PDA

View Full Version : Các dạng bai toán trong phần vô cơ?


Pages : 1 2 3 4 [5] 6 7 8

kem
11-10-2007, 08:48 AM
Em có bài này mong mọi ng` giúp đỡ em trong 1 ngày.
có các lõ ghi nhán A,B,C,D,E mỗi lọ chỉ chứ 1 trong các đ ko màu sau: K2CO3, H2SO4, NaCl, BaCl2, Mg(NO3)2. Lấy từ mỗi lọ 1 ít đ để tiến hành thí nghiệm và ghi đc kết quả :
kết tủa trắng: E+C,D+E, C+A
KO A+B, D+A, B+D
hỏi nếu cho đ ở bình A vào đ ở bình E ta quan sát thấy có hiện tượng hoá học j xảy ra hay kỏ giải thích vì và viết các pt pư minh hoa.


bài 2: chọn 6 dd muôí ( axit và trung hoà) A,B C D E F ứng với 6 gốc axit khác nhau thoả mãn các điều sau, và viết các pt pư
A+B co khí bay rạ
A+C có kết tủa và khí bay ra
E+F có kết quả
B+C có kết tủa
D+F có kết tủa



bài 3 hãy tìm các chất ABC D E G H K và hthành các pt pư hh sau:
A+B -nhiệt dộ-> C+D
D+B- xúc tác-> E
E+H-> G
Fe+G-nhiệt dôc-> K+D+H
biết rằng A<C<K là hợp chất khác nhau của Fe

luckycomet_dn
11-10-2007, 09:22 AM
Đốt cháy hoàn toàn a gam 1 hợp chất hữu cơ A cần vừa 1,456 lít O2 ( đkc ), thu được hỗn hợp CO2 và hơi nước. Cho hỗn hợp này lội wa dung dịc nước vôi trong ( dư ) thấy xuất hiện 4 gam kết tủa đồng thời khối lượng bình nước vôi tăng 2,66 gam.

a) tính a ( gam )
b)xác định công thức phân tử A và chọn công thức phù hợp. Viết công thức cấu tạo và công thức thu gọn.
c)Nếu cho A tác dụng với dung dịch Brôm hoặc Clo trong điều kiện có ánh sáng thì trường hợp nào xảy ra? Vì sao?

Ken
11-10-2007, 09:56 AM
Bài 1: Bạn kẻ bảng ra, cho từng chất tác dụng lẫn nhau, suy loại để biết chất nào lọ nào là làm được

Bài 2: (có thể có cách giải khác hay hơn)
Na2S + Ba(HCO3)2
Na2S + Al2(SO4)3
NaCl + AgNO3
Ba(HCO3)2 + Al2(SO4)3
NaBr (hay Na2CO3) + AgNO3

Bài 3:
4FeS2 + 11O2 -> 2Fe2O3 + 8SO2
2SO2 + O2 (V2O5 xúc tác) -> 2SO3
SO3 + H2O -> H2SO4
2Fe + 6H2SO4 đặc +nhiệt độ -> Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Bạn học chuyên hóa phải không? Mấy bài này mình nghĩ không dành cho dân ngoài ngành ^^!

Bo_2Q
11-10-2007, 10:03 AM
2/ NaHSO4 + Na2CO3

NaHSO4 + Ba(HCO3)2

CaCl2 + Na2SO3

Ba(HCO3)2 + Na2CO3

Ca(NO3)2 + Na2SO3

hoanghai411
11-12-2007, 04:59 AM
Dùng CTCT để hoàn thành các PT phản ứng sau
C4H5O4Cl+ NaOH= A+B+NaCl+H2O
B+O2=C+H20
C+AgNO3 + NH3 +H20= D + NH4NO3 +3Ag
D+NâH= A+ NH3 +H2O
Mong các bạn giúp đỡ

greenfrog
11-12-2007, 09:20 AM
Dùng CTCT để hoàn thành các PT phản ứng sau
C4H5O4Cl+ NaOH= A+B+NaCl+H2O
B+O2=C+H20
C+AgNO3 + NH3 +H20= D + NH4NO3 +3Ag
D+NâH= A+ NH3 +H2O
Mong các bạn giúp đỡ
chất ban đầu có thể là:
H2C=CH-COOCH2OCl
A là
H2C=CH-COONa
B là ancol metylic
C là formandehit
D là amoni cacbonat
chắc là vậy đó

kem
11-12-2007, 10:30 AM
e cám ơn ken va bo_2q đã giải giúp e bài trc. Em hỏi tiếp mấy bài mong mọi ng giúp.
Htan 4taans hh Fe va Cu = 1 lượng vừa đủ H2SO4 đặc nóng, thu đc khí A và đB. hấp thụ htoan khí A vào 125 tấn đ NaOH rồi đem cô cạn đ tạo thành, đc 16,6 tấn chất rắng khan C. Mặt khác cho lượng dư đ KOH vào đ B pư xog lọc lấy kết tủa tạo thanh, nung nóng đến kluong ko đổ đc 2,6 tấn chất rắn E. Tính C% của dd NaOH đã dùng.
2.a) Có 2 cốc ko nắp đậy, đựng riêng biết 2 đ NaOH và NaCl đặt trên 2 dĩa cân, cân thăng =. Sau 1 tgian, cân bị lẹch về fía nào? Giải thích.
b) Làm thế nào để xác định đc % kluong NaOH đã bí biến thành tạp chất trog ko khí? Nêu tóm tắt cách làm và các bc tính toán(ko tính cụ thể)
3.Htan htoan 9,6g 1 kloai R trong đ H2SO4 đ/ nóng thu đc 3,36l khí SO2(ĐKTC)
a) xding kl R
b) Lượng SO2 đc hấp thụ htoan trong 400ml đ Nâh, tạo ra 16,7g muối. Tính Cm của đ Nâh đã dùng.
4. Chỉ dùng 1 hóa chất, làm thế nào để nhận biết đc các dd sau đây:(NH4)2SO4, Ke2(SO4)3,Al2 (SO4), MgSO4, FeSO4
5. Cho 11,4g bột đồng vào Vml đ AgNO3 nồng độ 2M. Dể 1 tgian thu đc đ A và 14,4g chất rắn. Chia đ A làm 2 fần = nhau.
Phần1 cô cạn đc 5,28g muối khan.
Phần 2 cho 3,23g bột kl R vào dể pu htoan, thu đc 5,55 g chất rắn.
a) xd Vml đ AgNO3
b) tìm kl R
Cám ơn mọi ng nhìu!

hellboy0308
11-13-2007, 06:15 AM
1/ tách các kim loại từ hỗn hợp Au, Pt, Ag
2/tách các muối sau AgI, AgCl, AgF, AgBr
bài nhận biết
cũng các muối và kim loại đó hãy cho biết cách nhận biết bằng phương pháp hóa học
và viết phương trình hóa học

HoahocPro
11-13-2007, 06:24 AM
2/hòa tan vào nước,gạn lọc kết tủa thu đc dd AgF.Cho kết tủa tan vào dd NH3 lọc chất ko tan, dd phức còn lại cho bay hơi hết thì đc AgCl,chất ko tan cho nhiệt phân rùi lấy bột Ag vào dd HI đậm đặc thu AgI,lấy 1 phần AgI Pứ với Br2 thu AgBr
Chắc là vậy!
Đề nghị bạn nên post bài vào đúng chỗ!

lhh4111991
11-13-2007, 07:44 AM
Dùng CTCT, viết PT hoàn thành PUHH sau
C4H5O4Cl+NaOH= A+B+NaCl+H2O
B+O2=C+H2o
C+AgNO3+NH3+H2O= D+NH4NO3+4Ag
D+NaOH=A+ NH3+ H2O
Mong được mọi người giúp đỡ

Tiểu vy
11-14-2007, 10:22 AM
cho 3 nguyên tố A,B,C thuộc các cu kì nhỏ của bảng HTTH( ZA<ZB<ZC)
A<C thuộc hai phân nhóm chính liên tiếp của hai chu kì liên tiếp
Ion(CA4)3- có tổng số proton trong phân tử là 47. AB tạo hợp chất BA trong đó A chiếm 40% khối lượng
a) Xác định ABC và giải thích
b) Xác định kiểu liên kết ion từ nguyên tử tương ứng trong phân tử hoặc trong ion tạo bởi liên kết ion
:chaomung mời cả nhà làm thử coi ha!!!!!!!!!!! :ot (

linsaylinh
11-14-2007, 11:05 AM
C là P
A là O
B là Mg

hellboy0308
11-15-2007, 02:17 AM
chất AB3 có tích số tan bé hơn chất CD 300 lần. hỏi có khẳng định chất thứ nhất ít tan hơn chất thứ hai ở trong nước không? nếu giới hạn của câu trả lời.

khanh
11-15-2007, 03:43 AM
T1 = [A][B]^3 = s1^4
T2 = [C][D] = s2^2
T1/T2 = 300 => s1^4/s2^2 = 300 => s1^2/s2 = 10căn3
Kô thể KL dc

hellboy0308
11-15-2007, 07:01 AM
rất tiếc bạn ơi đáp án là: có thể nếu TsT(AB3) > 4,2 . 10^-7 (nhưng cách giải thì mình hoàn toàn không biết)

quanghuy_hạnhhoa
11-15-2007, 07:31 AM
2/hòa tan vào nước,gạn lọc kết tủa thu đc dd AgF.Cho kết tủa tan vào dd NH3 lọc chất ko tan, dd phức còn lại cho bay hơi hết thì đc AgCl,chất ko tan cho nhiệt phân rùi lấy bột Ag vào dd HI đậm đặc thu AgI,lấy 1 phần AgI Pứ với Br2 thu AgBr
Chắc là vậy!
Đề nghị bạn nên post bài vào đúng chỗ!
dễ dàng hơn khi nhận biết bằng màu AgBr màu vàng AgCl màu trằng để lâu phân hủy khí màu vàng....như trên

khanh
11-16-2007, 04:23 AM
Ồ kô, ý mình là chỉ dựa vào Ksp thì chưa đủ KL còn bạn thì đưa ra giới hạn cho đề, đó là khúc sau mà

kieutienthinh
11-17-2007, 11:00 AM
B:HO-CH2-CH2-OH
C:(CHO)2
D:(COONH4)2
A:(COONa)2
C4H5O4Cl:este HOOC-COO-CH2-CH2-Cl

nguyền0011990
11-18-2007, 01:12 AM
cho hh X gồm một ankin và 1 hidrocacbon qua Ni/t.sau pứ đượchhY,dY/X=2.tìm công thức hidro cacbon
Em xin cảm ơn và mong dược giải đáp

.: Amen :.
11-24-2007, 09:20 AM
mình mún có 1 số các pt tổng quát về HNO3 khi td với kl và oxit kl (Cho theo hoá trị nha!:D) và cho ra mấy cái khí N2, NO N2O hay NO2 jì đó, mong cá bạn nhiệt tình giúp đỡ. mình sắp thi mà chưa thuộc hết " chúng nó" hj hj!

Ken
11-25-2007, 11:54 PM
1. Trong những chất sau đây: kẽm cacbonat, natri cacbonat, bari cacbonat, bạn sẽ dùng chất nào để điều chế khí cacbonic bằng bình kíp, nếu như trong phòng thí nghiệm chỉ có axit sunfuric ?
2. Làm thế nào thực hiện được biến hóa bình chứa CaC2 thành bình chứa CaCO3 mà không dùng thêm hóa chất nào khác ? Viết PTPU

Câu 1 Mình lại nghĩ dùng Na2CO3 rắn là tốt nhất (trong các chất cho không có NaHCO3, không thì dùng cái này hoặc dd của nó), độ tan của muối Na cao, nó mới là ít làm giảm hiệu suất phản ứng. Chuyện thường gặp là muối tan không hết, bám lên bề mặt muối cacbonat, acid cho xuống không phản ứng => các bạn lắc lên, phản ứng xảy ra đột ngột với lượng lớn, CO2 bắn ra mạnh kèm theo acid =>... Bởi vậy yêu cầu của phản ứng này là dùng acid loãng (lượng nước nhiều) và muối sinh ra dễ tan. Thường thì người ta dùng Na2CO3 hay CaCO3 (dễ tìm + rẻ) và acid HCl loãng.
Còn bài 2 chỉ là xài câu chữ thôi. Làm sao không dùng thêm chất khác mà biến đổi nó được chứ. Mở nắp bình ra cũng là cho chất từ không khí vào rồi đó. Câu trả lời : CaC2 + H2O ( từ không khí ) => Ca(OH)2 + CO2 ( từ không khí ) => CaCO3.

Ken
11-26-2007, 12:07 AM
Đối với HNO3 hay H2SO4 đặc thì bạn chỉ cần nhớ cơ chế là kim loại càng mạnh thì có khả năng khử N hay S xuống số oxi hóa càng thấp. Thật ra thực tế phản ứng không chỉ cho 1 chất mà là nhiều chất khác nhau, nhưng chúng ta chỉ lấy chất nào chủ yếu để cho vào phương trình.
Ứng với H2SO4 đặc :
Kim loại mạnh hơn Fe có thể khử S+6 về S+4 (SO2), S0 hay S-2 (H2S)
Kim loại yếu hơn Fe thì chỉ có thể khừ S+6 về S+4 (SO2) (lý thuyết)

Ứng với HNO3
HNO3 đặc : phản ứng chỉ cho NO2 (N+4) (lý thuyết)
HNO3 loãng :
Kim loại mạnh hơn Fe khử N+5 về N+2 (NO), N+1 (N2O), N0 (N2)
Kim loại yếu hơn Fe khử N+5 về N+2 (lý thuyết)
Với HNO3 rất loãng, lạnh : tác nhân oxi hóa là H+ => cho H2 như các acid loãng thường khác

hoaquynhanh
11-27-2007, 06:56 AM
1 loại muối A có CTHH là CuSO4nH2O. Biết 1 kg loại muối này có 360 g nược Hãy xác định n??

Bo_2Q
11-27-2007, 08:10 AM
1 loại muối A có CTHH là CuSO4nH2O. Biết 1 kg loại muối này có 360 g nược Hãy xác định n??

(160 + 18n )g muối có 18n g H2O
Mà 1 kg ............. 0.36 kg H2O
--> 0.36(160+ 18n)=18n --> n=5

CuSO4.5H2O :bepdi(

hoaquynhanh
11-27-2007, 08:56 AM
KHi phân tích m gam chất X nào đó thấy có 0,4 m gam nguyên tố Cu; 0,4 m gam nguyên tố Oxi và 0,2 m gam nguyên tố S
a) Xác định CTHH của hợp chất X
b) Hỏi để có được 10 g nguyên tố Cu thì cần có tối thiểu bao nhiêu gam X??
Nói cụ thể chút nha!

Bo_2Q
11-27-2007, 09:00 AM
Dễ dàng tìm ra CTPT là CuSO4
---> lượng X cần là 25g

hoaquynhanh
11-27-2007, 09:38 AM
Để sản xuất axit sunfurich, người ta thực hiện sơ đồ điều chế sau:
FeS2 ---> SO2 ---> SO3 ---> H2SO4
Hãy cho biết từ 1,8 tấn FeS2 ta có thể thu được bao nhiêu tấn H2SO4
(Nói rõ chút về cách làm nha!)

Bo_2Q
11-27-2007, 10:04 AM
Bạn ơi có gì thì post cùng 1 topic nhá cho dễ theo dõi nhỉ
Để đơn giản cách làm ta viết PT tổng quát ( do ở đây ta quan tâm đến lượng S )

FeS2 ---> 2H2SO4
120g ------- 2 *98 g
=> 1.8 tấn ------- x tấn
Bấm máy ra x=2.94

linsaylinh
11-27-2007, 10:23 AM
Bài đó viết pt mà giải theo nó thoai. TA viết cho bạn lời giải oài nên Linh viết cho bạn Pt nhá^^
FeS2 ---> SO2 ---> SO3 ---> H2SO4
4 FeS2 + 11O2 (t*) --> 8SO2 + 2Fe2O3
2SO2 + O2 ( xtV2O5 + t*) ---> 2SO3
SO3 + H2O --> H2SO4
Đó, chỉ vậy thui, hết tắt ^^

longraihoney
11-30-2007, 08:06 AM
đây là một số đề do tập thể lớp 11 chuyên hoá trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo biên soạn cho các lớp không chuyên ^^ mức độ tương đối phù hợp với đa số các bạn học sinh, có thể tiện để các bạn tham khảo <có đáp án một số đề>

longraihoney
11-30-2007, 08:08 AM
À cái file hoá học 11 á là đề thi hsg đề nghị năm nay :D do mình biên soạn dựa vào một số tài liệu cũ ^^ các bạn làm thử rồi cho ý kiến nhé :D do tính chủ quan nên mình cũng không làm ở mức độ quá khó, không biết có tương thích với chương trình hiện tại không :D nhưng mà để tham khảo thì chắc tốt nhi?

quanghuy_hạnhhoa
12-01-2007, 07:25 AM
bài 1 :
nung 93.9g hỗn hợp gồm Al và Fe304 thu được hỗn hợp X chia X thành 2 phần
phần 1 cho tác dụng NaoH dư thu 6.72 lít H2 phần 2 cho tác dụng HCl dư thu 18,816 lít H2.biết phản ứng hoàn toàn tính khối lg từng chất trông hỗn hợp và tỉ lệ % tùng chất
:it (

quanghuy_hạnhhoa
12-01-2007, 07:30 AM
bài 2 :
nung hỗn hợp gồm Fe và oxit của Fe thu được 5.1 g chất rắn chia thành 2 phần bằng nhau
phần 1 cho NaOH dư thu 33.6 ml H2
phần 2 cho H2SO4 loãng dư thu 840 ml H2
tìm tên oxit

quanghuy_hạnhhoa
12-01-2007, 07:34 AM
nung hỗn hợp gồm Al Cuo và Fe3O4 thu 5,54 gam chất rắn cho lg chất rắn đó vào Hcl dư thu 1.344 lít H2 cũng với lg chất rắn đó vào Naoh thu 2,96 gam chất rắn còn lại.biết phản ứng hoàn toàn tính % và khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu

greenfrog
12-02-2007, 05:40 AM
cho khí CO2 đi qua dung dich 2 chất Ba(OH)2 0,1M và Sr(OH)2 0,1M.
1. chất nào kết tủa trước.
2. khi muối thứ hai bắt đầu kết tủa thì tỉ lệ muối thứ nhất còn lại trong dd là bao nhiêu?
3 có thể dùng kết tủa phân đoạn để tách Ba2+ và Sr2+ khỏi dd được ko.
biết T(BaCO3)=8,1*10^-9
T(SRCO3)=9,1*10^-10
làm thế nào ạ

khanh
12-02-2007, 06:15 AM
Ksp1 = [Ba2+][OH-]^2
Ksp2 = [Sr2+][OH-]^2
Thế số => [OH-] cần để kết tủa từng ion => cái nào kết tủa trước.
Tính chênh lệch nồng độ của ion thứ 2 với ion thứ 1 nếu ion thứ 1 kết tủa trước thì tính xem thử khi ion thứ 2 bắt đầu kết tủa thì nồng độ ion thứ 1 là bao nhiêu nếu so với nồng độ ban đầu mà nhỏ hơn 10^-6 thì xem như kết tủa hoàn toàn có thể tách ra dc

Tiểu vy
12-02-2007, 08:03 AM
Viết tất cả những đòng phân có thể có của C5H10
trong đồng phân cấu tạo đó có công thức nào có đồng phân cis, trans
biểu diễn công thức phối cảnh của đồng phân cis trans đó
:nhau (

Dang Anh Tuan
12-02-2007, 08:47 AM
đièn các chát thích họp dièn vào A B C.....

