Diễn đàn Thế Giới Hoá Học

Diễn đàn Thế Giới Hoá Học (https://gimitec.com/chemvn/index.php)
-   ĐẠI CƯƠNG - VÔ CƠ (https://gimitec.com/chemvn/forumdisplay.php?f=83)
-   -   Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ (https://gimitec.com/chemvn/showthread.php?t=13564)

chemkhtn 07-01-2006 09:13 PM

[QUOTE]cho tui hỏi với :sao HNO3 có tính oxh H3PO4 không? [/QUOTE]


để em mạo muội giải thích giùm nha:
1/ nito ở chu kỳ nhỏ hơn so với photpho ,số oxi hóa +5 cũng rất là lớn, bởi vậy tính oxi hóa của N+5 phải lớn hơn của P+5( cái này cũng có thể xem như tương tự hiện tượng cực hóa của các ion kim loại)
2/ở HNO3 số phối trí của Nito chỉ là 3, trong khi của P trong H3PO4 là 4, về mặt này có thể H3PO4 có thể bền hơn HNO3.
3/Photpho còn những obitan d trống, nó có thể tạo xen phủ d-p với O( do P+5 nên ái lực electron cũng sẽ rất lớn) làm cho độ bội của photpho tăng lên dẫn đến H3PO4 có tính oxi hóa yếu hơn HNO3( H3PO4 chỉ thể hiện tính oxi hóa ở H+)
Tất cả các yếu tố này thể hiện ở thế khử của PO43- và NO3-
bạn cũng nên để ý là HNO3 phân ly rất mạnh trong nước còn H3PO4 là một axit đa chức, điều này cũng có thể giúp bạn liên tưởng đến độ khả năng oxi hóa của hai chất này. Có điều tui cũng chưa mường tượng rõ ràng về yếu tố này.

chemkhtn 07-01-2006 09:20 PM

a`, có bổ sung thêm một chút nữa, yếu tố thứ nhất
[QUOTE]1/ nito ở chu kỳ nhỏ hơn so với photpho ,số oxi hóa +5 cũng rất là lớn, bởi vậy tính oxi hóa của N+5 phải lớn hơn của P+5( cái này cũng có thể xem như tương tự hiện tượng cực hóa của các ion kim loại)[/QUOTE]
yếu tố này không đúng đối với các cation có phân lớp ngoài cùng là n[B]s2[/B]n[B]p6[/B]n[B]d10[/B] ví dụ nhu Br+7, Iot+7. Cái này bạn muốn tìm hiểu thêm thì nên đọc cuốn Hóa Vô Cơ của thầy Hoàng Nhâm.Trong đó giải thích cũng rất rõ vấn đề này. Hình như là tập 2 đó( bộ này có 3 tập)

doremon 07-01-2006 11:53 PM

bạn chemkhtn có thể nói rõ hơn về Cl+7 và Br+7 được ko. Thông thường thì đối với số oxh cao nhất của các nguyên tố thuộc phân nhóm chính thì đi từ trên xuống dưới (CKI->CKVI), số oxh kém bền dần. Chỉ có HNO3 và H3PO4 là ngoại lệ, như vậy ý bạn nói là Cl+7 và Br+7 tuân theo quy luật trên phải ko? Như vậy thì HClO4 và H5IO6 thì chất nào oxh mạnh hơn (còn hợp chất Br+7 hình như ko tồn tại)

