PDA

View Full Version : Hiện tượng bề mặt


linh
04-16-2006, 08:33 AM
hiện tượng phù là gì?
chất keo là gi?mực in có phải chất keo ko?vì sao?
hiện tượng thẩm thấu là gi?
tại sao khi nhún ống thủy tinh vào nước thì bề mặt chất lỏng bên trong có dạng lõm còn trong thủy tinh là lồi?
xin thầy giải thích giúp em!

La Tan
07-07-2006, 09:02 AM
hiện tượng phù là gì?
chất keo là gi?mực in có phải chất keo ko?vì sao?
hiện tượng thẩm thấu là gi?
tại sao khi nhún ống thủy tinh vào nước thì bề mặt chất lỏng bên trong có dạng lõm còn trong thủy tinh là lồi?
xin thầy giải thích giúp em!
Sao ko ai trả lời cho linh hết vậy ha?
Mình ko rõ chất keo với dung dòch keo có gì khác nhau ko!!!! :chabit (
Hiện tượng thẩm thấu là hiện tượng dung môi đi từ nơi có nồng độ thấp vế nơi có nồng độ cao->gây ra hiện tượng san bằng nồng độ.Ví dụ như khi muối dưa chua cuõng là 1 hiện tượng thẩm thấu.
khi nhúng ống thủy tinh vào nước thì bề mặt chất lỏng bên trong có dạng lõm do nước là chất thấm ướt tốt trên bề mặt thủy tinh.
Anh em ai hiểu rõ phần này xin chỉ :chabit ( :doivien( :nhau ( :ninja1 ( :phuthuy ( giáo

hoangcyberchem
07-07-2006, 11:07 AM
Câu hỏi này không ai trả lời hết có lẽ do cụm từ "hiện tượng phù" quá lạ lẫm trong hóa học chăng? linh có thể đưa ra tên của "hiện tượng phù" bằng tiếng Anh không?

Trong hóa học có thuật ngữ "huyền phù" là một hệ keo giữa chất rắn phân tán trong môi trường chất lỏng.
Vd: Sữa là một hệ keo giữa các hạt sữa rắn không tan trong nước---> gọi là huyền phù.

Một tính chất quan trọng của hệ keo là tính phân tán ánh sáng, làm cho hệ keo bị đục.

Keo dán là một polymer dùng để kết dính 2 bề mặt chất rắn lại với nhau. Nhưng như các bạn thấy đó, keo Bình minh, keo 504, keo con voi,... đều trong suốt cả, chứng tỏ keo dán không được xếp vào hệ keo.

Mực in là một hệ keo, các hạt mực phân tán trong môi trường nước hay 1 dung môi hữu cơ nào đó. Khi in, hệ keo này được phun lên giấy, và giấy được đi qua một hệ thống sấy để làm bay dung môi đi.

Nếu muốn tìm hiểu thêm các thuật ngữ như hệ phân tán, nhũ tương, keo khí, keo tụ,... thì có thể tam khảo cuốn Hóa Keo của Thầy Hà Thúc Huy.

Thân.

leejunanh
10-27-2006, 11:22 AM
Ban SV nao muon hieu ro them ve cac hien tuong Sol-gel, hien tuong be mat, hien tuong Micelle hoa thi hoac la tra cuu trong sach Hoa Keo cua Thay Ha Thuc Huy nhu ban Hoangcyberchem da noi, hoac co the lien he voi cac anh chi can bo ben Bo Mon khoa hoc Vat lieu o phong Bo Mon Khoa Hoc Vat Lieu Lau 2 day nha F de duoc cac anh chi huong dan giai thich cu the thi hay hon.

Teppi
09-24-2008, 01:35 PM
Keo dán là một polymer dùng để kết dính 2 bề mặt chất rắn lại với nhau. Nhưng như các bạn thấy đó, keo Bình minh, keo 504, keo con voi,... đều trong suốt cả, chứng tỏ keo dán không được xếp vào hệ keo.

Mực in là một hệ keo, các hạt mực phân tán trong môi trường nước hay 1 dung môi hữu cơ nào đó. Khi in, hệ keo này được phun lên giấy, và giấy được đi qua một hệ thống sấy để làm bay dung môi đi.

Mình muốn củng cố lại cho rõ vấn đề này.

Thuật từ keo trong tiếng Việt là nói chung cho cả hệ phân tán ( vd keo mixen) và chất keo dính. Cho nên, khi tìm hiểu thì chúng ta cần phải làm rõ là nó thuộc lĩnh vực nào - hóa lý hóa keo hay vật liệu học.

Chất keo dính không phải chỉ là dung dịch ( chất kết dính hòa tan trong dung môi thực) mà còn có thể ở dạng nhũ tương (chất kết dính phân tán dạng hạt keo mixen trong mội trường liên tục của nước...) hoặc tự thân chất đó.

fushina
09-24-2008, 05:34 PM
hiện tượng phù là gì?
tại sao khi nhún ống thủy tinh vào nước thì bề mặt chất lỏng bên trong có dạng lõm còn trong thủy tinh là lồi?
Hiện tương nước bên trong thủy tinh có dạng lõm là do thủy tinh dính ướt tốt với nước, khi đó thì lực hút giữa các phân tử chất rắn ở thành bình và các phân tử nước kéo mép chất lỏng lên thành 1 mặt lõm. Khi chất lỏng không dính ướt thành bình thì lực hút giữa các phân tử chất lỏng kéo mép chất lỏng hạ xuống làm cho bề mặt chất lõng có dạng lồi.
Còn hiện tượng "phù" thì theo mình đó là hiện tượng hay là trạng thái "huyền phù" của các chất, nếu là hiện tượng này thì là do chất tan tan trong nước là những hợp chất có kích thước phân tử lớn, nó ích chuyển động mà lơ lửng trong nước tạo nên trạng thái huyền phù.

huyngoc
09-24-2008, 05:41 PM
"Còn hiện tượng "phù" thì theo mình đó là hiện tượng hay là trạng thái "huyền phù" của các chất, nếu là hiện tượng này thì là do chất tan tan trong nước là những hợp chất có kích thước phân tử lớn, nó ích chuyển động mà lơ lửng trong nước tạo nên trạng thái huyền phù. "
thật vậy sao ? thế mà mình không biết đấy hì hì