C2H2 --> C2H4 --> C2H6 --> CH3COOH

BUITHITHUYTRANG
12-02-2007, 08:51 AM
MÌNH CÓ TRANG NÀY RẤT HAY CO ĐỦ CÁC MÔN HỌC TRẮC NGHIỆM MỜI THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH GHÉ THĂM http://www. hocmai.vn

khanh_219991
12-02-2007, 09:30 AM
cái này hình như học có tính tiền đó

greenfrog
12-02-2007, 10:09 AM
Ksp1 = [Ba2+][OH-]^2
Ksp2 = [Sr2+][OH-]^2
Thế số => [OH-] cần để kết tủa từng ion => cái nào kết tủa trước.
Tính chênh lệch nồng độ của ion thứ 2 với ion thứ 1 nếu ion thứ 1 kết tủa trước thì tính xem thử khi ion thứ 2 bắt đầu kết tủa thì nồng độ ion thứ 1 là bao nhiêu nếu so với nồng độ ban đầu mà nhỏ hơn 10^-6 thì xem như kết tủa hoàn toàn có thể tách ra dc
nói rõ hơn được ko bạn
chủ yếu là ở câu 2 á
tôi ko hiểu lắm
cám ơn

Bo_2Q
12-02-2007, 01:43 PM
nói rõ hơn được ko bạn
chủ yếu là ở câu 2 á
tôi ko hiểu lắm
cám ơn
Dựa vào tích số tan tính được nồng độ [OH-] cần để kết tủa chất đó = a chẳng hạn
Tức là khi [OH-]> a thì chất đó bắt đầu kết tủa. Vậy thời điểm ngay trước khi chất đó tủa là khi [OH-]=a , thay vào tính % ra thôi :kham (

hellboy0308
12-02-2007, 08:19 PM
từ xiclohexanol và các chất vô cơ cần thiết viết sơ đồ tổng hợp
a) xiclohexen
b) xiclohexan
c) E 1,2 đibromxiclohexan
d) Z 1,2 xiclohexan điol

HoahocPro
12-03-2007, 05:38 AM
từ xiclohexanol và các chất vô cơ cần thiết viết sơ đồ tổng hợp
a) xiclohexen
b) xiclohexan
c) E 1,2 đibromxiclohexan
d) Z 1,2 xiclohexan điol
a/xiclohexanol ---PCl5----> xiclohexylclorua ----KOH đặc/rượu--->xiclohexen
b/xiclohexanol ---P/I2----> xiclohexyl iodua ----NaBH3CN--->xiclohexan
c/xiclohexen ----Br2/CCl4--->E 1,2 đibromxiclohexan
d/xiclohexen---OsO4/H2O---->Z 1,2 xiclohexan điol
chắc là vậy!

bexinh_928
12-03-2007, 08:33 AM
( Xin loi nha, vietkey nha minh co van de)
Bo tuc va can bang cac phan ung oxi hoa_khu sau:
1) MxOy + CnHmOz > MpOq + CO2 +...
2) Cr3+ + (ClO3)- + OH- > ...
3) (MnO4)- + H2O2 + H+ > O2 +...
4) (CrO2)- + (Br2)+ + OH- > (CrO4)2- + ...
5) Cu2S + HNO3dac > Cu2+ + SO42- + NO2 +...
6) MnBr2 + Pb3O4 + HNO3 > HMno4 + Br2 +...
7) Cu2S + HNO3 > ... + CuSO4 +... +...
8) H2s + K2Cr2O7 + H2SO4 > S +... +... +...
9) Cl2 + I- + H2O > (IO3)- + ...
10) Cl2 + I- + OH- > IO4 +...
11) NaClO + KI + H2O > ... +...
12) NaNO2 + KI + H2SO4 > NO + ...
13) KMnO4 + PH3 + H2SO4 > ...
14) As2S3 + H- + (NO3)- > NO + ...
15) (MnO4)- + (SO3)2- +H2O > ...
16) (MnO4)- + Fe3O4 +... > Fe2O3 + MnO2 +...
17) (Cr2O7)2- + C3H7OH + H+ > C2H5COOH + (Cr)3+ +...

:danhmay ( :vanxin(

Bo_2Q
12-03-2007, 08:50 AM
1/ --> MpOq + CO2 + H2O
2/ ---> CrO4 2- + Cl- + H2O
3/ ---> O2 + Mn2+ + H2O
4/ ---> CrO4 2- + Br- + H2O
5/ ----> Cu 2+ + SO4 2- + NO2 + H2O
6/ --> HMnO4 + Br2 + Pb2+ + NO3- + H2O
7/ ---> CuSO4 + SO2 + H2O
8/ --> S + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O
9/ ---> IO3 - + Cl- + H2O
10/ ---> IO4- + Cl- + H2O
11/ ---> NaCl + I2 + KCl
12/ --> NO + I2 + Na2SO4 + K2SO4 + H2O
13/ ---> MnSO4 + K2SO4 + H3PO4 + H2O
14/ ---> H3AsO4 + NO + H2O
15/ --> SO4 2- +Mn 2+ + H2O
16/ ...+ H2O ---> Fe2O3 + MnO2
17/ ---> C2H5COOH + Cr3+ + H2O

Cái câu 15,16 hơi nghi nghi để tớ xem lại :danhnguoi , tự nhiên viết sp thấy run tay
Hihi tự cân bằng

greenfrog
12-03-2007, 10:18 AM
15/--->MnO2 + SO4 2- +OH-

Cao Thanh Huong
12-08-2007, 07:53 AM
Mọi người cho hỏi bài này với! :cuoi (
Deoxi-D-glucozo A (C6H12O5) dược chuyển hóa theo 2 hướng sau:
A + CH3OH, H+ = B
B + HIO4 = C, C+1)LiAlH4;2)H2O =D, D +H3O+ = Glixerin,3-hidroxipropanal
B + HBr = C6H11BrO4(E), E +KOH = C6H10O4(F), F +H2O/DCl = hỗn hợp G.
Xác định CTCT của A,B,C,D,E,F.
xác định CTCT của các chất có trong hỗn hợp G, biết phân tử khối của chúng đều lớn hơn 160 và nhỏ hơn 170dvC

quanghuy_hạnhhoa
12-11-2007, 12:01 AM
hỗn hợp gồm Fe;FeCO3 và Fe3O4 vào HNO3 loãng dư thu 1,3 lít dung dịch B và hỗn hợp khí C(gồm CO2 và NO)một bình thể tích 4.47 lít chứa ko khí ở 25 độ C và 0,82 atm nạp hỗn hợp khí C vào thì áp suất tăng 60% cô dung dịch B nung chất rắn thu được ở nhiệt độ cao thu 20,8g chất rắn D nếu cho hỗn hợp C qua nước vôi trong dư thì được 6 g kết tủa tìm % các chất trong hỗn hợp ban đầu biết trong bình sau phẩn ứng có NO2;co2 và N2

trung751581
12-12-2007, 10:12 PM
Làm ơn giãi hộ em bài này
Đề:cho oxi hóa a(g) rượu đơn chức tạora b(g) hỗn hợp anđêhit+nước+rượu dư.
Tìm Hiệu suất PƯ oxi hóa.
số liệu muốn cho nhiêu thì cho.Thanks^^

amour de chimie
12-25-2007, 05:26 AM
các huynh ơi , cứu đệ với , 2 bài tập này làm cho đệ vỡ đầu mất
bài 1
điện phân dd AuCl3 với anot bằng Au , người ta thấy có khoảng 10% khối lượng anot đã tan nhưng không thể chuyển sang catot mà bị lắng xuống đáy bình điện phân dạng bột cùng với các tạp chất khác.hãy giải thích hiện tượng, biết Eo Au3+/Au =1,5v, Eo Au+/Au =1,7v
bài 2
ion Cl- và ClO- được tạo thành do khí CLo td với nước trong môi trường kiềm theo phương trình
Cl2+2OH- = Cl- +ClO- +H2O
tại sao quá trình này lại chỉ sảy ra trong môi trường kiềm? tính pH của môi trường trong đó phản ứng sảy ra thuận lợi
cảm ơn các huynh rất nhìu

lap_trinh01
12-29-2007, 12:12 AM
:noel6 ( Mong các anh chỉ bảo cặn kẽ cho em bài tập hoá học này (Nghĩ nát óc mà giải ko ra) : Cho 10,8 gam kim loại M hoá trị III tác dụng với clo dư thì thu được 53,4 gam muối. Hãy xác định kim loại M đã dùng. (Em mới học lớp 9 nên xin các anh giải bằng kiến thức lớp 9 chứ giải bằng mấy kiến thức cấp III thì em chịu chết :die ( :die ( :die ( :die (

_Strawberry_
12-29-2007, 01:14 AM
:noel6 ( Mong các anh chỉ bảo cặn kẽ cho em bài tập hoá học này (Nghĩ nát óc mà giải ko ra) : Cho 10,8 gam kim loại M hoá trị III tác dụng với clo dư thì thu được 53,4 gam muối. Hãy xác định kim loại M đã dùng. (Em mới học lớp 9 nên xin các anh giải bằng kiến thức lớp 9 chứ giải bằng mấy kiến thức cấp III thì em chịu chết :die ( :die ( :die ( :die (
PTPU:
2M + 3Cl2 --> 2MCl3
M---------------M+106,5
10,8-------------53,4
Lập tỉ lệ:
10,8 : M = 53,4 : (M+106,5) (do nM=nMCl3)
Giải ra có M=27 => Al :liemkem (

Cách # nhé: em tính đc số mol Cl2 theo ĐLBTKL, ok? Suy ra số mol M, từ đó xác định đc KL M :nghimat (

quanghuy_hạnhhoa
12-30-2007, 06:59 AM
em thử bài này khi ko biết hóa trị xem cũng hay lắm đó (ko cần diều kiện hóa trị 3 nữa) :d thử xem !!!

quanghuy_hạnhhoa
12-30-2007, 07:06 AM
bài 1
1 hyđrôcacbon có khối lương C chiếm 83,3% xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo có thể
bài 2 :
1 dẫn xuất điclo của hydrocacbon có M=113 tìm công thức phân tử và công thức cấu tạo có thể
:chaomung :chaomung :chaomung

quanghuy_hạnhhoa
12-30-2007, 07:13 AM
bài 3 :
đốt 7,4 gam 1 hợp chất hữu cơ A cho sản phẩm vào KOH dư thấy dung dịch tăng 16.8 gam tổng khối lượng C và H trong sản phẩm cháy là 4.2 gam
tìm công thức phân tử biết khối lượng 1 nguyên tử 70 <M<90
bài 4 :
đốt 1,64 gam 1 hợp chất hữu cơ A thu được 1.6 gam Na2CO3 và X gam gồm H2O và CO2 cho X vào Ca(OH)2 thu 3 gam kết tủa khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 1.14gam tìm ctpt biết M<160

phamphu
01-02-2008, 05:39 AM
ta có CM(CH3COOH)= 0.1M
CM(CH3COO-)=0.45M
Áp dụng công thức tính pH của dung dịch đệm ta có :
pH=pKa-lg(Ca/Cb)=-lg(1.58*10^-5)-lg(0.1/0.5)=5.45

bommer_champion
01-03-2008, 04:44 AM
dung dịch NH3 0.01M co phai là dung dịch đêm ko tại sao //

bommer_champion
01-03-2008, 04:55 AM
có một vấn đề hay về SN (pứ thế ý mà )
ta bít rằng tính nucleofin thì F-<I
đúng ko
ta ko xet pu Sn2 vì ai cũng tháy thăng to đẩy thằng bé rui nhưng pu Sn1 thì sao giả sử có 1 dm mà tốc độ dm phân của dẫn xuất I nhanh hơn thằng F(dẫn xuất) thì chãng lẽ F đẩy I sao

quanghuy_hạnhhoa
01-03-2008, 05:33 AM
dung dịch NH3 0.01M ko phải là dung dịch đệm vì khi NH3 vào nước thành bazơ !

tieulytamhoan
01-03-2008, 06:56 AM
dung dịch NH3 0.01M co phai là dung dịch đêm ko tại sao //

dung dịch NH3 0.01M ko phải là dung dịch đệm vì khi NH3 vào nước thành bazơ !

Mình nghĩ rằng khi hỏi - đáp những vấn đề cơ bản như thế này thì 2 bạn nên cân nhắc kỹ càng trước khi hỏi và trả lời để tránh hiện tượng xì-pam bài viết kiểu hỏi-đáp loại này để tăng số lượng bài ---> lên "sao"!
Bi giờ mình xin phép được định nghĩa dd đệm như sau: dd đệm là dd gồm 1 acid yếu (hoặc base yếu) và muối của nó với cation kim loại không bị thủy phân trong dd nước (hoặc anion phi kim không bị thủy phân trong dd nước)
Nhân đây, mình cũng xin góp ý với BM & BQT về việc nên check thật kỹ những bài post lên để tránh hiện tượng xì-pam để khi vào diễn đàn mọi người có thể trao đổi dễ dàng hơn, tránh bị nhiễu những "thông tin xen ngang". Đặc biệt, mình kêu gọi các mem nên ý thức cao độ mỗi bài post của bản thân, thông tin gì liên quan đến chủ đề đang thảo luận thì post, thông tin gì mang tính hơi cá nhân thì nên gửi tin nhắn và trả lời bằng tin nhắn. Xin chân thành cảm ơn mọi người.(đừng ai giận mình nha, mình chỉ muốn góp ý xây dựng diễn đàn thôi)

napoleon9
01-03-2008, 11:28 AM
cái này thì mình có lời khuyên thế này "bạn nên xem siminar về ảnh hưởng của dung môi đến phản ứng SN" của huynh BM.
còn về bản chất thì khác nhau xa nha !
SN2 là sự tác kích chất thân hạch từ phía đối diện với nhóm xuất
còn SN1 thì sự tách nhóm xuất tạo thành carbocation bền rồi sau đó chất thân hạch tác kích vào.
có gì thảo luận tiếp nha !

tigerchem
01-03-2008, 09:52 PM
bài 1
1 hyđrôcacbon có khối lương C chiếm 83,3% xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo có thể
CxHy
12x/y = 83,3/16,7 = 5 => x/y = 5/12 => (C5H12)n
n=1 => C5H12
n=2 => C10H24 (loại)
Có 3 công thức cấu tạo có thể có.

bài 2 :
1 dẫn xuất điclo của hydrocacbon có M=113 tìm công thức phân tử và công thức cấu tạo có thể
CxHyCl2 = 113 => CxHy = 42
CTPT có thể có: C3H6Cl2
CTCT có thể có: 4

bài 3 :
đốt 7,4 gam 1 hợp chất hữu cơ A cho sản phẩm vào KOH dư thấy dung dịch tăng 16.8 gam tổng khối lượng C và H trong sản phẩm cháy là 4.2 gam
tìm công thức phân tử biết khối lượng 1 nguyên tử 70 <M<90
CxHyOz + (2x+y/2-z)/2O2 -> xCO2 + y/2H2O
số mol O pu 0.5875 mol
số mol O trong A 0.2 mol
số mol A pu 0.2/z
=> 0.2/z = 0.5875/(2x+y/2-z) => 3,9375z = 2x + y/2
ta có (12x + y)*(0.2/z) = 4.2 => 12x + y = 21z
=> x/y = 5/4 => (C5H4Oz)n
70<M<90 => n = 1 => C5H4Oz => z = 1 => C5H4O

bài 4 :
đốt 1,64 gam 1 hợp chất hữu cơ A thu được 1.6 gam Na2CO3 và X gam gồm H2O và CO2 cho X vào Ca(OH)2 thu 3 gam kết tủa khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 1.14gam tìm ctpt biết M<160
số mol Na2CO3 = 0.015 mol
số mol CaCO3 = 0,03 mol = số mol CO2
khối lượng CO2 và H2O = 1.86 g
số mol H2O = 0.03 mol
CxHyOzNat
số mol O pu 0.11375 mol
số mol C 0.045 mol
số mol H 0.06 mol
số mol Na 0.03 mol
số mol O 0.02125 mol
M< 160 => C4H3O2Na3
-----
Nếu dùng 1.06 g Na2CO3
số mol Na2CO3 = 0.01 mol
số mol CaCO3 = 0,03 mol = số mol CO2
khối lượng CO2 và H2O = 1.86 g
số mol H2O = 0.03 mol
CxHyOzNat
số mol O pu 0.08 mol
số mol C 0.04 mol
số mol H 0.06 mol
số mol Na 0.02 mol
số mol O 0.04 mol
M< 160 => C2H3O2Na natri acetate

phamphu
01-04-2008, 08:35 PM
nhôm có tác dụng với nước không? tại sao
nhôm có tan trong nước không? muốn cho nhôm tan trong nước thì làm thế nào?

bicycle2007
01-04-2008, 10:29 PM
thế khử của nhôm rất âm vì vậy hoàn toàn đẩy được H2 khỏi nước. Nhưng hai cản trở: màng oxide có sẵn trên miếng nhôm, lớp hydroxide dạng tinh thể tạo thành che chắn bề mặt khi tác dụng với nước. như vậy, muốn nhôm tan trong nước thì trước hết phải bóc lớp oxide bằng cách: đánh giấy nhám cho mất lớp này hoặc ngâm trong kiềm. Muốn phản ứng tiếp diễn mà không bị hidroxide ngăn cản có hai cách: -cản trở sự hình thành tinh thể (có thể nhỏ một giọt thủy ngân trên bề mặt Al). -tiêu biến luôn lớp hydroxide tạo thành: hòa tan bằng kiềm (theo bi cho miếng nhôm vào dd kiềm thì NaOH chẳng là cái thá gì để có thể hòa tan nhôm cả, bản chất vẫn là H2O hòa tan Al mà thui) :rau (

quanghuy_hạnhhoa
01-04-2008, 10:58 PM
1 cách đơn giản cho nhôm phản ứng trong đời sống:

1. khi chậu nhôm bị sước sẽ nhanh bộ ố đen và nhanh hỏng
2. giặt quần áo bằng chậu nhôm sẽ bị ăn mòn

bicycle2007
01-04-2008, 11:03 PM
hic hic cái này làm mình nhớ hồi nhỏ mỗi lần ăn cơm má bắt rửa chén. Vậy là rửa mấy cái nồi nhôm chỉ có mấy tháng là lủng một lổ. Tại vì mỗi lần bi rửa thấy đít nồi đen thui thấy ghét nên vừa lấy xà bông vừa lấy chùi soong mài cho tới sáng bóng mới thôi. Hic vậy là qua ngày sau có dịp kho cá mà để qua một vài tiếng là đáy nồi rộp hết cả lên, lại mài, lại chùi hic hic vậy là thủng :bole (

quanghuy_hạnhhoa
01-05-2008, 06:14 AM
bài 1 và 2 đơn giản
bài 4 em chép nhầm đó là 1.06g Na2Co3
bài 3 em nghĩ thế này ko phải viết pt phản ứng phức tạp song lại ra kq khác :
trong hợp chất HCơ có nC =x ;nH=y
do cho KOh dung dịch tăng 16.8 là do H20 và CO2 bị dữ lại nên
44x +9y = 16.8
và ta lại có 12 x + y =4.2
giải pt sau đó tìm dc mol Na và o trong h/c ko bít đúng hay sai

quanghuy_hạnhhoa
01-05-2008, 06:17 AM
còn bài này nữa :
đốt 1 hớp chất H/c chứa C H và O dẫn sản phẩm cháy qua bình 1 H2SO4 đặc khối lg tăng 2.7 gam
bình 2 đựng Cao có 10g kết tủa lấy dung dịch nung nóng thu 5 g kết tủa nữa biết 70 < MA < 100

phamphu
01-06-2008, 08:06 AM
không.mà là dung dịch bazo yếu.

khanh
01-06-2008, 08:41 AM
Hoàn thành sơ đồ
C6H6(HNO3,xt)---> A (xt,H2) ----> B (Ac2O) ----> C (SO2,K2SO4) ----> D (NaOH)----> T (NaNO2) ----> X (C6H5BrNa) -----> F

bommer_champion
01-07-2008, 05:03 AM
C6H5BrNa LÀ CÁI GÌ THẾ KHÁNH

bommer_champion
01-07-2008, 05:13 AM
Bi giờ mình xin phép được định nghĩa dd đệm như sau: dd đệm là dd gồm 1 acid yếu (hoặc base yếu) và muối của nó với cation kim loại không bị thủy phân trong dd nước (hoặc anion phi kim không bị thủy phân trong dd nước)

dung dịch đêm là dung dịch khi thêm một lượng nhỏ axit hay bazo thi gần như ko bd pH
cái định nghĩa như bạn là chưa chặt chẽ thế các amino axit trong nước có coi là dd đệm ko

tiếp nè hữu cơ nha
theo các bạn thì góc tấn công tại sao lại wuan trọng thế??
và góc tấn công của tác nhân electronphin vào C=C bàng bao nhiêu
:nhanmat( :nhanmat( :nhanmat( :nhanmat( :nhanmat(

amour de chimie
01-08-2008, 04:48 AM
mình mới nghĩ ra bài này, mời các bạn phổ thông giải thử
cho a(g) hỗn hợp Cu,Fe,Zn tác dụng với HNO3 thấy tạo ra V(l) khí NO (đktc) và b(g)kết tủa.tính khối lượng muối tạo thành theo a,b,V?Ai giải được có thưởng, hehe

tieulytamhoan
01-08-2008, 07:28 PM
nhôm có tác dụng với nước không? tại sao
nhôm có tan trong nước không? muốn cho nhôm tan trong nước thì làm thế nào?

