PDA

View Full Version : câu hỏi thực tập Hóa Lý 1


funny_diary
03-22-2008, 12:24 PM
mình có 1 số câu hỏi , xin mọi người chỉ júp nha!!!
1) trình bày các jai đọan của quá trình hòa tan ? liên hệ giữa nhiệt của phản ứng hòa tan và nhiệt của các giai đoạn hòa tan?
2) để xác định nhiệt nóng chảy của 1 chất dựa trên độ tan, ta phải dùng loại dung môi nào?
3) có thể xác định nhiệt nóng chảy của KCl từ sự phụ thuộc giữa độ hòa tan của KCl trong nước và nhiệt độ ko? giải thích ?
cám ơn mọi người nhìu !!!

trannguyen
04-15-2008, 10:37 PM
tại sao CCl4 có nhiệt độ sôi tinh chất là 76 đô C.
ethanol có nhiệt độ sôi tinh chất là 78 mà hỗn hợp của nó có nhiệt độ sôi tùy theo hỗn hợp có thể xuống tới 65 độ C được?
không biết có sự nhầm lẫn gì ở đây hay có nguyên tắc nào đó mà mình không biết không nữa mong các bạn và anh chị giải đáp giúp.
xin cám ơn nhiều.

tieulytamhoan
04-15-2008, 10:53 PM
tại sao CCl4 có nhiệt độ sôi tinh chất là 76 đô C.
ethanol có nhiệt độ sôi tinh chất là 78 mà hỗn hợp của nó có nhiệt độ sôi tùy theo hỗn hợp có thể xuống tới 65 độ C được?
không biết có sự nhầm lẫn gì ở đây hay có nguyên tắc nào đó mà mình không biết không nữa mong các bạn và anh chị giải đáp giúp.
xin cám ơn nhiều.
Không có gì bất thường đâu bạn ah. Đó là điểm cộng phị của hỗn hợp 2 dd đó. Bạn tham khảo thêm các giản đồ pha lỏng-lỏng và sách hóa lý 1 của thầy Chu Phạm Ngọc Sơn nha. Chúc học tốt! Thân!

trannguyen
04-16-2008, 12:44 PM
đúng là em chọn 65 trùng ngay với điểm đẳng phí.
à! tại em suy nghĩ vậy nè
đơn giản là nhiệt độ sôi của cả hỗn hợp phải nằm trong khoảng hai giá trị nhiệt độ sôi của hai chất A và B
mình nghĩ giải thích cho chỗ nay như vậy được không nha.
như vậy có phải chăng là lúc mình lấy hơi ngưng đó chưa phải là lúc dung dịch sôi, sự bay hơi đây có chỉ diễn ra lúc sôi đây phải không nè.còn việc mình cho đá bọt vào tạo điều kiện cho việc bay hơi dể dàng hơn nên đã thấy bọt khí thoát ra ngay trên đá bọt và lầm tưởng đó là đã sôi.
nếu ta để cho dung dịch thật sự sôi sùng sục như dun sôi nước vậy Nghĩa nghĩ là sẽ thu được nhiệt độ sôi vào khoảng 77 đến 78 độ.
góp ý cho lời nhận xét của mình nha

trannguyen
04-16-2008, 12:48 PM
giản đồ pha trong sách có câu log n ở 20 độ C tuyến tính với phân mol của CCl4 vậy là mình nghĩ rằng đường chuẩn n và phân mol CCl4 sẽ không cho được đường thẳng (mà cho đường cong-là em nghĩ vậy thôi)và thế là vẽ theo log n và phân mol
đường chuẩn mình vẽ ra rất chuẩn.
mấy thầy cho em hỏi tại sao vẽ theo logn và theo n đều cho ra đường thẳng. trong giáo trình thì huớng dẫn vẽ theo n chứ không theo log n

