PDA

View Full Version : Aceton trong xăng


Yugi
09-01-2006, 06:05 AM
Aceton trong xăng- Có cach xử lý ?

Hiện trên cục diện TpHCM đang gặp một vấn đề nóng bỏng là Lô xăng nhập về từ đối tác Hàn Quốc có chứa hàm luơng acetone cao- một tác nhân gây truong nở Pongtu trong bình bộ phận chuyển xăng của xe gắn máy –xe hơi.

Theo một tin tức cập nhật từ các website vnn.vn, vnexpress.net, báo cập nhật hằng ngày cho hay thì tình trạng hư hỏng gây ra thiệt hại không nhỏ . Và theo kết quà phân tích mới nhất của trung tâm dịch vụ thí nghiệm (TTDVTN) cũng cho thấy có aceton trong xăng với tỉ lệ khác nhau, từ 0.94%- 7,06%. Trong đó có một mẫu trung tâm 3 cho biết tỉ lệ là 5,45%, trong khi TTDVTN lại đưa ra kết quả khá cao: 7,06%. Một nguồn tin cho biết, mẫu này được thu thập ở Trạm xăng dầu trung đoàn thông tin 23 vào ngày 25/8.

Và hiện giờ Xăng pha aceton sẽ xử lý ra sao? ( phần trích ngyuên văn từ vnn.vn cua tac giả Trần Duy)

Hiện Chi nhánh công ty xăng dầu quân đội còn tồn kho khoảng 1.186.000 lít xăng A92 có chứa aceton. Tính luôn cả lượng xăng thu hồi được là 1.000.000lít thì tổng lượng xăng đã được cô lập là 2.186.000 lít. Ông Phúc nói, các mẫu kiểm nghiệm của công ty cho kết quả xăng chứa 3- 4,7% aceton.

Dư luận hiện đang quan tâm đến công tác xử lý lượng xăng xác định có chứa aceton của hai công ty nói trên.

Công ty xăng dầu khu vực II cho biết, đã tạm thời niêm phong lô hàng và kết hợp cùng Sở KHCN, trung tâm 3 lập phương án xử lý. Sau khi có phương án nếu đạt yêu cầu và cơ quan quản lý cho phép lưu thông thì sẽ đưa ra thị trường tiêu thụ nếu không sẽ tiếp tục nằm lại trong kho.

Chi nhánh công ty xăng dầu quân đội cũng cam kết với đại lý và người tiêu dùng trong việc khắc phục hậu quả. Đối với đại lý, công ty sẽ hút xăng chứa aceton đi và bồi hoàn lại bằng xăng không chứa aceton. Đối với những khách hàng bị thiệt hại nếu có khiếu nại, các đại lý sẽ thoả thuận mức đền bù theo hướng thỏa đáng với người tiêu dùng.

Với lượng xăng nằm ở mực nước chết, có thể công ty sẽ thực hiện biện pháp cho vét sạch bồn chứa. Còn lượng xăng thu hồi đang được công ty niêm phong và chứa trog bồn riêng biệt để chờ cơ quan chức năng, Tổng công ty đề ra hướng xử lý thích hợp.

Còn theo GS Chu Phạm Ngọc Sơn, cố vấn chuyên môn của Trung tâm đào tạo và phát triển sắc ký thì biện pháp xử lý tốt nhất là nên cho lô hàng này “quay về cố hương”.


Theo ý kiến riêng của các bạn, thì có Phuong pháp nào xử lý – tách acetone trong xăng không ?. Mời các viewers cùng tham gia thảo luận và đưa ra Phuong án tối uu nhất ( có lẻ bắng xử lý duới góc nhìn từ nhà hóa học) cho việc xử lý acetone trên.
Nào mời các bạn .

Kham khao tai link: http://vietnamnet.vn/tinnoibat/2006/08/607433/

thanhatbu_13
09-01-2006, 07:51 AM
CÁi này đang nóng hổi đây...
Đặt ra câu hỏi:
1. Vai trò của aceton trong xăng và những ảnh hưởng của aceton .
2. Khắc phục "sự cố" như thế nào.
Anh em cùng "t8m" ....


Vai trò của aceton khi cho vào xăng
Theo GS Chu Phạm Ngọc Sơn, đối với xăng, việc dùng aceton với một lượng rất nhỏ có thể giúp tăng chỉ số octan và đồng thời giúp xăng cháy trọn vẹn, đặc biệt là giúp động cơ tiết kiệm được tiêu hao nhiên liệu (theo các tài liệu trên Internet, nếu dùng một lượng rất nhỏ aceton, quãng đường đi được với một lượng xăng nhất định sẽ tăng lên khoảng 15-25%).

