PDA

View Full Version : Đo mật độ quang của dung dịch có hạt lơ lửng?


nangsaigon
07-19-2008, 09:43 AM
Mình có câu hỏi mong được trả lời giúp:
Với dung dịch chất màu có nồng độ C (ví dụ xanh metylen) :
- khi đo UV - Vis, thu được mật độ quang A1.
- thêm TiO2 vào và khuấy từ. Sau đó đo mật độ quang, thu được giá trị A2.
Vậy A1 và A2 khác nhau hay ko? Tại sao?

giotnuoctrongbienca
07-19-2008, 12:17 PM
Mình có câu hỏi mong được trả lời giúp:
Với dung dịch chất màu có nồng độ C (ví dụ xanh metylen) :
- khi đo UV - Vis, thu được mật độ quang A1.
- thêm TiO2 vào và khuấy từ. Sau đó đo mật độ quang, thu được giá trị A2.
Vậy A1 và A2 khác nhau hay ko? Tại sao?

Có hai vấn đề cần đặt ra là
- liệu TiO2 có hấp thu hay gây phân hủy phần nào xanh methylene không? Nếu có thì chắc rằng độ hấp thu của xanh methylene thay đổi, còn thay đổi theo chiều giảm hay tăng còn phụ thuộc vào lượng xanh methylene mất đi và luợng sản phẩm phân hủy (nếu có) hình thành tại bước sóng cần đo.
- TiO2 lắng xuống hoàn toàn hay một phần tồn tại lơ lửng trong dung dịch? nếu lắng xuống hoàn toàn thì sẽ không gây hấp thu của chính TiO2, nếu còn lơ lửng thì sẽ gây hiện tuợng tán xạ, phản xạ làm mất một phần bức xạ, trường hợp này thì độ hấp thu sẽ tăng.
Bạn chú ý hai truờng hợp trên trong mẫu thực tế của mình sẽ có câu trả lời.
Thân ái

nangsaigon
07-23-2008, 05:21 PM
Cảm ơn Giotnuoctrongbienca.
Trong trường hợp mình thực hiện ở trên: Mình muốn chứng minh rằng TiO2 làm phân hủy 1 phần metylene xanh nên muốn xác định lại mật độ quang dung dịch sau khi khuấy 1h. Lúc đó, TiO2 lắng 1 phần, 1 phần thì lơ lửng.
Nếu tiến hành ly tâm, thì cũng còn 1 phần TiO2 lơ lửng.
Nếu lọc thì metylene xanh bị giữ lại trên giấy lọc 1 phần.
Theo mọi người, nên làm thế nào?

giotnuoctrongbienca
07-24-2008, 12:01 PM
Cảm ơn Giotnuoctrongbienca.
Trong trường hợp mình thực hiện ở trên: Mình muốn chứng minh rằng TiO2 làm phân hủy 1 phần metylene xanh nên muốn xác định lại mật độ quang dung dịch sau khi khuấy 1h. Lúc đó, TiO2 lắng 1 phần, 1 phần thì lơ lửng.
Nếu tiến hành ly tâm, thì cũng còn 1 phần TiO2 lơ lửng.
Nếu lọc thì metylene xanh bị giữ lại trên giấy lọc 1 phần.
Theo mọi người, nên làm thế nào?

Vì TiO2 là chất rắn và khá trơ nên nó khó chuyển về dạng sol trong nước (tức bị hydroxo hóa một phần). Bạn có thể ly tâm thật kỹ (tốc độ 6000rpm trong 15 min) thì chắc là toàn bộ TiO2 lắng hết. Dùng pasteur pipet nhẹ nhàng hút phần dịch trong bên trên cho vào cuvet máy UV_VIS. Tôi nghĩ sẽ không có vấn đề gì ở chỗ này. Không nên lọc methylene xanh trên giấy lọc, không chỉ vì methylene xanh hấp phụ trên giấy mà còn vì nhiều lý do khác gây sai số mà bạn không thể kiểm soát hết. Chú ý là do TiO2 có tính xúc tác quang hóa nên mẫu của bạn cần tránh ánh sáng khi không cần thiết để không gây sai lệch kết quả.
Thân ái

nguyencyberchem
07-24-2008, 03:11 PM
hi
đúng vậy, cái này ly tâm là tốt nhất. TiO2 của bạn có kích cỡ hạt bao nhiêu mà ly tâm không lắng xuống được vậy bạn?
Hình như đề tài và test dạng này bên vô cơ của ĐH KHTN làm nhiều lắm, bạn có thể liên hệ thông tin được mà
Thân

nangsaigon
07-25-2008, 09:55 PM
Cảm ơn giotnuoctrongbienca va nguyencyberchem. Mình sẽ cẩn thận hơn khi ly tâm. Mình không học KHTN nên không có thông tin nhiều lắm. :chautroi

nguyencyberchem
07-25-2008, 09:58 PM
thế nangsaigon có biết được kích thước hạt TiO2 của bạn khoảng bao nhiêu không?