nanoman
04-17-2008, 11:32 PM
đúng là em chọn 65 trùng ngay với điểm đẳng phí.
à! tại em suy nghĩ vậy nè
đơn giản là nhiệt độ sôi của cả hỗn hợp phải nằm trong khoảng hai giá trị nhiệt độ sôi của hai chất A và B
mình nghĩ giải thích cho chỗ nay như vậy được không nha.
như vậy có phải chăng là lúc mình lấy hơi ngưng đó chưa phải là lúc dung dịch sôi, sự bay hơi đây có chỉ diễn ra lúc sôi đây phải không nè.còn việc mình cho đá bọt vào tạo điều kiện cho việc bay hơi dể dàng hơn nên đã thấy bọt khí thoát ra ngay trên đá bọt và lầm tưởng đó là đã sôi.
nếu ta để cho dung dịch thật sự sôi sùng sục như dun sôi nước vậy Nghĩa nghĩ là sẽ thu được nhiệt độ sôi vào khoảng 77 đến 78 độ.
góp ý cho lời nhận xét của mình nha
1. Cho đá bọt vào để tránh hiện tượng quá sôi, bong bóng khí trên đá bọt là không khí hòa tan trong chất lỏng hoặc hơi chất lỏng bám vào (không gây ra lầm tưởng nào về nhiệt độ sôi ở đây cả!). Recall: nhiệt độ sôi là nhiệt độ tại đó áp suất hơi của chất lỏng trên bề mặt bằng áp suất môi trường xung quanh.
2. Sôi sùng sục (nhiều bọt khí thoát ra đồng thời) chính là hiện tượng quá sôi đấy (nhiệt độ lúc đó lớn hơn nhiệt độ sôi thực)

trannguyen
04-26-2008, 08:44 PM
mình kiểm tra rồi cả hai đều là đường thẳng hết

thuydung
05-02-2008, 03:27 PM
to nanoman:

Sôi sùng sục (nhiều bọt khí thoát ra đồng thời) chính là hiện tượng quá sôi đấy (nhiệt độ lúc đó lớn hơn nhiệt độ sôi thực)

theo mình biết thì không có khái niệm quá sôi trong hóa học, chất lỏng chỉ sôi tại một nhiệt độ xác định dưới áp suất xác định (và tất nhiên là thành phần dung dịch không được thay đổi trong suốt quá trình sôi)
Trong thí nghiệm của các bạn rất dể bị mắc sai số khi đun liên tục, vì hệ không kín hoàn toàn (do hở ở khớp nối, nước hoàn lưu không đủ lạnh, cột hoàn lưu ngắn...) nên khi đun lâu, thành phần dung dịch thay đổi dẩn đến nhiệt độ sôi thay đổi.

Trong phòng thí nghiệm đã ghi chú là hệ có điểm cộng phị mà các bạn không chịu đọc.
atbu: trước khi vào phòng thí nghiệm các bạn cần nắm vững lý thuyết

trannguyen
05-03-2008, 05:38 PM
hơ hờ
atbu: trước khi vào phòng thí nghiệm các bạn cần nắm vững lý thuyết
với câu này nữa Trong phòng thí nghiệm đã ghi chú là hệ có điểm cộng phị mà các bạn không chịu đọc.
nghe mà choáng à.

các bạn hơi hơi nặng lời đấy. nhung mà thôi vấn đề đó nhỏ như con thỏ nên bỏ qua đi ha.
để mình hỏi lại câu hỏi cho các bạn thấy cần vững lý thuyết đến đâu ha?
chất A và chất B có nhiệt độ sôi tinh chất ở khoảng 77-79 độ
hơi ngưng được lấy ở nhiệt độ thấp hơn rất nhiều (60). lấy hơi ngưng phải lấy lúc sôi đúng không. vậy 60 là nhiệt gì? nhiệt độ sôi à! nhiệt độ sôi của hỗn hợp sao lậi nhỏ hơn khoảng nhiệt độ sôi của 2 tinh chất. không thấy vô lý à! vậy vấn đề có còn nằm trong quyển giáo trình vài trăm trang không.
những từ khó nghe vậy xin các bạn ..... đừng làm mất lòng nhau dù chỉ là ở trên một diễn dàn.chào các bạn
à với lại việc lấy hơi ngưng đúng là như bạn nói đun quá lâu thì thành phần hh sẽ thay đôi. nhưng không có ai đun lâu đâu mà bạn sợ. khi có dấu hiệu có thể lấy hơi ngưng là ai cũng nhào đi lấy để tiết kiệm thời gian rồi nên bạn không phải sợ đâu.
còn cái dụ "quá sôi thì sao" ai có thâm niên xin giải thích hộ đi:chautroi

