PDA

View Full Version : Bài tập hóa nâng cao !


Bo_2Q
08-14-2007, 09:39 PM
Em thấy 1 phân " Bài tập hóa học 10 " hok đủ :mohoi ( nên ấy thêm cái nè để thảo luận cho nhìu câu hỏi :tuongquan , mọi người giúp em nha :chaomung

Bo_2Q
08-15-2007, 08:19 AM
Chứng minh 1 loại bột màu trắng đã được nghiền mịn gồm phấn và đường là 1 hỗn hợp :nhau ( ?

benny
08-15-2007, 08:30 AM
dễ thoy, dùng HCl loãng và H2SO4 đặc

LouisTNT
08-15-2007, 09:06 AM
Tại vì phấn có thành phần chính là CaCO3, còn C12H22O11 chỉ có phản ứng với H2SO4 đặc

Bo_2Q
08-15-2007, 10:13 AM
Điều đó đâu có nói lên bột mịn đó là 1 hỗn hợp :bepdi( . Theo định nghĩa thì hỗn hợp gồm 2 or nhìu chất trộn lẫn theo kiểu vật lý. Theo em bài này chỉ cần CM được là bột mịn đó có thể tách riêng thành đường và sữa là Ok :cuoimim (

linsaylinh
08-15-2007, 10:16 AM
ặc , cho cả HCl, H2SO4 vào mỗi tên một đứa tự xử, xong thấy ngay là có 2 chất

Bo_2Q
08-15-2007, 11:05 AM
Nhưng nếu cậu cho HCl vào đầu tiên thì sẽ thấy bột đó tan ra tuốt. Thế nên ko nói được đó là hỗn hợp
Theo mình cho H2O vào là xong , tách riêng được bột phấn , đương tan ra ---> thành phần hok đông nhất mà trong quá trình tiến hành ko hề có phản ứng xảy ra---> bột ban đầu là hỗn hợp :liemkem (

Bo_2Q
08-15-2007, 11:08 PM
Ùi bài đâu có khó , cái chính là hỉu ý câu hỏi thui :ngu9 (
Nếu đây ko là hỗn hợp ---> nó đồng nhất và ko thể tách được
Vậy mà mình tách riêng được ---> nó là hỗn hợp :bachma (

linsaylinh
08-16-2007, 01:01 PM
em nhớ là Cl2 có thể tác dụng với O2 nhưng ra chất gì thì ko rõ nữa. Mọi người có thể cho em bít và cụ thể tại sao Cl2 lại có thể tác dụng với O2

Dinh Tien Dung
08-16-2007, 09:38 PM
Cl2 không bao giờ tác dụng với Oxi mặc dù vẫn có hợp chất của chúng.(mô hình như là do cả hai chất đều có tính oxi hoá)

linsaylinh
08-17-2007, 12:27 AM
em nhớ hình như là thế, nhưng nếu có hợp chất thì tạo nó ra bằng cách nào?

Dinh Tien Dung
08-17-2007, 01:29 AM
Chúng tạo ra bằng các phản ứng khác. Ví dụ như
Cl2O được tạo ra từ phản ứng Cl2 + HgO
ClO2 được tạo ra từ phản ứng NaClO3 + SO2 + H2SO4
.....

benny
08-17-2007, 02:19 AM
oài ơi, nó ko tác dụng è, anh nhớ là điều kiện dữ lém, nhưng ai mà cho cái đó tác dụng gị
còn oxit của hai cái đó là đầy.

conchimnho
08-17-2007, 02:30 AM
Hỗn hợp X gồm 1 muối MCO3, một oxit, một hidroxit của kim loại M hoá trị II. Cho 34,64 g X phản ứng hết với 117,6g H2SO4 trong dd H2SO4 loãng, thu được 0,448lít khí (dktc) và dd chỉ có 1 muối duy nhất có C%= 10,867%( d= 1,095g/cm3) và Cm = 0,545M. Viết các ptpu có thể xảy ra, xác định M

benny
08-17-2007, 02:53 AM
ra Mg, bài này hay, rất hay

conchimnho
08-17-2007, 06:36 AM
Chính xác là Mg rùi! Bài nì có 2 trường hợp, 1 là sp tạo thành là muối axit, 1 là muối trung hoà

khanh
08-18-2007, 12:21 AM
Đề hidrat hóa A thu B, cho B tác dụng Br2 thu C. Thủy fân C cho D. Khử nước D thu E. Cho E tự chuyển hóa thành F. OXH F dc G. Cho G tác dụng A thu este H có dH/kk = 3,304. XĐ các chất và viết ptpứ

conchimnho
08-18-2007, 01:59 AM
Mình cũng ko biết nữa. Đây là tài liệu luyện thi của mình. Có thể đây là đề thi hsg hn. Bạn có thể tìm hiểu kĩ hơn ở topic " bài tập hoá học chọn lọc ". Chúc bạn may mắn

longraihoney
08-18-2007, 05:29 AM
hoá nâng cao 10 à ^^ ừ viết và cân bằng phản ứng
HClO3 + AlCl3 + NaNO3 ~~>?

HoahocPro
08-21-2007, 05:04 AM
hoá nâng cao 10 à ^^ ừ viết và cân bằng phản ứng
HClO3 + AlCl3 + NaNO3 ~~>?
4HClO3 + 12AlCl3 + 4NaNO3 -----> 6Al2O3 + 4NaCl + 9Cl2+ 2H2O + 4NO
Có lẽ đúng rùi đó nhỉ! Cái đoạn NO ko chắc lắm.

Bo_2Q
08-21-2007, 12:04 PM
Cho em hỏi cái nguyên tố Pd kì ghê [Kr]4d10 thì e hóa trị là nhiu :chaomung

khanh
08-22-2007, 05:56 AM
Al(OH)3 fân li theo 2 cân bằng:
Al(OH)3 <--> Al3+ + 3OH- K = 10^-33
Al(OH)3 + OH- <--> AlO2- + 2H2O K = 40
a/ Biểu thị độ tan toàn fần S = [Al3+] + [AlO2-] dưới dạng 1 hàm của [H3O+]
b/ Ở pH nào thì S đạt Min.

dthvan91
08-22-2007, 06:07 AM
tra loi sai nha
AL2O3ko ton tai trong moi truong nay

Bo_2Q
08-22-2007, 12:10 PM
Cho em hỏi thời gian phân rã bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào? :nghimat (

Dinh Tien Dung
08-22-2007, 11:38 PM
Thời gian phân rã của một nguyên tố đó là một hằng số. Nó không phụ thuộc vào yếu tố gì cả

HoahocPro
08-23-2007, 09:55 AM
Cho em hỏi cái nguyên tố Pd kì ghê [Kr]4d10 thì e hóa trị là nhiu :chaomung
Em học kĩ phần e hoa trị chưa, Pd có 10 e hoá tri.

nguyentruongvi
08-25-2007, 04:59 AM
Tại vì phấn có thành phần chính là CaCO3, còn C12H22O11 chỉ có phản ứng với H2SO4 đặc
Theo mình thì phấn đâu phải là CaCO3 ta! hình như là CaSO4 đó

mariecurie
08-25-2007, 05:38 AM
Phấn viết ngày nay có thể hoặc làm từ cacbonat canxi hoặc là thạch cao, sulfat canxi ngậm nước CaSO4·2H2O.

benny
08-25-2007, 06:07 AM
uhm, thành phần chính của phấn là CaCO3 hoặc CaSO4.2H2O

Bo_2Q
08-25-2007, 08:52 AM
hoàn thành PTPU sau
KMnO4 + H2C2O4 + H2SO4 --> MnSO4 + CO2 +....

benny
08-25-2007, 10:12 AM
cái đó trong môi trường axit thì cho Mn2+, còn lại tự vik và tự cân

benny
08-25-2007, 10:13 AM
bột xử lí vết thâm kim gồm những jì, giải thích tại sao nó tẩy được vết thâm và vik pt pứ

linsaylinh
08-25-2007, 07:09 PM
em hỏi anh Trường tí : Vết thâm kim là cái gì? Em tra tìm nó ra cả vết thâm và vết thâm kim trên quần áo!!! (Pó tay )

benny
08-26-2007, 05:52 AM
:chaomung thì wần áo mặc xong cho vào thau mấy ngày ko giặt (ẩm hôi==> ở dơ) thì vết thâm đen xuất hiện (thực ra cũng chả bik nó là cái wái jì), nhưng hãy cho bik thành phần bột tẩy thâm kim (gói 1000VNĐ ai ở dơ thì mua mà dùng :tinh ( ), và nêu phản ứng hóa học giúp nó tẩy vết thâm được :mohoi (

Bo_2Q
08-26-2007, 07:45 PM
Đốt cháy hoàn toàn 2.709g 1 đơn chất trong oxi rồi lấy toàn bộ sp tạo thành hấp thụ hết vào bình đựng 100 ml dung dịch NaOH 25% ( d=1.28g/ml) , được dung dịch A , trong đó nồng độ NaOH giảm đi 4% và A có khả nằng hấp thụ tối đa 17.92 lit CO2 (đktc), Tìm R
:nhau ( , Bài này là của lớp 9, thấy hay hay nên post cho mọi người xem tí :ngu9 (

Bo_2Q
08-27-2007, 02:11 AM
Mấy bác thử giải xem, đây là 1 bài thi HSG lớp 9 , ngộ ghê :ngungay (

quanghuy_hạnhhoa
08-27-2007, 04:38 AM
Đốt cháy hoàn toàn 2.709g 1 đơn chất trong oxi rồi lấy toàn bộ sp tạo thành hấp thụ hết vào bình đựng 100 ml dung dịch NaOH 25% ( d=1.28g/ml) , được dung dịch A , trong đó nồng độ NaOH giảm đi 4% và A có khả nằng hấp thụ tối đa 17.92 lit CO2 (đktc), Tìm R
:nhau ( , Bài này là của lớp 9, thấy hay hay nên post cho mọi người xem tí :ngu9 (
bài này hình như ra Al nhưng chú ý cái Al(OH)3 bị hòa tan bởi NAOH

khanh
08-27-2007, 06:10 AM
ak, bài hồi thi HSG lớp 9 và thi vào lớp 10 của Phú Yên :nhamhiem
ĐS Hidro

quanghuy_hạnhhoa
08-27-2007, 06:11 AM
nhưng sao có H2 mà p/u với NAOH lạ vậy

khanh
08-27-2007, 06:13 AM
Chài, ngừ ta bỏ sp dzô dd NaOH chứ có tác dụng đâu, do đó, nồng độ mới giảm

linsaylinh
08-30-2007, 12:56 AM
Mấy anh cho em hỏi điều kiện pư của pư này được ko??
Cu(NO3)2 + H2O --> Cu + HNO3 + O2
Àh mà em thấy lạ quá!! Liệu nó co xảy ra ko nhỉ

benny
08-30-2007, 01:11 AM
Đốt cháy hoàn toàn 2.709g 1 đơn chất trong oxi rồi lấy toàn bộ sp tạo thành hấp thụ hết vào bình đựng 100 ml dung dịch NaOH 25% ( d=1.28g/ml) , được dung dịch A , trong đó nồng độ NaOH giảm đi 4% và A có khả nằng hấp thụ tối đa 17.92 lit CO2 (đktc), Tìm R
:nhau ( , Bài này là của lớp 9, thấy hay hay nên post cho mọi người xem tí :ngu9 (
Đáp số là H2

_Strawberry_
08-30-2007, 02:36 AM
R là Hiđrô :) Vì khối lượng Na0H trong dd ko đổi chứng tỏ ko có pứ giữa Na0H với oxit của R. Từ đó tính đc khối lượng oxit của R tạo thành, suy ra số mol O2 pứ và khối lượng mol của R

