PDA

View Full Version : Các dạng bai toán trong phần vô cơ?


Pages : 1 2 3 4 5 6 7 [8]

platin
11-12-2009, 09:00 PM
theo mình không cần phải học cao hon mới biết cái nào pứ trước
vì sao vậy
vì nếu cho sục CO2 vào dd chứa Ca(OH)2 và NaOH thì cần lập luận một tẹo là ra thôi
đại loại la như sau:

nếu CO2 pứ với NaOH trước thì tạo Na2CO3
mà cuối cùng ngay sau là pứ

Na2CO3 + Ca(OH)2 --------> CaCO3 (kt) + NaOH
chính vì vậy thì CO2 sẽ pứ như sau:

đầu tiên , CO2 + Ca(OH)2 ---> CaCO3(kt) + H2O ----------- (1)
pứ trên xong thì mới có CO2 + NaOH ---> Na2CO3 +H2O------(2)
sau (2) là pứ CO2 + Na2CO3 +H2O ---> 2NaHCO3-----------(3)
sau(3) là pứ cuối cùng CO2 +CaCO3 + H2O --------> Ca(HO3)2------(4)

vì sao lại là (3) xong mới đến (4)?
đơn giản vì nếu (4) trước thì sau đó
Ca(HCO3)2 + Na2CO3 ----> CaCO3 (kt) + 2NaHCO3
cuối cùng lại là CaCO3 ,lại quay lại
nên phải là (3) sau đó mới (4)

chỉ vậy thôi!!!!!!!!!!!!!!!!!!bạn lập luận một ít là ra thôi:24h_112:

giotsuong
11-12-2009, 09:04 PM
Zậy thì a giải zùm e bài toán này lun nha. Cho 0.018 mol khí CO2hấp thụ hoàn toàn vào dd có chứa 0.01mol NaOH và 0.01 mol Ca(OH)2, thu được m(g) kết tủa. Tính m.

nnes
11-12-2009, 09:28 PM
Zậy thì a giải zùm e bài toán này lun nha. Cho 0.018 mol khí CO2hấp thụ hoàn toàn vào dd có chứa 0.01mol NaOH và 0.01 mol Ca(OH)2, thu được m(g) kết tủa. Tính m.

Bản chất thì là do CO2 phản ứng với OH-.
- Tạo thành CO32- nếu dư OH- ( hoặc theo tỉ lệ vừa đủ tạo CO32-)
- Tạo thành HCO3- nếu dư CO2 (....tạo HCO3-)
tổng nOH- = 0,03 mol
nCa2+ = 0,01
2 cách như nhau chỉ khác viết sản phẩm nào trc:
1. Nếu thik viết tạo thành Co32- trc thì
CO2 + 2OH- --> CO32- + H2O
0,015 <-- 0,03 --> 0,015
--> CO2 dư 0,003 mol
Co2 + CO32- + H2O --> 2HCO3-
0,003...0,003
--> nCO32- còn lại = 0,012
Ca2+ + CO32- --> CaCO3
nCaCO3 = nCa2+ = 0,01

2: nếu cho tạo HCO3- trc thì
CO2 + OH- --> HCO3-
0,018..0,018.......0,018
nOH- dư = 0,012
OH- + HCO3- --> CO32- + H2O
0,012-->0,012-->0,012
nCaCO3 = nCa2+ = 0,01 mol

minhduy2110
11-13-2009, 02:16 AM
theo mình không cần phải học cao hon mới biết cái nào pứ trước
vì sao vậy
vì nếu cho sục CO2 vào dd chứa Ca(OH)2 và NaOH thì cần lập luận một tẹo là ra thôi
đại loại la như sau:

nếu CO2 pứ với NaOH trước thì tạo Na2CO3
mà cuối cùng ngay sau là pứ

Na2CO3 + Ca(OH)2 --------> CaCO3 (kt) + NaOH
chính vì vậy thì CO2 sẽ pứ như sau:

đầu tiên , CO2 + Ca(OH)2 ---> CaCO3(kt) + H2O ----------- (1)
pứ trên xong thì mới có CO2 + NaOH ---> Na2CO3 +H2O------(2)
sau (2) là pứ CO2 + Na2CO3 +H2O ---> 2NaHCO3-----------(3)
sau(3) là pứ cuối cùng CO2 +CaCO3 + H2O --------> Ca(HO3)2------(4)

vì sao lại là (3) xong mới đến (4)?
đơn giản vì nếu (4) trước thì sau đó
Ca(HCO3)2 + Na2CO3 ----> CaCO3 (kt) + 2NaHCO3
cuối cùng lại là CaCO3 ,lại quay lại
nên phải là (3) sau đó mới (4)

chỉ vậy thôi!!!!!!!!!!!!!!!!!!bạn lập luận một ít là ra thôi:24h_112:

Phần lập luận của bạn, nó vẫn còn dựa trên phương trình phân tử, mà thực tế trong phản ứng ion trong dung dịch nước, làm gì có Ca(OH)2, nó sẽ là Ca2+ và OH- phải không nào.

Và như thế khi xét phản ứng với CO2, rõ ràng 2 base này đều phản ứng song song. Tuy nhiên có thêm 1 phản ứng ngoài lề là sự tạo tủa của Ca2+ với CO32-, cái này không liên quan gì đến sự phản ứng của CO2 với OH-, hoàn toàn có thể nói CO2 tác dụng với NaOH song song với Ca(OH)2. Chẳng cái nào phản ứng trước cái nào cả.

chemical_cl2
11-13-2009, 05:09 AM
ta có: nOH- = 0,03mol
nCa2+ = 0.01mol
khi sục CO2 vào thì sẽ có phản ứng sau:
CO2 + 2OH- ---> (CO3)2- +H2O
trước phản ứng: 0,018 0.03
phản ứng : 0,015 0.03 0.015
sau phản ứng : 0.003 0 0.015



như vậy là CO2 sẽ dư la 0.003mol như thế sẽ có phản ứng tạo thành muối axit :

CO2 + (CO3)2- +H20 ---> 2HCO3-
tr pư: 0.003 0.015
pư : 0.003 0.003
sau pư: 0 0.012



sau phản ứng có dư 0.012mol (CO3)2- nó sẽ tác dụng với Ca2+ để tạo kết tủa trắng


nhưng thực tế là số mol Ca2+ = 0.01mol< n(CO3)2- =0.012mol nên khối lượng kết tửa sẽ là m=0.01 . 100 = 1g


mình hướng dẫn kĩ cho bạn nhưng chắc bài này ở dạng trắc nghiêm phải không bạn?


còn cái bài mà bạn bảo CO2 phản ứng với Ca(OH)2 hay NaOH trước thì bạn platin trả lời hoàn toàn chính xác! bạn đã phát hiện dc mấu chốt của phản ứng.

cách giải của bạn nnes cũng dc nhưng phải lập luận cả hai trường hợp thì mới đầy đủ .

hoang tu hoa
11-13-2009, 11:51 AM
nói tóm lại là giải bằng phu0ng pháp ion : bài tập dạng này thì ta xet tỉ lệ :
1< nOH-/nCO2 < 2 THÌ TA SẼ CÓ PT ION NHƯ SAU :
CO2 + OH- = HCO3- (1)
Sau đó thì : HCO3- +0H- = CO32- +H2O (2)
bạn cứ thế số mol CO2 vào là sẽ tính được thui hà:kham (
Và đối với bài của bạn thì tỉ lệ là 1.666666666666666666 nhỏ hơn 2 lớn hơn 1 thì thao pt ion trênt hì nCO2 pu ở pt (1) là 0.018 mol và cần nOH- là 0.018 mol =>n0H- tham gia ở (2) là 0.03-0.018=0.012 mol => nCO32-
Mà ta lại có pt ion Ca2+ + CO32- =CaCO3 kết tủa, so sánh số mol của 2 ion thì CO32- dư => n kết tủa =nCa2+ => m kết tủa là 100*0.01=1g

giotsuong
11-13-2009, 12:21 PM
Bài này là 1 bài trắc nghiệm, mình tìm được số mol CO32- là 0.012 nhưng ko biết đó là số mol của Na2CO3 hay CaCO3. Nên mình mới đặt câu hỏi nó tác dụng như thế nào. Bây zờ thì mình đã biết là còn Pt Ca2+ +CO32- --->CaCO3. Cảm ơn các bạn nhiều nha. Các cách giải đều đúng nhưng nếu áp dụng cho tn thì ko kịp thời gian phải ko bạn.

chemical_cl2
11-13-2009, 03:24 PM
uh bây giờ tớ sẽ nói cách giải nhanh dạng bài tập này:
đặt nCO2 =a nCa(OH)2 = b nNaOH =c

=> nOH- =2a+b

TH1:a<=b
quá đơn giản số mol kết tủa = số mol CO2

TH2:
b<a<=(2b+c)/2
chỉ tạo muối trung hòa, số mol kết tủa bằng nCa2+

TH3:
(2b+c)/2 <a< 2b+c tạo cả hai muối lúc này bạn chỉ cần quan tâm đến (CO3)2- và số mol của nó là 2b+c-a sau đó so sánh n(CO3)2- và nCa2+ để xác định khối lượng kết tủa.

TH4:
a>or=2a+b chỉ tạo muối axit chẳng có kết tủa.

bài này rơi vào TH thứ 3 nên cách giải rất đơn giản chỉ cần áp dụng công thức tính được số mol CO32- la giải dc thôi. số mol (CO3)2- là 2b+c-a = n(OH-) - nCO2 = 0,03-0,018 =0.012 sau đó so sánh thì biết dc KL kết tủa la 0.01 . 100 =1g.

nnes
11-13-2009, 04:56 PM
Bài này là 1 bài trắc nghiệm, mình tìm được số mol CO32- là 0.012 nhưng ko biết đó là số mol của Na2CO3 hay CaCO3. Nên mình mới đặt câu hỏi nó tác dụng như thế nào. Bây zờ thì mình đã biết là còn Pt Ca2+ +CO32- --->CaCO3. Cảm ơn các bạn nhiều nha. Các cách giải đều đúng nhưng nếu áp dụng cho tn thì ko kịp thời gian phải ko bạn.

Kịp cho làm TN đó bạn, nếubạn giải theo cách dùng PT ion như của mình hay các bạn khác, nếu bạn làm chưa quen thì chắc sẽ mất 1 phút, còn nếu làm nhiều và quen rùi thì chẳng cần viết PT ra, chỉ cần bấm máy tính là OK, mất 30s là cùng.
Nên nhớ thi ĐH thì mỗi câu TN sẽ ứng với khoảng 1 phút 50s. Như vậy sẽ tik kiệm đc thời gian để làm nhiều câu khó hơn.
Nêu bạn xem kỹ cách giải của mình hay của các bạn giải theo PT ion sẽ thấy rất dễ hiểu và nhanh.

giotsuong
11-13-2009, 10:48 PM
Mình cũng biết giải theo pt ion nhưng ko cần viết pt ra, chỉ cần dựa vào tỉ lệ thôi bạn ơi.

hoang tu hoa
11-14-2009, 11:29 AM
trời ơi zay thì bạn tính tỉ lệ ra rồi thay ngay n co2 vào nếu mà đề cho thuộc dạng như bạn cho thì bạn lấy ngay n oh- trừ ngay cho số mol co2 rồi suy ra n co32- nhanh lắm bạn hà
cách giải cho bài toán trắc nghiệm là mình phải hình dung trong đầu rồi bấm máy thui !phải thuôc tỉ lệ rồi nếu tỉ lệ này thì ta có pt ion nào rùi thế vào trên máy luôn
chúc bạn thi ,:24h_056:học tốt

wormcat1608
11-20-2009, 10:42 PM
Những bài tập dạng sắp xếp các chất đã cho theo tính oxi hóa hoặc tính khử tăng dần thì mình dựa vào cái gì để trả lời ?

Xin cho 1 Ví dụ

Và nếu sắp xếp các chất theo chiều tăng dần tính axit thì làm thế nào ạ ?

Molti
11-21-2009, 05:59 PM
lật sách giáo khoa 10.. xem lại chương bảng tuần hoàn nhé bạn !!
mình nghĩ thường các chất có số oxi hóa cao thì tính oxi hóa cũng cao và ngược lại
nếu xét tính oxi hóa hoặc tính khử thì mình nghĩ ta nên xét chất đó trong các phản ứng oxi hóa khử với cùng 1 chất khác.. chất nào phản ứng thế hiện tính khử mạnh thì ==> kết luận... Nhưng chất có thể trog phản ứng này nó mang tính khử trong phản ứng khác nó lại mang tính oxi hóa nên phải xem xét kỹ ~^^~
1 vài chia sẽ.. có gì sai các anh góp ý giúp ^^!....

kuteboy109
11-21-2009, 07:14 PM
Nhận định của em chưa chính xác lắm, chất có số oxi hóa cao chưa hẳn đã có tính oxi hóa cao : đơn cử trường hợp của HClOx ( cái này có đề cập trong SGK 10).
+ Việc so sánh tính axit hay khả năng oxi hóa-khử còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, tùy trường hợp cụ thể mà có cách giải thích phù hợp, vì vậy không có cách thức chung chung cho dạng bài toán này đâu em ( đặc biệt là hữu cơ thì càng không). Thân!

Molti
11-21-2009, 08:21 PM
Nhận định của em chưa chính xác lắm, chất có số oxi hóa cao chưa hẳn đã có tính oxi hóa cao : đơn cử trường hợp của HClOx ( cái này có đề cập trong SGK 10).
+ Việc so sánh tính axit hay khả năng oxi hóa-khử còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, tùy trường hợp cụ thể mà có cách giải thích phù hợp, vì vậy không có cách thức chung chung cho dạng bài toán này đâu em ( đặc biệt là hữu cơ thì càng không). Thân!

tks anh đã cho ý kiến..
em cũng biết là ý kiến mình chưa chính xác nên em đã bôi đậm chữ thường ^^!..
Sẵn anh nói giúp em CO và C cái nào tính khử mạnh hơn.. hôm trước em có hỏi nhưng chưa dc trả lời kĩ ...!!! ^^

nnes
11-21-2009, 08:53 PM
Chắc chắn là C khử mạnh hơn CO rùi.

nguyentranghieu93
11-22-2009, 12:34 PM
theo mình cách này khá hay này
vì Fe, Cu sau 2 PƯ đều trở thành Fe+3 và Cu+2 nên ta có gốc NO3- trong m g muối là:
=2.nO(trong hh c.rắn) + 3.nNO =2.0,05 + 3.0,1= 0.4 mol
vậy cần tìm là m = 8.8 + 0,4.62 = 33.6

hoang tu hoa
11-23-2009, 03:12 PM
zay hả ?
nhưng đây là đề thi hóa cảu tỉnh Bình Thuận chọn đội tuyển thi QG đó => nó hơi cao một chút không có trong chương trình phổ thông đau

hoang tu hoa
11-23-2009, 03:15 PM
ý của tui ở đây há là tại sao lại phải có nước mà trong khi đó thì đề lại cho là tác dụng với H+ ? ý tui chỉ có như zay thui hà, chứ còn việc tính toán có được hay không thì tui rành rùi, MINH DUY đừng có nói như zay hong thấy thắc mắc của mình hả

hoang tu hoa
11-23-2009, 03:20 PM
mình hiểu ý của bạn rồi, bạn thắc mắc là có khi OH- lại thiếu mà HCO3- ở pt 2 lại nhiều hơn OH- tham gia ở 2 đúng hong,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
hehe ! phải cẩn thận thui bạn hà làm nhiều thì sẽ wen thui !
chúc bạn học tốt nha!:24h_048:

hoang tu hoa
11-23-2009, 03:45 PM
trời ơi toàn là dễ ẹt mà các sư phụ bà 8 ông 8 lại nói nhiều wa đi, có gì đâu
Bài 2 thì bảo toàn số mol S là ra đẹp luôn hè zay mà...........................po tay
.cho hỗn hợp A gồm 3,6g Mg và 19,6g Fe p/u với V(l)dd HNO3 1M thu đc dd B và hỗn hợp C gồm 0,05 mol N2;0,1 mol NO và còn lại 2,8g kim loại.tính V?
2.hoà tan hh gồm a mol FeS2, 0,5a mol FeS và 0,06 mol Cu2S vào HNO3 vừa đủ,thu đc dd X(chỉ chứa 2 muối sunfat) và khí NO duy nhất.a=?
HEHE ! Mình chép xuống để dễ làm há mà !
bài 2 nè nhanh hơn nữa nè, tự hiểu nha mình làm biếng lắm hong giải thích au
2a + 0.5a + 0.06 = 1.5a + 3a(0.5/2) + 0.06*2 => a=
còn bài 1 thì MG dư và đẩy Fe3+ RA KHỎI MUỐI , MÌNH NGHỈ ZAY
BẢO TOÀN E LÀ RA TIẾP (HONG BIẾT CÓ ĐÚNG HONG )

hoang tu hoa
11-23-2009, 03:48 PM
, BÀI NÀY THÌ MÌNH NGHỈ LÀ GIẢI HỆ RA THUI bài 1 há
Fe dư là cái chắc luôn, dựa vào tỉ lệ số mol mình tính ra thôi mà hjhj:24h_048:

sutvao
11-23-2009, 09:13 PM
Chắc là C vì C mình thấy C khử được ZnO còn CO thì không

meteor764
12-07-2009, 02:48 PM
:24h_006::24h_006::24h_006::24h_006::24h_006::24h_ 006::24h_006:Đề:Chất nào không phải nguyên lệu công nghiệp silicat:
A)đât set B)đá vôi C)cat D)thạch cao
Mình thấy chọn C) là đúng nhưng có bạn cứ bảo là D).Các bạn thảo luận xem:24h_006:

darks
12-07-2009, 08:51 PM
D mới đúng chứ bạn CaSO4 rất bền làm sao mà chế tao silicat dc

leonel
12-19-2009, 01:56 PM
Một dạng của bảo toàn e: Đây là 2 bài tôi trích trong chuyên đề giải nhanh toán hóa học của tôi. Các bạn thử tìm cách nhanh nhất để giải (nhanh nhất chứ ko fải rút gọn đâu nhé):
1.Trộn 0,54 gam bột nhôm với bột Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp A. Hoà tan hoàn toàn A trong dung dịch HNO3 thu được dung dịch B (chỉ chứa muối của các kim loại và axit dư) và V lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:3. Tính V?
2.Cho 8,8 gam hỗn hợp A gồm Fe,Cu tác dụng với oxi thu được 9,6 gam chất rắn B, hòa tan hết lượng chất rắn B trong HNO3 dư thu được dung dịch X và 2,24 lit NO(duy nhất, đktc). Cô cạn dung dịch X thu m gam muối khan. Tính m?