thuydung
05-03-2008, 10:21 PM
Bạn tieulytamhoan nhắc đến sách của thầy Sơn mới nhớ: có một ví dụ thầy ghi nhầm.
Cuốn sách mình mua xuất bản năm 1998 (Nhiệt động, hóa học cơ bản, tập II), trang 79, dòng thứ 9 từ trên xuống, có ghi ví dụ hệ nước và rượu là hệ sai lệch âm so với ĐL Raoult là bị nhầm rồi. Không biết sách mới có sửa chổ này chưa.
Ở áp suất 1,013 bar, ethanol và nước tạo điểm cộng phị dưới ở 78,174 độ, ethanol sôi ở 78,3 độ. Vậy hệ phải sai lệch dương so với định luật Raoult mới đúng.
Tham khảo: Physical Chemistry 6th, Robert A. Alberty, John Wiley & Sons Pub., trang 143

thuydung
05-04-2008, 02:46 PM
Mình kiểm tra lai cuốn sách mới, xuất bản năm 2001 cũng chưa sửa lại chổ nhầm này, xem trang 25, dòng 8 (từ trên xuống)

Scooby-Doo
05-04-2008, 04:30 PM
Tui chưa đọc kỹ thảo luận trong chủ đề này nên chỉ muốn góp ý về khái niệm hiện tượng quá sôi (over boiling). Ý tưởng cho rằng khi đun một chất lỏng bằng cách đun thông thường (bếp điện, bếp đun bình cầu, bếp cách thủy, …) một dung dịch, khi dung dịch sôi sung sục là chính là hiện tượng quá sôi do nhiệt độ sôi lúc này lớn hơn nhiệt độ sôi thật ra không chính xác.

Trước đây do có làm về microwave chemistry nên tui đã thử đun một vài dung môi tinh khiết bằng bếp điện rồi cắm nhiệt kế vào để theo dõi sự thay đổi nhiệt độ. Nhiệt độ của nhiệt kế không thay đổi gì cả. Bạn có thể theo dõi dễ dàng bằng cách đun một becher hay erlen hay ấm nước tinh khiết (ví dụ nước cất hai lần), rồi cắm nhiệt kế trong lòng dung dịch (đừng cho chạm vào thành vật dụng), ngay cả khi nước bay gần hết, nhiệt độ của nhiệt kế cũng không thay đổi. Nếu ngay từ đầu dung dịch bắt đầu sôi vài phút, mà nhiệt kế chỉ nhiệt độ sôi của chất lỏng cao hơn hay thấp hơn giá trị thông thường thì nên đổi nhiệt kế khác để theo dõi. Vì loại nhiệt kế thường có sai số +/- 3 oC. Nếu dùng nhiệt kế tốt mà nhiệt độ sôi tăng dần khi chất lỏng bay hơi là do mẫu dung môi sử dụng làm TN không tinh khiết, có lẫn tạp chất có nhiệt độ sôi cao hơn mẫu dung môi.

Không tính trường hợp sử dụng nồi hơi áp suất (“nồi súp dê!!!:nhamhiem”), hiện tượng quá sôi còn có thể quan sát dễ dàng khi đun chất lỏng bằng lò microwave (MW) vì đun nóng bằng microwave là hiện tượng đun nóng nội, nhiệt được cấp rất nhanh trong thời gian tính bằng giây hay phút dẫn đến hiện tượng chậm sôi trong chất lỏng (nhất là với những dụng cụ thủy tinh mới) nên nhiệt độ trong lòng chất lỏng cao hơn nhiệt độ sôi thông thường. Ngoài ra áp suất hơi trên mặt thoáng khi đun bằng microwave cao hơn đun bình thường, điều này ngăn cản các phân tử chất lỏng khác thoát ra khỏi lòng dung dịch nên cũng góp phần dẫn đến hiện tượng quá sôi.

