken, ankin.- Phản ứng của ankin -1 với Ag2O/NH3. - Phản ứng tạo P.E; P.V.C; T.N.T; cao su Buna; cao su.
Bu na-S.- Phản ứng của benzen; toluen; styren.
3. Các nội dung của chương trình 12: a) Với các hợp chất chứa hữu cơ chứa C,H,O: Chủ yếu xem các phản ứng của rượu; andehyt; axit; este; phenol; gluxit.
b) Nhóm nguyên tố C, H, N: Các phản ứng của amin với axit, đặc biệt xem kỹ anilin, chú ý phenylamoniclorua.
c) Cuối cùng xem nhóm nguyên tố C, H, O, N gồm các hợp chất quan trọng sau đây:
- Axit amin: chủ yếu có phản ứng trung hòa, phản ứng tạo nhóm peptit; phản ứng thủy phân nhóm peptit.
- Este của axit amin: có 2 phản ứng chính.
- Muối amoni đơn giản (R-COO-NH4) cũng viết 2 phản ứng chính.
- Muối của amin đơn giản R-COO-NH3-R’.
- Hợp chất Nitro R-(NO2)n: Xem phản ứng điều chế và chỉ có phản ứng tạo amin (phản ứng với [H}).
- Các hợp chất đặc biệt: Urê, Caprolactam; tơ nilon - 6,6; tơ caprôn.
d) Phần vô cơ: Xem các phản ứng của Al; Fe; Na, K; Mg, Ca.
e) Đặc biệt cần để ý thêm phần ăn mòn kim loại; nước cứng; điều chế kim loại; các bài toán áp dụng phản ứng nhiệt luyện, các bài toán kim loại phản ứng với axit; phản ứng với muối.

loccachua
09-10-2007, 10:52 AM
1. Năng lượng ion hóa là gì?
2. Độ âm điện và mức oxi hóa của 1 nguyên tố là gì?

linsaylinh
09-13-2007, 08:42 AM
Hợp chất hữu cơ có chứa liên kết cacbon kim loại gọi là gì?

tuananhcyberchem
09-13-2007, 08:57 AM
nếu ý bạn hỏi hchc có chứa lk giữa cacbon và kloại thì hợp chất đó gọi là hợp chất cơ kim.

yunquixin
09-14-2007, 10:20 AM
Đây là câu TL cho loccachua :
1/ Năng lượng ion hóa của một nguyên tử hay một phân tử là năng lượng cần thiết để tách một điện tử từ nguyên tử hay phân tử đó ở trạng thái cơ bản. Một cách tổng quát hơn, năng lượng ion hóa thứ n là năng lượng cần thiết để tách điện tử thứ n sau khi đã tách (n-1) điện tử đầu tiên.

2/ Độ âm điện :http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99_%C3%A2m_%C4%91i%E1%BB%87n
Mức oxi hóa thì xem trong sách có đó bạn ^^

loccachua
09-14-2007, 11:00 AM
Hợp chất hữu cơ có chứa liên kết cacbon kim loại gọi là gì?
Uhm, gọi là kim loại hữu cơ, mình đã post bài Kim loại hữu cơ ở phần KTH Hữu cơ rùi đó.

linsaylinh
09-14-2007, 12:12 PM
cái câu nài linh ko chắc lém nên mới hỏi mọi người ( trí nhớ linh...), nhưng bi giờ thì nhớ hay gọi là cơ kim ^^

N.M Hoàng Phúc
08-04-2010, 08:48 PM
Em vừa tham gia diễn đàn, vì gấp quá...Em xin post bài tạm vào Mục này. Có gì sai sót, xin bỏ qua...và hướng dẫn thêm cho em.
Em vừa chính thức học lớp 10, mà lại là lớp chuyên Toán - Lý - Hóa. Trong khi đó, các năm học trước vì lơ là học tập nên rất dốt môn Hóa, bây giờ quyết tâm cố gắng.
Có bài toán này, mong các anh chị giải giúp em:

Bài tập 5 - trang 9 - SGK lớp 10.

Nguyên tử kẽm có bán kính r = 1,35.10 (mũ -1) nm và có khối lượng nguyên tử là 65 u
a/ Tính khối lượng riêng của nguyên tử kẽm
b/ Thực tế hầu như toàn bộ khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân với bán kính r = 2.10 (mũ -6) nm. Tính khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử kẽm.

Cho biết V (thể tích) hình cầu = 4/3.pi.r (mũ 3)

pi = 3,14 :24h_031:

Đưa luôn bài giải để em nghiên cứu càng tốt, không thì nêu cách giải thôi cũng được.
Cám ơn mấy anh chị trước nha

hoang tu hoa
08-05-2010, 10:49 AM
Có hết rồi đó, klg riêng bằng klg chia cho thể tích
a) Thể tích của nguyên tử là 4/3.pi.r^3, thế số zô.....
Klg là 65u tức là 65*1.6605*10^-27 (kg)
câu b) Tự làm cho hiểu

girlkpop9x
08-05-2010, 10:54 AM
Chào bạn: Mình cũng học lớp 10, khối A nâng cao, mình nêu cách giải cho bạn nha. Mình hcoj bình thường nhưng dạng này hình như mình đã ôn qua rồi.Tuy không phân ra từng bước nhưng đại loại như thế này:
Trước hết bạn đổi bán kính từ "nm" ra "m": 1 nm=10^-9 m.
Rồi thay vào công thức: V=(4*pi*r^3)/3 để tìm ra thể tích
Sau đó bạn tính khói lượng của nguyên tử: 1u=1.6738*10^-27 tính theo khối lượng của 1 nguyên tử đồng vị cacbon.
Từ đó bạn thay m và V vào công thức:D=m/V.
Chúc bạn học tốt.

vânpro^`95
08-05-2010, 12:32 PM
Nguyên tử kẽm có bán kính r = 1,35.10 (mũ -1) nm và có khối lượng nguyên tử là 65 u
a/ Tính khối lượng riêng của nguyên tử kẽm
b/ Thực tế hầu như toàn bộ khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân với bán kính r = 2.10 (mũ -6) nm. Tính khối lượng riêng của OR="Blue"]hạt nhân[/COLOR] nguyên tử kẽm.
câu a : cái r = 1,35.10 (mũ -1) trong sách ghi là 1,35.0,1 sách tái bản mới ghi tân cách rùi
r=0,135.10^-9
V=4/3 .3,14 .(0,135.10^-9)^3=0,5652 .10^-27
m=1,6605.10^-27
=> k/lg riêng của kẽm là D=m/V=(..)=2,94
câu b tương tự rùi
mà bạn kêuEm vừa chính thức họclớp 10, mà lại là lớp chuyên Toán - Lý - Hóa ák
thế mà lại dùng sách cơ bản à :24h_120:

killer_and_haunted
08-05-2010, 07:42 PM
Câu 1: Thực nghịêm xác định được momen lưỡng cực của phân tử H2O là 1,85D, góc liên kết là 104,5o, độ dài liên kết O–H là 0,0957 nm. Tính độ ion của liên kết O–H trong phân tử oxy (bỏ qua momen tạo ra do các cặp electron hóa trị không tham gia liên kết của oxy). 1D = 3,33.10-30 C.m. Điện tích của electron là -1,6.10-19C ; 1nm = 10-9m.
Câu 5: Bằng phương pháp quang phổ vi sóng người ta xác định phân tử SO2 ở trạng thái hơi có: .
a. Tính điện tích hiệu dụng của nguyên tử O và nguyên tử S trong phân tử SO2
b. Tính độ ion của liên kết S-O
chỗ nào có công thức tính thì chỉ rõ giúp em nha!nhất là chỗ công thức liên hệ giữa các đại lượng đó:24h_027:

N.M Hoàng Phúc
08-05-2010, 08:28 PM
Cám ơn mấy bạn.
Hi, mình dốt quá. Năm lớp 9, cô cho bài mẫu rồi cả lớp làm theo, không để ý và cũng không học công thức gì hết.
Sau khi post bài này, mình vừa nhớ được công thức và đã làm được từ hôm qua rồi.
@vanpro95: Cũng không biết nữa, mình học 10a1. Trường mình, khối nào cũng xài sách cơ bản...chắc tại trường cùi nên mới như vậy:018:

N.M Hoàng Phúc
08-05-2010, 08:34 PM
Vào đề luôn nha, bài này mình và thằng bạn vừa giải, giờ đang tranh luận. Các bạn giải thử xem sao ( sẵn post bài góp vui ) ^^

Tính bán kính nguyên tử đúng của Fe và Au ở 20 độ C. Biết khối lượng riêng của Au là 19,32 g/cm3 với giả thiết:

Trong tinh thể của các nguyên tử Fe hay Au là những hình cầu chiếm 75% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng, Khối lượng nguyên tử Fe là 55,85 và Au là 195,97

killer_and_haunted
08-05-2010, 08:52 PM
Vào đề luôn nha, bài này mình và thằng bạn vừa giải, giờ đang tranh luận. Các bạn giải thử xem sao ( sẵn post bài góp vui ) ^^

Tính bán kính nguyên tử đúng của Fe và Au ở 20 độ C. Biết khối lượng riêng của Au là 19,32 g/cm3 với giả thiết:

Trong tinh thể của các nguyên tử Fe hay Au là những hình cầu chiếm 75% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng, Khối lượng nguyên tử Fe là 55,85 và Au là 195,97

thể tích 1 mol nguyên tử Au:
10.195x75/100x1/(6.023x10^23)=12.7x10^-24 cm^3
do đó bán kính nguyên tử của Au tính theo công thức:
VAu=4/3x3.14xr^3=>rAu=căn bậc ba của 3VAu/(4x3.14):24h_080:
bán kính của Au=1.44x10^-8

vânpro^`95
08-05-2010, 11:29 PM
Hoàng Phúc ơi các bài trên đều giải sai hết rùi
mình làm lại và kết quả đúng phải làm như sau :
r=1,35.10^-8 cm
theo ct ta có V=4/3 . 3,14 .(10^-8)^3=10,300.10^-24cm3
thể tích mol của ng tử kẽm là V=10,300.10^-24 .(6,023.10^23)= 6,20369 cm3
khối lượng ng tử kẽm là 65u tức 65 g
khối lượng riêng của kẽm là D=m/V=65/6,20369=10,5 g/cm3
câu b:thì i sì rùi bạn giải nốt nhé :24h_057:
trường nào mà chả là trường bạn học quyết tâm là ok hết chúc bạn học tốt ,tớ cũng mới lên 10 và cũng học ban A có gì cứ post lên bạn bè trên chem sẽ giúp đỡ cậu

N.M Hoàng Phúc
08-06-2010, 04:29 PM
Lạ nhỉ...
À mà, mình đã giải bài này trước khi xem kết quả giải của các bạn.
vanpro95, chắc bạn có nhầm lẫn.
V = 4/3 X 3,14 X (1,35 X 10^-1)^3 =.....
m = 65 X 1,6605 X 10^-25 =.....

D = m/V =......

Đáp án trên là chính xác nhất, mình đã làm và cô mình đã sửa.:kinhbu (
65u = 65g...Không đúng đâu :suytu (
Câu b tương tự

vânpro^`95
08-06-2010, 09:36 PM
Lạ nhỉ...
À mà, mình đã giải bài này trước khi xem kết quả giải của các bạn.
vanpro95, chắc bạn có nhầm lẫn.
V = 4/3 X 3,14 X (1,35 X 10^-1)^3 =.....
m = 65 X 1,6605 X 10^-25 =.....

D = m/V =......

Đáp án trên là chính xác nhất, mình đã làm và cô mình đã sửa.:kinhbu (
65u = 65g...Không đúng đâu :suytu (
Câu b tương tự
Mình nghĩ bạn nên xem lại đi có khi cô giáo nhầm 1 chút đó bạn hỏi lại cô xem
àk mà cái phép tính in đậm của bạn còn sai sót nữa đó ,phải đổi r ra m hoặc cm chứ và cái phép tính dưới nữa cũng có vấn đề (nếu theo như bạn là 65u tính như thế thì phải nhân với 10^-27 chứ )

THUYET MO
08-06-2010, 09:41 PM
Mình sinh giải như sau :
u=đơn vị khối lượng nguyên tử = 1.6605.10^-27 kg
Khối lượng nguyên tử Zn = 65u= 1.097.10^-25 kg
Thể tích một nguyên tử Zn=4/3.pi.(1.35.10^- 10)^3=1.0306.10^-29 m3
Khối lượng riêng nguyên tử Zn = m/V=10644,28 kg/m3=10,644 g/cm3.
Thân ái !

solitary_star2206
08-15-2010, 12:15 PM
Nguyên tử Zn có bán kính r = 1,35.10^-10 m, có nguyên tử khối = 65đvC.
a. Tính khối lượng riêng của nguyên tử Zn.
b. Hầu hết khối lượng nguyên tử tập trung vào hạt nhân với bán kính r'= 2.10^-15 m. Tính khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử Zn.This post contains hidden content

hely
08-15-2010, 12:48 PM
a. m< Zn >= 65 x 1,66 x 10^-27 (kg)
V< Zn >= 4/3 x Pi x r^3 = 4/3 x 3,14 x (1,35x10^-10)^3
D=m/V≈10469,63 (kg)
b. bạn làm tương tự với thể tích hạt nhân
:24h_094:

solitary_star2206
08-20-2010, 08:08 PM
:012:1) Tổng các loại hạt trong nguyên tử của nguyên tố M là 58. Xác định nguyên tử khối, số hiệu nguyên tử của M biết số khối A<40.
2) Cho một dd chứa 8,19g muối NaX tác dụng với một lượng dư dd AgNO3 thu được 20,09g kết tủa.
a. Tìm nguyên tử khối và gọi tên X ?
b. X có hai đồng vị, giả sử số nguyên tử của đồng vị thứ nhất nhiều gấp 3 lấn số nguyên tử của đồng vị thứ hai. Hạt nhân đồng vị thứ nhất có ít hơn hạt nhân đồng vị thứ hai 2 nơtron . Tìm số khối mỗi đồng vị ?:24h_052:

cattuongms
08-20-2010, 08:30 PM
[QUOTE=solitary_star2206;67029]:012:1) Tổng các loại hạt trong nguyên tử của nguyên tố M là 58. Xác định nguyên tử khối, số hiệu nguyên tử của M biết số khối A<40.
Ta có 2p+n=58 (số hạt)
p+n<40 -> p=19. Đến đây thì biết xác định rồi nhỉ.

