PDA

View Full Version : Lý thuyết hóa học phổ thông


Pages : [1] 2 3 4 5 6 7

linh
03-25-2006, 09:14 PM
xinh thầy cho em hỏi:tại sao khi nung thanh sắt thì tạp chất lại tập trung tại phần bị nung

minhtruc
08-17-2006, 12:17 PM
MẤY ANH CHỊ CHO EM HỎI GIỮA SẮT VÀ INOX CÁI NÀO NẶNG HƠN VẬY. CÁI NÀO CÓ TỈ TRỌNG LỚN HƠN. :pocolo (
Tỉ trọng của Fe khoảng 7.2g/cm3 (tra tỉ trọng các vật liệu trong trang http://www.mcelwee.net/html/densities_of_various_materials.html). Trong khi đó tỉ trọng của inox thì tùy thuộc vào hàm lượng Crom (Ít nhất phải có trên 12% crom) dao động trong khoảng 7.6-8.0 g/cm3

aqhl
08-31-2006, 12:04 PM
Con người có lẽ đã ý thức về acid và baz từ thời tiền sử. Giấm, sữa chua, nước chanh đều có vị chua là các acid (tiếng Latin acere nghĩa là chua); baz liên quan trong các quá trình nung đá vôi tạo vôi tôi (CaO), nước rửa tro (Na2CO3 & K2CO3) trộn nước vôi Ca(OH)2 tạo NaOH & KOH; alkaline (baz) xuất phát từ tiếng Ả Rập al-qily nghĩa là roasting hay calcined ashes. Khoảng năm 700 các nhà giả kim Ả Rập đã điều chế được HNO3 và acid acetic. Kỹ thuật tạo xút từ tro đã có từ những năm 900. Khoảng năm 1200, H2SO4 được tổng hợp. Khoảng năm 1600, nhà máy nhỏ sx acid và muối (pư trung hòa) được xây dựng. Khoảng 1660, Robert Boyle phát hiện acid chuyển quỳ thành đỏ, baz chuyển quỳ thành xanh.

Lý thuyết acid - baz đầu tiên do Antoine Laurent Lavoisier đề xuất những năm 1770. Ông cho rằng tính acid là do oxygen tạo nên (HNO3, H2SO4). Lý thuyết này sụp đổ vào những năm 1800 khi Humphry Davy với acid HCl và Joseph Gay-Lussac với acid HCN cho thấy ko có oxygen trong phân tử.

Khoảng năm 1830, Justus von Liebig định nghĩa acid là chất chứa hydrogen có thể bị thay thế bởi kim loại và baz làm chất có thể trung hòa acid.

Khoảng năm 1880, lý thuyết acid baz Arrhenius ra đời. Arrhenius định nghĩa acid là chất phân ly trong nước cho H+, baz là chất phân ly trong nước cho OH-. Lý thuyết này có hạn chế như không giải thích được khi dung môi khác nước, tại sao NH3 là baz, H+ tồn tại trong nước dạng nào...

Lý thuyết Bronsted-Lowry ra đời năm 1923 là bổ sung quan trọng cho lý thuyết Arrhenius. Lý thuyết này định nghĩa acid là chất cho H+, baz là chất nhận H+. Lý thuyết này mở rộng rất nhiều các acid và baz. Lý thuyết này được dùng nhiều nhất trong thực tiễn.

Lý thuyết acid-baz tổng quát hơn lý thuyết Bronsted-Lowry cũng ra đời năm 1923 do Gilbert Newton Lewis đề xuất. Ông định nghĩa acid là chất nhận cặp e, và baz là chất cho cặp e.

Một số lý thuyết acid baz khác là Lý thuyết hệ dung môi (solvent-system theory), lý thuyết Lux-Flood, lý thuyết Usanovich. Lý thuyết hệ dung môi xuất hiện trước lý thuyết Lewis. Lý thuyết này coi dung môi có thể tách thành 2 phần tử mang điện tích âm và điện tích dương. Acid là chất khi cho vào dung môi làm tăng phần tử điện tích dương hoặc giảm phần tử mang điện tích âm. Baz thì ngược lại. Lý thuyết Lux-Flood định nghĩa acid là chất nhận ion O(2-), baz là chất cho ion O(2-). Lý thuyết Usanovich là lý thuyết tổng quát nhất. Lý thuyết này định nghĩa acid là chất nhận các phần tử mang điện tích âm hoặc cho các phần tử mang điện tích dương. Vì lý thuyết này bao hàm cả các pư oxy hóa khử nên ít được dùng.

Vào những năm 1930, các superacid bắt đầu được tổng hợp. Đến những năm 1970, SbF5 được thêm vào các superacid tạo ra các acid có độ mạnh hàng ngàn tỷ lần mạnh hơn H2SO4. George A Olah (Nobel Chemistry 1994) tổng hợp ra các acid này và ông gọi là các acid ma thuật. Các acid này có thể cho H+ cho bất kỳ chất nào. Superbaz xuất hiện từ những năm 1850. Các superbaz chủ yếu là các alkali-organyl như butyl-potassium có thể lấy H+ từ bất cứ chất nào.

Đến nay vẫn chưa có lý thuyết nào giải thích tính acid-baz của các superacid và superbaz. Chúng ta có quyền hy vọng các nhà HÓA HỌC Việt Nam sẽ đưa ra lý thuyết cho các acid - baz ma thuật này chăng ?

longraihoney
10-05-2006, 04:14 PM
cho em hỏi vài nét về tính chất hoá học của chất đó...

Và ai đó làm ơn cho em biết vài công thức hoá học của các loại đá dễ bị phong hoá hoá học đi ạ... ( thay đổi tính chất hoá học trong dk thông thường hay mưa rơi...) thankss

aqhl
10-06-2006, 03:25 AM
H4SiO4 chỉ là 1 acid yếu thôi, pKa1=9.84, pKa2=13.2.

Tùy vào loại đá sẽ có thành phần chính khác nhau:

http://img239.imageshack.us/img239/7217/rockmj3.jpg

phunggiathinh
10-16-2006, 09:27 PM
Ai cũng biết là chất xúc tác làm giảm năng lượng hoạt hóa. Vậy thì bằng cách nào mà chất xúc tác làm được như vậy và làm như thế nào?
Trong phương trình Arrhenius
k=Ae^(-Ea/RT)
Chất xúc tác làm tăng vận tốc phản ứng bằng cách giảm Ea thì rõ rồi. Vậy chất xúc tác có làm tăng hệ số lũy thừa A hay không? Và như thế nào luôn nha :nhau (

bluemonster
10-16-2006, 11:26 PM
Ai cũng biết là chất xúc tác làm giảm năng lượng hoạt hóa. Vậy thì bằng cách nào mà chất xúc tác làm được như vậy và làm như thế nào?
Về cơ chế chung xúc tác làm giảm Ea của process, đó là do chất xúc tác tạo với tác chất phản ứng một intermediate có năng lượng bền hơn nếu là intermediate đó đứng riêng một mình mà ko có sự giúp đỡ của xúc tác.
Chẳng hạn như một vài phản ứng hữu cơ mà xúc tác thấy rất rõ nhé :
+Bạn lật tới bài alkene của sách hữu cơ thầy Thạch, sẽ thấy tác dụng của hệ xúc tác Ni - Pd tới việc hình thành intermediate, bằng cách hệ xúc tác này sẽ hấp phụ hydrogen, và chỉ đợi thằng alkene tới phản ứng, thao tác này làm giảm hẳn động năng của hydrogen, cũng như làm cho việc attack hydrogen vào double bond của alkene trở nên dễ dàng hơn.
+MỘt phản ứng nữa, đó là xúc tác Hg2+ trong phản ứng ức chế phản ứng cộng vào alkyne, tác nhân là H2O, nó sẽ tạo ra intermediate vòng có năng lượng thấp hơn nhiều so với việc tạo trực tiếp carbocation mà cation site nằm ngay C sp2 - một nguyên tử có độ âm điện cũng cao ! Nên nhớ rằng, khi cation site đính trên nguyên tử có độ âm điện lớn thường rất không bền, năng lượng của hệ tăng cao !!!
+Hay một phản ứng thú vị nữa mà ở đây, xúc tác cũng chính là môi trường tất yếu, đó là khi tổng hợp ra hợp chất Grihnar (hix, hình như ghi sai, mà đại loại là hợp chất hữu cơ kim loại hay hợp chất cơ kim), ether ở đây đóng vai trò là môi trừơng non-proton cho thằng cơ kim tồn tại, mặt khác, phải dùng ether chứ ko thể dùng những thằng khác vì Oxygen ở đây đem cặp electron của nó làm bền hoá sản phẩm. hix, nói tới đây mới thấy hơi nhầm, đây ko phải tác dụng xúc tác, nhưng nó cũng một phần thúc đẩy tiến trình phản ứng sinh ra cơ kim, để cho Oxygen làm bền.


Trong phương trình Arrhenius
k=Ae^(-Ea/RT)
Chất xúc tác làm tăng vận tốc phản ứng bằng cách giảm Ea thì rõ rồi. Vậy chất xúc tác có làm tăng hệ số lũy thừa A hay không? Và như thế nào luôn nha :nhau (
Cái này mình ko rõ lắm, phải nhờ mấy sếp catalyst như aqhl, hay nguyencyberchem, hanh_khat thui !!! :doctor (

kenshin
10-22-2006, 01:15 PM
Theo minh duoc biet thi chat phan cuc de tan (tan nhieu)trong dung moi phan cuc con chat ko phan cuc thi nguoc lai vd nhu pu KI +Cl2 tao thanh iot nhung ko ro khi cho benzen vao lac thi ta thay lop benzen co mau tim Cac bn giai thich gium minh voi

bluemonster
10-22-2006, 02:09 PM
Theo minh duoc biet thi chat phan cuc de tan (tan nhieu)trong dung moi phan cuc con chat ko phan cuc thi nguoc lai vd nhu pu KI +Cl2 tao thanh iot nhung ko ro khi cho benzen vao lac thi ta thay lop benzen co mau tim Cac bn giai thich gium minh voi
Cái này cũng dễ hiểu thôi bạn !!! Theo như bạn nói thì chất phân cực dễ tan trong dung môi phân cực và ngược lại, chứ đâu có nói là ko tan hoàn toàn đâu !!!
Thực chất thì I2 có tan một phần trong benzene, tỉ lệ giữa I2 trong pha phân cực với I2 trong pha ko phân cực được gọi là hệ số phân bố !!!
Hệ số phân bố trong những điều kiện nhiệt độ áp súat nhất định thì bằng constant !!!
Thế nhé !!!
:ot (

lmqcuong1611
10-23-2006, 09:06 PM
Chào mọi người trên diễn đàn !
Hôm nay trong giờ học anh văn chuyên ngành, thầy tui hỏi: em có nhìn thấy kính hiển vi điện tử chưa? sau đó thầy hỏi : ta có thể thấy được nguyên tử bằng kính hiển vi điện tử không ? Tui đã trả lời là không thấy được.Thầy tui nói là mình có thể nhìn thấy nguyên tử bằng kính hiển vi điện tử. Tui hong biết đúng hay sai nữa, nhưng theo tui biết là mình không thể thấy được nguyên tử bằng kính hiển vi mà. Thế ý kiến của mấy bạn thì sao ?

bluemonster
10-23-2006, 09:23 PM
Anh vào đây tham khảo thử xem !!! Hình như kính hiển vi điện tử mô tả trong bài viết này là kính chuyên dụng để nhìn các nano material luôn !!!

http://en.wikipedia.org/wiki/Electron_Microscope

Thầy anh phát biểu exactly !
:thohong(

aqhl
10-23-2006, 11:37 PM
Kính hiển vi thì có 3 loại chính: quang học, điện tử và đầu dò.

Kính hiển vi quang học, chiếu ánh sáng kha kiến vào mẫu, từ đó ghi nhận các tia sáng phản xạ, hoặc truyền qua. Độ phóng đại thấp khoảng 1500 lần, độ phân giải đến khoảng 2 micromet.

Kính hiển vi điện tử, chiếu chùm electron, sau đó ghi nhận các electron thứ cấp, electron phản xạ, hoặc truyền qua. Tùy vào cách ghi nhận electron mà có các loại kính hiển vi điện tử khác nhau (TEM, SEM, STEM, REM...). Độ phóng đại đến khoảng 2 triệu lần, độ phân giải đến khoảng angstrom.

Kính hiển vi đầu dò (probe microscope), dùng tip (đầu dò nguyên tử) rà gần bề mặt mẫu, ghi nhận tương tác điện hoặc từ giữa tip và các nguyên tử trên bề mặt. Có các loại khác nhau, STM, SPM, AFM, MFM...Độ phóng đại khoảng 5 triệu lần, độ phân giải đến nhỏ hơn angstrom.

Kính hiển vi có độ phân giải lớn nhất hiện nay, TEAM, độ phân giải ở khoảng 0.5 angstrom. Tuy nhiên chỉ cho hình ảnh 2 chiều, và đang nghiên cứu phân giải cho hình ảnh 3 chiều. Lúc đó mới có thể nhìn thấy rõ nguyên tử.

Ảnh TEAM của các nguyên tử C trong diamond:

http://img264.imageshack.us/img264/5041/041112diamond2200qr6.jpg http://img162.imageshack.us/img162/7858/041112diamond1200kq1.jpg

longraihoney
10-30-2006, 06:10 PM
HF là một axit yếu... trong nước phân ly thành các phức nên có khả năng tạo thành muối axit còn vì sao yếu thì do hàm lượng H3O+ của nó khi phân ly tạo ra không lớn lắm vì vậy thểhiện tính axit không mạnh ( là axit yếu nhất trong các họ axit) Còn các phức thì lần lượt HF2- H2F3-... chạy lên H4F5-... ^ ^ nhưng em cần câu trả lời chính xác hơn cho nguyên nhân HF yếu :hiphop (

bluemonster
10-30-2006, 08:38 PM
HF là một axit yếu... trong nước phân ly thành các phức nên có khả năng tạo thành muối axit còn vì sao yếu thì do hàm lượng H3O+ của nó khi phân ly tạo ra không lớn lắm vì vậy thểhiện tính axit không mạnh ( là axit yếu nhất trong các họ axit) Còn các phức thì lần lượt HF2- H2F3-... chạy lên H4F5-... ^ ^ nhưng em cần câu trả lời chính xác hơn cho nguyên nhân HF yếu :hiphop (
HF yếu là do liên kết giữa H - F nội phân tử cũng như liên phân tử bền chặt, làm giảm hẳn tính acid của HF, nếu ta cắt được HF ra sẽ sinh ra một năng lượng rất lớn !!!
Nhưng khi nồng độ của HF cao đến độ tinh khiết, tính acid tăng đột ngột !
Lí do:
Xảy ra phương trình:
2HF --> H+ + FHF-
anion FHF rất bền, có thể tìm thấy trong các muối như KHF2 hay NH4HF2 !
Do vậy, phương trình trên có khuynh hướng chuyển dịch về bên trái, và do đó, H+ sinh ra mãnh liệt, tính acid tăng !
:tantinh (

longraihoney
11-01-2006, 12:14 PM
Em thực sự chưa hiểu lắm về cái từ chuẩn độ ở đây... theo em nghĩ chắc là xác định nồng độ của một chất trong dung môi của nó thôi phải không :nhamhiem hay là nó còn có một ý nghĩa khác trong hoá phân tích... Mà có ai hứng thú với các bài nhận biết tách chất ĐỒNG VỊ của cùng một nguyên tố không :ungho ( nếu ủng hộ em sẽ cùng mọi người thảo luận ( cái này chắc không thi QG nhưng :chui ( trên tiêu chí là học vì kiến thức và trúng em đam mê tách chiết nữa :water ( nên mọi người có hứng thú mình chơi cho vui :hiphop ( )

VD tách nước nặng và nước bình thường bằng một pp đơn giản nhất... nêu các giai đoạn của phương pháp :noel1 (

cherry_fly
11-01-2006, 09:03 PM
Hôm nọ em có đọc một tài liệu nào đó về điều chế khí Flo. Trong đó người ta có dùng chất K2MnF6. Em không biết nó là chất gì. Mong được mọi người giúp đỡ

longraihoney
11-02-2006, 12:07 PM
K2MnF6 là một hợp chất có tính oxi hoá mạnh...lúc này Mn có số oxi hoá là +4 ( chất này có khả năng lên đến +6 trong K2MnO4 chẵng hạn) :nhacto ( khi cho tác dụng với acid nó sẽ giải phóng ra Flo... tuy nhiên điều chế Flo rất nguy hiễm vì nó có thể gây mù mắt ta ngay khi tiếp xúc và rất độc ( có màu lục nhạt khác với Clo màu vàng nhạt) có thể điều chế Flo bằng các cách khác vd như điện phân muối florua cũng ổn mà :noel3 (

electronic
11-07-2006, 12:16 AM
Nước bình thường chứa chưa đến 200ppm D20. Quá trình tách :
Cách 1/ Nguyên lý: có sự trao đổi của D2S và D2O. Ở nhiệt độ thấp deuteri từ H2S đi vào trong H20 và ngược lại ở nhiệt độ cao.
Người ta dùng tháp cho nước nguội từ trên đi xuống và khí H2S nóng từ dưới đi lên. Ta sẽ có 1 phần nước giàu deuteri và 1 phần khí H2S giàu D2S. Lặp lại quá trình vài lần thu được nước có khoảng 30% D. Sau đó nước này được lọc đựa vào ái lực khác nhau của H và D để nước nặng dùng trong các lò phản ứng hạt nhân.
Cách 2/ tương tự sự trao dổi trên nhưng dùng ammonia.
Chắc chắn quá trình này còn co sự tham gia của chất xúc tác.

aqhl
11-12-2006, 05:43 PM
Clusius và Dickel phát triển phương pháp tách 2 đồng vị Cl bằng khuyếch tán nhiệt HCl năm 1939. Khuyếch tán nhiệt là hiện tượng xuất hiện gradient nồng độ hỗn hợp khí khi hiện diện gradient nhiệt độ.

Sơ đồ:

http://img165.imageshack.us/img165/8789/khuyechtanob2.jpg

Cột tách chia làm 4 đoạn. Đoạn 1 gồm 2 ống thủy tinh, bên trong là dây tóc xoắn nhiệt độ 370 oC, bên ngoài ống là nhiệt độ phòng. 3 đoạn sau giống nhau, gồm 2 ống thủy tinh và dây tóc bên trong nhiệt độ 375 oC. Mỗi đoạn gồm 2 ống thủy tinh ghép lại, ngăn ko cho HCl quay ngược lại hệ thống.

Cấu trúc ống thủy tinh phần dưới:

http://img150.imageshack.us/img150/4588/khuyechtanhf8.jpg

Cấu trúc ống thủy tinh phần trên:

http://img165.imageshack.us/img165/130/khuyechtanns2.jpg

Khí HCl hình thành bằng cách cho acid HCl đậm đặc nhỏ vào acid H2SO4 đậm đặc. Để quá trình tách cân bằng khoảng 18-20 ngày ta thu được 2 phần, phần nặng và phần nhẹ chứa tỷ lệ các đồng vị khác nhau.

Tách 2 đồng vị trong pha lỏng: Ngoài pp tách trên pha khí, tách pha lỏng cũng được nghiên cứu: dùng các dẫn xuất chứa Cl như trichloroethylene, butyl, amyl, và hexyl chlorides, carbon tetrachloride...

Sơ đồ: ta cũng thu được 2 phần nặng nhẹ như ở pha khí.

http://img150.imageshack.us/img150/2663/dongviqc5.jpg

@longrai: nghe nói chú còn nhiều "tuyệt chiêu" phần đồng vị, ta có 2 câu hỏi nhỏ cho chú đây:
1, làm sao xác định hàm lượng mỗi đồng vị ở từng phần nặng và nhẹ
2, làm sao tách các đồng vị của oxygen (câu này ko liên quan đền tách đồng vị Cl)

longraihoney
11-18-2006, 12:16 PM
Urani giàu

Nguyên tố Urani, được phát hiện hơn 200 năm trước (năm 1789) bởi nhà hoá học M.G. Klapơrôt (người Đức).

Và tên nguyên tố này chính là tên gọi để kỷ niệm sự kiện phát hiện ngôi sao Urani, hay Thiên Vương Tinh trong Thái dương hệ của chúng ta.

Ngay từ đầu, nhiều đặc tính thông thường của Urani đã được khám phá.

Chẳng hạn, đó là kim loại nặng, màu trắng bạc, nhiệt độ nóng chảy 1133 độ C và nhiệt độ sôi là 3.500 độ C.

Chẳng có gì đáng chú ý nếu nguyên tố Urani không có một thuộc tính rất quan trọng - tính phóng xạ.

Chính với phát minh tia phóng xạ tự nhiên phát ra từ quặng Urani và Thôri, Marie Curie cùng chồng (Pierre Curie) và người thầy của mình (Henry Becquerel) đã được trao tặng Giải Nobel Vật lý năm 1903.

Không dừng ở đó, Marie Curie giành hẳn tám năm để tìm tòi những chất phóng xạ ẩn chứa trong quặng Urani và đưa đến cho nhân loại một công cụ quý giá sử dụng trong lĩnh vực y học, địa chất v.v...Và vinh quang lại đến với bà: Một giải Nobel thứ hai đã được trân trọng trao tặng riêng cho Marie Curie (1911), giải Nobel Hoá Học về phát minh các nguyên tố mới chưa hề biết trước đó - Radi và Poloni .

Nhưng quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất đối với Urani là tính chất phân hạch của U-235, được các nhà khoa học lỗi lạc E. Fermi (Ý), O. Hahn và Ph. Strassman (Đức) phát hiện vào những năm 30 của thế kỷ trước.

Dưới tác dụng của nơtron, hạt nhân U -235 bị phân ra hai mảnh, đồng thời giải phóng 2-3 nơtron mới và toả ra một năng lượng lớn 200 MeV (200 triệu điện tử-vôn).

Như đã nói ở trên, chỉ 1kg Urani giàu trong “Chú Nhóc Con” đã phát ra năng lượng khổng lồ tương đương 15 ngàn tấn thuốc nổ TNT!

Chính tính chất này đã biến Urani thành một loại nhiên liệu lý tưởng sử dụng cho mục đích quân sự là chế tạo thuốc nổ hạt nhân hoặc ứng dụng trong mục đích hoà bình là xây dựng nhà máy điện hạt nhân (dùng năng lượng hạt nhân làm ra điện).

Các tài liệu địa chất cho biết Urani tự nhiên tồn tại dưới dạng hỗn hợp ôxit urani U2O8 trong quặng pesơblin.

Quặng này là nguyên liệu xuất phát để điều chế kim loại nguyên chất hoặc các hợp chất khác.

Họ cũng xác định rằng lượng Urani có trong quả đất tương đối ít, hàm lượng trung bình trong đất đá chỉ chiếm khoảng ba phần triệu (3.10 4%), gần như cùng hàm lượng của các nguyên tố hiếm hoi khác như Bo, Môlipđen, Ytecbi và Tali.

Kim loại Urani lại gồm hai thành phần đồng vị chủ yếu, U-238 và U-235.

Trong đó, U-238 chiếm hàm lượng áp đảo với 99,7%. Còn đồng vị U-235 quá ư nghèo, chỉ chiếm 0,3% (tức 3 phần ngàn). Điều oái oăm là U-235 hiếm, nhưng quý. Vì chỉ U-235 mới tham gia phản ứng hạt nhân dây chuyền, một phản ứng cần thiết để duy trì sự cung cấp nhiệt cho hoạt động của nhà máy điện hay tạo nên vụ nổ cần thiết.

Nói cách khác, chỉnh hạt nhân U-235 này mới là nhiên liệu của nhà máy điện hạt nhân hoặc “thuốc nổ” của bom nguyên tử.

Trong thực tế, khó có thể tách được một lượng U-235 ròng tuyệt đối.

Chỉ có thể làm giàu đồng vị U-235 trong hỗn hợp kim loại Urani đến một tỉ lệ nhất định. Với độ giàu khoảng 5% (hay U-235 giàu 5%), kim loại hỗn hợp Urani đã có thể dùng làm nhiên liệu cho nhà máy điện hạt nhân.

Nhưng để làm chất nổ cho bom nguyên tử thì U-235 phải chiếm trên 90% trong hỗn hợp kim loại Urani. Người ta gọi đó là Urani 'giàu'.

Công nghệ 'làm giàu' Urani

Như vậy, quá trình tăng thành phần U-235 trong kim loại hỗn hợp Urani được gọi là công nghệ làm giàu Urani.

Quá trình này trở nên rất quan trọng, nếu không nói là quyết định để biến chất Urani thành thứ vật liệu quý hiếm như vậy.

Phương pháp ly tâm để tách đồng vị U 235 ra khỏi U-238 dựa trên sự khác nhau về lực ly tâm của các phân tử khí nhẹ và nặng hơn. Sự tách riêng bằng phương pháp ly tâm được thực hiện trong các xy lanh quay. Hỗn hợp các phân tử các loại khác nhau khi đi vào các xy lanh quay được tách thành hai dòng. Những phân tử nặng hơn bị gạt ra vùng ngoại biên của máy ly tâm và chuyển động xuống dưới dọc theo thành ngoài, còn cũng những phân tử ấy nhưng nhẹ hơn thì bị đẩy vào phần trung tâm hướng lên trên dọc theo trục của máy ly tâm. Trong phương pháp này, U 238 và U 235 chỉ đạt được sự tách riêng hoàn toàn khi cho hỗn hợp khí đi qua máy liên tục hàng nghìn lần. (Theo 'Định luật tuần hoàn và hệ thống tuần hoàn các nguyên tố của Mendeleep'. N.P.Agaphosin, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội-1981).

Hiện nay, có nhiều phương pháp để làm giàu Urani như: Tách đồng vị điện từ (Electromagnetic Isotope Separation), Khuếch tán nhiệt (Thermal Diffusion), Khuếch tán khí (Gaseous Diffusion), Khí động học (Aerodynamic Processes), tách đồng vị La-de (Laser Isotope Separation), Trao đổi iôn và hoá học (Chemical and Ion Exchange), Tách Plasma (Plasma Separation) và Khí ly tâm (Gas Centrifuge).

Phương pháp phổ biến để làm giàu Urani hiện nay là phương pháp ly tâm (Iran hiện đang sử dụng phương pháp này).

Muốn đạt độ giàu U-235 càng cao và thu được khối lượng nhiên liệu lớn, cần có nhiều máy ly tâm, hàng trăm, hàng nghìn và thậm chí hàng chục nghìn cỗ máy.

Rõ ràng, với hàng trăm máy siêu ly tâm đang làm việc hết công suất, Iran đã có công nghệ làm giàu Uran.

Quốc tế, trước hết là các siêu cường trong Hội đồng bảo an LHQ, đang hết sức quan ngại, đó cũng là điều dễ hiểu.