Dưới đây là bảng nhiệt độ sôi của một số chất lỏng khi đun bằng microwave (MW) so với cách đun thông thường. Chênh lệch nhiệt độ quá sôi được tính ra ở cột thứ ba.
http://img265.imageshack.us/img265/7420/microwaveee6.jpg

Ngoài ra CCl4 là dung môi rất độc hại cho môi trường và nhiều cơ quan của người (như gan, thận, mắt,...) nên chỉ khi không thể tránh khỏi mới nên sử dụng. Ở nhiều nước khoảng 20-30 năm trước, CCl4 được dùng làm chất "clean dry" và bán tự do trong các cửa hàng, Người tiêu dùng chỉ việc mua về rồi thấm vào miếng giẻ hay bông gòn để chùi các vết bẩn. Hiện nay, CCl4 đã bị cấm sử dụng cho mục đích này.

bim112
05-04-2008, 09:49 PM
để mình hỏi lại câu hỏi cho các bạn thấy cần vững lý thuyết đến đâu ha?
chất A và chất B có nhiệt độ sôi tinh chất ở khoảng 77-79 độ
hơi ngưng được lấy ở nhiệt độ thấp hơn rất nhiều (60). lấy hơi ngưng phải lấy lúc sôi đúng không. vậy 60 là nhiệt gì? nhiệt độ sôi à! nhiệt độ sôi của hỗn hợp sao lậi nhỏ hơn khoảng nhiệt độ sôi của 2 tinh chất. không thấy vô lý à! vậy vấn đề có còn nằm trong quyển giáo trình vài trăm trang không.


KO có gì vô lý cả. Đối vời trường hợp hợp 2 chất có điểm cộng phị, Nhiệt độ sôi của hỗn hợp có thể thấp hơn hay cao hơn nhiệt độ sôi thành fần. Có thể giải thích điều này bằng lực tương tác giữa các thành fần trong hỗn hợp. Trong sách thực hành hóa lý có giải thích rõ lắm mà.:ngu (Bạn đọc lại sách nhé!
Đối với trường hợp EtOH và CCl4, tương tác đồng loại (EtOH-EtOH, CCl4-CCl4) mạnh hơn tương tác khác laọi (EtOH-CCl4)( Do EtOH ko hình thành liên kết hydro với CCl4 được) nên trong hỗn hợp các phân tử dễ thoát ra --> áp suất riêng fần và áp suất cũng tăng --> nhiệt độ sôi giảm:quyet (
...

thuydung
05-05-2008, 07:56 AM
Mình chưa hiểu chổ này:
Ngoài ra áp suất hơi trên mặt thoáng khi đun bằng microwave cao hơn đun bình thường, điều này ngăn cản các phân tử chất lỏng khác thoát ra khỏi lòng dung dịch nên cũng góp phần dẫn đến hiện tượng quá sôi.

Khi áp suất hơi của dung dịch cao hơn thì nhiệt độ sôi của dung dịch ấy phải thấp hơn và đồng thời các phân tử chất lỏng cũng dễ thoát ra khỏi dung dịch hơn chứ. Hay là bác Scooby-do nói ý nào khác.

Về vấn đề độc hại của CCl4 thì hiện nay Việt Nam đã cấm nhập hóa chất này ở dạng công nghiệp rồi, kể cả CHCl3 cũng vậy.

Scooby-Doo
05-05-2008, 08:35 AM
Trích:" Ngoài ra áp suất hơi trên mặt thoáng khi đun bằng microwave cao hơn đun bình thường, điều này ngăn cản các phân tử chất lỏng khác thoát ra khỏi lòng dung dịch nên cũng góp phần dẫn đến hiện tượng quá sôi."