Ngoài ra, giới chuyên môn cũng cho biết việc dùng aceton trong xăng có thể làm giảm giá thành xăng, bởi vì loại dung môi này rẻ tiền hơn hai chất làm tăng chỉ số octan thông dụng như methyl tert-butyl ete (MTBE) và tert-amyl metyl ete (TAME).

http://i65.photobucket.com/albums/h217/thanhatbu/mtbe.gif

Tuy nhiên cái hại của Acêton là phá vở cấu trúc của một số polime (không ảnh quá trình cháy nổ)

Nếu aceton dùng với tỉ lệ lớn độ vài phần trăm (tính theo thể tích), loại dung môi này sẽ làm trương nở các vật liệu bằng nhựa hay cao su tổng hợp trong hệ thống cung cấp xăng (pôngtu). Theo kết quả phân tích các mẫu xăng (A92) có nghi vấn về vấn đề chất lượng, hàm lượng aceton được phát hiện trong ba mẫu xăng chiếm 4-7,5% thể tích, chóang.

Phóng viên Tuổi Trẻ đã thử nghiệm lấy một số pôngtu ngâm vào xăng có pha aceton với các tỉ lệ khác nhau. Cụ thể: pha 5% aceton vào xăng, sau hai giờ ngâm thấy đầu cao su pôngtu trương nở rõ rệt; pha 20% aceton vào xăng, đầu cao su pôngtu nở rất to, gần như văng ra khỏi thân pôngtu sau hơn một giờ ngâm; còn nếu pha 50% aceton vào xăng thì sau một giờ ngâm, đầu cao su của pôngtu văng hẳn ra khỏi thân pôngtu.

Tổng hợp theo tuoitre Online

Như vậy cái hại đã rõ, Acêton ảnh hưởng đến các vật liệu polime chứ không phải quá trình cháy nổ, nên theo cá nhân mình nghĩ hướng giải quyết (thực tế) có thể dùng tiếp cố gắng tránh tiếp xúc với các vật liệu Polime...
Còn nếu phương pháp tách aceton ra, có lẽ khó mà cũng chuối cả về Lý thuyết lẫn thực tiễn, nhưng anh em bình luận tiếp biết đâu đấy hih2i....

aqhl
09-01-2006, 09:11 AM
Acetone (CH3COCH3) is a product that can be purchased inexpensively in most locations around the world, such as in the common hardware, auto parts, or drug store. Added to the fuel tank in tiny amounts, acetone aids in the vaporization of the gasoline or diesel, increasing fuel efficiency, engine longevity, and performance -- as well as reducing hydrocarbon emissions.

How it Works

Complete vaporization of fuel is far from perfect in today's cars and trucks. A certain amount of residual fuel in most engines remains liquid in the hot chamber. In order to be fully combusted, the fuel must be fully vaporized.

Surface tension presents an obstacle to vaporization. For instance the energy barrier from surface tension can sometimes force water to reach 300 degrees Fahrenheit before it vaporizes. Similarly with gasoline.

Acetone drastically reduces the surface tension. Most fuel molecules are sluggish with respect to their natural frequency. Acetone has an inherent molecular vibration that "stirs up" the fuel molecules, to break the surface tension. This results in a more complete vaporization with other factors remaining the same. More complete vaporization means less wasted fuel, hence the increased gas mileage from the increased thermal efficiency.

That excess fuel was formerly wasted past the rings or sent out the tailpipe but when mixed with acetone it gets burned, though the engine still thinks it is running straight gas.

Acetone allows gasoline to behave more like the ideal automotive fuel which is PROPANE. The degree of improved mileage depends on how much unburned fuel you are presently wasting. You might gain 15 to 35-percent better economy from the use of acetone. Sometimes even more.

How Much to Use

Add in tiny amounts from about one part per 5000 to one part per 3000, depending on the vehicle -- just a few ounces per ten gallons of gas. This comes to between 0.0003 % to 0.0025 % acetone maximum or approximately 1/15th of one-percent. Note that is around .78 cc per liter or one ounce per 10 gallons. Not more than three oz. per 10 gallons.

http://img340.imageshack.us/img340/8494/acetoneeh3.jpg

Chuyển đổi sang hệ Lít:

http://img506.imageshack.us/img506/3969/aclo6.jpg

thanhatbu_13
09-06-2006, 03:43 PM
Các chuyên gia lập luận rằng loại xăng pha 10% ethanol không gây nhiều tác hại cho hệ thống nhiên liệu khép kín của các loại xe hơi, nhưng nó gây hại lớn cho các động cơ xuồng máy cũ (sản xuất trước năm 1985) vì các thùng chứa nhiên liệu của những xuồng máy này có bố trí hệ thống quạt gió.

