PDA

View Full Version : Các dạng bai toán trong phần vô cơ?


Pages : 1 2 3 4 5 6 [7] 8

quocbao93
08-02-2009, 11:48 AM
dd bão hòa H2S có nồng độ 0,1M với hằng số axit K1 = 10^-7 ; K2 = 1,3.10^-13
Tính nồng độ ion S2- trong dd H2S 0,1M khi điều chỉnh pH=2
sách làm như thế này
[H+]= 10^-2
H2S<--> S2- + 2H+ với K= K2.K1
K= [H+]^2. [S2-]:[H2S]
=> [S2-] = K.[H2S]:[H+]^2=1,3.10^-13.10^-7=1,3.10^-17
còn đây là của mình
H2S<-->HS- + H+ với K1 (1)
HS- <--> S2- + H+ với K2 (2)
K1= [HS-].[H+]:[H2S]=[H+]^2 : [H2S] do [H+] = [HS-]
=>bình phương [H+] tại (1) sẽ = K1.[H2S] = 10^-7.0,1= 10^-8
<=> [H+]= 10^-4
[H+] ở 2 sẽ = [H+] - [H+] ở (1) = 10^-2 - 10^-4= 9,9.10^-3
mà [S2-] sẽ bằng với [H+] ở (1) =9,9.10^-3
có ai nói cho mình biết mình sai chỗ nào ko?
cảm ơn trước

minhduy2110
08-02-2009, 12:12 PM
bạn phải hiểu kĩ được cái kí hiệu bạn viết: [H+] [HS-] [S2-]; đó là nồng độ cân bằng của 1 chất. Làm như bạn là tính riêng lẻ 2 cân bằng rồi còn gì.
Ở đây không có [H+] của (1) hay [H+] của (2) gì hết. Cả cái hệ cân bằng chỉ có 1 cái nồng độ [H+] duy nhất thôi =.=, theo như đề bài, [H+] = 10^-2.

Đọc thêm về phương pháp bảo toàn proton đi.
Với bài này thì có luôn công thức, tính luôn ra được nồng độ của [S2-]. Cụ thể tôi biến đổi như sau:

C = 0.1 = [S2-] +[H2S] +[HS-] (bảo toàn nồng độ)

=> [S2-] = [S2-] * C/ C
= C*[S2-]/([S2-]+[HS-]+[H2S])
Dựa vào các cân bằng (1); (2) và cân bằng tổ hợp (1) và (2) ta rút ra mối liên hệ giữa [HS-] với [S2-] và [H+]; mối liên hệ giữa [H2S] với [S2-] và [H+]; từ đó thu được phân thức với sự rút gọn [S2-] ở tử và mẫu.

Phân thức này còn được gọi là phân số nồng độ alpha. Dùng trong rất nhiều bài toán dạng dạng như này :)

Cứ biến đổi đi, có gì nói tiếp *_*

đáp số là [S2-] = CKa1Ka2/(h^2 + hKa1 + Ka1Ka2) , lúc này lắp số vào là xong!
[S2-] = 1.299987*10^-17 M như đáp số của sách bạn!

phưong79
08-02-2009, 12:56 PM
C = 0.1 = [S2-] +[H2S] +[HS-] (bảo toàn nồng độ)
Anh minhduy2110 nói kĩ hơn chỗ này em thấy sao ý.Thân!!!!

phưong79
08-02-2009, 01:03 PM
Bài này ở trong kì thi chon HSG quốc gia 2003 bảng A.Thế mà mà bảo cơ bản.
Nhìn cách làm của quocbao93 thấy tốt hơn hết là em nên lấy sách lớp 11 ra mà đọc hoặc mấy cuốn tham khảo về chuyên đề điện ly cũng được.Mình phải bắt đầu từ cái dễ nhất sau đó mới tăng trình độ lên dần mới được .Đừng vội không sau này loạn hết cả lên.Thân!!!

kuteboy109
08-02-2009, 01:26 PM
C = 0.1 = [S2-] +[H2S] +[HS-] (bảo toàn nồng độ)
Anh minhduy2110 nói kĩ hơn chỗ này em thấy sao ý.Thân!!!!

Cái này phương nên đọc lại sách về điện ly sẽ rõ, khá là cơ bản mà. Chỉ là định luật bảo toàn proton thôi.
-Với trường hợp của H2S còn có thể tính gần đúng nghĩa là chỉ xét cân bằng thứ nhất, đáp số vẫn ra như trên vì:
kA1 / kA2 >>100. Sau đó tính toán bình thường như với đơn axit.

phưong79
08-02-2009, 01:33 PM
Cái này phương nên đọc lại sách về điện ly sẽ rõ, khá là cơ bản mà. Chỉ là định luật bảo toàn proton thôi.
-Với trường hợp của H2S còn có thể tính gần đúng nghĩa là chỉ xét cân bằng thứ nhất, đáp số vẫn ra như trên vì:
kA1 / kA2 >>100. Sau đó tính toán bình thường như với đơn axit.

Nói rõ hơn nữa hộ tớ cái .Khổ ở đây lần mấy cuốn sách nhưng mà k có.Định mượn cô nhưng ngại lại thôi.
À mà đăng kí vào olympiavn.org kiểu gì vậy.Tớ đăng kí bảo là gửi link nhưng chờ hoài hổng có.Thân!!!

minhduy2110
08-02-2009, 03:41 PM
-Với trường hợp của H2S còn có thể tính gần đúng nghĩa là chỉ xét cân bằng thứ nhất, đáp số vẫn ra như trên vì:
kA1 / kA2 >>100. Sau đó tính toán bình thường như với đơn axit.

2 Ka phải chênh nhau khoảng 10^4 trở lên thì được.
Bài này là giới thiệu cách làm cơ bản cho em lớp dưới dễ hiểu dễ tính toán thôi, chứ cứ động đến lại bỏ qua, lại gần đúg thì lúc gặp phải trường hợp ko gần đúng được lại lúng túng :notagree

C = 0.1 = [S2-] +[H2S] +[HS-] (bảo toàn nồng độ)
Anh minhduy2110 nói kĩ hơn chỗ này em thấy sao ý.Thân!!!!mở ngoặc ra là bảo toàn nồng độ đấy thôi :D
nồng độ của H2S có ban đầu bằng tổng các nồng độ của các dạng tồn tại của nó trong dung dịch, ở đây các dạng đấy bao gồm [S2-] [HS-] và 1 phần H2S chưa phân ly tí nào là [H2S].

quocbao93
08-02-2009, 06:39 PM
C = 0.1 = [S2-] +[H2S] +[HS-] (bảo toàn nồng độ)
Anh minhduy2110 nói kĩ hơn chỗ này em thấy sao ý.Thân!!!!

ủa?
đề bài cho nồng độ lúc cân bằng của H2S là [H2S] =0,1M rồi mà
sao có thể viết như trên dc

minhduy2110
08-02-2009, 07:00 PM
Đề cho là nồng độ đầu =.= Chứ cho nồng độ cân bằng với cho pH luôn rồi thì còn hỏi gì nữa :010:

quocbao93
08-02-2009, 07:02 PM
dạ , anh đọc kĩ đi " cho dd H2S bão hoà có nồng độ 0,1M " có nghĩa là nồng độ lúc cân bằng đấy và cho luôn cả pH , rồi bắt tính [S2-], tại anh ko chịu đọc kĩ
à mà có ai cho mình biết cách làm của mình có vấn đề ở đâu ko?

minhduy2110
08-02-2009, 07:16 PM
Bó tay với cậu, ko lẽ tưởng mình chưa đọc đề bài tương tự thế này à =.= Yên tâm là nếu cho thì nó cho C ban đầu của H2S.

Chứ cho luôn nồng độ cân bằng thì cần gì phức tạp thế kia. Tổ hợp 1 và 2 là xong ngay vấn đề :010:

Đã nói ở bài post trên rồi, ko thể tính riêng cho từng cân bằng, tốt nhất nên tham khảo thêm sách lý thuyết trước đi =.= Rồi làm thử bài này xem: Tính pH của hỗn hợp CH3COOH 1M và C2H5COOH 1M. các giá trị Ka tự tra.

quocbao93
08-02-2009, 07:33 PM
bạn phải hiểu kĩ được cái kí hiệu bạn viết: [H+] [HS-] [S2-]; đó là nồng độ cân bằng của 1 chất. Làm như bạn là tính riêng lẻ 2 cân bằng rồi còn gì.
Ở đây không có [H+] của (1) hay [H+] của (2) gì hết. Cả cái hệ cân bằng chỉ có 1 cái nồng độ [H+] duy nhất thôi =.=, theo như đề bài, [H+] = 10^-2.

Đọc thêm về phương pháp bảo toàn proton đi.
Với bài này thì có luôn công thức, tính luôn ra được nồng độ của [S2-]. Cụ thể tôi biến đổi như sau:

C = 0.1 = [S2-] +[H2S] +[HS-] (bảo toàn nồng độ)

=> [S2-] = [S2-] * C/ C
= C*[S2-]/([S2-]+[HS-]+[H2S])
Dựa vào các cân bằng (1); (2) và cân bằng tổ hợp (1) và (2) ta rút ra mối liên hệ giữa [HS-] với [S2-] và [H+]; mối liên hệ giữa [H2S] với [S2-] và [H+]; từ đó thu được phân thức với sự rút gọn [S2-] ở tử và mẫu.

Phân thức này còn được gọi là phân số nồng độ alpha. Dùng trong rất nhiều bài toán dạng dạng như này :)

Cứ biến đổi đi, có gì nói tiếp *_*

đáp số là [S2-] = CKa1Ka2/(h^2 + hKa1 + Ka1Ka2) , lúc này lắp số vào là xong!
[S2-] = 1.299987*10^-17 M như đáp số của sách bạn!

Bó tay với cậu, ko lẽ tưởng mình chưa đọc đề bài tương tự thế này à =.= Yên tâm là nếu cho thì nó cho C ban đầu của H2S.

Chứ cho luôn nồng độ cân bằng thì cần gì phức tạp thế kia. Tổ hợp 1 và 2 là xong ngay vấn đề :010:

Đã nói ở bài post trên rồi, ko thể tính riêng cho từng cân bằng, tốt nhất nên tham khảo thêm sách lý thuyết trước đi =.= Rồi làm thử bài này xem: Tính pH của hỗn hợp CH3COOH 1M và C2H5COOH 1M. các giá trị Ka tự tra.

thì tất nhiên là chỉ có 1 [H+] trong pt thôi
ý của em là e chia cân bằng đó thành 2 giai đoạn
rồi em tính [H+] trong từng giai đoạn như 1 cân bằng thông thường
đâu ảnh hưởng gì đâu

minhduy2110
08-02-2009, 07:56 PM
Sao lại không ảnh hưởng :) cái này khác với các phương trình hoá học vẫn quen tính ở phổ thông. đặc biệt lưu ý là: [H+] hay [S2-] gì đó, những cái trong cái ngoặc [ ] thì chỉ có 1 giá trị, và giá trị đó ứng với thời điểm lúc cân bằng cho toàn hệ - tức là ko thể tách ra làm 2 giai đoạn phản ứng để tính kiểu nối tiếp hay song song được :)

Cứ làm thử bài tôi vừa đưa ra với hỗn hợp 2 đơn axit yếu, là hiểu ngay thôi mà :-j

thuy202
08-02-2009, 11:41 PM
Mình đang học mấy phương pháp giải nhanh trắc nghiệm hóa nhưng có 2 phương pháp là : Quy đổi và Cân bằng hệ số mình cảm thấy chưa hiểu được rõ hết bản chất của phương pháp. Bạn nào hiểu được tại sao người ta nghĩ ra được 2 phương pháp ý hay là bản chất thực sự của 2 phương pháp ý thì nói cho mình với nhé! Thanks các bạn trước chỉ rõ hộ mình nhé!

quocbao93
08-03-2009, 10:06 AM
Sao lại không ảnh hưởng :) cái này khác với các phương trình hoá học vẫn quen tính ở phổ thông. đặc biệt lưu ý là: [H+] hay [S2-] gì đó, những cái trong cái ngoặc [ ] thì chỉ có 1 giá trị, và giá trị đó ứng với thời điểm lúc cân bằng cho toàn hệ - tức là ko thể tách ra làm 2 giai đoạn phản ứng để tính kiểu nối tiếp hay song song được :)

Cứ làm thử bài tôi vừa đưa ra với hỗn hợp 2 đơn axit yếu, là hiểu ngay thôi mà :-j

dd bão hòa H2S có nồng độ 0,1M với hằng số axit K1 = 10^-7 ; K2 = 1,3.10^-13
Tính nồng độ ion S2- trong dd H2S 0,1M khi điều chỉnh pH=2
sách làm như thế này
[H+]= 10^-2
H2S<--> S2- + 2H+ với K= K2.K1
K= [H+]^2. [S2-]:[H2S]
=> [S2-] = K.[H2S]:[H+]^2=1,3.10^-13.10^-7=1,3.10^-17
còn đây là của mình
H2S<-->HS- + H+ với K1 (1)
HS- <--> S2- + H+ với K2 (2)
K1= [HS-].[H+]:[H2S]=[H+]^2 : [H2S] do [H+] = [HS-]
=>bình phương [H+] tại (1) sẽ = K1.[H2S] = 10^-7.0,1= 10^-8
<=> [H+]= 10^-4
[H+] ở 2 sẽ = [H+] - [H+] ở (1) = 10^-2 - 10^-4= 9,9.10^-3
mà [S2-] sẽ bằng với [H+] ở (1) =9,9.10^-3
có ai nói cho mình biết mình sai chỗ nào ko?
cảm ơn trước

:24h_029:
này nhá
cái [H+] của toàn hệ thì lúc nào cũng chỉ là 1 mà thôi, e đâu có nói gì đâu
nhưng mà cái [H+]= 0,01M này có phải dc tạo thành bởi 2 cân bằng sau :
H2S <--> HS- + H+ (1)
và HS- <--> S2- + H+ (2)
và 2 cân bằng này luôn tồn tại song song cùng 1 lúc với nhau
và Tổng 2 cái [H+] ở (1) và ở (2) cộng lại = 0,01M
và việc e tính riêng lẻ từng cái 1 ko làm ảnh hưởng gì đến cái bảng chất của cái cân bằng đó cả

debug
08-03-2009, 04:59 PM
Các bạn giải giúp mình các bài này. Mai mình thi rồi. Thanks!
http://upanh.com/uploads/03-Aug-2009/evwgvnvnqvfy25rlzd6.jpg

yue
08-03-2009, 05:14 PM
3.khi cho quỳ tím dd làm quỳ hóa đỏ là HCl, hóa đỏ sau đó mất màu là nước giaven, ko màu la KI và NaCl.cho HCl đã biết vào 2 dd nay. dd có xuất hiện chất rắn màu tím đen là KI ko hiện tượng là NaCl.
thay HCl bằng nước giaven hiện tượng tương tự hoặc cho quỳ vào dd tạo thành quỳ hóa xanh

minhduy2110
08-03-2009, 06:04 PM
Ừ có lý lắm, cứ giữ nguyên cách tính đấy đi :24h_070:
Đúng rồi, thử tính cách đấy với bài 2 đơn acid yếu mình đưa xem có ra đáp số chuẩn ko :24h_085:: MeCOOH 1M và EtCOOH 1M.

Trunks
08-03-2009, 06:39 PM
ừh,bạn nói có lý lắm, khi ăn con 0 lúc làm bài kiểm tra 15 min như thế này thì lên mà nói lý với giáo viên!!bạn nói 2 cái [H+] ở 2 cái pứ hok có liên quan với nhau hả!như anh minhduy đã nói thì nó chỉ là 1 giá trị như nhau,lúc cân bằng có nhiu nồng độ H+ thì đều là 1 mình nó hết,cái này mà tách ra thì chả bít tính kiểu gì!Chả bít nói sao nữa!Bạn sai mà còn đòi cãi bướng!!!!

Trunks
08-03-2009, 07:24 PM
2/Khi cho Al vào thì chỉ nhận bít được cái H2SO4 là có khí bay ra.Lấy H2SO4 cho vào các chất còn lại,cái nào xuất hiện kết tủa trắng là BaCl2,có 2 nhóm:
+Nhóm 1: chất có khí bay ra : Na2CO3,NaCl
+Nhóm 2: các chất hok có hiện tượng gì:Na2O4 và MgSO4.
Cho BaCl2 vào nhóm 1,nếu có kết tủa xuất hiện thì đó là Na2CO3,chất còn lại là NaCl.
Sau đó lấy Na2CO3 cho vào nhóm 2,chất nào có kết tủa thì đó là MgSO4,chất còn lại là Na2SO4.
4/Ta sục khí CO2 vào,sau đó lấy hỗn hợp chất rắn cho vào nước,cái nào kết tủa là CaCO3, lấy nó đem đi nung đến 1000 độ C được CaO.
Còn 2 chất còn lại trong dung dịch thì đem đi diện dung dịch có màng ngân được Ca(OH)2 và NaOH,sau đó sục CO2 đến khi pứ hết roài thì tách CO2 bay ra,được dung dịch Ca(HCO3)2 và NaHCO3,sau đó đem đi đun được hỗn hợp chất rắn Na2CO3 và CaCO3,sau đó cho vào dung dịch,cái nào kết tủa thì là CaCO3,lọc lấy CaCO3,rồi cho axit HCl vào dung dịch còn lại được dung dịch gồm HCl,NaCl,rùi đem đi đun thu được muối khan NaCl.Còn CaCO3 cho vào dung dịch HCl,sau đó đem đi đung được muối khan CaCl2.(Hixx,bài dài quá,có anh nào có cách khác ngắn hơn hok???)
1/Bạn có thể gọi lựong chất (mol) cần dùng là n.Sau đso tính mCaSO4,mdd theo n.Sau đó áp dụng giả thuyết về nồng độ phần trăm là xong.

debug
08-03-2009, 08:02 PM
Bạn ơi, nếu cho bình thường H2SO4 vào NaCl thì làm sao có khí được, phải điện phân dd chứ?

kuteboy109
08-03-2009, 08:07 PM
Muốn có khí HCl thì tiến hành phản ứng giữa H2SO4 đặc và NaCl khan ở nhiệt độ cao mới được.

debug
08-03-2009, 08:16 PM
Không cần phải vậy, nhưng chỉ cần điện phân dung dịch là được, nhưng cần phải có dụng cụ làm:
2NaCl + H2SO4 --đpdd--> Na2SO4 + Cl2 + H2

Trunks
08-03-2009, 08:29 PM
Hixx!Mình cũng bít là có nhiệt độ,nhưng mà hok bít nhiệt độ nhiu,tưởng nó nhỏ,do HCl dễ bay hơi mà,zậy anh kuteboy cho em bít nhiệt độ là nhiu được hok ???

kuteboy109
08-03-2009, 08:35 PM
Mình đang đề cập đến HCl chứ không nói đến điện phân chéo.
@ Trunks: phản ứng có 2 hướng
H2SO4+ NaCl--khoảng 25 độ C> HCl+ NaHSO4
H2SO4+ 2NaCl-trên 40 độ C-> 2HCl+ Na2SO4

Trunks
08-03-2009, 08:42 PM
Hixx!Thế thì sao gọi nhiệt độ cao được anh,25 độ C là nhiệt độ thường mà!!!!

kuteboy109
08-03-2009, 08:45 PM
Hic, chả biết sao anh đánh là 250 độ C và 400 độ C mà mất đâu số 0. Thông cảm nhé!!

phưong79
08-03-2009, 08:47 PM
Cái này có trong SGK ban nâng cao lớp 10 Hóa đó trang 128
theo đó thì NaCl+H2SO4---->NaHSO4+HCl(1)
2NaCl+H2SO4--->Na2SO4+2HCl(2)
phản ứng 1 xảy ra ở nhiệt độ thường hoặc đun nóng k quá 250 độ C
phản ứng 2 xảy ra ở nhiệt độ cao hơn 400 độ C
Thân!!!!

Trunks
08-03-2009, 08:56 PM
Ặc!Anh giết em,250 hoặc 400 cơ àh!!!Cao nhả!!bữa sau làm nhớ ghi điều kiện mới được,thanks anh kuteboy!!!!
Àh nhớ roài,nhưng mà hồi trước học,SGK chả ghi nhiệt độ,em hồi đó cũng chả ghi điều kiện nhiệt độ,mà giáo viên cũng chả nói em điều kiện ở đó nên em quên!!!!!!

debug
08-03-2009, 10:40 PM
Thanks các bạn nhiều!!!
Ở bài 2 cách của bạn Trunks làm cũng được nhưng cách đó quá khó (với điều kiện trong phòng thí nghiệm thì làm sao nung đến 250 độ !!?). Và cũng ít ai nghĩ đến việc nhận ra khí bay ra là HCl (hơi xa vời). Mình có nghĩ ra 1 cách, theo mình nghĩ sẽ tiết kiệm chi phí hơn như sau:
- Trước tiên dùng Al nhận biết H2SO4 có khí ko màu thoát ra.
- Sau đó dùng H2SO4 nhận biết được tiếp BaCl2 (kết tủa trắng) và Na2CO3 (khí thoát ra).
- Dùng Na2CO3 nhận biết được MgSO4 (kết tủa)
- Dùng BaCl2 nhận biết được Na2SO4 (kết tủa)
- Chất còn lại sẽ là NaCl.

Trunks
08-03-2009, 10:50 PM
ừh,cách của bạn thì đỡ phải đun nóng,dễ làm hơn nhưng chi phí thì mình chả thấy giảm:24h_044:!!Nhưng mà cái này chỉ cần ra phương pháp nhận biết là được roài,còn lại cứ quậy thoải mái!!!Còn trong phòng thí nghiệm nung đến 250 độ C cũng ok,Cái S còn nung thành chất lỏng được cơ mà!Còn nhận ra chất khí thì có gì mà xa vời,khí bay lên thì nhận ra liền áh mà!!!!

nnes
08-03-2009, 11:25 PM
3.khi cho quỳ tím dd làm quỳ hóa đỏ là HCl, hóa đỏ sau đó mất màu là nước giaven, ko màu la KI và NaCl.cho HCl đã biết vào 2 dd nay. dd có xuất hiện chất rắn màu tím đen là KI ko hiện tượng là NaCl.

Bạn làm nhầm rùi, Cho HCl vào KI ko xảy ra được phản ứng.
Vì thực tế tính axit của HI > HCl. Không thể xảy ra được phản ứng.
Phải cho nước Cl2 vào dung dịch KI thì may ra có hiện tượng
Cl2 + KI --> KCl + I2 kết tủa.

minhduy2110
08-03-2009, 11:33 PM
Bạn làm nhầm rùi, Cho HCl vào KI ko xảy ra được phản ứng.
Vì thực tế tính axit của HI > HCl. Không thể xảy ra được phản ứng.
Phải cho nước Cl2 vào dung dịch KI thì may ra có hiện tượng
Cl2 + KI --> KCl + I2 kết tủa.

Nhầm nốt roài *_*

nước Clo là hỗn hợp HCl và HClO đấy.
nước Giaven thì NaCl và NaClO.

