PDA

View Full Version : Các dạng bai toán trong phần vô cơ?


Pages : [1] 2 3 4 5 6 7 8

sk_kbg89
04-16-2006, 09:20 PM
Đề bài:
a (g) Al trộn với x (g) oxit Sắt từ tạo thành hỗn hợp A. Sau khi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm xong thu được chất rắn B.Cho B t/d hết với dd H2SO4 loãng thu được V lit khí (dktc).Tính x theo V và a

Teddysheringham
05-01-2006, 10:06 AM
Bài này phải chia ra 2 trường hợp là Al dư Và Fe3O4 dư. Khi Fe3O4 dư tức là tạo thành Al2O3, FeO và Fe còn Al dư tức tạo ra Al2O3 và Fe.

Andy
06-19-2006, 12:49 PM
Mình làm ko bít đúng ko, toàn số với số, mình rất hay tính sai.
Bài này mình nghĩ là bạn nên làm theo kiểu số e cho bằng nhận
TH1: Al dư thì mình ra a/9=x/116+V/11.2
TH2: Fe3O4 dư thì là a/9=x/232+V/4.48
Bạn làm theo cánh này và xem mình làm Đ ko nha

Anhtam
06-26-2006, 05:41 PM
Cho oxit AxOy của kim loại A có hóa trị không đổi.1,53 gam AxOy nguyên chất tan trong HNO3 dư thu được 2,61 gam muối. Xác định công thức của oxit trên
:welcome (

aqhl
06-26-2006, 06:03 PM
Chà chà, bài hấp dẫn đây. 1 pt, 3 ẩn. Cho x giá trị 1, 2, 3... gì đó; biện luận A theo y. Chọn bộ A, x, y tối ưu. Sorry nhé, biết cách nhưng ko có thời gian giải chi tiết.

Anhtam
06-26-2006, 06:19 PM
Cho 11,6 g hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe2O3 vào dd HNO3 loãng dư, thu dược V lít hỗn hợp khí B gồm NO, N2O có tỉ khối hơi đối với H2 bằng 19.Mặt khác, nếu cho hổn hợp X tác dụng với CO dư thì sau pư hoàn toàn thu được 9,52 g Fe. Tính thể tích khí B
(Bài này trong sách pư oxi hóa-khử và sự điện phân của Ngô Ngọc An nhưng sao giải thấy khó hiểu quá) :vanxin(

sk_kbg89
06-30-2006, 12:24 PM
Cám ơn mọi ngượi Bài này mình làm được rội Phải chia ra làm 3 TH:
TH1: Al và Fe3O4 đều hệt
TH2: Al dư, Fe3O4 hết
TH3: Al hết, Fe3O4 dư
Nói chung là cứ giải theo sơ đồ trên là sẽ ra đáp số. Nhưng có một lưu ý là nếu bài toán mà ra có yêu cầu thay số thì chúng ta lại phải biện luận thêm một chút nữa thì bài toán sẽ dễ dàng hợn

Yugi
06-30-2006, 01:05 PM
Cho 11,6 g hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe2O3 vào dd HNO3 loãng dư, thu dược V lít hỗn hợp khí B gồm NO, N2O có tỉ khối hơi đối với H2 bằng 19.Mặt khác, nếu cho hổn hợp X tác dụng với CO dư thì sau pư hoàn toàn thu được 9,52 g Fe. Tính thể tích khí B
(Bài này trong sách pư oxi hóa-khử và sự điện phân của Ngô Ngọc An nhưng sao giải thấy khó hiểu quá) :vanxin(


Hi,
Bài này đưa ra hh có 3 chất , phải 3 ần, tìm đủ 3 pt để giai. Hy vọng bạn kham khảo

11.6 g hh gồm có x mol Fe, y mol FeO, z mol Fe2O3

ta có 56 x + 72 y + 160 z = 11.6
hay 7 x + 9y + 20 z = 1.45 ( *)

Dữ kiện thứ 3: FeO + CO = Fe + CO2
Fe2O3 +3 CO = 3Fe + 3CO2
Từ khối lương ran ta có :

x + y + 2z= 9.52/56
syu ra x+ y + 2z = 0.17 (**)

Dữ kiện thứ 2: hh khí gồm có NO và NO2 có tỳ khối hơi so với H2 là 19

HH khí này chứa a mol NO và b mol NO2
Ta co : 30 a + 46b = 19*2*(a+b)
suy ra a=b hay n (NO) = n (NO2)

PTPU: 4Fe + 6NO3- + 18 H+ = 4 Fe(3+) + 3NO + 3NO2 + 9 H2O
4FeO + 2NO3- + 14 H+ = 4Fe(3+) + NO + NO2 + 7H2O
Fe2O3 + 6H+ = 2Fe(3+) + 3H2O

Lấp ẩn vô ta có n(NO) = 3/4 x + y/4 = n (NO2)

Từ pt * ** ta suy ra duoc : 3x + y = 0.25
n (hh) = n (NO) + n(NO2) = 2* (0.75 x + 0.25 y) = (3x +y)/2
n(hh) = 0.25/2= 0.125 mol

V (hh) = 0.125 * 22.4 = 2.8 lít ( bài khong cho dk gi ca, chac là dktc rồi )
Khối lượong khí (hh) = 0.125 * 38 = 4.75 g

khanh giang
08-29-2006, 10:32 AM
em co cau nay nho anh chi chi dum neu nguoi ta cho hon hop nhieu kimloai hoa tri khac nhau (co khoi luong hon hop) cung tac dung voi hcl (biet so mol).bay gio em muon so sanh so mol.em gia su so mol hon hop la nho nhat thi cong thuc khi gia su la nhu the nậom cam on nhieu

longraihoney
09-02-2006, 08:24 AM
BÀI NÌ CŨNG ĐƠN GIẢN MỪ ! CHỦ ÍU VIẾT ĐƯỢC PTHH THÔI!
PT NÈ : AxOy+2yHNO3---->xA(NO3)2y/x+yH2O ( vì hóa trị ko đồi mờ)
CÁI X ĐÓ :-" CHO BẰNG HAI LUN CŨNG ĐƯỢC ^_^ VÌ NÓ KO CÓ HAI ÓA TRỊ NÊN KO CÓ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BỊT ! VẬY ĐẶT PT RÙI CHO Y CHẠY THÔI! HIHI! :sacsua (

longraihoney
09-02-2006, 08:30 AM
KẾT WẢ LÀ KHI Y BẰNG HAI NÓ RA A= 137 LÀ BArI ĐÓ BẠN! HIHI! CỐ GẮNG GIẢI PT RA MÌNH LÀM BIẾNG POST LÊN WÉ! THÂN!

minhtruc
09-05-2006, 07:26 PM
Em cần nói rõ số mol HCl là số mol ban đâu hay số mol phản ứng với kim loại, và có bao nhiêu kim loại trong hỗn hợp, kim loại nào không tác dụng với HCl, em muốn so sánh số mol của cái gì với cái gì. Vì hóa học không thể giải được bài toán trong trường hợp tổng quát như toán được.

long
09-13-2006, 04:43 PM
em co cau nay nho anh chi chi dum neu nguoi ta cho hon hop nhieu kimloai hoa tri khac nhau (co khoi luong hon hop) cung tac dung voi hcl (biet so mol).bay gio em muon so sanh so mol.em gia su so mol hon hop la nho nhat thi cong thuc khi gia su la nhu the nậom cam on nhieu





em nên có một bài tập cụ thể từ đó mới có thể tư vấn cho em đươc.Thế nhé

nguyen ngoc duy
09-16-2006, 08:07 PM
Khi biết công thức hóa học của 2 kim loại thì so sánh số mol với HCL xem cái nào phản ứng hết ta làm như sau :
giả sử 2 kim loại biết trước là Mg và Al
ta có khối lượng hỗn hợp là m (g)
số mol HCL là a (mol )
ta có các phản ứng như sau

Mg +2 HCl = MgCl2 + H2 (1)
2Al + 6HCl = 2 AlCl3 + 3H2 (2)

Giả sử hỗn hợp chỉ là Mg
n Mg = m/24 (mol)
Giả sử hỗn hợp chỉ là Al
n Al = m/27 (mol)

Theo PTPU thi n HCl (1) = m/12

Theo PTPU thi n HCl (2) = m/9

nhưng HH chứa cả 2 chất trên nên

nếu a> m/9 thì HCl dư
ngược lại thì ghi phản ứng bình thương rồi tính.

motsach
09-17-2006, 10:19 AM
Cho 69.6 g mangan đioxit tác dụng hết với dung dịch axit clohidric đặc. Toàn bộ lượng clo sinh ra được hấp thụ hết vào 500ml dung dịch NaOH 4M. Hãy xác định nồng độ mol của từng chất trong dung dịch thu được sau phản ứng. Coi thể tích dung dịch không thay đổi.

Ai có thể giúp mình giải bài toán này :rockon (

motsach
09-17-2006, 09:00 PM
Biết rằng khối lượng nguyên tử oxi nặng gấp 15,842 lần và khối lượng của nguyên tử cacbon nặng gấp 11,906 lần khối lượng của nguyên tử hidro. Hỏi nếu chọn 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon làm đơn vị thì H, O có nguyên tử khối là bao nhiêu :vanxin(

tigerchem
09-18-2006, 06:19 PM
mO = 15,842 mH
mC = 11,906 mH
m = 1/12mC = 0.992167 mH => mH = 1.0078951 m
mO = 15,967 m
mC = 11.999 m

motsach
09-19-2006, 07:49 PM
Thêm 78ml dung dịch bạc nitrat 10% (khối lượng riêng 109 g/ml) vào một dung dịch có chứa 3,88 hỗn hợp kali bromua và natri iotua. Lọc bỏ kết tủa. Nước lọc phản ứng vừa đủ với 13,3 ml dung dịch axit clohidric nồng độ 1,5 mol/lít. Hãy xác định thành phần phần trăm khối lượng từng chất trong hỗn hợp muối ban đầu và tính thể tích hidro clorua ở điều kiện tiêu chuẩn cần dùng để tạo ra lượng axit clohidiric đã dùng.

:mohoi ( :sep (

longraihoney
09-19-2006, 09:17 PM
(khối lượng riêng 109 g/ml) nhầm to rùi... 1.09 thì còn chấp nhận...



HIX BÀI NÌ KHÔNG CÓ GÌ LÀ PHỨC TẠP CẢ... THEO QUI TẮC THÌ... TA CÓ THỂ LẬP ĐƯỢC HỆ PT TỪ CÁC DỮ KIỆN ĐÓ... DẠNG CAO HƠN CỦA BÀI TẬP KIỂU NÌ LÀ XÉT PƯ XONG CHƯA THÔI ,,, THẰNG NẦ DƯ THÈNG NÀO THIẾU... BẠN HỌC LỚP 10 RÙI CHẮC CŨNG BIẾT CÁC XÉT PƯ HẾT AXIT HAY DƯ AXIT CHỨ NHĨ... ( TÓM TẮT LÀ GIẢ SỬ CHỈ CÓ MỘT TRONG HAI THẰNG RÙI TÌM RA KHOẢNG... TÍNH MOL AXIT RÙI SUY RA)

BÀI NÌ... LỚP 9 THÔI BẠN... HIX LỚP 10 NÂNG CAO HOÁ CŨNG KHỐI BT DẠNG NÌ... ^ ^chứ đừng nói chuyên ^ ^ mong bạn chú ý trước khi đặt câu hỏi ^ ^

longraihoney
09-20-2006, 07:20 PM
GIẢI THIX VÌ SAO P Ở DẠNG RẮN CÒN N2 DẠNG KHÍ Ở ĐK THƯỜNG... NGOAÌ RA VÌ SAO P HOẠT ĐỘNG HƠN N2 :noel7
TOÁN HOÁ TUY LÀ QUAN TRỌNG THẬT NHƯNG MÀ LỚP 10 NÊN CHÚ Ý NHÌU LÝ THUYẾT HƠN ^ ^ ĐẠI CƯƠNG MÀ... MÌNH CHỈ GÓP Ý THẾ THÔI CÒN AI HỌC SAO THÌ TUỲ... BT TOÁN HOÁ 10 THÌ CHAO OAI ... Me^.T

tigerchem
09-21-2006, 05:57 PM
Hic, Sorry, sửa lại nè
MnO2 + 4HCl = MnCl2 + Cl2 + 2H2O
0,8 mol MnO -> 0,8 mol Cl2
Cl2 + 2NaOH = NaCl + NaClO + H2O
NaCl 2 mol
Cl2 phản ứng 0,8 mol
NaOH dư [2-1.6=0,4mol]
NaCl tạo thành là 0,8 mol
NaClO tạo thành là 0,8 mol
Coi thể tích dung dịch là 500 mL
NaOH có C = 0,8 M
NaCl có C = 1,6 M
NaClO có C = 1,6 M
Hy vọng lần này không sai nữa!

nguyênbảo
10-08-2006, 10:31 AM
Cho 50 ml dung dịch A gồm axit hữu cơ RCOOH và muối kim loại kiềm của axit đó tác dụng với 120ml dung dịch Ba(OH)2 0.125M sau phản ứng thu được dung dịch B. Để trung hoà Ba(OH)2 dư trong B , cần cho thêm 3.75g dung dịch HCL 14.6% , sau đó cô cạn thu được 5.4325g muối khan

nguyênbảo
10-08-2006, 10:39 AM
Cho 50 ml dung dịch A gồm axit hữu cơ RCOOH và muối kim loại kiềm của axit đó tác dụng với 120ml dung dịch Ba(OH)2 0.125M sau phản ứng thu được dung dịch B. Để trung hoà Ba(OH)2 dư trong B , cần cho thêm 3.75g dung dịch HCL 14.6% , sau đó cô cạn thu được 5.4325g muối khan
Mặt khác , khi cho 50ml dung dịch A tác dụng với H2SO4 dư đun nóng thu được 1.05 lít hơi axit hữu cơ trên ( đo ở 136.5 độ , 1.12atm)
a) Tính nồng độ mol của cac chất trong dung dịch A
b) Tìm công thức axit và muối
c) Tính pH của dung dịch 0.1 mol/l của axit tìm thấy ở trên , biết độ điên ly = 1%
:vanxin(

tuoimongxudong_tuyetlinh
10-10-2006, 07:30 AM
Có ai vui lòng giải giùm bài này với : cho hỗn hợp 2 muối FeS2 , FeCO3 tác dụng hết voi dd HNO3 đặc nóng th được dd A và hỗn hợp khí B gồm NO2 va CO2. Thêm dd BaCl2 vào dd A.Hấp thụ hỗn hợp khí B bằng dd NaOH dư. Viết các phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn của các phản ứng xảy ra

longraihoney
10-10-2006, 01:47 PM
:leuleu ( Hóa là những cái gì khiến mình thấy kì kì :phuthuy ( cái này hôm nay em mới dám hỏi nà :nhau ( mọi người trả lời giùm cái
Số oxi hóa nó lẽ :bann ( vd NaO2 <~~ cái này thì -1/2 còn tiếp tục nào KO3 <~~ cái này thì lại là -1/3... càng lúc càng rối... dzỵ thì cho em biết electron nó bị sao mà sinh ra cái rắc rối này thía :nhanmat(

Còn cho em hỏi bậc phản ứng :phuthuy ( nó là gì dzỵ????? những phản ứng nào có những bậc phản ứng nào ( Cái này coi sách quả thật không hiễu nên mới hỏi các anh :ngu9 ( đừng có chê em nha :chan ( ) ^ ^ rùi trả lời cho em biết nhá... thankss nhìu

longraihoney
10-10-2006, 01:51 PM
TRÙI Ạ XÉT KHẢ NĂNG DƯ THIẾU ĐỂ XEM TRONG DD CÓ THỂ CÓ BAO NHIEU CHẤT ^ ^ CÓ THỂ DƯ AXIT CHẴNG HẠN... CÒN PT THÌ MÌNH KHÔNG THẤY CÓ PT NÀO LÀ QUÁ CHƯƠNG TRÌNH 10 CÃ
Lưu ý khi cho NO2 và CO2 vào nước thì thèng NO2 có khả năng phản ứng với nước tạo ra hai axit nữa... Còn CO2 thì phản ứng theo hai trường hợp tạo ta NaHCO3 và Na2CO3 thế nhé ^ ^

nguyênbảo
10-10-2006, 05:47 PM
Có ai biết cách tính áp suất ban đầu khi biết nhiệt độ thể tích ban đầu và áp suất lúc sau ko
VD: cho bay hơi 0.6 l khí ở 136.5 độ , sau khi bay hơi thấy áp suất trong bình la 425.6 ml thuỷ ngân. Tính số áp suất ban đầu

su_tro_lai_cua_nguoi_soi
10-10-2006, 06:43 PM
Bạn hãy xem công thức sau và tự suy nghĩ vậy:
http://i96.photobucket.com/albums/l177/unknown_1_2006/untitled-2.jpg

sutrovecuanguoisin
10-10-2006, 11:29 PM
công thức của cậu chỉ áp dụng cho khí lí tưởng mà thôi nếu muốn biết công thức áp dụng cho khí thực xem thêm một số quyển về hóa lí

sutrovecuanguoisin
10-10-2006, 11:38 PM
theo mình thực ra số Oxi hóa thực ra chỉ mang tính lí thuyết cố đọc lại định nghĩa về số Ôxi hóa trong sách tài liệu chuyên
Bậc phản ứng để chỉ số tác nhân cùng va chạm để tạo ra 1 pư hoa học VD pư bậc 2 tức là có 2 tác nhân cùng lúc va chạm vào nhau ( nhớ đâý phải là quá trình quyết định vận tốc của phẩn ứng)
chỉ có bậc pư từ 0 đến 3.phản ứng bậc 4 rất khó xảy ra vì sự va chạm cùng một lúc của 4 tác nhân là rất hi hữu
Nên nhớ phân biêt bậc hình thức và bâc thực của phản ứng.bậc hình thức bằng bậc thực khi pư là một quá trình đơn giản

su_tro_lai_cua_nguoi_soi
10-11-2006, 12:30 AM
Đối với khí thực bạn áp dụng công thức sau : với a,b là hằng số Van der Waals
http://i96.photobucket.com/albums/l177/unknown_1_2006/untitled-3.jpg

su_tro_lai_cua_nguoi_soi
10-11-2006, 12:32 AM
Nên nhắc bạn nhớ bậc phản ứng có thể là số không nguyên cái mà bạn nói là phân tử số không phải là bậc phản ứng

su_tro_lai_cua_nguoi_soi
10-11-2006, 12:47 AM
http://i96.photobucket.com/albums/l177/unknown_1_2006/untitled-4.jpg

bluemonster
10-11-2006, 11:27 AM
Bậc phản ứng để chỉ số tác nhân cùng va chạm để tạo ra 1 pư hoa học VD pư bậc 2 tức là có 2 tác nhân cùng lúc va chạm vào nhau ( nhớ đâý phải là quá trình quyết định vận tốc của phẩn ứng)
Đừng dùng từ tác nhân, hãy dùng từ tiểu phân đúng hơn, vì tác nhân (agent) ko bao gồm chất nền (substrate) ! Bậc phản ứng là số tiểu phân cùng va chạm trong giai đoạn chậm để tạo ra sản phẩm !
chỉ có bậc pư từ 0 đến 3.phản ứng bậc 4 rất khó xảy ra vì sự va chạm cùng một lúc của 4 tác nhân là rất hi hữu
Đúng như người sói đã chỉnh, bậc phản ứng không đơn giản là các số nguyên, đôi khi còn là phần số, và số âm nữa, cái này anh Nguyên đã có lần giải thích, anh em qua đó xem:
http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/chemvn/showthread.php?t=652

