PDA

View Full Version : mấy câu hỏi lý thuyết và bài tập phân tích


duongqua28
06-17-2008, 06:55 PM
cho em hỏi tại sao chuẩn độ ion I3- bằng thiosufat, phải cho thiosunfat đến khi dung dịch chuyển sang màu vàng rơm sau đó mới cho tinh bột vào chuẩn mất màu.

tieulytamhoan
06-17-2008, 09:16 PM
cho em hỏi tại sao chuẩn độ ion I3- bằng thiosufat, phải cho thiosunfat đến khi dung dịch chuyển sang màu vàng rơm sau đó mới cho tinh bột vào chuẩn mất màu.
Do hồ tinh bột hấp phụ rất mạnh I, để lâu sẽ rất khó "lôi" ra ---> nếu cho hồ tinh bột vào ngay từ đầu thì sẽ gây sai số dương khi chuẩn. Do đó, phải chuẩn cho đến khi dd có màu vàng rơm nhạt, nghĩa là I còn ít, khi đó cho hồ tinh bột vào chuẩn nhanh sẽ "lôi" được I ra tốt hơn, hạn chế sai số dương.

giotnuoctrongbienca
06-17-2008, 09:24 PM
cho em hỏi tại sao chuẩn độ ion I3- bằng thiosufat, phải cho thiosunfat đến khi dung dịch chuyển sang màu vàng rơm sau đó mới cho tinh bột vào chuẩn mất màu.

Thiosulfate là chất khử không quá mạnh, có thể xác định nồng độ chính xác khá dễ dàng nên thường đi với Iodine dưới dạng I3-, gọi là phương pháp thiosulfate (chuẩn độ oxyhóa khử).
Về cách dùng chỉ thị hồ tinh bột thì như tieulytamhoan nói nhưng là để tránh sai số dương chứ không phải sai số âm.
Thân ái

Blue Iris
06-18-2008, 11:29 PM
Trong phương pháp chuẩn độ Complexon: vì sao trong môi trường đệm pH=10 chúng ta dùng chỉ thị net. Còn môi trường đệm pH=5 lại dùng chỉ thị XO.
Trong phương pháp chuẩn độ kết tủa, dùng môi trường kiềm, lưỡng tính. Còn chuẩn độ Oxy hóa khử lại là môi trường acid.Vì sao có sự khác nhau về môi trường vậy?
Xin trả lời giùm em! Cảm ơn nhiều!

duongqua28
06-19-2008, 08:11 AM
chỉ thị Net có công thức H3In sự thể hiện màu trong với các dạng ở môi trường axit khác nhau : H3In, H2In- có màu đỏ pH= 0-6.3 . HIn(2-) có màu chàm
các phức của ion kim loại với chỉ thị NEt thường có màu đỏ. Do đó để chuyển màu một cách rõ rệt ta tiến hành trong khoảng pH = 7 -11 để sự chuyển màu có tính tương phản.
cũng như vậy đối với XO ( xylenol cam) có dạng H6In trong khoảng pH =1-6 tồn tại ở các dạng H5In-, H5In(2-), H5In(3-), tất cả chúng đều có màu vàng trong dung dịch. H2In(4-) trở đi có màu tím hoặc đỏ tía
hầu hết phức của kim loại với XO đều có màu đỏ tía hoặc màu tím, vì vậy để chuyển màu mang tính tương phản ta nên chon khoảng pH khoảng từ 1-6

giotnuoctrongbienca
06-19-2008, 08:53 AM
Trong phương pháp chuẩn độ kết tủa, dùng môi trường kiềm, lưỡng tính. Còn chuẩn độ Oxy hóa khử lại là môi trường acid.Vì sao có sự khác nhau về môi trường vậy?
Xin trả lời giùm em! Cảm ơn nhiều!

Chuẩn độ kết tủa của thể thực hiện trong môi trường acid, trung tính hay kiềm. Sử dụng pH trong môi trường nào là tùy thuộc vào dạng kết tủa, tích số tan điều kiện của kết tủa, thành phần của mẫu để hạn chế các phản ứng phụ, loại chỉ thị để có sự đổi màu tương phản và điểm cuối nằm gần điểm tương đuơng.

Ví dụ như chuẩn độ ion Cl- bằng Ag+, nếu thực hiện trong môi trường acid thì phản ứng chính tạo tủa không có vấn đề gì, nhưng nếu thực hiện trong môi trưoờng kiềm thì có thể có hiện tượng thủy phân Ag+ (phản ứng phụ). Nếu dùng chỉ thị chromate thì phải thực hiện trong môi trường tương đối kiềm vì môi trường acid thì chromate --> bichromate, và hợp chất Ag2Cr2O7 không kết tủa. Vì vậy phải thực hiện trong môi trường pH khoảng 7-gần 10. Vậy dùng đệm gì? Nếu dùng đệm ammoniac thì sẽ có phản ứng phụ Ag+ tạo phức với NH3, làm giảm tích số tan điều kiện của AgCl. Người ta dùng NaHCO3 để tạo pH 8.3, nhưng nếu dùng nhiều NaHCO3 quá thì lại có tủa Ag2CO3!!! Điều kiện tiến hành phản ứng này khá nghiêm ngặt!!!!
Nếu dùng chỉ thị hấp phụ là fluorescein hay dẫn xuất của nó thì pH cũng phụ thuôc vào chỉ thị, sao cho tại môi trường phản ứng, chỉ thị có thể hấp phụ vào hạt keo dương ((AgCl)n)Ag+ để phát hiện điểm cuối cho đúng. Chỉ thị fluorescein có pKa = 8 nên pH phản ứng phải hơn 8, chỉ thị Eosin có pKa = 2 nên có thể thực hiện chuẩn độ trong môi trường acid.

Về phản ứng oxyhóa khử, tính oxyhóa sẽ thể hiện mạnh nhất trong môi trường acid, tính khử sẽ thể hiện mạnh trong môi trường kiềm. Tuy nhiên người ta thường thực hiện phản ứng trong môi trường acid vì thường các chất oxyhóa, để chuyển từ dạng oxyhóa cao sang oxyhóa thấp sẽ cần H+ phản ứng với O trong chất oxyhóa (ví dụ MnO4- --> Mn2+, Cr2O7 --> Cr3+). Nếu dạng oxyhóa và dạng khử không cần H+ (như Sn4+ --> Sn2+, Fe3+ --> Fe2+) thì cũng cần môi trường acid để tránh sự thửy phân của các ion kim loại.
Thân ái

duongqua28
06-21-2008, 09:57 AM
Chuẩn độ acid acetic kỹ thuật
Cần xác định hàm lượng acid acetic trong acid acetic kỹ thuật có hàm lượng 45-50%. Hãy thiết lập quy trình phân tích cho mẫu acid này biết acid acetic có pKa=4.75, tỷ trọng của dung dịch acid này xấp xỉ 1. Hãy chọn cỡ dung dịch thích hợp ( cân, kích cỡ buret, pipet…) cho phép phân tích. Cho MCH3COOH= 60.053.
Bài giải của mình như sau:
CH3COOH là một acid yếu pKa=4.75, nên ta chuẩn bằng dung dịch bazo mạnh là NaOH.
Phương trình chuẩn độ : CH3COOH + NaOH = CH3COONa + H2O.
Điều kiện chuẩn độ chính xác 99.9%: pKa + pC0 + pDF < 8  pC0 + pDF < 8 – 4.75 = 3.25.
Nếu nồng độ acid ta chọn tương đương với nồng độ NaOH thì tại điểm tương đương pDF= 0.3.
 pCo<2.95 hay Co> 10-2.95N.
Ta chọn nồng độ Co= 0.1N và chuẩn bằng dung dịch NaOH=0.1N.
F= 0.99 pH= pKa +2 = 4.75 + 2= 675.
F= 1 pH = 14 – 0.5 ( pKb + pCo + pDF ) = 14 – 0.5( 9.25 + 1 + 0.3) =8.725.
F= 1.01 pH = 14 – 0.5 ( pCo + pDF +2)= 10.7.
Khoảng bước nhảy là 6.75 – 10.7 , ta có thể chọn chỉ thị có pT nằm trong khoảng này nhưng sai số ít nên chọn phenolphatlein sai số nhỏ.
Phần thực hành:
Bình định mức : 100 mL.
Pipet bầu: 10 mL.
Buret 25 mL.
Dung dịch acid acetic 0.1 N.
Dung dịch NaOH 0.1 N.
Giả thiết hàm lượng acid trong mẫu là 47.5% lượng mẫu cần cân:
m= 60.053 X 0.1 X 100: 1000 X 100:47.5= 1.264 gam vậy cân chính xác khoảng 1.26 g mẫu hòa tan vào bình định mức 100 mL.
Lấy 10mL dung dịch acid bằng pipet vào erlen rồi chuẩn bằng NaOH trên buret đến khi dung dịch chuyển sang màu hồng lặp lại thí nghiệm ít nhất ba lần.
Nhờ anh chị thầy cô đánh giá dùm
:24h_057:

