PDA

View Full Version : Reaction Mechanisms in Organic Chemistry Laboratory II


bluemonster
09-20-2006, 06:26 AM
Bắt đầu từ bài này, BM sẽ tập trung giới thiệu hết cơ chế phản ứng của thực tập hữu cơ 2, trong đó BM sẽ cố gắng lồng vào những technique khác technique trong giáo trình, và chúng ta cùng thảo luận ! Qua đó, topic này chủ yếu mở ra cho anh em trong khoa thảo luận vô tư về những gì xoay quanh vấn đề thực tập mà anh em chưa thông lắm !
Trước tiên là bài: Điều chế p-nitroso-N,N-dimethylanilin :
Trước đó, BM sẽ giới thiệu tổng quát trước mechanism for reaction of amines with nitrous acid:
Đầu tiên là phản ứng hoạt hóa nhóm nitroso NO(+) bằng HCl:

http://img220.imageshack.us/img220/3669/71hz5.jpg
Đây là cơ chế hoạt hoá chung của nhiều tác nhân bằng H+, nên chuỗi phản ứng này chắc anh em đang học ở phổ thông rành hơn vì làm thường xuyên mà !!!
Tiếp theo, ta đi qua từng bậc của amine:
Ở bậc 1, chẳng hạn như ta xét với anilin, thấy rằng ở nhóm NH2, nitrogen còn đôi e dễ mến, và nó sẽ cho vào cation của nitrosonium ion. Phản ứng này ưu tiên hơn phản ứng thế vòng thơm, vì đôi e ở N mang bản chất p nhiều hơn (có tài liệu cho N ở đây lai hoá sp3, nhưng cũng có tài liệu cho là giữa sp3 và sp2, nói chung đang còn chưa đưa ra câu trả lời chuẩn thức !!!), do vậy nó có hoạt tính cao hơn, và sẳn sàng cho vào bất kì cái tâm nào thiếu hụt điện tử. Hix, thôi, vừa nhìn hình vừa nói chuyện cho dễ !


http://img230.imageshack.us/img230/5300/72xf4.jpg
Như vậy lúc này trên N có xuất hiện điện tích, và giả sử trong dung dịch bây giờ đang có một thằng nucleophile bất kì, proton sẽ có khuynh hướng tách ra làm bền cho phân tử ! Đó chính là cái lợi thế của những hợp chất có H ap:) , vì nó rất hưũ dụng trong việc tách ra làm bền phân tử ! phân tử hình thành lúc này có tên thông thường là nitrosamine. Trong cấu trúc phân tử nitrosamine sẽ có sự delocalization lone-pair trên N amine, và đi kèm theo sự delocalization này là sự proton hoá Oxygen, ta sẽ được sản phẩm N-hydroxyazo compound, đây là một sản phẩm cũng khá bền rùi, nhưng nếu muốn đi tiếp thì chỉ cần một sự proton hoá trên O để tách nước theo cơ chế elimination, ta sẽ thu được sản phẩm azo mong muốn !
Nói một chút về sản phẩm phản ứng, như ta đã biết, các chất thuộc loại hợp chất azo thì có ứng dụng rất nhiều trong công nghệ nhuộm, hay làm phẩm màu ! Để bảo quản ion sản phẩm, ta sẽ hạ nhiệt độ xuống khoảng 0 độ C (hoặc âm luôn) để giữ tính trơ của sản phẩm !
Ở cấu trúc bậc 1 của amine, BM nói chậm là có mục đích, vì đối với phản ứng của bậc hai cũng rứa, nhưng lúc này chỉ có một H nên phản ứng chỉ dừng lại ở khâu tạo ra nitrosamine.


http://img68.imageshack.us/img68/1152/73vs1.jpg
Còn trong cấu trúc bậc 3 (hix, cái này có lẽ anh em khối 04 đang quan tâm nhất !), ko có H nào cả, phản ứng ko còn ưu tiên cộng vào N amine nữa, mà sẽ ưu tiên thế electrophile vào nhân thơm !