1) chỉ cần sử dụng tổng mol echo= tổng mol e nhận là ra rầu
3nAl =3nNO +nNO2
thế số vào tính V chắc hok có vấn đề j
2)như bài 1 thôi
3nFe +2nCu = 4nO2 +3nNO (1)
mà nO2=(9,6-8,8):32
56nFe+64nCu=8,8 (2)
từ 1,2 --->nFe,nCu
phần còn lại chắc hok co vấn đề j

leonel
12-19-2009, 02:26 PM
1)ta có 2nMg+2nFepu>10nN2+3nNO -->trong muối có NH4NO3
-->8nNH4NO3=2nMg+2nFepu-10nN2-3nNO=2*3,6:24+2*(19,6-2,8)-10*0,05-3*0,1=0,1
-->nNH4NO3=0,0125
-->V=(2nMg+2nFe+2nN2+nNO+2nNH4NO3)*1=1,125L

chicong_cva
12-19-2009, 03:18 PM
Bài 1 có gì khó nhỉ. Thằng CuO và Fe2O3 cho vao doa nhau thoi chu khong can nhin den no. Số mol e Al nhường là 0,54/27*3=0,06 mol. Vậy tông số mol e nhận của thằng HNO3 để chuye thành NO và NO2 là 0,06.
N+5 + 3 e = N+2
3x x
N+5 + 1 e = N+4
y y
3x+y=0,06
Mặt khác x/y=1/3
vay x= 0,01, y=0,03. Vậy V = 22,4*0,04=0,896 lit
chắc thế thôi nhỉ. Có gì hỏi liện hệ qua mail: nhé

chicong_cva
12-19-2009, 03:33 PM
Tôi thấy các bac cần phải xem lai trình độ hóa học đi. Thấy ngay rằng ở bài 2 tổng số mol e của kim loại Fe và Cu nhường bằng số mol e nhận của O và thằng NO3-. ta có 56x + 64y = 8,8
mặt khác số mol e nhương là 3x + 2y
Fe = Fe3+ + 3e
x 3x
Cu = Cu2+ +2e
y 2y
mặt khác:
mO = 9,6 - 8,8 = 0,8
nO = 0,8/16= 0,05 mol
O +2e = O-2
0,05 0,1
N+5 +3e = N+2
0,3 0.1
Vậy tổng số mol e nhận là 0,4
3x+2y = 0,4
Giải hệ tìm được ra x, y rồi ra khối lượng muối. OK

zxpoompixz
01-01-2010, 01:28 AM
Dẫn V lít khí CO2 đktc vào 300ml dd Ca(OH)2 0.5 M. Sau pứ thu đc 10g kết tủa. Tìm V

Có ai bik cách giải bải tập này theo phương pháp đồ thị ko ?

tuanthptbd81
01-01-2010, 09:20 AM
Bài này là một dạng có thể giải bằng đồ thị.Em vẽ trục hoành là số mol CO2 trục tung là số mol kết tủa.Kết tủa max khi nCO2=nCa(OH)2 và nCaCO3=nCO2=nCa(OH)2=0,15mol.Khi tiếp tục tăng CO2 thì kết tủa tan ra nên đồ thị sẽ đi xuống cho đến nCO2=2nCa(OH)2=2nCaCO3 thì kết tủa tan hết.Vậy với nCaCO3=0,1mol thì trên đồ thị sẽ cho 2 giá trị của CO2:một điểm kết tủa đang sinh ra và một điểm kết tủa đã đạt cực đại rồi tan ra

zxpoompixz
01-01-2010, 10:45 AM
Vậy anh có thể chỉ cho em cách dùng phương pháp này ko ? Em nghe nói nó nhanh hơn nhìu so với cách thông thường và áp dụng tốt trong thi trắc nghiệm..

kitten123
01-03-2010, 08:07 AM
Khi cho phân superphotphat kép tác dụng với AgNO3. Viết hộ mình cái phương trình cân bằng luôn nhé. Ca(H2PO4)2 + AgNO3 => ??????????????

megaboy9x
01-03-2010, 05:20 PM
Ca(H2PO4)2 + AgNO3 => Ca(NO3)2 + AgHPO4 + H3PO4

Molti
01-03-2010, 05:23 PM
Ca(H2PO4)2 + AgNO3 => Ca(NO3)2 + AgHPO4 + H3PO4

Ag2HPO4 chứ... cho em hỏi sao nó chỉ ra 1 nấc HPO4 2- .... mà ko trở thành PO4 (3-) lun hả anh ?? trong bài này qui luật sản phẩm là gì ạh ??

thiên sứ
01-03-2010, 09:21 PM
Vì cac muối hiđrophotphat đều không tan hoặc rất ít tan trong nước ( trừ NH4, K, Na). Chỉ cần H2PO4- phân li ra một nấc là có thể tác dụng dc với Ag+ tạo kết tủa. Khi tạo kết tủa thì HPO42- trong Ag2HPO4 ko phân li ra dc nấc thứ 3.

thiên sứ
01-03-2010, 09:23 PM
theo thuyết của Arrhenius, chất kết tủa không phân li ra ion hoặc rất ít phân li ra ion.

thiên sứ
01-03-2010, 09:28 PM
đúng hơn thì phương trình là
Ca(H2PO4)2 + 2AgNO3 => Ca(NO3)2 + Ag2HPO4 + H3PO4

kitten123
01-04-2010, 07:58 AM
Hình như bạn có nhầm lẫn kìa Ca(NO3)2 tác dụng được với H3PO4 chứ. Còn nữa cho em hỏi muối AgH2PO4 có tan không

hnivevol
01-04-2010, 07:43 PM
thí nghiệm này mình đã được làm trên lớp, một thời gian khá lâu thì thấy kết tủa vàng Ag3PO4. Cô mình giải thích là do (H2PO4)- sẽ phân li ba nấc, tạo (PO4)3- dù là rất ít. Phản ứng chỉ xảy ra theo một chiều.:014:

Tuananhbk83
01-05-2010, 09:06 AM
[QUOTE=thiên sứ;51907]đúng hơn thì phương trình là
Ca(H2PO4)2 + 2AgNO3 => Ca(NO3)2 + Ag2HPO4 + H3PO4[/QUO
Mình ko đụng đến hóa vô cơ lâu rồi, nhưng mình nhớ là muối axit của nó tan được, do đó nó sẽ phản ứng tiếp, chỉ có Ag3PO4 ko tan thôi ma
do đó sẽ fai tạo ra Ag3PO4 và Ca(NO3)2 chứ
Đúng ko nhỉ?

tuanthptbd81
01-05-2010, 09:50 AM
Em vẽ đồ thị ra sẽ thấy về mặt định tính rất nhanh,tức kq thuộc trường hợp nào và sẽ ko bị nhầm lẫn.Trong trắc nghiệm thường có 4 đáp án nên có thể dùng để loại đáp án sai.Còn để tính kết quả chính xác thì e nên tính toán.
Nhiều bài toán có thể giải bằng cách này như muối Al pư với OH- chẳng hạn.Chào e chúc e thành công

thiên sứ
01-05-2010, 06:54 PM
Muối acid của H2PO4- mới dễ tan còn HPO42- rất khó tan, mình đã nói rùi mà. Về phương trình bạn cứ viết phương trinh ion ra:
H2PO4- ----> H+ + HPO42-
Ag+ + HPO42- -----> Ag2HPO4

hoangbnd
01-13-2010, 07:46 PM
Hộ em bài này cái. Em sắp thi mà chả hỉu gì cả. Cảm ơn các bác trước nha. :vanxin(

a. Tính độ phân ly cua NH3 thành N2 và H2 ở 200 độ C dưới áp suất tổng cộng lúc cân bằng là 1 atm và 0,8 atm? Cho biết sự biến đổi entanpi tự do chuẩn của phản ửng:
NH3(k) = 1/2 N2(k) + 3/2 H2 (k)
delta G(o,T) = 43513.6 - 29.706 lnT - 15.86 T (J/mol)
b. Cũng bài toán đó với trường hợp áp suất ban đầu là 1 atm và 0,8 atm.

minhduy2110
01-13-2010, 08:09 PM
Lưu ý là thời điểm đầu tiên, bình khí chỉ chứa mỗi NH3 thôi.
Từ nhiệt độ 200C ta suy ra ngay delta Go, từ đó suy ra K cân bằng tại 200C.

Đến đây bài toán trở về dạng bình thường.
2NH3 --- N2 + 3H2.
P riêng phần NH3 ban đầu là x, P NH3 mất đi là 2a.
P NH3 cân bằng là (x - 2a). P N2 cân bằng là a. P H2 cân bằng là 3a.

Suy ra 2 phương trình 2 ẩn a và x.
(x - 2a) + a + 3a = Ptổnng cân bằng
3a*a/(x-2a) = Kp.

Và câu b tương tự.

minhconyeuhoa
01-16-2010, 07:02 PM
Các anh cho em hỏi bài này !
1) Khi đốt cháy 8,96 lít lít hỗn hợp 2 khí CO và CO2 trong Oxi dư , thể tích hỗn hợp khí giảm 1,12 lít . Sản Phẩm thu được vừa đủ tác dụng với 29,6 gam Cu(OH)2 tan trong nước .
XD thành phần % về thể tích các chất trong hỗn hơpj ban đầu và tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch !
2) Khử toàn bộ 11,6 gam một oxit sắt bằng CO. Khối lượng sắt kim loại thu được ót hơn khối lượng oxit ban đầu là 3,2 gam . Tìm CT của oxit sắt !
3) Lấy 31,8 gam hỗn hợp X gồm X gồm MgCO3 và CaCO3 cho vào 0,8 lít dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Hãy chứng minh rằng hỗn hợp X bị hòa tan hết . CHo vào dugn dịch Y lượng dư NaHCO3 thu được 2,24 lít khí CO2 ở đktc. Tính % theo khối lượng các chất trong X .

Molti
01-16-2010, 09:21 PM
Photpho trắng là và 1 số hợp chất của Photpho rất độc với cơ thể. Để khử tính độc của chúng sau khi tiến hành thí nghiệm với Photpho các dụng cụ cần ngâm trong dung dịch nào dưới đây:

A. Nuóc vôi trong B. Dd NaOH C. Dd H2SO4 D. Dd KMnO4

Viết hộ phương trình phản ứng luôn :24h_023:

àh bài này dùng H2SO4 sẽ khử P lên H3PO4 và SO2 .. PT
H2SO4 + P --> H3PO4 + SO2 + H2O

quanthanh
01-16-2010, 10:22 PM
Bài 1:
Cho 2 chất hữu cơ X và Y ( gồm C, H, O) đều có chứa 53,33 % oxi về khối lượng.
Khi đốt cháy 0,02 mol hỗn hợp X và Y cần 0,05 mol Oxi. Khối lượng phân tử của Y gấp 1,5 lần khối lượng phân tử của X. Khi cho số mol bằng nhau của X và Y tác dụng với NaOH thì Y tạo ra khối lượng muối gấp 1,647 lần khối lượng muối tạo ra từ X.
a. Tìm công thức đơn giản, CTPT, CTCT của X và Y biết rằng khi đun nóng Y với CuO tạo ra sản phẩn có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
b. Tính khối lượng của X và Y trong hỗn hợp.

Bài 2:
Nung 8,08g một muối A thì thu được sản phẩm khí và 1,6g hợp chất rắn không tan trong nước.
Nếu cho sản phẩm khí đi qua 200g dd NaOH 1,2% ở điều kiện xác định thì vừa đủ, và thu được dung dịch muối có nồng độ là 2,47%.
Tìm công thức muối A. Biết khi nung số oxi hoá của kim loại A không đổi

Forever10
01-17-2010, 08:37 AM
Anh em giải bài này giúp em nhé:
Ở 820 độ C có các phản ứng sau với hằng số cân bằng tương ứng:
CaCO3(r) <-> CaO (r) + CO2 (k) K1 = 0,2 (1)
C (r) + CO2 (k) <-> 2CO (k) K2 = 2 (2)
Lấy hỗn hợp gồm 1 mol CaCO3 và 1 mol C cho vào bình chân không có thể tích có thể thay đổi được.
a. Khi thể tích bình bằng 22,4 lit và giữ ở 820 độ C, sau một thời gian, can bằng (1), (2) cùng được thiết lập. Tính số mol các chất có trong bình khi phản ứng ở trạng thái cân bằng.
b. Sự phân hủy CaCO3 diễn ra hoàn toàn ở thể tích bình tối thiểu bằng bao nhiêu?
c. Tính áp suất chung của hệ để khi cân bằng lượng CO chiếm 80% số mol của hỗn hợp khí.

ThangKSTNK53
01-17-2010, 03:58 PM
Đặt số mol CaCO3 pứ là x mol,C là y mol
Khi 2 pứ đạt trạng thái cân bằng,dựa vào K1(tuc la Kp)-->PCO2-->nCO2-->x-->nCaCO3
Từ (2): (PCO)^2/PCO2=K2 với nCO=2ymol--->y-->nC

Vì pứ đã đạt trạng thái cân bằng nên dù CaCO3 có phân hủy hết thì số mol CO2 vẫn như tính ở trên-->Vmin=nRT/PCO2 với PCO2 tính ở trên và n=1

Forever10
01-17-2010, 04:28 PM
Em có thể cộng 2 phương trình lại, cộng K, rồi tính PCO2 được ko?

Molti
01-17-2010, 05:01 PM
Em có thể cộng 2 phương trình lại, cộng K, rồi tính PCO2 được ko?

công 2 pt mà lại công k àh !!! =.= .. cộng thì tích 2 cái k lại.. trừ 2 pt thì lấy k1/k2 ..!!!

ThangKSTNK53
01-17-2010, 05:09 PM
Đây là bài tập cân bằng đồng thời của 2 chất riêng biệt nên bạn không cần tổ hợp cân bằng để làm

quycm
01-18-2010, 06:05 PM
nspk là gì vậy các anh??????????????????????????

The_gunner_shine
01-25-2010, 11:21 AM
Kim loại kiềm - Kiềm Thổ - Nhôm - Đề 1

Câu 1 : Trộn m1 gam dung dịch NaOH 10% với m2 gam dung dịch NaOH 40% để thu được 60 gam dung dịch 20%. Trị số của m1, m2 là:
A - m1 = 10g; m2 = 50g ---------- B - m1 = 40g; m2 = 20g

C - m1 = 35g; m2 = 25g ---------- D - m1 = 45g; m2 = 15g

Câu 2 : Chọn câu trả lời sai khi xét đến CaOCl2:
A - Là chất bột trắng, luôn bôc mùi clo. ---------- B - Là muối kép của axit hipoclorơ và axit clohiđric.

C - Là chất sát trùng, tẩy trắng vải sợi. ---------- D - Là muối hỗn tạp của axit hipoclorơ và axit clohiđric.

Câu 3 : Khẳng định nào sau đây là không đúng:
A - Quặng xinvinit có công thức là NaCl.KCl ---------- B - Quặng cacnalit có công thức là KCl.CaCl2.6H2O

C - Quặng đolomit có công thức là CaCO3.MgCO3 ---------- D - Quặng apatit có công thức là 3Ca3(PO4)2.CaF2

Câu 4 : Cho m gam kim loại Na vào 200 gam dung dịch Al2(SO4)3 1,71%, sau khi phản ứng xong thu được 0,78 gam kết tủa. m có giá trị là:
A - 0,69 g ---------- B - 1,20 g

C - 0,69 g hoặc 1,61 g ---------- D - 0,82 g hoặc 1,20 g

Câu 5 : 500 ml dung dịch hỗn hợp A gồm: HCl 0,2M – H2SO4 0,4M – HNO3 0,6M được trung hòa vừa đủ bởi dung dịch hỗn hợp B gồm: Ba(OH)2 0,6M – NaOH 2M. Thể tích dung dịch B cần dùng là:
A - 150 ml ---------- B - 200 ml

C - 250 ml ---------- D - 300 ml

Câu 6 : Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp:
A - Điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực ---------- B - Điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực

C - Điện phân dung dịch NaNO3, không có màn ngăn điện cực ---------- D - Điện phân NaCl nóng chảy

Câu 7 : M là một kim loại. Lấy 2,496 gam muối clorua M hòa tan trong nước tạo dung dịch và cho tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3, lọc tách kết tủa AgCl, thu được dung dịch, cô cạn dung dịch này, thu được 3,132 gam một muối nitrat khan. M là:
A - Đồng ---------- B - Magie (Magnesium, Mg)

C - Nhôm ---------- D - Bari

Câu 8 : Cho m gam một kim loại vào cốc nước, thấy có sủi bọt khí và thu được dung dịch. Cân lại cốc dung dịch thấy khối lượng tăng thêm 38m/39 gam. Kim loại đã cho vào cốc nước là:
A - Li ---------- B - Na

C - Ba ---------- D - Một kim loại khác

Câu 9 : Cho rất từ từ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl. Chọn phát biểu đúng nhất:
A - Thấy có bọt khí thoát ra ---------- B - Không có bọt khí thoát ra lúc đầu, vì lúc đầu có tạo muối axit NaHCO3, một lúc sau mới có bọt khí CO2 thoát ra do HCl phản ứng tiếp với NaHCO3

C - Do cho rất từ nên CO2 tạo ra đủ thời gian phản ứng tiếp với Na2CO3 trong H2O để tạo muối axit, nên lúc đầu chưa tạo khí thoát ra ---------- D - (b) và (c)

Câu 10 : Hỗn hợp X gồm kim loại Fe và M hoá tị II( M khử được H+/ dd H2SO4). Lấy 40g X tác dụng với dung dịch HCl dư kết thúc phản ứng thu được 22,4 lít khí H2(đktc). Lấy 4,8g X hoà tan trong dung dịch HCl thì dùng không hết 500ml dung dịch HCl 1M. Kim loại M là :
A - Zn ---------- B - Ca

C - Mg ---------- D - Ni

Câu 11 : Cho các dung dịch đựng riêng biệt: NH4Cl; KOH; KCl; H2SO4; K2SO4; Ba(OH)2. Nếu chỉ được dùng thêm một chất để nhận biết các chất trên thì chất được sử dụng là:
A - Dung dịch BaCl2 ---------- B - Dung dịch NaNO3

C - Giấy quỳ tím ---------- D - Phenolphatalein

Câu 12 : Để phân biệt 3 dung dịch NaOH, HCl, H2SO4 chỉ cần dùng một thuốc thử là:
A - Na2CO3 ---------- B - Al

C - BaCO3 ---------- D - Quỳ tím

Câu 13 : Cho các dung dịch: Na[Al(OH)4], AlCl3, Na2CO3, NH3, NaOH và HCl. Khi lần lượt trộn các dung dịch từng đôi một với nhau sẽ có số cặp xảy ra phản ứng là:
A - 7 ---------- B - 8

C - 9 ---------- D - 10

Câu 14 : Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là:
A - 38,93 gam ---------- B - 25,95 gam

C - 103,85 gam ---------- D - 77,86 gam

Câu 15 : Có 2 dung dịch AlCl3 và NaOH. Cách nào sau đây không nhận ra được từng dung dịch?
A - Đổ từ từ dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH ---------- B - Cho từ từ dung dịch tác dụng với NH3

C - Cho từng dung dịch tác dụng với dung dịch Na2CO3 ---------- D - Cho từng dung dịch tác dụng với H2SO4

Câu 16 : Cho hỗn hợp Na và Al vào nước (dư), đến khi phản ứng ngừng lại thu được 4,48 lít khí và 2,7gam một chất rắn không tan. Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu lần lượt là:
A - 2,3 gam và 5,4 gam ---------- B - 4,6 gam và 5,4 gam

C - 3,45 gam và 5,4 gam ---------- D - 2,3 gam và 2,7 gam

Câu 17 : Hiện tượng nào đã xảy khi cho Na kim loại vào dung dịch CuSO4?
A - Sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu đỏ. ---------- B - Sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu xanh.

C - Bề mặt kim loại có màu đỏ, dung dịch nhạt màu. ---------- D - Bề mặt kim loại có màu đỏ và có kết tủa màu xanh.

