PDA

View Full Version : Hỏi về phân tích hàm lượng các chất trong không khí


ngoctukhtn
08-29-2006, 07:25 PM
Mình đang rất quan tâm đến việc phân tích hàm lượng các chất lơ lửng trong khí quyển Ví dụ tại các vùng ven biển hàm lượng muối ăn khá cao và mình muốn xác định lượng muối này Các anh chị và các bạn có thể giới thiệu phương pháp phân tích hay thiết bị phân tích gì đó để thực hiện việc này không?

minhtruc
08-30-2006, 09:41 AM
Mình chưa hiểu ý ngoctukhtn nói gì, muốn phân tích chất lơ lửng trong không khí thì liên quan gì đến hàm lượng muối trong nước cao?

ngoctukhtn
08-30-2006, 12:11 PM
Mình chưa hiểu ý ngoctukhtn nói gì, muốn phân tích chất lơ lửng trong không khí thì liên quan gì đến hàm lượng muối trong nước cao?
Ở vùng ven biển thì trong không khí cũng có muối chứ không chỉ có trong nước biển Mình muốn phân tích hàm lượng muối này trong không khí

minhtruc
08-30-2006, 01:42 PM
Thì ra là vậy. ngoctukhtn đã tìm trên google chưa? ngoctukhtn vào trang này xem, người ta làm bằng ICP:
http://ej.iop.org/links/rtBHatezM/OsgmPO832xGZhQmHav5vpA/jpconf6_41_070.pdf

http://www.mri-jma.go.jp/Publish/Papers/DATA/VOL_34/34_031.pdf#search=%22Determination%20of%20%22chlor ide%20in%20air%22%22

Nói chung theo mình biết thì người ta xác định bằng sắc kí ion: để đồng thời xác định luôn nitrat, sulfur, sulfat trong các hạt rắn lơ lửng trong không khí.
ngoctukhtn có thể tìm hiểu thêm các phương pháp lấy mẫu khí và phân tích bằng sắc kí ion. Trong kho ebooks của diễn đàn có sách về hai vấn đề này đó

aqhl
08-30-2006, 03:07 PM
Mới hỏi được chuyên gia về lĩnh vực này đây. Cái này cô Ngọc Lan (Hóa Lý) làm rất nhiều rồi (từ năm 2000), ngoctukhtn hỏi thêm cô nhé.

Phương pháp active sampling: Có những máy hút (High Volume Sampler - 1-10 tầng, hoặc các bộ air sampling gọn nhẹ - khoảng 4 tầng) mẫu không khí đi qua các tầng giấy lọc với kích thước pores khác nhau để phân tầng bụi lơ lửng theo kích thước. Các giấy lọc này trước đó đã được xử lý rất sạch, cân trước khi lắp vào máy, sau đó cân sau khi lấy ra khỏi máy, để xác định lượng bụi trên từng tờ giấy theo các kích cỡ khác nhau. Sau đó hòa tan bụi này trong nước, xác định các chất, ion hòa tan trong nước, thường chạy sắc ký ion; hòa tan trong một số dung môi, xác định chất không tan trong nước,... Do khi lấy mẫu đã set up tốc độ hút khí nên biết thời gian lấy mẫu, có thể tính thể tích khí đi qua máy và từ đó tính hàm lượng bụi lơ lửng (theo những kích thước khác nhau) cũng như nồng độ các chất bám trong bụi lơ lửng trong không khí.

Phương pháp lấy mẫu khí vào các canister: là những bình kín được rút chân không. Đến chổ muốn lấy mẫu khí thì mở bình ra cho không khí tự vào đầy bình rồi đậy nắp lại. Mang về phân tích giống các kỹ thuật phân tích (phổ nghiệm, sắc ký,...) thông thường. Phân tích chủ yếu các hợp chất hữu cơ trong không khí.