Nên nhớ phân biêt bậc hình thức và bâc thực của phản ứng.bậc hình thức bằng bậc thực khi pư là một quá trình đơn giản
Không hiểu lắm, bạn có thể nói rõ hơn về khái niệm bậc hình thức, nó có phải là pseudo-order reaction !
:hocbong (

sutrovecuanguoisin
10-11-2006, 12:26 PM
anh có thể về xem quyển Động hóa học và xúc tác của ba tác giả Nguyễn Đình Huề Trần Kim Thanh Nguyễn Thị Thu

bluemonster
10-11-2006, 12:35 PM
anh có thể về xem quyển Động hóa học và xúc tác của ba tác giả Nguyễn Đình Huề Trần Kim Thanh Nguyễn Thị Thu
thanks nhiều, mình đã đọc, quả thật khái niệm bác Huề dùng chính là pseudo-order reaction (phản ứng giả bậc), khái niệm giả bậc trong technique người ta có thể chủ động được, và nó dùng để đo bậc phản ứng của từng chất tham gia !
Chúc vui !!!
:ungho (

longraihoney
10-11-2006, 06:07 PM
:matkinh ( TÌM CHO EM BÀI TẬP VỀ NĂNG LƯỢNG ION HOÁ ÁI LỰC E VÀ ĐỘ ÂM ĐIÊN ĐÊ ,,, EM CÓ ÍT BÀI TẬP DẠNG NÌ WÉ... CHỈ CÓ MỖI VÀI BÀI CỦA TRƯỜNG LƯƠNG THẾ VINH THÔI :nhamhiem nên em sợ không làm đủ dạng :chui ( GIÚP EM VÀI BÀI NỮA DÊ :ngu (

long
10-14-2006, 04:08 PM
NẾU MÌNH KO NHẦMTHI` BÀI NÀY RA CẶP NGIỆM LÀ:CH3COOH&CH3COONa
tự tìm nha

longraihoney
10-20-2006, 02:46 PM
dù trời cao đất dày ra sao em chưa nắm hết được :ungho ( nhưng mà thú thật em ngán bt lý thuyết trong các cuốn sách em hiện có lắm rồi :rau ( những sách bài tập hay thì em lại không có :chui ( nên chán lắm... Hôm nay em muốn đổi đời một tí bằng các bài tập mang tính chất thực nghiệm mà anh em ta thường hay thích thú... :nhamhiem có luôn cã tài liệu như các bt cấu tạo chất trong chem mình chẵng hạn thì :ngu ( tốt quá còn gì ^ ^
Những bài tập đó cụ thể là cách điều chế chất gì đó trong Công nghiệp nè ( vd Br Cl...) hay là những bài tập về ứng dụng của hoá học trong thực tiễn... môi trường vv... HAY GHÊ HƠN LÀ các bài tập TOÁN HOÁ nhưng nó mang phong cách thực tế chút ^ ^để mình làm còn có cảm hứng vì mình đang giống như một nhà nghiên cứu thực thụ :matkinh ( phải là khoái hơn không... thường bt dạng nì là về xác định niên đại của vật chất... vật chất biến đi đâu...

Càng nhiều càng tốt ^ ^ :nhamhiem giúp em nha ^^ :ot (

lpc0310
10-21-2006, 07:07 PM
Trời ạ!!
Chú học lớp 10 hay ĐH vậy??
Khuyến mãi vài bài cho chú em đây,làm ko dc thì đừng khóc nhá:

1/Một số trong các kiến tạo đá cố nhất trên thế giới được tìm thấy ở vùng Isua ở Greenland. Tuổi của chúng được xác định do hàm lượng của các đồng vị bền và đồng vị phóng xạ chứa trong các hạt khoáng đặc trưng.
Sự phân rã của đồng vị uran phóng x ạ 238U thành đồng vị bền 206Pb với chu kỳ bán huỷ bằng 4,468Ga (Ga = 109 n ăm) qua m ột chu ỗi c ác đ ồng v ị k ém b ền h ơn nhi ều. Trái với 206Pb, đồng vị 204Pb không phải là sản phẩm của sự phân rã phóng xạ và vì vậy, số mol 204Pb (ghi là n(204Pb)) trong một mẫu khoáng vật có thể coi là không đổi theo thời gian. Ở thời điểm (t = 0) khi khoáng vật kết tinh, những đồng vị này có thể lẫn trong khoáng vật dưới dạng tạp chất. Hàm lượng ban đầu của các đồng vị (no(238U), no(206Pb) và n(204Pb) lẫn trong các mẫu khoáng khác nhau có thể cúng khác nhau. Tuy nhiên tỉ lệ ban đầu của các đồng vị của cùng một nguyên tố, ví dụ như tỉ lệ no(206Pb)/(204Pb) sẽ như nhau đối với mọi mẫu khoáng vật kết tinh trong cùng một khối tạo đá).
a) Viết hệ thức liên lạc cho thấy nt(206Pb) là một hàm theo nt(238U) và no(206Pb), k và t, với t là thời gian mẫu khoáng bắt đầu kết tinh và k là hằng số phân rã phóng xạ của 238U.
Các mẫu khoáng vật khác nhau có chứa những hàm lượng ban đầu khác nhau của các đồng vị tạp chất 238U và 206Pb. Vì vậy tuổi của một mẫu khoáng vật cho trước không thể suy ra được từ số đo của nt(238U) và nt(206Pb) mà thôi. Tuy nhiên n(204Pb) tỉ lệ với hàm lượng ban đầu của chì trong một mẫu khoáng vật cho trước, và vì thế cũng tỉ lệ với no(206Pb).
Các cặp trị số tương quan của nt(238U), nt(206Pb) và n(204Pb) với những mẫu khoáng vật khác nhau phát xuất từ cùng một thứ đá có thể được xác định nhờ khối phổ. Mỗi cặp ấy sẽ biểu diễn từng điểm riêng biệt trên một đồ thị với trục hoành nt(238U)/n(204Pb) và trục tung nt(206Pb)/n(204Pb). Nối với nhau, các điểm trên sẽ tạo thành một đường thẳng và tuổi của đá có thể tính được từ độ dốc.
Gần đây, người ta thu được các cặp tỉ lệ đồng vị sau của các khoáng vật có trong một loại đá Isua:

nt(238U)/n(204Pb) nt(206Pb)/n(204Pb)
1,106 12,098
1,883 12,733
2,632 13,305
2,859 13,567
2,896 13,588
3,390 13,815
b) Hãy tính tuổi của loại đá Isua
c) Điểm cắt trục y của đồ thị có ý nghĩa gì?

2/Việc sử dụng các đồng vị phóng xạ trong y học hạt nhân đã tăng lên gấp đôi. Các kỹ thuật chiếu xạ bao gồm việc bắn phá các nơi có sự phân chia tế bào để tiêu diệt chúng. Kỹ thuật ảnh hạt nhân dùng đồng vị phóng xạ để tìm hiểu chi tiết sự trao đổi chất của một cơ quan trong cơ thể. Một trong các kỹ thuật như vậy là xác định thể tích máu của bệnh nhân.
Ba hợp chất dược phẩm phóng xạ lần lượt có chứa các đồng vị phóng xạ 71Zn (t1/2 = 2,4 phút); 67Ga(t1/2 = 78,25 giờ) và 68Ge (t1/2 = 287 ngày) với độ phóng xạ là 7,0.107Bq/mL. Với mỗi chất nói trên
(i). Hãy tính độ phóng xạ mỗi mL sau thời gian 30 phút.
(ii). Hãy tính độ phóng xạ mỗi mL sau khi pha loãng dược chất phóng xạ từ 1,0mL thành 25L.
Không kể đến hiệu ứng hóa học, 67Ga có thuận lợi gì hơn hai đồng vị phóng xạ kia trong việc xác định thể tích máu của bệnh nhân.?
Kiểu phóng xạ của ba đồng vị này là bức xạ hạt b (71Zn) và bắt electron (67Ga và 68Ge). Sản phẩm của qúa trình phóng xạ này là gì?
Một dược sĩ điều chế gali xitrat (GaC6H5O6.3H2O) từ một mẫu gali đã làm giàu 67Ga (5,0.10-5 mol % 67Ga; 10,25mg Ga tổng cộng). Sự tổng hợp gali xitrat là định lượng; tiếp theo sự tổng hợp, dược chất phóng xạ được hòa tan trong 100mL nước. Tám giờ sau khi 67Ga được điều chế lần đầu, 1mL dung dịch được tiêm vào tĩnh mạch bệnh nhân và sau 1giờ lấy 1mL mẫu máu của bệnh nhân.
(i). Tính độ phóng xạ (theo Bq) của liều 1mL dung dịch gali xitrat.
(ii). Nếu mẫu máu có độ phóng xạ là 105,6Bq thì thể tích máu của bệnh nhân là bao nhiêu?


Đây là hai trong số các bài hiếm hoi mà phoe làm dc trong các đề thi quốc tế,chú em liệu làm nhá!!
Kí tên
phoenix0310.

voldemort
10-22-2006, 04:37 PM
Bài 1 câu a chứng minh công thức rất đơn giản nhưng câu b thì phải dùng phương trình quy hồi tuyến tính lớp 12 mới học. Bạn lpc0310 chơi ác thiệt sao em lớp 10 lam nổi

voldemort
10-22-2006, 04:52 PM
Đề :
Cho dd A có pH=5 và dd B có pH=9
Hỏi phải trộn dd A với dd B theo tỉ lệ như thế nào để được dd C có pH = 8
Giải :
Giả sử đã trộn V1 (l) dd A với V2 (l) dd B
Trong dd A : n ( H+) = 10^-5. V1 (mol)
Trong dd B : n (H+) = 10^-9. V2 (mol)
Trong dd C :
V = V1 + V2 (l)
n (H+) = 10^-5.V1 + 10^-9. V2 (mol)
Ta có :
( 10^-5. V1 + 10^-9. V2)/(V1 +V2)=10^-8
<=> V1/V2 = ( 10^-8 - 10^-9 )/( 10^-5 -10^-8) = 1/1110
Đây là bài giải của mình nhưng tra sách lại thấy sai. Xin giúp mình với
Đáp số trong sách là V1/V2= 9/11

long
10-22-2006, 05:13 PM
tất cả bạn đều có dãn chứng rùi mình chỉ bổ sung đây là phương pháp số mol min max vậy thui

su_tro_lai_cua_nguoi_soi
10-22-2006, 05:13 PM
bài tập 1 là bài tập chuẩn bị của kỳ thi ICHO lần thứ 32 tại Copenhagen Đan mạch
nếu bạn thích làm các bài quốc tế như vậy thì bạn vào trang sau
olympiads.win.tue.nl/icho

gold_dragon_2310
10-22-2006, 06:00 PM
À,bài này mình nghĩ,bạn đã wên pư giữa H+ và OH- rồi :)
dd A có pH =5 => dd A mang tính axit
dd B có pH=9=>dd B mang tính bazơ
Khi trộn 2 dd lại,thì xảy ra pư trug hòa:
H(+) + OH(-) -->H2O

Sau pư tạo dd C có pH=8,nghĩa là OH- dư trong pư trên!
Bạn cứ giải theo cách ấy,sẽ ra đáp số thôi :)
Chúc vui!

longraihoney
10-22-2006, 07:18 PM
em nghỉ câu b đâu nhất thiết cứng nhắc dùng công thức tổ hợp tuyến tính đó đâu... hình như vẫn còn một cách khác cơ mà??? anh xem lại đi nhé ^ ^

su_tro_lai_cua_nguoi_soi
10-28-2006, 11:30 PM
Bạn ơi phương pháp đó gọi là Hồi Quy tuyến tính chứ bạn

myheaven_92
10-30-2006, 06:21 PM
em gặp một số trục trặc ở bài toán này :
cho hh FeS2,Fe3O4,FeCO3, T/D VỚI HNO3 đặc nóng thu được dd A trong suốt và 2 khí.thêm BaCl2 vào dd A cho dư thấy kết tủa.
giải thích.viết PTPU

myheaven_92
10-30-2006, 06:23 PM
KHI TRỘN LẪN DD Al2(SO4)3 với K2S hoặc Al(NO3)3 vơiis Na2CO3 đều thu được 1 kết tủa. giải thích.viết PTPU

longraihoney
10-30-2006, 06:34 PM
KHI TRỘN LẪN DD Al2(SO4)3 với K2S hoặc Al(NO3)3 vơiis Na2CO3 đều thu được 1 kết tủa. giải thích.viết PTPU


Al2S3 kết tủa... Al2(CO3)3 kết tủa :liec (

longraihoney
10-30-2006, 06:37 PM
em gặp một số trục trặc ở bài toán này :
cho hh FeS2,Fe3O4,FeCO3, T/D VỚI HNO3 đặc nóng thu được dd A trong suốt và 2 khí.thêm BaCl2 vào dd A cho dư thấy kết tủa.
giải thích.viết PTPU



pư đầu tiên cho ra hai khí là NO2 và CO2 bay lên còn trong dd sẽ còn HNO3 dư Fe(NO3)3 và H2SO4... khi cho BaCl2 vào sẽ tạo ra BaSO4 kết tủa :liemkem ( hehe lâu quá không chơi vô cơ :bidanh( sai có gì bỏ qua cho :nghimat (


Fe2+ --- > Fe3+
NO3 2- ---> NO2
2H+ +CO3 2- ---> CO2 +H2O
H2S+HNO3 ---> H2SO4 +NO2

voldemort
10-31-2006, 04:42 PM
Thắc mắc thứ nhất của myheaven_92 thì longraihoney giải thích rất chính xác nhưng cái thứ 2 thì sai rùi.
Khi trộn dd Al2(SO4)3 với dd K2S hoặc dd Al(NO3)3 với dd K2CO3 thì kết tủa thu được là Al(OH)3
Al2(SO4)3 + 3K2S + 3H2O -> 2Al(OH)3 + 3K2SO4 + 3H2S
2Al(NO3)3 + 3K2CO3 + 3H2O -> 2Al(OH)3 + 6KNO3 + 3CO2
Lí do rất đơn giản : Al2S3 và Al2(CO3)3 đều kém bền trong nước nên bị thủy phân ngay khi được hình thành

longraihoney
10-31-2006, 06:24 PM
À :mohoi ( sorry vì sự thiếu sót... mình nghĩ em ấy học cấp hai nên khái niệm thuỷ phân không cần dùng sớm ( em ý là dkd của olympiavn ấy mà :tantinh ( )

Thôi thì sẵn đây nói luôn : Nếu muối có phần cation có khả năng tạo bas yếu hoặc trung bình và anion có khả năng tạo axit yếu hoặc trung bình thì các hợp chất của nó... không bền trong nước sẽ bị thuỷ phân thành bas và axit :lon ( nguyên nhân là do năng lượng của lực hút giữa các ion đó và mạng lưới liên kết hidro cảu nước không thắngđược lực hút tĩnh điện tách nhau của các ion^ ^ :mohoi (

longraihoney
11-01-2006, 12:21 PM
à... em có sự nhầm lẫn... có ai có thể post thêm bài tập lên được không ạ... mấy ngày nay tu nên duyệt bài tập cũng nhiều ^ ^

longraihoney
11-02-2006, 02:11 PM
TRỜI Ạ ! không cần thiết phải phức tạp thế đâu :
PV=nRT cũng được rồi
Trong đó P đơn vị là At (hoặc cmHg) R=0.082( hoặc 8.143 hay 62400 tuỳ đơn vị) T=t+273 thế thôi mà

lê phước hậu
11-03-2006, 03:08 PM
có ai giải giúp tôi bài tập không

longraihoney
11-03-2006, 03:40 PM
Post lên đi bạn... nếu có thể làm được mọi người sẽ giúp thôi

khoa1509
11-03-2006, 07:30 PM
cho em hỏi bài nì:
Một hỗn hợp A gồm 2 oxyt kimloại FexOy và M2O3 với số mol là a và b,Trong đó a/b =1.6.Khi cho hỗn hợp trên tác dụng với axyt đặt tạo ra179.2 ml khí(dktc0 và hỗn hợp muối có khối lượng gấp 1.356 lần khối lượng muối tạo ra từ FexOy.Tính khối lượng hỗn hợp A và khối luợng muối tạo thành.??????? :tuongquan :tuongquan :tuongquan :welcome ( :welcome ( giúp em nhe thanks :noel2 ( :noel2 ( :tuongquan :gaucon( :gaucon( :matcuoi ( :ot ( :ot (

khanh
11-04-2006, 07:37 AM
bạn khoa nói là axit gì dzậy??

chududan2003
11-04-2006, 11:50 AM
axit tac dung voi oxit kim loai = tạo ra179.2 ml khí ???
phan ung nay , thuong la tao ra H2O. chi mot vai truong hop tao khi. chang han nhu CO2.nhung dieu nay khong the xay ra trong bai toan nay
tim bai nao kho hon chut di !!!

myheaven_92
11-04-2006, 04:12 PM
Al2S3 kết tủa... Al2(CO3)3 kết tủa :liec (
hic cung 1 ket tua anh a

longraihoney
11-04-2006, 08:10 PM
thì bị thuỷ phân thành Al(OH)3 đó em.. có kiềm dư thì tạo ra aluminic HAlO2.H2O
Và lưu ý KHÔNG TỒN TẠI muối cacbonat của kim loại có hoá trị từ III trở lên

khoa1509
11-04-2006, 08:10 PM
axyt H2SO4 đặc

khoa1509
11-04-2006, 08:13 PM
kế wả em tính mới ra mà ko bít đúng không
hh là Al2O3 va Fe3O4
mA=4.732 gam
mmuối=13.02 gam
Mấy anh tính lại dùm em xem đúng ko :gaucon( :mohoi ( :gaucon( :gaucon( :gaucon( :gaucon(

tuoimongxudong_tuyetlinh
11-05-2006, 07:51 AM
dù trời cao đất dày ra sao em chưa nắm hết được :ungho ( nhưng mà thú thật em ngán bt lý thuyết trong các cuốn sách em hiện có lắm rồi :rau ( những sách bài tập hay thì em lại không có :chui ( nên chán lắm... Hôm nay em muốn đổi đời một tí bằng các bài tập mang tính chất thực nghiệm mà anh em ta thường hay thích thú... :nhamhiem có luôn cã tài liệu như các bt cấu tạo chất trong chem mình chẵng hạn thì :ngu ( tốt quá còn gì ^ ^
Những bài tập đó cụ thể là cách điều chế chất gì đó trong Công nghiệp nè ( vd Br Cl...) hay là những bài tập về ứng dụng của hoá học trong thực tiễn... môi trường vv... HAY GHÊ HƠN LÀ các bài tập TOÁN HOÁ nhưng nó mang phong cách thực tế chút ^ ^để mình làm còn có cảm hứng vì mình đang giống như một nhà nghiên cứu thực thụ :matkinh ( phải là khoái hơn không... thường bt dạng nì là về xác định niên đại của vật chất... vật chất biến đi đâu...