Al tác dụng với nước là do thế khử của nó rất âm so với H+ trong nước. Nhưng khi Al tác dụng với H2O sẽ tạo 1 lớp Al(OH)3 (bền trong nước) áo bên ngoài ngăn cản việc Al tiếp tục tác dụng với H2O.
Trong môi trường kiềm thì lớp Al(OH)3 tan ra là do tạo phức hidroxo với OH- (của môi trường kiềm) ---> [Al(OH)4]- ---> ko còn lớp ngăn cản Al tác dụng với nước nữa ----> Al tan
Ý của mình là vậy, có gì sai sót a e bổ sung thêm nhé. Thân!

MINHDUC
01-10-2008, 09:06 AM
Một hỗn hợp gồm Cu và Fe có khối lượng là 12g, cho vào 400ml dd HCL 1M. Sau khi phản ứng kết thúc thu dược 6.4g chất rắn, dung dịch A và V lít khí (đktc).
1. tính % khối lượng mỗi kim loại ban đầu và V lít khị
2. lấy 360ml dd NaOH 1M cho vào dd A. Tính khối lượng kết tủa tạo thành.

:vanxin(

Bo_2Q
01-10-2008, 09:21 AM
Một hỗn hợp gồm Cu và Fe có khối lượng là 12g, cho vào 400ml dd HCL 1M. Sau khi phản ứng kết thúc thu dược 6.4g chất rắn, dung dịch A và V lít khí (đktc).
1. tính % khối lượng mỗi kim loại ban đầu và V lít khị
2. lấy 360ml dd NaOH 1M cho vào dd A. Tính khối lượng kết tủa tạo thành.

:vanxin(
Chỉ có Fe mới Pư với HCl
Fe + 2HCl => FeCl2 + H2
Nếu HCl pư hết thì m Fe Pư = 0.4/2 * 56 = 11.2g :bepdi(
nhận thấy 11.2 + 6,4 >> 12g . Vậy kết luận HCl phải dư và rắn ko tan chỉ có Cu
=> %m Cu = 6.4/12 *100% =53.33%
% m Fe = 46.67%

n NaOH = 0.36 mol
Khi cho NaOH vào dung dịch thì nó sẽ trung hòa HCl trước
NaOH + HCl => NaCl + H2O

Sau đó kết tủa FeCl2
FeCl2 + 2NaOH => Fe(OH)2 + 2NaCl

tính toán trên 2 PTPU đó => m kết tủa = m Fe(OH)2 = 7.2g
:ngu (

tieulytamhoan
01-10-2008, 09:31 AM
Một hỗn hợp gồm Cu và Fe có khối lượng là 12g, cho vào 400ml dd HCL 1M. Sau khi phản ứng kết thúc thu dược 6.4g chất rắn, dung dịch A và V lít khí (đktc).
1. tính % khối lượng mỗi kim loại ban đầu và V lít khị
2. lấy 360ml dd NaOH 1M cho vào dd A. Tính khối lượng kết tủa tạo thành.

:vanxin(

Bạn ơi, mình có ý kiến thế này: bạn nên đổi lại tựa đề nhé.
+Không nên đặt tựa khiêu khích như thế vì đây là diễn đàn để thảo luận, học hỏi
+Bài toán của bạn đưa ra hơi bị....gà. Chỉ là 1 bài lớp 9 ở cấp độ trung bình thôi.
----> ko nên đặt tựa khiêu khích như thế bạn nhé!
Mình sẽ chỉ nêu ra cách giải thôi . Bạn chịu khó tự tính toán heng. Mấu chốt vấn đề là câu a. Giải xong câu a thì câu b xem như dễ dàng. À, bổ sung đề bài của bạn nhé: p/ứ xảy ra hoàn toàn (nếu ko hoàn toàn thì e rằng bạn & mình đành pó tay)
+Đặt a là số mol Cu trong hỗn hợp; b là số mol Fe Cu trong hỗn hợp ----> 64a + 56b = 12 (1)
+Lập hệ 2 pt 2 ẩn a, b dựa vào dữ kiện:
+Tổng khối lượng hỗn hợp
+Số mol acid HCl p/ứ (Cu ko p/ứ với HCl) ----> chỉ có Fe p/ứ thôi ---> kh/lượng rắn dư là Cu và có thể là Fe dư nhưng nếu nhẩm tính ta thấy nếu Fe dư thì ko phù hợp với đề bài ----> Fe hết & rắn còn lại là Cu ----> 64a = 6.4 (2)
Từ (1) & (2) ----> khối lượng từng kloại trong hỗn hợp -----> câu a & câu b. Có ý kiến j thì bạn post lên nhé. Thân!

amour de chimie
01-10-2008, 07:14 PM
Bạn ơi, mình có ý kiến thế này: bạn nên đổi lại tựa đề nhé.
+Không nên đặt tựa khiêu khích như thế vì đây là diễn đàn để thảo luận, học hỏi
+Bài toán của bạn đưa ra hơi bị....gà. Chỉ là 1 bài lớp 9 ở cấp độ trung bình thôi.
----> ko nên đặt tựa khiêu khích như thế bạn nhé!

hehe bài như của mình mới gọi là phờ rô , vẫn chưa có ai giải ah, 2 tuần nữa mình đưa ra đáp án nhé

bicycle2007
01-10-2008, 07:22 PM
mình mới nghĩ ra bài này, mời các bạn phổ thông giải thử
cho a(g) hỗn hợp Cu,Fe,Zn tác dụng với HNO3 thấy tạo ra V(l) khí NO (đktc) và b(g)kết tủa.tính khối lượng muối tạo thành theo a,b,V?Ai giải được có thưởng, hehe
hic bài này tép riu thấy mồ, bi chỉ cần nhắm mắt là cho ra đáp án luôn: dùng định luật bảo toàn electron rồi kết hợp nguyên lí trung hòa điện sẽ tìm được số mol nitrat theo V. Khối lượng cation kim loại a-b. Cộng lại là oe oe :frown:

amour de chimie
01-10-2008, 07:35 PM
hic bài này tép riu thấy mồ, bi chỉ cần nhắm mắt là cho ra đáp án luôn: dùng định luật bảo toàn electron rồi kết hợp nguyên lí trung hòa điện sẽ tìm được số mol nitrat theo V. Khối lượng cation kim loại a-b. Cộng lại là oe oe :frown:
hehe, thực ra bài này cũng được đấy chứ , fải nắm rõ t/c của HNO3, dãy h đ hóa học của kim loại....huynh cho đáp số đi,xem có trùng với "đáp án " ko

bicycle2007
01-10-2008, 07:37 PM
hehe, thực ra bài này cũng được đấy chứ , fải nắm rõ t/c của HNO3, dãy h đ hóa học của kim loại....huynh cho đáp số đi,xem có trùng với "đáp án " ko
Ok. (14+16*3)*(V/22.4)*3+(a-b)

victory71986
01-11-2008, 04:14 AM
tôi có câu hỏi ai biết trả lời dùm nhé thanks!
1/khi cho In(Indium) vào trong nước thì nó thể hiện tính acid hay bazo?
2/Nêu sự khác nhau giữa shave gel va shave foam?
3/ khi cho Iot vào hồ tinh bột thấy có màu xanh đen ,xin hỏi nguyên nhân gây lên màu xanh đen đó là gì?

quanghuy_hạnhhoa
01-11-2008, 05:14 AM
1.cho In(Indium) vào trong nước thì nó thể hiện tính acid
3.sọ oxi hóa hồ tinh bột của iôt

HoahocPro
01-11-2008, 05:24 AM
hả , sao bác Huy lại trả lời giống bác Long hồi xưa thế?
Câu này trong handbook nói là do I2 xâm nhập vào giữa các mạch của tinh bột và tạo ra 1 số lk giữa chúng(lk Hiđro?) nên có màu như vậy

victory71986
01-11-2008, 05:52 AM
1/ bạn Huy nói In tính acid trong nước ,bạn trả lời câu này như trả lời trắc nghiệm vậy có gì chứng minh ko vậy?
2/ nói nhu Huy với Hoahocpro thì có liên kết hydro của I2 là có màu sao?

HoahocPro
01-11-2008, 06:08 AM
Đấy là em nghĩ thế, mà trong đó cũng chỉ ghi là do sự xam nhập nhưng ko nói rõ là tại sao.Thực tế thì I2 có màu tím, vào đó thành màu xanh chắc là do giảm khả năng hấp thụ màu nên em cho là như thế(ko biết có đúng?), mọi người đóng góp ý kiến hộ với!

bluemonster
01-11-2008, 06:13 AM
hả , sao bác Huy lại trả lời giống bác Long hồi xưa thế?
Câu này trong handbook nói là do I2 xâm nhập vào giữa các mạch của tinh bột và tạo ra 1 số lk giữa chúng(lk Hiđro?) nên có màu như vậy

Câu tinh bột thì hình như hồi xưa đã thảo luận rồi mà !
Cl, Br, I đều tạo hợp chất bọc với amylose của tinh bộ. Bản chất của liên kết ở các hợp chất bọc đó liên quan đến việc tạo phức phân tử mà các halogen đóng vai trò là acid Lewis, còn các nguyên tử oxygen của các nhóm hydroxyl của hồ tinh bột đóng vai trò là base. Sự đổi màu của I2 trong dung dịch hồ tinh bột là kết quả của những chuyển mức electron ở phức bọc của amylose với iot bao gồm cả chuyển mức kèm chuyển điện tích.

Để tìm hiểu sâu hơn về bản chất vấn đề này, các bạn nên tìm hiểu cấu trúc của amylose:
http://en.wikipedia.org/wiki/Amylose

Phổ chuyển điện tích trong mảng UV-VIS spectroscopy.

Thân !

aqhl
01-18-2008, 08:34 AM
òa, ổng tổ hóa VN là Chu Phạm Ngọc Sơn, hiện là giảng viên trường Đại Học tp HCM, sách của thầy vik rất súc tích, nhưng một số từ hồi xưa thì cóa hơi khác, tài liệu gồm 4 quyển bài học và bài tập Đại cương và hữu cơ, dành cho ngừ nào mất căn bản "chuyên" là bá cháy

Trưởng khoa Hoá đầu tiên của ĐHKHTN TPHCM là GS Lê Văn Thới. Các bạn có thể xem thêm bài viết về GS Lê Văn Thới của Thầy Lê Ngọc Thạch ở link sau: http://vietsciences.free.fr/vietnam/vanhoa/savants/levanthoi.htm

Mỗi năm Trường ĐHKHTN TPHCM đều dành nhiều suất học bổng mang tên Học bổng Lê Văn Thới cho các sinh viên xuất sắc của khoa Hoá.

Các GS đặt nền tảng cho Hoá học VN ở ngoài Bắc thì mình không biết, các bạn ngoài Bắc nếu biết thì cung cấp thêm thông tin.

quychaunhucon
01-19-2008, 12:28 PM
1. Tại sao ko dùng cát bỉên xây nhà? Làm ơn giảu thích chi tiết nha..
2. Tại sao khi vắt chanh vào nứơc rau muống, nước lại trong?
Đa tạ mọi người trước

khanh
01-20-2008, 06:35 AM
2/ Do acid citric trong chanh hòa tan kết tủa trong nước rau ( là các muối Ca) nên làm trong nước

victory71986
01-20-2008, 08:04 AM
1/cát biển theo tôi có muối NaCl cái này ăn mòn sắt thép giũ lắm nên ko ai dai gỉ mà dùng cát biển xây nhà cả :(

Bo_2Q
01-20-2008, 08:19 AM
1/cát biển theo tôi có muối NaCl cái này ăn mòn sắt thép giũ lắm nên ko ai dai gỉ mà dùng cát biển xây nhà cả :(
EM không biết có phải do muối không nhưng em hỏi bác em thì bác ấy bảo xài cát biển thì nó ko kết dính tốt dễ bở ra :danhnguoi , vì thế mấy người thợ chụp ảnh ngoài biển ý họ xây lâu đài cát rất đẹp phải hok , mình xây kiểu gì cũng ko đẹp được như thế :hun ( hình như là do họ ko dùng cát biển mà dùng cát trong bờ :thandie (

victory71986
01-20-2008, 08:39 AM
không kết dính tốt chứ đâu phải ko dính đâu người ta lấy cát biển xây đó, xây lâu đài để chụp hình chứ đâu phải xây nhà đâu lên lấy cát biêt3 làm là đc rồi :) mà củng ko ai rảnh đi lấy cát trong bờ :(

butbi9x
01-21-2008, 02:22 AM
mình học hóa hơi tệ , mong các bạn giúp đỡ

1.Cho 4.48 lít CO ( đktc) tác dụng với FeO ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thu được chất rắn A có khối lượng bé hơn 1.6 gam so với khối lượng FeO ban đầu . Xác định khối lượng Fe thu được và phần % theo thể tích của hỗn hợp CO và CO2 thu được .?

Bài giải thế này :

FeO + CO -> Fe + CO2
Xmol xmol

-> số mol CO = 4.48 / 22.4 = 0.2
-> vậy số mol Fe = 0.2 x 56 = 11.2
Vậy Fe = 11.2 g (?? Thực chất khối lượng Fe này là khối lượng gì ? , tại sao lại sai?)

Bài giải trên sai , các bạn có thể giải thích dùm tôi tại sao sai , và giải bằng cách nào cho đúng được không ? < đáp án Fe= 5.6 và % CO = % CO2 = 50% >

2.Cho m gam Fe vào 100ml dung dịch Cu(NO3)2 thì nồng độ của Cu còn lại trong dung dịch bằng ½ nồng độ của Cu ban đầu . Và thu được một chất rắn A có khối lượng bằng m +0.16 gam. Tính m ( khối lượng Fe) và nồng độ của Cu(NO3)2 (phản ứng hoàn tòan ). Cho Cu = 64 và Fe = 56.

Tính khối lượng Fe tôi ra được 1.12 , nhưng tính nồng độ của Cu(NO3)2 thì phải làm sao ???

napoleon9
01-21-2008, 02:35 AM
bạn nên nhớ rằng khi cho phản ứng khử Fe bằng phương pháp nhiệt luyện thì bao giờ người ta cũng cho dư CO để đảm bảo Fe được sinh ra hết.
vì thế bạn để ý 1 điểm độ giảm khối lượng "Sau phản ứng thu được chất rắn A có khối lượng bé hơn 1.6 gam so với khối lượng FeO ban đầu"
đó chính là khối lượng O trong FeO = 1.6 g
vậy nO trong FeO = nFeO =1.6/16 =0.1 mol
từ pt ---> nFe =0.1 mol
mFe = 0.1*56 =5.6g
( hi hi lâu quá mới đụng bài cấp 3 này ko biết có sai ko? )

tieulytamhoan
01-22-2008, 07:28 AM
Ko bít các bạn cấp 3 có học fức chất chưa nhỉ? Theo mình bít thì trong quá trình luyện quặng bằng CO sẽ tạo ra fức carbonyl rồi nung tiếp sẽ tạo ra Fe. VD:luyện Fe bằng CO ---> Fe(CO)6...------> Fe.

amour de chimie
01-22-2008, 11:21 AM
hic,đệ gửi lâu rồi mà chẳng ai chịu thảo luận cả
thầy Quân ơi, kíu em với
2 hôm nữa em thi hóa lý rùi
các huynh, các tỷ ơi, kíu đệ!!!

nanoman
01-22-2008, 02:37 PM
bài 1:
Au không bám vào cathode vì:
Au3+ + 2e -----> Au+
Au+ + Cl- -----> AuCl
AuCl kém bền (đặc biệt là trong dung dịch) nên bị phân hủy:
3 AuCl -----> AuCl3 + 2Au (nếu là chất rắn thì phản ứng phân hủy này xảy ra ở nhiệt độ > 693 K)

nanoman
01-22-2008, 02:49 PM
bài 2:
quá trình chỉ xảy ra trong môi trường kiềm vì:
Cl2 + H2O <-----> Cl- + ClO- + 2H+

+ nếu trong môi trường axit (H+) ----> nồng độ H+ cao -----> cân bằng trên sẽ chuyển dịch sang trái.
+ còn trong môi trường kiềm (OH-):
H+ + OH- -----> H2O
nồng độ H+ giảm nên cân bằng chuyển dịch sang phải, và phản ứng tổng là: Cl2+2OH- = Cl- +ClO- +H2O

Muốn tính pH để phản ứng xảy ra thuận lợi thì phải cho Eo của Cl2/Cl- và ClO-/Cl2 chứ???
Sử dụng công thức:
delta Go = -nF*delta Eo
delta G = delta Go + nRT*lnK
đặt delta G = O (phản ứng xảy ra khi delta G < 0) ----> K ----> [OH-] ----> pH

The end

amour de chimie
01-23-2008, 10:45 AM
caom ơn huynh nhiều, ở bài 2,ý a thì đệ cũng nghĩ như vầy , nhưng ý b , theo đệ nghĩ , làm sao suy ra được [OH-], tại vì còn rất nhiều biến số nữa
nếu tính k thì có thể dùng công thức lgK =n deltaE0/0.059 nhanh hơn, hj
còn số liệu là Eo Cl2/Cl- = 1,36v ,Eo ClO-/Cl2 (hình như)= 1,73 v(thông cảm nhé,đệ k có bảng thế điện cực)
các huynh giúp đệ với nhé!

