PDA

View Full Version : Chitosan - Tổng quan/Nghiên cứu/Ứng dụng


thanhatbu_13
08-17-2006, 03:05 AM
Chitosan và một số ứng dụng.
17/08/2006

Chitin là polyme sinh học có nhiều trong thiên nhiên chỉ đứng sau xenluloza. Cấu trúc hóa học của chitin gần giống với xenluloza(cellulose).

http://i65.photobucket.com/albums/h217/thanhatbu/kouzu_1.gif
chitin

http://i65.photobucket.com/albums/h217/thanhatbu/cellulose.gif

http://i65.photobucket.com/albums/h217/thanhatbu/molecules.gif
1 :Chitin , 2: Chitosan , 3: xenluloza.
(gốc bt:)-D-glucose)
Chitosan là một dạng chitin đã bị khử axetyl, nhưng không giống chitin nó lại tan được trong dung dịch axit.

http://i65.photobucket.com/albums/h217/thanhatbu/chi0067.gif

Cả chitin và chitosan đều có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và cuộc sống, đặc biệt là trong chế biến và bảo quản thực phẩm.

Chitin có gốc từ chữ "chiton", tiếng Hy Lạp có nghĩa là vỏ giáp. Chitin là thành phần cấu trúc chính trong vỏ (bộ xương ngoài) của các động vật không xương sống trong đó có loài giáp xác (tôm, cua). Khi chế biến những loại hải sản giáp xác, lượng chất thải (chứa chitin) chiếm tới 50% khối lượng đầu vào và con số này tính trên toàn thế giới là 5,ll triệu tấn/năm.
Nếu trong điều kện thực tế, ở các tình có nuôi Tôm nhiều, hay nhiều nhà hàng thủy hải sản, như khu quận 8, quận 1 nè)bác nào ở gầnấy thì có nguồn nguyên liệu rồi :mohoi ( .
Vì chitin phân hủy sinh học rất chậm nên việc xử lý một lượng chất thải lớn như thế sẽ gặp nhiều khó khăn.

http://i65.photobucket.com/albums/h217/thanhatbu/chitosan1.jpg

Quá trình chiết tách chintin

Tuy nhiên nếu tận dụng được chitin và chitosan để tạo ra các sản phẩm có giá trị thì lại nâng cao được hiệu quả chế biến hải sản và bảo vệ môi trường. Từ Chitin ta có thể điều chế chitosan và các dẫn xuất của chúng đều có tính kháng khuẩn nhưng cho tới nay người ta vẫn chưa hiểu rõ cơ chế của nó.
http://i65.photobucket.com/albums/h217/thanhatbu/abb19_2.gif

Tuy nhiên các thí nghiệm thực tế cho thấy chitosan có khả năng ức chế hoạt động của một số loại vi khuẩn như E.Coli. Mộ số dẫn xuất của Chitosan diệt được một số loại nấm hại dâu tây, cà rốt, đậu và có tác dụng tốt trong bảo quản các loại rau quả có vỏ cứng bên ngoài. Có thể bảo quản các loại thực phẩm tươi sống, đông lạnh khi bao gói chúng bằng các màng mỏng dễ phân hủy sinh học và thân môi trường. Thông thường người ta hay dùng màng PE để bao gói các loại thực phẩm khô. Nếu dùng PE để bao gói các thực phẩm tươi sống thì có nhiều bất lợi do không khổng chế được độ ẩm và độ thoáng không khí (oxy) cho thực phẩm. Trong khi bảo quản, các thực phẩm tươi sống vẫn "thở", nếu dùng bao gói bằng PE thì mức cung cấp oxy bị hạn chế, nước sẽ bị ngưng đọng tạo môi trường cho nấm mốc phát triển. Màng bao bọc bằng chitin và chitosan sẽ giải quyết được các vấn đề trên. Trong thực tế người ta đã dùng màng chitosan để đựng và bảo quản các loại rau quả như đào, dưa chuột, đậu, bưởi v.v... Màng chitosan cũng khá dai, khó xé rách, có độ bền tương đương với một số chất dẻo vẫn được dùng làm bao gói. Cái này đã sản xuất thử.

Một ứng dụng nữa của chitosan là làm chậm lại quá trình bị thâm của rau quả. Rau quả sau khi thu hoạch sẽ dần dần bị thâm, làm giảm chất lượng và giá trị. Rau quả bị thâm là do quá trình lên men tạo ra các sản phẩm polyme hóa của oquinon. Nhờ bao gói bằng màng chitosan mà ức chế được hoạt tính oxy hóa của các polyphenol, làm thành phần của anthocyamin, flavonoid và tổng lượng các hợp chất phenol ít biến đổi, giữ cho rau quả tươi lâu hơn.
Và ở nước ta có khá nhiều đề tài nghiên cứu và đã ứng dụng sản xuất chứ nó không nằm trong đống giấy lộn nữa, có nhiều cái cực hay

còn tiếp

thanhatbu_13
08-17-2006, 03:52 AM
Ứng dụng của Chitosan phần2
17/08/2006
Dược phẩm:

Màng sinh học

Nhờ vào tính ưu việt của Chitosan, cộng với đặc tính không độc, hợp với cơ thể, tự tiêu huỷ được, nên Chitosan đã được ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả trong kỹ nghệ bào chế dược phẩm, làm thuốc chữa bỏng, giảm đau, thuốc hạ cholesterol, thuốc chữa bệnh dạ dày, chống đông tụ máu, tăng sức đề kháng, chữa xương khớp và chống đựợc cả bệnh ung thư...Theo một số nhà khoa học thì Chitosan có khả năng khống chế sự gia tăng của tế bào ung thư.
Qua thí ngiệm thực hiện trên 60 bệnh nhân tuổi từ 35-76 của nhóm các bác sĩ Bệnh viện K Hà Nội vào năm 2003 đã chứng minh, Chitosan có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Một công trình nghiên cứu thí nghiệm tiêm Chitosan với liều 100mg/kg trên da chuột cống, sau đó gây viêm bằng Canageenin. Chitosan còn có khả năng chống viêm cấp trên mô lành.
Tại cuộc chiến Iraq vừa qua, Mỹ cũng đã sử dụng loại băng cứu thương kiểu mới, kỹ thuật cao, có thành phần cấu tạo bởi chất Chitosan. So với các loại băng thường, tốc độ cầm máu, tính sát khuẩn và thời gian lành mô khi sử dụng loại băng này có hiệu quả hơn gấp nhiều lần. Và từ lâu, một số chuyên gia ở Trung tâm Huyết học thuộc Viện Hàn lâm Y học Nga cũng đã phát hiện, Chitosan có thể ngăn chặn sự phát triển của chứng nhồi máu cơ tim và bệnh đột quỵ.

Thuốc:

Điển hình trên thị trường dược hiện nay là loại thuốc chữa khớp làm từ vỏ tôm có tên Glucosamin đang được thịnh hành trên toàn thế giới.

http://i65.photobucket.com/albums/h217/thanhatbu/glucoseamin.jpg

So với sản phẩm cùng loại thì Glucosamin có ưu thế hơn, do sản xuất từ nguồn vỏ tôm tự nhiên nên sản phẩm ít gây phản ứng phụ, không độc hại và không bị rối loạn tiêu hoá cho người bệnh(rất quan trọng). Nước Mỹ đã tiêu thụ được hơn 1 tỷ viên nang Glucosamin. Những năm gần đây, loại thuốc chữa khớp này còn đựợc phổ cập rộng ở nhiều nướctrong đó có cả ta.
Nhưng dân Việt Nam nào có chịu thua, thế giới có glocosamin thì Việt Nam có Glusivac chuyên đặc trị thoái hoá khớp bên cạnh đó còn có thuốc giảm béo cho "chị em" là Chitozan

http://i65.photobucket.com/albums/h217/thanhatbu/giambeo.gif

thuốc có nguồn gốc thiên nhiên nên ít tác động phụ, chị em nhà ta yên tâm mà dùng.:kham (
Mà có bạn trai làm bít chút ít về Hóa cũng thú dzị hen:sacsua (

Tổng hợp.

Yugi
08-17-2006, 09:06 AM
Thank atbu-13, truong minh hình như cũng có nghiên cứu huong này thì phải,
Mình thấy cái Nhưng dân Việt Nam nào có chịu thua, thế giới có glocosamin thì Việt Nam có Glusivac chuyên đặc trị thoái hoá khớp bên cạnh đó còn có thuốc giảm béo cho "chị em" là Chitozan coi bộ hấp dẫn mấy cô à nghen , Atbu oo1 nghiên cứu về cái này không?, bây gio huong nghien cuu sâu về lỉnh vuc này là gì nhỉ, Atbu biết chia se anh em cái. Anyway thank atbu

thanhatbu_13
08-17-2006, 12:43 PM
truong minh hình như cũng có nghiên cứu huong này thì phải,Mình thấy cái Nhưng dân Việt Nam nào có chịu thua, thế giới có glocosamin thì Việt Nam có Glusivac chuyên đặc trị thoái hoá khớp bên cạnh đó còn có thuốc giảm béo cho "chị em" là Chitozan coi bộ hấp dẫn mấy cô à nghen , Atbu oo1 nghiên cứu về cái này không?, bây gio huong nghien cuu sâu về lỉnh vuc này là gì nhỉ, Atbu biết chia se anh em cái.

Thú thực là mình cũng mới tình hiểu về Chitosan mới được vài ngày, nên bài này chỉ mang tính tổng hợp những ứng dụng của nó.
CÒn về xu hướng, hay quá trình tổng hợp cũng như các dẫn xuất cụ thể mình sẽ cố tìm hiều trong thời gian tới. Anh em có tài liêu gì về phần này có thể chia sẽ và cùng thảo luận ha.
Mà atbu thấy ở nước mình cũng có nhìu nới nghiên cứu cái này, Bên Viện hóa và Đại học Thủy Sản NhaTrang . Bên Tự Nhiên HN cũng có 1 cô, Mà trong KHTNTP cũng có nữa, cả bên BK cũng có, àh hôm qua đọc bài của bác T_N_T trong http://app.ctu.edu.vn/forumcn/viewforum.php?f=6 nhưng tự nhiên hôm nay vào ko thấy nữa, thì ra trang này đang bị Hacker viếng thăm.
Nên trứoc hết atbu post sơ qua ứng dụng của Chitosan và các dẫn xuất. mong anh em cùng tham gia trao đổi.

to Yugi: cảm ơn Yugi đã ủng hộ ha. :chaomung

cơm nguội
08-17-2006, 01:58 PM
bên cạnh đó còn có thuốc giảm béo cho "chị em" là Chitozan thuốc có nguồn gốc thiên nhiên nên ít tác động phụ, chị em nhà ta yên tâm mà dùng
em thấy cái này người ta gọi nó là thực phẩm mà, đâu phải thuốc

nguyencyberchem
08-17-2006, 02:49 PM
Hic, tui cũng mua 1 lọ chitosan để giảm béo rồi. DÙng xong còn tăng cân nữa. Chán chết, giảm cân nên hỏi kinh nghiệm của Hà Anh TUấn đó. hehe. Các bạn post các bài này rất tốt đó. Vừa gần gủi, vừa có đất để mọi người thảo luận.

to comnguoi: cái này đúng là thuốc, bên anh bán dạng viên con nhộng. Hộp 60 viên dùng tron g1 tháng; em có nhu cầu không, anh tính giá gốc thôi (+VAT)

Yugi
08-17-2006, 07:27 PM
Hic, tui cũng mua 1 lọ chitosan để giảm béo rồi. DÙng xong còn tăng cân nữa. Chán chết, giảm cân nên hỏi kinh nghiệm của Hà Anh TUấn đó. hehe. Các bạn post các bài này rất tốt đó. Vừa gần gủi, vừa có đất để mọi người thảo luận.

to comnguoi: cái này đúng là thuốc, bên anh bán dạng viên con nhộng. Hộp 60 viên dùng tron g1 tháng; em có nhu cầu không, anh tính giá gốc thôi (+VAT)

Kàhhà , NGuyên mà cũng giữ eo nữa hả, chu cha, chu cha, hhehehhe

thanhatbu_13
08-29-2006, 04:32 PM
, bây gio huong nghien cuu sâu về lỉnh vuc này là gì nhỉ, Atbu biết chia se anh em cái
Theo như mình được biết thì hướng nghiên cứu ở ta hiện nay là tìm hiều khả năng hấp thụ một số kim loại bằng Chitosan và dẫn xuất của Chitosan. Cụ thể là bên trường Bách Khoa HN, và bên trường Tổng Hợp HN.
Hướng bên trường BK là lấy ngay màng chitosan sau khi polime hóa đóng thành mạng không gian(atbu chưa rành thuật ngữ bên này, anh em đóng góp) để tạo thành thành các khối nhựa.Đặc biệt các khối nhựa này trong cấu trúc còn có nhóm amino (-NH2), quyết định khả hấp thụ của 1 số kim loại nhờ quá trình tạo phức gữa nhóm amino này khi được proton hóa trong môi trường axít (pH = 2 - 4 ) .
Ví dụ : như tạo phức với anion Cr2O7 -2 , Quá trình này thực hiện tối ưu ở pH khỏang 2.66, nồng độ ban đầu 80mg/l, hàm lượng chitosan =1g/l và thời gian tiếp xúc (ngâm) khỏang 90 phút.
Hướng bên trường TNhiên là gắn các nhóm mang màu, lên vòng chitosan cụ thể phản ứng tại nhóm -NH2 sau đó ta cũng tạo mạng cho cấu trúc không gian. Trong trường hợp này thì cấu trúc của "nhựa" thu được không còn nhóm amino nhưng khi ấy họat tính của nhựa là do các tính chất của các nhóm thế mang màu (quá trình tạo phức với các kim loại) các nhóm thế này mình có thể chủ động gắng lên như nhóm hidroxi hay amino .
Vậy xu hướng của các lớp nhựa này có những ưu điểm gì so với màng lọc cationit ? (anh em post một bài về màng cationit rùi tranh luận tiếp ) atbu cũng chưa tìm hiểu cơ chế cụ thể của màng này. Nhưng một ưu điểm trước tiên là tính chọn lọc màng mới này hơn hẳn màng cationit. và ta có thể khống chế 1 vài nhân tố như pH đến cân bằng tạo phức ể khống chế sự trao đổi kim lọai.
Tham luận thêm ha...