2 loại nước này cho vào KI đều làm tủa I2 nâu đen. ClO- + I- + ... --> Cl- + I2 + ...
H2O hay H+ OH- gì đó thì tự thêm vào 2 vế nha *_*

nnes
08-03-2009, 11:37 PM
Nhầm nốt roài *_*

nước Clo là hỗn hợp HCl và HClO đấy.
nước Giaven thì NaCl và NaClO.

2 loại nước này cho vào KI đều làm tủa I2 nâu đen. ClO- + I- + ... --> Cl- + I2 + ...
H2O hay H+ OH- gì đó thì tự thêm vào 2 vế nha *_*

Thì nước clo, còn có thể có cả Cl2 nữa, do đó nước clo thường có màu vàng của Cl2. vì: Cl2 + H2O <--> HCl + HClO ( thuận nghịch )
Tất nhiên là HClO cũng phản ứng, nhưng mình viết Cl2. Ko biết có sao ko. he he
Thì cũng giống như là SO2, hay andehit j j đó làm mất màu nước brom.
Ng ta cũng thường viết là SO2 + Br2 + H2O...

minhduy2110
08-04-2009, 09:02 AM
Viết thế là khác nhau đấy ;))
Viết phương trình như trên thì là cặp Cl2/Cl- đấu với cặp I2/I-, khác hoàn toàn với ClO-/Cl- và I2/I-.
Nước brom thì khác với nước clo. Đã nói đến nước Br2 ai cũng nghĩ đến Br2/H2O. Vì Br2 kém hoạt động hơn nên phản ứng của nó với H2O là kém so với Cl2 :24h_124:

debug
08-04-2009, 09:42 AM
ừh,cách của bạn thì đỡ phải đun nóng,dễ làm hơn nhưng chi phí thì mình chả thấy giảm:24h_044:!!Nhưng mà cái này chỉ cần ra phương pháp nhận biết là được roài,còn lại cứ quậy thoải mái!!!Còn trong phòng thí nghiệm nung đến 250 độ C cũng ok,Cái S còn nung thành chất lỏng được cơ mà!Còn nhận ra chất khí thì có gì mà xa vời,khí bay lên thì nhận ra liền áh mà!!!!

thì ngoài chi phí nung nóng ra đâu còn tốn thêm chi phí gì nữa đâu :24h_066: , còn nhận ra khí HCl thì hơi khó bởi vì nó nặng hơn không khí nên dường như bay lên rất ít :24h_092:

Trunks
08-04-2009, 10:05 AM
Ừh!Nó nặng hơn nhưng nếu mà đã pứ,đun thì bay ra hết!Chớ nói như bạn,cái CO2 thì sa,cái này còn nặng hơn HCl áh chớ,nhưng mà khi pứ vẫn thấy nó bay ra như thường!Còn đun mà cũng tốn tiền nữa hả????Hixx,kẹo thế!Tiền cồn cũng tiết!!!:24h_061:

debug
08-04-2009, 11:14 AM
:24h_092: đun cồn mà lên được 250 độ mới ghê
hihi cái phản ứng tạo ra CO2 thì nó phản ứng liền. còn HCl thì vừa đun, vừa ngồi đợi cực khó nhận bik lun

platin
08-04-2009, 03:27 PM
1/ theo mình làm cách này nhanh hơn nè:
C%(CuSO4trog tinh thể)=160*100/250 =64%
dùng pp đường chéo (ta coi H2O có chứa o%)
CuSO4.H2O 64 ---------8
-------------- 8 -------------
H2O ------- 0 -------- 56
=> m=25 g

nnes
08-04-2009, 05:01 PM
:24h_092: đun cồn mà lên được 250 độ mới ghê
hihi cái phản ứng tạo ra CO2 thì nó phản ứng liền. còn HCl thì vừa đun, vừa ngồi đợi cực khó nhận bik lun

Vậy hả? Bạn làm thí nghiệm điều chế HCl trong phòng thí nghiệm chưa vậy?
Mình đã được làm thí nghiệm này, phản ứng xảy ra rất nhanh, HCl sủi bọt rất dễ nhìn. Ko đến nỗi chậm chạp như bạn nói đâu.

Trunks
08-04-2009, 05:34 PM
:24h_092: đun cồn mà lên được 250 độ mới ghê
hihi cái phản ứng tạo ra CO2 thì nó phản ứng liền. còn HCl thì vừa đun, vừa ngồi đợi cực khó nhận bik lun

Trời!đun lưu huỳnh còn bị bay hơi(nhơ hok nhầm thì là 445 hay 450 độ gì đó) nữa chớ nói chi HCl,450 độ C mà nó bay hơi cũng vùn vụt,đèn cồn đung nhiệt độ được cũng cao lắm chớ hok phải ít tẻo như bạn nghĩ đâu!:chocwe (

bacco
08-06-2009, 03:54 PM
Mọi người cho mình hỏi Fe2S3 có bị thủy phân trong nước hay không?_thân_

Trunks
08-06-2009, 06:17 PM
Fe23 hok bị thủy phân trong nước,nó không tan trong nước mà chỉ tan trong dung dịch axit.chỉ có các muối sunfua tan mới bị thủy phân!!!!

minhduy2110
08-06-2009, 07:28 PM
=.= sao lại không.
Fe2S3 + H2O ---> Fe(OH)3 + H2S

dung270692
08-06-2009, 09:54 PM
Đây bạn lấy mà dùng

Trunks
08-06-2009, 10:04 PM
Hixxx!Zậy mà em tưởng chỉ có muối sunfua tan mới bị thủy phân chớ :020::020:!!!Chớ zậy là tất cả các muối sunfua kể cả các muối hok tan trong axit cũng bị thủy phân lun hả anh????

minhduy2110
08-06-2009, 10:23 PM
;)) nhìn lại cation Fe3+ đi nào ! gần giống như Al3+ =.=
giống Fe2(CO3)3 hay Al2(CO3)3.

kuteboy109
08-06-2009, 10:40 PM
Ý anh Duy là em phải chú ý đến tính chất thủy phân mạnh của các cation như Fe3+, Al3+..
VD: Fe2(CO3)3 không tồn tại mà thủy phân thành Fe(OH)3 và CO2

nnes
08-06-2009, 10:58 PM
trời. Fe2S3 có bị thủy phân đâu.
Các muối sunfua hay gặp như Al2S3, MgS và Cr2S3 bị thủy phân thành hidroxit tương ứng và H2S.
Còn các muối sunfua tan thì bị thủy phân 1 phần : S2- + H2O <--> HS- + OH-
Còn các muối ko tan trong cả axit mạnh như CuS, Ag2S, HgS, CdS, PbS thì ko bị thủy phân đâu

Cái này tui tra trong bảng tính tan SGK lớp 11, phần phụ lục nha. Sách mới xuất bản đó.

minhduy2110
08-06-2009, 11:12 PM
Tra trong bảng tuần hoàn thấy ngay Fe2S3 không tồn tại trong dung dịch nước. Hay bảng của mình in sai *_*

nnes
08-06-2009, 11:18 PM
Tra trong bảng tuần hoàn thấy ngay Fe2S3 không tồn tại trong dung dịch nước. Hay bảng của mình in sai *_*

uầy, sao mình xem trong phụ lục của SGK nâng cao lớp 11 ,sách chuyên ban, và cả bảng THHH nữa ( tất cả mượn của thằng em ) thì đều ghi kết tủa.
À, đính chính lại, bảng THHH thì ghi ko tồn tại, nhưng SGK nâng cao 11 ghi là ko tan.
Nản mỗi ông ghi 1 kiểu, chả biết mà lần.

kuteboy109
08-06-2009, 11:18 PM
Fe2S3 khẳng định là thủy phân mạnh trong nước tương tự như Al2S3 vậy, cái này chương trình PT có học mà!!!

kuteboy109
08-06-2009, 11:29 PM
Bổ sung thêm: Sự không hiện diện Fe2S3 trong dung dịch nhiều tài liệu có đề cập đến vấn đề nó bị thủy phân tạo Fe(OH)3 và H2S. Như ví dụ này:
Fe2(SO4)3+ 3Na2S + 6H2O--> 3Na2SO4+ 3H2S + 2Fe(OH)3
-Bên cạnh đó còn xảy ra sự oxi hóa khử đồng thời nghĩa là Fe3+ oxi hóa S 2- thành S , còn nó bị khử thành Fe2+. Nói chung là không tồn tại Fe2S3 trong dung dịch.

Trunks
08-06-2009, 11:31 PM
Quả!!!Em có 2 bảng tuần hoàn,mua được cách đây vài tháng mà nó ghi là thằng Fe2S3 kết tủa mà mấy anh:24h_027::24h_027:

tigerchem
08-06-2009, 11:47 PM
Hello,
Vấn đề ở đây là Fe2S3 sẽ bị phân hủy hay kết tủa trong dung dịch (nước)
Xét phản ứng:
FeCl3 + Na2S -> ? (1)
Fe(OH)3 + H2S -> ? (2)
Fe2O3 + H2S -> ? (3)

Nếu (1) xảy ra tức Fe2S3 kết tủa trong dung dịch
Nếu (2) xảy ra thì không có Fe2S3 bị thủy phân
Nếu (3) xảy ra, thì ?

Các bạn có thể tra cứu tài liệu trên mạng, đọc sách, hỏi thầy cô ... và tự có câu trả lời, viết bài như thế này giống chat hơn là thảo luận nghiêm túc.
Tài liệu tham khảo: Một số phản ứng vô cơ, sách Nga
Thân!

vhq193
08-07-2009, 03:40 PM
Mọi người giải chi tiết, dễ hiểu giùm em nha(em không phải dân Hóa đâu)!
Mọi người làm được bài nào thì cứ Post lên cho em cũng được.
Bài 1: Cho hỗn hợp A gồm kim loại R (Hóa trị I) và kim loại M (hóa trị II). Hòa tan 3g A bằng dung dịch chứa HNO3 và H2SO4 thu được 2.94g hỗn hợp B (gồm khí NO2 và khí D) có thể tích là 1.334 lít (đktc)
1, Khí D là khí gì ? Tính khối lượng muối khan.
2, Nếu tỉ lệ khí NO2 và khí D thay đổi thì khối lượng muối khan thay đổi trong khoảng nào?
Bài 2: Cho hỗn hợp bột gồm 0.03mol Al và 0.05mol Fe tác dụng với 100ml dung dịch A chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu 8.12g chất rắn B gồm 3 kim loại. Cho Btacs dụng với dung dịch HCl dư thu được 0.03mol H2. Tính nồng độ mol/l các chất trong dung dịch A.
Bài 3: Cho 1.71g hỗn hợp A gồm Al và kim loại R (hóa trị II) tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 thu được dung dịch B và 0.06mol hỗn hợp khí C gồm 3 khí H2, H2S, SO2. Tỉ khối của C so với Hidro là 23. Thêm NaOH dư vào dung dịch A thu được 3.48g kết tủa.
Mặt khác, đốt cháy hết hỗn hợp khí C bằng một lượng Oxi vừa đủ thu được hơi nước và khí SO2. Tìm R và khối lượng mỗi kim loại.
Bài 4: Hỗn hợp X gồm Al và kim loại M (hóa trị II) có khối lượng 12.45g tương ứng với 0.25mol. Cho X tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 0.05mol hỗn hợp khí N2O và N2 có tỉ khối với Hidro là 18.8 và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 0.02mol khí NH3. Tìm kim loại M.

Còn tiếp....

tieulytamhoan
08-07-2009, 04:01 PM
Theo mình ngồi mà nói dông dài chi bằng tự bản thân các bạn đi điều chế 1 chút Fe2S3 hoặc đi xin 1 ít về mà thử rồi thảo luận sẽ hay hơn nhiều.
Hóa học là khoa học thực nghiệm mà ^^

bacco
08-07-2009, 08:18 PM
Em đồng ý với Tiểu Lý Tầm Hoan
Không bik ai có điều kiện làm thí nghiệm để giải quyết vấn đề này không nhỉ!
_thanks_

Trunks
08-07-2009, 08:25 PM
Bài 1:
a/Theo đề ra:
nB=1.334/22.4=0.06 (Chẹp,số lẽ quá, hình như thể tích ở đây là 1.344 l thì phải,mình lấy số này lun)
=>M(B)=2.94/0.06=49
=>(NO2) 46<49<D
=> D là SO2.(Vì chỉ có một mình SO2 là sp khử khí có M > 49)
Gọi số mol của NO2,SO2 là x,y.
Ta có hệ pt:
x + y =0.06
46x + 64y=2.94
Giải hệ được:
x=0.05
y=0.01
Ta có nửa pứ:
NO3- + 2H+ + e = NO2 + H2O
0.05 0.1 0.05
SO42- + 4H+ + 2e = SO2 + 2H2O
0.01 0.04 0.01
=>nNO3-(tạo muối)=0.1-0.05=0.05 mol
nSO42-=0.04/2-0.01=0.01 mol
=> m(muối)=0.05*62 + 0.01*96 +3=7.06 g
b/Cho nợ đi,thấy nó cứ kì kì thế nào!!!!

Bài 4:
Gọi x,y là số mol của N2O,N2.
Áp dụng sơ đồ đường chéo:
x/y=9.6/6.4=1.5
Mặt khác : x+y=0.05
=>x=0.03
y=0.02
Ta có quá trình oxh-khử:
2N+5 + 8e= 2N+1
0.24 0.03
2N+5 + 10e = N2
0.2 0.02
N+5 + 8e = N-3
0.16 0.02
=> ne=0.6
Al = Al3+ + 3e
a 3a
M = Mn+ + 2e
b 2b
=> a+b=0.25
3a + 2b=0.6
=> a=0.1
b=0.15
=> m(M)=12.45 - 0.1*27=9.75
=> M=9.75/0.15=65
=>M là Zn

Bài 2: Ta thấy:
nH2<nFe => Al pứ hết,Fe còn lại,AgNO3,Cu(NO3)2 hết.
=> nFe(pứ)=nFe- nH2=0.02 mol
Gọi số mol AgNO3,Cu(NO3)2 trong 100 mol dung dịch A là x,y.
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích:
3nAl + 2nFe(pứ)= x + 2y
<=> x+ 2y=0.03*3 + 2*0.02=0.13 (1)
Mặt khác:
108x + 64y + 0.03*56 = 8.12 (2)
Từ (1) và (2),ta có:
x=0.03
y=0.05
Vậy:
Cm(AgNO3)=0.03/0.1=0.3 M
Cm(Cu(NO3)2)=0.05/0.1=0.5 M

sao băng lạnh giá
08-08-2009, 12:35 AM
Mình đang học mấy phương pháp giải nhanh trắc nghiệm hóa nhưng có 2 phương pháp là : Quy đổi và Cân bằng hệ số mình cảm thấy chưa hiểu được rõ hết bản chất của phương pháp. Bạn nào hiểu được tại sao người ta nghĩ ra được 2 phương pháp ý hay là bản chất thực sự của 2 phương pháp ý thì nói cho mình với nhé! Thanks các bạn trước chỉ rõ hộ mình nhé!
Em có thể đọc các bài viết có liên quan ở đây:
http://vn.myblog.yahoo.com/vkngoc49cns/index?l=f&id=7
hoặc ở đây:
http://my.opera.com/saobanglanhgia/blog/ (http://vn.myblog.yahoo.com/vkngoc49cns/index?l=f&id=7)
Riêng về phương pháp Quy đổi thì có thể download ở đây:
http://www.mediafire.com/download.php?x2ijjiy0cy5

vhq193
08-08-2009, 06:50 AM
Thanks mọi người nhiều nha(nhất là anh Trunk)!
Giúp em vài bài nữa nhé.
Bài 5: Đốt cháy 5.6g bột sắt trong bình đựng Oxi thu được 7.36g hỗn hợp A gồm Fe2O3, Fe3O4 và Fe. Hòa tan hoàn toàn A bằng dung dịch HNO3 thu được V lít hỗn hợp khí B (đktc) gồm NO và NO2. Tỉ khối của B so với Hidro là 19. Tính V ?
Bài 6: Hòa tan hết 4.43g hỗn hợp Al và Mg trong HNO3 loãng thu được dung dịch A và 0.07mol hỗn hợp 2 khí không màu ( Một khí hóa nâu trong không khí) có khối lượng 2.59g. Tính khối lượng mỗi kim loại?
Bài 7: Cho m1g hỗn hợp gồm Mg và Al vào m2g dung dịch HNO3 24%. Sau khi các kim loại tan hết có 8.96 lít hỗn hợp khí X gồm: NO, N2O, N2 bay ra (đktc) và được dung dịch A. Thêm một lượng vừa đủ Oxi vào X, sau khi phản ứng được hỗn hợp khí Y. Dẫn khí Y từ từ qua dung dich NaOH dư có 4.48 lít hỗn hợp khí Z đi ra (đktc). Tỉ khối của Z đối với H2 bằng 20. Nếu cho dung dịch NaOH vào A để được kết tủa lớn nhất thu được 66.2g kết tủa.
a, Viết phương trình phản ứng.
b, Tính m1, m2. Biết lượng HNO3 lấy dư 20% so với lượng cần thiết.
c, Tính nồng độ % các chất trong A.
Bài 8: Cho 1.35g hỗn hợp Cu, Mg, Al tác dụng với dung dịch HNO3 dư được 1.12 lít hỗn hợp NO và NO2 có phân tử lượng trung bình là 42.8. Tính tổng khối lượng muối Nitrat sinh ra. Biết thể tích khí đo ở đktc.

congchua_trasua_9x
08-08-2009, 09:53 AM
Bài 5:
hok để ý đến trạng thái oxh trung gian của Fe...vì tác dụng với HN03 --> Fe3+
Fe - 3e ---> Fe3+
02 +4e ---> 202-
N+5 +3e ---> N+2
N+5 +1e --->N+4

m0 =7,36-5,6 = 1,76 (g)
n02 =1,76/32 = 0,055 (mol)

nFe = 5,6/56 =0,1 (mol)

gọi x và y là n N0 và nN02

theo ĐL bảo toàn e: tổng e nhận = tổng e nhường

lắp vào mấy pt trên ---> 0,1 *3 =0,055*4 + 3x +y
suy ra 3x +y = 0,08 (1)

mặt # dB/H2 = 19
=> (30x + 46y)/ (x+y) =19*2 =38
---> -8x + 8y = 0(2)

từ (1) & (2) có hệ pt :
3x + y=0,08
-8x +8y =0
=> x=0,02
y= 0,02

V= 2* 0,02 * 22.4 = 0,896 (l)


Bài 6 Hỗn hợp khí sinh ra hok màu và có 1 khí hóa nâu trong không khí => N0 ( N0 +02 --> N02 ( màu nâu )

mặt # M hỗn hợp khí = 2,59/0,07 = 37 > M N0 (= 30 )
suy ra M khí cò lại > 37 => chỉ có N20( M= 44 )

gọi x và y là n N0 và n N20
có pt x+y=0,07
30x + 44y= 2,59
==> x= 0,035
y=0,035

tìm được số mol của mỗi khí sau đó lắp vào quá trình nhường nhận e như bài 1 ---> lập được hệ pt 2 ẩn là số mol của mỗi kim loại....giải ẩn

Xong !! :nguong (

congchua_trasua_9x
08-08-2009, 11:33 AM
bài 7: X là N0,N20,N2
đốt trong oxi đủ...=> Y là N02 , N20,N2
pt N0+ 02 --> N02
cho Y qua Na0H => Z là N20,N2
2N02 + 2Na0H --> NaN03 + NaN02 + H20

ta có V N0 = V X- VZ = 8,96 -4,48 = 4,48 (l)
n N0 =4,48/22,4= 0,2 (mol)

gọi x và y là n N20 và N2
x+ y = 4,48/22,4 =0,2 (mol)
(44x + 28 y)/ (x+y) = 20*2 =40
suy ra x=0,15
y= 0,05

dung dịch A : Mg(N03 )2 và Al(N03)3
cho vào Na0H thu được kết tủa lớn nhất => pư vừa đủ ...( hok có pt hào tan kết tủa Al(0H)3 )
pt Mg2+ +20H- ---> Mg(0H)2
Al3+ + 30H- ---> Al(0H)3
gọi x và y là n Mg và n Al
m kết tủa = 58x +78y = 66,2

Mg -2e ---> Mg2+
Al -3e -->Al3+
N+5 +3e ---> N+2 ( N02)
2N+5 + 10e --> N2
N+5 + 8e --> N+1 ( N20 )

dùng bảo toàn e như các câu trên với ẩn x và y đã đặt ...lập được 1 pt nữa
kết hợp với pt m kết tủa...=> giải ẩn .. tìm được m1, m2

từ đó lắp vào pt ra được n HN03 cần + lượng dư 20% ==> ra kết quả

phần c tính % các chất trong A như bt.
:nguong (

Trunks
08-08-2009, 05:28 PM
Lần sau,bạn hok nên lập topic như thế này nữa,cứ post bài vào topic trước cho đỡ tốn!!!
Gọi x,y là số mol của NO2,NO.
Áp dụng sơ đồ đường chéo:
x/y=12.8/3.2=4
Theo đề ra:
x+ y=1.12/22.4=0.05
Giải hệ ta được:
x=0.04
y=0.01
Ta có quá trình khử:
N+5 + e = N+4
0.04 0.04
N+5 + 3e = N+2
0.03 0.01
=>nNO3-(tạo muối)=ne=0.07 mol
=>m(muối)=0.07*62 +1.35=5.69 g

hlacom
08-09-2009, 08:37 PM
Bài 1: Cho hỗn hợp A gồm kim loại R (Hóa trị I) và kim loại M (hóa trị II). Hòa tan 3g A bằng dung dịch chứa HNO3 và H2SO4 thu được 2.94g hỗn hợp B (gồm khí NO2 và khí D) có thể tích là 1.334 lít (đktc)
1, Khí D là khí gì ? Tính khối lượng muối khan.
2, Nếu tỉ lệ khí NO2 và khí D thay đổi thì khối lượng muối khan thay đổi trong khoảng nào?
BG:
theo mình bài này còn trường hợp nửa, đó là D là N2O4(vẫn giải được nhwng ít gặp)
Tuy nhiên, trong bài này sau pư: dd sẻ gồm R+, M2+, NO3-, SO42-, có thể còn H+ . Nên khối lượng muối khan phụ thuộc R+ và M2+ kết hợp với NO3- hay SO42-, ngoài ra còn có vần đề nữa là khi cô cạn có thể HNO3 bị phân hủy thành NO2,O2 thoát ra cho đến khi dd hết H+.
do đó bài này việc tính khối lượng muối khá rắc rối.:nhau (

nnes
08-09-2009, 10:35 PM
Bài 1: Cho hỗn hợp A gồm kim loại R (Hóa trị I) và kim loại M (hóa trị II). Hòa tan 3g A bằng dung dịch chứa HNO3 và H2SO4 thu được 2.94g hỗn hợp B (gồm khí NO2 và khí D) có thể tích là 1.334 lít (đktc)
1, Khí D là khí gì ? Tính khối lượng muối khan.
2, Nếu tỉ lệ khí NO2 và khí D thay đổi thì khối lượng muối khan thay đổi trong khoảng nào?
BG:
theo mình bài này còn trường hợp nửa, đó là D là N2O4(vẫn giải được nhwng ít gặp)
Tuy nhiên, trong bài này sau pư: dd sẻ gồm R+, M2+, NO3-, SO42-, có thể còn H+ . Nên khối lượng muối khan phụ thuộc R+ và M2+ kết hợp với NO3- hay SO42-, ngoài ra còn có vần đề nữa là khi cô cạn có thể HNO3 bị phân hủy thành NO2,O2 thoát ra cho đến khi dd hết H+.
do đó bài này việc tính khối lượng muối khá rắc rối.:nhau (

Mình lại nghĩ:
Thứ nhất: Hỗn hợp axit này mà thu được NO2 và SO2 thì nó phải đặc nóng, tức là ở nhiệt độ ko thấp, do đó sẽ ko thu được N2O4.
Biết là có phản ứng này: 2NO2 <--> N2O4 với delta H <0
cho nên muốn có N2O4 thì phải ở nhiệt độ thấp, còn ở điều kiện thường hoặc nhiệt độ cao thì sẽ cho NO2 là chủ yếu.
Nếu muốn có N2O4 thì đề bài phải thêm dữ kiện: sản phẩm khí thu được dẫn qua bình được đá nước chẳng hạn, thì thu được hỗn hợp khí D. (giả sử như vậy )

Thứ 2: đề bài hỏi tính khối lượng muối thì ta chỉ cần tính khối lượng muối thu được ,mà không quan tâm là còn dư chất nào khác, hay axit có bị bay hơi, phân hủy hay không.
Với lại khi tính khối lượng của hỗn hợp muối như bài này thì ta chỉ cần tính khối lượng các ion kim loại R+, M2+ và anion NO3-, SO42- là ra ngay khối lượng của 4 muối. Chứ ko ai dại gì mà đi tìm số mol của từng muối, thế thì kực kì dài dòng.

hlacom
08-10-2009, 09:30 AM
Một dạng của bảo toàn e: Đây là 2 bài tôi trích trong chuyên đề giải nhanh toán hóa học của tôi. Các bạn thử tìm cách nhanh nhất để giải (nhanh nhất chứ ko fải rút gọn đâu nhé):
1.Trộn 0,54 gam bột nhôm với bột Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp A. Hoà tan hoàn toàn A trong dung dịch HNO3 thu được dung dịch B (chỉ chứa muối của các kim loại và axit dư) và V lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:3. Tính V?
2.Cho 8,8 gam hỗn hợp A gồm Fe,Cu tác dụng với oxi thu được 9,6 gam chất rắn B, hòa tan hết lượng chất rắn B trong HNO3 dư thu được dung dịch X và 2,24 lit NO(duy nhất, đktc). Cô cạn dung dịch X thu m gam muối khan. Tính m?