nanoman
01-23-2008, 01:02 PM
caom ơn huynh nhiều, ở bài 2,ý a thì đệ cũng nghĩ như vầy , nhưng ý b , theo đệ nghĩ , làm sao suy ra được [OH-], tại vì còn rất nhiều biến số nữa
nếu tính k thì có thể dùng công thức lgK =n deltaE0/0.059 nhanh hơn, hj
còn số liệu là Eo Cl2/Cl- = 1,36v ,Eo ClO-/Cl2 (hình như)= 1,73 v(thông cảm nhé,đệ k có bảng thế điện cực)
các huynh giúp đệ với nhé!
1. có còn biến số nào đâu nhỉ???
theo cân bằng: Cl2 + H20 <-----> Cl- + ClO- + 2H+
thì 2[Cl-] = 2[ClO-] = [H+] = 10-14/[OH-] ----> lắp vào công thức của K cân bằng
2. K tất nhiên là có thể suy ra từ công thức của delta Eo, nhưng mình phải đưa ra khái niệm năng lượng tự do Gibb để giải thích khi nào phản ứng xảy ra thuận lợi chứ (delta G < 0), không nói năng gì mà tự nhiên tính K từ delta Eo thì làm sao được.
pH để phản ứng xảy ra thuân lợi > pH tính được từ K

hoaquynhanh
01-24-2008, 08:27 AM
A là 1 loại quặng Fe có chứa 60% khối lượng là Fe; B là quặng Fe khác chứa 69,6% Fe3O4
a) Hỏi 1 tấn quặng A, 1 tấn quặng B có chứa bao nhiu kg Fe
b) Đểv có được 1 tấn Fe thìphải cần bao nhiêu kg quặng A, bao nhiêu kg quặng B??
c) Trộn quặng A với quặng B ta được quặng C theo tỉ lệ
mA/mB=2/5. Hỏi 1 tấn quặng C có bao nhiêu g Fe?
Em mới học hóa năm đầu nên chưa bít gì nhìu, mong mọi người hướng dẫn cụ thể chút nha!! :noel4 (

nhatdinh15
01-25-2008, 10:17 AM
hoà tan hoàn toàn hh gồm 0.12mol FeS2 và a mol Cu2S vào dd HNO3(vừa đủ) ,thu đc ddX( chỉ chứa 2 muối sunfat) và khí NO duy nhất gia trị a là

0,06 0,04 0,075 0.12

Sally92
01-25-2008, 12:14 PM
Tại sao những bức tranh cổ được vẽ bằng bột "trắng chì" [PbCO3,Pb(OH)2] lâu ngày bị hóa đen trong không khí? Vậy người ta có thể dùng H2O2 để phục hồi những bức tranh đó.Giải thích???

tigerchem
01-25-2008, 12:15 PM
A là 1 loại quặng Fe có chứa 60% khối lượng là Fe; B là quặng Fe khác chứa 69,6% Fe3O4

100 g B có 69.6 g Fe3O4 => có 50.4g Fe

(giải bài tam suất 232 g Fe3O4 có 168 g Fe, vậy 69.6 g Fe3O4 có ... g Fe)

a) Hỏi 1 tấn quặng A, 1 tấn quặng B có chứa bao nhiu kg Fe
1 tấn quặng A có 60%. 1 tấn Fe = 0.6 tấn Fe

1 tấn quặng B có 50.4%. 1 tấn Fe = 0.504 tấn Fe

b) Để có được 1 tấn Fe thì phải cần bao nhiêu kg quặng A, bao nhiêu kg quặng B?
Cần x tấn quặng A + y tấn quặng B
Ta có 0.6x + 0.504y = 1 Trộn A và B theo tỉ lệ phương trình này.


c) Trộn quặng A với quặng B ta được quặng C theo tỉ lệ mA/mB=2/5. Hỏi 1 tấn quặng C có bao nhiêu g Fe?

1 tấn quặng C có 0.4 tấn quặng A và 0.6 tấn quặng B
0.4 tấn quặng A có 0.6*0.4 = 0.24 tấn Fe
0.6 tấn quặng B có 0.504*0.6 = 0.3024 tấn Fe
Vậy 1 tấn quặng C có 0.5424 tấn Fe

hoà tan hoàn toàn hh gồm 0.12mol FeS2 và a mol Cu2S vào dd HNO3(vừa đủ) ,thu đc ddX( chỉ chứa 2 muối sunfat) và khí NO duy nhất gia trị a là

0,06 0,04 0,075 0.12

Bài này thiếu dữ kiện rồi bạn ơi, nếu không cho số mol NO thì không giải được.
Giải bài này bằng phương pháp electron, tổng số mol e cho bằng tổng số mol e nhận.

Thân

Bo_2Q
01-25-2008, 12:27 PM
Tại sao những bức tranh cổ được vẽ bằng bột "trắng chì" [PbCO3,Pb(OH)2] lâu ngày bị hóa đen trong không khí? Vậy người ta có thể dùng H2O2 để phục hồi những bức tranh đó.Giải thích???
Bạn có thể đọc thêm trong cuốn " Các nguyên tố hóa học " > Do trong không khí có H2S nên lâu ngày tạo thành lớp PbS màu đen trên tranh. DÙng H2O2 để hòa tan PbS rất tốt :art ( .
Thân ! :kinhbu (

tigerchem
01-25-2008, 12:33 PM
Trong không khí có 1 lượng nhỏ H2S, lâu ngày lượng H2S này phản ứng với [PbCO3,Pb(OH)2] thành PbS có màu đen, người ta dùng H2O2 để oxi hoá PbS thành PbSO4 cũng là 1 chất bột màu trắng thay thế màu trắng của [PbCO3,Pb(OH)2].

Phương trình phản ứng

PbCO3 (trắng) + H2S -> PbS (đen)
Pb(OH)2 (trắng) + H2S -> PbS (đen)
PbS + H2O2 -> PbSO4 (trắng) + H2O

TNT_TNT
01-25-2008, 01:09 PM
Tại sao Cl2 ko phản ứng được với O2?

F2 + HNO3 --> HF + NO3F: thì F trong NO3F có số OXH là bao nhiêu? :bepdi(

tigerchem
01-25-2008, 01:18 PM
Cl2 và O2 là những chất oxi hoá mạnh nên không phản ứng với nhau, nếu có thì liên kết giữa Cl (tầng 3 trong bảng tuần hoàn) và O (tầng 2) cũng kém bền, không đủ để bù năng lượng phá vỡ liên kết trong Cl-Cl và O-O.

F trong FNO3 có số oxi hoá +1.

TNT_TNT
01-26-2008, 01:06 PM
Cl2 và O2 là những chất oxi hoá mạnh nên không phản ứng với nhau, nếu có thì liên kết giữa Cl (tầng 3 trong bảng tuần hoàn) và O (tầng 2) cũng kém bền, không đủ để bù năng lượng phá vỡ liên kết trong Cl-Cl và O-O.

F trong FNO3 có số oxi hoá +1.
huynh nhầm rùi, F chỉ có duy nhất số OXH -1 còn N+2, (O3)-1 mới đúng

amour de chimie
01-26-2008, 01:06 PM
đệ lắp nhé
Kcb = (Cl-)(ClO)(H+)2 /P(Cl2), cứ coi như P(Cl2) = 1 atm

Kcb = (Cl-)2(H+)2 thì vẫn còn biến số Cl- mà

theo đệ nghĩ [H+ ] sao bằng được [Cl-] , vì đây là pH được áp đặt !
hì , đệ sai chỗ nào thì góp ý nhé

amour de chimie
01-26-2008, 01:13 PM
Bạn có thể đọc thêm trong cuốn " Các nguyên tố hóa học " > Do trong không khí có H2S nên lâu ngày tạo thành lớp PbS màu đen trên tranh. DÙng H2O2 để hòa tan PbS rất tốt :art ( .
Thân ! :kinhbu (
theo đệ nghĩ H2O2 không hòa tan PbS mà chuyển nó về dạng PbSO4 , chứ nếu hòa tan thì...xong! tranh cổ quý lắm đấy, hehe

amour de chimie
01-26-2008, 01:23 PM
huynh nhầm rùi, F chỉ có duy nhất số OXH -1 còn N+2, (O3)-1 mới đúng
nếu viết công thức cấu tạo của FNO3 thì ta thấy cặp e ở liên kết OF bị lệch về phía F , như vậy có một nguyên tử Oxi sẽ có số OXH là 0,N =+5, F=-1,2 ng tử O còn lại là -2
thân

amour de chimie
01-26-2008, 02:58 PM
2) Nếu thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Al3+ đầu tiên thấy kết tủa Al(OH)3, sau đó kết tủa này tan do tạo thành Al(OH)4- ở pH = 10,9. Tính nồng độ ban đầu của Al3+ và nồng độ các ion OH-, Al3+ và Al(OH)4- khi cân bằng.
Cho biết tích số tan của Al(OH)3 là 10-32 và:
Al(OH)4- =Al(OH)3 + OH- K = 1/40
Cho F = 96500C/mol; R = 8,314J.K-1.mol-1.
các huynh ơi , làm giúp đệ bài này nhé
cám ơn nhiều

nguyen ngoc huy
01-27-2008, 12:21 AM
nếu viết công thức cấu tạo của FNO3 thì ta thấy cặp e ở liên kết OF bị lệch về phía F , như vậy có một nguyên tử Oxi sẽ có số OXH là 0,N =+5, F=-1,2 ng tử O còn lại là -2
thân
hình như chưa tưng nghe qua vụ hoqpj chất hóa học có nguyên tố 0 số oxh =o à lạ quá!

HoahocPro
01-27-2008, 12:51 AM
Mấy nguyên tố có số oxi hóa bằng 0 thì đầy ra đấy có phải hiếm đâu, VD cụ thể nhất là HidroCacbon đó! Nhưng mà trong trường hợp FNO3 thì em thấy người ta cho F là +1 chứ nhỉ?

nguyen ngoc huy
01-27-2008, 02:38 AM
trời hoahocpro xem thế nào chứ đang hợp chất vô cơ mà

HoahocPro
01-27-2008, 11:02 PM
Thế 1 ví dụ cụ thể trong mấy hợp chất vô cơ là HOF, trong đó O có số oxi hóa là 0 đó!

TNT_TNT
01-29-2008, 12:03 PM
hình như chưa tưng nghe qua vụ hoqpj chất hóa học có nguyên tố 0 số oxh =o à lạ quá!
amour nói đúng đấy, đây là CTCT của NO3F
http://i254.photobucket.com/albums/hh120/tiennguyentruong_tnt/3.jpg
:quyet ( :quyet (

clovit
01-30-2008, 04:24 AM
Dựa vào pH tính nồng độ OH- ... Lúc cân bằng [Al(OH)4-] = [OH-]/K...
Dựa vào tích số tan để tính [Al3+] , [Al3+].[OH-]^3=T , thay [OH-] đã tính ở trên và T vào sẽ tính được [Al3+]....
Còn nồng độ đầu của [Al3+] thì có thể dùng định luật bảo toàn nồng độ để tính ( [Al3+]bđ= [Al(OH)4-] bđ=[Al(OH)4-]+ [Al3+]nếu kết tủa tan hết) nhưng cũng khó tính chính xác

TNT_TNT
01-31-2008, 12:22 PM
hic thế có bạn nào biết ở đà nẵng họ bán ở đâu ko nhỉ mình tìm mà hổng ra á
bạn đến nhà sách cũ Hồng Đức thử xem_nó nằm trong kiệt đường Lê Hồng Phong, kiệt đối diện với đg Ng Ch Thanh ấy, ở đầu kiệt bạn sẽ thấy tấm bản hiệu

emtrai06
01-31-2008, 11:16 PM
có một lần hồi nhỏ tui chơi ngu. đem lấy đất đèn quăng vô thau nhôm rồi quăng vô đó tời giấy đang chắy thế là có một màn lửa cháy trên mặt nước => lúc đó thấy vui ghê.
sáng hôm sau thấy dít thau lỗ rỗ hết trơn, hehe. thế là giấu luôn.

2luaqn
02-01-2008, 12:40 AM
Cho em hỏi cho Cu2+ vào dung dịch H2S thì sản phẩm là j vậy :leuleu (

Scooby-Doo
02-01-2008, 01:13 AM
có một lần hồi nhỏ tui chơi ngu. đem lấy đất đèn quăng vô thau nhôm rồi quăng vô đó tời giấy đang chắy thế là có một màn lửa cháy trên mặt nước => lúc đó thấy vui ghê. Sáng hôm sau thấy dít thau lỗ rỗ hết trơn, hehe. thế là giấu luôn.
Ở đây thau nhôm bị lủng có lẽ không phải do kiềm ăn mòn sau một đêm đâu vì Ca(OH)2 có tính kiềm khá yếu. Lý do chính là phản ứng đốt cháy khí acetylene tỏa ra một nhiệt lượng rất lớn làm chảy thau nhôm. Khí acetylene được dùng trong đèn hàn xì (hàn gió đá).

amour de chimie
02-01-2008, 11:14 PM
tạo kết tủa CuS và H+

tieulytamhoan
02-03-2008, 03:48 AM
Cho em hỏi cho Cu2+ vào dung dịch H2S thì sản phẩm là j vậy :leuleu (
tạo kết tủa CuS và H+
Bổ sung tí nhé: như các bạn đã bít, khi pha dd muối vô cơ thì ng ta hay cho 1 ít H+ (của các acid mạnh: HCl, H2SO4...) vào để tránh sự thủy phân muối tạo kết tủa hidroxid kim loại nên nếu dd muối của các bạn có độ acid hơi cao thì khi cho S2- hoặc dẫn H2S vào dd muối sẽ tạo kết tủa sulfur nhưng lắc mạnh chút thì kết tủa sẽ tan ngay. Do đó, khi trắc nghiệm p/ứ loại này thì nên chú ý tí nhé kẻo sẽ bị bất ngờ đấy. Thân!

amour de chimie
02-03-2008, 07:18 AM
Bổ sung tí nhé: như các bạn đã bít, khi pha dd muối vô cơ thì ng ta hay cho 1 ít H+ (của các acid mạnh: HCl, H2SO4...) vào để tránh sự thủy phân muối tạo kết tủa hidroxid kim loại nên nếu dd muối của các bạn có độ acid hơi cao thì khi cho S2- hoặc dẫn H2S vào dd muối sẽ tạo kết tủa sulfur nhưng lắc mạnh chút thì kết tủa sẽ tan ngay. Do đó, khi trắc nghiệm p/ứ loại này thì nên chú ý tí nhé kẻo sẽ bị bất ngờ đấy. Thân!
oh , theo đệ biết thì CuS chỉ tan trong HNO3(to) ,nước cường toan hay những acid có tính oxi hóa mạnh thôi.Huynh học hóa phân tích rồi, chắc còn nhớ cách nhận biết các ion Cu2+, Co2+, Ni2+, Cd2+,Hg2+ chứ.chắc lâu rồi huynh quên :cuoimim (

tieulytamhoan
02-03-2008, 08:26 PM
oh , theo đệ biết thì CuS chỉ tan trong HNO3(to) ,nước cường toan hay những acid có tính oxi hóa mạnh thôi.Huynh học hóa phân tích rồi, chắc còn nhớ cách nhận biết các ion Cu2+, Co2+, Ni2+, Cd2+,Hg2+ chứ.chắc lâu rồi huynh quên :cuoimim (
Giáo trình hóa phân tích 1 bắt các bạn phải nhận biết theo cách khác vì trong dd của các bạn có nhiều ion (đặc biệt, các ion của bạn đều là các nguyên tố chuyển tiếp (d muộn: Co, Ni, Cu...)) nên bạn fải làm theo quy trình trong sách chỉ dẫn thui :liemkem (.
Còn dzụ CuS chỉ tan trong acid có tính oxi hóa mạnh là tui ko chắc lắm, tui nghĩ chỉ cần acid mạnh thui là được rùi (pT CuS = 35.20).Theo tui, nếu xét kỹ thì trong dd sẽ có:
CuS <---> Cu2+ + S2-
S2- + H2O <---> HS- + OH-
HS- + H2O <---> H2S + OH-
H+ + OH- ---> H2O
Theo Monsieur Le Chatelier thì nếu ta cho thêm H+, cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều tạo ra H2S, H2S là 1 acid yếu, dễ bay hơi nên kết quả là CuS cứ thế mà tan dần dần ra...:liemkem ( .

amour de chimie
02-03-2008, 09:02 PM
huynh thử tính xem trong H+ 10 M thì liệu [Cu2+ ] có lớn hơn 10^-6 không.
túm lại là....KHÔNG TAN hehe

tieulytamhoan
02-03-2008, 09:34 PM
huynh thử tính xem trong H+ 10 M thì liệu [Cu2+ ] có lớn hơn 10^-6 không.
túm lại là....KHÔNG TAN hehe
Tui ko bít bạn ref ở đâu ra những số liệu như trên. Nếu bạn đã nói như vậy thì fiền bạn biểu diễn phép tính & kết quả ra cho tui được mở rộng tầm nhìn với nhé. Merci par avance!!! :hun (

amour de chimie
02-03-2008, 10:25 PM
c'est rien!.
các quá trình sảy ra như sau
CuS <-> Cu2+ + S2- (Tcus)
S2- + 2H+ <-> H2S (1/k1k2)
=> CuS + 2H+ <-> Cu2+ + H2S K=Tcus/k1k2 ,lgK~-16(đệ chưa tra bảng, nhưng cỡ này )
[bd] 1-------10---------0----------0
[pu] x--------2x--------x----------x
[cb] 1-------10-2x-----x-----------x
K=x2/[(10-2x)2*] =10^-16
=> x/(10-2x)=10^-8
=> x ~ 10^-7
nếu nồng độ 1 ion mà nhỏ hơn 10^-6 M thì coi như ion đó không có trong đung dịch.vậy thực tế coi như không có Cu2+ và H2S => p ư không sảy ra

tieulytamhoan
02-04-2008, 12:20 AM
c'est rien!.
các quá trình sảy ra như sau
CuS <-> Cu2+ + S2- (Tcus)
S2- + 2H+ <-> H2S (1/k1k2)
=> CuS + 2H+ <-> Cu2+ + H2S K=Tcus/k1k2 ,lgK~-16(đệ chưa tra bảng, nhưng cỡ này )
[bd] 1-------10---------0----------0
[pu] x--------2x--------x----------x
[cb] 1-------10-2x-----x-----------x
K=x2/[(10-2x)2*] =10^-16
=> x/(10-2x)=10^-8
=> x ~ 10^-7
nếu nồng độ 1 ion mà nhỏ hơn 10^-6 M thì coi như ion đó không có trong đung dịch.vậy thực tế coi như không có Cu2+ và H2S => p ư không sảy ra
Bạn giải tốt lắm!!! Nhưng he he he...bạn có biết chăng acid đậm đặc lên đến 18M???!!! Mặt khác, 1 p/ứ được gọi là xảy ra & xảy ra hoàn toàn là 2 chiện hơi bị khác nhau đó nhe bạn; [ion] < 10^-6 là cụ thể bao nhiu để nói rằng ion đó ko có trong dd???
Theo bên vô cơ tui học thì 1 p/ứ được xem là xảy ra hoàn toàn khi [sản phẩm] > 100 *[ tác chất] . Dzụ này bạn check lại nhé. :sep (
Nếu bạn có si nghĩ như trên dzề 1 p/ứ thì sau này nếu bạn có theo bộ môn phân tích bạn sẽ dễ bị bắt bẻ đấy. (VD nhé: giả sử người ta đưa cho bạn 1 mẫu, bảo bạn xác định hàm lượng 1 chất X (đã biết công thức danh định trước), bạn sử dụng các p/p phân tích nhưng ko thể tìm thấy chất X đó thì trong bản báo cáo bạn ko thể viết là ko có chất X đó mà bạn phải viết là ko phát hiện.) :sep (
Thân!

