PDA

View Full Version : bàn về lập thể


truyenonline1803
08-27-2008, 01:51 PM
Ngày xưa đê giải thích cho pứ cộng trans của hợp chất R R'C = CR'' R''' ( với tác nhân XY ) người ta hay dùng trạng thái tạo cacbocation vòng ( X chiếm gọn một vùng không gian) và vì thế Y chỉ có thể tấn công vào phía đối diện, Tuy nhiên nhìn thấy rằng nếu giải thích theo cách này thì qui tắc Maccopnhicop bị qui phạm.
Theo một tài liệu em có thì người ta đã không còn sử dụng rộng rãi cách giải thích trên, thay vào đó sử dụng HIỆU ỨNG KỀ. Nội dung cơ bản là sự án ngữ không gian của X theo hiệu ứng này đã đủ để tác nhân Y ưu tiên tấn công vào phía đối diện( Cũng phần nào thỏa đáng qui tắc cộng maccopnhicop và giải thích được vẫn có sp cộng cis hình thành).
Vậy thì tại sao trong các sách tham khảo hiện hành người ta vẫn chỉ đề cập đến trạng thái vòng trung gian?
Sẵn cho em hỏi về qui tắc Curtin và Hammet là gì?

Nêu pứ cộng HX của cis-stinben và trans-stinben trong hai trường hợp sau:
1. trong dung môi không phân cực
2. trong dung môi phân cực
Giải thích sản phẩm ở trường hợp 2.

Zero
08-27-2008, 11:12 PM
Anh trả lời từng vấn đề một nhé
1) Quy tắc Markovnikov là gì ? Đó là quy tắc mà sản phẩm chính là sản phẩm tạo thành từ carbocation bền vững nhất. Vậy vi phạm ở đây chú nêu ra là gì ?
2) Anh ngờ chú đọc không kỹ, ở đây hiệu ứng kề chỉ được dùng khi nhóm thế bên cạnh trung tâm phản ứng có thể tham gia vào tiến trình phản ứng. Và nói như chú thì cơ chế này chính xác đi qua giai đoạn tạo cation oni không hơn, đọc kỹ đi nhé ^^
Theo rất nhiều tài liệu thì sự tạo thành carbocation vòng đã được phát hiện bằng NMR. Chú thử nêu ví dụ sản phẩm cộng cis đối với phản ứng cộng halogen anh xem nào ? Vì chỉ có halogen mới đi qua trạng thái chuyển vòng này (thực ra cũng có đề nghị phản ứng cộng HX có đi qua cầu ion hydrogenonium nhưng vẫn chưa đủ cơ sở khẳng định)
3) Nguyên lý Curtin - Hammet là nguyên lý về khả năng phản ứng của các cấu dạng, trong đó cấu dạng có khả năng phản ứng cao nhất, vận tốc nhanh nhất sẽ cho phản ứng chính, bất kể cấu dạng đó bền hay không
4) Dung môi không phân cực cho hỗn hợp raxemic đối với cis, và meso với trans. Còn dung môi phân cực cho cả hai loại sản phẩm này. Lý do được giải thích là tính bền của cacbocation trong từng dung môi, với dung môi không phân cực thì cation vòng oni bền hơn, còn trong dung môi phân cực thì cation mạch hở sinh ra do sự vỡ vòng ba cạnh bền hơn (mà cation mạch hở thì liên kết C - C quay được). Chính điều này làm giảm mạnh sự chọn lọc trong dung môi phân cực
Ok hết chưa