Càng nhiều càng tốt ^ ^ :nhamhiem giúp em nha ^^ :ot (
Mình có 1 bài nè bạn làm thử cho vui
Trộn 2 tấn quặng hêmait nâu chứa 71,2 % Fe3O3 ngậm H2O với a tấn quặng pyrit chứa 60% FeS2
1/ Dùng hỗn hợp quặng trên đế sản xuất 1 tấn gang có 15% xêmentit ( Fe3C) và lượng cacbon trong xêmentit chỉ bằng 25 % lượng cacbon trong gang. Tính a? Biết rằng
Trong gang sản xuất đc , các tành phần khác ngoài Fe vÀ C đều ko đáng kể
Hiệu xuất quá trình sản xuất gang từ quặng là 75%
2/ Nếu trộn 1 tấn gang trên với m kg hỗn hợp ( trong đó có 83% Fe, 16%Fe2O3 ,1%C ) sau đó đem luyện trong lò mactanh đc loại thép chứa 1% cacbon.Tính m
Giả thiết trong quá trình luyện thép cacbon chỉ bị oxi hóa thành CO

tuoimongxudong_tuyetlinh
11-05-2006, 04:49 PM
cho mình đính chính chút xíu là quặng hêmantit chứa Fe2O3 chứ ko phải Fe3O3
Mà bài này ko phải là bài của cấp 2 đâu ko tin thì làm thử coi thử có đc ko rồi hãy khẳng định chứ
Mà nè nếu bạn chê bài đó thì mình còn bài khác nữa nè chủ yếu là làm ra ko hay thôi
Nung 58 g hỗn hợp 2 quặng xiderit và pyrit trong 1 bình kín có thể tích 10 lít , trong đó có 1 lượng ko khí vừa đủ ( chứa 20% thể tích O2 và 80% thể tích N2 ) để phản ứng hết với hỗn hợp quặng trên. Sau khi phản ứng hoàn toàn , trong bình còn lại sản phẩm phản ứng là chất rắn ở cùng dạng hợp chất và 1 lượng tạp chất
Hỗ hợp các khí thu đc có tỉ khối so với hỗn hợp khí ban đấu là 1,18055
Chất rắn thu đc cho tác dụng với 1 lượng CO2 dư , sau phản ứng hoàn toàn đc 14 g chất rắn , trong đó có 96% là sắt kim loại ( hiệu suất của phản ứng khử sắt về kim loại là 80% )
1/ Tính khối lượng mỗi quặng trong hỗn hợp ban đầu? Biết rằng , trong mỗi quặng có thành phần % tạp chất của chúng bằng nhau
2/ Tính áp suất phản khi phản ứng cháy ở 136,5 độ
3/ Hỗn hợp khí thu đc sau phản ứng cho tác dụng tiếp với 1 lương O2 dư có xúc tác V2O5.Sau phản ứng hoàn toàn , hòa tan 1 lượng khí vào 600 ml H2O đc 1 dd axit có d=1,02g/ml.Tính nồng độ mol của dd axit đó. Coi khối lượng riêng của nước = 1 g/ml
CỐ GẮNG LÊN NHÉ BÀI NÀI HAY LẮM ĐÓ CÓ ĐIỀU MÌNH CHƯA GIẢI RA GIẢI XONG NHỚ POST CHO MÌNH THAM KHẢO NHA

tuoimongxudong_tuyetlinh
11-06-2006, 07:52 AM
Mà longrai này sách bài tập hóa 12 thì mình ko co nên cũng chẳng xem đc chẳng qua đó chỉ là những bài tập mà mình vô tình đọc được trong quyển sổ tay của anh trai mình , mình cảm thấy những bài này hay nên post lên cho Long và những bạn khác tham khảo thôi. Thế nhưng Long lại nói đây là bài tập của cấp 2 làm mình cảm thấy Long chẳng xem ngươì khác ra tí ti kg nào hết. Điều này làm mình cảm thấy rất buồn. Long hãy xem lại thái độ của mình đối vơí người khác đi nhé

longraihoney
11-06-2006, 11:34 AM
Mà longrai này sách bài tập hóa 12 thì mình ko co nên cũng chẳng xem đc chẳng qua đó chỉ là những bài tập mà mình vô tình đọc được trong quyển sổ tay của anh trai mình , mình cảm thấy những bài này hay nên post lên cho Long và những bạn khác tham khảo thôi. Thế nhưng Long lại nói đây là bài tập của cấp 2 làm mình cảm thấy Long chẳng xem ngươì khác ra tí ti kg nào hết. Điều này làm mình cảm thấy rất buồn. Long hãy xem lại thái độ của mình đối vơí người khác đi nhé

Mình nói thế cũng không có ý gì đâu... tuy nhiên mình chỉ nói đúng sự thật mà thôi... đó là những bài tập nâng cao. Nếu có dịp bạn hãy tham khảo các bài tập trong đề thi vào các trường cấp ba năngkhiếu mà xem... còn rất nhiều bài khó hơn thế nữa mà các bài đó để giải cũng không cần dụng phương pháp cấp ba nữa mà :rockon ( Vì bạn ghi trong sổ tay của anh bạn nên chắc chắn bạn sẽ không biết nguồn gốc của nó Khi bạn học lên 12 sẽ thấy đó là những dạng toán hỗn hợp của cấp lớp này đấy ( chuyên nghiên cứu về kim loại phân nhóm chính và chuyển tiếp mà) Thân ^^ :thandie (

Mà cũng xin lỗi bạn vì mình có lời nói quá đáng thế :nhau ( có lẽ lúc đó tâm trạngmình không được tốt lắm... mong bạn bỏ qua cho ^ ^ :nghimat (
Mà bạn ơi... mình đang ôn chương trình hoá 10 vì vậy mình cần những bài tập đại cương và hoá lý đấy ^ ^ có bài này hay bạn giúp mình nhá ^^ :hun (

tuoimongxudong_tuyetlinh
11-06-2006, 04:12 PM
Nếu bạn thật lòng xin lỗi thì mình sẽ bỏ qua con bài tập thì đợi mình ngiên cứu và coi thử những bài đó có thể chạy theo kịp trình độ của Long hay ko đã rồi mình sẽ post lên. Sẽ ko lâu đâu

tuoimongxudong_tuyetlinh
11-08-2006, 07:23 AM
Nè mình có bài này nữa nè , Long làm thử coi sao
Hai nguyên tố A, B có các oxit ở thể khí tương ứng là AOn , AOm , BOn và BOi. Hỗn hợp gồm x phân tử gam AOn và y phân tử gam AOm có khối lượng phân tử trung bình là 37,6. hỗn hợp gồm y phân tử gam AOn và x phân tử gam AOm có khối lượng phân tử trung bình là 34,4.Biết tỉ khối hơi của BOn so với BOi là 0,8 và x > y.
a/ Xác định các chỉ số n ,m , i và tỉ số x/y
b/ Xác định các nguyên tố A, B và các oxit1 của chúng
c/ Cho biết tính tan của các chất trên trong nước và tính chất hóa học cơ bản của các dd của chúng

tuoimongxudong_tuyetlinh
11-08-2006, 07:36 AM
Sằn tiện Long ngiên cứu thủ bài này luôn nghe
Hỗn hợp A gồm bột Al và S cho 13,275 g A tác dụng với 400ml dd HCl 2M thu đc 8,316 lít H2 tại 27,3 độ C và 1 atm ; trong bình sau phản ứng có dd B. Nế nung nóng 6,6375 g A trong bình kín ko có oxi tới nhiệt độ thích hợp đc chất D. Hòa tan D trong 200ml HCl 2M đc khí E và dd F
a/ Hãy tính nồng độ các chất và các ion trong dd B , dd F
b/ Tính pH của mỗi dd đó và nguyên nhân phải tạo pH thấp như vậy
c/ Dận khí E ( đã đc làm khô ) qua ống sứ chứa 31,5 g bột CuO nung nóng tới nhiệt độ thích hợp ( ko có oxi của không khí ) Phản ứng xong ta thu đc những chất nào? Tính lượng mỗi chất đó ( Biềt trong sản phẩm chất rắn là nguyên chất , tính theo g , chất khí bay hơi đo tại 100 độ C , 1 atm ; khi tính số mol , đc lấy tới chữ số sau 5 dấu phẩy )

tuoimongxudong_tuyetlinh
11-08-2006, 07:39 AM
Những bài này 100% là kiến thức của lớp 10 chứ ko phải 11 hay 12 đâu vì thế ko có gì để phàn nàn đâu nhé. Mà nè làm xong nhớ post lên cho cư dân ở đây tham khảo với nha

longraihoney
11-08-2006, 11:55 AM
Nè mình có bài này nữa nè , Long làm thử coi sao
Hai nguyên tố A, B có các oxit ở thể khí tương ứng là AOn , AOm , BOn và BOi. Hỗn hợp gồm x phân tử gam AOn và y phân tử gam AOm có khối lượng phân tử trung bình là 37,6. hỗn hợp gồm y phân tử gam AOn và x phân tử gam AOm có khối lượng phân tử trung bình là 34,4.Biết tỉ khối hơi của BOn so với BOi là 0,8 và x > y.
a/ Xác định các chỉ số n ,m , i và tỉ số x/y
b/ Xác định các nguyên tố A, B và các oxit1 của chúng
c/ Cho biết tính tan của các chất trên trong nước và tính chất hóa học cơ bản của các dd của chúng



:tinh ( Bài này khá nay đó tuy nhiên xài toán nhiều ơi là nhiều. Mình đề xuất cách giải thế này nhé ^^ :lon (
điều kiện bài toán là 4>m,n>=1 x,y,i>0 rồi theo đầu bài ta có hệ phương trình:
(A+16n)x + (A+16m)y = 37.6(x+y)(1)
(A+16n)y + (A+16m)x = 34.4(x+y)(2)
* Lấy (1)+(2): ta có phương trình tương đương với
(A+16n)(x+y) + (A+16m)(x+y) = 72(x+y) rút gọn cả hai vế cho (x+y) [ x+y khác 0]
Vậy ta sẽ có phương trình 2A+16(m+n) = 72 (3)
* Lấy (1)-(2) ta có phương trình tương đương với
16nx + 16my - 16ny - 16mx=3.2(x+y) Biến đổi tương đương tiếp tục ta được phương trình
(x-y)(n-m) = 0.2(x+y) (4)
* Biện luận vì x>y(gt) và x+y>0 vậy n-m>0 => n>m(4)
Kết hợp (3) và (4) ta lập giá trị thế
m := 1 2
n tương ứng := 2 3 thế vào (3) nhận m=1 n=2 vì lúc này ( A>0 đúng ) và ta có A=12
* Tiếp tục ta có (B+16n)/(B+16i)=0.8 biến đổi tương đương (thế n vừa tìm được vào) ta sẽ có
B=64i - 160 với B>0 vậy thì i>2.5 nhưng i phải là số nguyên vậy i=3 (kết hợp đk bài toán)
Quay lại thế giá trị m và n vào (4) ta sẽ có x-y = 0.2(x+y) vậy suy ra tỉ lệ x/y=8/12=2/3.

thế là xong câu a rồi nhỉ ^^ :mohoi ( Và chỉ cần thế m n và i vào ta sẽ có số của A = 12 số khối của B =32 vậy A là cacbon(C) B là lưu huỳnh(S) từ đó về sau đơn giản rồi phải không? :sep (

longraihoney
11-08-2006, 11:59 AM
Sằn tiện Long ngiên cứu thủ bài này luôn nghe
Hỗn hợp A gồm bột Al và S cho 13,275 g A tác dụng với 400ml dd HCl 2M thu đc 8,316 lít H2 tại 27,3 độ C và 1 atm ; trong bình sau phản ứng có dd B. Nế nung nóng 6,6375 g A trong bình kín ko có oxi tới nhiệt độ thích hợp đc chất D. Hòa tan D trong 200ml HCl 2M đc khí E và dd F
a/ Hãy tính nồng độ các chất và các ion trong dd B , dd F
b/ Tính pH của mỗi dd đó và nguyên nhân phải tạo pH thấp như vậy
c/ Dận khí E ( đã đc làm khô ) qua ống sứ chứa 31,5 g bột CuO nung nóng tới nhiệt độ thích hợp ( ko có oxi của không khí ) Phản ứng xong ta thu đc những chất nào? Tính lượng mỗi chất đó ( Biềt trong sản phẩm chất rắn là nguyên chất , tính theo g , chất khí bay hơi đo tại 100 độ C , 1 atm ; khi tính số mol , đc lấy tới chữ số sau 5 dấu phẩy )


Bài này viết pthh đúng ra sẽ làm được (nhớ để ý điều kiện cuối bài toán là lấy tới chữ số thứ 5 sau dấu phẩy đấy không thì giải ra sai số lung tung thì mệt lắm)

Còn cái câu vì sao phải tạo pH thấp như vậy mọi người nghĩ sao?

sutrovecuanguoisin
11-08-2006, 01:16 PM
tớ nghĩ phải tạo PH thấp như vậy để không cho muối AlCl3 bị thủy phân ra Al(OH)3

longraihoney
11-08-2006, 03:16 PM
tớ nghĩ phải tạo PH thấp như vậy để không cho muối AlCl3 bị thủy phân ra Al(OH)3


Anh nói chính xác rồi... AlCl3 là một acid lewis mà :hocbong ( nếu pH cao (tính acid giảm tính bas tăng ) thì dẫn đến sự kết tủa Al(OH)3 vậy ta sẽ không có dd nữa :ngap (

tuoimongxudong_tuyetlinh
11-08-2006, 04:57 PM
Great phai nói là cách giải của Long rất hoàn hảo ko sai 1 chi tiết nhỏ nào. Nhưng có thể bài này vẫn còn cách giải khác.Phiền Long suy nghĩ tiếp rồi cho mình cách giải thứ 2 nhé

tuoimongxudong_tuyetlinh
11-09-2006, 08:07 AM
Cách của mình thì như vầy nè Long xem thử rồi cho nhận xét nhé
- XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ m, n,i
+ Ta có : [x(A+ 16n ) + y( A+ 16m ) ]/x+y= 37,6
suy ra A + [ 16 ( nx+ my ) ] / (x+y) = 37,6 (1)
+ [ y ( A + 16n ) + ( A + 16m ) ]/ (x+y) = 34,4
suy ra A + [ 16 ( mx+ny) ]/ (x+y) = 34,4 (2)
+ Ta lấy (1) - (2) = (m-n)(y-x)/ (x+y) = 0,2 (3)
Vì x+y> 0 và x<y ( theo đề bài ) nên m-n > 0 suy ra m>n (4)
+Tỉ khối hơi của BOm so với BOi : d= ( B+ 16m)/ (B+16i)=0,8 (5)
suy ra ( B + 16m)/(B+16i)<1 suy ra m<i (6)
So sánh (4) và (6) ta có n< m<i
+ Các oxit ở thể khí thường có dạng tổng quát : XOk trong đó 1<hoặc = k < hoặc =3
suy ra 1<hoặc =n <m < i <hoặc = 3 nên suy ra n=1 , m=2 , i=3
-TỈ SỐ X/Y
Thay n=1, m=2 vào (3) ta có (y-x)/(x+y) =0,2 suy ra 0,8y= 1,2x suy ra x/y=2/3
Còn câu b và c thì đơn giản khỏi phải nói đc chứ

tuoimongxudong_tuyetlinh
11-09-2006, 08:35 AM
Coi như 2 bài đã giải quyết xong đi.Linh còn nữa nè
Hòa tan lần lượt a gam Mg xong đến b gam Fe , c gam 1oxit sắt X trong H2SO4 loãng dư thì thu được 1,23lit khí A ( 27 dộ và 1 atm ) và dd B.Lấy 1/5 dd B cho tác dụng vừa đủ với dd KMnO4 0,05M thì hết 60 ml đc dd C. Biết trong dd C có 7,314 gam hỗn hơp4 muối trung hòa
a/ cho biết công thức oxit sắt đã dùng
b/ Tính a, b, c?
c/ Tính thể tích dd H2SO4 2M tối thiểu cần để thực hiện phản ứng trên