Ethanol hút hơi nước từ không khí, điều này có thể khiến động cơ bị đuối sức, hoặc bị tắc. Là một dung môi, ethanol cũng có tác dụng hòa tan chất bẩn từ các thùng nhiên liệu. Khi trộn lẫn với xăng không có ethanol có sẵn trong thùng nhiên liệu, xăng pha ethanol có thể tạo ra những lớp keo dính làm tắc bộ lọc nhiên liệu.
Mặc dù gây hại cho một số chủng loại động cơ nhất định, cụ thể ở đây là động cơ xuồng máy có sử dụng quạt gió, các chuyên gia cho rằng xăng pha ethanol sẽ không đặt ra nhiều rắc rối về lâu dài. Việc pha thêm phụ gia vào xăng để tiết kiệm, và để giảm bớt ô nhiễm môi trường là biện pháp sẽ được tiếp tục thực hiện.
Còn với trường hợp xăng pha aceton thì sao khi mà aceton chẳng những không rẻ, mà còn gây hại cho các động cơ sử dụng loại xăng này.
Như vậy khi mà vừa cùng lúc xuật hiện xăng sinh học chủ yếu là ethanol, như thế thì lấy thứ này làm chất "ái lực" aceton thì thế nào nhỉ, không cần lọc nhiều lần để lloại bỏ.(atbu)
Phương pháp tách: http://vietnamnet.vn/khoahoc/trongnuoc/2006/09/609278/
Sau khi được hút, hổn hợp gồm chất có ái lực với aceton cùng với aceton bị hút nằm tách ra ở phía dưới. Xăng nổi lên trên. Ngừoi này đã cho một chất có "ái lực " với acêtôn để hòa tan axêtôn trong tách khỏi hỗn hơp.
Vậy chất có "ái lực" trên là gì.??
Tuy nhiên theo ý kiến cá nhân, thì với hàm lượng aceton lên đến 14% như thế thì lựong dung môi ấy phải dùng là bao nhiêu (tổng cộng lượng xăng nghe đâu trên 5000tấn!!) Liệu có kinh tê hay ko. Thôi chi bằng bằng kiếm cái chutrình gì đó màcó thể dùng loại xăng aceton này không dính dáng đên bộ phận hòa khí liên qua đến cao xu, thế thì cũng đỡ thiệt hại mà khỏi mất công suy nghĩ những việc "ngựoc đời".
Mà atbu hỏi chứ trong sơn có aceton không thế, mà hàm lượcng có đáng kể hay không??
Bên cạnh ấy không ít ngừoi thắc mắc, tại sao chúng ta không dùng một dung môi phân cực để tách aceton ra, như nước chằng hạn, :batthan (


http://vietnamnet.vn/dataimages/200609/original/images1087051_H2.jpg
Vị kỹ sư dùng aceton nguyên chất

http://vietnamnet.vn/dataimages/200609/original/images1087053_H3.jpg
... và rót 5 ml aceton vào ống nghiệm
... Sau đó, pha thêm vào 20 ml xăng A92

http://vietnamnet.vn/dataimages/200609/original/images1087067_H6_xangdapha.jpg
Hổn hợp xăng pha aceton trở thành một chất lỏng đồng nhất

http://vietnamnet.vn/dataimages/200609/original/images1087119_H7_phaphugiatach.jpg
Tuy nhiên, khi đưa vào một chất do vị kỹ sư tìm ra


http://vietnamnet.vn/dataimages/200609/original/images1087123_H9_datach.jpg

... Xăng và aceton đã tách ra. Xăng nằm ở phía trên và aceton lắng ở phía dưới.