nanoman
02-04-2008, 01:39 PM
tđl..."bới lông tìm vết"
trong hóa học phân tích hoặc phản ứng xảy ra trong dung môi đã được nói rõ là tinh khiết thì mốc 10-6 mới không có ý nghĩa. Còn lại các phản ứng xảy ra trong dung dịch thông thường đều lấy mốc 10-6 để "coi như" ion có tồn tại đáng kể trong dd hay không.

nanoman
02-04-2008, 02:20 PM
đệ lắp nhé
Kcb = (Cl-)(ClO)(H+)2 /P(Cl2), cứ coi như P(Cl2) = 1 atm

Kcb = (Cl-)2(H+)2 thì vẫn còn biến số Cl- mà

theo đệ nghĩ [H+ ] sao bằng được [Cl-] , vì đây là pH được áp đặt !
hì , đệ sai chỗ nào thì góp ý nhé
(sorry for late reply)
Yêu cầu là tính pH để phản ứng xảy ra thuận lợi, pH này không phải là một giá trị mà sẽ là một khoảng. Như vậy đầu tiên bạn phải tính pH cân bằng do sự hòa tan Cl2 tạo ra, khi đó [H+] = 2 [Cl-]. pH cần tìm sẽ > pH vừa tính được (đây không phải là bài toán áp đặt pH)

tieulytamhoan
02-04-2008, 09:49 PM
tđl..."bới lông tìm vết"
trong hóa học phân tích hoặc phản ứng xảy ra trong dung môi đã được nói rõ là tinh khiết thì mốc 10-6 mới không có ý nghĩa. Còn lại các phản ứng xảy ra trong dung dịch thông thường đều lấy mốc 10-6 để "coi như" ion có tồn tại đáng kể trong dd hay không.
Tui ko bít bạn nói "tđl..."bới lông tìm vết", vậy tđl có fải là tui ko? Nếu là tui thì tui sin trả lời bạn rằng tui ko hề "bới lông tìm vết" như bạn nhận xét! Tui thấy amour de chimie lập luận & giải ra con số 10^-6 rùi "phán" ngay "nếu nồng độ 1 ion mà nhỏ hơn 10^-6 M thì coi như ion đó không có trong đung dịch.vậy thực tế coi như không có Cu2+ và H2S => p ư không sảy ra" nên tui ko đồng ý và nêu rõ quan điểm của mình về dzụ p/ứ xảy ra & xảy ra hoàn toàn mà thui (bạn đọc kỹ lại nhé); còn dzụ p/tích là tui mở rộng nói thêm cho dzui với riêng amour de chimie nên tui bỏ ngoặc đó, bạn thấy rõ chứ?!

amour de chimie
02-04-2008, 11:47 PM
Bạn giải tốt lắm!!! Nhưng he he he...bạn có biết chăng acid đậm đặc lên đến 18M???!!! Mặt khác, 1 p/ứ được gọi là xảy ra & xảy ra hoàn toàn là 2 chiện hơi bị khác nhau đó nhe bạn; [ion] < 10^-6 là cụ thể bao nhiu để nói rằng ion đó ko có trong dd???
Theo bên vô cơ tui học thì 1 p/ứ được xem là xảy ra hoàn toàn khi [sản phẩm] > 100 *[ tác chất] . Dzụ này bạn check lại nhé. :sep (
Nếu bạn có si nghĩ như trên dzề 1 p/ứ thì sau này nếu bạn có theo bộ môn phân tích bạn sẽ dễ bị bắt bẻ đấy. (VD nhé: giả sử người ta đưa cho bạn 1 mẫu, bảo bạn xác định hàm lượng 1 chất X (đã biết công thức danh định trước), bạn sử dụng các p/p phân tích nhưng ko thể tìm thấy chất X đó thì trong bản báo cáo bạn ko thể viết là ko có chất X đó mà bạn phải viết là ko phát hiện.) :sep (
Thân!
hehe, nếu nói như huynh thì phản ứng nào chẳng sảy ra, vì tất cả các p.ư đều có hằng số cân bằng.ví dụ như Cu+ H+ chẳng hạn, HgS + HCl???.còn cái " số " 10^-6 thì đệ không " bịa " ra, huynh biết rồi đấy.trong các đề tài phân tích, khi tìm các ion dưới dạng " vết" thì nồng độ của nó cũng đều lớn hơn 10^ -6 cả.
thực nghiệm cũng chứng minh rằng CuS không tan trong acid mạnh.tốt nhất là huynh nên công nhận điều đấy :yeah (
Bạn giải tốt lắm!!! Nhưng he he he...bạn có biết chăng acid đậm đặc lên đến 18M???!!! Mặt khác, 1 p/ứ được gọi là xảy ra & xảy ra hoàn toàn là 2 chiện hơi bị khác nhau đó nhe bạn; [ion] < 10^-6 là cụ thể bao nhiu để nói rằng ion đó ko có trong dd???

nồng độ acid lên đến 18M thì có sao đâu, [Cu2+] vẫn < 10^-6
Theo bên vô cơ tui học thì 1 p/ứ được xem là xảy ra hoàn toàn khi [sản phẩm] > 100 *[ tác chất] . Dzụ này bạn check lại nhé. :sep (


huynh thử lấy ví dụ cho đệ xem nhé.đệ đọc ít sách nên mới thấy lần đầu
thanhks

tieulytamhoan
02-05-2008, 12:12 AM
Hì hì....sorry bạn nhìu nghen! Tui sai rùi :danhnguoi. Hum nay tỉnh táo check & tính toán lại mới fát hiện mình tính sai :danhnguoi. Mong bạn thông củm nhé. Sorry, sorry, so-so-ry-ry!!!
(nhưng tui sẽ tận tay check lại bằng thực nghiệm với H2SO4 đđ; HCl đđ... (nếu có đk tui sẽ thử thêm các đại ca HCLO4, HI..v...v...nữaxem sao.)..hix hix...:ungho ()...

Scooby-Doo
02-05-2008, 12:22 AM
nhưng tui sẽ tận tay check lại bằng thực nghiệm với H2SO4 đđ; HCl đđ... (nếu có đk tui sẽ thử thêm các đại ca HCLO4, HI..v...v...nữaxem sao.)..hix hix...:ungho ()...
Nếu muốn làm TN với HClO4, em nên hết sức cẩn thận nhe về mặt nồng độ, thể tích và nhớ đeo kính bảo hộ. Đã có rất nhiều báo cáo về tai nạn do nổ khi làm TN với HClO4.

Thường trên các fumehood (tủ hút) ở một số nước có gi câu chú thích: "Tủ hút này không được chế tạo để làm TN với HClO4, nếu cần thực hiện TN với HClO4 cần liên hệ ban an toàn để thực hiện TN ở nơi khác".

Trước đây có SV Pháp làm việc chung với mình kể lại là trong trường hắn có SV làm TN với HClO4. Sau TN sinh viên đó thấy có kết tủa trong ống NMR nên đưa lên mắt xem. Ngay lúc đó ống NMR phát nổ và SV đó bị hỏng đôi mắt kể từ đó.

Take care and Good luck!

ngao ngao
02-08-2008, 07:29 AM
Nhôm t/d với nc' song pư dừng lại ngay do tạo thành Al(OH)3
bọc bên ngoài ngăn ko cho pư xảy ra tiếp :noel4 ( :noel4 (

khanh
02-10-2008, 06:51 AM
Hix, cho em hỏi, khi khử thioacetal vòng thì tạo ra sp gì ( cụ thể luôn giùm em ).
VD nếu như hợp chất là thioacetal vòng mà mạch ở ngoài có nhóm C=O thì khi khử bằng Raney Ni thì chỉ khử lưu hùynh hay khử carbonyl group hay cả hai.
VD: Điều chế PhCOCH2CH3 từ PhCOCH2CHO

J. Org. Chem.
02-10-2008, 07:18 AM
Hix, cho em hỏi, khi khử thioacetal vòng thì tạo ra sp gì ( cụ thể luôn giùm em ).
VD nếu như hợp chất là thioacetal vòng mà mạch ở ngoài có nhóm C=O thì khi khử bằng Raney Ni thì chỉ khử lưu hùynh hay khử carbonyl group hay cả hai.
VD: Điều chế PhCOCH2CH3 từ PhCOCH2CHO
khử bằng Ni Raney thì sẽ bẻ gãy liên kết C-S trong thioacetal, loại bỏ nhóm chức này
Ni Raney khi thực hiện phản ứng này đã có sẵn vừa đủ 1 lượng H2 (nó hấp phụ H2 tốt) để khử liên kết C-S thành C-H, nó không khử C=O nếu lượng H2 không dư.
Cách điều chế bài của em thì như sau: pư tạo thioacetal là thuận nghịch nên khi tiến hành trong điều kiện êm dịu và tách nhanh SP khỏi hỗn hợp, dùng tỉ lệ đương lượng 1:1 thì có thể tạo thiohemiacetal với andehit (regioselective) sau đó loại chức thiohemiacetal nhờ Ni Raney :cuoimim (

TNT_TNT
02-13-2008, 12:11 AM
BT này được phân chia rõ ràng (có đáp án cụ thể) và có nhiều phương pháp giải nhanh rất hay!
^_^chúc các sĩ tử thành công^_^ :tuongquan

13thDeadCrow
02-13-2008, 05:59 AM
Bài 1: Cho 26,6g hỗn hợp gồm KCl và NaCl. Hoà tan hỗn hợp vào nước thành 500g dd. Cho dd tác dụng với AgNO3 vừa đủ thì tạo thành 57,4g kết tủa. Tính nồng độ % của mỗi muối trong dd ban đầu?

Bài 2: Cho 23,2g hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với dd HCl dư thu được 6,72 lít khí (đktc). Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp?

Bài 3: Khi hoà tan 6g hỗn hợp kim loại gồm Cu, Fe và Al trong HCl thì tạo thành 3,024 lít khí (đktc) và còn lại 1,86g phần không tan. Xác định phần trăm của hợp kim theo số mol?

Cứu em với mọi người ơi!!! Em ngu hoá kinh niên, huhu... :(( :(( :((

2luaqn
02-13-2008, 07:56 AM
Chài các pác lại lãng sang chiện nào thía,vậy nói túm lại thì theo các pác thì Cu2+ t/d voi H2S ra j nào,còn theo pác amour de chimie là pư trên ko xảy ra là tui ko thể nào chấp nhận được :ngu9 (

tigerchem
02-13-2008, 09:52 AM
Bài 1: Gọi x và y lần lượt là số mol của NaCl và KCl
Ag(+) + Cl(-) -> AgCl
Số mol AgCl = 0.4 mol = số mol Cl(-)
Khối lượng Na(+) và K(+): 26.6 - 0.4*35.5 = 12.4 g
Ta có: x + y = 0.4
39x + 23y = 12.4
=> x = y = 0.2 => nồng độ muối

Bài 2: Cu không phản ứng với HCl nên từ số mol H2, viết PTPU suy ra số mol Fe và trừ ra được số mol Cu.

Bài 3: Tương tự, 1.86 g Cu => khối lượng Al và Fe, từ số mol H2 suy ra số mol Al,Fe. Có số mol và khối lượng đặt phương trình 2 ẩn giải ra.

Thân!

tieulytamhoan
02-14-2008, 09:42 AM
He he he....tiger hình như dính đòn của bài 3 rùi :sep (. Bài 3 ko có nói HCl dư như bài 2 nên rắn còn lại chưa chắc chỉ có mỗi mình Cu, có thể có Fe dư nữa đúng ko nè?! :cuoi (
Theo ngu kiến của moi thì thế này:
a: số mol Al
b: số mol Fe
c: số mol Cu
x: số mol Fe dư
Theo thứ tự dãy điện hóa thì Al sẽ pứ với H+ trước (Al có tính khử mạnh hơn Fe mừ), kế đến là Fe, Cu ko chơi với H+ :mohoi ( :cuoi (
Lập hệ 3 pt :
27a + 56b + 64c = 6
3a/2 + x = 3.024/22.4 = 0.135
56(b-x) + 64c = 1.86
Và bất pt đk: 0<x<b (số mol Fe dư thì hiển nhiên fải lớn hơn 0 và nhỏ hơn số mol Fe ban đầu rùi đúng ko nè?! :cuoi ()
(Hy vọng bạn 13thDeadCrow sẽ giải được :mohoi ( vì lâu gồi moi ko chơi dzới BT THPT nên có thể sai đấy :cuoi (...hix hix...)
Các a e cho ý kiến với nhé. Thân!

trong hieu
02-17-2008, 05:49 AM
Làm sao để nhận biết muối iot thiệt với muối iot giả?

tieulytamhoan
02-17-2008, 08:02 AM
Làm sao để nhận biết muối iot thiệt với muối iot giả?
Cái này lâu gồi tui ko chắc lắm. Nếu ko nhầm thì bạn có thể lấy nước cơm và cho 1 ít muối vào. Nếu là muối iod thì dd sẽ có màu xanh, nhược bằng ko thì ko fải muối iod :hutthuoc( . Chúc thí nghiệm thành công nhé! Thân!

Scooby-Doo
02-17-2008, 09:45 AM
Cái này lâu gồi tui ko chắc lắm. Nếu ko nhầm thì bạn có thể lấy nước cơm và cho 1 ít muối vào. Nếu là muối iod thì dd sẽ có màu xanh, nhược bằng ko thì ko fải muối iod :hutthuoc( . Chúc thí nghiệm thành công nhé! Thân!
Có bao giờ tieulytamhoan cầm hộp muối iod lên để đọc thành phần chưa mà lại đề nghị cách nhận biết muối iod bằng nước cơm như phản ứng hồ tinh bột với iodine I2. Nếu vậy chắc nấu cháo bỏ muối vào sẽ ra màu xanh hết!

Tui không biết cách phân biệt muối iod so với muối thường nhưng do phải dùng muối iod hàng ngày nên mỗi lần mua muối tui đều phải đọc thành phần của muối trước khi mua. Muối iod (iodized salt) là muối NaCl thường có chứa hàm lượng nhỏ ít nhất là một trong các muối có anion chứa nguyên tố iod (thường thì chứa hai muối) như NaI, KI, NaIO3 và KIO3.

Tùy theo qui định của từng nước mà hàm lượng iodide hoặc iodate thêm vào tăng giảm chút ít. Thông thường khoảng 0.015-0.030%. Vào các siêu thị ở châu Âu, trên các hộp muối đều ghi rõ hàm lượng muối iod thêm vào trong hộp muối. Các hộp muối ở Bắc Mỹ nhiều khi chỉ để là iodized salt nhưng không để hàm lượng muối iod thêm vào?

tieulytamhoan
02-17-2008, 08:44 PM
Dzụ dziệc này em được nghe từ 1 giáo viên ngày xưa dạy em (cũng khá lâu gồi). Em có nói ở trên là e ko chắc vì bản thân cũng chưa từng làm thực nghiệm qua. Qua đây, em cũng xin nhận lỗi trước thầy và các a e trong 4rum vì đã post lên 1 bài rất rất kém chất lượng & chưa từng qua khảo sát :liduc (. Tuy vậy, em sẽ cố làm theo hướng cũ và nếu có kết quả em sẽ post lên sau. Xin mọi người thông cảm cho e :liduc (. E xin cảm ơn mọi người :liduc (.

anhtuan1992s
02-18-2008, 09:51 AM
cho em hỏi khi cho dd H2SO4 loãng hay dd HBr vào nước Javen thì có hiện tượng j` và viết phương trình :ngu (

tigerchem
02-18-2008, 10:46 AM
Trước đây muối iot được sản xuất bằng cách cho thêm 1 loài rong biển vào, do rong biển hấp thu iot nhiều, đây cũng là lý do tại sao những người miền biển ít bị bướu cổ do thiếu iot, vì nước biển chứa lượng lớn iot.
Tuy nhiên iot trong rong biển tồn tại dưới dạng muối hữu cơ nên dễ bị mất tác dụng khi đun nóng, nếu nấu ăn cho muối iot vào trước (ở nhiệt độ cao) thì muối mất tác dụng, phải cho muối vào sau khi nấu.
Sau này người ta cải tiến bằng cách thêm muối KIO3 vào, và do đó muối không bị mất tác dụng ở nhiệt độ cao, ngoài ra muối kali còn có tác dụng chống ẩm tốt nên muối ăn không bị ẩm (NaCl là chất không hút ẩm nhưng khi thêm lượng nhỏ tạp chất thì hút ẩm mạnh).
Muối KIO3 còn có công dụng khác nữa là dễ nhận biết, khi thêm axit loãng (vắt chanh) vào thì xuất hiện nhanh chóng kết tủa iot và có thể trắc nghiệm bằng hồ tinh bột hoặc thấy ngay màu xanh. Đây là cách bà con miền núi phân biệt muối iot thật và giả (nếu ai thêm rong biển vào như trước đây thì mặc dù là muối iot "thật" nhưng cũng bị xem là giả ^^)
Nếu ai quan tâm muốn biết về loài rong biển này thì có thể ra những tiệm thuốc ở khu Chợ Lớn hỏi mua tảo đỏ sẽ có, đem về nấu nước uống rất mát, bổ sung iot, lưu ý đừng uống nhiều quá vì dư thừa iot sẽ được cơ thể đào thải ra bằng nước tiểu nhưng nếu ngày nào cũng ăn hải sản, uống nước rong biển và dùng muối iot thì cơ thể không đào thải kịp, dễ bị bệnh cường giáp.
Anh em cũng tránh dùng bột nêm mà không dùng muối sẽ thiếu hụt iot.
Thân!

linhms
02-21-2008, 06:59 PM
Cho m (g) bột FexOy, hoà tan bằng HCl (dư), sau đó thêm NaOH (dư) lấy kết tủa rồi nung trong không khí đến nhiệt độ không đổi được m (g) chất rắn.Tìm công thức của oxit sắt.

tieulytamhoan
02-21-2008, 07:50 PM
Cho m (g) bột FexOy, hoà tan bằng HCl (dư), sau đó thêm NaOH (dư) lấy kết tủa rồi nung trong không khí đến nhiệt độ không đổi được m (g) chất rắn.Tìm công thức của oxit sắt.
Theo moi nghĩ công thức oxid sắt đề bài hỏi là Fe2O3.

lâm ngọc nga
02-22-2008, 07:52 AM
có hỗn hợp o xi và ozon. sau một thời gian, ozon bị phân hủy hết, ta được một chất khí duy nhất có thể tích là 2%.
a. hãy giải thích sự tăng thể tích của hỗn hợp khí
b. xác định thành phần % theo thể tích của hỗn hợp khí ban đầu.
( biết biết thể tích khí được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.)

emtrai06
02-22-2008, 10:24 AM
này ! bạn có lộn không vậy?
mình nghĩ là phải 102% hoặc là 120% thì mới làm được chứ
vì O3 phân hủy thành O2 vậy thể tich phải tăng chứ.
hoặc là cái đề này sẽ là thể tích tăng là 2 %
mà như thế thì %O3 sẽ là 4% còn O2 ban đầu là 96 phần trăm

emtrai06
02-22-2008, 10:27 AM
ừm, vì hidroxit sắt nung trong không khí sẽ cho Fe2O3, và có cũng m gam với chất FexOy ban đầu nên đây phải là Fe2O3

Phương Chi
02-23-2008, 07:49 AM
đốt cháy 5,6g bột Fe trong bình đựng O2 thu đc 7,36g hh A gồm Fe2O3, Fe3O4 vàv Fe. Hòa tan hoàn toàn lượng hh A = dd HNO3 thu đc V lit hh khí B gômd No và NO2 có tỉ khối so với H2 là 19

a, viết ptpư
b, Tính thể tích mỗi khí ở đktc

Làm giúp tớ với các bạn :sacsua (

trannguyen
02-23-2008, 10:56 AM
tỉ khối NO và No2 là 19 => no và No2 có thể tích bằng nhau.
khối lượng O2 là 7,36-5,6=1.76 gam. => số mol O2 là 0.055 mol.
số mol sắt là 0.1

không cần tính thành phần của hỗn hợp A. ta giả sử toàn bộ Fe chuyển thành Fe(III).
Fe2O3 có 0.11 mol nguyên tử O. vậy có 0.11*2/3=11/150 mol sắt đã chuyển thành săt ba.
còn0.1-11/150=2/75 mol sắt
khí sinh ra là do Fe này tác dụng với HNO3 vậy.
4Fe + 18HNO3 -> 3NO2 + 3NO+4Fe(NO3)3 + 9H2O
2/75mol

=> V= 2/75*6/4 * 22.4=.896 lit
vậy ;là thể tích mỗi khí là0.448 lít

amour de chimie
02-23-2008, 12:56 PM
hehe, chưa cần giải đã đoán được Fe2O3 huynh nhể

trannguyen
02-24-2008, 03:58 AM
ở đây không phải A là chỉ có Fe2O3 được tạo ra
nhưng mình đã lợi dụng ở điểm Fe và Fe(II) sẽ bị oxihóa tiếp tục cho ra sắt ba
nên vậy thì mình quy đổi cho là Fe thành sắt ba
phần còn lại thì phản ứng với NO3- như vậy thì nhanh hơn nhiều
mà nếu đi phân tính thành phần sắt trong A thì không làm được. mà đề có yêu cầu đâu.

