Diễn đàn Thế Giới Hoá Học

Diễn đàn Thế Giới Hoá Học (https://gimitec.com/chemvn/index.php)
-   THÙNG RÁC - RECYCLE BIN (https://gimitec.com/chemvn/forumdisplay.php?f=40)
-   -   Xin giúp em với gặp phải đề khó rồi làm ơn nhé (https://gimitec.com/chemvn/showthread.php?t=16587)

sieuquaya4 12-06-2010 07:38 PM

Xin giúp em với gặp phải đề khó rồi làm ơn nhé
 
1. Hoà tan hoàn toàn FexOy trong dung dịch H2SO4 đâc nóng, thu được dung dịch A và khí B. Sau đó làm tiếp các thí nghiệm sau: Cho khí B tác dụng với dung dịch brôm, dung dịch NaOH, dung dịch Na2CO3, PCl5, khí clo (dưới ánh sáng mặt trời).
Cho dung dịch A phản ứng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa rồi đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn A1. Trộn A1 với bột nhôm rồi nung ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp A2 gồm các oxit trong đó có FenOm. Hoà tan A2 trong dung dịch HNO3 thì thu được chất khí dễ hoá nâu ngoài không khí.
Viết đầy đủ các phương trình phản ứng xảy ra trong các quá trình thí nghiệm trên.

2. Có các muối sau: NH4NO2, (CH3COO)2Ca, NH4NO3, NaClO2, KMnO4, NaN3, Hg2(NO3)2, Ga(NO3)3. Lần lượt cho vào chén sứ, đem nung trong tủ hốt, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, để nguội thì thấy có các chén sứ không còn lại gì cả, có chén sứ còn lại chất rắn. Hãy xác định muối nào phù hợp với hiện tượng trên?
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

3 Hãy giải thích:
- Tại sao nhiệt độ sôi của nước cao hơn nhiều so với nhiệt độ sôi của HF mặc dù chúng đều có liên kết hidrô và có khối lượng phân tử gần bằng nhau.
- Sự biến thiên của moment lưỡng cực của các hidrôhalogenua HX (khí)
- Tại sao moment lưỡng cực của các mêtyl halogenua có sự biến thiên sau:
CH3F: 1,82 D; CH3Cl: 1,94 D; CH3Br: 1,79D; CH3I: 1,64D

4. Có ba bình đựng khí riêng biệt; O2, NO, NO2. hãy nhận biết từng chất khí khi không có thuốc thử.
5
1. Viết các phương trình phản ứng biễu diễn các quá trình phản ứng hoá học sau:
- Cho Clo tác dụng với: Ca(OH)2 rắn ẩm, dung dịch dịch KI cho đến dư, dung dịch Na2CO3.
- Cho F2 đi qua dung dịch NaOH 2% lạnh.
2. Có 8 ống nghiệm mất nhãn chứa các dung dịch NH4Cl 1M, BaCl2 0,2M, HCl 1M, C6H5ONa 0,2M, Na2CO3 0,1M, NaOH 1M, Na2SO4 0,1M và H2SO4.
Chỉ được dùng quì tím, hãy nhận biết hoá chất chứa trong mỗi ống nghiệm.
3. Cho H2S lội chậm qua dung dịch A gồm AlCl3, NH4Cl, FeCl3 và CuCl2 (nồng độ mỗi chất xấp xỉ 0,1M) cho đến bão hoà thu được kết tủa và dung dịch B.
a. Cho biết các chật trong kết tủa và trong dung dịch B.
b. Thêm dần dung dịch NH3 vào dung dịch B cho đến dư. Có hiện tượng gì xảy ra? Viết tất cả các phươngtrình phản ứng ion đã xảy ra.
6:
1. Để phát hiện oxi có trong một hỗn hợp khí người ta dùng dung dịch phức đồng. Dung dịch phức đồng này được điều chế bằng cách cho các phoi đồng vào dunmg dịch hỗn hỡp NH3 đặc + NH4Cl trong bình kín. Ở đây, ban đầu, khi có mặt NH3 + NH4Cl, Cu bị oxi có trong nước oxi hoá tạo ra phức đồng màu xanh, sau đó phức đồng này bị Cu khử thành một dung dịch phức đồng khác không màu và khi tiếp xúc với oxi, dung dịch sẽ có màu xanh trở lại. Khi ngừng tiếp xúc với oxi dung dịch lại mất màu do tính khử của đồng. Viết các phương trình phản ứng để giải thích các hiện tượng trên.
Trong thí nghiệm, nếu thay phoi đồng bằng phoi kẽm hoặc bạc thì có phát hiện được oxi hoặc clo không? Viết các phương trình phản ứng để giải thích.
7. HA là hợp chất khí rất độc, có thể nhận biết khi khói thuốc lá trở nên cay hoặc có trong củ sắn mì và khi đốt cháy cho ngọn lửa màu tím. Trong nước, HA là một axit yếu và còn xảy ra phản ứng thuỷ phân tạo thành muối amoni của axit hữu cơ.
Trong phòng thí nghiệm, HA có thể điều chế bằng cách nhỏ từ từ dung dịch muối NaA vào dung dịch H2SO4 đun nóng. Trong tổng hợp hữu cơ, điều chế HA bằng cách đun nóng ở 5000C và dưới áp suất một hỗn hỡp CO và NH3.
Muối của HA để ngoài không khí có mùi khó chịu vì chúng bị phân huỷ chậm bới CO2 luôn có mặt trong không khí.
Khi có mặt của oxi ion A- có thể tác dụng với vàng kim loại nên dùng để tách vàng ra khỏi tạp chất.
a. Viết phương trình phản ứng để minh hoạ các tính chất hoa 1học trên.
b. Trong tự nhiên HA tồn tại đồng thời ở hai dạng đồng phân mà khi đun nóng độ dài liên kết giữa hai nguyên tử tạo thành A- tăng dần. Xác định công thức cấu tạo của đồng phân của HA (có giải thích).
8
a. CO có tính chất vật lý và khả năng khử tăng lên khi ở nhiệt độ cao giống như Nitơ. Hãy căn cứ vào sự hình thành liên kết trong phân tử CO, N2 để giải thích các tính chất này.
b. CO có thể khử được oxit của một số kim loại nên được dùng trong luyện kim, dễ dàng bị clo, lưu huỳnh oxi hoá khi đốt nóng. Viết phương trình phản ứng để minh hoạ.
c. CO là một khí độc, có trong thành phân của khói thuốc lá, khói xe… gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Người ta dùng dung dịch muối palađi để phát hiện vết CO và dùng dung dịch I2O5 để định lượng CO có trong không khí. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

