PDA

View Full Version : Bài học bó đũa


Teppi
11-09-2008, 10:07 AM
Những câu chuyện từ bó đũa

Nhận thấy hai cậu con trai tối ngày cứ cãi cọ nhau không ai chịu ai, cũng không chịu hợp tác giải quyết công việc bị người ta chê cười gây chia rẻ và lợi dụng, người cha bèn gọi lại và đưa ra một bó đũa. Ông bào hai con hãy bẽ gãy bó đũa đó. Hai anh con trai lực điền lần lượt từng người cầm lấy bó đũa bặm môi trợn mắt đỏ mặt tía tai ra sức bẻ bó đũa. Bẻ hoài cũng chẳng xong. Người cha bảo hai anh tháo sợi thun cột bó đũa ra mà bẻ từng chiếc. Hiển nhiên, hai anh bẻ được. Tới đó, ông cha ôn tồn bảo:

"Hai con mỗi người như từng chiếc đũa vậy. Nếu đoàn kết như sợi thun buộc đũa, thì khó lòng ai có thể chia rẽ lợi dụng được."

Hai chàng nghe thấy thế xấu hổ và xin lỗi với cha. Từ đó họ đoàn kết hơn, gắn kết hơn trong mọi công việc.

Lần khác, ngồi trong nhà, người cha ngó ra thấy hai anh con trai đang hì hục xoay vần với pallet chứa hơn 20 két bia để chuyển nó qua cánh cổng hẹp đưa vào sân nhà. Ông bước ra và cũng gọi hai con vào nghỉ uống nước lấy hơi một lát. Ông cũg lại đưa ra bó đũa hôm nào. Anh con trai thấy vậy liền nói:"Bó đũa này nếu ba kêu con bẻ thì chắc chắn là không bẻ được cả bó rồi!" Ông mỉm cười nói:" Đúng vậy. Nếu con tháo thun ra thì đũa có thể bẻ được".Các anh chợt tỉnh ra,ùng nha ồ lên một tiếng. Họ hiểu người cha muốn chỉ họ điều gì. Sau một phút ngồi uống nước, hai anh trở lại công việc. Cái pallet chất đầy két bia được tháo đai. Lần lượt từng két bia được đưa qua cổng dễ dàng thay vì phải đẩy cả pallet qua.

Qua câu chuyện nói trên, phải cảm ơn người cha tâm lý đã giúp chúng ta học được ba nguyên lý chính yếu trong phương pháp học và tư duy. Sự đồng tâm hiệp lực. Nguyên tắc chia nhỏ. Nguyên tắc vận dụng sự đối lập.Ngẫm đi ngẫm lại thấy thật chí lý.

Trong thời buổi thông tin toàn cầu, cái gì chúng ta cũng có thể kiếm ra nhưng sức người có hạn, làm sao mà hiểu hết, nghe hết, làm hết, biết hết, phân biệt được hết. Thông tin thì vàng thau lẫn lộn. Chỉ có làm việc trong một đội nhóm đoàn kết, việc chia sẻ thông tin mới trở nên là hũu hiệu về nhiều mặt (thông tin đa dạng nhưng có thể kiểm chứng, kinh nghiệm và độ tin cậy, tư duy suy luận từ các thành viên). Keo gắn kết chúng ta chính là sự đoàn kết cùng cam kết một chí hướng- kết nối những niềm tin đam mê khoa học sáng tạo và thực tiển. Đấy là điều các bạn và tôi có thể thấy rõ nhất.

Trong chúng ta, ắt hẳn có lần, chúng ta than rằng công việc hay đề tài nhận về sao mà khó quá, nhiều quá, phức tạp quá! Vâng, đây chính là lúc chúng ta có thể dừng lại mình và xem lại công việc phức tạp này, đồ sộ đấy có thể được chia ra từng phần nhỏ có thể giải quyết được như thế nào? Và theo sau đó chúng ta có thể chuyên tâm vào từng phần nhỏ đến khi cả công việc, cả dự án, cả đề tài được giải quyết.

Một bài toán khó, liệu nó có thể được chia ra để giải quyết cái gì trươc có thể được ( bao nhiêu ẩn số, bao nhiêu phương trình phản ứng, bao nhiêu thông số cần để tính toán trả lời cho từng câu hỏi,...)

Một đề tài thiết kế khó, liệu có thễ chia ra từng cụm thiết kế như tính toán cân bằng vật chất, tính toán năng lượng, chọn lựa thiết bị, tính toán bối trí mặt bằng, tính toán giá thành vật tư, tính toán an toàn, thông tin nào cần có cho từng cụm thiết kế, mô hình nào cần áp dụng cho từng kiểu tính toán...

Một đề tài nghiên cứu khó liệu có thể tách việc nghiên cứu thành từng thí nghiệm, phân tích, hay chọn mô hình thí nghiệm theo từng cụm yếu tố khảo sát,...

Cũng cảm ơn người cha trong câu chuyện đã giúp chúng ta thấy về cách hướng dẫn ứng dụng linh hoạt hai nguyên lý kết hợp -chia tách trên qua ví dụ bó đũa. Việc biết cách áp dụng linh hoạt các nguyên tắc đối lập như trên giúp chúng ta vượt qua ngưỡng ì tâm lý trong tư duy thực hành.