PDA

View Full Version : Bài tập Nhiệt Động, Hóa Keo, Polime.


New_P
05-20-2008, 07:26 PM
Em có hai bài muốn nhờ các anh chị, thầy cô hướng dẫn.

http://img168.imageshack.us/img168/4747/78750052xb7.gif
http://img136.imageshack.us/img136/3008/noname03xy3.gif

Để ổn định hệ phản ứng nói trên, anh chị sẽ chọn chất hoạt động bề mặt nào trong 2 chất sau. Giải thích:
Dodecylbenzensulfonat natri và

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/7/74/Cetylpyridinium_chloride.png
Mọi người giúp giùm em nha, em cám ơn :D

noel274
05-21-2008, 09:10 PM
Các anh chị cho em hỏi cách điều chế Tween 80 là một chất hoạt động bề mặt được sử dụng khá nhiều

ngoctukhtn
05-21-2008, 11:06 PM
Các anh chị cho em hỏi cách điều chế Tween 80 là một chất hoạt động bề mặt được sử dụng khá nhiều

Những chất hoạt động bề mặt dạng này được bán công nghiệp nên không cần phải điều chế, đi mua thôi.

ngoctukhtn
05-21-2008, 11:13 PM
Em có hai bài muốn nhờ các anh chị, thầy cô hướng dẫn.

http://img168.imageshack.us/img168/4747/78750052xb7.gif

http://img136.imageshack.us/img136/3008/noname03xy3.gif

Để ổn định hệ phản ứng nói trên, anh chị sẽ chọn chất hoạt động bề mặt nào trong 2 chất sau. Giải thích:
Doecylbenensulfonat natri và
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/7/74/Cetylpyridinium_chloride.png
Mọi người giúp giùm em nha, em cám ơn :D

Bài đầu tiên chỉ là vận dụng các công thức nhiệt động đơn giản, có lẽ bạn tự mình tìm ra đáp án sẽ hay hơn.

Bài thứ hai, chất hoạt động bề mặt dùng trong phản ứng epoxy hóa phải tan tốt trong nước (vì tác chất H2O2/HCOOH và latex cao su tan trong nước). Do đó mình ưu tiên chọn doecylbenzenesulfonate. Amonium tứ cấp thường dùng cho các phản ứng trong pha hữu cơ, ngoài ra giá thành cũng mắc hơn nhiều.

New_P
05-22-2008, 06:45 PM
Cám ơn anh rất nhiều. Anh cho em hỏi thêm tý nhé :P:
Ứng dụng của 2 loại xà phòng hoạt tính anion và xà phòng hoạt tính cation. Cụ thể trong bài trên nếu ta xét hai chất HĐBM trên có gốc parafin giống nhau thì anh sẽ chọn chất nào ?
CH3(CH2)8COOH và CH3(CH2)8COO-Na+ thì khả năng HĐBM của CH3(CH2)8COOH sẽ tốt hơn ( xét dung môi là nước) phải không ạh.?

Diels-Alder
05-23-2008, 07:13 AM
Cám ơn anh rất nhiều. Anh cho em hỏi thêm tý nhé :P:
Ứng dụng của 2 loại xà phòng hoạt tính anion và xà phòng hoạt tính cation. Cụ thể trong bài trên nếu ta xét hai chất HĐBM trên có gốc parafin giống nhau thì anh sẽ chọn chất nào ?
CH3(CH2)8COOH và CH3(CH2)8COO-Na+ thì khả năng HĐBM của CH3(CH2)8COOH sẽ tốt hơn ( xét dung môi là nước) phải không ạh.?

In this case, I think the sodium salt is better choice. Because the solvent is water, and surfactants have the ionic terminating, so it can dissolve in water by this one.

Goodluck.

huyngoc
05-29-2008, 07:38 PM
mình không hiểu nếu dùng sulfonate thì khi ion na+ ra hắn có ảnh hưởng tới tính chất hóa lý của dung dịch không lên câu này thật khó trả lời ? mong các pro giải thích giúp!

Diels-Alder
05-29-2008, 08:06 PM
mình không hiểu nếu dùng sulfonate thì khi ion na+ ra hắn có ảnh hưởng tới tính chất hóa lý của dung dịch không lên câu này thật khó trả lời ? mong các pro giải thích giúp!