giotnuoctrongbienca
06-21-2008, 12:00 PM
Bài này chỉ đuợc tối đa 9 điểm thôi vì:
- Đây là đơn acid nên chọn chỉ thị nằm trong khoảng F0.999-F1.001.
- Chưa có công thức tính toán hàm lượng acetic acid.
Những phần chuẩn độ lại NaOH, công thức tính lan truyền sai số có thể bỏ qua trong điều kiện thời gian thi hạn chế.
Thân ái

duongqua28
06-21-2008, 01:59 PM
thầy ơi cho em hỏi:
nếu em chọn nồng độ cần chuẩn của acid acetic là 0.05 được không
và một chỗ nữa là người ta cho tỷ trọng acid acetic làm gì vậy

giotnuoctrongbienca
06-21-2008, 02:10 PM
chọn nồng độ 0.05 M cũng đuợc chứ, miễn làm sao thỏa mãn điều kiện chuẩn độ định luợng > 99.9%, khoảng bước nhảy F0.999-F1.001 khoảng 2 đơn vị pH là đuợc. Nồng độ nhỏ quá thì khó chọn chỉ thị và sai số do chủ quan trong việc xác định sai điểm cuối sẽ khá lớn.
Thân ái

duongqua28
06-21-2008, 02:18 PM
và một chỗ nữa là người ta cho tỷ trọng acid acetic làm gì vậy

giotnuoctrongbienca
06-21-2008, 03:15 PM
đổi nồng độ % sang nồng độ mol và ngược lại thì cần tỷ trọng nữa chứ!
KHông biết cái này thì làm bài đúng cũng bị trừ 50% điểm rồi
Thân ái

New_P
06-21-2008, 03:24 PM
Dung dịch NaOH 0.1N ở đâu ra? Bạn thiếu phần xác định lại chính xác nồng độ NaOH rồi ? Vậy là trong phần công thức phải thêm vào .

duongqua28
06-21-2008, 03:37 PM
hì hì, em hỏi cho rõ thôi, tại thầy cho =1 nên cũng không có tính. Còn phải chuẩn lại NaOH nhưng do đây là bài thi nên bỏ đi phần này. Nhưng cảm ơn bạn New-p, xém quên chỗ này

giotnuoctrongbienca
06-21-2008, 03:49 PM
Chắc tại gần thi rồi nên các bạn tập trung vào giải bài tập định lượng dữ quá hả!!!
Nhưng dù sao các bạn đã tiến đến cảnh giới này xem như đáp ứng đuợc mục tiêu của môn học mà Thầy Đông đề ra trên lớp rồi đó.
Tuy nhiên điểm thi các bạn cao hay không còn tùy vào kỹ năng tính toán nữa.
Ngoài ra các bạn cần phải nắm chắc ý nghĩa của các bài học, bài tập, thực tập và vận dụng linh hoạt, thông minh nữa đó
Chúc các bạn thi môn này đuợc mỹ mãn, không phụ lòng mong mỏi của Thầy Đông!
Thân ái

duongqua28
06-21-2008, 04:42 PM
Chuẩn độ 0.05M Zn2+ bằng EDTA (Na2H2Y) 0.05M bằng chỉ thị xylenol cam trong dung dịch đệm acid acetic/actate sodium tại pH=5.
a. Vẽ đường cong chuẩn độ tại pH=5?
b. Cần chuẩn bị 1L dung dịch đệm (A) có pH=5 từ 200g CH3COONa.3H2O và dung dịch acid acetic 100% (d20=1.05 g/cm3). Tính thể tích dung dịch acid acetic cần thiết? Hãy tính chỉ số đệm của dung dịch đệm này?
c. Chuẩn độ 10mL dung dịch Zn2+, hãy tính thể tích dung dịch đệm A cần thiết để pH của dung dịch thay đổi không quá 0.05 đơn vị khi kết thúc chuẩn độ?
cho biết pKZnY=16.5. H4Y có pK1 đến pK4 lần lượt là : 2.00; 2.67; 6.16; 10.26. CH3COOH có pKa=4.75, MCH3COONa.3H2O= 136.081.
Bài giải như sau:

a. α’(YH)=(k1k2k3k4): ( H^4+ H^3k1+H^2k1k2+Hk1k2k3+k1k2k3k4)=10^-6.45.

Điều kiện chuẩn độ chính xác 99.9%: pK’(MY) – pCo – pDF > 6

Ta có K’(MY) = K(MY): (α’(YH) + α’M(L,OH))= K(MY): α’(YH) ( do Zn2+ không tạo kết tủa và phức ở pH này).

Vậy pK’(MY)= pK(MY) – Pα’= 16.5 – 6.45=10.05.
Thay vào ta có 10.05 – 1.3 – 0.3 = 8.45 > 6 . Do đó thỏa điều kiện chuẩn độ.

Đường cong chuẩn độ:

pM(0.000)= pC0 + pα’M(L,OH) =p0.05=1.3 (từ lúc này các công thức bỏ đại lượng pα’M(L,OH)

pM(0.999) = pC0 + pDF + p(1 - 0.999) =1.3 + 0.3 + 3=4.6

pM(1) = ½( pCo + pDF + pK(MY) – pα’(YH) = ½ ( 1.3 + 0.3 + 16.5 – 6.45)= 5.825.

pM ( 1.001) = pK(MY) – pα’(YH) – 3 = 7.05.

pM(2) = pK(MY) – pα’(YH) = 10.05.

b. pH( đệm) = pKa + lg(Cb/Ca). thay số vào 5= 4.75 + lg(Cb/Ca).

Cb/Ca=10^0.25 hay mol b/mol a= 10^0.25

Ta có mol b= 200/136.081 vậy mol a= 200/( 136.081 X 10^0.25)=0.826 mol

Vì nồng độ acid =100% ta suy ra V= m(dd)/d=m(ct)/d=0.826 X 60 : 1.05=47.2mL

Chỉ số đệm của dung dịch π=2.303 X C(đệm) X Ka[H]/(Ka + [H])^2=
=2.303 X ( 1.45 + 0.826) X 10^-4.75 X 10^-5/( 10^-4.75 + 10^-5)^2=1.21.

c. 10mL dung dịch Zn thì ước lượng cần 10mL EDTA do đó V(cuối)= V(đệm) + 20

V(đệm)= (π’ V(cuối))/π= π’ (V(đệm)+20)/π.

Ta có π’= - a/pH( đệm)= - 2CoV0/(V(đệm)+20)/-0.05

Thay vào ta có hệ phương trình:

V(đệm)= 2CoVo/0.05/1.21=16.5mL

Hình như câu cuối có chỗ sai. Cái này khó đánh quá nên xin anh em và thầy cô thông cảm . ( cái này mới làm xong)

giotnuoctrongbienca
06-21-2008, 05:04 PM
bài này cũng được
thân ái

duongqua28
06-21-2008, 05:45 PM
Hãy nêu vai trò của NaHCO3 trong phương pháp Morh?
Tại sao khi thêm một lượng nhỏ NaHCO3(1%) vào dung dịch AgNO3 0.1N lại không thấy xuất hiện kết tủa Ag2CO3. Cho pT AgCl= 9.75 và pT Ag2CO3=11.09
Trả lời
Vai trò của NaHCO3 trong phương pháp Morh là tạo ra hệ đệm.
Câu hai
Không xuất hiện kết tủa là do [Ag]^2X[CO3] <T=10^-11.09.
Ta có phương trinh phân ly của HCO3-
HCO3-  H+ + CO3(2-)
Gọi x là nồng độ HCO3- phân ly ra . tại thời điểm tương đương ta có x^2/(1% - x)=ka2=10^-10.3
Vậy x=7.07 X 10^-7
Vậy [Ag]^2X[CO3]= 7.07 X 10^-7 X 0.1^2=
Em giải tới đây thấy sai không biết sai chỗ nào.
Có thể ý của bài này là so sánh độ tan của AgCl và Ag2CO3 qua pT thì khi đó chỉ tạo ra kết tủa AgCl chứ chưa tạo ra Ag2CO3.

giotnuoctrongbienca
06-21-2008, 06:46 PM
Hãy nêu vai trò của NaHCO3 trong phương pháp Morh?
Tại sao khi thêm một lượng nhỏ NaHCO3(1%) vào dung dịch AgNO3 0.1N lại không thấy xuất hiện kết tủa Ag2CO3. Cho pT AgCl= 9.75 và pT Ag2CO3=11.09
Trả lời
Vai trò của NaHCO3 trong phương pháp Morh là tạo ra hệ đệm.
Câu hai
Không xuất hiện kết tủa là do [Ag]^2X[CO3] <T=10^-11.09.
Ta có phương trinh phân ly của HCO3-
HCO3-  H+ + CO3(2-)
Gọi x là nồng độ HCO3- phân ly ra . tại thời điểm tương đương ta có x^2/(1% - x)=ka2=10^-10.3
Vậy x=7.07 X 10^-7
Vậy [Ag]^2X[CO3]= 7.07 X 10^-7 X 0.1^2=
Em giải tới đây thấy sai không biết sai chỗ nào.
Có thể ý của bài này là so sánh độ tan của AgCl và Ag2CO3 qua pT thì khi đó chỉ tạo ra kết tủa AgCl chứ chưa tạo ra Ag2CO3.