Phương pháp passive sampling: sử dụng các passive samplers, mỗi loại passive sampler dùng cho 1 chất (SO2, HCl, NH3, HNO3, acid hữu cơ,....). Người ta treo, gắn các mẫu này ở điểm cần lấy mẫu và để khí tự đi qua, trong cấu tạo của passive samplers có 1 màng teflon để loại cặn bẩn, nước mưa,... chỉ cho không khí đi qua, phía sau có 1 màng giấy lọc tẩm sẵn hóa chất (tùy passive sampler dùng cho đối tượng nào thì sẽ tẩm những chất tương ứng giúp cho các chất cần phân tích hấp phụ hoàn toàn vào giấy lọc đó. Sau một thời gian (thường 1 tuần, hoặc 1 tháng) sẽ lấy mẫu xuống giải hấp và phân tích. Để chuyển đổi lượng chất xác định được từ các passive samplers sang nồng độ chất trong không khí cần biết những hệ số chuyển đổi. Việc xác định các hệ số chuyển đổi này được thực hiện phối hợp passive sampling va active sampling trong cùng những điều kiện tiêu chuẩn... PP passive sampling được sử dụng rộng rãi ở những nơi không có nguồn điện, hẻo lánh,...

Dùng các thiết bị chuyên dụng tự động phân tích mẫu khí liên tục 24/24; thường mỗi thiết bị chỉ phân tích một vài chất. Lab Điện hóa trước đây có 2 máy phân tích nồng độ SO2 và NO, NOx trong không khí chạy liên tục hàng năm trời. TP HCM cũng có máy phân tích tự động liên tục Pb, SO2, NO+NOx, ozon, CO,....) bất cứ lúc nào cần lấy số liệu trung bình ngày, trung bình tháng, trung bình năm,... đều có thể lấy được.

Riêng về muối có nhiều phương pháp: phân tích muối trong bụi lơ lửng như trên hoặc treo các miếng vải màn bằng khoảng 2 bàn tay theo 1 góc nghiêng, và sau từng khoảng thời gian lấy mẫu phân tích hàm lượng muối. Tất cả những cái này phải thực hiện đúng tiêu chuẩn mới quy đổi được.

napoleon9
09-07-2007, 03:18 AM
Thì ra là vậy. ngoctukhtn đã tìm trên google chưa? ngoctukhtn vào trang này xem, người ta làm bằng ICP:
http://ej.iop.org/links/rtBHatezM/OsgmPO832xGZhQmHav5vpA/jpconf6_41_070.pdf

http://www.mri-jma.go.jp/Publish/Papers/DATA/VOL_34/34_031.pdf#search=%22Determination%20of%20%22chlor ide%20in%20air%22%22

Nói chung theo mình biết thì người ta xác định bằng sắc kí ion: để đồng thời xác định luôn nitrat, sulfur, sulfat trong các hạt rắn lơ lửng trong không khí.
ngoctukhtn có thể tìm hiểu thêm các phương pháp lấy mẫu khí và phân tích bằng sắc kí ion. Trong kho ebooks của diễn đàn có sách về hai vấn đề này đó


chao huynh ma sao địa chỉ web vô không được vay huynh<

à! cho đệ hỏi tý khi học về phân tích kỹ thuật nè mình có cần học số liệu như bao nhiêu ml dung dịch dệm, dung dịch axit.... hay ko vậy huynh? hay mình chỉ cần học cách làm còn mấy con số thì mình ko cần quan tâm?
:dongtopic

minhtruc
09-08-2007, 10:11 PM
Không cần học mấy cái đó, nhưng đôi khi cũng cần quan tâm xem tại sao người ta chỉ có bấy nhiêu ml dung dịch thuốc thử đó thôi, nói chung những con số đó là những con số thực nghiệm, không ai bịa ra được. Người nào có kinh nghiệm làm phân tích có thể đề nghị một con số nào đó trong quy trình xuất phát rồi từ đó điều chỉnh dần trong thực nghiệm. Chủ trương của những người ra đề là không bắt học thuộc, cốt làm sao sinh viên và học viên cao học hiểu và nắm được vấn đề thôi.