Atlantis
07-25-2008, 11:06 PM
Mọi người cho em hỏi là nều dùng phương pháp ly tâm rồi sau đó dùng giấy lọc micropore kích thước bé <0.45 um có được không ạ? Hiện phương pháp này cũng đang được một số nhà khoa học ở tphcm dùng.

nguyencyberchem
07-26-2008, 12:44 AM
nếu ly tâm được rồi, chỉ cần dùng pipet rut mẫu ra là được, đâu cần lọc thêm

nangsaigon
07-30-2008, 10:22 PM
Kích thước hạt TiO2 mình làm từ 8 - 10 nm. Chắc là ly tâm kỹ thì sẽ được thôi.
Cảm ơn mọi người nhiều.:hun (

Teppi
08-09-2008, 01:18 PM
Mình cũng đang thắc mặc rằng nếu không có thiết bị ly tâm hoặc máy ly tâm không thể đạt tới vận tốc ly tâm như nói trên thì liệu còn có cách nào khả thi nữa hay không? Vả lại TiO2 có thể tạo hạt keo mixen thì làm sau nó lắng được 100%?

giotnuoctrongbienca
08-09-2008, 02:10 PM
Mình cũng đang thắc mặc rằng nếu không có thiết bị ly tâm hoặc máy ly tâm không thể đạt tới vận tốc ly tâm như nói trên thì liệu còn có cách nào khả thi nữa hay không? Vả lại TiO2 có thể tạo hạt keo mixen thì làm sau nó lắng được 100%?

Thực ra nếu đã tạo keo rồi mà ly tâm cũng không xuống thì rất khó loại bỏ các hạt keo này bằng cách lọc thông thường. Người ta phải tìm điều kiện để các hạt keo này tụ lại sau đó phải lọc áp suất kém. Theo tôi thì các hạt TiO2 không dễ tạo các hạt keo hydroxo tới mức có thể thắng lực ly tâm. Các máy ly tâm hiện nay thường có tốc độ 6000rpm. Những máy đời mới hơn dùng trong công nghệ sinh học thường xài lượng mẫu nhỏ thì có tốc độ 15000 rpm. Hitachi có giới thiệu những máy ly tâm đặc biệt có tốc độ > 100000rpm nhưng tôi nghĩ những máy như vậy chúng ta chưa có đâu
thân ái

nguyencyberchem
08-09-2008, 10:52 PM
em cũng đồng ý với giotnuoctrongbienca, đối với TiO2 hệ keo nếu có tạo ra sẽ khó bền. CÒn đôiv với hệ keo bền khác, dĩ nhiên chúng ta phải dùng các tác nhân khác phá vỡ độ bền của hệ keo ấy trước khi ly tâm chứ
Thân

cute-apu
06-25-2010, 05:28 PM
Trời, ở kích cỡ 8-10nm thì hạt TiO2 có tính xúc tác quang mạnh ra phết đấy, nó hấp thụ chùm tia của máy UV khá tốt, hạt cực nhỏ, cực nhẹ => không dùng màng lọc được đâu, dùng ly tâm tốc độ siêu cao thì được. Ở VN hiện một số nơi có dòng máy ly tâm này, ví dụ như bên Viện VS Dịch Tế, nhưng bên đó thường họ o chơi với mấy ông "nano" đâu.

good2908
11-23-2010, 09:31 PM
Bạn dùng dd điện ly để phá hệ keo, sao đó ly tâm thử xem? Bên KHTN TP người đã làm và thành công, thu dc dung dịch trong suốt.

Phuong Hoang
11-24-2010, 06:11 AM
Bạn dùng dd điện ly để phá hệ keo, sao đó ly tâm thử xem? Bên KHTN TP người đã làm và thành công, thu dc dung dịch trong suốt.

Dùng d d điện ly để xử lý hệ keo thì hợp lý, nhưng theo mình khi ly tâm gặp trở ngại là ở tốc độ thấp (dưới 6000 rpm) sẽ khó lắm, còn tốc độ cao thì chắc ít nơi có và khối lượng mẫu rất nhỏ.

voicoibk
11-26-2010, 06:38 AM
Mình có câu hỏi mong được trả lời giúp:
Với dung dịch chất màu có nồng độ C (ví dụ xanh metylen) :
- khi đo UV - Vis, thu được mật độ quang A1.
- thêm TiO2 vào và khuấy từ. Sau đó đo mật độ quang, thu được giá trị A2.
Vậy A1 và A2 khác nhau hay ko? Tại sao?
Chào bạn Nắng Sài Gòn,
Theo ý mình, nếu bạn chỉ thu khác nhau về cường độ peak phản xạ tại 1 giá trị bước sóng, không đủ để kết luận về khả năng phân huỷ metylene bởi TiO2. Có sự khác biệt về độ đục và độ màu. Độ đục sử dụng bước sóng huỳnh quang truyền qua dung dịch và đo độ hấp thụ ở góc 180 độ, và tán xạ (thường ở góc 25 độ hoặc 90 độ). Nếu dung dịch có các hạt lơ lửng, dù rất bé và ít cũng gây ra tán xạ này. Vì thế, nếu bạn hoà TiO2 vào dung dịch, chắc chắn gây ra hiện tượng tán xạ.
Độ màu thể hiện qua sự thay đổi nồng độ, định luật Lamda-bear. Khi màu khác nhau sẽ hấp thụ bước sóng ở tần số khác nhau.
Nếu bạn sử dụng máy UV có khả năng scan bước sóng trong 1 dải bước sóng, trong trường hợp xuất hiện thêm peak, hoặc di chuyển vị trí peak so với peak gốc, bạn có thể kết luận do phản ứng. Nếu chỉ thay đổi cường độ phản xạ, điều đó không kết luận được do sự thay đổi nồng độ methylene.