PDA

View Full Version : một vài câu hỏi


niteo4_xp
01-10-2008, 07:33 PM
mình có mấy thắc măc về những cái thường thấy trong cuộc sông thôi,các bạn thử giải thích xem nhé
1.tai sao khi người ta muốn thử xem nước có sắt hay không người ta lại dùng nước chè?
2.khi nhỏ nước oxi già(H2O2) vào vết thương ta thường thấy sủi bọt.ao thế nhỉ?

napoleon9
01-10-2008, 11:42 PM
theo mình nghĩ thì
1/ trong nước chè có nhiều chất hữu cơ có khả năng tạo phức ( do có hệ liên kết pi liên hơp), nếu có ion Fe thì nó sẽ tạo phức với các chất trong chè có thể tạo ra phức màu hay kết tủa.
anh em có gì bổ sung nha ! mình chưa làm thí nghiệm này lần nào , thông cảm
2/ trong nước oxi già khi tiếp xúc với vết thương, oxi già (H2O2) có tính oxi hoá mạnh do nó giải phóng ra oxi nguyên tử. khi tiếp xúc vết thương oxi nguyên tử có tính oxi hoá mạnh sẽ có tác dụng sát trùng sát khuẩn mạnh, khi đó nó sẽ tạo thành oxi phân tử tạo nên sủi bọt khí .
thân

khanh
01-10-2008, 11:43 PM
Em lại nghĩ nếu có ion có lẽ đó là ion acetat do màu của ion này khi tạo phức với Fe3+ là màu đỏ chè :D

Scooby-Doo
01-11-2008, 12:13 AM
mình có mấy thắc măc về những cái thường thấy trong cuộc sông thôi,các bạn thử giải thích xem nhé
1.tai sao khi người ta muốn thử xem nước có sắt hay không người ta lại dùng nước chè?
2.khi nhỏ nước oxi già(H2O2) vào vết thương ta thường thấy sủi bọt.ao thế nhỉ?

Câu 1: Trong chè có chứa nhiều tannin (chất tạo vị đắng) là các polyphenol có đơn vị cơ bản là gallic acid hay ellagic acid. Chúng ta đều biết phenol có khả nang tạo phức với một số ion kim loại chuyển tiếp và thường có hiện tượng đổi màu. Đây cũng là phản ứng đặc trưng dùng để nhận biết các dung dịch có chứa phenol. (Lần trước, Minh Trực đã cắt nghĩa rất rõ hai chữ “nhận biết” và “phân biệt”!). Khi ta nhỏ nước có ion sắt vào trong dung dịch phenol, ta sẽ thấy có hiện tượng đổi màu. Tùy nồng độ của ion sắt có trong mẫu mà dung dịch sẽ có màu vàng sậm, đỏ, đỏ tím hoặc tím đậm. Có lẽ vậy mà nhỏ nước có chứa ion sắt vào chè co hiện tượng đổi mà do tạo phức giũa tannin và ion sắt. Không biết có còn nguyên nhân nào khác không?

Ngoài ra, các polyphenol là các chất chống oxi hóa rất tốt. Trong máu của người luôn tồn tại nhiều chất oxi hóa chẳng hạn như NO, NO2,.. nên uống trà nhiều sẽ giúp giảm hàm lượng các chất oxid hóa có hại cho cơ thể. Có lẽ vậy trà có lợi cho sức khỏe con người. Nhưng mặt khác nếu giảm nhiều NO, NO2 quá cũng không tốt vì sẽ dẫn đến rối loạn huyết áp. Nói chung cái gì cũng vừa phải là tốt nhất.

Rượu vang đỏ cũng có tác dụng chống oxid hóa rất tốt vì rượu vang đỏ cũng chứa rất nhiều polyphenol. Năm ngoái, khi mình đi dự hội quốc tế về các hợp chất có hoạt tính dươc học ở Kaiserlautern, có một ông TS Hóa học- BS Y Khoa báo cáo bài nghiên cứu về tác động của rượu vang đỏ lên hệ thống tuần hoàn. Cuối cùng ông kết luận uống mỗi ngày 1-2 ly rượu vang đỏ là tốt nhất. Vậy mà đến lúc party, ông không đụng đến một giọt rượu nào hết. Mọi người hỏi tại sao, ông ấy chỉ cười. Pó tay!!!

Câu 2: em có thể đọc thêm trong đây
http://en.wikipedia.org/wiki/Hydrogen_peroxide

quynhthi
01-12-2008, 11:26 PM
chị rất đồng quan điểm với SD, các hợp chất polyphenol mang tính oxy hóa khử trong trà làm tủa sắt, nếu để nước trà một thời gian lâu sẽ thấy kết tủa, chính là các hợp chất polyphenol mạch ngắn liên kết tạo mạch dài và tủa, polyphenol thường có vị đắng nên trong sản xuất bia rượu, người ta phải ủ bia rượu trong một thời gian để tủa và loại polyphenol tạo vị ngon hơn cho sản phẩm. Nước là trung tính, nếu có hiện tượng ion gì đó thì làm sao mình có thể uống được.
Hiện nay, chúng ta vẫn chưa biết chính xác các hợp chất polyphenol trong trà... là như thế nào? Chính các hợp chất này mà nhiều người cho rằng trà rất tốt cho cơ thể, nhưng nhiều người lại cho rằng hợp chất ở hàm lượng rất thấp nên hầu như không có ích lợi gì cả !!??!!