thanhatbu_13
08-29-2006, 05:45 PM
Sơ đồ chung.
gắn nhóm mang màu lến nhóm NH2 của chitosan,
http://i65.photobucket.com/albums/h217/thanhatbu/untitled.jpg

đóng mạng không gian bằng epiclorohidrin.
http://i65.photobucket.com/albums/h217/thanhatbu/9f88c694.jpg
để thêm sôi nổi, anh em có thể post 1 bài về màng cationit, rùi chúng ta so sánh những đặc điểm của hai loại màng này. Như thế , atbu nghĩ sẽ thiết thực hơn 11 :nhau ( :nhau (

Yugi
08-31-2006, 10:21 AM
Tóm tắt một số ứng dụng của Chitosan trong một số lỉnh vực

http://img174.imageshack.us/img174/241/useofchitosanvh7.gif

thanhatbu_13
08-31-2006, 08:42 PM
TRùi ui... sao mà lắm thế không biết. :tantinh ( :tantinh (
Thế không biết ở ta nghiện cứu tới bước nào so với thiên hạ rùi, hôm vừa rùi vừa đọc được 1 bài
Nghiên cứu khả năng hấp thụ Cr((VI) bằng Chitosan " trên Tạp chí Hóa học và Ứng dụng 06/2006. Thì mấy hôm sau bạn gái gửi 1 bài tương tự "Removal of hexavalent Chromium using a novel cross linked xanthated Chitosan" 11/2005
Nhưng cả hai bài trên đều là lấy thẳng Chitosan, và nghiên cứu chủ yếu là tìm điều khiện tối ưu cho quá trình hấp thụ như pH , Nồng độ ion kim, loại ban đầu (Cr VI), thời gian hấp thụ...
Nhưng có 1 hướng nữa là gắng cáac nhóm hấp thụ lên chitosan .. không biết anh em có tài liệu chi lliên quan... cho mình học hỏi dzới :vanxin(

thanhatbu_13
09-28-2006, 07:52 PM
Một vài dẫn xụất của Chitosan và ứng dụmg.
http://i65.photobucket.com/albums/h217/thanhatbu/danxuatchitosan.jpg
chất góc 9giờ chất cố định protein
Chất góc 1 giờ dùng làm chất trung gian

bluemonster
09-29-2006, 02:55 PM
thui thui atbu cứ nêu đơn cử một vài ứng dụng của chitosan là được rùi !!! BM mới nhận một đề tài về chitosan, hướng là dùng chitosan sau khi đã cắt mạch sẽ cho nó chui vào khoang sét, khoang sét đóng vai trò như một chất gia cường cấp độ nano, và như thế là hình thành vật liệu nano !!! hehehe ! ko biết các tính năng của chitosan lúc này có ưu việt hơn ko nhỉ, như tính bảo vệ các tác nhân oh chẳng hạn, để rình rình mình xịt nó lên lúa hay cây ăn quả bảo vệ chứ !!!! :batthan (

thanhatbu_13
09-30-2006, 06:08 AM
Ohhh lại gặp nhau đây rồi,,, :ot (
Cái mục này chủ yếu nói những ứng dụng của chitosan và các dẫn xuất của nó, nến không đi sâu vào từng trường hơp cụ thể.Nhưng có nguời làm về thứ này thì anh em sẽ thảo luận kỷ hơn về từng trường hơp cụ thể.
Vậy có 1 số thứ cần hỏi BM về 1 số thuật ngữ...


"cắt mạch sẽ cho nó chui vào khoang sét"
khaong sét là gì nhỉ?? ko bít
"tính bảo vệ các tác nhân oh chẳng hạn, để rình rình mình xịt nó lên lúa hay cây ăn quả bảo vệ chứ "
Là sao nhỉ , BM nói rõ hơn phát nào, cái này hay đấy.
PS:
Hôm nay lướt bằng firefox, sao ko Quote, không bolic... chẳng add hình được... sao thía nhỉ!!!

bluemonster
09-30-2006, 06:17 AM
hahaha, được, hẹn atbu chiều tối nay, anh em ta ráng hội ngộ lại bên topic Tổng quan nanocomposite của leejunanh trong box hóa lý cao phân tử nhé !!! Đó chính là nội dung của toàn bộ đề tài trong hè của BM, và BM đang rất muốn được chia sẽ với anh em về những kiến thức mình học đây !!!
PS: À, mà sao atbu bỏ mấy cái application of FOs theory rùi à !? sao topic pericyclic reaction đợi mod hóa lý thuyết vô tám miết mà chưa thấy !!!
PS moderators: hix, cho BM tám một chút để chuyển hướng qua topic của leejunanh và bàn luận sâu hơn về nanocomposite với chitosan luôn nhé ! :cool (

Acmabdy
03-11-2007, 03:26 PM
Bạn biết gì về Glucosamin? đó là một đề tài đang được tôi nghiên cứu điều chế ra. Nó có khả năng chữa viêm khớp , ngoài ra một số chất trung gian như Chitin và Chitosan trong quá trình điều chế cũng có tác dụng đến đời sống con người. Nếu bạn nào có hứng thú với đề tài này thi hãy cùng tôi cùng nhau thảo luân.

thanhatbu_13
03-11-2007, 04:46 PM
bạn vào đây thảo luận tiếp với anh em,...
http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/chemvn/showthread.php?t=599
Admin nào move vào trong ấy luôn,

Acmabdy
03-14-2007, 09:33 PM
Về Glucosamin: . Mình đang làm thí nghiệm tổng hợp Glucosamin từ vỏ tôm phế thải,tài liệu về tổng hợp thì mình có nhưng tai liệu về dược lý, ứng dụng, tính chất và lịch sử của Glucosamin thì mình chưa biết tìm ở đâu. Mình rất bận lên phòng thí nghiệm vì đó là đề tài tốt nghiệp của minh mà. Vậy bạn nào có tài liệu liên quan đến Glucosamin có thể cung cấp cho mình được ko hoặc thảo luận trên mạng
có thể gửi thư cho minh qua nick duybk305@yahoo.com
or duybk305@gmail.com

thanhatbu_13
03-15-2007, 08:32 PM
Hiện giờ mình đang làm là gắng các nhóm mang màu lên khung Chitosan, khảo sát khả năng hất thụ kim loại, saoấy tìm dung môi hòa tan, để phun dung dịc ấy thành các hạt để ứng dung xem thế nào.
Còn về tài liệu phần này, quả thật rất nhiều! BẠn có thể nói hướng bạn làm, để anh em tiện thảo luận và giúp đở.

Acmabdy
03-16-2007, 06:26 AM
Oh` mình thì làm hơi khác bạn. Đề tài của mình là chuyển hóa Chitin ----> Chitosan-------> Glucosamin.HCl------> Glucosamin hoặc Chuyển hóa Chitin-----> Glucosamin.HCl -------> Glucosamin. Mình điều chế Glucosamin chủ yếu để làm hợp chất trung gian cho các chất dẫn xuất điều chế các thuốc chữa bệnh viêm khớp xương.
Còn về phần ứng dụng của chitosan thi rất nhiều và được rất nhiều người làm về đề tài này nên mình mới chuyển hướng sang điều chế Glucosamin. Glucosamin là một chất mới , ít có đề tài nghiên cứu ,thường thì chỉ có ở các trường đại học là nghiên cứu đến nhưng chưa sau và tổng quát lắm về tính chất và ứng dụng của Glucosamin. Trên thị trường có bán rất nhiều loại thuốc có chứa Glucosamin nhưng chủ yếu là các dẫn xuất của nó như Glucosamin sunfat Natri clorua.
Về Chitosan mình thấy các xí nghiệp và một số công ty sản xuất vải đã ứng dụng nó vào điều chế vải col, vai chịu nhiệt , giấy chống thấm... Quy trình sản xuất của Chitosan mình co nhiều và cả quy trình sản xuất ứng dụng của chitosan minh cũng có nhưng vấn đề liên quan đến đề tài của mình thì lại rất it. Trên mạng mình Search thi tìm thấy rất nhiều nhưng it liên quan đến đề tài của mình hoặc có thì lại ko phải ngôn ngữ Anh - Việt mà là tiếng nước ngoài nào đó mà minh ko biết nên ko dịch được. Vì vậy mà mình muốn hỏi các bạn nếu có tài liệu về Ứng dụng , tính chất , lịch sử, dược học của Glucosamin có thể gửi cho mình hoặc post lên http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/chemvn/showthread.php?p=7689#post7689 để mọi người cùng thảo luận.

bluemonster
03-17-2007, 03:19 PM
+ Về ứng dụng của chitosan trong việc xử lí wastewater, hôm qua mình mới đọc một article cũng khá hay, đó là dùng chitosan để hấp phụ các ion kim loại nặng gây ô nhiễm môi trường sinh thái như Cu, Hg, Cr, Pb, Ni, Cd, trong đó có lẽ thằng Cr gây nguy hiểm cho sinh thái nhất. Cr có thể tồn tại ở nhiều dạng với nhiều số oxihoá khác nhau, trong số đó, chỉ có những hợp chất hoa trị 3 với hoá trị 6 là thân thiện, quan trọng với môi trường. Cr(VI) có thê gây hại vì nó phân tán ở dạng CrO4 (2-) hay HCrO4 (-) có thể oxi hoá những phân tử sinh học. Mặt khác, do có khả năng hoà tan cao, Cr(VI) có thể gây hại cho sự sống của sinh vật hơn Cr(III).
+ Kĩ thuật cổ điển để removing metal ions từ wastewater bao gồm các công đoạn như kết tủa, tách qua màng, thẩm thấu ngược, bay hơi và xử lí điện hoá. Tuy nhiên, với những cách làm như vậy thì ko hiệu quả lắm đối với những nước thải có hàm lượng ion kim loại quá thấp, mà cần phải có kinh tế cao. Hiện nay, người ta tìm cách hạ giá thành của qui trình bằng cách cho những vật liệu có khả năng hấp thụ toxic metal ions. Và crosslinked chitosan là chìa khoá vấn đề.
+ Với sự hiện diện của nhóm amino ở vị trí 2 và hydroxyl ở vị trí 3, chitosan dễ hình thành chelate với hầu hết các metal ions. Nhưng chitosan dùng trong công đoạn hấp phụ phải là crosslinked (khâu mạng) chitosan ! qui trình crosslinking cũng khá đơn giản, với những tác nhân như glutraldehyde hay epichlorohydrin. Gần đây người ta hay dùng sóng gamma dưới sự hiện diện của carbon tetrachloride như là một chất sensitizer.
+ Theo thôg tin từ bài article thì các pro khảo sát ở nhiều giá trị pH, pH =3 cho kết quả hấp phụ tốt nhất !

Đó là một vài thu hoạch đóng góp cho anh em giúp vui !!!

pani
06-06-2007, 02:20 PM
bạn ơi bạn có thể nói rõ hơn về chitosan ko? mình cũng đã kiếm trên mạng nhiều nhưng ko thu thập được j. bạn có thông tin về chitosan có thể gửi cho mình nhé : địa chỉ mail cuả mình nè : pani936@yahoo.com
cam on ban nhieu. chủ yếu là mình muốn tìm hiêu về khả nang hap thu mau cua chitosan , kha nang truong no va kha nang tao gel cua chitosan , va ban có noi la chitosan hap thu mau tot nhat o pH=3 , vay ban co the noi ro hon la khi tang hoac giam pH thi kha nang hap thu do se thay doi nhu the nao ko?

bluemonster
06-06-2007, 10:12 PM
bạn ơi bạn có thể nói rõ hơn về chitosan ko? mình cũng đã kiếm trên mạng nhiều nhưng ko thu thập được j. bạn có thông tin về chitosan có thể gửi cho mình nhé : địa chỉ mail cuả mình nè : pani936@yahoo.com
cam on ban nhieu. chủ yếu là mình muốn tìm hiêu về khả nang hap thu mau cua chitosan , kha nang truong no va kha nang tao gel cua chitosan , va ban có noi la chitosan hap thu mau tot nhat o pH=3 , vay ban co the noi ro hon la khi tang hoac giam pH thi kha nang hap thu do se thay doi nhu the nao ko?

chitosan là một subtance có thể nói ứngn dụng vô kể !!! hix, và mình ngạc nhiên khi nghe bạn nói tìm trên mạng mà ko thấy gì !!! Hiện tại đang trong mùa thi, nên mình cũng hơi hạn chế thời gian để thảo luận, nhưng chitosan xoay quanh các ứng dụng của nó thì mình đọc cũng nhiều, vì đó là một phần bài tổng quan cho đề tài sinh viên nghiên cứu, vườn ươm, với seminar chuyên ngành của mình ! :nguong (

Còn trong trường hợp trên khảo sát pH = 3 là tốt nhất chỉ trong hệ hấp phụ Cr(VI) thui !!! Bạn phải nói từng trường hợp đừng gộp chung nhé !
Gửi bạn bài tham khảo cho bài viết trên, đọc chơi !!! :hutthuoc(

@pani: thông cảm, mìh ko có thói quen gửi qua mail, chỉ share chung trên diễn đàn !!!
:liemkem (

thanhatbu_13
06-07-2007, 01:33 AM
Không biết em quan tâm đến hấp phụ chất màu (phẩm màu) hay kim loại màu nhỉ?
So với hấp thụ và loại bỏ kim lọai nặng từ chitosan và các dẫn xuất của nó thì nhưng nghiên cứu về việc hấp thụ và loại bỏ chất màu là ít hơn nhiều, vì theo anh nghĩ cơ chế của sự hấp thụ màu là do aí lực của sự tương đồng cấu trúc với các phẩm màu có tính acid , hoặc cầu azo hoặc nhờ liên kết H nên khôgn đạc trưng và ko có thi cho nên có tài liệu nói rằng tốc độ khuyếch tán cảu phẩm màu vào Chitosan và cellulose là tương tự nhau