cattuongms
08-20-2010, 08:35 PM
2) Cho một dd chứa 8,19g muối NaX tác dụng với một lượng dư dd AgNO3 thu được 20,09g kết tủa.
a. Tìm nguyên tử khối và gọi tên X ?
b. X có hai đồng vị, giả sử số nguyên tử của đồng vị thứ nhất nhiều gấp 3 lấn số nguyên tử của đồng vị thứ hai. Hạt nhân đồng vị thứ nhất có ít hơn hạt nhân đồng vị thứ hai 2 nơtron . Tìm số khối mỗi đồng vị ?:24h_052:[/QUOTE]

a) NaX + AgNO3 -> NaNO3 + AgX
23+X...................108+X
8,19....................20,09
Nhân lên tìm X.

solitary_star2206
08-20-2010, 08:43 PM
bài 1 giải rõ dzùm đ.c k ạk..>.<..e giải ra là p>18 ; n<22 àk..TT_TT

killer_and_haunted
08-20-2010, 09:21 PM
:012:1) Tổng các loại hạt trong nguyên tử của nguyên tố M là 58. Xác định nguyên tử khối, số hiệu nguyên tử của M biết số khối A<40.
2) Cho một dd chứa 8,19g muối NaX tác dụng với một lượng dư dd AgNO3 thu được 20,09g kết tủa.
a. Tìm nguyên tử khối và gọi tên X ?
b. X có hai đồng vị, giả sử số nguyên tử của đồng vị thứ nhất nhiều gấp 3 lấn số nguyên tử của đồng vị thứ hai. Hạt nhân đồng vị thứ nhất có ít hơn hạt nhân đồng vị thứ hai 2 nơtron . Tìm số khối mỗi đồng vị ?:24h_052:
1)A/3.5<z<A/3=>Z(A=n+2p)chỉ có thể nhận giá trị là 19 =>p=19;n=20 là Kali
2)NaX+AgNO3---->NaNO3+AgX
23+X____________________108+X
8.19________________________20.09
=>X=35.5
gọi a=số nguyên tử đồng vị thứ hai
=>số nguyên tử đồng vị nhất=3a
A=đv1;B=đv2 ta có:A+2=B
mặt khác ta lại có:[aA+a[A+2])/4a=35.5
=>A=35;=>B=37
:24h_052:

khanh huong
08-22-2010, 09:15 PM
Mọi ng` cho em hỏi AlCl3 có dạng đime ( Al2Cl6), vậy còn BCl3 tại sao lại ko?
Em cần câu trả lời gấp ạ

celtic
08-22-2010, 09:37 PM
Mọi ng` cho em hỏi AlCl3 có dạng đime ( Al2Cl6), vậy còn BCl3 tại sao lại ko?
Em cần câu trả lời gấp ạ

Đáp án cụ thể cho bạn: http://img202.imageshack.us/img202/1899/36258420.png (http://img202.imageshack.us/i/36258420.png/)

Molti
08-22-2010, 11:08 PM
Bài trên là đáp án đề HSG QG 2008...
Hỏi bạn 1 câu ở đáp án, tại sao Al lại không có khả năng tạo lk pi nội phân tử, lẽ ra sự đồng mức năng lượng ở các AO p cùng chu kỳ 3 giữ Al và Cl thì sự tạo lk pi p-p càng thuận lợi hơn chứ !!
Vấn đề ở đây là do bán kính B nhỏ, việc dimer hóa để tạo các lk phối trí là kém bền hơn do sức căng nổi phân tử nên việc tạo liên kết pi torng phân tử là bên hơn cả
Còn Al, bán kính lớn hơn, diện tích xen phủ cũng lớn hơn dẫn tới mật độ e có thể lớn hơn nên việc tạo dimer sẽ ưu tiên hơn tạo liên kết pi nội phân tự !!

nguyenquocbao1994
08-22-2010, 11:34 PM
Anh em cho em hỏi vài cái nhé

Trong bảng tuần hoàn hóa học, Thầy nói với em là chỉ có Cr và Cu là hai trường hợp đặc biệt chuyển từ không bên về bền( hay là không bão hòa về bán bão hòa hay bão hòa ấy mà)

Cu ( Z = 29 )
1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d10 4s1
( Bão hòa)

tương tự ta có Cr cũng vậy

Nhưng khi em làm bài tập thì em cũng thấy một số trường hợp xãy ra như vậy là gồm có Ag và Pd
Hai nguyên tố này cũng chuyển e để đạt đc trạng thái bền

Như vậy là sao, Anh chị giải thích cho em

AQ!
08-23-2010, 12:20 AM
Đúng vậy Bảo ơi, không chỉ có Cu, Cr đâu.
Nhưng thầy của em nói vậy cũng hợp lý đấy, vì khi học về cấu hình electron thì người ta chỉ quan tâm đến các nguyên tố có Z = 1 - 30 và các nguyên tố phân nhóm chính có Z > 30 thôi.
Các nguyên tố phân nhóm phụ có Z>30 thường rất phức tạp, có nhiều ngoại lệ nên em đừng quá quan tâm nhé!
Chúc em học giỏi!

N.M Hoàng Phúc
08-25-2010, 08:47 PM
Nguyên tố X có 2 đồng vị. Nguyên tử khối trung bình là 79,9
Hạt nhân nguyên tử đồng vị 1 kém hạt nhân nguyên tử đồng vị 2 là 2 nơtron.
Đồng vị 1 chiếm 55% ; đồng vị 2 chiếm 45%. - phần này em vừa giải ra, chính xác tuyệt đối. Còn phần này, nhờ cả nhà giúp đỡ:

Tính số khối của mỗi đồng vị...:012:

vânpro^`95
08-25-2010, 09:05 PM
Nguyên tố X có 2 đồng vị. Nguyên tử khối trung bình là 79,9
Hạt nhân nguyên tử đồng vị 1 hơn hạt nhân nguyên tử đồng vị 2 là 2 nơtron.
Đồng vị 1 chiếm 55% ; đồng vị 2 chiếm 45%. - phần này em vừa giải ra, chính xác tuyệt đối. Còn phần này, nhờ cả nhà giúp đỡ:

Tính số khối của mỗi đồng vị...:012:

tớ làm thử nhá
gọi số khối của đv1 là x thì số khối đồng vị 2 là x-2
ta có Xtb=[55x+45.(x-2)]/100=79,9
từ đó =>x=78.8
vậy số khối đv1 là 78,8 - đv2 là 80,8 mà làm zì có số khối lẻ thế
mình thấy sai đầu bài rùi hay sao ý
cái chữ "hơn" phải là chữ "kém" mới đúng
nếu đổi "hơn"thành "kém" thì nó sẽ ra là
số khối đv1 là 79 số khối đv2 là 81

N.M Hoàng Phúc
08-25-2010, 09:15 PM
Đúng rồi đấy. Mình sai đề:24h_099:
Thanks nhá, hèn gì giải không được... - !:012:

girlkpop9x
08-29-2010, 03:12 PM
Bài là như thê này : Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt p, n và e bằng 58, số hạt p gần bằng số hạt n. Tính Z và A của nguyên tố X. Cách làm bài này mình biết nhưng có đôi chỗ còn vướng mất. Mong các bạn giải thích cách làm bài này giúp mình. Cảm ơn nhiều nha .:phuthuy (

vunhunang
08-29-2010, 03:48 PM
dùng công thức 1<= N/Z<=1.5 rồi rút N hoặc Z từ phuơng trình tổng 2Z+N = 58 thay vào ta giải bất phuơng trình suy ra khoảng của Z hoặc N. thế là ok thôi bạn ạ :D

nguyenquocbao1994
08-29-2010, 03:58 PM
Bài này đơn giản thôi bạn, mình hướng dẫn bạn nhé