minhtruc
09-06-2006, 05:42 PM
90% đó là nước đó. Tuy nhiên cách này vẫn để lại một lượng nhỏ nước trong xăng. Với một số loại động cơ không có buji thích hợp choi xăng với nước thì động cơ có thể không nổ. cách làm này chưa ổn lắm đâu

minhtruc
09-14-2006, 03:20 PM
Minhtruc đang thử nghiệm trên chính xe máy cưng của mình như sau: khi đổ xăng tại cây xăng, minhtruc cho vào bình xăng 10 giọt aceton, sau đó đổ 2 lít xăng vào xe, chạy, lượng aceton tương đương trong xe của minhtruc khoảng 0.5cc/lit. Kết quả xe minhtruc không hư gì cả, minhtruc đang tiếp tục theo dõi, nhưng máy chạy rất êm, đã lắm. Các bạn thử làm coi. Nghe đâu, phương pháp này có thể tiết kiệm khoảng 15-35% xăng tiêu thụ đó. Tất nhiên đừng làm cho lượng aceton trong xăng lớn hơn 0.78cc/l là được. :yeah (

chocolatenoir
09-14-2006, 04:08 PM
Minhtruc đang thử nghiệm trên chính xe máy cưng của mình như sau: khi đổ xăng tại cây xăng, minhtruc cho vào bình xăng 10 giọt aceton, sau đó đổ 2 lít xăng vào xe, chạy, lượng aceton tương đương trong xe của minhtruc khoảng 0.5cc/lit. Kết quả xe minhtruc không hư gì cả, minhtruc đang tiếp tục theo dõi, nhưng máy chạy rất âm, đã lắm. Các bạn thử làm coi. Nghe đâu, phương pháp này có thể tiết kiệm khoảng 15-35% xăng tiêu thụ đó. Tất nhiên đừng làm cho lượng aceton trong xăng lớn hơn 0.78cc/l là được. :yeah (



Minh Trúc thân
Việc cho các hợp chất hữu cơ có õy như acétone vào trong xăng rõ ràng là một giải pháp tốt vì giúp tăng khả năng cháy triệt để của nhiên liệu. Acétone chỉ có hại khi tiếp xúc với các ống dẫn cao su thôi. Chúc xe minhtruc chạy hoài không hư.


Mình đề nghị ta nên mở một topic về các loại nhiên liệu sạch. Mọi người thấy sao????????

Ptnk_TriZ
09-17-2006, 04:14 PM
Làm sao biết xăng có chứa aceton?


Nếu xăng có aceton thì sẽ xảy ra hiện tượng kết tủa khi sử dụng chất thử DNP
TT - * Xin hỏi có cách nào ít tốn kém nhưng giúp người dân nhận biết được trong xăng có chứa aceton?

(TRẦN VĂN HẢI, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang)

Ông NGUYỄN MINH TRÚC (giảng viên bộ môn hóa phân tích ĐH Khoa học tự nhiên - ĐHQG TP.HCM):


http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=153346
- Ở các phòng thí nghiệm, để nhận biết các chất thuộc nhóm carbonyl như formol, aceton... người ta thường dùng loại hóa chất DNP (chất rắn màu vàng cam, có tên khoa học là 2,4-dinitrophenylhydrazin). Phương pháp thử này có thể phát hiện đồng thời cả những chất có gốc carbonyl. Tuy nhiên trong xăng bình thường không chứa các chất có gốc này, vì vậy đây có thể xem là một loại thuốc thử aceton trong xăng. Dung dịch dùng để thử aceton trong xăng có thể pha chế như sau: hòa tan khoảng 0,1gram DNP (kích thước bằng hạt đậu đen) vào 100cc nước có chứa dung dịch axit clohydric (HCl) loãng. Tiến hành thử bằng cách cho 1cc dung dịch trên vào 5cc xăng. Nếu trong xăng có aceton thì sẽ xảy ra hiện tượng kết tủa màu vàng. Trường hợp xăng bình thường thì màu sắc dung dịch vẫn trong suốt và không kết tủa. Phương pháp này có thể nhận biết được lượng nhỏ khoảng 0,1% aceton trong xăng theo thể tích. Tuy nhiên, cần thận trọng khi tiếp xúc với dung dịch HCl loãng vì chất này có thể ăn da và ăn mòn các vật dụng kim loại, còn DNP là chất có khả năng gây ung thư.
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=153346

Có thể tìm mua loại hóa chất DNP và HCl ở các tiệm bán hóa chất với giá 60.000 đồng cho 25mg DNP.

---------------------------------------------
Một kỹ sư hóa ngụ tại Khu Bàu Cát, P.14, Tân Bình, TP.HCM cho biết, đã tìm được phương pháp tách, loại aceton ra khỏi xăng.

Petrolimex sẽ pha loãng xăng có aceton?
Vị kỹ sư này (đề nghị giấu tên), 66 tuổi, từng công tác tại Viện Khoa học-Công nghệ Việt Nam và hiện đã nghỉ hưu, sống tại nhà riêng ở Khu Bàu Cát, P.14, Tân Bình, TP.HCM.