Tại điểm tương đuơng nồng độ carbonate không phải là 7.07*10^-7M. tính sai chỗ này. Còn điểm nữa là không thấy kết tủa không nghĩa là không có kết tủa, có thể dung dịch đạt trang thái quá bão hòa nhưng chưa tủa.
thân ái

duongqua28
06-21-2008, 08:50 PM
Đầu tiên có các dung dịch sau đây: NaOH 0.1M ( A)
HCl 0.1M (B)
KHC8H4O4 0.2M ( 40.853g kalihydro phtalat trong 1 lít nước) pka1=2.93 pka2=5.41 ( C )
Na2B4O7.10H2O ( 19.069g trong 1 lít) pkb=4.76 (D)

Có bài tập như sau:
Pha dung dịch pH = 4: lấy 50.0mL dung dịch C thêm 0.80 mL dung dịch A thêm nước cất đến 200mL.
Pha dung dịch pH = 8.5 : lấy 62.25 mL dung dịch D thêm 19.30 mL dung dịch B thêm nước cất đến 100mL.

Bài giải của mình để thử lại coi có đúng pH này không thì thấy có vấn đề:
Đối với đệm pH=4
NaOH + KHC8H4O4 = KNaC8H4O4 + H2O
[NaOH]=0.8 X 0.1 : 200 =0.0004 M
[ acid]= 50 X 0.2 : 200=0.05M
Từ phản ứng ta thấy NaOH phản ứng hết sinh ra [ muối]= [NaOH]= 0.0004M
[ acid ] (còn lại)= 0.05 – 0.0004=0.0496M
pH ( đệm)= pKa2 + lg (Cb/Ca)= 5.41 + lg ( 0.0004/0.0496)=3.32 sai với kết quả trên.

Đối với bài pH= 8.5
BO2- + H+ = HBO2
[ BO2-] = 62.25 X 0.2: 100 =0.1245M
[H]= 19.3X 0.1/100=0.0193M
Acid tác dụng hết vậy [HBO2]= [H]= 0.0193M
[BO2-] còn lại= 0.1245 – 0.0193=0.1052M
pH(đệm)=pka + lg ( Cb/Ca)= 9.24 + lg( 0.1052/0.0193)=10 sai với kết quả trên.

Thầy cô anh chị chỉ chỗ sai giùm
:24h_057:

giotnuoctrongbienca
06-21-2008, 10:20 PM
Đầu tiên có các dung dịch sau đây: NaOH 0.1M ( A)
HCl 0.1M (B)
KHC8H4O4 0.2M ( 40.853g kalihydro phtalat trong 1 lít nước) pka1=2.93 pka2=5.41 ( C )
Na2B4O7.10H2O ( 19.069g trong 1 lít) pkb=4.76 (D)

Có bài tập như sau:
Pha dung dịch pH = 4: lấy 50.0mL dung dịch C thêm 0.80 mL dung dịch A thêm nước cất đến 200mL.
Pha dung dịch pH = 8.5 : lấy 62.25 mL dung dịch D thêm 19.30 mL dung dịch B thêm nước cất đến 100mL.

Bài giải của mình để thử lại coi có đúng pH này không thì thấy có vấn đề:
Đối với đệm pH=4
NaOH + KHC8H4O4 = KNaC8H4O4 + H2O
[NaOH]=0.8 X 0.1 : 200 =0.0004 M
[ acid]= 50 X 0.2 : 200=0.05M
Từ phản ứng ta thấy NaOH phản ứng hết sinh ra [ muối]= [NaOH]= 0.0004M
[ acid ] (còn lại)= 0.05 – 0.0004=0.0496M
pH ( đệm)= pKa2 + lg (Cb/Ca)= 5.41 + lg ( 0.0004/0.0496)=3.32 sai với kết quả trên.:24h_057:

KHP là một muối lưỡng tính có pH tính gần đúng là pH = 0.5 (pK1 + pK2) = 4.17.
Tại pH này trong dung dịch có các cấu tử sau: 89.68% ion HP(-), 5.16% H2P và 5.16% ion P(2-). Như vậy việc thêm HCl sẽ làm pH chuyển về môi trường acid. Tính toán giá trị pH chính xác của dung dịch không đơn giản nên trong thực tế người ta thường giải hệ phương trình phức tạp. Cho dù như vậy thì giá trị pH tính toán cũng khác với giá trị đo trên máy pH do ảnh hưởng của lực ion. Vì vậy người ta thường đo và chỉnh pH bằng thực nghiệm ngay trên máy. Theo tính toán trên, pH của KHP chỉ là 4.17, rất gần với 4.00 nên chỉ cần một lượng nhỏ HCl đã đủ dịch chuyển pH dung dịch về giá trị pH = 4 (lúc này dung dịch chứa 88.97% ion HP(-), 7.57% H2P và 3.46% ion P(2-).

Đối với bài pH= 8.5
BO2- + H+ = HBO2
[ BO2-] = 62.25 X 0.2: 100 =0.1245M
[H]= 19.3X 0.1/100=0.0193M
Acid tác dụng hết vậy [HBO2]= [H]= 0.0193M
[BO2-] còn lại= 0.1245 – 0.0193=0.1052M
pH(đệm)=pka + lg ( Cb/Ca)= 9.24 + lg( 0.1052/0.0193)=10 sai với kết quả trên.

Thầy cô anh chị chỉ chỗ sai giùm
:24h_057:

Bạn quên bài thực tập borax rồi!!!
Trong nước Na2B4O7 + H2O -> 2H3BO3 + 2NaH2BO3
pH của dung dịch này = pKa = 9.24.

nồng độ Na2B4O7 trong dung dịch D: 19.069/381.37 = 0.05M --> nồng độ H3BO3 =NaH2BO3 = 0.1M
thêm 19.3 mL HCl 0.1M vào 62.25 mL dung dịch D: NaH2BO3 + HCl --> H3BO3 + NaCl
--> trung hòa hết NaH2BO3 trong 19.3 mL D chuyển thành H3BO3 --> pH = pKa + lg ([NaH2BO3]/[H3BO3]) = 9.24 + lg ((62.25-19.3)/(62.25+19.3)) = 8.96 (gần 9).
Thân ái

duongqua28
06-22-2008, 07:08 AM
em muốn hỏi một số vấn đề trước khi làm bài chuẩn độ oxalic
Cả hai acid này đều không thể chuẩn độ định lượng riêng biệt từng nấc đạt 99% do Pka2-pKa1<4.
trong sách bài bài tập thì có bài chuẩn độ oxalic thì chuẩn độ một lúc liền hai nấc. Cái này thì em biết, vậy em có thể thiết lập quy trình phân tích hay vẽ đường cong chuẩn độ cho acid này tại mọi thời điểm có được không.
còn đối với acid Na2C03 thì bài lại nói là vẽ đường cong chuẩn độ ở các điểm F=0.96, 1 .v.v
tại sao có sự khác biệt, cụ thể là em có thể đổi là chuẩn độ oxalic ở F= 0.96, 1 v.v còn đối với Na2Co3 thì chuẩn hai nấc một lúc.
câu này cũng hơi vớ vẩn thầy cô anh chị thông cảm:24h_057:

giotnuoctrongbienca
06-22-2008, 07:21 AM
em muốn hỏi một số vấn đề trước khi làm bài chuẩn độ oxalic
Cả hai acid này đều không thể chuẩn độ định lượng riêng biệt từng nấc đạt 99% do Pka2-pKa1<4.
trong sách bài bài tập thì có bài chuẩn độ oxalic thì chuẩn độ một lúc liền hai nấc. Cái này thì em biết, vậy em có thể thiết lập quy trình phân tích hay vẽ đường cong chuẩn độ cho acid này tại mọi thời điểm có được không.
còn đối với acid Na2C03 thì bài lại nói là vẽ đường cong chuẩn độ ở các điểm F=0.96, 1 .v.v
tại sao có sự khác biệt, cụ thể là em có thể đổi là chuẩn độ oxalic ở F= 0.96, 1 v.v còn đối với Na2Co3 thì chuẩn hai nấc một lúc.
câu này cũng hơi vớ vẩn thầy cô anh chị thông cảm:24h_057:

Về nguyên tắc thì bạn có thể vẽ đường cong chuẩn độ cho acid oxalic tại mọi thời điểm (không ai cấm bạn) nhưng trong thực tế thì điều này là vô ích do hai nấc acid này có độ mạnh chênh lệch nhau không quá nhiều và chuẩn độ acid này luôn là chuẩn tổng hai nấc. Mục đích vẽ đuờng cong chuẩn độ là tìm chỉ thị cho phép chuẩn độ đó, bạn đã biết là nấc 1 chuẩn không đuợc thì dành thời gian nhiều cho nó làm gì????