Dinh Tien Dung
08-30-2007, 03:54 AM
Mấy anh cho em hỏi điều kiện pư của pư này được ko??
Cu(NO3)2 + H2O --> Cu + HNO3 + O2
Àh mà em thấy lạ quá!! Liệu nó co xảy ra ko nhỉ
Mọi phản ứng đều có 2 chiều thuậ nghịch. Nhưng phản ứng nếu 1 trong hai chiều mạnh quá thì coi như phản ứng theo chiều kia không xảy ra. Còn phản ứng trên có xảy ra và nếu muốn xảy ra thì có lẽ cho thêm AgNO3. Đó là theo ý kiến mình như thế không biết đúng hay sai nữa.

langtuvodanh
08-30-2007, 04:44 AM
Trùi tui lại nghĩ đó là phản ứng điện phân dung dịch Cu(NO3)2 hay sao ấy^^

Dinh Tien Dung
08-30-2007, 05:01 AM
Ờ quên. Cảm ơn lãng tử. Đúng rồi đó. Phản ứng điện phân.

quanghuy_hạnhhoa
08-30-2007, 05:17 AM
Trùi tui lại nghĩ đó là phản ứng điện phân dung dịch Cu(NO3)2 hay sao ấy^^
điện phân Cu(NO3)2 ko thể ra O2 sao có thể ko ? mình nghĩ là ko chứ

khanh
08-30-2007, 06:04 AM
Chài
Cu2+ +2e --> Cu
2H2O --> 4H+ + O2 + 4e
Ưu tiên cho thằng nào có tính OXH mạnh hơn

benny
08-30-2007, 07:51 AM
Hic, Cu2+ + 2e ----> Cu, 2H2O ----> 4H+ + O2 + 4e
Cái đó là phản ứng điện phân è

Bo_2Q
08-30-2007, 08:11 AM
Có phải mọi nguyên tố nhóm A đều có hợp chất với hidro ko? :cuoimim (

bommer_champion
08-31-2007, 07:18 PM
He thì sao

_Strawberry_
08-31-2007, 10:32 PM
Có phải mọi nguyên tố nhóm A đều có hợp chất với hidro ko? :cuoimim (
Hình như các kim loại kiềm, kiềm thổ cũng thuộc nhóm A :mohoi (

Bo_2Q
08-31-2007, 10:43 PM
Ko nói đến khí hiếm , thế có AlH3 ko? :liemkem (

mariecurie
08-31-2007, 10:44 PM
Mình chỉ biết có mỗi NaH thôi :mohoi (

_Strawberry_
08-31-2007, 10:46 PM
Chưa nghe bao giờ, chắc là ko có đâu. Chỉ có HAlO2 thì nghe rồi.

langtuvodanh
08-31-2007, 11:05 PM
Cái AlH3 longraihoney đã nói rùi mòa!

benny
09-01-2007, 01:12 AM
Ặc, nói ngắn gọn cho dễ hiểu vì AlH3 ko có liên kết pi ngầm để đảm bảo Octet cho Al thế thoy, hôm nọ ông Longrai giải thích goài

_Strawberry_
09-01-2007, 02:26 AM
Liên kết pi ngầm với Octet là gì thế ạ?

Dinh Tien Dung
09-01-2007, 04:30 AM
Do Cl-->I thì có các e không liên kết có thể tạo được liên kết pi với Al làm cho phân tử bền vững hơn.

longraihoney
09-01-2007, 08:03 AM
:)) chính xác hơn là sự xen phủ bổ sung :)) cứ tạm hiểu là lk pi ko định chỗ ^^... cái này vẽ cấu hình electron của ngtử trung tâm và các phối tử ra ^^ chịu khó dòm lại bài tớ viết :))

_Strawberry_
09-01-2007, 12:15 PM
Bài post về AlH3 ở đâu ạ? Chưa đọc đc :(

linsaylinh
09-01-2007, 12:21 PM
http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/chemvn/showthread.php?t=1747&highlight=AlH3
Thảo thử xem xem có cái cần ko

quanghuy_hạnhhoa
09-01-2007, 09:23 PM
Hình như các kim loại kiềm, kiềm thổ cũng thuộc nhóm A :mohoi (
nó chỉ thuộc nhóm Ia và IIa thui mà có cả bazơ kiềm cơ nó là NH3

langtuvodanh
09-01-2007, 10:01 PM
Thử làm bài này thử xem nào (đề tui bịa ^^): Đốt 0.6g C trong Vl không khí (đktc) thu hỗn hợp 3 khí trong đó CO2 chiếm 15%V. Tìm V không khí ^^

Bo_2Q
09-01-2007, 10:14 PM
Có 2 đáp số là 0.145l và 7.47 l :mohoi (
Đúng ko anh :bepdi(

langtuvodanh
09-01-2007, 10:22 PM
Hình như mới đung 1 t/h 7,47 à ^^ con trường hợp kia sai hay seo ấy. ^^
T/h 1: C thiếu, hh khi gồm CO2, N2 và O2 dư
T/h 2: C dư, hh khí gồm CO, CO2, N2
Chác em nhầm đóa ^^

Bo_2Q
09-01-2007, 10:35 PM
em cũng xét 2 TH đó mừ , :tinh ( ,tẹo nữa tính toán lại vậy :mohoi (

_Strawberry_
09-01-2007, 10:42 PM
TH1: 7,46l
TH2: 0,10476l phải ko nhỉ?

Bo_2Q
09-02-2007, 04:28 AM
Cho em hỏi lk C=C hay C=O trong acrolein CH2=CH-CHO ngắn hơn , giải thích :ngu9 (

Dinh Tien Dung
09-02-2007, 04:32 AM
Cho em hỏi lk C=C hay C=O trong acrolein CH2=CH=CHO ngắn hơn , giải thích :ngu9 (
Chú ghi sai chất rồi thì phải. Nếu là CH2=CH-CHO thì liên kết C=O ngắn hơn C=C.

Bo_2Q
09-02-2007, 04:35 AM
Nếu vậy thì liên kết C=C, C=O.. sẽ có độ dài cố định trong mọi hợp chất đúng ko anh :nhau (

Dinh Tien Dung
09-02-2007, 04:39 AM
Không tùy các phối tử quanh chúng nữa.

langtuvodanh
09-02-2007, 04:41 AM
em cũng xét 2 TH đó mừ , :tinh ( ,tẹo nữa tính toán lại vậy :mohoi (
Để anh làm t/h 2 thử nha:
2C + O2 -> 2CO (1)

C + O2 -> CO2 (2)
Gọi x là số mol kk và nC=0.05 (mol) (đk:0.025<x/5<0.05)
->nO2=x/5 và nN2=4x/5
dễ dang tìm được nCO=0.1-2x/5 và nCO2=2x/5-0.05 suy ra x rùi tìm V. ^^
Bài bịa típ theo: Một quặng A gồm Ca,P với % là 41,24%;15,98% còn lại là F,O. Tìm CTA
^^

Dinh Tien Dung
09-02-2007, 04:50 AM
Anh có thể nói cụ thể hơn tí ko :it ( , em chưa rõ cái này lắm
Ví dụ như thay nguyên tử hiđro bằng nhóm đẩy e thì liên kết dài hơn so với khi nó được thay bằng nhóm hút e ví dụ như thay CH3=F

linsaylinh
09-02-2007, 11:12 AM
Bài bịa típ theo: Một quặng A gồm Ca,P với % là 41,24%;15,98% còn lại là F,O. Tìm CTA
^^
Bài này em làm phải dính đến hoá trị!! Vạy P ở đây hoá trị bao nhiêu???lấy hoá trị V àh

Bo_2Q
09-02-2007, 12:16 PM
Quặng Apatit :sep ( Ca3(PO4)2. CaF2 :bachma (
Cái nè phải đọc qua rùi mới biết :mohoi ( còn giải bài toán chỉ thu được CT đơn giản nhất thôi :chaomung

Dinh Tien Dung
09-02-2007, 11:46 PM
1.Cho mình hỏi liên kết Cl-Cl bền hơn liên kết F-F thì E(Cl-Cl) như thế nào so với E(F-F).
2.Tại sao liên kết C-Cl lại kém bền hơn trong C-F

Bo_2Q
09-02-2007, 11:57 PM
Thì E Cl-CL > E F-F :danhnguoi

quanghuy_hạnhhoa
09-02-2007, 11:59 PM
nè E là năng lượng liên kết phải ko thế thì cái gì liên kết bền hơn thì E lớn hơn

khanh
09-03-2007, 12:07 AM
1.Cho mình hỏi liên kết Cl-Cl bền hơn liên kết F-F thì E(Cl-Cl) như thế nào so với E(F-F).
2.Tại sao liên kết C-Cl lại kém bền hơn trong C-F
2/ Chắc do DAD của F > Cl nên LK mang tính ion nhiều hơn -> bền hơn

Dinh Tien Dung
09-03-2007, 12:30 AM
Thì E Cl-CL > E F-F :danhnguoi
Nhưng đáp án ghi là E F-F lớn hơn. Không hiểu,

Dinh Tien Dung
09-03-2007, 12:41 AM
Đây là bài toán dùng chu trình Ham chi đó để giải.Nó chỉ cho kết quả thôi. Thôi kệ nó. Thử làm câu sau: tại sao C2H6 không có cấu tạo phân tử giống vói B2H6

blue_eyes_blue_sky
09-03-2007, 12:56 AM
a) nguyên tử cacbon trong phân tử CH4 lai hoá gì. trình bày cấu tạo.
b)tính góc lai hoa' HCH và khoảng cách giừa 2 nguyên tử H trong phân tử CH4 , biết dộ dài liên kết C-H la 1.09 A*.
c) so sánh góc lai hoá cua NHN trong NH3 coi HCH trong CH4. giải thích sự khác biệt

các bác giải nhanh giùm em thu3 em nộp bài gòi. hic em biết hết đap số nhưng làm như thế nào để ra thì em thua dzì em hem có hoc chuyên ( đặc biệt cái câu b em pohand dzoi nó)

langtuvodanh
09-03-2007, 12:58 AM
Tui thử trả lời lụi thử nha^^! Trong C2H6 và B2H6 nguyên tử trung tâm đều ở lai hóa sp3 nhưng ở B2H6, 3 AO lai hóa đã xen fủ với AO của nguyên tử H. 1 AO còn lại bị trống fải chung cặp e với nguyên tử B khác và H để tạo thành liên kết 3 tâm. NHư vậy trong B2H6 có 2 lk 3 tâm con C2H6 thì hổng có ^^.

longraihoney
09-03-2007, 01:02 AM
a) nguyên tử cacbon trong phân tử CH4 lai hoá gì. trình bày cấu tạo.
b)tính góc lai hoa' HCH và khoảng cách giừa 2 nguyên tử H trong phân tử CH4 , biết dộ dài liên kết C-H la 1.09 A*.
c) so sánh góc lai hoá cua NHN trong NH3 coi HCH trong CH4. giải thích sự khác biệt

các bác giải nhanh giùm em thu3 em nộp bài gòi. hic em biết hết đap số nhưng làm như thế nào để ra thì em thua dzì em hem có hoc chuyên ( đặc biệt cái câu b em pohand dzoi nó)


:D bạn biết được trạng thái lai hoá sp3 , bạn vẽ được cái hình tam giác ra =)) bạn có gốc , có độ dài =)) bạn tha hồ tính được nhờ vào công thức lượng giác cơ bản
NHN = 107* CH4= 109*28' =)) bik ai lớn hơn gòy chớ ^^ trả lời dựa zô cặp electron chưa lk của NH3 nó có E <năng lượng> cao hơn ~~> nó đẩy ~~> ép gốc lại ^^ vẽ hình ra thấy ngay

niteo4
09-03-2007, 10:27 PM
cho hỗn hợp trên vào nước và thủy phân chúng.Khi đó C12H22O11 sẽ bị thủy phân thành C6H12O6 ta dùng Iot để nhận biết.Iot chuyển màu xanh chứng tỏ có C6H12O6,tức là trong hỗn hợp đầu có đường.còn phấn không bị thủy phân nên ta có thể cho HCl vào để nhận biết (có khí CO2 bay lên)
:nhau (

Dinh Tien Dung
09-03-2007, 10:31 PM
Tui thử trả lời lụi thử nha^^! Trong C2H6 và B2H6 nguyên tử trung tâm đều ở lai hóa sp3 nhưng ở B2H6, 3 AO lai hóa đã xen fủ với AO của nguyên tử H. 1 AO còn lại bị trống fải chung cặp e với nguyên tử B khác và H để tạo thành liên kết 3 tâm. NHư vậy trong B2H6 có 2 lk 3 tâm con C2H6 thì hổng có ^^.
Nhưng mà tại sao lại như thế. Cái đó cũng có thể cấu tạo phân tử giống nhau được mà.