Phương pháp của ông là, đưa một chất lỏng mà ông đã tìm ra, chất này có ái lực với aceton để "hút" aceton ra khỏi xăng.


Xăng tách ra khỏi aceton và nằm ở phía trên

Sau khi được hút, hổn hợp gồm chất có ái lực với aceton cùng với aceton bị hút nằm tách ra ở phía dưới. Xăng nổi lên trên.

Ông đã biểu diển thí nghiệm tách một hổn hợp có chứa đến 25% aceton trong xăng (gồm 20 ml xăng A 92 hòa lẩn cùng 5 ml aceton) trước mặt phóng viên VietNamNet vào chiều 5/9.

Vị kỹ sư này đề nghị, giới thiệu phương pháp tách aceton ra khỏi xăng mà ông đã tìm được cho các cá nhân và đơn vị quan tâm. Những người quan tâm đến vấn đề này có thể liên hệ với ông thông qua Công ty TNHH Môi trường châu Á Xanh (ĐT: 08-842 72 67).

Tôn trọng yêu cầu của vị kỹ sư này, chúng tôi không đưa thông tin về cá nhân của ông trong tin mà chỉ giới thiệu như một phương cách tham khảo trước tình hình một số công ty xăng dầu đang lúng túng do việc lỡ nhập hơn 5.000 tấn xăng có chứa aceton.

Trong khi đó, theo nguồn tin từ báo Tuổi Trẻ, Petrolimex hiện đang cân nhắc phương pháp... pha loãng xăng mới vào lô hàng xăng chứa aceton lỡ nhập!

Mục đích của việc làm này, là nhằm hạ thấp hàm lượng aceton trong xăng xuống đến mức có thể chấp nhận được mà không gây hư hỏng các bộ phận trong động cơ xe.

Tuy nhiên, vẫn theo báo Tuổi Trẻ, nhiều chuyên gia cho phương án trên là không khả thi bởi "một hàm lượng aceton nhỏ trong xăng sẽ không làm trương nở các chi tiết cao su trong động cơ xe máy ngay tức thì, nhưng về lâu dài vẫn có thể làm hỏng các chi tiết này".

Cũng đã có ý kiến từ một số chuyên gia khác đề nghị "nên hồi trả lượng xăng chứa aceton cho nhà cung ứng nước ngoài".

Rõ ràng, trong tình hình nói trên, việc tìm ra một phương pháp tách, loại aceton ra khỏi xăng là một yêu cầu cấp bách.

Điều đặc biệt, theo vị kỹ sư nói trên khẳng định, chất có ái lực để tách aceton ra khỏi xăng là một loại vật liệu có sẵn trong nước, dễ tìm kiếm và có giá không đáng kể.

minhtruc
09-17-2006, 04:59 PM
Chuyện một kỹ sư nào đó có đề nghị đưa ra phương pháp loại bỏ aceton trong xăng bằng cách chiết aceton với một dung môi khác là một ý tưởng tốt. Tuy nhiên, với cách làm như vậy ta sẽ gặp tình huống như thế nào?
Mình có vài lời bình luận như sau:

1. Đây là phương pháp dựa trên định luật phân bố: aceton vừa tan nhiều trong nước, vừa tan trong xăng, nhưng nó vẫn tan trong nước với phần nhiều hơn, do đó có thể xài nước làm dung môi để chiết aceton ra. Tuy chưa khẳng định dung môi mà vị kỹ sư này sử dụng là nước, tuy nhiên sử dụng nước không phải là không có cơ sở.

2. Theo định luật phân bố thì tại cùng một nhiệt độ xác định, tỉ lệ hàm lượng aceton trong xăng với nước là một hằng số. Như vậy, sẽ dẫn tới hệ quả, lượng aceton trong xăng càng lớn, thì lượng aceton chiết đi vào nước càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, do hiện tượng phân bố lượng aceton không thể bị chiết 100% vào trong nước được và tỉ phần chiết của aceton vào trong nước càng giảm khi lượng aceton trong xăng càng nhỏ. Đây chính là cái mà mình cho rằng kết quả của vị kỹ sư chưa thuyết phục vì khảo sát với lượng aceton lên tới 25% thể tích, trong khi đó, mức có thể chấp nhận cho aceton trong xăng là 0.78ml aceton/L (thông tin của sở khoa học công nghệ TP.HCM). Câu hỏi đặt ra là ở hàm lượng aceton thấp như thế, phương pháp chiết này sẽ như thế nào?