Để lấy ví dụ cụ thể dễ hình dung hơn. Khi đun nước bằng bếp đun bình thường ở 100 oC, nước đã có thể sôi và các phân tử nước dễ dàng thoát ra khỏi chất lỏng để chuyển từ thể lỏng sang thể hơi. Tuy nhiên khi đun bằng microwave, đám mây hơi nước ngay mặt thoáng chất lỏng quá dày đặc nên ngăn cản các phân tử nước trong chất lỏng chuyển thành thể hơi trong cân bằng lỏng hơn. Khi này cần nhiều nhiệt lượng hơn (nhiệt độ cao hơn) để các phân tử nước (lỏng) chuyển thành thể hơi và có thể xuyên phá vào đám mây hơi nước này. Vì vậy cùng với nguyên nhân đun nóng nội (internal heating) khi đun bằng MW, nước sôi ở 105 oC chứ không phải ở 100 oC. Điều này giải thích khi đun nước sôi bằng vi sóng ta có cảm giác nước nóng hơn đun bằng bếp và nóng lâu hơn. Trước đây tui cứ nghĩ đó chẳng qua chỉ là cảm giác mơ hồ mà thôi nhưng sau này mới biết điều này cảm nhận này là hoàn toàn đúng!

Ngoài ra, hiện tượng trên có lẽ nên gọi là "chậm sôi" thì đúng hơn là "quá sôi" mặc dù từ dùng tiếng Anh là "over boiling"! Không biết ý các bạn thế nào?

noel274
05-11-2008, 05:08 PM
nhiệt độ hơi ngưng thường thấp hơn nhiệt độ sôi 1 chút đúng là nhiệt độ sôi của hỗn hợp thì nằm giữa nhiệt độ sôi của hai tinh chất nhưng đó là trường hợp không có cộng phị tức là thành phần trong dung dịch kô hề có tương tác với nhau còn ở đậy các thành phần trong dung dịch có tương tác với nhau nên có sự cộng phị.
Chú ý xem lại tại sao đun nóng dung dịch lại sôi

thoa
05-13-2008, 06:31 PM
cho em hỏi
Về nguyên tắc nhiệt nóng chảy của Naptalen xác định từ phương pháp đo độ hòa tan của Naftalen trong Toluen ,Xylen và CCl4 và giá trị nóng chảy lý thuyêt có giống ko ? giải thích ?

noel274
05-13-2008, 08:16 PM
theo mình nghĩ thì giá trị nóng chảy lý thuyết kô giống nhau do cấu tạo của dung môi ảnh hưởng đến độ tan của naptalen

tieulytamhoan
05-13-2008, 08:49 PM
cho em hỏi
Về nguyên tắc nhiệt nóng chảy của Naptalen xác định từ phương pháp đo độ hòa tan của Naftalen trong Toluen ,Xylen và CCl4 và giá trị nóng chảy lý thuyêt có giống ko ? giải thích ?
Tui có từng nghe nói là làm với dung môi xylene sẽ cho kết quả tốt nhất, với toluene thì cũng chấp nhận được nhưng không bằng xylene, CCl4 có lẽ là không khả quan nhất :D
Khi làm bài thí nghiệm này là phải hòa tan naphthalene, nguyên tắc hòa tan là "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã", tuy nhiên, các chất có cấu trúc tương tựu nhau sẽ tan tốt trong nhau hơn ---> dùng toluene và xylene là tốt hơn so với CCl4. Có lẽ do giá cả của xylene đắt hơn so với toluene nên các bạn chưa được thực hành trên xylene thôi nhưng tôi nghĩ vấn đề không nằm ở chỗ ấy mà vấn đề là bạn nắm được nguyên tắc làm thực nghiệm và hiểu rõ bản chất vấn đề cũng như phương pháp mà thôi :D ^^. Chúc bạn học tốt. Thân!

