PDA

View Full Version : Khơi dậy niềm đam mê hóa học


Ptnk_TriZ
09-22-2006, 07:05 PM
Học cái gì cũng để ứng dụng vào thực tế phải ko các bạn? học hóa mà thấy nó được ứng dụng thế nào thì thật là hay. Hóa học được ứng dụng rất nhiều , khi nghe được , biết được những ứng dụng ấy thì chúng ta lại đam mê hóa học hơn nữa.
Sau đây là những câu chuyện nho nhỏ , mong mọi người hường ứng để khơi dậy những niềm đam mê.

Câu chuyện 1 : eter-dầu hỏa
Ngày hôm nay , học môn hóa học dầu mỏ của thầy Tân Hoàng. Thầy có kể 1 câu chuyện. Những anh chị làm đề tài hữu cơ có cần dung môi eter-dầu hỏa loại có nhiệt độ sôi ở 60-90 độ C. nhưng trên thị trường chỉ có bán loại có nhiệt độ sôi từ 30-60 độ C. Thế là thầy bèn chỉ mấy anh chị đi ra tiệm xăng ở đường Nguyễn Kiệm.
Mua 1 loại xăng chưa thêm phụ gia , mà người ta hay gọi là "dung môi cao su" ( vì nhà máy cao su hay mua loại xăng này ). Giá thành : < 11.000 / lit.
Thầy nói " eter-dầu hỏa cũng là xăng thôi ". Thế là mấy anh chị xách 2 căn đi mua 60 lít xăng trên về.

Tiếp đó các anh chị mới thêm H2SO4 đậm đặc để loại những chất có chứa Nito , Lưu huỳnh trong xăng. Sau khi thêm H2SO4 , khuấy lên , ngày hôm sau thì thấy H2SO4 bị nhuộm màu đỏ , đen. Đem bỏ phần H2SO4 trên , lặp lại cho đến khi H2SO4 ko còn màu đỏ , đen nữa.

Tiếp đó , dùng nước để rửa xăng nhiều lần.

Tiếp đó , bỏ Na kim loại để làm khan.

Cuối cùng , thì được dung môi eter-dầu hỏa mong muốn.

Từ 1 lit xăng trên , qua điều chế được 800mL eter-dầu hỏa.

Giá thành : thị trường 70.000 / lit eter-dầu hỏa
< 11.000 / lit xăng chưa thêm phụ gia
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Mọi người cùng thảo luận và tiếp tục những câu chuyện thứ n nhé.

Ptnk_TriZ
09-22-2006, 07:10 PM
Câu chuyện 2 : Nước tương

Thầy có nói " nước tương là dung dịch amino acide". Thầy kể : hồi trước thầy có hướng dẫn 1 quán sản xuất nước tương người Hoa : làm nước tương từ lông vịt

Nước tương thường được nấu từ xương vịt , xương heo , xương gà... và bây giờ sản xuất từ lông vịt. Các bạn biết đấy lông vịt thì "cho ko thèm lấy " nhưng đã được ứng dụng làm nước tương.

^^ - Thật là hay phải ko? tiếp tục nào. " hết dám ăn nước tương "
-------------------------------------------------------------------------------------------------
:kham (

FROM AQHL : Nước tương làm từ tóc :

Bài đăng trên tạp chí Độc học: http://www.ispub.com/ostia/index.ph.../vol2n1/soy.xml

Nước tương là một loại thực phẩm được chế biến từ đậu nành và đã phổ biến nhiều nhất khắp nơi trên thế giới. Lịch sử của nước tương đã có từ thời nhà Chu bên Trung Quốc trước công nguyên (1027-777). Tùy theo địa phương, nó được sản xuất bằng nhiều thứ nguyên liệu khác nhau như ở Trung Quốc, loại nước tương thường (light soy sauce) và loại nước tương đặc (dark soy sauce) gồm xì dầu hay xì yếu thì được chế biến từ đậu nành. Còn ở Nhật Bản, Triều Tiên, Philippines có khi được chế biến bằng các nguyên liệu khác, nhưng bao giờ cũng giữ được phẩm chất vệ sinh và bổ dưỡng. Quá trình chế biến nước tương giữa các quốc gia tuy có vài điểm khác nhau nhưng tựu trung đều giống nhau là phải trải qua những giai đoạn lên men cần thiết. Ðể rút ngắn thời gian trong tiến trình chế biến, ngày nay, người ta đã dùng kỹ thuật khoa học như cho vào hydrochloric acid, hoạt chất carbon và một số hương vị. Phương pháp chế biến này tuy tiện lợi nhưng đã mất hết phẩm chất thiên nhiên so với loại nước tương được biến chế theo phương pháp cổ truyền.