3. Do sử dụng một dung môi để chiết thì dung môi đó cũng bị hòa tan một phần vào xăng, nếu là nước thì có thể thấy rõ, xăng sẽ kém nổ hơn, nhất là đối với các loại buji thông thường, còn sử dụng dung môi khác nước thì ảnh hưởng như thế nào chưa được làm rõ.
Trên đây là một vài lời bình luận như vậy với tư cách khoa học khách quan không có ý chê bai ai cả.

4. Về một phương pháp loại bỏ aceton trong xăng, mình cũng có ý tưởng sử dụng Al2O3 để hấp phụ aceton vì nói chung aceton có ái lực khá với Al2O3. Tuy nhiên cách này mình chưa thử nghiệm.

Mời các bạn tiếp tục cho ý kiến

Yugi
09-18-2006, 07:35 AM
2 tuần lu bu công chuyện chỉ ngiá chút thui rồi ra , không ngờ có nhiều thông tin đến như vây.

Anyway mời ACE tham gia thảo luận đưa thệm ý kiến về chủ đề này.

@ Minhtruc: Trúc biết hằng số phân bố của Aceton trong nuoc và xăng là bao nhiêu không? , nếu biết tùy theo hằng số này có thể dùng pp này để rửa, sau đó làm khan lại.

....phương pháp loại bỏ aceton trong xăng, mình cũng có ý tưởng sử dụng Al2O3 để hấp phụ aceton vì nói chung aceton có ái lực khá với Al2O3. Tuy nhiên cách này mình chưa thử nghiệm.

Nếu dùng Al2O3 hấp thụ Aceton?, Trúc có thể cung cấp thêm cho anh em một số thông tin về lưỡng hấp phụ náy không? (ví dụ: K hấp phụ,... ). Tuy nhiên mình cũng cóy như thế này: cách này cũng là một cách nhưng Al2O3 là rắn, sau khi thực nghiêm phải lọc lại để loại Al2O3 lơ lửng, và mức độ hấp phụ là bao nhiêu nếu như hàm lương aceton trogn xăng lớn?.

Mình đang nghĩ là tìm chất nào đó có khả năng pu với aceton sau đó chuyển aceton về dạng phân cực hơn, và sản phẩm này tự tách khỏi xăng rồi mình lọc, loại.

minhtruc
09-18-2006, 10:34 AM
Mình không tìm được thông tin nào về khả năng hấp phụ Al2O3 với aceton. Nếu chỉ đánh giá khả năng hấp phụ của Al2O3 với aceton chỉ dựa trên tính phân cực của cả hai chất này thì chưa đầy đủ, tuy nhiên nó vẫn có cơ sở, chỉ có điều là, chính xăng lại là chất rửa giải aceton ra khỏi Al2O3 cho nên cách này mình vẫn chỉ dừng lại ở ý tưởng, chưa làm thực nghiệm đễ kiểm chứng

aqhl
09-19-2006, 03:24 AM
http://img257.imageshack.us/img257/5893/phanbolc7.jpg

Mình thấy giải pháp cho lô hàng này quay về cố hương của GS Chu Phạm Ngọc Sơn là tốt nhất. Mình có mất mát gì đâu nào ! Bên Sin và Hàn bồi thường và đổi lại hết rồi còn gì. Chỉ cần 1 cú phone gọi cho thằng thợ nào bên kia, chỉa cái van xả aceton ra chỗ khác là xong ngay, khỏi làm đau đầu các nhà hóa học.

Về các giải pháp hóa học, chiết tách, hấp phụ tác động vô xăng chứa aceton với hy vọng giảm hàm lượng aceton thì mình thấy ko khả thi lắm.

1, Chúng ta chưa biết thành phần của xăng như thế nào (còn chất phụ gia khác ko). Cứ hình dung nhé, xăng 83, 92, 95 có màu rất khác nhau, nếu là alkan và cycloalkan ko, thì có màu ko nhỉ ? Khi hấp phụ hoặc ly trích giảm lượng aceton, thì chất lượng xăng có đảm bảo như ban đầu ko ? Chưa kể lẫn mấy thứ khác vào trong đó !

2, Chi phí cho xử lý sẽ như thế nào ? Giải pháp hóa học của Yugi, nếu được cũng bất khả thi. Chỉ dành trong phòng thí nghiệm, đăng vài bài báo khoa học thì được ! Về giải pháp hấp phụ của minhtruc, thì cứ hình dung nhé. Diện tích bề mặt của Al2O3 khoảng 300m2/g, diện tích mỗi phân tử aceton khoảng 20 Angstrom, thế mình cần bao nhiêu Al2O3 cho 20 ngàn tấn xăng. Nếu giải hấp Al2O3 để tái sử dụng thì chi phí giải hấp là bao nhiêu.