Câu 18 : Nhiệt phân hoàn toàn 4,84 gam hỗn hợp X gồm NaHCO3 và KHCO3, thu được 0,56 lít khí CO2 (đktc). Khối lượng NaHCO3 trong hỗn hợp trước khi nung bằng:


A - 0,084 g ---------- B - 0,21 g

C - 0,42 g ---------- D - 0,84 g

Câu 19 : Công thức hoá học nào sau đây không phải là của thạch cao?
A - CaSO4 ---------- B - CaSO4.2H2O

C - CaCO3.MgCO3 ---------- D - 2CaSO4. H2O

Câu 20 : Hỗn hợp X chứa K2O, NH4Cl, KHCO3 và BaCl2 có số mol bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào nước (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa:
A - KCl, KOH ---------- B - KCl

C - KCl, KHCO3, BaCl2 ---------- D - KCl, KOH, BaCl2


Hãy click vào đây để xem đáp án hoặc các bài tiếp theo trong đề
Link xem đáp án: http://www.moon.vn/lophoc/viewKey.aspx?ChuyenDeID=488&UserKey=The_gunner_shine

Lê Minh Hiệp
01-26-2010, 10:42 PM
Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa ở một vùng đất nọ có 1 ng có 1 lít dung dich HCl 1M và 1 lít dung dịch AgNO31M.Chẳng may, một ngày nọ, do vô ý, người đó đã làm cho 2 bình trộn vào nhau, vô cùng thương tiếc vì bị mất đi 2 dung dịch mà ông vô cùng yêu quý đó, ông ngồi khóc thảm thiết.Bỗng, Bụt hiện lên hỏi " vì sao con khóc", ông kể lại sự tình.bụt cười bảo" con đừng khóc nữa, ta sẽ giúp con"ông vẫn sụt sùi, ngẩng mặt lên hỏi " thật không ạ".Bụt trả lời : con yên tâm, ta sẽ bày cách cho con", rồi Bụt thì thầm vào tai anh ta" con hãy nghe kĩ đây, ở 1 phòng thí nghiệm nọ có đầy đủ các hóa chất và dụng cụ coi như có đủ, ở đó co1 nhà hóa học vô cùng tài ba, con hãy tới đó nhờ anh ta giúp" và ngay sau đó, Bụt liền hóa phép đưa ah ta đến trước cửa phòng thí nghiệm.Anh ta liền vào và nhờ nhà hóa học giúp đỡ, nhờ cho anh ta 1 lít dung dịch HCl 1M và 1lit dung dịch AgNO3 1M.Với sự phong phú các hóa chất của phòng thí nghiệm thì việc tặng những hóa chất đó cho người đó chỉ là chuyện nhỏ, nhưng ah ta chợtnhớ rằng những hóa chất của phòng thí nghiệm đaã được chuẩn bị để làm việc khác rồi.Phải làm sao đây, ng nông dân chỉ có 1 mol AgCl và 1lit dung dịch HNO3 1M, phòng thí nghiệm thiì có đầy đủ các hóa chất nhưng lại không thêể làm thiếu đi bất kì hóa chất nào dù chỉ một chút, nếu lấy ra bao nhiêu thì sau đó phải trả lại bấy nhiêu, không được thiếu dù là rất ít.Trong điều kiện tối ưu của phòng thí nghệm mọi phản ứng đều xayra với hiệu suất 100%.Nhà hóa học nghĩ nhiều lắm, cư thao thức mãi, nhưng cuối cùng, dựa vào tài năng của mình và chỉ cần đến kiến thức lớp 10, từ 1 mol AgCl và 1 mol HNO3 ban đầu của người nông dân, anh ta đã điều chế được lại cho người nông dân 1 mol AgNO3 và 1 mol HCl, và phòng thí nghiệm cũng ko bị mất đi một chút hóa chất nào.
Đố các bạn, anh ta đã làm như thế nào
Câu chuyện tự sáng tác

Molti
01-27-2010, 06:49 PM
Các anh xem giúp em 2 bài này: em giải không ra ạ!
Để xác định số phối tử n và hằng số tạo thành tổng hợp beta n của ion phức[AgNH3]+ , người ta thiết lập một pin sau ở 25* :
Ag|AgNO3 1.10^-3M, NH3 (C1M)||NH3(C2M), AgNO3 10^-3M|Ag
a) C1=1M. C2=0,2M Sức điện động đo được là 84,0 mV. Tính số phối tử n trong ion phức.
b) C1=1M. C2=0 thì sức điện động là 420,0 mV. Tính Beta n của ion phức.

thêm 50ml K2CrO4 0,27M vào 100ml dung dịch (Ba(NO3)2 0,06M và AgNO3 0,012M). Tính nồng độ các ion trong hỗn hợp thu được:
cho BaCrO4 + H2O <--> Ba(2+) + HCrO4- + OH- ... k=10^-17,43
Ag2CrO4 + H2O <--> 2Ag+ + HCrO4- + OH- .... k=10^-19,5
pKa HCrO4- = 6,5

.. đã remove cái câu ngớ ngẩn của em :24h_122: .. Mong anh Duy cho em cái bài giải với .. hix hix :24h_053:

bgimouse
01-28-2010, 02:14 PM
cám ơn nhiều vì bài viết:it (

Lê Minh Hiệp
01-31-2010, 10:13 PM
Một thời gian sau, một ng nông dân khác mang đến 1mol BaSO4 và 2 mol HCl, và nhờ nhà hóa học điều chế lại cho anh ta 1 mol H2SO4 và 1 mol BaCl2.Một lần nữa, nhà hoá học lại thành công, hỏi anh ta đã làm như thế nào?

DeepSpace
02-01-2010, 12:49 PM
lọc hết AgCl ra đem ra ánh sáng cho phân hủy thu được bạc và Cl2,cho bạc vào dd HNO3 loãng và thật lạnh thì được AgNO3 và H2,cho H2 tác dụng với Cl2 thu được HCl,lại sục vào nước ta có dd HCl ^^
nung BaSO4 với C thu được BaS và CO,BaS cho vào HCl ta có BaCl2 và H2S,H2S vào nước clo thu được H2SO4 và HCl,cho AgNO3 vào td hết với HCl.lại lọc ra đem phân hủy thu HCl,cho Ag tác dụng lại với HNO3 trong hỗn hợp thu được AgNO3 và NO2,sục NO2 vào H20 có mặt O2 thu lấy HNO3 lại cho td tiếp với bạc,cứ sau nhiều lần như vậy thì NO2 thất thoát coi như 0 đáng kể,còn C thì cho phpes nhà hóa học ấy xài của công(từ môi trường) vậy ^^

Lê Minh Hiệp
02-02-2010, 05:16 PM
lọc hết AgCl ra đem ra ánh sáng cho phân hủy thu được bạc và Cl2,cho bạc vào dd HNO3 loãng và thật lạnh thì được AgNO3 và H2,cho H2 tác dụng với Cl2 thu được HCl,lại sục vào nước ta có dd HCl ^^
nung BaSO4 với C thu được BaS và CO,BaS cho vào HCl ta có BaCl2 và H2S,H2S vào nước clo thu được H2SO4 và HCl,cho AgNO3 vào td hết với HCl.lại lọc ra đem phân hủy thu HCl,cho Ag tác dụng lại với HNO3 trong hỗn hợp thu được AgNO3 và NO2,sục NO2 vào H20 có mặt O2 thu lấy HNO3 lại cho td tiếp với bạc,cứ sau nhiều lần như vậy thì NO2 thất thoát coi như 0 đáng kể,còn C thì cho phpes nhà hóa học ấy xài của công(từ môi trường) vậy ^^

Ag tác dụng với HNO3 loãng lạnh sao bạn?Làm gì có của công nào :), lấy thì phải trả chứ :)

DeepSpace
02-03-2010, 12:35 PM
hì hì,vậy theo bác nếu không dùng than thì bác sẽ làm gì với BaSO4

hoang tu hoa
02-03-2010, 01:30 PM
Mong các bạn giải giúp mình ::
Hòa tan hoàn toàn 3.72g hh X gồm Zn và Fe vào 200ml dd Y, gồm hỗn hợp HCl 0.5M và H2SO4 0.15M.Khí H2 bay ra có klg là 0.12g.Số gam muối khan thu được sau pư là ??
:24h_025:

darks
02-03-2010, 06:32 PM
Như ban thấy m(zn)+m(fe)=3.72(g) nếu ta đặt x là số mol zn còn y là số mol fe ta sẽ có 65x+56y=3.72(g)
tổng sô mol (h+) =0.5*0.2+0.15*0.2*2=0.16( mol)
số mol h2 là 0.06 ( mol)--> axit dư như vậy ta sẽ có hệ như sau
65 x+56 y = 3.72 g
x+y =0.06
--> x=0.04 mol
y=0.02 mol
--> m ( zn 2+)+ m( fe 2+)=3.72 g
do khi đun nong ở t cao nên muôi so4 2- sẽ chiếm ưu thê hơn
--> m ( so4 2-)=96*0.15*0.2=2.88 g
m(cl-)=35.5*0.06=2.13 g
m muối khan sẽ là 2.88+2.13+3.72=8.73 g

Lê Minh Hiệp
02-03-2010, 08:40 PM
Nhưng luật của phòng thí nghiệm là thế rồi mà :), mà thử hỏi bạn nha, C lấy từ môi trường liệu có đủ tinh khiết để hiệu suất pu đạt 100% ko :nguong (.hướng làm của bạn ok rồi, tinh tế 1 chút nữa là ok.

hoang tu hoa
02-04-2010, 11:25 AM
Bạn nói rõ hơn giúp có được không ???
"do khi đun nong ở t cao nên muôi so4 2- sẽ chiếm ưu thê hơn
--> m ( so4 2-)=96*0.15*0.2=2.88 g
m(cl-)=35.5*0.06=2.13 g
"...................cái đoạn đó mình không hiểu ????

DeepSpace
02-04-2010, 11:50 AM
muốn bảo toàn thì vẫn được,thu C từ CO không phải khó nhưng bảo toàn mọi chất theo tui không thể làm được điều đó trong phòng thí nghiệm mà chỉ làm được trên quy mô công nghiệp

darks
02-04-2010, 06:59 PM
Bạn nói rõ hơn giúp có được không ???
"do khi đun nong ở t cao nên muôi so4 2- sẽ chiếm ưu thê hơn
--> m ( so4 2-)=96*0.15*0.2=2.88 g
m(cl-)=35.5*0.06=2.13 g
"...................cái đoạn đó mình không hiểu ????:24h_074:

ÀH DO TỚ HIỂU LÀ KHI ĐUN NÓNG HCL SẼ BAY HƠI TRC H2SO4 NÊN MUỐI THỲ
SẼ HẾT MUỐI SO4 2- RỒI MỚI ĐẾN MUỐI CL -
MÀ N ( H) = 2 N (SO4 2-) + N ( CL-) NÊN TỪ ĐÓ SUY RA THÔI
HOK BIẾT CÓ ĐÚNG HOK

hoangtieuho
02-04-2010, 08:57 PM
Thu CO2 từ không khí, cho t/d với Ca(OH)2 rồi nhiệt phân, sục qua dd brom, thu được CO2 và một phần không đáng kể các tạp chất khác, đốt CO2 với Mg thu được MgO và C, cho hỗn hợp này tác dụng với HCl( C có t/d với HCL k nhỉ, xem dùm tớ:) ) thu được C nguyên chất-> bước tiếp theo.
như vậy đúng không nhỉ

nnes
02-04-2010, 09:32 PM
:24h_074:

ÀH DO TỚ HIỂU LÀ KHI ĐUN NÓNG HCL SẼ BAY HƠI TRC H2SO4 NÊN MUỐI THỲ
SẼ HẾT MUỐI SO4 2- RỒI MỚI ĐẾN MUỐI CL -
MÀ N ( H) = 2 N (SO4 2-) + N ( CL-) NÊN TỪ ĐÓ SUY RA THÔI
HOK BIẾT CÓ ĐÚNG HOK

- đề bài có bảo đun nóng đâu, chỉ hỏi khối lượng muối thu được là bao nhiêu
- H2SO4 rất khó bay hơi, nên ko có chuyện HCl bay trc, H2SO4 bay sau
- Cứ cho là sau phản ứng thì cô cạn dung dịch, HCl dư sẽ bay hơi, còn lượng HCl đã phản ứng rồi thì sẽ tạo thành muối. Làm gì có chuyện tạo muối SÒ4- trước, rồi mới Cl- sau
- Bài này nên xét là phản ứng với 2 axit với tốc độ như nhau, sau đó sẽ lập tỉ lệ để tìm ra lượng Cl- và SO42- tạo thành muối.

khanhphongka
02-04-2010, 10:19 PM
Chính xác thì lượng muối thu được phải nằm trong một khoảng

minhduy2110
02-05-2010, 12:41 PM
Mong các bạn giải giúp mình ::
Hòa tan hoàn toàn 3.72g hh X gồm Zn và Fe vào 200ml dd Y, gồm hỗn hợp HCl 0.5M và H2SO4 0.15M.Khí H2 bay ra có klg là 0.12g.Số gam muối khan thu được sau pư là ??Từ 2 dữ kiện sau tìm ra lượng của từng kim loại trong hỗn hợp.
- 3.72g hh X gồm Zn và Fe
- Khí H2 bay ra có klg là 0.12g

Đề bài hỏi là khối lượng muối khan bao nhiêu, lẽ ra phải có thêm 1 câu là: cô cạn dung dịch thu được 1 lượng muối khan.
Khi cô cạn dung dịch, muối SO42- ưu tiên ở lại, nếu SO42- ko đủ cho cân bằng điện tích với các cation kim loại thì mới đến lượt Cl- trong muối (lượng H+ dư ưu tiên bay hơi với Cl-).
Do đó, khi đã biết số mol 2 kim loại và số mol các anion, hoàn toàn có thể tính được khối lượng muối, ở đây là 1 giá trị xác định, không trong khoảng nào cả.

hoang tu hoa
02-05-2010, 07:02 PM
Zay cho em hỏi là trong mọi trường hợp thì nếu có gốc SO4(2-) thì đều được giữ lại hay là sao ạ, cái này theo một "lí thuyết" có đúng không ạ !!!
Zay cho em hỏi luôn cái đó (cái mà xác định được giữ lại hay bay hơi đi đó) là thuộc "lí thuyết" gì ??

Lê Minh Hiệp
02-05-2010, 07:26 PM
Thu CO2 từ không khí, cho t/d với Ca(OH)2 rồi nhiệt phân, sục qua dd brom, thu được CO2 và một phần không đáng kể các tạp chất khác, đốt CO2 với Mg thu được MgO và C, cho hỗn hợp này tác dụng với HCl( C có t/d với HCL k nhỉ, xem dùm tớ:) ) thu được C nguyên chất-> bước tiếp theo.
như vậy đúng không nhỉ
Trả lại brom cho phòng thí nghiệm đi Hổ :D

minhduy2110
02-05-2010, 09:28 PM
Lý thuyết gì to tát đâu.
Ai cũng biết HCl dễ bay hơi và H2SO4 khó bay hơi.
Trong dung dịch ta có ion kim loại, ion Cl-, ion SO42- và ion H+ (của acid dư).
Vì vậy khi cô cạn, cái gì dễ bay hơi thì đi trước tiên, ở đây là HCl đi trước tiên. Thế nên gốc muối dĩ nhiên là ưu tiên của gốc SO42- trước.

duyhien_193
02-06-2010, 08:50 AM
sao không dẫn CO2 qua dd KMnO4, nó cũng tinh khiết mà, vả lại KMnO4 có thẻ mua ở các tiệm thuốc mà:cuoimim (:cuoimim (:cuoimim (:cuoimim (

michael_jackson94
02-13-2010, 02:41 PM
Mấy ngày nay nghỉ tết ông thày cho 1 đống bài về làm, trong đó có bài này, mong các anh giúp đỡ
Hoàn thành các phản ứng:
KClO3 -> A+ B (1) ( có nhiệt độ)
A + MnO2 + H2SO4 -> C + D + E + F (2)
A-> G + C (3)
G+ H2O -> L + M (4)
C + L -> KClO3 + A + F (5) ( có nhiệt độ)

Em đã hoàn thành xong 2 phương trình đầu nhưng đến phương trình thứ 3 thì chịu mấy anh giúp dùm em nhá

anhtuan_a3_92
02-13-2010, 04:16 PM
Mấy ngày nay nghỉ tết ông thày cho 1 đống bài về làm, trong đó có bài này, mong các anh giúp đỡ
Hoàn thành các phản ứng:
KClO3 -> A+ B (1) ( có nhiệt độ)
A + MnO2 + H2SO4 -> C + D + E + F (2)
A-> G + C (3)
G+ H2O -> L + M (4)
C + L -> KClO3 + A + F (5) ( có nhiệt độ)

Em đã hoàn thành xong 2 phương trình đầu nhưng đến phương trình thứ 3 thì chịu mấy anh giúp dùm em nhá
KClO3 -------->KCl + O2
KCl + MnO2 + H2SO4 ------->Cl2 + MnSO4 + K2So4 + H2O
KCl --(điện phân nóng chảy)----->K + Cl2
K + H2O -------->KOH + H2
Cl2+ KOH ---------->KClO3+ KCl + H2O

michael_jackson94
02-13-2010, 06:33 PM
Còn từ AgCl -> Cl2 thì làm sao anh
Em nghĩ ta điện phân, ko bít có đúng ko

kuteboy109
02-13-2010, 07:16 PM
AgCl khi để ngoài ánh sáng, hoặc ở nhiệt độ cao sẽ phân hủy thành Ag và Cl2.

michael_jackson94
02-14-2010, 05:09 PM
Em có bài này thấy cũng được nên post lên cho anh em xem thử

phanhoj
02-14-2010, 05:40 PM
AgCl khi để ngoài ánh sáng, hoặc ở nhiệt độ cao sẽ phân hủy thành Ag và Cl2.

tớ nghĩ cậu sai , làm j có chuyện AgCl phân hủy dễ dàng như vậy
hay cậu nhầm với AgOH để ngoài ánh sáng phân hủy thành Ag2O

kuteboy109
02-14-2010, 06:32 PM
- Ở nhiệt độ thường, sư phân hủy các muối bạc halogenua xảy ra dễ dàng dưới tác dụng của ánh sáng trong vùng từ chàm đến tím ( ánh sáng đỏ không có tác dụng) tạo thành Ag ( vô định hình) và halogen tự do. Tính chất này đem đến ứng dụng quan trọng trong ngành ảnh, tiêu biểu là AgBr.
- Về AgOH thì ngay ở trong dung dịch nước nó đã tự phân hủy thành Ag2O rồi. Thân^^

Molti
02-14-2010, 06:50 PM
Em có bài này thấy cũng được nên post lên cho anh em xem thử

Bài này cũng dễ thôi mà. X có thể là CaCO3 cũng được
A, C, E lần lượt là Na, Na2O, NaOH
B, D, F lần lược là Cl2, HCl, FeCl2(hay muối clorua nào đó tan và tạo kết tủa với OH- là được) ...