Ngày nay nước tương được thế giới coi như là loại gia vị cần thiết. Nó được dùng trong hầu hết các món ăn Trung Hoa và kể cả các món ăn phương Tây như món ra-gu, hamburger và các món sà-lách. Bên cạnh việc làm tăng thêm mùi vị cho các món ăn, nước tương còn có một giá trị dinh dưỡng đặc biệt. Nó gồm có chất protein và carbohydrate không chất béo, cũng như chứa rất dồi dào chất riboflavin (sinh tố B2) và các chất khoáng (sodium, calcium, phosphorus, chất sắt, selenium và chất kẽm) .

Hàng năm trên khắp thế giới người ta đã sản xuất ra hàng ngàn tấn nước tương để cung ứng cho thị trường tiêu thụ. Có một điều đáng lưu ý là sử dụng nước tương trong một thời gian lâu dài hay ngắn hạn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu phương pháp và nguyên liệu chế biến không được bảo đảm vệ sinh và an toàn. Chủ điểm của bài viết này nhằm trình bày về một loại nước tương không an toàn được sản xuất tại Trung Quốc và được bày bán hiện nay tại khắp nơi.

Vào cuối năm 2003, người ta sản xuất hàng loạt các loại nước tương có nhãn hiệu “Hongshuai Soy sauce” tại Trung Quốc, áp dụng theo phương pháp hóa sinh và kỹ thuật tân tiến bởi một nhà máy chế biến thực phẩm gia vị. Họ còn bảo loại nước tương này không tuân theo phương pháp chế biến thông thường và cổ điển bằng những đậu nành và lúa mì. Ðặc biệt giá thị trường của loại nước tương này rất rẻ nên được các nhà nhà hàng, trường học sử dụng rất nhiều.

Giữa tháng giêng năm 2004, một nhóm ký giả của chương trình truyền hinh “Weekly Quality Report”do nhà nước tỉnh Hồ Bắc điều hành đã điều tra về phương pháp chế biến nước tương của hãng Hongshuai. Họ giả dạng làm khách hàng mua sỉ nước tương và muốn biết về công thức chế biến của loại nước tương này như thế nào. Viên quản lý cho biết thành phần của nước tương gồm có amino acid hòa hợp với nước, sodium hydroxide, mật đường (loại dung dịch phế thải sau khi đã quây ly tâm chế thành đường cát trắng), hydrochloric acid và những thành phần chất hóa học khác...Họ cũng được cho biết rằng trong nguyên liệu chế biến nước tương, hàng tháng, nhà máy phải cần sử dụng đến hàng chục ngàn tấn amino acid dưới dạng bột hoặc chất sấy khô mua từ một nhà máy sản xuất hóa chất khác. Ðể mở đầu cho cuộc điều tra phỏng vấn, các ký giả quyết định tìm hiểu cho ra nguồn nguyên liệu để chế biến thành chất amino acid là gì. Sau đó các ký giả đã tìm ra nguyên liệu để bào chế loại xi-rô amino acid này tại một nhà máy sinh hóa ở tỉnh Hồ Bắc (Hubei) . Họ trả lời các ký giả rằng amino acid chủ yếu được chế biến từ tóc của con người, thu nhặt từ các tiệm uốn tóc, các đống rác thải ra từ các bệnh viện ở nhiều nơi trong nước. Dĩ nhiên loại tóc này rất dơ bẩn và không vệ sinh chút nào vì người ta bỏ lẫn lộn trong các rác rưởi gồm bao ngừa thai, ống và kim chích, bông gòn đã được sử dung của bệnh viện... Các nhân viên nhà máy bảo loại tóc này không có độc chất nhưng thực tế nó không hợp vệ sinh và dĩ nhiên có mang nhiều loại vi khuẩn hay những bào tử gây bệnh khác nhau.

