PDA

View Full Version : Máy khuấy trộn hóa mỹ phẩm


duc_cuong
09-16-2008, 09:10 PM
Chao cac bac!e dang lam do an "thiet ke day chuyen san xuat dau goi dau". Chu yeu de tai cua em la tinh toan & thiet ke Tank khuay & he thong bom trong day chuyen sản xuat lien tuc.
Bac nao bit chỉ cho em quy trinh sản xuat dau goi dau va nguyen lieu dau vao của nó với. Từ do lam sao co the tinh duoc độ nhớt cua cac nguyen lieu do.
Cac bac giup em lien, em dang can gap!
Thanks cac bac!

Teppi
09-17-2008, 12:30 PM
quy trinh sản xuat dau goi dau va nguyen lieu dau vao của nó với. Từ do lam sao co the tinh duoc độ nhớt cua cac nguyen lieu do

Vài hướng dẫn cơ bản:

Nguyên liệu chủ yếu quyết định độ nhớt của dầu gội đầu:

PEG600
Glycerine
Nước
LAS

Bạn nên tham khảo thêm tài liệu của Dr. Louis Lê Tấn Tài về công thức tiêu biểu ( sách có ở thư viện ĐH bách Khoa Tp HCM-nếu bạn ở SG)

Sau đó thực hiện một thực nghiệm, đo nhớt chảy bằng cốc đo nhớt, hoặc nhớt kim bằng nhớt kế Brookfield của từng chất và dung dịch ở nhiệt độ sản xuất ( chứ đùng tra ở bảng theo nhiệt độ chuẩn)

Sau đó đo pH, rồi tỷ trọng dung dịch...

Có số liệu bạn sẽ tính tiếp các bước kế trong thiết kế theo sổ tay quá trình thiết bị máy hóa.

Trên đây là công việc thường xuyên khi thực hiện thiết kế thiết bị cho ngành Hóa.

huyngoc
09-17-2008, 03:35 PM
híc bạn nào có cuốn của Dr. luois hồ nhật tân thì up lên giúp mình nhé! mong các bạn giúp đỡ .
còn vơi câu hỏi của bạn thì theo mình lên dùng nhớt kế ost woast là phù hợp nhất,vì vơi độ nhớt trung bình thì đây là phương pháp đơn giản và khá chính xác .
còn về thùng khuấy thì như trên mình đã nói , đây chỉ thêm lưu ý là bạn lên quan tậm vùng phản ứng của quá trình .
ví dụ nhé: có thể quá trình của bạn là cơ lý hay hóa lý cái này khác nhau nắm . có thể quá trình của bạn thuộc vùng động học khi ta cho vào khuấy , có thể nó thuộc vùng khuyếch tán vì vậy bạn phải nắm rõ thì mơi ăn thua được (để quyết định là khuấy là chủ yếu hay nhiệt là chủ yếu? cũng như khuấy bằng tuần hoàn dòng hay bằng cánh khuấy - khuấy để khuấy trộn hay khuấy để tăng hiệu suất chuyển hóa ? ) thế nhé híc mong rằng giúp được bạn! hoặc bạn có thể post yêu câu của hệ đó lên ,để mình và mọi ngừoi xem và tính giúp bạn . nếu đơn giản mình sẽ giúp bạn luôn vậy nhé!thân

thuydung
09-18-2008, 03:53 PM
Cuốn sách các bạn đề cập là của Ph.D Louis Hồ Tấn Tài, chứ không phải các tên như các bạn nêu. Cuốn ở BK là do Dr. Hồ trao tặng khi có hội thảo về Cosmetics ở Trường BK.

