PDA

View Full Version : cho mình hỏi về h2s một chút


hydrat
10-15-2010, 10:27 PM
h2s làm axit yếu, yếu hơn cả axit h2co3. Vậy h2s có làm quỳ tím đổi màu không (bạn nào đã làm thực nghiệm rồi thì càng tốt nha). Tính axit của nó khi tác dụng với kim loại, oxit kim loại, bazo, muối thể hiện như thế nào?
Thanks các bạn trước nha.

Hồ Sỹ Phúc
10-16-2010, 01:51 AM
H2S làm axit yếu, yếu hơn cả axit H2CO3. Vậy H2S có làm quỳ tím đổi màu không (bạn nào đã làm thực nghiệm rồi thì càng tốt nha). Tính axit của nó khi tác dụng với kim loại, oxit kim loại, bazo, muối thể hiện như thế nào?
Thanks các bạn trước nha.
- H2S có pK1 = 7,02; pK2 = 12,90.
Ở điều kiện thường, dung dịch H2S bão hoà có nồng độ 0,1M. Từ đó dễ dàng xác định được pH = 4,0.
- Quỳ tím là chất chỉ thị axit - bazơ:
+ Với pH < 5,5 thì quỳ tím có màu đỏ;
+ Với pH > 8,0 thì quỳ tím có màu xanh;
+ Với pH từ 5,5-8,0 thì không đổi màu, gọi là khoảng pH chuyển màu.
Như vậy, dung dịch H2S bào hoà (nồng độ 0,1M) thì làm đổi màu quỳ tím (hoá đỏ).
- Tính axit của H2S cũng tương tự các axit khác, nhưng cần một lưu ý là muối sunfua của các muối ít tan thường có Ks rất nhỏ (rất ít tan) và ion S2- có tính bazơ mạnh => Một số muối bị thuỷ phân. Bạn có thể xem thêm Ở đây (http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?p=61662)
Các tính chất cụ thể bạn có thể xét dựa trên độ tan của muối sunfua ở trên.
Chúc bạn học tốt!
Thân!

hydrat
10-16-2010, 08:43 AM
- H2S có pK1 = 7,02; pK2 = 12,90.
Ở điều kiện thường, dung dịch H2S bão hoà có nồng độ 0,1M. Từ đó dễ dàng xác định được pH = 4,0.
- Quỳ tím là chất chỉ thị axit - bazơ:
+ Với pH < 5,5 thì quỳ tím có màu đỏ;
+ Với pH > 8,0 thì quỳ tím có màu xanh;
+ Với pH từ 5,5-8,0 thì không đổi màu, gọi là khoảng pH chuyển màu.
Như vậy, dung dịch H2S bào hoà (nồng độ 0,1M) thì làm đổi màu quỳ tím (hoá đỏ).
- Tính axit của H2S cũng tương tự các axit khác, nhưng cần một lưu ý là muối sunfua của các muối ít tan thường có Ks rất nhỏ (rất ít tan) và ion S2- có tính bazơ mạnh => Một số muối bị thuỷ phân. Bạn có thể xem thêm Ở đây (http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?p=61662)
Các tính chất cụ thể bạn có thể xét dựa trên độ tan của muối sunfua ở trên.

mình biết là như thế nhưng đó chỉ là lí thuyết thôi, thực tế thì có xảy ra hiện tượng làm quỳ tím hóa đỏ không? Mình chưa làm thực hành về h2s nên không rõ tính chất của chất này lắm. Có phải tính axit của nó chỉ thể hiện rõ rệt nhất khi tác dụng với bazo của kim loại kiềm không?

hydrat
10-16-2010, 08:46 AM
à quên còn vấn đề này nữa, h2s là một axit, nó có thể tác dụng được với những muối như thế nào?

Hồ Sỹ Phúc
10-16-2010, 05:26 PM
mình biết là như thế nhưng đó chỉ là lí thuyết thôi, thực tế thì có xảy ra hiện tượng làm quỳ tím hóa đỏ không? Mình chưa làm thực hành về h2s nên không rõ tính chất của chất này lắm. Có phải tính axit của nó chỉ thể hiện rõ rệt nhất khi tác dụng với bazo của kim loại kiềm không?
à quên còn vấn đề này nữa, h2s là một axit, nó có thể tác dụng được với những muối như thế nào?
Tôi nghĩ bạn đang học Đại học, bạn đã thực hành với H2S rồi đúng không? Bạn có điều chế H2S bằng FeS+H2SO4, sục vào dung dịch sẽ thu được dung dịch bão hoà. Thí nghiệm này rất độc cần làm trong tủ hốt...
Có thể vì bạn quá sợ hãi mùi của H2S nên bạn đã không thực hiện thí nghiệm này chăng? Chắc chắn là dung dịch H2S làm quỳ tím hoá đỏ. Bạn đừng có nghi ngờ sự mâu thuẫn giữa lí thuyết với thực hành, nhất là mấy phản ứng axit -bazơ cơ bản như thế này...
Còn việc phản ứng của H2S với muối, tôi không biết bạn đã đọc và hiểu cái đường link ở trên như thế nào, nhưng tôi nghĩ nếu đọc kĩ một chút bạn sẽ không cần phải hỏi lại lần nữa!
Xét một vài ví dụ:
1) Phản ứng giữa H2S + FeCl2 có xảy ra không? Xảy ra ntn?
Pứ nếu có sẽ là: H2S + FeCl2 => FeS + HCl, nhưng đọc link trên thì chúng ta biết FeS tan được trong axit mạnh => pứ này có xảy ra hay không?
2) Phản ứng H2S + CuSO4 => CuS + H2SO4 có xảy ra không?...
Đọc link trên chúng ta thấy CuS không tan trong axit mạnh, vậy phản ứng trên có thể xảy ra...
3) Phản ứng H2S + 2AgNO3 => Ag2S + 2HNO3 có xảy ra không?
Tương tự ta thấy phản ứng trên có thể xảy ra...Nhưng lưu ý, vì HNO3 là chất oxi hoá mạnh, nên khi đun nóng thì Ag2S có thể tan trong HNO3 đặc (thực tế phản ứng này cũng rất kém, do độ tan của Ag2S là vô cùng bé)...
................
Cũng cần chú ý, những điều trên chỉ phù hợp khi ta xét tính axit - bazơ. Còn xét về tính oxi hoá khử, thì có thể có khác biệt đôi chút, ví dụ phản ứng:
H2S + 2Fe3+ => 2Fe2+ + S + 2H+ có bản chất là pứ oxi hoá khử...
Chúc bạn học tốt!

Thân!