VÀ cũng giống như quá trình hấp phụ kim loại , nó phụ thuộc rất lớn vào pH của môi trường, độ proton hóa nhóm amino....

pani
06-08-2007, 11:29 AM
dung roi ban a , ung dung cua chitosan thi nhieu nhung de noi ve dac tinh cu the cua chitosan thi duong nhu it co tai lieu noi den , co chang chi la neu mot vai dac tinh dac biet de tu do noi den cac ung dung cua chitosan.
tai vi minh dang tim hieu ve kha nang hap thu mau cua chitosan doi voi nganh cong nghiep det , va cac anh huong tu moi truong ngoai nhu pH , nhiet do...den viec hap thu mau do ( cai nao toi uu ). ben canh do la kha nang truong no va tao gel , tot nhat la o nhiet do nao ( nhiet do nao thi tan , va khi lam nguoi thi phai den nhiet do nao no moi dong dac???)
rat cam on bluemonster da gui tai lieu tham khao.

thanhatbu_13
06-08-2007, 09:04 PM
Nói đến khả năng hấp thụ màu của Chitosan và các dẫn xuất của Chitosan thì có chuyện vui . Lúc mới đầu vào làm sau khi là sau khi điều chế ra Azometin của chitosan và Chitosan đều trắng tinh), mìhn cho vào tủ sấy. Trongtủ sấy ấy có lung lung bèn các chất, nào là dẫn suất của đường(có mùi thơm) rồi thì mấy chất màu vàng gì đấy, của nhóm khác. Sáng hôm sau mở tủ sấy ra chẳng còn nhận ra cái chất của mình... :dracula ( ... 1 màu duy nhất vàng khè) . Lý do là Chitosan và dẫn xuất có khả năng hấp phụ mày rất tốt)....
Trích của PANI
tai vi minh dang tim hieu ve kha nang hap thu mau cua chitosan doi voi nganh cong nghiep det , va cac anh huong tu moi truong ngoai nhu pH , nhiet do...den viec hap thu mau do ( cai nao toi uu ). ben canh do la kha nang truong no va tao gel , tot nhat la o nhiet do nao ( nhiet do nao thi tan , va khi lam nguoi thi phai den nhiet do nao no moi dong dac???)
rat cam on bluemonster da gui tai lieu tham khao.
Bạn tìm hiểu đi, vì giờ là mảng hẹp của bạn. bạn tham khảo cần tài liệu hay bài báo nào thì post lên nhờ anh em search dùm. VÀ anh em chỉ có thể thảo kluậnkhi vấn đề bạn đề cập chi tiết và cụ thể hơn... ví dụ như cơ chế hấp thụ phẩm màu cho từng loại phẩm màu, pH tối ưu , nhiệt độ, thời gian hấp thụ. càng chi tiết càng dễ thào luận.
Mình gởi bạn 2 bài xem thử. 1 bài về ứng dụng của Chitosan chung (30Trang) khá hay.
Và 1 bài về loại chất màu.

pani
06-09-2007, 11:27 AM
câu chuyện cuả bạn hay thật , nó cũng là một minhchu71ng cho việc hấp phụ màu cuả chitosan. cám ơn bạn nhiều nhé

pani
06-10-2007, 11:45 PM
bạn có thể nói rõ hơn về cơ chế của sự hấp thụ màu ko? dưạ vào đâu mà có sự hấp thụ khác nhau giữa các màu khác nhau?

thanhatbu_13
06-12-2007, 09:01 PM
bạn có thể nói rõ hơn về cơ chế của sự hấp thụ màu ko? dưạ vào đâu mà có sự hấp thụ khác nhau giữa các màu khác nhau?
Cớ chế của quá trình hấp phụ kim loại nhờ quá trình tạo phức nhưng tạo phức như thế nào vẫn chưa rõ ràng.Nhưng vẫn có 1 số giả thuyết khả quan là tạo phức giữa nhóm amino với nhóm hidroxi thứ C3. cũng có giả thuyết là giữa nhóm amino (của mạch 1) với nhóm hidroxi ở C6(alcol bật 1) mạch 2.
Còn cơ chế của quá trình loại bỏ chất màu chưa rõ ràng và anh cũng chưa tìm hiểu, nhưng chú ý khả năng hấp phụ còn phụ thuộc vào độ xốp , độ trương của Chitosan. vậy yếu tố vật lý cũng đóng phần quan trọng. Nếu bạn có tài liệu gì liên quan hay số liệu cứng mang lên phân tích.

pani
06-17-2007, 11:55 PM
uhm , tai lieu thi em ko co roi ( hihi neu co thi da ko hoi ). nhung em co lam thi nghiem ve cai nay , tien hanh nhu sau :
3 ong nghiem :
ong 1 : 4ml nuoc va 1 ml dd mau xanh
ong 2 : 4ml nuoc va 1 ml dd mau do
ong 3 : 4ml nuoc va 1 ml dd mau hon hop ( xanh + do )
dem do mat do quang o buoc song 565nm ( mau xanh va mau hon hop) , buoc song 355 nm ( mau do)
tiep tuc cho môi ong 0.1 g chitosan , khuay deu trong vong 15 phut , sau do dem loc va do mat do quang.
ket qua nhu sau :
OD truoc va sau khi do mat do quang cua cac mau la
xanh: 0.361-0.209
do : 0.367-0.257
hon hop : 0.405-0.207
nhu vay co the ket luan la chitosan da hap thu mau , nhung co che va kha nang hap thu con tuy thuoc vao loai mau va mot so cac thong so khac nhung em van chua tim ra. mong moi ng cung thao luan xem sao nhe.

thanhatbu_13
06-25-2007, 06:13 PM
Trích của PANI
uhm , tai lieu thi em ko co roi ( hihi neu co thi da ko hoi ). nhung em co lam thi nghiem ve cai nay , tien hanh nhu sau :
3 ong nghiem :
ong 1 : 4ml nuoc va 1 ml dd mau xanh
ong 2 : 4ml nuoc va 1 ml dd mau do
ong 3 : 4ml nuoc va 1 ml dd mau hon hop ( xanh + do )
dem do mat do quang o buoc song 565nm ( mau xanh va mau hon hop) , buoc song 355 nm ( mau do)
tiep tuc cho môi ong 0.1 g chitosan , khuay deu trong vong 15 phut , sau do dem loc va do mat do quang.

1.Em nói rõ chất màu của em dùng ở đây là gì, màu của phức kim loại hay phẩm màu azo....
2.Nếu dựa vào phổ UV-Vis , và đo mật độ quang
=>không thể gọi mở cho mình phần cơ chế hấp thụ màu dc

Xin lỗi , lâu nay hơi bận nên ko thể thảo luận em liên tục,

võ ngọc thúy
07-19-2007, 11:34 AM
Mình cũng đang tìm tài liệu về việc ứng dụng chitosan trong làm trong và bảo quản đồ uống (mình học công nghệ thực phẩm mà). Các bạn có tài liệu tham khảo hãy cho mình với, liên hệ với mình qua địa chỉ: thuy.2030366@student.ctu.edu.vn

thanhatbu_13
08-01-2007, 07:48 AM
Trích của võ ngọc thúy
Mình cũng đang tìm tài liệu về việc ứng dụng chitosan trong làm trong và bảo quản đồ uống (mình học công nghệ thực phẩm mà). Các bạn có tài liệu tham khảo hãy cho mình với, liên hệ với mình qua địa chỉ: thuy.2030366@student.ctu.edu.vn
Mìhn không làm về mảng này, nhưng tốt nhất bạn nên tìm những bài báo ,tài liệu liên quan mình có thể tìm giúp bạn.

bluemonster
08-05-2007, 11:04 AM
Cũng đã lâu lắm rồi mình ko viết những bài thế này, nhận thấy nhuyệt huyết khoa học càng ngày càng giảm ! hix ! Thế nên bây giờ sẽ siêng năng viết bài lại, một mặt đóng góp vào thư viện kiến thức chemvn, một mặt cũng giúp mình hiểu sâu hơn (qua thảo luận với anh em), một mặt giữ được tình yêu khoa học của bản thân ! :art (

Đây là chủ đề seminar chuyên ngành của mình đợt vừa rồi, mình sẽ review lại, hi vọng anh em có thể nhào vô thảo luận hen !

Tổng quan Quantum dots

1. Định nghĩa: Quantum dots (QDs) là những tinh thể nano bán dẫn (semiconductor nanoncrystal), được cấu thành từ các cặp nguyên tố thuộc các cặp phân nhóm như II-VI, III-V, IV-VI, với kích thước từ 2-10 nm, chẳng hạn như các hệ CdSe, ZnS, ... Mỗi QD có thể chứa từ 100-1000 nguyên tử.

http://img211.imageshack.us/img211/714/coreshellyu3.jpg

Có thể nói, nếu các quantum dot được sắp xếp theo một phương nhất định nào đó, với kích thước 10 nm, thì khoảng 3 triệu QDs có thể đạt được chiều rộng ngang với ngón tay cái :sangkhoai

2. Đặc trưng cơ bản của quantum dots:

a. Là một nhánh của chất bán dẫn: mục này anh em tham khảo nguyên lý chung của semiconductor nhé !
http://en.wikipedia.org/wiki/Semiconductor
Tuy nhiên, mình cũng lưu ý một điểm trong việc định nghĩa valence band và conductive band, bandgap, như sau:
+ Vùng cấm năng lượng electron được gọi là bandgap
+Các electron chiếm các mức năng lượng ở dưới bandgap gọi là vùng hoá trị (valence band)
+ Các electron chiếm các mức năng lượng ở trên bandgap gọi là vùng dẫn (conductive band)

b. Bandgap của QDs:
Trong hệ bán dẫn, các electrons khác nhau có mức năng lượng khác nhau. Trong hệ bán dẫn lớn, các mức năng lượng đó tương đối gần nhau, và có thể nói các mức năng lượng này trở nên liên tục (continuous) tạo thành một dãy, nghĩa là không có sự khác nhau về năng lượng giữa chúng. Tác động quan trọng nhất của sự liên tục các mức năng lượng trong hệ bán dẫn lớn chính là bandgap của hệ ổn định và không đổi
Đối với QDs, các mức năng lượng trong hệ tách biệt nhau, bất kì một sự thêm vào hay trừ bớt một nguyên tử hay một electron trong hệ đều dẫn tới thay đổi bandgap. Đó là một tính chất rất hữu ích và làm cho quantum dots trở thành hệ quan trọng. Bởi vì sự thêm vào hay bớt ra một nguyên tử hay một electron thì không khó, dẫn tới việc thay đổi bandgap của vật liệu không khó, và từ đó các tác nhân kích thích cũng thay đổi dễ dàng.
Bandgap của hệ quantum dots thường lớn hơn trong hệ bulk semiconductor nhiều.

c. Sự giam hãm lượng tử (quantum confinement):
Đây là một đặc trưng hết sức quan trọng của QDs.
Để hiểu được quantum confinement, mình sơ lược qua bán kích kích thích Borh (exciton Bohr radius). Khi một electron ở vùng hóa trị được kích thích lên vùng dẫn, khỏang cách giữa 2 mức năng lượng được định nghĩa là bán kính kích thích Bohr. Đây là một đại lượng đặc trưng cho từng vật liệu khác nhau.
Sự giam hãm lượng tử tức là khi electrons và holes trong một chất bán dẫn bị giam hãm (restricted) ở một hay nhiều phương khác nhau. Một quantum dot thì bị giam hãm ở tất cả ba chiều không gian.
Sự giam hãm lượng tử xảy ra khi một hay nhiều chiều của nanocrystal có kích thước quá nhỏ, tương đương với bán kính kích thích Bohr của nó. Một quantum dot có cấu trúc ở tất cả các chiều đều gần với Bohr exciton radius, đó là cấu trúc hình cầu nano chuẩn.

http://img223.imageshack.us/img223/1494/06excitonbohrgf1.swf

d. Sự phụ thuộc của bandgap vào kích thước và cấu trúc:
Lợi dụng tính chất này mà QDs đưa ra được rất nhiều ứng dụng trong thực tế. Do mỗi QD có kích thước nhỏ, mỗi electron hay nguyên tử chiếm một mức năng lượng khác nhau, và biên của bandgap ko liên tục --> ko bền, dễ bị thay đổi khi ta thay đổi thành phần cấu trúc cũng như thành phần electron của QD.

http://img297.imageshack.us/img297/1548/fig1so9.jpg

Hình bên trái là hệ CdSe với các kích thước khác nhau, còn hình bên phải là sự phát xạ hùynh quang khác nhau (bandgap khác nhau) khi thay đổi thành phần Se và Te trong cấu trúc.