Về trường hợp carbonate, vì 2 nấc của acid này cách tương đối xa, có thể chuẩn độ với độ chính xác gần 99%. Trong thực tế người ta có nhu cầu chuẩn độ riêng NaHCO3 và Na2CO3 và CHẤP NHẬN độ chính xác gần 99% nên bạn có thể vẽ từng nấc. Có thể có ai đó yêu cầu bạn vẽ tại F0.96-F1.04, thì đó là yêu câu của họ, họ chấp nhận sai số kết quả khoảng 4%. thực ra bạn cũng có thể vẽ tại F0.98-1.02 khi chấp nhận sai số 2%. Bạn thử làm và nhìn kết quả xem! khoảng bước nhảy nếu chấp nhận sai số 4% sẽ rộng hơn khoảng bước nhảy nếu sai số 2%, điều này làm bạn dễ dàng hơn trong chọn chỉ thị có pT thỏa mãn yêu cầu
Thân ái

duongqua28
06-22-2008, 10:05 AM
a.Cần xác định hàm lượng Na3PO4 trong một mẫu biết hàm lượng 40 – 50%. Hãy thiết lập quy trình phân tích cho mẫu trên biết Na3PO4 sau khi pha đi phân tích thì bị phân ly một phần ra Na2HPO4. Tỷ trọng của Na3PO4 giả sử gần bằng 1. Acid phosphoric có pKa1= 2.12, pKa2=7.21, pKa3=12.33. Chọn các dụng cụ đi phân tích
b. Thiết lập quy trình xác định phần của hai muối có trong dung dịch phân tích.Biết tỷ lệ về khối lượng của chúng là 1:9 (Na2HPO4: Na3PO4).

Bài làm:
Na3PO4 là một đa bazo ta sẽ chuẩn bằng dung dịch HCl. Ta chuẩn hai nấc một lúc.
Điều kiện chuẩn độ chính xác 99%: pKb2 + pC0 + pDF < 10 .pCo + pDF < 10 – 6.79 = 3.21
Nếu nồng độ acid ta chọn tương đương với nồng độ NaOH thì tại điểm tương đương pDF= 0.3.Vậy pCo<2.91 hay Co> 10^-2.91 M. Ta chọn nồng độ Co=0.1M và chuẩn bằng dung dịch acid HCl 0.1 M.
F=1.99. pH=14 – (pKb2 + 2) = 14 – ( 6.79 + 2)=5.21
F = 2 . pH= ½( pKa1+ pKa2) = ½ ( 2.12+ 7.21)=4.665.
F= 2.01 pH= 14 – (pKb3 – 2)=4.12.
Dựa vào khoảng bước nhảy chọn được chỉ thị hỗ hợp pT=5.1(Metyl đỏ)
Phần thực hành:
Bình định mức : 100 mL.
Pipet bầu: 10 mL.
Buret 25 mL.
Dung dịch H3PO4 0.1 M
Dung dịch HCl 0.1 N.
Giả thiết hàm lượng acid trong mẫu là 45% lượng mẫu cần cân:
m= 98 X 0.1 X 100: 1000 X 100:45= 2.18 gam vậy cân chính xác khoảng 2.18 g mẫu hòa tan vào bình định mức 100 mL.
Lấy 10mL dung dịch muối bằng pipet vào erlen rồi chuẩn bằng HCl trên buret đến khi dung dịch chuyển từ xanh lục qua đỏ. Lập lại ba lần.
Tính toán %muối:
C ( Na2PO4) = V(buret) * N ( HCl) : 2 : V(Na2PO4).
% muối = C ( Na2PO4) * ( V ( Na2PO4): V ( mẫu)) * 1000/100 * 98 /m *100.

Thầy ơi cho em hỏi một chỗ là nếu em chọn điều kiện là 99,9% thì pCo>-0.91.khi đó chọn nồng độ chuẩn là 0.5 M.
F=1.99. pH=14 – (pKb2 + 3) = 14 – ( 6.79 + 3)=4.21
F = 2 . pH= ½( pKa1+ pKa2) = ½ ( 2.12+ 7.21)=4.665.
F= 2.01 pH= 14 – (pKb3 – 3)=5.12
Tại sao pH lại tăng lên khi mình thêm acid, thấy kì kì


Câu b:( chiều giải) đề này em tự nghĩ ra, mong anh chị thầy cô hướng dẫn:welcome (

giotnuoctrongbienca
06-22-2008, 10:58 AM
a.Cần xác định hàm lượng Na3PO4 trong một mẫu biết hàm lượng 40 – 50%. Hãy thiết lập quy trình phân tích cho mẫu trên biết Na3PO4 sau khi pha đi phân tích thì bị phân ly một phần ra Na2HPO4. Tỷ trọng của Na3PO4 giả sử gần bằng 1. Acid phosphoric có pKa1= 2.12, pKa2=7.21, pKa3=12.33. Chọn các dụng cụ đi phân tích
b. Thiết lập quy trình xác định phần của hai muối có trong dung dịch phân tích.Biết tỷ lệ về khối lượng của chúng là 1:9 (Na2HPO4: Na3PO4).

Bài làm:
Na3PO4 là một đa bazo ta sẽ chuẩn bằng dung dịch HCl. Ta chuẩn hai nấc một lúc.
Điều kiện chuẩn độ chính xác 99%: pKb2 + pC0 + pDF < 10 .pCo + pDF < 10 – 6.79 = 3.21
Nếu nồng độ acid ta chọn tương đương với nồng độ NaOH thì tại điểm tương đương pDF= 0.3.Vậy pCo<2.91 hay Co> 10^-2.91 M. Ta chọn nồng độ Co=0.1M và chuẩn bằng dung dịch acid HCl 0.1 M.
F=1.99. pH=14 – (pKb2 + 2) = 14 – ( 6.79 + 2)=5.21
F = 2 . pH= ½( pKa1+ pKa2) = ½ ( 2.12+ 7.21)=4.665.
F= 2.01 pH= 14 – (pKb3 – 2)=4.12.
Dựa vào khoảng bước nhảy chọn được chỉ thị hỗ hợp pT=5.1(Metyl đỏ)
Phần thực hành:
Bình định mức : 100 mL.
Pipet bầu: 10 mL.
Buret 25 mL.
Dung dịch H3PO4 0.1 M
Dung dịch HCl 0.1 N.
Giả thiết hàm lượng acid trong mẫu là 45% lượng mẫu cần cân:
m= 98 X 0.1 X 100: 1000 X 100:45= 2.18 gam vậy cân chính xác khoảng 2.18 g mẫu hòa tan vào bình định mức 100 mL.
Lấy 10mL dung dịch muối bằng pipet vào erlen rồi chuẩn bằng HCl trên buret đến khi dung dịch chuyển từ xanh lục qua đỏ. Lập lại ba lần.
Tính toán %muối:
C ( Na2PO4) = V(buret) * N ( HCl) : 2 : V(Na2PO4).
% muối = C ( Na2PO4) * ( V ( Na2PO4): V ( mẫu)) * 1000/100 * 98 /m *100.

Thầy ơi cho em hỏi một chỗ là nếu em chọn điều kiện là 99,9% thì pCo>-0.91.khi đó chọn nồng độ chuẩn là 0.5 M.
F=1.99. pH=14 – (pKb2 + 3) = 14 – ( 6.79 + 3)=4.21
F = 2 . pH= ½( pKa1+ pKa2) = ½ ( 2.12+ 7.21)=4.665.
F= 2.01 pH= 14 – (pKb3 – 3)=5.12
Tại sao pH lại tăng lên khi mình thêm acid, thấy kì kì


Câu b:( chiều giải) đề này em tự nghĩ ra, mong anh chị thầy cô hướng dẫn:welcome (

Mấy giả thiết và dữ kiện này hơi kỳ:
- tỷ trọng Na3PO4 = 1: giả thiết không thực
- Na3PO4 bị phân ly một phần thành Na2HPO4: điều này là hiển nhiên nhưng chuyện này khác hoàn toàn với việc "tỷ lệ về khối lượng của chúng là 1:9 (Na2HPO4: Na3PO4)".