Không chỉ vậy, Iran còn làm tăng cơn sốt của cuộc khủng hoảng bằng tuyên bố về ý định xây dựng lò phản ứng hạt nhân nước nặng.

tuanpoke
12-03-2006, 08:32 AM
Hiện tại đang gặp 1 ít khó khăn về mấy các dạng hình trong kgian của 1 số chất như lập phương tâm khối, tâm diên.. Mình ko biết vì sao người ta lại xếp nó như vậy, trong lớp mấy thầy cô nói phần đó ko cần xem nhiều nhưng thấy ức lăm?/. Việc xác định như vậy để làm gi?? Bạn nào biết làm ơn nói cụ thể hẹn

longraihoney
12-03-2006, 03:09 PM
Ờ thì cái này là do cấu trúc không gian của các nguyên tố... phụ thuộc vào bán kính nút mạng ô cơ sở rồi một số hàm sóng nữa... anh mua cuốn CẤU TẠO CHẤT VÀ LIÊN KẾT HOÁ HỌC của Đào Đình Thức về tham khảo đi... chứ cái này đọc cho biết thôi... chã ai quan tâm trừ khi ôn thi QT... :chan ( hay là một người nghiên cứu khoa học cả anh à :ngungay (

golddawn
12-03-2006, 04:14 PM
Lãnh vực này thuộc về hình học tinh thể và không dễ nuốt. Thầy cô nói không cần quan tâm tới hình học tinh thể cũng có hai lý do ( đây không phải là sự bào chữa cho sự thiếu sót của thầy cô):
Thứ nhất hình học tinh thể không nói lên được liên kết hóa học trong chất rắn. Hình học tinh thể đơn giản chỉ áp dụng các mối quan hệ toán học về đối xứng để tìm ra sự sắp xếp tối ưu trong tinh thể với các tiểu phân sắp xếp là các quả cầu. Các kết luận rút ra từ hình học tinh thể rất có ích cho các phương pháp khác như nhiễu xạ tia X, nhiễu xạ neutron ...Toàn bộ 7 hệ tinh thể, 230 nhóm đối xứng và các quy tắc khác trong tinh thể học cơ bản đều rút ra từ hình học tinh thể
Thứ hai hóa tinh thể bao gồnm nhiều phần, trong đó có hình học tinh thể và hóa học tinh thể. Địa chất và vật lý chất rắn quan tâm nhiều đến hình học tinh thể, hoá học tinh thể là đối tượng quan tâm của chúng ta và có một ngành học gọi là crystallography chuyên về khào sát cấu trúc và đưa ra các quan niệm về liên kết tinh thể. Rất tiếc là chúng ta chưa có ai đủ trỉnh độ để phân tích và nắm trọn vẹn lãnh vực hóa tinh thể và crystallography cả. Lý do rất đơn giản, chúng ta thiểu cả phương tiện lẫn con người.
Tuy nhiên, về nhưng hình học tinh thể cơ bản như lập phương thì hoàn toàn không có khó khăn gì cả . Người ta không ngẫu nhiên xếp nó như vậy đâu . Căn cứ và giản đồ nhiễu xạ và các hệ quả từ hình học tinh thể, ta hoàn toàn có thể kết luận được một số ô mạng đơn giản ( đặc biệt là với tinh thể kim loại). Nếu có thời gian tôi sẽ post một bài về cái này. Tuy nhiên với các cấu trúc oxid hay hợp chất vô cơ bậc 2 bậc ba thì việc xét đoán không dễ dàng. Rất tiếc phải thừa nhận là tôi có thử nghiên cứu nhưng sau đó bỏ tại vì khó khăn nhiều quá, thời gian, công sức hiểu, trải nghiệm thực tế, và hoàn toàn không có ai có quan tâm giống như tôi. Một mình trong khoa học giống như anh lênh đênh trên biển cả trong đêm tối cũng giống như một mình trong sa mạc. Tôi nói vậy chắc bạn hiểu. Không một ai bỏ hết công sức làm một điều vô bổ chỉ để tìm một lời giải thích mà chưa chắc đã đúng tại vì những gì chúng ta đọc và nghĩ chỉ là một khía cạnh nhỏ của thực tế. Hoá học cho tới nay vẫn là khoa học thực nghiệm nghĩa là anh căn cứ trên kinh nghiệm và kiến thức học được để đưa ra một ý tưởng và cần phải kiểm định là ý tưởng đó bằng thực nghiệm, một quá trỉnh có thể mất hàng chục năm đó bạn. Cái chính là ai trả tiền nuôi sống bạn và gia đình bạn để cho bạn có thể hy sinh cuộc đời để làm công việc tiên phong và cao cả đó. Thực tế là không ai trả (trừ nhà nước) cho bạn làm điều đó cả. Bạn có dám tự mình độc hành trên con đường đó không. Một câu hỏi lớn đó.

thanhatbu_13
12-09-2006, 05:57 PM
về nhưng hình học tinh thể cơ bản như lập phương thì hoàn toàn không có khó khăn gì cả . Người ta không ngẫu nhiên xếp nó như vậy đâu . Căn cứ và giản đồ nhiễu xạ và các hệ quả từ hình học tinh thể, ta hoàn toàn có thể kết luận được một số ô mạng đơn giản ( đặc biệt là với tinh thể kim loại). Nếu có thời gian tôi sẽ post một bài về cái này. Tuy nhiên với các cấu trúc oxid hay hợp chất vô cơ bậc 2 bậc ba thì việc xét đoán không dễ dàng. Rất tiếc phải thừa nhận là tôi có thử nghiên cứu nhưng sau đó bỏ tại vì khó khăn nhiều quá, thời gian, công sức hiểu, trải nghiệm thực tế, và hoàn toàn không có ai có quan tâm giống như tôi. Một mình trong khoa học giống như anh lênh đênh trên biển cả trong đêm tối cũng giống như một mình trong sa mạc. Tôi nói vậy chắc bạn hiểu. Không một ai bỏ hết công sức làm một điều vô bổ chỉ để tìm một lời giải thích mà chưa chắc đã đúng tại vì những gì chúng ta đọc và nghĩ chỉ là một khía cạnh nhỏ của thực tế.
Phải nóimãng này là cực khó, coi sơ sơ thôi mà cứ rối như tơ vò. Mảng này hình như có hai cấu độ, phân tích cấu trúc bậc 1 và bậc 2, theo như thầy Vũ Đăng Độ thì ở VN chưa có bác nào nghiên cứu đến cấu trúc bậc hai, do yếu tố khách quan lẫn chủ quan ở ta. Đọc xong mà mìhn chia sẽ với bác ... :quyet ( .Chúc bác thành công.

thùy nên
03-25-2007, 06:54 PM
Có phải để điều chế ôxi bằng không khí trước hết người ta hóa lỏng không khí xuống dưới âm 196 độ C sau đó chưng cất phân đoạn theo nhiệt độ ttăng dần để thu khí õi hay khộngBà con nào biết xin chỉ giùm tớ với cảm ơnnnhiều

longraihoney
03-25-2007, 07:30 PM
nếu em ko nhớ nhầm tnc của N2 là -182*C còn của O2 là -192*C ~~> suy ra cách làm...
lưu ý không khí phải sạch tức là ko chứa SO2 H2O H2S CO2 và vi khuẩn <có protein ~~> ảnh hưởng lớn đến t*nc)

tranquanhy
04-05-2007, 10:52 PM
Giai đoạn đó như sau: không khí sau khi được loại bỏ CO2, bụi và hơi nước, được hóa lỏng chưng cất phân đoạn không khí lỏng thu được khí oxi ở -183 độ C. Sơ đồ SX:
Không khí loại bỏ CO2 bằng cách cho không khí đi qua dd NaOH
loại bỏ hơi nước dưới dạng nước đá ở nhiệt độ -25 độ C
được Không khí khô
không có CO2
Hóa lỏng không khí
được Không khí hóa lỏng
chưng cất phân đoạn
ở -196 độ C thu được N2, ở -186 độ C thu được Ar, ở -183 độ C thu được O2

Dinh Tien Dung
06-22-2007, 09:48 AM
1. Tại sao tương tác của CO với các chất oxi hoá khác ở trong dung dịch thường chỉ xảy ra khi có mặt với xúc tác ( Hoá học vô cơ của Hoàng Nhâm tập 2, trang 112).
2.Trong sách Hoá học vô cơ của Hoàng Nhâm tập 2, trang 114 có nói:"Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế CO bằng cách cho axit sunfuric đặc vào axit fomic lỏng và đun nóng". Cho mình hỏi một cái là axit sunfuric đặc nóng có tính oxi hoá, CO có tính khử thế thì làm gì tạo ra CO được nữa!!!

Dinh Tien Dung
06-23-2007, 08:52 AM
1. Hãy xác định năng lượng nguyên tử hoá của NaF, biết:
- Năng lượng phân li NaF = 6,686 eV; thế ion hoá của Na = 5,139eV.
- Ái lực electron của F = -3,447 eV
2. Năng lượng hoạt hoá của một phản ứng khi không có chất xúc tác là 76 kJ.1/mol ở 27 độ C. Khi có xúc tác và ở cùng nhiệt độ tốc độ phản ứng tăng lên 3,38.10mũ4 lần. Hãy xác định năng lượng hoạt hoá của phản ứng khi có xúc tác.
3. Có hai phản ứng bậc nhất nối tiếp nhau A-->B(k1); B--->C(k2) nồng độ của B có giá trị cực đại ở thời điểm t tính theo phương trình:
t = ln [(k2/k1)/(k2-k1)]
a) Viết phương trình động hcọ vi phân cho các chất A, B, C.
b) Tỉ số k2/k1 phải như thế nào để t bằng nửa chu kì chuyển hoá chất A?

khanh
06-25-2007, 07:50 AM
SS nhiệt độ nóng chảy của:
a/ FeCl2 và FeCl3
b/ SnCl2 và SnCl4
c/ Cr2O3 và CrO3

longraihoney
06-25-2007, 06:00 PM
Thực tế các pp nhận biết khí thì đa số học sinh đều nắm vì nó là thuộc về tính chất hoá học rồi nhưng quan trọng hơn là nắm một số phương pháp vật lýtrong các trường hợp đặc biệt vd như kết tinh phân đoạn , dẫn qua màng...

blueriver
07-20-2007, 02:50 PM
Cái này cho phép tớ thử nói coi nha.
Trước hết người ta phun nước vào không khí để tạo điều kiện cho sự hòa tan Oxi trong không khì vào nước.KHi để lắng quá trình oxi hóa Fe(2) thành Fe(3) sẽ diễn ra với sự có mặt của Oxi.Theo lí luận như vạy thì có nhiều khả năng muối Fe(3) sẽ ít tan hơn nhiều so với với muối. Fe(2). và sẽ lắng trong bể lắng.
Bước thức 3 dùng để kết tủa hoàn toàn lượng muối sắt còn trong nước và ion Ca 2+
Bước cuối cùng dùng than hoạt tính:Vì than hoạt tính có khả năng hấp phụ rất cao nên được dùng để hấp phụ các tạp chất chưa bị lắng.
( tại lau không ghé qua diễn đàn nên tiên đây nói cho vui...sai xin dc sửa )

bommer_champion
07-22-2007, 01:11 PM
cái này thì chỉ có chúa mới biết theo mình thì FeCl2>FeCl3
Cr2O3> CrO3 còn cái kia thì cho bạn hihi

longraihoney
07-22-2007, 07:10 PM
Xét xem bản chất cộng hóa trị của ku nào nhiều hơn từ đó suy ra t* nóng chảy ! chỉ thế thoy chẵng cần lôi Chúa ra đâu...

Bo_2Q
07-31-2007, 05:07 PM
Nhúng 2 đũa thủy tinh : đũa A vào HCl đậm đặc ,đũa B vào nước amoniac đậm đặc
_Nếu để đũa B ở dưới đũa A thì đũa A có 1 luồng khói trắng bốc ra
_ Nếu để đũa B ở trên đũa A thì ko có hiện tượng gì xảy ra
Giải thích các hiện tượng.Viết PTPU
Nếu đũa B được nhúng vào NaOH đậm đặc rồi để dưới đũa A thì có hiên tượng gì ko?
Tại sao?

benny
07-31-2007, 05:44 PM
theo nghĩ thì ta dựa vào khả năng nặng nhẹ so jí kk, NH3 nhe hơn nên bay lên, HCl nặng hơn kk nên xà xuống hai chất gặp nhau sinh ra fan ứng và làm ngược lại thì ko.
Còn nếu nhúng B vào NaOH thì HCl xà xuống gặp NaOH tạo fản ứng trung tính nên ko thấy hiện tượng, mà ta thấy cóa nước nhỏ xuống. Có lẽ thế

Dinh Tien Dung
08-11-2007, 12:24 PM
Trong phân tử N(SiH3)3 tại sao có người nói rằng N ở trạng thái lai hoá sp2

benny
08-11-2007, 09:51 PM
Theo tớ thì do ảnh hưởng của các nhóm đẩy e mạnh (SiH3) thì đôi e còn lại của N bị thụ động, ko nằm riêng rẽ được nên đã tạo một liên kết cho nhận, đẩy đôi e vào phân lớp d trống của Si, nên cuối cùng N ở trạng thái lai hóa sp2

Dinh Tien Dung
08-15-2007, 09:36 AM
A là chất bột lục không tan trong axit và kiềm loãng. Khi nấu chảy A với KOH có mặt không khí chuyển thành chất B có màu vàng, dễ tan trong nước. Chất B tác dụng với axit sunfuric chuyển thành chất C có màu da cam. Chất C bị lưu huỳnh khủ thành chất A và có thể oxi hóa axit clohiđric thành khí clo. Viết phương trình phản ứng.

Dinh Tien Dung
08-16-2007, 04:24 AM
Mọi người cho mình hỏi tại sao khi đọc trong phần tích số tan thì thấy một số kí hiệu lạ. Đó là ở chỗ Co(OH)3 thấy có chữ anpha ghi nhỏ phía dưới và một chất nữa đó là Ni(OH)2 thấy có ghi chữ mới. Chịu luôn. Nhờ mọi người giải thích hộ.

khanh
08-16-2007, 05:30 AM
Chắc là có nhiều loại kết tủa Co(OH)3 cũng như Al2O3 có alfa, beta, gamma.
Còn chữ mới, chắc là " mới sinh" vì tích số tan của một số chất khi mới sinh khác với khi để lâu, càng lâu thì tích số tan càng giảm, có nghĩa là bị già hóa

Bo_2Q
08-17-2007, 06:28 AM
Trong nguyên tử thì electron chuyển động ko ngừng , thế còn hạt nhân thì đứng yên hay cũng chuyển động `? :danhnguoi

Dinh Tien Dung
08-17-2007, 11:53 PM
Trong nguyên tử thì electron chuyển động ko ngừng , thế còn hạt nhân thì đứng yên hay cũng chuyển động `? :danhnguoi
Có lẽ hạt nhân cũng chuyển động tại chỗ. Vì theo như mô hình hành tinh nguyên tử thì từ đó suy ra như thế. Còn không biết thuyết hiện đại như thế nào.

Bo_2Q
08-18-2007, 09:00 AM
So sánh tính bền của liên kết hidro, liên kết cho nhận với liên kết cộng hóa trị và liên kết ion :cuoimim (

Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của liên kết hidro :ngu (

Dinh Tien Dung
08-18-2007, 12:05 PM
Liên kết hiđro kém bền nhất. Sau đó đến liên kết cộng hóa trị và liên kết ion. Nhưng giữa liên kết cộng hóa trị và ion thì khó có sự phân biệt. Nhưng những hợp chất có chứa liên kết ion thì hầu như bền hơn so với liên kết cộng hóa trị.

Cao Thanh Huong
08-18-2007, 12:07 PM
Độ bền của liên kết hiđro phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Liên kết sẽ mạnh nhất khi 3 nguyên tử X, H, Y năm thẳng hàng. Độ âm điện của X và Y càng lớn thì liên kết hiđro càng mạnh, liên kết hiđro yếu dần theo qui luật F>O>N>Cl, Br,S>P. Nó còn chịu ảnh hưởng bởi phần còn lại của phân tử.
AX-H...YB
Còn muốn biết rõ hơn nữa thì bạn xem thêm hoá học hữu cơ của Đỗ Đình Rãng!

Cao Thanh Huong
08-18-2007, 12:12 PM
Uh, mình cũng nghĩ liên kết ion do có lực hút tĩnh điện nên sẽ bền hơn cả, liên kết cùng hoá trị là sử dụng cặp e dùng chung còn liên kết hiđro hình thành khi nguyên tử hiđro đã tham gia liên kết cộng hoá trị với nguyên tử một nguyên tố âm điện mạnh lại tương tác với một nguyên tử âm điện khác có cặp e chưa liên kết.

Bo_2Q
10-14-2007, 04:25 AM
Anh ơi em đọc trong sách về lai hóa thì em lại ko thấy cái phần tiêu tốn năng lượng ntn? :danhnguoi. Anh có thể nói cho em về phần đó được hok :welcome ( . Tốt nhất là anh chỉ giúp em tài liệu về cái đó :hun (. Thanks nhìu

bluemonster
10-14-2007, 05:12 AM
Anh ơi em đọc trong sách về lai hóa thì em lại ko thấy cái phần tiêu tốn năng lượng ntn? :danhnguoi. Anh có thể nói cho em về phần đó được hok :welcome ( . Tốt nhất là anh chỉ giúp em tài liệu về cái đó :hun (. Thanks nhìu
Hi !

Bất cứ thao tác gì của những orbital đều hao tốn năng lượng, và năng lượng này sẽ được đền bù lại bằng độ bền của liên kết (hiệu quả xen phủ) hình thành.
Tài liệu thì quá nhiều, với keyword là hybridization anh đã search sẵn cho chú em ở google kèm theo một số link hay:

http://www.mhhe.com/physsci/chemistry/essentialchemistry/flash/hybrv18.swf

http://chemistry.boisestate.edu/people/richardbanks/inorganic/bonding%20and%20hybridization/bonding_hybridization.htm

http://pages.towson.edu/ladon/carbon.html

http://www.google.com.vn/search?source=ig&hl=vi&q=hybridization&meta=

Thân !

Ken
10-28-2007, 04:19 AM
Natri clorua thì làm sao thăng hoa? Nó chỉ chảy rữa rồi sôi thôi.
Còn NH4Cl, nói nó thăng hoa cũng không đúng, bản chất là NH4Cl khi bị đun nóng sẽ chuyển về NH3 và HCl ở dạng khí, hai chất này ngay lập tức lại tác dụng với nhau tạo ra các tinh thể nhỏ thành làn khói màu trắng chứ nó không thăng hoa đâu.
Về nhiệt độ nóng chảy và sôi thì có lẽ NaCl cao hơn, liên kết ion mừ.

tigerchem
11-03-2007, 10:14 AM
Hi jemimahlin,
Thăng hoa là hiện tượng một chất chuyển từ trạng thái rắn sang khí mà không qua lỏng khi được nung trong điều kiện xác định. Một số chất dễ thăng hoa là iot, acid benzoic, cafein...Với NaCl thì khi nung chất này lần lượt chuyển từ rắn sang lỏng và khí nên không được gọi là thăng hoa, còn NH4Cl khi nung thì có hiện tượng chuyển từ rắn sang khí nhưng đó là do phân hủy chứ không phải thăng hoa, chất tạo thành không giống chất ban đầu.
Muốn phân biệt hai chất này trên ngọn lửa, thì NaCl cho ngọn lửa màu vàng, NH4Cl phân hủy cho khí có mùi khai.
Thân.

duongqua28
11-04-2007, 08:15 PM
các hợp chất cộng hóa trị có liên kết bền và ít bị phân cực như CH4, CCL4.. sẽ không bị thủy phân trong nước . có thể nhận thấy dễ dàng các phân tử cộng hóa trị này chủ yếu chứa các nguyên tử thuộc chu kì 2 có bán kính nhỏ nên có liên kết cộng hóa trị bền
các hợp chất cộng hóa trị có liên kết bị phân cực mạnh như BCL3, SICL4...sẽ bị thủy phân trong nước.
do nước là dung môi phân cực . do đó quá trình thủy phân bao gồm việc hình thành tương tác giữa các cực trái dấu, cắt đứt liên kết cũ và tạo thành liên kết mới
năng lượng cũng là yếu tố quan trọng .

greenfrog
11-05-2007, 09:36 AM
trước khi tôi học người ta bảo dd cường toan là hỗn hợp HCl:HNO3 tỉ lệ 1:3
nhưng pư lại là
Au + HNO3 + 4HCl--> H[AuCl4] + 2H2O + NO
thế nào mới đúng

Ken
11-05-2007, 09:59 AM
Cái nào cũng đúng cả. Thêm 1 HCl để tạo môi trường đấy bạn.
Nếu không có HCl thì sẽ ra thế này :
Au + 3HCl + HNO3 -> AuCl3 + NO + 2H2O
Thêm HCl :
AuCl3 + HCl -> H[AuCl4]
Nhưng thường tỉ lệ nước cường thủy (cường toan) là 4 HCl : 1 HNO3

pam04
11-06-2007, 05:46 AM
co ai biet trong mat troi co nhung gi khong vay
khí hidro. là chính yếu
hidro thực hiện Pư hạt nhân cho ra các NTố (nhiều lắm, ai kể hết nổi )nặng hơn và giải phóng NL. NL ta nhận được chính là các bức xạ với các bước sóng # nhau (từ tia X đến UV, Visible, và hồng ngoại).
Khi nào hết lượng H2 nó hết PƯ , MT tắt , nguội, mình cũng ngủm luôn.
Yên tâm , còn ba mươi mấy tỉ năm nữa

HoahocPro
11-08-2007, 05:53 AM
HCl cho vào để tạo phức làm giảm thế điện cực của Au xuống thui,còn pha thể tích 1:3 chẳng qua để giải thích theo cách cũ.Nói chung thì HCl phải đặc và lớn hơn nhiều HNO3 thì pứ mới xảy ra.

Ken
11-19-2007, 11:38 AM
Xét phản ứng của H2 và O2 với xúc tác platin, quá trình xúc tác xảy ra trên khắp bề mặt platin. Theo ý bạn thì trung tâm hoạt động trên bề mặt là sao?
Phản ứng theo lý thuyết đúng là sẽ nhanh hơn khi xúc tác nhiều hơn (xúc tác cho nhiều phản ứng hơn). Nhưng do một số phản ứng xúc tác rất nhanh, cộng thêm sự tự diễn biến sau khơi màu nên ta không nhận ra sự khác nhau đó. Thấy rõ việc này qua phản ứng tạo NH3 với xúc tác Fe, cần nhiều Fe chứ không chỉ một ít như trong các phản ứng có xúc tác khác.
Hiệu hiệu mức năng lượng giữa các orbital tăng dần khi đi từ trái qua phải trong 1 chu kì, theo mình hiểu là sự chênh lệch mức năng lượng giữa 3p - 3s trong nguyên tố đứng sau lớn hơn nguyên tố đứng trước, ví dụ : hiệu đó trong F lớn hơn Na. Giải thích là do orbital trống hay ít e thì có mức năng lượng thấp hơn orbital nhiều e. Giải thích tương tự với khi đi từ trên xuống dưới trong nhóm A...
Còn trong các bước sơ cấp không có quá hai phân tử va chạm thì mình không chắc. Trong hầu hết phản ứng thì đúng là như vậy, vì xác suất 3 phân tử cùng va chạm là ít, nhưng không biết có phản ứng nào va chạm cả 3 nguyên tử, hay thậm chí nhiều hơn cùng lúc không.

Bo_2Q
11-26-2007, 08:04 AM
Bà con xem em cái điện tích hình thức trong Lewis cái , sách ghi qua loa quá cơ. Có mấy vấn đề sau em cần làm rõ :quyet (
1/ Em nghĩ trong lk cộng hóa trị thì các nguyên tử đều có thêm e ( góp chung mừ ) thì chả lẽ nguyên tử nào cũng bị âm điện à ( vì số p < số e ) :cool ( ???

2/ Chung quy cái CT tính điện tích hình thức là chi ? :nghimat (
Em thấy sách ghi :
điện tích hình thức (Formal Charge) = zm:) e hóa trị - [ zm:) e tự do + zm:) lk]
--> cái nào điện tích hình thức cũng bằng 0 à. :bepdi(

3/ Ý nghĩa của điện tích hình thức ? Em thấy sách cấu tạo chất đại cương có đề cập tới việc dựa vào điện tích hình thức để chọn CTCT phù hợp là sao
VD 1 bài về vấn đề này cho anh em ta dễ trao đổi :nhau ( : Xét xem trong 2 CTCT sau thì CTCT nào phù hợp với H2CNH
A/ H-CH=N-H B/ H-C=NH2 :phuthuy ( [đáp án là A ]
Thanks :hocbong (

Bo_2Q
11-26-2007, 11:25 AM
1/Em đọc sách ko thấy mục tính pH của dung dịch muối nhỉ ? Em thấy vẫn có muối làm quỳ hóa xanh , hóa đỏ nên chắc phải có tính được pH chứ đúng ko? :it (

2/ Mà chưa ai trả lời em cái nè : lk cho nhận có làm ảnh hưởng gì đến sự phân cực ko
VD như C=O với C<-O thì C=O có phân cực hơn C<-O ko nhỉ :batthan (

3/ Cái này bạn Ken nói nhưng chưa rõ ý :sep ( Xét với các nguyên tố nhóm A, giải thik tại sao hiệu mức năng lượng giữa np và ns lại biến đổi theo thứ tự sau :
Trong 1 CK tăng từ trái qua phải
Trong 1 nhóm tăng từ trên xuống dưới :kham (
( chắc các huynh cũng để ý cái này rồi trong cái giản đồ MO đơn giản ý :thandie ( )

4/ Tại sao thường thì Ka1 của đa axit lớn hơn rất nhiều so với Ka2 >> Ka3 :danhnguoi
Nếu có 1 axit nào đó mà Ka1 xấp xỉ Ka2.. thì pH tính kiểu gì :liemkem (

5/ Nước lỏng coi có áp suất = 1at phảo ko? :liduc (

Bo_2Q
11-27-2007, 09:15 AM
1/ Từ " chuẩn hóa" dùng trong hóa học có nghĩa là gì , " thứ nguyên" là gì , " hoạt độ " là gì ?
2/ Tại sao dung dịch phải luôn trung hòa về điện ?
3/ Sự tan hay ko tan trong 1 dung môi phụ thuộc yếu tố gì ( xét dung môi là H2O nha ) ? Có thể dựa vào cấu tạo chất để giải thik tính tan của 1 hợp chất ko ?

Ken
11-27-2007, 09:25 AM
1 Một số dung dịch muối cũng có tính acid và base, nghĩa là cũng có thể tính được pH của chúng. Việc này hầu như trong phần dung dịch cuốn nào cũng nói đến cả (bạn có thể tham khảo Hoàng Nhâm I).

2 Mình thì không nghĩ có liên kết cho nhận, đó chỉ là định nghĩa cũ của lý thuyết cũ. Xét thử NO2, N tạo liên kết "bền hơn liên kết đơn, kém hơn liên kết đôi" với cả 2 O chứ không "cho nhận" với 1 O nào cả. Theo mình là vậy.

4 Không có acid nào mà Ka1 lại xấp xỉ Ka2 cả. Độ phân ly giữa các nấc chênh lệch nhau rất lớn, thường là 10^4 lần. Còn nguyên nhân vì sao mình vẫn chưa rõ lắm. Tách 1 H+, các liên kết H+ với O còn lại bền lên?
Nếu có acid nào mà Ka1 xấp xỉ Ka2 thì lúc đó ta không thể bỏ qua sai số ở một số phương trình theo cách tính gần đúng mà phải tính chính xác. Gọn nhất là dùng hệ phương trình trong đó có biểu thức liên quan các Ka, phương trình bảo toàn nồng độ và phương trình bảo toàn proton.

5 Áp suất của nước phụ thuộc vào lượng nước chứ đâu phải 1 hằng số. Ví dụ : áp suất khi tàu ngầm ở sâu dưới nước 100m nhỏ hơn áp suất khi tàu ở dưới nước 1000m. Còn cái định nghĩa áp suất của nước luôn là 1 hằng số, bằng 1 atm đó mình mới nghe đấy. Chắc bạn đọc nhầm với áp suất không khí ở mực nước biển luôn là 1 atm. (thật ra còn phụ thuộc vào thành phần và nhiệt độ nữa, ở các nước nhiệt đới có nhiều hơi nước, nhiệt độ cao hơn ở ôn đới nên áp suất khí nơi đây sẽ nhỏ hơn.)

1 Tại sao dung dịch phải luôn trung hòa về điện? Mình nghĩ, có thể có dung dịch không trung hòa về điện chứ ( bạn nào biết rõ xin giải thích giúp ^^!)

2 Sự tan hay không tan của 1 hợp chất phụ thuộc nhiều vào bản chất chất tan và dung môi, cụ thể là tương tác giữa chúng. Nếu xét cho cùng thì chất nào cũng tan cả, chỉ tan nhiều hay ít thôi. Thường thì người ta dựa vào các liên kết hidro, liên kết Van de Walls để dự đoán tính tan nhiều hay ít của 1 chất trong 1 dung môi.
Xét dung môi là H2O, một dung môi phân cực, dung môi này hòa tan tốt các chất phân cực hay có thể tạo thành liên kết hidro. Còn các chất không phân cực ( mỡ, dầu, benzene,...) tan vô cùng ít trong dung môi này.