3, Giả sử mình thành công trong việc xử lý, để xem tổng công ty xăng dầu lời bao nhiêu nhé. 20.000x1000x1.3x3000 - thuế. Ối trời, bọn xăng dầu sẽ giàu to rồi, ko chừng lại bớt được tham nhũng trong ngành này nữa. :nhacto ( :nhamhiem :sangkhoai

Anyway, dù sao cũng thêm nhiều kiến thức cho chemvn, anh em cứ tiếp tục thảo luận các pp loại bớt aceton nhé.

nguyencyberchem
09-19-2006, 07:19 PM
Mình cũng nghĩ như aqhl, ngay cả pp tách của vị kỹ sư trên cũng không hề xác định lại thành phần sau khi tách, mình không nghĩ là chỉ tách aceton mà không lẫn một số thành phần khác trong xăng và sẽ ảnh hưởng đến chất lượng xăng.
Nếu xét về khía cạnh tăng khả năng cháy của xăng bằng việc cho một ít aceton mà minhtruc đề cập, cái này thì mình thấy đáng quan tâm hơn, nếu có một test lâu dài thì hoàn toàn có thể áp dụng được.
Còn nói về việc nâng cao hiệu suất cháy của xăng, mọi người có thể thảo luận thêm ở thread "xúc tác cho phương tiện giao thông" ở box vô cơ. với pp direct injection, vấn đề hiệu suất đốt không còn quan trọng nữa....

Yugi
09-23-2006, 07:18 AM
Mời anh em xem tin ờ link này, bây giờ vấn đề này chưa ngả ngử.

http://www2.vietnamnet.vn/xahoi/doisong/2006/09/614867/

Thật ra nếu về mặt mua bán thì những lô hàng như thế là trả về cho khổ chủ là đúng rồi để lần sau học cẩn thận và chú tâm về mặt chất lương hơn. Nhưng về mặt học thuật, thì giả tỷ như mình có lượng xăng trong đk như vậy thì phải xử lý , thì xử lý ra sau? câu hỏi đang đau đầu đây. Thật ra sau khi xử lý bắng cách rưả lại với dung dịch như vị kỹ sư trên làm thì cũng duoc thôi, như xác định thành phần thì dùng các phương pháp phân tích xác định lại dể.

aqhl
09-25-2006, 05:24 PM
Mời anh em xem tin ờ link này, bây giờ vấn đề này chưa ngả ngử.

http://www2.vietnamnet.vn/xahoi/doisong/2006/09/614867/

Thật ra nếu về mặt mua bán thì những lô hàng như thế là trả về cho khổ chủ là đúng rồi để lần sau học cẩn thận và chú tâm về mặt chất lương hơn. Nhưng về mặt học thuật, thì giả tỷ như mình có lượng xăng trong đk như vậy thì phải xử lý , thì xử lý ra sau? câu hỏi đang đau đầu đây. Thật ra sau khi xử lý bắng cách rưả lại với dung dịch như vị kỹ sư trên làm thì cũng duoc thôi, như xác định thành phần thì dùng các phương pháp phân tích xác định lại dể.

Vấn đề hoàn trả lô xăng lại chưa hoàn tất, chỉ là do thủ tục thôi. Do mình chỉ có qui định về "tạm nhập tái xuất" mà chưa có qui định về "tạm xuất tái nhập". Hehe...tức cười thật, bị bọn hải quan làm khó đây mà. Cũng đúng thôi, mấy ông hải quan đi mua xăng thì mấy ông xăng dầu cũng chặt đẹp 12.000/lít, chứ có bớt cho tí nào đâu. Giờ có cơ hội sao ko "chơi khó" nhau chứ. Chỉ cần mấy ông xăng dầu chịu "nhả" chút ít là xong ngay...hehe... :sep (

Về buổi tọa đàm về xăng, thì mình không biết mục đích là gì, nhưng thấy hình như là để đổ lỗi cho nhau thì nhiều hơn.

Về ý của Yugi là phân tích lại thành phần, thì phân tích lại gì thế, vì mình đâu biết thành phần xăng chứa phụ gia gì nữa đâu. Mình thấy cách trộn xăng ko aceton vào để giảm hàm lượng aceton đến mức cho phép của petrolimex cũng hay, nhưng khổ nỗi là cần nhiều xăng quá !