Để làm đc bài này thì tất nhiên bạn cần phải biết kiến thức tổng quát về p,n,e
Trong nguyên tử
p là số proton ; n là số nơtron và e là số electron
Trong đó chỉ có p và e là những hạt mang điện và n thì ko mang điện
Một điểm đặc biệt là p = e

Thứ 2 : bạn cần biết là Z = p ; A = Z + N = p + n

Rồi bây giờ mình giải nhé

Nguyên tử nguyên tố X có tổng số p, n, e là 58 nên
p + e + n =58
mà p = e ( như mình đã nói )
=> 2p + n = 58

Đọc tiếp dữ kiện thứ 2 nhé : số p gần bằng số hạt n
mà trong nguyên tử p < n ( cái này trong sách có nè )
3p <= 58 <=> p <= 19.3 (*)

Măt khác : n < 1.5p nên
3.5p > 58 <=> p > 16.5 (**)

Từ(*)(**) ta có đc bất đẳng thức : 16.5 < p <= 19.3

Vậy ta có p lần lượt có 3 giá trị thõa mãn 17 ; 18 ; 19

Xét lần lượt tình giá trị của p vs biểu thức 2p + n = 58
Ta thấy chỉ có giá trị p = 19 là thõa mãn với n =20
Vậy Z = 19 và A = 19 + 20 = 39 (K)

vânpro^`95
08-29-2010, 05:09 PM
Bài là như thê này : Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt p, n và e bằng 58, số hạt p gần bằng số hạt n. Tính Z và A của nguyên tố X. Cách làm bài này mình biết nhưng có đôi chỗ còn vướng mất. Mong các bạn giải thích cách làm bài này giúp mình. Cảm ơn nhiều nha .:phuthuy (
theo đb ta có 2Z+N=58 <=> N=58-2Z (1)
dễ thấy Z<=58/2=29
áp dụng Z<=N<=1,5Z (2)
thế 1 vào 2 ta được
Z<=58-2Z<=1,5Z
<=> 58/3,5 <= Z <= 58/3 hay 16,6<=Z<=19,3
lấy Z là 17;18;19
với Z=17->N=24 ->A=41(loại)
với Z=18->N=22->A=40(loại)
với Z=19->N=20->A=39 (tm)-> X là kali(K)
bảo hướng dẫn cho bạn ý tỉ mỉ kinh quá cứ như bạn ý tù mù ý :24h_096:

girlkpop9x
08-29-2010, 05:13 PM
Mình vừa đọc bài giải của các bạn xong. Cảm ơn các bạn đã giải giúp mình. Nhưng bạn nguyenquocbao1994 có thể đưa ra vài cách giải khác cho mình tham khảo được không....hihihi:023:

N.M Hoàng Phúc
09-01-2010, 08:53 PM
theo đb ta có 2Z+N=58 <=> N=58-2Z (1)
dễ thấy Z<=58/2=29
áp dụng Z<=N<=1,5Z (2)
thế 1 vào 2 ta được
Z<=58-2Z<=1,5Z
<=> 58/3,5 <= Z <= 58/3 hay 16,6<=Z<=19,3
lấy Z là 17;18;19
với Z=17->N=24 ->A=41(loại)
với Z=18->N=22->A=40(loại)
với Z=19->N=20->A=39 (tm)-> X là kali(K)
bảo hướng dẫn cho bạn ý tỉ mỉ kinh quá cứ như bạn ý tù mù ý :24h_096:

Bài này, tìm Z vs A của NTố X. Sao có thể loại 2 NTố kia ra dc ???

Theo mình, đáp số gồm cả 3 loại
X1
X2
X3
:24h_035:

FrozenShade
09-02-2010, 09:41 AM
Bài này, tìm Z vs A của NTố X. Sao có thể loại 2 NTố kia ra dc ???

Theo mình, đáp số gồm cả 3 loại
X1
X2
X3
:24h_035:
Vì đề bài cho n gần bằng p nên mình thấy đáp án p=19, n=20 là phù hợp rồi :D
Đáp án Z = 17(Cl) chỉ có đồng vị có số khối cao nhất là 37 nên loại đc 1 đáp án :D Còn lại Z=18 (Ar) thì số p và số n chênh lệch tới 4 đơn vị nên theo mình là loại luôn :D

aquamarine
09-02-2010, 01:56 PM
mình thấy hay nhắc đến 2 dạng thù hình của P là P đỏ và P trắng hôm nọ phát hiện ra còn có P đen nữa. ai biết chi tiết cụ thể về cấu trúc, tính chất (có ảnh thì càng tốt) về P đen không, thanks trước nha!
:24h_091:

celtic
09-02-2010, 02:34 PM
mình thấy hay nhắc đến 2 dạng thù hình của P là P đỏ và P trắng hôm nọ phát hiện ra còn có P đen nữa. ai biết chi tiết cụ thể về cấu trúc, tính chất (có ảnh thì càng tốt) về P đen không, thanks trước nha!
:24h_091:

Bạn xem ở đây nè: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BB%91tpho
Còn muốn tìm hiểu rõ hơn về Photpho đen, bạn mua quyển sách Hoá vô cơ của Glinka.

thanhhang
09-04-2010, 08:58 AM
Em có đc đọc 1 bài này nhưng không hiểu ý nghĩa của nó là gì, mọi người đọc thử, nếu ai bít thì post lời giải thích cụ thể giùm em:
1, Theo quy luật của tự nhiên đối vs các vật hữu hình:
"Hễ có sinh là phải có diệt". Proton và nơtron là các hạt cơ bản hữu hình, vậy proton và nơtron có "chết" hay ko?Nếu có thì thời gian sống của nó là bao lâu?

:4::4::4::4:

thanhtungk09
09-04-2010, 09:30 AM
thật ra thì hạt proton hay nơtron cũng "chết" hay nói cách khác nó bị phá vỡ thành hạt khác. nhưng thời gian sống của proton khá lớn, bạn xem những số liệu về nó nhé



Cấu trúc quark của proton.
Phân loại : Baryon
Cấu trúc: 2 lên, 1 xuống
Loại hạt :Fermion
Nhóm ;Hadron
Tương tác: hấp dẫn, điện từ, yếu, mạnh
Phản hạt :phản proton (\bar{p})
Lý thuyết: William Prout (1815)
Thực nghiệm : Ernest Rutherford (1919)
Ký hiệu : p, p+, N+
Khối lượng 1.672621637(83)×10^−27 kg
938.272013(23) MeV/c2
Điện tích : 1.602 176 53(14) × 10^−19 C
Spin : ½
Mômen từ: 2.792847351(28) μN
Thời gian sống 10^32 năm [1]