Nguyên do người ta sử dụng tóc của con người để chế biến amino acid để làm nước tương là vì nguyên liệu này rất rẻ, nhờ thế giá thành của nước tương cũng rẻ theo nên có thể cạnh tranh dễ dàng với những loại nước tương khác. Hơn nữa tóc của con người chứa dồi dào protein hơn đậu nành và lúa mì, khi làm thành nước tương lại có mùi vị thơm ngon hơn. Cũng tương tợ như vậy, trong thời kỳ chiến tranh thế giới, vì khan hiếm lương thực, đa số đậu nành đã được sử dụng để chế biến nhiều loại thực phẩm khác, chính phủ Nhật Bản cũng đã dùng kỹ thuật giống vậy để sản xuất nước tương thay thế.

Tuy nhiên tóc của con người chứa nhiều loại hóa chất độc hại. Theo báo “Weekly Quality Report” tóc nói chung chứa nhiều thạch tín (arsenic) và chì (lead), đó là những hóa chất sẽ gây phương hại trầm trọng đến hệ tiêu hóa, thận, hệ tim mạch, hệ thần kinh và hệ thống sinh dục. Hơn nữa loại tóc này rất dơ bẩn, lẫn lộn với những môi trường ô uế khác nhau. Tiêu chuẩn vệ sinh là vấn đề đáng quan ngại nhất vì nó được thu nhặt từ rác rưới của các tiệm uốn tóc và bệnh viện, dĩ nhiên chứa nhiều vi khuẩn và không thể chế biến làm một thứ thực phẩm an toàn cho sức khỏe. Hơn nữa những hóa chất dùng để phân tách và chế biến amino acid từ tóc lại cũng là những chất độc hại khác. Trong quá trình chế biến nó sẽ sản sinh ra phụ chất carcinogenic, làm cho công nhân chế biến cũng như người tiêu thụ sản phẩm gia tăng cơ hội bị bệnh ung thư hơn.

Một thời gian sau khi tin tức ghê tởm này được phổ biến, các cơ quan thông tin nhiều nước trên thế giới như Hong Kong, Ðài Loan, Nhật Bản, Hoa Kỳ đã lên tiếng chỉ trích cách thức làm ăn bê bối này. Hiện thời Hiệp Hội Các Quốc Gia Châu Âu đã từ chối nhập cảng một số hiệu nước tương và thực phẩm sản xuất từ Trung Quốc vì lý do an toàn cho sức khỏe của công chúng. Dưới áp lực của quốc tế, Chính phủ TQ đã miễn cưỡng tỏ ra quan tâm đến sự kiện chưa từng thấy tại đất nước này.

Thực ra hàng hóa giả mạo đã trở thành mối lo ngại chánh của chính phủ Hồng Kông khi thực phẩm được chế biến từ Trung Quốc ào ạt đổ vào đã cạnh tranh với thị trường thực phẩm tại xứ này từ nhiều năm qua. Cuối năm 1998, Hải quan Hong Kong đã tịch thu hơn 13 ngàn chai nước tương giả. Vài tháng sau, họ lại tịch thu thêm một số lượng rất nhiều loại nước tương giả khác được bày bán ngoài thị trường tổng cộng trị giá trên 120 ngàn đô la Hong Kong. Loại nước tương này cũng đã được nhập cảng vào Úc trong cùng thời kỳ ấy mà không bị cơ quan kiểm phẩm phát giác.

Năm 2004, Hải quan và Cơ quan Tiêu thụ Hong Kong đã tịch thu hơn 200 chai nước tương giả được tiếp tục bày bán như vậy nữa. Phần lớn những loại nước tương giả này được sản xuất dưới nhãn hiệu của những hãng nước tương nổi tiếng như Pear River Bridge. Mặc dù trong số nước tương giả này có loại không phải chế biến từ tóc con người, nhưng thành phần công thức không được rõ ràng, đã làm cho người tiêu thụ quan ngại vì họ sợ bị ngộ độc và nguy hiểm đến sức khỏe.