Yugioh
11-13-2006, 05:15 PM
Mình có một thắc mắc nhỏ mong mọi người giải đáp
BaCl2 + NaHSO4 =>?
Cảm ơn nhìu

voldemort
11-13-2006, 07:40 PM
phản ứng :
BaCl2 + NaHSO4 -> BaSO4 + NaCl + HCl
phản ứng xảy ra nhờ BaSO4 ko tan trong axit mạnh

squallA
11-15-2006, 05:49 AM
Em ngồi cả 1 tối mà ko làm nổi bài này ( ý a thui nhé, ý b em làm xong rồi ) :cuoimim (

Hòa tan 91,2 g FeSO4 vào 200gam dung dịch HCl 3,285 % thu được dung dịch A, chia dung dịch A làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 : Cho thêm vào 4.05 gam bột nhôm, sau một thời gian thu được 0.672 lít khí (đktc) dung dịch B và chất rắn C. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 4g chất rắn. Tính khối lượng chất rắn C. Phần 2 : Đem điện phân với điện cực trơ có màng ngăn với cường độ I = 1,34A trong 2 giờ, Tính khối lượng kim loại thoát ra ở catot và thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot. Biết hiệu suất điện phân là 100%

Giúp em phần 1 với

tuoimongxudong_tuyetlinh
11-15-2006, 07:17 AM
Bài này thấy quen wá. Hình như nó ở trong quyển 350 bài tập hóa 11 của thầy Ngô Ngọc An thì phải. Mà quyển này em có , để em coi lại rồi sẽ post bài giải lên cho anh tham khảo

tuoimongxudong_tuyetlinh
11-15-2006, 07:26 AM
Trời đất , bài này mình post lên đã 5 ngày rồi mà chưa ai giải.Thui bài đó coi như cho qua, bây giờ giải thử bài này cho zui
Hợp chất Z đc tạo bởi 2 nguyên tố M, R có công thức MaRb trong đó R chiếm 6,667% về khối lượng. Trong hạt nhân nguyên tử M có n=p+4 còn trong hạt nhân của R có n' = p' ; trong đó n ,p , n' ,p' là số notron và proton tương ứng của M và R. Biết rằng tổng số hạt proton trong trog phân tử Z bằng 84 và a+b = 4

longraihoney
11-15-2006, 07:31 PM
hix hôm nay học bài xong lên mạng kiếm tài liệu về học thì vào đây trúng bài này... hix có một nguyên tố sắt... ( cái còn lại thì đơn giản rồi phải không? ) bài này mọi người cố lập luận một tí ra ngay ý mà ^^ :tinh (

longraihoney
11-15-2006, 07:51 PM
hixx... những bài toán hỗn hợp như thế này... một là hãy dùng kĩ năng... thứ hai chú ý đừng viết sai hay thiếu phương trình ( nhớ phải cân bằng không thì chết giữa đường) và quan trọng nữa là nhớ đến sự bảo toàn electron.. sự bảo toàn năng lượng và giải hệ pt gồm hai hệ nhưng tới ba ẩn... đặt điều kiện đưa về bất pt và loại nghiệm thôi?

tuoimongxudong_tuyetlinh
11-17-2006, 08:24 AM
Bài này mình đã nói rồi chỉ làm cho vui những lúc ko có gì để làm thui chứ bài này dễ mà chỉ cần lập luận chút xíu rồi sử dụng hệ phương trình là ra hết

ONLYLOVEONE
11-17-2006, 10:20 PM
Thịt giùm tớ bài này với, nó cứ quái quái kiểu gì ấy :

20g hỗn hợp A(FeCO3, Fe, Cu, Al) + 60ml NaOH 2M ->2,688l H2 (đktc)
Sau khi PƯ kết thúc cho tiếp 740ml HCl 1M vào và đun nóng đến khi khí B ngừng thoát ra. Lọc tách cặn rắn C. Cho B hấp thụ vào Ca(OH)2 dư thu được 10 g kết tủa.
Cho C+HNO3 đặc nóng thu được dung dịch D và 1.12 l một khí duy nhất là NO2.
Cho D+NaOH dư được kết tủa E. Nung kết tủa E đến khối lượng ko đổi được m g sản phẩn rắn.
Tính khối lượng các chất trong A và giá trị m.

Xin đa tạ.

longraihoney
11-18-2006, 12:50 PM
có bài vui vui cho mọi người làm đây... có hai mẫu đá gồm đồng vị 11C( t1/2=20 phút) và 14C(t1/2 5568 năm) có số nguyên tử như nhau tại một thời điểm to nào đó. Chấp nhận rằng một năm có 365 ngày.. hãy tính tỉ lệ cường độ phóng xạ của hai mẫu đá đósau 6 giờ...

longraihoney
11-18-2006, 12:57 PM
Thịt giùm tớ bài này với, nó cứ quái quái kiểu gì ấy :

20g hỗn hợp A(FeCO3, Fe, Cu, Al) + 60ml NaOH 2M ->2,688l H2 (đktc)
Sau khi PƯ kết thúc cho tiếp 740ml HCl 1M vào và đun nóng đến khi khí B ngừng thoát ra. Lọc tách cặn rắn C. Cho B hấp thụ vào Ca(OH)2 dư thu được 10 g kết tủa.
Cho C+HNO3 đặc nóng thu được dung dịch D và 1.12 l một khí duy nhất là NO2.
Cho D+NaOH dư được kết tủa E. Nung kết tủa E đến khối lượng ko đổi được m g sản phẩn rắn.
Tính khối lượng các chất trong A và giá trị m.

Xin đa tạ.


Theo mình bài này giải như thế này (hướng làm thôi chứ mình không tính toán nha... cũng không có máy tính mà tính nữa)
Khi cho hh vào NaOH vào thì đầu tiên Al phản ứng tạo ra AlO2-... và khi cho HCl vào thì có hai khí bay ra CO2 và H2 nữa... dd còn một chất rắn không tan... đó chính là Cu và đương nhiên có Fe dư ở trỏng (cũng có thể là FeCO3 tuy nhiên khó có nó lắm... mọi chuyện chưa biết được... tính tiếp) (loại tụi nó khoẻ ghê) Khi cho Ca(OH)2 vào thì tạo thành kết tủa Fe(OH)2 nhưng nó sẽ thủy phân ngay ra Fe(OH)3.. C pứ với HNO3 có sản phẩm vậy là tính được tổng số mol của các chất rắn kia... <bài này phải lập hệ pt ra giải và biện luận rồi... vì không đủ hệ pt cần thiết để giải ^ ^...) :ho (

có gì sai sót ai đó giải cụ thể ra xem đi :nguong ( không giải trực tiếp khó thấy lắm ^ ^ :hutthuoc(

ONLYLOVEONE
11-18-2006, 07:11 PM
Vậy cậu thử giải cụ thể bài này xem.
PTPƯ thì ko vấn đề, nhưng căn bản là biện luận.
Hỗn hợp A tác dụng NaOH theo gt chứng minh được NaOH dư, Al hết. Nhưng đoạn tiếp theo mới là vấn đề. Ko chứng minh được axit dư mới bực. Fe, FeCO3 và ion [Al(OH)4]- , cái nào phản ứng với axit trước đây ? Khí B có thể là hỗn hợp H2 và CO2, cặn rắn C có thể là Fe, FeCO3 ko biết được.
Đoạn cho vào Ca(OH)2 Long chưa đọc kĩ đề thì phải, sục khí B vào Ca(OH)2 mà, vậy kết tủa phải là CaCO3 chứ ?

Có ai giúp tớ, xin đa tạ.

squallA
11-19-2006, 05:30 AM
+_+ Bạn giải sơ sơ cho mình được ko ?
Mình thấy thế này, FeSo4 và HCl thì Al sẽ tác dụng với Fe trước, theo đầu bài có khí bay ra ->FeSo4 phải hết -> mà đem dung dịch sau pứ tác dụng với NaOH có kết tủa thì chỉ có FeSo4 tác dùng với NaOH mới cho Fe(OH)2 kết tủa, các cái khác cho Al(OH)3 thì sẽ tan mất (đầu bài cho NaOH dư mà). Mình thấy khó quá T.T

longraihoney
11-19-2006, 08:38 AM
Anh dùng Al(OH)4- hay là AlO2-.... hix... hai cái đó cân bằng khác nhau à nha...(chắc vậy đó)

[Al(OH)4]- = AlO2-.2H2O ...

(hxx đúng là đọc sai đề thật rùi :sacsua ( ... sorry :chocwe ( em hơi bận nên không giải được... chỉ nói được nhiêu đó) ~~~> Đang ôn lý thuyết đại cương vô cơ ~~> Không quan tâm toán hoá (sorry nha :dantoc ( )

longraihoney
11-19-2006, 08:46 AM
có khí bay ra chưa chắc là Al đã hết... cũng chưa chắc hoàn chỉ có Al phản ứng với Fe... hai phản ứng đó được xem như xảy ra cùng một lúc... chỉ nên chú ý là thứ tự phản ứng trước sau RẤT CẦN khi giải các bài toán biện luận dư hay thiếu - còn hay hết... Mình KHÔNG HỌC TOÁN HOÁ lúc này nên không giải được (làm biếng làm và đang bận học cái khác - toán hoá chỉ là phụ thôi mà)

tuoimongxudong_tuyetlinh
11-19-2006, 08:54 AM
kíu kíu.................... bà con giúp giùm bai này càng nhanh càng tốt
Cho 1,572 g bột A gồm Al , Fe , Cu tác dụng hoàn toàn với 40ml dd CuSO4 1M thu đươc dd B và hỗn hợp D gồm 2 kim loại
Cho dd NaOh tác dụng từ từ với dd Bcho đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất , nung kết tủa trong không khí đến khối lượng ko đổi được 1,82 g hỗn hợp 2 oxit. Cho D tác dụng hoàn toàn với dd AgNO3 thì lượng Ag thu được lớn hơn khối lượng của D là 7,336g

ONLYLOVEONE
11-19-2006, 10:03 AM
Ừ, trước đây tớ cũng dùng AlO2-, nhưng bây giờ chương trình giáo khoa là [Al(OH)4]-, mình dùng nhiều nó thành quen, vả lại viết như vậy thì PƯ dễ viết hơn. Cậu đang ôn phần khác à ? Tiếc nhỉ. Để sau vậy.

ONLYLOVEONE
11-19-2006, 10:26 AM
Bài của Tuyết Linh :

Gọi số mol Al, Fe, Cu là a,b,c. -> 27a+56b+64c=1.572
Từ giả thiết biện luận được Al hết, Cu2+ hết
-> D gồm Cu và Fe, B gồm Al3+ và Fe2+
PƯ:
2Al + 3Cu2+ ---> 2Al3+ + 2Cu
Fe + Cu2+ ---> Fe2+ + Cu

Sau PƯ
B gồm a mol Al3+, (0.04 - 1.5a) mol Fe2+
D gồm (b+1.5a-0.04) mol Fe, (c+0.04) mol Cu

Sau đó viết phản ứng và được 2 phương trình nữa. Giải hệ 3 ẩn là ra thôi, bạn tự làm nốt nhé, tớ lười viết quá.

Al --OH--> Al(OH)3 --to--> 1/2Al2O3
Fe --OH--> Fe(OH)2 --to+O2+H2O--> Fe2O3

Fe + 2Ag+ ---> Fe2+ + 2Ag
Cu + 2 Ag+ ---> Cu2+ + 2Ag

khanh
11-19-2006, 08:59 PM
Hoà tan 0,775g 1 đơn chất trong HNO3 dc 1 hh khí có tổng m = 5,75g và 1 dd axit có oxy với hàm lượng O là lớn nhất. Trung hoà dd 2 axit nì cần 0,1 mol NaOH.
a/ XĐ thành phần hh khí theo %V biết tỉ khối hh so với H2 là 38,3.
b/ XĐ đơn chất. Tính tỉ số mol 2 acid

ONLYLOVEONE
11-20-2006, 09:36 AM
Hòa tan 91,2 g FeSO4 vào 200gam dung dịch HCl 3,285 % thu được dung dịch A, chia dung dịch A làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 : Cho thêm vào 4.05 gam bột nhôm, sau một thời gian thu được 0.672 lít khí (đktc) dung dịch B và chất rắn C. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 4g chất rắn. Tính khối lượng chất rắn C.

Mình thấy thế này, FeSo4 và HCl thì Al sẽ tác dụng với Fe trước, theo đầu bài có khí bay ra ->FeSo4 phải hết -> mà đem dung dịch sau pứ tác dụng với NaOH có kết tủa thì chỉ có FeSo4 tác dùng với NaOH mới cho Fe(OH)2 kết tủa, các cái khác cho Al(OH)3 thì sẽ tan mất (đầu bài cho NaOH dư mà). Mình thấy khó quá T.T

Nếu xét theo thứ tự phản ứng thì nhôm tác dụng axit trước, sau đó mới hết ion sắt. Mà dù Al PƯ Fe2+ trước đi chăng nữa, thì nếu axit nhiều, Fe lại tác dụng axit -> vẫn có ion sắt và khí. Nhưng đề bài thế này chứng tỏ phản ứng không hoàn toàn à ? Giả thiết lại mâu thuẫn. Hay đề có nhầm lẫn gì ko ?

ONLYLOVEONE
11-20-2006, 09:39 AM
và 1 dd axit có oxy với hàm lượng O là lớn nhất
Chỗ này đề hơi tối nghĩa, tớ ko hiểu lắm.

squallA
11-20-2006, 06:22 PM
Em chịu, chả biết đề kiểu gì T.T ! Cho em mấy câu này với
Cho dung dịch A t/d với 1 lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được kết tủa lớn nhất. Nung kết tủa thu được trong không khí đến khối lượng ko đổi được chất rắn B, tính khối lượng chất rắn B thì làm như thế nào ạ. Biết A là CuSO4:0,1 mol ; Al2(SO4)3 :0,01 mol ; FeSO4 : 0,02 mol
Năm nay em thi đại học nên cần mọi người giúp đỡ nhiều lắm >.< !

tuoimongxudong_tuyetlinh
11-20-2006, 06:54 PM
Cho 2 chất A , B. Chúng là những nguyên tố thuộc chu kì 2, 3. A tác dụng với hidro cho khí C co tính bazo. Khi oxi hóa C bằng oxi (dư ) co xúc tác platin được oxit axit D ( khí ). B tác dụng vơí hidro cho khí E co tính axit. Đốt cháy E bằng oxi dư cũng thu đc oxit axit F (khí). Các chất A B C D E F co thể là chất nào trong các chất sau đây
P , N, C , Cl , S , Br , PH3, NH3, NO2 , P2O5 , NO, N2O, H2S , HBr, HI, SO2, SO3

khanh
11-20-2006, 07:57 PM
Y' em noi' la` 2 axit voi' % khoi luong oxi la` lon' nhat'

ONLYLOVEONE
11-21-2006, 09:11 PM
Hòa tan hỗn hợp FeO và Fe2O3 vào HCl dư. H mới sinh tham gia khử Fe2+ thành Fe3+.

Ai có thể nói rõ hơn giùm tớ chỗ này là thế nào ko ?

tuoimongxudong_tuyetlinh
11-23-2006, 08:32 AM
Nếu ko ai giải thích câu hỏi của only love thì giải bài toán nay cho vui nè
Hỗn hợp A gồm Mg và kim loại R có hóa trị 2. Hòa tan hết a gam A trong dd HCl thu đc 3.36 lít khí (đktc). Cô cạn dd sau phản ứng thu đc 15,85 g muối khan
a/ tìm giá trị a
b/ xác định kim loại R biết nMg/nR = 2
(Bài này cực kì dễ nên chỉ để làm thử cho vui thôi chứ mình ko có ý định thách đố )

khanh
11-23-2006, 08:39 AM
a= 5,2g
M là Fe

tuoimongxudong_tuyetlinh
11-23-2006, 08:46 AM
Ủa sao tinh nhanh thế
mà bạn tính thì phai có cách giai để người khác xem đúng hay sai chứ tự nhiên để KQ ko thì ai chiu đc

ONLYLOVEONE
11-23-2006, 04:07 PM
Cái H mới sinh đó tớ giải quyết xong roài, hóa ra là nhầm đề bài, phải là Fe và Fe2O3 mới có H mới inh được, thảo nào.
Còn bài của Tuyết Linh :
Gọi công thức chung của 2 kim loại là A. Tính được NTK của ACl2 là 15.85 : (3.36 : 22.4) = 317/3
---> A=104/3
Biết tỉ lệ mol và NKT tring bình tính ra NTK của M thôi.

khanh
11-24-2006, 10:10 AM
Hì, sorry bạn TL hén. Bài ni thì cứ viết PTHH, tính dc số mol của Cl2 = số mol của H2 =0,15mol => Khối lượng của Cl2 = 0,15.71 = 10,65g => KL của hh = KL muối - KL của Cl2 = 15,84 -10,65 = 5,2.
Câu sau thì tính dựa vào PTHH tính dc số mol hh 2 KL = số mol H2 =0,15mol. Dựa vào gt => số mol của Mg =0,1mol và m(Mg)= 2,4g. Có dc số mol và KL của R tính dc M = 56.
Em mới tham gia 4rum, mong anh chị chỉ bảo :mohoi (

tuoimongxudong_tuyetlinh
11-24-2006, 04:28 PM
hehe mọi người coi thử bài này rồi cho ý kiến hén
Cho hỗn hợp 2 kim loại K và Na (dư) tác dụng với 12,7 g dd HCl 58,74 %. Tính số mol H2 tạo thành sau phản ứng

longraihoney
11-24-2006, 06:43 PM
Nhìn sơ qua biết viết 4 phương trình nhỉ? đặt ẩn giải ra... :mohoi (

khanh
11-25-2006, 09:42 AM
Bài ni theo khánh thì tính dc số mol của HCl=> nH2=1/2nHCl và số mol của H2 = nH2O gòi tính dc tổng số mol H2 và V(H2) = 11,0991l.
@long: khỏi ẩn long nhẩy :D

longraihoney
11-25-2006, 12:39 PM
Ờ ờ... sếp toán hoá nói có khác... làm vậy quả là chỉ cần lập luận là ra ^ ^ nhưng nhìn tổng quan qua thì thấy giải bằng đặt ẩn khỏi sợ sai nhẩy... nhưng mà dù seo cách làm của Khánh cũng ĐẸP hơn giải pt nhiều... ( mình khoái làm nguyên tử khối trung bình với hoá trị trung bình hơn hehe... ~~> cũng chã cần giải pt nhẩy?)