HoahocPro
09-04-2007, 12:32 AM
Giống nhau sao được hả bác Dũng.C2H6 có liên kết C-C còn B2H6 là lk 3 tâm

langtuvodanh
09-04-2007, 01:19 AM
Èo Dũng vô đây coi cho chắc ha ^^! (Kiếm mỏi mắt mới ra đóa TT)
http://www.chemgapedia.de/vsengine/vlu/vsc/de/ch/6/ac/bibliothek/_vlu/diboran.vlu/Page/vsc/de/ch/6/ac/bibliothek/diboran/diboran.vscml.html

Bo_2Q
09-04-2007, 02:47 AM
Cho em hỏi thế theo thực nghiệm thì thuyết VB hay MO đúng hơn

_Strawberry_
09-04-2007, 02:57 AM
Tại sao trong pứ điều chế cao su buna cần có xúc tác Na ạ? :phuthuy (
Và có phải nếu dùng xúc tác Ba thì gọi là cao su buba ko ạ :nhau ( :chabit (

Bo_2Q
09-04-2007, 03:34 AM
Cái tên Buna là do monome là butađien 1,3 và xúc tác Na
Còn tại sao dùng Na thì lớp 10 chưa cần biết đâu :nhau (

benny
09-04-2007, 08:41 AM
trùng hợp buta-1,3-dien theo kiểu 1,2 hay 1,4 thì có jì khác nhau về từng loại cao su thu được??

Dinh Tien Dung
09-04-2007, 08:48 AM
Giống nhau sao được hả bác Dũng.C2H6 có liên kết C-C còn B2H6 là lk 3 tâm
Biết là thế rồi nhưng tại sao trong C2H6 không có được liên kết 3 tâm.

Dinh Tien Dung
09-04-2007, 08:49 AM
trùng hợp buta-1,3-dien theo kiểu 1,2 hay 1,4 thì có jì khác nhau về từng loại cao su thu được??
Có lẽ khác nhau ở vị trí nối đôi của từng monome.

benny
09-04-2007, 08:54 AM
Ặc, cái liên kết ba tâm ku coi lại cho kĩ
Còn cái cao su thì tớ đang hỏi về sự khác nhau hai loại cao su tổng hợp được???

Dinh Tien Dung
09-04-2007, 09:12 AM
Khác nhau là về cái gì chứ. Tính chất hóa học hay vật lí hay cái gì...

benny
09-04-2007, 09:13 AM
Tính chất của hai loại cao su ó, thì cao su sản xuất ra để dùng tất nhiên là vật lí rầu

Dinh Tien Dung
09-04-2007, 09:15 AM
Cái có nối đôi ở đầu mạch thì cứng hơn, cái có nối đôi ở giữa thì dẻo hơn. Trong mỗi loại lại có cis, trans...

_Strawberry_
09-04-2007, 11:49 AM
Nếu dùng xúc tác ko phải là Na (ví dụ như K, Ba) thì có pứ trùng hợp tạo thành cao su ko? Nếu có thì gọi là cao su buba, hay buka gì đó? Còn nếu ko thì tại sao ạ ^^

quanghuy_hạnhhoa
09-10-2007, 03:29 AM
tôi rất yêu môn hóa
pó hand cho bác này à nhân tiện cho hỏi phấn cấu tạo từ cái gì vì sao nó lại ăn tay hại phổi

Bo_2Q
09-10-2007, 03:44 AM
Phấn gồm chủ yếu là CaCO3 và CaSO4. còn hại phổi là do bụi nó nhiều hít vô phổi --> bệnh
Hít bụi nhiều chẳng cứ bụi phấn lâu bệnh hết , ăn tay chắc do phụ gia trong đó

blue_eyes_blue_sky
09-10-2007, 10:06 AM
NO có cấu tạo như thế nào? mình xem trong sách thì nó vẽ N liên kết 3 voi O , nhưng N có 3 lk là dúng rùi còn O thì chỉ có 2 , vậy 1 liên kết trong đó là lk cho nhận cua O voi N àh. giống giống như trong CO đấy????

dtrong811
09-10-2007, 10:25 AM
Bạn tìm đọc về thuyết MO của phân tử 2 nguyên tử, chỉ cần tìm hiểu qua cách tình liên kết trong đó của nó là hiểu ngay thôi mà. Phân tử NO nếu mình không nhầm thì nó có cấu tạo thế này nè : liên kết của nó là liên kết 2.5 trong đó 2 liên kết bình thường như bạn đã biết còn nửa liên kết còn lại là gồm có 3 electron trong đó có 1 e phản liên kết còn 2 e liên kết. Như vậy giữa nguyên tử N và O có 7 e và mỗi cặp e còn lại nằm trên mỗi nguyên tử.

blue_eyes_blue_sky
09-10-2007, 08:23 PM
mình hiểu rùi cảm ơn bạn nha , vậy cái lk cuối cua NO giống như O2 đúng hem ^^ , ưhm còn phần giàn đồ của MO làm sao nhớ hết dc , dài wó mình hem thuộc nổi , pàkon có cách nào dễ nhớ hem?

dtrong811
09-10-2007, 09:59 PM
bạn chỉ cần nhớ công thức thôi mà, nó hơi đối xứng đó, đã có obitan liên kết thì phải có phản liên kết.
cái này thường người ta chỉ áp dụng cho các nguyên tố thuộc chu kì 2. Nó có 2 loại liên kết xích ma (s và z trong đó s đặc trưng cho obitan 2s còn z đặc trưng cho obitan pz của nguyên tử khi tham gia liên kết), còn lại là obitan pi đặc trưng cho obitan px và py của nguyên tử khi xen phủ bên tạo liên kết pi.
Như vậy nguyên tử có 4 obitan liên kết là 2 xích ma và 2 pi thì nó cũng có 4 phản liên kết tổng cộng là 8 obitan trong đó mỗi obitan chứa tối đa là 2e. Bạn cứ mở sách ra nhìn vào cấu hình điện tử theo MO là nhớ thôi mà và nhớ là các nguyên tử từ Li đến N thì có cấu hình riêng và O đến F có cấu hình riêng hơi khác nhau 1 tí ở chỗ thứ tự giữa obitan xích mà z và pi. Nhưng nếu chỉ để tính số liên kết thì nó chả khác gì nhau đâu do đó không quan trọng hè hè

blue_eyes_blue_sky
09-11-2007, 12:23 AM
bi giờ thì mình đã hỉu sơ sơ thx u nhìu lém nhưng còn mấy cái kiểu như Fe(CO)5 thì seo? cái đó là phức phải hem , vậy hình như đâu có xét MO dc >"< , phải dùng cách gì hả bạn?

blue_eyes_blue_sky
09-12-2007, 08:23 PM
hic ! seo em post bài lin hem ai trả lời hít dzậy , huhu bít là các bác bận nhưng mừh cố giúp em di, ^^,thui cái câu Fe(CO)5 em tìm dccâu trả lời gòi :tutin ( , còn cái này thì chưa biết , mọi ngưòi giúp với , [Ag(NH3)2]Cl lai hoá gì??

khanh
09-13-2007, 06:38 AM
bi giờ thì mình đã hỉu sơ sơ thx u nhìu lém nhưng còn mấy cái kiểu như Fe(CO)5 thì seo? cái đó là phức phải hem , vậy hình như đâu có xét MO dc >"< , phải dùng cách gì hả bạn?
Để xác định cấu tạo của phức chất có thể dùng VB, MO hoặc trường tinh thể -> xài MO + trường tinh thể là ngon nhất :mohoi (
[Ag(NH3)2]Cl lai hoá gì
Ag trong phức đó lai hóa sp

blue_eyes_blue_sky
09-14-2007, 09:17 AM
uki, thx bác khanh nhìu lém ^^ , mình có câu này cũng đang mún hỏi : mô tả cấu tạo ptử CO2 theo VB ( cái nì thì dề gòi ).dự đoán nhiệt độ hoá lỏng , hoá rắn của CO2( hem bit làm >"<)

khanh
09-15-2007, 06:21 AM
uki, thx bác khanh nhìu lém ^^ , mình có câu này cũng đang mún hỏi : mô tả cấu tạo ptử CO2 theo VB ( cái nì thì dề gòi ).dự đoán nhiệt độ hoá lỏng , hoá rắn của CO2( hem bit làm >"<)
O=C=O
t* hóa lỏng và hóa rắn thấp do hợp chất kô phân cực :nhacto (

Bo_2Q
09-17-2007, 12:14 PM
Em hỏi tại sao quá trình solvat hóa khi hòa tan lại làm giảm thế năng của các phân tử , ion :cuoimim (

blue_eyes_blue_sky
09-18-2007, 12:11 AM
cho mình hỏi cái trong sách mình đọc có cái công thức ghi :

[điện tích lõi hình thúc trên 1 ngtử ] = [ điện tích lõi ngtử đó] - [ số lk ngtử đó tham gia] + [ tổng e riêng của ngtử ]

mà nó lại ghi O có điẹn tích lõi ntử là 4
xong áp dung công thức thì lại dùng C = 6 , vậy là sao???

blue_eyes_blue_sky
09-21-2007, 07:44 AM
oé em nhầm chút "C = 6 " sửa lại là O = 6

HoahocPro
09-23-2007, 10:03 AM
Em hỏi tại sao quá trình solvat hóa khi hòa tan lại làm giảm thế năng của các phân tử , ion :cuoimim (
Em hỏi là thế năng hay động năng.Theo anh thì do lớp vỏ solvat hóa các phân tử và ion làm cản trở chuyển động nhiệt của chúng.

bommer_champion
09-25-2007, 08:33 AM
Em hỏi là thế năng hay động năng.Theo anh thì do lớp vỏ solvat hóa các phân tử và ion làm cản trở chuyển động nhiệt của chúng.
hà hà sai rùi bác ơi :dracula ( :ho (
thế năng ở đấy ko phải là khả năng cđ nhiệt đơn giản đâu mà thế năng có thể đặc trưng cho độ bền phân tử thế năng càng cao thì phân tử càng kém bền :chautroi
các phân tử dung môi tương tác với các lk trong pt làm yếu lk do đó thế năng tăng :dracula (

HoahocPro
09-27-2007, 11:17 AM
Bác làm sao thế, đang hỏi tại sao thế năng giảm mà.Còn câu trên của tui hình như chỉ đúng cho chất khí thui!

linsaylinh
09-30-2007, 02:18 AM
Mấy anh cho em hỏi về cái hằng số cân bằng ở trong pư có chất pư hay tham gia gì cũng được mà có nước ý, thì khi tính Kc có cần phải tính cả nồng độ của H2O ko?
Em nghĩ là ko, nhưng thấy sách có ghi -> chẳng biết sao nữa

longraihoney
09-30-2007, 03:18 AM
NỨƠC Ở BÊN TRÁI THÌ VỨT ĐI
NƯỚC Ở BÊN PHẢI THÌ LẤY VÀO MÀ TÍNH
giải thích do mật độ nước !

quanghuy_hạnhhoa
09-30-2007, 04:38 AM
Mấy anh cho em hỏi về cái hằng số cân bằng ở trong pư có chất pư hay tham gia gì cũng được mà có nước ý, thì khi tính Kc có cần phải tính cả nồng độ của H2O ko?
Em nghĩ là ko, nhưng thấy sách có ghi -> chẳng biết sao nữa
em ko dc tính cái nồng độ của nước khi nước ở bên phải ( vì nó trung tính ) và làm gì có nước bên phải bao giờ đâu điện li mà

loveU4ever
09-30-2007, 04:59 AM
Mình có một số bài tập sau, các bạn thử sức nhé !