LenPompOm
02-23-2010, 12:40 PM
ace giúp e bài nhận biết này với :( nghĩ mãi hẻm ra :010:

chỉ dùng thêm 1 chất để nhận biết : Na2CO3, Na2SO3, Na2S, Na2SO4, Na2SiO3

ACE nào có cái bảng nhận biết các chất cho e với... file word or ebook càng tốt ạk :24h_072:

thêm bài về tăng giảm khối lượng nữa ạ :24h_030:
cho 5g hh Brom có lẫn Clo vào 1,6g KBr.Pứ xong làm bay hơi dd đc 1,155 g rắn. tính % khối lượng Cl trong 5g hh

Cảm ơn trước ạk :tinh (:tinh (:tinh (

nnes
02-23-2010, 02:11 PM
ace giúp e bài nhận biết này với :( nghĩ mãi hẻm ra :010:

chỉ dùng thêm 1 chất để nhận biết : Na2CO3, Na2SO3, Na2S, Na2SO4, Na2SiO3

ACE nào có cái bảng nhận biết các chất cho e với... file word or ebook càng tốt ạk :24h_072:

thêm bài về tăng giảm khối lượng nữa ạ :24h_030:
cho 5g hh Br có lẫn Cl vào 1,6g KBr.Pứ xong làm bay hơi dd đc 1,155 g rắn. tính % khối lượng Cl trong 5g hh

Cảm ơn trước ạk :tinh (:tinh (:tinh (

Dùng HCl hoặc H2SO4 loãng
Na2CO3: CO2 sủi bọt, ko có mùi gì
Na2SO3: SO2 hắc sốc
Na2S: H2S mùi trứng thối
Na2SO4: ko hiện tượng
Na2SiO3: H2SiO3 kết tủa

hoangbnd
02-23-2010, 02:40 PM
cho 5g hh Br2có lẫn Cl2vào 1,6g KBr.Pứ xong làm bay hơi dd đc 1,155 g rắn. tính % khối lượng Cl trong 5g hh


mình nói để bạn hiểu thui nhé. ko làm chi tiết đâu
1 ngtử Br được thay thế bởi 1 ngtử Cl trong muối khối lượng giảm 80-35,5=44,5
vậy thay thế nCl khối lượng giảm 1,6-1,155=0,445
=> số mol nguyên tử Cl = 0,01 mol
=> nCl2=0,005 mol
=> %Cl2 = 7,1%

em biết thể nào mọi người cũng thắc mắc mà. em xin lỗi viết hơi thiếu 1 tí :liemkem (

nnes
02-23-2010, 04:19 PM
riêng cái đề bài cũng thấy linh tinh rùi, làm gì có chất nào là Br với Cl. Chỉ có đơn chất là Br2 và Cl2 thui. :))

[Sc]Trunks
02-23-2010, 06:16 PM
hỗn hợp gồm Br2 và Cl2 mà anh, đâu phải là chất đâu anh ?? ANh xem lại đề thử, đừng nói oan cho bạn í @!@ :D

nguyenquocbao1994
02-24-2010, 09:43 AM
mình giúp bạn bài nhận biết nhé !
Ta dùng H2SO4 để nhận biết
Na2CO3 : Có khí thoát ra không mùi
Na2CO3 + H2SO4 ---> Na2SO4 + CO2 + H2O
Na2SO3 : có khí thoát ra mùi hack đặc trưng của SO2
Na2SO3 + H2SO4 ----> Na2SO4 + SO2 + H2O
Na2S : có khí thoát mùi trứng thối H2S
Na2S + H2SO4 ---> Na2SO4 + H2S
Na2SO4 : không có hiện tượng gì
Na2SiO3 : tạo kết tủa đen là H2SiO3
Còn đây là ebook hóa học có cả nhận biết
http://thiendongduc.violet.vn/present/list/cat_id/325843

viewsonic1129
02-24-2010, 08:02 PM
nung hoàn toàn m (g) FeCO3 trong bình kín với O2, đc chất rắn A, lấy A hòa tan vừa đủ trong 0.16 mol dung dịch HNO3 , thu được 0.02 mol hỗn hợp khí (1 khí màu nâu), tính m

hôm nay đọc bài này, không biết làm thế nào, theo nội quy là ko đc nhờ giải hộ, bài này bị xóa một lần, lần này, mình nhờ các bạn giải thích hộ mình khi nung FeCO3 trong O2 thì có phải chất tạo thành sau pu là FeO và CO2 phải ko nhỉ, liệu có pu phụ nào nữa ko?, chỗ này bí quá nên ko làm được, mong được giúp đỡ, thanks:die (

[Sc]Trunks
02-24-2010, 08:27 PM
Sp ra không phải như bạn nghĩ đâu, nếu như hok có O2 thì đúng, còn có O2 thì sp có thể là Fe2O3,Fe3O4 !!! bài này ta nên dùng bảo toàn e. Không thì dùng theo bảo toàn nguyên tố cũng được.

LenPompOm
02-24-2010, 08:29 PM
hì cảm ơn mí bạn nhìu nhìu nhá... đặc biệt là cái ebook ý ạk..
bài nhận biết cũng nghĩ tới xài HCl mà lại quên mất mấy cái mùi :(
cảm ơn nhìu nhìu ạk :D

hoangbnd
02-24-2010, 09:44 PM
hôm nay đọc bài này, không biết làm thế nào, theo nội quy là ko đc nhờ giải hộ, bài này bị xóa một lần :die (

Nội quy còn có điều là tên topic ko được là những câu đại loại như : giúp mình với, help me,... mà phải đề rõ nội dung bài viết trên đó. Bạn lập 1 topic riêng để post có 1 bài thì bị xóa là đúng rùi. Bạn có thể post bài này trong phần hỏi đáp hóa học phổ thông thì sẽ ko bị xóa. Rút kinh nghiệm lần sau nhé.

babyboy
02-25-2010, 02:46 PM
tính pH của hỗn hợp dd gồm H3PO4 0,1M,CH3COOH 0,1M và NaOH 1,8x10^-1M.
biết :
H3PO4 có Ka1=7,5x10^-3, Ka2=6,2x10^-6, Ka3=4,8x10^-13
CH3COOH có Ka=1,8x10^-5
giải hộ giúp mình bài này nha!

viewsonic1129
02-25-2010, 08:02 PM
Nội quy còn có điều là tên topic ko được là những câu đại loại như : giúp mình với, help me,... mà phải đề rõ nội dung bài viết trên đó. Bạn lập 1 topic riêng để post có 1 bài thì bị xóa là đúng rùi. Bạn có thể post bài này trong phần hỏi đáp hóa học phổ thông thì sẽ ko bị xóa. Rút kinh nghiệm lần sau nhé.


thank nhiều, dù sao cũng rút được cho mình một kinh nghiệm quý báu :d

viewsonic1129
02-25-2010, 08:05 PM
Trunks;54278']Sp ra không phải như bạn nghĩ đâu, nếu như hok có O2 thì đúng, còn có O2 thì sp có thể là Fe2O3,Fe3O4 !!! bài này ta nên dùng bảo toàn e. Không thì dùng theo bảo toàn nguyên tố cũng được.

chỗ mắc của mình ở đây còn là chỗ sản phẩm khí, nếu nó bao gồm cả CO2 của muối dư pu tiếp với HNO3 thì liệu có bảo toàn e được không nhỉ?, vả lại nếu bảo toàn nguyên tố, một lượng CO2 trong quá trình nung muối đã mất đi, bạn giải thích kỹ hộ mình nhé,thank.

hoangbnd
02-27-2010, 09:52 PM
chỗ mắc của mình ở đây còn là chỗ sản phẩm khí, nếu nó bao gồm cả CO2 của muối dư pu tiếp với HNO3 thì liệu có bảo toàn e được không nhỉ?, vả lại nếu bảo toàn nguyên tố, một lượng CO2 trong quá trình nung muối đã mất đi, bạn giải thích kỹ hộ mình nhé,thank.

Làm gì còn CO2 trong sp khí nữa bạn. Khi nung trong bình thì CO2 bị bay đi hết rùi.
Bài này chỉ quy về là nung FeO với O2 sau đó lấy chất rắn sau phản ứng tác dụng với HNO3, kết quả thu được là NO2. Vậy thôi!

Ah? Hãy dùng nút thanks nhé. Đừng viết mỗi bài chỉ có vài chữ cảm ơn. Cũng phạm luật của diễn đàn đó.
Ngoài ra diễn dàn cũng có 1 số topic dùng để giới thiệu, làm quen,... hay trong mục linh tinh,.. gì gì đó nữa, ở đó ko tính điểm post nên bạn có thể post những bài như thế, nhưng vẫn phải đạt được yêu cầu tối thiểu là phép lịch sự.
Thân.

hoangbnd
02-27-2010, 10:01 PM
áp dụng ct tính Ka, Kb tính [H+] hay [OH-] của từng chất thôi mà. sau đó tính nốt pH là xog. chả có vấn đề gì cả???

chanhtriqs
02-28-2010, 06:20 PM
Câu 3: Những hợp chất nào sau đây không phải là hợp chất hữu cơ:
A. CO2 B. CH3Cl, C6H5Br. C. NaHCO3, NaCN *D. Gồm A và C.
Câu 4: Các chất nào sau đây thuộc dãy đồng đẳng có công thức chung CnH2n+2.
A. CH4, C2H2, C3H8, C4H10, C6H12. *B. CH4, C3H8, C4H10, C5H12. C. C4H10, C5H12, C6H12. D. Cả 3 câu trên đều sai.
Câu 5: Trong các chất sau đây , những chất nào là đồng đẳng của nhau :
A. C2H6, CH4, C4H10. C. CH3 - O - CH3,
B. C2H5OH, CH3 - CH2 - CH2 - OH. *D. Câu A và B là đúng.
Câu6: Trong những chất sau đây, những chất nào là đồng phân của nhau:
*A. C2H5OH, CH3- O - CH3.
B. CH3- O - CH3, CH3CHO.
C. CH3- CH2 - CH2 - OH, C2H5OH.
D. C4H10, C6H6.
Câu 7: Số đồng phân của hợp chất có công thức phân tử C5H12 là:
A. 4 *B. 3 C. 2 D. 5
Câu 8: Số đồng phân của C4 H8 là:
A. 4 B. 5 *C. 6 D. > 7.
Câu 9: Phân tích 0,29 g một hợp chất hữu cơ chỉ chứa C, H, O ta tìm được % C = 62,06, % H = 10,34. Vậy khối lượng oxy trong hợp chất là:
A. 0,07 *B. 0,08 C. 0,09 D. 0,16
Câu 10: Công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ ở câu trên (9) là:
A. (C2H4O)n B. C2H4O C. (C3H6O)m *D. C3H6O.
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 1,68 g một hiđrocacbon có M = 84 cho ta 5,28g CO2. Vậy số nguyên tử C trong hiđrocacbon là:
A. 4 B. 5 *C. 6 D. 7
Câu 12: Một hợp chất hữu cơ gồm có C và H khối lượng phân tử bằng 58. Phân tích 1g chất hữu cơ này cho thấy hợp chất có 5/29g hiđrô. Vậy phân tử hợp chất này có bao nhiêu nguyên tử H:
A. 4 B. 5 C. 8 *D. 10
Câu 13 Thành phần % của hợp chất hữu cơ chứa C, H, O theo thứ tự là 62,1%, 10,3%, 27,6%. M = 58. Công thức phân tử hợp chất này là:
A. C2H4O, B. C2H4O2 C. C2H6O *D. C3H6O
Câu 14: Thành phần % của một hợp chất hữu cơ chứa C, H, O theo thứ tự là: 54,6%, 9,1%, 36,3%. Vậy công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ là:
A. C3H6O *B. C2H4O C. C5H9O D. C4H8O2¬
Câu 15: Điều khẳng định nào sau đây là sai:
A. Hai chất đồng phân có cùng công thức phân tử.
*B. Hai chất đồng phân có cùng công thức cấu tạo.
C. Hai chất đồng phân có cùng khối lượng phân tử.
D. Hai chất đồng phân có cùng tính chất.
Câu 16. Hãy cho biết có bao nhiêu chất có công thức phân tử là C2HCl2Br ?
*A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 17. Xác định số đồng phân ứng với hiđrocacon có phân tử khối là 56?
A. 4 *B. 5 C. 6 D. 7
Câu 18. Xác định số đồng phân ứng với dẫn xuất clo có phân tử khối là 76,5?
A. 3 *B. 4 C. 5 D. 6
Câu 19. Cho X có công thức cấu tạo sau: CH2=C(CH3)-CCH. Hãy cho biết X có bao nhiêu liên kết pi và bao nhiêu liên kết sigma ?
*A. 3 liên kết pi và 8 liên kết sigma B. 3 liên kết pi và 10 liên kết sigma
C. 3 liên kết pi và 12 liên kết sigma D. 3 liên kết pi và 14 liên kết sigma
Câu 20: Cho biết số đồng phân của C3H7Cl:
A. 1 B. 2 C. 3* D. 4
(*) là đáp án em chọn. Mọi người chịu khó giúp em nha.thanks nhiều.

Mr.Thang
03-04-2010, 01:03 PM
hi hi phải bộ đề lớp 11 lấy ở Hóa học tuỏi trẻ phải không? vừa hôm trước làm hôm nay không tìm thấy đâu cả ................. nhưng chác là đúng thui toàn câu dễ mà :liemkem (

Mr.Thang
03-05-2010, 04:40 PM
Thế chúng ta kết luận nha
Ai cao thì sống dai hơn ai lùn :sacsua (

pmk3108
03-10-2010, 09:04 AM
1/nung nóng 8,4 gam hỗn hiợ Au,Ag,Al,Fe với một lượng dư khí Oxi đến khi phản ứng hoàn toàn thu m gam rắn X. Cần 266,66ml dung dịch HCL 1,5M phản ứng vừa đủ với m gam rắn X.Tính giá trị m
A: 6,4
B: 3,2
C: 11,6
D: 2,9
2/cho 10 lít khí hidro và 6,72 lít khí clo(đktc) tác dụng với nhau tồi hòa tan sản phẩm vào 385,4gam nước, ta thu được dung dịch X cho tác dụng với dung dịch AgNO3(lấy dư) thu được 7,175 gam kết tủa.Hiểu suất phản ứng giữa hidro và clo là:
A: 75%
B: 66,67%
C: 80,75%
D: 72,35%
3/cần dùng bao nhiêu mol hỗn hợp khí X gồm 70% Oxi và 30% ozon để đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp Y gồm khó Hidro và khí CO(%về thể tích)
A: 0.434
B: 0.609
C: 0.583
D: 0.5
4/Dung dịch X chứa 2 muối KCl và KBr có nồng độ phần trăm bằng nhau là C%. Cho biết 25 gam dung dịch X tác dụng vừa đủ với 130ml dung dịch AgNO3 8%(d=1.0625g/ml).Giá trị của C là
A: 4,55
B: 1,92
C: 11,9
D: 2,3

Vui lòng giúp em giải những bài trên bằng phương pháp trắc nghiệm.cám ơn các anh chị

genius
03-10-2010, 11:25 AM
1,vì cái phản ứng với oxi kia là hoàn toàn -->X toàn là oxit cả
nHCl=0.4 mol --> nO trong mấy cái oxit của X=0.4/2=0.2-->m=8.4+0.2*16=11.6g
Hoặc có thể lưu manh 1 tý như sau :Rõ ràng m> 8.4 (cộng thêm cả đống O2)-->11.6 g

hoangtuchem
03-10-2010, 02:19 PM
theo mình nếu bạn bít thăng bằng e thì giải nhanh hơn thank

darks
03-10-2010, 03:26 PM
1/nung nóng 8,4 gam hỗn hiợ Au,Ag,Al,Fe với một lượng dư khí Oxi đến khi phản ứng hoàn toàn thu m gam rắn X. Cần 266,66ml dung dịch HCL 1,5M phản ứng vừa đủ với m gam rắn X.Tính giá trị m
A: 6,4
B: 3,2
C: 11,6
D: 2,9
2/cho 10 lít khí hidro và 6,72 lít khí clo(đktc) tác dụng với nhau tồi hòa tan sản phẩm vào 385,4gam nước, ta thu được dung dịch X cho tác dụng với dung dịch AgNO3(lấy dư) thu được 7,175 gam kết tủa.Hiểu suất phản ứng giữa hidro và clo là:
A: 75%
B: 66,67%
C: 80,75%
D: 72,35%
3/cần dùng bao nhiêu mol hỗn hợp khí X gồm 70% Oxi và 30% ozon để đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp Y gồm khó Hidro và khí CO(%về thể tích)
A: 0.434
B: 0.609
C: 0.583
D: 0.5
4/Dung dịch X chứa 2 muối KCl và KBr có nồng độ phần trăm bằng nhau là C%. Cho biết 25 gam dung dịch X tác dụng vừa đủ với 130ml dung dịch AgNO3 8%(d=1.0625g/ml).Giá trị của C là
A: 4,55
B: 1,92
C: 11,9
D: 2,3

Vui lòng giúp em giải những bài trên bằng phương pháp trắc nghiệm.cám ơn các anh chị

:015:CÂU 1 NÀY:24h_035:
PT PHẢN ỨNG
4AL +3O2-->2AL2O3
2XFE+YO2-->2 FEXOY
AL2O3+6HCL-->2ALCL3+3H2O
FEXOY+ 2YHCL-->XFE(CL)2Y/X +YH2O
NHƯ VẬY N(O)=1/2N(HCL)-->N(O)=0.2 MOL--> M(HH)=11.6 G
-->ĐÁP ÁN C
CÂU 2 NÀY:
N(AGCL)=0.05 MOL
PT PHẢN ỨNG
H2+CL2-->2HCL
AGNO3+HCL-->AGCL+HNO3
->N(CL2)=0.025 MOL
HIỆU SUẤT PHẢN ỨNG LÀ
H=0.025/0.3*100%=25/3 %
CÂU 3 NÀY
1 MOLX CÓ 2.3 MOL (O)
1 MOL Y TÁC DỤNG VỪA ĐỦ VỚI 1 MOL O (PT CO +1/2 O2-->CO2 ;H2+1/2O2-->H2O TỶ LỆ NÀO THỲ CŨNG NHƯ NHAU)
--> 1 MOL Y TÁC DỤNG VỚI 1/2.3=0.434782608 MOL X --> ĐÁP ÁN A:24h_035:
CÂU 4 NÀY
N (AGNO3)=0.065 MOL =N(KCL)+N(KBR)
TA CÓ PT LÀ :0.25C/74.5+0.25C/119=0.065-->C=11.91229974%
ĐÁP ÁN C:015:

kenny123
03-14-2010, 03:18 PM
1.từ benzen etilen và các chất vô cơ cần thiết khác cần dùng tối thiểu bao nhiêu phản ứng để điều chế phenyl axetat
2.Có bao nhiêu chất kết tủa với khí H2S trong các chất sau FeCl2, FeCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2, CuSO4

meodingu
03-14-2010, 04:01 PM
Mấy câu này dùng để ôn thi đại học có phù hợp ko ? :-/

anhtuan_a3_92
03-14-2010, 04:04 PM
1.từ benzen etilen và các chất vô cơ cần thiết khác cần dùng tối thiểu bao nhiêu phản ứng để điều chế phenyl axetat
2.Có bao nhiêu chất kết tủa với khí H2S trong các chất sau FeCl2, FeCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2, CuSO4
1. C2H4 ------->C2H5OH ------>CH3COOH ------>(CH3CO)2O (A)
C6H6 ------->C6H5Cl ------>C6H5ONa ---->C6H5OH (B)
A +B ------->sp
2. FeCl3 , Pb(NO3)2 , CuSO4

kuteboy109
03-14-2010, 04:13 PM
Câu 1 em có thể rút ngắn như sau:
C2H4--> CH3CHO--> CH3COCl
C6H6--propilen, H+ --> isopropylbenzen--O2, H2SO4--> phenol
+ Cuối cùng CH3COCl+ C6H5OH--> C6H5-OCOCH3

kenny123
03-14-2010, 07:31 PM
Mấy câu này dùng để ôn thi đại học có phù hợp ko ? :-/

Mấy câu này trong đề thi thử Đại học mà

1. C2H4 ------->C2H5OH ------>CH3COOH ------>(CH3CO)2O (A)
C6H6 ------->C6H5Cl ------>C6H5ONa ---->C6H5OH (B)
A +B ------->sp
2. FeCl3 , Pb(NO3)2 , CuSO4

Câu 1 từ phản ứng C2H4 + O2 -> Ch3COOH
thế thì 6 phản ứng là ít nhất, có đúng ko ??:-?