3 Từ chuẩn hóa hình như dùng trong chuẩn độ thì phải, mình chưa gặp nó bao giờ nên không biết rõ lắm.

Ken
11-27-2007, 10:16 AM
Sự co vân đạo diễn ra ở lớp d và lớp f ấy, e được xếp vào bên trong chứ không phải bên ngoài. Nếu xem bảng số liệu thì ta sẽ thấy có sự thay đổi bán kính đáng kể trong các nguyên tố ở các lớp s, p. Nhưng đối với các nguyên tố nhóm d và f thì sự thay đổi này là rất nhỏ.
Thật ra việc giải thích giữa bán kính Ba và Mg trên mình nói chưa chính xác, phải nói là tỉ số giữa điện tích và bán kính Ba2+ lớn hơn của Mg2+ mới đúng.
Thì đúng là lực hút tĩnh điện tỉ lệ nghịch bán kính ion : r tăng thì f giảm, r giảm thì f tăng. ^^!

Ken
11-27-2007, 10:37 AM
Uhm... diễn đạt ý thế nào nhỉ? Mình không biết nói sao cho bạn hiểu nữa. (ngay cả mình cũng chỉ hiểu ý của mình có 80% thui à ^^!)
Nhưng mình thấy có nhiều khả năng nó đúng. Ví dụ như độ tan của MgSO4 4,8 mol/l, CaSO4 0.015 mol/l, SrSO4 7.4 X 10^(-4) mol/l, BaSO4 1.1 X 10^(-5) mol/l là rất phù hợp với lý luận của mình.
Với lại hồi nãy mình nói chưa chính xác, cái dùng để so sánh là tỉ số giữa điện tích và bán kính chứ không phải bán kính. ( nếu xét bán kính thì đúng là r Ba2+ < r Mg2+ )
Mình có nói là mình cũng chỉ hiểu ý mình có 80% thôi đó, phần mập mờ là ở đây : điện tích ở đó là... gì? Nếu theo ý mình thì điện tích Ba2+ sẽ lớn hơn Mg2+, điện tích đó là điện tích của cation, nghĩa là 2+ hay là cái gì khác?
Mình nhớ có lần thầy giảng về định luật tuần hoàn phụ, sự giống nhau của một số chất nằm theo đường chéo của bảng tuần hoàn như Li và Mg, Be và Al (độ tan của các muối của chúng rất giống nhau). Giải thích hiện tượng này dựa trên tỉ số giữa điện tích và bán kính các ion trên chênh lệch không nhiều, gần bằng nhau. Thế nên mình mới vận dụng nó vào đây.
Ngoài ra không biết còn có tác dụng gì khác như sự phân cực hóa anion có xét vào đây không nhỉ (bắt đầu rối rồi đấy ^^!). ở MgSO4 có sự phân cực hóa anion SO4 mạnh hơn ở BaSO4, thế nên liên kết ion trong MgSO4 bị chuyển về thành một phần là ion-cộng hóa trị => kém bền hơn,...
Ehèm, phần mảng kiến thức này hình như đi xa khỏi chương trình lớp 10 rồi đấy, topic này lại là bài tập 10 thường nữa...

Bo_2Q
11-28-2007, 08:07 PM
Em đang đọc cái định luật bảo toàn proton , thấy hơi lơ mơ :notagree
Phiền mấy bro giải mấy bài này cho em :vanxin(
1/ Viết định luật bảo toàn proton với H2O nguyên chất , dung dịch HCl

2/ Câu hỏi tương tự với dung dịch gồm CH3COOH C1 M và CH3COONa C2M :phuthuy (
( ghi rõ trạng thái quy chiếu , chất cho chất nhận dùm nha :hutthuoc( )

Mấy file tài liệu trắc nghiệm nè sưu tầm được đưa mọi người cùng coi :sep (

Bo_2Q
11-29-2007, 09:00 AM
:dongtopic
1/ Giải thik tại sao Ka1 của axit lại thường lớn hơn rất nhiều so với Ka2 >> Ka3... :sacsua (

2/ Tại sao hằng số Kc trong sách rất hay so sánh với 1 :ninja1 (
Kc với giá trị khoảng bao nhiêu thì gọi là lớn? bé? trung bình ?

Bo_2Q
12-01-2007, 09:27 PM
NF3 ko có tính bazơ được giải thích là do F có độ âm điện lớn làm giảm tính bazơ , tại sao lại thế , bro nào giải thik cụh thể giùm em?

napoleon9
12-01-2007, 09:40 PM
hi em
F là nguyên tố có âm điện lớn nhất trong bảng hệ thống tuần hoàn phải ko? nên nó có khả năng thu hút điện tử về phía nó mạnh nhất phải ko nè !
mà tính base theo lewis định nghĩa là chất có khả năng cho cặp điện tử phải ko nè!
khi N liên kết với F thì khả năng cho cặp điện tử giảm phải ko nè! do F rút e nên cặp điện tử trên N không linh động, nên khó cho phải ko nè! khi đó NF3 thì khả năng cho cặp điện tử coi như là rất khó nên coi như nó ko có tính base
do N va F cùng chu kỳ nên khả năng xen phủ đạt hiệu quả , mà hiẹu ứng cảm thì xảy ra theo dọc lk sigma nên nó càng hiệu quả hơn so với các nguyên tố khác chu kỳ như Br hayI

Bo_2Q
12-02-2007, 01:00 PM
:it ( hi hi đệ mới tậu 1 đống bài tập đây , mọi người coi nhá :thandie (

Bo_2Q
12-02-2007, 01:40 PM
Đây là hàng loạt câu hỏi Vô cơ sưu tầm hok có lời giải :bepdi( , hay phết mọi người trả lời giùm :art ( . Chúng ta cùng bàn luận nhá , ai trả lời câu nào thì trích dẫn và có số thứ tự đằng trước đó nha. :water (

VÔ CƠ - Các Nguyên tố hóa học :die (

1/ Tại sao nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của các hidrua ion cao hơn so với các hidrua hóa trị :ngap (

2/ Tại sao khi điều chế H2 trong PTN người ta thường cho Zn tác dụng với H2SO4 loãng và cho thêm vào đó vài giọt CuSO4 ? Có thay H2SO4 loãng = HCl đặc được ko ? Giải thích

3/ Tại sao khi hoà ta 2 số sunfua trong axit ( VD MnS , FeS , ZnS trong HCl ) ngoài H2S tạo thành ta luôn thấy 1 lượng S kết tủa :ngu (

4/ Sục CO2 vào nước vôi trong tới dư ? Sau đó đun nóng dung dịch có hiện tượng gì? Nếu thay nước vôi trong = Ba(OH)2 or Sr(OH)2 thì có khác gì ko ? :vanxin(

5/ Giải thik độ bền nhiệt tăng theo dãy sau. Tại sao muối oxi axit của kim loại kiềm lại bền hơn so với cùng muối đó của các kim loại khác
MgCO3-CaCO3-SrCO3-BaCO3
6/ Giải thik độ tan giảm dần theo thứ tự MgSO4-CaSO4-SrSO4-BaSO4
và độ tan tăng theo thứ tự Mg(OH)2 -Ca(OH)2-Sr(OH)2-Ba(OH)2
7/ Trong các nguyên tố nhóm B , giải thik tại sao từ trái qua phải trong 1 CK thì tính bền của SOH max ( = zm:) e ở ns + zm:) e ở (n-1)d ) giảm dần

8/ Tại sao TiCl4 bốc khói mạnh trong không khí ?

9/ Trong nhóm VI B , từ trên xuống dưới tính bền của hợp chất với SOH +6 tăng dần và tính bền của hợp chất với SOH +3 giảm dần , tại sao ? VD minh họa
Tương tự trong nhóm VII B , từ trên xuống dưới , tính bền hợp chất với SOH +2 giảm dần và SOH +7 tăng dần ?

10/ Tại sao nguyên tử các nguyên tố nhóm IB và IA đều có 1e lớp ngoài cùng nhưng các kim loại nhóm IA rất hoạt động ( IB kém hoạt động ) và độ dẫn điện của nhóm IB lớn hơn rất nhiều so với IA

Tạm thế đã nhỉ ? Em đi ngủ đây. Goodnight cả nhà :hocbong (

napoleon9
12-02-2007, 10:19 PM
2/diều H2 trong phòng thí nghiệm người ta dùng H2SO4 hay HCl điều được, ng ta thêm CuSO4 thêm vào để tạp thành pin điện để điều chế H2 nhanh hơn, do ko ảnh hưởng quá thế H2 trên lớp Zn (bọt khí H2).
3/nếu em chắc có S kết tủa thì chỉ có thể xảy ra pư oxi hoá khử mà thôi!
4/khi sục CO2 vào thì ta thấy kết tủa tăng dần, nếu tiếp tục sục vào thì kết tủa dần dần tan ra (tạo muối bicarbonat). còn đối với Ba và Sr thì nó khác nhau độ mạnh tính baze thôi.
10/1A hoạt động hơn vì điện tử lớp ngoài cùng linh động hơn, năng lượng ion hoá nhỏ hơn so với IB
vd( K có I1=4.34 còn Cu có I1=7.73) hay nói cách khác hệ số chắn của nhóm IA nhỏ hơn so với IB.
dòng điện là sự chuyển dời có hướng của các e, vì thế nhóm IB có số e nhiều hơn nhóm IA nên nó sẽ dẫn điện tốt hơn

Ken
12-02-2007, 10:56 PM
1 Vì liên kết ion tốt hơn liên kết cộng hóa trị, muốn phá nó cần năng lượng lớn hơn. (tính không bão hòa, định hướng,...)
2 thường thì người ta không dùng Zn để điều chế H2 vì trong Zn hay có lẫn As, một chất độc. Chất này sẽ bay ra cùng với H2 dưới dạng AsH3
3 Tất cả các phản ứng thực tế đều có thể xảy ra, giống như khi cho Al vào HNO3 thì có một loạt các chất khí như NH3, N2O, NO, NO2, cùng sinh ra một lúc. Trên lý thuyết người ta đơn giản hóa vấn đề đó. (Mà bạn có chắc đó là S chứ không phải tạp chất không vậy?)
4 Sục CO2 vào nước vôi trong đến dư rồi đun nóng sẽ có kết tủa xuất hiện. Tương tự với Sr(OH)2 và Ba(OH)2
7 Mình không nghĩ là giảm dần, mà là lúc đầu tăng rồi sau đó giảm dần. Nguyên nhân là do sự điền các electron vào vân đạo.

Bo_2Q
12-03-2007, 08:27 AM
Bổ sung thêm để bàn tán cho sôi nổi hen :sep ( .

11/ Tại sao dựa vào nhiệt tạo thành của O4 rất bé ( 0.54 kj/mol ) người ta kết luận nó ko phù hợp với kiến trúc đối xứng ( 4O lk đơn với nhau tạo hình vuông ý :bepdi( )
12/ Hợp chất hóa học kiểu Bectolit là gì? :matkinh (

Ken
12-04-2007, 05:53 AM
Rồi còn mấy cái độ tan của muối và hidroxit các kim loại kềm thổ giải đáp làm sao là hợp lý đây?
À Bo_2Q, cái định luật tuần hoàn phụ mà bạn hỏi nó như thế này : (mình chỉ nhớ ý thôi nhé, cách phát biểu mình tìm hoài mà không nhớ đọc nó ở đâu) : Tính chất của một số muối của các nguyên tố đầu chu kì và nguyên tố nằm theo đường chéo ở chu kì lân cận tương đối giống nhau, nguyên nhân là do chúng có tỉ số điện tích và bán kính gần giống nhau.
Ví dụ : Li và MG
Li2CO3 không tan, MgCO3 cũng không tan
Li, có khả năng tạo Li3N giống với Mg hơn các kim loại kềm trong cùng dãy (như Na, K,...)

Bo_2Q
12-04-2007, 10:01 PM
Cái lk mà càng phân cực thì sẽ càng bền hay càng ko bền ? Tại sao :bepdi(

Như vậy có cơ sở nào để nói lk ion hay lk cộng hóa trị bền hơn ko ? :mohoi (
VD áp dụng giải thích tại sao SnCl4 trong đk phòng là chất lỏng trong khi đó SnCl2 lại là rắn :sep (

Giải thik câu nè " Tính chất cộng hóa trị của 1 oxit càng lớn , oxit càng có tính axit mạnh , tính chất ion càng mạnh thì oxit càng có tính bazơ mạnh :thandie (

Bo_2Q
12-07-2007, 05:34 AM
Sao ko ai tham gia ý kiến thế nhỉ :ninja1 (
Thêm tí : Làm thế nào để xác định trong 1 dung dịch đâu là dung môi ? đâu là chất tan? Dựa trên cơ sở nào :batthan (
Giải thích cụ thể tại sao các chất phân cực tan tốt trong dung môi phân cực , chất ko phân cực tan tốt trong dung môi ko phân cực :die (
Tại sao hằng số cân bằng là hệ quả của định luật tác dụng khối lượng , nhưng trong đó thừa nhận số mũ trùng hệ số tỉ lượng :hutthuoc( , vậy tại sao đối với hằng số cân bằng thì ĐLTDKL vẫn nghiệm đúng ? :treoco (

_Strawberry_
12-07-2007, 08:11 AM
Sao ko ai tham gia ý kiến thế nhỉ :ninja1 (
Thêm tí : Làm thế nào để xác định trong 1 dung dịch đâu là dung môi ? đâu là chất tan? Dựa trên cơ sở nào :batthan (
Giải thích cụ thể tại sao các chất phân cực tan tốt trong dung môi phân cực , chất ko phân cực tan tốt trong dung môi ko phân cực :die (
Thứ nhất, về việc xác định dung môi, chất tan trong 1 dung dịch. Chất nào chiếm thể tích lớn hơn sẽ là dung môi, thể tích nhỏ hơn thì là chất tan. Điều này đã được quy ước. Nếu tớ ko nhầm thì SGK Hoá lớp 8 có nói vấn đề này :mohoi (
Thứ hai, các chất có cực thường tan rất tốt trong dung môi có cực :lon ( Chất có cực bao gồm các phân tử có cực, vì cặp e dùng chung lệch về phía ntử có độ âm điện lớn hơn nên ở 1 đầu phân tử có điện tích âm (do nhiều e), đầu còn lại mang điện tích dương. Như vậy đầu âm của phân tử này sẽ hút đầu dương của phân tử kia, lấp đầy các khoảng trống giữa các phân tử :sep (.Do đó, nếu trộn chất có cực vào dung môi có cực, các phân tử sẽ sắp xếp xen kẽ vào nhau. Xét trên diện rộng tức là chúng hoà tan vào nhau :bachma (
Các chất ko cực tan tốt trong dung môi ko cực thì đơn giản hơn, do các phân tử này ko hút cũng chẳng đẩy nhau nên dẽ dàng hoà lẫn vào nhau, giống như tình trạng giao thông ùn tắc ở nước ta hiện nay í nhỉ :mohoi (
Đấy là ý kiến của tớ thôi, có thể chưa hoàn chỉnh lắm :bepdi(

tigerchem
12-07-2007, 12:00 PM
Trước khi trả lời câu hỏi dung môi và chất tan, chúng ta quay lại xét một chút các bạn xác định dung môi và chất tan để làm gì. Thông thường với định nghĩa đơn giản (nhưng chính xác!) thì dung môi là chất tử có lượng lớn hơn dung dịch. Trong một số trường hợp hi hữu thì việc xác định dung môi và chất tan hơi khó khăn, nhưng với việc áp dụng định nghĩa trên thì chúng ta đều giải quyết được vấn đề. Việc xác định dung môi và chất tan đa phần nhằm để tính nồng độ và để tính toán cho hệ phản ứng. Ở đây ta phân biệt một chút là mục đích khi trộn lẫn 2 chất vào nhau là ta đã có ý định tạo thành dung dịch hay chỉ đơn thuần là tạo 1 hỗn hợp thôi. Chẳng hạn trong hoá hữu cơ, chúng ta muốn tạo 1 dung môi có độ phân cực theo ý muốn hoặc có tính chất theo ý muốn bằng cách trộn lẫn 2 dung môi vào nhau, ví dụ trộn n-hexan với ethyl acetate theo tỉ lệ 3:1, hoặc trộn phenol với toluen với tỉ lệ khác nhau để nghiên cứu hỗn hợp đẳng phí. Trong những trường hợp này chúng ta không quan tâm cái nào là dung môi hay chất tan, vì mục đích của chúng ta là không tạo thành dung dịch, còn nếu đã muốn tạo thành dung dịch thì ngay từ đầu phải xác định đâu là dung môi và đâu là chất tan rồi , còn nếu đã không xác định được điều này thì những công việc tiếp theo là vô nghĩa, do đó mình nghĩ định nghĩa như strawbery là ổn, đơn giản cái nào nhiều hơn thì nó là dung môi, còn nếu căn cứ vào định nghĩa đó để đố nhau trộn 1 lít rượu với 1 lít nước và hỏi cái nào là dung môi thì vô nghĩa, ngay cả bản thân rượu etylic không lúc nào 100%, nghĩa là nói đến rượu etylic người ta đã hàm ý là có lẫn nước, và để đánh giá người ta dựa vào độ rượu, chứ từ trước đến giờ chẳng ai nói dung dịch rượu và nước cả. Và chuyện xác định dung môi và chất tan chẳng ảnh hưởng gì đến chuyện dung dịch khi hình thành. Ví dụ, ta lấy kali bicromat hoà tan vào nước, việc làm này khó khăn vì kali bicromat khó tan trong nước, muốn việc hoà tan dễ dàng ta thêm vào 1 ít acid sulfuric đặc, như vậy đến đây nếu ai hỏi dung dịch tạo thành thì cái nào là dung môi, cái nào là chất tan, thì chúng ta quay lại mục đích ban đầu, tạo dung dịch này ra để làm gì, có phải trong dung dịch này chúng ta chỉ quan tâm gần như duy nhất 1 ion, đó là bicromat, và lượng chất tan bicromat là bao nhiêu, muốn vậy chỉ việc đi chuẩn độ, còn nếu muốn xác định cặn kẽ chất nào nhiều hơn để minh bạch rõ ràng cái nào là chất tan, cái nào là dung môi thì việc này vô nghĩa, cho dù có cho KCl vào để lượng clorua nhiều hơn sulfat thì lúc này chẳng lẽ nói ta có dung dịch với dung môi là KCl và chất tan là K2SO4. Còn vấn đề dung dịch thì đến nay mình chỉ nghe có dung dịch dạng lỏng và khí, chưa nghe dung dịch rắn bao giờ, nếu có hỗn hợp hai chất rắn thì ta nói đó là hợp kim, hỗn hống (trường hợp thuỷ ngân)... chứ không ai nói dung dịch bao giờ.
Thân

khanh
12-09-2007, 08:08 PM
À, mấy cái chuyện bước nhanh bước chậm hả, cái này hồi anh cũng hỏi, rút ra dc KL sơ sơ là, người ta sẽ tiến hành phản ứng, dựa trên nồng độ các chất và tốc độ phản ứng để đề ra cơ chế, có thể có 1 hoặc nhiều cơ chế cho 1 pứ. Để đề ra cơ chế ( tất nhiên đối với pứ vô cơ) phải dựa trên thực nghiệm, từ đó người ta mới giải thích dc bước nào nhanh bước nào chậm.

Bo_2Q
12-09-2007, 08:37 PM
Mà mấy cái bài yêu cầu đưa ra 1 cơ chế phù hợp ý , em chưa rành lắm cái sp trung gian hoạt động như NO3 , NO2F....gặp chất nào lạ lạ thì toi ^^ Làm sao để em biết nó có tồn tại hay ko? Chỉ có cách đọc nhiều và làm nhiều đúng ko anh? :hun (

Bo_2Q
12-10-2007, 08:49 AM
Alo mọi người trả lời giùm tại sao chỉ tồn tại muối hidrosunfat của KL kiềm , amoni , Pb nhỉ??? các cation khác tại sao ko thể tạo muối hidrosunfat vậy

Ken
12-10-2007, 09:39 AM
1 Độ bền liên kết và tính phân cực của liên kết là hai cái khác nhau hoàn toàn, không thể đánh đồng chúng. Ví dụ : HF
2 Nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng, nhưng phản ứng theo chiều thuận hay nghịch thì còn phải xét...
3 Sao các cation kim loại khác lại không thể tạo được? Mình nghĩ là có chứ?

Ken
12-11-2007, 01:05 AM
Chà, H2O thì có hai liên kết hidro, HF có 1 nhưng mạnh hợn. Vậy cái nào có nhiệt độ sôi cao hơn ta...
Chắc xét thêm Vandewalls, cộng đoán mò chút xíu thì mình nghĩ H2O có nhiệt độ sôi cao hơn.

khanh
12-16-2007, 06:19 AM
Mình rất hay thấy có kiểu câu hỏi hãy giải thích thứ tự giảm dần của độ bền các hợp chất của các nguyên tố trong 1 nhóm với mức SOH tăng hay giảm. :mohoi ( ... Nhưng thiết nghĩ SOH chỉ là 1 đại lượng quy ước ko có ý nghĩa vật lý cơ mà ? :sep (
VD cụ thể


Mọi người trả lời câu này giùm : H2O và HF thì chất nào có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy cao hơn ? Tại sao :cuoi (
Về t*s thì H2O cao hơn do 1 phân tử H2O tạo dc 3 LK H với 3 phân tử H2O khác.
t*n'c thì H2O cũng cao hơn do trong mạng tinh thể nước đá 1 phân tử H2O tạo dc 4 LK H do ở mạng lưới tinh thể
Câu này trong đề thi QG năm nào í nhờ :nhamhiem

longraihoney
12-16-2007, 08:22 PM
:)) moi nguoi dao nay thao luan soi noi qua nhi? Nhung kien thuc thao luan chua duoc chuyen sau cho lam nen la minh xin de xuat mot so cau hoi co noi dung lien quan den cai ma cac ban dang tranh cai voi noi dung tuong doi bam sat chuong trinh chuyen <ma LR dang day do hai dua de tu cua minh>
1. Vi sao kim loai chuyen tiep thuong co mau dac trung va o cac trang thai oh khac nhau thi mau sac khac nhau han?
2. Vi sao kim loai Cr cung nhat, vang de dat mong nhat, va Hg o the long?
3. Qui luat bat tuan hoan o kim loai chuyen tiep the hien nhu the nao<ve tcvl va ca tchh>
4. Giai thich tinh thuan, nghich tu cua cac kim loai chuyen tiep va so oh toi da cua tat ca cac kim loai chuyen tiep la bao nhieu, giai thich so oh dac trung?
5. Vi sao nguoi ta dung H2 de khu sat oxit o khoang 500*C nhung ma o 500*C thi nuoc lai pu' tiep tuc voi sat tao lai sat oxit?
6. H2 co phan ung voi Pt hay Au khong, giai thich tai sao? Neu ung dung cua no?
7. Hoat tinh xuc tac cua Pt la manh nhat, hay giai thich tai sao ?
8. So sanh nhiet do soi cua cac hop chat sau day, giai thich cu the Cu(NH3)4 2+ Zn(NH3)4 2+ , FeSCN 2+ , MnO4-
9. Viet cac pu' tao thanh CrO3, Cr2O3, CrO4 2-, Cr2O7, FeO42-, FeO2 2-, (NPCl2)3
10. Hay giai thich trang thai thu 5 cua vat chat theo thuyet Anhxtanh :D ung dung cua no vao nguyen to heli, cau hinh hoan hao la gi?
@All srr vi khong the danh chinh ta duoc :D sorry hen^^ lam di ba con lop 10 nhe :D con anh em 11 12 minh se cho de sau =)) dao nay dang rat ban
@ Anh Blu: em dang trong giai doan nuoc rut, hoc pp pho trong hoa hoc huu co rau` :D

bommer_champion
12-16-2007, 08:40 PM
:)) moi nguoi dao nay thao luan soi noi qua nhi? Nhung kien thuc thao luan chua duoc chuyen sau cho lam nen la minh xin de xuat mot so cau hoi co noi dung lien quan den cai ma cac ban dang tranh cai voi noi dung tuong doi bam sat chuong trinh chuyen <ma LR dang day do hai dua de tu cua minh>
1. Vi sao kim loai chuyen tiep thuong co mau dac trung va o cac trang thai oh khac nhau thi mau sac khac nhau han?
2. Vi sao kim loai Cr cung nhat, vang de dat mong nhat, va Hg o the long?
3. Qui luat bat tuan hoan o kim loai chuyen tiep the hien nhu the nao<ve tcvl va ca tchh>
4. Giai thich tinh thuan, nghich tu cua cac kim loai chuyen tiep va so oh toi da cua tat ca cac kim loai chuyen tiep la bao nhieu, giai thich so oh dac trung?
5. Vi sao nguoi ta dung H2 de khu sat oxit o khoang 500*C nhung ma o 500*C thi nuoc lai pu' tiep tuc voi sat tao lai sat oxit?
6. H2 co phan ung voi Pt hay Au khong, giai thich tai sao? Neu ung dung cua no?
7. Hoat tinh xuc tac cua Pt la manh nhat, hay giai thich tai sao ?
8. So sanh nhiet do soi cua cac hop chat sau day, giai thich cu the Cu(NH3)4 2+ Zn(NH3)4 2+ , FeSCN 2+ , MnO4-
9. Viet cac pu' tao thanh CrO3, Cr2O3, CrO4 2-, Cr2O7, FeO42-, FeO2 2-, (NPCl2)3
10. Hay giai thich trang thai thu 5 cua vat chat theo thuyet Anhxtanh :D ung dung cua no vao nguyen to heli, cau hinh hoan hao la gi?
@All srr vi khong the danh chinh ta duoc :D sorry hen^^ lam di ba con lop 10 nhe :D con anh em 11 12 minh se cho de sau =)) dao nay dang rat ban
@ Anh Blu: em dang trong giai doan nuoc rut, hoc pp pho trong hoa hoc huu co rau` :D
:chaomung ái rà toàn hóa vô cơ
thử trả lời với kiến thức nông cạn xem sao
5 sử dụng tính biến thiên entro pi và en tan pi để gải thích nhiệt độ cao yếu tố entropi chiếm ưu thê ( chiều pứ là chiều có S tang )
ở nhiệt độ thấp yếu tố entanpi chiếm ư thế (pu về phía detaH âm)
6^^ sao lại ko
pứ hấp phụ trong các pứ xúc tác thì là ji
8 tớ nghĩ nó chảng sôi được đâu phân hủi trước khi sôi
10 hình như là Heli 2 thì phải :noel1 (

_Strawberry_
12-17-2007, 05:17 AM
1. Dùng kiến thức về liên kết hoá học, cho biết các pứ sau có xảy ra ko? Nếu xảy ra thì sản phẩm có những gì? :phuthuy (
BF3 + KF -->??? :chabit (
BF3 + NH3 -->??? :ngu9 (

2. Thực nghiệm cho biết HF là hợp chất cộng hoá trị có cực. Nhưng theo lí thuyết, HF lại là hợp chất có lk ion :chabit (
Vậy thì nên viết CTCT [H+][F] hay là H-F :nhau (

3. Điều kiện để dạng hình học của 1 phân tử là tứ diện đều và tứ diện ko đều là gì? :ninja1 (

Bo_2Q
12-17-2007, 06:21 AM
1. Dùng kiến thức về liên kết hoá học, cho biết các pứ sau có xảy ra ko? Nếu xảy ra thì sản phẩm có những gì? :phuthuy (
BF3 + KF -->??? :chabit (
BF3 + NH3 -->??? :ngu9 (

2. Thực nghiệm cho biết HF là hợp chất cộng hoá trị có cực. Nhưng theo lí thuyết, HF lại là hợp chất có lk ion :chabit (
Vậy thì nên viết CTCT [H+][F] hay là H-F :nhau (

3. Điều kiện để dạng hình học của 1 phân tử là tứ diện đều và tứ diện ko đều là gì? :ninja1 (
Hic hỏi giống hệt cái Thảo lớp trưởng :nghimat ( chắc thầy cho à :hutthuoc(

1/ BF3 + KF -> KBF4

BF3 + NH3 --> BF3<-NH3
2/ lk H-F là lk cộng hóa trị phân cực , sách nước ngoài đã chứng thực như thế :liemkem (

3/ :bidanh( hẻm rõ câu hỏi lắm , hihi

_Strawberry_
12-17-2007, 10:19 AM
Hic hỏi giống hệt cái Thảo lớp trưởng :nghimat ( chắc thầy cho à :hutthuoc(

1/ BF3 + KF -> KBF4

BF3 + NH3 --> BF3<-NH3
2/ lk H-F là lk cộng hóa trị phân cực , sách nước ngoài đã chứng thực như thế :liemkem (