http://img230.imageshack.us/img230/1518/74sj2.jpg
Đây chính là phản ứng chúng ta làm trong thực hành hưũ cơ 2 ! Phản ứng này khi nói đến cơ chế thì anh em chỉ cần viết tạo ra intermediate phức xm:) thôi là đủ, ko cần phải viết hai sản phẩm phức pi trung gian làm gì cả !!!
Nói sơ về technique của phản ứng này:
Nói chung, đứng trên phương diện là một người nghiên cứu, việc hiểu những bước thí nghiệm ta đang làm là điều cần thiết !
Trong quá trình tổng hợp p-nitroso-N,N-dimethylanilin , sẽ có một vài nguyên tắc nhỏ sau:
+Hoà tan dimethylanilin (nếu ở dạng rắn) vào dd HCl với nồng độ trung bình (khoảng 20%) ở nhiệt độ thấp.
+Vừa khuấy vừa thêm từ từ sodium nitrite đã được hoà tan sẵn trong H2O.
+Tuỳ theo lượng mà có thể đợi phản ứng khoảng 30 phút – 60 phút.
+Lọc lấy tinh thể vàng của p-nitrosodimethylanilin hydrochloride, dung dịch rửa lần lượt là HCl loãng (tỉ lệ 1:1) sau đó đến alcohol.
+Loại nước bằng benzene, nhưng cách này có thể gây độc, nếu thay vào đó bằng hỗn hợp Chloroform/CCl4, cũng có thể loại nước được !
+Tinh thể thu được có màu xanh lá cây đặc trưng !

bluemonster
09-27-2006, 06:32 AM
Bài 1: điều chế benzalacetophenon.
Trước tiên, ta cần tìm hiểu cơ chế của phản ứng aldol addition trước !
Phản ứng aldol là phản ứng cộng giữa một enolate với một aldehyde hay một ketone. Cơ chế tổng quát của toàn bộ quá trình aldol hoá xảy ra qua 3 giai đoạn, xét đơn cử phản ứng tự aldol hoá của acetaldehyde
+Giai đoạn 1 là tạo ra ion enolate:

http://img206.imageshack.us/img206/2170/benzalacetophenon2dg0.jpg
dưới tác dụng của một basic mạnh, H ap:) linh động sẽ bị tách ra và hình thành nên enolate ion như hình trên. Enolate ion mới hình thành có khả năng nucleophile rất mạnh.
+Tiếp theo, ta biết trong dung dịch, khi có một ion được hình thành thì lập tức ion đó sẽ bị solvate hoá bởi dung môi hay nói đúng hơn là các phân tử khác trong dung dịch, lúc này enolate ion sẽ bị bao quanh bởi nhiều phân tử acetaldehyde khác, kết quả, phản ứng nucleophilic addition vào nhóm carbonyl xảy ra dễ dàng giữa một thằng có khả năng nucleophile mạnh như enolate ion với một nhóm có khả năng nucleophile mạnh như carbonyl group.

http://img216.imageshack.us/img216/2425/benzalacetophenon3at1.jpg
Giai đoạn thứ hai đã hình thành sản phẩm cộng aldol bền, nhưng độ bền của nó chỉ ở nơi nhiệt độ thấp, và dung môi ít có tính basic. Khi nhiệt độ cao và trong dung dịch phản ứng đang có sẵn một basic mạnh, và một điều kiện nữa đó là hỗn hợp phản ứng nà để trong thời gian hơi lâu một tí, thì lúc này ta sẽ nhận thấy trong hỗn hợp, aldol product sẽ convert gần như toàn bộ qua elimination product.

http://img226.imageshack.us/img226/6855/benzalacetophenon4vn5.jpg
Giai đoạn elimination xảy ra thường theo cơ chế E1cb, đây là cơ chế có bước chuyển trung gian là một carbanion chứ ko phải bước chuyển carbocation như bình thường.

Ngoài ra còn một vài điểm xuay quanh phản ứng này như bậc phản ứng, hay điều kiện xúc tác khác như acid thì phản ứng ra sao … , những cái đó sẽ ko đề cập kĩ trong topic này, mà sẽ đề cập lại kĩ hơn trong topic sắp phát hành “Tổng quan nhóm carbonyl” !

Sau đây là một qui trình thực nghiệm mà các lab đàn anh trên thế giới người ta làm, tuy về bản chất thì giống với giáo trình chúng ta nhưng cũng có đôi chỗ khác.

http://img228.imageshack.us/img228/161/benzalacetophenon5ni7.jpg
Nhớ đọc kĩ câu cuối cùng của đoạn văn để tránh những điều đáng tiếc trong lúc thực hành nhé !
Thông tin về phản ứng elimination:
http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/chemvn/showthread.php?t=576
:ungho (

bluemonster
09-27-2006, 09:21 PM
Cần nói thêm là trong technique điều chế benzalacetophenon có một vài điểm lưu ý như sau:
+Khi cho benzaldehyde vào phải cho thật từ từ
+Quá trình lắc quyết định vận tốc phản ứng, nhất là giai đoạn elimination từ aldol product sang sản phẩm. Chính vì vậy khi cho benzaldehyde vào, phải lắc thật đều tay và thật mạnh để cho tinh thể aldol sinh ra khỏi bền vững, sẽ khó convert qua sản phẩm cuối cùng !
+Một chú ý quan trọng là benzalacetophenon có thể gây ngứa cho da, và có thể làm tổn thương da mặt nếu ko có trang bị khẩu trang khi thí nghiệm. !!!
:doivien( :liemkem (
Lần sau sẽ nói về cannizaro reaction.
Chúc vui !!! :liemkem (