Câu 1 em có thể rút ngắn như sau:
C2H4--> CH3CHO--> CH3COCl
C6H6--propilen, H+ --> isopropylbenzen--O2, H2SO4--> phenol
+ Cuối cùng CH3COCl+ C6H5OH--> C6H5-OCOCH3

Phản ứng tạo CH3COCl trong SGK ko có nên chắc ko đc dùng nhỉ

kenny123
03-14-2010, 07:31 PM
2. FeCl3 , Pb(NO3)2 , CuSO4

Vì sao lại chọn những chất này ah bạn

minhduy2110
03-14-2010, 07:36 PM
Câu 1:
Có 1 số phản ứng lấy ở đâu ra thế? C2H4--> CH3CHO--> CH3COCl

Ai cho dùng propilen mà lại có chuỗi bên dưới:C6H6--propilen, H+ --> isopropylbenzen--O2, H2SO4--> phenol

Phản ứng cuối cùng cũng ko có đâu: Cuối cùng CH3COCl+ C6H5OH--> C6H5-OCOCH3 Phải biến cái phenol ra phenolate.

Làm như anhtuan_a3_92 (http://chemvn.net/chemvn/member.php?u=14684) là ổn rồi, nhưng cái chuỗi bên dưới có thể dùng luôn Phenolate phản ứng với anhydrid được rồi.

kuteboy109
03-14-2010, 07:46 PM
Em không chú ý đến chỉ dùng chất vô cơ nên cách propilen không được rồi, còn cái chuỗi C2H4--> CH3CHO--> CH3COCl tại sao lại không có nhỉ, tác dụng của clorua axit và anhydrit axit với phenol cho sản phẩm như nhau, đâu có axit lewis đây mà sợ nó ankyl hóa nữa nhỉ??

kenny123
03-14-2010, 07:52 PM
làm như của anhtuan thì nhiều quá 7 phương trình rồi mà trắc nghiệm quan trọng đáp án chính xác là mấy phương trình thôi mà :-?
Câu 2, giải thích như nào vậy

minhduy2110
03-14-2010, 07:54 PM
tác dụng của clorua axit và anhydrit axit với phenol cho sản phẩm như nhau
Ừ cũng được, nhưng phải có môi trường kiềm. Vì tác nhân phản ứng ko phải Phenol mà là gốc Phenolate.

C2H4--> CH3CHO--> CH3COCl
Viết cụ thể 2 phản ứng ở chuỗi này ra đi :) dùng những tác nhân gì?

kuteboy109
03-14-2010, 07:54 PM
CuSO4 tạo kết tủa CuS với H2S vì nó không tan trong axit loãng.
FeCl3 + H2S--> FeCl2+ S+ HCl: phản ứng oxi hóa khử
Pb(NO3)2 cũng tạo kết tủa PbS không tan trong axit loãng.
FeCl2 và ZnCl2 không tạo kết tủa vì FeS và ZnS đều tan trong axit loãng cho lại H2S ban đầu.

huuphuoc_vt2006
03-14-2010, 08:00 PM
mình thì con dg` trên điều chế ra anhidrit như vậy.
còn điều chế phenol:
2C6H6 + H2O2 + 2Fe(3+) = 2C6H5OH + 2Fe(2+) + 2H(+)
=> m` tìm dc 5 pt

kenny123
03-14-2010, 08:00 PM
uhm thế những muối nào ko tan trong axit vậy bạn

kuteboy109
03-14-2010, 08:01 PM
C2H4+ O2--> CH3CHO ( xúc tác PdCl2, CuCl2: phản ứng này dùng trong CN)
CH3CHO+ POCl3--->CH3COCl ( phản ứng này mang tính chất lí thuyết, andehit bị oxi hóa thành axit, sau đó OH được thay thế bằng Cl)--> vì là bài tập phổ thông nên vẫn có thể sử dụng mà không quan tâm đến hiệu suất tổng hợp.

kenny123
03-14-2010, 08:03 PM
Hình như có một cách là benzen + axit cacboxylic tạo phenyl axetat
và C2H4 + O2 ra axit cacboxylic luôn thế thì chỉ có 2 phản ứng nhưng ĐA của nó lại là
( 4,5,6,7) nên ko biết nên theo cách nào, Những bài tối thiểu pư này rất khó chọn đáp án đúng

kuteboy109
03-14-2010, 08:03 PM
uhm thế những muối nào ko tan trong axit vậy bạn

Ở phổ thông thì cần nhớ 1 số muối sunfua của kim loại nặng không tan trong axit loãng PbS, CuS, HgS, CdS...

kuteboy109
03-14-2010, 08:06 PM
Hình như có một cách là benzen + axit cacboxylic tạo phenyl axetat
và C2H4 + O2 ra axit cacboxylic luôn thế thì chỉ có 2 phản ứng nhưng ĐA của nó lại là
( 4,5,6,7) nên ko biết nên theo cách nào, Những bài tối thiểu pư này rất khó chọn đáp án đúng

Không có có phản ứng trực tiếp của benzen và axit cacboxylic. C2H4+ O2 ra axit cũng có khả năng vì CH3CHO cũng có thể bị oxi hóa, những cái này là dựa trên lý thuyết nhưng nếu tính thì vẫn 2 pt. Những dạng bài phản ứng tối thiểu cũng rất ngại được cho vì có nhiều cách khác nhau và cơ sở phản ứng thì cứ bám sát SGK mà làm.

kenny123
03-14-2010, 08:15 PM
Uhm vậy thì có cách nào từ benzen qua 2 pt ra phenol ko

kuteboy109
03-14-2010, 08:18 PM
Phổ thông có 2 cách là:
1> C6H6--> C6H5Cl--+ NaOH ( tỉ lệ 1:1)--> C6H5OH
2> C6H6--> C6H5SO3H ---+ NaOH ( tỉ lệ 1:1) --> C6H5OH

kenny123
03-14-2010, 08:24 PM
Phổ thông có 2 cách là:

2> C6H6--> C6H5SO3H ---+ NaOH ( tỉ lệ 1:1) --> C6H5OH

Phản ứng này là phản ứng thế H2SO3 đúng không, vậy sao ko có phản ứng thế axit CH3COOH vậy

kuteboy109
03-14-2010, 08:30 PM
Phản ứng sunfo hóa benzen được tiến hành khi dùng axit sunfuric bốc khói, tác nhân trực tiếp phản ứng là anhidrit sunfuric, cơ chế giống như thế electrophil vào nhân thơm. Axit axetic là 1 axit hữu cơ khá yếu, không có tính chất tương tự. Bạn có thể tham khảo cơ chế cụ thể ở đây: http://en.wikipedia.org/wiki/Aromatic_sulfonation

kenny123
03-14-2010, 08:45 PM
uhm lý thuyết hoá nhiều quá, hoá học còn khó hơn toán với lý
3.Cho các dung dịch sau Ba(OH)2, K2CO3, NaHSO4, Ba(HCO3)2. Trộn lần lượt 2 dung dịch với nhautừng đôi một thì số phản ứng xảy ra là
A.5 B.6 C.7 D.8

hoangbnd
03-14-2010, 08:52 PM
uhm lý thuyết hoá nhiều quá, hoá học còn khó hơn toán với lý
3.Cho các dung dịch sau Ba(OH)2, K2CO3, NaHSO4, Ba(HCO3)2. Trộn lần lượt 2 dung dịch với nhautừng đôi một thì số phản ứng xảy ra là
A.5 B.6 C.7 D.8

B.6
Ba(OH)2 + K2CO3, Ba(OH)2 + NaHSO4, Ba(OH)2 + Ba(HCO3)2, K2CO3 + NaHSO4, K2CO3 + Ba(HCO3)2, NaHSO4 + Ba(HCO3)2:chaomung

kenny123
03-14-2010, 09:00 PM
B.6
Ba(OH)2 + K2CO3, Ba(OH)2 + NaHSO4, Ba(OH)2 + Ba(HCO3)2, K2CO3 + NaHSO4, K2CO3 + Ba(HCO3)2, NaHSO4 + Ba(HCO3)2:chaomung

Phản ứng K2CO3 + NaHSO4 đâu có xảy ra nhỉ

Ba(OH)2 + NaHSO4 là OH - + H+ -> H2O và Ba 2+ + SO4 2- -> Ba SO4 ( là 2 phản ứng đúng ko )
Ba(OH)2 + Ba(HCO3)2 là OH - + HCO3 - -> H2) + CO3 2 - tiếp Ba 2+ + CO3 2- -> BaCO3
NaHSO4 + Ba(HCO3)2 là H + + HCO3 - -> H2) + CO2 tiếp Ba 2+ + SO4 2- ra Ba SO4
Như vậy là tổng 8 phản ứng :-? :-?

huuphuoc_vt2006
03-14-2010, 09:08 PM
Phản ứng K2CO3 + NaHSO4 đâu có xảy ra nhỉ

Ba(OH)2 + NaHSO4 là OH - + H+ -> H2O và Ba 2+ + SO4 2- -> Ba SO4 ( là 2 phản ứng đúng ko )
Ba(OH)2 + Ba(HCO3)2 là OH - + HCO3 - -> H2) + CO3 2 - tiếp Ba 2+ + CO3 2- -> BaCO3
NaHSO4 + Ba(HCO3)2 là H + + HCO3 - -> H2) + CO2 tiếp Ba 2+ + SO4 2- ra Ba SO4
Như vậy là tổng 8 phản ứng :-? :-?

ua? K2CO3 + naHSO4 có phản ứng mà
HSO4- => SO4(2-) + H+ :021:

kenny123
03-14-2010, 09:24 PM
vậy thì là 9 phản ứng ah :-?

hoangbnd
03-14-2010, 09:37 PM
Phản ứng K2CO3 + NaHSO4 đâu có xảy ra nhỉ

Ba(OH)2 + NaHSO4 là OH - + H+ -> H2O và Ba 2+ + SO4 2- -> Ba SO4 ( là 2 phản ứng đúng ko )


Thế cũng được coi là 2 phản ứng sao???? pó tay lun. Người ta coi phản ứng là phải viết dưới dạng phân tử chứ ko phải là ion đâu bạn ah. Nếu như bạn suy nghĩ thì có tận 9 phản ứng mà đáp án đâu có. Chỉ 6 thui.

kenny123
03-14-2010, 09:43 PM
Nếu thế thì người ta cho 7 với 8 làm gì

hoangbnd
03-14-2010, 09:53 PM
Lần này pó tay thật sự với bạn lun.:24h_093: 5,7,8 chỉ là những phương án làm rối thôi. Người ta cũng có thể cho là 3,4,5,6 hoặc 4,5,6,7 nhưng đáp án chỉ có 6 là đúng. Có ai làm bài trắc nghiệm mà cho tận 2 phương án đúng đâu.

kenny123
03-14-2010, 10:03 PM
:)) ko ai nguoi ta cho dap an roi la nhung dap an nhu the ca boi vi ai cung nhan ra toi da la 6 cap chat vi the tinh so phan ung la tinh so phan ung ion trong dung dịch

hoangbnd
03-14-2010, 10:08 PM
Ngang nhỉ. Nếu viết pt ion cho phản ứng đầu tiên thì bạn viết sai rùi.
Ba2+ + 2OH- + 2HSO4- --> BaSO4 + 2H2O
Đề nghị bạn về xem lại phần ion đi nha.

kenny123
03-14-2010, 10:14 PM
ah uhm đúng rồi :D như vậy thì có 8 phản ứng

hoangbnd
03-14-2010, 10:21 PM
Phản ứng K2CO3 + NaHSO4 đâu có xảy ra nhỉ

Ba(OH)2 + NaHSO4 là OH - + H+ -> H2O và Ba 2+ + SO4 2- -> Ba SO4 ( là 2 phản ứng đúng ko )
Ba(OH)2 + Ba(HCO3)2 là OH - + HCO3 - -> H2) + CO3 2 - tiếp Ba 2+ + CO3 2- -> BaCO3
NaHSO4 + Ba(HCO3)2 là H + + HCO3 - -> H2) + CO2 tiếp Ba 2+ + SO4 2- ra Ba SO4
Như vậy là tổng 8 phản ứng :-? :-?

còn cố mà cãi lấy được là sao hả bạn??
pt 2 bạn viết sai
Ba2+ + OH- + HCO3- --> BaCO3 + H2O
HSO4- + HCO32- + Ba2+ --> BaSO4 + H2O + CO2
Ko có các pt trung gian đâu. Những cái bạn viết (nếu đúng) thì được coi đó là các quá trình của phản ứng chứ ko phải là phản ứng, và nếu bạn viết quá trình thì còn thiếu nhiều lắm:tuongquan

kenny123
03-14-2010, 10:28 PM
còn cố mà cãi lấy được là sao hả bạn??
pt 2 bạn viết sai
Ba2+ + OH- + HCO3- --> BaCO3 + H2O
HSO4- + HCO32- + Ba2+ --> BaSO4 + H2O + CO2
Ko có các pt trung gian đâu. Những cái bạn viết (nếu đúng) thì được coi đó là các quá trình của phản ứng chứ ko phải là phản ứng

Phản ứng hóa học là quá trình chuyển đổi vật chất, các liên kết hóa học trong chất phản ứng thay đổi và tạo ra chất mới (sản phẩm).
Nguồn http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A3n_%E1%BB%A9ng_h%C3%B3a_h%E1%BB%8Dc
OH- + HCO3- -> CO3 2- + H2) ( sp mới rồi mới tiếp tục ....
CO3 2 - + Ba 2+ -> BaCO3

hoangbnd
03-14-2010, 10:41 PM
OH- + HCO3- -> CO3 2- + H2) ( sp mới rồi mới tiếp tục ....
CO3 2 - + Ba 2+ -> BaCO3

Đây là quá trình, thứ tự phản ứng.
Còn cái định nghĩa bạn đưa ra, phản ứng hóa học là quá trình chuyển đổi vật chất, các liên kết hóa học trong chất phản ứng thay đổi và tạo ra chất mới (sản phẩm). Bạn phải xem lại định nghĩa chất là gì nữa. Ba2+, CO32-, OH- đâu phải là chất.
Ngay trong cái link mà bạn post lên đó, có cái phản ứng nào người ta viết như bạn ko, hay họ đều viết theo pt phân tử ??

kenny123
03-14-2010, 10:48 PM
viết thu gọn lại thành pt ion thôi bởi thực chất là 2 quá trình, 2 phản ứng
ví dụ như 2 phản ứng như này là khác nhau này
Ba(OH)2 + Na2CO3
khác với Ba(OH)2 + NaHCO3

hoangbnd
03-14-2010, 11:13 PM
viết thu gọn lại thành pt ion thôi bởi thực chất là 2 quá trình, 2 phản ứng
ví dụ như 2 phản ứng như này là khác nhau này
Ba(OH)2 + Na2CO3
khác với Ba(OH)2 + NaHCO3

Na2CO3 ở đâu và NaHCO3 ở đâu??? Quá trình là quá trình, phản ứng là phản ứng. Ko thể đồng nhất chúng vào 1 được.
Nếu bạn ko chịu thừa nhận bạn sai thì mời bạn hỏi lại giáo viên hoặc những người khác xem. Mình cũng ko còn sức đâu mà đôi co vs bạn nữa. Bùn ngủ rùi. :24h_079:
Còn cái topic bạn vừa bị remove đấy là do bạn lập tôpic bừa bãi (sao bạn ko post lun vào topic "Hỏi bài tập hóa học phổ thông" trong "Bài tập và đề thi ây") và bạn còn lập cả 1 tôpic khác để than phiền nữa, lẽ ra mod nên remove lun topic đó. Trước đây đã có nhiều trường hợp như bạn rùi đấy, trường hợp nhẹ nhất hình như là bị ban nick 1 tuần. Sau hãy suy nghĩ kỹ trước khi lập 1 topic để hỏi về 1 vấn đề nào đó.

kenny123
03-14-2010, 11:19 PM
Bạn đọc kĩ lại SGK Hoá 11 xem pt là gì đi
Tôi ko lập topic đấy để hỏi tối lập nên để post những bài toán hay cho các bạn học bình thường xem, tôi cũng đã đọc yêu cầu nôi quy diễn đàn rồi mới post bài, mod chắc chưa đọc kĩ đã remove vào thùng rác rồi, mỗi nguời có một khả năng khác nhau vì thế tôi cũng chỉ post nhữg bài đó ở mức độ đại học , chứ ko quá khó như những bài của bạn

hieulinh09
03-15-2010, 08:59 PM
Nguyên văn bởi platin
theo mình không cần phải học cao hon mới biết cái nào pứ trước
vì sao vậy
vì nếu cho sục CO2 vào dd chứa Ca(OH)2 và NaOH thì cần lập luận một tẹo là ra thôi
đại loại la như sau:

nếu CO2 pứ với NaOH trước thì tạo Na2CO3
mà cuối cùng ngay sau là pứ

Na2CO3 + Ca(OH)2 --------> CaCO3 (kt) + NaOH
chính vì vậy thì CO2 sẽ pứ như sau:

đầu tiên , CO2 + Ca(OH)2 ---> CaCO3(kt) + H2O ----------- (1)
pứ trên xong thì mới có CO2 + NaOH ---> Na2CO3 +H2O------(2)
sau (2) là pứ CO2 + Na2CO3 +H2O ---> 2NaHCO3-----------(3)
sau(3) là pứ cuối cùng CO2 +CaCO3 + H2O --------> Ca(HO3)2------(4)

vì sao lại là (3) xong mới đến (4)?
đơn giản vì nếu (4) trước thì sau đó
Ca(HCO3)2 + Na2CO3 ----> CaCO3 (kt) + 2NaHCO3
cuối cùng lại là CaCO3 ,lại quay lại
nên phải là (3) sau đó mới (4)

chỉ vậy thôi!!!!!!!!!!!!!!!!!!bạn lập luận một ít là ra thôi



nói như bạn là hoàn toàn sai! vì theo điện li thì CO2 sẽ pư vs ion OH- do NaOH và Ca(OH)2 phân li ra mà thôi.tùy vàotir lệ số mol mà có thể biết sẽ xảy ra pứ nào:( nhưng các pư sẽ xảy ra lần lượt như sau)
1) CO2 + OH- => HCO3-
2) HCO3- + OH- => CO3 2- + H2O
nếu OH- còn thì mới xảy ra pư 2. NaOH và Ca(OH)2 phân li hoàn toàn nên quá trình xảy ra đông thời!