Phương Chi
02-24-2008, 09:41 AM
Tớ có 2 bài về điện phân:

HÒa tan 50g tinh thể CuSO4.5H2O vào 200ml dd HCl 0,6M ta đc dd A. Tiến hành điện phân dd A với dòng điện cường độ 1,34A trong thời gian 4h. Tính khối lượng kim loại thoát ra ở catot và thể tích khí sinh ra ở anot.


HH A gồm 0,4 mol FeS2 và 0,4 mol Cư2S đc nung nóng trong O2 dư thu đc chất rắn A và chất khí B.
a, tính thể tích dd NaOH 2M tối thiểu phải dùng để hấp thụ hết B
b, Hòa tan chất rắn A vào dd HCl vừa đủ thu đc dd B. Diện phân dd B với cường độ dòng điện 13,4A đến khi trong dd hết ion Cu2+. Tính thời gian điện phân

amour de chimie
02-24-2008, 11:11 AM
Tớ có 2 bài về điện phân:

HÒa tan 50g tinh thể CuSO4.5H2O vào 200ml dd HCl 0,6M ta đc dd A. Tiến hành điện phân dd A với dòng điện cường độ 1,34A trong thời gian 4h. Tính khối lượng kim loại thoát ra ở catot và thể tích khí sinh ra ở anot.


HH A gồm 0,4 mol FeS2 và 0,4 mol Cư2S đc nung nóng trong O2 dư thu đc chất rắn A và chất khí B.
a, tính thể tích dd NaOH 2M tối thiểu phải dùng để hấp thụ hết B
b, Hòa tan chất rắn A vào dd HCl vừa đủ thu đc dd B. Diện phân dd B với cường độ dòng điện 13,4A đến khi trong dd hết ion Cu2+. Tính thời gian điện phân

lâu không làm đ f , thử chút

bài 1
nCuSO4 = nCu2+ = 0,2 mol
nHcl = nCl- = 0,12 mol
theo Faraday, nCu =It/nF = 4*3600*1,34/2*96500=0,1 mol => mKl
các ptpư :
Cu2+ + 2Cl- = Cu(ca) + Cl2(a)
(mol) 0.06-----0.12---0.06--0.06
2Cu2+ + 2H2O=2Cu(ca) + 4H+ + O2(a)
(mol) -------------------0.04------------0.02
nkhi' = 0.08 mol => V
Bài 2
nFeS2 =0.4 (mol) = nFe3+
nCu2S=0.4(mol) -> nCu2+ =).8 mol
->nSO2 =0.4*2 + 0.4 = 1,2 (mol)
a)theo pt NaOH + SO2=NaHSO3 , số mol NaOH tối thiểu dùng là 1.2mol->V
b)các ptpư
Fe3+ --(df)--> Fe2+(1) t1=(mol Fe3+)*1*F/I
Cu2+ --(df)--->Cu (2) t2=(molCu2+)2*F/I
t =t1+t2=...
có j` góp ý nhé
thân

bicycle2007
02-24-2008, 10:43 PM
đốt cháy 5,6g bột Fe trong bình đựng O2 thu đc 7,36g hh A gồm Fe2O3, Fe3O4 vàv Fe. Hòa tan hoàn toàn lượng hh A = dd HNO3 thu đc V lit hh khí B gômd No và NO2 có tỉ khối so với H2 là 19

a, viết ptpư
b, Tính thể tích mỗi khí ở đktc

Làm giúp tớ với các bạn :sacsua (

bi nghĩ bài này làm theo định luật bảo toàn electron là nhanh nhất, hông cần phải lí luận gì cả
Fe--->(Fe3+)+3e
O+2e----->O2-
(N+5)+3e--->(N+2)
(N+5)+1e--->(N+4)
Bảo toàn e:
(5.6/56)*3=[(7.36-5.6)/16]*2+3a+b. Trong đó, a, b là số mol NO, No2
Sơ đồ đường chéo:
a/b = 1/4
:bidanh(

bicycle2007
02-24-2008, 10:52 PM
Theo kinh nghiệm của bi :ho ( những bài điện phân hỗn hợp mà viết phương trình rất dễ dính đòn. Có lẽ mình nên viết ở dạng bán phản ứng và hông nên dùng công thức Faraday mà chỉ nên dùng công thức fara thui n=It/96500 :ninja (

trannguyen
02-25-2008, 08:44 AM
đồng ý với bạn là dùng bảo tòa electron nhưng có chỗ bạn nhầm rồi
[Trích:
Nguyên văn bởi Phương Chi
đốt cháy 5,6g bột Fe trong bình đựng O2 thu đc 7,36g hh A gồm Fe2O3, Fe3O4 vàv Fe. Hòa tan hoàn toàn lượng hh A = dd HNO3 thu đc V lit hh khí B gômd No và NO2 có tỉ khối so với H2 là 19

a, viết ptpư
b, Tính thể tích mỗi khí ở đktc

Làm giúp tớ với các bạn



bi nghĩ bài này làm theo định luật bảo toàn electron là nhanh nhất, hông cần phải lí luận gì cả
Fe--->(Fe3+)+3e
O+2e----->O2-
(N+5)+3e--->(N+2)
(N+5)+1e--->(N+4)
Bảo toàn e:
(5.6/56)*3=[(7.36-5.6)/16]*2+3a+b. Trong đó, a, b là số mol NO, No2
Sơ đồ đường chéo:
a/b = 1/4

]
a/b phải là 1/2
bạn kiểm tra lại đi

amour de chimie
02-25-2008, 09:09 AM
đồng ý với bạn là dùng bảo tòa electron nhưng có chỗ bạn nhầm rồi
[Trích:
Nguyên văn bởi Phương Chi
đốt cháy 5,6g bột Fe trong bình đựng O2 thu đc 7,36g hh A gồm Fe2O3, Fe3O4 vàv Fe. Hòa tan hoàn toàn lượng hh A = dd HNO3 thu đc V lit hh khí B gômd No và NO2 có tỉ khối so với H2 là 19

a, viết ptpư
b, Tính thể tích mỗi khí ở đktc

Làm giúp tớ với các bạn



bi nghĩ bài này làm theo định luật bảo toàn electron là nhanh nhất, hông cần phải lí luận gì cả
Fe--->(Fe3+)+3e
O+2e----->O2-
(N+5)+3e--->(N+2)
(N+5)+1e--->(N+4)
Bảo toàn e:
(5.6/56)*3=[(7.36-5.6)/16]*2+3a+b. Trong đó, a, b là số mol NO, No2
Sơ đồ đường chéo:
a/b = 1/4

]
a/b phải là 1/2
bạn kiểm tra lại đi
haha, hai cậu cùng kiểm tra lại đi,a/b=1:1

trannguyen
02-25-2008, 09:12 AM
ý quên 1/1 đúng rồi mình làm bài ở trên là 1/1 mà giờ lại nói là 1/2 quê quá
sai cơ bản

bicycle2007
02-25-2008, 11:24 PM
Éc, bi xin lỗi. Tỉ số đúng là 1 hic :rau (

hathai
02-26-2008, 09:02 AM
Em có bài này muốn nhờ!!! Ko hiểu j cả hiz
Từ thời THượng cổ con người đã biết sơ chế các hợp chất hữu cợ Hãy cho biết các cách làm sau đây thực chất thuộc vào loại phương pháp tách biệt và tinh chế nảo
a. Giã lá cây chàm, cho vào nước, lọc lấy dung dịch màu để nhuộm sợi, vải.
b. Nấu nước uống
c. Ngâm rượu, thuốc, rượu rắn
d. Làm đường cát, đường phèn từ nước mía
Làm ơn giúp em với, em đang cần gấp :vanxin(

theanhlathe01
02-26-2008, 07:28 PM
theo tui chọn D

trannguyen
02-27-2008, 05:01 AM
Ở đây thau nhôm bị lủng có lẽ không phải do kiềm ăn mòn sau một đêm đâu vì Ca(OH)2 có tính kiềm khá yếu. Lý do chính là phản ứng đốt cháy khí acetylene tỏa ra một nhiệt lượng rất lớn làm chảy thau nhôm. Khí acetylene được dùng trong đèn hàn xì (hàn gió đá).
không đâu anh ơi khí acetylen sinh ra mạnh nhưng sẽ bay bên ngay và cháy trên mặt nước, nhiệt lượng tỏa ra cũng lớn nhưng không đủ cháy thau nhôm được( nước trong thau rất nhiều.
và điều quan trọng là thau nhôm đến sáng mai mới lũng mà
lũng do emtrai ngu mà lỳ chơi xong mà không chịu đổ nước đi... :sangkhoai

chemical54
02-27-2008, 09:55 AM
:bachma ( Khử 3.48 một oxit của một kim loại M bằng H2 có thể tích 1.344 (ở đktc) . Chất rắn thu được sau phản ứng trên cho tác dụng với dd HCl và giải phóng 1.008 lít khí H2 (ở đktc) . Tìm công thức oxit của kim loại M

quanhuong1608
02-27-2008, 10:29 AM
Bài này bạn tính số mol H2O = số mol H2 = 0.06 mol
Khối lượng H2O = 0.06*18 = 1.08 gam
Dùng định luật bảo toần khối lượng: m oxit + mH2 = m KL + m H2O
Tính được m KL = 2.46 gam
Đến đây rùi bạn tự làm nốt nhé.

meobeo_90
02-27-2008, 11:46 AM
Mọi người ui giải giùm mìh bài này mí: "Một dd chứa b mol H2SO4 hoà tan vừa hết a mol Fe thu được khí A và 42,8 g muối khan. Nug lượng muối đó ở nhiệt độ cao (ko có kk) đến khối lượng ko đổi thu được hh khí B. Tính gtri a, b (biết a/b=2,5/6) và tính tỉ khối của B với kk"

bicycle2007
02-27-2008, 08:36 PM
bi nghĩ tỉ số a/b=2.5/6 là có vấn đề

theanhlathe01
02-28-2008, 06:42 AM
A và B la hai dd HCL có nồng độ khác nhau. Trộn lẫn 1l A với 3l B =>4l D. Để trung hoà 10ml dd D cần 15ml dd NaOH 0,1 M. Trộn lẫn 3l A với 1l B ta dc 4l E. Cho 80ml dd E t/d với AgNO3 dư thu dc 2,87g kết tủa. Tính nồng độ mol/l các dd A, B, C, D?

quanhuong1608
02-28-2008, 11:08 PM
Bài này rất dễ thôi bạn ạ.
Ở đây xảy ra phản ứng Fe + H2SO4 = Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O (1)
Su đó khi hết H2SO4 xảy ra phản ứng: Fe + Fe2(SO4)3 = FeSO4 (2)
Bạn cân bằng phản ứng đặt số mol phản ứng cảu axit ở (1) là b thì số mol của Fe phản ứng ở (2) là a - b/3.
Bạn lập hệ và tính được: a = 0.25, b =0.6
Sau đó viết 2 ptpu nhiệt phân muối và tính tỉ khối nhé

nhoccoi
03-02-2008, 07:45 PM
giúp cháu với (hóa học lớp 10):
cho 50g dung dịcch MX(M là kim loại kiềm ,Xlà halogen)35,6% tác dụng với 100g dung dịch AgNo3 thu được kết tủa.Lọc kết tủa dược nước lọc.Biết nồng độ MX trong thí nghiệm giảm đi 1,2 lần so với nồng độ ban đầu.Xác định công thức MX?

làm được bài này sẽ có thưởng đó các bác

tuyetnhung
03-03-2008, 01:00 AM
em có một bài hóa muốn hỏi làm ơn giải hộ em:
Hỗn hợp X gồm có ba muối natri halogenua có hai muối biết rồi là NaBr và NaI còn một muối chưa biết tên. Hòa tan 6,23g hỗn hợp X vào nước thu được dung dịch A. Sục khí Clo dư vào dung dịch A sau khi phản ứng sảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 3,0525g muối khan. Lấy một nwar lượng muối khan này cho tác dụng với dung dịch bạc nitorat dư thu được 3,22875g kết tủa.
Hỏi muối còn lại trong hỗn hợp X là gì?
Tinh thành phần phần trăm mỗi muối trong hỗn hợp X?
Em xin cảm ơn :welcome (

quanhuong1608
03-03-2008, 08:39 PM
xxx
Chào các bạn!!!
Tui có bài này muốn nhờ mọi người giải dùm:
Thêm từ từ dung dịch HCl vaog 10 gam muối Cacbonat một kim loại hóa trị II thì sau một thời gian lượng khío thoát ra đã vượt quá 1,904 lít (đktc) và lượng muối clorua tạo thành vượt quá 8,585 gam. Hói đó là muối của kim loại nào trong số các kim loại sau: Ca, Mg. Ba, Cu. Zn.
Mọi người thử suy nghĩ và giải giúp mình nhé.
Cảm ơn nhìu.

ayumi_ghost
03-04-2008, 04:17 AM
Mấy sư huynh ,sư tỉ làm ơn giải giùm em bài này
Thêm 200 g nước vào dd NaOH thì thu được dd X có nồng độn M giảm đi 50%. Cho 200 g dd X phản ứng vừa đủ với 100 g dd đồng sunfat thu được chất kết tủa và dd Ỵ
a) Tính khối lượng kết tua?
b) tính C% của muối có trong dd Y.
THANKS VERY MUCH!!!!

tuyetnhung
03-06-2008, 08:09 PM
Mọi người ơi giúp em với khó quá!!!!!!!!
Bài 1:
Từ 0,1 mol H2SO4 có thể điều chế được SO2 với các thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn lần lượt bằng 1,12 lít, 2.24 lít, 3,36 lít đựoc không ? Giải thích , minh hoạ và viết phương trình phản ứng.
Bài 2 :
Oxit của một nguyên tố R có phần trăm khối lượng oxi trong phân tử là 50%
a) Xác định nguyên tố R và công thức phân tử của oxit.
b) Trộn oxit trên với khí cacbonic thu được hỗn hợp khí A có thể tích 3,36 lít (ở điều kiện tiêu chuẩn) và có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 28,66. Cho hỗn hợp A vào 100 ml dung dịch KMnO4 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch B :
+ Dung dịch B còn màu tím như ban đầu không ? Giải thích
+ Chia dung dịch B thành 2 phần bằng nhau. Tính lượng NaCl có thể tác dụng hết với phần thứ nhất và thể tích dung dịch KOH 0,2M trung hoà được phần thứ hai ?
Bài 3:
Hỗn hợp A gồm bột Al và S. Cho 13,275 gam A tác dụng với 400 ml HCl 2M thu được 8,316 lít khí H2 tại 27,30C và 1 atm trong bình sau phản ứng có dung dịch B. Nếu nung nóng 6,6375 gam A trong bình kín không có oxi tới nhiệt độ thích hợp, được chất D. Hoà tan chất D trong 200 ml HCl 2M được khí E và dung dịch F.
a) Hãy tính nồng độ các chất và các ion trong dung dịch B, dung dịch F.
b) Dẫn khí E (đã làm khô) qua ống sứ chứa 31,5 gam bột CuO nung nóng tới nhiệt độ thích hợp (không có oxi của không khí ). Phản ứng xong ta thu được những chất nào? Tính lượng mỗi chất đó. (biết trong sản phẩm : chất rắn là nguyên chất, tính theo gam, chất khí bay hơi đo tại 1000C và 1 atm)
giúp em nhanh lên nhé :vanxin(

tuyetnhung
03-06-2008, 08:27 PM
hình như là đề bài sai rùi. nếu là nồng độ phần trăm thì sẽ đúng hơn là nồng độ mol

mpichu
03-07-2008, 08:59 AM
hai lá kim loại cùng chất có khối lượng (m) bằng nhau.Một ngâm trong ddCuCl2 ,1ngaam trong ddCdCl2,sau một thời gian phản ứng thấy thanh 1 tăng 1,2%,thanh2 tăng 8,4% .Biết molCuCl2,mol CdCl2 trong 2 dd giảm như nhau kim loại bị õi hóa ion2+.Tìm kim loại
Làm dc xin nhắn cho mình nha

mpichu
03-07-2008, 09:11 AM
A,B,C là đơn chất của các nguyên tố thuộc chu kỳ,có các quy trình sau:
(1) A+C -> D khí
(2) A+B -> E khí
(3) A+F -> D khí +NƯỚC
(4) D+E -> A kết tủa+nước
(5) D+KMnO4+nước -> G+H+F
(6) E+KMnO4+F -> A kết tủa+G+H+nước
Ai làm đc mail cho mình nha

2luaqn
03-07-2008, 10:16 AM
cho tui hoi? "chu kinh" la` j the' va` trong de` ban cho A,B,C nhun?g tui ko thay' chat C dau ca?

amour de chimie
03-08-2008, 07:48 AM
A,B,C là đơn chất của các nguyên tố thuộc chu kỳ,có các quy trình sau:
(1) A+C -> D khí
(2) A+B -> E khí
(3) A+F -> D khí +NƯỚC
(4) D+E -> A kết tủa+nước
(5) D+KMnO4+nước -> G+H+F
(6) E+KMnO4+F -> A kết tủa+G+H+nước
Ai làm đc mail cho mình nha
A:S
B:H2
C:O2
D:SO2
E:H2S
F:H2SO4
G,H:K2SO4+MnSO4

amour de chimie
03-08-2008, 08:06 AM
giúp cháu với (hóa học lớp 10):
cho 50g dung dịcch MX(M là kim loại kiềm ,Xlà halogen)35,6% tác dụng với 100g dung dịch AgNo3 thu được kết tủa.Lọc kết tủa dược nước lọc.Biết nồng độ MX trong thí nghiệm giảm đi 1,2 lần so với nồng độ ban đầu.Xác định công thức MX?

