PDA

View Full Version : chuẩn độ đo quang


batdau_2007
05-30-2009, 10:38 PM
Mọi người ơi giúp mình trả lời câu hỏi này với: Một chất Y có 2 cực đại hấp thụ tại 270 và 250 nm. Đem đo mật độ quang của dung dịch chất này, tại b2 bước sóng trên lần lượt thu được giá trị là 0,420 và 0,660.Nếu ứng dụng phươg pháp đo quang phổ UV- VIS để định lượng chất Y này thì nên tiến hành tại bước sóng nào? Tại sao?:chui (:chui (:chui (:chui (

socute_no1
05-30-2009, 10:54 PM
Định luật Lam-Beer tuyến tính trong khoảng 0.2-0.8 và càng gần 0.43 càng chuẩn.còn vì sao thì mình chưa rõ

batdau_2007
05-31-2009, 11:44 AM
bạn ơi có ý kiến cho rằng theo đinh luất Lamber-beer : A= E.l.C
định luật càng chính xác khi hệ số hấp thụ E càng lớn
Vì vậy trong bài này đáp án sẽ là ngược lại, bạn có thể cho mình biết ý kiến của bạn, bạn đọc trong tài liệu nào ko? Vì nếu ý kiến của bạn là đúng thì mình muốn tìm hiểu rõ vì sao lại như thế. Thank bạn nhiều

tuxedomask
05-31-2009, 12:48 PM
Nói A=0,435 cho phép đo có giá trị chính xác nhất là nó đến sai số có thể mắc phải trong phép đo mật độ quang (được chứng minh bằng cách lấy vi phân pt C=-lgT/El và tìm giá trị cực tiểu trên đồ thị đo sự biến thiên detalC/C với T). Còn với đề bài của bạn cho Y nó có 2 cực đại hấp thụ thì đo ở cực đại nào cũng đc, A đo được tại 2 cực đại đó khác nhau --> E khác nhau như bạn nói. E càng lớn thì có độ nhạy càng cao thôi chứ k0 nói chính xác hơn được. A chỉ tuyến tính trong 1 khoảng nhất định (tất nhiên các máy đo quang hiện đại ngay nay khoảng tuyến tính đã mở rộng hơn) vì vậy căn cứ vào giá trị A đo đc mà bạn chọn cực đại hấp thụ để đo sao cho phù hợp giá trị A trong khoảng tuyến tính. Ý kiến mình là vậy...
(http://chemvn.net/chemvn/member.php?u=7822)

socute_no1
05-31-2009, 01:12 PM
Nói A=0,435 cho phép đo có giá trị chính xác nhất là nó đến sai số có thể mắc phải trong phép đo mật độ quang (được chứng minh bằng cách lấy vi phân pt C=-lgT/El và tìm giá trị cực tiểu trên đồ thị đo sự biến thiên detalC/C với T)
(http://chemvn.net/chemvn/member.php?u=7822)

Bạn có thể nói rõ hơn chỗ này được không.Mình cứ nghĩ sai số tại A=0.43 bé nhất là do thực nghiệm chứ :021::021:

Ocean
05-31-2009, 09:23 PM
A bằng bao nhiêu hoàn toàn có thể điều chỉnh bằng cách điều chỉnh nồng độ dung dịch, do đó bạn cần trả lời được các câu hỏi sau thôi:
Ở bước sóng nào chất Y cho độ hấp thu ổn định và tuyến tính. Có khi một chất có độ cực đại ở 235 nhưng lại được chọn bước sóng là 285 để tính toán, do cực đại của chất đó ứng với một nhóm chức không ổn định nào đó.
Nếu cả 2 bước sóng đều ổn, thì xét tới định luật của ông Beer, để chọn cách pha dung dịch nào thuận tiện và ít tốn kém dung môi hơn.

Câu trả lời nằm trong thực tiễn, lý thuyết chỉ hỗ trợ một phần thôi.

thanhminh1506
05-31-2009, 10:25 PM
Vậy như thế nào là ổn định, như thế nào là không? Và làm sao biết được giá trị nào ổn định hơn giá trị nào?

Ocean
06-01-2009, 07:23 PM
Thanhminh1506 đã học về lý thuyết quang phổ chưa nhỉ? Nếu chưa thì thật khó mà giải thích.
Đó là nói về lý thuyết, còn về thực tế, muốn áp dụng phương pháp, thì mình không thể chọn lựa bằng cách nói suông, hay bằng cách dựa trên tài liệu này, sách vở nọ. Trong thực tiễn có phần gọi là "thẩm định phương pháp", muốn chọn một cách làm nào đó, phải chứng mình được các chỉ tiêu sau là phù hợp với nhu cầu thực tế của PTN đó, bao gồm: Độ đặc trưng, độ tuyến tính, độ đúng, độ chính xác (độ lập lại/ độ tái lập/...), giới hạn phát hiện, ... Tùy theo nhu cầu mà các chỉ tiêu này được bỏ qua hay không. Mà mình nói luôn, trong thực tế, phương pháp được chọn còn có thêm yếu tố kinh tế nữa đó (độ "dễ thực hiện", độ "tốn kém", độ "nhanh - chậm"... )
:-)