PDA

View Full Version : ảnh hưởng của các ion kim loại nặng đồi với cơ thể con người


napoleon9
07-04-2008, 06:17 AM
mình đang quan tâm đến việc khi các ion kim loại nặng vào cơ thể thì nó sẽ gây những ảnh hưởng sinh hóa lên cơ thê con người , nó sẽ làm biến đổi hay ức chế các quá trình sinh hóa nào ? cách khắc phục khi ta bị nhiễm.
- anh em nào có tài liệu về vấn đề này chia sẽ với mình nhé
thân
như As, Cd ,Be ,B ,Cr, Cu ...
ví dụ như As khi nó vào cơ thể nó tấn công vào liên kiết -SH trên enzim dẫn tới ức chế tạo ra năng lượng ATP ...:021_002:

tieulytamhoan
07-04-2008, 09:18 AM
Mình nghĩ khi bị nhiễm có thể khắc phục bằng cách uống thuốc có chứa ligand tạo phức bền với ion KL nặng ấy để từ đó bài tiết ra ngoài. :D

huy_hpt
07-04-2008, 03:40 PM
Ủng hộ bạn 3 nguyên tố Cd, Pb, Cr
Cadmi là một nguyên tố rất độc đối với môi trường sống cũng như đối với con người. Đối với các thực vật sống dưới nước, tính độc hại của cadimi ngang với độc tính của Ni và Cr(III)...và có phần kém độc hơn so với Hg(CH3)2 và Cu. Tất nhiên điều này còn phụ thuộc vào từng loài, từng điều kiện của sự ảnh hưởng của Cd. Ở hàm lượng 0,02-1 mg/l Cd sẽ kìm hãm quá trình quang hợp và phát triển của thực vật. Hàm lượng cho phép của Cd trong nước là 1 microgam/l.
Đối với con người Cd có thể xâm nhập vào cơ thể bằng nhiều cách khác nhau ví dụ như tiếp xúc với bụi Cd, ăn uống các nguồn có sự ô nhiễm Cd...Cd thường được tích luỹ dần trong thận, gây triệu chứng độc mãn tính. Nếu để lâu có thể gây mất chức năng thận và sự mất cân bằng các thành phần khoáng trong xương. Liều lượng 30 mg cũng đủ dẫn đến tử vong. Cũng có nhiều giả thiết cho rằng cho rằng Cd có thể thay thế Zn trong cơ thể làm giảm khả năng sản sinh tế bào.
Các hợp chất của Chì đều độc đối với động vật. Mặc dù, Chì không gây hại nhiều cho thực vật nhưng lượng Chì tích tụ trong cây trồng sẽ chuyển qua động vật qua đường tiêu hóa. Do vậy, Chì không được sử dụng làm thuốc trừ sâu. Chì kim loại và muối sulphua của nó được coi như không gây độc do chúng không bị cơ thể hấp thụ. Tuy nhiên, các muối Chì tan trong nước như PbCl2, Pb(NO3)2, Pb(CH3COO)2 rất độc. Khi xâm nhập vào cơ thể động vật, Chì gây rối loạn tổng hợp hemoglobin, giảm thời gian sống của hồng cầu, thay đổi hình dạng tế bào, xơ vữa động mạch, làm con nguời bị ngu đần, mất cảm giác... Khi bị ngộ độc Chì sẽ có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, ăn không ngon miệng, buồn nôn và co cơ.