Trunks
08-10-2009, 09:51 AM
Bài 1.Em pó tay(chưa học pứ nhiệt nhôm)
bài 2:Em nghĩ bài này dùng bảo toàn e là nhanh nhất roài,nếu ai có cách khác,chỉ em với.
Theo đề ra:
nNO=6.72/22.4=0.3 mol
ta có nửa pứ:
3e + N+5 = N+2
0.9 0.3
=> nNO3-(tạo muối)=ne=0.9 mol
Ta hok quan tâm tới mức oxh khử trung gian của Fe,Cu.Cuối cùng,muối tạo thành cũng gồm hỗn hợp kim loại và NO3- tạo muối nên:
m(muối)=0.9*62 + 8.8=64.6 g

hoang
08-10-2009, 10:25 AM
hình như bạn trả lời sai rồi....
bài 1:0.5376.
bài 2 :mình cũng ko biết nhưng mình nghĩ đề sai
số mol e nhận của NO3- là 0.9
a là nFe,b là nCu
mO2=10.4-8.8=1.6=>nO2=0.05=>số mol e nhận của O2 là 0.2
ta có:3a+2b=0.9+0.2=1.1
56a+64b=8.8=>3a+3.43b=0.47<1,1(vô lí)
---->đề sai ^^
nếu mình ko nhầm thì nFe=0.1 và nCu=0.05=>m=33.6g

Trunks
08-10-2009, 10:36 AM
Hở???bạn tính m là cái gì zậy??muối gì mà nội gốc NO3- tạo muối đã hơn khối lượng muối 20 g!!!Nếu bạn kêu là đề sai thì bạn có căn cứ gì để kết luận ra cuối????Mà bạn tính số mol mỗi kim loại làm gì cho bài toán phức tạp!Bạn nói mình sai,thế bạn chỉ giùm cho mình chỗ sai với!!!!

congchua_trasua_9x
08-10-2009, 01:36 PM
hình như bạn trả lời sai rồi....
bài 1:0.5376.
bài 2 :mình cũng ko biết nhưng mình nghĩ đề sai
số mol e nhận của NO3- là 0.9
a là nFe,b là nCu
mO2=10.4-8.8=1.6=>nO2=0.05=>số mol e nhận của O2 là 0.2
ta có:3a+2b=0.9+0.2=1.1
56a+64b=8.8=>3a+3.43b=0.47<1,1(vô lí)
---->đề sai ^^
nếu mình ko nhầm thì nFe=0.1 và nCu=0.05=>m=33.6g

bạn ơi bạn nhầm rồi..... hok thể có pt
56a + 64b = 8,8

vì a,b chỉ là số mol pư thôi chứ có phải là trong hỗn hợp đầu đâu....!

khi nung trong oxi thì chưa chắc pư đã xảy ra hoàn toàn nên chất rắn có thể có Fe và Cu dư nữa

mình nghĩ là như vậy !!

nnes
08-10-2009, 02:14 PM
Bài 1.Em pó tay(chưa học pứ nhiệt nhôm)
bài 2:Em nghĩ bài này dùng bảo toàn e là nhanh nhất roài,nếu ai có cách khác,chỉ em với.
Theo đề ra:
nNO=6.72/22.4=0.3 mol
ta có nửa pứ:
3e + N+5 = N+2
0.9 0.3
=> nNO3-(tạo muối)=ne=0.9 mol
Ta hok quan tâm tới mức oxh khử trung gian của Fe,Cu.Cuối cùng,muối tạo thành cũng gồm hỗn hợp kim loại và NO3- tạo muối nên:
m(muối)=0.9*62 + 8.8=64.6 g

1. Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng của Al với các oxit của kim loại TB yếu ( như FexOy, CuO...) --> kl + Al2O3. Lúc này thì Al là chất khử giống như ta từng có phản ứng của H2, CO phản ứng với các oxit vậy.
2. Bài này hình như giải sai rùi Quần Đùi Boxing ơi.
cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với O2 thì nó cho nhiều chất, trong đó có Fe2O3 và CuO. Những chất này khi phản ứng với HNO3 thì không thu được khí.
Nếu mà ghi nNO3-(tạo muối)=ne=0.9 mol thì chỉ ứng với muối của các chất có tạo ra NO ( như FeO, Fe...)
Như vậy sẽ thiếu hẳn khối lượng muối do Fe2O3 và CuO tạo ra.
VD nhé: CHo 1 mol FeO, 2 mol Fe2O3 phản ứng với HNO3 dư thu NO
- Nếu tính ra thì nFe(NO3)3 = 5 mol ( tức là có 15 mol NO3- tạo muối )
- Nếu chỉ tính ở bản phản ứng
FeO --> Fe3+ + 1e
1............1.........1
NO3- + 3e --> NO
............1.......
--> nNO3- tạo muối = 1 mol. ( thiếu hẳn số mol NO3- do Fe2O3 phản ứng , nhưng ko tạo khí )

bạn ơi bạn nhầm rồi..... hok thể có pt
56a + 64b = 8,8

vì a,b chỉ là số mol pư thôi chứ có phải là trong hỗn hợp đầu đâu....!

khi nung trong oxi thì chưa chắc pư đã xảy ra hoàn toàn nên chất rắn có thể có Fe và Cu dư nữa

mình nghĩ là như vậy !!
a, b là số mol của Fe, Cu ban đầu.
Dù cho Fe và Cu có thể còn dư sau phản ứng với O2, nhưng sau đó cho phản ứng với HNO3 thì nó vẫn phản ứng tiếp.
Nói tóm lại là Fe, Cu sau khi phản ứng với O2 và HNO3 thì nó sẽ hết. Và đặt như bạn ý là đúng rùi.
Bài số 2 mình nghĩ đề đúng là sai.

rongthan193
08-10-2009, 05:34 PM
Mọi người giải chi tiết giùm em nha! Thanks
Bài 1:
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe, Ag vào dung dịch HNO3 thu được dung dịch Y chỉ chứa 3 chất tan của 3 kim loại, đồng thời được 11.648 lít hỗn hợp khí Z gồm NO & NO2 ở đktc. Tỉ khối hơi của z so với H2 là 21.4. Cho NH3 dư vào 1/2 dung dịch Y lọc lấy kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi được 4 gam chất rắn. Điện phân 1/2 dung dịch Y với điện cực trơ tới khi dung dịch vừa hết ion Cu(2+) thì khối lượng catot tăng 9.128g. Viết các phương trình phản ứng và tính điện lượng chạy qua dung dịch điện phân. Tính số gam mối kim loại có trong m gam.
Bài 2:
Hòa tan 6.25g hỗn hợp Zn & Al vào 275ml dung dịch HNO3 thu được dung dịch A, chất rắn B gồm các kim loại chưa tan hết cân nặng 2.516g và 1.12 lít hỗn hợp khí D ở đktc NO & NO2. Tỉ khối của D so với H2 là 16.75. Tính nồng độ mol của HNO3 và tính khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng.
Bài 3:
Hòa tan 77.04g kim loại hóa trị II bằng một lượng vừa đủ V lít dung dịch HNO3 2M (dung dịch loãng) thu được dung dịch A và 13.44 lít khí ở đktc hỗn hợp 2 chất khí gồm 1 đơn chất khí và 1 hợp chất khí không màu, không hóa nâu ngoài không khí, hỗn hợp khí cáo tỉ khối so với H2 là 17.2. Thêm 1 lượng NaOH dư vào dung dịch A thấy giải phóng 1 chất khí, khí này tác dụng với CuO dư, đun nóng tạo thành 10.8g Cu kim loại. Xác định kim loại M và thể tích V của dung dịch HNO3 2M đã dùng.
Bài 4:
Hòa tan hoàn toàn 9.41g hốn hợp 2 kim loại AL & Zn vào 530ml dung HNO3 2M thu được dung dịch A và 2.464 lít hỗn hợp 2 khí N2O & NO không màu đo ở đktc có khối lượng 4.28g.
a, Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
b, Tính thể tích dung dịch HNO3 2M đã tham gia phản ứng.

hlacom
08-10-2009, 08:17 PM
sorry! thanhk bạn Hoang, mình đã đổi 6,72 thnàh 2,24l rồi

hlacom
08-10-2009, 08:38 PM
bài 1:bài này ta chỉ cần lưu ý một chút: xét toàn bộ quá trình chỉ có Al nhường e, N+5 nhận e. còn Fe và Cu ko thay đổi(đóng vai trò chuyển e). do vậy theo bt e:
nNO.3 + nNO2.1=nAl.3 => nNO.3 +3.nNO.1=0,02.3=> nNO=0,01, nNO2=0,03=> V=0,896 l
Bài 2: có thể dựa vào công thức tính nhanh sau:
Khi hh (oxit+kl) tdv HNO3 ta có:
nNO3-(muối) = nOtrong oxit.2 + nspk.số enhận
=> nNO3-(muối) = ((9,6-8,8)/16).2 + 0,1.3=0,4mol
vậy kh.l muối: m=8,8 + 0,4.62= 33,6g

hlacom
08-10-2009, 08:58 PM
Đối với dạng toán áp dụng các định luật bảo toàn, theo kinh ngiệm của mình, chú ý một số kỷ thuật sau thì bạn sẻ tính nhanh hơn:
+ số e nhận tương ứng của một số spk: H2:2; NO2:1; NO:3; N2O:8; N2:10; NH4NO3:8, SO2:2 (tính số e nhận dựa vào bán pt nhận e)
+ số e nhường của kl = nkl.hóa trị.( vd: ne cho = nCu.2 + nAl.3...)
+ Đối với bài toán tính khối lượng muối:
- nếu kim loại tdv axit: n(gốc axit trong muối) = nspk.số e nhận/hóa trị gốc axít(VD: nNO3-=(nN2O.8+nN2.10...)/1, nSO42-=(nSO2.2)/2...)
- Nếu hh(oxit + kl) tdv axit: n(gốc axit trong muối)=(n(oxi trong hh).2+nspk.số enhận)/hóa trị gốc.(VD: bài 2 ở trên, ở đây NO3- hóa trị 1)
Vì không gỏ latex được nên các công thức hơi dài dòng các bạn thg cảm.Hi vọng có giúp ích cho các bạn.

Trunks
08-10-2009, 09:23 PM
Bài 2: Theo đề ra:
m(hh tham gia pứ)=6.25-2.516=3.734 g
nD=0.05 mol
M(D)=16.75*2=33.5
Gọi số mol của NO2,NO là x,y.
Áp dụng sơ đường chéo:
x/y=3.5/12.5=0.28
Mà:
x+y=0.05
Giải hệ ta được:
x=....
y=....
(Chẹp,chẹp,số lẻ quá,mình hok giải chi tiết nữa đâu)
Ta có nửa pứ:
NO3- + 2H+ +e = NO2 + H2O
NO3- + 4H+ +3e = NO + 2H2O
=>nHNO3=2x + 4y
=> nNO3-(tạo muối)=ne=x +3y
=>m(muối)=nNO3-(tạo muối) + 3.734=....
=>Cm=nHNO3/0.275

Bài 3:
Theo đề ra:
nhh=13.44/22.4=0.6 mol
M=17.2*2=34.4
Vậy trong hỗn hợp sẽ gồm 2 khí:
N2(Khí đơn chất) và N2O(khí có M>34.4 và hok màu,hok hóa nâu ngoài không khí)
Gọi số mol của NO2,NO là x,y.
Áp dụng sơ đồ đương chéo:
x/y=6.4/9.6=2/3
Mà:
x+y=0.6
Giải hệ ta được:
x=0.24
y=0.36
PTHH:
2NH3 + 3CuO = 3Cu + N2 + 3H2O
=>nNH3=2/3nCu=2*10.8/(3*64)=0.1125
Ta có 2 nửa pứ:
N+5 + 8e = N-3
0.9 0.1125
2N+5 + 8e = 2N+1
1.92 0.24
2N+5 + 10e = N2
3.6 0.36
=>nHNO3=ne=3.6+0.9+1.92=6.42 mol
M = Mn+ + ne
=>M=12n
=> M là Mg

Bài 4 :
Theo đề ra:
nHNO3=1.06 mol
nhh=0.11 mol
M=4.28/0.11=....(rồi,lại số lẻ)
Gọi x,y lần lượt là số mol của N2O,NO.
Áp dụng sơ đồ đường chéo:
x/y=(M-30)/(44-M)=.....
Mà:
x+y=0.11
Giải hệ ta được:
x=....
y=....
Ta có nửa pứ:
2NO3- + 10H+ + 8e= N2O + 5H2O
10x 8x x
NO3- + 4H+ + 3e = NO + 2H2O
4y 3y y
=>nH+=10x +4y=.....
ne=8x +4y=....

Gọi a,b là số mol của Al,Zn.
Ta có:
Al=Al3+ 3e
Zn = Zn2+ +2e
=>3a +2b=ne=....
Mà:
27a + 65b=9.41
Giải hệ được:
a=...
b=...
Phần còn lại tính % thoai.
=>V(HNO3 đã dùng)=nH+/2=....

Bài 1:
=> Pó tay.Điện lượng=?????:24h_061:

minhduy2110
08-10-2009, 09:48 PM
Điện lượng là q đó. Đơn vị Coulomb.
Trong phương trình của bài toán điện phân: m=AIt/nF hay = Aq/nF. I = q/t (đúng hơn là dq/dt)
Giả dụ điện phân 2 mol Cu2+ cho nó thành Cu thì cần 2 mol e đập vào. Mà 1 e có điện lượng là 1.6*10^-19 C. Suy ra ngay ...

hlacom
08-10-2009, 09:49 PM
Riêng bài 2 có thể giải nhanh như sau
- áp dụng sơ đồ chéo tính nNO và NNO2:(dấu ... là để khỏi bị lệch cột)
NO: 30............12,5
............33,5..............
NO2:46............3,5
=> nNO/nNO2=12,5/3,5. nNO=nhh.12,5/16 = 0,05.12,5/16=0,039, nNO2=0,011
- nNO3- trong muối= nNO.3 + nNO3.1=0,128
=> mmuối=(8,25-2,516)+0,128.62=13,67 g.
- nHNO3 = nNO3-trong muối + nNO + nNO2= 0,128 +0,039 +0,011= 0,178=> a=0,6473M

hlacom
08-10-2009, 09:54 PM
Bài 2: Theo đề ra:
m(hh tham gia pứ)=6.25-2.516=3.734 g
nD=0.05 mol
M(D)=16.75*2=33.5
Gọi số mol của NO2,NO là x,y.
Áp dụng sơ đường chéo:
x/y=3.5/12.5=0.28
Mà:
x+y=0.05
Giải hệ ta được:
x=....
y=....
(Chẹp,chẹp,số lẻ quá,mình hok giải chi tiết nữa đâu)
Ta có nửa pứ:
NO3- + 2H+ +e = NO2 + H2O
NO3- + 4H+ +3e = NO + 2H2O
=>nHNO3=2x + 4y
=> nNO3-(tạo muối)=ne=x +3y
=>m(muối)=nNO3-(tạo muối) + 3.734=....
=>Cm=nHNO3/0.275

Bài 3:
Theo đề ra:
nhh=13.44/22.4=0.6 mol
M=17.2*2=34.4
Vậy trong hỗn hợp sẽ gồm 2 khí:
N2(Khí đơn chất) và N2O(khí có M>34.4 và hok màu,hok hóa nâu ngoài không khí)
Gọi số mol của NO2,NO là x,y.
Áp dụng sơ đồ đương chéo:
x/y=6.4/9.6=2/3
Mà:
x+y=0.6
Giải hệ ta được:
x=0.24
y=0.36
PTHH:
2NH3 + 3CuO = 3Cu + N2 + 3H2O
=>nNH3=2/3nCu=2*10.8/(3*64)=0.1125
Ta có 2 nửa pứ:
N+5 + 8e = N-3
0.9 0.1125
2N+5 + 8e = 2N+1
1.92 0.24
2N+5 + 10e = N2
3.6 0.36
=>nHNO3=ne=3.6+0.9+1.92=6.42 mol
M = Mn+ + ne
=>M=12n
=> M là Mg

Bài 4 :
Theo đề ra:
nHNO3=1.06 mol
nhh=0.11 mol
M=4.28/0.11=....(rồi,lại số lẻ)
Gọi x,y lần lượt là số mol của N2O,NO.
Áp dụng sơ đồ đường chéo:
x/y=(M-30)/(44-M)=.....
Mà:
x+y=0.11
Giải hệ ta được:
x=....
y=....
Ta có nửa pứ:
2NO3- + 10H+ + 8e= N2O + 5H2O
10x 8x x
NO3- + 4H+ + 3e = NO + 2H2O
4y 3y y
=>nH+=10x +4y=.....
ne=8x +4y=....

Gọi a,b là số mol của Al,Zn.
Ta có:
Al=Al3+ 3e
Zn = Zn2+ +2e
=>3a +2b=ne=....
Mà:
27a + 65b=9.41
Giải hệ được:
a=...
b=...
Phần còn lại tính % thoai.
=>V(HNO3 đã dùng)=nH+/2=....

Bài 1:
=> Pó tay.Điện lượng=?????:24h_061:
Không biết bạn Trunk đang học ở trường nào, lớp mấy mà thấy kiến thức về hóa khá vững vàng. Chúc bạn ngày càng thành công!

dinhtuan2212
08-10-2009, 09:55 PM
1/ * Bài này nhìn vào đề thấy chỉ có 1 số liệu duy nhất là 0.54 g Al. Như vậy bằng cảm tính học sinh có thể thấy kết quả của bài toán chỉ phụ thuộc vào con số này thôi. Và dễ dàng ngay ra được V= 0.896 l. Đối với thi trắc nghiệm thì áp dụng như vậy thôi. Tuy nhiên đó là trường hợp bí thì làm vậy chứ có thể chắc gì đã đúng.
* Và cách giải chuẩn là dùng cân bằng e như @hlacom đã trình bày
Trong suốt cả quá trình phản ứng thì Fe203 và CuO chỉ đóng vai trò trung gian cho nhận e. Vì kết quả cuối cùng thì vẫn ra lại Fe3+ và Cu2+ cho nên Al mới đóng vai trò cho e. Ta có:
Al -----------------> Al3+ +3e
0.02 mol------------------0.06 mol
4N+5 +6e -------->N+2 + 3N+4
---------0.06 mol-----0.01----0.03
=> V= (0.01+0.03) * 22,4 = 0.896 l có lẽ vội nên @hlacom nhầm là 8.96 l
2/ ** Đối với bài này ta nhận thấy rằng:
- Cu, Fe đóng vai trò cho e ( cái này thì quá rõ)
- N+5 và O đóng vai trò nhận e
Cu --------> Cu2+ +2e
x mol---------x--------2x
Fe ---------> Fe3+ +3e
y mol---------y--------3y
N+5 + 3e---> N+2
----------0.3------0.1 mol
O + 2 e------>O2-
0.075--0.15 mol
Như vậy áp dụng bảo toàn e ta có ngay
2x + 3y= 0.3 + 0.15
Mặt khác ta còn có: 64x+56y=8.8 g
Giải hệ ta có: x=0.05 mol , y=0.1 mol
Tính ra được m=33.6 g
Không biết cách của mình có dài không :010:
Tất nhiên đó là làm tự luận, làm trắc nghiệm thì nên tính cho nhanh, gộp các bước lại. :24h_031:

hoang
08-11-2009, 10:29 AM
đã vậy thì mời các bạn giải tiếp một vài bài cho dzui,rất là hấp dẫn và lôi cuốn:24h_031:
1.cho hỗn hợp A gồm 3,6g Mg và 19,6g Fe p/u với V(l)dd HNO3 1M thu đc dd B và hỗn hợp C gồm 0,05 mol N2;0,1 mol NO và còn lại 2,8g kim loại.tính V?
2.hoà tan hh gồm a mol FeS2, 0,5a mol FeS và 0,06 mol Cu2S vào HNO3 vừa đủ,thu đc dd X(chỉ chứa 2 muối sunfat) và khí NO duy nhất.a=?
(trích)

hoang
08-11-2009, 10:59 AM
mình xin mạo muội giải bài 1
ddY chứa 3 chất tan:Fe3+,Cu2+,Ag+
NH3 vào thì Cu2+ và Ag+ tạo phức tan,còn Fe3+ tạo Fe(OH)3,nung--->Fe2O3
-->nFe2O3= 4:160=0.025-->nFe=0.5-->trong X:nFe=0.1
từ dữ kiện đề bài tính đc nNO=0.104 và nNO2=0.416
a:nCu,b:nAg
đl bảo toàn e: 0,1*3+2a+b=0.104*3+0.416(1)
thứ tự đphân như sau: Ag+ + e-->Ag
Fe3+ +e-->Fe2+
Cu2+ +2e -->Cu
.........
--->m tăng=mCu+mAg---->64a+108b=9.128*2(2)
(1)và(2)-->a=0.184,b=0.06-->mCu=11.776,mAg=6.48,mFe=5.6
tiếp tục,1/2 ddY:0.092mol Cu2+,0.03 mol Ag+,0.05 mol Fe3+
tính ne=0.092*2+0.03+0.05=0.264 mol
-->q=I*t=ne*F=0.264*96400=25449.6C
hi vọng đúng