mà thôi, những cái này không cần nói sâu thêm.
Điều kiện chuẩn 2 nấc một lúc và 99% bị thiếu, cần phải co thêm điều kiện pKb3-pKb2 >4 nữa. Nếu đã xét tới điều kiện này rồi thì bạn sẽ không "tham lam" tới mức đòi chuẩn độ với độ chính xác 99.9% nữa!
Chỉ thị tốt nhất trong khoảng bước nhảy trên là chỉ thị hỗn hợp pT 5.1 hay 5.4 chứ không phải methyl đỏ do khoảng bước nhảy của nấc 2 hẹp quá.
Phần tính toán thì chắc không có vấn đề gì nếu là chuẩn độ hỗn hợp Na3PO4 + Na2HPO4, nhưng cách đặt vấn đề để chuẩn độ hỗn hợp này là sai hoàn toàn và không chấp nhận đuợc (bạn không thể làm tương tự với hỗn hợp NaHCO3 và Na2CO3 vì ổ đây NaHCO3 có thể bị phân hủy và mất CO2 biến thành Na2CO3, còn Na3PO4 thì không thể bị phân hủy thành Na2HPO4 đuợc đâu, chuyện phân ly trong dung dịch của Na3PO4 thành Na2HPO4 là hiển nhiên và hoàn toàn khác với trường hợp ngay từ đầu ta có hỗn hợp muối Na3PO4 + Na2HPO4)
Thân ái

giotnuoctrongbienca
06-22-2008, 11:05 AM
àh, tôi còn quên cách bạn tính khaỏng bước nhảy khi giả thiết chuẩn độ 99.9%
Giả thiết này sai hoàn toàn
cách tính cũng sai nốt,
nên chăng chỉ tính khoảng bước nhảy F1.99-F2.01 thôi
F=1.99 --> pOH = pKb2 +2 = 6.89 + 2 = 8.89 --> pH = 14 - 8.89 = 5.21
F = 2 --> pOH = 0.5 (pKb2 + pKb3) = 9.385 --> pH = 4.615
F = 2.01 --> pOH = pKb3 - 2 = 9.88 --> pH = 4.12

duongqua28
06-22-2008, 11:31 AM
buồn buồn chuyển qua mấy câu hỏi lý thuyết:
Nguyên tắc chọn chỉ thị pH.
Có giá trị pT nằm trong khoảng bước nhảy pH của đường cong chuẩn độ
Có chiều rộng denta pH đủ hẹp để sự chuyển màu xảy ra rõ ràng chính vào thời điểm pT = pH
Sự chuyển màu phải tương phản.
Sự có lợi của chị thị hỗn hợp so với chỉ thị đơn
Người ta pha chỉ thị hỗn hợp để tạo ra các màu tương phản ( màu đối nghịch nhau trên đồng hồ màu). Điều này bị động bởi chỉ thị đơn.
Có thể tạo ra chỉ thị vạn năng các màu tương ứng với pH
Khoảng đổi màu thu hẹp lại.
Sắp xếp theo thứ tự độ chính xác:
C( NaOH)= ( 0.10063 +_ 0.00037) A
C ( HCl) = ( 0.12965 +_ 0.00060) B
m ( CH3COOH) =( 0.6198 +_ 0.0030)C
độ chính xác được sắp như sau:
A>B>C do sai số tăng dần
:021_002:

Gió
06-22-2008, 03:22 PM
vậy thì có ai cho mình biết tại sao khi gặp phép chuẩn độ bất đối xứng thì phải lưu ý giá trị nồng độ của Cr3+ trong đ ko? ví dụ như bài 4 chương oxi hóa khử của thầy Cù Thành Long đó. Trong bài giải nó không giải trực tiếp như trong công thức mà cộng 1 nuồi vào.Rắc rối lắm. Ai biết nói minh nhanh nha. Cảm ơn

New_P
06-22-2008, 04:46 PM
Bài đó thì thầy dạy bài tập bên mình nói là sẽ không ra thi, mà trong quá trình dạy hình như thầy Đông cũng không dạy phần này.

duongqua28
06-22-2008, 07:04 PM
Để xác định hàm lượng nitrogen trong phân vô cơ amoni sulfate, người ta tiến hành xác định hàm lượng ion amoni bằng phương pháp urotropin. Hãy thiết lập quy trình phân tích cho mẫu phân vô cơ trên biết khi phản ứng với formaldehyde, ion ammoni sẽ tạo thành dạng acid liên hợp của urotropin (CH2)6N4H4+ có 3 nấc đầu tiên là acid mạnh và pKa4= 5.13. Cho biết dung dịch fomaldehyde có hàm lượng HCHO gần bằng 35% và hàm lượng ammoni sulfate trong phân SA nằm trong khoảng 70 – 90 %. Hãy chọn cỡ dụng cụ thích hợp cho phép phân tích.

Bài giải:
Vì NH4+ là một acid yếu pKa= 9.25 nên không thể chuẩn độ định lượng trực tiếp với NaOH. ( pCo + pDF + pKa < 10 vậy Co>10^-0.45)
Nên người ta chuẩn độ thay thế bằng cách biến đổi bằng cách cho một thể tích chính xác NH4+ vào HCHO dư để tạo ra acid liên hợp của urotropin là acid 4 nấc 3 nấc đầu mạnh nấc 4 có pKa=5.13

Phương trình phản ứng
4NH4+ + 6HCHO = 3H+ + ( CH2)6N4H+ + 6H2O
3H+ + ( CH2)6N4H+ + 4OH- = (CH2)6N4 + 4 H2O

Ta nhận thấy 4 mol nito trong NH4+ tác dụng vừa đủ với 4 mol NaOH vậy đương lượng của NaOH là 1.

Điều kiện chuẩn độ 99,9%: pCo + pDF + pKa < 8

Nếu chọn nồng độ NaOH = với nồng độ của ion amoni thì ta có pDF=0.3

Vậy pCo < 8 – 5.13 – 0.3 = 2.57 Vậy Co> 10^-2.57 N
Ta chọn nồng độ chuẩn là 0.1 N

Đường cong chuẩn độ:
F= 0 . pH= ½(pKa + pCo)= ½( 5.13 + 1) = 3.056( tính thêm cho nhớ công thức)
F=0.999 pH= pKa + lg (0.999:0.001)= pKa + 3= 8.13 ( tính pH theo đệm)
F=1. pH = 14 – ½( pKb + pDF + pCo)= 8.915. ( tính pH theo bazo yếu)
F= 1.001. pH = 14 – ( pCo + pDF + p(F-1))= 14 – ( 1+ 0.3 + 3 ) = 9.7( bằng nồng độ bazo dư )

Với khoảng bước nhảy 8.13 – 9.7 ta có thể chọn chỉ thị 8.3 hay phenophatlein( vừa chớm chuyển màu pT= 9.6 – 9.8) ( yêu cầu tay nghề của người phân tích).
Khoảng bước nhảy khá hẹp do chọn điều kiện 99,9% , nếu chọn 99% thì khoản bước nhảy nới rộng ra 7.13 – 10.7 ta có thể chọn chỉ thị dễ dàng hơn.

Phần thực hành
Bình định mức : 100 mL.
Pipet bầu: 10 mL.
Buret 25 mL.
Dung dịch SA 0.1 N
Dung dịch NaOH 0.1 N.
Giả thiết hàm lượng acid trong mẫu là 80% lượng mẫu cần cân:
m= 132X 0.1 X 100: 1000 X 100:80= 1.65 gam vậy cân chính xác khoảng 1.65 g mẫu hòa tan vào bình định mức 100 mL.

Xác định lại nồng độ NaOH 0.1N bằng chất gốc H2C2O4 0.1N
Tính lượng fomalin thêm vào C= 0.1 * 6 :4 =0.15 N(chỗ này không có d của fomol nên không tính được lượng cần thiết thêm vào). Hình như là 6.5 mL. chỗ này em bị bí.
Do HCHO để trong không khí chuyển thành acid HCOOH có pKa=3.75 nên ảnh hưởng đến kết quả .

Ta lấy 10mL mẫu sau đó cho 6.5 mL HCHO vào để một thời gian cho phản ứng rồi ta chuẩn HCOOH sinh ra bằng NaOH chỉ thi phenolphtalein xuất hiện màu hồng nhạt không biến mất tron 30s.
Rồi thêm chị thị 8.3 chuẩn từ vàng sang tím phenolphatlein thì thoáng hồng.


Còn tính hàm lượng N trong SA các bạn tính nha.
Có một số câu hỏi:
Ta có thể chuẩn độ trực tiếp NH4+ bằng NaOH được không.
Còn bài mình làm thì nhờ anh chị thầy cô nhận xét giúp . cảm ơn
:tuongquan

giotnuoctrongbienca
06-22-2008, 10:45 PM
Bài này làm tạm được
Chọn chỉ thị: ta có chỉ thị hỗn hợp pT 8.3, ngoài ra phenolphthalein nếu pha thích hợp thì cũng có pT = 8.3. Trường hợp này người ta chuẩn độ với độ chính xác 99.9%.
Trong phần bài làm có câu "Ta nhận thấy 4 mol nito trong NH4+ tác dụng vừa đủ với 4 mol NaOH vậy đương lượng của NaOH là 1", câu này nghe rất kỳ, nhất là bạn lý luận NaOH có đuơng lượng = 1!!!??? chẳng lẽ NaOH có đuơng lượng khác 1???
Phần chuẩn độ HCOOH trong formalin rất đáng khen,
thân ái