chemkhtn 07-02-2006 11:51 AM

[QUOTE]bạn chemkhtn có thể nói rõ hơn về Cl+7 và Br+7 được ko. Thông thường thì đối với số oxh cao nhất của các nguyên tố thuộc phân nhóm chính thì đi từ trên xuống dưới (CKI->CKVI), số oxh kém bền dần. Chỉ có HNO3 và H3PO4 là ngoại lệ, như vậy ý bạn nói là Cl+7 và Br+7 tuân theo quy luật trên phải ko? Như vậy thì HClO4 và H5IO6 thì chất nào oxh mạnh hơn (còn hợp chất Br+7 hình như ko tồn tại)[/QUOTE]
Thực sự thì đây là vấn đề rất đau đầu. Tui học vô cơ 1, vô cơ 2 cũng ngán mấy cái loại này lắm.Đi từ trên xuống dưới số oxi hóa cao nhất của các nguyên tố thuộc phân nhóm chính kém bền dần.Theo tui biết được trước đây thì điều này chỉ xảy ra rõ rệt ở vùng chuyển giữa nguyên tố chưa có phân lớp d và nguyên tố có phân lớp d đã được điền đầy.Sẵn đây lấy Cl và Br làm ví dụ luôn. Cl+7 có cấu hình là[ Ne]( [He]2[B]s2[/B]2[B]p6[/B]) còn Br+7 sẽ là [Ne]3[B]s2[/B]3[B]p6[/B]3[B]d10[/B]. Người ta giải thích tính oxi hóa của Br+7 lớn hơn của Cl+7 là do sự khác nhau về cấu hình e của chúng. Phân lớp ngoài cùng của Cl+7 là 2[B]s2[/B]2[B]p6[/B].Cấu hình này có gây ra hiệu ứng chắn mạnh hơn so với cấu hình 3[B]s2[/B]3[B]p6[/B]3[B]d10[/B] của Br+7 do đó điện tích hiệu dụng của Br+7 sẽ lớn hơn Cl+7.Điều này dẫn đến Br+7 sẽ hút electron mạnh hơn => nó có ái lực electron hay tính oxi hóa mạnh hơn.Ở đây chỉ giải thích tính oxi hóa của nguyên tử trung tâm, hay độ bền của trạng thái oxi hóa ở trạng thái ion riêng biệt ( nếu tồn tại được).Còn tính oxi hóa của một hợp chất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa chẳng hạn như độ bền phân tử, năng lượng Hydrat hóa...
Bạn thấy đấy HClO4 và H5IO6 là hai chất có công thức phân tử khác nhau do đó việc so sánh tính oxi hóa của chúng phải là sự kết hợp của nhiều yếu tố.Giả dụ như bắt tui so sánh tính oxi hóa của HIO4 và HClO4 thì tui và bạn cũng sẽ trả lời được câu hỏi một cách dễ dàng chứ nếu so sánh hai hợp chất trên thì tui ko dám khẳng định 100%.Tại vì như tui nói ở phần trả lời trước H5IO6( I có phối trí 6) có thể sẽ bền hơn HClO4.Mà bền hơn nhiều khi khó thể hiện tính oxi hóa mặc dù I+7 có tính oxi hóa mạnh hơn Cl+7.Bởi vậy để giải thích đúng chỉ có một cách là phải dựa vào thực nghiệm thôi.Bạn chắc có học qua thầy Hưng rồi, tui thích một câu nói của thầy là : nhà hóa học là một người nói dóc có lý.Hơi quá một chút.Có điều tui thấy cũng đúng đúng. Hóa học cũng chỉ dựa trên thực nghiệm thôi.Ý kiến của tui là vậy. Có gì nhờ dỏemon và mọi người chỉnh sữa giùm.

doremon 07-02-2006 10:41 PM

doremon cũng nghĩ như chemkhtn về vụ giải thích tính oxh của mấy hợp chất này, nhưng nếu giải thích về Br+7 và Cl+7, hay 1 ví dụ khác là S+6 (H2SO4) và Se+6 (H2SeO4), doremon thích dựa vào hiện tượng co d và co f của các nguyên tố thuộc chu kì IV và chu kì VI hơn, do đi từ CK III xuống CK IV xuất hiện phân lớp d cũng như đi từ CK V xuống CK VI xuất hiện phân lớp f nên điện tích hạt nhân sẽ tăng đột ngột, vì vậy khả năng nhận e của các nguyên tố thuộc CK IV và CK VI sẽ cao hơn so với CK III và CK VI tức là tính oxh của chúng cao hơn (thực ra 2 cách giải thích này là 1).
Còn đi từ CK IV đến CK V, lúc này hiện tượng co d đã ko còn mạnh nữa trong khi chứa có co f nên tính oxh của nguyên tố CK V có tính oxh ko mạnh hơn bao nhiêu so với CK IV, đôi khi còn nhỏ hơn vì bán kính tăng lên, hạt nhân khó kéo e về phía mình. Cái này chắc phải dựa vào thưc nghiệm rồi tùy cơ ứng biến để giải thích.(Những điều trên chỉ áp dụng cho phân nhóm chính)

beelp 08-12-2006 08:37 PM

Màu sắc của các chất
 
Các anh chị ơi, làm ơn cho em hỏi: dd FeS và dd MnCl có màu gì a??

Yugi 08-12-2006 08:58 PM

[QUOTE=beelp]Các anh chị ơi, làm ơn cho em hỏi: dd FeS và dd MnCl có màu gì a??[/QUOTE]

dung dich FeS có màu xanh lơ, mùi khó chịu
Dung dịch MnCl2 thì khong màu

thanhatbu_13 08-13-2006 12:15 PM

:chabit ( hầu hết các hợp chất của Mn+2 đều không màu cả, nếu có màu thìấy làm màu cùa anion hay phối tử thui.

blueriver 08-15-2006 10:11 AM

Ion NO3 trong MT Baz?
 
ai biết ? giúp minh nói rõ về tính oxi hóa cua ion NO3- trong môi trường baz nha (có kèm theo phương trình phản ứng minh họa nữa nha ).
thank !

Yugi 08-15-2006 12:01 PM

[QUOTE=blueriver]ai biết ? giúp minh nói rõ về tính oxi hóa cua ion NO3- trong môi trường baz nha (có kèm theo phương trình phản ứng minh họa nữa nha ).
thank ![/QUOTE]
Cái này hình như chưa gặp Nitrate thể hiện tính oxy hóa trong môi base, họa chăng có mà Yugi chưa có dịp ngiá, Pà con nào gặp viết lại anh em cùng tham khảo


Múi giờ GMT. Hiện tại là 02:23 AM.

Developed by: ChemVN. Site: www.chemvn.com.
Bản quyền thuộc về ChemVN.
Ghi rõ nguồn http://chemvn.com nếu bạn trích dẫn hay phát hành thông tin từ website này !