PDA

View Full Version : lưu hóa cao su


l_t_huyen1987
11-05-2008, 02:22 PM
em đang tìm hiểu về cao su.ai có tài liệu gì share với em nhé.
theo em bít lưu huỳnh dùng để khâu mạng cao su nhưng ngày nay vì lưu huỳnh khá đôc nên được thay bằng nito, e ko bít phài không nữa.như vậy thì cơ chế như thế nào ạ, không bít giống như sử dụng lưu huỷnh không?
lưu hóa cao su bằng lưu huỳnh phải thêm chất xúc tiến làm giảm quá trình cao su bị cắt mạch cơ học do máy cán, thường dùng là chất MBT mà em không bít MBT là chất gì?Và còn thêm chất khơi mào để khâu mạng nhưng làm thế nào để xác định hàm lượng khơi mào là bao nhiêu thì đủ ạ?Ngoài ra người ta còn dủng thêm hỗn hợp polymer (blend) để tăng tính cơ lý của cao su lưu hóa.nhưng thườnh dùng là polymer blend nào thì sẽ tương hợp được cao su a?
ai bít cùng thảo luận nhé:24h_055:

lonelystar235
11-05-2008, 04:29 PM
Chào bạn, cho hỏi bạn học trường nào??? Ngành gì thế??? (hơi cá nhân chút^!^)
Hiện tại, tài liệu tiếng việt về cao su thiên nhiên khá ít, có 1 cuốn dùng khá hay là cuốn "Công nghệ cao su thiên nhiên" tác giả là Nguyễn Hữu Trí - CT HDQT kymdan. Trong cuốn này nói khá chi tiết về cao su thiên nhiên cũng như các hóa chất thường sử dụng trong cao su. Bạn có thể tải về tại đây (http://www.megaupload.com/?d=G91LYNRB) hoặc vào trang web của Kymdan để tải về.
Đúng là sử dụng lưu huỳnh dùng để lưu hóa khá độc hại, mình ko biết là có thể sử dụng nito để thay thế hay ko, nhưng hiện tại người ta có thể thay thế lưu huỳnh bằng hợp chất có chứa lưu huỳnh là TMTD (tetramethylthuramdisulfur) vừa có tác dụng lưu hóa vừa là chất trợ xúc tiến.
MBT = mecaptobennothiazole, vừa có tác dụng xúc tiến, trợ xúc tiến kết hợp với DPG, vừa là chất hóa dẻo. Khi cán cao su trên máy cán 2 trục, ban đầu cao su dễ bị cắt đứt bởi tác dụng cơ học, sau khi cho MBT thì cao su dẻo hơn, ko bị cắt mà bám vào trục.
polymer blend là sự kết hợp 2 hay nhiều loại polymer lại với nhau để tăng các tính chất cơ lý. Đối với cao su thiên nhiên, thường người ta sẽ trộn cao su với các loại polymer khác như PE, PP (cao su chiếm tỉ lệ cao hơn), khi đó blend vẫn giữ được tính đàn hồi của cao su mà độ cứng tăng lên, các tính chất của nhựa cũng xuất hiện bên cạnh các tính chất của cao su. Để tạo blend thường người ta chú ý đến các liên kết liên diện, liên pha và khả năng tương hợp của 2 polymer với nhau.
Hic, mấy kiến thức này học rùi giờ ngồi nhớ lại để viết, có sai sót gì mọi người góp ý nha^^

l_t_huyen1987
11-06-2008, 08:10 PM
Mình học trường khoa học tự nhiên ngành khoa học vật liệu.cuốn sách đó mình có rồi,nhưng bận quá mìnnh chưa đọc tới nó nữa.

Teppi
11-06-2008, 09:09 PM
em đang tìm hiểu về cao su.ai có tài liệu gì share với em nhé.
theo em bít lưu huỳnh dùng để khâu mạng cao su nhưng ngày nay vì lưu huỳnh khá đôc nên được thay bằng nito, e ko bít phài không nữa.như vậy thì cơ chế như thế nào ạ, không bít giống như sử dụng lưu huỷnh không?
lưu hóa cao su bằng lưu huỳnh phải thêm chất xúc tiến làm giảm quá trình cao su bị cắt mạch cơ học do máy cán, thường dùng là chất MBT mà em không bít MBT là chất gì?Và còn thêm chất khơi mào để khâu mạng nhưng làm thế nào để xác định hàm lượng khơi mào là bao nhiêu thì đủ ạ?Ngoài ra người ta còn dủng thêm hỗn hợp polymer (blend) để tăng tính cơ lý của cao su lưu hóa.nhưng thườnh dùng là polymer blend nào thì sẽ tương hợp được cao su a?
ai bít cùng thảo luận nhé:24h_055:


Tài liệu " Công nghệ cao su" của tác giả Trí thì bạn đã có. Câu trả lời cho bạn thì nằm trong sách đó, chương Lưu hóa cao su. Tên viết đầy đủ của MBT cũng trong đó phần nội dung về chất lưu hóa, chất xúc tiến. Việc xác định hàm lượng chất lưu hóa cao su hay chất khơi mào peroxide cũng nằm trong chương về sữ dụng các giản đồ để xác định mâm lưu hóa mà đánh giá.

Vậy bạn muốn thảo luận về điều gì mà bạn thực sự biết và muốn mở rộng?

lonelystar235
11-06-2008, 09:39 PM
Mình học trường khoa học tự nhiên ngành khoa học vật liệu.cuốn sách đó mình có rồi,nhưng bận quá mìnnh chưa đọc tới nó nữa.

Àh, hiện tại trong các trường DH ở HCM chỉ có 2 trường có giảng dạy về vật liệu là khoa Khoa học vật liệu của ĐHTN và Công nghệ vật liệu của ĐHBK, t đang học bên BK, phần cao su này bọn t có 1 môn riêng, vừa học lý thuyết vừa thực hành luôn nên ko tự tin nói là nhiều nhưng kiến thức được trang bị cũng kha khá^^. Các vấn đề bạn quan tâm có hết trong cuốn sách đó, có gì bạn cứ tham khảo thêm.

VinhHien
09-05-2009, 11:34 AM
Xin hỏi bạn lonelystar235 một câu là vào trường Bách Khoa ở khu nào để mua được sách chuyên môn CAO SU này ??? Xin bạn chỉ bảo dùm nhé . Xin cảm ơn

Teppi
09-07-2009, 01:06 PM
Hi,

Vì bạn hiện đang là kỹ thuật viên ngành chất dẻo và cao su nên sách của Nguyễn Hữu Trí là dùng phù hợp cho trình độ của bạn.

Bạn liên hệ với Khoa Hóa, bộ môn Polymer và Cao su của ĐH BK tpHCM để hỏi bản photo copy của sách Nguyễn Hũu Trí. Sách photo có 2 cuốn.

Còn để nâng cao thì tôi có cuốn tiếng Anh , bản pdf.

SV của trường này học tài liệu từ cuốn của Nguyễn Hũu Trí nhưng để đọc thêm là các cuốn tiếng Anh như Rubber Technology, các chuyên đề trong tạp chí Rubber Technology từ 1990-2000 (có tại thư viện trung tâm NCVL Polymer)

Thân,

Teppi