PDA

View Full Version : Bảo vệ bề mặt


tigerchem
01-03-2008, 01:27 PM
Hằng ngày chúng ta sử dụng rất nhiều món đồ luôn đi theo bên mình như vật bất ly thân,
ví dụ điện thoại di động, mắt kính, laptop, đồng hồ, nữ trang và gần đây là mũ bảo hiểm...
hưng sau khi dùng 1 thời gian thì lớp bề mặt sẽ dần bị mòn, trầy xước do va chạm hoặc bị môi trường ăn mòn.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để bảo vệ lớp bề mặt đó luôn như mới?

Với những vật nhỏ như mắt kính, đồng hồ (diện tích bề mặt nhỏ) thì trước đây em dùng sơn móng tay loại trong suốt để sơn lên, khi nào hết lớp cũ thì sơn lại.

Với những bề mặt lớn như điện thoại di động thì dùng nilong có keo như các tiệm thường làm.

Em xin hỏi ngoài những cách trên chúng ta còn cách nào khác hiệu quả và tiết kiệm hơn không?

Nếu dùng TiO2 thì sao? ^_^

napoleon9
01-03-2008, 07:46 PM
chất bảo vệ bề mặt thì như bạn nói ở trên thì nếu ta dùng những chất độn vào sản phẩm nhựa ngay từ đâu thì sẽ giảm được sự mày mòn và sự lão hóa của sản phẩm trong quá trình sử dụng:
ở đây mình xin đóng góp ý của mình:
ta có thể dùng chất dộn chống mài mòn và lão hóa như :
1/silice thiên nhiên : Diatosil A44 có cơ tính tốt và Silitin N
2/kieselguhr : có nhiều trong rong nước ngọt và nhiều nhất là trong rong biển.
3/Talc : (4SiO2,3MgO,H2O)

tài liệu tham khảo : công nghệ học cao su (1987)

còn trên bạn đệ nghị dùng TiO2 thì cho mình hỏi bạn dùng nó thế nào nè? bạn đưa vào trong sản phẩm lúc sản xuất hay bạn phủ lên lớp ngoài của vật liệu ( mà TiO2 là chất bột nên bạn phủ làm sau?)
theo mình được biết thì TiO2 được cho vào sơn hay của kính vì nó tác dụng diệt khuẩn mạnh, không bám bụi nên dễ lao chùi, không đóng rong rêu....
có gì thảo luận thêm

tigerchem
01-03-2008, 10:30 PM
Hihi, ý mình như thế này, ở đây chúng ta bảo vệ các bề mặt của vật liệu đã sản xuất rồi.

Tức là chúng ta đã cầm cái điện thoại, món nữ trang, cái mũ bảo hiểm trên tay, nhà sản xuất đã làm tất cả để bảo vệ bề mặt đó trên vật liệu nền, vấn đề của chúng ta bây giờ là gia cố thêm cho chắc bền đẹp trên thành phẩm thôi.

Ví dụ mình bị cận, ngày nào cũng phải đeo kiếng nhưng mồ hôi, chất bẩn, bụi bặm, không khí dần dần ăn mòn gọng kiếng (ra teng), do đó mình dùng sơn móng tay loại không màu để bảo vệ bề mặt bên ngoài, "hi sinh" cho lớp mạ của gọng kiếng, sau 1 thời gian lớp sơn bay đi, mình lại sơn lớp khác lên.

Với điện thoại di động thì mình tường thấy người ta dán 1 lớp nilong có keo lên để bảo vệ, ngoài ra với những bề mặt như dây chuyền, đồng hồ thì mình thấy người ta xịt lên 1 lớp sơn, không rõ sơn gì những rất bóng loáng và thơm mùi ester.

Đó là lý do mình post bài này lên mục ứng dụng.

Chúng ta có thể ứng dụng kiến thức hoá học vào đời sống không, ở đây là bảo vệ bề mặt những món đồ dùng hằng ngày, có giá trị cao, cần bảo quản lâu dài.
Ah, còn 1 món nữa là đồ lư hương, bình gốm sứ... những đồ này cũng cần bảo vệ bề mặt.

Mong anh em đóng góp ý kiến thêm.

Sẵn đây cũng xin hỏi, ở ngoài đường thấy bán những cây que phát sáng rất nhiều,
giá khá rẻ, khoảng 3-10k / cây,
nhưng tìm hiểu thì thấy để phát quang như thế không đơn giản tí nào, rẻ nhất cũng là ester phenyl oxalat, trong môi trường nito, cơ chế cũng phức tạp rắc rối,
chẳng hiểu sao người ta bán rẻ thế.
Ai có kinh nghiệm share hen.
Thân