Cơ quan Kiểm Soát thực phẩm Hong Kong đã hướng dẫn người tiêu thụ về phương pháp nhận diện các loại nước tương giả và nước tương thiệt bằng cách phân biệt các đặc tính khác nhau của nó như mùi, vị và màu sắc. Hiện thời các hãng nước tương Hong Kong đã thay đổi về hình thức trình bày chai và nhãn hiệu. Nhưng nếu không được phân tích bằng kỹ thuật, chưa chắc một nhân viên kiểm phẩm đã có nhiều năm kinh nghiệm với đôi mắt bình thường có thể phân biệt được huống hồ là người tiêu thụ không được huấn luyện về khả năng chuyên môn. Ðể chắc chắn, nhiều người ở Hong Kong đã từ chối mua nước tương của Trung Quốc. Một số khách hàng tiêu thụ khác đã cẩn thận hơn bằng cách tẩy chay luôn bất cứ loại thực phẩm nào được sản xuất từ Trung Quốc.

Mặc dù Chính phủ TQ cố gắng làm êm dịu sự chỉ trích của công luận thế giới về các loại thực phẩm mất vệ sinh bằng cách đưa ra biện pháp chế tài. Nhưng người tiêu thụ ở Hồng Kong vẫn còn lo ngại về sự an toàn của thực phẩm chế biến từ Trung Quốc. Bởi vì các hãng sản xuất nước tương tại lục địa vẫn tiếp tục dùng amino acid bào chế từ tóc của con người để làm nguyên liệu sản xuất nước tương. Hiện nay Chính phủ TQ, dưới áp lực của các cơ quan thông tấn trong và ngoài nước, đã có lệnh cấm sản xuất các loại nước tương chế biến theo kiểu cách này.
Trần Anh Kiệt lược dịch


Câu chuyện 3 : Khơi dậy niềm đam mê bằng " mỗi ngày 1 câu chuyện "
Có 1 vị "học thật " ( ko phải học giả ) nói : " Mỗi ngày hãy kể 1 câu chuyện , sẽ giúp ta thêm yêu hóa học hơn." Hết. ^^ :sangkhoai :sangkhoai

Ptnk_TriZ
09-24-2006, 12:28 PM
Câu chuyện 4 : Châm bình xăng :

Bình acqui của xe máy hay phải châm nước. Người ta bán 1000/chai nước nhỏ này. Vậy nước này là gì? Có người bảo là nước mưa , có người bảo là nước cất. Vậy xin hỏi tại sao phải châm nước vào acqui , nước này là gì?

aqhl
09-24-2006, 05:02 PM
Bình acqui của xe máy hay phải châm nước. Người ta bán 1000/chai nước nhỏ này. Vậy nước này là gì? Có người bảo là nước mưa , có người bảo là nước cất. Vậy xin hỏi tại sao phải châm nước vào acqui , nước này là gì?

Acqui chúng ta thường sử dụng là acqui chì acid.

Cấu tạo: anode là chì, cathode là PbO2, dung dịch điện ly: H2SO4.

http://img222.imageshack.us/img222/7384/ldacidnl1.gif

Các pư điện cực và pư khi acqui hoạt động:

http://img213.imageshack.us/img213/7046/ldacid2yz9.gif

http://img213.imageshack.us/img213/9896/ladisbz4.gif


Khi Pb và PbO2 chuyển toàn bộ thành PbSO4 thì acqui hết điện. Ta phải sạc lại. Trong quá trình sạc ta cung cấp dòng 1 chiều, trong acqui xảy ra pư ngược lại PbSO4+ H2O tạo Pb và PbO2.

http://img245.imageshack.us/img245/3210/lachgpk1.gif

Do trong quá trình hoạt động của acqui, nước bị bốc hơi, nên muốn acqui sạc được, cần cung cấp thêm nước cho acqui. Nước người ta bán 1000 đ/ lọ chỉ là nước cất thôi.