hoangbnd
03-16-2010, 08:17 PM
Bạn đọc kĩ lại SGK Hoá 11 xem pt là gì đi


Đó là người ta định nghĩa về pt ion chứ đâu phải định nghĩa về phản ứng là gì.
Bạn còn thiếu cơ bản đến mức ko phân biệt được phản ứng, phương trình, quá trình nữa cơ.
Bạn học hóa từ năm lớp 8, các phản ứng được làm quen từ hồi đó. Thì sao mà tận lớp 11 người ta mới có định nghĩa cho bạn phản ứng là gì. Như mình đã nói rùi đó, định nghĩa phản ứng hóa học là ở vi.wikipedia.org là ko sai, chỉ là cách hiểu của bạn sai thôi. Bạn có đồng ý với mình là Ba2+, CO2- ko phải là chất ko??? Nếu ko phải là chất thì theo đúng định nghĩa thì đó ko phải là phản ứng. Oki?? Nếu đúng thì ko bàn cãi nữa. Vì càng nói thì sẽ càng xiên sag vấn đề khác, chúng ta sẽ mắc tội spam quá nhiều.
Còn những bài bị remove của bạn thì đó là chuyên môn của mấy anh MOD,mình ko tham gia vào nữa, để tránh hiềm khích tổn hại cho 4rum. Mong bạn cũng vậy.
:24h_058:
Ah quên, đây là phần vô cơ, bạn post vào hữu cơ cũng là 1 cái sai rùi nhé.
Nếu bạn ko muốn tách 2 câu hỏi mà bạn hỏi ra thì post vào mục "Đề thi và bài tập"

huyenthoai_cyrax
03-17-2010, 08:55 PM
cho em hỏi các chất nào dưới đây có khả năng polimer hóa và vì sao?
CCl4, FeCl3, BF3, B2H6, SO3, SO2, NH3, H2O.:vanxin(

hoang tu hoa
03-20-2010, 07:17 PM
1.Có thể dùng phương pháp sunfat để điều chế các chất nào trong các chất sau ?
A.HF, HCl, HNO3
B.HF, HBr, HI
C.HClO3, HCl, H2S
D.HCl, HBr, HI
2.SO2 phản ứng được với các dung dịch nào sau đây ?
A.Na2CO3, NaAlO2, NaCl
B.Na2CO3, NaAlO2, C6H5ONa
C.NaCl, Na2SO4, NaAlO2
D.Na2CO3, Na2SO4, CH3COONa:24h_043:

kuteboy109
03-20-2010, 07:23 PM
1A. Các chất như HBr, HI, H2S có tính khử sẽ tác dụng với H2SO4 để tạo sản phẩm khử khác chứ không điều chế được thuần túy axit như HF, HCl
2B. SO2 là oxit axit phản ứng với các bazơ như Na2CO3, NaAlO2, C6H5ONa

hoang tu hoa
03-20-2010, 07:31 PM
1.Sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi của các chất sau : HF, H2O, NH3 và CH4
2.Dung dịch Na2CO3 không tác dụng được với
A.Chỉ thị màu
B.HNO3
C.CO2
D.K3PO4
3.Dung dịch Na2CO3 tác dụng được với :
A.HClO
B.KNO3
C.NH3
D.Chỉ thị màu
Ghi pt pư xảy ra ?:24h_064:

thaicuc95
03-20-2010, 10:23 PM
Bài 1:Cho luồng khí CO đi qua ống sứ nung chứa 0.04 mol hõn hợp A gồm FeO và Fe2O3 đun nóng . Sau pư kết thúc thu được 4.784 gam hỗn hợp B gồm 4 chât rắn Fe2O3, Fe3O4, FeO, Fe; trong đó số mol Fe3O4 bằng 1/3 tổng số mol FeO và Fe2O3 và có 0.046 mol CÒ thoát ra . Hòa tan hết hỗn hợp B bằng dung dịch HCl dư thoát ra 0.028 mol H2. Tính số mol từng chất trong A và B
Bai2: Hỗn hợp A gồm C2H4 và H2, A có tỉ khối hơi đối với H2 bằng 7.5. Đun nóng hỗn hợp A qua Ni , nhiệt độ thu được hỗn hợp B, B có tỉ khối hơi với H2 bằng 9. Tính thành phần hỗn hợp A và B. Tính hiệu suất của pư C2H4 và H2
Bai3: Đốt cháy hoàn toàn 4.6 gam chất A chứa ( C, H, O ) cần vừa đủ 6.72 lít O2 ở đktc ta thu được hỗn hợp sản phẩm B là CO2 , hơi nước . Biết m CO2- m H2O =3.4 gam và 40<A<50. Tìm A
[ Đáp án: C2H5OH ai trình bày cách giải hộ em ]
Bài 4: Chia 2.24 lít hỗn hợp gồm ankan A, anken B, ankin C thành 2 phần bằng nhau.
P1 Cho qua Ag2O dư thấy thể tích hỗn hợp giảm 30% và thu được 3.6 gam kết tủa
P2 cho qua Br2 thấy bình tăng 0.67 gam và 0.4 mol Br2 pư. Đốt chày hoàn toàn khí thoát ra khỏi bình sau đó dẫn qua Ba(OH)2 dư đước4.775 gam kết tủa . Tìm A, B, C
[ Em ko hiểu chỗ P2 , ai lập pt thứ 3 ở phần 2 cho em ]

hoang tu hoa
03-21-2010, 10:37 AM
Câu 2 thì hiểu !
Câu 1 thì hong hiểu gì hết ? cả 4 câu đó bạn chọn câu nào ?

Molti
03-21-2010, 11:25 AM
Câu 2 thì hiểu !
Câu 1 thì hong hiểu gì hết ? cả 4 câu đó bạn chọn câu nào ?

Người ta chọn câu 1A đó anh
Các câu kia có HBr, HI không dùng được do ion I- và Br- khử mạnh tác nên gặp H2SO4 oxi hoá mạnh sẽ tạo I2 và Br2 luôn

khanh huong
03-21-2010, 11:59 AM
Bai2: Hỗn hợp A gồm C2H4 và H2, A có tỉ khối hơi đối với H2 bằng 7.5. Đun nóng hỗn hợp A qua Ni , nhiệt độ thu được hỗn hợp B, B có tỉ khối hơi với H2 bằng 9. Tính thành phần hỗn hợp A và B. Tính hiệu suất của pư C2H4 và H2


ta chứng minh đc hh B có H2 dư(M=18<24)
giả sử hh A có số mol =1, nC2H4=a, suy ra nH2 là 1-a
C2H4+H2->C2H6
đặt nC2H4 pư là x
2 pt tỉ khối hh sau và trước, từ đó tính ra


Bai3: Đốt cháy hoàn toàn 4.6 gam chất A chứa ( C, H, O ) cần vừa đủ 6.72 lít O2 ở đktc ta thu được hỗn hợp sản phẩm B là CO2 , hơi nước . Biết m CO2- m H2O =3.4 gam và 40 [ Đáp án: C2H5OH ai trình bày cách giải hộ em ]
mCO2 +mH2O= m hh+ mO2=14.2
mCO2-mH2O=3.4
đc mCO2=8.8->nC=0.2, mH2O=5.4->nH=0.6
->nO trong A=0.1
CxHyOz:
x:y:z=2 : 6 : 1
CT (C2H6O)n
biện luận n=1
rượu C2H5OH

khanh huong
03-21-2010, 12:12 PM
bài 4 sai đề rồi bạn ơi, phải là 14.775 mới đúng, 4,775 chia ko chẵn
bài đó ko cần fai đặt ẩn đâu, cứ viết pt rồi trừ dần theo số mol Br2 pư và khối lượng từng chất thôi, kết quả là ankin:C2H2; anken:C2H4;ankan:C3H8. tìm đc các chất theo thứ tự đó

khanh huong
03-21-2010, 05:38 PM
2. C2H4 +H2= C2H6
trc pư: a 1-a
pư: x x x
sau pư: a-x 1-a-x x
ta có
28a+2(1-a)=15
28(a-x)+2(1-a-x)+30x=18(1-x)
sau đó giải ra, mình chưa giải, chỉ nghĩ vậy thôi, sai đừng trách nha

4.ankin:2CaH2a-2+xAg2O->2CaH2a-2-xAgx+xH2O
nCaH2a-2-xAgx=nankin=0.05.30%=0.015
->M=240
14n-2+107x=240->x=n=2->C2H2
C2H2+2Br2->C2H2Br4
nBr2 pư trên=0.03
nBr2 pư anken=0.01(đề bạn viết sai hơi bị nh` đó nha, ko biết là khỏi giải luôn, nBr2 pư đâu có nh` thế)
m anken=0.67-0.015.26=0.28
CbH2b+Br2=..
M anken=28->C2H4
n ankan=0.025
n BaCO3=0.075
viết pt tìm đc C3H8

khanh huong
03-21-2010, 06:42 PM
Bài 1:Cho luồng khí CO đi qua ống sứ nung chứa 0.04 mol hõn hợp A gồm FeO và Fe2O3 đun nóng . Sau pư kết thúc thu được 4.784 gam hỗn hợp B gồm 4 chât rắn Fe2O3, Fe3O4, FeO, Fe; trong đó số mol Fe3O4 bằng 1/3 tổng số mol FeO và Fe2O3 và có 0.046 mol CÒ thoát ra . Hòa tan hết hỗn hợp B bằng dung dịch HCl dư thoát ra 0.028 mol H2. Tính số mol từng chất trong A và B

bài 1 mình có hướng giải thế này, bạn xem đc ko nha
0.028 mol CO pư
theo ĐLBTKL, tính đc m hh A
đặt a, b mol 2 chất trong A
tìm a, b-> n Fe tất cả
đặt x,y,z,t mol 4 chất trong B
lập pt giải: pt tỉ lệ số mol Fe3O4 bằng 1/3 tổng số mol FeO và Fe2O3
pt khối lượng hh B
pt H2
pt Fe bảo toàn
4 pt 4 ẩn, hơi dài 1 chút, giải ra
có j xin chỉ giáo

hoahong39
03-21-2010, 07:02 PM
cho 61,2g hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng,đun nóng và khuấy đều.sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn,thu được 3,36l khí NO(sản phẩm khử duy nhất,ở đktc),dung dịch Y và còn lại 2,4g kim loại.Cô cạn dung dịch Y,thu được m gam muối khan. giá trị của m là:
A:151,5 b:137,1 c:97,5 d108,9

có thể cho mình biết kim loại dư là
các phản ứng đã xảy ra
làm bài này cụ thể cho mình với nhé .cảm ơn trước:24h_032:

khanh huong
03-21-2010, 08:36 PM
cho 61,2g hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng,đun nóng và khuấy đều.sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn,thu được 3,36l khí NO(sản phẩm khử duy nhất,ở đktc),dung dịch Y và còn lại 2,4g kim loại.Cô cạn dung dịch Y,thu được m gam muối khan. giá trị của m là:
A:151,5 b:137,1 c:97,5 d108,9

có thể cho mình biết kim loại dư là
các phản ứng đã xảy ra
làm bài này cụ thể cho mình với nhé .cảm ơn trước:24h_032:
cho mình làm thử
kl dư là Cu
pt Fe3O4+HNO3->Fe(NO3)3+NO+H2O
x 1/3x
Cu+HNO3->Cu(NO3)2+NO+H2O
y 2/3y
Cu+Fe(NO3)3->Cu(NO3)2+Fe(NO3)2
x........x
ta có 1/3x+2/3y=0.15
232x+64(x+y)=58.8
mình ko biết sai chỗ nào, bạn xem giùm nha

hoangtuchem
03-21-2010, 08:55 PM
cho mình làm thử
kl dư là Cu
pt Fe3O4+HNO3->Fe(NO3)3+NO+H2O
x 1/3x
Cu+HNO3->Cu(NO3)2+NO+H2O
y 2/3y
Cu+Fe(NO3)3->Cu(NO3)2+Fe(NO3)2
x........x
ta có 1/3x+2/3y=0.15
232x+64(x+y)=58.8
mình ko biết sai chỗ nào, bạn xem giùm nha

Cu thì sao đẩy Fe dc vậy bạn hình như bị nhầm ùi mìnk ko rảnh giải nên chỉ gợi ý thui

khanh huong
03-21-2010, 08:58 PM
Cu thì sao đẩy Fe dc vậy bạn hình như bị nhầm ùi mìnk ko rảnh giải nên chỉ gợi ý thui
ủa, mình đâu có ghi Cu đẩy Fe3+ đâu, nó đâu có đẩy đc
pư oxhk giữa Cu và Fe3+ mà

hoangtuchem
03-21-2010, 09:00 PM
ủa, mình đâu có ghi Cu đẩy Fe3+ đâu, nó đâu có đẩy đc
pư oxhk giữa Cu và Fe3+ mà

ko thể đẩy dc anh nghĩ kĩ lắm ùi hương àk nếu đẩy thì là Fe đẩy Fe3+ mà thui

quocdaikavl93
03-22-2010, 07:48 AM
x là số mol Cu. y là số mol Fe.
bảo toan e ta co
64x+232y=61.2-2.4
2x=2y+3.36/22.4*3

khanh huong
03-22-2010, 08:29 AM
T_T, mọi ng` cho em hỏi bài này:
trộn m1 g 1 rượu đơn chức vs m2 g 1 axit đơn chức rồi chia hh làm 3 phần = nhau:
p1:t/d hết với Naddc 0.15 mol H2
p2:đốt cháy hết->39.6g CO2
nung nóng p3 với H2SO4 đc 10.2 este(H=100%).đốt 5.1g este đc 11g CO2 và 4.5g H2O
x/đ ctpt rượu và axit
tính m1, m2
em giải nhầm lên, nhầm xuống, nản quá rồi, mọi ng` giúp em nhanh nhanh nha

nnes
03-22-2010, 10:44 AM
T_T, mọi ng` cho em hỏi bài này:
trộn m1 g 1 rượu đơn chức vs m2 g 1 axit đơn chức rồi chia hh làm 3 phần = nhau:
p1:t/d hết với Naddc 0.15 mol H2
p2:đốt cháy hết->39.6g CO2
nung nóng p3 với H2SO4 đc 10.2 este(H=100%).đốt 5.1g este đc 11g CO2 và 4.5g H2O
x/đ ctpt rượu và axit
tính m1, m2
em giải nhầm lên, nhầm xuống, nản quá rồi, mọi ng` giúp em nhanh nhanh nha

ancol Cn : x mol
axit Cm: y mol
P1: x + y = 0,3
P2: nx + my = 0,9
P3.
nCo2 = nH2O = 0,25 --> este no --> ancol và ax cũng no
dễ dàng tìm đc este này có CT là : C5H10O2 --> n + m = 5
10,2g --> neste = 0,1 mol
do hs = 100%
--> x = 0,1 hoặc y = 0,1
TH1: x = 0,1--> y = 0,2
--> n + 2m = 9
--> n = 1, m = 4
Th2: y = 0,1 --> x = 0,2
--> 2n + m = 9
--> n = 4, m = 1

---> có 2 đáp án....

hoahong39
03-22-2010, 03:06 PM
[QUOTE=khanh huong;55853]cho mình làm thử
kl dư là Cu
pt Fe3O4+HNO3->Fe(NO3)3+NO+H2O
x 1/3x
Cu+HNO3->Cu(NO3)2+NO+H2O
y 2/3y
Cu+Fe(NO3)3->Cu(NO3)2+Fe(NO3)2
x........x
ta có 1/3x+2/3y=0.15
232x+64(x+y)=58.8
mình ko biết sai chỗ nào, bạn xem giùm nha[/Q
không đúng rồi bạn ơi

minhduy2110
03-22-2010, 03:18 PM
ko thể đẩy dc anh nghĩ kĩ lắm ùi hương àk nếu đẩy thì là Fe đẩy Fe3+ mà thui

Lần sau đừng nghĩ nữa. Hóa ko phải là môn cứ nghĩ là ra kết quả phản ứng. Hãy bắt tay vào tính toán bằng cách so sánh thế điện cực tiêu chuẩn hoặc search thông tin về phản ứng trên google.

Cu + Fe3+ ---> Cu2+ + Fe2+.
Eo của Cu2+/Cu là 0.337
Eo của Fe3+/Fe2+ là 0.771
Từ Ag về sau mới không có phản ứng này.

hoahong39
03-23-2010, 04:09 AM
1 cho m gam bột Fe vào 800ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M.sau khi các phản ứng xảy ra hòa toàn,thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít NO(sản phẩm khử duy nhats,ở dktc).giá trị m và v lần lượt là:
A:10,8 và 4,48 B:10,8 và 2,24 c:17,8 và 2,24 d:17,8 và 4,48

hoahong39
03-23-2010, 04:11 AM
Vì sau p/u dư kim loại nên chứng tỏ sau khi Fe304 chuyển hoá về muối Fe(3+) lại tham gia p/u tiếp với Cu, nên tổng quan quá trình là chỉ về muối Fe(+2)

n Fe304 p/u = a
n Cu p/u = b
=> 232a + 64b = 61,2 - 2,4 = 58,8 (1)

3Fe(+8/3) + 2e = 3Fe2+
3a..............2a......3a
N(+5) +3e = N(+2)
0,15..0,45

Cu - 2e = Cu(2+)
b......2b....b

theo bảo toàn e
=> 2a + 0,45 = 2b (2)

từ 1 và 2
=> a = 0,15
b = 0,375

muối khan là 3a mol Fe(N03)2 và b mol Cu(N03)2
=> m = 151,5 g

Chọn A(đây là lời giải bài trên)

vuthanh
03-23-2010, 11:11 AM
đầu tiên viết pt xảy ra theo thứ tự như sau:
Fe+ NO3- + 4H+ ->Fe3+ +NO+2H2O
0.1mol 0.1mol 0.4mol 0.1mol 0.1mol
=>NO3- dư và thể tích NO thu dc =0.1*22.4=2.24l
vì sau phản ứng thu được hỗn hợp kim loại =>Fe dư
Fe + 2Fe3+ ->3Fe2+
0.05mol 0.1mol
Fe + Cu2+ ->Fe2+ +Cu
0.16mol 0.16mol 0.16mol
gọi số mol của Fe dư là amol
khối lượng chất rắn thu dc =0.6m
tổng số mol Fe tham gia phản ứng là 0.31 mol
=>(0.16*64+56a)/(0.31*56+56a)=0.6m/m
=>a=11/1400mol
=>m=56*(11/1400+0.31)=17.8g
vậy chọn đáp án C

zeldery
03-23-2010, 09:42 PM
1. Y chang thứ tự đó. Giải thích: do độ mạnh của liên kết Hidro giảm
2. D
3. D (hơi kì nhỉ !!!)
Phản ứng:
2.B : bay khí CO2
2.C : tạo muối hidrocacbonat
2.A và 2.D : làm chất chỉ thị hóa thành màu trong vùng bazơ (vd quỳ thành xanh, pp thành hồng tím)

minhduy2110
03-23-2010, 10:24 PM
1.Thứ tự là H2O > HF > NH3 > CH4.
3.Có 2 đáp án đúng.
HClO + Na2CO3 --> NaClO + NaHCO3.
và chỉ thị màu.

huynhanh10c17
03-24-2010, 09:39 AM
cho hh A gồm 1oxit của Cu, 1 oxit của Fe, và Cu hoặc Fe. cho 31.5g hhA vào dd H2SO4 (đđ, nhiệt độ cao) thu đc 8.4l SO2 (đkc),cô cạn dd còn lại thu đc 82.5g hh 2 muối khan
xác định công thức các chất và khối lượng mỗi chất có trong 31.5g hhA:danhmay (

hoang tu hoa
03-24-2010, 12:47 PM
Cái này thì em dùng phương pháp bảo toàn e là tốt nhất + giải theo phương pháp nguyên tố
Em cứ gọi số mol Cu là x, Fe là y, oxi là z mol
64x + 56y +16z = 31.5
2x+3y=(8.4/22.4)*2 + 2z
(64+32+64)*x + [(2*56)+3*(32+64)]0.5y=82.5

YOOH
03-24-2010, 02:41 PM
Dung dịch A chứa a mol và b mol. Xét 3 thí nghiệm sau :
- Thí nghiệm 1 : Thêm c mol Mg vào dung dịch A, sau phản ứng thu được 3 dung dịch muối.
- Thí nghiệm2 : Thêm 2c mol Mg vào dung dịch A, sau phản ứng thu được 2 dung dịch muối
- Thí nghiệm 3: Thêm 3c mol Mg vào dung dịch A, sau phản ứng thu được 1 dung dịch muối
a) Tìm quan hệ giữa a,b,c trong từng thí nghiệm.
b) Nếu a=0,2, b= 0, 3 và số mol của Mg là 0,4 thì khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là bao nhiêu.?