Rất khó có thể tính trước chính xác độ nhớt của dầu gội do có quá nhiều thành phần trong đó. Do vậy người ta thường chỉnh độ nhớt và giai đoạn gần hòan thiện sản phẩm, tức là lúc trước khi cho hương rồi đóng chai. Có thể làm tăng độ nhớt bằng các chất làm đặc như E14xx(cái này mình không nhớ chính xác lắm tại vì bỏ nghề lâu quá rồi), PEG, Guar gum, Glyxerine muối... Muối (1->5%) là rẻ nhất tuy nhiên không cải thiện độ nhớt nhiều. PEG vừa cải thiện độ nhớt vừa là chất tạo bọt rất tốt. Glycerine còn có tác dụng giữ ẩm nữa. Guar gum cải thiện rất tốt độ nhớt.
Việc xác định độ nhớt của dầu gội phải thực hiện sau khi lưu trong tủ bảo ôn (40 độ ) trong vòng ½ - 1 tháng để bảo đảm độ nhớt ổn định. Độ nhớt của dầu gội chỉ có tác dụng thỏa mãn thị hiếu người tiêu dùng. Người ta thường nghĩ dầu càng đặc thì công thức càng đậm đặc nhưng thật ra đó chỉ là do chất làm đặc tạo nên. Do vậy cũng không cần dùng dụng cụ chính xác để xác định độ nhớt làm gì, cái Ostwald viscometer lại càng không nên, chỉ cần xài hai cái như bác Mod giới thiệu là tốt rồi. Cái thứ hai phải chọn cánh khuấy thích hợp khi đo và đo ở nhiệt độ phòng (sau khi hoàn thiện sản phẩm).

Hầu như không có phản ứng nào xảy ra khi pha chế dầu gội, nếu có thì cũng không nằm trong chủ đích của người pha chế. Đơn giản chỉ là pha trộn với nhau để tạo hệ bền. Trong đó thứ tự cho các chất, nhiệt độ, tốc độ khuấy rất quan trọng.

duc_cuong
09-19-2008, 02:39 AM
Thanks tất cả các bạn đã quan tâm đến chủ để của mình. Nhưng mình không phải là dân công nghệ hóa, mình học bên cơ khí. Hiện mình đang làm đồ an tốt nghiệp với đề tài là :"thiet ke day chuyen san xuat dau goi dau". Mà chủ yếu mình đi tính toán & thiết thiết kế Tank khuấy(máy khuấy) & hệ thống máy bơm trong day chuyền sản xuất liên tục. Mình đang bị kẹt ngay chỗ không có số liệu dầu vào, đặc biệt là độ nhớt của các nguyên liệu đầu vào.
Dứoi đây mình xin liệt kê nguyên liệu đầu vào của mình nhờ các bạn bên công nghệ hóa xác định giùm cho mình độ nhớt của nó:

- Sodium lauryl sulfate (SLAS 30-35%)
- Cocoaminopropyl betain (CAPB)
- Methylparaben
- Propylparaben
- Nước deion
- Polyquaterium-10
- Sodium chloride
- Brilliant blue 0.1%
- Carbopol dd 2%
- Methol
- PEG – 25 hydrogenated castor oil

Các bạn có thể xem file đính kèm để biết chính xác hon
Thanks các bạn nhiều!

huyngoc
09-19-2008, 03:00 AM
mình nói thiệt nhé !với một hệ phức tạp như thế này mà không có mẫu thì bó tay rồi bạn ạ !sẽ không ai giúp được bạn đâu , mình có hỏi rồi với dung dịch này bạn chỉ lên dùng loại cánh khấy chân vịt hoặc dạng hình thàng vì nó chuyển động hướng tâm chứ không hướng trục sẽ tốt cho hệ của bạn. thêm nữa thùng của bạn chỉ cần làm trơn là đủ( không cần thanh dọc để tăng hướng dòng) , với khoảng cách từ cánh khuất tới thành hợp lý vì không biết độ nhớt thì không thể chính xác bạn ạ. thêm nữa dung tích thì tùy vào công xuất mong muốn thôi . công xuất bơm , khuấy cũng từ đó mà ra cả, còn về phần làm việc liên tùc thi mình cũng chưa hình dung ra nữa bạn ạ! chắc để các cao nhân đã làm òi chỉ bạn thôi. bạn có thể tìm sách (sổ tay hóa máy cho kỹ sư hóa học đọc thêm nhưng mình e nó cũng không giúp được bạn bao nhiêu đâu)như anh teppi giới thiệu.vậy nhé!mong giúp ban nhiều hơn nếu có thể :021_002::24h_067:

Teppi
09-19-2008, 06:13 AM
Một quy trình khác đang thịnh hành để bạn tham khảo:

Shampoo thường(100% phần khối lượng)

Phần A
Nước cất 56.9 ( phần khối lượng)
Jaguar C 162 (của Rhodia) (Hydroxypropyl guar hydrorxypropyl trimonium chloride) 0.1
Keltrol CG-SFT (của SPCI) (Xanthan gum) 1.0