3/ :bidanh( hẻm rõ câu hỏi lắm , hihi

Ủa, nó hỏi trước tớ rồi à?
Câu 1: giải thích đi nào :ungho (
Câu 2: Lí thuyết cho thấy HF lk ion (?!) Vậy làm theo lí thuyết thì cũng đâu bị bắt bẻ chứ, nhỉ :ngu ( Chả nhẽ viết cách nào cũng đc?
Câu 3: Tức là những chất ntn thì có cấu trúc không gian của ptử dạng tứ diện đều? không đều? :bachma (

Ken
12-17-2007, 12:04 PM
:)) moi nguoi dao nay thao luan soi noi qua nhi? Nhung kien thuc thao luan chua duoc chuyen sau cho lam nen la minh xin de xuat mot so cau hoi co noi dung lien quan den cai ma cac ban dang tranh cai voi noi dung tuong doi bam sat chuong trinh chuyen <ma LR dang day do hai dua de tu cua minh>
1. Vi sao kim loai chuyen tiep thuong co mau dac trung va o cac trang thai oh khac nhau thi mau sac khac nhau han?
2. Vi sao kim loai Cr cung nhat, vang de dat mong nhat, va Hg o the long?
3. Qui luat bat tuan hoan o kim loai chuyen tiep the hien nhu the nao<ve tcvl va ca tchh>
4. Giai thich tinh thuan, nghich tu cua cac kim loai chuyen tiep va so oh toi da cua tat ca cac kim loai chuyen tiep la bao nhieu, giai thich so oh dac trung?
5. Vi sao nguoi ta dung H2 de khu sat oxit o khoang 500*C nhung ma o 500*C thi nuoc lai pu' tiep tuc voi sat tao lai sat oxit?
6. H2 co phan ung voi Pt hay Au khong, giai thich tai sao? Neu ung dung cua no?
7. Hoat tinh xuc tac cua Pt la manh nhat, hay giai thich tai sao ?
8. So sanh nhiet do soi cua cac hop chat sau day, giai thich cu the Cu(NH3)4 2+ Zn(NH3)4 2+ , FeSCN 2+ , MnO4-
9. Viet cac pu' tao thanh CrO3, Cr2O3, CrO4 2-, Cr2O7, FeO42-, FeO2 2-, (NPCl2)3
10. Hay giai thich trang thai thu 5 cua vat chat theo thuyet Anhxtanh :D ung dung cua no vao nguyen to heli, cau hinh hoan hao la gi?
@All srr vi khong the danh chinh ta duoc :D sorry hen^^ lam di ba con lop 10 nhe :D con anh em 11 12 minh se cho de sau =)) dao nay dang rat ban
@ Anh Blu: em dang trong giai doan nuoc rut, hoc pp pho trong hoa hoc huu co rau` :D

1 Kim loại chuyển tiếp có orbital d, các electron chỉ cần năng lượng nhỏ là có thể chuyển sang trạng thái kích thích. Năng lượng của ánh sáng ở vùng có thể nhìn thấy được cũng đủ để kích thích các e đó => các kim loại chuyển tiếp có màu đặc trưng, tùy theo ánh sáng nào chúng hấp thụ. Ví dụ như vàng, hấp thụ ánh sáng màu xanh và tím (theo mình nhớ là vậy) nên có màu vàng, điều này cũng giải thích tại sao Zn, Cd, Hg đều có màu sáng bạc như các KL phân nhóm chính (cấu hình nd10 bão hòa
2 Tương tự như trên dựa vào số e của các kim loại này để lý luận. Crom có nhiều e độc thân, chưa ghép đôi => liên kết kim loại mạnh => rất cứng. Vàng dễ dát mỏng là do có nhiều e làm gắn kết các nguyên tử lại, thêm nữa hệ e của vàng cũng linh động, khi tác dụng lực chúng dễ trượt lên nhau hơn là tách ra. Zn, Cd, Hg có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tương đối thấp (so với cá KL khác), đặc biệt Hg tồn tại ở thể lỏng trong điều kiện thường là do cấu hình nd10 của chúng ngăn cản cá e lớp d tham gia liên kết kim loại.
3 Tính chất vật lý: theo Ken nhận xét thì tính chất vật lý có liên quan đến e độc thân (nhiệt độ nóng chảy, sôi, từ tính, độ cứng,...) các kim loại chuyển tiếp sẽ tăng dần từ đầu dãy đến cực đại là giữa dãy, sau đó lại giảm dần cho đến cuối dãy. Còn tính chất vật lý liên quan đến số e (như tính dễ dát mỏng, sẽ tăng từ đầu đến cuối dãy).
4 À, cho Ken hỏi cái này chút, thuận từ là bị nam châm hút, vậy nghịch từ là bị nam châm đẩy hay không bị từ trường tác dụng? Còn giải thích tính thuận từ là dựa vào các e độc thân như đã nói trên câu 3.
6 JKhả năng hấp thụ khí Hidro của Plantin rất lớn, hiện người ta chưa xác định được đó là hấp thụ kiều hoàntan vật lý hay có phản ứng hóa học. Người ta ứng dụng tính chất này để tinh chế hidro có độ tinh khiết rất cao.
7 Platin là chất xúc tác mạnh, có thể xúc tác cho hơn 70 phản ứng khác nhau là do tính hấp phụ cao của nó và khả năng tạo phức.
10 Trạng thái thứ 5 của vật chất á? Có phải bạn muốn nói tới vật chất tối hay phản vật chất không?
Còn về HF, mình nghĩ không có ranh giới nào giữa các loại liên kết cả, liên kết của HFcó tính phân cực rất mạnh, xem nó là ion thì cũng đâu có sao, cả NaCl cũng không hoàn toàn 100% là liên kết ion mà.
À, nhắc mọi người là mấy câu hỏi mà Ken trả lời trên chưa chắc đúng đâu đó nghen, nhiều phần là đoán không hà ^^!

Bo_2Q
12-17-2007, 09:49 PM
Ai trả lời giùm với nhé. Tớ giải thích đc rồi nhưng ko chắc chắn lắm nên mới hỏi ý kiến các cậu.
1/ Bo trong BF3 là 1 axit Lewis dễ nhận thêm 1 cặp e nữa để chuyển từ dạng sp2 sang sp3. VÌ thế nó phản ứng với KF và NH3 ( 1 bazơ Lewis )
BF3 + F- => BF4-

và NH3 + BF3 => BF3<-NH3

2/ axit flohidric thì từ xưa tới nay viết là HF ( H-F )
THực tế chẳng có cái nào là ion hay cộng hóa trị tuyệt đối cả , ở VN lấy cái mốc hiệu độ âm điện =1.77 còn QT họ lấy mốc là 2 cơ.

3/ Thì khi nào nguyên tử trung tâm đó lai hóa sp3 mà ko còn e chưa lk.
Xong :mohoi (

_Strawberry_
12-18-2007, 10:22 AM
Năng lượng của các A0 lai hoá so với các lớp và phân lớp ngay sát nó như thế nào?
Chẳng hạn như CH4, nguyên tử C lai hoá sp3 tạo ra 4AO lai hoá sp3 giống hệt nhau về hình dạng và mức năng lượng. So với phân lớp 1s và 3s, 4AO này có mức năng lượng như thế nào? Bằng giá trị trung bình cộng, hay là một giá trị nào khác, và có tính được ko? :bachma (

HoahocPro
12-19-2007, 12:02 AM
Năng lượng của các A0 lai hoá so với các lớp và phân lớp ngay sát nó như thế nào?
Chẳng hạn như CH4, nguyên tử C lai hoá sp3 tạo ra 4AO lai hoá sp3 giống hệt nhau về hình dạng và mức năng lượng. So với phân lớp 1s và 3s, 4AO này có mức năng lượng như thế nào? Bằng giá trị trung bình cộng, hay là một giá trị nào khác, và có tính được ko? :bachma (
Năng lượng của các AO lai hóa bằng tổ hợp của các AO tham gia lai hóa.
C lai hóa sp3 của 2s và 2p thì sẽ có mức năng lượng ở giữa 2 phân lớp này, nên tất nhiên là > 1s và < 3s rùi!

HoahocPro
12-19-2007, 09:30 AM
Hic, chăm chỉ 1 chút thì cái gì mà chả học đc, bạn nên học dần từ sách cơ bản rồi nâng cao dần sẽ thấy dễ ngay thui mà!
Đề nghị bạn nên sử dụng ID khác, ko nên có ID như thế trong chem!

Bo_2Q
12-25-2007, 08:24 PM
Mới thấy mấy cái hay hay , bà con xem đóng góp ý kiến về lí thuyết tí nhỉ :ungho (
1/ Trong 1 hiện tượng vật lí có thể có chất mới sinh ra ko ?
2/ Có 2 dung dịch HCl và NaOH ko màu , đổ vào lẫn nhau , các dấu hiệu nào giúp ta có thể nhận ra là có Pư :die (
3/ Tại sao trong dung dịch ko tồn tại Hg+ mà chỉ có (Hg2)2+ :ngo 1 (


Hihi hôm qua các anh em đi chơi Noen vui ko :noel1 ( ? .Tiếp mấy vấn đề này nữa nhá mọi người ơi
1/ Em đọc cái phần điều chế kim loại kiềm ý , VD như Na,K : tại sao người ta ko điện phân nóng chảy NaCl hay KCl không thôi mà lại đpnc hỗn hợp NaCl và KCl , NaF ( theo 1 tỉ lệ nhất định nhỉ ). Thành ra lại tốn 1 khâu tách riêng bọn chúng :bepdi(
Và tại sao Rb và Cs lại ko xài phương pháp trên nữa :ngu (

2/ Hic cái này em học từ lớp 9 mà lại quên béng mất :ungho ( H2O là oxit bazo hay oxit axit :liduc ( ? Nếu lí do càng tốt :bachma ( !!!!

bicycle2007
12-26-2007, 02:09 AM
Úi cho bi tham gia với, ở box vô cơ mấy anh chị cũng đang cãi nhau cái vụ acidb nữa he he. Theo bi nghĩ cái vụ abase là một khái niệm lâm thời thui. Bản thân một chất hổng thể là a hoặc b nếu hổng đặt nó trong một tương tác nhất định. Thí dụ như khi tác dụng Na thì nước là a, nhưng trong dd HCl thì nó lại là b... Vậy thì hổng phải việc nói tính ab chỉ là một cách phân loại tạm thời, tới một mức độ nào đó những khái niệm này sẽ tự tiêu biến đi thui.
Bi lại nghĩ lkH tạo thành phải có hai điều kiện: a)H linh động: cái này thì chỉ cần H liên kết với nguyên tố có ĐAĐ lớn là thỏa mãn. b) là phải có vùng điện tử tự do tương đối linh động mà H có thể thâm nhập được. Độ âm điện của Cl và N gần nhau nhưng N có đôi điện tử tự do rất linh động nên thỏa mãn b) còn Cl có không gian điện tử "bó chặt" cản trở sự thâm nhập của H nên nói chung lk H là không thuận lợi về nl.
Bi nghĩ bản chất lkH và tương tác VDV đều là tĩnh điện, khác nhau chỉ ở năng lượng tương tác. Hic có gì sai huynh đệ chỉ giáo chứ đừng mắng hen

_Strawberry_
12-26-2007, 03:45 AM
Lk Hidro chỉ thực sự rõ ràng khi H lk với F,O,N thôi :hun (
Bi lại nghĩ lkH tạo thành phải có hai điều kiện: a)H linh động: cái này thì chỉ cần H liên kết với nguyên tố có ĐAĐ lớn là thỏa mãn. b) là phải có vùng điện tử tự do tương đối linh động mà H có thể thâm nhập được. Độ âm điện của Cl và N gần nhau nhưng N có đôi điện tử tự do rất linh động nên thỏa mãn b) còn Cl có không gian điện tử "bó chặt" cản trở sự thâm nhập của H nên nói chung lk H là không thuận lợi về nl.
Bi nghĩ bản chất lkH và tương tác VDV đều là tĩnh điện, khác nhau chỉ ở năng lượng tương tác. Hic có gì sai huynh đệ chỉ giáo chứ đừng mắng hen

Tại sao lk hidro phải có điều kiện là ntử phải có độ âm điện cao và ntử có độ âm điện thấp lại ko thể tạo lk hidro :batthan (
Vậy thì trong HNO3, lk hidro sẽ tạo thành giữa ntử hidro với O hay N hả huynh :chabit (. Và trong H2S, H2SO4 và H3PO4 có lk hiđro ko ạ? :cool ( Tại sao? Nếu có thì thể hiện như thế nào?

Lackyluc
01-04-2008, 06:35 AM
Bạn làm thử bài chuyển hóa này nha (trong đề thi Olympic hóa 2006 )
A1 => A2 (1)
A2 => Cl2(2)
A1=> Cl2(3)
Cl2=> A4( 4)
A4=> A2(5)
A2=> A3(6)
A3=> A4(7)
A4=> A5(8)
A3=> A5(9)
A1,A2,A3,A4,A5 đều là những hợp chất của Cl
Các phản ứng (1)-->(4) là phản ứng oxi hoá -khử
(5)--->(9):phản ứng trao đổi

Final_Element
01-04-2008, 07:20 AM
Bạn nào có cách hay hơn post lên nhá , mình mới tạm nghĩ thế nè
KCl => FeCl3 (1)
FeCl3 => Cl2 (2)
KCl => Cl2 (3)
Cl2 => BaCl2 (4)
BaCl2 => FeCl3 (5)
FeCl3 => NaCl (6)
NaCl => PbCl2 (7)
PbCl2 => AgCl (8)
NaCl => AgCl (9) :quyet (

HoahocPro
01-05-2008, 05:50 AM
Mình có bài này là luyện thi QG ở tỉnh,nó liên quan đến phần lập thể, bạn xem thử :
Một số axit chưa no khi pứ với Br2/OH- có thể đóng vòng nội phân tử, sử dụng nhóm -COO làm hợp phần nucleophin tạo vòng lacton nội phân tử.Cho pứ
C6H5-CH=CH-CH2-CH2-COOH + Br2 ------> A + HBr
Viết công thức cấu tạo A và cơ chế pứ
Mặt khác, khi cho xiclopentandien tác dụng với anhidrit maleic(Dinxo-Ando) có thể tạo dạng enđo hoặc exo tùy vào tác nhân pứ.
xiclopentandien + anhidrit maleic -----> B(C9H8O3)
B + CH3OH ----(H+)---> C(C11H14O4)
Nếu thay xiclopentadien bằng furan thì cũng sau quá trình trên nhận đc D(C10H12O5)
C và D có thể pứ với Br2 theo các PT
C + Br2 +H2O -----> E(C10H11BrO4) + CH3OH + HBr
D + Br_2 -----> F(C10H12Br2O5)
Xác định công thức cấu tạo của C và D.

Lackyluc
01-05-2008, 08:06 AM
2/ Hic cái này em học từ lớp 9 mà lại quên béng mất :ungho ( H2O là oxit bazo hay oxit axit :liduc ( ? Nếu lí do càng tốt :bachma ( !!!!

-Theo thuyết A-rê-ni-ut,khi tan trong nước axit phải phân li ra H+ và bazo phân li ra (OH)-.Để xét tính axit hay bazo người ta xét đến hằng số Ka và Kb.Với trường hợp của nước,nước phân li ra cả H+ và (OH)- tuy nhiên hằng số điện li rất nhỏ,và Ka = Kb = 10-7 mol/lit (có pH=7) nên nước là chất trung tính.
-theo thuyết Bron-stêt axit là chất nhường proton(H+) và bazo là chất nhận proton. Nước là 1 chất lưỡng tính,vì vừa có thể nhận proton tạo H3O+ vừa có thể nhường proton tạo OH-.tùy trong từng trường hợp,phụ thuộc vào chất phản ứng với nước để xét nước là axit hay bazo. (search từ mạng :it ( )

niteo4_xp
01-05-2008, 09:54 PM
các bạn thử nghĩ xem liệu Ca(OH)2 có bị nhiệt phân không nhé.hôm thầy giáo mình nói là phần "không tan" trong dd sẽ bị nhiệt phân nhưng mình thì khác.mình không nghĩ như vậy,vì mình nghĩ nếu đem phần đó hòa tiếp vào nước thì nó cũng vẫn tan tốt đấy chứ đâu phải không tan.các bạn cho ý kiến nhé

Bo_2Q
01-07-2008, 06:01 AM
Có thể hiểu ý thầy bạn là phần rắn đem nhiệt phân được , còn trong dung dịch nó bị thủy phân chứ rất nhiêu chất bị phân hủy trước nóng chảy mà ( vấn đề là ở nhiệt độ nào thôi )
Ca(OH)2 -> CaO + H2O ở 520-580 độ C

Ken
01-07-2008, 07:22 AM
Thường thì bên sư phạm người ta hay hệ thống, gom mấy tính chất lại với nhau cho đơn giản, học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Ví dụ như liên hệ giữa tính không tan trong nước và tính dễ bị nhiệt phân của các hidroxit kim loại nặng, mình chưa hề đọc được bất cứ tài liệu nào nói chúng có liên quan đến nhau cả, các thầy cô lúc trước chỉ cho một mẹo là hidroxit nào ít tan thì nó đó dễ bị nhiệt phân.
Theo mình thì hai tính chất đó không dính líu trực tiếp đến nhau, nhưng thường đi kèm với nhau nên bên sư phạm mới dạy vậy.

Ken
01-07-2008, 07:30 AM
Đi từ trên xuống dưới trong cùng một nhóm của bảng tuần hoàn thì tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần, tính base tăng dần, tính acid giảm dần đúng không mọi người? Mình vừa mới tình được một ngoại lệ như sau:
Trong nhóm III A, Tl(OH)3 có tính acid mạnh hơn Al(OH)3 do Tl(OH)3 tan được trong dd NH3, Al(OH)3 thì không
Mọi người thử giải thích nó xem nào.
À, mọi người ai biết thêm những ngoại lệ kiểu này nữa cứ post lên luôn nhé :).

Bo_2Q
01-07-2008, 08:51 AM
Cái này có vẻ hơi lạ : Tại sao H3PO3 lại mạnh hơn H3PO4 nhỉ :thandie (
Cho số liệu xịn nha H3PO3 có pKa1 = 1.5 , pKa2 = 6.79 còn H3PO4 có pKa1= 2.148 , pKa2 = 7.21 , pKa3 = 12.32 :danhnguoi
Anh em vô giải quyết coi :hun (

d4nvjpl0ng4n
01-07-2008, 10:50 AM
Cho em hỏi về các fản ứng này nhé... ai giúp em hoàn thành với...
1/ Điện fân hh KF + 2HF ---->(điều chế Flo)
2/ KClO3 + C + S --->
3/ Và câu này... Để điều chế Kali Clorat với giá thành hạ, ng` ta thường làm như sau : Cho khí clo đi wa nc' vôi đun nóng, lấy dd thu dc trộn với KCl và làm lạnh. khi đó kali clorat sẽ kết tinh.
Viết các pt fản ứng???
Giúp em gấp gấp

d4nvjpl0ng4n
01-07-2008, 11:04 AM
Cho hỏi pt điều chế Flo = cách đp hh KF và HF???
và cho em hỏi cách viết rút gọn của pt đp dd KCl hok có màn ngăn
Pt đầy đủ nè 2 pt lận.. em mún rút gọn 2>> 1
KCl + H2O ~~> H2 + Cl2 +KOH
Cl2 + KOH ~~> KCl + KClO3 + H2O

tieulytamhoan
01-08-2008, 08:39 AM
Cái này có vẻ hơi lạ : Tại sao H3PO3 lại mạnh hơn H3PO4 nhỉ :thandie (
Cho số liệu xịn nha H3PO3 có pKa1 = 1.5 , pKa2 = 6.79 còn H3PO4 có pKa1= 2.148 , pKa2 = 7.21 , pKa3 = 12.32 :danhnguoi
Anh em vô giải quyết coi :hun (

Đầu tiên, moi xin sửa lại các thông số của bạn Bo như sau:
+ H3PO3: pk1 = 2.0; pk2 = 6.7
+ H3PO4: pk1 = 2.12; pk2 = 7.21; pk3 = 12.67
Theo moi:
*Trong H3PO3:
+ P có 1 lkết trực tiếp với H, độ dài là 139 pm
+ 1 lk P=Ovới độ dài lk P=O là 150 pm
+ 3 lk P - O-H, độ dài là 155 pm
*Trong H3PO4:
+ P có 3 lk P-O-H và 1 lk P=O
+ 1 lk P=O với độ dài lk P=O là 152 pm
+ 3 lk P - O-H, độ dài là 157 pm
Giải thích dựa theo mô hình oxihidroxid: O = M - O - H
Tuy số oh của P trong H3PO4 cao hơn P trong H3PO3 ---> tác dụng phân cực của P+3 yếu hơn P+5
Nhưng do P+3 nối trực tiếp với H mà O trong P=O lại kéo điện e về phía nó mạnh ---> lk P-H phân cực mạnh, độ dài lk P-H ngắn hơn độ dài lk P-OH---> H nấc 1 trong H3PO3 dễ ra đi hơn H nấc 1 trong H3PO4
Tương tự cho nấc thứ 2 vì độ dài lk P-OH trong H3PO3 ngắn hơn nên H nấc 2 trong H3PO3 dễ ra đi hơn H nấc 2 trong H3PO4. Vì độ dài lk hơn kém nhau ko nhìu nên các chỉ số pk cũng hơn kém nhau ko nhìu lắm:
+ H3PO3: pk1 = 2.0; pk2 = 6.7
+ H3PO4: pk1 = 2.12; pk2 = 7.21

http://img116.imageshack.us/img116/7718/h3po3qf6.png

http://img225.imageshack.us/img225/4969/h3po4hm2.png

Ý kiến mình là vậy. Xin ý kiến các anh em. Thân!

tieulytamhoan
01-08-2008, 07:04 PM
Đi từ trên xuống dưới trong cùng một nhóm của bảng tuần hoàn thì tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần, tính base tăng dần, tính acid giảm dần đúng không mọi người? Mình vừa mới tình được một ngoại lệ như sau:
Trong nhóm III A, Tl(OH)3 có tính acid mạnh hơn Al(OH)3 do Tl(OH)3 tan được trong dd NH3, Al(OH)3 thì không
Mọi người thử giải thích nó xem nào.
À, mọi người ai biết thêm những ngoại lệ kiểu này nữa cứ post lên luôn nhé :).

*Mình xin lưu ý ken như sau:
+ Đi từ trên xuống dưới trong PHÂN NHÓM CHÍNH, tính kim loại tăng dần, tính PK giảm dần vì độ tăng bán kính lớn hơn độ tăng điện tích hạt nhân
+ Đi từ trên xuống dưới trong PHÂN NHÓM PHỤ tính kim loại giảm dần, tính PK tăng dần vì có hiệu ứng co d co f làm 2 e trên vân đạo ns bị giữ chặt hơn
*Mình khộng nghĩ Tl(OH)3 tan được trong dd NH3 mà Al(OH)3 ko tan được trong dd NH3 thì bảo rằng tính acid của Tl(OH)3 mạnh hơn Al(OH)3.Mình trôm nghĩ chắc bạn đứng trên quan điểm acid - base nên bạn mới nghĩ như thế đúng ko nè?!
Theo ý riêng của mình thì Tl(OH)3 tạo phức với NH3 ---> Tl(OH)3 tan trong dd NH3 ( giống trường hợp của Ag ---> [Ag(NH3)2]+) còn Al(OH)3 ko tạo phức với NH3 ---> Al(OH)3 ko tan trong dd NH3. Ý kiến của mình là vậy. Có gì sai sót anh em góp ý với nhé.Thân!

bicycle2007
01-09-2008, 12:37 AM
bi nghĩ: khả năng cực hóa Tl lớn so với Al nên làm phân cực lk OH mạnh hơn nhờ đó mà tính acid cao hơn. Về chỗ khả năng cực hóa bi nghĩ tới tỉ số điện tích\bán kính. Tl có hiệu ứng co d làm bán kính tăng chậm thành ra đi từ Al tới Tl tỉ số này tăng khả năng cực hóa tăng. Còn tại sao Tl có khả năng tạo phức amoni thì... hic bi hông biết :danhnguoi

tieulytamhoan
01-09-2008, 07:47 PM
Còn tại sao Tl có khả năng tạo phức amoni thì... hic bi hông biết :danhnguoi

Chắc bạn bi có bít giản đồ biễu mức năng lượng của các vân đạo theo điện tích hạt nhân chứ nhỉ (E theo chiều tăng Z)?! Theo mình nghĩ Tl sẽ lai hóa các vân đạo đồng năng (tương đối thôi) rồi tạo phức với NH3 giống như trường hợp của Ag mà mình đã nêu trên. Xin bạn bi góp ý thêm với nhé. Thân!

Richard
01-10-2008, 08:35 AM
Mấy bác ơi giúp em với " Giải thích tại sao khi làm lạnh, SO3 dễ hóa lỏng thành (SO3)3 và hóa rắn thành (SO3)n.

HoahocPro
01-10-2008, 08:47 AM
Hì mấy cái này dễ ko à, cho vào phần Phổ thông mới đúng! Vì SO3 chuyển qua dạng lai hoá sp3(khí là sp2) tạo thành các lk kiểu S-O-S nên mới có hiện tượng trên.

amour de chimie
01-10-2008, 07:30 PM
Hì mấy cái này dễ ko à, cho vào phần Phổ thông mới đúng! Vì SO3 chuyển qua dạng lai hoá sp3(khí là sp2) tạo thành các lk kiểu S-O-S nên mới có hiện tượng trên.
theo mình nghĩ thì các phân tử kết hợp lại để tạo ra pt mới có khối lượng lớn hơn, khó bay hơi hơn
mình chưa hiểu nếu chuyển qua sp3 thì có lợi gì.hoahocpro có thể giải thích giõ hơn ko?, cảm ơn nhé :hutthuoc(

bicycle2007
01-10-2008, 07:35 PM
theo mình nghĩ thì các phân tử kết hợp lại để tạo ra pt mới có khối lượng lớn hơn, khó bay hơi hơn
mình chưa hiểu nếu chuyển qua sp3 thì có lợi gì.hoahocpro có thể giải thích giõ hơn ko?, cảm ơn nhé :hutthuoc(
Lợi về năng lượng: 1AO-p trên SO3 chuyển từ pi sang sigma (SO3)n giảm thế năng nên bền hơn n :xuong (

Bo_2Q
01-11-2008, 07:34 AM
Hok hỉu ý anh nói???????? cái đó ở đâu mà tham khảo vậy ạ?
Ý bạn Linh là cậu nên mua cuốn Hóa Học Vô Cơ tập 2 của thầy Nhâm để tham khảo thêm :art (

Các anh em cho ý kiến về cái bài trong SGK tí nhỉ: Yếu tố nào trong các yếu tố sau không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng 2KClO3(r) => 2KCl(r) + 3O2(k)
Ạ Nhiệt độ
B. Xúc tác
C. Áp suất
D. Độ lớn của tinh thể KClO3 :nghi (

HoahocPro
01-11-2008, 10:38 AM
Tui nghĩ là xét trong tình huống cụ thể thì mới nói được. Nếu xét tình huống bình thường trong khí quyển trái đất thì O2 hoạt tính hóa học kém hơn Cl2 vì có lk đôi O = O ---> khó cắt đứt hơn lk đơn giữa Cl-Cl trong Cl2 (theo thuyết bát tử - Lewis).
Có 1 vấn đề rất hay nhé:
-TH1: chúng ta xét pứ Cl2 + H2O ----> HCl + O2 trong dd
Pứ này có E > 0 nên xảy ra ngay tại đk kiện thường.
-TH2: xét pứ O2 + HCl <=> H2O + Cl2 trong trạng thái khí
Mình đọc sách Hoàng Nhâm thấy nói là dưới 600 độ C thì pứ xảy ra theo chiều thuận(cái này mình cũng đã tính lại theo nhiệt động học chính xác)
=>Như vậy chúng ta sẽ có 2 cái hoàn toàn đối nghịch của cùng 1 pứ! :batthan (

tieulytamhoan
01-11-2008, 10:54 AM
Có 1 vấn đề rất hay nhé:
-TH1: chúng ta xét pứ Cl2 + H2O ----> HCl + O2 trong dd
Pứ này có E > 0 nên xảy ra ngay tại đk kiện thường.
-TH2: xét pứ O2 + HCl <=> H2O + Cl2 trong trạng thái khí
Mình đọc sách Hoàng Nhâm thấy nói là dưới 600 độ C thì pứ xảy ra theo chiều thuận(cái này mình cũng đã tính lại theo nhiệt động học chính xác)
=>Như vậy chúng ta sẽ có 2 cái hoàn toàn đối nghịch của cùng 1 pứ! :batthan (

+O2 trong dd có nghĩa là O2 hòa tan trong dd? Nhưng p/ứ dưới lại xét Cl2 trang thái khí ----> so sánh được chăng?!
+E của bạn ở đây mang ý nghĩa là đại lượng j trong nhiệt động? Bạn nói rõ ra được hem?
+Dưới 600 độ nhưng trên bao nhiu độ hả bạn?
+2 cái hoàn toàn đối nghịch mà muốn nói ở đây là.....(mình chưa hỉu ý bạn, bạn nói rõ thêm nhé.)