Ai giải đc bài nào xin chỉ giáo cho em với thank

dongthau 12-21-2010 07:57 PM

Bài 4:
Màu đỏ nâu là NO2
Ngửi được là O2
Còn lại ko ngửi được là NO ( để trong không khí sẽ chuyển thành NO )
Riêng O2 thì ko màu
Bài 7: HA là ure.

gahoahoc_1512 12-21-2010 08:12 PM

8a. C có 4e ngoài cùng O có 6 e ngoài cùng.C và O sẽ bỏ ra 2e dùng chung hinh thành liên kết =. Song vẫn chưa đảm bảo ưy tắc bát tử. nên O đủ 8 e ngoài cùng sẽ tạo liên kết cho nhận C->O lúc này C và O co liên kết = và -> gần giống như liên kết ba.
N với N có liên kết ba
năng lượng liên kết rất lớn nên khả năng khử chỉ tăng lên ở nhiệt độ cao. nhiệt độ tăng lên cung cấp năng lượng phá vỡ liên kết nên khử khi nhiệt độ tăng lên.
C và O cũng có liên kết ba nen tương tự N với N
bạn sắp xếp ý lại tại mình học văn tệ lắm

dongthau 12-22-2010 06:36 PM

[QUOTE=gahoahoc_1512;74335]8a. C có 4e ngoài cùng O có 6 e ngoài cùng.C và O sẽ bỏ ra 2e dùng chung hinh thành liên kết =. Song vẫn chưa đảm bảo ưy tắc bát tử. nên O đủ 8 e ngoài cùng sẽ tạo liên kết cho nhận C->O lúc này C và O co liên kết = và -> gần giống như liên kết ba.
N với N có liên kết ba
[/QUOTE]
Nói đúng hơn thì theo mình là ở nguyên tử C có lai hóa sp ( C không ở trạng thái kích thích ), C dùng 1 AO lai hóa hình thành liên kết xichma với nguyên tử O, còn 1 e p thuần khiết hình thành 1 liên pi, ở nguyên tử C còn 1 AO trống nhận cặp e ở nguyên tử C.


Múi giờ GMT. Hiện tại là 06:16 PM.

Developed by: ChemVN. Site: www.chemvn.com.
Bản quyền thuộc về ChemVN.
Ghi rõ nguồn http://chemvn.com nếu bạn trích dẫn hay phát hành thông tin từ website này !