PDA

View Full Version : An toàn phòng thí nghiệm


giuocdanh
10-04-2010, 07:49 PM
Khi làm việc trong phòng thí nghiệm cho dù ở trường học hay các công ty, xí nghiệp … an toàn phải được đặt lên hàng đầu. Không tuân thủ các nguyên tắc an toàn phòng thí nghiệm, các bạn có thể sẽ trả giá nghiêm trọng. Bài viết này góp phần nói rõ các thao tác quan trọng cần ghi nhớ.
http://www.superiorsafety.ca/images/general/safety-equipment-grouping.jpg

1- Quần áo phù hợp
Bạn nên mặc những loại quần áo kín đáo, che phủ phần lớn bề mặt da và cơ thể. Trang phục mà bạn thích có quan trọng bằng cơ thể mình ? Mang giầy/dép bít mũi chân. Trong trường hợp làm việc có lửa thì nhớ cột tóc cẩn thận để tóc không bị bắt lửa khi bạn cúi xuống. Mặc áo blouse và tạp dề phòng thí nghiệm.

2- Ghi nhớ vị trí cất giữ các thiết bị an toàn
Luôn biết rõ vị trí các thiết bị an toàn cho các trường hợp khẩn cấp, như là:
Bình chữa cháy
Bồn rửa hóa học
Thiết bị rửa mắt
Điện thoại

3- Mang kính bảo hộ trong suốt thời gian ở phòng thí nghiệm
Mắt chúng ta rất nhạy cảm, chỉ cần một lượng rất nhỏ hóa chất dính vào mắt cũng có thể gây đau mắt hoặc mù lòa.

4- Nếu bạn làm việc với chất ăn mòn, đừng quên mang găng tay đề phòng hóa chất bị đổ lên da tay
Mang loại găng thích hợp với hóa chất mà mình đang sử dụng. Khi làm việc với chất ăn mòn mạnh như axit sunfuric đậm đặc…, găng tay nhựa mỏng (thường được các nha sĩ dùng) sẽ không thể bảo vệ bạn mà chỉ làm cho bạn chủ quan thêm. Khi hóa chất dính vào bao tay, đặt bình hóa chất ấy sang một bên an toàn rồi nhanh chóng gỡ bỏ bao tay ra. Dùng chất hóa học khác trung hòa hóa chất dính trên đó rồi rửa tay và bao tay của bạn cẩn thận.

5- Tuân theo hướng dẫn
Nếu bạn đang thực tập tại phòng thí nghiệm trường, đừng bao giờ làm trái lời giáo viên hướng dẫn

6- Khi cần pha loãng axit
Thao tác đúng là thêm axit vào nước. Không bao giờ cho nước vào axit vì quá trình ngược lại này sẽ sinh ra nhiệt và có thể gây cháy nổ.

7- Hóa chất bị đổ nên được trung hòa trước khi lau dọn sạch sẽ

8- Rửa nước lạnh khi bạn bị dính hóa chất trên da.

9- Không ăn uống trong phòng thí nghiệm
Thức ăn cất giữa trong phòng thí nghiệm có thể bị bám hóa chất gây độc. Ngoài ra, có nhiều loại hóa chất không màu, không mùi trong phòng thí nghiệm nên bạn có thể uống nhầm hóa chất thay vì nước sạch.

10- Gọi cấp cứu khi có trường hợp nghiêm trọng hơn, hoặc cháy nổ…

11- Không nếm bất kỳ loại hóa chất nào
Không nếm bất kỳ loại hóa chất nào cho dù đó là muối vô hại, chúng vẫn còn lẫn các chất độc hại khác trong quá trình phản ứng

12- Không dùng miệng hút pipet
Cho dù hút nước bằng pipet bạn cũng không nên dùng miệng, ngay cả khi bạn thực hiện thí nghiệm tại nhà. Vì không ai chắc chắn được mức độ sạch và an toàn của nước qua pipet. Hãy tập cách sử dụng quả bóp và pipet tự động.

13- Tìm hiểu trước kiến thức về các hóa chất
Tìm hiểu trước kiến thức về các hóa chất mà bạn sẽ sử dụng trong phòng thí nghiệm để tránh tai nạn bất ngờ. Biết mình đang làm gì, cẩn thận nhưng đừng quá lo lắng.

14- Dán nhãn mác cẩn thận các bình/lọ hóa chất

16- Không đùa giỡn trong phòng thí nghiệm
Không pha trộn hóa chất một cách tùy tiện. Bạn phải hiểu rõ mình đang làm gì trong phòng thí nghiệm. Các phản ứng tùy tiện có thể gây cháy nổ và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.

17- Rửa tay sạch sẽ
Rửa tay sạch sẽ trước khi bước ra khỏi phòng thí nghiệm cho dù bạn không làm đổ hóa chất trên tay, để hóa chất không dính vào thức ăn, nước uống của bạn sau đó.


Theo cyberchemvn.com (http://cyberchemvn.com/index.php?option=com_content&view=article&id=149:an-toan-phong-thi-nghim&catid=37:shared&Itemid=48)Nguồn Wikihow