meo meo
08-20-2009, 03:35 AM
Đồng bào đồng chí đâu cả rùi?? Sao không làm típ. Câu này mèng tính được<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p></o:p>
1. 1 mol<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>2. 0.24 mol<o:p></o:p>
Đúng không??<o:p></o:p>
Thêm câu này nè, không dễ xơi đâu.:24h_081:
Hòa tan hết 35,84 gam hỗn hợp Fe và Fe<SUB>2</SUB>O<SUB>3</SUB> bằng dung dịch HNO<SUB>3</SUB> 1M tối thiểu, thu được dung dịch A trong đó số mol Fe(NO<SUB>3</SUB>)<SUB>2 </SUB> bằng <SUB> </SUB>4,2 lần số mol Fe(NO<SUB>3</SUB>)<SUB>3 và </SUB>V lít khí No (ĐKTC). Số mol HNO<SUB>3</SUB> tác dụng là:<o:p></o:p>
A. 1,24 B. 1,5 C. 1,6 D. 1,8<SUB><o:p></o:p></SUB>
<o:p></o:p>

meokitti26
08-24-2009, 12:23 AM
Đồng bào đồng chí đâu cả rùi?? Sao không làm típ. Câu này mèng tính được<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p></o:p>
1. 1 mol<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>2. 0.24 mol<o:p></o:p>
Đúng không??<o:p></o:p>
Thêm câu này nè, không dễ xơi đâu.:24h_081:
Hòa tan hết 35,84 gam hỗn hợp Fe và Fe<SUB>2</SUB>O<SUB>3</SUB> bằng dung dịch HNO<SUB>3</SUB> 1M tối thiểu, thu được dung dịch A trong đó số mol Fe(NO<SUB>3</SUB>)<SUB>2 </SUB> bằng <SUB> </SUB>4,2 lần số mol Fe(NO<SUB>3</SUB>)<SUB>3 và </SUB>V lít khí No (ĐKTC). Số mol HNO<SUB>3</SUB> tác dụng là:<o:p></o:p>
A. 1,24 B. 1,5 C. 1,6 D. 1,8<SUB><o:p></o:p></SUB>
<o:p></o:p>

mình thắc mắc liệu rằng trong th nè fe có lên fe3+ đc k nhỉ ?jf k thì bài toán đơn giản thui:4:

hoang
08-28-2009, 05:32 PM
Đồng bào đồng chí đâu cả rùi?? Sao không làm típ. Câu này mèng tính được<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p></o:p>
1. 1 mol<o:p></o:p>
<o:p></o:p>2. 0.24 mol<o:p></o:p>
Đúng không??
<o:p></o:p>
sr nha,bạn làm sai câu 1 ròi

platin
08-31-2009, 04:00 PM
1.cho hỗn hợp A gồm 3,6g Mg và 19,6g Fe p/u với V(l)dd HNO3 1M thu đc dd B và hỗn hợp C gồm 0,05 mol N2;0,1 mol NO và còn lại 2,8g kim loại.tính V?
2.hoà tan hh gồm a mol FeS2, 0,5a mol FeS và 0,06 mol Cu2S vào HNO3 vừa đủ,thu đc dd X(chỉ chứa 2 muối sunfat) và khí NO duy nhất.a=?
(trích)

Mấy bài này có cách giải hay lắm :
Như ở bài 2 ta dùng đl bảo toàn điện tích như sau:
như đề bài cho dd sau pứ chỉ chứa muối sufat vì vậy ta có
Fe2(SO4)3 và CuSO4 ta sẽ tổng điện tích của Fe3+,Cu+ cân bằng với (SO4)2-
ta có n(S04 2-)= n(S)
Số điện tích dương =3*(a+0.5a) + 0.06*2*2=4.5a+0.24
số điện tích âm =(2a+0.5a+0.06)*2=5a+0.12
=>a=0.24 là Ok

và bài 1
các bạn chú ý dễ bị đánh lừa là chỉ có N2 và NO là sp khử mà còn có NH4NO3 nữa
vì sao vậy ? chúng ta hãy lập luận từ như sau:
vài kim loại pứ chưa hết còn 2.8 g chứng tỏ Mg sẽ pứ trước và hết trước còn Fe pứ
và khối lượng kim loại còn lại chính là Fe dư =>n(Fe pứ)=(19.6-2.8)/56=0.3mol
Mg----------->Mg 2+ + 2e
0.15-------------------->0.3

Fe-------------->Fe 3+ + 3e
Fe 3+ ----------> Fe2+(dd chỉ còn Fe2+) ta coi Fe--> Fe2+ luôn

Fe---------------->Fe2+ + 2e
0.3----------------------->0,6
=>n(e cho)=0,3+0.6=0.9

12H+ +2(NO3)- +10e----->N2+6H2O
0.6<------------0.5<-----0.05
4H+ + (NO3)- +3e ----->NO + 2H2O
0.4<----------0.3<------0.1
n(e nhận)=0,5+0,3=0,8<>0,9
=> (NO3)- còn bị khử thành NH4NO3
10H+ + (NO3)- + 8e ------->(NH4)+ + 3H2O
1/8<------------0.1-------->0.1
=> tổng số mol H+ =0.6+0.4+1/8=1.125 mol
=>V=1.125 lít

desert_hero89
09-10-2009, 10:05 PM
em có ý kiến về bài 2 thế này: cái này oxi sẽ phản ứng hết với hỗn hợp Fe và Cu, vì chỉ tạo ra khí NO duy nhất nên Fe dư và Cu phản ứng hết với Oxi, vì chỉ kim loại có tính khử khi tác dụng với HNO3 mới cho sản phẩm là NO, Cu là kim loại oxi hóa mạnh hơn sắt!
em đang nói đến bài 2 trong 2 bài đầu tiên của topic này đấy ạ!

nnes
09-10-2009, 10:35 PM
em có ý kiến về bài 2 thế này: cái này oxi sẽ phản ứng hết với hỗn hợp Fe và Cu, vì chỉ tạo ra khí NO duy nhất nên Fe dư và Cu phản ứng hết với Oxi, vì chỉ kim loại có tính khử khi tác dụng với HNO3 mới cho sản phẩm là NO, Cu là kim loại oxi hóa mạnh hơn sắt!
em đang nói đến bài 2 trong 2 bài đầu tiên của topic này đấy ạ!

- Ko phải chỉ có kim loại tác dụng với HNO3 thì thu được NO đâu. Trong trường hợp này có thể FeO, Fe3O4 cũng tác dụng được.
Bài này, đề không nói rằng kim loại hay Oxi sẽ hết, mà cũng chả cần quan tâm kim loại hết hay ko vì:
Fe,Cu + O2 --> hỗn hợp FeO,Fe2O3,Fe3O4,Fe,CuO,Cu
Sau đó cho tác dụng với HNO3 thì đều thành Fe3+ và Cu2+ hết. Dạng bài này, bạn xem các cách giải ở trên
- kim loại ko có tính oxi hóa, cho nên Cu sao lại có tính oxi hóa mạnh hơn Fe là thế nào?

Mr.Happy
09-12-2009, 04:16 PM
Hello anh Tới, em Duy đây....
Bài 1 còn có thể làm theo định luật bảo toàn nguyên tố như sau được không anh:
FeS2-----------> Fe2(SO4)3
a -----------> 0,5 a
FeS-------------> Fe2(SO4)3
0,5a -----------> 0,25a
Cu2S------------> CuSO4
0,06 ------------> 0,12
Sau đó ta bảo toàn nguyên tố S có
2a+0,5a+0,06 = 1,5a+ 0,75a+ 0,12
=> 0,25a = 0,06
=> a= 0,24
OK chưa????
hahaha

FH_HF
09-14-2009, 10:37 AM
Em đồng ý với Tiểu Lý Tầm Hoan
Không bik ai có điều kiện làm thí nghiệm để giải quyết vấn đề này không nhỉ!
_thanks_

Sao lại ko làm dc mua FeCl3 và NaS về là ok mà

Ladiesman217
09-20-2009, 10:18 PM
1/ Cho m (g) KOH vào 250ml dung dịch AlCl3 10,68% vừa đủ thu được 3,9g gam kết tủa. Tính nồng độ của dung dịch NaOH.
2/ Cho 24g NaOH vào dung dịch ZnCl2 0,5M thu được 19,8 gam kết tủa. Tìm thể tích dung dịch ZnCl2.
3/ Cho 250ml dung dịch NaOH 0,4M tác dụng với 250ml dung dịch Al2SO4 thu 1,95g kết tủa. Tìm nồng độ mol/l của dung dịch Al2SO4 và dung dịch sau phản ứng.

binh_d08_a1
09-20-2009, 11:00 PM
mấy bài này nói chung là giống nhau. phương pháp như sau: tất cả mấy câu trên đều có 2 trường hợp
+ sản phẩm chỉ có kết tủa( vd Al(OH)3), không có NaAlO2 (hay Na2ZnO2): cũng có nghĩa là sau pư còn dư AlCl3
+ sản phẩm có kết tủa và kết tủa tan 1 phần tạo các muối NaAlO2 (hay Na2ZnO2). Sau pư cả muối và kiềm đều hết.
phần tính toán bạn tự làm nha

khuongtuananh
09-21-2009, 08:11 PM
Chú ý thêm. nếu bài toán cho d2 NH3 thì Al không tạo phức vs d2 NH3 chỉ tạo ra kt đó là Al(OH)3 còn các KL # như Cu, ZN, .... thì tạo ra kết tủa rùi tạo phức

Nguyen Thi Minh Trang
09-23-2009, 11:30 AM
trời. Fe2S3 có bị thủy phân đâu.
Các muối sunfua hay gặp như Al2S3, MgS và Cr2S3 bị thủy phân thành hidroxit tương ứng và H2S.
Còn các muối sunfua tan thì bị thủy phân 1 phần : S2- + H2O <--> HS- + OH-
Còn các muối ko tan trong cả axit mạnh như CuS, Ag2S, HgS, CdS, PbS thì ko bị thủy phân đâu

Cái này tui tra trong bảng tính tan SGK lớp 11, phần phụ lục nha. Sách mới xuất bản đó.

Fe2S3 hình như ko tan trong nước nhưng vẫn tan trong axit mà! phải ko anh nnes? như vậy nó xếp vào dạng nào ạ?

Trunks
09-23-2009, 09:44 PM
Hix!!cái vấn đề này là bàn luận về Fe2S3 có tồn tại trong dung dịch hok hay là kết tủa??Còn cái bảng tính tan thì chỉ xét ở dung môi là nước chớ đâu xét tới các dung môi khác,nếu xét tới các dung môi khác thì nhiều cái tan lắm!!!!!

Monitora5
09-24-2009, 05:20 PM
Nhận biết các chất sAu bằng pP hóa học.(Chỉ sd mỘt thuỐC thử)
Các chất: Na2CO3, NaHCO3, NaCl, Hcl. :24h_120:

Trunks
09-24-2009, 06:36 PM
Cái này có thể dùng Ca(OH)2,cái nào có kết tủa thì là Na2CO3,mấy cái còn lại cái sờ ống nghiệm cái nào nóng lên là HCl.Sau đó lấy HCl cho vào 2 cái còn lại,cái nào có khí bay lên thì là NaHCO3,cái còn lại là NaCl!!!!!!

thiên sứ
09-24-2009, 07:02 PM
Nhận biết các chất sAu bằng pP hóa học.(Chỉ sd mỘt thuỐC thử)
Các chất: Na2CO3, NaHCO3, NaCl, Hcl. :24h_120:
Xin lỗi, bạn phải nêu rõ đây là bốn lọ dd như vậy sẽ rõ hơn!
tui nghĩ là như thế này: mình chọn thuốc thử là Ba(OH)2
khi cho Ba(OH)2 vào bốn mẫu đã lấy sẵn, sẽ có 2 mẫu xuất hiện kết tủa=> Na2CO3,NaHCO3 khi đó bạn sẽ lấy 2 mẫu này nung cho đến khan, thu khí nung của 2 mẫu rồi sụt trở ngược lại Ba(OH)2. sản phẩm khí của mẫu nào có xuất hiện kết tủa
( vẫn đục Ba(OH)2 ) thì đó là NaHCO3, còn chất kia là Na2CO3.
Ba(OH)2 + 2NaHCO3---> BaCO3 + Na2CO3 +2H2O
Ba(OH)2 + Na2CO3---> BaCO3 + 2NaOH
NaHCO3----->Na2CO3 + CO2 + H2O khi có nhiệt độ,
CO2 + Ba(OH)2 --->BaCO3 + H2O
Cho Na2CO3 vừa nhận biết được vào 2 mẫu còn lại,có sủi bọt khí là HCl.Mẫu còn lại là NaCl.
2HCl + Na2CO3 ---->2NaCl + CO2 +H2O
Tui biết chỉ có vậy thôi... hy vọng là không sai!!!

thiên sứ
09-24-2009, 07:06 PM
Cái này có thể dùng Ca(OH)2,cái nào có kết tủa thì là Na2CO3,mấy cái còn lại cái sờ ống nghiệm cái nào nóng lên là HCl.Sau đó lấy HCl cho vào 2 cái còn lại,cái nào có khí bay lên thì là NaHCO3,cái còn lại là NaCl!!!!!!
tui nghĩ là bạn đã sai rùi, bài tập này đâu có đơn giản đến thế !
2NaHCO3 + Ca(OH)2 ---->CaCO3 + Na2CO3 +2H2O

Trunks
09-24-2009, 08:12 PM
Hixx!!mình sai chỗ HCO3-,nhưng mà cấm bạn xúc phạm tới giáo viên của mình,đó là bậc lớn tuổi!!!!!Còn bạn đọc có kĩ chưa mà đòi chửi bới hả,mình nói là sờ ống nghiệm ai nói sờ axit,lần sau đọc ăn nói cho đàng hoàng !!!!

bantaylua
09-24-2009, 08:24 PM
Nhận biết các chất sAu bằng pP hóa học.(Chỉ sd mỘt thuỐC thử)
Các chất: Na2CO3, NaHCO3, NaCl, Hcl. :24h_120:

Đề này bạn đưa ra có chỗ không rõ ràng:
TH1: nếu là 4 chất trên ở dạng nguyên chất thì giải như sau:
Lẫy mỗi mẫu 1 ít làm các thí nghiệm
- Chất khí là HCl, 3 chất còn lại đều tinh thể màu trắng, cho hòa tan vào nước, được các dd.
- CHo HCl lần lượt vào 3 ống, 2 ống có khí bay lên là dd Na2CO3 và NaHCO3, nhận ra NaCl
- Đem đun nhẹ 2 ống dd Na2CO3 và NaHCO3 thấy anh nào sủi bọt khí, hoặc có khí thoát ra nhiều (làm hồng quỳ ẩm) là NaHCO3

TH2: Nếu 3 mẫu là dd
- Dùng quỳ tím nhận ra dd HCl (quỳ hóa đỏ), NaCl (quỳ không chuyển màu), 2 dd còn lại quỳ màu xanh
- Đun nhẹ 2 dd còn lại, hấy anh nào sủi bọt khí, hoặc có khí thoát ra nhiều (làm hồng quỳ ẩm) là NaHCO3

Trunks
09-24-2009, 08:34 PM
Xin lỗi, bạn phải nêu rõ đây là bốn lọ dd như vậy sẽ rõ hơn!
tui nghĩ là như thế này: mình chọn thuốc thử là Ba(OH)2
khi cho Ba(OH)2 vào bốn mẫu đã lấy sẵn, sẽ có 2 mẫu xuất hiện kết tủa=> Na2CO3,NaHCO3 khi đó bạn sẽ lấy 2 mẫu này nung cho đến khan, thu khí nung của 2 mẫu rồi sụt trở ngược lại Ba(OH)2. sản phẩm khí của mẫu nào có xuất hiện kết tủa
( vẫn đục Ba(OH)2 ) thì đó là NaHCO3, còn chất kia là Na2CO3.
Ba(OH)2 + 2NaHCO3---> BaCO3 + Na2CO3 +2H2O
Ba(OH)2 + Na2CO3---> BaCO3 + 2NaOH
NaHCO3----->Na2CO3 + CO2 + H2O khi có nhiệt độ,
CO2 + Ba(OH)2 --->BaCO3 + H2O
Cho Na2CO3 vừa nhận biết được vào 2 mẫu còn lại,có sủi bọt khí là HCl.Mẫu còn lại là NaCl.
2HCl + Na2CO3 ---->2NaCl + CO2 +H2O
Tui biết chỉ có vậy thôi... hy vọng là không sai!!!

Bạn nói khí của 2 mẫu???là khí của 2 mẫu nào???Na2CO3 làm gì có phân hủy,đây là 1 muối bền,mà nếu như cho là nó phân hủy,vậy 2 khí khác nhau là khí nào????Còn cái khúc cho Na2CO3 mình nghĩ là không cần thiết!!!Tính ra làm Ca(OH)2 và Ba(OH)2 đều được!!!Nếu cho 1 trong 2 cái này vào cái vào có 2 ống nghiệm xuất hiện kết tủa,đó là Na2CO3 và NaHCO3,còn cái ống nghiệm nào nóng lên thì đó là HCl,cái còn lại là NaCl,lấy dd 2 chất còn lại(có kết tủa) đem đi đun,nếu có khí bay lên thì đó là NaHCO3,cái còn lại là Na2CO3!!!

Mình sai ,mình chấp nhận,bạn có thể chửi tục mình,chửi ngu đồ,....nhưng cấm xúc phạm tới bậc tiền bối,bạn cũng hok đúng đấy thôi,còn có lần sau nữa đừng trách mình nói lại!!!!!

wormcat1608
09-24-2009, 08:54 PM
1) Năng lượng của nguyên tử He là : -78,608eV
a. Tính năng lượng riêng của mỗi e
b. Tính I1 , I2 của He

3) Tính năng lượng cần thiết để tách e ra khỏi nguyên tử H ở
- Trạng thái cơ bản ( n = 1)
- Trạng thái kích thích (n = 2, 3)
-So sánh các giá trị đó và giải thích

Molti
09-24-2009, 09:28 PM
anh Trunk ơi, em ko hiểu lắm, chỗ "lấy dung dịch 2 chất còn lại" đem đi đun thì Na2CO3 đâu có bị phân huỷ, zị khí thoát ra là khí gì thế anh ??

Trunks
09-24-2009, 09:31 PM
Thì mình lấy lần lượt 2 dung dịch NaHCO3 và Na2CO3, đem đi đun,cái nào có khí là NaHCO3 còn cái nào hok có khí là Na2CO3!!!!!Còn khí thoát ra là CO2,PT thì như thiên sứ đã viết!!

nnes
09-24-2009, 10:46 PM
Acid mà bạn sờ để nhận biết à! Ặc ! Giáo viên nào dạy bạn môn hóa học zậy!!!:24h_023:

Phản ứng dd axit + dd có tỏa nhiệt. Tuy nhiên, nếu nồng độ loãng thì sờ cả cảm nhận được mấy đâu.
Với cả người ta sờ vào ống nghiệm để cảm nhận tỏa nhiệt, chứ ko ai sờ vào hóa chất cả.
Bài này có nhiều cách, tui có 1 cách đây mà ko cần đun.
Dùng quỳ: HCL hóa đỏ, NaCl ko đổi, 2 dd còn lại hóa xanh (tất nhiên là màu sắc có khác nhau chút: Na2CO3 thẫm hơn NaHCO3 nếu cùng nồng độ), tuy nhiên cứ coi như ko nhận ra được.
Nhỏ từ từ HCl vào 2 dd làm xanh quỳ: dung dịch nào sủi bọt ngay lập tức là NaHCO3, cái nào 1 lúc mới có sủi bọt là Na2CO3.

Trunks
09-24-2009, 11:19 PM
Vâng!!!!nhưng mà anh nnes ,cái HCO3- tạo ra môi trường kiềm hok cao lắm chỉ ở khoảng 7 đến 8 thì phải,nếu thế thì quỳ tím khó đổi màu lắm,hay đổi màu rất ít chớ!@

khanh
09-25-2009, 01:09 AM
Đầu tiên bạn hãy viết công thức tính IE. Từ đó bạn sẽ có những gì mà bạn cần tính. Gudluck.

wormcat1608
09-25-2009, 03:16 AM
Năng lượng để chuyển electron ở 3p lên 4s và từ 4s về 3p có như nhau không ạ ???

khanh
09-25-2009, 09:05 AM
Mình nghĩ là giống nhau thui, chỉ khác dấu :-??

garconip
09-25-2009, 01:02 PM
Năng lượng của nguyên tử He là : -78,608eV
năng lượng gì vậy? năng lượng tổng cộng? ở trạng thái kích thich? năng lượng riêng của hệ nguyên tử??

thiên sứ
09-25-2009, 01:34 PM
Phản ứng dd axit + dd có tỏa nhiệt. Tuy nhiên, nếu nồng độ loãng thì sờ cả cảm nhận được mấy đâu.
Với cả người ta sờ vào ống nghiệm để cảm nhận tỏa nhiệt, chứ ko ai sờ vào hóa chất cả.
Bài này có nhiều cách, tui có 1 cách đây mà ko cần đun.
Dùng quỳ: HCL hóa đỏ, NaCl ko đổi, 2 dd còn lại hóa xanh (tất nhiên là màu sắc có khác nhau chút: Na2CO3 thẫm hơn NaHCO3 nếu cùng nồng độ), tuy nhiên cứ coi như ko nhận ra được.
Nhỏ từ từ HCl vào 2 dd làm xanh quỳ: dung dịch nào sủi bọt ngay lập tức là NaHCO3, cái nào 1 lúc mới có sủi bọt là Na2CO3.
bạn nói là Na2CO3 lúc sau sủi bọt, hình như không được khoa học lắm! vì những phản ứng này xuất hiện cách nhau một khoản thời gian rất ngắn, khó mà thấy được!