YOOH
03-24-2010, 02:42 PM
3. Axit A là chất rắn màu trắng, dễ tan trong nước. Oxit B tác dụng với dung dịch nước của A tạo nên hợp chất C màu trắng không tan trong nước. Khi nung chất C với cát và than ở nhiệt độ cao thu được đơn chất có trong thành phần của A. Xác đụng công thức của A, B,C và viết các phương trình xảy ra.

YOOH
03-24-2010, 02:43 PM
Hỗn hợp X gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại nhóm IIA thuộc 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hòa tan 3,6 gam X bằng dung dịch HNO3 dư thu được khí Y. Cho toàn bộ lượng Y hấp thị hêt bởi dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 7, 88 gam kết tủa.
a) Hãy xác định công thức của 2 muối và tính thành phần % mỗi muối trong hỗn hợp X
b) Cho 7,2 gam hỗn hợp X và 6,96 gam FeCO3 vào một bình kín chứa 5,6 l không khí(đktc) Nung bình ở nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Z. Tính thành phần % theo số mol các chất trong Z.
c) Tính thể tích dung dịch HNO3 2M tối thiểu cần dùng để hoàn tan hết hỗn hợp chất rắn thu được sau khi nung. Giả sử trong không khí oxi chiếm 1/5 và ni tơ chiếm 4/5 về thể tích.

meomeogaugau26
03-24-2010, 03:30 PM
có 3 nguyên tố A, B, C. A tác dụng với B ở nhiệt độ cao sịnh ra D. chất D bị thủy phân mạnh trong nước tạo ra khí cháy được và có mùi trứng thối. B và C tác dụng với nhau cho khí E, khí này tan được trong nước tạo dung dịch làm quì tím hoá đỏ. Hợp chất A và C có trong tự nhiên thuộc loại cứng nhất. hợp chất của 3 nguyên tố A, B, C là một muối không màu, tan trong nước và bị thuỷ phân. tìm A, B, C và các chất.:11:

HIEPTHIEP
03-24-2010, 06:42 PM
các anh chị giải giúp em bài này với
cho biết mức độ tác dụng của HCl đến các hidroxit dưới đây (mạnh, dễ tác dụng, khó tan). Giải thích (gợi ý dùng quy tắc kartletch)
Ga(OH)2, Sr(OH)2, TI(OH), V(OH)3

ngocvantu
03-24-2010, 07:24 PM
). Cho từ từ V lít dung dịch Na2CO3 1M vào V1 lít dung dịch HCl 1M thu được 2,24 lít CO2 (đktc). Cho từ từ V1 lít HCl 1M vào V lít dung dịch Na2CO3 1M thu được 1,12 lít CO2 (đktc). Vậy V và V1 tương ứng là:
A). V = 0,15 lít ; V1 = 0,2 lít B). V = 0,25 lít ; V1 = 0,2 lít
C). V = 0,2lít ; V1 = 0,25 lít D). V = 0,2 lít ; V1 = 0,15 lít

ngocvantu
03-24-2010, 07:38 PM
bài nữ nha
Nhúng một thanh Magie vào dung dịch có chứa 0,8 mol Fe(NO3)3 và 0,05 mol Cu(NO3)2 ,sau một thời gian lấy thanh kim loại ra cân lại thấy khối lượng tăng 11,6 gam. Khối lượng Magie đã phản ứng là
A). 6,96 gam B). 25,2 gam C). 20,88 gam D). 24 gam

hanhluong
03-24-2010, 08:58 PM
). Cho từ từ V lít dung dịch Na2CO3 1M vào V1 lít dung dịch HCl 1M thu được 2,24 lít CO2 (đktc). Cho từ từ V1 lít HCl 1M vào V lít dung dịch Na2CO3 1M thu được 1,12 lít CO2 (đktc). Vậy V và V1 tương ứng là:
A). V = 0,15 lít ; V1 = 0,2 lít B). V = 0,25 lít ; V1 = 0,2 lít
C). V = 0,2lít ; V1 = 0,25 lít D). V = 0,2 lít ; V1 = 0,15 lít

Theo mình giải ra là đáp án A
V vào V1 thì H+dư nên tạo ra CO2
V1 vào V thì H+ thiếu nên tạo HCO3- rùi mới tạo ra co2
good luck to you:24h_114:

hoangbnd
03-24-2010, 09:54 PM
bài nữ nha
Nhúng một thanh Magie vào dung dịch có chứa 0,8 mol Fe(NO3)3 và 0,05 mol Cu(NO3)2 ,sau một thời gian lấy thanh kim loại ra cân lại thấy khối lượng tăng 11,6 gam. Khối lượng Magie đã phản ứng là
A). 6,96 gam B). 25,2 gam C). 20,88 gam D). 24 gam

đầu tiên Mg t/dụng vs Fe(NO3)3 trước
Mg + 2Fe(NO3)3 --> Mg(NO3)2 + 2Fe(NO3)2
lúc này chưa tạo kết tủa nên khối lượng thanh Mg giảm mMg = 0,4*24 = 9,6
nếu Cu(NO3)2 vừa hết, khối lượng thanh Mg tăng là 0,05*(64-24) = 2 (g)
vậy khối lượng thanh Mg tăng do phản ứng vs Fe(NO3)2
và khối lượng thanh Mg tăng là 11,6 - 2 + 9,6 = 19,2g
1mol Mg t/d vs 1mol Fe(NO3)2 klượng thanh Mg tăng 32g
x mol Mg thì klượng thanh Mg tăng 19,2
x = 0,6 (mol)
vậy tổng số mol Mg đã phản ứng là 0,4 + 0,6 + 0,05 = 1,05 mol
đáp án B

hoangbnd
03-24-2010, 10:12 PM
có 3 nguyên tố A, B, C. A tác dụng với B ở nhiệt độ cao sịnh ra D. chất D bị thủy phân mạnh trong nước tạo ra khí cháy được và có mùi trứng thối. B và C tác dụng với nhau cho khí E, khí này tan được trong nước tạo dung dịch làm quì tím hoá đỏ. Hợp chất A và C có trong tự nhiên thuộc loại cứng nhất. hợp chất của 3 nguyên tố A, B, C là một muối không màu, tan trong nước và bị thuỷ phân. tìm A, B, C và các chất.:11:

A là Al, B là S, C là O
Al + S --> Al2S3; Al2S3 + H2O --> Al(OH)3 + H2S; S + O2 --> SO2;
hợp chất A và C là Al2O3
hợp chất A, B, C mình nghĩ đến Al2(SO3)3 nhưng ko chắc chắn lắm
còn Al2(SO4)3 thì ko bị thủy phân rùi

luipaster
03-25-2010, 05:06 AM
hòa tan hoàn hôn hợp gồm FeS2 và 0.03 mol FeS vào lượng dư dd H2SO4 đặc nóng thu được dd X và khí SO2 .Hấp thụ toàn bộ lượng khí SO2 bằng một lượng dung dịch KMnO4 thu được dung dịch Y không màu có ph=2.Tính số lít của dd Y?

huynhanh10c17
03-25-2010, 08:45 AM
đốt m g hh 2 KL có hóa trị ko đổi thu đc 21.5g hh của 2 oxit . cho m g hh trên vào dd 2 axit HCl và H2SO4 (l) dư thu đc m' g muối khan. tìm m':014:

ngocvantu
03-25-2010, 11:19 AM
Muối sunfua nào dưới đây có thể điều chế được bằng phản ứng của H2S với muối của kim loại tương ứng?
A. Na2S B. ZnS C. FeS D. PbS

karkula
03-25-2010, 01:07 PM
PbS bạn ạ!
Riêng muối sunfua của Cu và Pb thì có thể điều chế như vậy.

hanhluong
03-25-2010, 01:12 PM
đốt m g hh 2 KL có hóa trị ko đổi thu đc 21.5g hh của 2 oxit . cho m g hh trên vào dd 2 axit HCl và H2SO4 (l) dư thu đc m' g muối khan. tìm m':014:

Hi huynhanh
Mình có cách giải như sau
Gọi 2 kl là A và B có hóa trị là x và y, số mol là a,b
từ ptpu với oxi ta được
Aa + Bb + 18(xa+yb) =21.5 (1)

tương tự cho pu với acid
3A + xHCl + xH2SO4 = AClx +A2(SO4)y+ h2

a a/3 a/3
pu 2 tương tự



ta có
m'=Aa+Bb+ 131.5(ax+by) (2)

thế 1 vào 2
suy ra kết quả
lưu ý Aa+Bb=m
good luck to you:24h_122:

trumtrung
03-25-2010, 04:30 PM
hon họp 58.4g (AlCl3, CrCl3) vào NaOH dư sau dó cho tiep tục nước clo rồi lại thêm lượng dư dd BaCl2 thu duoc 50.6 g ket tua. tính %klg AlCl3 trong hh đầu

phanngocson
03-25-2010, 05:13 PM
Al, Cr có tính lưỡng tính nên có phản ứng sau
AlCl3+4NaOH = NaAlO2+NaCl+ 2H2O
Cr tương tự b ahn tự tính nha

trumtrung
03-25-2010, 05:23 PM
vậy kết tủa là gì vậy bạn ? cái dữ kiện kết tủa làm sao áp dụng ?

phưong79
03-25-2010, 05:46 PM
hon họp 58.4g (AlCl3, CrCl3) vào NaOH dư sau dó cho tiep tục nước clo rồi lại thêm lượng dư dd BaCl2 thu duoc 50.6 g ket tua. tính %klg AlCl3 trong hh đầu

Cái này là kiến thức cơ bản trong SGK 12 rồi mà.
Cả hai muối đều tạo AlO2 - và CrO2 -
nhưng CrO2 - tác dụng Cl2 trong môi trường liềm tạo ion CrO4 2-
Chính ion này tác dụng với Ba2+ tạo kết tủa vàng tươi đó.
Bài này ta có thể làm nhanh như sau
n kết tủa bằng nCrCl3 ban đầu =0,2 mol => mCrCl3 = 31,7 => % AlCl3 = 100 - 31,7/58,4.100=45,72 .Thân!!!!

hoahong39
03-26-2010, 08:52 AM
1.trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí ),thu được hỗn hợp rắn M.cho M tác dụng với lương dư dung dịch HCL ,giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G.để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2(ở dktc).giá trị của V là:
a:4,48 b:3,36 c3,08 d 2,8
cho tớ hỏi có phải dáp án d không
:nhau (

trumtrung
03-27-2010, 04:22 AM
nFe = 0.1 mol , nS = 0.075 mol
bảo toàn e : Fe---Fe2+ +2e S + 4e --> S+4 (H2S + 3/2O2 => SO2 + H2O)
O2 +4e---> 2O2-
=> nO2 = (2.0.1 +4.0.075)/4.22.4= 2.8 lit

meomeogaugau26
03-27-2010, 09:33 AM
có ba nguyên tố A, B, C. A tác dụng với B ở nhiệt độ cao sinh ra D. Chất D bị thuỷ phân mạnh trong nước sinh ra khí cháy được và có mùi trứng thối. B và C tác dụng với nhau cho khí E, khí này tan được trong nước tạo dung dịch làm quì tím hoá đỏ. Hợp chất của A và C có trong tự nhiên và thuộc loại chất cứng nhất. Hợp chất của 3 nguyên tố A, B, C là một muối không màu, tan trong nước và bị thuỷ phân. Viết tên A, B, C và phương trình các phản ứng đã nêu ở trên.

meomeogaugau26
03-27-2010, 09:36 AM
SnS2 tan trong (NH4)2S; SnS ko tan trong dd (NH4)2S nhưng tan trong dd (NH4)2S2:2:

yellowrose
03-27-2010, 11:14 AM
các bạn tính giùm mình nha
Tính pH của 3 dd 0,1N sau NaHCO3, Na2HPO4, (NH4)2SO4
Thanks các bạn nhiều

kuteboy109
03-27-2010, 04:42 PM
Bạn nên chú ý:
1> Phản ứng acid-base: SnS2+ (NH4)2S -->(NH4)2SnS3
2> Phản ứng oxi hóa khử: SnS+ (NH4)2S2 -->(NH4)2S + SnS2 --> (NH4)2SnS3

kuteboy109
03-27-2010, 04:51 PM
Gợi ý cho bạn: A là Al, B là S, C là O
-Khí cháy được và mùi trứng thối là: H2S
-E là SO2
- Al3+ bị thủy phân

hoang tu hoa
03-27-2010, 07:02 PM
Cho Ka đi !

yellowrose
03-27-2010, 10:30 PM
Hco3- 4.8*10^-11, hso4- 1,1*10^-2

yellowrose
03-27-2010, 10:34 PM
các bạn trả lời giúp câu này luôn nhen!!
các oxit dưới đây thường thể hiện tính chất gì trong các hệ oxit nóng chảy ở nhiệt độ cao:
CaO, MgO, B2O¬3, SiO2, Al2O3.
Viết phản ứng minh họa ở nhiệt độ cao giữa nó với một chất khác.
thanks!

cuhieu
03-28-2010, 07:05 PM
giải giúp minh bài này
Cho 18,3 gam hh X (Na và Ba) vào nước thu được dd Y và 4,48 lít khí H2(đktc).Xác định thể tích CO2 cho vào Y để được kết tủa lớn nhất

trathanh
03-28-2010, 08:12 PM
Hi Bro!
dung dich thu đuợc gồm NaOH và Ba(OH)2, muốn thu đuợc tủa lớn nhất thì cứ cho CO2 phản ứng hết với NaOH và vừa đủ với Ba(OH)2.

nguyenquocbao1994
03-28-2010, 09:24 PM
Mình hướng dẫn bạn bài này nhé
Vì đề bài nói là cho lượng kết tủa sẽ lớn nhất nên CO2 sẽ dư dẫn đến tạo muối trung hòa
Ta có :
Ba + 2H2O = Ba(OH)2 + H2
b b b
2Na + 2H2O = 2NaOH + H2
a a 1/2a
2NaOH + CO2 = Na2CO3 + H2O
a 1/2a
Ba(OH)2 + CO2 = BaCO3 (Kết tủa) + H2O
b b
Gọi a,b lần lựot là số mol của Na,Ba

Ta có hệ phương trình
23a + 137b = 18.3
1/2a + b = 4.48/22.4

Tính đc a,b có nghĩa là tính đc số mol của CO2 để tạo đc kết tủa lớn nhất

Thân !!

phanphuongthanhtin
03-28-2010, 09:24 PM
giải giúp minh bài này
Cho 18,3 gam hh X (Na và Ba) vào nước thu được dd Y và 4,48 lít khí H2(đktc).Xác định thể tích CO2 cho vào Y để được kết tủa lớn nhất
bài này bạn cần chú ý khi cho CO2 vào trong hổn hợp 2 dd kiềm đó chỉ có Ba(OH)2 là cho kết tủa thôi. kòn NaOH thì ko có tạo kết tủa. nhưng cũng cần lượng CO2 cho cả 2.
đầu tiên e cần giải hệ để tìm ra số mol của Ba(OH)2 và NaOH
23x + 137y = 18.3
0.5x + y =0.2
sau đó viết pt: 3NaOH + 2CO2 --> Na2CO3 + NaHCO3 + H2O (1)
tìm ra số mol CO2 ở pt 1
sau khi tác dụng hết với NaOH thì CO2 sẽ típ tục tác dụng với Ba(OH)2 cho ra kết tủa luôn.nếu dư CO2 kết tủa sẽ tan ra.
Ba(OH)2 + CO2 --> BaCO3 + H2O (2)
tìm ra đc số mol của CO2 ở pt trình (2)
lấy (1) + (2) thì tìm đc số mol của CO2 cần thiết để đạt kết tủa lớn nhất.:014:

vuthanh
03-29-2010, 08:13 PM
gọi số mol của Fe3O4 là a mol
vì sau phản ứng còn dư kim loại => Cu dư
gọi số mol của Cu phản ứng với HNO3 là b
các phương trình như sau:
33Fe3O4+28HNO3->9Fe(NO3)3+NO+14H2O
amol 3a mol a/3mol
3Cu+8HNO3->3Cu(NO3)2 +2NO+4H2O
bmol bmol 2b/3mol
Cu + 2Fe(NO3)3->Cu(NO3)2+2Fe(NO3)2
3a/2mol 3amol 1.5amol 3amol
nNO=3.36/22.4=0.15=a/3+2b/3(*)
khối lượng chất rắn tham gia vào phản ứng là 232a+64(1.5a+b)=61.2-2.4(**)
từ (*) và (**)=> a=0.15 b=0.15
khối lượng muối thu được m=mCu(NO3)2+mFe(NO3)2
=188(0.15+1.5*0.15)+180(3*0.15)=151.5
chọn đáp án A
mình thấy các bạn làm sai vì chưa cân bằng phương trình nào cả mà.hi
chỉ cần chú ý một tí là làm được bài này mà

phanphuongthanhtin
03-29-2010, 11:26 PM
[QUOTE=hoahong39;55842]cho 61,2g hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng,đun nóng và khuấy đều.sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn,thu được 3,36l khí NO(sản phẩm khử duy nhất,ở đktc),dung dịch Y và còn lại 2,4g kim loại.Cô cạn dung dịch Y,thu được m gam muối khan. giá trị của m là:
A:151,5 b:137,1 c:97,5 d108,9