Bài 1. Để xác định công thức của muối kép A người ta tiến hành các thí nghiệm sau:
- Lấy 9,64 gam muối A hòa tan vào nước, sau đó cho tác dụng với BaCl2 dư, thu được 9,32 gam kết tủa bền của một chất B duy nhất, không tan trong HNO3.
- Lấy 9,64 gam muối A hòa tan vào nước, sau đó cho tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư (có đun nhẹ) được kết tủa C và khí D có khả năng làm xanh quỳ ẩm.
Nung kết tủa C trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 10,92 gam chất rắn E. Cho tất cả khí D hấp thụ vào 200 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Để trung hòa lượng axit dư cần dung 200 ml dung dịch NaOH 0,1M.
Xác định công thức muối A, biết kim loại trong A không bị thay đổi số oxi hoá trong các phản ứng trên. :cuoimim (

tamk3c1_010991
09-30-2007, 05:36 AM
em có một bài hóa hữu cơ không biết phải giải thích sao, nhờ các bác các cô các chú trong diễn đàn giải thích hộ, đề bài như sau : Nếu lấy một sợi dây điện gọt bõ võ nhựa rồi đốt lõi đồng trên ngọn lửa đèn cồn thì thấy ngọn lửa nhuốm màu xanh lá mạ, sau đó ngọn lửa mất màu xanh. Nếu áp lõi dây đồng đang nóng vào võ dây điện rồi đốt thì thấy ngọn lửa lại nhuốm màu xanh lá mạ. Hãy dự đoán nguyên nhân của hiện tượng và giải thích.

khanh
09-30-2007, 05:47 AM
Lúc đầu có Cu nên ngọn lửa nhuốm màu xanh, sau đó tạo CuO bao phủ bề mặt nên kô màu, vỏ dây điện làm từ PVC nên có pứ tạo ra CuCl2, cái này bay hơi có Cu2+ trong đó nên có màu xanh

langtuvodanh
09-30-2007, 08:24 AM
em ko dc tính cái nồng độ của nước khi nước ở bên phải ( vì nó trung tính ) và làm gì có nước bên phải bao giờ đâu điện li mà
Zậy ku cho tui bít cái phản ứng này ghi biểu thức Kc seo nếu như ku bảo không tính thèng H2O bên fải ^^:
CH3COOH + C2H5OH --> CH3COOC2H5 + H2O

langtuvodanh
09-30-2007, 08:36 AM
Mình có một số bài tập sau, các bạn thử sức nhé !

Bài 1. Để xác định công thức của muối kép A người ta tiến hành các thí nghiệm sau:
- Lấy 9,64 gam muối A hòa tan vào nước, sau đó cho tác dụng với BaCl2 dư, thu được 9,32 gam kết tủa bền của một chất B duy nhất, không tan trong HNO3.
- Lấy 9,64 gam muối A hòa tan vào nước, sau đó cho tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư (có đun nhẹ) được kết tủa C và khí D có khả năng làm xanh quỳ ẩm.
Nung kết tủa C trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 10,92 gam chất rắn E. Cho tất cả khí D hấp thụ vào 200 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Để trung hòa lượng axit dư cần dung 200 ml dung dịch NaOH 0,1M.
Xác định công thức muối A, biết kim loại trong A không bị thay đổi số oxi hoá trong các phản ứng trên. :cuoimim (
Bài này kết quả là Fe2(SO4)3.(NH4)2SO4.24H2O hay FeNH4(SO4)2.12H2O.
Từ các hiện tượng phản ứng và số liệu, ta dễ dàng kl trong A có SO42-,NH4+,Fe3+, sau đó xác định lượng H2O trong A rùi --> CT ^^

langtuvodanh
09-30-2007, 08:41 AM
Mình ủng hộ 1 bài tự chế ^^:
Nhiệt phân hoàn toàn 38g muối A(MSO4) được 20g rắn B và 2 khí SO2, O2. Biết nSO2-nO2=0.75nA. Công thức A là gì ^^?

linsaylinh
09-30-2007, 10:41 AM
em đâu có nói đến điện li, em chỉ nói với pư thuận nghịch mà anh Huy

quanghuy_hạnhhoa
09-30-2007, 07:23 PM
anh tưởng là tính K trong sự điện li thì ko phải tính của H2O còn trong thuận nghịch thì quá rõ rồi còn nói gì nữa

Dinh Tien Dung
09-30-2007, 10:35 PM
anh tưởng là tính K trong sự điện li thì ko phải tính của H2O còn trong thuận nghịch thì quá rõ rồi còn nói gì nữa
Ai bảo tính K trong sự điện li thì không phải tính nước, nói rờ. Thế chú thử tính pH của dung dịch HCl 10^-7 M cái (cái này có trong diễn đàn rồi đó).

quanghuy_hạnhhoa
09-30-2007, 10:37 PM
cái đó tôi post mà Ph là 6,89 nhưng trong 1 số trường hợp là axit mạn hay bazơ mạnh bỏ qua sự điện li của nước

quanghuy_hạnhhoa
09-30-2007, 11:07 PM
lại còn phải thế sao mình đã bảo là trong các trường hợp với axit và bazơ muối điện li mạnh thì hầu như bỏ qua sự phân li của nước chú em cứ bắt bẻ thế nhỉ >>>?

linsaylinh
09-30-2007, 11:12 PM
hic bằng tuổi nhau mà kêu chú em *_*
To anh Huy: Ban đầu anh nói K trong sự điện li thì không phải tính nước . Nói vậy anh Dũng cãi là đúng thôi. Sau đó anh lại post trong các trường hợp với axit và bazơ muối điện li mạnh thì hầu như bỏ qua sự phân li của nước *_*

Dinh Tien Dung
09-30-2007, 11:15 PM
Bắt bẻ cái chi. Xem lại cái câu hỏi trước kia mà, chú nói sai thì mới nói chứ. Như HCl không điện li mạnh àMấy anh cho em hỏi về cái hằng số cân bằng ở trong pư có chất pư hay tham gia gì cũng được mà có nước ý, thì khi tính Kc có cần phải tính cả nồng độ của H2O ko?

nguyen minh
10-01-2007, 12:01 AM
cho em hỏi proton và electron có chết ko?nếu có thì thời gian sống là bao nhiêu

linsaylinh
10-01-2007, 12:03 AM
đã từng hỏi trong chem ùi . Lần sau Hiếu ăn nói cẩn thận ko thì ko có bạn bè gì hết nhá

quanghuy_hạnhhoa
10-01-2007, 12:04 AM
cho em hỏi proton và electron có chết ko?nếu có thì thời gian sống là bao nhiêu
ai nói là e và p chết thế em nó có phải là sinh vật đâu mà sống mới cả chết người ta chỉ nói là có nhiễm điện hay trung hòa thôi :water (

nguyen minh
10-01-2007, 12:19 AM
nhưng mọi vật hưu hình thì có sinh,có tử

tamk3c1_010991
10-01-2007, 12:21 AM
Lúc đầu có Cu nên ngọn lửa nhuốm màu xanh, sau đó tạo CuO bao phủ bề mặt nên kô màu, vỏ dây điện làm từ PVC nên có pứ tạo ra CuCl2, cái này bay hơi có Cu2+ trong đó nên có màu xanh
Bạn giải thích kĩ một chút được không , Cu2+ làm sao bay hơi được , nó là ion kim loại mà.
Thì cũng giống như khi bạn đun nóng 1 dd chứa 1 ion nào đó thì trong H2O bay hơi có lẫn 1 ít ion đó.
VD: khi bạn nhúng đũa Pt vào dd Na+ và lấy đũa đó đốt trên ngọn lửa đèn cồn thì màu vàng là màu của Na+ ( quang phổ phát xạ hay cái gì đó, không nhớ rõ tên) :mohoi (

tamk3c1_010991
10-01-2007, 12:30 AM
nhưng mọi vật hưu hình thì có sinh,có tử
mọi vật từ khi sinh ra đến lúc chết đi đều được cấu tạo từ các nguyên tử, chỉ là biến đổi từ chất này sang chất khác thôi. Sinh tử cũng là một chuỗi phản ứng hóa học thôi, có điều nó kéo dài cả đời tùy theo tuổi thọ của mỗi sinh vật.

Ken
10-05-2007, 09:24 AM
Bắt đầu đi lan man rồi đó. Proton, neutron, electron không "chết", không phân rã, tồn tại vô thời hạn. Nó chỉ biến đổi (thành Photon hay các hạt cơ bản khác) khi tương tác với các hạt khác. Ví dụ : Proton + Electron -> Neutron
Electron + Possitron -> Photon
...
Thêm nữa, ai nói cation Cu không bay hơi được? (chỉ có điều ở to " hơi bị" cao thui ^^!)

Đăng Khoa
10-07-2007, 10:14 PM
Cho hỏi (NH4)HSO4 + BaSO4 có kết tủa không. Cảm ơn.

Dinh Tien Dung
10-07-2007, 10:33 PM
Không vì bản thân BaSO4 đã kết tủa không tan trong axit mạnh rồi.

quan
10-10-2007, 09:11 AM
Muối amoni sunphat bị nhiệt phân ra cái gì vậy bạn ? có phải ra NH3 và H2SO4 không vậy

khanh
10-12-2007, 12:33 AM
Lúc đầu tạo NH3 và H2SO4, sau đó pứ OXH-K tạo N2 + SO2 + H2O

langtuvodanh
10-12-2007, 01:15 AM
Lúc đầu tạo NH3 và H2SO4, sau đó pứ OXH-K tạo N2 + SO2 + H2O
Tại sao lại xảy ra pứ OXH_K trong khi đó NH3 có tính bazơ!!!!!!!!
Pứ xảy ra như vầy: (NH4)2SO4 --> NH4HSO4 + NH3
NH4HSO4-->NH3 + H2SO4
H2SO4-->SO3+H20
SO3+NH3-->N2+SO2+H2O(CÓ THỂ XẢY RA-CÓ THỂ THUI!)

langtuvodanh
10-12-2007, 01:22 AM
Típ: 200g dung dịch muối sunfat kl kiềm 34,5% + 200g dd Ba(HCO3)2 32.375% được mg kết tủa. Bít 32<m<36. Xác định kl kiềm

langtuvodanh
10-13-2007, 01:45 AM
Diễn đàn gì toàn thấy tám zị TT! Làm bài này cho nóng diễn đàn cái coi bà kon ^^:
^^ 60g 2 oxit kl hóa trị II + 1l dd HCl+H2SO4 lần lượt có CM là 2M và 0.75M được dung dịch X. Cần t/h dung dịch X cần 58,1g hh (NH4)2CO3+BaCO3 sau t/h được dung dịch Y. Điện fân Y đến bđầux/h bọt khí ở catot thu được 16gkl và 5,6l khí ở anot (đktc). Tìm 2 oxit! ^^
t/b: Bài này dòm dô tưởng dễ nhưng mà khó xơ lém!!!!! ^^

clovit
10-14-2007, 01:48 AM
Kquả ra CuO và MgO phải ko huynh

longraihoney
10-14-2007, 01:54 AM
Bắt đầu đi lan man rồi đó. Proton, neutron, electron không "chết", không phân rã, tồn tại vô thời hạn. Nó chỉ biến đổi (thành Photon hay các hạt cơ bản khác) khi tương tác với các hạt khác. Ví dụ : Proton + Electron -> Neutron
Electron + Possitron -> Photon
...
Thêm nữa, ai nói cation Cu không bay hơi được? (chỉ có điều ở to " hơi bị" cao thui ^^!)