Cấu trúc quark của neutron.
Cấu trúc : một quark trên, hai quark dưới
Loại hạt : Fermion
Nhóm : Hardon
Tương tác : hấp dẫn, điện từ, yếu, mạnh
Phản hạt : phản neutron(antineutron)
Thực nghiệm : James Chadwick[1]
Ký hiệu : n, n0, N0
Khối lượng: 1.674 927 29(28) × 10^−27kg
939.565 560(81) MeV/c²
1.00727646677(10) u
1.008665 u
Điện tích: 0 C
Spin: ½

1.00727646677(10) u
[1]
thời gian sống: 885,7 giây

Molti
09-04-2010, 12:25 PM
proton, electron hay nơtron còn có thể "chết" nếu gặp phải phản hạt của nó
Positron là phản hạt của electron với khối lượng bằng khối lượng của electron, nhưng có điện tích dương
Phản Proton là phản hạt của proton, nó có khối lượng bằng khối lượng proton nhưng mang điện tích âm
Và tương tự nơtron cũng có phản hạt là "phản nơtron" ... bạn có thể google để tìm thêm thông tin về các phản hạt này !!

koanh_jm_triples
09-04-2010, 05:47 PM
Vì đề bài cho n gần bằng p nên mình thấy đáp án p=19, n=20 là phù hợp rồi :D
Đáp án Z = 17(Cl) chỉ có đồng vị có số khối cao nhất là 37 nên loại đc 1 đáp án :D Còn lại Z=18 (Ar) thì số p và số n chênh lệch tới 4 đơn vị nên theo mình là loại luôn :D

hehe, bài này đáp án Z=19 là đúng nhật:kham (

girlkpop9x
09-04-2010, 06:39 PM
bài 1 giải rõ dzùm đ.c k ạk..>.<..e giải ra là p>18 ; n<22 àk..TT_TT

Bài này mình cũng đã từng hỏi qua 4r này rồi và có nhiều cấu trả lời khác nhau, bây giờ thầy đã dạy cách làm và mình đã biết rồi:
Ta luôn có: 2Z+N=58=>N=58-2Z(1)
Vì Z<40 => Z=<58-2Z=<1.5Z(2)
Từ (1) và (2) có: 16.57<=z<=19.3

Có 3 giá trị tìm được:17,18,19.
Z=17=>N=24 và A=41(L)
Z=18=>N=22 và A=40(L)
Z=19=>N=20 và A=39(TM)
Nguyên tố này là K.

girlkpop9x
09-04-2010, 06:53 PM
Nguyên tử Zn có bán kính r = 1,35.10^-10 m, có nguyên tử khối = 65đvC.
a. Tính khối lượng riêng của nguyên tử Zn.
b. Hầu hết khối lượng nguyên tử tập trung vào hạt nhân với bán kính r'= 2.10^-15 m. Tính khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử Zn.hidden content may not be quoted

Theo đề bài ta có: mZn=65*1.6605*10^-27kg=107.9325*10^-27kg
Và : V=4/3*3.14*r^3=9.0504*10^-30m^3
Thay "m" và "V" vào CT: D=m/V=107.9325*10^-27/9.0504*10^-30=11925kg/m^3. Câu b tương tự .

girlkpop9x
09-05-2010, 10:39 AM
Cho mình hỏi: Obitan nguyên tử có giới hạn không?Tại sao?
Nhờ mọi người giải thích sôi nổi giúp nha? hihihi...:24h_065:

kun_kul_kute
09-05-2010, 03:18 PM
Theo như định nghĩa obitan nguyên tử ( AO ) là khoảng không gian quanh hạt nhân mà tại đó xác suất tìm thấy electron là lớn nhất. Nhưng điều đó không có nghĩa là ở khoảng không gian khác thì không tìm thấy electron. Vậy nên ta có thể kết luận rằng AO là không có giới hạn.

Molti
09-05-2010, 05:59 PM
Cho mình hỏi: Obitan nguyên tử có giới hạn không?Tại sao?
Nhờ mọi người giải thích sôi nổi giúp nha? hihihi...:24h_065:

AO là 1 hàm sóng nên chuyện kích thước và giới han của nó cũng đâu có ý nghĩa gì...

lvtschool
09-23-2010, 07:44 PM
1 hợp chất N đước tạo thành từ cation X^+ và anion Y^2-.Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố tạo thành.Tổng số hạt p trong X+ là 11.Tổng số hạt e trong Y^2- là 50.Hãy xá định công thức của hợp chất N biết 2 nguyến tạo thành ion Y^2- thuộc cùng 1 cột và thuộc 2 hàng ngang liên tiếp

các bạn giúp mình đi Nghĩ mãi không ra :(:batthan ( :4::treoco (

chuyen_H
09-28-2010, 10:04 PM
sao mình thấy mọi người ít đề cập đến công thức Lewis nhỉ. Mình đang học đến vấn đề này đây. Anh chị nào hiểu sâu chỉ em với. Thanks cả nhà chemvn

thanhtungk09
09-29-2010, 07:29 AM
ý bạn muốn nói tới thuyết liên kết cộng hóa trị theo lewis?
nếu đúng như vậy thì bạn có thể tham khảo tại http://baigiang.violet.vn/present/show/entry_id/3253929
:24h_059:

sakura1234
10-13-2010, 10:17 PM
Em có 2 câu hỏi muốn tham khảo ý kiến mọi người :
1/ Tại sao phức của 1 hợp chất mà nguyên tử trung tâm không có vân đạo d trống thì không có màu, còn nếu nguyên tử trung tâm có vân đạo d trống thì có màu?
Vd: Cu+ : 3d10 thì không màu còn Cu2+ : 3d9 thì có màu
2/Màu của 1 phức có phụ thuộc vào phức đó liên kết với các ligand khác nhau. Tại sao vậy?

HORIZON
10-13-2010, 10:30 PM
Mình chỉ nêu ý kiến cá nhân, có thể đúng hoặc sai
Màu sắc của các nguyên tố d có thể giải thích theo thuyết trường phối tử (bên vật lý gọi là trường tinh thể) hoặc thuyết MO. Nếu mình nhớ không lầm là các e trong phân lớp d nhận năng lượng kích thích chuyển lên mức năng lượng cao hơn (trạng thái kích thích). Sau đó nó sẽ phát xạ 1 năng lượng khác (bé hơn năng lượng hấp thu) và năng lượng này dưới dạng sóng với bước sóng khác nhau. Ứng với mỗi bước sóng ta có màu khác nhau.
Vậy chắc bạn đã hiểu được vì sao Cu+ không màu còn Cu2+ có màu rồi.
Nếu theo thuyết trường phối tử thì ligand là các chất điểm không kích thước, khối lượng mà chỉ có điện tích. Do đó ligand không ảnh hưởng tới màu mà do nguyên tử trung tâm quyết định.
Thân ái.

kuteboy109
10-14-2010, 12:54 PM
@anh Horizon: phối tử vẫn có ảnh hưởng tới màu của phức chất. Điều này vẫn được giải thích theo thuyết trường tinh thể (phối tử): áp dụng các Qui tắc lọc lựa Spin, lọc lựa Laport...
+ Ví dụ: -Với ion Fe3+ thì FeF6 3- không màu, trong khi FeCl4- lại có màu vàng.
-Hoặc ion Co2+ thì Co(H2O)6 2+ có màu hồng nhạt, còn CoCl4 2- lại có màu xanh đậm.....