Cation Na+ will combine with surfactant to make the ion pairs. Other way, Na+ will be solvated by aqueous, so it does not cause anything to this system. Don't worry about it !
Regard.

duongqua28
05-29-2008, 09:15 PM
Viết phương trình hấp phụ đẳng nhiệt của H2 hấp phụ trên bề mặt Ni biết H2 trong quá trình hấp phụ bị tách thành 2 ion H2+
nhờ anh chị giải giúp . Cảm ơn

duongqua28
05-29-2008, 09:17 PM
sự hấp phụ của một chất khí tuân theo phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir với b= 0.85 K Pa-1 ở nhiệt độ 25 độ C. hãy tính áp suất ở đó phần bề mặt bị chiếm là
a. 0.15
b. 0.95
giải dùm em . Cảm ơn

New_P
05-30-2008, 06:26 PM
1. Công thức:
http://img135.imageshack.us/img135/199/aaagx9.gif (http://imageshack.us)
Chứng minh công thức thì mình bó tay, các anh chị ai biết chỉ dùm em c/m công thức trên :D Em cám ơn :D
2. Công thức:
http://img88.imageshack.us/img88/4083/aajj0.gif (http://imageshack.us)
Với b=k1/k2
Giải tìm áp suất.

duongqua28
05-30-2008, 10:04 PM
hinh như không đúng phải(bp)1/2 :(1 + (pb)1/2)

noel274
05-31-2008, 05:20 PM
viết phương trình hấp phụ langmuir của benzen lên bentonite và cho nhận xét về phương trình hấp phụ này

huyngoc
06-01-2008, 12:01 PM
em ạ bác cái này đâu có phải chỉ hấp thụ đơn thuần vật lý đâu bác cópd viết được thì cung hoa cả mắt vì pt mình vưa viết xong. híc nếu bác viết được rồi thì post lên đi cho em nghía cái thế nhé!

New_P
06-01-2008, 05:02 PM
em ạ bác cái này đâu có phải chỉ hấp thụ đơn thuần vật lý đâu bác cópd viết được thì cung hoa cả mắt vì pt mình vưa viết xong. híc nếu bác viết được rồi thì post lên đi cho em nghía cái thế nhé!

Mình không hiểu bạn nói j hết ? Đề yêu cầu viết pt hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir mà...

huyngoc
06-02-2008, 04:32 PM
hê tớ nói tới bài tập của noel274 cơ hấp phụ của benzen lân bentonit đâu chỉ đơn thuần là hấp phụ vật lý mà viết được có viết thì cũng phải hiệu chỉnh nát người!

New_P
06-03-2008, 07:57 PM
Anh Diels-Alder trả lời = tiếng Anh khó hiểu wá @@... Có thể nói tiếng Việt giùm em đc kô ạ??
Em có cái này cần hỏi thêm, nếu có 1 dung dịch gồm K+ Na+ Br- NO3- thì số pha, số cấu tử và số bậc tự do là bao nhiêu ???

victory71986
06-04-2008, 10:08 AM
Chứng minh pt Langmuir :
-Ta có tốc độ hấp phụ tỉ lệ với áp xuất và phần bề mặt còn trống:
-->V1=k1*p*(1-Ө)
Ө:% bề mặt bị chiếm
-Tốc độ phản ứng phản hấp phụ được tính:
-->V2=k2*Ө
Khi cân bằng thì vận tốc hấp phụ bằng vận tốc giải hấp khi đó ta có V1=V2
==> Ө=(k1*p)/(k2+k1*p) chia tử và mẫu cho k2 rồi đặt b=k1/k2 ta có được công thức cần cm thôi. ==>Ө=(bp)/(1+bp)

New_P
06-04-2008, 04:55 PM
Chứng minh pt Langmuir :
-Ta có tốc độ hấp phụ tỉ lệ với áp xuất và phần bề mặt còn trống:
-->V1=k1*p*(1-Ө)
Ө:% bề mặt bị chiếm
-Tốc độ phản ứng phản hấp phụ được tính:
-->V2=k2*Ө
Khi cân bằng thì vận tốc hấp phụ bằng vận tốc giải hấp khi đó ta có V1=V2
==> Ө=(k1*p)/(k2+k1*p) chia tử và mẫu cho k2 rồi đặt b=k1/k2 ta có được công thức cần cm thôi. ==>Ө=(bp)/(1+bp)

C/m cái Pt này nè anh, pt hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir của H2 trên thủy tinh biết H2 phân li thành 2 tiểu phân H:
http://img135.imageshack.us/img135/199/aaagx9.gif
Ai c/m đc giúp em với.