Bạn KEN nhầm lẫn rồi đấy , vật chất không có cái gì là tồn tại vô thời hạn cả, thậm chí nếu nó không chết thì vẫn có thể giết nó chết hoặc nó sẽ chết khi gặp khắc tinh của nó cả proton và nơtron đều có khắc tinh , tạm gọi là alpha proton , alpha nơtron vậy ^^

Theo mình biết thì không hề tồn tại cation Cu :-?? có chăng thì Cu+ Cu 2+ hoặc Cu3+ khi lực tương tác khá mạnh <Cu+ tồn tại trong phức dạng CuCl4 3- ^^>

langtuvodanh
10-15-2007, 01:54 AM
Kquả ra CuO và MgO phải ko huynh
Đúng òi TT giỏi hén. Típ bài khó hơn 1 chút xíu ^^
2 hợp chất X,Y cùng CT (AB)x và (CD)y với A,C là kl, B,D là pk.X<Y có cùng tổng e là 28.
Tìm x,y -> X,Y (biết 2 hợp chất có tính chất cộng hóa trị cao)

meo meo
10-16-2007, 07:11 AM
A, B là các hợp chất ion. Các ion trong A và B đều có cấu hình của Ne. Tổng hạt trong một phân tử A hoặc B là 92. Xác định A, B
Bài này biện luận được ra A, B được tạo bởi 3 ion rồi chia ra làm 3 TH
TH1 : X2Y ( Na2O)
TH2 : XY2 ( MgF2)
TH3 : XYZ ( Ko giải được)
thì có đúng ko ạh?

Dinh Tien Dung
10-16-2007, 07:14 AM
Bạn KEN nhầm lẫn rồi đấy , vật chất không có cái gì là tồn tại vô thời hạn cả, thậm chí nếu nó không chết thì vẫn có thể giết nó chết hoặc nó sẽ chết khi gặp khắc tinh của nó cả proton và nơtron đều có khắc tinh , tạm gọi là alpha proton , alpha nơtron vậy ^^

Theo mình biết thì không hề tồn tại cation Cu :-?? có chăng thì Cu+ Cu 2+ hoặc Cu3+ khi lực tương tác khá mạnh <Cu+ tồn tại trong phức dạng CuCl4 3- ^^>
Long cho hỏi cái proton có bị phân chia không.

Mikhail_Kalashnikov
10-16-2007, 08:43 AM
Long cho hỏi cái proton có bị phân chia không.
xem thêm: lý thuyết quark: http://en.wikipedia.org/wiki/Quark
Proton là một hadron nằm trong nhóm barion của hadron, nó được tạo nên từ 3 quark :u, u, d. Các hạt thực sự sơ cấp chỉ là lepton, 6 quark và các hạt trường (graviton...)
Nếu có điều kiện em mua cuốn "lược sử thời gian" của Stephen Hawking về mà xem

HoahocPro
10-17-2007, 08:02 AM
Anh mikhail ơi, đã có bằng chứng về sự có mặt của các hạt quark chưa ạ?Em thấy đấy mới chỉ là giả thiết thui mà.

Dinh Tien Dung
10-18-2007, 03:13 AM
xem thêm: lý thuyết quark: http://en.wikipedia.org/wiki/Quark
Proton là một hadron nằm trong nhóm barion của hadron, nó được tạo nên từ 3 quark :u, u, d. Các hạt thực sự sơ cấp chỉ là lepton, 6 quark và các hạt trường (graviton...)
Nếu có điều kiện em mua cuốn "lược sử thời gian" của Stephen Hawking về mà xem
Anh có thể nói kĩ hơn được không. Em không hiểu lắm. Tức là nó vẫn bị phân chia. Thế nó tạo ra sản phẩm cuối cùng là gì. Thế còn electorn thì sao.

dtnb2312
10-19-2007, 05:10 AM
Bài Này Làm Sao Vậy các huynh
" Phân Tích a(g) một chất A thu được a(g)CO2 b(g) H20. cho biết 3a=11b; 7x=3(a+b)
tỉ khối chất a đối với không khí <=7,5
xác định CTHH của chất A"
Em là trình độ gà không biết làm

Dinh Tien Dung
10-19-2007, 05:58 AM
Bài Này Làm Sao Vậy các huynh
" Phân Tích a(g) một chất A thu được a(g)CO2 b(g) H20. cho biết 3a=11b; 7x=3(a+b)
tỉ khối chất a đối với không khí <=7,5
xác định CTHH của chất A"
Em là trình độ gà không biết làm
Đề cho x là cái gì thế.

tigerchem
10-19-2007, 12:27 PM
Giả sử phân tích 1 g chất A. Ta có hệ 3a = 11b và 7 = 3a + 3b, giải hệ được b = 0.5 và a = 1.833
n CO2 = 0.0416 mol, n H2O = 0.0277 mol
Ta có PTPU CxHyOz + (x+y/4-z/2) O2 -> x CO2 + y/2 H2O
áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có khối lượng O2 phản ứng là 1.833 + 0.5 - 1 = 1.333 g
=> n O2 = 0.0416 mol
Ta có tỉ lệ x:y:z = 3:4:2 => (C3H4O2)n < 217,5 => n =1,2,3
n =1 : C3H4O2 (CH2=CH-COOH)
n =2 : C6H8O4 (HOOC-CH2-CH=CH-CH2-COOH)
n =3 : C9H12O6 (...)

hoc tro
10-20-2007, 03:21 AM
cho ra NH3 và NH4HSO4

langtuvodanh
10-22-2007, 12:25 AM
Bài Này Làm Sao Vậy các huynh
" Phân Tích a(g) một chất A thu được a(g)CO2 b(g) H20. cho biết 3a=11b; 7x=3(a+b)
tỉ khối chất a đối với không khí <=7,5
xác định CTHH của chất A"
Em là trình độ gà không biết làm
Bài này hình như bạn chép nhầm xg A là a hay sao ấy!! Mình xin giải bằng cách khác (có lẽ dễ hỉu hơn ban tiger- rắc rối với sai số lém ^^)
Ta có 3a=11b, 7x=3(a+b) và h/c A nặng xg -> a=11b/3
nC= nCO2=a/44=11b/(3x44)=b/12 (mol)
nH=2nH2O=b/9 (mol)
và 7x=3(a+b)=3(11b/3+b)=14b -> x=2b.
Tìm được mO=2b-b-b/9=8b/9
-> nO=b/18(mol)
H/c : CxHyOz có x:y:z= b/12 : b/9 : b/18 = 3: 6 : 2.
CTN (C3H4O2)n <= 29x7,5=217.5 -> n<=3.021
n=1, C3H4O2
n=2 C6H8O4
n=3 C9H12O6
Bà kon kiểm tra lai cho chắc hén !!! ^^

tigerchem
10-22-2007, 05:58 AM
H/c : CxHyOz có x:y:z= b/12 : b/9 : b/18 = 3: 6 : 2.
CTN (C3H4O2)n
Phần này mình không hiểu

langtuvodanh
10-22-2007, 06:09 AM
Phần này mình không hiểu
Cái đóa là tỉ lệ mol C,H,O ấy mòa ^^

tigerchem
10-22-2007, 01:52 PM
Hi langtuvodanh,
Mình biết đó là tỉ lệ mol nhưng mình không hiểu là tại sao ở trên tỉ lệ là 3:6:2 mà ở dưới tỉ lệ là 3:4:2. Theo mình, nếu cách giải trên là các bạn sợ sai số thì các bạn có thể chọn lượng chất A ban đầu là 6g, như vậy tính toán ra sẽ cho "số đẹp", kết quả cũng không thay đổi, nhưng người xem lần đầu sẽ không hiểu tại sao bạn chọn 6g mà không phải là con số khác. Trái lại nếu bạn chọn 1g thì người xem có thể hiểu vì đây được xem như là "qui ước" luật bất thành văn khi giải bài.
Bài giải trên của mình hơi tắt vì điều kiện để post bài không cho phép ghi giải thích quá tiết, hơn nữa mình muốn bài trả lời chỉ mang tính tham khảo, gợi mở, không đặt nặng vấn đề bài giải chi tiết, để còn dành đất cho các bạn xem và sáng tạo thêm, còn nếu làm sẵn hết rồi thì không còn gì thú vị nữa.
Có một câu châm ngôn rằng Thà giải 1 bài mười khó mười lần còn hơn giải mười bài dễ.
Thân.

linsaylinh
10-24-2007, 12:48 AM
cho Linh hỏi số đơn vị thể tích nguyên tử kl là gì?

HoahocPro
10-31-2007, 09:12 AM
Tại sao trong ion CN- , ở cả C và N đều còn cặp e ko lk nhưng tham gia cho nhận chỉ có cặp e của C?

Bo_2Q
10-31-2007, 09:18 AM
Tại sao trong ion CN- , ở cả C và N đều còn cặp e ko lk nhưng tham gia cho nhận chỉ có cặp e của C?
Anh ơi em vẽ ra thì đâu có cho nhận nhỉ :batthan ( , C còn e trống và lk ba với N

napoleon9
10-31-2007, 07:43 PM
Tại sao trong ion CN- , ở cả C và N đều còn cặp e ko lk nhưng tham gia cho nhận chỉ có cặp e của C?

cái này trong chem đã thảo luận rồi, huynh BM đã có nói kỹ phần này trong hóa hữu cơ , phần HSAB đó, do tâm C nó có độ âm điện nhỏ và bán kính nhỏ nên nó mềm hơn N nên khi tham gia với chất thân điện tử mềm thì ưu tiên phản ứng xảy ra ở N
"nhưng tham gia cho nhận chỉ có cặp e của C" cái vụ này đề nghị bạn nói rõ dùm cái? cho vi dụ? mới biết mà trả lời :vanxin(

HoahocPro
11-04-2007, 04:16 AM
Trong các phức của KL với CN- thì có sự cho nhận của cặp e ở C với nghuyên tử KL.Anh có thể giải thích rõ hơn ko?

evilrocker
11-05-2007, 11:37 PM
Cho em hỏi 1 chút về hoá hữu cơ:
Trong việc so sánh tính bazơ của ngtử N trong hợp chất dị vòng thì ngoài hiệu ứng liên hợp ta có thể sử dụng trạng thái lai hóa để so sánh độ âm điện -> so sánh tính bazơ ko?Chẳng hạn như nicotin và đồng phân của nó?

ddcuoc
11-07-2007, 10:50 AM
Coi lại à nhe. Phấn viết ở quê tui giờ làm bằng thạch cao CaSO4 không hà chứ không phải CaCO3 đâu. Bỏ phấn vào axit không "sôi" ục ục như CaCO3 đâu, thiệt đó.

Bily
11-27-2007, 09:01 AM
mọi người giỏi quá
mọi người có đề bài học sinh giỏi lớp 9 ko?? cho mình vài bài nhá, chủ yếu tập trung ở phần vô cơ í, càng nhiều càng tốt

mọi người xem hộ bài này muốn giải phải xét mấy trường hợp??

Cho hỗn hợp oxit KL hóa trị II & III với tỷ lệ mol thứ tự 2/1. Chia 32,2 gam hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: nung trong ống sứ rồi cho CO đi qua thu được chất rắn nặng 12,1 g
Phần 2: cho tác dụng với dd NaOH loãng dư, sau phản ứng còn 8 g rắn ko tan
Tìm CTHH của 2 ôxit, biết hiệu suất phản ứng 100%

linsaylinh
11-27-2007, 10:19 AM
HSG lớp 9 hình như trong này chỉ có mỗi cái đề của mình. Hix ** Chịu khó kiếm ở các thầy cô dạy ý bạn àh^^
http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/chemvn/showthread.php?t=1791

emeien_13
11-27-2007, 08:41 PM
Bác nào thử giải giùm em bài này với. Đang cần rất gấp mong đựoc sự giúp đỡ nhiệt tình cua mọi người. Thank you very much.
Đề bài:
Bài 1: Hằng số phân li axit nấc 2 của H2CrO4 là 3,2.10^-7 (nấc 1 coi như hoàn toàn)
- Tính pH dung dịch K2CrO4 0.001M
- Tích số tan của BaCrO4 và PbCrO4 lần lượt là: 1,2.10^-10 và 1,8.10^-14. Trộn 200ml dung dịch K2CrO4 0,001M với 0,01ml dung dịch chứa đồng thời Ba(NO3)2 và Pb(NO3)2 có cùng nồng độ 0,001M. Tính nồng độ các ion Ba2+ và Pb2+ nằm cân bằng với kết tủa in dung dịch
Bài 2: Cho tích số tan của AgCl và AgI lần luot: 10^-10 và 10^-16.
Hãy tính độ tan của AgCl và AgI trong dd NH3 2M biết hằng số tạo phức tồng hợp của bạc với NH3 là: 10^3,32 và 10^7,24.

congacon
12-02-2007, 06:45 AM
hỗn hợp là gồm nhiều chất trộn lại với nhau =>có 2 loại trộn lại vậy đó là hh dc ko

Ken
12-03-2007, 03:55 AM
Có. Khái niệm hỗn hợp và hợp chất cần phải phân biệt kĩ, không khéo lầm lẫn đây. Ví dụ như trong dung dịch chứa Al2(SO4)3 và K2SO4, vậy dung dịch đó là dung dịch của hỗn hợp 2 muối trên hay đó là dung dịch muối kép KAL(SO4)4 (1 hợp chất)?