Anh/chị Sakura1234 nếu muốn hiểu rõ hơn về màu của phức chất thì có thể tham khảo thêm ở các giáo trình đại cương phần Thuyết trường tinh thể ( hay trường phối tử). Hiện nay trên mạng cũng có rất nhiều bài viết về vấn đề này ( có thể search google).

Sweetl0ve_4yong4ev
10-31-2010, 07:38 AM
có mem nào rảnh thì giúp mình giải bài này zới!!!:017:
" từ CHE của He là 1s2 hãy:
1. Tính năng lượng của He theo eV
2. Tính giá trị năng lượng của He theo phương pháp Slater rồi so sánh với kết quả câu 1 và giải thích tại sao lại có sự sai lệch như vậy?
3.Xdd năng lượng ion hóa thứ nhất I1 của He rồi so sánh với giá trị thực nghiệm: EHe=24.6eV"
nếu câu 1 không dùng công thức Slater thì dùng công thức nào ạ ???
(mấy câu sau mỳnh giải đc rồi)

xuantung0308
11-01-2010, 10:19 AM
cho mình hỏi 4 số lượng tử là j?và có bài toán này nhờ các bạn chỉ dùm.X là nguyên tố thuộc nhóm A,hợp chất với hidro của X có dạng XH3.electron cuối cùng trên nguyên tử X có tổng 4 số lượng tử=4,5.xác định nguyên tố X:24h_012:

nguyenquocbao1994
11-08-2010, 09:14 AM
cho mình hỏi 4 số lượng tử là j?và có bài toán này nhờ các bạn chỉ dùm.X là nguyên tố thuộc nhóm A,hợp chất với hidro của X có dạng XH3.electron cuối cùng trên nguyên tử X có tổng 4 số lượng tử=4,5.xác định nguyên tố X:24h_012:

Bốn số lượng tự là gồm có n,m,ml,ms....

- n đại diện cho lớp K,M,N,L....
- m đại diện cho AO s,p ,d,f
- ml đại diện cho vị trí của e cuối cùng
- ms là chỉ trạng thái e cuối cùng, gồm có hai trạng thái là +1/2 ( e đi lên), -1/2( e đi xuống )
Bạn cần hiểu đơn giản như thế nhé, còn muốn tìm hiểu sâu về bốn số lượng tử thì bạn đọc sách

Về bài tập này, mình giúp bạn nhé
X là nguyên tố thuộc nhóm A, hợp chất với H có dạng XH3 =>X nằm ở chu kì 3
Vậy ta có n = 3 ( vì nằm ở chủ kì 3)
=> m + ml + ms = 1.5
BIện luận :
m chỉ có thể nhận giá trị nhỏ nhất là 0 hoặc 1
** Với trường hợp m=0( AOs) thì ta đc
ml + ms = 1.5
Ta có ms có hai trường hợp là ms = 1/2 hay = -1/2
*** ms = 1/2 thì ml = 0.5 ( loại, mì ml luôn là số nguyên)
*** ms= - 1/2 thì ml = 1 ( lại vì AOs chỉ co 1 AO trống )
=> Mg ( chọn)
** với trường hợp m=1(AOp) thì ta đc
ml + ms = 0.5
Tượng tự có hai trương hợp
=> ms = -1/2 thì ml = 1
=> là Ar ( loại, vì đây là khí hiếm )

Vậy đó là MgH2

thaicuc95
11-12-2010, 09:43 PM
Ai vào giúp em mấy bài hóa này với , em cần gấp mong được giúp đỡ , em xin cảm ơn
Tải Tại Đây (http://www.mediafire.com/?uigtcczlbch8d44) Hoặc Ở Dưới
Font là .vntime

tuanthptbd81
11-13-2010, 07:25 PM
các bt 8,9,17,32,33 liên quan đến momen lg cực.
Theo mình:
BT8:hơi lạ là vì clobenzen có mmlc=1,53D,trog khi đó các đồng phân của diclobenzen lại có chất có mmlc=1,53D?
BT9:Các chất có mmlc tg ứng là:A=0;B=1,89;C=1,97;D=1,71;E=2,13.Gt dựa vào hiệu ứng I để gt
BT17:đp có mmlc=0 là 1,3,5-triclobenzen;đp có mmlc lớn nhất là 1,2,3-triclobenzen.tính toán dựa vào công thức và theo qui tắc cộng vecto.
BT14:cấu trúc tương tự NH3,góc SiNSi>CNC(do hư KG của SIH3 và sự đẩy nhau giữa chúng).Tính bazo thì ngc lại cũng dựa vào hưkg(hix buòn ngủ rùi)

HoahocPro
11-13-2010, 08:13 PM
Làm thử vài bài:
- Bài 4: thực chất là xét độ bền liên kết trong phân tử Halogen, Cl2 > Br2 > I2 > F2. Giải thích là do Flo không có AOd trống, các Halogen kia đều có AOd trống tạo thành liên kết pi p-d làm bền hơn. Tính bền giảm Cl > Br > I vì sự tăng bán kính.
- Bài 8: Tổ hợp vecto, thấy ngay là đồng phân para có momen = 0 vì 2 nguyên tử Cl ngược hướng, phân tử đối xứng. Đồng phân meta có momen = 1,53 vì góc momen C-Cl là 120 độ nên khi tổ hợp sẽ cho một vecto có độ dài bằng 2 vecto ban đầu.
- Bài 9: xem tại đây http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?p=67149#post67149
- Bài 14: Góc liên kết của hợp chất Si lớn hơn, vì nhóm SiH3 có thể tích lớn hơn. Tính bazo cũng vậy, vì nhóm SiH3 đẩy e mạnh hơn.
- Bài 17: tương tự bài 8, với momen = 0 thì phân tử đối xứng nên đó là 1,3,5-triclobenzen

thaicuc95
11-14-2010, 02:36 PM
Ai giúp em các bài còn lại , em xin cảm ơn ạ . File ở dưới ạ

tiham93
11-23-2010, 05:26 PM
các bạn cho tôi hỏi :Cặp electron liên kết là gì ?.Trong công thức CS2 tổng số đôi electron ngoài cùng của C và S chưa tham gia liên kết là bao nhiêu được không? Và các bạn hướng dẫn luôn cách tìm ra số đôi chưa tham gia liên kết đó.! muy

ncaothach
11-23-2010, 11:47 PM
Hi you! mình có một số ý kiến nho nhỏ, nếu có sai thì xin bạn và các thành viên khác gớp ý!
Các nguyên tố như C O2 S điều muốn có cấu hình 8electron ngoài cùng bền giống khí trơ, nhưng bản thân chúng không làm đc điều đó, muốn làm đc thì chúng phải hợp tác với các đối tác xung quanh để hình thành liên kết, một liên kết là sima được hình thành từ sự gớp chung electron, cặp e này là của chung và tạo thành một liên kết (hay một liên kết thì đc hình thành từ 1 cặp e).
Ngoài ra còn có kiểu liên kết phối trí (liên kết mà cặp e chỉ do một nguyên tố đưa ra), về nguyên tắc thì liên kết này cũng có sự hợp tác của 2 bên, 1 bên có cặp e 1 bên có vân đạo trống kết quá 1 liên kết hình thành từ 1 cặp e.
Nói chung muốn tạo thành một liên kết thì phải có 2e, nếu có thêm 1 liên kết pi nửa thì phải có 2e => 4e để tạo thành 2 liên kết.