Bo_2Q
01-11-2008, 08:48 PM
Thêm 1 vấn đề cần bàn , em muốn rõ hơn thế nào là 1 phức chất ( định nghĩa về phức chất? ) Điểm khác nhau cơ bản giữa 1 phân tư phức chất với 1 phân tử thông thường là chi ? :danhnguoi
Tiện nói về phức chất anh em làm cái này nha :hutthuoc(
Dựa vào cấu tạo hóa học giải thik định tính lực trường tinh thể :suytu (
a/ I- < Br- < Cl- < F-
b/ OH- < H2O :liemkem (

HoahocPro
01-12-2008, 06:29 AM
+O2 trong dd có nghĩa là O2 hòa tan trong dd? Nhưng p/ứ dưới lại xét Cl2 trang thái khí ----> so sánh được chăng?!
+E của bạn ở đây mang ý nghĩa là đại lượng j trong nhiệt động? Bạn nói rõ ra được hem?
+Dưới 600 độ nhưng trên bao nhiu độ hả bạn?
+2 cái hoàn toàn đối nghịch mà muốn nói ở đây là.....(mình chưa hỉu ý bạn, bạn nói rõ thêm nhé.)
Phản ứng này là sục Cl2 vào nước , xét ở đk chuẩn, theo nhiệt động học thì nó có thể xảy ra tại nhiệt độ thường.OK?
Sự đối nghịch là khi dưới 600 độ C thì O2 lại đẩy đc Cl2 ra khỏi HCl, trong khi tại nhiệt độ thường < 600 độ thì pứ trên theo E lại ngược lại!
Ý muốn hỏi là làm thế nào có thể giải thích cái mâu thuẫn trên.(Cho đến bây giờ mình vẫn chưa thông đc, hic :ngu ( )

tieulytamhoan
01-12-2008, 07:07 AM
Tiện nói về phức chất anh em làm cái này nha :hutthuoc(
Dựa vào cấu tạo hóa học giải thik định tính lực trường tinh thể :suytu (
a/ I- < Br- < Cl- < F-
b/ OH- < H2O :liemkem (

Cái này là do dựa trên những kết quả phân tích về quang phổ, người ta sắp xếp các ligand theo thứ tự làm tăng dần năng lượng tách tinh trường
+ Trường yếu: I- < Br- < (S)2- < SCN < Cl- < (NO3)- < F- < (OH)- < (C2O4)2- < H2O <
+ Trường tr.bình: < NCS < CH3CN < py< NH3 < en < bipy < phen <
+ Trường mạnh: < (NO2)- < phosph < CN- < CO

tieulytamhoan
01-12-2008, 07:12 AM
Phản ứng này là sục Cl2 vào nước , xét ở đk chuẩn, theo nhiệt động học thì nó có thể xảy ra tại nhiệt độ thường.OK?
Sự đối nghịch là khi dưới 600 độ C thì O2 lại đẩy đc Cl2 ra khỏi HCl, trong khi tại nhiệt độ thường < 600 độ thì pứ trên theo E lại ngược lại!
Ý muốn hỏi là làm thế nào có thể giải thích cái mâu thuẫn trên.(Cho đến bây giờ mình vẫn chưa thông đc, hic :ngu ( )

Bạn phải xác định chính xác nhiệt độ dưới 600 mà O2 đẩy được Cl2 ra là bao nhiu độ chứ? Như thế thì mới tính được delta G - năng lượng tự do Gibbs. Nghe giang hồ đồn đại rằng hình như delta G < -7 kcal thì p/ứ xem như xảy ra hoàn toàn?! bạn thử tính lại xem sao nhé. Chúc bạn may mắn! Thân!

tieulytamhoan
01-12-2008, 08:04 AM
Thêm 1 vấn đề cần bàn , em muốn rõ hơn thế nào là 1 phức chất ( định nghĩa về phức chất? ) Điểm khác nhau cơ bản giữa 1 phân tư phức chất với 1 phân tử thông thường là chi ? :danhnguoi
*Hợp chất phối trí thường được gọi theo thói wen là phức chất - có rất nhìu quan điểm ---> nhìu định nghĩa. Theo định nghĩa phức chất mà mình được học (thiết nghĩ cũng khá đơn giản và dễ hỉu):
+Phức chất là sàn phẩm của p/ứ acid-base theo quan điểm Lewis.
+Acid là 1 NGUYÊN TỬ TRUNG TÂM (NTTT) có các vân đạo hóa trị trống (có khả năng nhận điện tử)
+Base là CÁC TIỂU PHÂN có điện tử hóa trị tự do gọi là ligand - phối tử (L) (có thể cho vào các vân đạo trống của NTTT)
+Liên kết giữa NTTT và L là liên kết phối trí (cộng hóa trị cho nhận), năng lượng lk ko cao ---> dễ cắt đứt ---> fức fân ly 1 fần hay hoàn toàn ở điều kiện thường
+Số phối trí lớn hơn hóa trị của NTTT
*Để xác định điểm khác nhau giữa fức với các chất thông thường thì bạn dùng các điều kiện định nghĩa của fức chất mà mình đã nêu để xét. Chúc Bo vui! Thân!

HoahocPro
01-13-2008, 05:27 AM
Bạn phải xác định chính xác nhiệt độ dưới 600 mà O2 đẩy được Cl2 ra là bao nhiu độ chứ? Như thế thì mới tính được delta G - năng lượng tự do Gibbs. Nghe giang hồ đồn đại rằng hình như delta G < -7 kcal thì p/ứ xem như xảy ra hoàn toàn?! bạn thử tính lại xem sao nhé. Chúc bạn may mắn! Thân!
Oạch, bạn vẫn chưa hiểu sao? Mình chỉ đang xét các yếu tố nhiệt động học thôi.
Thế này nhé: cái phản ứng ở pha khí đó thì tại 600 độ C có dt:) G = 0 , dưới 600 độ C thì dt:) G < 0 nên ở dưới nhiệt độ này thì O2 đấy đc Cl2, và nếu xét cái pứ mà Cl2 đẩy O2 đó thì tại nhiệt độ thường 25 độ C lại cũng có thể xảy ra đc, mà 25 độ ko phải dưới 600 rồi à!

Ken
01-13-2008, 07:52 AM
Các anh em cho ý kiến về cái bài trong SGK tí nhỉ: Yếu tố nào trong các yếu tố sau không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng 2KClO3(r) => 2KCl(r) + 3O2(k)
Ạ Nhiệt độ
B. Xúc tác
C. Áp suất
D. Độ lớn của tinh thể KClO3 :nghi (

Mình nghĩ câu này hỏi về tốc độ, không phải hỏi về cân bằng nên áp suất sẽ là yếu tố không ảnh hưởng, câu b đúng

Có 1 vấn đề rất hay nhé:
-TH1: chúng ta xét pứ Cl2 + H2O ----> HCl + O2 trong dd
Pứ này có E > 0 nên xảy ra ngay tại đk kiện thường.
-TH2: xét pứ O2 + HCl <=> H2O + Cl2 trong trạng thái khí
Mình đọc sách Hoàng Nhâm thấy nói là dưới 600 độ C thì pứ xảy ra theo chiều thuận(cái này mình cũng đã tính lại theo nhiệt động học chính xác)
=>Như vậy chúng ta sẽ có 2 cái hoàn toàn đối nghịch của cùng 1 pứ! :batthan (

Mình thấy nó đâu có gì đối nghịch đâu, hai phản ứng này thực chất có thể quy về 1 là phản ứng thuận nghịch, thay đổi chiều khi bị tác động thôi?
Những phản ứng như vậy nhiều lắm :
Ag + O2 => AgO (nhiệt độ cao dưới 200 độ C)
AgO => Ag + O2 (trên 200 độ C)


...Giờ tui hỏi bạn giữa H2SO4 và CH3COOH đứa nào có tính acid mạnh hơn?

Bạn cho biết dung môi thì mới nói được cái nào mạnh hơn. Cái vụ này gặp 1 lần nên quen rồi. Có ai biết dùng dung môi nào để HCl có thể hòa tan được Cu tạo ra H2 không? ^^ :cuoimim (

Ken
01-13-2008, 08:11 AM
*Mình xin lưu ý ken như sau:
+ Đi từ trên xuống dưới trong PHÂN NHÓM CHÍNH, tính kim loại tăng dần, tính PK giảm dần vì độ tăng bán kính lớn hơn độ tăng điện tích hạt nhân
+ Đi từ trên xuống dưới trong PHÂN NHÓM PHỤ tính kim loại giảm dần, tính PK tăng dần vì có hiệu ứng co d co f làm 2 e trên vân đạo ns bị giữ chặt hơn
*Mình khộng nghĩ Tl(OH)3 tan được trong dd NH3 mà Al(OH)3 ko tan được trong dd NH3 thì bảo rằng tính acid của Tl(OH)3 mạnh hơn Al(OH)3.Mình trôm nghĩ chắc bạn đứng trên quan điểm acid - base nên bạn mới nghĩ như thế đúng ko nè?!
Theo ý riêng của mình thì Tl(OH)3 tạo phức với NH3 ---> Tl(OH)3 tan trong dd NH3 ( giống trường hợp của Ag ---> [Ag(NH3)2]+) còn Al(OH)3 ko tạo phức với NH3 ---> Al(OH)3 ko tan trong dd NH3. Ý kiến của mình là vậy. Có gì sai sót anh em góp ý với nhé.Thân!

Mình không nghĩ là tạo phức đâu bạn, mình nghĩ nó tạo một dạng muối TlO2- đó. Nguyên văn của dòng mình đọc được : "Tl(OH)3 có khả năng tan được trong dung dịch amoniac đặc nhưng Al(OH)3 thì không."

tieulytamhoan
01-13-2008, 09:59 AM
Oạch, bạn vẫn chưa hiểu sao? Mình chỉ đang xét các yếu tố nhiệt động học thôi.
Thế này nhé: cái phản ứng ở pha khí đó thì tại 600 độ C có dt:) G = 0 , dưới 600 độ C thì dt:) G < 0 nên ở dưới nhiệt độ này thì O2 đấy đc Cl2, và nếu xét cái pứ mà Cl2 đẩy O2 đó thì tại nhiệt độ thường 25 độ C lại cũng có thể xảy ra đc, mà 25 độ ko phải dưới 600 rồi à!

Có 1 vấn đề rất hay nhé:
-TH1: chúng ta xét pứ Cl2 + H2O ----> HCl + O2 trong dd
Pứ này có E > 0 nên xảy ra ngay tại đk kiện thường.
-TH2: xét pứ O2 + HCl <=> H2O + Cl2 trong trạng thái khí
Mình đọc sách Hoàng Nhâm thấy nói là dưới 600 độ C thì pứ xảy ra theo chiều thuận(cái này mình cũng đã tính lại theo nhiệt động học chính xác)
=>Như vậy chúng ta sẽ có 2 cái hoàn toàn đối nghịch của cùng 1 pứ! :batthan (


+ E của bạn có fải là delta H ko??? delta G ko fải là yếu tố nhiệt động ư?! delta G = delta H - T*delta S mừ!!!! Mà bạn có nhầm lẫn ko? nhiệt độ giảm ---> T*delta S giảm (giá trị delta H bạn ko đề cập nên mình giả sử là đổi ko đáng kể, mặt khác delta H thường rất lớn so với delta S) ---> delta G fải tăng chứ?!
+Bạn ko hỉu ý mình gồi, delta G < 0 có nghĩa là p/ứ "được fép" xảy ra về mặt nhiệt động nhưng về mặt động học, SỰ VA CHẠM HỮU HIỆU mới quyết định fản ứng có xảy ra hay ko - giống như việc bạn xin fép bố mẹ đi chơi, bố mẹ cho đi nhưng bạn ko rủ được bạn bè tham gia cùng ---> cuộc chơi vui dự định sẽ xảy ra giữa các bạn giờ đây ko thể xảy ra được nữa! Còn delta G < -7 kcal là mức bán định lượng mà người ta đề ra để bào p/ứ có hoàn toàn xảy ra theo 1 chìu hay ko?!
--->Điều này có ý nghĩa ko nhỏ khi thực nghiệm điều chế chất (vì mình từng làm p/ứ có liên quan đến vấn đề này) và các yếu tố delta H, delta G, nhiệt độ liên quan mật thiết với nhau ---> ko nên xé lẻ từng vấn đề ra mà suy nếu ko sẽ dẫn đến kết quả là thấy có điểm trái khoáy cho mà xem!
+ Đây là p/ứ oh-khử ---> thường mang tính thuận nghịch và bị ảnh hưởng nhìu yếu tố nữa: nhiệt độ, xúc tác...
--------------> Hóa học giống như cuộc sống vậy! Mỗi loại p/ứ có bản chất khác nhau, chịu sự tác động của nhìu tác nhân - có mối liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau ---> kết quả khác nhau khi suy luận theo kiểu xé lẻ vấn đề! Chúc bạn sớm giải đáp được théc méc của bản thân! Khi nào clearly thì post lên share với nhé! Thân! (Còn ý kiến mình thì vẫn xoay quanh các luận điểm đã đề cập trong 3 bài post gần nhất liên quan dên topic này)

tieulytamhoan
01-13-2008, 10:19 AM
+Tl (Z=81):...5d10 6s2 6p1. Nếu ken có giản đồ biểu diễn biến thiên mức năng lượng của các vân đạo theo điện tích hạt nhân thì bạn sẽ dễ dàng nhận thấy các vân đạo của Tl hơi bị đồng năng ---> khả năng tạo fức là ko nhỏ
+Mình nghĩ ko tạo ra (TlO2)- đâu ken àh. Theo mình được bít thì Al(OH)3, Zn(OH)2 (có tính lưỡng tính rất rõ rệt, hơn hẳn Tl(OH)3) cũng chỉ tạo aluminate, zincate trong dd kiềm thui; dd NH3 đđ chỉ khoảng 35% ---> đủ nhìu OH- để sinh ra (TlO2)- chăng?! Thầy cô ở trường mình bảo rằng thật ra ngay đến Al(OH)3, Zn(OH)2 khi trong dd kiềm cũng chỉ tạo fức hidroxo thui chứ ko tạo nổi aluminate , zincate như trong sách giáo khoa (cũ) và 1 số sách tham khảo cho THPT hay đề cập; muốn có aluminate, zincate thì trong kiềm nóng chảy mới có ken àh.
+Đi từ ng/tố s, p đến ng/tố d có rất nhìu sự khác biệt lớn về lý tính cũng như hóa tính ---> ken ko nên nghĩ Tl và các ng/tố cùng phân nhóm IIIA cũng có hóa tính giống như Al. Thêm e d vào là sinh ra nhìu chuyện rắc rối lém! Ko đơn giản đâu!
Khi nào ken clearly this topic thì post lên share với a e nhé! Chúc ken vui! Thân!

HoahocPro
01-14-2008, 05:32 AM
Thế này là Ken chưa hiểu ý mình, vì sự mâu thuẫn ở đây là suy cho cùng là tại cùng 1 nhiệt độ mà cả 2 phản ứng ngược nhau đều có thể xảy ra chứ không phải là 1 cân bằng và xét ở 2 nhiệt độ khác nhau.
Còn tieulytamhoan, mình đã nói rõ từ đầu là trong trường hợp này mình chỉ xét các yếu tố nhiệt động học chứ ko động đến yếu tố động học, trong đó 2 pứ tại cùng 1 nhiệt độ lại có 2 Delta G khác nhau.Mình đang cần giải thích sự khác nhau đó qua cách thực hiện pứ (1 cái là khí, 1 cái là H2O lỏng), mà cái này mình chưa giải thích đc nên mới post lên đây. :sacsua (
Chú thích thêm E ở đây là thế oxi hoá khử.

bicycle2007
01-16-2008, 03:07 AM
Có 1 vấn đề rất hay nhé:
-TH1: chúng ta xét pứ Cl2 + H2O ----> HCl + O2 trong dd
Pứ này có E > 0 nên xảy ra ngay tại đk kiện thường.
-TH2: xét pứ O2 + HCl <=> H2O + Cl2 trong trạng thái khí
Mình đọc sách Hoàng Nhâm thấy nói là dưới 600 độ C thì pứ xảy ra theo chiều thuận(cái này mình cũng đã tính lại theo nhiệt động học chính xác)
=>Như vậy chúng ta sẽ có 2 cái hoàn toàn đối nghịch của cùng 1 pứ! :batthan (

Nếu bỏ qua cơ chế mà tính theo yếu tố nhiệt động thì bi thấy hai trường hợp này là khác nhau mà. Trong dd luôn có năng lượng solvat hóa, yếu tố này bi nghĩ không nhỏ cho HCl tạo thành đâu. bi nghĩ vấn đề này cũng không khác gì sự khác biệt giữa hai thuật ngữ: tính kim loại và tính khử :eek:

Bo_2Q
01-16-2008, 08:16 AM
Cho em hỏi cái này với , ai biết quy tắc Đuylông Pơti chỉ cho em với nha :thandie (
Thanks :hun (
Cái này em đang bí đao :mohoi ( . Anh nào pro Toán chứng minh hộ em mệnh đề này với : Với cùng 1 thể tích thì hình cầu có diện tích bề mặt nhỏ nhất :sep ( .
( cái này thuộc Hóa đó nhá em ko có spam :chaomung )

Thêm cái nè cho nó sôi nổi :tinh ( .
1/Giải thik tại sao các chất ít phân cực hay ko phân cực lại hầu như ko tan trong dung môi phân cực mạnh như H2O chả hạn :bepdi( . Nói rõ nha mọi người :matkinh (

2/ Quy luật Xemenchenko là cái chi thế :liduc (

tieulytamhoan
01-18-2008, 11:15 AM
1/Giải thik tại sao các chất ít phân cực hay ko phân cực lại hầu như ko tan trong dung môi phân cực mạnh như H2O chả hạn :bepdi( . Nói rõ nha mọi người :matkinh (

Trong trường hợp này hóa học cũng áp dụng 1 câu thành ngữ dân tộc: "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã". Theo mình thì muốn tan tốt trong nước phải có tính ion cao ---> độ phân cực của lk phải cao ---> đpcm
Các a e cho ý kiến thêm nhé! Thân!

_Strawberry_
01-19-2008, 08:53 PM
Tại sao sục Cl2 vào dd KOH (có nhiệt độ nha) thì lại ra KCLO3 mà ko phải KClO2 hay KClO4 :die (
Giải thích về sự đậm dần về màu sắc của các Halogen từ F-->I
Cảm ơn mọi người nhé :cuoimim (

HoahocPro
01-20-2008, 12:43 AM
Tại sao sục Cl2 vào dd KOH (có nhiệt độ nha) thì lại ra KCLO3 mà ko phải KClO2 hay KClO4 :die (
Giải thích về sự đậm dần về màu sắc của các Halogen từ F-->I
Cảm ơn mọi người nhé :cuoimim (
-Vì KClO3 bền nhiệt động hơn 2 cái kia
-Do mức năng lượng ánh sáng mà e cần để nhảy lên lớp trên giảm xuống.Từ F đến I thì năng lượng của các lớp e có sự chênh lệch giảm dần.

Bo_2Q
01-21-2008, 09:29 AM
Thế cứ theo bác Khánh thì nó phải tan mới điện li à? Còn như bạn tieulitamhoan thì hoà tan dẫn điện nhưng nếu tan mà ko dẫn điện như SO2 thì có gọi là điện ly ko? :sep (
Theo mình thì thằng CaO điện ly ở trạng thái nóng chảy và chỉ có thế thui.
(Hỏi thằng em cái là chất điện ly là chất thế nào?Anh quên mất rồi! :mohoi ( )
Bài đó trong SGK 11 các huynh à :mohoi ( . Chất điện ly " Những chất tan trong nước phân li ra ion gọi là chất điện ly " :yeah (
Pư Cl2 + Br2 có xảy ra không nhỉ ? Em tra bảng thế điện cực chuẩn thì không xảy ra , nhưng mờ em nhớ là Clo làm mất màu dung dịch Br2 cơ mà :danhnguoi. Anh nào có Handbook tra hộ em nhớ :hun (

Tiện em hỏi luôn sao người ta lại chọn thế điện cực chuẩn của Hidro = 0 nhỉ ? Sao ko chọn cái khác

minh01
01-23-2008, 03:28 AM
tại sao ngườ ta lại dùng AgBr để dùng làm thuốc rửa ảnh ? Có phải vì nó nhạy với ánh sáng không các anh ? Nếu vậy thì tại sao lại không dùng AgCl?
Theo em nghĩ thì do AgCl khi phân huỷ do td của ánh sáng , Ag hoá đen nên không thích hợp cho việc rửa ảnh chăng ????

nanoman
01-23-2008, 05:56 AM
tại sao ngườ ta lại dùng AgBr để dùng làm thuốc rửa ảnh ?


không biết các bạn lấy thông tin "AgBr dùng làm thuốc rửa ảnh" ở đâu? Thực tế đó là một thông tin sai lệch vì AgBr là thành phần chính của lớp nhũ tương nằm trên phim (lớp nhũ tương này còn chứa một lượng nhỏ các thành khác như KBr, AuCl3,...). Khi chụp ảnh, phim lộ sáng, và AgBr bị phân hủy (tùy thuộc vào cường độ ánh sáng, bước sóng ánh sáng chiếu vào).

Có phải vì nó nhạy với ánh sáng không các anh ? Nếu vậy thì tại sao lại không dùng AgCl?

vì AgBr nhạy cảm với ánh sáng nhất (vùng ánh sáng từ xanh đến tím, không nhạy cảm với ánh sáng đỏ) và ổn định nhất. Không dùng AgCl vì những lí do trên và 1 lý do nhỏ nữa là trong điều kiện phim bị lộ sáng quá nhiều, lượng AgCl bị phân hủy nhiều, sẽ xuất hiện một lượng nhỏ khí độc Cl2 (tuy nhiên đây không phải là lí do chính vì lượng AgCl trên phim không đủ lớn)


Theo em nghĩ thì do AgCl khi phân huỷ do td của ánh sáng , Ag hoá đen nên không thích hợp cho việc rửa ảnh chăng ????
dù là AgBr hay AgCl thì đều bị phân hủy do td của ánh sáng, tạo ra nguyên tử Ag hoạt hóa. Đến lúc rửa ảnh các nguyên tử Ag hoạt hóa này mới chuyển thành Ag màu đen như nhìn thấy trên phim âm bản.

Scooby-Doo
01-23-2008, 08:32 AM
Để hiểu yếu tố kỹ thuật vì sao AgBr được dùng trong làm phim thay vì AgCl và AgI, các bạn vào link sau http://www.hti.umich.edu/cgi/t/text/text-idx?c=moa;idno=AEL5141.0001.001
đọc từ trang 312 đến trang 320 cuốn sách “A manual of photography: intended as a text book for beginners and a book of reference for advanced photographers”. Hoặc có thể đọc ở cuối bài.

Mình đưa thêm những thông tin về AgBr, phản ứng quang hóa diễn ra khi chụp ảnh.
http://en.wikipedia.org/wiki/Silver_bromide

Đúng là không có phản ứng giữa AgX với H2S trong không khí để tạo tủa đen Ag2S (hình như AgS không đúng hóa trị?).

Và tiến trình rửa ảnh
http://www.photomobiware.com/photo/index.htm
http://www.photomobiware.com/photo/page2.htm

http://img169.imageshack.us/img169/2920/314tifsut4.gif
http://img103.imageshack.us/img103/4494/315tifsak9.gif
http://img264.imageshack.us/img264/9009/316tifskj6.gif
http://img251.imageshack.us/img251/8272/317tifsji2.gif
http://img210.imageshack.us/img210/9900/318tifsgj4.gif
http://img292.imageshack.us/img292/1354/319tifsay6.gif
http://img292.imageshack.us/img292/3763/320tifsrp3.gif

Bo_2Q
01-27-2008, 03:44 AM
ph/pháp duylong-petit dùng để xác định khối lượng nguyên tử như thế này: tích số giữa nhiệt dung riêng với khối lượng mol nguyên tử gần bằnd 26 J/mol, mà nhiệt dung riêng đã có từ thực nghiệm --> cái cần tìm
ph/pháp này áp dụng cho các kl là đơn chất khó bay hơi, kết quả cho được mang tính gần đúng và áp dụng cho các kl có khối lượng mol > 30
Thanks anh :chaomung
Em đang chưa ngộ ra vài vấn đề về tính cân bằng tạo phức trong dung dịch. Ta bàn về hằng số cân bằng điều kiện nhé :mohoi (
Đầu tiên em chưa hiểu ý nghĩa của hằng số bền đk ( cái này rất quan trọng :cuoi ( )
VD như bài tập sau : Tính cân bằng trong dung dịch sau Ni(ClO4)2 0.01M và KCN 1M ( Coi chỉ tạo được Ni(CN)4 2- ). Nếu em không sử dụng hằng số bền đk thì sẽ giải quyết ra sao ? Mọi người góp ý giùm
Thanks
@ Tuấn béo : Ông đóng góp ý kiến coi :sep (

Bo_2Q
02-03-2008, 09:18 AM
Chắc các anh em về quê ăn Tết hết ùi. Chúc cả cả gia đình ChemVN 1 năm mới mạnh khỏe và thành công :yeah (
Mong mọi người giải giúp em bài này trước khi sang năm mới : Cho dung dịch HCOOH 0.1M (pKa=3.75). Khi có mặt CH3COONa 0.001M thì độ điện ly của HCOOH là nhiu? ( pKa CH3COOH = 4.76 ) :hun (

amour de chimie
02-03-2008, 09:56 AM
Chắc các anh em về quê ăn Tết hết ùi. Chúc cả cả gia đình ChemVN 1 năm mới mạnh khỏe và thành công :yeah (
Mong mọi người giải giúp em bài này trước khi sang năm mới : Cho dung dịch HCOOH 0.1M (pKa=3.75). Khi có mặt CH3COONa 0.001M thì độ điện ly của HCOOH là nhiu? ( pKa CH3COOH = 4.76 ) :hun (
các quá trình sảy ra
H2O <-> H+ + OH- (BỎ QUA DO W<< K1C1,K2C2)
HCOOH <-> HCOO- + H+ (K1)
CH3COO- + H+ <-> CH3COOH (K2^-1)
=> HCOOH+ CH3COO- <-> HCOO- + CH3COOH (K1/K2)(tổ hợp 2 pt dưới với nhau)
[bd]------C1-------C2---------------0-------------0
[pư]-------x---------x---------------x--------------x
[cb]-----(C1-x) ----C2-x)-----------x -------------x
có x2: (C1-x)(C2-x) = K1/K2
đến đây bạn giải được rồi chứ?
( alpha = x/C1 )
có gì mọi người góp ý nhé

amour de chimie
02-03-2008, 10:01 AM
Thanks anh :chaomung
Em đang chưa ngộ ra vài vấn đề về tính cân bằng tạo phức trong dung dịch. Ta bàn về hằng số cân bằng điều kiện nhé :mohoi (
Đầu tiên em chưa hiểu ý nghĩa của hằng số bền đk ( cái này rất quan trọng :cuoi ( )
VD như bài tập sau : Tính cân bằng trong dung dịch sau Ni(ClO4)2 0.01M và KCN 1M ( Coi chỉ tạo được Ni(CN)4 2- ). Nếu em không sử dụng hằng số bền đk thì sẽ giải quyết ra sao ? Mọi người góp ý giùm
Thanks
@ Tuấn béo : Ông đóng góp ý kiến coi :sep (
cái này thì nhiều người " cóng " lắm. hồi học hóa pt mình cũng chưa làm nhiều bài tập về phần này.mình cũng định động lại nhưng chưa có thời gian. Nếu bạn không vội lắm thì để ra tết mình giải đáp
a h mà quên , theo mình nghĩ thì cái này cũng không cần sử dụng đến hằng số cân bằng điều kiện đâu.chỉ cần dùng mấy cái beta của Ni và hằng số tạo phức hidroxo của nó là được.mình hay gặp các bài về hằng số điều kiện trong tạo phức với EDTA.
các huynh ai vững về phần này thì cho bài tập và giải thích cụ thể nhé.đệ ngại đọc sách quá(hê hê)

bommer_champion
02-03-2008, 09:21 PM
Chắc các anh em về quê ăn Tết hết ùi. Chúc cả cả gia đình ChemVN 1 năm mới mạnh khỏe và thành công :yeah (
Mong mọi người giải giúp em bài này trước khi sang năm mới : Cho dung dịch HCOOH 0.1M (pKa=3.75). Khi có mặt CH3COONa 0.001M thì độ điện ly của HCOOH là nhiu? ( pKa CH3COOH = 4.76 ) :hun (
tổ hợp cái pứ của CH3COO- và HCOOH lại ta thấy K rất lớn >> cói pứ xảy ra hoàn toàn rồi xác lập thành phần giói hạn củ dd sau đó xét wá trình điện li ngược tính được C(M) của HCOO- khi đó ốp vào biểu thức mà tính thui :nhau (

tieulytamhoan
02-04-2008, 06:04 AM
Cho em hỏi ké cái nè trong việc đọc tên HCHC có chứa lk bội thì mạch C chính là machj dài nhất hay mạch chứa nhiều lk bội nhất ( tức là tiêu chí nào để lên trên :sep ( )
Ý bạn hỏi mạch có chứa nhìu lk bội ở đây là 1 loại lk bội hay 2 loại lk bội? Mạch carbone là mạch thẳng, nhánh hay vòng?
Nếu là mạch thẳng có nhánh thì chọn mạch mang nhìu lk bội nhất là mạch chính. Nếu có nhìu sự lựa chọn thì chọn dây nào có mang các nhóm thế & tổng các chỉ số định vị của các nhóm thế ấy là nhỏ nhất. Nếu fải lựa chọn số định vị giữa nối đôi & nối 3 thì nối 2 được ưu tiên mang chỉ số định vị nhỏ hơn; các nối đôi, nối 3 được ưu tiên mang số định vị nhỏ hơn các nhóm thế.
Ý của moi là vậy. Bo & các a e cho ý kiến với nhé. Thân!