làm được bài này sẽ có thưởng đó các bác
bài này hình như thiếu nồng độ % của AgNO3 phải không bạn

amour de chimie
03-08-2008, 08:51 AM
em có một bài hóa muốn hỏi làm ơn giải hộ em:
Hỗn hợp X gồm có ba muối natri halogenua có hai muối biết rồi là NaBr và NaI còn một muối chưa biết tên. Hòa tan 6,23g hỗn hợp X vào nước thu được dung dịch A. Sục khí Clo dư vào dung dịch A sau khi phản ứng sảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 3,0525g muối khan. Lấy một nwar lượng muối khan này cho tác dụng với dung dịch bạc nitorat dư thu được 3,22875g kết tủa.
Hỏi muối còn lại trong hỗn hợp X là gì?
Tinh thành phần phần trăm mỗi muối trong hỗn hợp X?
Em xin cảm ơn :welcome (
gọi muối cần tìm là NaX (X=Cl,Br) số mol =a
nNaBr =b, nNaI=c (mol)
a(23+X) +b103+c150=6,23(1)
a(23+X) +58,5(b+c)=3,0525(2)
Nếu X=F =19 thì có kết tủa AgBr,AgI
b188+c235=2*3,22875(3)
1,2,3=>loại vì có nghiệm âm
vậy X có thể là Cl,Br,I
khối lượng kết tủa là a(108+X) +b188+c235=6,4575(3')
X=Cl => Vô nghiệm
X= Br hoặc I , số mol 2 muối là b,c thì b,c thỏa mãn 3 pt sau
b103+c150=6,23(1)
58,5(b+c)=3,0525(2)
b188+c235=2*3,22875(3)
giải ra thấy không thỏa mãn => vô nghiệm
bạn xem giúp mình xem đầu bài có sai không nhé

amour de chimie
03-08-2008, 09:02 AM
xxx
Chào các bạn!!!
Tui có bài này muốn nhờ mọi người giải dùm:
Thêm từ từ dung dịch HCl vaog 10 gam muối Cacbonat một kim loại hóa trị II thì sau một thời gian lượng khío thoát ra đã vượt quá 1,904 lít (đktc) và lượng muối clorua tạo thành vượt quá 8,585 gam. Hói đó là muối của kim loại nào trong số các kim loại sau: Ca, Mg. Ba, Cu. Zn.
Mọi người thử suy nghĩ và giải giúp mình nhé.
Cảm ơn nhìu.
huynh viết pt ,có 10/(M+60)>0,085 =>M<57,6
10(M+71)/(M+60)>8,585=> M>0
M = Mg,Ca

amour de chimie
03-08-2008, 09:36 AM
Mọi người ơi giúp em với khó quá!!!!!!!!
Bài 1:
Từ 0,1 mol H2SO4 có thể điều chế được SO2 với các thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn lần lượt bằng 1,12 lít, 2.24 lít, 3,36 lít đựoc không ? Giải thích , minh hoạ và viết phương trình phản ứng.
Bài 2 :
Oxit của một nguyên tố R có phần trăm khối lượng oxi trong phân tử là 50%
a) Xác định nguyên tố R và công thức phân tử của oxit.
b) Trộn oxit trên với khí cacbonic thu được hỗn hợp khí A có thể tích 3,36 lít (ở điều kiện tiêu chuẩn) và có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 28,66. Cho hỗn hợp A vào 100 ml dung dịch KMnO4 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch B :
+ Dung dịch B còn màu tím như ban đầu không ? Giải thích
+ Chia dung dịch B thành 2 phần bằng nhau. Tính lượng NaCl có thể tác dụng hết với phần thứ nhất và thể tích dung dịch KOH 0,2M trung hoà được phần thứ hai ?
Bài 3:
Hỗn hợp A gồm bột Al và S. Cho 13,275 gam A tác dụng với 400 ml HCl 2M thu được 8,316 lít khí H2 tại 27,30C và 1 atm trong bình sau phản ứng có dung dịch B. Nếu nung nóng 6,6375 gam A trong bình kín không có oxi tới nhiệt độ thích hợp, được chất D. Hoà tan chất D trong 200 ml HCl 2M được khí E và dung dịch F.
a) Hãy tính nồng độ các chất và các ion trong dung dịch B, dung dịch F.
b) Dẫn khí E (đã làm khô) qua ống sứ chứa 31,5 gam bột CuO nung nóng tới nhiệt độ thích hợp (không có oxi của không khí ). Phản ứng xong ta thu được những chất nào? Tính lượng mỗi chất đó. (biết trong sản phẩm : chất rắn là nguyên chất, tính theo gam, chất khí bay hơi đo tại 1000C và 1 atm)
giúp em nhanh lên nhé :vanxin(
bài 1
H2S04 +Cu ,C ,S => SO2, bạn tự viết nhé
bài 2
đặt công thức chất là A2Ox, cho x chạy từ 0->8 thì chỉ có x=4 và A =32(S) là được ->SO2,chất này có tính khử -> làm nhạt màu thuốc tím....
bài 3
viết pt , tính được hh có 0,225 mol Al và 0,225 mol S
khí E là H2S...
bài này bạn tự làm được

theanhlathe01
03-08-2008, 07:59 PM
em dg cần vài trăm câu dạng cân bằng pt oxhoá khử để luyện tốc độ cân bằng ai có thì post vô đây giúp em nha!

Phương Chi
03-08-2008, 10:23 PM
1: Cho 5 lít H2 và 3,36 lít Cl2 ở dktc tác dụng với nhau rồi hòa tan sản phẩm vào 192,7 gam nước ta thu được dd A. lấy 50g dd A cho tác dụng với dd AgNO3 dư thu đc 7,175g kết tủa.

a, Tính hiệu suất phản ứng giữa H2 và Cl2
b, Cho 1,3g hh 2 kim loại Mg và Fe vào 100g dd A , phjản ứng xong cô cạn thì thu đc 3,9625g chất rắn B. Xác định thành phần chất rắn B.


2: Cho a g Fe hòa tan trong dd HCl sau khi cô cạn đc 3,1 g chất rắn. Nếu cho a g Fe và b g Mg cũng vào dd HCl như trên thì thu đc 3,34g chất rắn và 448ml khí H2. TÍnh a,b


mọi ng` ơi giải giúp tớ với

tuyetnhung
03-09-2008, 12:55 AM
gọi muối cần tìm là NaX (X=Cl,Br) số mol =a
nNaBr =b, nNaI=c (mol)
a(23+X) +b103+c150=6,23(1)
a(23+X) +58,5(b+c)=3,0525(2)
Nếu X=F =19 thì có kết tủa AgBr,AgI
b188+c235=2*3,22875(3)
1,2,3=>loại vì có nghiệm âm
vậy X có thể là Cl,Br,I
khối lượng kết tủa là a(108+X) +b188+c235=6,4575(3')
X=Cl => Vô nghiệm
X= Br hoặc I , số mol 2 muối là b,c thì b,c thỏa mãn 3 pt sau
b103+c150=6,23(1)
58,5(b+c)=3,0525(2)
b188+c235=2*3,22875(3)
giải ra thấy không thỏa mãn => vô nghiệm
bạn xem giúp mình xem đầu bài có sai không nhé
đề bài ko sai mình mới ko làm được chứ. Thày giáo mình bảo phải giả sử là NaCl nếu là NaCl thì tính lượng kết tủa có đem so sánh với lượng thực tế nếu nhỏ hơn thì la NaF

amour de chimie
03-09-2008, 01:12 AM
đề bài ko sai mình mới ko làm được chứ. Thày giáo mình bảo phải giả sử là NaCl nếu là NaCl thì tính lượng kết tủa có đem so sánh với lượng thực tế nếu nhỏ hơn thì la NaF
em xem đấy , anh giả sử hết các trường hợp rùi còn j,em thử xem nhé
Chúc zui

mpichu
03-10-2008, 03:25 AM
1.Cho 18l hh Hiđrô,Clo vào 1bình thủy tinh đậy kín và chiếu sáng.Sau một thời gian ngừng chiếu sáng thu hh khí chứa 30%HCl về thể tích hh và lượng Clo giảm còn 20% so với lượng ban đầu.
Xác định %V hh ban đầu
ko ai làm bài này ah? :pocolo (

mpichu
03-10-2008, 03:30 AM
Cho hh X gồm NaCl,NaBr có m=356g.Cho hh vào nước thành dd A.Sục khí Cl2 (dư) vào dd A thu 333,75g chất rắn.Tính % khối lượng (m) mỗi chất rắn
bài này khó mong các sư phụ giải giùm
em làm được rùi cũng ko khó lắm :cuoimim (

amour de chimie
03-10-2008, 05:11 AM
QUOTE=mpichu]A -> C -> E
X |->X |->X |->X (X là Halogen)
B -> D -> F
bài này khó ai giải giúp mình với[/QUOTE]
em viết gì , anh chẳng hiểu???
Cho hh X gồm NaCl,NaBr có m=356g.Cho hh vào nước thành dd A.Sục khí Cl2 (dư) vào dd A thu 333,75g chất rắn.Tính % khối lượng (m) mỗi chất rắn
bài này khó mong các sư phụ giải giùm

bài này dễ mà,
có pt
Cl2 + NaBr = NaCl +Br2
em đặt a, b là số mol của NaCl,NaBr , dựa vào pt mà tính

Ariesstar
03-10-2008, 08:41 AM
Bài 1 : A là dd AgNO3 có a mol/l . Cho 13,8g hỗn hợp bột Fe và Cu vào 750ml dd A. Sau khi phản ứng kết thúc thu đc dd B và 37,2g chất rắn E. Cho NaOH vào dd B thu đc kết tủa , lấy kết tủa nung nóng trong không khí đến khối lượng ko đổi thu đc 12g hỗn hợp gồm 2 oxit của 2 kim loại.
a, Tìm % khối lượng 2 kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b, Tính a

Bài 2 : Một hỗn hợp 3 muối NaF , NaCl , NaBr nặng 4.82g , hòa tan hoàn toàn hỗn hợp trong nước thu đc dd A. Sục khí Clo dư vào dd A rồi cô cạn hoàn toàn dd sau phản ứng thu đc 3,93g muối khan. Lấy 1/2 lượng muối khan này hòa tan vào nước rồi cho phản ứng với dd AgNO3 thì thu đc 4,305g kết tủa .
a,Viết các PTHH
b,Tính thành phần % khối lượng mỗi muối trong hợp chất.
:nhau (

amour de chimie
03-10-2008, 09:14 AM
Bài 1 : A là dd AgNO3 có a mol/l . Cho 13,8g hỗn hợp bột Fe và Cu vào 750ml dd A. Sau khi phản ứng kết thúc thu đc dd B và 37,2g chất rắn E. Cho NaOH vào dd B thu đc kết tủa , lấy kết tủa nung nóng trong không khí đến khối lượng ko đổi thu đc 12g hỗn hợp gồm 2 oxit của 2 kim loại.
a, Tìm % khối lượng 2 kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b, Tính a

(
bài 1
có số mol hỗn hợp >= 13,8/56 = 0,2156(mol) ,nếu 2 kl pư hoàn toàn thì m(Ag)>=46,5696(g) -> trái đầu bài, vậy AgNO3 thiếu , kim loại dư
Nếu chỉ 1 phần Fe p.ư.m (oxit)= m Fe2O3 -> nFep. ư = 0,15 mol,mE =(13,8-0,15*56) +0,15*2*108 =....=> loại
-> Fe p.ư hết , Cu p. ư 1 phần
gọi a ,b là số mol Fe, Cu trong hỗn hợp ban đầu,c là số mol Cu dư...đến đây thì em tự giải nhé :cuoi (

amour de chimie
03-10-2008, 09:20 AM
Bài 2 : Một hỗn hợp 3 muối NaF , NaCl , NaBr nặng 4.82g , hòa tan hoàn toàn hỗn hợp trong nước thu đc dd A. Sục khí Clo dư vào dd A rồi cô cạn hoàn toàn dd sau phản ứng thu đc 3,93g muối khan. Lấy 1/2 lượng muối khan này hòa tan vào nước rồi cho phản ứng với dd AgNO3 thì thu đc 4,305g kết tủa .
a,Viết các PTHH
b,Tính thành phần % khối lượng mỗi muối trong hợp chất.
:nhau (

bài này không khó lắm
em đặt a, b,c lần lượt là số mol NaF , NaCl,NaBr
em viết các ptpu ra,lưu ý Cl2 chỉ p.ư với NaBr và AgNO3 không p.ư với NaF
sau đấy giải 3 phương trình 3 ẩn là xong
Chúc em học tốt :matkinh (

Ariesstar
03-10-2008, 09:24 AM
bài 1
có số mol hỗn hợp >= 13,8/56 = 0,2156(mol) ,nếu 2 kl pư hoàn toàn thì m(Ag)>=46,5696(g) -> trái đầu bài, vậy AgNO3 thiếu , kim loại dư
Nếu chỉ 1 phần Fe p.ư.m (oxit)= m Fe2O3 -> nFep. ư = 0,15 mol,mE =(13,8-0,15*56) +0,15*2*108 =....=> loại
-> Fe p.ư hết , Cu p. ư 1 phần
gọi a ,b là số mol Fe, Cu trong hỗn hợp ban đầu,c là số mol Cu dư...đến đây thì em tự giải nhé :cuoi (
anh giải thích kĩ hơn đc ko ạ? em vẫn chưa hiểu lắm

amour de chimie
03-10-2008, 10:00 AM
bài 1 ahnếu giả sử 100% là Fe thì số mol hỗn hơp là 13,8/56
nếu giả sử 100% là Cu thì số mol hỗn hợp là 13,8/64
như vậy 13,8/64< n < 13,8/56
vì Fe đứng trước Cu trong dãy hoạt động của kim loại nên Fe p ư với Ag trước Cu, có 3 trường hợp có thể sảy ra( anh đã giả sử ở trên)
trường hợp 1 , 1 phần Fe p.ư
trường hợp 2, Fe p ư hết , 1 phần Cu pư
trường hợp 3 cả 2 đều p. ư hết
thân

saođoingoi_lovely
03-11-2008, 04:17 AM
Chào các anh chị
Em đang gặp 1bài toán mà có thể coi là "rất dễ đối với người khác nhưng khó với em". Các anh chị giải giùm em nha
Một hỗn hợp X gồm Fe và 1 kim loại A ( A có hóa trị không đổi và A là kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học )
- 8g hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 5,6 lít khí Clo
- 8g hỗn hợp X tác dụng với dd HCl dư sinh ra 4,48 lít khí Hiđro
Xác định kim loại A và tính % theo khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp X nói trên

Nhờ các anh chị nha
Em cảm ơn nhìu
:chocwe ( :noel2 (

mpichu
03-11-2008, 05:16 AM
chẳng có ji` khó hiểu cả
X-> A -> C -> E
----- |->X |->X |->X (X là Halogen)
X-> B -> D -> F
đây là từ X ra Avà B,từ Avà B lại ra X

TNT_TNT
03-11-2008, 11:52 AM
Chào các anh chị
Em đang gặp 1bài toán mà có thể coi là "rất dễ đối với người khác nhưng khó với em". Các anh chị giải giùm em nha
Một hỗn hợp X và 1 kim loại A ( A có hóa trị khong đổi và A là kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học )
- 8g hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 5,6 lít khí Clo
- 8g hỗn hợp X tác dụng với dd HCl dư sinh ra 4,48 lít khí Hiđro
Xác định kim loại A và tính % theo khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp X nói trên

Nhờ các anh chị nha
Em cảm ơn nhìu
:chocwe (
saodoingoi xem lại cái đề một chút"một hõn hợp X và 1 Kl A hay là trong X có kim loại A" bởi vì nếu tách rời thì sao trong các ý sau lại ko có A

TNT_TNT
03-11-2008, 11:55 AM
chẳng có ji` khó hiểu cả
X-> A -> C -> E
|->X |->X |->X (X là Halogen)
X-> B -> D -> F
dòng thứ hai là gì thế mpichu, giải thích rõ coi |->X|->X|->X ????

neko
03-11-2008, 09:54 PM
có hai bài thế này:

1.Một bình kín đựng oxi ở nhiệt độ ToC có áp suất P1(atm), sau khi phóng tia lửa điện để chuyển oxi thành ozon bình được đưa về nhiệt độ ban đầu, áp suất khí trong bình lúc này là P2.Tiếp tục dẫn khí trong bình qua khí KI(dư), thu được dung dịch A và 2,2848l khí (đktc)

a.Tính hiệu suất của quá trình ozon hóa.Biết rằng để trung hòa dung dịch A cần dùng 150ml dung dịch H2SO4 0.08M.

b.Tính P2 theo P1

2.Một bình kíndung tích 5,6l chứa H2S và O2 dư ở 27 độC 623,6mm Hg.Đốt cháy hỗn hợp , cho sản phẩm đi vào 49,18ml H2O thì được dung dịch Axit có nồng độ 1,46%.

a. Tính % thể tích các khí trong hỗn hợp đầu.

b.Cho 1/2 dung dịch axit vào 5g dung dịch NaOH 5,6%.Tính khối lượng muối tạo thành.

c.Cho 1/2 dung dịch axit vào Br2 0,001M.tính thể tích Br2 đã phản ứng

oichua.muoiot
03-15-2008, 12:33 PM
Anh chị giải hộ em bài này với!
1/Cho 40,1g hỗn hợp gồm Fe2O3 và ZnO vào 700ml dung dịch HCl 2M thì phản ứng vừa đủ.
a) Tính % về khối lượng của từng chất trong hỗn hợp đầu.
b) Tính C% của các sản phẩm sau phản ứng.
2/Cho 33,8g hỗn hợp gồm CaCO3 và K2CO3 vào 600ml dung dịch HCl 1M.
a) Tính % các chất trong hỗn hợp đầu
b) Tính C% các chất trong dung dịch sau phản ứng.
3/Đốt 5,6g chất A.Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 8,96l CO2 và 7,2g H2O.Xác định công thức chất A (Biết khối lượng mol của chất A là 28)

baccai
03-16-2008, 01:22 AM
Cho m gam muối halogen của 1 kim loại kiềm pư với 50 ml dd H2SO4 đặc nóng dư. Sau khi pư xảy ra hoàn toàn thu đc khí A có mùi đặc biệt và hỗn hợp sp B. Trung hòa = 200ml dd NaOH 2M rồi làm bay hơi nước cẩn thận hỗn hợp sp B thu đc 199.6 g hh D (khối lượng khô). Nung D đến khối lượng kô đổi, thu đc hh muối E có khối lượng 98 g. Nếu cho dd BaCl2 lấy dư vào B thì thu đc kết tủa F có khối lượng gấp 1.4265 lần khối lượng muối E. Dộn khí A qua dd Pb(NO3)2 dư thu đc 23.9g kết tủa màu đen.
a) Viết pt hóa học.
b) Tính nồng độ % của dd H2SO4 (D=1.715g/ml) và m (g) muối.
c) Xác định kl kiềm trên
Mong các bạn giải đáp dùm mình câu A và ghi đáp số b,c để mình đối chiếu nhé

tuyetnhung
03-16-2008, 08:47 AM
em xem đấy , anh giả sử hết các trường hợp rùi còn j,em thử xem nhé
Chúc zui
em nghĩ là anh sai rồi. Em đã tim ra cách làm em cũng giả sử như anh em nghĩ chắc anh không hiểu đề. Anh đọc kĩ đề bài đi. Hệ của anh sai nếu cần em sẽ giải cụ thể cho anh

tuyetnhung
03-16-2008, 09:23 AM
cho 8,6 g một hỗn hợp gồm bột Al và kim loại X có hóa trị 2 tác dụng với dd HNO3 đặc nóng thì thu được 15,88 lit khí NO2 ở đktc và một dd A. Nếu nửa lượng hỗn hợp nói trên cho tác dụng với dd H2SO4 loãng dư thì được 17,1g một muối duy nhất.
a) Xác định kim loại X, tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu
b) dd A đem cô cạn thì được muối khan B nhiệt phân B được chất rắn C tính khối lượng các chất trong C :chaomung

tuyetnhung
03-16-2008, 09:29 AM
Một hỗn hợp 2 muối NaCl và NaBr có khối lượng là 22g. Hoà tan hỗn hợp này trong nước và cho vào dd AgNO3 dư. Kết tủa thu được nặng 47,5g
a) Tính tổng số mol 2 muối
b) tính khối lượng mỗi muối :art (