mà ai thử giải bài hoá mình gữi xem... hehe không khó lắm đâu hehe

khanh
11-25-2006, 08:32 PM
1 khoáng chất có chứa 31,3%Si, 53,6%O và còn lại là Al và Be. XĐ CTPT

tuoimongxudong_tuyetlinh
11-28-2006, 06:29 AM
Mình có bài này , làm hoài mà vẫn mê nó. Mình post lên cho mọi người làm cho zui rồi cùng mê nó với mình
Hợp chất A đc tạo thành từ cation X+ và anion Y-. Phân tử A chứa 9 nguyên tử , gồm 3 nguyên tố phi kim với tỉ lệ số nguyên tử của mỗi nguyên tố là 2 :3:4. Tổng proton trong A là 42 và trong ion Y- chứa 2 nguyên tố cùng chu kì và thuộc 2 nhóm A liên tiếp. Tìm CTCT của A

tuoimongxudong_tuyetlinh
11-28-2006, 06:34 AM
À à mà còn 1 bài nữa cũng tương tự như bài đó nè
Một hợp chất A tạo thành từ các ion X+ và Y2-. Trong ion X có 5 hạt nhân nguyên tử của 2 nguyên tố và có 10 electron. Trong ion của Y2- có 4 hạt nhân thuộc 2 nguyên tố trong cùng 1 chu kì đứng cách nhau 1 ô trong HTTH. Tổng số electron trong ion Y2- là 32. Hãy xác định các nguyên tố trong hợp chất A và lập CT hóa học của A

sutrovecuanguoisin
11-28-2006, 11:58 AM
Mình có bài này , làm hoài mà vẫn mê nó. Mình post lên cho mọi người làm cho zui rồi cùng mê nó với mình
Hợp chất A đc tạo thành từ cation X+ và anion Y-. Phân tử A chứa 9 nguyên tử , gồm 3 nguyên tố phi kim với tỉ lệ số nguyên tử của mỗi nguyên tố là 2 :3:4. Tổng proton trong A là 42 và trong ion Y- chứa 2 nguyên tố cùng chu kì và thuộc 2 nhóm A liên tiếp. Tìm CTCT của A
Đây là NH4NO3

Yugioh
11-28-2006, 08:48 PM
A+B=>CaCO3+CaCl2+Cl2O
A=?
B=?

khanh
11-28-2006, 09:03 PM
KQ bài sau là (NH4)2CO3

tuoimongxudong_tuyetlinh
11-29-2006, 10:47 AM
Trời , mình đã nói với khánh 1 lần rồi mà bi giờ vẫn vậy. Phải có cách giải để người khác tham khảo chứ

longraihoney
11-29-2006, 07:36 PM
Làm thử vài bài này cho vui forum đi...
không dùng vandervall hãy giải thích nhiệt độ sôi cực thấp của hidro...

longraihoney
11-29-2006, 07:37 PM
A+B=>CaCO3+CaCl2+Cl2O
A=?
B=?

Ca(HCO3)2 và Cl2 :ho (

tuoimongxudong_tuyetlinh
11-30-2006, 08:43 AM
a/ nguyên tố M thuộc nhóm A trong bảng hệ thống tuần hoàn. Hợp chất X của M với hidro có 97,26% M về khối lượng. Xác định tên của M
b/ B là kim loại nhóm A có 2e ở lớp ngoài cùng. 14,6 gam kim loại B tác dụng vừa đủ với 200g dd X tạo ra khí C và dd D. Xác định B và tính nồng độ % của dd D

Phạm Thanh Hiền
11-30-2006, 11:12 AM
Cho em hỏi có anh nào biết cách chế tạo ra khí cười không chỉ em với ?
Và PT phản ứng nữa nha !!!

khanh
11-30-2006, 05:26 PM
C1: Cho KL tác dụng với dd HNO3 loãng:
8Al + 30HNO3 --> 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O
C2: nhiệt phân muối NH4NO3
NH4NO3 --> N2O + 2H2O ( cái ni thì cần nhiệt độ nhưng mà nhiệt độ là bao nhiêu thì wên gòi)
Em bít có 2 cách đoá àh:ngu ( , mong các anh chị bổ sung thêm

longraihoney
11-30-2006, 06:48 PM
Hai cách điều chế của Khanh ko ổn lắm thì phải :ho ( điều kiện để canh ra khí N2O trong trường hợp nì là không khả thi lắm :doctor ( ai trình bày thêm cách khác đi nha :nguong ( trừ pt sau còn có khả thi chút ^^
NH4NO3 → N2O + 2H2O, ΔH = −36.8 kJ

:doctor (

2NH3 + 2O2 → N2O + 3H2O
HNO3 + NH2SO3H → N2O + H2SO4 + H2O
(NH3OH+Cl-) + NaNO2 → N2O + NaCl + H2O

westlife_mylcon
12-01-2006, 04:15 PM
Hỗn hợp A gồm ba khí NH3 , N2 VA`H2. Dẫn A vào bình có nhiệt độ cao. Sau phản ứng phân hủy NH3( coi như hoàn toàn) thu dược hh B có thể tích tăng 25% so vói A. Dẫn B đi qua ống dựng CuO nung nóng sau đó loại nước thì chỉ còn lại một chất khí có thể tích giảm 75% so với B. Tính thành phần % theo thể tích của các khí trong hh A.

westlife_mylcon
12-01-2006, 04:29 PM
Đốt cháy hoàn toàn 6,8g một hợp chất của photpho thu được 14,2g P2O5 và nước. Cho các sản phẩm vào 50g dd NaOH 32%.


a/ Xác định công thức hóa học của hợp chất.
b/ tính nồng độ % của dd muối thu được.
Xin lỗi vì không ra mắt các vị tiền bối trước... có gì mong các vị tiền bối + sư huynh, sư tỉ chỉ giáo thêm.

longraihoney
12-02-2006, 01:30 PM
hợp chất của phốt pho mà cháy cho ra P2O5 mình không giải đoán nó là PH3 phải không (photphin ý)

westlife_mylcon
12-04-2006, 07:40 AM
Gởi longrai :
hình như long nhầm rồi , theo tạ hạ nghĩ thì P2O5 mà tác dụng với NaOH thì sẽ có 3 PTHH xảy ra.
à , tại hạ nghe sư tỉ nói các hạ rất giỏi hóa vậy nếu rảnh làm giúp bài này với , cảm ơn trươc nghe
Khi nung hai chất rắn A và B sinh ra một chất khí C và một chất rắn D. Đốt một thể tích khí C sinh ra một thể tích khí E và một chất lỏng G. Nếu cho D vào dd HCl cũng có thể thu dược E. Cho biết A, B, C,D,E,G là những chất gì? Viết PTPU.

longraihoney
12-04-2006, 08:02 AM
chài... you bảo hợp chất đó tác dụng với oxi cho ra P2O5 chứ có nói móc gì đến chuyện cho vào NaOH đâu... mà tui ngu hoá lắm chứ chã giỏi giang gì... nhờ tui vô ích thoai

:liduc ( mà cho tui mạn phép hỏi cái đề chút hh hai chất rắn... nung lên cho ra một chất khí thì không nói... nhưng cho ra một CHẤT RẮN D thì quả là chưa gặp bao giờ :it ( :ngo 1 ( <hh chất rắn D thì mới đúng đề thì phải :ho ( )

khanh
12-06-2006, 08:41 PM
Một hh X chứa N2O, N2, H2 với %V là a, b, c; khối lượng các khí là a', b', c'. Đặt x =a/a', y=b/b', z=c/c'. Hỏi x,y,z lớn hơn hay nhỏ hơn 1

khanh
12-07-2006, 06:43 AM
Gởi longrai :
hình như long nhầm rồi , theo tạ hạ nghĩ thì P2O5 mà tác dụng với NaOH thì sẽ có 3 PTHH xảy ra.
à , tại hạ nghe sư tỉ nói các hạ rất giỏi hóa vậy nếu rảnh làm giúp bài này với , cảm ơn trươc nghe
Khi nung hai chất rắn A và B sinh ra một chất khí C và một chất rắn D. Đốt một thể tích khí C sinh ra một thể tích khí E và một chất lỏng G. Nếu cho D vào dd HCl cũng có thể thu dược E. Cho biết A, B, C,D,E,G là những chất gì? Viết PTPU.
Mạn phép long trả lời bài ni nha ( chắc long học hóa 9 wên gòi :lon ( )
A: CH3COONa
B: NaOH
C: CH4
D: Na2CO3
E: CO2
G: H2O
@long: có bị thiệt hại j` kô :phuthuy (

longraihoney
12-07-2006, 03:40 PM
À à... chỗ mình thì không có gì ^ ^ bị thiệt hại không đáng kể... hix chỉ tội mình mang đồ lên gác hết... sợ lụt mà có lụt đâu ^ ^

Còn cái bài đó thì nhìn ra thui nhưng mờ đề ghi không chính xác một chỗ <cái chỗ mình nối ý>
Mà Khánh nè Không biết bạn làm biếng hay là hồi giờ không thèm lập luận khi giải mấy bài nì thế ^ ^
Nhưng đề bảo là HAI CHẤT RẮN A và B mà . <^ ^ ~~> đáp án toàn là vô cơ thui Khánh à>

khanh
12-07-2006, 03:54 PM
Long post đáp án lun

gold_dragon_2310
12-08-2006, 05:13 PM
Các đại ca cho em hỏi bài Pin-điện này ạ :D
Người ta bảo viết PTPư xảy ra khi pin hoạt động. Với Anôt là thanh Pt nhúng trong bình chứa [Fe2+]=0,2M và [Fe3+]=0,1M.Catôt là thanh Pt nhúng trong bình chứa [Fe2+]=0,1M và [Fe3+]=0,2M.
Eo của Fe3+/Fe2+=0,77.

Zero
12-08-2006, 06:54 PM
Các đại ca cho em hỏi bài Pin-điện này ạ :D
Người ta bảo viết PTPư xảy ra khi pin hoạt động. Với Anôt là thanh Pt nhúng trong bình chứa [Fe2+]=0,2M và [Fe3+]=0,1M.Catôt là thanh Pt nhúng trong bình chứa [Fe2+]=0,1M và [Fe3+]=0,2M.
Eo của Fe3+/Fe2+=0,77.
Cái này chỉ là pin nồng độ thôi mà con. Tính thế của từng cực, rồi suy ra E của phản ứng chứ sao. Phản ứng này được viết như sau:
Fe(3+)(catot) + Fe(2+)(anot) ----> Fe(3+)(anot) + Fe(2+)(anot)

gold_dragon_2310
12-08-2006, 09:19 PM
Vâng, cái con hỏi là cái PT T_T.
Cô con bảo là chả viết đc PT T_T.
Vì cái đáp án thì cũng chả viết PT :|
Thanks sp ạ^^

longraihoney
12-10-2006, 07:21 AM
Cái này chỉ là pin nồng độ thôi mà con. Tính thế của từng cực, rồi suy ra E của phản ứng chứ sao. Phản ứng này được viết như sau:
Fe(3+)(catot) + Fe(2+)(anot) ----> Fe(3+)(anot) + Fe(2+)(anot)



:tinh ( Fe(3+)(catot) + Fe(2+)(anot) ----> Fe(3+)(anot) + Fe(2+)(catot) chứ nhỉ? :tantinh (

tuoimongxudong_tuyetlinh
12-10-2006, 07:43 AM
À à... chỗ mình thì không có gì ^ ^ bị thiệt hại không đáng kể... hix chỉ tội mình mang đồ lên gác hết... sợ lụt mà có lụt đâu ^ ^

Còn cái bài đó thì nhìn ra thui nhưng mờ đề ghi không chính xác một chỗ <cái chỗ mình nối ý>
Mà Khánh nè Không biết bạn làm biếng hay là hồi giờ không thèm lập luận khi giải mấy bài nì thế ^ ^
Nhưng đề bảo là HAI CHẤT RẮN A và B mà . <^ ^ ~~> đáp án toàn là vô cơ thui Khánh à>
no no có nhầm lẫn rùi Long ạ , thật ra bài này giải như Khánh đúng rùi đấy , nói chính xác bài này nằm trong chương hidrocacbon của mấy anh chị 11 , ko tin Long hỏi mấy anh chị 11 là biết liền

longraihoney
12-10-2006, 07:47 AM
ờ tui nhầm... bài tui giải khác là sai... dzỵ thui... không dám nói gì đâu... tui cũng chưa biết hidrocacbon là gì hít đừng có mang chương trình 11 ra mà hù tui .... tui sợ


Anh em nào rảnh giải bài nì để nâng cao tay nghề hoá lớp 10 nè ... cũng dễ thui... ^ ^
1.Vì sao photpho ~~~> P4 còn nitơ ~~~> N2 ở dk thường :lon (
2. Vì sao N2 và CO có những tính chất hoá học gần giống nhau :mohoi (

schrodigre2
12-24-2006, 08:25 AM
bài1
hoàn thành các phản ứng sau
1, 3 MnO2----> A + O2
2 Fe2O3+ Na2Co3(nc)--->
3, CuSO4+ KCN---->
4, LaC2+ H20------->


bài2
P đỏ tương đối ít tác động đến cơ thể người còn P trắng lại rất độc.Cho biết cấu trúc của 2 dạng đó đã ảnh hưởng như thế nào tới độc tính của chúng

bài3
Thực hiện phản ứng diièu chế sau
1,xiclo pentanon thành xiclohexanon và ngượclại
2 CaC2---> bixclo{1.1.0]butan
3 xiclohexan---> metylenxiclohexan

bài4
So sánh nhiệt độ sôi của 0- và p- NO2-C6H4-OH

có cao thủ hóa nào giải quyết giúp mình vấn đề này với nhưng đừng có sử dụng tiếng anh nha

longraihoney
12-25-2006, 01:42 PM
Xin hỏi mọi người các xác định SOh của các nguyên tử trong một hợp chất hữu cơ có chứa nitơ Cl P... em thấy hình như chỉ có cách viết CT cấu tạo của nó ra tuy nhiên thế thì mấy hợp chất vài chục nguyên tử C thì vẽ làm thế nào...

C3H5O9N3 ... thi` co`n dE^~ ... chu' ma` C10H18O12N5Cl thi` sao

nguyencyberchem
12-25-2006, 04:57 PM
Trong hóc học, khi muốn xác định soh, chủ yếu người ta muốn khảo sát các quá trình oxy hóa hoặc khử của phân tử đó. Vì vậy, các quá trình này chỉ xảy ra trên các nhóm chức hoặc nhóm có sự thay đổi soh trong quá trình phản ứng. Nên em chỉ viết công thức cấu tạo của nhóm có sự thay đổi soh thôi, mắc mớ gì mà em phải lo đến việc viết hết công thức của cả phân tử mần chi

longraihoney
12-25-2006, 05:13 PM
Hix... thì em cũng có nghe nói đến chuyện xác định SOh của nguyên tử trong nhóm chức... nhưng mà chã biết thằng C bên trái của nhóm chức ấy sẽ chung cặp với thằng C nào bên phải... cô giảng bài ~~~> không chú ý ,,, mất căn bản luôn cái chỗ xác định này rồi :notagree plz help em



rồi sẵn bày em xác định SOh của các nguyên tử trong các công thức tổng quát luôn thể :nghe ( hữu cơ em ngu thượng hạn... ngu bẫm sinh hix hix :bidanh(

bluemonster
12-28-2006, 11:50 AM
Xin hỏi mọi người các xác định SOh của các nguyên tử trong một hợp chất hữu cơ có chứa nitơ Cl P... em thấy hình như chỉ có cách viết CT cấu tạo của nó ra tuy nhiên thế thì mấy hợp chất vài chục nguyên tử C thì vẽ làm thế nào...

hix, như anh Nguyên nói thì quá rõ rồi còn gì ! Phản ứng oxi hoá - khử trong hữu cơ ko khác với vô cơ là mấy !
ko cần phải vẽ hết làm chi cả, chỉ xác định đúng trọng tâm của nguyên tử hay nhóm nguyên tử tham gia vào phản ứng oxi hoá - khử ! Gốc R dài cỡ nào cũng chỉ viết là R- , thế thôi !
Có gì thắc mắc cứ post trực tiếp ví dụ, anh em giải thích cho ! Chứ chú hỏi chung chung thế này ko biết chú đang gặp khó khăn như thế nào, muốn giúp cũng khó ! :matheo(

longraihoney
12-28-2006, 04:21 PM
Dạ có hai khó khăn... thứ nhất là xác định SOh đối với các hợp chất hữu cơ VD CnH2n+1O2N... và cái nữa là nếu xác định SOh của nguyên tử ở cái góc thì không biết bên phải thằng nào sẽ là thằng tương ứng trong các trường hợp phức tạp tạo ra nhiều sản phẩm có SOh khác nhau...

tuoimongxudong_tuyetlinh
12-29-2006, 09:57 AM
Hehehehehe chắc bà kon lớp 10 đều học về phản ứng oxh_khử rùi nhỉ. Bi giờ , mình có 1 số bài tập về phần này , bà kon làm cho zui :lon (
Cho 3,87 g 1 hh R gồm 2 KL là M ( hóa trị 2 ) và M' ( hóa trị 3 ) vào 250 ml dd chứa axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5 M thu đc dd B và 4, 368 l khí H2 đo ở 0oC , 1 atm
a/ tính khối lượng muối tạo thành
b/ Xác định tên của M và M'. Biết rằng tỉ số mol của 2 ion M2+ và M'3+ trong dd là 2:3
Bài nì có 2 cách giải , ai làm siêng thì giải giùm luôn cả 2 cách :cuoi (

tuoimongxudong_tuyetlinh
12-29-2006, 10:01 AM
hè hè , 1 cái nữa cũng khá vui , chắc bà kon wen cân bằng pu oxh _ khử có 2 nguyên tố thay đổi số oxh rùi nhỉ , bi giờ thử đổ qua pu oxh_khử có 3 nguyên tố thay đổi số oxh xem sao
Bà kon cân bằng thử 2 pt này thử
KNO3 + FeS2 ----> KNO2 + Fe2O3 + SO3
FeS2 + O2 -----> Fe2O3 + SO2

bluemonster
12-29-2006, 11:35 AM
Dạ có hai khó khăn... thứ nhất là xác định SOh đối với các hợp chất hữu cơ VD CnH2n+1O2N... và cái nữa là nếu xác định SOh của nguyên tử ở cái góc thì không biết bên phải thằng nào sẽ là thằng tương ứng trong các trường hợp phức tạp tạo ra nhiều sản phẩm có SOh khác nhau...
Hình như ko có khái niệm số oxi hoá của hợp chất nhé, mà của từng chủ thể, từng hợp phần liên kết ! Longrai có lẽ cần đọc thêm một tí về phản ứng oxihoá khử, các khái niệm về số oxi hoá … trong vô cơ chứ cũng chả cần trong hữu cơ ! như thế có khi hiểu rõ hơn, đặt câu hỏi rõ hơn và giải quyết trong hữu cơ rất dễ, nên nhớ, phản ứng oxihoá khử trong hữu cơ tương đối dễ hơn trong vô cơ nhiều đấy !!!
Những chỉ dẫn trên của anh Nguyên và BM có lẽ đủ nếu longrai đọc sách nhiều hơn !!!

longraihoney
12-29-2006, 02:36 PM
Choài ạ... chính vì tự dưng đọc đâu đó thấy có chữ SOh của hợp chất thì em mới không hiểu mô tê gì đây T__T
Mà không hiểu sao ai cũng nói hữu cơ nhiều cái khó hơn vô cơ còn em thì ngược lại... cân bằng pứ vô cơ thì em không gặp khó khăn còn đối với hữu cơ... nhất là các công thức tổng quát của rượu acid ;amin ; andehit thì lại không xac định được SOh của nó... một số trường hợp cơ bản như rượu bậc 1 hay acid thông thường thì không khó khăn thật... nhưng với trường hợp phức tạp hơn vd như pứ nhiều chất thay đổi chất oxi hóa - khử của HỮU CƠ thì em thật bó tay bó tay and bó tay.