Scooby-Doo
02-08-2008, 03:40 AM
Cho em hỏi H2S2O3 là đơn axit hay đa axit nhỉ :bepdi(
Trước tiên mình xin hoan nghênh tinh thần học hỏi của Bo_2Q!

Muốn biết acid thiosulfuric H2S2O3 là đơn acid hay đa acid, em cứ tìm hiểu về muối tương ứng của nó. Trong thực tế, cả muối NH4HS2O3 và Na2S2O3 đều tồn tại nên rõ ràng H2S2O3 là một đa acid. Nó có thể tạo muối ứng với cả nấc một và nấc hai.

Vấn đề bây giờ là hai nguyên tử hydrogen trong phân tử acid thiosulfuric trên sẽ gắn vào nguyên tử lưu huỳnh S hay nguyên tử oxygen O. Đây cũng là một câu đố của khoa học vì cấu trúc chính thức của acid thiosulfuric vẫn chưa được xác định rõ.một cách trực tiếp. Trong các sách hóa vô cơ và các bài báo quốc tế, cấu trúc của acid thiosulfuric thường được biểu diễn dưới cả dạng bất đối xứng A và dạng đối xứng B.như sau:
http://img530.imageshack.us/img530/1918/h2s2o3zi3.png
Muối của hydrogenthiosulfuric acid tồn tại được cả dạng C (như muối ammonium) và D. Các thiosulfate hữu cơ thường thu được ở dạng bất đối xứng C. Để biết cấu trúc tinh thể của Na2S2O3 các bạn tham khảo trong tài liệu đính kèm.

Lưu ý: những kiến thức trong Wikipedia là kiến thức mở, chưa qua phản biện như các bài báo khoa học nên không có giá trị tham khảo chính thức. Đã có nhiều trường hợp dở khóc dở cười về việc sử dụng tài liệu tham khảo trong Wikipedia mà không kiểm tra lại tài liệu tham khảo gốc mà tác giả đã sử dụng để viết bài cho Wikipedia.

Nếu các bạn viết luận văn hay luận án ở nước ngoài mà trích dẫn từ Wikipedia, thường sẽ bị yêu cầu trích dẫn lại từ tài liệu tham khảo gốc vì độ tin cậy đã được khẳng định do đã qua phản biện.

Scooby-Doo
02-09-2008, 02:16 AM
Scooby có thể nói rõ về tính đối xứng của CTCT B được ko (mình nhìn miết mà chẳng thấy trục đối xứng hay tâm đối xứng gì cả
Yếu tố để phân biệt dạng đối xứng và bất đối xứng của acid thiosulfuric là hai nguyên tử hydrogen sẽ chỉ liên kết với nguyên tử oxygen hay liên kết cả với nguyên tử oxygen lẫn nguyên tử lưu huỳnh.

Nhìn vào X-ray cấu trúc đơn tinh thể (hình trên) hay mạng tinh thể của Na2SO3 (hình dưới), ta thấy nguyên tử lưu huỳnh trung tâm giống như nguyên tử C sp3. Do đó cấu hình nguyên tử S trung tâm của acid thiosulfuric có thể được coi giống như cấu hình nguyên tử C sp3.

Ở dạng bất đối xứng A, nhìn vào mặt phẳng chứa hai nối đôi S=O và đi qua đường phân giác góc HO-S-SH, ta thấy hai nhóm SH và OH rõ ràng là bất đối xứng vì chúng khác nhau ở nguyên tử chalcogen.

Tương tự ở dạng đối xứng B, nhìn vào mặt phẳng chứa nối đôi S=O cũng như S=S và đi qua đường phân giác góc HO-S-OH, ta thấy hai nhóm OH và OH đối xứng nhau qua mặt phẳng này.

Vì vậy mà dạng A được gọi là dạng bất đối xứng và dạng B là dạng đối xứng.
http://img222.imageshack.us/img222/8470/na2s2o3gl9.jpg
http://img530.imageshack.us/img530/1918/h2s2o3zi3.png
http://img86.imageshack.us/img86/4811/na2s2o3latticete6.jpg

Scooby-Doo
02-09-2008, 09:44 PM
Cho em hỏi tại sao ko có sự liên hợp khi 2 lk đôi ba liền nhau hoặc cách nhau quá 1 lk đơn
Bitte, erstellen Sie vài cấu trúc để làm rõ câu hỏi hơn không? Vì hợp chất hai nối đôi chung một carbon thuộc nhóm allene. Nối đôi và nối ba chung một carbon thì carbon đó có hóa trị năm! hoặc hai nối ba chung một carbon thì carbon đó có hóa trị sáu! cao hơn hóa trị cho phép của nguyên tử carbon (hóa trị bốn).
Nếu hệ thống liên kết pi tiếp cách (cách nhau một nối sigma-nối đơn), chắc chắn sẽ có sự cộng hưởng xảy ra.

minhthanh3412
02-10-2008, 04:03 AM
undefinedSố oxi hóa của F trong FONO2 là bao nhiêu? Các sách chả thấy nói về vấn đề này. Phản ứng :F2+KNO3 =FNO3+KF trong đó chắc chắn F có số oxi hóa -1 trong KF.Vậy chẳng lẽ số oxi hóa của F trong FNO3 là +1.

TNT_TNT
02-11-2008, 02:34 AM
undefinedSố oxi hóa của F trong FONO2 là bao nhiêu? Các sách chả thấy nói về vấn đề này. Phản ứng :F2+KNO3 =FNO3+KF trong đó chắc chắn F có số oxi hóa -1 trong KF.Vậy chẳng lẽ số oxi hóa của F trong FNO3 là +1.
cái này tụi mình có nói đến rùi và mình có post CTCT của FONO2 rùi, bạn vào mục Lý thuyết căn bản--> những câu hỏi--> trang 7/7 sẽ thấy CTCT đó

tronghieu
02-18-2008, 05:50 AM
Để điều chế flo ta điện phân KF trong HF ( không có nước ), với dòng điện một chiều từ 8V- 10V và cường độ dòng điện từ 4000-6000A. Ngoài cách đó ra có còn cách nao để điều chế Flo nữa không?

PS: Bạn lưu ý cách đặt tên topic, quá chung chung. Bạn nên đọc kĩ nội qui diễn đàn để có thể post bài hợp lí nhất. Lần sau tái phạm BQT delete ko cần thông báo nhé !

Topic được sửa lại: Kiến thức vô cơ --> Điều chế Flo
Bluemonster

tigerchem
02-18-2008, 10:06 AM
Hi tronghieu,
Ngoài ra bạn còn có thể điện phân NaF (Sản phẩm là Na, F2) và K(HF2) loãng (Sản phẩm là H2, F2, KF).
Thân.

TNT_TNT
02-19-2008, 01:09 PM
bạn à ! hiện giờ thì chưa ai có thể viết được phương trình điện phân KF và HF để điều chế F đâu !
còn cái phương trình rút gọn kia có thể là : KCl + 3 H2O ---> KClO3 + 3 H2
pt điện phân nóng chảy theo tỉ lệ KF + 2HF
2HF --> H2 + F2
2KF --> 2K + F2
sở dĩ trộn HF vào đê giảm nhiệt độ đp xuống còn khoảng 70 độ
pt rút gọn thì cộng 2 pt lại vế theo vế ta có thôi

hoangtu131092
02-24-2008, 08:41 AM
có ai bit
vì sao tư HCloO đến HCloO4 độ bền tăng tính oxi hoá giảm

tieulytamhoan
02-24-2008, 09:50 AM
có ai bit
vì sao tư HCloO đến HCloO4 độ bền tăng tính oxi hoá giảm
Chúng ta cùng thử suy luận 1 tí nhé. Tính oxi hóa-khử càng mạnh khi trạng thái ứng với soh ấy càng kém bền và ngược lại. Mọi vật đều có xu hướng trở về trạng thái bền mừ! Đúng ko nè?! :cuoi ( .
Ở HClO4 (soh của Cl là +7): có sự tạo thành 3 lk pi giữa Cl & O trong HClO4

http://img297.imageshack.us/img297/3563/hclo4bl3.png

Còn HClO (soh của Cl là +1) : ko có sự tạo thành lk pi giữa O & Cl

http://img170.imageshack.us/img170/7526/hcloro6.png

Việc tạo lk pi nói trên khiến cho lk Cl - O bền hơn, Cl bị giữ chặt hơn
---> Trạng thái ứng với soh +7 của Cl trong HClO4 bền hơn so với trạng thái ứng với soh +1 trong HClO
---> HClO4 có tính oh yếu hơn HClO :cuoi (

myanlien
02-28-2008, 09:25 PM
Mọi người ơi có ai biết về H2O2 cho em biết với
Lớp em có tổ chức thuyết trình mà em chưa biết gì về H2O2 cả
Em cần cả hình ảnh về cấu tạo của nó nữa
em cảm ơn nhiều :dongtopic

victory71986
02-29-2008, 01:02 AM
thì em vào wikipedia rồi gõ H2O2 vào là có liền chứ gì có công thức cáu tạo luôn.

tieulytamhoan
02-29-2008, 01:27 AM
Mọi người ơi có ai biết về H2O2 cho em biết với
Lớp em có tổ chức thuyết trình mà em chưa biết gì về H2O2 cả
Em cần cả hình ảnh về cấu tạo của nó nữa
em cảm ơn nhiều :dongtopic
Gửi bạn vài hình ảnh về cấu tạo của H2O2 ở dưới đây; còn thông tin thêm thì bạn chịu khó tham khảo link này nhé: http://en.wikipedia.org/wiki/H2O2 . Chúc vui! Thân!

http://img147.imageshack.us/img147/1128/12548482oc1.png

http://img441.imageshack.us/img441/8584/24408432uf7.png

http://img254.imageshack.us/img254/6312/50748904tp2.png

giac_mo_hong1
03-03-2008, 04:22 AM
undefinedundefined[FONT=Times New Roman]undefined[/undefinedFONT]
Mình có vấn đề không hiêu. Xin các bạn chỉ giáo!
Cấu tạo nguyên tử của Mangan khác với cấu tạo của nguyên tử Clo ở điểm nào? Tại sao chúng được xếp cùng một phân nhóm?

tieulytamhoan
03-03-2008, 05:36 AM
undefinedundefined[FONT=Times New Roman]undefined[/undefinedFONT]
Mình có vấn đề không hiêu. Xin các bạn chỉ giáo!
Cấu tạo nguyên tử của Mangan khác với cấu tạo của nguyên tử Clo ở điểm nào? Tại sao chúng được xếp cùng một phân nhóm?
Bạn xem kĩ lại đi nhé. Mn ở phân nhóm phụ nhóm VII (VIIB) còn Cl ở nhóm chính nhóm VII (VIIA hay còn gọi là nhóm halogen)
Nếu mình nhớ ko nhầm thì cách sắp xếp nhóm trong bảng PLTH dựa vào cấu hình electron:
Mn: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d5
Cl : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5
----> Cl ko có điện tử d, Mn có điện tử d chưa đầy
Theo cách sắp xếp vào bảng PLTH thì số nhóm = số điện tử d + số điện tử của lớp ngoài
Mn: 5 + 2 = 7 nhưng do Mn có electron d chưa đầy nên fải xếp vào nhóm fụ ----> Mn (VIIB)
Cl: 2 + 5 = 7 nhưng do ko có electron d chưa đầy---> Cl (VIIA)
Các a e check lại và cho ý kiến với nhé. Thân!

TNT_TNT
03-11-2008, 12:23 PM
cho dd nước Bromine có màu vàng nhạt
-sục khí A qua thì dung dịch mất màu
-sục khí B qua thì màu dung dịch sẫm hơn
Hỏi A, B là khí gì?
Trả lời
khí A : SO2 (no problem)
khí B : có hai quan điểm khác nhau
+Thứ nhất: cho rằng B là HI vì Iodine sinh ra là
m màu dung dịch sẫm lại, nhưng có người nói Iodine sinh ra lắng xuống dưới chẳng ảnh hưởng gì đến màu dung dịch-->quan điểm hai
+ Thứ hai: B là oxigenium vì xayra các phản ứng sau
2Br + H2O <--> HBr + HBrO
O2 + 2HBr --> Br2 + H2O chính bromine sinh ra làm cho màu dung dịch sẫm lại
( tất cả những quan điểm này được đưa ra bởi các giáo viên)
Cùng discuss nào..!!!

Bo_2Q
03-16-2008, 10:39 AM
VD CH3-CH2-CHCl-COOH hiệu ứng cảm ứng làm tăng cường sự phân cực lk O-H và làm ổn định nhóm cacboxylat. Em không hiểu " làm ổn định" ở đây nghĩa là j` :danhnguoi

Xét cái CH2=CH-CH=CH2 nhá , sách bảo " hiệu ứng liên hợp làm cho e trong hệ liên hợp chuyển dịch về phía C3, C4 ( hoặc C1 , C2 )...." Nhưng mờ em thấy cái butadien 1,3 này nó đối xứng , thì lẽ ra nó hút mấy cái e phải như nhau chứ nhỉ :mohoi ( . Giải thik giùm em... :bepdi(

Bo_2Q
03-19-2008, 10:53 PM
Theo mọi người thì ở nhiệt độ thấp Cl2 hay O2 hoạt động hơn :nhau (
Cái này em nghĩ là Cl2 hoạt động hơn O2 ở nhiệt độ thấp còn ở nhiệt độ cao thì O2 hoạt động hơn và nhiều người cũng bảo thế , Nhưng em xem trong sách Vô cơ thầy Nhâm (tập2) thì lại ngược lại đó :liemkem (


VD CH3-CH2-CHCl-COOH hiệu ứng cảm ứng làm tăng cường sự phân cực lk O-H và làm ổn định nhóm cacboxylat. Em không hiểu " làm ổn định" ở đây nghĩa là j` :danhnguoi

Xét cái CH2=CH-CH=CH2 nhá , sách bảo " hiệu ứng liên hợp làm cho e trong hệ liên hợp chuyển dịch về phía C3, C4 ( hoặc C1 , C2 )...." Nhưng mờ em thấy cái butadien 1,3 này nó đối xứng , thì lẽ ra nó hút mấy cái e phải như nhau chứ nhỉ :mohoi ( . Giải thik giùm em... :bepdi(
Ai trả lời giùm em đi :nhau (

Thêm câu nữa nè:
Cặp điện tử chưa lk trên P có ảnh hưởng gì đến momen lưỡng cực của phân tử PH3 ko? Cho góc lk trong PH3 là 92 độ :quyet (

_Strawberry_
03-20-2008, 07:56 AM
anh chưa nghe nói khí Br2 bao giờ, còn nếu chọn khí B là HBr thì e dựa vào nguyên lý chuyển dịch cân bằng dể giải thích chứ gì?
nhưng anh nghĩ quan điểm thứ 2 này là hơi bất ổn: vì có thể phản ứng sinh HBr và HBrO chỉ chiếm một lượng nhỏ khong đáng kể --> ko ảnh hưởng gì tới màu của dung dịch
- Có khí Br2 mừ. Chỉ là Br2 ở nhiệt độ thường ở trạng thái lỏng. Ở nhiệt độ cao sẽ bay hơi.
- Quan điểm 1: I2 sinh ra phải phản ứng với dd Br2 và dd phải nhạt màu đi chứ nhỉ:
I2 + Br2 + H2O ---> HBr + HIO3 :notagree
- Quan điểm 2: B là O2 cũng đúng. Pứ Br2 + H2O là pứ thuận nghịch, như vậy trong dd tồn tại cả 4 chất Br2, H2O, HBr, HBrO =>pứ HBr bị oxi hoá là xảy ra đc :die (
- B là HBr nghe hợp lí nhất, đúng ko ^^

HoahocPro
03-21-2008, 05:46 AM
Theo mọi người thì ở nhiệt độ thấp Cl2 hay O2 hoạt động hơn :nhau (
Câu này anh nhìn thấy rồi, nhưng mà có mấy trường hợp xảy ra làm cho nó có sự khác nhau.
Đầu tiên nếu xét pứ : Cl2 + H2O ---> HCl + O2 ở 25 độ C, E0 > 0 nên pứ xảy ra ở đk thường => Cl2 mạnh hơn O2.
Nhưng nếu xét pú ở pha khí : O2 + HCl ---> H2O + Cl2, thì dưới 600 độ C đelta G âm thì phải , nên đk thường thì pứ xảy ra => O2 mạnh hơn Cl2.
Cái khác nhau ở đây là do đk pứ.

tieulytamhoan
03-21-2008, 08:36 AM
có chất khí hòa tan vào chất rắn khong nhỉ
Theo tui nghĩ là có. Vì cẫn có phản ứng dị pha, dị thể rắn - khí.
VD: bình đựng Hydrogen sau 1 thời gian sẽ dễ phát nổ.
Giải thik: Hydrogen có bán kính nhỏ nhất trong bảng tuần hoàn ---> dễ dàng chui vào các lỗ trống trong cấu trúc của chất rắn (Fe) ---> hydrur - muối giòn, dễ vỡ; theo thời gian, lượng muối tạo thành càng nhiều, chất lượng của bình đựng khí Hydrogen kém dần, khi áp lực trong bình đủ lớn để kích lên thành bình thì sẽ gây nổ.
Ý kiến của mình là vậy. Các bro cho ý kiến thêm nhé! Thân!

HoahocPro
04-08-2008, 10:30 AM
Cho em hỏi Pư tách loại 1,2 đihalogen để đ/c anken mà sử dụng KI thì Pư thế nào vậy?
Hic, em hỏi câu này hơi hóc đấy, vì nó vượt xa chương trình PT nhìu quá.
Anh thấy là thế này: xét cơ chế này là tách anti, I- tấn công vào một đầu X, đẩy X thứ hai ở bên kia ra dưới dạng X-. Lúc này sẽ tồn tại phần điện tích dương ở >CX-C< và sẽ tạo thành vòng 3 cạnh giồng với pứ cộng electronphin của X2 vào anken, phần điện tích âm ở trên I-. Sau đó đi ngược lại pứ cộng, I-Br tách ra, 2 C tái lai hóa chuyển sang sp2 và tạo thành lk pi.
Em cũng chỉ biết có thế, mọi người cho thêm ý kiến với!

Bo_2Q
05-03-2008, 07:44 PM
Giải thích sự biến thiên nhiệt độ sôi của 2 dãy sau
a, CH3PH2 -14 độ C ; (CH3)2PH 25 độ C ; (CH3)3P 40 độ C
b, CH3NH2 -6 độ C ; (CH3)2NH 7 độ C ; (CH3)3N 3 độ C
Ai đưa giùm em 1 lời giải hợp lí với . thanks

HoahocPro
05-03-2008, 08:14 PM
Giải thích sự biến thiên nhiệt độ sôi của 2 dãy sau
a, CH3PH2 -14 độ C ; (CH3)2PH 25 độ C ; (CH3)3P 40 độ C
b, CH3NH2 -6 độ C ; (CH3)2NH 7 độ C ; (CH3)3N 3 độ C
Ai đưa giùm em 1 lời giải hợp lí với . thanks

Câu a nhìn qua thấy nó giống với sự tăng khối lượng phân tử.
Câu b thì do sự thay đổi về hiệu ứng không gian, ở (CH3)3N có tính đối xứng cao, đồng thời liên kết H kém hiệu quả do hiệu ứng không gian.

Bo_2Q
05-03-2008, 11:38 PM
Cho ánh sáng thường qua 1 lăng kính nicon thu được tia sáng phân cực đi qua kính. Nếu dọi tiếp tia sáng phân cực này vào 1 lăng kính Nicon khác và bố trí sao cho tia sáng có thể đi qua , sau đó quay lăng kính đó 1 góc 90 độ thì ánh sáng phân cực ko thể đi qua kính là do sao ạ

bommer_champion
05-05-2008, 04:54 PM
theo anh nghĩ thì mình nên hiểu bản chất vấn đề trước khi giải thích hiện tượng
em có hiểu ánh sáng phân cực là thế nào ko
dĩ nhiên là ko được lấy từ sách (cái ji mà các vecto giao động chỉ nằm trên một mặt phẳng) anh cũng ko hiểu
mà cung chẳng hiểu mặt mũi cái lăng kính nicon ra sao :doivien( hic thế thì sao mà trả lời dc

divangcuoctinh
05-11-2008, 09:11 AM
cho em hỏi pứ này có xảy ra ko ạh :danhmay (
MgCl2 + O2 ---> MgO + Cl2 (1)
nếu xét theo độ âm điện thì độ âm điện của O lớn hơn của Cl , mà độ âm điện của F lớn hơn của O nên có pứ thế O bằng F trong oxit ---> zậy pứ (1) có thể xảy ra ko ạh :ngu (

HoahocPro
05-11-2008, 08:56 PM
cho em hỏi pứ này có xảy ra ko ạh :danhmay (
MgCl2 + O2 ---> MgO + Cl2 (1)
nếu xét theo độ âm điện thì độ âm điện của O lớn hơn của Cl , mà độ âm điện của F lớn hơn của O nên có pứ thế O bằng F trong oxit ---> zậy pứ (1) có thể xảy ra ko ạh :ngu (

Đâu phải cứ dựa vào độ âm điện mà ra hả em.Cái đó chỉ đúng trong vài trường hợp thôi.
Xét về mặt nhiệt động thì phản ứng này có thể xảy ra thì phải.Bác nào có số liệu tính toán xem em nói có đúng ko? :ngu (

tieulytamhoan
05-11-2008, 09:42 PM
cho em hỏi pứ này có xảy ra ko ạh :danhmay (
MgCl2 + O2 ---> MgO + Cl2 (1)
nếu xét theo độ âm điện thì độ âm điện của O lớn hơn của Cl , mà độ âm điện của F lớn hơn của O nên có pứ thế O bằng F trong oxit ---> zậy pứ (1) có thể xảy ra ko ạh :ngu (
Bạn divangcuoctinh thân mến! Mấy cái dzụ mạnh đẩy yếu gì gì đó chẳng qua là dựa trên các giá trị người ta quy ước (VD: ĐÂĐ theo thang Pauling) hoặc đo được (VD: thế oxy hóa-khử) rùi sắp xếp , sau đó "quy luật hóa" nó theo kiểu "mạnh đẩy yếu" (VD: ngày học THCS chúng ta bị bắt học thuộc dãy Beketov rùi nhớ nằm lòng câu "kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi muối của nó" đấy thôi) mà thôi. Tui thiết nghĩ khi xem xét 1 pứ thì bạn nên xem xét các giá trị nhiệt động và cả động học của pứ ấy (nếu có khả năng thì xem cả cơ chế pứ) để có cái nhìn tốt nhất về phản ứng ấy.
Ý kiến chủ quan của mình là thế. Chúc học tốt. Thân!

divangcuoctinh
05-12-2008, 04:29 PM
hic , em chỉ hỏi pứ có xảy ra hay hem , cần chi bác tamhoan phải trình bày dài dòng thía
em thấy Mg có ái lực với Oxi khá mạnh đó (còn thó được O của cacbonic ra)
ai trả lời chính xác dùm em cái :danhmay (
nhân tiện chỉ chính xác oxit của kim loại nào bị hidro hay CO khử dùm em cái , em còn mù mờ vê cái nỳ lém :ngu (

tieulytamhoan
05-12-2008, 08:10 PM
hic , em chỉ hỏi pứ có xảy ra hay hem , cần chi bác tamhoan phải trình bày dài dòng thía
em thấy Mg có ái lực với Oxi khá mạnh đó (còn thó được O của cacbonic ra)
Cái pứ ấy tui chưa làm cũng như chưa từng biết qua nên ko thể trả lời bạn được. Tuy nhiên tui thấy lập luận của bạn hình như có cái j đó chưa ổn nên góp ý để bạn tìm được câu trả lời đúng và chính xác nhất thôi.
ai trả lời chính xác dùm em cái :danhmay ( nhân tiện chỉ chính xác kim loại nào bị hidro hay CO khử dùm em cái , em còn mù mờ vê cái nỳ lém :ngu (
Oxid KL bị hydrogen hay CO khử chứ nhỉ?!
Theo tui được biết thì ở cấp độ THPT xem như CO khử được hầu hết các oxid KL (trừ mấy "đại ca" ở nhúm kiềm, kiềm thổ, Al2O3)), còn hydrogen thì khử được các KL sau Fe trong dãy Beketov.

tieulytamhoan
05-16-2008, 07:57 PM
em vừa mới tham gia diễn đàn,hi vọng các anh chị giải đáp giùm em thắc mắc này:
trong thí nghiệm của nhôm tác dụng với Kiềm thì nước và NaOH có vai trò gì
Al có tính khử khá mạnh, sẽ pứ với H2O tạo ra hydroxide Al(OH)3 nhưng do Al(OH)3 ko tan, bao phủ bên ngoài khiến cho pứ giữa Al và H2O ko xảy ra tiếp được. Tuy nhiên, khi có mặt OH- của dd kiềm thì sẽ có sự tạo phức [Al(OH)4]- làm cho lớp áo Al(OH)3 bên ngoài tan ra và cứ thế pứ hòa tan Al trong dd kiềm.
Ý kiến chủ quan của mình là thế. Có gì sai sót các anh em góp ý thêm nhé. Thân!