_Strawberry_
12-03-2007, 05:01 AM
Tớ nghĩ, vì 2 muối trên ở trong dung dịch nên có thể coi như là hỗn hợp 2 muối (vì có diễn ra sự phân li thành các ion). Còn nếu như ở trạng thái rắn, nên gọi là 1 hợp chât.
Nhưng về bản chất, gọi theo 2 cách trên chẳng có gì sai :D

Ken
12-04-2007, 06:23 AM
Nếu vậy cho mình hỏi trả lời thế nào mới là đúng nhất khi đề cho câu này? Chẳng lẽ lại bảo cả hai cách nói cùng được chấp nhận? Những trường hợp như vậy mình thấy còn rất nhiều như :
K2Zn[Fe(CN)6], KFe[Fe(CN)6], CaMg(CO3)2,...

HoahocPro
12-06-2007, 08:15 AM
1 số ví dụ mà Ken đưa ra ko phù hợp và có 2 muối xianua là phức chất.Muốn xem là hỗn hợp hay hợp chất cần xét phân tử hay ion đó có thể tồn tại hay ko.VD CaMnO3 ko tồn tại ion MnO3(2-) nên đc coi là hỗn hợp của CaO và MnO2.Còn các muối tan trong dd khi điện li hoàn toàn thì là hỗn hợp các ion.
2 muối ở trạng thái rắn ko thể coi là hợp chất vì chúng ko có đặc tính hóa học mà vẫn có tính chất riêng cụ thể và có thể phân lập 2 chất đó ra khỏi nhau

nguyen hieu
12-06-2007, 09:20 AM
Bai này khó quạ Tôi chưa biết giải làm sạo Mong được sự gúp đỡ của mọi ngượi Xin cảm ơn nhiều
Hỗn hợp X gồm H2 , một anken và một an kin có cùng số nguêyn tử C trong phân tự Tỉ khối của X so với Metan là 0,8975. Sau khi cho X qua Ni nung nóng để các phản ứng xảy ra hoàn toàn được hỗn hợp Y có tỉ khối so vơi Nitơ là 1,115. Xác định công thức của anken và ankin ban đậu Tính % theo số mol mỗi chất trong X.

Bo_2Q
12-06-2007, 09:38 AM
Bai này khó quạ Tôi chưa biết giải làm sạo Mong được sự gúp đỡ của mọi ngượi Xin cảm ơn nhiều
Hỗn hợp X gồm H2 , một anken và một an kin có cùng số nguêyn tử C trong phân tự Tỉ khối của X so với Metan là 0,8975. Sau khi cho X qua Ni nung nóng để các phản ứng xảy ra hoàn toàn được hỗn hợp Y có tỉ khối so vơi Nitơ là 1,115. Xác định công thức của anken và ankin ban đậu Tính % theo số mol mỗi chất trong X.
Anh xem lại cái chỗ tỉ khối so với Metan = 0.8975 hơi vấn đề thì phải :quyet ( . Metan đã là Hiđrocacbon nhẹ nhất rùi mà :nhau (

khanh
12-09-2007, 08:07 AM
Anh xem lại cái chỗ tỉ khối so với Metan = 0.8975 hơi vấn đề thì phải :quyet ( . Metan đã là Hiđrocacbon nhẹ nhất rùi mà :nhau (
có H2 nữa em

Ken
12-10-2007, 09:50 AM
1 số ví dụ mà Ken đưa ra ko phù hợp và có 2 muối xianua là phức chất.Muốn xem là hỗn hợp hay hợp chất cần xét phân tử hay ion đó có thể tồn tại hay ko.VD CaMnO3 ko tồn tại ion MnO3(2-) nên đc coi là hỗn hợp của CaO và MnO2.Còn các muối tan trong dd khi điện li hoàn toàn thì là hỗn hợp các ion.
2 muối ở trạng thái rắn ko thể coi là hợp chất vì chúng ko có đặc tính hóa học mà vẫn có tính chất riêng cụ thể và có thể phân lập 2 chất đó ra khỏi nhau
Ví dụ mình đưa ra đúng là phức chất, nhưng chủ đích là mình muốn cho mọi người thấy chỗ này đây :
K4[Fe(CN)] và Zn2[Fe(CN)] => K2Zn[Fe(CN)]
Vậy thì có gì không phù hợp?
Còn việc bạn nói là xét phân tử hay ion đó có tồn tại không, mình khẳng định là ở thể rắn, trong mạnh lưới tinh thể có các ion đó nằm xen lẫn với nhau, phân bố đều.
Thêm một ví dụ nữa thường gặp : CaCl2 và Ca(ClO)2 => CaOCl2
Chẳng lẽ bây giờ ta định nghĩa trong dung môi thì chúng là hỗn hợp, ở trạng thái tinh thể lại là hợp chất? Vậy với các muối kép không tan thì sao?

LessThanPerfect
12-10-2007, 10:40 PM
...
Muốn xem là hỗn hợp hay hợp chất cần xét phân tử hay ion đó có thể tồn tại hay ko.VD CaMnO3 ko tồn tại ion MnO3(2-) nên đc coi là hỗn hợp của CaO và MnO2...


Việc có ion MnO3(2-) hay không thì mình không quan tâm nhưng mình thấy cái ví dụ ở trên của bạn sai trầm trọng đấy! Ở điều kiện bình thường, CaO có rocksalt crystal structure (giống NaCl) và MnO2 có crystal structure của rutile (TiO2). Dĩ nhiên là nếu bạn chỉ trộn CaO và MnO2 powders với nhau ở điều kiện bình thường thì cái bạn thu được chỉ là một hỗn hợp của CaO và MnO2. Nếu mà là trộn kiểu này thì người ta chỉ viết là 1CaO:1MnO2 powder mixture chứ chẳng ai viết là CaMnO3. Nếu bạn trộn cả hai loại powders trên và nun nóng ở một điều kiện cần thiết thì bạn sẽ thu được cái mà người ta thường viết là CaMnO3. Nếu CaMnO3 là một hỗn hợp (mixture) của CaO và MnO2 như bạn đã nói thì diffraction pattern của CaMnO3 phải bao gồm peaks đến từ cái rocksalt structure của CaO và cái rutile structure của MnO2. Đằng này, người ta đã làm thí nghiệm và thấy rằng diffraction pattern của CaMnO3 hoàn toàn khác biệt với hai cái trên nhưng tương tự cái pattern của perovskite (CaTiO3). Nói tóm lại, CaMnO3 là một ordered compound hẳn hoi chứ chẳng phải là mixture của CaO và MnO2 gì như bạn đã trình bày.

Sách giáo khoa đã dạy rằng các thành phần trong hỗn hợp có thể được tách rời bằng các phương pháp thông thường dựa trên sự khác biệt về các tính chất cơ, điện, từ etc.; trong khi hợp chất khó có thể bị tách ra như vậy. Thí dụ, nếu bạn có CaO:MnO2 hỗn hợp thì khi bạn cho hỗn hợp này vào nước thì CaO sẽ tan trong khi MnO2 thì không. Trong khi đó, CaMnO3 không tan trong nước. Đấy là các cách đơn giản. Để phân biệt hỗn hợp, hợp chất, hợp kim etc một cách chính xác hơn, bạn cần các phương pháp nghiên cứu cấu trúc vật chất như diffraction, EXAFS etc.

LessThanPerfect
12-10-2007, 11:05 PM
...
Còn việc bạn nói là xét phân tử hay ion đó có tồn tại không, mình khẳng định là ở thể rắn, trong mạnh lưới tinh thể có các ion đó nằm xen lẫn với nhau, phân bố đều.
...

Tặng một câu hỏi để trêu trọc bạn Ken nè:
Ví dụ, khi phân tích thành phần hóa học của tấm gương ở nhà của bạn Ken, người ta thấy có 90 mol% SiO2 và 10 mol% Na2O. Vậy glass này là hợp chất "sodium silicate" hay hỗn hợp của SiO2 và Na2O? :chaomung Báo trước là glass thuộc loại amorphous, tức là KHÔNG có CẤU TRÚC MẠNG TINH THỂ (CRYSTAL STRUCTURE)!

HoahocPro
12-11-2007, 07:06 AM
Sách giáo khoa đã dạy rằng các thành phần trong hỗn hợp có thể được tách rời bằng các phương pháp thông thường dựa trên sự khác biệt về các tính chất cơ, điện, từ etc.; trong khi hợp chất khó có thể bị tách ra như vậy. Thí dụ, nếu bạn có CaO:MnO2 hỗn hợp thì khi bạn cho hỗn hợp này vào nước thì CaO sẽ tan trong khi MnO2 thì không. Trong khi đó, CaMnO3 không tan trong nước. Đấy là các cách đơn giản. Để phân biệt hỗn hợp, hợp chất, hợp kim etc một cách chính xác hơn, bạn cần các phương pháp nghiên cứu cấu trúc vật chất như diffraction, EXAFS etc.
Mình đồng ý là như vậy, nhưng nếu nó là hợp chất thì tại sao sách lại cho rằng nó là hỗn hợp(hic! nói ko đc đành đem sách ra vậy)?Mà mình đâu thấy có phản ứng hoá học giữa 2 chất mà chỉ là sự trộn lấn 2 chất vào với nhau, thay đổi cấu trúc tinh thể và 1 số tính chất hvật lý thui mà.Việc CaO ko pứ với nước là do cấu trúc mạng tinh thể khác đi.Nếu nói như bạn thì sẽ có 2 chất Fe2O3 vì 1 hoạt động hoá học còn 1 thì trơ sau khi nung trên 1000 độ, đều là do cấu trúc tinh thể cả!

LessThanPerfect
12-13-2007, 01:18 AM
Mình đồng ý là như vậy, nhưng nếu nó là hợp chất thì tại sao sách lại cho rằng nó là hỗn hợp(hic! nói ko đc đành đem sách ra vậy)?


Như đã trình bày lúc trước, việc trộn lẫn CaO và MnO2 có thể tạo ra hỗn hợp CaO+MnO2 hoặc hợp chất mới CaMnO3. Tất cả chỉ phù thuộc vào điều kiện và cách bạn "trộn" như thế nào. Tuy nhiên, khi bạn viết ra CaMnO3 thì sẽ làm người đọc hiểu đó là một hợp chất chứ không phải hỗn hợp 1CaO:1MnO2.


Mà mình đâu thấy có phản ứng hoá học giữa 2 chất mà chỉ là sự trộn lấn 2 chất vào với nhau, thay đổi cấu trúc tinh thể và 1 số tính chất vật lý thui mà.