Bo_2Q
03-16-2008, 10:02 AM
cho 8,6 g một hỗn hợp gồm bột Al và kim loại X có hóa trị 2 tác dụng với dd HNO3 đặc nóng thì thu được 15,88 lit khí NO2 ở đktc và một dd A. Nếu nửa lượng hỗn hợp nói trên cho tác dụng với dd H2SO4 loãng dư thì được 17,1g một muối duy nhất.
a) Xác định kim loại X, tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu
b) dd A đem cô cạn thì được muối khan B nhiệt phân B được chất rắn C tính khối lượng các chất trong C :chaomung
Chỉ ra 1 muối => kim loại đó ko tác dụng với H2SO4 loãng => 17,1g là Al2(SO4)3 -> tính đc số mol Al. Sau đó thay vào tính toán khi Pư với HNO3 ra ngay kim loại đó thôi bạn nhỉ

Richard
03-19-2008, 10:46 AM
Các Bác ơi giải giùm mình bài này với:
Đốt cháy hoàn toàn 0.2mol 1 Hydrocacbon bằng lượng oxi vừa đủ. Sau PƯ thu được 17.92(l) hỗn hợp khí ở 27.3'C và 3atm. Tỉ khối hơi của hỗn hợp đối với H2 bằng 53/3. -Xđ CTPT của hợp chất hữu cỏ.

quanghuy_hạnhhoa
03-24-2008, 03:00 AM
bài 1:
1 hỗn hợp X gồm 2 hidrocac bon thuộc 1 dãy đồng đẳng có thể tích là 1.344l (54.6 độ C,1atm) đốt cháy hoàn toàn X cho toàn bộ sản phẩm vào ddCa(OH)2 thu 10g kết tủa và 5.67gCa(HCO3)2 và khối lượng dung dịch tăng 0.54
1.xác định dãy đồng đẳng của chúng (tớ ra là anken)
2. biết số nguyên tử H trong B <10 tìm CTPT của A và B và %thể tích Avà Btrong hỗn hợp X
3. xác định ctct cảu chúng biết chúng mạch thẳng và khi hợp nước mỗi anken chỉ cho 1 rượu
bài 2 :
cho hỗn hợp x goaamf 1 ankan 1 anken và H2 .đốt 8.512l khí X(dktc) thu 22gCo2 và 14,04g H2O
a. tính tỉ khối X so với không khí (em ra 20/29)
b.dẫn 8.512l khí X lội qau bột Ni nung nóng hỗn hợp khí Y có tỉ khối so H2 là 12,6.Cho khí Y lội qua dung dịch Br2 có 3,2g Br2 phản ứng hỗn hợp khí Z thoát ra có tỉ khối so H2 là 12
tìm ctpt của 2 hidro cacbon biét các phản ứng xảy ra hoàn toàn

quanghuy_hạnhhoa
03-24-2008, 03:05 AM
có cái này mình hỏi nêu 3 cách điều chế các đồng phân của C4H10 từ các đồng phân C2H4
bài 3:
X là hỗn hợp gồm 1 anken và H2.tỉ khối của X so với He là 3.33 dẫn X qua bột Ni phản ứng hoàn toàn thu hỗn hợp khí Y có tỉ khối so H2 là 8
a.tìm % số mol các chất trong X
b. xác định công thức phân tử A
c.
oxi hóa A bằng KMNO4 trong H2SO4 thu dc 2 axit hữu cơ thuộc cùng dãy đồng đẳng. xác định công thức phân tử của A

son
03-24-2008, 10:30 AM
hợp chất A được tạo thành từ cation X+ và anion Y2-.mỗi ion đều do 5 nguyên tử của 2nguyên tố tạo nện Tổng số proton trong X+ là 11, tổng số electron trong Y2- là 50. Xác định công thức phân tử và gọi tên A biết 2nguyên tố trong Y2- thuộc cùng 1 phân nhóm và thuộc 2chu kì liên tiệp :tuongquan

thaitrung
03-27-2008, 09:35 AM
(NH4)2SO4 amoni sunfat phải không?

csjcja
03-29-2008, 03:50 AM
Hòa toan vừa đủ 6 g hỗn hợp 2 KL A, B có hóa trị 2,3 vào dung dịch chứa hỗn hợp HNO3 và H2SO4. Thu đc 0.1 mol NO2 và 0.02 mol SO2 và muối sunfat. (kô có muối nào khác) Tính khoi luong muoi khan tao ra

Các bạn giúp mình nha.
Mình cần lời giải chi tiết và ra đến đáp án cuối cùng
Cám ơn.
Đáp ấn của bàn toán là 10.8 g

bluestar1992
03-29-2008, 08:49 AM
cho 73.2g hhA gồm Cu và Fe3O4 tác dụng hòan toàn với HNO3 tạo thành 10.08l NO
a) tính khối lượng từng chất trong hhA
b)cho 73.2g A vào 1lít dd HCl 1.2M thu được rắn B và ddC.Cho ddC tác dụng với AgNO3 thu được mg kết tủa. Tính m.

tieulytamhoan
03-29-2008, 09:06 AM
cho 73.2g hhA gồm Cu và Fe3O4 tác dụng hòan toàn với HNO3 tạo thành 10.08l NO
a) tính khối lượng từng chất trong hhA
b)cho 73.2g A vào 1lít dd HCl 1.2M thu được rắn B và ddC.Cho ddC tác dụng với AgNO3 thu được mg kết tủa. Tính m.

a/
Gọi a là số mol Cu; b là số mol Fe3O4
Phản ứng là hoàn toàn. Ptpứ:
3Cu + 8HNO3 ---> 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
a -----------------------------------> 2a/3 (mol)

3Fe3O4 + 28HNO3 ----> 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O
b -----------------------------------------> b (mol)

Ta có hệ phương trình sau:
64a + 232b = 73.2
2a/3 + b = 10.08/22.4
-----> a & b

b/
Vì Cu không chơi với HCl nên chỉ có Fe3O4 phản ứng với HCl mà thôi
Ptpứ:
Fe3O4 + 8HCl ---> FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
Ag+ + Cl- ---> AgCl (kết tủa trắng)
FeCl2 ---> Fe2+ + 2Cl-
FeCl3 ---> Fe3+ + 3Cl-
HCl ---> H+ + Cl-

Từ số mol của từng chất trong hỗn hợp (do đã tính ở trên) ta sẽ tính được số mol Fe3O4. Từ đề bài cho 1l dd HCl 1.2 M ---> số mol HCl ---> bài toán trở về dạng "thiếu-đủ-thừa"
Khối lượng kết tủa phụ thuộc vào số mol Cl- ----> tính số mol Cl- trong dd là số mol kết tủa AgCl ---> khối lượng AgCl

chemno1
03-30-2008, 12:57 AM
Nếu tieulytamhoan chỉ nghĩ đơn giản thế thôi thì đã chệch hướng rồi
Câu a thì đúng là làm như vậy nhưng câu b phải chú ý:
Fe3O4 +HCl = FeCl2 + FeCl3 +H20
Cu + FeCl3 = FeCl2 +CuCl2
Vậy dd thu được là CuCl2 và FeCl2( do còn Cu dư)
Cho vào AgNO3 thu được AgCl và Ag
AgNO3+Fe(NO3)2=Ag+ Fe(NO3)3
Tính toán là công việc còn lại

tieulytamhoan
03-30-2008, 06:57 AM
Uhm. Đúng gồi! đúng gồi! Lâu ngày không đụng đến mấy bài toán nên quên béng dzụ dãy điện hóa. Xấu hổ quá! Xấu hổ quá!...hix hix... :rau ( . Sorry chemno1 nhe.

theanhlathe01
03-31-2008, 05:36 AM
hoà tan hoàn toàn 1,08g KL M trong H2SO4 đặc nón, lượng khí thoát ra dc hấp thụ hoàn toàn bởi 45ml dd NaOH 0,2M thấy tạo ra 0,608g muối. KL M là jì?
ai bik giải ra chi tiết hộ em với!

Blue_sphere_90
03-31-2008, 03:39 PM
Cho em hỏi bài nè 1 chút:
Một hỗn hợp X có V= 24.64l ở 27.3 oC và 1 atm. Đốt cháy X rùi cho sp? cháy hấp thụ vào nc vôi trong thấy khối lượng tăng 98.6g thì các hidro trong X thuộc loại nào?? :treoco ( Matcuoi (33) :treoco (-------đọc xong muốn tắc thở quá!!!!

INUYASHA
04-03-2008, 04:39 AM
Một xưởng sản xuất giấm tư nhân làm thí nghiệm như sau: Lấy 45 lít rượu etylic 15 độ lên men giấm để điều chế axit axetic. Biết d rượu = d axit axetic = 0.8g/ml và H=80.5%. Thể tích axit axetic mà xưởng này thu được là bao nhiêu?
Các bác giúp em với nhé .............. :tuongquan

Ho ng
04-03-2008, 06:50 AM
Hoà tan 3,82 hỗn hợp muối sunfat của hai kim loại X và Y có hoá trị lần lượt là I và II vào H2O. Sau đó thêm BaCl2 vào dung dịch thì thu được 6,99 g kết tủa.
a) Lọc hết kết tủa lấy nước lọc đem cô cạn thì thu được bao nhiêu gam muối khạn
b)Xác định tên và thành phần khối lượng 2 muối sunfat trong hỗn hợp biết X, Y cùng chu kị
Các bác giúp em với nghĩ mãi mà chả hiểu câu b làm thế nào. Cảm ơn !

divangcuoctinh
04-03-2008, 08:07 AM
BaCl2 của bác là đủ àh :D
m muối khan thu được sau cô cạn = m hh muối sunfat + m muối BaCl2 (tính theo số mol ion Ba+ trong kết tủa) - m kết tủa = 3,07 g

gọi x : số mol muối sunfat của kim loại X ---> n X = 2x mol , n gốc sunfat = x mol
gọi y : __________________________ Y ---> n Y = y mol , __________ = y mol

---> ta có hệ :
x + y = 0,03 mol
2x.X + y.Y = 3,07 - 0,03 . 71 = 0,94

---> 2X(0,03-y) + yY = 0,94
---> 2y(-X+Y) + 0,06 X = 0,94

---> X < 15,67
mà muối sunfat của X tan ---> em hem bik là cái chất chi nữa

bác coi lại xem em có nhầm nhọt chỗ nào ko mừ lại ko ra nhẩy :D

hướng làm mấy bài kỉu nỳ là thía , cứ phải tận dụng hết việc xét khoảng thì may ra mới làm được :D

bicycle2007
04-04-2008, 02:39 AM
bi nghĩ theo hướng này
m(KL)=m(muối sulfat)-m(sulfat)=0.94g
n(KL)=n(sulfat)=0.03mol
M(TBình KL)=31.3---> hổng có cặp nào phù hợp yêu cầu đề ----> số liệu này có lụi hông?

Lion King
04-04-2008, 08:02 AM
liệu có + - khối lượng của nước hay ko?

van
04-06-2008, 10:12 PM
Một hỗn hợp X gồm ankin B và H2 .Nung nóng Xvới xt Ni để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với metan bắng 1. Nếu cho hh Yđi qua bình đựng dd Brom thì khối lượng bình sẽ:

A . Tăng lên 8g
B. Tăng 16 g
C. Không tăng
D. Đáp số khác

divangcuoctinh
04-07-2008, 03:55 AM
làm theo giả thiết :
_ Coi ankin hết ---> Y : hidro + ankan ----> bình ko tăng
_ Coi hidro hết ---> Y : ankin + ankan tương ứng
giả thiết số mol hh Y là 1 mol --> thiết lập được CT tính tỉ khối Y với metan
---> {(14n-2)a + (14n + 2)(1-a)}:1 = 16
bác giải thử sẽ loại được trường hợp này (nhớ là n>=2 )
---> chọn C

lenguyenngoc
04-07-2008, 05:27 AM
Hợp chất A có tỉ khối đối với Hidro là 26. Cho A tác dụng với Hidro có xúc tác, thu được nhiều nhất bao nhiêu sản phẩm. Viết phản ứng.

Do Hoang Son
04-07-2008, 11:38 AM
xin chào các bạn, mình là thành viên mới, mình có điều muốn hỏi mấy bạn, do thầy giảng ko kỹ nên mình cũng hỉu lờ mờ, cái phản ứng brom benzen + cho NAoH thì nó sẽ ra 2 phản ứng xảy ra liên típ nếu NAoH dư là tạo phenol rồi từ phenol tạo típ ra phenolatnatri nhưng mình hỏi là nếu lấy lượng vừa đủ thì nó có ra phenol ko hay vẫn ra phenolat natri ( theo tỉ lệ 1:1 :nguong (

thobong
04-07-2008, 11:41 PM
Xin chào các bạn mình là thành viên mới của diễn đàn mong các bạn chỉ giáo nhiều hơn :mohoi (.Mình có một bài toán nhờ các bạn giải dùm cho:
Khử hoàn toàn 16g bột oxit sắt bằng khí hiđro ở nhiệt độ cao , sau phản ứng , khối lượng chất rắn giảm 4,8g
a) Tìm công thức hoá học của oxit sắt
b) Cho lượng sắt sinh ra ở phản ứng trên vào dung dịch chứa 4,38g axit clohiđric. Thể tích khí hiđro thoát ra ( ở điều kiện tiêu chuẩn)

hellboy0308
04-08-2008, 02:11 AM
Cho hỗn hợp Y gồm (H2, C2H4, C3H6) đi qua Ni đun nóng được hỗn hợp X. Gọi D là khối lượng riêng của X .Xác định khoảng của D(g/l) khi X không tác dụng với ddBr.

QWERTYUIOP
04-08-2008, 03:00 AM
:sep ( giúp em voi!
1. đốt cháy hỗn hộp(1ankan,1ankin,1anken) thu đuoc v CO2= V H2O.biết n anken=1/2( n ankan+n ankin) d kk/H2 = 35/3.
pú xãy ra hoàn toàn.
xd 3 ctpt cua 3 chat tren.



cảm on nhieu

congchuabian_36
04-08-2008, 06:55 AM
:quyet ( CHo tui hỏi cái này tí.
Tại sao khi đốt cháy C6H6 thì lại xuất hiện nhìu muội than hơn là các hidrocacbon khác?

congchuabian_36
04-08-2008, 06:58 AM
Cho tui hỏi
Tui thấy có phương trình phản ứng thế này :
Fe2(SO4)3 + SO2+ H2O ----> 2FeSO4 + H2SO4 (1)

Nhưng với phương trình phản ứng
2Fe +6 H2SO4đ ----> Fe2(SO4)3 + 3SO2 +6 H2O (2)

Vậy sản phẩm từ (2) sao không tiếp tục phản ứng như (1)???

Nếu sản phẩm từ (2) phản ứng như (1) thì ta có phản ứng:
Fe + H2SO4đ ----> FeSO4 + H2SO4 ( QUAY DI QUAY LAI NHƯ THẾ THÌ VÔ LÍ WOA)

:vanxin( Ai hỉu, giải thích cho tớ với!!!

Noel
04-08-2008, 08:51 AM
có thể là do vòng benzen bền nên khi cháy thì nếu nhiệt độ không đủ cao thì khó cháy được hoàn toàn nên có muội than mình có ý kiến vậy thôi không biết có đúng:D

sunny13
04-08-2008, 09:07 AM
mình hơi yếu phương pháp ion, phương trình ion...
giúp mình nha
có tài liệu thì càng tốt
cám ơn mọi người

congchuabian
04-08-2008, 09:15 AM
Chào bạn congchuabian_36 bạn có cái nick khá giống cái nick của tui chỉ khác mỗi cái _36
Theo tui là thế này bác congchuabian_36 ạ;
C6H6 hay còn gọi là benzen khi đốt cháy thường tạo ra nhìu muội than là vì khi đốt cháy sẽ thiếu O2
Hem bít có sai hok thì chịu

congchuabian_36
04-08-2008, 09:21 AM
làm phiền mọi ngưòi tí chút :
CHo tui hỏi là Vị trí của Be trong dãy hoạt động kim loại
:die (
Có ai bít thì nói nhanh cho tui chút nha.

Bo_2Q
04-08-2008, 09:37 AM
Có lẽ bạn chưa học về bảng tuần hoàn và Pư oxi hóa khử phải ko ? Nếu dùng kiến thức cấp 2 thì cũng thật khó nói cái này. Mình nghĩ ở cấp 2 thì việc xác định vấn đề này là chưa cần thiết đâu.
Thân!

Bo_2Q
04-08-2008, 09:40 AM
:quyet ( CHo tui hỏi cái này tí.
Tại sao khi đốt cháy C6H6 thì lại xuất hiện nhìu muội than hơn là các hidrocacbon khác?
Bạn viết PT đốt cháy của benzen ra sẽ thấy 1 mol benzen để Pư đủ cần lượng lớn oxi => benzenkhi cháy ngoài ko khí khó cháy hoàn toàn nên sẽ tạo nhiều muội than

tieulytamhoan
04-08-2008, 09:43 AM
làm phiền mọi ngưòi tí chút :
CHo tui hỏi là Vị trí của Be trong dãy hoạt động kim loại
:die (
Có ai bít thì nói nhanh cho tui chút nha.
Bạn nên tra thế oxy hóa-khử của cặp oxy hóa-khử ứng với dạng oh-khử mà bạn đang cần rồi so sánh với các cặp khác tương ứng trong dãy điện hóa thì sẽ rõ ngay í mà. Bạn hỏi như thế là chưa cụ thể nên khó trả lời lắm
Bạn cũng nên viết dãy kim loại hoạt động theo dạng trục thế oh-khử ứng với dạng oh-khử liên hợp của các ng/tố. Như thế sẽ dễ dàng hơn và hữu ích hơn cho bạn đấy! :cuoi (
Chúc học tốt nhé! Thân! :nhau (

congchuabian_36
04-08-2008, 10:07 AM
Bạn tieulytamhoan ơi.
Tui rất muốn biết Be nằm ở đâu trong dãy hoạt động kim loại tức là
Nếu dãy hoạt động kim loại là :
Ki Ba Ca Na Mg Al Mn........................................ thì Be nằm ở chỗ nào.
Làm phiền bạn ( TUy tui mới chỉ học lớp 9 nhưng tui muốn biết để làm một số bài tập)
Mong các bạn giúp đợ