Bo_2Q
05-17-2008, 09:00 PM
Em hỏi mấy cái về hữu cơ tí :quyet (
1/ Cho dẫn xuất 1,1 halogen tác dụng với kim loại hóa trị II , như Mg với Zn ý thì sp là gì ?
2/ Dựa trên cấu tạo hóa học để giải thích tính kém bền của rượu có nhóm -OH đính với Csp2 hay Csp :doivien(
3/ Trong thực tế tổng hợp hữu cơ thì người ta có dùng cái Pư thế nhóm thứ 2 vào nhân bezen ko ? :bachma (Ý em là khi định hướng o- và p- thì 2 cái đấy đều là sp chính , nếu có dùng thì làm sao thu sp mình mong muốn ( tách kiểu gì ^^ )

HoahocPro
05-17-2008, 09:04 PM
Hehe mấy anh học hết Hữu cơ nên h lại quay lại từ đầu à :quyet (
Muốn xem tương quan độ âm điện với Z và cấu hình thì anh xét độ âm điện theo thuyết của Mikenl ý , theo đúng định nghĩa mà xét ảnh hưởng thôi anh :hun (

He he, thằng bommer nó hỏi hóc đấy, ko đơn giản đâu em ạ! Nó lúc nào mà chẳng thích bản chất của vấn đề chứ mấy cái đơn giản nó bỏ qua lâu rùi.
Tiện đây cho hỏi cái phương trình Bon-zơ-man(Boltzman) là PT gì và dùng để làm gì vậy?

khanh
05-18-2008, 07:17 AM
Em hỏi mấy cái về hữu cơ tí :quyet (
1/ Cho dẫn xuất 1,1 halogen tác dụng với kim loại hóa trị II , như Mg với Zn ý thì sp là gì ?
2/ Dựa trên cấu tạo hóa học để giải thích tính kém bền của rượu có nhóm -OH đính với Csp2 hay Csp :doivien(
3/ Trong thực tế tổng hợp hữu cơ thì người ta có dùng cái Pư thế nhóm thứ 2 vào nhân bezen ko ? :bachma (Ý em là khi định hướng o- và p- thì 2 cái đấy đều là sp chính , nếu có dùng thì làm sao thu sp mình mong muốn ( tách kiểu gì ^^ )

1/ Nó tách tạo LK đôi C=C
3/ Cái đó thì tùy vào xúc tác mà em dùng, ví dụ khi xài Al(ArO)3 trong pứ ankyl hóa thì đưa được nhóm thế vào vị trí ortho trong khi para vẫn còn trống

bommer_champion
05-20-2008, 09:26 AM
Em hỏi mấy cái về hữu cơ tí :quyet (
1/ Cho dẫn xuất 1,1 halogen tác dụng với kim loại hóa trị II , như Mg với Zn ý thì sp là gì ?
2/ Dựa trên cấu tạo hóa học để giải thích tính kém bền của rượu có nhóm -OH đính với Csp2 hay Csp :doivien(
3/ Trong thực tế tổng hợp hữu cơ thì người ta có dùng cái Pư thế nhóm thứ 2 vào nhân bezen ko ? :bachma (Ý em là khi định hướng o- và p- thì 2 cái đấy đều là sp chính , nếu có dùng thì làm sao thu sp mình mong muốn ( tách kiểu gì ^^ )

cái câu một có lẽ khanh trả lời chưa rõ
theo tui thì cặp e chưa lk của O sẽ tham gia cho nhận vào MO phản lk của C=C làm đứt lk pi đồng thời tạo C=O
còn tại sao lạ thực hiện sự cho nhận thì do 2 obitan đó có cùng kiểu đối xứng và gần nhau về năng lượng :matcuoi (

HoahocPro
05-23-2008, 06:23 PM
Thằng bommer trả lời sai rồi, thực tế sự tương tác giữa AOp của Oxi và MOpi* của C=C làm bền hơn cho cả 2 lk C-O và C=C.
Tính kém bền này là nhiệt động học, tổng năng lượng lk trong hợp chất dạng C=O lớn hơn là C=C-OH và H này dễ dàng đc chuyển vị.

bommer_champion
05-24-2008, 08:10 AM
Thằng bommer trả lời sai rồi, thực tế sự tương tác giữa AOp của Oxi và MOpi* của C=C làm bền hơn cho cả 2 lk C-O và C=C.
Tính kém bền này là nhiệt động học, tổng năng lượng lk trong hợp chất dạng C=O lớn hơn là C=C-OH và H này dễ dàng đc chuyển vị.

thật là ko có căn cứ khoa học
ta thấy rằng theo cách giải thích này thì cứ pứ nào tự xảy ra thì lại đổ vô cho nhiệt động học đúng ko
mà lại chẳng thấy thông số nào về entanpi hay entropi nào cả :nhamhiem
mà tớ ko hiểu tại sao e pi của O nhét vào MO* thì lại làm bền lk
bạn lấy cái đấy ở đâu thế???????/
:chui (

Bo_2Q
05-30-2008, 07:28 AM
"Cho 1 lượng Br2 vào dd SO2 bão hòa để oxi hóa hoàn toàn lượng SO2 này . Sau đó loại bỏ Br2 bằng cách sục với N2 dư"
Em ko biết Pư N2 với Br2 là gì đây :suytu (

HoahocPro
05-30-2008, 09:38 PM
"Cho 1 lượng Br2 vào dd SO2 bão hòa để oxi hóa hoàn toàn lượng SO2 này . Sau đó loại bỏ Br2 bằng cách sục với N2 dư"
Em ko biết Pư N2 với Br2 là gì đây :suytu (

Em lấy bài này ở đâu vậy, nghe vô lý thế nào ấy? :sacsua (
Anh nghĩ là muốn loại bỏ Br2 thì người ta sẽ chuyển nó thành Br-.
Ai giải thích hộ em tại sao HI lại là axit mạnh nhất, mạnh hơn cả HClO4 vậy?

Bo_2Q
05-31-2008, 11:05 AM
Em lấy bài này ở đâu vậy, nghe vô lý thế nào ấy? :sacsua (
Anh nghĩ là muốn loại bỏ Br2 thì người ta sẽ chuyển nó thành Br-.
Ai giải thích hộ em tại sao HI lại là axit mạnh nhất, mạnh hơn cả HClO4 vậy?
:nghe ( Đấy là em trích trong cái đề bài của 1 bài trong đề tham khảo Olympic 30-4
Em không giải thích được tại sao càng có nhiều nhóm ankyl ở C nối đôi thì anken đó càng bền :nghi ( , em thấy nó hơi vô lý vì các nhóm ankyl +I với +H thì làm tăng mật độ e ở nối đôi => điện tích không san đều -> kém bền chứ nhỉ :quyet (

khanh
05-31-2008, 05:41 PM
Nếu như em coi LK C-H và C=C như 1 hệ liên hợp, thì e ở LK C-H sẽ liên hợp với e ở LK C=C thì phân tử sẽ bền hơn

tieulytamhoan
05-31-2008, 08:30 PM
Ai giải thích hộ em tại sao HI lại là axit mạnh nhất, mạnh hơn cả HClO4 vậy?
Bạn pro có chỉ số pKa của HClO4 không nhỉ? Tui search được chỉ số pKa của HI là -10, chưa biết HClO4 là bao nhiêu.

HClO4 là oxyhydroxide, còn HI là hydracid, có các "khung so sánh" khác nhau nên cũng khó mà giải thích dựa trên tính chất tuần hoàn của ngtố được. Tui nghĩ cách tốt nhất là mang chỉ số pKa ra so thui ah.

Zero
06-02-2008, 10:57 AM
Cách đọc tên một số hợp chất Vô cơ thường gặp

I. Hợp chất nhị tố

* Khi gọi tên các hợp chất nhị tố, tên của nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn sẽ đọc trước, nguyên tố có độ âm điện lớn hơn đọc sau và thêm đuôi "ua" (Trừ Oxi thành Oxit).
* Nếu với những chất có nhiều hóa trị thì ta đọc kèm theo hóa trị của chúng (viết bằng số La Mã và để trong ngoặc).
Ví dụ: KBr : Kali Bromua; Rb2S : Rubidi sunfua; SrO : Stronti Oxit; Cu2O : Đồng (I) Oxit; CuO : Đồng (II) oxit.
* Với các hợp chất cộng hóa trị : thì ta đọc theo mẫu sau.
Cách đọc: Chỉ số trong CT + Tên nguyên tố + chỉ số trong CTPT + Tên nguyên tố.....
Ví dụ: SO2 : Lưu huỳnh đioxit; SO3 : Lưu huỳnh trioxit; S2F10 : Đi Lưu huỳnh đeca Florua.
Ta sử dụng các tiền tố theo tiếng Hi Lạp và La Mã : Mono, đi, tri, tetra, penta, hexa, hepta, octa, nona, đeca ..... để chỉ các chỉ số của nguyên tố tương ứng trong hợp chất lần lượt bằng : 1 đến 10.

Chú ý:
* Thường thì tiền tố mono không được đọc kèm theo.
* Các ion OH-, CN-, SCN-, NH4+ .... được đọc là : Hiđroxit, Xianua, Sunfoxianua (thioxianat), Amoni ...
* Với các axit : Ở trạng thái nguyên chất thì ta đọc như đã nêu trên còn khi hòa tan vào nước thành dung dịch Axit thì ta thêm đuôi "Hiđric" vào đằng sau.
Ví dụ: HCl: A. Clohiđric ; H2S: A. Sunfu Hiđric; HCN: A. xian hiđric.

II. Các hợp chất tam tố
1. Với các Axit

Ta xét ví dụ sau:
Công thức Số Oxh Tên hợp chất
HCl -1 A. Clo hiđric
HClO +1 A. hipoclorơ
HClO2 +3 A. Clorơ
HClO3 +5 A. Cloric
HClO4 +7 A. peCloric
H2SO3 +4 A. Sunfurơ
H2SO4 +6 A. Sunfuric
H3PO3 +3 A. photphorơ
H3PO4 +5 A. photphoric

Nhận xét:
* Người ta dùng hậu tố "ơ" để chỉ trạng thái oxi hóa thấp của nguyên tử trung tâm. Còn hậu tố "ic" để chỉ trạng thái oxi hóa cao của nguyên tử trung tâm. Nguyên tử trung tâm là nguyên tố ở trong hợp chất có số oxi hóa trong hợp chất có giá trị tuyệt đối cao nhất.

Ví dụ: Trong H2SO4 thì lưu huỳnh là nguyên tử trung tâm.
* Các axit có đuôi "ic" (ta sẽ gọi tắt là A. "ic") hay gặp là: H2CO3, H2SO3; HNO3, H3PO4, H2SO4, HClO3, HBrO3, HIO3 ...
* Nếu ta chọn A. "ic" làm chuẩn thì ta có cách gọi tên như sau:
+ Nếu A. có ít hơn một nguyên tử Oxi so với A. "ic" thì ta bỏ đuôi "ic" và thêm đuôi "ơ" và gọi là A. "ơ".
+ Nếu A. có ít hơn 1 nguyên tử Oxi so với A. "ơ" thì ta giữ nguyên đuôi ơ và thêm tiền tố "hipo" vào trước.
+ Nếu Axit có nhiều hơn 1 nguyên tử Oxi so với Axit "ic" thì ta giữ nguyên đuôi "ic" và thêm tiền tố "pe" vào trước đó.

2. Đối với muối
Ta gọi tên muối của A. tương ứng thì ta giữ nguyên hoàn toàn chỉ biến đuôi "ơ" thì thành "it", đuôi "ic" thành đuôi "at''.
Nếu muối có chứa "Hiđro" thì tùy vào số lượng nguyên tử Hiđro mà ta thêm các tiền tố đi, tri, tetra .... vào đằng trước.
Chú ý: Một số chất do tìm ra từ rất lâu nên vẫn gọi theo tên thông dụng như Nước (H2O), Amoniac (NH3), Hiđrazin (N2H4).....
Luyện tập
Hãy gọi tên các hợp chất sau: HNO3, HNO2, HIO, HIO2, HIO3, HIO4, HBrO, HBrO3, HBrO4, N2O4, As4O6, CS2, P2O5, NaH, LiClO4, NaHSO3, NaHSO4, KH2PO4, NaClO, (NH4)2SO4, Ni(CN)2, BaO2, H2O2.

Tài liệu tham khảo "Một số vấn đề chọn lọc của Hóa học" tập 1
Tác giả: 5 thầy của trường ĐHSPHN

Final_Element
06-03-2008, 10:02 PM
Muốn xác định tính đối xứng của phân tử thì ta nên dùng CT gì ?

bommer_champion
06-04-2008, 03:43 PM
theo minh nghĩ là công thức về mômen lương cực cả ptu

cuulep
06-05-2008, 12:10 AM
Câu 1:1 hh khí gồm NO và NO2. Để tachs 2 khí khỏi nhau ta dùg hóa chất nào:
A. dd NaOH C. dd FeSO4
B.dd KMnO4 D. dd Br2
Câu 2:tại sao m-C6H4-COOH lại có tính axit mạnh hơn C6H5-COOH

Câu 3: nhận biết 5 chất bột màu trắg sau: NaCl, Na2CO3, Na2SO4,CaCO3,BaSO4 bằng Co2 và H2O ??

Câu 4: hopự chất nào sau dễ xảy ra nhất theo pư :
MCO3 (r) -> MO (r ) + CO2 (k)
A.MgCO3 B. CaCO3 c.SrCO3 D.BaCO3

Câu 5: sau khi làm thí nghiệm với P trắg độc, tại sao lại ngâm các dụg cụđã txúc với nó trog CuSO4

Câu6: Cho Zn vào dd HNO3 thì thu đc hh A gồm N2O và NO. Khi pư kthúc cho thêm NaOH vào thì lại thấy giải phóg ra h h B. Hỏi B gòm các khí gì?

Câu 7: Nbiết : NaOH, HCl, H2SO4 bằng phenolphthalein

Câu8 :tìm pbiểu sai:
a. CH3CH2CH2OH có nhiệt độ sôi > (CH3)2 CHOH
b. o-nitro phenol có nhiệt độ sôi và độ tan < m-nitro phenol và p-nitro phenol
c. đimêtyl amin có nhiệt độ sôi > trimetyl ami
d. trong 3 pb trên có 1 pbiểu ko đúng
e.
Câu 9: cho 1 dd A gồm NaNO3, KNO3, Ba(NO3)2. Thêm 1 ít bột Zn vào thì ko có hiên tượg gì.sau đó lại nhỏ ít giọt NaOH vào thfi có hiệ tượg j sảy ra?

Câu 10: khí SO2 ko pư với dd nào sau đây:
a. KMnO4
b. NaCl
c. Fe2(SO4)3
d. Cả b và c

Câu21. Sự hiện diện của 2 liên kết trong liên kết 3 làm Ankin có các đặc tính chung:
A. Phản ứng huỷ mạnh hơn Anken và Ankan B. Phản ứng cộng và trùng hợp
C. Phản ứng thế với Ankin-1 D. Tất cả đều đúng

Câu30. Sản phẩm của phản ứng đồng trùng hợp :

nCH2=CH-CH=CH2 + nNaphalen ---- Na ----> ???

Bo_2Q
06-05-2008, 09:23 AM
Câu 1: A , do Pư tạo phức của NO với FeSO4

Câu 2: có lẽ bạn type nhầm

Câu 3: Cho vào H2O => BaSO4 và CaCO3 không tan . Sục CO2 vào 2 ktủa này thì
CaCO3 tan do tạo thành Ca(HCO3)2 . Đem Ca(HCO3)2 để nhận biết Na2CO3 và Na2SO4 tương tự như trên. Còn NaCl thi` không có hiện tượng gì

Câu 4:
Câu này theo mình là không hợp lí. Vì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ bền muối. Mình tra bảng tính dt:)G ,dt:)S , dt:)H thực nghiệm của các PƯ thì nhiệt độ xảy ra sự nhiệt phân các muối này lần lượt ( Mg,Ca, Ba) là 417 độ C , 810 độ C , 1280 độ C
Giải thích : Do nguyên tử oxi tách ra khỏi anion nên làm biến dạng anion mạnh , từ Mg-> Ba thi` R tăng -> tác dụng cực hóa giảm -> tác dụng bị nhiệt phân giảm

Câu 5:
Do có phản ứng 2P + 5CuSO4 + 8H2O -> 2H3PO4 + 5 Cu + 5 H2SO4

Câu 6:
Kẽm khử NO3-/OH- về NH3 , Zn Pư với OH- dư => hỗn hợp khí gồm H2 và NH3

Câu 7:
:nghe (. Nhận riêng đc 2 nhóm là HCl , H2SO4 và NaOH nhé. Sau đó đun nóng 2 dung dịch HCl và H2SO4 , HCl bay hơi hết sạch còn H2SO4 không bay hơi ( chỉ có H2O bay hơi)
Lưu ý: Cái chuyện H2SO4 không bay hơi là trên sách vở nói thế chứ em không có thực nghiệm bao h nên các huynh thông cảm :chautroi

Câu 8:
Câu sai c

Câu 9:
Tương tự câu 6
Câu 10:
lạ nhỉ chả có đáp án nào , theo mình là KMnO4 và Fe2(SO4)3
Câu 21:
C

cuulep
06-05-2008, 10:24 AM
thanks cậu nhá
à, câu 2 là m-CH3-C6H5-COOh ấy, sao sách nó lại giải là m-CH3-C6H5-COOh có tính axit mạnh hơn axit benzoic nhỉ, rõ ràng là gốc đẩy làm giảm tính axit mà

còn câu 8 thi a chắc chắn đúng rồi chứ, tớ chỉ phân vân đáp án B ko biết có đúng hay ko thôi, mà chả biết giải thích nó thế nào nữa

câu 10 thì đáp án của sách nó là D ý. nhưng mà pư Fe2(SO4)3 và SO2 ra gì nhỉ?

Bo_2Q
06-05-2008, 10:54 AM
Fe2(SO4)3 + SO2 + 2H2O -> 2H2SO4 + 2FeSO4
Gốc CH3- có hiệu ứng +I nên làm giảm tính axit , có lẽ sách in thiếu phải là
m-metylbenzoic có tính axit hơn p-metylbenzoic :nghi (

Khi mạch cacbon càng phân nhánh thì nhiệt độ sôi càng giảm do giảm lực hút Vandervan

cuulep
06-05-2008, 03:19 PM
ơ, câu 8 đó thì cả 3 chất dều có mỗi 1 nhánh chứ

cuulep
06-05-2008, 03:37 PM
1,Tại sao nitro hóa nitro ben zen bằng HNO3/H2SO4 ở nhiệt độ cao thì sp chủ yếu là 1,3 nitro ben zen mà lại ko fải là 1,3,5 nito benzene

2,dd ALCl3 trog nước thì bị thủy phân.tại sao khi ta thêm vào dd Na2CO3 thì lại tăng cườg quá trình thủy phân

3,tại sao để bảo quản KI ta lại dùng bình thủy tinh có bọc giấy đen

4,tại sao khi nhúg muôi đồng đựng bột Mg đang cháy sang vào nc thì hiện tượg xảy ra là bột Mg cháy ság mãnh liệt hơn?

noel274
06-05-2008, 04:55 PM
dung dịch KI bảo quản trong hủ sẫm màu do KI dễ bị phân hủy bởi ánh sáng
Nitro benzen chỉ cho phản ứng thế gốc nitro ở 1,3 vì khi đó hiệu ứng cộng hưởng làm giảm lượng điện tích tập trung ở vị trí 5 hi vọng là kô sai :24h_125::24h_125::24h_125:

cuulep
06-05-2008, 07:44 PM
thanks nhá nhwng mà phân hủy KI ra cái gì chứ nhỉ bạn?
mới cả tớ thấy câu 1 đó giải thích chưa thỏa đáng?
nói chung là vẫn chả hiểu gì cả
hehe

Bo_2Q
06-05-2008, 08:18 PM
1,Tại sao nitro hóa nitro ben zen bằng HNO3/H2SO4 ở nhiệt độ cao thì sp chủ yếu là 1,3 nitro ben zen mà lại ko fải là 1,3,5 nito benzene

2,dd ALCl3 trog nước thì bị thủy phân.tại sao khi ta thêm vào dd Na2CO3 thì lại tăng cườg quá trình thủy phân

3,tại sao để bảo quản KI ta lại dùng bình thủy tinh có bọc giấy đen

4,tại sao khi nhúg muôi đồng đựng bột Mg đang cháy sang vào nc thì hiện tượg xảy ra là bột Mg cháy ság mãnh liệt hơn?

3/ KI màu trắng trở nên vàng khi để dưới ánh sáng vì bị oxi hóa :nghe ( Còn cụ thể xảy ra thế nào thì mình không biết , nhưng mình nghĩ không phải là phân hủy đâu :chautroi

4/ Do Mg nóng đỏ phản ứng với H2O giải phóng H2 và tỏa nhiệt mạnh

cuulep
06-05-2008, 09:01 PM
oái , Mg phản ứng rất chậm với H2O do tạo kt Mg(OH)2 mà, giải thích thế sao đc

Bo_2Q
06-05-2008, 09:11 PM
oái , Mg phản ứng rất chậm với H2O do tạo kt Mg(OH)2 mà, giải thích thế sao đc
Do có lớp oxit bao bọc nên ở đk thường nó thụ động với H2O nguội, axit HF đặc... Còn khi nóng đỏ là chuyện khác :021_002:

cuulep
06-05-2008, 09:29 PM
nhiệt độ thì có vai trò gì ở đây chứ nhỉ?

huyngoc
06-06-2008, 10:45 AM
tiếc quá câu hỏi rất hay nhưng không đủ khả năng để phát triển .
2, do Na2co3 vào sẽ phản ứng với ALOH3 tạo muối sẽ phá bỏ lớp bảo về nhanh hơn phản ứng nhanh hơn
3 phản ứng phân hủy thôi

HoahocPro
06-06-2008, 10:02 PM
Bạn pro có chỉ số pKa của HClO4 không nhỉ? Tui search được chỉ số pKa của HI là -10, chưa biết HClO4 là bao nhiêu.

HClO4 là oxyhydroxide, còn HI là hydracid, có các "khung so sánh" khác nhau nên cũng khó mà giải thích dựa trên tính chất tuần hoàn của ngtố được. Tui nghĩ cách tốt nhất là mang chỉ số pKa ra so thui ah.

Em nhớ là ngày trước thầy Scooby đã đưa ra số liệu về phần này rồi, HClO4 hình như pKa chỉ khoảng -8 thôi.

divangcuoctinh
06-06-2008, 10:11 PM
2) do chú nhôm clorua thuỷ phân cho mt axit còn chú Na2CO3 bị thủy phân cho mt bazơ
---> 2 mt này tiêu hao lẫn nhau để đạt tới mt trung tính
---> pứ phân huỷ xảy ra càng nhanh http://chemvn.net/chemvn/images/smilies/largesmilies/021.gif

divangcuoctinh
06-06-2008, 10:15 PM
câu 1 cũng xài được NaOH chớ nhẩy http://chemvn.net/chemvn/images/smilies/largesmilies/021.gif
NaOH + NO2 ---> NaNO2 + NaNO3 + H2O

HoahocPro
06-06-2008, 10:17 PM
Nếu như em coi LK C-H và C=C như 1 hệ liên hợp, thì e ở LK C-H sẽ liên hợp với e ở LK C=C thì phân tử sẽ bền hơn

Ở đây không phải liên hợp của lk C-H với nối đôi mà là siêu liên hợp. Chính cái này làm cho anken bền hơn.

bluenight
06-06-2008, 10:44 PM
Al3+ bị thủy phân do tác dụng phân cực mạnh sẽ đưa đến môi trườg acid, một phần sự thủy phân cũng dẫn đến tạo kết tủa nhôm hydroxid và cũng 1 phần do natricarbonate là chất cug cấp 0H- sẽ tạo phứ với Al3+ và trug hòa H+, theo nguyên lí dịch chuyển cân bằng Le Ch. thì tạo điều kiện cho pu thuy phân diễn ra theo chều thuận!:lon (

bluenight
06-06-2008, 10:47 PM
4,tại sao khi nhúg muôi đồng đựng bột Mg đang cháy sang vào nc thì hiện tượg xảy ra là bột Mg cháy ság mãnh liệt hơn?[/QUOTE]

theo mình nghĩ đây có thể là do ăn mòn điện hóa trong môi trưng có hơi nuóc hay nước sẽ diễn ra tốt hơn và kim loại âm điện hơn Mg sẽ pu mãnh liẹt hơn
một vài ý kiến:24h_046:

tieulytamhoan
06-06-2008, 11:10 PM
Em nhớ là ngày trước thầy Scooby đã đưa ra số liệu về phần này rồi, HClO4 hình như pKa chỉ khoảng -8 thôi.
OK! Vậy thì dựa trên số liệu pKa có thể kết luận tính acid của HI mạnh hơn HClO4! :chaomung

cuulep
06-06-2008, 11:26 PM
4,tại sao khi nhúg muôi đồng đựng bột Mg đang cháy sang vào nc thì hiện tượg xảy ra là bột Mg cháy ság mãnh liệt hơn?

theo mình nghĩ đây có thể là do ăn mòn điện hóa trong môi trưng có hơi nuóc hay nước sẽ diễn ra tốt hơn và kim loại âm điện hơn Mg sẽ pu mãnh liẹt hơn
một vài ý kiến:24h_046:[/QUOTE]

làm sao mà lại là ăn mòn điện hóa được chứ nhỉ? chả nhẽ 1 cực llà Mg còn cực kia là H2 hay O2 à?

tớ ko nghĩ thế

cuulep
06-06-2008, 11:30 PM
oài, đáp án câu 1 là dùg dd FeSO4 cơ bạn ơi
đúng là do No tạo fức mà
:hutthuoc(

cuulep
06-07-2008, 04:37 PM
chả hiểu cậu nói gì cả

Bo_2Q
06-08-2008, 08:20 PM
Em không rõ lắm về cái vụ xác định thơm , không thơm và phảm thơm. Em muốn biết là việc xác định các tính chất này của 1 hợp chất phải dựa trên nghiện cứu hay chỉ cần dựa vào CTCT là xác định đc ùi. :24h_049:

Và cả vấn đề về cái vụ lập thể PU cộng E , khi nào thì hình thành cacbocation và khi nào thì hình thành cation oni :24h_061:
Thanks:mohoi (

tieulytamhoan
06-08-2008, 09:07 PM
Em không rõ lắm về cái vụ xác định thơm , không thơm và phảm thơm. Em muốn biết là việc xác định các tính chất này của 1 hợp chất phải dựa trên nghiện cứu hay chỉ cần dựa vào CTCT là xác định đc ùi. :24h_049:

Và cả vấn đề về cái vụ lập thể PU cộng E , khi nào thì hình thành cacbocation và khi nào thì hình thành cation oni :24h_061:
Thanks:mohoi (
Bo có thể tìm đọc sách hóa hữu cơ + hóa lập thể do thầy Lê Ngọc Thạch viết để clearly vấn đề này. Good luck! ^^

divangcuoctinh
06-08-2008, 10:49 PM
tạo phức thì đúng rồi nhưng cái pt của em sai àh bác http://chemvn.net/chemvn/images/smilies/largesmilies/021.gif

Bo_2Q
06-08-2008, 11:31 PM
Bo có thể tìm đọc sách hóa hữu cơ + hóa lập thể do thầy Lê Ngọc Thạch viết để clearly vấn đề này. Good luck! ^^
ac ac sách thì tất nhiên là đọc rồi , em hỏi để trao đổi chứ có hỏi về tài liệu đâu :24h_115:
Em không rõ lắm về cái vụ xác định thơm , không thơm và phảm thơm. Em muốn biết là việc xác định các tính chất này của 1 hợp chất phải dựa trên nghiện cứu hay chỉ cần dựa vào CTCT là xác định đc ùi. :24h_049:

Và cả vấn đề về cái vụ lập thể PU cộng E , khi nào thì hình thành cacbocation và khi nào thì hình thành cation oni :24h_061:
Thanks:mohoi (


Thêm vài vấn đề zui zẻ
1/Giải thích sự kém hoạt động của ankin so với anken đối với tác nhân E
2/ Các PU cộng HX hay X2 ..vào ankin thì trong thực tế có thể kiểm soát để thu sp cộng 1:1 không :welcome (

cuulep
06-09-2008, 09:13 AM
cái pt ấy đúng nhưng mà có nhận biết đc gì đâu
ơ hay nhỉ?

khanh
06-09-2008, 10:12 AM
Ở đây không phải liên hợp của lk C-H với nối đôi mà là siêu liên hợp. Chính cái này làm cho anken bền hơn.