Vd anh chị cân bằng thử pứ này xem... nếu bằng pp thông thường hay đại số số học thì đơn giản còn theo oxxi hóa khử thì thế nào?
C3H5O9N3 ~~> N2 + O2 +CO2 + H2O ~~~> help <chẵng lẽ không dùng đại số thì không ra à... vô cơ hay gặp trường hợp kiểu này lắm?>

longraihoney
12-29-2006, 02:41 PM
15KNO3 + 2FeS2 ~~~> 15KNO2 + FeO3 + 4SO3

N+5 +2e~~~> N+3
2Fe+2 ~~~> 2Fe+3 + 2e
4S-1 ~~~~> 4S+6 + 28e
chéo số là 15 và 1
4FeS2 + 11O2 ~~~> 2Fe2O3 + 4SO4
Hai bài này khá là cơ bản của pứ oxi hóa khử. còn bài toán xin miễn làm ~~> chán

tuanpoke
12-29-2006, 03:59 PM
có 1 cái đề nó cho như vầy:
cho 18,8 g hh K2CO3 KHCO3 (rắn) vào nước thu được dd A Cho dd BA(OH)2 dư vào A tính khối lượng kết tủa

longraihoney
12-29-2006, 04:06 PM
2KHCO3 + 2Ba(OH)2 ~~~> 2BaCO3 + 2KOH + 2H2O vì Ba(OH)2 dư
K2CO3 + Ba(OH)2 ~~~> KOH + BaCO3


Bài này em nghĩ phải là tính lượng kết tủa max chứ nhỉ? hay là xét trong khoảng nào chứ? sao tính số cụ thể được vì mình có biết tỉ lệ nào đâu?

Hay nó tính đến chuyện 2KHCO3 ~~> K2CO3 + H2O trong nước ~~~> khó xảy ra lắm? mà nếu vậy thỉ phải tính tỉ lệ x / y ra rồi thế vào là ra đáp số?

Không biết có cao kiến gì không ạ? :kinhbu (

khanh
12-29-2006, 04:29 PM
Cho thêm 1 bài cân bằng phình phường thoai:
Fe(n)C(m) + HNO3 --> N2Ox +....

longraihoney
12-30-2006, 09:46 AM
các sản phẩm của nó là Fe(NO3)3 + N2Ox + H2O + CO2 + H2O phải không nhẩy? nếu đúng sp thì sẽ cân bằng đúng thui còn nếu sai thì bó tay :D

tuoimongxudong_tuyetlinh
12-30-2006, 01:09 PM
Bài nì nữa nè
MxOy + CnHmOz ---------> MpOq + CO2 + H2O

longraihoney
12-30-2006, 02:33 PM
MxOy + CnHmOz ---------> MpOq + CO2 + H2O


MxOy ~~ M +2y/x
CnHmOz ~~ C (2z-m)/2
MpOq ~~ M +2q/p
C ~~~> +4 SOh tối đa vì vậy chắc chắn MxOy phải là chất oxi hóa ...
<tự làm tiếp>


cho bài nhẹ nhàng thôi nhưng để làm được cũng không phải đơn giản :quyet (
F2 + AgNO3 ~~~> AgF + FNO3
I2 + AgNO3 ~~~> AgI + INO3
Hai pứ trên có gì khác nhau? nêu chất oxxi hóa chất khử , sự khử sự oxi hóa :bidanh( không khó đúng hem ^ ^

hoang
12-30-2006, 03:12 PM
Bài nì nữa nè
MxOy + CnHmOz ---------> MpOq + CO2 + H2O
theo tui thì thế này : p(4n+n-2z) MxOy +2(py-qx) CnHmOz---> x(4n+m-2z)MpOq + 2n(py-qx)CO2 + m(py-qx) H2O
Có gì chỉ giáo thêm :matkinh (

bluemonster
12-30-2006, 03:45 PM
Vd anh chị cân bằng thử pứ này xem... nếu bằng pp thông thường hay đại số số học thì đơn giản còn theo oxxi hóa khử thì thế nào?
C3H5O9N3 ~~> N2 + O2 +CO2 + H2O ~~~> help <chẵng lẽ không dùng đại số thì không ra à... vô cơ hay gặp trường hợp kiểu này lắm?>
hahaha, bây giờ BM mới thực sự hiểu khó khăn của longrai, thế này nhé, trong hữu cơ, chả có thằng nào tài năng đến nổi với một hợp chất chỉ ghi công thức phân tử, ko detail thêm công thức cấu tạo mà bắt phải cân bằng thì … ôi thôi, nên cân bằng theo cách đại số cộng trừ bình thường thôi !
Hợp chất longrai đưa ra thì đơn giản, nhưng nếu là hợp chất đại phân tử thì … chết chắc !!!
Hehehe, Nên nhớ phản ứng oxi hoá khử trong hữu cơ rất rõ ràng, riêng cho từng hợp chất, sẽ cho ra những hợp chất nhất định, còn phản ứng trên là sự oxi hoá đến tận cùng, cho ra những đơn chất bền !
Anh em nào có ý kiến kinh nghiệm gì hay thì giúp chú longrai tí nhé !!!

tiuxide
12-30-2006, 08:11 PM
Có bài này mong các bác chỉ giáo :
"A là hợp chất hữu cơ khi đốt 1 lít chất A cần 1 lít O2 , chỉ thu được 1 lít CO2 & 1 lít H2O ( cùng to , p ) .
Trộn A với hỗn hợp 2 olefin là 2 đồng đẳng kế tiếp thu hỗn hợp X . Cho X & H2 đi qua ống chứa Niken đun nóng , sau đó qua bình ngưng tụ chất lỏng rồi đến bình đựng dung dịch Brom thì thấy khối lượng bình ngưng tụ chấ lỏng tăng 16g , bình đựng dung dịch Brom bị nhạt màu 1 phần , cuối cùng thu được hỗn hợp khí Y . Đốt cháy hoàn toàn 0,616 lít hỗn hợp Y (đkc , tương ứng 1/400 thế tích ban đầu ) thu 2,53g CO2 .
a/ Viết PTPU xảy ra . Xác định CTCT ,CTPT 2 olefin .
b/ Tính thành phần % theo thể tích của các chất trong hỗn hợp X .
Giả thiết rằng các olefin phản ứng với tốc độ bằng nhau ( nghĩa là tỉ lệ với thành phần thể tích của chúng ) . Hiệu suất của phản ứng đề hiđrô hoá đạt 100% , chất A phản ứng hoàn toàn , mỗi olefin mới phản ứng được 50% . "
(Đề tuyển sinh đại học Bưu Chính Viễn Thông TP.HCM năm 2000 )
Mình đang học lớp 11 cũng vừa học xong phần Ankan , Anken , nhưng phần bài tập chưa rõ lắm , ở đây ko biết bình ngưng tụ chất lỏng sẽ hấp thụ gì? Mon các bác hướng dẫn dùm , THANKS :D !!!

tuoimongxudong_tuyetlinh
12-31-2006, 08:02 AM
Cái pt này hoi zui zui , bà kon lèm thử
CH3_CH_CH2 + KMnO4 + H2O -----> CH3CHOHCH2OH + MnO2 +...........

longraihoney
12-31-2006, 03:15 PM
anken viết sai... thằng thiếu là KOH

khanh
12-31-2006, 03:24 PM
3CH3-CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O --> 3CH3-CH(OH)-CH2(OH) + 2MnO2 + 2KOH

longraihoney
12-31-2006, 03:26 PM
DA chính xác rùi ku Khánh...
làm thêm cho vui nè FeS2 + H2SO4 ~~>?

kewpie_89
01-01-2007, 10:53 AM
Em mún hỏi là tại sao axit HNO3 đặc và loãng đều thể hiện tính oxi hóa còn đối với H2SO4 thì chỉ có ở trạng thái đặc mới thể hiện tính oxi hóa? Ai biết thì trả lời dzùm nhá!

khanh
01-01-2007, 02:57 PM
Cái ni nếu em nhớ kô nhầm thì là do cấu trúc của phân tử SO4(2-) là tứ diện còn của NO3- là tam giác nên N dễ bị tấn công hơn khi tham gia phản ứng hóa học
@Long: đoạn sau wen gòi :mohoi (

tuoimongxudong_tuyetlinh
01-01-2007, 03:15 PM
Bài nì , tui ra sp là Fe2(SO4)3 , , SO2 , H2S , H2O. Ko bít có đúng ko nữa , nếu đúng thì bà kon tự cân bằng , còn nếu sai thì tui suy nghĩ tiếp vậy

khanh
01-01-2007, 03:19 PM
He he, H2S mà tạo ra cũng bị tên H2SO4 oxi hóa thành SO2 dzí H2O thoai

tuoimongxudong_tuyetlinh
01-01-2007, 03:24 PM
Bài nì nữa , bà kon làm cho zui
FeS2 + HNO3 + HCl ---->....
FeS2 + HNO3 ----->........

longraihoney
01-01-2007, 04:10 PM
Cái ni nếu em nhớ kô nhầm thì là do cấu trúc của phân tử SO4(2-) là tứ diện còn của NO3- là tam giác nên N dễ bị tấn công hơn khi tham gia phản ứng hóa học
@Long: đoạn sau wen gòi :mohoi (


À à... thì Khánh nói vậy đúng rùi đấy do cấu trúc cồng kềnh của H2SO4 nên nó hơi bị khó thể hiện tính oxi hóa nếu loãng còn khi đặc thì cấu trúc này vẫn giữ nguyên tuy nhiên mật độ va chạm giữa acid và chất khử sẽ tăng lên nên sự cho nhận electron xảy ra thuận tiện hơn <câu hỏi định tính này khá hay đó> :hun (

longraihoney
01-02-2007, 05:05 PM
FeS2 + HNO3 ----->........


Cái pt này cho loãng hay đặc nguội hay nóng đây??????????? mà cho không vậy không có cho thằng khí nào bay ra nữa chớ? mún lập cả 6 pt à?

gold_dragon_2310
01-02-2007, 09:31 PM
Có bài này cũng khá này :D
Các ku làm thử xem :D
Cr2S3+Mn(NO3)2+K2CO3 -->K2MnO4+K2CrO4+ NO +....+....
Nhớ cân bằng nhá :D

Ngoài ra còn thêm cái pư này khuyến mãi :D
F2 + NaOH--(dd Loãng , lạnh)-->???

tuoimongxudong_tuyetlinh
01-03-2007, 06:50 AM
FeS2 + HNO3 ----->........


Cái pt này cho loãng hay đặc nguội hay nóng đây??????????? mà cho không vậy không có cho thằng khí nào bay ra nữa chớ? mún lập cả 6 pt à?
ừ , vậy mới zui chứ cho ko , lập 1 pt thì chán phèo

schrodigre2
01-04-2007, 11:40 AM
so sanh tinh axit của : phenol, o-bromphenol, m-bromphenol, p-bromphenol
thu lam bài này giúp minh với

longraihoney
01-04-2007, 12:17 PM
Có bài này cũng khá này :D

Ngoài ra còn thêm cái pư này khuyến mãi :D
F2 + NaOH--(dd Loãng , lạnh)-->???
Cr2S3+Mn(NO3)2+K2CO3 -->K2MnO4+K2CrO4+ NO +....+....
Hai sp là CO2 và CS2 phải ko ta ^^ thui
Câu cân bằng cho ku Khánh làm :sangkhoai em làm bài này nhé ^^

có phải là 2F2+2NaOH(dd loãng lạnh) ~~~> 2NaF + OF2 +H2O không ta ^ ^

gold_dragon_2310
01-04-2007, 04:36 PM
Pư đầu sai ròai :))
Ko đơn giản đâu, đã làm thì cân bằng luôn đi!

Còn câu 2 có thể nói rõ hơn về pư đó ko ku :D

longraihoney
01-04-2007, 06:13 PM
à à đây là trong môi trường bas yếu vậy có tạo ra MnO2 nữa và còn thằng C với thằng S thì chắc tạo ra CS2 nhỉ ? mà đúng pứ mới cân bằng chứ :danhmay (

gold_dragon_2310
01-04-2007, 08:52 PM
Moi truong bazo íu mà ra MnO2 à :-w
Ku làm pư đó sai roài :|
Suy nghĩ thêm xem!

kcl
01-04-2007, 10:29 PM
tiếp nào : hoàn thành các ptpứ sau

Cr2O72- + nh4+ + s2- + h2o --> ...

NO2 - + Co2+ + CH3COOH --> ...

h2sio3 + oh- + MoO4- + nh4+ --> (NH4)4H4[Si(Mo2O7)6] +....

3 bài quảng cáo ... hi :sacsua (

schrodigre2
01-07-2007, 03:44 PM
HCOOH + H2 -> có xảy ra ko :batthan ( :batthan ( zm:) zm:)

canh
01-07-2007, 04:07 PM
xắp xếp tính tăng dần của adix của các hợp chất dưới dây. có giải thich.
a/o-phenolmetyl, p-phenolmetyl, m-phenolmetyl.
b/o-phenolbrom, m-phenolbrom, p-phenolbrom.

schrodigre2
01-07-2007, 04:09 PM
Trong phòng thí nghiệm có 7 bình thủy tinh không màu bị mất nhãn, mỗi bình đựng một chất khí hoặc một chất lỏng sau đây: metan, etilen, benzen, khí cacbonic, khí sunfuro, rượu etylic, axit axetic. Chỉ được dung thêm nước, nước vôi trong, nước brôm, đã vôi; hãy cho biết phương pháp nhận ra từng chất. Viết các phương trình phản ứng (nếu có).
THỬ LÀM NỚI BAI KIỂM TRA NÀY CHO ZUI!

schrodigre2
01-07-2007, 04:11 PM
Có 5 bình đựng 5 hỗn hợp khí bị mất nhãn: không khí(N2,O2); (CO, CO2); (SO2, SO3); (CH4, C2H4); (Cl2, HCl). Bằng phương pháp hóa học, nhận biêté các hỗn hợp
CO AI LAM CHO VUI?

schrodigre2
01-07-2007, 04:14 PM
Dẫn 5,04 lít hỗn hợp khí(đktc) gồm CH4,C2H4,C2H2 đi qua bình đựng nước Brom dư thấy bình tăng thêm 4,1gam. Lấy 1/3 lượng khí thoát ra khỏi bình đemđốt cháy hòan tòan rồi hấo thụ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi dư thấy tạo thành 2,5 gam kết tủa
1. Viết PTPỨ xảy ra
2. Tính Thành phần % theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp
3. Hãy chứng minh sự có mặt của 3 chất khí trên trong cùng 1 hỗn hợp
THU TRO LAI VOI TINH TOAN XEM SAO !

ka6ka6ka
01-07-2007, 05:09 PM
Trong này mình thấy post nhiều toán hóa quá nên vào đây hỏi luôn cho tiện cái bài này

Cho 15 g AgNO3 vào 1 dung dịch chứa 5 g hỗn hợp NaCl và KCl thì thu được 10.156 g kết tủa. Tính khối lương NaCl trong 5 gam hỗn hợp đầu.

longraihoney
01-08-2007, 10:07 AM
cân bằng [F] + [H] + H+ + O2 ~~>?

longraihoney
01-08-2007, 10:13 AM
Cho 15 g AgNO3 vào 1 dung dịch chứa 5 g hỗn hợp NaCl và KCl thì thu được 10.156 g kết tủa. Tính khối lương NaCl trong 5 gam hỗn hợp đầu.