Theo bạn, định nghĩa của phản ứng hóa học là gì? Theo mình phản ứng hóa học diễn ra khi có sự phá hủy và tạo thành của những liên kết hóa học. Một cái đơn giản dễ thấy nhất là trong CaO có rocksalt structure, Ca2+ được bao quanh bởi 6 O2-. Trong CaMnO3 có perovskite structure, Ca2+ được bao quanh bởi 12 O2-. Bạn nghĩ khi trộn CaO + MnO2 ở một điều kiện thích hợp để tạo thành CaMnO3 (perovskite structure) thì có phản ứng hóa học xảy ra không?


Việc CaO ko pứ với nước là do cấu trúc mạng tinh thể khác đi.Nếu nói như bạn thì sẽ có 2 chất Fe2O3 vì 1 hoạt động hoá học còn 1 thì trơ sau khi nung trên 1000 độ, đều là do cấu trúc tinh thể cả!

Thứ nhất, hai dạng khác nhau của Fe2O3 nên được gọi là "different polymorphs" chứ không phải "different compounds". Thứ hai, những gì bạn nói về CaO ở trên có thể đúng về mặt triết lý nhưng quá gượng ép về mặt khoa học. Từ trước đến nay, CaO được biết đến chủ yếu với duy nhất một cái crystal structure của NaCl. Chỉ khi ở áp suất rất cao thì CaO lấy cái crystal structure của CsCl. Chính ngay trong CsCl structure thì cái coordination number của Ca2+ cũng chỉ bằng 8 chứ chẳng phải bằng 12 nhưng trình bày ở trên. Từ lý luận ở trên cho thấy một là bạn đã vừa tìm ra được một cấu trúc mạng tinh thể mới của CaO hoặc hai là lý luận của bạn đã sai trong trường hợp này. Sáng tạo là tốt nhưng cũng cần phải dựa trên những nền tản khoa học căn bản.

Lackyluc
12-14-2007, 10:39 AM
Bạn có thể hòa tan trực tiếp hỗn hợp bột màu trắng đó vào H2O( lượng đủ để hòa tan hết những chất ít tan),nếu thấy có phần không tan ta có thể kết luận đó là hỗn hợp, vì nếu không là hỗn hợp thì chúng có tính chất hoàn toàn như nhau nên sẽ không có kết tủa. Không biết mình nói có đúng không vậy, xin các bạn cho ý kiến. :chabit (

Ken
12-17-2007, 01:15 PM
Câu hỏi này cũng tự mình nghĩ ra thôi, mình đi hỏi nhiều người, mỗi người mỗi câu trả lời khác nhau nhưng chưa thấy lời giải thích nào hợp lý cả. Đến nay lời giải thích nghe có lý nhất là của ông thầy mình : chúng là hợp chất.
Mình đọc thì có biết là trong muối kép như KAl(SO4)4 sự phân bố của các phần tử ion trong đó là đều đặn, vậy nó là một hợp chất chứ không phải hỗn hợp. Thầy mình cũng bảo như thế, nhưng xem ra vẫn còn chỗ chưa thỏa đáng (một chất ở trạng thái rắn là hợp chất mà dung dịch lại là hỗn hợp? hay chấp nhận nghịch lý đó?)
Còn về thủy tinh (tấm kiếng :P) mà bạn nói, mình lại nghĩ nó là hỗn hợp chứ không phải hợp chất (trêu trọc là sao huh? ^^! )
Còn về điều mà bạn Lakyluc nói, nếu tích số tan của chúng quá nhỏ thì mình hòa kiều nào, hoàn bao nhiêu cho đủ? Rồi sau đó làm sao phân tích với dung dịch quá loãng như thế?
À, nhắn bạn lessthanperfect tí, hình như mình có gặp qua bạn một lần, ở đâu đó trên diễn đàn NK, bạn có biết ai nick là mrkhung không, không thì mình nhầm người ^^!

LessThanPerfect
12-22-2007, 02:05 AM
... À, nhắn bạn lessthanperfect tí, hình như mình có gặp qua bạn một lần, ở đâu đó trên diễn đàn NK, bạn có biết ai nick là mrkhung không, không thì mình nhầm người ^^!

Mình còn không biết "NK" là viết tắt của chữ gì nữa nên mình nghĩ là bạn đã nhầm mình với bạn nào khác rồi. Mình ít khi đọc và viết tiếng Việt nên có viết sai chính tả thì xin mọi người tha thứ. :leuleu (

Bo_2Q
12-26-2007, 06:13 AM
1/Có 20ml dd A gồm H2SO4, FeSO4 và 1 sunfat của KL M có HT II. Cho 20ml dd B gồm BaCl2 0,4M và NaOH 0,5M vào dd A thì dd A hết H2SO4. Cho thêm 130ml dd B nữa thì dc 1 lượng kết tủa nung trong kk đến khối lượng kô đổi, dc 10,155g chất rắn ,và dd C sau khi đã tách kết tủa phải dùng 20ml dd HCl 0,25M để trung hòa.
a/ Xác định KL M.
b/ Xác định CM các chất trong dd A. Cho biết nguyên tử lượng của KL M lớn hơn của Na và hydroxyt của nó kô tan, kô có tính lưỡng tính

2/Một dd co' chưa' 4 ion của 2 chất vô cơ trong đó có anion SO42-.
Khi cho tác dụng vừa đủ với Ba(OH)2, đun nóng cho 1 khí và 1 kết tủa X và 1 dd Y. dd Y sau khi axit hóa bằng HNO3, tạo với dd AgNO3 kết tủa trắng hóa đen ngoai` as. Kết tủa X đem nung nóng tới khối lượng ko đổi thu dc a(g) rắn Z. Giá trị của a thay đổi tùy theo lượng Ba(OH)2 dùng. Nếu vừa đủ a đạt giá trị cực đại, con` nếu dư a giảm dần đến giá trị cực tiểu. Khi lấy chất rắn Z với giá trị cực đại a = 8,51g, thấy Z p/ứ hết với 50ml dd HCl 1,2M, còn lại ba~ rắn nặng 6,99g. Lập luận và xác định 2 muối trong dd đầu

Nguồn : Anh Khanh :mohoi ( . Anh on thì vô cho xin đáp số :chaomung

Bo_2Q
12-26-2007, 08:47 AM
Còn đây là đề thi kết thúc Học Kỳ cho các bạn Ams ( hình như đề Hóa 2 )
Đề thi kết thúc HK 1
Câu I:

Nguyên tử nguyên tố R có tổng số hạt (p, n, e) là 52. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt. Hãy xác định:

1. Khối lượng nguyên tử, tên nguyên tố, ký hiệu nguyên tử của nguyên tố.
2. Viết cấu hình electron của R và cho biết vị trí nguyên tố R trong HTTH (số thứ tự, chu kỳ, phân nhóm, nhóm). Giải thích?
3. Viết công thức phân tử của hợp chất oxit cao nhất, hợp chất hiđroxit và hợp chất khí với Hiđro (nếu có).
Câu II:

Cho các chất: AlCl3, Br2, H2S, MgO

1. Trong phân tử các chất đó có kiểu liên kết nào? Giải thích?
2. Viết công thức electron, công thức cấu tạo của các chất có liên kết cộng hóa trị.
3. Viết phương trình trao đổi electron tạo thành các hợp chất có liên kết ion từ các đơn chất tương ứng.
Câu III:

Hỗn hợp A gồm 2 khí: SO2 và CO2

1. Xác định kiểu lien kết có trong phân tử các khí trên? Giải thích?
2. Xác định phần trăm về thể tích của mỗi khí có trong A biết tỷ khối của A so với không khí gần bằng 1,747.
Câu IV:

1. Oxit cao nhất của một nguyên tố có công thức RO3. Trong hợp chất khí với Hiđro có 94,12% R về khối lượng. Xác định nguyên tố R.
2. Hòa tan 35g hỗn hợp A gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại kiềm ở hai chu kỳ liên tiếp trong HTTH bằng một lượng dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ được 6,72lít khí B (đktc) và dung dịch D.
a. Cô cạn dung dịch D được bao nhiêu gam muối khan?
b. Hai muối trong A là muối nào? Khối lượng của từng muối?

_Strawberry_
12-26-2007, 10:25 AM
Thanks cậu nhé.
Tớ vừa làm đề này tuần trước xong. Cô Bính chữa kĩ lắm :die (
Đề thi HK1 chuyên hoá TH tớ mượn được rồi, cậu còn đề nữa thì pozt lên nhá. Thanks trước :hocbong (

linsaylinh
12-26-2007, 11:25 AM
Cái đề ni do thầy giáo iu quí của Anh Thiên ra **HIx
Câu II: So sánh và giải thích ngắn gọn các giá trị năng lượng ion hoá sau:
a) I1 (Na) và I1 (Mg)
b) I1 (Na) và I2 ( Na)
c) I1 (Al) và I2 (Mg)

Câu III: Viết CTCT, CThức e, dự đoán trạng thái lai hoá, dạng hình học
NH3, AlCl3, SO3, BeH2, HCN
b) có ý kiến cho rằng lk hoá học gồm các loại sau: lk ion. lk cộng hoá trị, lk kim loại. lk hidro
Bằng kiến thức xem ý kiến trên đúng or sai?Từ đó cho biết lk cho nhận thuộc lk gì?

Câu IV:Cho số liệu năng lượng lk
F-F : 37
Cl-Cl: 58
Br-Br: 46
I-I: 36
giải thích sự biến thiên

CâuV/ Cân bằng pt
FeI2 + Cl2 --->
FeSO4 + KMnO4 + NaHSO4-->
HI + Fe3O4 -->

Câu VI Một oxit kloại có công thức MxOy, chứa 27,59% O theo m. KHử oxit kim loại này
hoàn toàn = CO thu 1,68g M. Hoà tan hết M trong một lượng H2SO4 đậm đăc nón, dư thu Vl SO2 ( dktc) và một dung dịch A chỉ chứa một muối sunfat. Cho lượng khí SO2 này hấp thụ hết trong 1l NaOH 0,07M. Sau pư cô cạn dung dịch thi 5,23g
Tính V
Tìm ct oxit
Hoà tan oxit trên vào HCl đủ --> dung dịch B. Để oxi hoá hoàn toàn các chất trong B cần dùng? l Dung dịch KMnO4 0,1 M trong H2SO4

langtuvodanh
12-27-2007, 10:04 PM
1/Có 20ml dd A gồm H2SO4, FeSO4 và 1 sunfat của KL M có HT II. Cho 20ml dd B gồm BaCl2 0,4M và NaOH 0,5M vào dd A thì dd A hết H2SO4. Cho thêm 130ml dd B nữa thì dc 1 lượng kết tủa nung trong kk đến khối lượng kô đổi, dc 10,155g chất rắn ,và dd C sau khi đã tách kết tủa phải dùng 20ml dd HCl 0,25M để trung hòa.
a/ Xác định KL M.
b/ Xác định CM các chất trong dd A. Cho biết nguyên tử lượng của KL M lớn hơn của Na và hydroxyt của nó kô tan, kô có tính lưỡng tính

2/Một dd co' chưa' 4 ion của 2 chất vô cơ trong đó có anion SO42-.
Khi cho tác dụng vừa đủ với Ba(OH)2, đun nóng cho 1 khí và 1 kết tủa X và 1 dd Y. dd Y sau khi axit hóa bằng HNO3, tạo với dd AgNO3 kết tủa trắng hóa đen ngoai` as. Kết tủa X đem nung nóng tới khối lượng ko đổi thu dc a(g) rắn Z. Giá trị của a thay đổi tùy theo lượng Ba(OH)2 dùng. Nếu vừa đủ a đạt giá trị cực đại, con` nếu dư a giảm dần đến giá trị cực tiểu. Khi lấy chất rắn Z với giá trị cực đại a = 8,51g, thấy Z p/ứ hết với 50ml dd HCl 1,2M, còn lại ba~ rắn nặng 6,99g. Lập luận và xác định 2 muối trong dd đầu

Nguồn : Anh Khanh :mohoi ( . Anh on thì vô cho xin đáp số :chaomung

Bài 1 em tự nhét số vô mà làm nhé! Anh mới thi hkII xong nên mệt lắm ^^
bai 2: lầp luận được Al3+, NH4+,Cl-,SO4(2-) râù xác định muối!