Trunks
09-25-2009, 06:42 PM
Bạn nói hơi nước mà ghi là khí àh,bạn có nghe ai nói khí H2O hay khí nước bao h chưa?hơi nước bay lên thì dễ dàng lấy ra,mình chỉ xét tới khí,hok cần quan tâm tới hơi nước!!!!!
Còn cái Na2CO3 thì anh nnes nói đúng đấy,thực chất ra là CO32- chuyển hết thành HCO3- rồi mới chuyển thành CO2,đồng ý là đây là pứ nhanh nhưng mà tùy nồng độ thì có thể thấy khoảng cách thời gian khí bay lên!!!

nnes
09-25-2009, 07:09 PM
Khi đun nóng nhẹ ( ko phải nung dung dịch, nung thường chỉ dành cho chất rắn ở nhiệt độ cao ) dd HCO3- thì thu được khí CO2, thoát ra ở dạng bọt nên nhìn rõ. Ở đây là đun với nhiệt độ <100 độ C là sẽ thấy có hiện tượng , chứ không cần đun sôi ở nhiệt độ cao, làm sôi sùng sục đâu. Hơi nước cũng có bay ra, nhưng ko để lại hiện tượng là có bọt khí như CO2.
Còn nhỏ HCl từ từ ( lưu ý từ này nhá ) vào Na2CO3 và NaHCO3 thì sẽ có hiện tượng có sủi bọt trc và sau. Điều này đã được thực nghiệm khẳng định, đã có riêng topic bàn về vấn đề này và cũng đã được đưa vào đề thi đại học khối B năm 2004.
Khi nhận biết các dung dịch thì để nhìn rõ hiện tượng, thì chắc dung dịch ko ai dùng quá loãng.

sweetim
09-25-2009, 07:57 PM
`. vs lại bài này bảo nhận biết theo pp hóa học thì mình ko nghĩ là dc sơ` vào ống nghiệm để nhận biết.
theo mình thì sau khi cho Ca(OH)2 nhận biết dc nhóm chất gồm NaHCO3 và Na2CO3(nhóm A) và nhóm là HCl , NaCl(nhóm B) thì cho lân` lượt chất ở 2 nhóm td vs nhau. Trường hợp có xuất hiện khí thoát ra thì chất ở nhóm B đem thí nghiệm là HCl. còn lại là NaCl. NaHCO3 và Na2CO3 thì đem nung, thu khí, cho vao Ca(OH)2 kai nào có kết tủa thì chất đem nung là NaHCO3 còn lại là Na2CO3 . thì cóa được hem?

cyberagon_sword
09-25-2009, 11:20 PM
Theo tui thử cách này được k:
+ Đun nóng nhẹ 4 ống nghiệm, có khí thoát ra nhận biết được NaHCO3
+ 3 ống nghiệm còn lại đun đến cạn, HCl bị bay hơi hết=> nhận biết được HCl, 2 muối kia còn c/r trắng
+ Nhận biết NaCl vs Na2CO3 = HCl vừa nhận được, có khí bay lên là Na2CO3
=> Không cần dùng thêm bất kì thuốc thử nào...
(Ngại viết pt, thông cảm^^)

Trunks
09-25-2009, 11:29 PM
HCl cũng bay hơi dậy!!!!Còn @sweet:dùng phương pháp hóa học,là dùng hóa chất,hok dựa vào các tính chất vật lý ban đầu,chớ sờ thì vẫn được chứ,thấy nhiệt độ có tỏa ra vừa là của hóa,của lý!!!!!

quyvuongtrolai
09-26-2009, 09:17 PM
em nghĩ NaHCO3 o làm quỳ đổi màu chứ mà em có thấy câu nào bác thiénứ chửi bác đâu hả trunk

Trunks
09-26-2009, 09:31 PM
hơ!!!!!!!!Bạn hok thấy thì thôi,chửi giáo viên người ta là xúc phạm nặng hơn rất nhìu lần chửi mình!!!!!Còn NaHCO3 có làm đổi màu quì tím đấy,HCO3- tuy là lưỡng tính nhưng tính bazơ thể hiện vượt trội hơn tính axit nên tạo môi trường kiềm làm đổi màu quì tím !!!!!!!!!!

kuteboy109
09-26-2009, 09:56 PM
Trên lý thuyết thì NaHCO3 hoàn toàn có khả năng làm quì tím hóa xanh do xét cân bằng phân ly ra OH- là chủ yếu. Thân!

ninna
09-27-2009, 08:10 PM
cho dung dịch chứa các ion sau :NH4+,Na+.HCO3-,CO3 ,SO4. chỉ dùng dd HCL.Ba(OH)2,quỳ tím.hãy nhận biết các ion trong dung dịch trên.giải thích:vanxin(:020:

nnes
09-27-2009, 11:50 PM
cho dung dịch chứa các ion sau :NH4+,Na+.HCO3-,CO3 ,SO4. chỉ dùng dd HCL.Ba(OH)2,quỳ tím.hãy nhận biết các ion trong dung dịch trên.giải thích:vanxin(:020:

TN1:
Cho HCl vào Ba(OH)2 kèm theo quỳ tím, đong khéo để cho quỳ tím hầu như ko đổi màu sẽ thu được dd BaCl2.
Nhỏ BaCl2 vào dd đến dư thu được kết tủa. Lọc kết tủa. Nhỏ HCl vào kết tủa thấy sủi bọt ầm ầm, kết tủa tan 1 phần và còn lại kết tủa trắng ko tan --> là BaSO4 --> có SO42-. CÒn kết tủa bị tan tạo ra khí ko màu, ko mùi --> BaCO3 --> CO32-
Nhỏ Ba(OH)2 vào dd còn lại sau khi tách kết tủa, thấy có khí mùi khai --> NH4+ và xuất hiện thêm kết tủa nữa , kết tủa này tan trong HCl tạo khí ko mầu, ko mùi --> có HCO3-
Để nhận biết Na+ --> Nhúng đũa thủy tinh vào rùi đốt, thấy cháy với ngọn lửa màu vàng

duyhien_193
09-28-2009, 08:30 AM
Một số bài tập mới nha:bole (:bole (:24h_018:

nguyenquocbao1994
09-28-2009, 07:29 PM
a/ Hòa tan hoàn toàn một hidroxit của kim loại M bằng một lượng vừa đủ HCl 10%. Sau phản ứng thu đươc dd A. Thêm vào A một lượng vừa đủ AgNO3 20% thu được dd muối có nồng độ 8.96%. Tìm công thức

b/ Khi phân tích 2 oxit và 2 hidroxit từ cùng mottj nguyên tố, thu được số liệu như sau "
+ tỉ số thành phần % về khối lượng của O2 trong 2 oxit là 20/27 .
+ Tỉ số % về m của nhóm OH trong 2 hidroxit là 107:135
Tìm nguyên tố

Molti
09-28-2009, 08:14 PM
thanks bạn, bạn có bài tập về chu kì bán huỷ không, send cho mình một ít về làm với

Khả Nam
09-28-2009, 09:21 PM
Bài 1
Cho 9,86 g hỗn hợp gồm Mg ,Zn vào 1 cốc chứa 430 ml dd H2SO4 1M (loãng) .Sau khi phản ứng hoàn toàn ,thêm tiếp vào cốc 1,2 lít dd hỗ hợp Ba(OH)2 0,005 M và NaOH 0,7 M ,khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn ,rồi lọc bỏ kết tủa và nung nóng đến khối lượng không đổi thu được 26,08 g chât rắn
Tinhs khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu
Bài 2
Hoà tan hoàn toàn 20 g một hỗn hợp gồm MgO ,CuO và Fe2O3 phải dùng hết 350 ml dd HCl 2M
Mặt khác nếu lấy 0,4 mol hỗn hợp A đốt nóng trong ống sứ ( không có không khí ) rồi thổi một luồng H2 dư đi qua để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m gam chất rắn và 7,2 gam nước
a) Tính phần trăm theo khối lượng các chất trong A (Biết H2 chỉ khử được các oxit kim loại đứng sau Zn)
b) Tính m
c) Nếu dùng dung dịch B chứa đồng thời H2SO4 0,3 M và HCl 0,8 M thì cần dùng bao nhiêu ml dd B để hoà tan vừa hết 20 gam hỗn hợp A.

Bài 3
Hỗn hợp A gồm Al, Fe ,Mg .Cho 15,5 gam hỗn hợp A vào 1 lít dd HNO3 2M .Sau phản ứng thu được dd B và 8,96 lít NO duy nhất (đktc) và không tạo muối NH4NO3
Mặt khác cho 0,05 mol A vào 500 ml dd H2SO4 0,5 M thu được ddC .Cho dd C tác dụng với ddNaOH dư thu được kết tủa .Lấy kết tủa đem nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thu đượ 2 gam chất rắn
a) Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A
b) Tính thể tích dd chứa đồng thời Ba(OH)2 0,2 M và NaOH 0,1 M cần cho vào dd B để thu được lượng kết tủa là lớn nhất ? là nhỏ nhất ?
c)Tính nồng độ của các ion trong dd C
( coi thể tích thay đổi k đáng kể )

HuyHoang
09-29-2009, 01:27 PM
Bài 2
Hoà tan hoàn toàn 20 g một hỗn hợp gồm MgO ,CuO và Fe2O3 phải dùng hết 350 ml dd HCl 2M
Mặt khác nếu lấy 0,4 mol hỗn hợp A đốt nóng trong ống sứ ( không có không khí ) rồi thổi một luồng H2 dư đi qua để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m gam chất rắn và 7,2 gam nước
a) Tính phần trăm theo khối lượng các chất trong A (Biết H2 chỉ khử được các oxit kim loại đứng sau Zn)
b) Tính m
c) Nếu dùng dung dịch B chứa đồng thời H2SO4 0,3 M và HCl 0,8 M thì cần dùng bao nhiêu ml dd B để hoà tan vừa hết 20 gam hỗn hợp A.

a)Gọi số mol của 3oxit lần lượt là x,y,z(theo thứ tự đề bài ấy)
Ta có: 40x+80y+160z=20 (1)
nHCl = 0.7(mol)
Dựa vào pt pư ta lại có: 2x+2y+6z=0.7 (2)
Mặt khác 0.4mol hhA tạo ra 0.4mol nc
=>x+y+z(mol) hhA tao ra y+3z(mol) nc (theo pt khử ôxits trong ống sứ...)
=>(y+3z)/(x+y+z)=0.4/0.4=1<=>x-2z=0(3)
Từ (1)(2)(3) ta đc :x=0.1;y=0.1;z=0.05.
=>%KL các ôxit trong A.
b)Dựa vào tỉ lệ số mol các oxit ở câu a=>số mol từng oxit trong 0.4(mol)A.
=>m.
C)Gọi V(l) là thể tích ddB cần dùng.
Ta có số mol H+ trong ddB sẽ là : 0.6V+0.8V=1.4V (4)
Thay (4) vào (2) với các giá trị của x,y,z=> V=0.5(l)=500ml.
___________________________
P/s:Đây là lần đầu tiên mình post bài ở diễn đàn này.......có j sai sót mong thông cảm và góp ý .....để cùng nhau tiến bộ.:24h_122::24h_122::24h_122:

hiep143
09-29-2009, 02:57 PM
Chào các bạn! Mình là thành viên mới của diễn đàn nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc post các bài viết hay nhiều thứ khác, nhờ mọi người giúp đỡ. Mình có một bài tập nhờ mọi người giải giúp:
Cho m gam hỗn hợp X gồm Al và oxit sắt tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HNO3
3,4M được 2,464 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch Y chỉ chứa hai muối. Cho Y tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa, đem nung kết tủa đến khối lượng không đổi được 7,2 gam chất rắn. Công thức oxit sắt và giá trị của m(g) là:
A. Fe3O4;9,66 B.Fe3O4;10,5 C.Fe2O3;9,9 D.FeO; 9,9

duyhien_193
09-29-2009, 04:42 PM
:tuongquanPTHH:
Al + 4HNO3 --> Al(NO3)3 + NO + 2H2O
amol 4amol amol
3FexOy + (12x-2y)HNO3 -> 3xFe(NO3)3 + (3x-2y)NO + (6x-y)H2O
bmol b(12x-2y)/3 mol bxmol b(3x-2y)/3 mol
theo đề ta có:
4a + b(12x-2y)/3 = 0,2 . 3,4 = 0,68
a + b(3x-2y)/3 = 0,11
giải ra ta được:by= 0,12
khi cho NaOH dư vào thì Al(OH)3 tan còn lai Fe(OH)3 nung trong không khí thì còn lại 7,2 gam Fe2O3
--> bx = 2.7,2/160 = 0,09
suy ra bx/by = 0,09/0,12 --> x/y = 3/4
-->ctlà Fe3O4
càn m=9,66g
chọn a:24h_057::24h_057::24h_057:

phthao84
09-29-2009, 05:30 PM
Cứ 5,668g caosubuna-S phản ứng vừa hét với 3,462g brom trong CCl4. Hỏi tỉ lệ mắt xích butadien và stiren trong loại cao su trên.

hiep143
09-29-2009, 07:04 PM
Cám ơn duyhien_193 nhiều lắm! Nhưng với hình thức thi trắc nghiệm thì cách giải này không khả thi lắm. Liệu có một cách giải ngắn hơn không! Nhờ duyhien_193 và mọi người giúp nữa nhé!

binh_d08_a1
09-29-2009, 07:04 PM
mình xem như trong ptử có a mắt xích butadien(B), b mắt xích styren(S). vì chỉ có butadien pư nên ptpu có thể viết như sau:
-(CH2-CH=CH-CH2-)a + a Br2--> ....
=> nB=0.022/a
=> m(polyme)=(0.022/a)(54a+104b)=5.688
<=> b/a=2

lynnguyen89
09-29-2009, 08:41 PM
câu 1:
Đường manto và đường nho có thể phân biệt chúng bằng cách nếm được không? tại sao ?
câu 2:
HOC6H4CH2CHNH2COOH ( tiyrosin ) tác dụng với nước Brom có thể thế ở vị trí nào của vong benzen?

hãy giúp mình giải với!!!!
cám ơn các bạn trước nha!!!!!

DQD
09-29-2009, 09:15 PM
1/ Đốt cháy 2 amin đơn no là đồng đẳng kể tiếp thu đc Vco2:Vh2o là 8:17. CT của amin nhỏ nhất là:

2/ Cho 1 lượng anilin dư td với 0.05 mol H2SO4. Lượng muối thu đc là :
A. 7.1
B. 17.2
C. 19.1
D. 28.4

3/ Cho hh X gồm 2 amin đơn no mạch hở td vừa đủ với 0.08 mol HCl trong dd thu đc muối. Hỏi khi đốt hoàn toàn lượng X nói trên thu đc bao nhiêu lít N2 ở đkc
A. 0.112
B. 0.22
C. 0.672
D. 0.896

nnes
09-29-2009, 10:14 PM
Bài 1
Cho 9,86 g hỗn hợp gồm Mg ,Zn vào 1 cốc chứa 430 ml dd H2SO4 1M (loãng) .Sau khi phản ứng hoàn toàn ,thêm tiếp vào cốc 1,2 lít dd hỗ hợp Ba(OH)2 0,005 M và NaOH 0,7 M ,khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn ,rồi lọc bỏ kết tủa và nung nóng đến khối lượng không đổi thu được 26,08 g chât rắn
Tinhs khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu
Bài 2
Hoà tan hoàn toàn 20 g một hỗn hợp gồm MgO ,CuO và Fe2O3 phải dùng hết 350 ml dd HCl 2M
Mặt khác nếu lấy 0,4 mol hỗn hợp A đốt nóng trong ống sứ ( không có không khí ) rồi thổi một luồng H2 dư đi qua để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m gam chất rắn và 7,2 gam nước
a) Tính phần trăm theo khối lượng các chất trong A (Biết H2 chỉ khử được các oxit kim loại đứng sau Zn)
b) Tính m
c) Nếu dùng dung dịch B chứa đồng thời H2SO4 0,3 M và HCl 0,8 M thì cần dùng bao nhiêu ml dd B để hoà tan vừa hết 20 gam hỗn hợp A.

Bài 3
Hỗn hợp A gồm Al, Fe ,Mg .Cho 15,5 gam hỗn hợp A vào 1 lít dd HNO3 2M .Sau phản ứng thu được dd B và 8,96 lít NO duy nhất (đktc) và không tạo muối NH4NO3
Mặt khác cho 0,05 mol A vào 500 ml dd H2SO4 0,5 M thu được ddC .Cho dd C tác dụng với ddNaOH dư thu được kết tủa .Lấy kết tủa đem nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thu đượ 2 gam chất rắn
a) Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A
b) Tính thể tích dd chứa đồng thời Ba(OH)2 0,2 M và NaOH 0,1 M cần cho vào dd B để thu được lượng kết tủa là lớn nhất ? là nhỏ nhất ?
c)Tính nồng độ của các ion trong dd C
( coi thể tích thay đổi k đáng kể )

Gợi ý nhá:
Bài 1: Giả sử toàn bộ là Mg --> n hh (max) = 9,86:24 = 0,41 mol ( nếu là hỗn hợp Mg và Zn thì đương nhiên số mol còn nhỏ hơn )
n H+ nếu phản ứng = 2n hh = 0,84 < 0,86 ( đề cho )
--> kiểu gì axit cũng dư
Quy hết thành ion để viết PTPƯ.
Viết PTPƯ của Mg2+, Zn2+, H+ ( dư ) với OH-
Ba2+ với SO42- ( KT số mol xem cái nào dư hết )
Kiểm tra số mol của OH- còn dư ko, nếu dư sẽ hòa tan tiếp Zn(OH)2 thành ZnO22-
Kết tủa có BaSO4, Mg(OH)2 và có thể có Zn(OH)2 ( nếu ko bị OH- hòa tan hết )

Bài 2: Như Huy Hoàng giải

Bài 3:Dùng ĐLBT e để giải
Đặt số mol từng KL, chú ý HNO3 có thể ko hết, nến ko có pt toán học của HNO3
pt1: khối lượng 3 kl
pt1: n NO ( đùng đlbt e)
dd + NaOH --> Al3+ hết, chất rắn sau nung có MgO, Fe2O3
Giải như bài 2 ( của huy hoàng ) --> tìm đc 1 pt3
--> giải hệ

HuyHoang
09-29-2009, 10:57 PM
Đúng ak,e đồng ý bài 3 mà có điều số nó lẻ wa chòi.......con bài 1 thì ban đầu e giải như ah mà có vấn đề....vì n OH-=0.005*2*1.2+0.7*1.2=0.852<0.86=n H+......=>con múi sunfat KL.......ko bít e có sai chỗ nào ko....nếu có thể ah post bài giải cụ thể lên dùm ạ.
Thanks.......

nnes
09-30-2009, 12:11 AM
Đúng ak,e đồng ý bài 3 mà có điều số nó lẻ wa chòi.......con bài 1 thì ban đầu e giải như ah mà có vấn đề....vì n OH-=0.005*2*1.2+0.7*1.2=0.852<0.86=n H+......=>con múi sunfat KL.......ko bít e có sai chỗ nào ko....nếu có thể ah post bài giải cụ thể lên dùm ạ.
Thanks.......

Nên nhớ là phản ứng trung hòa bao giờ cũng xảy ra đầu tiên: tức là OH- phản ứng theo thứ tự:
1. H+
2. Mg2+ và Zn2+
3. Nếu dư thì + Zn(OH)2 --> ZnO22-
CÒn 1 điều lưu ý là chưa biết được nZn --> chưa biết nZn(OH)2. Nhưng biết được nOH- còn dư.
==> phải xét tiếp TH là
Th1: OH- dư hoặc vừa đủ sẽ hòa tan hết Zn(OH)2
TH2: OH- hết, còn dư Zn(OH)2

Còn BaSO4
nBa2+ = 0,006 ( có thể gõ nhầm đề bài, có lẽ Ba(OH)2 là 0,05M thì phù hợp hơn )
==> nBa2+ = 0,06 nhé
nSO42- = 0,43 mol
--> nBaSO4 = nBa2+ = 0,06 và BaSO4 coi như ko bị nhiệt phân.

Bài 3 em tính lẻ vì vừa nãy anh gõ vội nên nhầm, chất rắn sau khi nung là MgO và Fe2O3 chứ ko phải hidroxit

Anh hơi bận, nên ko post được hết bài giải đâu, bài này khá dài. Cứ giải đi, có gì ko hiểu thì hỏi nhé.

nguyenquocbao1994
09-30-2009, 10:17 AM
các bạn có thể giải chi tiết cho mình được không ?

Nguyen Thi Minh Trang
09-30-2009, 11:55 AM
dùng quỳ tím:
đỏ: NH4+
xanh: HCO3-,(CO3)2- (nhóm 1)
ko đổi màu:Na+,(SO4)2- (nhóm 2)

cho Ba(OH)2 vào nhóm 1---> dd chứa (CO3)2- kết tủa còn HCO3- thì ko!

cho Ba(OH)2 vào nhóm 2---> dd chứa (SO4)2- kết tủa còn Na+ thì ko

mình nghĩ ko cần dùng đến HCl !!!

huyngoc
09-30-2009, 12:02 PM
Để nhận biết Na+ --> Nhúng đũa thủy tinh vào rùi đốt, thấy cháy với ngọn lửa màu vàng


cái vụ này có vẻ ko ổn nắm?<!-- Level System --><!-- / Level System --><!-- / message -->

Nguyen Thi Minh Trang
09-30-2009, 12:10 PM
hình như phải dùng dây platin dúng ko ạ? (nhưng đắt lắm)
cái TN này em làm thử 1 lần nhưng thất bại vì dùng đũa thủy tinh đó. vì trong thành phần của thủy tinh đã có Na rồi thì phải! => muối nào cũng thấy lửa màu vàng hết. cuối cùng hỏng cả đũa thủy tinh,( hu hu!!!)

các bạn rút kinh nghiệm nhá!

huyngoc
09-30-2009, 12:28 PM
mình cũng ko biết nhận biết thằng này thế nào nhựng đốt thì ko ổn rồi

nnes
09-30-2009, 02:22 PM
dùng quỳ tím:
đỏ: NH4+
xanh: HCO3-,(CO3)2- (nhóm 1)
ko đổi màu:Na+,(SO4)2- (nhóm 2)

cho Ba(OH)2 vào nhóm 1---> dd chứa (CO3)2- kết tủa còn HCO3- thì ko!

cho Ba(OH)2 vào nhóm 2---> dd chứa (SO4)2- kết tủa còn Na+ thì ko

mình nghĩ ko cần dùng đến HCl !!!

Bạn làm nhầm rùi, các ion này trong cùng 1 dung dịch, và mình đang phải nhận biết sự có mặt của chúng.
Với lại: ai bảo Ba(OH)2 ko tạo kết tủa với HCO3-. nó tạo kết tủa hết với cả 2 ion này đấy. Vì
OH- + HCO3- --> CO32- + H2O
Ba2+ + CO32- --> BaCO3

Để nhận biết Na+ --> Nhúng đũa thủy tinh vào rùi đốt, thấy cháy với ngọn lửa màu vàng
cái vụ này có vẻ ko ổn nắm?

Ổn "nắm" là ổn gì vậy anh Huy ngọc.
Để nhận biết các ion kim loại kiềm, thì ở ct phổ thông người ta đốt cháy chúng
Na+ và Na: cháy với ngọn lửa màu vàng
K+ và K: cháy màu tím
Li+ và Li: màu đỏ
.....
nhiều nhiều.