banglang24
06-23-2008, 12:20 AM
Bài này phần đường cong chuẩn độ, trong đáp án của thầy Đông giải như sau:
Nhận thấy 4 phân tử NH4+ sinh ra 4H+ và phản ứng với 4 pt NaOH nên có thể xem đương lượng của NH4+ trong phản ứng bằng 1
Điều kiện chuẩn độ chính xác đến 99.9% : pKa + pCo +pD<8 , suy ra pCo+pD< 8-5.12= 2.88
Nếu nồng độ NH4+ tương đương với nồng độ NaOH thì tại điểm tương đương phản ứng có hệ số pha loãng bằng 2 hay pD=0.3, suy ra nồng độ NH4+ cần thiết là pCo<2.58. Để an toàn nên sử dụng nòng độ Co là 0.05N.
đường cong chuẩn độ
F=0.99: pH=pKa +2=7.12
F= 1.00:pH= 14-0.5( pKb + pCo + pDF=1) =14-0.5( 8.88+1.3+0.3) =8.76
F=1.01: pH= 14-(pCo + pDF=1.01 + 2 ) = 10.4
Lựa chọn chỉ thị : các chỉ thị có pT từ 7.12 đến 10.4 đều có thể chọn sử dụng với sai số chỉ thị <1% như pT= 8.3, pT= 10.2, phenolphtalein. Tuy nhiên phenolphtalein là chỉ thị thông dụng nhất và có pT từ 8_9 nên sai số nhỏ , nên sử dụng.:welcome (

duongqua28
06-23-2008, 07:05 AM
bạn bằng lăng tím không để ý một chỗ. Nếu chọn độ chính xác 99,9% nên chọn F=0.999 và F = 1.001. Bạn có thể chọn nồng độ tùy ý theo yêu cầu, chắc thầy chọn bài nay là 0.05N. Còn chỗ chọn chỉ thị sai số < 1% bạn có thể giải thích kỹ hơn không, và tại sao phenolphatlein lại sai số nhỏ

duongqua28
06-23-2008, 08:53 AM
Có anh chị hay thầy cô nào rảnh thì cho em xin phần xác định đường cong chuẩn độ oxi hóa khử bất đối xứng. HIc hic nước tới chân mới nhảy, mong thầy cô anh chị giúp đỡ. Không biết thầy Đông có ra thi phần này không:018:

giotnuoctrongbienca
06-23-2008, 11:53 AM
Phần chuẩn độ bất đối xứng tương đối phức tạp, nhất là phần chứng minh công thức tổng quát. Tuy nhiên nếu bạn nắm vững phần lý thuyết và tự thiết lập công thức trong trường hợp cụ thể (biết chất định phân X và thuốc thử R) thì vấn đề sẽ dễ dàng hơn. Phần phức tạp trong công thức tổng quát chuẩn độ oxyhóa khử bất đối xứng nằm ở chỗ các hệ số thôi, nó làm cho người đọc rất dễ nhầm lẫn.
Tôi còn nhớ Thầy Đông sau khi dạy lớp tài năng về có phàn nàn rằng "lớp này không phải thực sự tài năng vì không mấy người hiểu và chứng minh được chuẩn độ bất đối xứng! Hoặc do các em đó không chịu học".
Các bạn cố lên chứ! ngày phán xét nghe nói sắp tới rồi!
Thân ái

banglang24
06-23-2008, 12:05 PM
Đây là đáp án của thầy nên mình chỉ trình bày y như đáp án thôi. Còn chỗ sai số chỉ thị thì theo mình nghĩ, trong 3 loại chỉ thị ta chọn thì phenoltalein có sai số dương nhỏ nhất là + 0.04, còn chỉ thị có pT=8.3 có sai số âm là 0.06 nhưng lớn hơn phenolphtalein, chỉ thị có pT=10.2 có sai số dương là + 0.60 cũng lớn hơn hai chỉ thị kia.
Không biết tính có đúng không nữa, mọi người kiểm tra lại giùm nhen.:24h_057:

giotnuoctrongbienca
06-23-2008, 12:33 PM
nếu bạn chọn độ chính xác 99% thì có thể chọn chỉ thị có pT từ 7.2-10.4, còn nếu chọn chỉ thị sao cho độ chính xác 99.9% thì chỉ thị nên có pT trong khoảng 8.2-9.4 (khá hẹp), vậy nên các chỉ thị có pT 8.3 như chỉ thị hỗn hợp. chỉ thị phenolphthalein đều dùng đuợc. Lưu ý là chỉ thị PP có thể có rất nhiều pT tùy cách pha và nồng độ cũng như chủ quan của phân tích viên.
Vài dòng góp ý
Thân ái

duongqua28
06-23-2008, 03:24 PM
Chuẩn độ oxi hóa khử bất đối xứng:
Em mới làm thử phần thiết lập công thức cho loại phản ứng này: chắc chắn là có chỗ sai, mong thầy cô anh chị chỉnh sửa giúp.

Phương trình phản ứng: aX(k) + bR(o) = cX(o) + dR(k).
Bán phản ứng trao đổi electron: aX(k) – ne = cX(o).
bR(o) + ne = dR(k). ( trao đổi ne ).
Điều kiện chuẩn độ deltaE= E’(r) – E’(o) > ( 0.059/(n/
Đặt F= NV/ NoVo= ( (n/b)*CV)/((n/a)CoVo)= bCV/(aCoVo).
Tại bất kì thời điểm nào của F ta đều có:
CV/(Vo + V)= [ Ro] + [ Rk] ( tại thời điểm F)
CoVo/(Vo + V) = [ Xo] + [ Xk].
Căn cứ vào định luật đương lượng tại thời điểm F
(c/n)[Xo] = (d/n)[Rk]
Vậy
F= (a/b)* ( [Ro] + [Rk])\( [Xk] + [Xo]) ( tại thời điểm F)

Thầy ơi em lý luận tới đây có đúng không, thấy sao sao ấy

giotnuoctrongbienca
06-23-2008, 03:39 PM
ôi, bài này phức tạp quá, Thầy giải cũng không nổi nữa.
Thực tế rất ít trường hợp thế này dùng trong chuẩn độ oxyhóa khử
tập trung vào truờng hợp này: aX(k) + bR(o) = aX(o) + dR(k).
Vả lại thiết lập công thức tổng quát thế này rối rắm lắm
Tôi không chắc có thể xin Thầy Đông tài liệu về cách tính cho trường hợp aX(k) + bR(o) = cX(o) + dR(k) này không nữa
Thân ái

duongqua28
06-23-2008, 06:05 PM
Tiến hành chuẩn độ Fe(2+) 0.02N bằng K2Cr2O7 0.02N tại [H]+ =2N.
a. hãy vẽ đường cong chuẩn độ ?
b. cho Eo(Cr2O7, 14H/2Cr3+)=1.33V , Eo(Fe3+,Fe2+)=0.77V.
c. tính sai số chỉ thị khi dùng diphenylamin sulfonat có Eo=0.85V.
d. nếu dùng diphenylamine có Eo=0.76 V thì phải thêm điều kiện gì trong phép chuẩn độ này.
Bài làm: đây là phản ứng chuẩn độ oxi hóa khử bất đối xứng.
Bán phản ứng khử: Cr2O7(2-) + 14H + 6e= 2Cr3+ 7H2O
Bán phản ứng oxi hóa Fe2+ - 1e = Fe3+
Phản ứng: Cr2O7(2-) + 6Fe2+ + 14H+ = 2Cr3+ + 6Fe3+ + 7H2O
Ta có các hệ số theo thứ tự m=6, p=1, p=2, số e trao đổi = n= 6
Tính lại thế Eo’(Cr2O7, 14H,2Cr3+)= 1,33 + 0.059: 6 *lg[H]^14= 1.33 + 0.059: 6 *lg[2]^14=1.37V.
Điều kiện chuẩn độ. deltaE’o= 1.37 – 0.77=0.6> ( 0.059: 1+ 0.059: 6)*3=0.21 ( thỏa điều kiện chuẩn độ 99.9%.
Đường cong chuẩn độ.
F=0. E= E’o(Fe)=0.771V
F=0.99. E= E’o(Fe) + 0.059: (n/m)lg(F: (F – 1 ))= 0.77 + 0.059*2=0.888V
F=1. E=(p*E’o(Fe)+m*E’o(Cr)):(m+p) + mp/n *(1 – q/p) : (m+p)0.059lg(p/mND)=1.20
F=1.01 E= E’o(Cr) + 0.059: n *p(1 – q/p)lg(q/m*NoD)) + 0.059/n *plg(p/q(F-1)=1.32V
Dùng chỉ thị diphenyllamin sulfonat E=0.85 thì F<1.
Sai số âm= F- 1 = -( 10^( - ( 0.85 – 0.77)*6/0.059*6))/( 10^(-( 0.85 – 0.77)/0.0591)+1)*100= -4.24% ( công thức khó ghi quá).
Nếu dùng chỉ thị diphenylamine có Eo=0.76 thì tính như trên ta được sai số=-59.6%
Sai số lớn để có thể dùng chỉ thị này ta cần giảm thế của cặp Fe xuống bằng cách thêm H3PO4 tạo phức Fe(H2PO3)(2-) thế giảm xuống thì E điểm tương đương sẽ giảm xuống.

nhờ thầy cô anh chị xem xét:021_002:

giotnuoctrongbienca
06-23-2008, 10:47 PM
Bài đó thì thầy dạy bài tập bên mình nói là sẽ không ra thi, mà trong quá trình dạy hình như thầy Đông cũng không dạy phần này.