(Còn nữa) :art (

bluemonster
08-05-2007, 11:53 AM
e. Khả năng ghép phân tử (molecular coupling):
Như đã nói ở trên, đa số các thành phần cấu tạo của QDs đều có sự tham gia của nguyên tố chuyển tiếp, nên khả năng hình thành phức phối trí cũng là một đặc trưng của hệ QDs.
Khi ta tổng hợp QDs bằng phương pháp hệ keo, các tinh thể QDs tạo thành có độ linh động cao và có khả năng đính vào các phân tử khác qua liên kết kiểu kim loại với nhóm chức đóng vai trò phối tử. Những nhóm chức như thiol, amine, nitrile, phosphine, phosphine oxide, phosphonic acid, carboxylic acid hay các loại ligand khác đều có thể tạo liên kết phức chất tốt với các nguyên tử kim loại cấu thành QDs. Bằng sự liên kết hợp lí trên bề mặt, QDs có thể được khuếch tán hay hoà tan vào các dung môi hay trộn chung với các màng vô cơ và hữu cơ (inorganic and organic films). Và qua đó, cho phép ta có thể thay đổi tính chất quang và điện của hệ QDs.
Và qua đó, các nghiên cứu thường hướng tới QDs core-shell, lớp vỏ tạo ra theo tùy mục đích sử dụng, tùy tính chất muốn nâng cao, nhưng chủ yếu là bảo vệ nhân QDs, gia tăng hiệu suất lượng tử. Lớp vỏ bên ngoài thường là một lớp vô cơ. Với lớp vỏ này, QDs tăng khả năng hấp thụ quang học, làm cho vật lịêu sáng hơn, giảm thiểu khả năng tái ghép cặp của electron và hole.
Có thể giải thích tác dụng của lớp vỏ vô cơ phủ lên nhân QD như sau: nếu chỉ là hệ nhân QD, ở trên bề mặt sẽ có các electron tự do, ngoài ra còn có các khuyết tật tinh thể, có thể làm giảm hiệu suất lượng tử. Nếu ta phủ lên bề mặt một lớp vỏ vô cơ, các electron trên bề mặt sẽ đi vào những liên kết, ngoài ra các ảnh hưởng của khuyết tật tinh thể cũng được trung hoà.

f. Cường độ hấp thụ quang mạnh + tốc độ giảm cấp quang học thấp:
Ta sẽ so sánh kết quả giữa một typical organic dye FITC (fluorescein isothiocyanate) với CdSe QD.

http://img458.imageshack.us/img458/8544/fig2vp8.jpg

Nhìn vào hai hình, trước tiên, ta thấy vùng hấp thu cũng như phát xạ hùynh quang của QDs đối xứng, và peak nhọn hơn --> khả năng hấp thụ cũng như phát xạ của QDs ko bị nhiễu lọan.
Phổ hấp thụ (absorption) của QDs đựơc mở rộng đến vùng tử ngọai, với cường độ vẫn lớn, trong khi ở organic dye thì cường độ đã giảm thiểu.
Nhìn vào diện tích vùng xen phủ giữa hai phổ, ta thấy tuy từng phổ của organic dye rộng, nhưng xen phủ nhau ít, trong khi ở QD ta thấy mũi phổ hẹp, và xen phủ nhau nhiều --> khả năng hấp thụ và phát hùynh quang của QD tốt hơn nhiều so với organic dye.
Ngòai ra, nếu phủ cho core QD một lớp shell như CdSe/ZnS thì sự hấp thụ mạnh hơn, phát xạ hùynh quang rõ hơn, sáng hơn.
Nếu so sánh độ giảm cấp quang học thì organic dye rất kém bền so với QDs.
Tuy nhiên, ta ko thể dùng QDs để thay thế organic dye trong tòan bộ các ứng dụng sinh học được, vì nhiều yếu tố, trong đó hai yếu tố cơ bản được quan tâm là giá thành, phương pháp tổng hợp sao cho kích thước của QDs có độ đa phân tán thấp, vì tương ứng với mỗi kích thước và thành phần cấu trúc thì QDs có một bandgap xác định. Nếu ta tổng hợp ra QDs có độ đa phân tán cao thì các sự phát quang cũng như hấp thụ sẽ bị nhiễu lọan, ko đi ra ứng dụng được.

(còn tiếp)

bluemonster
08-05-2007, 01:06 PM
Trên diễn đàn đã có topic về chitosan, nhưng thiên về mảng ứng dụng hơn, hôm nay mình sẽ viết một bài overview nhỏ về mảng chitin - chitosan, dưới góc nhìn của dân polymer & material science ! :hun (
Tổng quan chitin & chitosan

Chitin được xem là polymer tự nhiên quan trọng thứ hai của thế giới, được khai thác từ các loại vỏ sinh vật gần biển, giáp xác như tôm, cua … Chitin có cấu trúc thuộc họ polysaccharide, hình thái tự nhiên ở dạng rắn. Do đó, các phương pháp nhận dạng chitin, xác định tính chất, và dùng phương pháp hoá học để biến tính chitin cũng như việc sử dụng và lựa chọn các ứng dụng của chitin gặp nhiều khó khăn.
Chitosan được xem là polymer tự nhiên quan trọng nhất, là dẫn xuất của chitin. Với đặc tính có thể hoà tan tốt trong môi trường acid, chitosan được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực (như thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm …)

Anh em có thể tham khảo thêm ở topic sau:
http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/chemvn/showthread.php?t=599&page=1&pp=10

I. Chitin:

1. Các lọai cấu trúc chitin ở trạng thái rắn:
Chitin hay con gọi là poly (β-(14)-N-acetyl-D-glucosamine), là một polysaccharide tự nhiên quan trọng, được tìm ra vào năm 1884.

http://img366.imageshack.us/img366/8149/chitinchitosanpg3.jpg

(a) cấu trúc của chitin poly(N-acetyl-β-D-blucosamine) và (b) cấu trúc chitosan poly(D-glucosamine). (c) là cấu trúc acetyl hoá một phần mạch chitosan.

Phụ thuộc vào nguồn gốc đặc điểm từng vùng, chitin xuất hiện với hai loại cấu trúc đặc trưng, gọi là dạng α và dạng β. Sự khác nhau giữa hai dạng này được nhận biết bằng các phương pháp phổ nghiệm như phổ hồng ngoại, phổ NMR chụp trạng thái rắn kết hợp với XRD. Một dạng thứ ba kém phổ biến hơn là γ-chitin, nhưng xuất phát từ các số liệu phân tích, người ta vẫn cho rằng dạng thứ ba chỉ là một loại khác trong cấu trúc của α-chitin.
α-chitin phổ biến nhất trong tự nhiên, nó có mặt trong vỏ tôm, trong các loài nhuyễn thể thức ăn của cá voi, trong dây chằng (tendon) và vỏ của tôm hùm và cua cũng như trong biểu bì của ccác loại côn trùng …
Hiếm hơn là dạng β-chitin, được tìm ra trong protein của mực ống

2. Tinh thể học của chitin:

Nhìn vào giản đồ XRD của hai dạng chitin α-chitin (lấy từ vỏ tôm) với β-chitin (lấy từ mực ống), ta thấy gần như hai phổ đồ giống nhau, nhưng phân tích một cách kĩ hơn, chúng khác nhau ở hai điểm:

http://img296.imageshack.us/img296/3116/xrdchitinchitosangn3.jpg

Giản đồ XRD mẫu dạng bột của (a) α-chitin từ biểu bì tôm đã qua xử lí với (b) β-chitin từ mực ống đã qua xử lí và làm khô

+ α-chitin có vòng tròn nhiễu xạ mạnh hơn, rõ nét hơn dạng β-chitin.
+ Khi có sự hiện diện của nước trong cấu trúc của dạng β, vòng tròn nhiễu xạ ở phía bên trong rất nhạy và dễ bị thay đổi, trong khi điều đó không xảy ra ở dạng α..
--> điều đó chứng tỏ cấu trúc β rất dễ thay đổi với sự hiện diện của nước.

Những thông tin thu được thêm về cấu trúc của hai dạng α-chitin và β-chitin bằng phân tích phổ nhiễu xạ electron của mẫu có độ kết tinh cao.

http://img296.imageshack.us/img296/3637/electronxrdchitinchitosgt8.jpg

Mẫu chitin kết tinh cao phân tích bằng phổ nhiễu xạ electron. (a) hướng chiếu b*c* của α-chitin. (b) hướng chiếu b*c* của β-chitin.

So sánh hai kết quả phổ trên, ta thấy độ lan tỏa electron trong α-chitin lớn hơn trong β-chitin, điều này cho thấy trong cấu trúc α-chitin có nhiều tâm định vị, và xuất hiện nhiều liên kết chuyển electron hơn, chẳng hạn như liên kết hydrogen.

Từ hai kết quả phổ trên, các nhà nghiên cứu đưa ra hai mô hình liên kết của hai dạng thù hình như sau:

http://img296.imageshack.us/img296/5483/crystalline1rc7.jpg

Cấu trúc của α-chitin theo (a) hướng chiếu ac; (b) hướng chiếu bc; (c) hướng chiếu ab

Nhìn vào cấu trúc trên, ta thấy trong nội bộ các lớp, có nhiều liên kết hydrogen giữa C-O với -NH, điều này làm cho cấu trúc trong nội bộ lớp chặt khít hơn, cấu trúc lớp bền vững hơn.
Ngòai ra, ở hướng b* là hướng liên kết giữa các lớp với nhau, làm cấu trúc của tòan bộ α-chitin bền chặt, cứng nhắc. Mô hình này phản ánh đúng kết quả của hai phổ trên.

Cấu trúc của β-chitin có một vài khác biệt:

http://img366.imageshack.us/img366/9587/crystalline2rr9.jpg

Cấu trúc của β-chitin theo (a) hướng chiếu ac; (b) hướng chiếu bc; (c) hướng chiếu ab.

Những đặc trưng của α-chitin không xuất hiện của β-chitin, trong cấu trúc β-chitin không có sự xuất hiện của liên kết hydrogen liên phân tử giữa các lớp. Điều này dẫn tới hệ quả dạng β-chitin có khả năng nông rộng cấu trúc từ bên trong giữa các lớp.

(còn tiếp)

hehe
08-26-2007, 05:18 AM
c. Sự giam hãm lượng tử (quantum confinement):
Đây là một đặc trưng hết sức quan trọng của QDs.
Để hiểu được quantum confinement, mình sơ lược qua bán kích kích thích Borh (exciton Bohr radius). Khi một electron ở vùng hóa trị được kích thích lên vùng dẫn, khỏang cách giữa 2 mức năng lượng được định nghĩa là bán kính kích thích Bohr. Đây là một đại lượng đặc trưng cho từng vật liệu khác nhau.
Sự giam hãm lượng tử tức là khi electrons và holes trong một chất bán dẫn bị giam hãm (restricted) ở một hay nhiều phương khác nhau. Một quantum dot thì bị giam hãm ở tất cả ba chiều không gian.
Sự giam hãm lượng tử xảy ra khi một hay nhiều chiều của nanocrystal có kích thước quá nhỏ, tương đương với bán kính kích thích Bohr của nó. Một quantum dot có cấu trúc ở tất cả các chiều đều gần với Bohr exciton radius, đó là cấu trúc hình cầu nano chuẩn.

http://img223.imageshack.us/img223/1494/06excitonbohrgf1.swf

Sự giam hãm lượng tử (quantum confinement) có tác dụng rất lớn hình thành nên tính chất đặc trưng của hệ quantum dots, thế nhưng mình vẫn ko nắm được cơ chế tác dụng của nó như thế nào ! Định nghĩa trên của BM khá đầy đủ nhưng mình nghĩ BM nên thêm vào cơ chế tác dụng, ích lợi của quantum confinement đối với tính chất của hệ quantum dots !
Cảm ơn !

Bùi Đình Diệp
10-16-2007, 01:36 AM
Xin cho mình hỏi, các bạn đang nói là chitosan tan trong acid hay trong nước, mình đem muốn tìm nơi có bán chitosan tan trong nước có ai biết không xin chỉ dùm

thanhatbu_13
10-17-2007, 01:39 PM
Xin cho mình hỏi, các bạn đang nói là chitosan tan trong acid hay trong nước, mình đem muốn tìm nơi có bán chitosan tan trong nước có ai biết không xin chỉ dùm
Chitosan mình nói ở trên đa phần là chitosan chỉ tan trong acid, còn chitosan tan trong nước (water soluble Chitosan WSC) thường kích thước nhỏ nanoparticles (WSC-nPs) thường ứng dụng trong dược phẩm , mỹ phẩm, thực phẩm,... vân đề khó khăn trong điều chế WSC la khâu kết tinh , tách ra sau khi thủy phân , cắt mạch trong môi trường acid,
còn về nơi bán WSC ở VN thì mình chưa thấy, mình sẽ sớm tìm hiểu giúp bạn :tuoi (
Thân!

meosinhhoa
12-04-2007, 07:39 AM
Trước hết mình không biết các bạn đang học ngành nào và trường nào. Mình xin sửa lại một số khái niệm chưa chính xác là:
+ thu nhận glucosamine từ sự thủy phân chitosan chứ không gọi là tổng hợp glucosamine
+ chitin cũng tan trong acid nhưng acid mạnh (HCl, H2SO4) không tan trong acid yếu. Còn Chitosan thì tan trong acid yếu như acetic acid.
Mình cũng cung cấp thêm thông tin cho các bạn là Bộ môn Sinh Hóa, khoa Sinh học, Đại học KHTN TPHCM thuộc DHQGTPHCM đã nghiên cứu hướng này từ rất lâu và đã có các tiếu luận tốt nghiệp cử nhân, luận văn thạc sỹ và tiến sỹ về lĩnh vực chitin, chitosan và glucosamine HCl hoặc sulfat. Khóa luận thì các bạn hỏi nhờ các bạn học chuyên ngành Sinh hóa (Khoa Sinh DHKHTNTPHCM) mượn dùm. Còn luận văn ThS và TS thì mình nghĩ thư viện trường có lưu các bạn a. Bao nhiêu tài liệu chắc các bạn d83u tham khảo vì từ đó các bạn có thêm nhiều đường dẫn tài liệu tham khảo.
Mình gởi kèm file tài liệu này làm quà ra mắt các bạn nhé!
Chúc các bạn vui vẻ!

thanhatbu_13
12-04-2007, 08:21 AM
Trước hết mình không biết các bạn đang học ngành nào và trường nào. Mình xin sửa lại một số khái niệm chưa chính xác là:
+ thu nhận glucosamine từ sự thủy phân chitosan chứ không gọi là tổng hợp glucosamine
+ chitin cũng tan trong acid nhưng acid mạnh (HCl, H2SO4) không tan trong acid yếu. Còn Chitosan thì tan trong acid yếu như acetic acid.