Khả Nam
09-30-2009, 05:03 PM
Bài 4
Hòa tan một mẫu hợp kim Ba-Na ( với tỉ lệ số mol nBa :nNa =1:1) vào nước thì thu được dung dịch A và 6,72 lít khí (ở đktc)
a) cần bao nhiêu ml dung dịch HCl 0,1M để trung hòa 1/10 dung dịch A?
b) Cho 56ml CO2 (đktc) hấp thụ hết 1/10 dd A .Tính khối lượng kết tủa tạo thành .
c)Thêm m gam NaOH vào 1/10 dung dịch A ta được dung dịch B .Cho dd B tác dụng với 100ml dung dịch Al2(SO4)3 0,2 M được kết tủa C.Tính m để cho lượng kết tủa C là lớn nhất ,bé nhất
Tính khối lượng kết tủa lớn nhất ,nhỏ nhất

Bài 5
Cho 200ml dung dịch A gồm (MgCl 0,3M;AlCl3 0,45M ;HCl 0,55 M) tác dụng hoàn toàn với V lít dung dịch C gồm ( NaOH 0,02M và Ba(OH)2 0,01M)
hãy tính V để thu được lượng kết tủa lớn nhất ,nhỏ nhất .Tính khối lượng kết tủa trong từng trường hợp ( giả sử Mg(OH)2 kết tủa hết thì Al(OH)3 tan trong kiềm không đánh kể)

bài 7
a) Cho rất tưừ từ dung dịch A chưa x(mol) HCl vào dung dịch B chứa y(mol) NàCO3 .Sau khi cho hết A vào B ta thu được dung dịch C .Hỏi trong dung dịch C có những chất gì ,bao nhiêu mol (tính theo x,y)
Nếu x=2y thì pH của dung dịch C là bao nhiêu sau khi đun nhẹ để đuổi hết khí .

b)Một dung dịch chứa a(mol) Na+ ,b(mol) Ca 2+ , c(mol) HCO3- và d (mol) Cl-
Hãy lập biểu thức liên hệ giữa a,b,c,d và công thức tính tổng khối lượng muối trong dung dịch

c) Một dung dịch A chứa a (mol) Na+, b(mol) NH4+ , c(mol) HCO3- ,d(mol) CO3 2- , e (mol) SO4 2-( không kể các ion H+ và OH- của nước ).Thêm (a+b) (mol) Ba(OH)2 vào dung dịch A ,đun nóng thu được kết tủa B , dung dịch X và khí Y
Tính số mol của mỗi chất trong kết tủa B và khí Y và mỗi ion trong dung dịch X theo a,b,c,d,e

Trunks
09-30-2009, 06:12 PM
Cái này bạn có thể dùng phương pháp bảo toàn e để giải,nhanh hơn ở nhiều điểm,lợi nhất là không cần viết pt,mất tg,(nhưng đối với các bạn dùng quen đến mức thuộc pt thì 2 cái cũng chả khác nhau mấy)!!!!Từ đó làm giảm tg hơn,và bạn có thể nhẩm để làm trắc nghiệm nhanh hơn!!!!!

hiep143
09-30-2009, 06:32 PM
Sao Trunks ko giai bằng ppbt e cho mình và mọi người tham khảo!:24h_021:

huyngoc
09-30-2009, 07:46 PM
chả biết nhưng nó là ion mà ! thêm nữa trong dung dịch còn có khí thải gia bạn nghĩ sao nếu khí đó có màu? mà chắc là co2 có mầu nếu mình ko nhầm vì hai lý do thứ nhất nó có nối đôi thứ hai nó có ba cấu tử nhứng khí như thế thường là có màu.
"Nhưng một số chuyên gia khẳng định hydrogen peroxide và ozone – những chất được sinh ra khi tia cực tím phá vỡ CO<SUB>2</SUB> và oxy trong bầu khí quyển của sao Hỏa – mới gây nên màu hồng.
một chiếc chai bẹt chứa khí CO<SUB>2</SUB> rồi đậy nút kín. Họ liên tục lắc chai trong nhiều tháng và nhận thấy nó chuyển sang màu hồng."

nnes
09-30-2009, 08:21 PM
chả biết nhưng nó là ion mà ! thêm nữa trong dung dịch còn có khí thải gia bạn nghĩ sao nếu khí đó có màu? mà chắc là co2 có mầu nếu mình ko nhầm vì hai lý do thứ nhất nó có nối đôi thứ hai nó có ba cấu tử nhứng khí như thế thường là có màu.
"Nhưng một số chuyên gia khẳng định hydrogen peroxide và ozone – những chất được sinh ra khi tia cực tím phá vỡ CO<SUB>2</SUB> và oxy trong bầu khí quyển của sao Hỏa – mới gây nên màu hồng.
một chiếc chai bẹt chứa khí CO<SUB>2</SUB> rồi đậy nút kín. Họ liên tục lắc chai trong nhiều tháng và nhận thấy nó chuyển sang màu hồng."

Thế anh nghĩ liệu ở điều kiện thí nghiệm thì CO2 có màu ko? ;))
Đốt nhiều chất hữu cơ chắc chắn tạo ra Co2 mà ko thấy có màu gì cả.

huyngoc
09-30-2009, 08:28 PM
BẠN NÓI ĐÚNG NO KO CÓ MÀU .
Điôxít cacbon là một khí KHÔNG MÀU mà khi hít thở phải ở nồng độ cao (nguy hiểm do nó gắn liền với rủi ro ngạt thở) tạo ra vị chua trong miệng và cảm giác nhói ở mũi và cổ họng. Tỷ trọng riêng của nó ở 25 °C là 1,98 kg m<SUP>−3</SUP>, khoảng 1,5 lần nặng hơn KHÔNG KHÍ Phân tử điôxít cacbon (O=C=O) chứa hai liên kết đôi và có hình dạng tuyến tính. Nó không có lưỡng cực điện. Do nó là hợp chất đã bị ôxi hóa hoàn toàn nên về mặt hóa học nó không hoạt động lắm và cụ thể là không cháy
Ở nhiệt độ dưới -78 °C, điôxít cacbon ngưng tụ lại thành các tinh thể màu trắng gọi là băng khô Điôxít cacbon lỏng chỉ được tạo ra dưới áp suất trên 5,1 bar; ở diều kiện áp suất khí quyển, nó chuyển trực tiếp từ các pha khí sang rắn hay ngược lại theo một quá trình gọi là thăng hoa.

kuteboy109
09-30-2009, 08:33 PM
Đang bận nên giải tắt 1 tí:
1> M(OH)x + xHCl -> MClx + xH2O
1 mol 1/x mol
MClx + xAgNO3 -> xAgCl + M(NO3)x
1/x mol 1 mol 1 mol 1/x mol
Giả sử lượng HCl lúc đầu pứ là 1 mol
=> mdd HCl = 365g
=> mdd AgNO3 = 850g

Ta có:
mdd sau 2 pứ = (M + 17x).1/x + 365 + 850 - 143,5 (1)
mM(NO3)x = (M + 62x).1/x (2)
C% của dd M(NO3)x = (2).100/(1) = 8,965%
Giải pt trên => M = 39x => M là Kali

Trunks
09-30-2009, 09:15 PM
Ớn anh lun áh!!!!!Cái trên thì kêu là CO2 có màu,giải thik 1 lố rồi xuống dưới kêu là CO2 hok màu!!!!!Em chỉ thấy CO2 hok màu,chưa thấy màu bao h đâu!!!!!Còn cái Na+ thì đốt ra ngọn lửa màu vàng như anh nnes nói !!!!!!Đây là cách nhận biết các ion ở trong phổ thông,anh cần hok,em send cho!!!!(Chắc đại ca học hóa chuyên sâu quên cái phổ thông)!!!!!!!!!

khuongtuananh
09-30-2009, 09:48 PM
cho dung dịch chứa các ion sau :NH4+,Na+.HCO3-,CO3 ,SO4. chỉ dùng dd HCL.Ba(OH)2,quỳ tím.hãy nhận biết các ion trong dung dịch trên.giải thích:vanxin(:020:

Bạn ơi cho mình hỏi cái đống này trong 1d2 hay j. hic. 1 dung dịch thì nhận biết làm sao đc ????? bạn xem kĩ lại để bài đi:03:. bài này là nhận biết hay tách chất ???:24h_096:

nnes
09-30-2009, 10:25 PM
Bạn ơi cho mình hỏi cái đống này trong 1d2 hay j. hic. 1 dung dịch thì nhận biết làm sao đc ????? bạn xem kĩ lại để bài đi:03:. bài này là nhận biết hay tách chất ???:24h_096:

Cái này trong cùng 1 dd đó, tui đã giải ngay ở dưới rùi còn gì? Ko chịu đọc kỹ gì cả.

Molti
09-30-2009, 10:30 PM
đề là nhận biết sự có mặt của nó trong dung dịch mà, cách làm thì như các anh chị đã nói ở trên rồi đấy.
Chỉ còn cái chỗ CO3 là ion 2- hay là khí thế, nếu là ion thì hiện tượng i chang HCO3-, làm sao mình nhận biết 2 ion đó. Còn nếu là khí thì lần đầy tiên mình biết đến khí này đấy.

Trunks
09-30-2009, 10:37 PM
Cái ion cả đấy chứ,khí gì mà CO3!!!!!!là ion cả đấy,còn cái nhận biết thì như anh nnes ghi rõ rồi!!!!!!

huyngoc
10-01-2009, 08:56 AM
Ớn anh lun áh!!!!!Cái trên thì kêu là CO2 có màu,giải thik 1 lố rồi xuống dưới kêu là CO2 hok màu!!!!!Em chỉ thấy CO2 hok màu,chưa thấy màu bao h đâu!!!!!Còn cái Na+ thì đốt ra ngọn lửa màu vàng như anh nnes nói !!!!!!Đây là cách nhận biết các ion ở trong phổ thông,anh cần hok,em send cho!!!!(Chắc đại ca học hóa chuyên sâu quên cái phổ thông)!!!!!!!!!



cái trên mìnhchỉ nói là những khí như thế thườg cómàu thôi mà còn cái ví dụ ấy là một nghiên cứu về khí quyển trên sao hoả đấy cần mình send cho ko ? khi tra ra nó ko có màu mình nhận rồi mà khi nào rảnh mình gửi bạn các khí có màu để bạn khỏi thắc mắc tại sao mình nói khi như thế thường có màu . còn tài liệu bạn có cứ cho mình xin , vì tài liệu chỉ sợ ít chứ ko bao giờ mìnhno quá nhiều.thân!

Trunks
10-01-2009, 10:05 AM
Hơ!!!!Thì anh cứ nói khí quyển ở đâu đó,cho em dễ hiểu,ban đầu anh nói CO2 cơ mà,còn tài liệu,anh chỉ cần dô google,search nhận biết các ion là có 1 mớ bồng bông!!!!!

chuyenthainguyen
10-01-2009, 02:11 PM
GIẢI HỘ EM VỚI E ĐANG CẦN GẤP
:treoco (
tìm pH cua NH4Cl 0,1M biết Ka=5,56.10^-10

nguyenquocbao1994
10-01-2009, 04:56 PM
ANH KUTEBOY check đáp án câu a là Mn chứ không phải là K

HuyHoang
10-01-2009, 08:22 PM
Bài 4
Hòa tan một mẫu hợp kim Ba-Na ( với tỉ lệ số mol nBa :nNa =1:1) vào nước thì thu được dung dịch A và 6,72 lít khí (ở đktc)
a) cần bao nhiêu ml dung dịch HCl 0,1M để trung hòa 1/10 dung dịch A?
b) Cho 56ml CO2 (đktc) hấp thụ hết 1/10 dd A .Tính khối lượng kết tủa tạo thành .
c)Thêm m gam NaOH vào 1/10 dung dịch A ta được dung dịch B .Cho dd B tác dụng với 100ml dung dịch Al2(SO4)3 0,2 M được kết tủa C.Tính m để cho lượng kết tủa C là lớn nhất ,bé nhất
Tính khối lượng kết tủa lớn nhất ,nhỏ nhất

a)Bài này ta đã có mol KL(hợp kim vs tỉ lệ 1:1) thì dễ dàng tính đc nOH- theo H2 ở 2pt.
=>tính 1/10 nOH-=nH+ =>nHCl=>VHCl 0.1M.
b)nCO2=0.0025(mol):nOH-(trong 1/10 dd A)=0.06(mol)=>C02 tạo kết tủa hết vs Ba2+
=>KL kết tủa=0.025*197=4.925(g)
c)Ta có: nOH-=m/30+0.06(mol);nAl3+=0.02*2=0.04(mol)
Al3+ +3OH- -->Al(OH)3 (kết tủa)
0.04-->0.12-->0.04
Al(OH)3 + OH- --> Al(OH)4- (tan)
0.04----->x
=>KL kết tủa max <=>m/30+0.06=0.12=>m=1.8(g)=>mkt=3.12(g)
-----------------min <=> x=0.04<=>m/30+0.06=0.16=>m=3(g)=>mkt=0(vì tan hết rui còn đâu)
Với mkt là KL kết tủa....
______________________-
P/s:sai chỗ nào nói mình sửa........:014::014:

kutekute123
10-01-2009, 08:32 PM
1.Cho 11.2 g Fe tác dụng với oxi tạo thành m g hh A gồm Fe2O3, Fe3O4, FeO, Fe.Hòa tan hết hh A vào dd HNO3 ta thu được dd chứa 1 muối Fe(NO3)2 và 896ml (đktc) khí NO.Giá trị m là bao nhiêu?
:24h_122:

khuongtuananh
10-01-2009, 08:48 PM
Cái này trong cùng 1 dd đó, tui đã giải ngay ở dưới rùi còn gì? Ko chịu đọc kỹ gì cả.

nếu là trong cùng 1 d2 thì đó phải là chứng minh trong d2 đó có sự có mặt của mấy chất đó chứ??? :24h_009:

HuyHoang
10-01-2009, 08:50 PM
chòi oi trên lí thuyết thoi các bác.....e vừa làm TN hùi sáng thì tối e thấy vài các bác bàn...các bác mà chờ wi đổi mà thì chắc fai đeo thêm vài lớp kính...chưa nói là ở dạng dd thì càng khó thấy......
nên e thấy dùng wi chỉ thấy đc HCl là cùg...
Cách hay nhất là dùng kiềm.Hết

khuongtuananh
10-01-2009, 09:01 PM
TN1:
Cho HCl vào Ba(OH)2 kèm theo quỳ tím, đong khéo để cho quỳ tím hầu như ko đổi màu sẽ thu được dd BaCl2.
Nhỏ BaCl2 vào dd đến dư thu được kết tủa. Lọc kết tủa. Nhỏ HCl vào kết tủa thấy sủi bọt ầm ầm, kết tủa tan 1 phần và còn lại kết tủa trắng ko tan --> là BaSO4 --> có SO42-. CÒn kết tủa bị tan tạo ra khí ko màu, ko mùi --> BaCO3 --> CO32-
Nhỏ Ba(OH)2 vào dd còn lại sau khi tách kết tủa, thấy có khí mùi khai --> NH4+ và xuất hiện thêm kết tủa nữa , kết tủa này tan trong HCl tạo khí ko mầu, ko mùi --> có HCO3-
Để nhận biết Na+ --> Nhúng đũa thủy tinh vào rùi đốt, thấy cháy với ngọn lửa màu vàng

theo mình nghĩ chỗ này cho Ba(OH) dư luôn đi để loại NH4+ và HCO3- ra khỏi d2 rùi cho Co2 thu được ở trên sục vào d2 loại đc 1 phần Ba2+ ra là ta có thể đun đc rùi ????
Đó là suy nghĩ của mình các bạn cho ý kiến nha:014:

HuyHoang
10-01-2009, 09:03 PM
thì vậy mới fai tách ra để làm từ từ đó bạn..........mà hình như cái này lên ĐH học chuyên ngành hóa đc làm nhìu lắm ý..........ng ta fat cho 1 ống ng.....ko bít có j,bắt tìm cho ra..>"<...vậy mới hay chứ T_T

Trunks
10-01-2009, 09:29 PM
Hơ!!!!!Dùng quì thì cho là cái NaHCO3 khó đổi màu đi,thì ít ra cũng thấy được cái Na2CO3 đổi màu xanh chớ,cái này là thực nghiệm có thật chớ lí thuyết rì,quì tím có bị sao hok zậy!!!!!!

HuyHoang
10-01-2009, 09:35 PM
wi xin....mờ mờ là cùng

Trunks
10-01-2009, 09:39 PM
theo mình nghĩ chỗ này cho Ba(OH) dư luôn đi để loại NH4+ và HCO3- ra khỏi d2 rùi cho Co2 thu được ở trên sục vào d2 loại đc 1 phần Ba2+ ra là ta có thể đun đc rùi ????
Đó là suy nghĩ của mình các bạn cho ý kiến nha:014:

Cho Ba(OH)2 vào ban đầu lun thì làm sao bạn ra được có HCO3- trong đó,còn bạn cho Ba(OH)2 vô thôi thì khí CO2 ở đâu ra được???Còn đun là đun cái rì,nếu là kết tủa thì phải dùng từ "nung" chớ!!!!!

thetai_sk
10-01-2009, 09:41 PM
Bài 1/

Cho hỗn hợp X gồm:Fe,Cu tỉ lệ % theo khối lượng là 2/3.Hoà tan m gam hỗn hợp X với HNO3 thu được 0,448 lít NO(sp khử duy nhất),dung dịch Y và 0,65 gam kim loại không tan.Tính khối lượng muối trong Y và m
:3::3:



Bài 2/
Cho hỗn hợp A gồm Cu,CuO,Cu2O.cho hỗn hợp qua dd H2SO4 dư thì sau phải ứng thấy klượng chất rắn còn lại bằng 1/4 ban đầu,cho tiếp qua HCL đặc dư thì chỉ p.ứ hết 85% ban đầu.HỎi muốn điều chế Cu từ hỗn hợp A thì cần bao nhiêu gam A để thu dc 42.5 gam Cu:3::3:

Trunks
10-01-2009, 09:43 PM
Hơ!!!!Thế là bạn chưa làm thí nghiệm rồi hoặc quì có vấn đề,hok có dụ mờ mờ,mà nó cho ra màu xanh đàng hoàng,bạn coi phần sự thủy phân của muối SGK 11 cũng có nói về cái này!!!!

phưong79
10-01-2009, 09:48 PM
Bảo toàn e thui
chung quy lại
chỉ có Fe nhừơng e:Fe -2 e--> Fe+2
nhận e gồm O2 và NO3: O2+4e---->2 O2-
: N+5 +3 e ---> N+2
áp dụng định luật bải toàn e tính sỗmol O2 tác dụng rồi cộng mFe ban đầu là xong thui.Thân!!!

Molti
10-01-2009, 09:50 PM
thì sau khi nhận BaCO3 nhỏ HCl có khí không màu là CO2 đó, rùi í bạn ấy là lấy CO2 đó để tách Ba 2+ ra, nhưng đúng là nếu làm thế thì không thể nào chứng mình có HCO3- được

HuyHoang
10-01-2009, 09:55 PM
bít chứ.........vậy fai kt lại roài....(nếu bạn đã nói vậy)...
mà thực ra cho wi vô axit HCl cũg hơi đỏ đỏ ak....vậy chứ theo sách chắc đđ thì mới đỏ tươi đc nhỉ..........

linkingnki
10-02-2009, 12:28 AM
1. cái này phiền đây, ghét nhất dạng xét TH hehe. Gọi a,b: số mol ban đầu của Fe, Cu. x,y: số mol tham gia pư. trong X: 168a - 128b = 0 *
PT: Fe + 4HNO3 --> Fe(NO3)3 + 2H2O + NO. (1)
3Cu + 8HNO3 --> 3Cu(NO3)2 + 4H2O + 2NO (2)
TH1: HNO3 vừa đủ để hòa tan Fe: --> Chỉ có (1) xảy ra --> 0,65 g là Cu bđ, a = 0,448 --> mFe/mCu = 0,448.56/0,65 = 38,6 --> loại
TH2: cả 2 cùng tan, nhưng Cu chỉ tan được 1 phần, --> 0,65 g ko tan kia của của Cu dư--> cả (1) và (2) đều xảy ra --> a + 2/3y = 0,448
(b-y)64 = 0,65
giải --> 3a + 2b = 1,3542 kết hợp với * => a=0,24 b=0,32
--> mFe/mCu= 0,656 lần < 0,667 =>loại
TH3: Fe chỉ tan 1 phần, vì Cu hoạt động kém hơn Fe, nên trong 0,65g chất ko tan gồm mCu bđ, và 1 phần Fe ko tan --> chỉ có (1) --> x=0,448
=> (a-0,448)56 + 64b = 0,65 --> 56a + 64b = 25,738.
giải kết hợp với * --> a=0,184; b=0,2413 --> mFe/mCu=0,667=> nhận => m và Y.
(số xấu cũng làm mình thấy run, sai thì làm ơn chữa lại giùm, trình mình còn gà lắm thanks trước :D)

2. mình chưa nghĩ ra, mai mình post tiếp hì hì :D:D

linkingnki
10-02-2009, 01:06 AM
bài này có 1 cách giải mà theo mình là rất hay: Phương pháp quy đổi nguyên tử:
cụ thể: Áp dụng ĐLBT e cho pư của A với HNO3, ta coi mA là mFe và mO, có số mol lần lượt là (tắt:lll) x và y.
Fe 0 --> Fe 3+ + 3e
O 0 + 2e --> O 2-
N 5+ + 3e --> N 2+
=> ta có: 56x + 16y = mA
3x - 2y = 0,04
11,2 = 56x
=> x= 0,2 y=0,28 => mA= 15,68 g.
cách này mình tham khảo được trên báo Hóa học & Ứng dụng số 3 năm 2009, nhà mình ko đặt nhưng mượn của đàn anh về, hay lắm, nếu bạn nào có đk thì nên tìm đặt :D ^^

linkingnki
10-02-2009, 10:21 AM
ở cái bài 2 í, nói: "Chỉ pư 85% ban đầu" là ban đầu nào? Bđ trong hh A hay là trong hh chất rắn sau khi cho td với H2SO4 ạ?

Trunks
10-02-2009, 10:47 AM
1. cái này phiền đây, ghét nhất dạng xét TH hehe. Gọi a,b: số mol ban đầu của Fe, Cu. x,y: số mol tham gia pư. trong X: 168a - 128b = 0 *
PT: Fe + 4HNO3 --> Fe(NO3)3 + 2H2O + NO. (1)
3Cu + 8HNO3 --> 3Cu(NO3)2 + 4H2O + 2NO (2)
TH1: HNO3 vừa đủ để hòa tan Fe: --> Chỉ có (1) xảy ra --> 0,65 g là Cu bđ, a = 0,448 --> mFe/mCu = 0,448.56/0,65 = 38,6 --> loại
TH2: cả 2 cùng tan, nhưng Cu chỉ tan được 1 phần, --> 0,65 g ko tan kia của của Cu dư--> cả (1) và (2) đều xảy ra --> a + 2/3y = 0,448
(b-y)64 = 0,65
giải --> 3a + 2b = 1,3542 kết hợp với * => a=0,24 b=0,32
--> mFe/mCu= 0,656 lần < 0,667 =>loại
TH3: Fe chỉ tan 1 phần, vì Cu hoạt động kém hơn Fe, nên trong 0,65g chất ko tan gồm mCu bđ, và 1 phần Fe ko tan --> chỉ có (1) --> x=0,448
=> (a-0,448)56 + 64b = 0,65 --> 56a + 64b = 25,738.
giải kết hợp với * --> a=0,184; b=0,2413 --> mFe/mCu=0,667=> nhận => m và Y.
(số xấu cũng làm mình thấy run, sai thì làm ơn chữa lại giùm, trình mình còn gà lắm thanks trước :D)

2. mình chưa nghĩ ra, mai mình post tiếp hì hì :D:D

Thứ nhất,đề thiếu ở chỗ 0.65 m g chứ hok phải là 0.65 g như đã ghi!!!!!!!
Thứ hai,cái gì chứ lên Fe3+ là sai rồi,ở đây kêu là có kl dư nên Fe lên Fe3+ sau đó thành Fe2+ hok cần bít là Cu hay Fe còn dư!!!!!!!