Trong nước, Crom tồn tại hai dạng Cr(III) và Cr(IV). Nhìn chung, sự hấp thụ của Crom vào cơ thể con người tuỳ thuộc vào trạng thái oxi hoá của nó. Cr(VI) hấp thụ qua dạ dày, ruột nhiều hơn Cr(III) ( mức độ hấp thụ qua đường ruột tuỳ thuộc vào dạng hợp chất mà nó sẽ hấp thu) và còn có thể thấm qua màng tế bào. Nếu Crom (III) chỉ hấp thu 1% thì lượng hấp thu của Cr(VI) lên tới 50%. Tỷ lệ hấp thu qua phổi không xác định được, mặc dù một lượng đáng kể đọng lại trong phổi và phổi là một trong những bộ phận chứa nhiều Crom nhất. Crom xâm nhập vào cơ thể theo ba con đường: hô hấp, tiêu hoá và khi tiếp xúc trực tiếp với da.Con đường xâm nhập, đào thải Crom ở cơ thể người chủ yếu qua con đường thức ăn, Cr(VI) đi vào cơ thể dễ gây biến chứng , tác động lên tế bào, lên mô tạo ra sự phát triển tế bào không nhân, gây ung thư, tuy nhiên với hàm lượng cao Crom làm kết tủa các prôtêin, các axit nuclêic và ức chế hệ thống men cơ bản. Dù xâm nhập vào cơ thể theo bất kỳ con đường nào Crom cũng được hoà tan vào trong máu ở nồng độ 0,001mg/l; sau đó chúng chuyển vào hồng cầu và hoà tan nhanh trong hồng cầu nhanh 10 ÷ 20 lần, từ hồng cầu Crom chuyển vào các tổ chức phủ tạng , được giữ lại ở phổi, xương, thận, gan, phần còn lại chuyển qua nước tiểu. Từ các cơ quan phủ tạng Crom hoà tan dần vào máu, rồi đào thải qua nước tiểu từ vài tháng đến vài năm. Các nghiên cứu cho thấy con người hấp thụ Cr6+ nhiều hơn Cr3+nhưng độc tính của Cr6+ lại cao hơn Cr3+ gấp khoảng 100 lần.
Nước thải sinh hoạt có thể chứa lượng crom tới 0,7µg/ml mà chủ yếu ở dạng Cr(VI) có độc tính với nhiều loại động vật có vú.Crom(VI) dù chỉ một lượng nhỏ cũng có thể gây độc đối với con người. Nếu Crom có nồng độ lớn hơn giá trị 0,1mg/l gây rối loạn sức khoẻ như nôn mửa…Khi thâm nhập vào cơ thể nó liên kết với các nhóm –SH trong enzim và làm mất hoạt tính của enzim gây ra rất nhiều bệnh đối với con người:
- Crom và các hợp chất của crom chủ yếu gây các bệnh ngoài da..Bề mặt da là bộ phận dễ bi ảnh hưởng. Niêm mạc mũi dễ bị loét. Phần sụn của vách mũi dễ bị thủng. Khi da tiếp xúc trực tiếp vào dung dịch Cr(VI), chỗ tiếp xúc dễ bị nổi phồng và loét sâu, có thể bị loét đến xương. Khi Cr(VI) xâm nhập vào cơ thể qua da, nó kết hợp với prôtêin tạo thành phản ứng kháng nguyên. Kháng thể gây hiện tượng dị ứng, bệnh tái phát. Khi tiếp xúc trở lại, bệnh sẽ tiến triển nếu không được cách ly và sẽ trở thành tràm hoá.
- Khi Crom xâm nhập theo đường hô hấp dễ dẫn tới bệnh viêm yết hầu, viêm phế quản, viêm thanh quản do niêm mạc bị kích thích (sinh ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi. Khi ở dạng CrO3 hơi hoá chất này gây bỏng nghiêm trọng cho hệ thống hô hấp của người bị thấm nhiễm.
- Nhiễm độc Crom có thể bị ung thư phổi, ung thư gan,loét da,viêm da tiếp xúc, xuất hiện mụn cơm, viêm gan, thủng vách ngăn giữa hai lá mía, ung thư phổi, viêm thận, đau răng, tiêu hoá kém, gây độc cho hệ thần kinh và tim…
Các tác giả Langard và Vigander đã kiểm tra các công nhân NaUy làm việc trong các nhà máy sản xuất màu Crom có nồng độ Cr(VI) là 0,05mg/m3 phát hiện rằng khả năng liên quan đến ung thư phổi cao hơn người bình thường 44 lần. Nghiên cứu những người công nhân làm việc ở nhà máy sản xuất chất mầu New Jersey chỉ ra rằng những người công nhân làm việc 2 năm thì khả năng mắc bệnh cao hơn 1,6 lần và nếu 10 năm thì khả năng này là 1,9 lần so với người bình thường

napoleon9
07-04-2008, 11:39 PM
Các ion kim loại nặng, đặc biệt như Hg2 + và Cd2 + có thể coi là những chất kìm hãm enzym mạnh.
Chúng tác động lên các phối tử chứa lưu hùynh như - SCH3 và - SH trong methionin và cystein amino các chất này là một phần trong cấu trúc của enzym.
bạn nào có tài liệu liên quan về lĩnh vực này cung cấp cho anh em nha!
nếu có hình ảnh minh họa và pt phản ứng minh họa càng tốt
thân