PDA

View Full Version : Rửa sạch dụng cụ thủy tinh


XO_019
10-12-2009, 12:02 AM
theo các ban thì rửa dụng cụ thủy tinh thì thế nào là sạch nhất!rửa bàng xà phòng rồi tráng bẳng nước cất,rồi sấy???(thế thì làm thế nào biết dc là rửa đã sạch,nếu vẫn còn xà phòng?) hay cẩn thận hơn thì dùng cồn để tráng cho nhanh khô,liệu có ảnh hưởng gì nếu tiến hành làm ngay???

binh_d08_a1
10-12-2009, 12:36 AM
cái này thì phải từng trường hợp cụ thể mới nói đc chứ, vd như nếu rửa dụng cụ có dính methylen blue thì phải xài đến nước javen

volga
10-12-2009, 01:33 AM
Ở phòng lab của mình (polymer) hay sử dụng nước crom, minh thấy cực kì hiệu quả, bình thủy tinh sạch bóng luôn, mọi vết bẩn, hóa chất đều đựoc làm sạch. Cách pha chế cũng đơn giản:6 g K2Cr2O7 + 100 g H2SO4 đặc nóng + 100 ml nước. Dung dịch này có thể sử dụng nhiều lần (ban đầu có màu cam, sau có màu xanh thẫm thì thôi). Cách dùng: Ban đầu tráng cả ống nghiệm bằng nước một lần, rồi rót dd này vào, nghiêng cho dd thấm khắp thành ống, bình, để ít phút, nếu bẩn nhiều thì để lâu, lúc nào nghiêng thấy thành bình, ống sạch là ok, rồi rót trở lại dd để dùng tiếp các lần sau, còn bình, ống thì rửa bằng nước vòi, rồi nước cất. Cẩn thận khi pha chế nhé.

nguyenchihuy
11-18-2009, 09:54 PM
Mình thấy rằng rửa bằng xà bông sau đó tráng qua nước cất và sấy là ổn rồi.Vì là dụng cụ thủy tinh nên không bám bẩn( nên tráng sơ hoặc rửa ngay sau khi thực hiện thí nghiệm).Tráng cồn cũng ok nhưng hơi tốn kém!

lekhacan1976
01-14-2010, 02:19 PM
Bạn tham khảo dược điển VN III, phụ lục 137 chỉ rất rỏ bạn à. Nếu bạn không có DĐVN III thì vào mạng tải DĐVN 4 vì nó có phiên bản điện tử bạn à. Chúc bạn thành công.

duongfsiv
03-02-2010, 07:59 AM
Theo mình thì tùy thuộc vào dụng cụ đó bạn sử dụng trong thí nghiệm nào. còn đối với phòng thí nghiệm chuyên phân tích đất của mình thì không cần sử dụng hóa chất nào để rửa cả. Chỉ cần bạn rửa sạch với nước rồi tráng qua nước cất là được. Để biết dụng cụ đã sạch chưa bạn chỉ cần đổ nước vào rồi dốc ngược, nếu không còn vết nước bám vào thành bình thì là ok rồi.

Teppi
03-05-2010, 12:29 PM
Hi all,

Tóm lại, từ các thông tin của các bạn trong thread này và từ bạn ThuXD
(http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?p=54666#post54666)

Để rửa sạch dụng cụ thủy tinh, người rửa cần:

1- Xác định và biết rõ bản chất đối tượng mà dụng cụ thủy tinh đã (đang) chứa hoặc đã (đang) tiếp xúc.

2- Xác định mội chất thích hợp dựa theo tính chất của đối tượng đã xác định trong bước 1

3- Xác định phương pháp rửa thích hợp dựa theo bản chất của môi chất và hình dáng , kết cấu của dụng cụ thủy tinh

4- Chuẩn bị hóa chất, dụng cụ rửa và bảo hộ lao động tương ứng

5- Chọn phương pháp làm khô thích hợp tương ứng với kiểu dụng cụ thủy tinh và điều kiện thực nghiệm.