Các cử nhân tương lai có thái độ học tập thế này thì chết rồi. Đâu phải là không thi thì không học??? Chắc phải mời Thầy Đông lên xem ý kiến của bạn quá! chắc sau khi xem xong, Thầy Đông sẽ có biện pháp hay!

giotnuoctrongbienca
06-23-2008, 10:52 PM
vậy thì có ai cho mình biết tại sao khi gặp phép chuẩn độ bất đối xứng thì phải lưu ý giá trị nồng độ của Cr3+ trong đ ko? ví dụ như bài 4 chương oxi hóa khử của thầy Cù Thành Long đó. Trong bài giải nó không giải trực tiếp như trong công thức mà cộng 1 nuồi vào.Rắc rối lắm. Ai biết nói minh nhanh nha. Cảm ơn

thật ra không rắc rối quá như khi bạn thoạt nhìn. Nếu bạn chịu đi vào bản chất của phản ứng để giải bài tập này mà quên đi cái núi công thức kia thì bạn sẽ không thấy lạ. Thực ra học phân tích định luợng mà học công thức thì coi như hỏng, mấy cái công thức đó để dành cho các sinh viên "robot" làm thôi.
Hãy viết các bán phản ứng oxyhóa khử của phản ứng chuẩn độ đó ra, sau đó viết phương trình Nernst tương ứng, rồi phối hợp hai phương trình này lại, bạn sẽ thấy cái "nùi rắc rối" kia từ đâu ra! hãy làm thử xem! come on!!!!!
Thân ái

duongqua28
06-23-2008, 10:54 PM
vậy thì có ai cho mình biết tại sao khi gặp phép chuẩn độ bất đối xứng thì phải lưu ý giá trị nồng độ của Cr3+ trong đ ko? ví dụ như bài 4 chương oxi hóa khử của thầy Cù Thành Long đó. Trong bài giải nó không giải trực tiếp như trong công thức mà cộng 1 nuồi vào.Rắc rối lắm. Ai biết nói minh nhanh nha. Cảm ơn

theo bạn Gió.
vì công thức tính thế tại các thời điểm có liên quan đến nồng độ Cr3+, có nghĩa là nó sẽ xuất hiện trong công thức, còn cách thiết lập công thức bạn mượn mấy bạn cùng lớp mà tham khảo. Còn không thì bạn coi bai Fe2+ mình post lên xem, bài 4 của thầy Long đó.

giotnuoctrongbienca
06-23-2008, 10:56 PM
bài này tôi nhớ là giống như Thầy Đông đã giải mà!
Lưu ý là mục đích của xây dựng đuờng cong chuẩn độ là tìm chỉ thị thích hợp. Trong khi xây dụng quy trình phân tích, nồng độ của mẫu thường không biết đích xác mà chỉ là ước lượng, vậy nên sẽ vô ích nếu các bạn cứ cố gắng tính toán thật chính xác các giá trị pH, pM, E.... mà quên đi ý nghĩa và mục tiêu của vấn đề (tham bát bỏ mâm!!!)
Thân ái

duongqua28
06-24-2008, 09:57 AM
em có chỗ thắc mắc về bài này:

Đầu tiên tính khoảng bước nhảy của Ca(2+) chuẩn độ bằng EDTA 0.001M tại pH=10 chỉ thị NET(tất cả đều chuẩn độ định lượng ở đây mình không có tính)Ca không tạo phức với OH-
Ta giả sử nồng độ của Ca2+ vào khoảng 0.001M
F=0.99 , pM= pCo + pD + p(F – 1 )= 3 + 0.3 + 2 = 5.3
F=1 , pM= ½( pCo + pD + pK(MY) – pα’(YH))= ½ ( 3 + 0.3 + 10.7 – 0.46)=6.77
F= 1.02 pM= pK(MY) - pα’(YH) – p(1 – F)= 10.7 – 0.46 – 2 = 8.24

Như ta đã biết nếu dùng chỉ thị NET chuẩn đến màu xanh chàm rõ rệt cũng đạt đến pM(cuoi)= 4.8.

Do đó thêm MgY2- vào để đạt được điểm cuối trong khoảng bước nhảy và sự chuyển màu của Mg thì rõ hơn so với Ca( Ca tạo phức màu đỏ lợt với EDTa)

Đối với Mg2+ ( 0.001M) tính được khoảng bước nhảy khi chuẩn với EDTa là 5.3 - 6.24 điểm tương đương là 5.77.

Nếu ta điều chế MgY2- bằng cách cho EDTA 0.001 vào Mg 2+ 0.001 dùng chỉ thị NET để biết điểm tương đương thì có hai sự lựa chọn

Chuẩn đến màu trung gian: pMg( cuối 1)= 5.4.
Chuyển đến màu rõ rệt: pMg(cuối 2) = 6.4.

Mục đích của ta là tạo ra MgY2- dư để cho vào Ca2+ rồi chuẩn Ca2+ thông qua Mg2+ sinh ra.

Vấn đề ở đây là chỗ ta điều chế MgY2- ta nên chọn màu trung gian hay màu rõ rệt.
Nếu ta chọn màu trung gian, vẫn còn thừa Mg2+ thì khi chuẩn Ca2+ lượng EDTA sẽ dùng nhiều hơn

Nếu ta chọn màu rõ rệt thì ta đã cho thừa EDTA khi đó chuẩn Ca2+ sẽ mất lượng EDTA ít hơn.

Sách thực tập thì nói là chuyển đến màu rõ rệt ( tuyệt đối không cho dư EDTA) vậy câu nói này có mâu thuẫn rồi.
Không biết có anh chị thầy cô nào giải thích giúp em

thuhien03hltv
06-24-2008, 11:36 AM
Thưa thầy cô, anh chị, cho em hỏi trong chuẩn độ Fe2+ bằng bicromat, tại sao khi dùng PhA thay cho DPh thì không cần tới H3PO4?
tại sao khi pha DPh đã có H3PO4 rồi (đọc trong sách thực tập phân tích cách pha : 0.1g chỉ thị hòa tan trong 100ml H2SO4 đặc hoặc 100ml H3PO4 đặc), khi chuẩn độ vẫn phải cho thêm 1ml H3PO4 đặc?
Nếu không cho H3PO4 đặc thì cho H2SO4 hay acid nào nữa được không ?
Xin mọi người chỉ dẫn !

giotnuoctrongbienca
06-24-2008, 11:43 AM
chọn màu nào là tùy bạn, nếu chọn màu trung gian, khi chuẩn độ có mặt calcium thì bạn phải dừng chuẩn độ tại màu trung gian. Nếu chọn màu rõ rệt, khi chuẩn độ có mặt calcium thì bạn phải dừng chuẩn độ tại màu rõ rệt.
thân ái

giotnuoctrongbienca
06-24-2008, 11:48 AM
DPh có thế oxyhóa khử chuẩn tương đối thấp, chỉ thị này có thể đổi màu quá sớm (ngoài bước nhảy) --> sai số thiếu lớn (hơn 1%).
PhA có thế oxyhóa khử chuẩn cao hơn, điểm đổi màu nằm trong khoảng bước nhảy, tuy vẫn gặp sai số thiếu nhưng trong phạm vi chấp nhận đuợc (<1%).
Bạn chịu khó đọc lại lý thuyết sẽ hiểu thêm
Nếu khi pha DPh đã có H3PO4 rồi thì khi chuẩn độ vẫn thên 1 mL H3PO4 vì thường bạn chỉ xài vài giọt chỉ thị thôi mà, không đủ H3PO4. Thường pha DPh trong H2SO4, các acid khác không thường dùng do hoặc là dễ bay hơi hoặc là có tính oxyhóa mạnh.
Thân ái

duongqua28
06-24-2008, 12:08 PM
thầy ơi cho em hỏi khi nào mình chuẩn F= 0.999( câu hỏi không nên hỏi)

giotnuoctrongbienca
06-24-2008, 12:46 PM
thầy ơi cho em hỏi khi nào mình chuẩn F= 0.999( câu hỏi không nên hỏi)

khi nào cần độ chính xác cao và khi phản ứng chuẩn độ thỏa điều kiện chuẩn độ chính xác 99.9%.