Trước hết cảm ơn bạn đã góp ý và vui cùng tham gia.
1. đồng ý với bạn quá trình này tạm gọi là điều chế glucosamin chứ ko nên gọi là tổng hợp.
2. Chitin tan trong acid mạnh (HCl, H2SO4) là điều bạn phải xem lại, nhưng có thể bạn không nói nồng độ của các acid này là bao nhiêu. thực tế tôi đã làm về mảng này.
Cụ thể sau.
Chitin được điều chế bằng cách nào?! người ta đem vỏ tô mai mực, rửa sách loại bỏ tạp chất, thịt, ... sau đấy là ngâm trong dd HCl 5% trong vòng 24 giờ mục đích là loại các muối vô cơ và khoáng chất. Nếu công đoạn này bạn cho rằng chitin tan trong HCl thì chúng ta chẳng thể thu được chitin. :danhnguoi
Thứ 2 bạn dùng HCl đặc và ngâm một thời gian mà thấy tan đó là do sự deaxetyl hóa chuyển chitin thành chitosan và tan trong HCl chứ bản thân chitin không tan.
Thứ 3 Nếu bạn nghĩ chitin tan trogn HCl đặc thì bạn phải đưa ra giải thik cho lập luận đấy, do nhóm thế nào quyết định tính tan trong trường hợp này .

trích thêm

Vì có liên kết hidro chặt chẽ giữa các phân tử nên nên chitin thể hiện ái lực hạn chế đối với phần lớn dung môi, Chitin thông thường thông thường (α-Chitin ) không tan và hầu như không trương trong các dung mội thông dụng và chỉ tan trong một số dung môi đặc biệt, ví dụ :N,N-dimetyl axetamido (DMAc) có chứa 5-10% LiCl hay một số dung môi đã được Flo hóa như hexafloaxeton. Và một số hệ dung môi khác dùng để hòa tan như axit focmit-axit dicloaxetic (tai lieu), axit tricloaxetic và đicloetan . β-Chitin có ái lưc đối với nước và dung môi hữu cơ bởi mạnh hơn α-Chitin do nó có lien kết hidro giữa các phân tử yếu hơn.
Chitosan là một polyamin không tan trong nước cũng như các dung môi hữu cơ nhưng tan trong môi trường axit loãng, độ tan của chitosan phụ thuộc vào loại axit và nồng độ của các axit trong dung dịch . Khi xử lý chitosan/chitin trong môi trường axit mạnh với nồng độ lớn thường xảy ra phản ứng depolyme hóa là giảm khối lượng phân tử polyme

Mình cũng cung cấp thêm thông tin cho các bạn là Bộ môn Sinh Hóa, khoa Sinh học, Đại học KHTN TPHCM thuộc DHQGTPHCM đã nghiên cứu hướng này từ rất lâu và đã có các tiếu luận tốt nghiệp cử nhân, luận văn thạc sỹ và tiến sỹ về lĩnh vực chitin, chitosan và glucosamine HCl hoặc sulfat. Khóa luận thì các bạn hỏi nhờ các bạn học chuyên ngành Sinh hóa (Khoa Sinh DHKHTNTPHCM) mượn dùm. Còn luận văn ThS và TS thì mình nghĩ thư viện trường có lưu các bạn a.
Mình có trao đổi với bạn (chị) Trinhbngoc cũng đang làm thạc sỹ tại khoa Sinh DHKHTN-HCM với khóa luận về chitosan khóa nhóm amino và điều chế dẫn xuất chitosan tại các nhóm OH. NẾu có vần đề gì cùng thảo luận,
Chào thân ái/

meosinhhoa
12-04-2007, 08:34 AM
He he, mình tiếp thu ý kiến của bạn. Chitin thật sự thì nó không tan hoàn toàn, mà như bạn nói nó bị giảm cấp.
Nhưng bạn nói:
"Thứ 2 bạn dùng HCl đặc và ngâm một thời gian mà thấy ta đó là do sự deaxetyl hóa chuyển chitin thành chitosan "
thì cái này chưa chính xác vì HCl đặc thì khả năng deacetyl hóa rất nhỏ.
Khi muốn đề acetyl hóa mức độ cao dể chuyển thành chitosan thì đòi hỏi phải đun ờ 100 0C trong NaOH đậm đặc. bản thân Chitin đã có độ deacetyl hóa dưới 10% còn trên đó thì được gọi là chitosan.
Mình cũng hy vọng học hỏi thêm từ các bạn trong lĩnh vực này.
Mình chỉ là dân sinh hóa, không phải chuyên ngành hóa nên nói đến các liên kết hóa học là chịu, he he! Mong có sự trao đổi và giúp đỡ, thảo luận!
Thân

meosinhhoa
12-04-2007, 08:35 AM
Ah bài bạn đưa lên mình có rồi. Mà hỏi riêng 1 tí, bạn làm về chuyên ngành gì, lĩnh vực nghiên cứu!?

victory71986
12-04-2007, 10:08 AM
mình thấy bài nói về vấn đề này các bạn có thể đọc "http://www.hoahocvietnam.com/Home/Moi-tuan-mot-hoa-chat/Nhung-dac-diem-cua-Chitin-Chitosan-va-dan.html" tren web hoa hoc viet nam

thanhatbu_13
12-04-2007, 10:35 AM
He he, mình tiếp thu ý kiến của bạn. Chitin thật sự thì nó không tan hoàn toàn, mà như bạn nói nó bị giảm cấp.
Nhưng bạn nói:
"Thứ 2 bạn dùng HCl đặc và ngâm một thời gian mà thấy ta đó là do sự deaxetyl hóa chuyển chitin thành chitosan "
thì cái này chưa chính xác vì HCl đặc thì khả năng deacetyl hóa rất nhỏ.
Khi muốn đề acetyl hóa mức độ cao dể chuyển thành chitosan thì đòi hỏi phải đun ờ 100 0C trong NaOH đậm đặc. bản thân Chitin đã có độ deacetyl hóa dưới 10% còn trên đó thì được gọi là chitosan.
ThânĐấy là tôi lý giải cho giả thiết của bạn về khả năng nó tan trong axit đặc nếu có thể. Việc thủy phân liên kết glycozit(cắt mạch) hay este (deaxetyl hóa) chỉ cần môi trường axit đặc và nhiệt độ phòng là được, tuy nhiên pu xảy ra chậm. 2 yếu tố này có khả năng làm tăng tính tan của chitin trong mtr axit đặc.
Muốn deaxetyl hóa mức độ cao với giá trị DDA 80-90% thì bạn mới cần đun sôi cách thủy Chitin trong dd NaOH (50%) trong vòng khoảng 2 giờ thì ổn, đấy là dùng để điều chế chitosan bằng pp hóa học. không có gì bàn cải nữa.
Còn khái niệm chitosan va chitin là tương đối, nếu sau có độ DDA trên 50% thì gọi là chitosan còn lại gọi là chitin chứ ko phải 10% là mốc để phân loại.
Tài liệu về chitosan và các dẫn suất tôi có thể tìm giúp bạn.
về câu hỏi riêng của bạn h2ihi2
tôi hiện đang học tại ĐHTN-Ha Nội. chuyên ngành hóa Hữu cơ,
Thân

huy_hpt
12-29-2007, 09:14 AM
Chistosan là một polyme dẫn cũng giống như PANi, polypyrol... có nhiều ứng dung. Mình đang nghiến cứu chế tạo cảm biến sinh học bằng màng chistosan ứng dụng trong phân tích một số chỉ tiêu sinh hóa như đường trong máu, mỡ trong máu... Bạn nào có tài liệu hay có chung ý tưởng thì share cho mình với.
Nguyên tắc chung đó là phải tạo màng chistosan (chistosan mình không cần tổng hợp vì đã có sẵn)
Sau đó đưa màng lên 1 vi điện cực
Sử dung phân tích điện hóa để xác định các chất...
Chung chung như thế, mình chưa thực hiện cụ thể vẫn đang tìm tài liệu

Acmabdy
01-23-2008, 09:23 PM
Mình thì ngừng làm đề tài về Chitin, Chitosan và Glucosamin rồi nhưng hiện nay có một ban nước ngoài có liên lạc với mình tên là David Vu. Bạn ấy cũng đang làm đề tài về Ứng dụng của chitosan trong Y tế, và đề tài này của ban đó sẽ được đăng ký làm patang trên thế giới. Đây là mail của bạn đó : dvu@unlserve.unl.edu. Các bạn có thể gửi mail cho bạn Vu để hỏi về thông tin mà ban cân. À bạn Vu đó đọc được tiếng Việt nên các bạn cứ viết bằng tiếng Việt gửi cũng đươc.

cbnu
02-14-2008, 01:03 AM
Hiện nay hướng nghiên cứu về chitin và chitosan it tập trung trong lĩnh vực food additives and protection nữa mà tập trung trong lĩnh vực y dược và nanoparticle :
Ex : blood purification, chitosan nanosize

thanhatbu_13
02-15-2008, 06:39 PM
Hiện nay hướng nghiên cứu về chitin và chitosan it tập trung trong lĩnh vực food additives and protection nữa mà tập trung trong lĩnh vực y dược và nanoparticle :
Ex : blood purification, chitosan nanosize
Hiện nay bên viện Hoá học Việt Nam đang có 1 đề tài cấp nhà nước với kinh phí khá lớn là về đúng 2 mảng mà bạn đang quan tâm là chitosan nanoparticle trong y dược và trong nông nghiệp.
Nếu bạn nào quan tâm là đề tài tốt nghiệp, cử nhân, Thạc sỹ, và đặc biệt làm Nghiên cứu sinh thì có thể liên hệ với PGS.TS Đỗ Trường Thiện, phòng Polymer. (Hà Nội)
Hoặc liên hệ với TS Hạnh. (hanhvhh@yahoo.com)
Hoặc bạn cũng có thể liên hệ với mình địa chỉ mail ( thanhatbu@yahoo.com)

cbnu
02-20-2008, 01:08 AM
Bạn cho mình hỏi, hiện chỗ của bạn làm về nanoparticle có những thiết bị nào để kiểm tra kích thước hạt tạo ra đó đúng là nano:
thankx

Công Hưng
06-05-2008, 09:17 PM
Trong môi trường có nhiều ion kim loại gây ô nhiễm, vậy nếu chỉ chọn 1 - 3 ion kim loại để nghiên cứu khả năng hấp thụ của chúng trên chitosan , theo bạn tôi nên chọn kim loại nào, tại sao?

napoleon9
06-06-2008, 11:28 PM
theo mình nghĩ thì bạn nên tìm hiểu về kích thước của các lỗ trên màng chitosan sau đó tùy theo kích thước nó mà bạn nên chon kim loại thích hợp. kích thước của các ion kim loại phải gần bằng ( nhỏ hơn ít ) so với kích thước của các lỗ trên chitosan. nhỏ quá thì nó sẽ ko hấp thụ được vì nó lọt qua màng , lớn quá thì nó ko giữ lại trên màng.
thân
có gì anh em góp ý nha, đây là suy nghĩ của em thôi.

Công Hưng
06-09-2008, 10:39 AM
Cám ơn napoleon9, tuy nhiên chitosan hấp thụ kim loại nặng do khả năng nắm giữ ion kim loại của nhóm amino, vhứ không phải lọc lọt qua.

Công Hưng
06-09-2008, 11:07 AM
Để điều chỉnh pH để được một pH axit cụ thể, ,tôi thấy mỗi người dùng một loại axit khác nhau, HCl, H3PO4, HNO3, H2SO4 .. Vậy sự khác khi sử dụng các axit nảy là gì, có khác nhau không , tôi chọn bất kỳ loại axit nào được không ( Dùng làm thí nghiệm ảnh hưởng pH đến khả năng hấp thụ kim loại của chitosan)

tieulytamhoan
06-09-2008, 02:50 PM
Để điều chỉnh pH để được một pH axit cụ thể, ,tôi thấy mỗi người dùng một loại axit khác nhau, HCl, H3PO4, HNO3, H2SO4 .. Vậy sự khác khi sử dụng các axit nảy là gì, có khác nhau không , tôi chọn bất kỳ loại axit nào được không ( Dùng làm thí nghiệm ảnh hưởng pH đến khả năng hấp thụ kim loại của chitosan)
Theo em nghĩ việc dùng acid để hạ pH còn phụ thuộc vào dd của mình có những gì và ta muốn hạ pH 1 cách đột ngột hay từ từ nữa.

Nếu trong dd có cation kim loại có khả năng tạo tủa với Cl-, (SO4)2-, (PO4)3- thì ko nên dùng HCl, H2SO4, H3PO4 mà dùng HNO3 (các muối nitrate đều tan tốt trong dd nước)
Nếu ta muốn chỉnh pH từ từ giảm đến mức ta muốn thì chọn các acid hơi yếu 1 chút như H3PO4

1 vài ý kiến chủ quan của em. Thân ái.

bluenight
06-09-2008, 07:10 PM
việc lực chọn acid điều chỉnh pH còn phụ thuộc vào những phản ưng tiếp theo sau khi đã điều chỉnh pH. VD sau khi điều chỉnh pH mà cần đun nóng cho phản ứng tiếp theo, nếu được lựa chọn acid ta nên chọn acid H2SO4 thay vì dùng HCl do HCl sẽ dễ bay hơi trong lúc đun, không tốt!
Một vài ý kiến

Công Hưng
06-10-2008, 10:02 PM
Nếu mình điều chỉnh pH cho dung dịch, mà mỗi mẩu chỉ chứa 1 ion Cu, hoặc Pb, As, Hg thì nên dùng 1 loại axit nào.

Công Hưng
06-10-2008, 10:07 PM
Mời bạn xem lại mảng chitosan, như vậy bạn sẽ thấy vai trò to lớn của nó, việc bạn nói đến chỉ là một giọt nước trong biển ứng dụn của chitosan.

bluemonster
06-11-2008, 02:43 AM
Nếu mình điều chỉnh pH cho dung dịch, mà mỗi mẩu chỉ chứa 1 ion Cu, hoặc Pb, As, Hg thì nên dùng 1 loại axit nào.

Hình như bạn đang xác định Effect of pH on the adsorption of heavy metal. Nếu thực sự vậy, câu hỏi này nên move sang box Đại học, chứ để ở box này có thể sẽ ko thu được hiệu quả như mong muốn.