ngvtuan
10-09-2006, 08:11 PM
Đúng là như thế nước châm ắc quy theo lý thuyết là nước cất là đúng và hợp lý nhất. nhưng thực tế người ta vẫn thêm 1 chút acid sulfuric vào để ắc quy mau hư để có thể bán được nhiều sản phẩm ắc quy mới hơn

Ptnk_TriZ
10-13-2006, 02:06 AM
Câu chuyện 5 : Cát sông - cát biển

Cát biển có 3000 vnd / khối , trong khi cát sông 30.000 vnd/ khối . Tại sao ko lấy cát biển để xây nhà mà lại lấy cát sông .
Cát biển bị sóng làm dy chuyển nên bị mài mòn , hạt cát biển có hình cầu , ít có góc cạnh như cát sông . Trong khi đó , cát sông có nhiều góc cạnh ,có đặc trưng tinh thể SiO2 nên bám chắc vào xi măng ,làm cấu trúc bê tông , tường bền .

(ftH)

longraihoney
11-06-2006, 05:32 PM
Acqui chúng ta thường sử dụng là acqui chì acid.

Cấu tạo: anode là chì, cathode là PbO2, dung dịch điện ly: H2SO4.

http://img222.imageshack.us/img222/7384/ldacidnl1.gif

Các pư điện cực và pư khi acqui hoạt động:

http://img213.imageshack.us/img213/7046/ldacid2yz9.gif

http://img213.imageshack.us/img213/9896/ladisbz4.gif


Khi Pb và PbO2 chuyển toàn bộ thành PbSO4 thì acqui hết điện. Ta phải sạc lại. Trong quá trình sạc ta cung cấp dòng 1 chiều, trong acqui xảy ra pư ngược lại PbSO4+ H2O tạo Pb và PbO2.

http://img245.imageshack.us/img245/3210/lachgpk1.gif

Do trong quá trình hoạt động của acqui, nước bị bốc hơi, nên muốn acqui sạc được, cần cung cấp thêm nước cho acqui. Nước người ta bán 1000 đ/ lọ chỉ là nước cất thôi.


Theo con thầy Quân viết bài này có chổ sai thì phải... Thứ nhất phương trình phân ly của H2SO4 trong bình acqui là H+ + HSO4- chứ không phải là 2H+ +SO4 2- đâu :hun ( vì nồng độ chỉ khoảng mười mấy % thôi :thandie ( và bình nước châm vào có dd H2SO4 hình như nồng độ chỉ khoảng 4% thì phải... vì ở các nồng độ này acqui sẽ đạt hiệu suất cao nhất ( con không nhớ rõ số liệu)
Mà câu này hình như là câu mở đầu của một câu hỏi pin điện đề thi quốc tế năm nào ấy nhỉ ^ ^ và đội của VN do thầy Nguyễn Thành Huế dẫn đầu cũng phảm một sai lầm khi viết phương trình phân ly thì phải :liec (

aqhl
11-07-2006, 05:05 PM
Theo em thầy Quân viết bài này có chổ sai thì phải... Thứ nhất phương trình phân ly của H2SO4 trong bình acqui là H+ + HSO4- chứ không phải là 2H+ +SO4 2- đâu :hun ( vì nồng độ chỉ khoảng mười mấy % thôi :thandie ( và bình nước châm vào có dd H2SO4 hình như nồng độ chỉ khoảng 4% thì phải... vì ở các nồng độ này acqui sẽ đạt hiệu suất cao nhất (em không nhớ rõ số liệu)

pKa của acid sulfuric:

http://img142.imageshack.us/img142/7651/acidyg8.jpg

Nồng độ acid trong acqui:

http://img293.imageshack.us/img293/1636/acid2om5.jpg

Phân mol các hợp phần trong dung dịch H2SO4 nồng độ cao:

http://img293.imageshack.us/img293/6590/acid3ti8.jpg

Theo đường biểu diễn, có lẽ nồng độ HSO4- chiếm tỷ lệ cao hơn SO4(2-) ở nồng độ 37%.