duongqua28
06-24-2008, 09:20 PM
Em đồng ý là chuẩn như thầy.
Nhưng em đang có suy nghĩ mới, tập trung vào bài thực tập, em tính pCa cuối ra khỏi bước nhảy là do chuẩn độ đến màu rõ rệt, không phải tính sai, nhưng nếu ta chuẩn tới màu trung gian thì nằm trong khoảng bước nhảy, tí nữa em sẽ post bài lên để kiểm chứng

duongqua28
06-24-2008, 10:47 PM
hơn thế nữa khi chuẩn độ có mặt H3PO4 thì Fe2+ tạo phức với H3PO4 thế của cặp Fe sẽ giảm xuống khi đó thay vào công thức thì khoảng bước nhảy nới rộng ra, và bạn chọn được dễ dàng chỉ thị

duongqua28
06-25-2008, 09:42 AM
có một số câu hỏi sau:
1 tại sao phải xét e(NQ) ở điểm tương đương e(NQ)<0.001.
2.tại sao chọn e(NQ) < 0.001 mà chọn sai số chỉ thị < 0.01 và sai số ngẫu nhiên nhỏ hơn 0.01

trả lời như sau:
1. để xác lượng chất cần chuẩn, ta cho phản ứng với lượng thuốc thử , tại thời điểm F=1 thì lượng thuốc thử tác dụng vừa đủ với chất cần chuẩn. Vấn đề ở đây là lượng chất không bao giờ phản ứng hết nên không thể xác định "đúng" nồng độ của nó. Tuy nhiên có thể chấp nhận lượng chất còn lại 1/1000 so với ban đầu. ( phản ứng định lượng).
ta chọn điểm F=1 vì mục đích của ta là xác định nồng độ của chất cần định lượng, nếu chọn F nơi khác thì trở nên vô nghĩa vì lúc đó phản ứng chưa diễn ra hoàn toàn hay đã xảy ra xong.
2. e(NQ) và sai số chỉ thị ( or sai số ngẫu nhiên) có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
một cái thể hiện tính định lượng ( hình như là độ đúng e(NQ). còn sai số chỉ thị( hay ngẫu nhiên) là nói đến độ chính xác. Và các yêu cầu ở đây chắc chỉ mang tính quy ước.

em suy nghĩ còn chưa tới nơi, mong anh chị thầy cô giải thích thêm

giotnuoctrongbienca
06-25-2008, 11:10 AM
có một số câu hỏi sau:
1 tại sao phải xét e(NQ) ở điểm tương đương e(NQ)<0.001.
2.tại sao chọn e(NQ) < 0.001 mà chọn sai số chỉ thị < 0.01 và sai số ngẫu nhiên nhỏ hơn 0.01

trả lời như sau:
1. để xác lượng chất cần chuẩn, ta cho phản ứng với lượng thuốc thử , tại thời điểm F=1 thì lượng thuốc thử tác dụng vừa đủ với chất cần chuẩn. Vấn đề ở đây là lượng chất không bao giờ phản ứng hết nên không thể xác định "đúng" nồng độ của nó. Tuy nhiên có thể chấp nhận lượng chất còn lại 1/1000 so với ban đầu. ( phản ứng định lượng).
ta chọn điểm F=1 vì mục đích của ta là xác định nồng độ của chất cần định lượng, nếu chọn F nơi khác thì trở nên vô nghĩa vì lúc đó phản ứng chưa diễn ra hoàn toàn hay đã xảy ra xong.
2. e(NQ) và sai số chỉ thị ( or sai số ngẫu nhiên) có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
một cái thể hiện tính định lượng ( hình như là độ đúng e(NQ). còn sai số chỉ thị( hay ngẫu nhiên) là nói đến độ chính xác. Và các yêu cầu ở đây chắc chỉ mang tính quy ước.

em suy nghĩ còn chưa tới nơi, mong anh chị thầy cô giải thích thêm

xét e(NQ) ở điểm tương đương e(NQ)<0.001: NQ là "non quantitative" tức là không địh luợng và điểm tương đuơng là điểm có mức độ không định luợng cao nhất.
Chất chỉ thị có khi nào đạt được độ chính xác tốt hơn là yêu cầu chính xác tổng thể của phản ứng chuẩn độ không? Vậy nên sai số chỉ thị phải luôn luôn thấp hơn độ chính xác của phản ứng chuẩn độ.
sai số chỉ thị đuợc xấp và sai số hệ thống chứ không phải sai số ngẫu nhiên như bạn nói.
thân ái

Hồ Sỹ Phúc
06-25-2008, 11:39 AM
Đúng rồi, người ta có thể thêm NaF để giảm thế nhưng trong axit H2SO4 thì tạo HF hào tan thủy tinh!!
Tôi biết DPh là Diphenyl amin nhưng cho tôi hỏi PhA là chất gì thế? Có phải phenyl amin? Tôi thì thường dùng chỉ thị Feroin trong phép chuẩn độ trên!

giotnuoctrongbienca
06-25-2008, 11:49 AM
Đúng rồi, người ta có thể thêm NaF để giảm thế nhưng trong axit H2SO4 thì tạo HF hào tan thủy tinh!!
Tôi biết DPh là Diphenyl amin nhưng cho tôi hỏi PhA là chất gì thế? Có phải phenyl amin? Tôi thì thường dùng chỉ thị Feroin trong phép chuẩn độ trên!

PhA : phenyl anthranilic acid, thế Eo = 1.08 V
chỉ thị ferroin có Eo = 1.06 V
Thân ái

duongqua28
06-25-2008, 04:26 PM
acid boric là acid khá yếu pKa=9.2 người ta không chuẩn độ trực tiếp mà chuyển nó sang một dạng acid tương đối mạnh hơn , bằng cách cho acid Boric tác dụng với glycerol hay mannitol.

anh chị thầy cô cho em hỏi là phản ứng này tạo ra acid mấy chức. :24h_046:

giotnuoctrongbienca
06-25-2008, 05:00 PM
acid boric là acid khá yếu pKa=9.2 người ta không chuẩn độ trực tiếp mà chuyển nó sang một dạng acid tương đối mạnh hơn , bằng cách cho acid Boric tác dụng với glycerol hay mannitol.

anh chị thầy cô cho em hỏi là phản ứng này tạo ra acid mấy chức. :24h_046:

Tùy thuộc vào tỷ lệ acid boric và manitol mà phức tạo thành có thể theo tỷ lệ acid boric:manitol = 1:1 hay acid boric:manitol = 1:2. Trường hợp phức 1:1 thì sinh ra 1H+, nếu tỷ lệ 1:2 thì sinh ra 2 H+
thân ái

Hồ Sỹ Phúc
08-07-2008, 03:57 PM
OK! Thế thì Feroin cũng tốt rồi! Ở trường tôi không có PhA, chúng tôi tự điều chế Feroin dùng, thấy cũng khá chính xác!
Cảm ơn các bạn!

Hồ Sỹ Phúc
08-07-2008, 04:01 PM
Tôi nhớ phức của axit Boric với Glycerol là axit 1 chức, là axit trung bình (tức là mạnh hơn axit Bboric rất nhiều! Bạn có thể xem thêm sách Vô cơ của thầy Hoàng Nhâm! Thân ái!

Trần Văn Quyết
07-17-2010, 05:30 PM
Mong mọi người giúp em bài tập này:
===========
Dung dịch A gồm Na2CO3 và NaOH 0.001M có pH = 11.8.
Tính thể tích dung dịch HCl 0.100M dùng để trung hòa dung dịch A đến pH = 6.00.
Cho biết độ tan của CO2 trong nước là 0.003M; pKa của H2CO3 lần lượt là 6.35; 10.33.
===========
+Em tính được thành phần của dung dịch A:
CO3(2-) 0.15672M
HCO3(-) 0.00531M
OH(-) 0.00631M
Nếu em lấy [OH-] = 0.0063 thì [CO3(2-)] = 0.1562M.
Em muốn hỏi phải lấy giá trị nào để đảm bảo chính xác?
(Do dd có tính bazơ nên bỏ qua tính bazơ của HCO3(-))

Mọi người giúp em giải tiếp nhé. Em xin cảm ơn trước.

Hồ Sỹ Phúc
07-18-2010, 02:11 AM
Mong mọi người giúp em bài tập này:
Dung dịch A gồm Na2CO3 và NaOH 0.001M có pH = 11.8.
Tính thể tích dung dịch HCl 0.100M dùng để trung hòa dung dịch A đến pH = 6.00.
Cho biết độ tan của CO2 trong nước là 0.003M; pKa của H2CO3 lần lượt là 6.35; 10.33

Bài này em nên làm theo định luật bảo toàn điện tích thôi, đừng có phức tạp hoá.
Tất nhiên ở pH = 6,0 thì lượng cacbonat chưa bị mất mát (Do CO2 bay ra).
Phương trình bảo toàn điện tích đơn giản là:
[H+] + [Na+] = [OH-] + [Cl-] + 2[CO32-] + [HCO3-]
Em cần áp dụng các công thức tính [CO32-]; [HCO3-]theo nồng độ ban đầu của cacbonat và pH, pK1, pK2. Thay vào giải phương trình bậc nhất là ra V.
Hi vọng với hướng dẫn này, em có thể tự làm được. Khi đó em sẽ hiểu hơn về bài tập loại này!
Chúc em học tốt!

Hồ Sỹ Phúc
08-01-2010, 06:25 AM
Hôm nay mới biết đây là đề thi chọn HSG (vòng 2 - chọn đội tuyển thi HSGQG) của Hà Nội , năm học 2009 - 2010.
Giải chi tiết mới thấy để CÓ VẤN ĐỀ, vì không cho biết thể tích của dung dịch A nên không thể tính được thể tích dung dịch HCl cần thêm vào.
Dưới đây là bài giải chi tiết, các bạn xem ở file đính kèm (Đã sửa)!
Thân!