tính tỉ lệ KCl và NaCl ra rồi dùng tam suất ~~> giỏi toán chắc biết làm...dễ mà

ka6ka6ka
01-08-2007, 07:08 PM
tính tỉ lệ KCl và NaCl

Hóa ra là thế, :ngu9 ( ~~~~~~=> Hiu roài, nhưng mình chép nhầm đề. Đề cũng dễ thui là KNO3 nên chỉ có một Pư xảy ra thui. Mà mấy hôm nay bận quá không kiểm chứng được. Tưởng phài giải hệ chứ không ngờ đơn giản vậy theo đề sai.

schrodigre2
01-13-2007, 07:56 AM
so sánh tính axit của
a)m-NO2C6H5NH3+VÀ P-NO2C6H5NH3+
B)m-CH3C6H5OH VÀ p-CH3C6H5OH

canh
01-13-2007, 08:03 AM
Câu 1:
Viết cấu hỉnh electron đầy đủ, cấu hình electron thu gọn, giản đồ obitan đối với các electron hóa trị và cho biết số electron bên trong các electron hóa trị của các nguyên tố sau: Kali(Z=19); Molipden(Z=42); Chì(Z=82); Brom(Z=35) ?
Câu 2:
Hòa tan hoàn toàn 2.84 g hỗn hợp gồm MgCO3 và CaCO3 bằng dung dịch HCl dư. Cho tất cả thoát ra hấp thụ vào V ml dung dịch NaOH 10% (d=1.1 g/ml ) thu được hỗn hợp hai muối có nồng độ % bằng nhau. Tìm khoảng giá trị của V?

schrodigre2
01-13-2007, 08:40 AM
Mình có bài này :
(A) + AgNO3 NH3 --> Ag + CO2 + H2O +NH4NO3
(B) + AgNO3 + NH3 --> Ag + (C) + NH4NO3
(C) + (D)(to) <=>(H2SO4đđ) (E) + H2O
(E) + NaOH --> (F) + (D)
(D) --> (H2SO4đđ) C2H4 + H2O
(F) + NaOH -->(to,CaO) (G) + Na2CO3
Xác định các chất A,B,C,D,E,F,G.

schrodigre2
01-13-2007, 08:43 AM
1/Giải thích sự hình thành các sản phẩm chính trong phản ứng của Ankađien liên hợp với HX ( Cl, Br ) theo cơ chế Cộng hợp Electrophin , trong điều kiện nào thì sản phẩm 1,2 chiếm ưu thế còn trong trường hợp nào sản phẩm 1,4 chiếm ưu thế ?
2/So sánh khả năng phản ứng tương đối trong PƯ Nitro hoá ( Có H2SO4 xúc tác ) của các hợp chất thơm sau :
C6H6 , C6H5NH2 , C6H5OH , C6H5CH3 ,C6H5NO2
Giải thích vì sao ?

schrodigre2
01-13-2007, 08:43 AM
/Từ Toluen điều chế m-bromtoluen ( chỉ qua 3 phương trình )
2/H/C Hữu cơ X có cấu tạo ko vòng . Có công thức phân tử là C4H7Cl và có cấu hình E .Cho X tác dụng với dung dịch NaOH ( có đun nóng ) ---> Tạo thành hỗn hợp sản phẩm bền có công thức C4H8O
Hãy cho biết cấu trúc của X và cấu hình sản phẩm tạo thành .
3/ Viết đầy đủ ptpư theo sơ đồ sau :
Stiren ---> L ( HBr / peoxit )
L---> M( Mg/ ete khan )
M---> N( etilen oxit)
N---> O ( H3O+ )
O---> P ( CuO , nhiệt độ )
P---> Q ( O2/ Mn2+)
Q---> S ( SOCl2 )
S---> T (AlCl3 khan )
T---> X ( LiAlH4 )
X---> Y ( H2SO4 , t0 )
À nếu ai làm bài này mà có kèm hình ảnh thì giải thich cho em cơ chế pư thế nội phân tư ( S N i) luôn nhé !

kewpie_89
01-16-2007, 10:28 PM
nhờ các bác cho ý kiến thêm, Kewpie cũng chỉ biết dựa vào cấu trúc như Long và Khanh nhưng khi liên hệ rộng thêm tới các axit khác như HClO, HClO4, H3PO4...thấy luật đó không ổn nữa.

vantoan
01-18-2007, 07:38 AM
B/các hệ số:7NO2- +CO2+ +CH3COOH
=CO(NO2)}63- +NƠ +OH- +CH3COO-

voldemort
01-18-2007, 08:53 PM
Longraihoney trả lời cái này giùm cái :
F2 + AgNO3 -> AgF + FNO3
phản ứng này ở đâu ra vậy??? Có FNO3 nữa hả ( F mang điện tích dương )?!!!!!!!!

voldemort
01-18-2007, 09:30 PM
Sao box này ko ai tra lời hết vậy
Tính axit :
o-bromphenol > m-bromphenol>p-bromphenol > phenol
Do Br có -I > +C => tính axit tăng
-I giảm theo chiều dài mạch
HCOOH + H2 ko xảy ra
tui nghĩ vậy vì H2 ko khử được axit , nhưng đây là HCOOH nên ko chắc lắm
Tui sẽ giải hết các bài tập của bạn schrodigre2 , nhưng giờ tui đang bận rùi , hẹn lần sau

longraihoney
01-19-2007, 02:34 PM
Longraihoney trả lời cái này giùm cái :
F2 + AgNO3 -> AgF + FNO3
phản ứng này ở đâu ra vậy??? Có FNO3 nữa hả ( F mang điện tích dương )?!!!!!!!!



không... F không đời nèo có đt dương được <ít ra là với các hợp chất đã đi vào sách :D ai biết được chuyện hôm ni ngườ ta điều chế ra hợp chất F dương chưa :D :sacsua (


pứ đó chất khử Oxi còn chất oxi hoá chắc chắn phải là flour rùi giải thích à hì hì thì thằng Oxi bên trái SOh = -2 còn bên phải có một thằng có SOh =0 đấy nhỉ? Viết CTCT ra :chocwe (

longraihoney
01-19-2007, 02:38 PM
với các dãy acid của Cl thì phải dùng cách lập luận khác cơ... chứ không phải lập luận như hai acid trên kia.. tính acid của tụi này tăng theo số oxi còn tính oxi hoá thì lại giảm. Vẽ CTCT ra rồi vẽ các moment ra xem bít liền hà...


Tính acid tăng dần cho sự phân cực OH càng lớn còn tính Oh giảm là vì độ dài liên kết ngắn lại ~~> bền < người ta còn bảo là tính acid tăng thì Oh giảm ~~> trong các acid của clo và các halogen tương tự>

hoangtulai
01-19-2007, 05:24 PM
Em đang làm một chuyên đề Hoá về nội dung PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ (chương tình lớp 10), nhưng đang thắc mắc ko hiểu có sự liên quan như thế nào giữa : điện tích - soh - hoá tri. Khi nào thì soh bằng hoá trị, khi nào ko?
Phương pháp cân bằng pứ ohk bằng pp đại số có trường hợp nào sai ko (cho Vd)?
Có còn cách nào khác để cân bằng pứ ohk ko ngoài 3 pp chính là thăng bằng - ion electron - đại số?
Anh chị giúp em nhanh ạ, thứ 5 tuần sau là emn fải nộp rội

longraihoney
01-19-2007, 07:25 PM
Khi nào thì soh bằng hoá trị, khi nào ko?

Hóa trị là khái niệm sơ khai chỉ khả năng tạo số lk với hidro hoặc oxi của các nguyên tử nguyên tố khác... vì vậy có thể nói là hóa trị chính là số oxi hóa khã dĩ nhất tức là thèng thông dụng nhất với các phản ứng bình thường. SOh với khái niệm chính là có bao nhiêu lk thì tạo thành bấy nhiêu SOh < bằng trung bình cộng của các phép tổng... cả SOh dương và âm cũng vậy>


Có còn cách nào khác để cân bằng pứ ohk ko ngoài 3 pp chính là thăng bằng - ion electron - đại số?

thăng bằng electron ; pp ion-electron ;pp tăng giảm số oxi hóa ; pp đại số là các pp chủ yếu và quan trọng nhất để cân bằng một pứ oxi hóa khử
Phương pháp cân bằng pứ ohk bằng pp đại số có trường hợp nào sai ko (cho Vd)?

pp đại số này chỉ là một yếu tố phụ dùng cho các pứ chưa xác định rõ môi trường mà thôi vì vậy nếu áp dụng để cân bằng thì nhiều bt còn vô cùng rối rắm vô cùng phức tạp hơn nữa. Vd thì bạn cứ thử mà cho một pứ có nhìu chất có SOh thay đổi sẽ thấy liền.

goldring
01-20-2007, 04:13 PM
Tui dồng ý với dáp án của voldemort về bài so sánh tính axit nhưng xin có câu giải thích khạc

Ta biết rằng tính axit mạnh hay yếu là do sự linh dộng của H trong hợp chất axit..
Mà lại có Brom(halogen) thuột nhóm hút e nên nó sẽ có xu hướng hút H trong OH làm cho H linh dộng...
Vì vậy dựa vào vị trí của Brom o otro para hay metra ta dễ dàng thấy axit nào mạnh hơn axit nao.^^

bluemonster
01-29-2007, 10:49 AM
so sanh tinh axit của : phenol, o-bromphenol, m-bromphenol, p-bromphenol
thu lam bài này giúp minh với
thứ tự như sau:
phenol < p-bromophenol < m-bromophenol < o-bromophenol
Do bromo- là group có khả năng liên hợp (+R) kém, trong khi khả năng hút electron (with-drawing) cao, cho nên hiệu ứng inductive đóng vai trò quyết định, nhóm thế càng xa hydroxy thì tính acid càng giảm !!! và đương nhiên đều cao hơn phenol !

bluemonster
01-29-2007, 10:52 AM
HCOOH + H2 -> có xảy ra ko :batthan ( :batthan ( zm:) zm:)
Mình nghĩ cái này ăn thua H2 lấy từ đâu, có điều kiện nhiệt, quang hay xúc tác gì hông !?
Chẳng hạn như H2 ở điều kiện mới sinh có hoạt tính cao nên có thể khử thằng acid formic thành methanol !
:pocolo (

bluemonster
01-29-2007, 10:58 AM
xắp xếp tính tăng dần của adix của các hợp chất dưới dây. có giải thich.
a/o-phenolmetyl, p-phenolmetyl, m-phenolmetyl.
b/o-phenolbrom, m-phenolbrom, p-phenolbrom.
bạn chú ý cách đọc tên nhé, đọc sai danh pháp hết goài !!!
a. phenol > m-methylphenol > o-methylphenol > p-methylphenol
b. Ở trên
giải thích: dùng hịêu ứng, cũng tương tự như bài trên !

bluemonster
01-29-2007, 11:02 AM
so sánh tính axit của
a)m-NO2C6H5NH3+VÀ P-NO2C6H5NH3+
B)m-CH3C6H5OH VÀ p-CH3C6H5OH
a. do p-nitroaniline > m-nitroaniline nên m-NO2C6H5NH3+ > p-NO2C6H5NH3+
b. như trên !
giải thích: đơn giản, tự nghĩ !

voldemort
01-29-2007, 10:17 PM
Xác định chất X
K2MnF6 (r) + SbF5 (l) -> KSbF6 (r) + F2 (k) + X (k)
r : rắn
l : lỏng
k : khí
phản ứng thực hiện ở 150 độ C

tigerchem
01-30-2007, 03:22 PM
X la MnF3
Câu này trong đề thi HSG QG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI DỰ BỊ KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP QUỐC GIA
Lớp 12 THPT năm 2004
Môn : Hoá học-Bảng B
Thời gian : 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi thứ nhất : Theo quyết định của bộ

Câu I
1. Năm 1986, Carl O.Chiste đã tìm được phương pháp mới để điều chế F2 bằng cách đun nóng hỗn hợp K2MnF6 rắn và SbF5 lỏng tới 1500¬C .
a) Hãy thay X bằng công thức hóa học để hoàn thành phương trình
K2MnF6® + SbF5(l) KSbF6® + F2(k) + X(k)
Kí hiệu chỉ trạng thái các chất là : r là rắn, l là lỏng, k là khí .
b) Từ hỗn hợp gồm 200,07 gam K2MnF6 và 672,7 gam SbF5 thu được bao nhiêu lít F2 tại 27,30C và 1,0 atm ? biết hiệu suất thu F2 là 36% .
2. Ở 300K và áp suất 1,0 atm khối lượng riêng của hidro florua khí là 3,17g/l . Hãy tính khối lượng mol phân tử của hidro florua ở điều kiện này và giải thích kết quả thu được.
3. a) Có các phương trình được viết như sau :

Các phương trình trên có đúng cho tất cả các halogen ( kí hiệu là X) ở các nhiệt độ khác nhau không ? hãy nêu rõ các điểm không đúng, nếu có .
b) Chuyển từ F2 đến Cl2 độ bền về nhiệt của các phân tử tăng lên, còn khi chuyển từ Cl2 đến I2 độ bền nhiệt của các phân tử giảm xuống hãy giải thích đặc điểm đó .
Câu II
1. Tại –235oC, argo (Ar) kết tinh dạng lập phương tâm diện (mặt) . Ở điều kiện đó nguyên tử Ar có bán kính là 1,92Ao . Hãy tính khối lượng riêng của tinh thể Argon .
2. Tính năng lượng mạng tinh thể magie sunfua nếu biết các trị số năng lượng sau đây (đều theo kcal.mol-1 ) ; Nhiệt tạo thành MgS® là –82,2 ; nhiệt thăng hoa của MgS ® là 36,5 ; tổng năng lượng ion hoá thứ nhất và thứ 2 của Mg là 520,6 ;năng lượng phân ly của phân tử S8 thành S ở thể khí là 1065,6 ; năng lượng của quá trình là –72,4 .
3. Công thức CrCl3.6H2O có thể là [Cr(H2O)6]Cl3 hoặc [Cr(H2O)5]Cl2.H2O hoặc [Cr(H2O)4Cl2]Cl.2H2O . Trong dung dịch nước có cân bằng giữa ba dạng đồng phân này
Cân bằng phụ thuộc vào nhiệt độ và nồng độ dung dịch
Người ta cho một dung dịch chứa 0,32 gam CrCl3.6H2O đi qua lớp nhựa trao đổi cation dưới dạng H+ . Khi đó các cation có trong dung dịch (kể cả cation phức ) bị giữ lại . Một lượng ion H+ có tổng điện tích bằng tổng điện tích của các cation bị giữ lại, được chuyển từ nhựa vào dung dịch . Cần 28,8 cm3 dung dịch NaOH 0,125M chuẩn độ hết lượng H+ đã chuyển vào dung dịch .
a) Xác định và gọi tên phức chất trong dung dịch
b) Vẽ sơ đồ mô tả sự hình thành ion phức ở trên theo thuyết liên kết hoá trị .
c) Trong số các phức tám mặt của Cr3+ , Fe3+ , Co3+ , những phức nào thuận từ ?
Câu III
1. Ở 250C oxi có thể oxi hoá được ion halozenua nào theo phương trình phản ứng :
4X- + O2 + 2H2O 2X2 + 4OH-
Cho E0O2/OH- =0,4V ; E0X2/2X- =2,87V (F) ; 1,36V(Cl) ; 1,09(Br) ; 0,54(I)
2. Tính hằng số cân bằng của phản ứng

Cho các thế khử chuẩn của cặp Cu2+/Cu+ là 0,15V ; của cặp Cu2+/Cu là 0,52V . Tích số tan của CuCl là 10-7
Câu IV.
1. Người ta thêm dần khí CO2 vào một bình chân không, thể tích 1 lít chứa 0,1 mol canxioxit và được giữ ở 8000C . Hãy tính lượng tối thiểu khí CO2 phải thêm vào để có phản ứng sảy ra . Biết tại 8000C phản ứng phân huỷ CaCO3 thành CaO và khí CO2 có hằng số cân bằng Kp là 0,903 .
2. Cho các dữ kiện nhiệt động của các chất sau :
H2O(l) C2H5OH(l) CH3CHO(l) H2O(k) C2H5OH(k) CH3CHO(k)
Ho298(kj/mol) -285,83 -277,69 -192,30 -241,82 -235,10 -166,19
So298 (j/mol.K-1) 69,91 160,70 160,20 188,83 282,70 250,30
Cho ba chất lỏng là rượu etylic, andehit axetic và nước vào bình chân không, thể tích không đổi . Giữ bình ở 250C . Sau một thời gian, áp suất hơi ở trong bình không thay đổi nữa, trong bình vẫn tồn tại hỗn hợp 3 chất lỏng . Hãy tính tỉ lệ % theo số mol mỗi chất của hỗn hợp hơi trong bình ở 250C .

voldemort
01-30-2007, 08:27 PM
Bạn nào có đáp án của đề thi QG dự bị đó ko? post lên cho mọi người cùng tham khảo luôn, nếu gửi dạng file cho mọi người có thể dowload thì càng tốt. Tui đang rất cần đáp án của bộ đề thi này. Ah , tui có nghe năm nay thi QG ko còn phân biệt bảng A với bảng B nữa ( nghĩa là cả nước thi chung một đề QG ) , ko bít có đúng ko? bạn nào bít rõ chuyện này trả lời tui giùm cái luôn. Cám ơn nhìu

Dinh Tien Dung
02-21-2007, 06:44 PM
Một hỗn hợp rắn A gồm kim loại M và một oxit của kim loại đó. Người ta lấy ra 3 phần, mỗi phần có 59,08 gam A.
Phần thứ nhất: hoà tan vào dung dịch HCl thu được 4,48 lít khí hiđro.
Phần thứ hai : hoà tan vào dung dịch của hỗn hợp NaNO3 và H2SO4 thu được 4,48 lít khí NO.
Phần thứ ba : đem nung nóng rồi cho tác dụng với khí hiđrô dư cho đến khi được một chất rắn duy nhất, hoà tan hết chất rắn đó bằng nước cường toan thì có 17,92 lít khí NO thoát ra. Các thể tích khí đo được ở đktc.
Hãy tính khối lượng nguyên tử, cho biết tên kim loại M và công thức oxit trong hỗn hợp A