Để trả lời câu hỏi của bạn, mình chỉ nêu ra một vài ý kiến, mong có thể giúp được cho bạn.

Nếu bạn làm về chitosan, chắc bạn đã nắm được mechanism of adsorption of metal ion on chitosan:

+ Phối trí với nhóm amino, hoặc phối trí kết hợp tạo liên kết kiểu chelate với vicinal hydroxyl group.

+ Tương tác tĩnh điện

+ Trao đổi ion với protonated amino group qua proton exchange hay anion exchange, các ion đối sẽ được exchange với metal ion.

Chitosan có form khác nhau ở mỗi range pH khác nhau. Chẳng hạn như pH < 5 chitosan ở dạng protonated chitosan, trong khi pH > 8 ở dạng neutral form.

Ở chitosan, với native chitosan thì sự hấp phụ xảy ra chính theo cơ chế hấp phụ thứ nhất. Ở crosslinked chitosan bằng radiation (thực hiện sự "cầu hóa" thông qua CCl2 group) cũng tương tự, và khả năng hấp phụ metal ion vượt trội hơn rất nhiều so với chemical crosslinked chitosan (thực hiện sự "cầu hóa" thông qua CO group).

Với các acid khác nhau, độ tan của native chitosan cũng sẽ khác nhau. Chẳng hạn trong HCl thì chitosan tan gần như hoàn toàn, trong khi đối với H2SO4 thì chitosan unsoluble. Do đó, theo mình ko nên so sánh khả năng hấp phụ metal ion của chitosan khi dùng các acid này để control pH.

Ngoài ra đối với Crosslinked chitosan by radiation, H2SO4 solution có thể cắt đứt toàn bộ các bridge, để chitosan trở về dạng protonated chitosan, và điều này cũng ảnh hưởng đáng kể đến kết quả khả năng hấp phụ metal ion khi khảo sát.

Một yếu tố cuối cùng cần xem xét kĩ, đó là ảnh hưởng của acid lên metal ion. Ở các range pH khác nhau, có thể có nhiều form oxidation state khác nhau. Và cũng gây ảnh hưởng đáng kể đến kết quả khả năng hấp phụ.

Theo mình, bạn cứ dùng tất cả các acid (thông thường chỉ HCl và H2SO4) để control pH của hệ. Và sẽ lập luận độc lập trên hai kết quả.

Còn nếu chỉ đơn thuần muốn control pH hiệu quả, chả ai chọn một acid mạnh, cũng như một acid dễ bay hơi cả, vì nó rất khó điều chỉnh. H3PO4 là lựa chọn tối ưu nếu chỉ đơn thuần muốn control pH.


Với các hiểu biết trên, hi vọng bạn có thể dễ dàng tìm ra được câu trả lời nên chọn acid gì.

Một vài ý kiến nhỏ.
Thân ái.
:24h_068::hun (:hutthuoc(

Công Hưng
07-12-2008, 04:31 PM
Cám ơn Bluenmonster. Đúng là mình đang nghiên cứu về chitosan, tuy nhiên dùng chitosan phủ lên các vật liệu khác nhau. Mình đã tham khảo tài liệu thấy người ta ngâm carbon qua axit H2SO4 2% trong 24 giờ, ở 110 độ. Sau đó rửa qua nước, NaHCO3 đến trung tính. Mình không hiểu mục đích của công đoạn này và nếu có thì phản ứng hóa học hay hiện tượng vật lý thể nào. Ban biết thì giúp mình với. Mình hỏi lâu rồi nhưng không thấy bạn nào giúp.
Cám ơn bạn nhiều

Teppi
08-08-2008, 01:33 PM
Ai da, mình thấy khả năng hấp thụ và kiềm giữ ion hoạt chất của chitosan không những phụ thuộc vào nhóm chức mà còn phụ thuộc vào sự kết khối của nó, nghĩa là có sự cản trở của các liên kết hydro và cản trở do chiều dài mạch phân tử.

bluemonster
08-08-2008, 07:06 PM
Ai da, mình thấy khả năng hấp thụ và kiềm giữ ion hoạt chất của chitosan không những phụ thuộc vào nhóm chức mà còn phụ thuộc vào sự kết khối của nó, nghĩa là có sự cản trở của các liên kết hydro và cản trở do chiều dài mạch phân tử.

Hai yếu tố anh Teppi nêu em nghĩ như nhau thôi ạh.
Hoạt tính hấp thụ kim loại, đặc biệt là kim loại nặng của chitosan chủ yếu thể hiện qua khả năng tạo phức dạng chelate, chứ ko phải chủ yếu do liên kết hydrogen như anh nói.

Một vài ý kiến.

Teppi
08-09-2008, 12:36 PM
Hi Bluemonster,

Vài hôm nữa hoàn thành số liệu nghiên cứu về anh chàng superabsorbent chitosan ghép với một polymer có độn nano, anh sẽ trình làng mọi người về hai yếu tố nói trên ha. Hy vọng có nhiều ý kiến đóng góp để hoàn thiện thực nghiệm từ các chuyên gia.

honguyenphidat
08-18-2008, 10:55 AM
Chào tất cả các bạn!
Tôi cũng rất thú vị với CTS, tuy hiện tại kh có hoạt động nhiều về lĩnh vực học thuật.
Rất vui và trân trọng thông tin của các bạn.

doimongao
08-30-2008, 03:58 PM
mấy anh ơi, em cũng đang cần tài liệu về quy trình sản xuất chitosan. mấy anh chị nào có post lên cho em xin với nha. Thank

complexchemistry
09-16-2008, 10:19 AM
Chao cac chuyen gia ve Chitosan!

Cuu voi, cuu voi!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Minh dang lam de tai ve chitosan nhung bay gio moi doc thay cac bai cua cac ban, that su huu ich,

de tai minh dang lam la hap phu Asen tren hon hop cua chitosan va Fe

qua bai viet cac ban thi Chitosan khong the tan trong nuoc, nhung trong tai lieu tu nuoc ngoai thi ho tron 10g chitosan vao dung dich 0.5L Fe(NO3)3 0.1N roi khuay trong vong 2 tieng o nhiet do 60 do C thi thu duoc dung dich keo,

nhung chitosan minh mua o Viet Nam thi thay khong tao duoc dung dich keo, dung dich cu tro tro, chitosan thi lang het xuong duoi, chan qua!

cac ban co kinh nghiem xin chi giao!!!!

Mong nhan som duoc su giup do cua cac ban

Teppi
09-16-2008, 12:27 PM
Chao cac chuyen gia ve Chitosan!

Cuu voi, cuu voi!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Minh dang lam de tai ve chitosan nhung bay gio moi doc thay cac bai cua cac ban, that su huu ich,

de tai minh dang lam la hap phu Asen tren hon hop cua chitosan va Fe

qua bai viet cac ban thi Chitosan khong the tan trong nuoc, nhung trong tai lieu tu nuoc ngoai thi ho tron 10g chitosan vao dung dich 0.5L Fe(NO3)3 0.1N roi khuay trong vong 2 tieng o nhiet do 60 do C thi thu duoc dung dich keo,

nhung chitosan minh mua o Viet Nam thi thay khong tao duoc dung dich keo, dung dich cu tro tro, chitosan thi lang het xuong duoi, chan qua!

cac ban co kinh nghiem xin chi giao!!!!

Mong nhan som duoc su giup do cua cac ban

Bạn có thể post tài liệu bạn đề cập tới để chúng ta xem lại vấn đề.Tôi không chắc là chitosan thuần túy.

Nguyên liệu bạn mua chưa tan được trong nước vì nó chưa có được xử lý với acid. Bạn có thể hòa tan trong acid acetic hoặc acid HCl rồi nhớ trung hòa lại để có pH mong muốn.

Cụ thể:
4g Chitosan + 196 ml của dung dịch acetic acid có nồng độ 2% thể tích
--> dung dịch B
Dung dịch B cần trung hòa bằng NaOH 0.1M để đạt pH= 4.9

complexchemistry
09-16-2008, 12:57 PM
Hi Teppi

Chitosan trong bai ho mua tu Aldrich Chemical,

minh co dinh kem hinh ho pha chitosan vao dung dich Fe(NO3)3, minh thay trong vat a,con minh pha vao sao no khong tan nhu vay

ban vui long xem file dinh kem nhe,

Mong nhan duoc su giup do cua ban som,

ai co kinh nghiem chi minh voi nhe

Cam on nhieu nhieu

Teppi
09-16-2008, 01:10 PM
Chitosan của bạn là loại trọng lượng phân tử cao (high molecular weight) hay nói cách khác là nó chưa được deacetylate sâu. Chitosan của Aldrich trong thí nghiệm nói trên là loại thấp trọng lượng phân tử, có thể có n=4-5. Do vậy nó tan rất dễ trong nước. Với nguyên liệu của bạn, chỉ còn có nước như đã chỉ như trên.

complexchemistry
09-16-2008, 01:46 PM
Hi Teppi!

Minh se thu cach cua ban,
nhung ban co nghi mach dai hay ngan co anh huong toi kha nang hap phu Asen khong vay?

voi lai ban co cach nao de minh lam giam mach chitosan khong nhi???

cam on ban nhieu nhe

Teppi
09-16-2008, 03:55 PM
Dùng men chitosanase để cắt mạch chitosan. Còn không thì thủy phân nó bằng dung dịch HCl.

complexchemistry
09-17-2008, 08:50 AM
Hi Teppi!

Chitosan minh mua o cong ty hoa chat SAPA tren duong Ly Thai To, duong kinh hat da duoc xay nhuyen la 100 mesh,
minh thu cach cua ban, pha vao trong dung dich Acid Acetic nong do cao hon ( 68%) ma van khong tan het teppi a, minh da thu pha them HCl 1M vao, ma cung khong an thua,

Nghe noi ben Vien Sinh Hoc ( 1 Mac Dinh Chi) co ban Chitosan, khong biet loai nay co hoa tan duoc trong acid loang hoac dung dich Fe(NO)3 0.1N khong nhi??????

ban nao da lam qua roi lam on cho biet bi kip nha,
de tai minh may thang nay cu i ach, cu the nay chac tre qua, hic hic hic

Teppi
09-17-2008, 10:37 AM
Hi Teppi!

Chitosan minh mua o cong ty hoa chat SAPA tren duong Ly Thai To, duong kinh hat da duoc xay nhuyen la 100 mesh,
minh thu cach cua ban, pha vao trong dung dich Acid Acetic nong do cao hon ( 68%) ma van khong tan het teppi a, minh da thu pha them HCl 1M vao, ma cung khong an thua,

Nghe noi ben Vien Sinh Hoc ( 1 Mac Dinh Chi) co ban Chitosan, khong biet loai nay co hoa tan duoc trong acid loang hoac dung dich Fe(NO)3 0.1N khong nhi??????

ban nao da lam qua roi lam on cho biet bi kip nha,
de tai minh may thang nay cu i ach, cu the nay chac tre qua, hic hic hic

Bạn có thể post cái datatheet của sản phẩm chitosan bạn mua ở công ty SAPA lên cho mọi người cùng tham khảo. Có một số loại chitosan biến tính với CMC, PEG hoặc được được phun ra theo dạng bi nên độ tan sẽ rất khác. Ngoài ra, tùy theo ứng dụng mà mức độ deacetylate cũng rất khác nhau. Khi biết rõ là chitosan hay chỉ là chitin đã tẩy trắng, chúng ta sẽ cùng có cách gỡ rối tốt hơn.

complexchemistry
09-30-2008, 09:56 AM
các bạn ơi!
cho minh hỏi cái này với,
hien minh đang làm chitosan, nhưng chitoasan nay mua o VN mạch poly này dài quá,mình không thể hòa tan nó vào trong nước được,
bạn nào đã từng làm chỉ mình cách cắt mạch ngắn lại với!!
cứu với cứu với
hic hic

Teppi
09-30-2008, 02:16 PM
Bạn có thể thủy phân nó bằng HCl 0.1N.

complexchemistry
10-01-2008, 02:23 PM
teppi cho hoi thuy phan bang HCL 0.1 M trong thoi gian bao lau khong? kha nang cach mach cua HCl ra chitosan con khoang bao nhieu mat xich nhi??
ban co tai lieu gi khong, post cho minh tham khao voi, minh thu tim tai lieu nhu ban noi ma sao khong thay, chi thay nguoi ta dung men gi do, cai do thi minh tim khong ra,
hichic.
ma ban co biet minh muon mua chitosan mach ngan o Viet nam minh thi lien he o dau khong nhi??
nhu cai bai cua ben Sigma Aldrich minh dinh kem ne.
mong nhan duoc tra loi cua ban som,

Đề nghị đồng chí viết Tiếng Việt có dấu nhé !

aqhl

Teppi
10-01-2008, 03:09 PM
Chitosan bạn mua về không tan trong nước cất. Bạn nên kiểm tra lại bạn đã có làm đúng theo như trong datasheet của nhà sản xuất hay chưa? Chẳng hạn, hòa tan trong dung dịch 5% acid acetic ở nhiệt độ 40 độ C, lượng hòa tan tối đa 10%,...?

Còn muốn có độ tan cao thì cái này bạn cần phải tiến hành thí nghiệm việc thủy phân chitosan.

Đúng là có 3 cách , dùng acid vô cơ, acid hữu cơ và dùng men.

Con nhà nghèo thì mình dùng HCl 0.1M.

Mạch chitosan bị cắt phụ thuộc vào thời gian và nhiệt độ. Bạn có thể tiến hành ở nhiệt độ thường, nó kéo dài nhưng an toàn hơn. Khi có kinh nghiệm rồi thì mới làm ở nhiệt độ cao cho nhanh hơn.