CS2 có cấu tạo :
http://i937.photobucket.com/albums/ad217/ncaothach/index.jpg
Xung quanh C có 4e nhưng điều đc dùng để liên kết với 4e của 2 lưu huỳnh, kết quả là 4 e của S cũng là của C, và C đã có cấu hình 8e của 1 khí trơ, xung quanh C ko có e nào chưa liên kết. Còn 2 S điều còn 2 cặp chưa liên kết, Xung quanh S cũng có đầy đủ 8e cấu hình của khí trơ

nguyenquocbao1994
11-24-2010, 06:11 AM
các bạn cho tôi hỏi :Cặp electron liên kết là gì ?.Trong công thức CS2 tổng số đôi electron ngoài cùng của C và S chưa tham gia liên kết là bao nhiêu được không? Và các bạn hướng dẫn luôn cách tìm ra số đôi chưa tham gia liên kết đó.! muy

Mình nói đơn giản thế này cho bạn nhé...cặp e liên kết được tạo thành nhờ 1 e của nguyên tố trung tâm, và 1 e của phối tử để tạo thành liên kết cộng hóa trị. Ngoài ra còn có trường hợp tạo thành liên kết cho- nhận khi nguyên tử đưa hản 1 cặp e cho nguyên tử khác tham gia liên kết để tạo thành bát tử

Về phân tử CS2, mình nghĩ là xác định công thức Lewis để biết đc số e đã liên kết của phối tử và nguyen tử trung tâm, từ đó suy ra số e ko liên kết

- Ban đầu mình có công thức giả định là S : C : S
n = 4 + 6*2 = 16e
n2 = 4e
n3 = 16 - 4 = 12e
n4 = 6*2 = 12e
=> n5= 0e
Ta tính diện tích hình thức
S = 6 - 6 - 1/2*2 = -2
C = 4 - 0 - 1/2*4 = 2
Vậy thì C cần 2 cặp e để tạo thành bát tử
=> Công thức Lewis là S :: C :: S
Tính điện tích hình thức
C = 4-0- 1/2*8 = 0
S = 6- 4-1/2*4 = 0

Công thức Lewis đúng là : S :: C :: S
Nhìn vào công thức thì C đã góp chung 4 e để tạo cặp e liện kết => C ko còn e riêng
S góp 2 e trong lk => S còn dư 4 e

-smallpea-
12-01-2010, 08:47 PM
Các anh chị ơi giúp em giải bài tập này với nhé:
Cho biết E(N-N)=-163 kj/mol
E(N liên kết 3 N)=-945 kj/mol
Từ 4 nguyên tử N có thể tạo ra phân tử N4 có cấu trúc tứ diện hoặc 2 phân tử N2. trường hợp nào thuận lợi hơn?Giải thích?
Em cảm ơn trước nha!

kuteboy109
12-01-2010, 10:00 PM
Các anh chị ơi giúp em giải bài tập này với nhé:
Cho biết E(N-N)=-163 kj/mol
E(N liên kết 3 N)=-945 kj/mol
Từ 4 nguyên tử N có thể tạo ra phân tử N4 có cấu trúc tứ diện hoặc 2 phân tử N2. trường hợp nào thuận lợi hơn?Giải thích?

Ta xét 2 quá trình:
1) 4N-->N4
Delta H1= 4E(N)- E(N4) = 0 - 6*163= -978 kJ
2) 4N-->2N2
Delta H2= 4E(N)- 2E(N2)= 0 - 2*945= -1890 kJ

Vậy phản ứng tạo ra N2 thuận lợi hơn!

goandaction
12-02-2010, 05:23 PM
Cho em hỏi công thức nào sau đây có 2 liên kết ion đa nguyên tử? (NH4)2SO4 hay Na2CO3... Mong được giải đáp!! Thanks nhìu:welcome (

naruto_uzumaki
12-02-2010, 06:49 PM
2 chất trên đều có liên kết ion.
(NH4)2SO4--> NH4+ +SO42- ( đây là 2 ion đa nguyên tử, chứ không có khái niệm liên kết ion đa nguyên tử nhé bạn?)

goandaction
12-02-2010, 09:29 PM
Thanks Naruto nhá! Tui viết nhầm chút...

tientruong24
12-05-2010, 06:13 PM
có phải tất cả các muối amoni đều có lk ion ko ạ? Nếu ko thì làm sao phân biệt muối nào là ion

Sweetl0ve_4yong4ev
12-07-2010, 04:11 PM
1 hợp chất N đước tạo thành từ cation X^+ và anion Y^2-.Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố tạo thành.Tổng số hạt p trong X+ là 11.Tổng số hạt e trong Y^2- là 50.Hãy xá định công thức của hợp chất N biết 2 nguyến tạo thành ion Y^2- thuộc cùng 1 cột và thuộc 2 hàng ngang liên tiếp

các bạn giúp mình đi Nghĩ mãi không ra :(:batthan ( :4::treoco (

hi`, theo mỳnh thỳ làm thế này, bạn xem thử ha!!:24h_038:

CTPT của N là X2Y
*Xét ion X+: gồm 5 ngtử của 2 ng tố có tổng số p là 11
Có một ng tố có số p<= 11:5=2,2
suy ra nguyên tố này là Hiđrô (H)
Nếu số H=1 thì nguyên tố còn lại có số p=10/4 loại
Nếu số H= 2 thì .............. ................ p=9/3=3 loại
............=3.................................... .. p=8/2=4 loại
............=4.................................... . p=7 ( N) chọn
Vậy công thúc của X+ là NH4+
* Xét ion Y2-: tổng số p trong Y2- bằng 50-2=48
CT Y2-:AxBy (x+y=5)
A và B thuộc 1 nhóm & 2 chu kì liên tiếp nên số p hơn kém nhau 8 hoặc 18( giả sử ZA>ZB
TH1 ZA-ZB=8 suy ra ZA=ZB+8
ta có x.ZA+ y.ZB=48
(x+y)ZB +8x = 48
5ZB +8x = 48
Lần lượt thử chọn với x từ 1 tới 4 tìm đc Y2- là (SO4)2-
TH2 tương tự ta đc pt 5ZB + 18x = 48 không tìm đc cặp nghiệm nào thỏa mãn
Vậy công thức của N là (NH4)2SO4

cafe16391
12-16-2010, 10:43 AM
Mình đọc cuốn Hóa đại cương của N.L.Glinka về Hidro thì thấy có đoạn sau không hiểu, mong các bạn giải đáp thắc mắc giúp mình:
".... Nguyên tử hidro khác với các nguyên tử nguyên tố khác: không có e ở khoảng giữa e hóa trị và hạt nhân. kích thước Ion hidro nhỏ hơn tất cả các cation nguyên tố khác một số bậc. Vì vậy tác dụng phân cực của proton rất lớn, do đó hidro không có khả năng tạo thành hợp chất ion trong đó nó đóng vai trò cation. Hợp chất của nó, ngay cả với các phi kim hoạt động nhất, vd flo, là chất có lk cộng hóa trị có cực. "
Vậy theo mình hiểu trong HF, e chung nghiêng về Hidro ha cac ban? Cho mình hỏi thêm vai trò của cation là gì mà sao hidro không đóng vai trò của cation được ? cám ơn.