Phần B
Plantacare 2000 UP (Decyl glucoside) 30.0
Plantacare 1200 UP (Laurl glucoside) 6.0
Lamesoft PO-65 (Coco-glucoside và glyceryl oleate) 3.0
Cetiol LDO (Dicaprylyl ether và laurl alcohol) 0.5
Gluadin WQ (Laurdimonium hydroxypropyl hydrolyzed wheat protein) 2.0
Sodium benzoate 0.5
Citric acid (50%) chỉnh pH

Tính chất hóa lý cơ bản:
pH-value:5.5-5.6
Độ nhớt (đo bằng nhớt kế Brookfield RVT, ở 30°C, kim số 4, tốc độ kim quay 10 rpm):7000 mPas (giá trị trung bình)

Lưu ý: thứ tự các chất nói trên cũng là trình tự cho các chất vào để khuấy. Khuấy thùng A , thùng B xong trộn lẫn vào nhau ở thùng C.

Để biết rõ tính chất từng chất (tỷ trọng, độ nhớt), bạn tra tiếp datasheet của từng chất. Datasheet có thể tìm thấy bằng search thông tin của hãng sản xuất. Tỷ trọng của phần A, phần B, và toàn phần thì bạn có thể dùng công tích tính theo phương pháp phần khối lượng.

Một quy trình khác để bạn tham khảo vì nó có số liệu độ nhớt cuối cùng, bạn chỉ phải tìm độ nhớt ban đầu:

Dầu gội đầu trị gàu (Anti Danruff shampoo) (100 % phần khối lượng)

Phần A
Nước cất 13.80
Acrylates/C10-30 Alkyl Acrylate Crosspolymer (30%) Carbopol® Aqua SF-1 Polymer (1) 3.00
Ammonium Laureth Sulfate (25%) 28.00
Ammonium Lauryl Sulfate (25%) 28.00
Sodium Hydroxide (18%) 0.5 (chỉnh pH đến 6.5)

Phần B
Cocamide MEA 1.00
Cetyl Alcohol 1.00

Phần C
Zinc Pyrithione (48%) 2.00
Cocamidopropyl Betaine (30%) 5.00
Guar Hydroxy-propyltrimonium Chloride (2%) Jaguar® C-14S (2) 15.00
Dimethicone Emulsion (73%) EMU120 (3) 2.10
DMDM Hydantoin 0.40
Fragrance 0.20
Citric Acid (50%) chỉnh PH


• Cho Carbopol® Aqua SF-1 polymer vào nước. Cho ALES vào ALS và khuấy tốc độ chậm để hạn chế bọt sinh ra.
• Trung hòa bằng NaOH đến pH 6.5. Gia nhiệt đến 65-70°C
• Làm nóng chảy phần B ở 65-70°C và sau đó cho vào phần A. Làm nguội đến 40°C
• Ở nhiệt độ này cho phần C vào.
• Chỉnh pH lần nữa để về 5.4-5.6 bằng acid citric

Tính chất
Màu: Lỏng nhớt đục trắng
pH: 5.4-5.6
Độ nhớt: 10000- 13000 mPa.s (đo bằng Brookfield RTV ở tốc độ kim quay 20 rpm, kim số 4 ở 30°C)

Nhà cung cấp hóa chất
1 Noveon
2 Rhodia
3 GE Toshiba Silicones

Teppi
09-19-2008, 10:08 AM
Cái này là mình làm theo tài liệu của bác Louis Hồ để cung cấp cho một khách hàng ở một viện SPA theo yêu cầu riêng biệt . Thành phần cơ bản không đổi nhưng chất liệu là khác so với công thức của ông ấy. Tặng bạn làm đồ án đó. Sẽ hỏi lại bạn sau những yếu tố cần quan tâm trong quá trình thiết kế để phù hợp với tính đặc thù của hệ vật liệu này.
Thân,

ultima_86
03-18-2010, 12:28 PM
thanks bác, ko biết có bác nào biết nơi down sách bác Hồ Tấn Tài thì chỉ em với, em đang cần sách đó mà tìm ko thấy. Em ko mượn sách ở DHBK được.
Mà sao file bác gửi em down về nó ra 1 file ảnh thôi , không hiểu được, bác chỉ giùm em nha

binhnuti8x
03-18-2010, 09:23 PM
Bạn vào thư viện ĐH Công nghiệp tp HCM có đó.
http://lib.hui.edu.vn/?tab=pub&MenuID=156