PDA

View Full Version : KHAI THÁC TÀI LIỆU TRÊN INTERNET


quanph
11-29-2005, 02:56 PM
Công cụ tìm kiếm thông dụng nhất là Google. Hiện nay đã có giao diện bằng tiếng Việt
www.google.com.vn
Để tìm kiếm tài liệu, các bạn phải biết được “key word”-tức là từ chìa khóa. Đây chính là những từ liên quan nhất đến chủ đề bạn cần tìm. Từ chìa khóa rất quan trọng vì nếu nó quá đơn giản thì chúng ta sẽ tìm kiếm được rất nhiều tài liệu, đôi khi không liên quan nhiều đến chủ đề của chúng ta, việc chọn lọc tài liệu sẽ rất khó khăn. Nhưng nếu từ chìa khóa quá dài, quá chi tiết thì có thể chúng ta tìm được rất ít tài liệu, có thể bị mất nhiều thông tin quan trọng.
Khi đã xác định từ chìa khóa, bạn chỉ việc nhập vào ô tìm kiếm và enter. Ở đây có một số lưu ý, chẳng hạn bạn muốn tìm một cụm từ thì chúng ta sẽ cho cụm từ vào dấu ngoặc kép.
Ví dụ: nếu từ chìa khóa của chúng ta là nanotechnology catalysis, nếu chúng ta không sử dụng dấu ngoặc kép thì kết quả sẽ là những trang web chứa đồng thời 2 từ nanotechnology và catalysis (khoảng 86500 kết quả). Khi chúng ta sử dụng dấu ngoặc kép “nanotechnolohy catalysis” thì kết quả chỉ là những trang web chứa cụm từ nanotechnology catalysis (khoảng 50 kết quả).
Muốn tìm nhiều cụm từ, chúng ta chỉ cần dùng dấu “+ “.
Ví dụ: “nanotechnology catalysis” + “material”.
Nếu bạn chỉ muốn lấy những tài liệu dưới dạng file *.pdf, *.ppt, hay *.doc,…, bạn hãy vào mục Tìm kiếm với nhiều chi tiết, và chọn loại tài liệu tươnng ứng.

Tuy Google là công cụ tìm kiếm thông dụng nhất nhưng những thông tin tìm được thường chủ yếu là dưới dạng tin tức. Muốn tìm kiếm những bài báo khoa học, chúng ta phải sử dụng cộng cụ khác, Scirus là công cụ tìm kiếm những thông tin khoa học rất tốt: www.scirus.com

Việc tìm kiếm trên Scirus sẽ dẫn đến những cơ sở dữ liệu khác nhau. Nhưng một điều đáng tiếc là hầu hết các bài báo đều không miễn phí, chúng ta phải có tài khoản mới đọc được toàn văn (fulltext) nếu không thì chỉ được đọc bảng tóm tắt thôi (abstract).
Một nguồn cơ sở dữ liệu rất nhiều là Sciencedirect. Các bạn có thể vào đây để tìm kiếm thông tin: www.sciencedirect.com

Và đương nhiên là chúng ta cũng chỉ đọc được abstract thôi. Khi đó, các bạn hãy ghi lại tên tạp chí, tập mấy, chương, số trang, chúng ta có thể nhờ thầy cô giúp đỡ. Ví dụ :

Nếu các bạn có khả năng về Anh văn, hãy gởi thư cho tác giả, các bạn sẽ nhận được bảng full text.

Nếu các bạn là sinh viên của đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh thì trang web của thư viện ĐHQG có rất nhiều cơ sở dữ liệu miễn phí:
www.vnulib.edu.vn

Tất cả những máy tính thuộc mạng ĐHQG đều có thể truy cập vào, các bạn có thề truy cập trên thư viện. Trong này có một số dữ liệu đáng chú ý :
Proquest: tập hợp những luận án của các nhà khoa học tại các trường đại học trên thế giới
Ebary: thư viện tập hợp các tác phẩm sách.
SpringerLink: tập hợp các bài báo.
Trong đó thì SpingerLink rất có ích cho các bạn đang tìm kiếm tài liệu làm đề tài.

Sau đây xin giới thiệu một số trang web về hóa học để các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin:

Trang web của Hiệp hội hóa học Mỹ, có tập hợp nhiều tạp chí: www.pubs.acs.org
Trang web về giải Nobel: www.nobelprize.org
Những thắc mắc về nhiều vấn đề: www.howstuffworks.com
Tạp chí Thế giới hóa học: www.rsc.org/chemistryworld
Hóa học hữu cơ: www.chemhelper.com
Hóa học bề mặt: www.chem.qmw.ac.uk/surfaces/scc/sccinfo.htm
Bảng phân loại tuần hoàn: www.webelements.com
Tìm hiểu về Hóa sinh: web.indstate.edu/thcme/mwking/home.html
Lịch sử hóa học www.chemistrycoach.com/history_of_chemistry.htm
www.chemheritage.org/EducationalServices/chemach/
www.chemheritage.org
Trang web chung về hóa học: www.chemweb.com
Trang web về môi trường: www.environmentalchemistry.com/, tại đây bạn có thể đọc miễn phí tạp chí Environmental về môi trường.

Trong khuôn khổ bài viết chỉ nêu ra một vài vấn đề nhỏ, hy vọng rằng sẽ có ích cho các bạn trong việc tìm kiếm tài liệu trên mạng.