Dinh Tien Dung
02-21-2007, 07:09 PM
Nhúng hai tấm kẽm, mỗi tấm có khối lượng 10 gam vào hai dung dịch muối kim loại hóa trị hai. Sau một thời gian xác định, lấy hai tấm kẽm ra khỏi dung dịch, rửa sạch, làm khô, rồi cân lại. Kết quả cho thấy một tấm có khối lượng 9,5235 gam, tấm kia có khối lượng 17,091 gam.
Cho biết: Một trong hai dung dịch muối kim loại hóa trị hai là muối sắt (2); lượng kẽm tham gia phản ứng ở hai dung dịch là như nhau.
a) Giải thích hiện tượng xảy ra ở mỗi dung dịch.
b) Tìm dung dịch muối còn lại là của kim loại nào?

khanh
02-22-2007, 08:16 AM
M = 55,85 ~ 56 => M là Fe
Oxyt là Fe2O3

khanh
02-22-2007, 08:28 AM
a/ Một dd muối có KLNT của KL nhỏ hơn KLNT của Zn nên sau p/ứ, m(Zn) giảm, còn dd kia có KLNT của KL lớn hơn KLNT của Zn nên sau p/ứ, m(Zn) tặng
b/ Kô bít đề có đúng kô :it (

Dinh Tien Dung
02-22-2007, 08:45 AM
a) Khi nhúng tấm kẽm vào dung dịch muối Fe(2):
Zn + Fe2+ -> Zn2+ + Fe (1)
Vì: M(Fe)<M(Zn) nên khối lượng tấm kẽm giảm đi.
Khi nhúng tấm kẽm vào dung dịch muối thứ hai X2+
Zn + X2+ -> Zn2+ + X (2)
Vì: M(Zn)<M(X) nên khối lượng tấm kẽm tăng lên.
b) Gọi x là số mol Zn đã phản ứng, theo (1) ta có:
(10 - 65,38x) + 55,85 x = 9,5235 ------> x = 0,05(mol)
Vì lượng Zn tham gia phản ứng là như nhau, theo (2) ta có:
(10 - 65,38 . 0,05) + M(X) . 0,05 = 17,091 -------> M(X) = 207,2 ----->X là chì <Pb>

khanh
02-22-2007, 08:51 AM
Bạn oai, cho đề bài mà kô cho KLNT seo mà tính, nếu tính theo M(Zn) = 65, M(Fe) = 56 thì kô tính ra dc KLNT của KL kia là 207 :cuoi (

Dinh Tien Dung
02-22-2007, 08:54 AM
Đề thế mới gọi là đề!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! !!!

bluemonster
02-22-2007, 03:08 PM
Đề thế mới gọi là đề!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! !!!
Nói vậy cũng nói được à !!! pó tay bạn luôn ! bạn thuộc hết KLNT à !?? :ngu (
@long: bài trên anh search có thấy ở đâu trong diễn đàn mô ! chú đưa anh cái link đi ! Nếu trùng anh del luôn ! Còn nếu ko thì lại tiếp tục improve topic !
@Dinh Tien Dung: Hiện tại trong box phổ thông có rất nhiều topic với nhiều bài tập, bạn nên tiết kiệm việc mở thêm topic dễ làm rối BQT, mà hãy tìm cho đúng với nội dung chủ đề cần post bài tập ! Thế nhé !
:cuoimim (
@Mikhail: hix, chú ở đâu mà ko quản cái box của chú chi hết rứa !!! :ngu (

tuoimongxudong_tuyetlinh
02-25-2007, 10:02 AM
Cho em hỏi , với những bài tập mà có pứ H2S + O2 nhưng kô có cho đk thì nên viết sp là (S + H2O) hay là (SO2+H2O)

Dinh Tien Dung
02-25-2007, 10:25 AM
Thì cứ viết cả 2 phản ứng cho nó chắc ăn. Nhưng kiểu gì thì đề ra cũng cho điều kiện chứ. Và thứ tự xảy ra phản ứng hình như là tạo ra SO2+H2O rồi mới tạo ra S+H2O

khanh
02-25-2007, 03:26 PM
Khi có dư oxi thì tạo SO2, khi thiếu oxi thì giải phóng S và nếu như vậy thì trình tự là tạo ra S trước rồi mới tạo ra SO2 sau

Dinh Tien Dung
02-25-2007, 04:38 PM
Ban đầu tạo ra SO2 sau đó nếu ôxi thiếu thì mới tạo ra S chứ.
H2S + O2 --> SO2 + H2O
H2S + SO2 --> S + H2O

longraihoney
02-25-2007, 06:11 PM
Thì cứ viết cả 2 phản ứng cho nó chắc ăn. Nhưng kiểu gì thì đề ra cũng cho điều kiện chứ. Và thứ tự xảy ra phản ứng hình như là tạo ra SO2+H2O rồi mới tạo ra S+H2O

Theo mình thì Bạn viết viết số oxi hoá ra nào? chẵng lẽ nó khử lên cao rồi lại oxi hoá xuống thấp trong cùng một pứ à T_T thật là hiếm và S không phải ngoại lệ :treoco (


Mà thực tế hai pứ đó xảy ra song song với nhau... nhưng nó ở dạng tiểu phân rất nhỏ ovì vậy có tạo ra S khi dư oxi cũng sẽ thành SO2 cả T_T và ngược lại :hocbong (

langtuvodanh
02-26-2007, 02:18 PM
Ban đầu tạo ra SO2 sau đó nếu ôxi thiếu thì mới tạo ra S chứ.
H2S + O2 --> SO2 + H2O
H2S + SO2 --> S + H2O
Nếu giải thích như bạn thì mình cũng có thể nói:
H2S+ O2 --> S+ H2O
S + O2 --> SO2. Tạo SO2, S hay không điều đó tùy thuộc vào lượng O2 thừa hay thíu. Nếu
H2S + O2 --> SO2 + H2O thì tức O2 thừa, H2S thíu vậy H2S ở đâu tác dụng với SO2 tạo S?

Kusa
03-01-2007, 08:01 PM
Hic Kusa giải hoài mà hok ra, các bạn giúp Kusa với, ghi rõ phương pháp giải hộ mình nha. Merci trước.
Đề bài nhé các bạn :

Khi ôxi hóa 5g một oxit kim loại thì thu được 3,995g kim loại tương ứng. Mặt khác khi khử 1,27g kim loại này thì thu 1,59g oxit kim loại.Vậy kim loại có thể là :
A.Kẽm B.Sắt C. Đồng D.Nhôm

khanh
03-02-2007, 02:28 PM
KL là Cu, bạn viết PTHH đặt CTTQ là M2Ox, gòi tính số gam của oxi sau đó lập tỉ lệ sẽ tính dc M=31,8x; giải ra là Cu.
Mà 2 cái dữ kiện bạn viết lộn giữa oxi hóa và khử, mà mấy cái con số đó nó tỉ lệ với nhau, có cái trước thì khỏi có cái sau cũng dc mà :doivien(

longraihoney
03-02-2007, 04:37 PM
viết hai phương trình điều chế acid oxanic

Kusa
03-03-2007, 09:53 AM
Mà 2 cái dữ kiện bạn viết lộn giữa oxi hóa và khử
@khanh : Ừa Kusa nhầm nhầm, sorry nhé
Merci khanh luôn hén.Uhm đề cho như thế chứ nếu cho 1 thôi thì Kusa đâu có bị phân vân hok nghĩ ra pp giải mặc dù đi đúng hướng như Khanh nói :((

Kusa
03-03-2007, 10:07 AM
Tiếp thêm một bài nhé : " Đốt cháy một bột sắt trong không khí thu được một oxit duy nhất mà trong đó tỷ lệ khối lượng của mO:mFe = 1/3,625. Xác định CTPT của oxít sắt.

langtuvodanh
03-03-2007, 04:27 PM
Sai đừng bảo tui ngu nha! CT FexOy mà mặt khác
x : y = nFe : nO = 3.625/56 : 1/16 = 1:1 (dic nhiên là gần bằng) 10
Ct: FeO

longraihoney
03-04-2007, 12:29 PM
theo mình bài nèy không cần làm và kết luận ngay chưa đủ dữ kiện :D không khí nào chứ? Khô hay ẩm???????? nếu chỉ tạo ra FeO thì :D hơi nước trên 500*C chứ nhỉ?

Kusa
03-04-2007, 02:27 PM
theo mình bài nèy không cần làm và kết luận ngay chưa đủ dữ kiện :D không khí nào chứ? Khô hay ẩm???????? nếu chỉ tạo ra FeO thì :D hơi nước trên 500*C chứ nhỉ?
um...đây là dạng bài tập xác định CT của oxit sắt mà bạn, đề bài cho như thế thôi. Bạn langtuvodanh làm theo cách đó đúng rùi, merci bạn nha.
Sẵn tiện có bài này tiếp luôn :
"Hòa tan một oxit sắt trong dd HCl vừa đủ, được 400ml ddA.Dd A làm mất màu vừa đúng 16g Brôm thu được dd B.Cho dd AgNO3 dư vào dd B thu 138,05g kết tủa.Thành phần của dd A là:
A.FeCl2 (0,5M)
B.FeCl2 (1M) và FeCl3(2m)
C.FeCl2 (1M)
D.FeCl2 (0,5M) và FeCl3 (1M)

khanh
03-05-2007, 10:15 AM
Kô bít là liệu khánh có tính sai kô nhưng theo dữ kiện thì khánh tính dc [FeCl2] = 0,5(M) và [FeCl3] = 0,25(M) :dracula (
@Kusa: Kusa học ở thăng long hả

longraihoney
03-05-2007, 07:07 PM
bạn gì ơi tớ biết là bài toán giả định và cũng bik luôn kết quả nhưng mà với bài dạng này thi HSG không bao h ra cả T_T vì vô lý hết sức ^^

Khánh ù :D đố ku I2 khi cô cạn dd có bị thăng hoa không?

hai18vt
03-05-2007, 08:14 PM
anh chi nao biet giai cau nay chi em voi ;
giai thich tai sao cung la dan xuat oxi nhung HCHO nhioet do thuong la chat khi con CH3OH la chat long .Kha nang tan vao nuoc cua HCHO co do bao hoa con CH3OH vo han

Lưu ý (lần 1) bạn hai18vt nên post bài cho đúng quy định của 4rum nhé.
http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?p=9981#post9981

Rất mong nhận được sự hợp tác của bạn cũng như tất cả các bạn post bài trong box hóa phổ thông. Thân ái.

tieulytamhoan

sala
03-06-2007, 08:27 AM
đó chắc là do cấu tạo và liên kết :HCHO ko có liên kết hidro còn CH3OH có liên kết hidro ==>HCHO Ở trạng thái khí còn CH3OH trạng thái lỏng
CH3OH tan vô hạn trong nước do phân cực mạnh và tạo liên kết hidro liên phân tử.+_+

Kusa
03-06-2007, 09:54 AM
@Khánh : ừm Khánh làm ra như thế à ? share cách giải Kusa coi với nào. Kusa hok có học Thăng Long :D
@longraihoney : Ừm Kusa có nói đó là bài thi HSG đâu :P
Cho hỏi thêm bài nữa nhé, dạo này điên đầu vì mấy bài toán hóa này quá :(
"Nung MClO3 (M là kim loại kiềm) được m1(g) chất rắn có khổi lượng bằng m-48. Hòa tan chất rắn vào nước rồi cho tác dụng với AgNO3 dư thì được m1+6.9 gam kết tủa. Định M."
"Hòa tan 1,7 g hỗn hợp gồm Zn và kim loại X (X thuộc nhóm IIA) trong dd HCl thu 0.672 lít khí (đktc). Mặt khác để hòa tan 1.9(g) kim loại X thì không dùng hết 200ml dd HCl 1M. Tìm X"

longraihoney
03-07-2007, 02:35 PM
ờ... trả lời không sai... các andehit thông thường hầu như không tạo được kl hidro... lý do thì vẽ CTCT ra bạn sẽ nhìn rõ ^^ còn rượu thì mỗi phân tử được một lk hidro thì phải ^^

thanhatbu_13
03-08-2007, 09:16 PM
Khi nói đến nhiệt độ sôi thì mìhn chú ý đến liến kết H của các chất đó với nhau, nếu tạo liên kết H dễ dáng thì tưởng tượng có sự liên kết các phân tử với nhau đạt biệt trên bề mặt, chính vì thế nó làm tăng áp suất hơi bão hòa. nên tăng nhiệt độ sôi là vậy.
Còn nói đến tính tan, thì ta quan tâm đến ở đây là liên kết H với dung môi nó hòa tan. nếu là nước thì ta quan tâm đến khả năng tạo liên kết H của chất tan với nước. nếu khả năng và số lượng lk H lớn thì độ tan càng cao.

khanh
03-09-2007, 10:15 AM
thì khánh tính số mol của FeCl3 và FeBr3 tạo thành từ FeCl2 và khối lượng kết tủa, lượng còn lại là do FeCl3 lúc đầu gây ra.
a/ KClO3
b/ Ca
Còn câu của ku long, khánh nghĩ chắc là nhiệt để cô cạn kô lớn đến mức có thể làm thăng hoa I2, chí ít cũng còn xíu xíu :hiphop (

dotanhuy_chi
03-09-2007, 04:58 PM
anh BM ơi cho em hỏi tại sao khi đi từ trên xuống dưới đặc biệt là nhóm halogen thi nó có xu hướng cong thêm vào nhóm OH hay H2O gì đó{em hổng nhớ}
thí dụ : HIO4 chuyển thành H5IO6. :vanxin(

bluemonster
03-10-2007, 06:30 PM
anh BM ơi cho em hỏi tại sao khi đi từ trên xuống dưới đặc biệt là nhóm halogen thi nó có xu hướng cong thêm vào nhóm OH hay H2O gì đó{em hổng nhớ}
thí dụ : HIO4 chuyển thành H5IO6. :vanxin(
ghi như rứa là H2O, bởi vì khi đi từ trên xuống trong một chu kì, bán kính nguyên tử trung tâm lớn dần, nên năng lượng liên kết bù vào năng lượng làm bền hệ thống ko đủ ! khuynh hướng phải tạo thêm liên kết, hoặc là dimer, hoặc là liên kết với trực tiếp với phân tử nước !
Đây là lý thuyết chung ko những dùng cho những thằng có bán kính lớn (cũng chỉ tương đối) mà còn dùng cho hầu hết những thằng nguyên tử trung tâm hoặc có orbital trống, hoặc những thằng có khả năng tạo các liên kết yếu phụ liên phân tử ...
Ko biết có gì thiếu sót ! có gì thảo luận thêm nhé !
:nguong (

longraihoney
03-10-2007, 07:19 PM
hè hè... theo tụi mình học cỡ gần trăm độ nó bay hơi mất rầu :D cô cạn thì có bao nhiêu loại cô cạn nhỉ :mohoi (

Tóm lại là :D nó bị thăng hoa một phần ^^

longraihoney
03-10-2007, 07:23 PM
Do hiệu ứng lập thể đơn giản là cấu trúc gọn nhẹ <bán kính rộng ~~> mật độ e hơi mỏng> ~~> ái lực electron mạnh ^^ dễ dàng hợp với các pt nước <vốn không lớn lắm> vào các orbital d của mình <khả năng này thể hiện rõ nhất ở I còn Br thì hầu như hem thấy ^^ Cl thì :D...>

Về mặt tính chất hóa học mời bạn tham khảo thêm các sách ^^

Acmabdy
03-14-2007, 10:02 PM
Hợp chất phân cực tan trong dung môi phân cực
Hợp chất ko phân cực tan trong dung môi ko phân cực
Đó là câu nói thường xuyên của moi người. Bạn thấy đó HCHO có độ phân cực yếu do ko có nguyên tử H liên kết với nguyên tử O,trong khi đó Nguyên tử C liên kết với đôi với O có độ âm điên gần bằng O làm cho O ko co khả năng phân cực. Còn O trong CH3OH có liên kết với H lên giữa O-H có sự phân cực mạnh và vì O có độ âm điện chỉ sau nguyên tử F nên có thể tạo liên kết H vì. Mặt khác Nước là dung môi phân cực manh nên nó có khả năng hòa tan những hợp chất phân cực nên hòa tan rất tốt CH3OH

dotanhuy_chi
03-15-2007, 03:09 PM
đó là câu nói mà hầu như nhà hóa học trẻ nào cũng biết nhưng chưa chắc nó đúng THÍ DỤ BaSO4 nó cũng phân cực vậy nhưng sao ko tan trong nước đó la vì năng lượng mạng tinh thể của nó wá lớn.Nếu như một chất muốn tan được thì phải dựa vào năng lượng liên kết giữa các dung môi với nhau

divangcuoctinh
03-15-2007, 08:27 PM
có ai viết được công thức cấu tạo của Oleum không?
em chịu không biết nó cấu tạo ra như thế nào ???
làm thế nào mà 1 phân tử H2SO4 liên kết được với nSO3 ?????
:rau (
:vanxin(

golddawn
03-16-2007, 10:20 AM
Chính xác. dotanhuy_chi đề cập tới giới hạn mà quy luật áp dụng. Bởi vậy, khi các bạn xem xét vấn đề trên một quan điểm nào đó các bạn phải chú ý tới tính gần đúng của quan điểm đó, phạm vi áp dụng... Quy luật là sự phản ánh gần đúng của thực tại khách quan

golddawn
03-16-2007, 11:23 AM
Em mua giáo trình Hoá Vô Cơ của cô Nguyễn Thị Tố Nga. Mọi thắc mắc của em sẽ được giải thích trong tập 2 của giáo trình đó. Còn nếu không mua được thì tôi nghĩ bạn sinh viên nào đó đọc cuốn đó rồi trả lời cho em sau.

Scooby-Doo
03-18-2007, 06:39 AM
Để tìm cấu trúc của các hợp chất, bạn có thể search dễ dàng bằng google và có thể tìm ra bất cứ cái gì bạn quan tâm. Điều quan trọng là phải chọn key words bằng tiếng Anh.
Ví dụ: google "oleum + structure" cung cấp ngay website sau có chứa cấu trúc của oleum.
http://www.chemicalforums.com/index.php?PHPSESSID=220ecf517e403c7da79b409f3fab67 8b&topic=7540.0