langtuvodanh
12-27-2007, 10:11 PM
Trích "Đề thi hsg cấp tỉnh PY năm nay !!"(đừng có chê đó! ^^)
1****Cho axit cacboxilic no đa chức chứa n nguyên tử C và a nhóm COOH. Trung hòa 5,4g chất đó càn 16ml dung dịch NaOH 20%(1,25g/ml). Lập biểu thức liên hệ a và n. Khi n=a+1 thì axit đó tên là gì?CT của nó?
2****Từ một loại tinh dầu tách được chất A & B là đồng phân hình học của nhau. A có 78,95%C,10,52%H còn lại là O. A/H2=76. A pứ AgNO3 cho kết tủa. Khi oxh được axeton,axitoxalic và axit levulic. Cho Br2+ A trong CCl4 theo tỉ lệ 1:1 thu được 3 dẫn xuất Br. A bền hơn B. Xác định CTCT A,B
-----Còn nữa ^^

linsaylinh
12-29-2007, 11:06 PM
Bài 1 em tự nhét số vô mà làm nhé! Anh mới thi hkII xong nên mệt lắm ^^
bai 2: lầp luận được Al3+, NH4+,Cl-,SO4(2-) râù xác định muối!
Thi hkII àh anh Minh ;))
Mọi người cho em hỏi một câu nhá: Ai đã từng làm TN thì nói cho em biết rốt cuộc dung dịch FeCL2 là có màu xanh nhạt hay là ko màu ** ~~

bicycle2007
12-30-2007, 12:31 AM
:sep ( lúc mới pha từ muối Mohr bi thấy nó có màu xanh nhạt, để cỡ vài tiếng là ngả qua màu vàng

linsaylinh
12-30-2007, 11:34 AM
Muối Mohr là muối gì ạh? &&
Sao em thấy có một số tài liệu đều ghi nó ko màu ~~

TraiTimVietNam
12-30-2007, 11:50 AM
muoi cua NH4+,Fe2+,SO42-

linsaylinh
12-30-2007, 12:20 PM
Thế Cuối cùng thì FeCl2 màu gì ạ, sư phụ **

amour de chimie
12-30-2007, 05:50 PM
mình chỉ biết như sau:
muối morh là muối FeSO4.(NH4)2SO4.7H2O
Fe(II) ở trong muối này khá bền
tinh thể muối morh không có màu , dd thì có màu xanh hơi nhạt
để dd muối trong kk thì lúc sau có màu vàng do FeSO4+O2+H2O -> Fe(OH)SO4
có gì xin chỉ giáo thêm

tieulytamhoan
12-30-2007, 07:36 PM
Bạn amour de chimie đúng rồi đó. Mình xini phép được bổ sung thêm: người ta dùng muối Morh với mục đích là để Fe(II) không bị chuyển thành Fe(III) vì Fe(II) trong tinh thể muối kép bền hơn Fe(II) ở dạng muối đơn Fe2+; khi pha dung dịch thì có màu trắng ánh xanh vì đây là màu đặc trưng của dd Fe2+ (dd NH4+ không màu); để dd muối trong không khí lâu, Fe(II) bị oh thành Fe(III) ---> dd có màu nâu đỏ của Fe(III).

HoahocPro
01-01-2008, 01:19 AM
Fe2+ là hợp chất có màu rất nhạt do quy tắc lọc lựa spin, hay cái gì đó gần như thế,còn màu có thể là do dd đậm đặc cũng nhìn thấy đc

khanh
01-03-2008, 10:43 PM
Từ C6H6 điều chế p-aminoazobenzen

HoahocPro
01-05-2008, 05:55 AM
Từ C6H6 điều chế p-aminoazobenzen
C6H6 ---> C6H5-NO2 ---> C6H5-NH2 ---> C6H5N2(+) ---C6H5NH2---> p-aminoazobenzen
Thế này có đúng ko? :mohoi (

bommer_champion
01-06-2008, 04:59 AM
à có mộy sồ sui nghĩ rất hay muốn chi sẻ
thác mác là tại sao các pu của Br2 vf HOBr đi theo cơ chế vòng mà ko 2 giai đoạn tạo cacbocation trung gian như pu cộng nước vào anken
tớ nêu ra một ý kiến mong các bác xem cho hihi
ta thử 2 có chế là thông wa trạng tái vồng và thông wa cácbocation thì ta thấy thông wa trạng thái vòng đã được thực nghiệm kiểm chứng thì cis CH3 CH=CH CH3 cho ra hỗn hợp rãemmix còn dạng tran cho ra hợp chất meso các ban thử xem
nhưng nếu đi wa dang cácbocatin thi ta thây se tạo ra cai dang rat ki cuc dó là một nt cácbon mang điên tích + lai hóa sp2 còn nt kia lai hóa Sp3
do đó cáu dạng của cái spham này cần phải xét
rõ ràng Br- sẽ ko thể tấn công như nhau thao 2 phía dể tạo ra hỗn hợp meso đươc >>>>>>.hỗn hợp sẽ hoạt động quang học do đó cơ chế này là ko đúng
các bạn thấy thế nào

bommer_champion
01-06-2008, 05:02 AM
từ đây nảy sinh cấu dạng bên của cacbocation trên
theo quy tác Flanhanh của BM thì cáu dạng bền là dạng mà lk C-CH3 vuông góc với nhom thế lớn nhất
các bạn cho ý kién

khanh
01-06-2008, 07:53 AM
C6H6 ---> C6H5-NO2 ---> C6H5-NH2 ---> C6H5N2(+) ---C6H5NH2---> p-aminoazobenzen
Thế này có đúng ko? :mohoi (
Ò, đúng với đáp án goài
Tổng hợp m-bromphenylclorua sao cho số bước ít nhất :yeah (

Scooby-Doo
01-06-2008, 09:06 AM
Chủ đề: Nói thêm về p-aminoazobenzene

p-Aminoazobenzene còn có nhiều tên gọi khác như: Aniline Yellow (Vàng anilin), 4-phenylazoaniline, AAB, Brasilazina oil Yellow G, Ceres Yellow R, Fast spirit Yellow, Induline R, Oil Yellow AAB, Oil Yellow AN, Oil Yellow B, Oil Yellow 2G, Oil Yellow R, Organol Yellow, Organol Yellow 2A, Solvent Yellow 1, Somalia Yellow 2G, Stearix Brown 4R, Sudan Yellow R, Sudan Yellow RA, and C.I. 11000.

p-Amionobenzene được biết là một tác nhân gây ung thư.

p-Aminoazobenzene là một loại phẩm nhuộm azo màu vàng. Tuy nhiên dạng bột nguyên chất, nó lại có màu cam. Thường màu của phẩm nguyên chất lúc nào cũng khác so với khi pha ra. Ví dụ phẩm màu đỏ nguyên chất nhìn gần như đen. Vàng anilin được dùng để nhuộm màu phẩm vật trong kính hiển vi, tạo khói màu vàng, mực in, thuốc sát trùng, sơn mài, vani, sáp màu, nhựa styrene... Nó còn là chất trung gian để tổng hợp nhiều loại thuốc nhuộm khác như: chrysoidine, induline, Solid Yellow, and Acid Yellow.

Năm 1861, C. Mene là người đầu tiên sản xuất phẩm nhuộm vàng aniline và được thương mại hóa vào năm 1864 như là phẩm nhuộm azo đầu tiên trong chủng loại này.

Vàng anilin được xem có liên quan đến hội chứng ngộ độc dầu Tây Ban Nha [Spanish Toxic Oil Syndrome (TOS)] trong năm 1981. Một công ty ở Madrid nhập khẩu dẩu hạt cải đã tẩm màu vàng anilin. để ký hiệu loại dầu này không thích hợp sử dụng cho người và chỉ dùng cho công nghiệp thép. Tuy nhiên, công ty này đã chưng cất dầu để loại bỏ vàng anilin và bán cho người tiêu dùng như là loại dầu thượng hạng. Kết quả là gây nên chứng bệnh làm thay đổi sắc tố da ở người. Người nhiễm bệnh tiếp sau đó sẽ biền đổi tế bào (ung thư,..), giảm cân, mất cảm giác và, suy cơ. Hậu quả là có hơn 20.000 người nhiễm bệnh và 400 người chết. Tuy nhiên, hóa chất thủ phạm cho việc này vẫn còn trong vòng tranh luận.

Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Aniline_Yellow

darkwitch
01-06-2008, 09:06 PM
các bác giúp em cái này với
1/Đem hoà tan một hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, và hai oxit A2O, B2O vào H2O được dung dịch và có 4g chất ko tan. Nếu thêm vào hỗn hợp một lượng Al2O3 bằng 3/4 lượng Al2O3 có trong X rồi mới hoà tan vào H2O thì có 6,55g chất ko tan. Còn nếu thêm vào hỗn hợp một lượng Al2O3 bằng lượng Al2O3 đã có trong X rồi mới làm Thí nghiệm như trên thì có 9,1 g chất ko tan.
Lấy một trong số các dung dịch đã pư hết kiềm ở trên , sục vào CO2 vào cho đến dư , lọc bỏ kết tủa Al(OH)3 , cô cạn nước lọc, được24,99 g hỗn hợp các muối cacbonat trung tính và cacbonat axit khan. Biết khi cô cạn đã có 50% muối cacbonat axit của A và 30% muối cacbonat axit của B bị phân huỷ thành muối trung tính.
tìm 2 kl A,B. Biết chúng đều ở nhóm I và thuộc 2 chu kì liên tiếp của bảng hệ thống tuần hoàn.
2/ Cho hh A gồm R và RCO3 ( R hóa trị II )
Cho 44 g A vào HCl dư . Toàn bộ khí bay ra dẫn hết vào 500ml NaOH 2M được dd B . Cho BaCl2 dư vào B thu được 39.4 g kết tủa. Nếu cho 44 g A vào dd H2SO4 chưa rõ nồng độ được V l khí C ( gồm 2 khí )
a/ tính V biết 1l C nặng 2.5g
b/ tìm R
c/ tính % các chất trong A

HoahocPro
01-08-2008, 05:57 AM
Ò, đúng với đáp án goài
Tổng hợp m-bromphenylclorua sao cho số bước ít nhất :yeah (
Ko nói rõ là tổng hợp từ cái gì cả, thui thì thế này cho nhanh nha:
C6H6 ---> C6H5NO2 ----> m-C6H4BrNO2 ----> m-C6H4BrN2(+) -----> m-bromphenylclorua
ko biết là cái hợp chất nitro có tiếp nhận Brom hoá ko nhi? :mohoi (

darkwitch
01-09-2008, 07:21 AM
giải dùm em
1/Khử hoàn toàn 5.44g hỗn hợp oxit của kim loại A và CuO cần dùng 2.016l H2 (đktc)
Cho chất rắn thu được vào dd axit HCl lấy dư thấy thoát ra 1.344l H2.Xác định công thức A, biết tỉ lệ số mol Cu và kim loại A trong hh là 1/6
2/Nung 25.28g hh FeCO3 và FexOy tới phản ứng hoàn toàn thu được khí A hấp thụ hoàn toàn vào 400ml dd Ba(OH)2 0.15M thu được 7.88g kết tủa. Tìm công thức oxit
Mấy bài này thầy ra mà hình như thiếu đề hay sao ấy. Mấy anh chị thấy sao ?

Dinh Tien Dung
12-17-2008, 10:23 AM
Lúc đầu có Cu nên ngọn lửa nhuốm màu xanh, sau đó tạo CuO bao phủ bề mặt nên kô màu, vỏ dây điện làm từ PVC nên có pứ tạo ra CuCl2, cái này bay hơi có Cu2+ trong đó nên có màu xanh
Cu Khánh cho hỏi cái đó là tạo ra CuCl2 hay là CuCl

Dinh Tien Dung
01-23-2009, 10:39 AM
Nhờ mọi người tách hộ em 4 chất sau ra khỏi hỗn hợp: Si, Cr, Mn, Ni.