thewind_hmu
12-17-2010, 07:36 AM
Theo mình hiểu thì là do có khả năng phân cực proton lớn nên nó dễ tách ra dưới dạng ion H+ và khi liên kết với các phi kim hoạt động như F thì tạo liên kết CHT có cưc trong đó cặp e liên kết lệch về phía F

ncaothach
12-17-2010, 08:13 AM
Tác dụng phân cực của cation, hay bị phân cực của anion ảnh bởi các yếu tố nào? và ảnh hưởng của nó đến tính liên kết ra sao? Bạn có thể tham khảo Tại Đây (http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=15925&page=2)
Chúc Vui!

quynhan
12-27-2010, 08:31 PM
mình cũng vừa học phần này.áp dụng với phân tử
B1:bạn đưa ra công thức giả định hợp lí nhất
B2:tính số e hóa trị của các phân tử trong phân tử(n1)
B3:tính xem còn lại bao nhiêu e sau khi bạn dùng cho các liên kết trong CT giả định.đem số e (n2)đó đi octet cho nguyên tử có độ âm điện lớn nhât.n3=n1-n2
n3=0 tính điện tích hình thức=(điện tích lõi)-(tổng e riêng của nguyen tử)-(số lk nguyên tử đó tham gia)
n3khac0 dùng số e này octet cho nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.sau đó tính lại điện tích hình thức
con nhiều thiếu sót mong mọi người giúp đỡ

quangvan_dkh
12-27-2010, 10:29 PM
xin hỏi công thức lewis của NO2 !

kuteboy109
12-28-2010, 11:22 AM
xin hỏi công thức lewis của NO2 !
Vấn đề này trong Forum đã có trả lời nhiều lần rồi, bạn tự tìm hiểu sẽ hay hơn. Gửi bạn hình vẽ cấu trúc cộng hưởng Lewis của NO2, lưu ý là trong NO2 có liên kết pi không định chỗ.

mieo_meo
01-03-2011, 03:45 PM
Theo mình biết, có 3 điều kiện để một phức chất có màu là:
1) NTTT có e ở vân đạo hạ năng
2) NTTT có vân đạo thượng năng d còn chỗ trống (chưa bão hòa) để có sự nhảy điện tử khi có năng lượng kích thích.
3) Năng lượng phức hấp thu phải nằm trong vùng khả kiến (VIS)- đối với các phức có vân đạo d trống thì năng lượng này đã nằm trong vùng khả kiến rồi. Đó là lý do vì sao Cu+ không có màu, vì nó hấp thu năng lượng ko nằm trong vùng khả kiến nên bạn ko quan sát được màu sắc.
Năng lượng kích thích e di chuyển từ vân đạo hạ năng lên thượng năng là năng lượng tách trường phối tử ∆ (là điện trường tác động của ligand lên các vân đạo d của NTTT - ko phải là trường đối xứng cầu) . Vậy màu sắc của phức liên quan tới ∆(∆E=∆=h*c/λ*N. Mà ∆ phụ thuộc vào 4 yếu tố:
1) cấu hình phức, ∆ tứ diện < ∆ bát diện < ∆ vuông phẳng.
2) điện tích NTTT
3) bán kính của NTTT ( q và r càng lớn thì ∆ càng lớn )
4) trường của ligand ( ligand trường mạnh thì có tương tác đẩy mạnh làm ∆ càng lớn). Nhưng trong 4 yếu tố trên thì yếu tố cấu hình quyết định nhất thì phải. Cô mình cũng có nhắc :Chúng ta ko nên quá lưu ý đên ảnh hưởng của ligand mà bỏ quên các yếu tố khác dù ligand cũng có ảnh hưởng.( Chỉ so sánh ảnh hưởng của ligand khi cùng NTTT(nguyên tố cho) và cùng cấu hình nữa- như vậy sẽ chính xác hơn). Khi giải thích màu sắc thay đổi thì nên giải thích do các yếu tố ảnh hưởng đến ∆ thay đổi là được rồi.
Nếu mình viết sai chỗ nào các bạn hãy góp ý cho, mình sẽ sữa chữa.

tientruong24
01-15-2011, 03:31 PM
cho e hỏi là có phải tất cả muối amoni đều có lk ion ko? Có kinh nghiệm nào trong việc xác định lk ion ko?
E nghĩ là: 1 chất khi thủy phân trong nước thì sẽ tan tốt(vì coi như đã có phản ứng vs nước), nhg trường hợp của muối NaHCO3 thì ngược lại :| Xin giải thik giúp e

conan193
01-15-2011, 06:39 PM
Hầu hết các muối amoni đều có liên kết ion, liên kết ion thường được xác định dưa vào 2 yếu tố: bán kính ion và điện tích nguyên tử, hợp chất nào mà các nguyên tử có điện tích càng lớn và bán kính càng nhỏ thì có bản chất ion càng lớn ( và ngược lại )
Còn độ tan của một chất phụ thuộc vào 2 yếu tố: năng lượng mạng lưới và khả năng hidrat hóa,năng lượng mạng lưới càng cao và lực ion hóa càng thấp thì càng khó tan (và ngược lại), ít ai dựa vào sự thủy phân lắm vì thực tế các ion bị thủy phân mạnh như Al3+ đều có lực sonvat hóa rất mạnh, nên tan rất tốt rồi, không cần xét đến việc thủy phân hay không, còn như Al2O3 lại không tan được trong nước vì có năng lượng mạng lưới rất lớn, ở NaHCO3 cũng vì có năng lượng mạng lưới cao nên ít tan. :art (

tientruong24
01-18-2011, 12:15 PM
nếu mà năng lượng mạng lưới cao thì sao nó thủy phân đc? a giải thik sự quan hệ giũa năng lượng mạng lưới và khả năng thủy phân đi

conan193
01-18-2011, 06:33 PM
nếu mà năng lượng mạng lưới cao thì sao nó thủy phân đc? a giải thik sự quan hệ giũa năng lượng mạng lưới và khả năng thủy phân đi
Năng lượng mạng lưới thì không liên quan gì tới quá trình thủy phân cả, vì đây là 2 quá trình hoàn toàn khác nhau, nhưng từ năng lượng mạng lưới ta có thể suy đoán phần nào tính chất của ion, và từ đó suy ra được khả năng thủy phân, ví dụ NaCl, vì có điện tích không lớn nên năng lượng mạng lưới thấp, và khả năng thủy phân rất kém, còn AlCl3 thì có Al3+ có điện tích lớn hơn, năng lượng mạng lưới cao hơn, và khả năng thủy phân của Al3+ cao hơn. Nói chung, khi cần xét đến năng lượng mạng lưới hay khả năng thủy phân thì người ta luôn phải dựa vào bản chất của ion đó, chứ không cần biết mối quan hệ giữa năng lượng mạng lưới và khả năng thủy phân là gì.

hoang tu hoa
01-24-2011, 02:20 PM
Cho hỏi, mấy hôm nay thành viên dark có vào diễn đà này nữa không, có ai có tin tức gì của cậu ta nữa không?

hoang tu hoa
02-11-2011, 10:22 AM
Ai viết cấu tạo CuCl cho mình được không ?
Giải thích kiểu liên kết giữa chúng ?

kuteboy109
02-11-2011, 11:43 AM
Em xem ở đây đi: http://en.wikipedia.org/wiki/Copper(I)_chloride