Yugi
09-26-2006, 09:14 AM
Xác định lại thành phần là thành phần sau khi rửa aceton đi, đến lúc đạt mức aceton cho phép và nằm trong ngũon chp phép. Thật ra để biết thành phần (phụ gia) thì cũng dể mà, dùng các phương pháp phân tích là ra ngay thôi.

thanhatbu_13
09-28-2006, 06:03 PM
Việc tách aceton ra khỏi xăng này nếu là mang tính chất thí nghiệm thì không phải vấn đề quá lớn, nhưng nếu nó với một lượng như thế kia thì là chuyện khác. Nên các nhà hóa học đều ủng hộ việc trả về cho khổ chủ.
Còn nếu muốn dùng thì mìhn nghĩ tách ông acteon ra dzĩ nhiên còn lại kohảng vài phần trăm quá tốt.rồi dùng nó vào các quá trình đốt không dính dáng đế các polime bị phân hủy trong aceton,
Mà nghe nói hình như công nghiệp sơn có dùng Xăng aceton phải ko?? thế thì oki luôn...
Còn cách của bác Yugi là chuyển thành chất có độ phân cực cao hơn rồi tách ra, cách này áp dụng vào thì hóa chất bao nhiêu cho đủ hen!! không khéo sạc nghiệp chả chơi hehe.
Còn mấy ông nhập xăng về, chả hiểu ổng còn vướng mắc gì mà không trả lại, khó hiểu , mà mấy ổng nhập cái này vào mục đích là gì chưa rõ ràng, có người bảo đây là xăng "lỗi" của quá trình sản xuất sơn/...Không biết đường nào mò. :tantinh ( :tantinh (

C.H.V
01-23-2007, 01:37 PM
CÁi này đang nóng hổi đây...
Đặt ra câu hỏi:
1. Vai trò của aceton trong xăng và những ảnh hưởng của aceton .
2. Khắc phục "sự cố" như thế nào.
Anh em cùng "t8m" ....


Vai trò của aceton khi cho vào xăng
Theo GS Chu Phạm Ngọc Sơn, đối với xăng, việc dùng aceton với một lượng rất nhỏ có thể giúp tăng chỉ số octan và đồng thời giúp xăng cháy trọn vẹn, đặc biệt là giúp động cơ tiết kiệm được tiêu hao nhiên liệu (theo các tài liệu trên Internet, nếu dùng một lượng rất nhỏ aceton, quãng đường đi được với một lượng xăng nhất định sẽ tăng lên khoảng 15-25%).

Ngoài ra, giới chuyên môn cũng cho biết việc dùng aceton trong xăng có thể làm giảm giá thành xăng, bởi vì loại dung môi này rẻ tiền hơn hai chất làm tăng chỉ số octan thông dụng như methyl tert-butyl ete (MTBE) và tert-amyl metyl ete (TAME).
Tuy nhiên cái hại của Acêton là phá vở cấu trúc của một số polime (không ảnh quá trình cháy nổ)

Nếu aceton dùng với tỉ lệ lớn độ vài phần trăm (tính theo thể tích), loại dung môi này sẽ làm trương nở các vật liệu bằng nhựa hay cao su tổng hợp trong hệ thống cung cấp xăng (pôngtu). Theo kết quả phân tích các mẫu xăng (A92) có nghi vấn về vấn đề chất lượng, hàm lượng aceton được phát hiện trong ba mẫu xăng chiếm 4-7,5% thể tích, chóang.

Phóng viên Tuổi Trẻ đã thử nghiệm lấy một số pôngtu ngâm vào xăng có pha aceton với các tỉ lệ khác nhau. Cụ thể: pha 5% aceton vào xăng, sau hai giờ ngâm thấy đầu cao su pôngtu trương nở rõ rệt; pha 20% aceton vào xăng, đầu cao su pôngtu nở rất to, gần như văng ra khỏi thân pôngtu sau hơn một giờ ngâm; còn nếu pha 50% aceton vào xăng thì sau một giờ ngâm, đầu cao su của pôngtu văng hẳn ra khỏi thân pôngtu.

Cho em hỏi nhé!
1/Anh cho biết tại sao aceton được pha với lượng hợp lý thì có thể giúp nhiên liệu cháy trọn vẹn?
2/aceton phá vỡ cấu trúc một số polyme(pongtu xe), quá trình aceton phá vỡ cấu trúc polyme như thế nào? loại pongtu xe thường là loại polyme nào?
xin lỗi vì đặt câu hỏi trễ quá !!! :chui (