PDA

View Full Version : Bài tập cấp master


bim112
01-21-2006, 02:30 PM
http://www.univ-lemans.fr/~s012364/trang1.JPG
http://www.univ-lemans.fr/~s012364/trang2.JPG
Bim thấy bên chemivn nói về vấn đề này rất sôi nổi nhưng chưa tới đâu cạ Bây giờ mình tạo topic về chủ đề này, các bạn chỉ cần nêu ra những suy nghĩ của mình cho anh em học hỏi!!!
Bạn BM up những tài liệu tham khảo của bác nh2 share lên rùi đó :heorung(

bluemonster
01-21-2006, 02:45 PM
Thanks bim112!!
Vậy chúng ta bắt đầu lại nhé!!! Đây là các tài liệu hỗ trợ kiến thức cho bài này!!!

minhtruc
01-21-2006, 04:00 PM
Bạn bim112 có biết cách tổng hợp muối aminum tứ cấp không

bluemonster
02-05-2006, 06:51 PM
BM thử trả lời câu hỏi của Bim nha! :lon (
Hình như bạn bim112 post bị xót thì phải, cuối bài viết trên, có câu hỏi đặt ra là tại sao chất a với cấu trúc vòng năm cạnh với bốn nhóm Me và 1 H ở mỗi vòng lại có thể có khả năng phản ứng khác với 1b với cấu trúc năm nhóm Me ở mỗi vòng năm cạnh.
Ta thấy cả hai hợp chất 1a và 1b đều là phức của Zicornium, vòng năm cạnh trong hai hợp chất đóng vai trò là phối tử phối trí vào các AO d của Zr. Và ta có thể xác định được kiểu phối trí đó là kiểu phối trí của phức pi, độ bền của phức pi phụ thuộc vào mật độ e của vòng ( gọi là chất cho ). Vậy vai trò của H trong 1a theo BM là:
http://img69.imageshack.us/img69/3908/11gc1.jpg
ta đã biết phức pi tạo bởi hợp chất vòng có thể quay quanh trục liên kết, chính vì vậy, nếu vòng có 5 nhóm Me như 1b, phức sẽ không bền vì hiệu ứng lập thể. còn 1a như trong hình có thể tránh được lập thể tối thiểu khi hai vòng xoay H lại với nhau.
http://img213.imageshack.us/img213/4914/21la.jpg
+Nhưng phức sẽ không bền nếu số nhóm Me trong mỗi vòng là nhỏ hơn, vì như vậy thứ nhất mật độ e trên phân tử chất cho sẽ kém hơn, thứ hai do Zr là ngyên tố ở 4d, nên các AO sẽ có E lớn, chính vì vậy trong phân tử chất cho phải có mật độ e cao, để các e tương tác với nhau làm tăng năng lượng, khi hai mức năng lượng tương đồng sự phối trí sẽ dễ xảy ra.
Theo thuyết trường phối tử thì các ngyên tố ở phân lớp 4d, 5d thì việc tạo ra phức chất tứ diện ko thuận lợi về mặt năng lượng, thông thường thì phức chất hình vuông sẽ dễ tạo ra hơn. chính vì vậy mỗi vòng phải có số nhóm Me tối thiểu để một mặt tránh hiệu ứng lập thể nhưng mặt khác làm cho mật độ e trong vòng lớn, để tạo ra sự tách năng lượng lớn trong phức với ngyên tử trung tâm, khi đó phức sẽ càng bền.

Đó là những suy nghĩ của BM về bài này, các bạn có thể thảo luận thoải mái nhé. Có ai đọc mấy bài tham khảo BM up ở trên chưa, BM chưa đọc, nhưng nhìn tiếng Anh ko cũng ngán. Ai đọc rồi có thể chia sẽ với anh em kiến thức trong đó được không??? :lon (

CTN
02-06-2006, 07:53 AM
ah, hình như mình thấy BM bị nhầm ở chỗ đi so sánh và giải thích 1a và 1b chất nào bền hơn rồi đó. Điều này đâu liên quan gì tới việc tạo 2 sản phẩm khác nhau khi phản úng với N2 đâu,thực nghiệm đã chứng tỏ là tồn tại 2 phức này rồi mà.BM nghĩ sao?xin được chỉ giáo tiếp.

bluemonster
02-06-2006, 06:37 PM
BM thắc mắc một chỗ, kí hiệu [Zr] có phải là chỉ nhóm Zr đính với hai vòng năm cạnh ko??? help me!!
Theo BM thì quá trình muốn tạo ra NH3, tức là các chất trung gian phải tạo được N có cấu hình tháp.
Với cấu trúc hình tháp, ảnh hưởng lập thể sẽ lớn, do hai vòng năm hơi cồng kềnh (nhưng hình như thay bằng phối tử khác không được thì phải). Ở 1a, hai H trong hai vòng có chức năng làm giảm thiểu năng lượng hoạt hoá trong các giai đoạn pứ, và kết quả là 2a, 3a, và cả 4a, N đều có cấu trúc hình tháp đúng như ý đồ của người tổng hợp.
Ở 1b không tạo được quá trình tổng hợp NH3, do lập thể làm tăng E, nên tới 2b phải thay đổi cấu trúc không gian, theo BM ở 2b hai vòng ở trên hai mặt phẳng trên dưới đối diện nhau, còn hai N2 phối trí theo kiểu phức pi ở hai bên, quá trình này ko tạo ra N ở cấu trúc hình tháp, chính vì vậy ko tạo ra được NH3
Các bạn nghĩ sao?? Chúng ta cùng thảo luận tiếp!! :liemkem (

bluemonster
05-21-2006, 12:14 PM
Bây giờ trong 4rum đã có rất nhiều anh tài rồi, vậy thì mong các cao thủ search lại những bài tập hay những kiến thức trước giờ trên 4rum bị bỏ giở để giải quyết luôn nhé!!!
Chẳng hạn như bài này!
Thanks a lot!