Trunks
10-02-2009, 10:48 AM
ở cái bài 2 í, nói: "Chỉ pư 85% ban đầu" là ban đầu nào? Bđ trong hh A hay là trong hh chất rắn sau khi cho td với H2SO4 ạ?

ban đầu là của hỗn hợp A đấy!!!!!

Nguyen Thi Minh Trang
10-02-2009, 11:48 AM
nhận biết các ion như Na+, Ba+, K+,li+, Ca+ có thể dùng phưong pháp đốt cháy kl hoặc muối của chúng trên ngọn lửa đèn cồn để quan sát màu ngọn lửa nhưng phải dùng đũa dây platin hoặc vonfram thì mới được, dùng đũa thủy tinh hay bị lẫn màu lắm mà còn dễ hỏng đũa nữa!
còn phần nhận biết : OH- + HCO3- --> CO32- + H2O
Ba2+ + CO32- --> BaCO3

anh nnes nói đúng, mình sai rồi!

Ba2+ : ngọn lửa màu lục.
Ca2+ : ngọn lửa màu đỏ.
Na+ : ngọn lửa vàng
K+: ngọn lủa màu tím!

mình nhớ ko nhầm thì như thế!

Nguyen Thi Minh Trang
10-02-2009, 12:08 PM
nếu là tự luận thì mình nghĩ nên dùng bt e nhưng trắc nghiệm thì làm mò là an toàn nhất!!!
bạn thay các giá trị của đáp án vào, cái nào hợp lí thì ốp! nếu là bạn sdụng thành thạo máy tính và thao tác nhanh thì cách này khá ổn và chính xác!

langyeu_8c2
10-02-2009, 02:07 PM
theo ý kiến của mình thì bài này giải theo cách của ptth cũng tương đương với cách giải theo đl bảo toàn e thôi.mình sẽ trình bay cho xem
Áp dung đl bảo toàn nguyên tố đv nito ta có:số mol HNO3= 3nFe(NO3)3 + 3nAl(NO3)3 + nNO
mà ta đã có số mol Fe(no3)3= 2nFe203(cái này cũng là áp dụng nhanh theo định luật bảo toàn nguyên tố đv Fe). Từ đó suy ra số mol Al(no3)3 là 0,1 (mol)
áp dụng định luạt bảo toàn e được rồi: tổng e nhường = tổng e nhận(ở đây ta có sát oxit nhường e và nhôm nhường e; nito +5 nhận e để tạo ra nito+2(NO)
Al -> Al(+3) + 3e
0.1 0.1 0.3
N(+5)-> N(+2) - 3e
0.11 0.33
áp dụng định luật bảo toàn e ta tính được số e sắt õit nhường là 0.03 mol
Fe(+x)-> Fe(+3) + (3-x)e
0.03(3-x) 0.03
ta có : 0.03(3-x)= 0.09 từ đó suy ra x= +8/3.với số oxi hóa như thế thì đó chỉ có thể là Fe304 -> đáp án a
xin nói thêm là cách giai này áp dung khá nhièu phép tính bảo toàn(nguyên tố và cả eletron).nếu bạn giải thành thạo rồi thì se giải rất nhanh(chỉ cần tính nhẩm thôi cũng đã ra).
nếu bạn muốn tham khảo thêm cách giải các bài toán loại này thì bạn nên mua cuốn sách''PHƯƠNG PHÁP MỚI GIẢI NHANH CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC THPT'' của thầy PHÙNG NGỌC TRÁC chủ biên(hay lắm).

langyeu_8c2
10-02-2009, 02:11 PM
mình đánh chữ không rành lắm nên đánh ko rõ lắm.đáng lẽ mình sẽ trình bày kĩ hơn nhưng đành bó tay.nhưng mà ý kiến bạn Trang cũng đúng vì giải trắc nghiêm là sự giải "lụi" có nghệ thuật mà.

langyeu_8c2
10-02-2009, 02:43 PM
:2::2:bài này là thể loại đơn giản của dạng bài áp dụng định luật bảo toàn e ,để có một cách nhìn khái quát về dạng bài tập này mình khuyên bạn nên vẽ ra sơ đồ chuyên hóa(cô Hiệp dạy mình ): Fe _(+ oxi)_____> hỗn hợp A_(+ HNO3)______> KHÍ NO và mối sat(+2)
Quan sát sơ đồ TỪ đầu đến cuối chỉ có sắt nhường e và có hai chất nhận e đó là oxi và nito(+5)
N(+5) ---> N(+2) - 3e
0.04 0.12
02 -----> 20(-2) -4e
x
Fe------> Fe(+2) + 2e
0.2 0.4
áp dụng định luat bảo toàn e: tổng số mol E Fe nhường = ne oxi nhận + ne nito nhận
từ đó suy ra số mol O2(ôxi phân tử) là 0.07 mol
khối lượng của A sẽ bàng khối lượng sắt cộng khối lương ôxi
m= 11.2 + 0.07 . 32
xin lưu ý với bạn với dạng bài này bạn nên tìm hiểu kĩ rõ đề là chât nào cho dư hoặc thiếu để có hướng giải quyết thích hợp vì sẽ có những bài người cho đề sẽ gài chúng ta ở những chỗ này.... dạng bài này rất hay nếu bạn có hưng thú tìm tòi sẽ có nhiều khám phá thú vị lắm đấy.chúc thành công nhé!!!!!!

langyeu_8c2
10-02-2009, 02:56 PM
mình cũng xin nói thêm là ở bài này chắc chắn là HNO3 hết nên sắt 3 mới bị chuyển thành sắt 2(ở đay mình coi như toàn bộ sắt bị chuyển thành sắt 2 nghia là ko còn săt sau phản ứng). đề bạn chép cũng hơi mông lung!

Trunks
10-02-2009, 05:29 PM
Cái này là tự luận đấy chứ,mình đồng ý là dùng bảo toàn e,bài này thực ra chỉ mẹo chỗ tỉ lệ khối lượng và 0.65 m g pứ mà thôi@@@,chớ trắc nghiệm thì chưa chắc àh,cái khối lượng nhìu bài tập thay số zô vẫn lẻ quoắc!!!!!!!!!!

thiên sứ NL
10-02-2009, 06:53 PM
Anh Minhduy ơi! cho em lam quen được không, anh PRO hóa quá!
(xin lỗi các bạn trên diễn đàn nha vì nói chuyên tàm phào, ko liên quan chu đề)

TrieuTuLong1805
10-02-2009, 08:30 PM
1. CH3COOH có Ka = 1,8.10^-5 . Tính nồng độ [ H+] trong dung dịch CH3COOH 0,02M

2. Dung dịch A chứa HF 0,1M ; NaF 0,1M ; Ka = 6,8.10^-4.
Dung dịch A có pH = ?

3. Cân bằng tồn tại trong dung dịch như sau:
CH3COOH -----> CH3COO + H
Th nào sau đây làm cho độ điện li của CH3COOH giảm:
A. Pha loãng dung dịch C. nhỏ vài giọt NaOH
B. thêm vài giọt HCl D. nhỏ thêm vài giọt NaCl

4. Trong 500ml dung dịch NH3 0,02M có anpha = 4% chứa mấy hạt vi mô?

5. Cho biết T(AgCl)= 1,56.10^-10 và T(AgI)= 10^16.
Một dung dịch muối Na có [ Na- ]= 10^-1 và [ I- ]= 10^-3
Dùng lượng AgNO3 thích hợp tác dụng với dung dịch trên kết tủa nào xuất hiện trước ?
:24h_055::24h_055::24h_055::24h_055::24h_055:

blue_sky0371
10-02-2009, 09:21 PM
có mấy bài andehit em giải ko ra, nhờ mấy bác chỉ giáo cho nhé.



Bài 1: Đốt cháy 10,2g hai andehit no A và B kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Sản phẩm cho vào dd Ca(OH)2 thì được 10g kết tủa . Lọc bỏ kết tủa đun nóng dung dịch lại cho thêm 20g kết tủa nữa. Xác định công thức A và B.

Bài 2: a/ Oxi hoá 2,5 mol rượu metylic thành andehit fomic bằng CuO rồi cho andehit hoà tan hết vào 100g nước.
Tính nồng độ % dd andehit ? Biết hiệu suất phản ứng oxi hoá 80%.
b/ Oxi hố andehit axetic bằng phản úng tráng gương thì thu đ ược 0,1 mol nguyên tử bạc với hiệu suất 80%. Tìm khối lượng andehit axetic.

Trunks
10-02-2009, 09:46 PM
Anh duy đã bỏ 4rum vì bị groan,mún làm quen thì chờ khi nào ảnh hít tức ấy(mấy tháng là ít)!!

ĐẶNG NGUYÊN THOẠI
10-02-2009, 11:39 PM
tiếp câu 5.
Vì [Cl-]>[I-] và Tt(AgCl) < Tt(AgI) nên nếu sử dụng lượng AgNO3 thích hợp thì AgCl kết tủa trước.

ĐẶNG NGUYÊN THOẠI
10-02-2009, 11:47 PM
1. [H+] = 9.10^-6
2. pH = 11
3. Đáp áp B. khi cho HCl thì tăng nồng độ H+ nên làm cân bằng chuyển dịch sang trái, làm độ điện ly CH3COOH giảm
4. NH4OH = NH4+ + OH-
Bđầu 0,02 0 0
Cbằng 0,02.0,04 0,02.0,04 0,02.0,04
C.lại 0,02.(1-0,04) 0,02.0,04 0,02.0,04
[NH4OH] còn lại = 0,02.(1-0,04)=0,0192 M
n = 0,0192.0,5=0,0096 mol
Số hạt vi mô = 0,0096.6,023.10^23 = 0,0578.10^23 hạt
5. Đk tạo kết tủa là: tích nồng độ các ion > tích số tan

leminhphuong
10-03-2009, 09:42 AM
mấy bài này bạn đọc trong sách Giải toán Hóa học ấy. Họ có hướng dẫn cách làm

longthichu
10-03-2009, 12:56 PM
Không phải chất không tan là chất không điện li. Mà chất đó số gam tan trên 100g dung môi là bé hơn 0.001g nên mới gội là không tan. Thực ra Fe2S3 có phân li một phần nhưng rất nhỏ:
Fe2S3-> Fe3+ + S2-
Fe3+ + H2O-> (FeOH)2+ + H3O+

longthichu
10-03-2009, 01:11 PM
1)CH3COOH là axit yếu nên viết phương trình phân li phải viết mũi tên hai chiều nha bạn, ở đây mình không có điều kiện viết
CH3COOH->CH3COO- + H+
ban đầu 0.02 0 0
phản ứng x x x
cân bằng 0,02-x x x

Ka=x.x:(0,02-x)=1,8.10^-5
=> x=5,91.10^-4= nồng độ H+

longthichu
10-03-2009, 01:24 PM
2)NaF -> Na+ + F-
0,1 0,1 0,1
HF -> H+ + F-
bđ 0,1 0,1
pư x x x
cb 0,1-x x 0,1+x

Ka=(x.(0,1+x)) : (0,1-x)= 6.8.10^-4
=> x= 6,7.10^-4
=> pH= -log[H+]= -log[6,7.10^-4]=3,2
chắc chắn là đúng hết cả hai bài bạn đừng lo
mấy bài này mình làm hoài
nếu có thắc mắc cứ hỏi mình giải đáp cho

longthichu
10-03-2009, 01:32 PM
3) câu B đúng vì theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier thì khi tăng nồng độ bên này thì cân bằng chuyển dịch qua bên kia, giảm bên nào thì chuyển dịch qua bên đó.
Tức là khi tăng nồng độ H+, làm cho cân bằng nghịch ức chế cân bằng thuận làm cho khả năng phân li của CH3COOH giảm

longthichu
10-03-2009, 01:45 PM
4) NH3 + H2O -> NH4+ + OH-
bđ 0,02 0 0
pư 0,02.0.04 0,02.0,04 0,02.0,04
cb 0.02(1-0,04) 8.10^-4 8.10^-4
[NH3]dư=0,0192mol/lít
số mol của NH3=9,6.10^-3
số mol của NH4+=4.10^-4= số mol của OH-
=> tổng số hạt vi mô=số hạt NH3 dư + số hạt NH4+ + số hạt OH-=(9,6.10^-3+4.10^-4+4.10^-4).6,02.10^23=6,26.10^21

langyeu_8c2
10-03-2009, 01:49 PM
1/ mình ko biết bạn đã tính được số mol co2 tạo ra hay chưa nhueng minh xin phép trình bày ý kiến về việc tính nco2 ở bài này
C02+Ca(OH)2 -----> CaCO3 + H20(1)
Ca(HCO3)2 -------> CaCO3 + CO2 + H20(2)
ta áp dụng định luật bảo toàn đối với cacbon
nCO2 sinh do do đốt=nCaCO3(1) + ncaco3(2) + nco2(khi nhiệt phân Ca(HCO3)2)
VẬY số mol co2 do đốt andehit là 0.5 mol.
đề cho là andehit no nhưng ko cho là đơn chức nên andehit đó công thức là
CnH2n+2-z(CHO)z (n>= 0)
hoặc CnH2n+2-2kOk(n>=1;k>=1).
ta goi chung A và B là CtH2t+2-z(CHO)z
Bài này có nhiều ẩn hơn là số dữ kiện, khá rắc rối đó,mình sẽ nêu thử cách giải cho ban tham khảo đẻ xem có ra kết quả như đáp án ko nhé tại phần này mình bỏ ,chỉ học qua loa nên ko nắm chắc lắm
ta tính được khối lương cacbon trong hai andehit là 6(g)
ta sẽ chia ra các trường hợp tùy theo z.Bắt đầu khi z=1 nghĩa là hai andehit là no đơn chức CtH2t+1CHO
ta có: (12t + 12):(14t+30)=6/10.2
suy ra t=1.5 vậy hai andehit đó là CH3CHO VÀ C2H5CHO
TRƯƠNG HỢP 2: z=2 andehit hai chức cũng giải như trên
bạn tự giải và biện luận các trương hợp tiếp theo nhé
nếu bạn muốn thử lại hãy viết pt đốt andehit số nguyên tử cứ ghi là giá trị trung bình tính được rồi biện luận các trường hợp(có thể có nhiều cặp giá trị đúng đó!).
2) bài này thì đẽ hơn nhiều đề bà có số liệu cả rồi chỉ cần viết ptpu và thế sso sẽ ra thôi
mình chỉ xin lưu ý là ở câu a khối lương dung dich= KL andehit + 100

Trunks
10-03-2009, 04:33 PM
Bạn hiểu sai vấn đề rồi!!!!!Ở đây có 2 lập luận là muối Fe2S3 kết tủa và muối Fe2S3 bị thủy phân mạnh và không tồn tại trong dung dịch,chứ hok ai nói về sự điện ly ở đây cả!!!!!!

langyeu_8c2
10-03-2009, 07:44 PM
xin lưu ý với bạn ở bài 1 là vì lí do đề bài cho quá ít dữ kiện nên mình chỉ có thể giải được như vậy(có thể sẽ có người khác có cách giải hay hơn),đây có thể có rất nhiều cặp đáp án đúng(tùy theo giá trị của z: số chức andehit), nhưng ứng với mỗi z chỉ có hai andehit thoa mãn thôi.có thể đây là một bài trắc nghiệm thì người ta sẽ cho các giá trị khác nhau cho ban chọn.mình vừa giải trường hợp z=2 rồi hình như giá trị t=6.75 ( có vẻ lớn đấy nhưng ta ko thể loại được vì ko có điều kiện ràng buộc đối với số nguyên tử cua 2 andehit)

blue_sky0371
10-03-2009, 10:19 PM
còn mấy bài nữa nè bạn
Bài 1: Oxi hoá m gam rượu đơn chức bậc một A bằng CuO ở nhiệt độ cao được andehit B. Hỗn hợp khí và hơi thu được sau phản ứng được chia lamm 3 phần bằng nhau:
+ phần 1: cho tác dụng với Na dư được 5,6 lít H2 (đktc).
+ phần 2: cho tác dụng với AgNO3/NH3 dư được 64,8 gam Ag
+ phần 3: đem đốt cháy hoàn toàn băng oxi được 33,6 l CO2 (ở đktc) và 27 gam H2O.
a/ Tính hiệu xuất oxi hóa rượu thành andehit.
b/ Xác định CTCT của rượu A và andehit B.

Bài 2: Cho hợp chất hữu cơ X ( phân tử chỉ chứa C, H, O và một loại nhóm chức) xác định CTCT của X. Biêt 5,8 gam X tác dụng hết với dd AgNO3/NH3 tạo ra 43,2 gam Ag. Mặt khác 0,1 mol X sau khi hidro hoá hoàn toàn phản ứng đủ với 4,6 gam Na.

Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 1,72 gam hỗn hợp andehit acrylic và một andehit no đơn chức A hết 2,296 lít oxi (đktc). Cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư được 8,5 gam kết tủa.
a, Xác định CTCT của A.
b, Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu và lượng H2O thu được sau khi đốt.

Bài 4: Một hỗn hợp gồm 2 anđêhit thuộc dãy đồng đẳng của anđêhit fomic. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp trên thu được 4,4 gam CO2. Mặt khác khi cho m gam hỗn hợp 2 anđehit trên tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 thì thu được 8,64 gam Ag. Tính giá trị của m.
cảm ơn bạn nhiều!!

langyeu_8c2
10-04-2009, 01:32 PM
1/ là dạng bài tập thường gặp lắm đó bạn.Mình sẽ ghi pt tổng quát cua pứ oxh rươu bậc 1 cho ra andehit
R-CH2OH + CuO ----> R-CHO + Cu+ H2O
Ta để ý là với mọi rượu bậc 1 thì tỉ lệ các chất là ko đổi n rươu = n Cu0 = n adehit = n nước
nhìn vào pt trên ta thấy rõ là sẽ có hai chất tác dụng được với Na là rượu(nếu còn dư và nước)
tỉ lệ andehit ĐƠN CHỨC với bạc là 1:2.tỉ lệ rượu ĐƠN CHỨC với H2 là 1:1/2, TỈ LỆ NƯỚC VỚI H2 LÀ 1:1/2
DO ANDEHIT THAM GIA PỨ TRÁNG BẠC VỚI AGNO3/NH3 DƯ NÊN NÓ ĐÃ THAM GIA TOÀN BỘ ta suy ra là số mol nước là 0.3(do nước bằng andehit)
với số mol nước như thế ta chỉ có thể tạo ra 0.15 mol hidro khi tac dung với Na.từ đó suy ra rượu dư đã tham gia phản ứng với Na với số mol là 0.2
vậy số mol rượu ban đầu là 0.2+0.3 = 0.5 m0l
vay hiệu suất pư H% = (n thực tế / n lí thuyết ) x100
= (0.3/0.5)X100=60 %
Đối với câu b bạn hẫy để ý rằng rượu và andehit sẽ cho ra số mol CO2 như nhau nếu đốt cùng một số mol do số C của chúng là giống nhau. đến đây thì mình phải suy nghĩ nhiều đấy vì ta ko thể khẳng định được là rượu và andehit no hay ko no dược vì đây là hai chất khác nhau và có so nôi đôi cũng chẳng giống nhau nên ko thể dựa vào dữ kiện đề cho là sô mol nước bằng số mol co2 để kết luận là no hay ko no được(chỉ là ko kết luận được thôi nhen chứ có thể là nó no đấy).
mình giai thế này gọi số nguyên tử cacbon trong cả rượu và nước là x
ta có Cx -----> xC
0.2x + 0.3x=1.5 suy ra x=3
vay trong rượu và cả andehit co 3 nguyên tử cacbon
tới đây bạn tự giải được rôi chứ:24h_023:

langyeu_8c2
10-04-2009, 02:11 PM
2/ bài này cho chất hữu cơ thì chắc chắn là andehit rồi nhưng mình phải giải ra, mình cứ goih nó là andehit cho dễ nhé
đề cho là có một loại nhóm chức nên đừng lầm nó là đơn chức nhé
theo dữ kiện thì rượu td với Na theo tỉ lệ 1:2 nên rượu là nhị chức ( hidro hoa andehit cho ra ruou dó ban, mà ở đây ko thể là ãit dược vì axit ko hidro hoa dể tạo rượu đâu)
kết hợp với dữ kiện đề cho giải ra thôi).bài này nếu là cho là andehit đơn chức thì nó chỉ ra là 29 thoi mà andehit nhỏ nhất đã nặng 30 rồi
mình ghi cái pt này cho bạn coi
R(CHO)z + 2zAgNO3 + 3NH3 + H20-------->R(COONH4)z+ 2zNH4NO3 + 2zAg
trong đó z là số chức andehit
đây là andehit hai chức dựa vào ptpt tráng bạc trên ta co z=2 từ đó ta có kl andehit là 58 vậy andehit co các tên là(andehit etylenglycol,andehit oxalic,oxalandehit,etandial, glioxal):24h_088:

langyeu_8c2
10-04-2009, 02:15 PM
bài ba bạn chỉ việc thế số thôi
cồn bài bốn hai andehit đó là no đơn chức nên bạn đặt cong thức trung bình và tìm n trung bình là xong thôi
nếu bạn muốn tham khảo cách giải thì nên mua cuốn''PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN HÓA CƠ ''
của tiến sĩ NGUYỄN THANH KHUYẾN.mình cũng có 1 cuốn hay lắm

Monster13
10-04-2009, 02:26 PM
mọi người giải giùm mình 2 bài này ( chi tiết )

1/ hòa tan hoàn toàn 15.9g hỗn hợp 3 KL Al Mg Cu bằng dd HNO3 thu được 6.72 l khí NO (đktc) và dd X. Đem cô cặn dd X thu được khối lượng muối tan là bao nhiêu ?
2/ Khi nhiệt phân hoàn toàn muối A, thu được 4g KL và V lít hỗn hợp khí có màu nâu (đktc). Cho 4 g KL trên td hết với lượng đ HNO3 đặc, dư sinh ra 0.448l khí (đktc). XĐ V

langyeu_8c2
10-04-2009, 02:48 PM
bài 1 khá rắc rối nên mình phải nghĩ kĩ cáii đã nhưng bài hai thì mình xin giải lụi thế này
khí sinh ra khi cho kim loại đó td với HNO3 có thể là NO2 HOẶC NO. nếu là NO thì áp dụng đl bảo toàn e ta thu được số lẻ, ta loai th nay
ta biện luận tiếp khí là NO2 THÌ TA SẼ CÓ:
A --->A(+x) + xe
từ đó suy ra A=200x.chắc có lẽ là thủy ngân đấy vì thủy ngân nitrat bị nhiệt phân cho ra NO2 MÀ(KHÍ MÀU NÂU):4::014::treoco (

babyboy
10-04-2009, 03:24 PM
bài 1:
Al + 4HNO3 => Al(NO3)3 + NO + 2H2O
3Mg + 8HNO3 => 3Mg(NO3)2 + 2NO + 4H2O
3Cu + 8HNO3 => 3Cu(NO3)2 +2NO + 4H2O
nHNO3=2nH2O=4nNO=1.2mol
áp dụng định luật bảo toàn khối lượng thì ra thui.

duyhien_193
10-04-2009, 04:13 PM
ủa lở sản phẩm có thêm NH4NO3 thì sao?:24h_023::24h_023:

nguyenquocbao1994
10-04-2009, 04:29 PM
Chỉ dùng thuốc thử quỳ tím hãy nhận biết dd : NaHSO4, Na2CO3, Na2SO4, BaCl2, Na2S

em làm như sau :
cho quỳ tím vào thì NaHSO4 cho màu đỏ, Na2CO3 cho màu xanh, Na2SO4 không màu, BaCL2 không màu, Na2S màu xanh

sau đó chia dd thành hai phần xanh và không màu

Phần Xanh : Lấy NaHSO4 chó vào thì không có hiện tượng gì xẩy ra
Lấy BaCl2 nhậ biết đc ở Phần đỏ chó vào 2 dd thì có xuất hiện kết tủa đó là Na2CO3 còn lại là Na2S
Phần Đỏ : Lấy NaHSO4 vào thì xuất hiện kết tủa đó là BaCl2 còn lại la Na2SO4

Nếu có sai xin sửa lại dùm !!
Thanks

kuteboy109
10-04-2009, 04:49 PM
Em làm hơi rối, cái nhận biết bằng màu thì ổn rồi, chỉnh lại từ bước thứ 2:
-Dùng NaHSO4 để nhận biết tiếp phần còn lại:
+ Phần 1 chứa 2 chất làm quì không đổi màu là Na2SO4 và BaCl2
-NaHSO4+ Na2SO4 không có hiện tượng gì
-NaHSO4 tạo kết tủa trắng với BaCl2
+ Phần 2 chứa 2 chất làm quì hóa xanh là Na2CO3 và Na2S dùng BaCl2 (đã nhận biết ở phần 1) để phân biệt:
-BaCl2 tạo kết tủa trắng với Na2CO3
-BaCl2 + Na2S không có hiện tượng.

nguyenquocbao1994
10-04-2009, 04:55 PM
anh check dùm em bài này lun nha :

Chí dùng thuốc thuốc thử quỳ tím hãy phân biệt Na2SO4, NaOH, BaCl2,Hcl,AgNO3,MgCl2

cho quỳ tím vào

Na2SO4 đỏ,NaOH xanh,BaCl2 ko màu, HCl đỏ,AgNO3 đỏ,MgCl2 ko màu

tiếp theo em bó tay, em đã cho NaOH vào nhưng ko có phản ứng xảy ra.Nếu làm tiếp em chỉ phân biêt đc MgCl2 thôi !