Ví dụ:

1- Rửa ống thí nghiệm đã dùng cho phản ứng nung Cu2O trong không khí:
Tác chất bám dính là CuO
Môi chất: dung dịch HCl 10% hay HCl 0.1M
Dụng cụ: chổi nhựa lông cứng PP
Bảo hộ: găng tay cao su y tế, kính bảo hộ
Làm khô: sấy lò có gió thổi 60-70 độ C, xếp đứng miệng hở lên

2- Rửa bình cầu 3 cổ đã dùng qua cho phản ứng tổng hợp nhựa phenolic novolak:
Tác chất bám dính: màng nhựa novolak, phenol
Môi chất: cồn 95 độ, xà bông bột Omo ( cần ngâm 20 phút bằng cồn trước khi cho xà bông vào)
Dụng cụ: chổi quét nhựa lông cứng PP
Bảo hộ: Găng tay cao su y tế, kính bảo hộ, khẩu trang
Làm khô: sấy bằng lò ở nhiệt độ 80-90 độ C, xếp bình sao cho cổ chúi xuống

3- Rửa ống nghiệm đã dùng qua cho quá trình trích tách hồng cầu trong máu
Tác chất bám dính: huyết tương, hồng cầu tố khô
Môi chất : dung dịch acid acetic 15% --> nước ấm 80 độ C --> oxy già
Dụng cụ: chổi quét nhựa lông cứng PP loại mềm
Bảo hộ: găng tay cao su y tế, khẩu trang, kính bảo hộ
Làm khô: sấy UV hoặc hấp trong lò cao áp

4- Rửa ống chưng cất rượu từ dịch nếp lên men kiểu ruột gà:
Tác chất bám dính: cặn bã nhuyễn của dịch men
Môi chất: nước nóng 90 độ C chảy liên tục
Dụng cụ: súng phun hơi cho áp lực 0.3 kgf.
Bảo hộ: găng tay cao su dày, kính bảo hộ
Làm khô: bằng thổi hơi liên tục

Các bạn nào đã làm qua việc rửa các dụng cụ thủy tinh khác cũng như xử lý các chất phải rửa khác trên dụng cụ thủy tinh thì cũng nên chia sẻ với mọi người ở đây để có thông tin phong phú cho mọi người tham khảo nha.

Thân,

Teppi

nguyencyberchem
03-05-2010, 12:54 PM
Mình thì dùng dd cường thuỷ, để ngâm rồi vài h sau thì rửa lại

nan
03-05-2010, 02:28 PM
Cam on bac Teppi, y kien cua bac that chuan!

Teppi
03-07-2010, 04:35 PM
Hi all,

Bên cạnh rửa dụng cụ thủy tinh cũng như các dụng cụ thí nghiệm phải đạt yếu tố sạch thì các bạn cần lưu ý vài điểm:

- Tạo hiệu quả sử dụng nhiều lần môi chất rửa
- Thao tác rửa dễ và nhanh
- Tận dụng được những thiết bị, dụng cụ trong phòng thí nghiệm cho việc rửa, chùi, làm khô
- Không gây ô nhiễm hay tạo ra môi trường độc hại

Ví dụ:

- Rửa bình cầu 3 cổ có chứa màng nhựa khộ phenolformaldehyde loại novolak , ta dùng nước ấm và cồn 90 độ thay vì dùng acetone/isopropylene

- Tẩy bỏ các màng sơn khô bám trên kính thử màu bằng cách dùng dao cạo kết hợp với khí nén thay vì ngâm trong dung dich bicromat hoặc xút đậm đặc

- Rửa betcher chứa lipid hoặc dầu bằng lau bằng giấy thấm trước khi dùng nước xà phòng ấm thay vì dùng nước cường toan hay xút đặc

Thân,

Teppi