Để biết là mạch bị cắt như thế nào, bạn cần đo độ nhớt dung dịch. Nếu dung dịch 1% của bạn lọt vào vùng nhớt 80-100 cps là đạt yêu cầu đó.

complexchemistry
10-01-2008, 03:52 PM
thank teppi!
cái này mình xin ở Việt Nam nên làm gì có database,
mình sẽ thử cách của bạn nhé,
mình sẽ thông báo kết quả với bạn sau hen

cám ơn nhiều

complexchemistry
10-15-2008, 10:15 AM
Hi các bạn,
bạn nào biết dụng cụ và cách đo độ nhớt chỉ mình với,
vì mình chưa thử đo độ nhớt bao giờ,
không biết có chỗ nào làm dịch vụ cái này không nhỉ?
bạn nào biết thì giúp với nhé,
thanks nhiều!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Công Hưng
10-20-2008, 12:06 AM
Mình cũng chuẩn bị làm đề tài về chitosan, chưa bắt tay vào TN nên chưa thật sự gặp phải rắc rối trong thực tế, hiện tại mình đang đọc tài liệu. Mình tham khảo thấy người ta cắt mạch bằng dung dịch muối kim loại và oxy già. Bạn tham khảo bài "Metal-oordinating controlled oxidative degradation of chitosan and antioxidant activity of chitosan-metal complex" (mình không biết cách tải file pdf lên bằng cách nào)

Công Hưng
10-21-2008, 10:14 AM
Chitin cung có khả năng hấp phụ kim loại, sản xuất lại đơn giản hơn .
Ngoài ra sau khi hấp phụ kim loại, có thể tái sử dung chitin bằng cách loại bỏ ion kim loại trong dung dịch axit. Các bạn nghĩ sao?

Teppi
10-21-2008, 05:05 PM
Chitin cung có khả năng hấp phụ kim loại, sản xuất lại đơn giản hơn .
Ngoài ra sau khi hấp phụ kim loại, có thể tái sử dung chitin bằng cách loại bỏ ion kim loại trong dung dịch axit. Các bạn nghĩ sao?

Đúng là chitin cũng có khả năng này. Tuy nhiên bạn cần so sánh hiệu suất hấp phụ ion kim loại, môi trường hoạt động, chế độ lưu chất hiệu quả, hiệu suất tái sinh với chitosan có các trọng lượng phân tử khác nhau thì mới có thể kết luận được.

Đối với các hợp chất cao phân tử đa điện ly, vấn đề là tránh cho chúng tự bị cuộn lại , và dính nội tại quá chặt chẽ trong chính đại phân tử của nó. Đại phân tử càng linh động thì càng hiệu quả khi xét trong khía cạnh động học trao đổi chất.

Do quá bận , tôi không thể gửi bạn ngay những tài liệu tham khảo liên quan. Bạn có thể search và đọc từ abstract của các bài báo trong RSC, ACS, Science dỉect, nó có tóm lượt khá chi tiết.

Vài dòng để bạn định hướng tiếp.

Thân,

Công Hưng
10-22-2008, 08:45 AM
Cám ơn Teppi. Hưng đang làm đề tài về chitosan ( phủ chitosan lên các vật liệu khác nhau - khảo sat khả năng hấp thụ Cr6). Hưng đã tham khảo một số tài liệu, phần lớn người ta nghiên cứ về chitosan, theo mình một trong những khả năng ít sử dụng chitin là do nó rất khó tan trong ung dịch nước thải. Tuy nhiên mình thắc mắc là nếu bọc chitosan lên vật liệu khác (than, cát, cellulose, polyme ...) thì khi đưa các hạt này vào dd để hấp phụ ion kim loại thì lớp bao phủ này tan trong môi trường thì sao, nếu thế mình cứ pha loảng chitosan rồi thả xuống nước (Tham khảo trên mạng Hưng thấy người ta cũng đã có chế phẩm thương mai xử ly ao nuôi là dd chitosan). Vậy cơ chế nào để giữ chitosan bám chắc trên bề mặt nguyên liệu được chọn. Mình tham khảo tài liệu thấy ngưới ta bọc lên than chẳng hạn, như vậy cation polyme chitosan sẽ bám chắc vào các nhóm chức chứa anion của carbon, vậy thì nhóm amino của chiotsan sẽ giảm , và như vậy khả năng hấp phụ ion kim loại cũng giảm chứ.

thanhatbu_13
10-30-2008, 02:27 PM
Có 1 vài suy nghĩ về hướng đi của bạn như sau;
BẠn phải chọn vật liệu, chất mang cho tốt để gắng chitosan và các dẫn xuất của nó lên, có 1 số vật liệu bạn nói như cellulose hay gỗ, Than hay lớp kim loại. vậy bạn phải xác định sự bám dính này là do yếu tố nào.
Trong các vật liệu trên thì bám trên cellulose là tốt nhất vì cấu trúc của chitosan và Cellulose là tương tự nhau, có các nhóm hidroxi gần nhau dễ tạo thành cầu nối và một khi phủ chitosan lên lớp cellulose thì rất khó để tách chitosan ra khỏi lớp gỗ đấy.
Nếu phủ chitosan lên kim loại thì tôi nghĩ cần phải có 1 chất mang ở giữa làm cầu nối giữa kim loại và chitosan (chất mang), chứ chúng ta phủ thông thường thì hiệu quả sẽ rất thấp
Còn phủ chitosan lên lớp than cũng khá hay, bạn có thể post 1 bài báo về vấn đề này để anh em cùng tim hiểu, và tôi cho hứong này khả quan hơn so với phủ lên kim loại
Thân

complexchemistry
10-31-2008, 10:21 AM
theo mình thấy thì chitosan ứng dụng trong nghanhf dược phẩm rất nhiều, họ làm mang thuốc và nhiều thứ khác nữa,
nhưng để bấn cho những chỗ này đầu tiên bạn phải kiểm định sản phẩm của mình vì họ yêu cầu rất khắt khe,
bạn thử liên hệ các công ty dược thử, nếu sản phẩm cảu bạn tốt mà giá rẻ thì sẽ thành công đó
chúc bạn may mắn

shaniaf
11-03-2008, 10:21 PM
Có 1 vài suy nghĩ về hướng đi của bạn như sau;
BẠn phải chọn vật liệu, chất mang cho tốt để gắng chitosan và các dẫn xuất của nó lên, có 1 số vật liệu bạn nói như cellulose hay gỗ, Than hay lớp kim loại. vậy bạn phải xác định sự bám dính này là do yếu tố nào.
Trong các vật liệu trên thì bám trên cellulose là tốt nhất vì cấu trúc của chitosan và Cellulose là tương tự nhau, có các nhóm hidroxi gần nhau dễ tạo thành cầu nối và một khi phủ chitosan lên lớp cellulose thì rất khó để tách chitosan ra khỏi lớp gỗ đấy.
Nếu phủ chitosan lên kim loại thì tôi nghĩ cần phải có 1 chất mang ở giữa làm cầu nối giữa kim loại và chitosan (chất mang), chứ chúng ta phủ thông thường thì hiệu quả sẽ rất thấp
Còn phủ chitosan lên lớp than cũng khá hay, bạn có thể post 1 bài báo về vấn đề này để anh em cùng tim hiểu, và tôi cho hứong này khả quan hơn so với phủ lên kim loại
Thân

Bạn cho mình hỏi muốn dùng chitosan để chống nấm mốc cho cellulose thỉ nên dùng dạng bột để trộn với cellulose hay là dùng dạng dung dịch để ngâm tẩm rồi sấy để đuổi dung môi ?Nếu dùng chitosan để chống nấm mốc cho cellulose rồi sau đó cán trộn với cao su + phụ gia khác thì có ảnh hưởng gì đến chitosan hay không ?

Bạn có tài liệu nào về việc dùng chitosan cho cellulose thì cho mình xin :24h_013:

Cảm ơn bạn!

thianh
11-15-2008, 07:05 AM
hi!mình cũng đang tìm hiểu về màng chitosan nhưng trong lĩnh vực bảo quản rau quả thôi.bạn có tài liệu gì về nó gửi cho mình với.mình cám ơn nhiều,cách pha dung dich chitosan như thế nào?công nghệ sản xuất chitosan từ chitin như thế nào?

thanhhoa
11-19-2008, 02:35 PM
:24h_115:mình đang cần 1 số tài liệu về chitosan,mình cần các phản ứng tại các nhóm chức của chitosan.bạn có thể giúp mình được ko?mình đang bí vì ko tìm thấy nó đây

thanhhoa
11-19-2008, 02:50 PM
bạn có thể cho mình thêm về thông tin về chitosan ko? mình đang rất cần công thức các dẫn xuất của nó. ứng dụng của chitosan trong lĩnh vực bảo quản rau quả

nthiep
11-19-2008, 07:38 PM
Đọc lòng vòng các bài về Chitosan mình thấy các bạn cứ thắc mắc về việc hòa tan không hoàn toàn. Nên post cái này để share kinh nghiệm.
1. Với acetic acid thì đầu tiên pha 2% AA trong DI water sau đó pha 2 wt% chitosan vao dd trên. khuấy mạnh hơn 12h trở lên là ok. Còn nếu muốn pha Chitosan ở nồng độ cao thì phải dùng AA 90%.
2. Với TFA (triflorousacetic acid) thì dùng rất ok ( nhưng acid mạnh nên nguy hiểm)
Mình sắp về VN ( cuối tháng 12) ai có nhu cầu và cần tìm hóa chất đặt biệt thì nhắn tin cho mình vì ở bên này mình làm nhiệm vụ order hóa chất nên việc order rất dể và không bị tốn thuế
Mong các bạn làm luận văn tốt!

maybk
11-20-2008, 08:52 PM
minh muon hoi la chitosan co chua nhom NH2 neu cho vao trong axit thi se tao muoi khi do tinh chat cua no se thay doi

thanhhoa
11-21-2008, 08:20 AM
có tài liệu mới về chitosan ko chỉ dùm với hen

Công Hưng
11-22-2008, 03:29 PM
hi!mình cũng đang tìm hiểu về màng chitosan nhưng trong lĩnh vực bảo quản rau quả thôi.bạn có tài liệu gì về nó gửi cho mình với.mình cám ơn nhiều,cách pha dung dich chitosan như thế nào?công nghệ sản xuất chitosan từ chitin như thế nào?
Gởi bạn tham khảo, mình cũng lấy trên mạng, không biết bạn có chưa.
Một số tính chất chitosan
*. Phân huỷ sinh học dễ hơn chitin.
*. Chitosan và các dẫn xuất của chúng đều có tính kháng khuẩn, như ức chế hoạt động của một số loại vi khuẩn như E.Coli, diệt được một số loại nấm hại dâu tây, cà rốt, đậu và có tác dụng tốt trong bảo quản các loại rau quả có vỏ cứng bên ngoài
*. Khi dùng màng chitosan, dễ dàng điều chỉnh độ ẩm, độ thoáng không khí cho thực phẩm (Nếu dùng bao gói bằng PE thì mức cung cấp oxy bị hạn chế, nước sẽ bị ngưng đọng tạo môi trường cho nấm mốc phát triển)
*. Màng chitosan cũng khá dai, khó xé rách, có độ bền tương đương với một số chất dẻo vẫn được dùng làm bao gói.
*. Màng chitosan làm chậm lại quá trình bị thâm của rau quả. Rau quả sau khi thu hoạch sẽ dần dần bị thâm, làm giảm chất lượng và giá trị. Rau quả bị thâm là do quá trình lên men tạo ra các sản phẩm polyme hóa của oquinon. Nhờ bao gói bằng màng chitosan mà ức chế được hoạt tính oxy hóa của các polyphenol, làm thành phần của anthocyamin, flavonoid và tổng lượng các hợp chất phenol ít biến đổi, giữ cho rau quả tươi lâu hơn.
Cách tạo màng bọc chitosan:
* Chitosan được nghiền nhỏ bằng máy để gia tăng bề mặt tiếp xúc.
* Pha dung dịch chitosan 3% trong dung dịch axit axetic 1,5%.
* Sau đó bổ sung chất phụ gia PEG - EG 10% (tỷ lệ 1:1) vào và trộn đều, để yên một lúc để loại bọt khí.
* Sau đó đem hỗn hợp thu được quét đều lên một ống inox đã được nung nóng ở nhiệt độ 64-65oC (ống inox được nâng nhiệt bằng hơi nước).
* Để khô màng trong vòng 35 phút rồi tách màng.
* Lúc này người ta thu được một vỏ bóng có mầu vàng ngà, không mùi vị, đó là lớp màng chitosan có những tính năng mới ưu việt.
Ứng dụng của chitosan:
*Trong thực tế người ta đã dùng màng chitosan để đựng và bảo quản các loại rau quả như đào, dưa chuột, đậu, quả kiwi v.v...
* Ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: y học, xử lý nước thải, công nghiệp nhuộm, giấy, mỹ phẩm, thực phẩm...
Ưu điểm của màng chitosan:
- phân huỷ sinh học
- Vỏ tôm phế liệu là nguồn nguyên liệu tự nhiên rất dồi dào, rẻ tiền, có sẵn quanh năm, nên rất thuận tiện cho việc cung cấp chitin và chitosan.
-Tận dụng phế thải trong chế biến thủy sản để bảo quản thực phẩm ở nước ta. Thành công này còn góp phần rất lớn trong việc giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do các chất thải từ vỏ tôm gây ra.

nthiep
11-24-2008, 11:02 AM
minh muon hoi la chitosan co chua nhom NH2 neu cho vao trong axit thi se tao muoi khi do tinh chat cua no se thay doi

Cái này thì không lo vì dù gì sản phẩm cuối cùng bạn phải đổi hay làm mất hoạt tính acid bạn dùng NaOH 0.1 M mà trung hòa thì sau đó check FT-IR vẫn còn nguyên tính chất.
Cái này mình test cả invitro rồi. everything ok!
Chúc bạn vui!

nthiep
11-24-2008, 11:03 AM
có tài liệu mới về chitosan ko chỉ dùm với hen

tài liệu chitosan chắc cả hơn 10 nghìn paper hay là bạn đưa ứng dụng bạn đang làm coi có trùng với tui không, tui sẽ gửi cho bạn .
Chúc vui!

cbnu
11-29-2008, 09:32 AM
Hi các bác làm vế CTS

Có bác nào đã từng làm về CTS blending with synthetic polymer. Màng của nó tạo ra chủ yếu ứng dụng trong Tissue Engineering, có ai làm để ứng dụng trong bảo quản hoa quả chứa? Mọi người cho biết ý kiến nhé

Thanks all

Công Hưng
12-03-2008, 11:31 PM
Chitosan tan trong dung dịch axit loãng, vì vậy người ta thường dùng axit acetic làm dung môi hòa tan . Vậy cớ chế nào giúp chitosan hòa tan trong acetit.
Bạn nào biết giúp mình với.
Cám ơn.

ngvtuan
12-04-2008, 10:20 AM
đây là các tài liệu về chitosan dùng trong thực phẩm, dược phẩm, ....

bluemonster
02-24-2009, 04:34 PM
Cám ơn Bluenmonster. Đúng là mình đang nghiên cứu về chitosan, tuy nhiên dùng chitosan phủ lên các vật liệu khác nhau. Mình đã tham khảo tài liệu thấy người ta ngâm carbon qua axit H2SO4 2% trong 24 giờ, ở 110 độ. Sau đó rửa qua nước, NaHCO3 đến trung tính. Mình không hiểu mục đích của công đoạn này và nếu có thì phản ứng hóa học hay hiện tượng vật lý thể nào. Ban biết thì giúp mình với. Mình hỏi lâu rồi nhưng không thấy bạn nào giúp.
Cám ơn bạn nhiều

Không biết Công Hưng đã giải quyết được câu hỏi này chưa?
Đang thảo luận về chitosan, nên mình nghĩ Công Hưng ghi chỗ Carbon (mình highlight) có nghĩa là Chitosan đúng ko?
Vì nếu là carbon thì theo mình biết, ngâm trong H2SO4 2% trong 24h ở 110 deg C chả có ý nghĩa gì cả!!!