duongqua28
06-04-2008, 10:03 PM
xin lỗi victory bạn đang chứng mình công thức đã có trong sách. có thể bạn chưa xem kĩ khi H2 hấp phụ xuống thì nó sinh ra 2H, khi giải hấp thì lên là H2

duongqua28
06-04-2008, 10:17 PM
lớp điện kép bị thu hẹp lại nếu nhân keo hấp phụ. Có thể giả thích cụ thể được không. cảm ơn

noel274
06-04-2008, 10:27 PM
đã nói là viết phương trình langmuir mà chỉ có điều mình thắc mắc là khi mà hơi benzen hấp phụ lên bentonite thì nó thực hiện theo cơ chế nào thôi có phản ứng với bentonite kô các pro trả lời giúp em phần đó

trannguyen
06-06-2008, 01:43 PM
bạn nói như vậy thì chưa chắc là đúng. khi hạt keo hấp phụ chất cao phân tử thì lúc đó hệ keo được làm bền như vậy theo bạn trong trường hợp này lớp kép sẽ thu hẹp hay khôgn !

việc hấp phụ có nhiều trường hợp:ví dụ trường hợp hấp phụ ion đồng hình, trong đó có trường hợp hấp phụ ion cùng đấu với ion quyết định thế và ngược với ion quyết định thế. như vậy thì đâu phải trường họp nào hấp phụ thì lớp kép cũng hẹp lại đâu.
mình thấy câu hỏi của bạn chung quá và khôgn rõ ràng làm sao mọi người giải thích cho bạn được.

trannguyen
06-06-2008, 01:52 PM
poly styren xốp. mọi người sẽ nghĩ là nó ở dạng nào: khâu mạng hay là ở đạng thẳng.
mình không rõ ở đây là nó muốn nói "xốp" là sao ha.

và nếu là polystyren thì mình nghĩ là nó được điều chế bằng trùng hợp bậc. không biết có thể trùng hợp mạch được khôgn ha? nếu được thì phải cần tới xúc tác gốc tự do nào(mình nghĩ nếu được thì chỉ thể trùng hợp bằng gốc mà thôi :24h_046:chưa chắc là đúng đâu àh nghen!)
plese!

bluemonster
06-07-2008, 02:23 AM
poly styren xốp. mọi người sẽ nghĩ là nó ở dạng nào: khâu mạng hay là ở đạng thẳng.
mình không rõ ở đây là nó muốn nói "xốp" là sao ha.
Xốp mang nghĩa bình thường, chả có gì khác cả. Các polymer xốp thường trong quá trình tổng hợp, có xuất hiện tác nhân tạo xốp (blowing-agent), các tác nhân này thường là các khí thoát ra trong quá trình phản ứng, làm cấu trúc polymer "trương" lên, gây ra hiện tượng xốp trong cấu trúc. Và nếu các khí thoát ra mãnh liệt, thì gây ra xốp trên bề mặt.
Trong trường hợp muốn tổng hợp PS xốp, người ta đơn giản dùng radical initiator là AIBN, vì trong quá trình phản ứng xuất hiện N2, có khả năng tạo xốp.

Thân chào.

duongqua28
06-10-2008, 03:09 PM
Em xin post riêng mục này luôn nhờ các anh chị giải giúp
1. Hãy viết phương trình đẳng nhiệt langmuir của quá trình hấp phụ hơi Toluen trên bề mặt đất sét bentonite.
2.Trong trường hợp chất bị hấp thụ gồm hai chất toluence và benzylclorur, phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir của hơi toluen trên bentonite sẽ thay đổi thế nào? Chứng minh.
3. Trong hai chất trên thì chất nào hấp phụ trên bentonite tốt hơn. Giải thích.
4.Phương trình hấp phụ đẳng nhiệt langmuir của H2 trên Ni? Biết H2 phân ly thànnh 2H?
5. Hãy cho biết các quá trình hấp phụ sau thuộc hấp phụ vật lý hay hóa học
a. Sự hấp phụ CH4 trên bề mặt than hoạt tính, biết enthapi = 21kj/mol.
b. C2H4 hấp phụ trên bề mặt Crom, enthapi=-427kj/mol.
c. H2 hấp phụ trên bề mặt Mn ở 1000K hiệu quả hơn 600K
d. N2 trên bề mặt Al2O3 giảm khi nhiệt độ tăng.
6.Biết rằng sự hấp phụ của 1 chất khí tuân theo phương trình đẳng nhiệt langmuir: b= k(hấp phụ)/k ( giải hấp)=0.85 K Pa-1 ở 25 độ C
hãy tính áp suất ở đó phần bề mặt bị chiếm là 0.95
7. cho biết cấu tạo của hạt keo của hệ keo lưu huỳnh bằng cách nhỏ dung dịch S/EtOH vào dung dịch chứa Na2S.
8. Cơ chế làm trong nước sông bằng phèn nhôm Al2(SO4)3
9. Lớp vỏ hidrat hóa bảo vệ các hạt protein trong sữa sẽ giảm khi thêm vào sữa những chất gì?
10. làm thế nào để thế nhiệt động học Zeta của hệ keo R/L tăng?
11. khi nhúng cặp điện cực Cu(+)/ Zn(_) vào sol Fe(OH)3 được điều chế từ phản ứng thủy phân FeCl3, ta quan sát được hiện tượng gì?
12. với hệ keo AgI dương, nếu ta thêm vào hệ dung dịch KI, thế điện động học Zeta và thế nhiệt động học thay đổi như thế nào.