No, chính vì nói như bác mà thèng ku Bo mới bảo là cation mà có nhiều nhóm methy đính vào C(+) kém bền nhiệt động hơn, mà hiệu ứng siêu liên hợp làm cation bền hơn là do cái mà tui nói ( do sách nói:24h_068: )

bommer_champion
06-09-2008, 10:16 AM
ac ac sách thì tất nhiên là đọc rồi , em hỏi để trao đổi chứ có hỏi về tài liệu đâu :24h_115:



Thêm vài vấn đề zui zẻ
1/Giải thích sự kém hoạt động của ankin so với anken đối với tác nhân E
2/ Các PU cộng HX hay X2 ..vào ankin thì trong thực tế có thể kiểm soát để thu sp cộng 1:1 không :welcome (

Tác nhân electronphin là các tác nhân có điện tích dương hoặc chung wi thì có MO phản lk tương tác với MO lk của các chất có e như ankin hay anken
đối với ankin thì do trạng thái lai hóa của C mà độ âm điện của C này thấp do đó năng lượng của MO lk thấp hơn so với anken >> phản ứng kém hơn
hoặc có cách jai thích khác đơn jan hơn là độ âm điện của C cao làm cho tính e phin tăng còn tính Nu phin giảm

bommer_champion
06-09-2008, 10:20 AM
No, chính vì nói như bác mà thèng ku Bo mới bảo là cation mà có nhiều nhóm methy đính vào C(+) kém bền nhiệt động hơn, mà hiệu ứng siêu liên hợp làm cation bền hơn là do cái mà tui nói ( do sách nói:24h_068: )

cái này thì đẻ làm bền cacbocation thì có thể giải thích theo hiệu ứng siêu liên hợp hoặc đơn giản là hiệu ứng +I nhóm CH3 đẩy e vô làm bền cacbocation
nhưng tuyệt đối ko phải là sự liên hợp

ka6ka6ka
06-11-2008, 10:19 AM
Cho m gam oxit kim loại tan trong V ml dd HCL 2,19% vừa đủ thu được dd muối có nồng độ 2,64%. Tìm công thức của oxit kim loại.

Bài thiệt ra là một bài trắc nghiệm nhưng các bạn giúp mình giải lun cách bình thường lun nha, thank nhiều :021_002:

chuasonlam
06-12-2008, 05:32 PM
gọi Ct oxit là M2On.
M2On + 2nHCl -->2 MCln + n H20
giả sử số mol oxit là a mol --> số mol muối là 2a mol
số mol HCl là 2an mol --> mHCl = 73an mol -> m(dd HCl)=10000an/3 (g)
--> C% muối = 2a * (M+35.5n) /(a(2M+16n)+10000n/3) = 2.64%
rút gọn được a --> M= 9n --> M=27 ( Al) , n=3. Ct oxit Al203

lanthi
06-12-2008, 08:53 PM
đây là đề thi sư pham hôm nay , anh chị nào tài ba , giup em giải nó để xem em đung bao nhiêu %, Cám ơn mọi người rất nhiều ạ

ĐỀ THI TUYỂN SINH
VÀO KHỐI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN NĂM 2008
(đề thi vào trường sư phạm Hà Nội )
Câu 1:
1.Một hỗn hợp gồm hai o xit: CuO, Fe2O3. Chỉ dùng thêm dung dich HCl và bột Al , hãy trình bày ba cách điieù chế Cu tinh khiết.
2. Người ta nhận thấy khi đốt cháy các đồng đẳng của một loại rượu thì tỉ lệ số mol CO2 :H2O tăng dần khi số nguyên tử cacbon tăng . Hỏi chúng nằm trong dãy đồng đẳng nào? (Rượu no, rượu không no hay rượu thơm).
Câu 2:
1. Dẫn từ từ V lit khí CO2 (ở đktc) vào 300 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 0.5M và NaOH 1M thì thu đựoc 19.7 gam kết tủa trắmg. Tính thể tích V.
2. Hỗn hợp khí A gồm H2 và một hidrocacbon X mạch hở có tỉ khối so với H2 bằng 3 . Đun nóng A với xúc tácNi đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu đựoc hỗn hợp B có tỉ khối so với H2 bằng 4.5. Tìm công thức và gọi tên X biết Xa nằm trong các dãy đông đẳng đã học
Câu 3
1.Cho các dung dich sau : H2SO4 , Na2SO4 , MgSO4, KCl và BaCl2 . Chỉ dùng thêm một thuốc thử, nêu cách phân biệt các dung dich trên .
3. Ba đồng phân A, B , C có thành phần chứa C, H, O phân tử khối 60 đvC. Xác định công thức phân tử , công thức cấu tạo và viết các phương trình phản ứng biết rằng : Tác dụng với Na có A , C , tác dụng với NaOH có A và B , tham gia phản ứng tráng gượng có B và C.
Câu 4 : Hoà tan 1.42 gam hỗn hợp gồmMg, Al và Cu trong dung dịch HCL vừa đủ thu được dung dịch A và 0.64 gam chất rắn không tan. Cho dung dịc A tác dụng với 9. ml dung dịch NaOH 1 M sau đó nung kết tủa tới khối không đổi thu được 0.91 gam chất rắn B .
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra
2. tính thành phần % theo khối lượng các kim loại trong hỗn họp ban đầu
Câu 5 :
Một rượu đơn chức X mạch hở tác dụng với HBr dư thu đựoc chất hữa cơ Y thành phần chứa C, H, Br trong đó Br chiếm 69.56% về khối kượng. Phân tử khối của Y nhỏ hơn 260 đvC . Nếu đun nóng rượu X với H2SO4 ở 1700C thì nó tách H2O tạo thành hai hidrocacbon có các nối đôi ở vị trí không kề nhau.
1. Xác định công thức phân thức phân tử của và công thức cấu tạo của rượu X
2. Viết phương trình phản ứng tách H2O tạo hai hidrocacbon của X và cho biết chất nào là sản phẩm chính ? giải thích..

ChemistryQueen
06-13-2008, 08:52 PM
Câu 1:

1. + Cách 1:
Trộn hỗn hợp với bột Al dư, thực hiện phản ứng nhiệt nhôm, ta thu được hh rắn gồm Al dư, Al2O3, Cu, Fe. Hòa tan tất cả vào HCl dư để tách Cu.
+ Cách 2: Hòa tan hh oxit vào HCl, sau đó cho bột Al dư vào, ta thu được hh kim loại Al dư, Cu, Fe. Lại dùng HCl để tách Cu ra khỏi hh này.
+ Cách 3: Cho Al vào HCl rồi dẫn H2 qua hh oxit nóng tới dư, thu được hh kim loại Fe, Cu. Dùng HCl tách Cu ra khỏi hh kim loại này.
2. Viết PTPU cháy tổng quát của các dạng rượu trên rồi xem phản ứng nào thỏa mãn yêu cầu của đề thì chọn rượu đó.

Câu 2:

1. Ta có:
nBa(OH)2 = 0,3.0,5 = 0,15 mol
nNaOH = 0,3.1 = 0,3 mol
nBaCO3 = 19,7/197 = 0,1 mol
Số mol kết tủa tối đa là 0,15 mol. Dễ thấy lượng NaOH dư là rất lớn do khi có mặt của NaOH thì Ba(HCO3)2 không thể tồn tại. Vậy kết tủa chưa đạt đến cực đại, khi đó xét toàn bộ thì xẩy ra duy nhât 1 phản ứng:
Ba(OH)2 + CO2 ---> BaCO3 + H2O
---> nCO2 = nBaCO3 = 0,1 mol ---> V = 2,24 lít

Câu 5:

Đặt Y là CxHyBrz
---> Y = 12x + y + 80z < 260 ---> z < 3
%Br = 80z/(12x + y + 80z) = 0,6956
---> 12x + y - 35z = 0
Nếu z = 1 thì CxHy là gốc hóa trị 1 và 12x + y = 35: Loại
Nếu z = 2 thì CxHy là gốc hóa trị 2 và 12x + y = 70 ---> x = 5, y = 10 là thỏa mãn
Nếu z = 3 thì CxHy là gốc hóa trị 3 và 12x + y = 105: Loại
Vậy Y là C5H10Br2
---> X là C5H9OH
X có 1 liên kết pi.
Khi tách H2O của X được hidrocacbon có 2 nối đôi không kề nhau, vậy X có cấu tạo:
CH2=CH-CH2-CHOH-CH3
Các PU tách nước:
CH2=CH-CH2-CHOH-CH3 ---> CH2=CH-CH=CH-CH3 + H2O (1)
CH2=CH-CH2-CHOH-CH3 ---> CH2=CH-CH2-CH=CH2 + H2O
Chất ở phản ứng 1 là SP chính theo quy tắc Maccopnhicop: Nhóm -OH ưu tiên tách cùng H lân cận bậc cao hơn.

Câu 3:

1. Lần lượt cho từng chất nọ vào chất kia:
+ Có 3 lần tạo kết tủa là BaCl2.
+ Không hiện tượng gì là KCl.
Còn lại 3 dd trên, dùng Na2CO3:
+ Sủi bọt khí là H2SO4.
+ Kết tủa trắng là MgSO4.
+ Không hiện tượng là Na2SO4.
2. Gọi CT của A, B, C là CxHyOz
---> 12x + y + 16z = 60
Biện luận với z = 1, 2, 3 ta được x = 2, y = 4, z = 2
A, B, C có CTPT là C2H4O2.
+ A tác dụng được với Na và NaOH ---> A là axit: CH3COOH
+ B tác dụng được với NaOH và tráng gương nên B là este: HCOOCH3
+ C chỉ có PU tráng gương nên C là HO-CH2-CHO

Câu 4:

Mg + 2HCl --> MgCl2 + H2
x 2x x
2Al + 6HCl --> 2AlCl3 + 3H2
y 3y y
Cu không tác dụng với HCl khối lượng chất rằn không tan là mCu = 0,64g
Phần nước lọc phản ứng với NaOH
MgCl2 + 2NaOH --> Mg(OH)2 + 2NaCl
x 2x x
AlCl3 + 3NaOH --> Al(OH)3 + 3NaCl
y 3y y
nNaOH = 0,09*1 = 0,09 mol
Xét trường hợp
TH1:
Al(OH)3 bị hoà tan hết, kết tủa thu được chỉ có Mg(OH)2: x mol
Al(OH)3 + NaOH --> NaAlO2 + 2H2O
Mg(OH)2 --t*--> MgO + H2O
x x
x = 0,91 / 40 = 0,02275
%Mg = 0,02275*24 / 1,42*100 = 38,45%
%Cu = 0,64/1,42*100 = 45,07%
%Al = 100% - 38,45% - 45,07% = 16,48%
TH2:
Al(OH)3 + NaOH --> NaAlO2 + 2H2O
0,09 – (2x + 3y)
Al(OH)3 chỉ bị hoà tan một phần, Kết tủa thu được: Mg(OH)2, Al(OH)3
Mg(OH)2 --> MgO + H2O
x x
2Al(OH)3 --t*--> Al2O3 + 3H2O
0,09 – (2x + 3y) 0,09 – (2x + 3y)/2
40x + 102*[0.09 – (2x + 3y)/2] = 0,91
--> 62x + 153y = 3,68 (1)
24x + 27y = 1,42 – 0,64 = 0,78 (2)
Giải hệ (1) và (2),ta có:
x = 0,01; y = 0,02
%Mg = 0,01*24/1,42*100 = 16,9%
%Cu = 0,64/1,42*100 = 45,07%
%Al = 100% - 16,9% - 45,07% = 38,03%

chuasonlam
06-14-2008, 09:41 AM
câu 2 ý 2: C2H2 (axetilen)
Câu 3 ý 1 : mình nghĩ là dùng NaOH
- Cho NaOH vào --> có kết tủa trắng Mg(OH)2 là MgSO4
- Lấy Mg(OH)2 cho vào các cái còn lại , Mg(OH)2 tan ra đó là H2SO4
- Lấy H2SO4 cho vào cái còn lại --> có kết tủa là BaCl2
-Lấy BaCl2 cho vào 2 cái còn lại --> có kết tủa là Na2SO4, còn lại là KCl

duongqua28
06-18-2008, 07:47 PM
khi điều chế FeCl2 người ta cho Fe tác dụng với dung dịch HCl. Để bảo quản dung dịch FeCl2 thu được người ta có thể.
a. Cho thêm vào dung dịch 1 lượng Fe dư
b. cho thêm vào dung dịch 1 lượng Zn dư.
c. cho thêm vào dung dịch 1 lượng HCl dư
d. cho thêm vào dung dịch HNO3 dư.
anh chị nào biết xin giải thích giùm.......???:tuongquan:24h_057:

tieulytamhoan
06-18-2008, 08:03 PM
khi điều chế FeCl2 người ta cho Fe tác dụng với dung dịch HCl. Để bảo quản dung dịch FeCl2 thu được người ta có thể.
a. Cho thêm vào dung dịch 1 lượng Fe dư
b. cho thêm vào dung dịch 1 lượng Zn dư.
c. cho thêm vào dung dịch 1 lượng HCl dư
d. cho thêm vào dung dịch HNO3 dư.
anh chị nào biết xin giải thích giùm.......???:tuongquan:24h_057:
Để bảo quản được dd FeCl2, người ta cho vào dd FeCl2 1 lượng dư mạt sắt để khi dd Fe2+ bị oxy hóa thành Fe3+ (dd Fe2+ rất dễ bị oxy hóa thành dd Fe3+ trong đk bình thường) thì đã có Fe ở sẵn trong dd "phục kích", khử Fe3+ về Fe2+. Nếu dùng KL khác Fe thì sẽ gây nhiễu thêm ion lạ vào dd, dd khi ấy ko còn thuần là Fe2+ nữa. Đây cũng là điều khá thú vị đối với KL Fe.

duongqua28
06-18-2008, 09:03 PM
nhưng dung dịch Fe2+ có thể bị thủy phân, khi đó sẽ không còn là Fe2+ nữa

tieulytamhoan
06-18-2008, 09:09 PM
nhưng dung dịch Fe2+ có thể bị thủy phân, khi đó sẽ không còn là Fe2+ nữa
Có lẽ bạn chưa từng pha dd nên chưa biết đó thôi. Nguyên tắc khi pha dd muối của các ion KL có thể thủy phân tạo tủa hydroxide, người ta phải acid hóa muối của nó và trong dd muối của nó luôn có 1 lượng H+ đủ dư để đảm bảo quá trình thủy phân tạo tủa hydroxide không xảy ra được.

webelieve
06-23-2008, 09:08 PM
Em có bài tập này, các huynh giúp dùm nhé:
Lấy 0.05 mol HCHO trộn với một anđêhit D thu được hh Y. Hỗn hợp này tác dụng với dd AgNO3/NH3 dư tạo 0.24mol Ag kết tủa. Đốt cháy hh Y ta được 0.07 mol khí CO2(đktc). Xác định CTPT của D????
Thanks các huynh nhùi nha.Hy vọng sớm dc hồi âm.

tigerchem
06-23-2008, 11:02 PM
Bạn giải bài này được đến đâu rồi và còn bí hay khúc mắc, không giải quyết được vấn đề gì thì mọi người mới giúp bạn được, còn post đề bài rồi sau đó post đáp số thì chúng ta thành cái máy giải bài tập rồi và thực sự mình cũng rất lười khi giải hoài những bài như thế này (vì lười bấm máy tính ra số mol!), ít ra bạn cũng cho phương trình phản ứng, số mol hay chi tiết bài giải một chút.
Thân!

webelieve
06-24-2008, 04:46 AM
Em giải chả được khi đặt ct của anđêhit D là CnH2n+1-2kCHO, khi đóa giải ra n=0. Chả bít sao nữa.Làm sao đây????

duongqua28
06-24-2008, 07:53 AM
thứ nhất mình muốn biết bài này gốc gác ở đâu, có đảm bảo đề đúng không, bạn phải kiểm chứng lại.
mình có thể nói sơ sơ:
nếu đặt công thức của andehit là CxHy(CHO)n số mol C=(x+n)a ( a là số mol của D)
khi đốt cháy thì số mol C=0.07=C(trong HCHO) + C(trong D)= 0.05 + (x + n)a
vậy (x + n)a= 0.02
số mol Ag tạo ra bởi D = 0.14 ( cái này tự tính)
chỗ này có vấn đề: D có gốc ankin không :( cũng tác dụng với AgNO3, rồi phần không no ) còn nếu không cho là phải biện luận, mình nghĩ chỉ thiếu dữ kiện thôi.
giờ mình giả sử chỉ AgNO3 chỉ tác dụng với nhóm andehyde.
khi đó 2na=0.14 vậy na=0.07 vậy vô lý nếu ta thay na vào (x+n)a=0.02
vậy là có nối ba ở đầu mạch tác dụng
hì hì tới đây tha hồ biện luận mình cũng đuối, để luyện thêm

halogen1992
06-24-2008, 05:55 PM
Cách 2: Hòa tan hh oxit voilà HCl, sau đó cho bột Al dư vào, ta thu được hh kim loại Al dư, Cu, Fe. Lại dùng HCl để tách Cu ra khỏi hh này.

Mình xin có ý kiến nhỏ thế này ,khó mà có đc AL nguyên chất vì kim loại này thường tác dụng với Oxi ----> Oxit , Oxit này lại bao phủ lên bề mặt Al giúp nó rất bền vì thế nếu nói như bạn thì về mặt thực tế là khó thực hiện đc. :hun (

tinhtinhtinh2008
07-11-2008, 05:38 PM
Clorofom bị oxi hóa trong không khí khi có mặt ánh sáng sẽ tạo ra photgen rất độc. trong quá trình bảo quản Clorofom người ta cho thêm một ít rượu etylic. các bạn giải thích giúp mình vì sao phải dùng rượu etylic để bảo quản Clorofom kô ? cảm ơn nhiều:24h_046:

tigerchem
07-11-2008, 07:50 PM
CHCl3 [O] -> COCl2
Pha thêm ethanol vì mình nghĩ có thể ethanol dễ bị oxy hóa hơn nên sẽ bị oxy hóa trước chloroform, thứ hai là ethanol có chứa nước nên nó có thể thủy giải phosgene thành HCl và không nguy hại nữa.
Thân

giotnuoctrongbienca
07-12-2008, 08:31 AM
CHCl3 [O] -> COCl2
Pha thêm ethanol vì mình nghĩ có thể ethanol dễ bị oxy hóa hơn nên sẽ bị oxy hóa trước chloroform, thứ hai là ethanol có chứa nước nên nó có thể thủy giải phosgene thành HCl và không nguy hại nữa.
Thân

Bổ sung thêm: Nếu có phosgen thì ethanol sẽ tác dụng với phosgen để sinh trở lại chloroform.
thân ái

truyenonline1803
07-12-2008, 03:26 PM
Em xin nói thêm một số pứ điều chế photgen nữa nhé ^^
CO + Cl2 ánh sáng thích hợp ~~> COCl2
CCl4 + Mn2O7 + H2O ~~> COCl2+ MnO2 + H2O
MoO4 2- + CO32- + HCl ~~> Mn2O7 2- + COCl2

truyenonline1803
07-12-2008, 03:28 PM
Clorofom bị oxi hóa trong không khí khi có mặt ánh sáng sẽ tạo ra photgen rất độc. trong quá trình bảo quản Clorofom người ta cho thêm một ít rượu etylic. các bạn giải thích giúp mình vì sao phải dùng rượu etylic để bảo quản Clorofom kô ? cảm ơn nhiều:24h_046:


Theo em thì vì ancol etylic có sự phân cực không lớn lắm vì thế trong môi trường này quá trình tạo photgen xảy ra rất hạn chế và ở một lượng rất nhỏ, vốn rằng sự tạo ra photgen cần có sự phân tách lưỡng cực tương đối lớn. Các dung môi quá phân cực hoặc không phân cực đều không thuận tiện cho quá trình bảo quản nó vì đơn giản nó càng làm cho pứ xảy ra nhanh hơn ^^ <có gì sai xin góp ý cho em ạ>:24h_068:
Và một ý nữa các anh đã nói ở trên, pứ tái tạo và phản ứng tạo ra các sản phầm tương đối ít độc hơn cũng là nguyên nhân chủ yếu !

sniperpro
07-13-2008, 08:30 AM
giúp em làm bài này với
nhận bít 5 dd acid sau:
HNO3,H2SO4,H3PO4,HF,HCl bằng 1 hóa chất duy nhất

asley
07-13-2008, 05:14 PM
:welcome (Em post bài jùm bác ashley!!! Mọi ng júp bá ấy!!!
một dd có 3ion :Zn2+,Mg2+,Br- Nếu lấy100mlddA thì pư vừa đủ với 200mldd AgNo3 o,4M.Nếu cho NaOH dư vào 100mlddA thì dc kết tủa.Lấy kết tủa đem đun nóng cho đến khi khối lường không đổi thu dc 0,4g chất rắn.Nồng độ các ion trong dd là
A: 0,2 0,1 0,8
B:0,3 0,1 0,8
C 0,15 0,2 o,8
D o,3 0,15 0,8
cám ơn mọi người nhìu lém thiệt sự là cần gấp

bluenight
07-13-2008, 05:28 PM
:24h_115: đáp án là B: 0,3; 0,1; 0,8
Bài giải
- Gọi a, b, c lần lượt là số mol của Zn2+, Mg2+, Br-
- Định luật bảo toàn điện tích: 2a + 2b = c (1)
- TN1:
Ag+ + Br- -> AgBr
-> 2a+2b = 0.08 (2)
-TN2: NaOH dư Zn+ tạo (ZnO2)2-
Mg2+ + 20H- -> Mg(OH)2 -> MgO + H2O
-> 40b = 0.4 (3)
Từ pt (1), (2), (3) suy ra được kết quả!!
Thân

letrongnghia
07-14-2008, 08:18 AM
Em học lớp 8->9 nên dừng có giải bằng cách trình độ cao hơn giùm em :chaomung
Bài 1:
Cho 0.2 mol CuO tan hết vừa hết đủ trong dd H2SO4 20%. Sau đó, làm alnh5 dd xuống 10*C.
Tính m tinh thể CuSO4.5H2O tách khỏi dd, biết S của CuSO4 ở 10*C: 17,4g trong 100g H2O.
Bài 2
M là dd chứa 0,8 mol HCL. N la dd chứa hỗn hợp 0,2 moal Na2CO3 và 0,5 mol NaHCO3.
a) Thí nghiệm 1 : Đổ từ từ dd M vào dd N
b) Thí nghiệm 2 : Đổ từ từ dd N vào dd M
c) Thí nghiệm 3 : Trộn nhanh 2dd M và N.
Tính V khí (đktc) bay ra sau khi đổ hết dd này vào dd kia ở mỗi thí nghiệm.

Các anh chị giải giùm em nha! :smile:

tieulytamhoan
07-14-2008, 09:34 AM
Bài 1:
Cho 0.2 mol CuO tan hết vừa hết đủ trong dd H2SO4 20%. Sau đó, làm alnh5 dd xuống 10*C.
Tính m tinh thể CuSO4.5H2O tách khỏi dd, biết S của CuSO4 ở 10*C: 17,4g trong 100g H2O.
Bài 1 hình như thiếu thể tích dung dịch bạn ah. Bạn xem lại hộ mình cái nhé.
Bài 2
M là dd chứa 0,8 mol HCL. N la dd chứa hỗn hợp 0,2 moal Na2CO3 và 0,5 mol NaHCO3.
a) Thí nghiệm 1 : Đổ từ từ dd M vào dd N
b) Thí nghiệm 2 : Đổ từ từ dd N vào dd M
c) Thí nghiệm 3 : Trộn nhanh 2dd M và N.
Tính V khí (đktc) bay ra sau khi đổ hết dd này vào dd kia ở mỗi thí nghiệm.

Các anh chị giải giùm em nha! :smile:
n(CO3)2- = n(Na2CO3) = 0.2 mol
n(HCO3)- = n(NaHCO3) = 0.5 mol
n(H+) = n(HCl) = 0.8 mol

H+ + (CO3)2- ---> (HCO3)-
H+ + (HCO3)- ---> CO2 + H2O
2H+ + (CO3)2- ---> CO2 + H2O

Ta thấy cho dù rót dd M vào trước hay N vào trước, cách trộn ra sao (trong 3 trường hợp a, b, c) thì số mol khí CO2 sinh ra đều bằng nhau và bằng 0.6 mol
=> V (CO2) đktc = 0.6*22.4 = 13.44 (lít)

golddawn
07-14-2008, 09:48 AM
Bài 1 hình như thiếu thể tích dung dịch bạn ah. Bạn xem lại hộ mình cái nhé.

Không thiếu đâu tiểu lý tầm hoan. Em xem lại đề cho kỹ đi. Thân,
Bye

letrongnghia
07-14-2008, 09:57 AM
n(CO3)2- = n(Na2CO3) = 0.2 mol
n(HCO3)- = n(NaHCO3) = 0.5 mol
n(H+) = n(HCl) = 0.8 mol

H+ + (CO3)2- ---> (HCO3)-
H+ + (HCO3)- ---> CO2 + H2O
2H+ + (CO3)2- ---> CO2 + H2O

Ta thấy cho dù rót dd M vào trước hay N vào trước, cách trộn ra sao (trong 3 trường hợp a, b, c) thì số mol khí CO2 sinh ra đều bằng nhau và bằng 0.6 mol
=> V (CO2) đktc = 0.6*22.4 = 13.44 (lít)[/QUOTE]

Sai rùi!
Cô em nói là phài có 3 kết quả khác nhau lận

letrongnghia
07-14-2008, 09:59 AM
Không thiếu đâu tiểu lý tầm hoan. Em xem lại đề cho kỹ đi. Thân,
Bye

Không phải thiếu thể tích đâu. Em viết đủ đó không thiếu cái gì hết:welcome (

golddawn
07-14-2008, 10:18 AM
n(CO3)2- = n(Na2CO3) = 0.2 mol
n(HCO3)- = n(NaHCO3) = 0.5 mol
n(H+) = n(HCl) = 0.8 mol

H+ + (CO3)2- ---> (HCO3)-
H+ + (HCO3)- ---> CO2 + H2O
2H+ + (CO3)2- ---> CO2 + H2O

Ta thấy cho dù rót dd M vào trước hay N vào trước, cách trộn ra sao (trong 3 trường hợp a, b, c) thì số mol khí CO2 sinh ra đều bằng nhau và bằng 0.6 mol
=> V (CO2) đktc = 0.6*22.4 = 13.44 (lít)

Sai rùi!
Cô em nói là phài có 3 kết quả khác nhau lận
Nói chung là những bài toán như vậy không nên đưa ra cho cấp 2 học. Vấn đề nằm ở đây là tương quan nồng độ giữa hai chất phản ứng với nhau. Golddawn nói rõ hơn như sau:
Trộn từ từ dung dịch M vào dung dịch N: Dung dịch N là đệm Na2CO3 và NaHCO3 (đệm em có thể hiểu là một dung dịch gồm một muối của một acid yếu vối acid yếu đó). Khi cho từ từ dung dịch M vào N, nồng độ HCl trong M sẽ bị N pha loãng ra nhanh chóng cùng với quá trình trung hòa HCl bởi Na2CO3 tạo thành NaHCO3. Giai đoạn đầu không có khi xuất hiện cho tới khi toàn bộ Na2CO3 chuyển thành NaHCO3, nghĩa la lúc cho được 1/4 dung dịch M vào N. 3/4 còn lại sẽ tác dụng với 0.7 mol NaHCO3 (0.2 + 0.5) để sinh ra 0.6 mol khí CO2.
Bây giờ nếu cho từ từ N vào M. Lập luận tương tự sẽ thấy chỉ cần cho 8/9 dung dịch N vào M sẽ trung hòa hoàn toàn N để tạo ra 0.7*8/9 mol khí CO2. Lưu ý là số mol CO2 thì giống nhau như thành phần dung dịch thu được hoàn toàn khác nhau. Trộn M vào N chỉ thu được NaHCO3, trộn N vào M thì cả Na2CO3 và NaHCO3 đều còn lại.
Trộn nhanh N với M vào nhau thì số mol CO2 sẽ nằm giữa hai số mol trên.
Bye

tieulytamhoan
07-14-2008, 10:27 AM
Bài 1:
Cho 0.2 mol CuO tan hết vừa hết đủ trong dd H2SO4 20%. Sau đó, làm alnh5 dd xuống 10*C.
Theo như câu này thì mình có thể hiểu là CuO pứ hết, còn H2SO4 thì...? Mình hiểu H2SO4 dư cũng được chứ hả?!
Không phải có ý bắt bẻ văn từ của bạn nhưng mình thấy nếu nói pứ là đủ đối với cả 2 thì mình chỉ gặp: "cho 0.2 mol CuO pứ vừa đủ với dd H2SO4 20%..." chứ chưa gặp cách nói như đề bài của bạn...hix hix...