Còn một bài này nữa

Nhận biết các chất sau MgSO4,NaOH,BaCl2,NaCl, CHỉ dùng một dd axit tụe chọn để nhận biết

Cách làm cảu em như sau : Cho dd HCl vào thì không có hiện tượng gì xảy ra ở bốn chất.

Sau đó xét các chất theo từng cặp nếu cặp nào có kết tủa thì đó là MgSO4 và BaCl2 còn lại hai chất là NaCl ,NaOH . Làm như vậy có đúng ko ?

kuteboy109
10-04-2009, 05:15 PM
Dùng quỳ tím nhận được:
+NaOH làm quỳ hóa xanh
Nhóm 1: HCl, AgNO3 làm quỳ hóa đỏ
Nhóm 2: Na2SO4, BaCl2, MgCl2 không làm đổi màu quỳ tím
-Cho NaOH vào nhóm 2 nhận được MgCl2 do tạo kết tủa trắng Mg(OH)2
-Cho MgCl2 vào nhóm 1 thì nhận ra AgNO3 do tạo kết tủa trắng AgCl
+ còn lại ở nhóm 1 là HCl
-Nhận biết tiếp nhóm 2 bằng AgNO3
+ BaCl2 tạo kết tủa trắng với AgNO3

ĐẶNG NGUYÊN THOẠI
10-04-2009, 05:23 PM
Em làm chưa chính xác đâu. Khi cho quỳ tím vào các dung dịch thì:NaHSO4 cho màu xanh, Na2CO3 cho màu xanh, Na2SO4 không màu, BaCl2 không màu, Na2S màu xanh. Chia thành 2 phần: không màu và màu xanh
-Phần không màu: BaCl2, Na2SO4
-Phần màu xanh: NaHSO4, Na2CO3, Na2S
Lần lượt lấy 2 dung dịch phần không màu cho vào 3 dung dịch phần màu xanh. Nếu không có hiện tượng gì là Na2SO4, còn lại chính là BaCl2
Cho BaCl2 vào 3 dung dịch có màu xanh. Có kết tủa trắng không tan là Na2CO3. Còn lại là NaHSO4 và Na2S

kuteboy109
10-04-2009, 05:24 PM
Èo, mệt quá, nhiều bài vậy. Tiếp nha:
Đề bắt dùng 1 axit mà em chọn HCl thì đâu giải quyết được gì, ta dùng H2SO4 thì:
+ 2 chất tham gia pứ là NaOH và BaCl2 cho hiện tượng khác nhau: BaCl2 tạo kết tủa trắng. Dùng BaCl2 nhận biết 2 chất còn lại: MgSO4 và NaCl thì MgSO4 lại tạo kết tủa trắng. Okie chứ!

kuteboy109
10-04-2009, 05:25 PM
Em làm chưa chính xác đâu. Khi cho quỳ tím vào các dung dịch thì:NaHSO4 cho màu xanh, Na2CO3 cho màu xanh, Na2SO4 không màu, BaCl2 không màu, Na2S màu xanh. Chia thành 2 phần: không màu và màu xanh
-Phần không màu: BaCl2, Na2SO4
-Phần màu xanh: NaHSO4, Na2CO3, Na2S
Lần lượt lấy 2 dung dịch phần không màu cho vào 3 dung dịch phần màu xanh. Nếu không có hiện tượng gì là Na2SO4, còn lại chính là BaCl2
Cho BaCl2 vào 3 dung dịch có màu xanh. Có kết tủa trắng không tan là Na2CO3. Còn lại là NaHSO4 và Na2S

Bạn đã nhầm rồi: NaHSO4 làm quì hóa đỏ, ion HSO4- có tính axit mà ( xem lại SGK 11 nhé). Thân!

nguyenquocbao1994
10-04-2009, 05:34 PM
anh ui !! pahir phân biệt thêm NaOH nữa chứ ! NaOH vào H2SO4 dù có phản ứng nhưng bằng mắt thường ko thể nhân dang đc ?

BaCl2 td với MgSO4 tạo kết tủa phân biêt đc MgSO4

Lấy MgSO4 cho vào NaOh và NaCl, chất nào kết tủa đó là NaOH,còn lại la NaCl ~

gost_1993
10-04-2009, 06:07 PM
Photpho trắng là và 1 số hợp chất của Photpho rất độc với cơ thể. Để khử tính độc của chúng sau khi tiến hành thí nghiệm với Photpho các dụng cụ cần ngâm trong dung dịch nào dưới đây:

A. Nuóc vôi trong B. Dd NaOH C. Dd H2SO4 D. Dd KMnO4

Viết hộ phương trình phản ứng luôn :24h_023:

Monitora5
10-04-2009, 06:22 PM
Bt1:
Cho hh gồm {KNO3,Mg(NO3)2, Al(NO3)3.
Tách riêng từng chất ra ra khỏi hỗn hợp. Giữ nguyên lượng chất.
BT2
Cho hh gồm {Fe,Cu,Ag} tách riêng từng chất ra khỏi hh. Giữ nguyên lượng chất.
Bt3:
Cho hh:{Kcl,MgCl2, BaCl2}.Tách riêng từng chất:
+, Giữ nguyên lượng
+, Đổi lượng
Thanks

tiendatsc
10-04-2009, 10:22 PM
Trong 4 cái này P chẳng t/d với cái nào cả thì lấy đâu ra pt =))

Molti
10-04-2009, 10:55 PM
ai bảo P ko tác dụng :
P4 + 3NaOH + 3H2O --> PH3 + 3NaH2PO2
có điều PH3 là chất độc nên phương trình này chẳng có ý nghĩ trừ độc gì cả !!!

khuongtuananh
10-05-2009, 08:53 PM
Cho Ba(OH)2 vào ban đầu lun thì làm sao bạn ra được có HCO3- trong đó,còn bạn cho Ba(OH)2 vô thôi thì khí CO2 ở đâu ra được???Còn đun là đun cái rì,nếu là kết tủa thì phải dùng từ "nung" chớ!!!!!

xin lỗi mình dùng từ nhầm mà phải là đốt d2 trên đũa thủy tinh để nhận biết Na. vì khi cho Ba(OH)2 từ từ vào thì NH4+ và HCO-3 pư hết(kết tủa cực đại và k thấy bọt khí thoát ra nữa) chỉ còn Ba(OH)2 ta cho Lấy khí CO2 thu được ở pứ nhận biết CO3= sục vào để tạo kt lọc kt ta sẽ đc d2 tương đối chỉ còn Na+ có thể đốt trên đũa thủy tinh (cách khác k đốt là ta cho thêm 1 lượng nhỏ HCL vào rùi điện phân d2 k màng ngăn ta thu đc 1d2 có tính OXH mạnh :D chứg tỏ đó là nước javel => có Na+) các bạn góp ý kiến nha:24h_027:

Trunks
10-05-2009, 09:32 PM
Nhưng như thế thì sao mà nhận ra có HCO3- trong dung dịch hả bạn??????

khuongtuananh
10-05-2009, 10:28 PM
HCO3- +Ba(OH)2 => BaCO3= + 2H20 mà bạn???? vậy là nhận bít đc rùi :D

Molti
10-05-2009, 10:43 PM
uj, CO3 2-, và HCO3-, khi kết hợp Ba2+ đều tạo kết tủa, ý anh Trunk nói là trong 1 dung dịch làm sao nhận biết chúng khi hiện tuợg giốg nhau

khuongtuananh
10-05-2009, 11:02 PM
kìa. CO3= nhận biết ở trên rùi đó thui khi cho BaCl2 vào d2. khi đó nhận biết đc CO3= và SO4= mà. cũng chính vì pư đó mình mới có CO2 để thực hiện quá trình sau mà( loại bỏ Ba(OH)2 ra khỏi d2 :hocbong (

nnes
10-05-2009, 11:06 PM
Sao ko chia dd ra làm nhiều phần nhỏ để làm thí nghiệm.
lấy 1 phần chi, đem đốt thì biết ngay có Na+. Việc gì hì hục tách Ba(OH)2 ra làm chi, mà sao đảm bảo được rằng lượng Ba(OH)2 và Co2 vừa đủ tạo thành BaCO3.

khuongtuananh
10-05-2009, 11:16 PM
thui để mình nói lại rõ lại từ đầu.
đầu tiên theo lời anh nnes ta đong từ từ HCL vào Ba(OH)2 để cho quỳ tím gần như không đổi màu lúc đó ta thu đc BaCl2
BaCl2 ta cho vào d2 1 lượng vừa đủ (đến khi xuất hiện kết tủa cực đại). Lọc kết tủa rùi cho HCL dư vào kt ta thấy có bọt khí thoát ra k màu mùi => là CO2 còn kt không tan => SO4=
Chú ý cái này nhé
Cho Ba(OH)2 vào d2 từ từ cho đến khi kết tủa cực đại và lượng khí thoát ra giảm dần và không còn bay ra nữa ngừng lại.
NH4+ + OH- => NH3 +H20
Ba(OH)2 + HCO3- => BaCO3 + 2H2O
vậy là trong d2 chỉ còn lại Na2+
cách 1: có thể đốt trên đũa thủy tinh (màu vàng) vì lúc này gần như chỉ còn lại 1 lượng nhỏ các ion tạp chất #
cách 2: Cho thêm HCl vào để điện phân d2 rùi điện phân d2 không có màng ngăn ta sẽ thu đc d2 nước có tính oxh mạnh => chứng tỏ d2 đó là d2 nước javel và có Na+ :D
2Na+ + 2Cl- +H2O =(dpd2 kmn)=> NaCl + NaClO + H2


Có chỗ nào sai xót mong các bạn giúp đỡ. thanks

khuongtuananh
10-05-2009, 11:18 PM
Sao ko chia dd ra làm nhiều phần nhỏ để làm thí nghiệm.
lấy 1 phần chi, đem đốt thì biết ngay có Na+. Việc gì hì hục tách Ba(OH)2 ra làm chi, mà sao đảm bảo được rằng lượng Ba(OH)2 và Co2 vừa đủ tạo thành BaCO3.

Em nói rùi mà. làm thế để giảm lượng Ba2+ để khi đốt ta sẽ nhìn rõ màu hơn mà :D

khuongtuananh
10-05-2009, 11:33 PM
Sao ko chia dd ra làm nhiều phần nhỏ để làm thí nghiệm.
lấy 1 phần chi, đem đốt thì biết ngay có Na+. Việc gì hì hục tách Ba(OH)2 ra làm chi, mà sao đảm bảo được rằng lượng Ba(OH)2 và Co2 vừa đủ tạo thành BaCO3.

Chết. em quên CO2+ OH- = HCO3- trước. nhưng mà em đã nói là đong từ từ nên có lẽ lượng dư này cũng k nhiều lắm :D. còn CO2 ta có thể lấy ở thì nghiệm và ở hơi thở của chúng ta mà. :)). có chứ sao không. Vì có thể chắc chắn rằng ta sẽ loại đc Ba(OH)2 dù ít nhiều :D

Trunks
10-06-2009, 11:16 AM
HƠ!!!!Thế thì ban đầu nói rõ ràng ra đi,nhận biết là nói vắn tắt thế,hiểu nhầm là phải!!!!!!

nnes
10-06-2009, 11:30 AM
vậy là trong d2 chỉ còn lại Na2+
cách 1: có thể đốt trên đũa thủy tinh (màu vàng) vì lúc này gần như chỉ còn lại 1 lượng nhỏ các ion tạp chất #
cách 2: Cho thêm HCl vào để điện phân d2 rùi điện phân d2 không có màng ngăn ta sẽ thu đc d2 nước có tính oxh mạnh => chứng tỏ d2 đó là d2 nước javel và có Na+ :D
2Na+ + 2Cl- +H2O =(dpd2 kmn)=> NaCl + NaClO + H2


Có chỗ nào sai xót mong các bạn giúp đỡ. thanks

Cách 2 không đúng
Điện phân thu được dung dịch có tính oxi hóa đâu phải cứ phải là nước javen --> có Na+. Nếu là nước Javen thì cũng có thể là K+... vì tính oxi hóa mạnh là do ClO- gây nên. Chứ ko liên quan gì đến các cation kim loại, nên ko thể khẳng định là có Na+
Thực tế, PT ion là: Cl- + H2O --> ClO- + H2
Ko liên quan gì đến ion kim loại.

khuongtuananh
10-06-2009, 01:13 PM
Cách 2 không đúng
Điện phân thu được dung dịch có tính oxi hóa đâu phải cứ phải là nước javen --> có Na+. Nếu là nước Javen thì cũng có thể là K+... vì tính oxi hóa mạnh là do ClO- gây nên. Chứ ko liên quan gì đến các cation kim loại, nên ko thể khẳng định là có Na+
Thực tế, PT ion là: Cl- + H2O --> ClO- + H2
Ko liên quan gì đến ion kim loại.

ok. em hiểu. nhưng anh viết pt ion sai rùi kài 2Cl- + H20 -> HClO + HCl chứ hem phải H2
H2 ở pứ điện phân d2 là do Na + H2O mà anh:notagree

nnes
10-06-2009, 02:06 PM
ok. em hiểu. nhưng anh viết pt ion sai rùi kài 2Cl- + H20 -> HClO + HCl chứ hem phải H2
H2 ở pứ điện phân d2 là do Na + H2O mà anh:notagree

1.Có lẽ em chưa học về điện phân nên ko biết .
bản chất là: NaCl --> Na+ + Cl-
Cực(-): Na+, H2O. Na+ không bị khử, mà nước bị khử.
H2O + 2e --> OH- + H2
Cực (+): Cl-, H2O
2Cl- --> Cl2 + 2e

PT tổng cộng là: 2Cl- + H2O --> OH- + Cl2 + H2
Nếu điện phân ko màng ngăn xốp thì: Cl2 + OH- --> Cl- + ClO-
Cân bằng và + 2 vế của 2 PT trên: Cl- + H2O --> ClO- + H2

2. Nếu PT là 2Cl- + H20 -> HClO + HCl. thì sẽ không đảm bảo 2 điều kực kỳ quan trọng là bảo toàn điện tích và bảo toàn e.
2 vế PT không CB về điện tích.
Cl- -->Cl+1 + 2e, có chất nhường e nhưng ko có chất nhận e --> sai.

khuongtuananh
10-06-2009, 08:24 PM
anh ơi.anh cho em hỏi chút nhá. theo em biết Cl- là ion trung tính không thủy phân trong nước mà??? sao anh lại có pt Cl- + H2O --> OH- + Cl2+ H2. chỗ này anh có thể giải thích chút cho em đc k?

nnes
10-06-2009, 08:28 PM
anh ơi.anh cho em hỏi chút nhá. theo em biết Cl- là ion trung tính không thủy phân trong nước mà??? sao anh lại có pt Cl- + H2O --> OH- + Cl2+ H2. chỗ này anh có thể giải thích chút cho em đc k?

Đây ko phải là phản ứng thủy phân, mà là PT ion sau khi điện phân, ở đây Cl- và H2O trao đổi e với các điện cực = than chì
Cực(-): Na+, H2O.
2H2O + 2e --> 2OH- + H2 (1)
Cực (+): Cl-, H2O
2Cl- --> Cl2 + 2e (2)

(1) + (2) --> 2Cl- + 2H2O --> 2OH- + Cl2 + H2

nguyễn hữu bình
10-21-2009, 06:58 PM
TÍNH ĐỘ ĐIỆN LY CỦA DD CH3NH2 0.01M.Cho biết:
CH3NH2 + H+ <=> CH3NH3+,K=10^10.64
:24h_010:

binh_d08_a1
10-21-2009, 11:57 PM
tính độ điện ly a(alpha) dựa vào ptr:
CH3NH2+ H2O <=> [CH3NH3+] + OH- ; K1=K.Kw=10^-3.36
nếu độ điện ly =a thì ở trạng thái cân bằng có [CH3NH2]=C(1-a), [CH3NH3+]=[OH-]=Ca
--> C.a^2/(1-a)= K1. bít C, K1-->a

hoang tu hoa
11-05-2009, 11:48 AM
anh cho em hỏi là vì sao đề thì là tác dụng với H+ mà anh lại tác dụng với nước zay
có thể là làm như zay có dụng ý đúng hong
anh chỉ cho tụi em zoi
Nếu như em giải thì em hong có H2O vì thế khi tính Ka thì em chia luôn cho H+ và vì thế mà em sai.
anh biết được cái sai của em chưa cji3 cho em cái sai ấy và chỉ cho em zoi
cảm ơn anh

Trunks
11-05-2009, 03:52 PM
Đề cho H+ chỉ nói là quá trình nhận proton,để cho biết K ở đây là Ka hay Kb !!!Với lại cho biết sản phẩm nữa,còn tính vẫn ghi là H2O sp ra là có OH- nữa,chớ nếu cho tác dụng với H+ thật thì không có dụ thuận nghịch đâu !!!

zxpoompixz
11-05-2009, 07:39 PM
cho bạn công thức nè :

alpha = căn bậc 2 của thương số ( K/C )

K là hằng số phân li, C là nồng độ ban đầu

kuteboy109
11-05-2009, 07:53 PM
Đó chỉ là công thức tính gần đúng thôi, khi thỏa mãn điều kiện C và k trong giới hạn cho phép. Với lại, bài này chỉ cần tính toán bình thường theo k, đâu cần tính thêm độ điện ly làm gì!!

hoang tu hoa
11-08-2009, 11:54 AM
zay anh trunk ơi có phải là khi tác dụng với H2O thì mới có thuận nghịch hong zay
còn khi tác dụng với H+ thì chỉ có thể là pư 1 chiều hong zay

hoang tu hoa
11-08-2009, 11:58 AM
bạn zxpoompixz ơi bạn tính như zay thì ko có đáp án

:tantinh (

minhduy2110
11-08-2009, 12:10 PM
có phải là khi tác dụng với H2O thì mới có thuận nghịch hong zay
còn khi tác dụng với H+ thì chỉ có thể là pư 1 chiều hong zay Tất cả các phản ứng trong dung dịch chất điện ly là thuận nghịch, dù K có lớn đến máy cũng không phải là 1 chiều. Ví dụ:

HCl + NaOH (thuận nghịch) H2O + NaCl; chiều nghịch của phản ứng này có hằng số cân bằng xấp xỉ 10^-14 đấy thôi.
<hr style="color: rgb(235, 235, 235); background-color: rgb(235, 235, 235);" size="1"> <!-- / icon and title --> <!-- message --> bạn zxpoompixz ơi bạn tính như zay thì ko có đáp án Biểu thức của zxpoompixz đưa ra là đúng với sách nhưng chỉ là công thức gần đúng, và cần phải lưu ý K trong biểu thức là K nào.
Bài này: TÍNH ĐỘ ĐIỆN LY CỦA DD CH3NH2 0.01M.Cho biết:
CH3NH2 + H+ <=> CH3NH3+,K=10^10.64
:24h_010:Vì đề bài cho 1 cái K không quen, nên các bạn phải đưa nó về cái cân bằng với H2O mà tính.

CH3NH2 + H2O --> CH3NH3+ + OH- ;K' = Kw*K

cân bằng này thì tính như bình thường là ra được kết quả rồi.

hoang tu hoa
11-09-2009, 11:17 AM
như lời anh nói thì k mà đề cho là k của CH3NH2 zay thì em có thể áp dụng cho bài toán như lời ban poompixz nói mà ?
các anh giải cách đó cho em với chứ em hong hiểu gì hết
như cách bạn poompixz thì em giải hong ra ????????:24h_010:

minhduy2110
11-09-2009, 11:53 AM
Bản chất cái công thức alpha gần bằng căn (K/C) là từ phương trình sau:
HA --> H+ + A-

K = C * (alpha bình phương)/(1 - alpha)

Còn kia là phương trình của base MeNH2.
Tính theo cái này này CH3NH2 + H2O --> CH3NH3+ + OH- ;K' = Kw*K

Chưa tính được bài toán có 1 cân bằng thì nên xem lại kiến thức cơ sở trước khi làm.

hoang tu hoa
11-11-2009, 05:34 PM
đáp án là 18.8% đó anh ơi !:24h_048:

giotsuong
11-12-2009, 01:37 PM
Nếu cho CO2 vào dd NaOH và Ca(OH)2 thì nó sẽ pư như thế nào? Phản ứng đồng thời hay cái này trước, cái kia sau.
:ngu9 (

minhduy2110
11-12-2009, 01:44 PM
Chịu khó học cao lên chút nữa, học sự tồn tại của các ion trong dung dịch, thì hết băn khoăn cho câu hỏi này.
CO2 ở đây tác dụng với chú OH- trong dung dịch để tạo ra (CO3)2-, rồi sau đó CO32- này tạo tủa với Ca2+.

Trên lý thuyết mà nói, các phản ứng diễn ra đồng thời.