PDA

View Full Version : Tách 2 chất bằng phương pháp kết tinh trong dung môi?


tmwin2009
11-09-2008, 11:13 PM
Mọi người giúp em giải quyêt câu này: em có hỗn hợp gồm 2 chất A và B có độ tan khác nhau trong dung môi C (ở 25'C), khi tăng nhiệt độ thì độ tan của cà 2 chất đều tăng, nhưng độ tan của A tăng nhiều, còn độ tan của B tăng ko đáng kể. Em định dựa vào tính chất này để tách và tinh khiết hóa từng chất trong hỗn hợp nhưng vẫn còn 1 số thắc mắc:
Khi khảo sát độ tan của các chất trong dm ở 1 nhiệt độ xác định: có thể hòa tan chất đó vào dm đến lúc quá bảo hòa rồi lọc được hay ko, hay là phải xây dựng gam mẫu, hoặc cách khác... vì theo tài liệu em tham khảo phải để ổn định trong 2 giờ rồi quan sát xem dd trong hay đục mới được kết luận chất đó có tan hết ko? (lưu ý là chất A và chất B tiêu tốn càng ít càng tốt)

tie.pok
11-10-2008, 01:18 AM
Để giải quyết bài toán này theo đúng yêu cầu của bạn là kết tinh trong dung môi và tách được hoàn toàn từng chất tinh khiết và cả A và B đều ít tiêu tốn thì khó quá. Theo tôi chia nó thành các trường họp sau để dễ giải quyết:
Phương pháp kết tinh trong dung môi chỉ dùng trong HCTN trong trường hợp hàm lượng chất A rất lớn hơn so với lượng các tạp B, C, D,... khác và được gọi là "pp kết tinh lại". Chỉ đơn giản là hòa tan trong dm rồi để bay hơi chậm thì sẽ thấy chất A kết tinh dưới đáy lọ còn tạp sẽ bám trên thành lọ hoặc ngược lại, cái này tùy thuộc vào tính chất bay hơi nhanh hay chậm của dung môi dùng hòa tan. Làm lại quá trình này vài lần sẽ thu được A tinh khiết.
Trường hợp hỗn hợp chỉ có A và B với hàm lượng tương đương và tổng hàm lượng > 50 mg thì bạn cứ tương lên cái cột con con tách cho nó lành.
Trường hợp hỗn hợp chỉ có A và B với hàm lượng tương đương và tổng hàm lượng < 50 mg thì bạn dùng SK bản mỏng điều chế hoặc HPLC là an toàn nhất.

tmwin2009
11-10-2008, 05:32 AM
Lý luận như vậy rất có lý nhưng đầu tiên làm cách nào để xác định độ tan của A, B trong dm ở 1 nhiệt độ xđ (25'C) và tăng dần đến 60'C. Ở đây nhất thiết phải có chất chuẩn A, B với độ tinh khiết >=95% để khảo sát độ tan từng chất và của hỗn hợp trong dm, nhưng vấn đề là tiến hành khảo sát như thế nào để tốn ít chất cuẩn mà vẫn có hiệu quả.