votuantu20
10-06-2006, 11:55 AM
cho mình hỏi ở bài điều chế p-nitroso-N,N-dimetilanilin , phản ứng cuối cùng ( phản ứng dùng trong bài thực hành) sao ko thấy viết cơ chế???dimetilanilin cộng với +NO theo cơ chế nào , nếu viết như vậy thì điện tích đâu có cân bằng.

bluemonster
10-06-2006, 12:55 PM
cho mình hỏi ở bài điều chế p-nitroso-N,N-dimetilanilin , phản ứng cuối cùng ( phản ứng dùng trong bài thực hành) sao ko thấy viết cơ chế???dimetilanilin cộng với +NO theo cơ chế nào , nếu viết như vậy thì điện tích đâu có cân bằng.
hix, BM chỉ nêu cơ chế của những phản ứng nào ĐH một tí thôi !!! chứ cơ chế cộng electrophile vào vòng thơm thì phổ thông quá, nên ko viết !!!
Đại loại như thế này :
Phản ứng mới đầu trải qua một giai đoạn tạo phức pi, sau đó rơi xuống phức sigma, rồi lại lên lại phức pi, sau đó ra sản phẩm.
+Ở giai đoạn phức pi, đánh dấu sự hình thành tạm thời liên kết yếu giữa electrophile với vòng pi.
+Ở giai đoạn phức sigma (intermediate của phản ứng), đánh dấu sự hình thành chính thức liên kết giữa electrophile với vòng, trạng thái vòng lúc này có một dấu cộng to "tổ bố" trong vòng, và có một Carbon ở trạng thái lai hoá sp3, chính vì vậy, phức được gọi là phức sigma !
+Ở giai đoạn phức pi tiếp theo, đánh dấu sự cắt đứa yếu liên kết giữa proton với vòng pi !
Thế nhé !!! :nguong (
Không bàn phản ứng này nữa !!!
:liemkem (

su_tro_lai_cua_nguoi_soi
10-08-2006, 11:08 PM
http://i96.photobucket.com/albums/l177/unknown_1_2006/untitled-1.jpg

bluemonster
10-08-2006, 11:13 PM
bạn detail một chút về mechanism mình viết đi !!! Đang giải đáp hay nói về vấn đề gì !!!

su_tro_lai_cua_nguoi_soi
10-08-2006, 11:18 PM
Vì tôi thấy cơ chế của phản ứng của bạn viết khác với cơ chế của phản ứng của tôi đọc trong sách tiếng anh tôi có nên tôi up lên để mọi người tham khảo .

bluemonster
10-08-2006, 11:32 PM
okie, nhưng lần sau bạn up chú ý detail nhé, mà phải nói phản ứng nào nữa chứ !!!
BM đoán là phản ứng addition nitroso ion vào aromatic đúng ko !!!
thế này nhé :
+ở step 1 của bạn hoàn toàn chính xác, nhưng điều kiện ko giống như của mình, như ta đã biết, HONO là một acid rất nhạy, kém bền, dễ phân huỷ, nên nếu ở nhiệt độ thấp, với sự cho vào dung dịch phản ứng HCl rất từ từ thì sẽ ưu tiên tạo ion nitroso !!! (theo Vogel practical textbook ! hình như cũng sách "tiếng anh" thì phải !!! :chabit ( ) Còn nó sẽ ra sản phẩm của bạn trong điều kiện bình thừơng, hoặc có sự đun nhẹ để hoạt hoá khí !!!
+ Từ step 2 trở đi thì hợp lí cả mà, đầu tiên là attack electrophile, sau đó deprotonated tạo nitrosamine (bước tạo này phải có, nếu ko có là sách sai, vì thực nghiệm phổ IR ngừơi ta thu được peak tương ứng) , rồi sau đó là transfer proton hay tautomerization, hoặc cũng có thể mô tả theo catalyst như hình ban đầu của mình !!! đều được cả ! Xong lại protonated để tạo ra leaving group H2O, quá trình dehydration tạo ra sản phẩm !!!
ko có gì khác nhau cả !!!
Nhưng mình chưa nghiên cứu kĩ lắm cái step 1 của bạn, khi N2O3 đóng vai trò là chất mang ion nitroso, cái này phải tra thêm trong wiki xem sao !!!