Xin các anh chị giúp đỡ, em cảm ơn.:021_002::chautroi

duongqua28
06-11-2008, 04:04 PM
trả lời câu 11.
ta có dug dịch FeCl3 trong nước sẽ tạo ra keo dương {Fe(OH)3 mFeO+ (m-x)Cl-}xCl-
Khi cắm điện cực vào thì keo này di chuyển về cực âm là cực Zn xuất hiện màu nâu đỏ ở đây

clayqn88
05-15-2009, 07:18 PM
co ai có tài liệu về hóa keo ko?đặc biệt là các pp phá hủy hệ keo ấy?cám ơn nhiều!
This post contains hidden content

socute_no1
06-10-2009, 11:32 AM
Cho em hỏi công thức hạt keo khi cho
1.Na2S2O3 vào HCl
2.Kali ferocyanua vào FeCl3

Khi điều chế hệ keo Fe(OH)3 bằng cách cho FeCl3 vào nước rồi cho thêm CuSO4 thì có hiện tượng gì?

C.H.V
06-10-2009, 07:53 PM
Bạn điều chế hệ keo bằng cách nào ?
Thêm CuSO4 trong quá trình tạo hệ keo hay đã tạo hệ keo rồi ?
Thường nếu điều chế hệ keo rồi, sau đó thêm CuSO4 với nồng độ nhất định sẽ thấy hiện tượng kết tụ, do CuSO4 làm giảm bề dày lớp điện kép giữa các hạt keo làm chúng dính với nhau tạo những khối lớn hơn và lắng xuống.

thân.

socute_no1
06-10-2009, 10:27 PM
Ở câu 1 khi phản ứng sẽ sinh ra S.Sau đó S sẽ hấp phụ Na+ hoặc H+ hoặc Cl- để tạo nhân keo.Vấn đề là em ko biết nó hấp phụ ion nào
Còn câu 2 sau phản ứng sẽ thu được Fe4[Fe(CN)6]3 kết tủa.Dội acid oxalic lên tủa sẽ được hệ keo(cái này em đã làm TN nhưng chưa viết công thức)

huyngoc
09-27-2009, 11:51 AM
hiện tượng đông keo tụ của các chất bẩn đấy. phá vỡ thường là dùng nước vôi bạn ạ. chả biết có thiêu gì ko cao thủ môi trường chỉ điểm thêm nhé

hydrat
04-09-2010, 08:15 AM
Hấp phụ là hiện tượng một chất khí hay một chất lỏng bị hút lên bề mặt một chất rắn xốp.
Hấp thụ là hiên tượng nguyên tử hay các ion bị hút khuếch tán và đi qua mặt phân cách vào trong toàn bộ vật lỏng hoặc rắn. Khác với quá trình hấp phụ các phân tử chỉ bám trên bề mặt phân cách pha.
Muốn tìm hiểu kĩ hơn thì bạn hày vào trang vi.wikipedia.org hoặc en.wikipedia.org

mytienct
06-14-2010, 01:09 AM
Hấp phụ là: mọi quá trình tập trung chất lên bề mặt phân cách pha được gọi là sự hấp phụ. ( bề mặt phân cách pha có thể là : K-L, K-R, L-L, L-R

ví dụ: khi cho than tiếp xúc với oxi thì than hút oxi làm khí O2 tập trung lên bề mặt của nó, ta nói than hấp phụ O2

Đồng thời với quá trình hấp phụ có thể xảy ra quá trình hấp thu là quá trình thu hút vào sâu bên trong thể tích chất hấp phụ.