Còn nếu là Chitosan, thì như bài post trước (previous page), tuỳ vào nguồn gốc chitosan họ dùng, và mục đích biến tính chitosan. Thao tác ngâm trong acid sulfuric (submersion method) thời gian 24h thường để ionic crosslink các mạch chitosan. Còn ở nhiệt độ 110 deg C mình đoán để tăng động năng xúc tiến quá trình tương tác giữa sulfuric acid và chitosan chain.

Submersion method là một phương pháp hay dùng để tạo màng (membrane) chitosan. Tuỳ thuộc vào nồng độ của sulfuric acid mà ta design khoảng thời gian submerse hợp lí. Do bài báo của Công Hưng tham khảo dùng nồng độ quá bé, nên họ tiến hành ở 24h.

Còn bước rửa bằng NaHCO3 thực sự mình cũng ko hiểu mấy. Thông thừơng, xuất phát từ chitosan pure ban đầu, người ta hoà tan trong acetic acid, sau đó tráng màng trên một tấm thuỷ tinh nào đó, để khô trong 24h. Tiếp theo, họ sẽ rửa bằng NaOH (nồng độ thường 1M) để bảo đảm ko còn acetic acid, reach to pH = 6-8 (trung tính).

Sau đó mới tới thao tác submersion in sulfuric acid để tạo membrane.

Để characterize membrane thường dùng IR, elemental analysis, NMR, và AFM (đo thickness màng).

Còn về phản ứng trong quá trình submersion, các nhóm NH2 bị protonated, sau đó tương tác với SO4(2-) để crosslink các chain chitosan với nhau. Ta có thể sử dụng thêm X-ray diffraction để khảo sát sự crosslink.

Đó là một vài hiểu biết về quá trình tạo màng chitosan. Hi vọng sẽ giúp cho Công Hưng (dù muộn).

Công Hưng
02-26-2009, 12:56 AM
Chào Bluemonster!
Mình may mắm gặp một người bạn trong cộng đồng Chemnet, bạn ấy giải thích cho mình rồi. Việc ngâm axit như mình nói để khử hết các hợp chất hữu cơ chưa cháy hết, tạo độ xốp cho than, oxy hóa bề mặt than. Có lẻ mình viết "carbon" nên làm bạn không rõ.

bluemonster
02-26-2009, 01:23 AM
Chào Bluemonster!
Mình may mắm gặp một người bạn trong cộng đồng Chemnet, bạn ấy giải thích cho mình rồi. Việc ngâm axit như mình nói để khử hết các hợp chất hữu cơ chưa cháy hết, tạo độ xốp cho than, oxy hóa bề mặt than. Có lẻ mình viết "carbon" nên làm bạn không rõ.

Àh, hehe, vậy là Công Hưng deposit chitosan lên carbon hử. Giai đoạn ngâm carbon vào acid cũng tuỳ nguồn gốc. Như project của mình cũng làm trên carbon, nhưng crystalline carbon (crystalline graphite) pure đặt mua ở nước ngoài, nên ko cần phải qua công đoạn này.

Có lẽ Công Hưng gặp anh Teppi phải ko (hôm trước mình cũng nghe anh í nói, cả anh ngvtuan nữa), nhưng mình ko hiểu lắm ngâm acid sao lại là quá trình khử nhỉ. Công Hưng hay anh Teppi có thể giải thích thêm được ko?

:24h_074::nhau (

bluemonster
03-01-2009, 03:20 AM
Chào Bluemonster!
Mình may mắm gặp một người bạn trong cộng đồng Chemnet, bạn ấy giải thích cho mình rồi. Việc ngâm axit như mình nói để khử hết các hợp chất hữu cơ chưa cháy hết, tạo độ xốp cho than, oxy hóa bề mặt than. Có lẻ mình viết "carbon" nên làm bạn không rõ.

Chia sẻ với Công Hưng một vài cách có thể tăng độ xốp carbon lên cao hơn:

1. Ngâm hỗn hợp acid H2SO4 + HNO3. Nếu ở lượng nhỏ thì có thể chọn concentrated acid. Còn nếu lượng lớn carbon (pilot --> industry) thì có lẽ chú trọng lượng HNO3. Nếu có thể thì tăng cường khuấy cơ trong thời gian 24h.

2. Kết hợp quá trình 1 nhưng thay khuấy cơ bằng bể siêu âm, phương pháp này hiệu quả cao hơn nhưng ... tốn tiền hơn.

3. Shock nhiệt carbon, thường chơi lên tới 700-900 độ trong 30 second là ổn.

Những cách này có thể đạt được độ porous cho carbon tối ưu hơn chỉ đơn thuần ngâm trong acid H2SO4 loãng.

@Vẫn chờ câu trả lời của Công Hưng (và supporters) về tính khử của sulfuric acid.
:012:

chauholl
03-13-2009, 07:58 PM
Bạn muốn hòa tan chitosan thi bạn phải hòa nó ở trong dung dịch acid AXETIC loãng nồng độ 0,5% nhé.:24h_006:

Teppi
03-13-2009, 08:03 PM
Hi các bạn,
bạn nào biết dụng cụ và cách đo độ nhớt chỉ mình với,
vì mình chưa thử đo độ nhớt bao giờ,
không biết có chỗ nào làm dịch vụ cái này không nhỉ?
bạn nào biết thì giúp với nhé,
thanks nhiều!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Hi,

Nếu bạn ở Sài gòn thì liên hệ với mình.Mình sẽ chỉ bạn cách làm dụng cụ đo nhớt.

Thân,

chung_khoan
06-19-2009, 01:27 AM
Chào các bạn,

Trước nhất mình xin cảm ơn vì những trao đổi của các bạn ở đây rất có ích với mình.

Mình định trộn mấy thứ sau với nhau và có một vài câu hỏi mong các bạn giúp đỡ (mình gà, à không, rất gà về hóa nên hỏi có gì ngớ ngẩn các bạn thông cảm nhé)

Dụng dịch định trộn gồm: chitosan 1,5% + Na2S2O5 60 gam/lít (hoặc NaHSO3 60 gam/lít) + HCl 5% + phẩm màu carmine + sorbitol 1% (mình search sorbitol công thức là C6H14O6 không biết có phải không?)

Q 1: Có chất nào bị biến đổi mất đi tính chất ban đầu? Nếu có thì làm sao để khắc phục?
Q 2: điều kiện tốt nhất (PH, nhiệt độ,...) để trộn các chất trên?

minuhp
06-19-2009, 12:13 PM
tôi nghĩ rằng dùng chitosan để giảm cân chưa hẳn đã an toàn.
Vì chitosan đẩy chất béo ra khỏi đường ruột, cơ thể không hấp thu chất béo vào, tránh việc tăng cân. Nhưng những vitamin tan trong dầu mỡ (A, D, E, K) cũng sẽ không được hấp thu, cơ thể sẽ thiếu các vitamin này.

cuong121
07-04-2009, 08:47 AM
chẳng lien quan j hết bác ah. vitamin A, D, E, K có đầy trong rau củ ăn hàng ngày, chẳng bao giờ sợ thiếu......

mabu9669
08-21-2009, 10:22 PM
mấy bạn cho mình hỏi, có tài liệu nào nói về cách làm chitosan nanoparticles ko? Mình vừa được giao tìm hiểu cái đó mà lên science direct nó chỉ có dùng methacrylic acid thôi. còn những cách khác như lý (cơ học), sinh (enzyme), hay chất khác ko ạ?
Thanks all

Teppi
08-22-2009, 01:35 PM
mấy bạn cho mình hỏi, có tài liệu nào nói về cách làm chitosan nanoparticles ko? Mình vừa được giao tìm hiểu cái đó mà lên science direct nó chỉ có dùng methacrylic acid thôi. còn những cách khác như lý (cơ học), sinh (enzyme), hay chất khác ko ạ?
Thanks all

Hi,

Tôi không tin là bạn kiếm không ra. Nên chịu khó luyện Anh Văn và search trên Google nhiều hơn.

Science dỉect vẫn có những bài báo liên quan đến vấn đề chitosan nanoparticle này.

Liên hệ với các tác giả các bài báo này đi nha:

Preparation and characterization of chitosan nanoparticles for nose to brain delivery of a cholinesterase inhibitor

Bhavna(1) ,V Sharma(2), M Ali (1), S Baboota(1), J Ali(1)
1 Department of Pharmaceutics, Faculty of Pharmacy, Jamia Hamdard, Hamdard Nagar, New Delhi - 110 062, India
2 Amity Institute of Nanotechnology, Amity University, Sector-125, Noida - 201 303, India


Correspondence Address:
J Ali
Department of Pharmaceutics, Faculty of Pharmacy, Jamia Hamdard, Hamdard Nagar, New Delhi - 110 062 India

Synthesis and characterization of monodisperse chitosan nanoparticles with embedded quantum dots

Nanotechnology 17 140-144
Yong Zhang
Division of Bioengineering, Faculty of Engineering, National University of Singapore, 117576, Singapore
Nanoscience and Nanotechnology Initiative, National University of Singapore, 117576, Singapore

Address for correspondence: Division of Bioengineering, Faculty of Engineering, Blk, EA-03-12, National University of Singapore, 9 Engineering Drive 1, 117576, Singapore
E-mail: biezy@nus.edu.sg (Y Zhang)

Chitosan nanoparticles as a novel delivery system for ammonium glycyrrhizinateInternational Journal of Pharmaceutics 295 (2005) 235–245

Yan Wu, Wuli Yang, Changchun Wang, Jianhua Hu, Shoukuan Fu
Key Laboratory of Molecular Engineering of Polymers of Educational Ministry, Department of Macromolecular Science,
Fudan University, Shanghai 200433, People’s Republic of China

E-mail address: skfu@fudan.edu.cn (S. Fu).

Hoặc coi thêm trong patent:


USPTO Application #: 20060013885

Title: Water soluble chitosan nanoparticle for delivering an anticancer agent and preparing method thereof

Thân,

Teppi

mabu9669
08-28-2009, 09:52 AM
cám ơn bạn nhiều lắm :)
Mình cũng tìm được nhưng nó chỉ là 1 bước nhỏ trong 1 quá trình tạo các phức hợp với những chất khác vì Chitosan được xem là công cụ mang thuốc rất hiệu quả nhờ các đặc tính riêng của nó.
Chắc kinh nghiệm search còn yếu. hix. chắc còn phải học hỏi nhiều đây

mabu9669
09-09-2009, 02:46 PM
lại làm phiền mọi người đây, những tài liệu trong thời gian qua mình dịch đa số dùng các biện pháp Hóa học. Nên bây giờ mình muốn so sánh với 1 phương pháp khác: Lý, Sinh thì có tài liệu. Có ai làm lĩnh vực này cho mình xin tí thông tin được ko? Đặc biệt là dùng pp Sinh học

kaka1201
01-13-2010, 07:10 PM
Mình không dowload được các tệp tài liệu các bạn gửi lên diễn đàn. các ban chỉ cho mình cách dowload với. Mình làm về chitosan Olygosaccharides nhưng ít tài liệu quá. các bạn có tài liệu gửi cho mình với. Nếu có thể gửi qua Mail " bietthutaodo116@gmail.com" Mình xin chân thành cảm ơn

qcuongmt2
04-23-2010, 12:02 AM
anh chị nào có tài liệu về chitin ứng dụng bên sử lý môi trường-hấp phụ kim loại nặng thì cho em xin với nha.thank nhiu
qcuong2212@gmail.com or qc_eljsjum@yahoo.com

azureclouds
12-27-2010, 03:13 PM
theo mình nghĩ thì bạn nên tìm hiểu về kích thước của các lỗ trên màng chitosan sau đó tùy theo kích thước nó mà bạn nên chon kim loại thích hợp. kích thước của các ion kim loại phải gần bằng ( nhỏ hơn ít ) so với kích thước của các lỗ trên chitosan. nhỏ quá thì nó sẽ ko hấp thụ được vì nó lọt qua màng , lớn quá thì nó ko giữ lại trên màng.
thân
có gì anh em góp ý nha, đây là suy nghĩ của em thôi.
Kích thước lỗ của nó phụ thuộc vào gì hả bạn.Mình bí chỗ này.Mong được giúp đỡ.