noel274
05-14-2008, 07:19 PM
nếu xét về cấu trúc thì xylen có 2 nhóm CH3 gắn trên vòng benzen sẽ khác naptalen nhiều về cấu trúc hơn là toluen chỉ có 1 nhóm CH3. theo lý thuyết và chọn các dung môi trong bài thực tập thì chọn benzen thì chính xác nhất nhưng có lẽ vì benzen độc và mắc hơn toluen nên ta chọn toluen. Cái này hình như cô cũng có nói là mấy anh chi năm trước vẫn làm benzen mà hình như mới đổi toluen mấy năm gần đây thôi

trannguyen
06-05-2008, 07:57 PM
trong một tài liệu viết tay của các bạn sinh viên có câu:
khi pha các dung dịch có độ nhớt thấp => cẩn thận khi pha.
mình không hiểu ý của tác giả là sao??? mà cũng không biết tác giả là ai nữa nên nhờ anh em góp ý giùm.

trong thực tập vô cơ thì có một câu cũng tương tự như vậy là khi nung kiềm chảy quặng bôxit cẩn thận khi nung khôgn để quá đặc vì KOH có độ nhớt cao.Và cũng khôgn giải thích vì sao!
:24h_046::hutthuoc( mong anh em giúp đỡ)

asley
06-05-2008, 09:37 PM
Trong vô cơ, nếu nung để KOH wá đặc sẽ dễ bắn lên ng và rất nguy hiểm do độ nhớt lúc đó cao ,mà bạn bít đó dây là kiềm sẽ còn nguy hiểm hơn cả acide đó!!!

tieulytamhoan
06-05-2008, 10:01 PM
Trong vô cơ, nếu nung để KOH wá đặc sẽ dễ bắn lên ng và rất nguy hiểm do độ nhớt lúc đó cao ,mà bạn bít đó dây là kiềm sẽ còn nguy hiểm hơn cả acide đó!!!
Acid hay kiềm đặc đều nguy hiểm cả asley ah, ko phân biệt cái nào hơn cái nào đâu ^^

trannguyen
06-06-2008, 08:17 AM
vậy là một cách rõ ràng hơn là do độ nhớt cao thì dung dịch khó sôi và -> quá sôi nên bắn dễ bắn ra ngoài giống như trường hợp điều chế nhựa bakelit trong ống nghiệm vậy đúng không nè.
vậy thì còn tại sao khi pha hai dung dịch có độ nhớt thấp trong hóa lý lại nguy hiểu . mình thấy nó vô vô lý sao đó. ( khó hiểu quá)

bluenight
06-09-2008, 09:42 PM
vậy là một cách rõ ràng hơn là do độ nhớt cao thì dung dịch khó sôi và -> quá sôi nên bắn dễ bắn ra ngoài giống như trường hợp điều chế nhựa bakelit trong ống nghiệm vậy đúng không nè.
vậy thì còn tại sao khi pha hai dung dịch có độ nhớt thấp trong hóa lý lại nguy hiểu . mình thấy nó vô vô lý sao đó. ( khó hiểu quá)

line màu o: tui hok chắc điều này nha!!!
còn line màu xanh: tui cug thấy vô lý, hay cũng có thể một số chất khi ở độ nhớt thấp nó sẽ dễ bay hơi và độc!!! có thể lắm chứ!!!
:D:24h_046:
hehe:24h_079:

trannguyen
06-10-2008, 09:37 AM
ừm cậu gợi y như vậy mình mới nhớ
trong trường hợp pha phenol vào nước thầy nói vì độc nên "chơi sang" phát cho mỗi người một cái khẩu trang với một cái bao tay nilon.
và mình còn độc trong sách thì nguy cơ gây hại của CCl4 rất cao và dể bay hơi nên hiên nay chất này bị cấm nhập khẩu dưới dạng công nghiệp.
nên mình hòn toàn đồng ý với ý kiên của bạn còn không biết các bạn khác thì sao ha!