Bài này bạn có thể giải theo cách sau:
3Cu + 8HNO3 --> 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O (1)
a a 2a/3
3Fe3O4 + 28HNO3 --> 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O (2)
b 3b b/3
sau phản ứng thì đồng kòn dư sẽ tiếp tục tác dụng với Fe(NO3)3 để tạo thành hổn hợp 2 muối vì sau phản ứng vẩn kòn kim loại Cu dư nên Fe(NO3)3 phản ứng hết.
Cu + 2Fe(NO3)3 --> Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2 (3)
3a/2 3b 3b/2 3b
kêt hợp 3 phương trình ta có hệ:
64a + 232b + 3*64*b/2 + 2,4 = 61.2
2a/3 + b/3 = 0.15
==> a=b= 0.15 mol
khối lượng muối thu được gồm Cu(NO3)2 ở (1) và (3) và Fe(NO3)2 (3)
m = 0.15x188 + 0.225x188 + 0.45x180 = 151.5(g)
:24h_039:

phanphuongthanhtin
03-29-2010, 11:29 PM
phần định dạng này có vấn đề nên bạn thông cảm nha. cố gắng mà hỉu

thuanh_9x
04-21-2010, 10:16 PM
các bạn ơi, nếu đề bài cho một phương trình oxi hóa khử rồi yêu cầu viết sơ đồ cấu tạo các nguyên tố ganvanic thì mình phải lưu ý điều gì? Mình ko biết khi nào thì có (Pt), có những nguyên tắc j bắt buộc nữa

Phan Thành Nhân
04-23-2010, 09:48 AM
Các anh giúp em nhận biết bài bày với :

Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các dung dịch sau :
K2SO4, Na2SO4, HCl, BaCl2, HNO3

Vấn đề là em không thể nhận biết được K2SO4, Na2SO4
Các anh giải nhanh giúp em, em sắp thỉ Học Kì 2 rùi

anhtuan_a3_92
04-23-2010, 10:30 AM
Nhận biết Na2SO4 bằng thuốc thử Urani kẽm axetat, cho kết tủa vàng nhạt
UO2(CH3COOH)2.Zn(CH3COO)2.CH3COONa.6H2O
Hoặc nhận biết K2SO4 bằng Na3[Co(NO2)6] cho kết tủa K2Na[Co(NO2)6] màu vàng
Cách đơn giản hơn cả là đốt 2 muối này, K2SO4 cho ngọn lửa màu tím, Na2SO4 cho ngọn lửa màu vàng

Hồ Sỹ Phúc
04-23-2010, 01:07 PM
Các anh giúp em nhận biết bài bày với :
Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các dung dịch sau :
K2SO4, Na2SO4, HCl, BaCl2, HNO3
Vấn đề là em không thể nhận biết được K2SO4, Na2SO4
Các anh giải nhanh giúp em, em sắp thỉ Học Kì 2 rùi
Chú ni có phải ở TpCL không vậy?
Mà hỏi cho lớp mấy đây?
Bạn anhtuan trả lời dùng muối kẽm uranyl axetat hoặc Natri cobantinitrit như thế chỉ áp dụng cho trình độ ĐH thôi, ở THPT không được chấp nhận đâu. Còn dùng ngọn lửa thì k phải pp Hoá học rồi, đó là pp Vật lý.
Theo tôi bài này k phù hợp với trình độ THPT, nếu cần thiết thì có thể dùng KHCO3 vậy, khi đó K2SO4 không có hiện tượng, còn Na2SO4 cho kết tủa NaHCO3 làm đục dung dịch - nhưng cũng không thuyết phục lắm
(Chú ý là NaHCO3 tan ít, khoảng 0,1mol/lit. Trong khi các chất khác tan tốt hơn)

Cozy
05-06-2010, 07:45 PM
Để khử 6,4 g một oxit kim loại cần 2,68 l khí H2 (đkc). Nếu lấy lượng kim loại đó tác dụng với HCl dư thì giải phóng 1,792 l khí H2 (ở đkc). Tìm tên kim loại.
Mình cần các bạn giúp đề Hóa 8 này! Mình cần gấp!
Thân! :24h_118:

nguyenquocbao1994
05-06-2010, 09:20 PM
Mình làm thử nhé :
Gọi CT là MxOy
MxOy + yH2 ---> xM + yH2O (1)

nH2 = 0.12 mol

2M + 2yHCl ---> 2MCly + yH2 (2)

nH2 = 0.08 mol
=> nM = 0.16/y mol

Theo pt (1) ta có tỷ lệ
x/y = 0.16/y/0.12 => x/y=4/3y => x =3/4

Theo pt 1 thì nMxOy = 0.12/y mol
=> Mx + 16y = 6.4/0.12/y
=> Mx + 16y = 53.3y
Thay x=3/4 trên vào pt ta đc
M=28y
Chọn y=2 => M là Fe

Thân !

vuthanh
05-06-2010, 11:00 PM
Mình làm thử nhé :
Gọi CT là MxOy
MxOy + yH2 ---> xM + yH2O (1)

nH2 = 0.12 mol

2M + 2yHCl ---> 2MCly + yH2 (2)

nH2 = 0.08 mol
=> nM = 0.16/y mol

Theo pt (1) ta có tỷ lệ
x/y = 0.16/y/0.12 => x/y=4/3y => x =3/4

Theo pt 1 thì nMxOy = 0.12/y mol
=> Mx + 16y = 6.4/0.12/y
=> Mx + 16y = 53.3y
Thay x=3/4 trên vào pt ta đc
M=28y
Chọn y=2 => M là Fe

Thân !
bạn làm như này thì hơi dài và hai "y" của bạn có giống nhau ko thế???
mình làm như này xem có được ko nhé?
gọi CT của oxit là MxOy
nH2=nH2O=0.12 mol=>mM=6.2+0.12*2-0.12*18=4.48g
=>nM=4.48/M
2M+2aHCl->2MCla+aH2
nH2=0.08 mol
=>nM=0.16/a=4.48/M=>M=28a=>M là Fe

mapbu
05-30-2010, 11:29 PM
Cho 70.4g hh Fe, FeO, Fe2O3 qua CO nung nóng thu 64g hh A và 0,5 mol CO2 và CO dư. Hòa tan A vào HCl dư thu đc Y và 0,1 mol H2. Làm bay hơi Y ở nhiệt độ áp suất thấp thu đc p(g) muối FeCl2.6H2O. Tính p?
Bài tập tự luận ko có đáp án :(

Bài này lạ ở chỗ cho vào HCl làm mọi chuyện rối tinh lên.
Cách nghĩ của mình như vầy.
Cho ra FeCl2.6H2O nên chỉ tạo Fe2+ ( do A có dư Fe2O3 thi td HCl cũng ra Fe3+ sau đó bị Fe oxh lại thành Fe2+). Lí do khác là ngoài cách nghĩ này mình ko nghĩ ra cách nào khác để giải bài này.
Đầu tiên tăng giảm khối lượng thấy 0,4 mol O.
Giai đoạn 2 tiếp tục vẫn là hỗn hợp Fe và oxit
Bảo toàn như thế này có đúng ko?
Gọi x là số mol Fe
2x=(64-56x)*2/16(O giai đoạn 2) +0,4*2(O giai đoạn 1)+0,1*2(H2)
Giải đc x=1 => p=235g có đúng ko?
Xin cao nhân chỉ giáo :(( sầu bài này rùi:welcome (:welcome (

Hồ Sỹ Phúc
05-31-2010, 01:01 AM
Cho 70.4g hh Fe, FeO, Fe2O3 qua CO nung nóng thu 64g hh A và 0,5 mol CO2 và CO dư. Hòa tan A vào HCl dư thu đc Y và 0,1 mol H2. Làm bay hơi Y ở nhiệt độ áp suất thấp thu đc p(g) muối FeCl2.6H2O. Tính p?
Bài tập tự luận ko có đáp án :(
Bài này lạ ở chỗ cho vào HCl làm mọi chuyện rối tinh lên.
Cách nghĩ của mình như vầy.
Cho ra FeCl2.6H2O nên chỉ tạo Fe2+ ( do A có dư Fe2O3 thi td HCl cũng ra Fe3+ sau đó bị Fe oxh lại thành Fe2+). Lí do khác là ngoài cách nghĩ này mình ko nghĩ ra cách nào khác để giải bài này.
Bài làm của bạn hay lắm!
Tôi chỉ bổ sung một phần biện luận thế này: Vì tính oxi hóa của Fe3+ > H+ nên, khi có H2 thoát ra thì trong dung dịch không còn ion Fe3+.
Phần tiếp theo không có gì bàn thêm!
Thân!

mapbu
05-31-2010, 05:18 PM
Bài làm của bạn hay lắm!
Tôi chỉ bổ sung một phần biện luận thế này: Vì tính oxi hóa của Fe3+ > H+ nên, khi có H2 thoát ra thì trong dung dịch không còn ion Fe3+.
Phần tiếp theo không có gì bàn thêm!
Thân!

Pác Phúc nói đúng quá, gãi đúng chỗ ngứa rùi, chỗ đó thế mà ko nghĩ ra nhỉ, thanks pác!

hoa
06-01-2010, 06:15 PM
giúp mình bài này với
Thổi 1 luồng CO qua hỗn hợp Fe và Fe2O3 nung nóng được chất khí B và hỗn hợp khí D gồm Fe, sắt 2. sắt 3, sắt từ. Cho B lội qua dung dịch nc vôi trong Ca(OH)2 dư thấy tạo 6g kết tủa. Hòa tan D bằng H2SO4 đ, n' thấy tạo ra 0.18mol SO2 còn dung dịch E. Cô cạn dung dịch E thu d.c 24g muối khan. XÁc định thành phần trong hỗn hợp ban đầu

arozuki
06-04-2010, 03:22 AM
gọi x,y là số mol của Fe và Fe2O3.Ta có:
Fe -3e--->Fe3+

C+2(CO) -2e ---->C+4(CO2)

S+6 +2e ---->S+4

===> 3x + 0,12 = 0,36 ---> x = 0,08 mol
0,5x + y = 0,06 ----> y = 0,02 mol
===> %Fe = 58,3% ; %Fe2O3 = 41,7%

minhnhan1992
06-06-2010, 10:39 PM
Bác Phúc giải thích dùm em với! Bạn mapbu bảo toàn theo phương pháp nào sao em đọc mãi vẫn chưa hiểu ạ ! Mong Bác Phúc chỉ giáo.

Hồ Sỹ Phúc
06-06-2010, 11:15 PM
Bác Phúc giải thích dùm em với! Bạn mapbu bảo toàn theo phương pháp nào sao em đọc mãi vẫn chưa hiểu ạ ! Mong Bác Phúc chỉ giáo.
Đó chính là cái bạn cần suy nghĩ! Học là phải thế! Đôi khi cần phải tự suy nghĩ những phần còn lại của "cuộc chơi". Như thế bạn sẽ nhớ lâu hơn!
Mapbu làm ơn nhắn trực tiếp cho bạn này đi nhé! hihi

Hồ Sỹ Phúc
06-07-2010, 12:00 AM
Bác Phúc giải thích dùm em với! Bạn mapbu bảo toàn theo phương pháp nào sao em đọc mãi vẫn chưa hiểu ạ ! Mong Bác Phúc chỉ giáo.
Nói như Bean cũng tốt, nhưng bài này mapbu trình bày thế chắc anh chị em thấy khó hiểu, vì vậy nhận yêu cầu của minhnhan1992 tôi post hướng dẫn cụ thể hơn. Hi vọng sẽ làm cho các bạn dễ hình dùng hơn.

Bài này giải theo phương pháp quy đổi:<o:p></o:p>
A gồm Fe, O<sub>2</sub> a mol ====>Fe<sup>2+<o:p></o:p></sup>

Gọi x là số mol Fe trong hỗn hợp đầu, ta có:<o:p></o:p>

Chất khử: <o:p></o:p>

-------------- Fe => Fe<sup>2+</sup> + 2e.<o:p></o:p>

-------------- x------------>2x<o:p></o:p>

Chất oxi hoá:<o:p></o:p>

<!---->Trong A có m<sub>O2</sub> = 64 – 56x => n<sub>O2</sub> = (64 – 56x)/32 = a<o:p></o:p>

-------------- O<sub>2</sub> + 4e ==> 2O<sup>2-</sup><o:p></o:p>

-------------- a--->4a<o:p></o:p>

-------------- 2H<sup>+</sup> + 2e ==> H<sub>2</sub><o:p></o:p>

----------------------0,2<---0,1<o:p></o:p>

Bảo toàn điện tích:<o:p></o:p>

2x = 4a + 0,2 <=> 2x = 4(64 – 56x)/32 + 0,2 ==> x = 8,2/9 mol.
[I]Nhận xét:
- Có thể quy đổi hỗn hợp A thành nhiều dạng khác nhau (chắc ai cũng đã biết)
- Bài trên có 2 dữ kiện không liên quan gì đến tính p. Có thể đề bài có 2,3 ý nhưng tác giả đã lược bớt mất chỉ còn 1 ý. Do đó không có gì là mâu thuẫn ở đây!
- Bài giải trên của mapbu là chưa chính xác, vì đã quên mất sự có mặt của CO (cũng là chất khử), ở đây tác giả chỉ coi chất khử là Fe. Cái này chính tôi lúc đầu cũng đã không nhận ra.:24h_066::24h_092:
Thân!
<o:p></o:p>

<o:p></o:p>

vânpro^`95
06-07-2010, 08:00 AM
em cũng có bài về sắt mong các bác giúp ạk
Cho 7,2 h hh bột sắt và 1 oxit của sắt hòa tan hết trong dd HCl 1M dư thu dc 0,56l H2(ở đktc)và dd B.Cho dd B tác dụng với dd NaOH dư đun sôi trong không khí lọc kết tủa rửa sạch làm khô rồi nung ở nhiệt độ ao đến khối lg không đổi thu dc 8,0g chất rắn
-Xác định % của sắt và oxit sắt trong hh A
-Tìm Ct của oxit sắt
-Tính thể tích dd HCl vừa đủ để hòa tan hết hỗn hợp A

*)dd FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4.Làm thế nào để loại bỏ tạp chất khỏi dd
*)cho em hỏi HNO3+BaSO4 ra cái gì ạk

Anhtuong
06-07-2010, 08:59 AM
bài đầu tien bạn chỉ cân goi số mol của các oixsat là x, y. z thoi sau dó bạn cho Fe td vói CO
ròi cho CO td vói O2 ròi tinh số mol là lấy theo ion ròi áp dụng bảo toàn e là dc ah`

vuthanh
06-07-2010, 12:20 PM
[QUOTE=vânpro^`95;62059]em cũng có bài về sắt mong các bác giúp ạk
Cho 7,2 h hh bột sắt và 1 oxit của sắt hòa tan hết trong dd HCl 1M dư thu dc 0,56l H2(ở đktc)và dd B.Cho dd B tác dụng với dd NaOH dư đun sôi trong không khí lọc kết tủa rửa sạch làm khô rồi nung ở nhiệt độ ao đến khối lg không đổi thu dc 8,0g chất rắn
-Xác định % của sắt và oxit sắt trong hh A
-Tìm Ct của oxit sắt
-Tính thể tích dd HCl vừa đủ để hòa tan hết hỗn hợp A

Fe+2HCl->FeCl2+H2
0.025-----0.025---0.025=>mFexOy=5.8=>% của từng chất.
FexOy+2yHCl->FeCl2y/x+yH2O
2Fe->Fe2O3
0.025--0.0125
2FexOy->xFe2O3
0.075/x----0.0375
=>56x+16y=232x/3=>16y=64x/3=>x/y=3/4
=>CT là Fe3O4
nHCl=0.25=>V=250ml

darks
06-08-2010, 09:23 AM
*)dd FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4.Làm thế nào để loại bỏ tạp chất khỏi dd
*)cho em hỏi HNO3+BaSO4 ra cái gì ạk
Theo tớ thỳ :
HNO3+BaSO4 không xảy ra phản ứng .
Để tách CuSO4 ra khỏi FeSO4 thỳ dùng Fe :
Fe+CuSO4-->FeSO4+Cu
:015:

nguyenquocbao1994
06-08-2010, 10:15 AM
Nếu đề yêu cầu không làm thay đổi khối lượng thì bạn có thể sử dụng Fe cho vào hh, do Fe mạnh hơn Cu nên nó cỏ thể đẩy Cu trong muối CuSO4
Fe + CuSO4 ---> FeSO4 + Cu
Lọc bỏ Cu ta đc dd FeSO4 tinh khiết

BaSO4 không thể td vơi HNO3 đc, vì khi bạn viết phản ứng ra thì sẽ không có chất này bay hơi hay kết tủa

mapbu
06-12-2010, 10:19 PM
Nói như Bean cũng tốt, nhưng bài này mapbu trình bày thế chắc anh chị em thấy khó hiểu, vì vậy nhận yêu cầu của minhnhan1992 tôi post hướng dẫn cụ thể hơn. Hi vọng sẽ làm cho các bạn dễ hình dùng hơn.

Bài này giải theo phương pháp quy đổi:<o:p></o:p>
A gồm Fe, O<sub>2</sub> a mol ====>Fe<sup>2+<o:p></o:p></sup>

Gọi x là số mol Fe trong hỗn hợp đầu, ta có:<o:p></o:p>

Chất khử: <o:p></o:p>

-------------- Fe => Fe<sup>2+</sup> + 2e.<o:p></o:p>

-------------- x------------>2x<o:p></o:p>

Chất oxi hoá:<o:p></o:p>

<!---->Trong A có m<sub>O2</sub> = 64 – 56x => n<sub>O2</sub> = (64 – 56x)/32 = a<o:p></o:p>

-------------- O<sub>2</sub> + 4e ==> 2O<sup>2-</sup><o:p></o:p>

-------------- a--->4a<o:p></o:p>

-------------- 2H<sup>+</sup> + 2e ==> H<sub>2</sub><o:p></o:p>

----------------------0,2<---0,1<o:p></o:p>

Bảo toàn điện tích:<o:p></o:p>

2x = 4a + 0,2 <=> 2x = 4(64 – 56x)/32 + 0,2 ==> x = 8,2/9 mol.
[I]Nhận xét:
- Có thể quy đổi hỗn hợp A thành nhiều dạng khác nhau (chắc ai cũng đã biết)
- Bài trên có 2 dữ kiện không liên quan gì đến tính p. Có thể đề bài có 2,3 ý nhưng tác giả đã lược bớt mất chỉ còn 1 ý. Do đó không có gì là mâu thuẫn ở đây!
- Bài giải trên của mapbu là chưa chính xác, vì đã quên mất sự có mặt của CO (cũng là chất khử), ở đây tác giả chỉ coi chất khử là Fe. Cái này chính tôi lúc đầu cũng đã không nhận ra.:24h_066::24h_092:
Thân!
<o:p></o:p>

<o:p></o:p>

Bài giải này mình pót lên chỉ mang tính chất tham khảo, mình ko khẳng định là đúng, bác MOD nói đúng nên cũng ko coi lại.
Ở chỗ CO mình có suy nghĩ như vầy, trong lúc hh giảm từ Fex+--> Fe thì số mol e trao đổi bằng với số mol e của CO--> CO2, sau đó Fe típ tục tăng thành Fe2+, nên từ đầu chí cuối Fe--> Fe2+, giai đoạn đó chỉ là trung gian, lược bỏ?
Phương án của bác MOD mình cũng đã làm qua rùi và ra KQ giống nhưng xét thấy ko hợp lí ( theo ý mình).
Cách nghĩ của mình sai ở đâu? MOD giải thích dùm mình đc ko?

[Vai trò của CO là gì? Có phải chất khử không?:cuoimim (:cuoimim (:cuoimim (]

Hồ Sỹ Phúc
06-20-2010, 03:23 PM
*)dd FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4.Làm thế nào để loại bỏ tạp chất khỏi dd
Cái này ngoài cách dùng Fe của Darks đã nếu còn có thể dùng phương pháp điện phân đấy. Ok?